Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018

QUYỀN TỰ DO VÀ MƯU CẦU HẠNH PHÚC


 
Luân Lê
9 -6-2018

Hôm nay đã có hàng ngàn công nhân của một công ty ở TP.HCM thực hiện một cuộc biểu tình phản đối dự luật đặc khu.

Như vậy, lại là “giai cấp” công nhân là lực lượng đấu tranh đầu tiên cho những điều tốt đẹp của đất nước. Trí thức và các lực lượng khác đắp chăn chờ thời đến rữa xác?

Tuy nhiên, luật an ninh mạng mới là dự luật đáng lưu tâm hơn cả lúc này. Nó sẽ tiềm ẩn nguy cơ là mối hoạ cho bất cứ cá nhân hay công ty nào mà chỉ cần một văn bản hoặc cuộc kiểm tra đột xuất của cảnh sát là chúng ta có nguy cơ trở thành tội phạm. Chúng ta không thể lên tiếng đấu tranh cho các bất công, tiêu cực, nạn tham nhũng, tệ cường quyền và không thể đưa truyền tin, phản biện về các vấn đề chính sách, luật pháp nữa.

Chúng ta không thể bị hạn chế về quyền tự do ngôn luận, quyền tiếp cận thông tin và quyền về bí mật đời tư, cũng như quyền chỉ bị truy vấn và cáo buộc bởi toà án chứ không thể từ một thiết chế hành pháp là công an.

———
Đọc điều 8, điều 15 và điều 26 Dự thảo luật an ninh mạng 2017.


'Không để Trung Quốc đặt vào thế đã rồi'


Nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức hệ thống pháp quyền, EU hoan nghênh các nước thành viên trang bị năng lực hải quân tuần tra đảm bảo tự do hàng hải tại biển Đông.
Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây chứng kiến Anh, Pháp lên tiếng tuần tra biển Đông để chống lại các ảnh hưởng nguy hiểm và bảo vệ trật tự lâu dài tại khu vực. Trả lời Pháp Luật TP.HCM, bà Marianne Péron-Doise,chuyên gia cao cấp Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Học viện Quốc phòng Pháp (IRSEM), cho rằng Liên minh châu Âu (EU) đang tiến lại gần biển Đông trước sự quyết đoán gia tăng của Trung Quốc (TQ).
Lợi ích của EU tại biển Đông
Phóng viên: Đối với châu Âu, vì nhiều lý do mang tính lịch sử khác nhau mà biển Đông không còn xa lạ. Theo bà, lợi ích hiện nay của EU tại khu vực biển Đông là gì?
+ Bà Marianne Péron-Doise: Có nhiều lý do quan trọng để EU cảm thấy lo ngại với tình trạng hiện nay ở biển Đông. Tất nhiên lý do lịch sử là đúng với trường hợp Anh và Pháp nhưng có những động cơ mang tính chính trị và chiến lược còn cao hơn nữa. Hiện EU đang có các chương trình đối thoại thường xuyên với ASEAN về vấn đề an ninh và quốc phòng. Đồng thời, EU cũng sẵn sàng hỗ trợ kiến trúc an ninh tại khu vực này.
Hợp tác và ổn định trên biển, quản trị hàng hải là những vấn đề rất quan trọng đối với ASEAN và nhiều thành viên của tổ chức này đang phụ thuộc vào biển. “Blue economy” hay “nền kinh tế xanh lam” (tăng trưởng kinh tế, cải thiện sinh kế đi đôi với đảm bảo tính bền vững của môi trường đại dương và vùng ven biển - PV) chỉ ra mối liên hệ giữa vấn đề an ninh và phát triển. “Nền kinh tế xanh lam” cũng cho thấy việc bảo vệ các nguồn tài nguyên biển có vai trò quyết định đối với mỗi quốc gia.
Nạn cướp biển vẫn là lo ngại rất lớn với nhiều quốc gia ASEAN như Indonesia, Malaysia, Philippines, thể hiện qua báo cáo gần đây của Cục Hàng hải Quốc tế (IMB). Ngoài ra còn có các hoạt động tội phạm trên biển như nạn buôn người, buôn ma túy, buôn lậu vũ khí; các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU). Vấn đề biển Đông góp phần phá vỡ sự ổn định của khu vực, huy động nhiều nguồn lực quân sự vốn có thể được sử dụng hiệu quả hơn ở nơi khác. Việc đảm bảo sự ổn định các vùng biển Đông Nam Á và bảo vệ các tuyến đường hàng hải quốc tế trên đại dương (SLOC) rất quan trọng với sự phát triển khu vực và thương mại quốc tế.
Chuyên gia cao cấp Marianne Péron-Doise, Viện IRSEM. Ảnh: TOUTECONOMIE
Lo ngại sự hung hăng của Trung Quốc
. Các động thái hung hăng hiện nay ở biển Đông của TQ có thách thức lợi ích của EU?
+ Tôi cho rằng EU đang quan ngại trước việc TQ không tôn trọng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) hay nói đúng hơn là EU lo ngại “chủ nghĩa xét lại” của TQ (thiết lập lại cấu trúc an ninh khu vực, tái định hình chiến lược và các thể chế an ninh, chính trị khu vực, xét lại các quy tắc và chuẩn mực đang điều chỉnh các mối quan hệ khu vực và kỳ vọng đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình chương trình nghị sự khu vực - PV).
Sự ổn định, quản trị hàng hải và tự do hàng hải ở các vùng biển Đông Nam Á có vai trò quan trọng đối với một thể chế quy chuẩn như EU. Có một xu hướng rất ủng hộ chủ nghĩa dân tộc trong chính sách đối ngoại của TQ với dấu ấn mạnh mẽ của thời kỳ TQ phục hưng đang tạo ra bất ổn. TQ nghĩ rằng không có nghĩa vụ tôn trọng các luật chơi quốc tế. Ngay cả ý định tốt nhất của TQ cũng lộ ra tính độc hại, chỉ cần nhìn vào tác động của dự án Con đường tơ lụa trên biển do TQ thúc đẩy với các nền kinh tế ở vùng duyên hải Ấn Độ Dương. Việc tăng cường kết nối, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hải cảng có thể rất tốt cho khu vực và thương mại toàn cầu nhưng khiến Sri Lanka bị sập “bẫy nợ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Gavin Williamson (phải) tuyên bố Anh cùng với Pháp và Úc muốn đảm bảo quyền tự do qua lại ở biển Đông. Ảnh: DEAN NIXON
Không chấp nhận “bị đặt vào thế đã rồi”
. Khác với Mỹ thường tiếp cận khu vực biển Đông trong khuôn khổ Chương trình Tự do hàng hải (FONOPs), EU tham gia các vấn đề biển Đông chủ yếu thông qua các tuyên bố. Tại sao EU lại thực hiện chiến lược như vậy ở biển Đông?
+ Sau khi Tòa Trọng tài thường trực tại Hague đưa ra phán quyết vụ Philippines kiện TQ, đại diện cấp cao EU - bà Federica Mogherini tuyên bố mạnh mẽ tầm quan trọng của việc giải quyết tranh chấp giữa các bên dựa trên luật pháp quốc tế. Động thái này khiến các nhà lãnh đạo TQ bất ngờ vì họ không mong rằng EU cùng thống nhất và đưa ra tiếng nói chung. Bắc Kinh sau đó đã gây áp lực với một số thành viên EU như Hy Lạp và Hungary. Tuyên bố cuối cùng của EU cũng được đưa ra mà không gặp phải bất kỳ cản trở nào.
Tuy nhiên, các thành viên khác của EU đang tiếp cận khác. Trong Đối thoại Shangri-La năm 2016, bộ trưởng Quốc phòng Pháp tuyên bố Paris sẽ thúc đẩy EU thực hiện các cuộc tuần tra thường xuyên và rõ ràng ở khu vực, được ủng hộ mạnh mẽ bởi các cường quốc biển châu Âu như Anh, Ý, Tây Ban Nha và Hà Lan. Ý định này của EU được lặp đi lặp lại nhiều lần. Đến Đối thoại Shangri-La 2018 vừa rồi, bộ trưởng Quốc phòng Anh và Pháp đã tuyên bố rành mạch cam kết tuần tra thực hiện nguyên tắc tự do hàng hải tại biển Đông. Bộ trưởng Pháp cho biết không thể chấp nhận tình trạng “bị đặt vào thế đã rồi” (fait accompli) như hiện nay.
"Chúng tôi đã gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng tự do hàng hải là điều quan trọng sống còn. Chúng ta cần làm rõ rằng các quốc gia phải chơi theo luật lệ và có những hậu quả cho việc không tuân thủ".
Bộ trưởng Quốc phòng Anh GAVIN WILLIAMSON
Bà đánh giá như thế nào về hiệu quả chiến lược của EU trong bối cảnh TQ ngày càng trở nên hung hăng ở khu vực với việc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông?
+ Cách tiếp cận bằng quyền lực mềm của EU phải song hành cam kết mạnh mẽ đối với UNCLOS và luật pháp quốc tế. Nếu TQ tiếp tục thách thức hệ thống pháp quyền, EU sẽ hoan nghênh các nước thành viên trang bị năng lực hải quân tuần tra đảm bảo tự do hàng hải tại biển Đông. Các hoạt động tuần tra như vậy nên được thực hiện dưới ngọn cờ của EU. Đây là cách tốt nhất để khu vực hiểu rõ rằng EU thật sự có khả năng phản ứng bằng lời nói lẫn hành động cụ thể trước tham vọng của TQ.
Bà có nghĩ rằng EU cần gia tăng sức mạnh tại châu Á nói chung và biển Đông nói riêng trong bối cảnh hiện nay?
+ Tôi thấy rằng EU đang hoạt động tích cực tại châu Á-Thái Bình Dương hơn mọi người thường nghĩ. EU là đối tác rất năng động và thân cậy của ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị. Với vấn đề quốc phòng và an ninh hàng hải, EU sẵn sàng tham gia nhiều hơn vào việc xây dựng năng lực, đào tạo và chia sẻ kiến thức chuyên môn với các cơ quan quản lý hàng hải, các lực lượng bảo vệ bờ biển ở khu vực. EU đi đầu trong cuộc chiến chống cướp biển tại Ấn Độ Dương; đóng vai trò xúc tác trong các tổ chức hợp tác hàng hải khu vực; giúp đỡ quốc gia vùng duyên hải kiểm soát tốt hơn và giữ vững các vùng biển rộng lớn của họ.
. Xin cám ơn bà.
Mỹ và EU ngày càng gần hơn với biển Đông
. Phóng viên: Nước Mỹ dưới thời Donald Trump đã để TQ gia tăng căng thẳng tại biển Đông, trong khi Mỹ lại đang thách thức các đồng minh của mình bao gồm cả EU. Bà có nghĩ rằng EU sẽ thay đổi cách tiếp cận tại châu Á nói chung và biển Đông nói riêng?
+ Bà Marianne Péron-Doise: Là bên xây dựng và ủng hộ các nguyên tắc nhưng EU đang làm điều đó với bản sắc chiến lược riêng không phải quyền lực cứng. Ví dụ, EU thường sẵn sàng tạo điều kiện cho đối thoại ASEAN và TQ trong việc hoàn thành bộ quy tắc mới về ứng xử ở biển Đông. EU tiếp tục là bên ủng hộ mạnh mẽ nhất các sáng kiến ngoại giao thúc đẩy hợp tác, chủ nghĩa đa phương và xây dựng lòng tin khu vực. Đây chính là bản sắc cốt lõi của EU và được tuyên bố rõ ràng trong chiến lược toàn cầu của tổ chức này.
Quả thật chiến lược EU tương phản sâu sắc với chính quyền Trump vốn không bày tỏ mặn mà với chủ nghĩa đa phương và các thể chế, thay vào đó thích thương lượng song phương và các quan hệ quyền lực. TQ đang đứng cùng phía với EU trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, còn Trump thì từ bỏ. Dù vậy, tôi thấy rằng cuối cùng thì Mỹ và EU cũng đang ngày càng gần hơn với biển Đông; và với nhu cầu thể hiện tư thế mạnh mẽ trước sự quyết đoán gia tăng của TQ. Có nhiều chủ thể quan trọng khác và đối tác thân cậy của EU cũng chia sẻ quan điểm về tự do hàng hải và trật tự thượng tôn pháp luật, ví dụ Nhật, Úc và Ấn Độ.
ĐỖ THIỆN thực hiện

Kim Jong Un đặt chân đến Singapore


10/06/2018 Hãng tin CNN đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã đặt chân tới Singapore. Ngoại trưởng nước chủ nhà Vivian Balakrishnan đã có mặt tại sân bay quốc tế Changi để đón ông Kim Jong Un. Sau khi bỏ họp sớm G7 ở Canada hôm 9/6, Tổng thống Mỹ Trump cũng đã lên đường tới Singapore. Ông Trump dự kiến sẽ hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở đảo quốc sư tử trong ngày hôm nay, 10/6.

Trước đó, chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ sau khi bí mật hạ cánh xuống Triều Tiên, một chiếc máy bay Trung Quốc hôm nay, 10/6 đã rời Bình Nhưỡng để lên đường tới Singapore, theo một trang web chuyên theo dõi các chuyến bay quốc tế. Hãng thông tẫn Yonhap của Hàn Quốc trích dẫn thông tin đăng tải trên trang Flightradar24 cho biết, một phi cơ của hãng hàng không Trung Quốc Air China được phát hiện cất cánh tại sân bay Bình Nhưỡng lúc khoảng 8h30 (giờ địa phương) sáng nay.


Máy bay Boeing 747-4J6 của hãng hàng không Trung Quốc Air China. Ảnh: Planefinder

Theo Flightradar24, chiếc Boeing 747-4J6 nói trên ban đầu thông báo đang trong hành trình tới Bắc Kinh. Song, máy bay đột ngột đổi số hiệu từ CA122 sang CA61 và chuyển hướng bay đến Singapore. Chính máy bay này đã hạ cánh trước đó xuống thủ đô Triều Tiên lúc 7h20 (giờ địa phương), sau khi khởi hành từ sân bay quốc tế Bắc Kinh lúc 4h18 sáng 10/6.

Hiện vẫn chưa rõ máy bay Air China đã đón vị khách nào ở Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, đó có thể là nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Unlên đường tới Singapore hai ngày trước cuộc gặp lịch sử dự kiến giữa ông với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Yonhap, Air China thường có các chuyến bay khứ hồi tới Bình Nhưỡng 3 lần mỗi tuần, vào các ngày trong tuần. Hãng hàng không này trước đây chưa thực hiện bất kỳ chuyến bay nào tới thủ đô của Triều Tiên vào ngày cuối tuần.

Chiếc Boeing 747-4J6 của Air China lâu nay cũng thường được chính phủ Trung Quốc trưng dụng như máy bay riêng, chuyên chở các quan chức cấp cao của nước này, kể cả Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Trong khi đó, theo hãng tin Reuters, có thêm một chuyến bay đã xuất phát từ Bình Nhưỡng đến Singapore sáng sớm nay. Đó là một chiếc máy bay vận tải Ilyushin-76 (IL-76) của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên. Máy bay này được tin là chuyên chở đồ ăn cũng như một số xe hơi dành cho phái đoàn tháp tùng ông Kim tới Singapore.

Sau khi bỏ họp sớm G7 ở Canada hôm 9/6, Tổng thống Mỹ Trump cũng đã lên đường tới Singapore. Ông Trump dự kiến sẽ hạ cánh tại một căn cứ quân sự ở đảo quốc sư tử trong ngày hôm nay, 10/6.

http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/may-bay-trung-quoc-roi-binh-nhuong-kim-jong-un-dat-chan-den-singapore-455979.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thời sự:


Ngược dòng lịch sử Mỹ-Triều: 25 năm đấu trí và cuộc đối đầu 72-34 sẽ kết thúc ra sao?
Ngược dòng lịch sử Mỹ-Triều: 25 năm đấu trí và cuộc đối đầu 72-34 sẽ kết thúc ra sao?
Ảnh minh họa: BBC
CSIS cho rằng nguyên tắc “đối thoại đối đầu đối thoại”, “chiến tranh đối đầu chiến tranh” dường như không thay đổi từ năm 1990 tới nay trong quan hệ Mỹ - Triều Tiên.
Thông báo của hai nước Mỹ và Triều Tiên cho biết cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ diễn ra vào lúc 09h00 sáng ngày 12/6 (giờ địa phương). Cả hai bên đều đánh giá đây là cuộc gặp lịch sử, tuy nhiên kết quả cụ thể ra sao thì chưa thể biết trước. Bởi lẽ nhìn lại lịch sử quan hệ Mỹ - Triều từ năm 1990 tới nay vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề.
Trước đó, dư luận thế giới đều sửng sốt chứng kiến sự thay đổi chính sách của hai nước Mỹ - Triều “quay như chong chóng” trong thời gian vừa qua. Ngày 16/5, hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đưa ra cảnh báo có thể ngừng hội đàm cấp cao Triều – Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 12/6 do Mỹ và Hàn Quốc tiến hành tập trận quy mô lớn nhằm vào Triều Tiên.
Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan nói Triều Tiên “không có chút hứng thú” và “buộc phải xem xét lại liệu có nên tổ chức đối thoại thượng đỉnh Triều Mỹ”.
Lập tức, ngày 24/5/2018, trong thư gửi nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Tổng thống Donald Trump tuyên bố “hủy bỏ gặp gỡ, vì phía Triều Tiên phát biểu những lời lẽ thù địch và tức giận với Mỹ”, hơn nữa cho rằng “ông Kim Jong-un bị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tác động”.
Ngược dòng lịch sử Mỹ-Triều: 25 năm đấu trí và cuộc đối đầu 72-34 sẽ kết thúc ra sao? - Ảnh 1.
Tổng thống Trump đang bước gần tới thời khắc lịch sử khi tiến hành hội đàm với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP
Tuy nhiên, sau phản ứng nhã nhặn của Triều Tiên, ngày 25/5, ông chủ Nhà Trắng lại để ngỏ khả năng cuộc hội đàm vẫn có thể diễn ra như dự kiến khi tuyên bố: "Chúng ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Chúng ta hiện giờ đang đối thoại với họ. Hội nghị Mỹ-Triều có thể vẫn diễn ra vào ngày 12/6. Tôi mong muốn làm điều đó".
Đến ngày 31/5, TT Donald Trump còn đăng tải dòng tweet thông báo về kết quả tốt đẹp trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và sứ giả cấp cao của Triều Tiên - ông Kim Yong-chol.
Theo dự kiến, hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều được ấn định tổ chức tại khách sạn Capella trên đảo Sentosa, lúc 9 giờ sáng ngày 12/6.
Mâu thuẫn và khác biệt
Sự thay đổi thái độ của hai nhà lãnh đạo, khiến dư luận hoài nghi về kết quả gặp gỡ thượng đỉnh sắp tới. Bởi lẽ nhìn lại lịch sử quan hệ hai nước từ năm 1990 tới nay, cho thấy mâu thuẫn hai nước tích tụ từ lâu, nhiều vấn đề tiềm ẩn.
Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) đã tập hợp tư liệu quan hệ hai nước 25 năm qua về “Đối thoại và khiêu khích” (25 Years of Negotiations and Provocations: North Korea and the United States), có một số nét nổi bật sau:
Thời kỳ cố Chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) nắm quyền từ năm 1990 – 1994 , hai bên đã tiến hành tới 25 lần đàm phán, trong đó đàm phán đa phương 9 lần, đàm phán song phương 16 lần, đồng thời hai bên có 10 lần khiêu khích.
Thời kỳ ông Kim Jong-il nắm quyền từ 1994 tới tháng 11/2011, hai nước đã tiến hành đối thoại 175 lần, trong đó đàm phán đa phương 82 lần, đàm phán song phương 93 lần, đồng thời hai bên cũng có tới 68 lần có hành động khiêu khích.
Thời kỳ ông Kim Jong-un nắm quyền ( từ năm 2012 tới nay), hai bên có 2 lần đối thoại và có tới 80 lần khiêu khích. Về “khiêu khích” có cấp độ khác nhau như đưa binh lính thâm nhập trên bộ, tàu chiến thâm nhập bờ biển, giao chiến bắn pháo, tiến hành diễn tập quân sự, phóng tên lửa đe dọa và mức cao nhất là tiến hành thử vũ khí hạt nhân và phóng tên lửa tầm xa.
Ngược dòng lịch sử Mỹ-Triều: 25 năm đấu trí và cuộc đối đầu 72-34 sẽ kết thúc ra sao? - Ảnh 2.
Sau nhiều phát ngôn đối đầu, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã quyết định tới Singapore để gặp gỡ Tổng thống Mỹ.
Đặc điểm diễn biến tình hình quan hệ hai nước có một số điểm nổi bật như sau:
Một là, trong tình hình bình thường thì “hòa hoãn và đối lập” cứ sau 1 tháng lại lặp lại vòng như trên.
Hai là, thời kỳ ông Kim Nhật Thành nắm quyền, đối thoại là chủ yếu, nhiều hơn khiêu khích, nhưng thời kỳ ông Kim Jong-un thì khiêu khích là chủ yếu.
Ba là, Triều Tiên thường hòa dịu và chấp nhận đối thoại hầu hết do tình hình trong nước nhiều khó khăn, như nguy cơ khủng hoảng kinh tế.
Ông Hwang Jang-yop, cựu Chủ tịch Quốc hội Triều Tiên năm 1997 chạy trốn sang Hàn Quốc, và ông Thae Yong Ho, cựu quan chức ngoại giao Triều Tiên tại Anh chạy trốn sang Hàn Quốc vào năm 2016 đều cho rằng, lần thử vũ khí hạt nhân đầu tiên vào tháng 3/1993 làm quan hệ Triều – Mỹ trở nên nghiêm trọng, Triều Tiên tuyên bố đất nước nằm trong tình trạng thời chiến.
Nhưng năm 1994 tình trạng nạn đói xảy ra ở Triều Tiên nên nước này chấp nhận hòa dịu và tiến hành gặp gỡ với Tổng thống Hàn Quốc cũng như cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, đồng thời hai bên đã ký “Hiệp định khung Geneve” nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ.
Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) cho rằng nguyên tắc “Đối thoại đối đầu Đối thoại”, “Chiến tranh đối đầu Chiến tranh” dường như không thay đổi từ năm 1990 tới nay.
CSIS cho rằng từ Thời Tổng thống H. W. Bush tới các đời Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama, thậm chí có thể cả ông Trump nữa đều không rút ra được bài học kinh nghiệm trong ứng xử với Triều Tiên nên cứ lặp lại vết xe đổ trước đây, từ đó không thể dứt điểm giải quyết.
Đối thoại Mỹ - Triều lần này có một số điểm khác với những lần trước như:
Một là, cấp độ gặp gỡ cao nhất, phía Mỹ là Tổng thống đương nhiệm, phía Triều Tiên là nhà lãnh đạo đương nhiệm. Những lần trước chỉ có cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, còn lại là Ngoại trưởng và quan chức cấp thấp hơn.
Hai là, phía Mỹ, đích thân Tổng thống Trump chủ động trực tiếp tiến hành thương lượng trao đổi gặp gỡ mà không cần thông qua trung gian như sự trợ giúp của Hàn Quốc hay của Trung Quốc.
Ba là, địa điểm ở nước thứ ba, chứ không phải ở Thủ đô Bình Nhưỡng hay ở Bàn Môn Điếm, biên giới liên Triều.
Bốn là, về chênh lệch về tuổi tác giữa hai nhà lãnh đạo rất lớn, ông Trump năm nay 72 tuổi, còn ông Kim Jong Un được cho khoảng 34 tuổi. Tuy nhiên cả hai đều rất có cá tính mạnh mẽ, cứng rắn, khác biệt so với tất cả những người tiền nhiệm ở hai nước.
Với cá tính mạnh mẽ của cả hai nhà lãnh đạo, dư luận khó có thể dự đoán kết quả cuộc gặp sắp tới ra sao.
Năm là, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đều đóng vai trò quan trọng chắp nối cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh này./.
====================
Tổng thống Putin khẳng định Nga muốn cải thiện quan hệ với Mỹ
Tổng thống Putin khẳng định Nga muốn cải thiện quan hệ với Mỹ
Tổng thống Mỹ Trump (trái) và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Daily Star.
Tổng thống Nga Putin hôm nay (9/6) bày tỏ hy vọng mối quan hệ Nga-Mỹ sẽ được cải thiện, song cho rằng điều này còn phụ thuộc vào Washington.
Hãng tin Interfax của Nga dẫn lời Tổng thống Putin nhấn mạnh: “Tôi hy vọng sẽ chứng kiến sự cải thiện trong mối quan hệ giữa hai bên. Dù ở tốc độ như thế nào, chúng tôi cũng sẵn sàng cho điều đó. Nhưng tôi nghĩ quả bóng đang ở bên sân Mỹ.”
Trong một nỗ lực cũng được cho là nhằm cải thiện quan hệ với Mỹ, Tổng thống Nga Putin đang cố gắng dàn xếp một cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.Đây không phải lần đầu tiên, nhà lãnh đạo Nga thể hiện thiện chí cải thiện quan hệ với Mỹ. Hồi tháng 1 vừa qua, Tổng thống Putin từng khẳng định Nga đã sẵn sàng cho việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ từ lâu, song Mỹ vẫn chưa sẵn sàng do tình hình nội bộ chính trị ở Mỹ chưa hề lắng dịu.
Người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay (9/6) cho biết, thủ đô Vienna của Áo là một trong những thành phố đang được xem xét lựa chọn là nơi có thể diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Nga- Mỹ.
Ý tưởng tổ chức cuộc gặp tại Áo là theo sáng kiến của Tổng thống Nga Putin muốn gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại một quốc gia trung lập và nhà lãnh đạo Nga đã trao đổi vấn đề này với Thủ tướng Áo Sebastian Kurtz trong chuyến thăm Áo hôm 5/6 vừa qua./.
theo VOV

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tôi không đọc được chữ Tàu!


Nhà lãnh đạo Việt Nam sang một nước công nghiệp phát triển, được mời tới thăm một xưởng chế tạo điện toán. Kỹ sư trưởng biểu diễn cho Nhà lãnh đạo Việt Nam thấy hiệu quả của chương trình:

Related image

- Chương trình điện toán của tôi có thể trả lời bất cứ điều gì, câu hỏi gì liên quan đến bất kỳ quốc gia nào. Khi được hỏi, máy sẽ trả lời bằng chính ngôn ngữ của quốc gia đó. Thí dụ tôi hỏi máy "Kinh tế của nước Pháp sẽ ra sao trong 50 năm tới?". Máy tức khắc máy sẽ in ra mấy chục trang tiên đoán kinh tế nước Pháp bằng chính tiếng Pháp! Nếu câu hỏi lên quan đến nước Nhật, máy sẽ in câu trả lời bằng tiếng Nhật.

Nhà lãnh đạo Việt Nam tỏ ý không tin hỏi lại:
- Đâu, ông thử hỏi xem tình hình Việt Nam trong 50 năm tới sẽ ra sao?

Kỹ sư trưởng bấm máy. Máy in ra mấy chục trang báo cáo về Việt Nam trong 50 năm tới. Kỹ sư trưởng cầm xấp giấy lên đưa cho nhà lãnh đạo và nói:
- Ông đọc thử xem!

Nhà lãnh đạo Việt Nam cầm xấp giấy lật qua lật lại rồi lắc đầu:
- Tôi không đọc được chữ Tàu!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguồn cơn của "đặc khu" : khởi từ Vân Đồn và quyết tâm của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Minh Chính


Tư liệu mà tôi thấy xác thực được, một cách công khai, là từ Quảng Ninh thời kì ông Phạm Minh Chính làm Bí thư Tỉnh ủy. 

Thời điểm là khoảng năm 2011 và 2012.

Ý tưởng lúc ban đầu của ông Phạm Minh Chính là đặc khu có thể cho thuê đất tới 120 năm (thời hạn dài nhất). Nhắc lại: 120 năm.

Ý tưởng của Bộ Chính trị, và của cả chính đảng, có thể bắt đầu là từ ý tưởng của các cá nhân có trọng trách.

Dưới là các tư liệu đã xác thực.

Sau đó có thể là phần bổ sung như mọi khi.

---


1. Tư liệu bản mềm (còn truy cập được đến 18h ngày 10/6/2018), từ cổng thông tin điện tử của tỉnh Quảng Ninh

"

BẢN TIN QUẢNG NINH 14.8.2012

15/08/2012 09:00
Tỉnh Quảng Ninh muốn được tạo các cơ chế đặc biệt để xây dựng hai đặc khu kinh tế tại Móng Cái và Vân Đồn trong kế hoạch phát triển dài hạn của mình.
Đây là những nội dung quan trọng nhất trong bản đề án về “Phát triển kinh tế xã hội xanh, bền vững, đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm hai khu hành chính - kinh tế đặc biệt là Móng Cái và Vân Đồn” được chính thức công bố và lấy ý kiến các bộ ngành liên quan tại Hà Nội cuối tuần qua.
Cụ thể, huyện đảo Vân Đồn sẽ được xây dựng thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và trở thành thành phố biển tiêu biểu với các ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính và là cửa ngõ giao thương quốc tế.
Theo dự thảo đề án, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của Vân Đồn sẽ đạt khoảng 21,9%/năm trong suốt giai đoạn từ nay đến năm 2020 với GDP bình quân đầu người đạt 3.600 USD vào năm 2015 và 9.000 USD vào năm 2020.
Trong khi đó, Móng Cái được định hướng trở thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và trở thành thành phố cửa khẩu quốc tế hiện đại, là trung tâm phát triển của vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ với các mũi nhọn là thương mại biên giới, là cửa ngõ giao thương trao đổi hàng hóa ASEAN - Trung Quốc, phát triển du lịch biển và du lịch biên giới.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân sẽ tăng 14,8% từ nay đến năm 2020 để GDP bình quân đầu người đạt 7.000 USD vào năm 2015 và 14.000 USD năm 2020.
Để thực hiện được kế hoạch này, Quảng Ninh sẽ đề xuất Bộ Chính trị chấp thuận chủ trương trước khi Chính phủ trình kế hoạch này lên Quốc hội thông qua.
Tỉnh kiến nghị cho phép thực hiện một số cơ chế riêng để tạo nguồn vốn xây dựng các đặc khu kinh tế này, chẳng hạn cho phép để lại 15% nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn, để lại 100% thuế các loại đối với ngành than trong thời gian từ 2013-2020, để lại 100% nguồn thu phí tham quan vịnh Hạ Long, cho phép phát hành trái phiếu xây dựng Quảng Ninh…
Tỉnh cũng đề xuất các cơ chế đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng tham gia đầu tư vào hai khu kinh tế đặc biệt này, đặc biệt là các chính sách thuế.
Cụ thể, Tỉnh đề nghị đối với hai đặc khu này, sẽ miễn toàn bộ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thành lập mới trong thời gian 15 năm đối với doanh nghiệp công nghệ cao và 20 năm đối với lĩnh vực dịch vụ. Trong khi đó, đối với thuế thu nhập cá nhân, cả người Việt Nam và người nước ngoài làm việc tại đây sẽ được giảm tới 70% thuế thu nhập cá nhân trong vòng 15 năm.
Theo đề xuất của Quảng Ninh, với các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, thời gian thuê quyền sử dụng đất được đề nghị có thể lên tới 120 năm, khi nhà đầu tư trả tiền một lần; tăng thời hạn thuê quyền sử dụng đất lên tới lên tới 99 năm với một số dự án kinh doanh đô thị hiện đại; cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được thế chấp để vay vốn nước ngoài đầu tư trong khu hành chính - kinh tế đặc biệt… Một số đối tượng người nước ngoài còn được đề xuất có quyền mua và sở hữu nhà ở, kể cả biệt thự hay liền kề.
Tuy nhiên, chính sách về đất đai, nhà ở trước mắt được đề nghị thí điểm áp dụng cho Vân Đồn. Ông Phạm Minh Chính, Bí thư Tỉnh ủy cho biết, đi kèm với đó là các tiêu chí xem xét cụ thể để sàng lọc, lựa chọn các nhà đầu tư thực sự có tiềm năng, hạn chế những yếu tố bất lợi.
“Mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, giảm sự can thiệp của chính quyền vào thị trường. Chính sách ưu đãi về thuế cũng theo hướng giảm thuế trực thu, tăng thuế gián thu và nuôi dưỡng nguồn thu”, ông Chính nói.
Đánh giá về hai khu hành chính - kinh tế Vân Đồn và Móng Cái hiện tại, ông Chính cho rằng, thể chế và bộ máy quản lý nhà nước của hai khu này còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với mô hình khu kinh tế. “Hiện có hai bộ máy quản lý là chính quyền hành chính và Ban quản lý Khu kinh tế trên cùng một địa bàn. Nhiều khi hai khu kinh tế cạnh tranh nhau…”, ông Chính nói về đề xuất mô hình ủy ban hành chính - kinh tế trực thuộc tỉnh, có quyền tự quản cao.
Đề xuất của Quảng Ninh đang nhận được đồng thuận của các bộ, ngành. Tuy nhiên, việc thí điểm hay cơ chế đặc biệt dành cho Vân Đồn và Móng Cái vẫn đang được các bộ, ngành cân nhắc. Bởi thực tế cho thấy, cơ chế thí điểm với đặc điểm là có thể thay đổi lại là nguyên nhân khiến các nhà đầu tư không an tâm quyết định đầu tư. (Đầu Tư 13/8, Tr12; Vneconomy 13/8) đầu trang
"
http://www.quangninh.gov.vn/bannganh/bantuyengiao/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=2889&Page=2


2. Bản in ra từ bản mềm ở trên

(đang đưa lên)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ba đặc khu nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của Trung Quốc?


Trương Nhân Tuấn - Điều lo ngại (cho an ninh) của VN là dân TQ quá đông. Dân TQ “có tiền” gần tới tuổi về hưu rất đông. Họ có thể mua đất của cả ba đặc khu để cất nhà “dưỡng già”. Khó khăn của VN sẽ đến sau vài thập niên, hậu duệ của đám dân TQ này sẽ “kế thừa” di sản của cha ông, tiếp tục chiến dịch “phụng hoàng ấp trứng”. Không bao lâu cả ba đặc khu sẽ trở thành “địa giới” của TQ. Sẽ có đặc khu trưởng do người TQ bầu lên. Viễn ảnh “ly khai” mà nhiều người nói tới sẽ trở thành sự thậtHôm đầu tuần tôi có viết rằng ba đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc của VN nằm trong kế hoạch “vành đai, con đường” của TQ. Một số điều cần bổ túc để vấn đề thêm rõ rệt.

Hình minh họa
Văn bản do ông Đinh Thế Huynh ký năm ngoái, mới được phát hiện trên net, cho thấy các đặc khu kinh tế là “chủ trương lớn của đảng”. Và ta cũng cần nhớ là từ miệng ông Đinh Thế Huynh, sau này được Nguyễn Phú Trọng nhắc lại: “VN và TQ hai cộng đồng cùng chia sẻ một tương lai”. Tôi có lên tiếng cảnh báo việc này rằng chỉ có người dân trong một nước mới có “tương lai chung”.

Ý nghĩa của sách lược “vành đai, con đường” của TQ là gì?

Theo tôi, nói một cách đơn giản, cốt lõi “sách lược vành đai con đường” của TQ là “khách hàng không đến TQ để mua hàng thì TQ đem hàng hóa đến nhà khách để bán”.

Hàng hóa mà TQ cần bán là gì ? ta có thể liệt kê ra như sản sản phẩm nhôm, sắt thép; kỹ nghệ làm đường sắt, đường xa lộ; kỹ nghệ xây dựng lò nguyên tử điện… Ngoài ra là các loại hàng hóa “cổ điển” như quần áo, giầy dép, vải vóc, TV, điện thoại…

Ngân hàng xây dựng cơ sở hạ tầng của TQ là một bộ phận “dính liền” với sách lược “vành đai, con đường”.

Một số trường hợp đã xảy ra ở các nước, vì chấp nhận cho TQ xây dựng hạ tầng cơ sở, hay cho TQ “mướn đất 99 năm…” đã phải lãnh hậu quả cay đắng, như phải cấn đất trừ nợ. Điều này không đề cập ở đây.

Trường hợp VN, các mặt hàng như sắt thép, nhôm… thực tế là hàng của TQ tuồng qua VN, sau đó đóng nhãn “made in VN” rồi tái xuất qua các nước Châu Âu, Mỹ… Việc này ta đã biết, không cần nhắc lại.

Theo tôi, cả ba đặc khu sẽ là nơi dành riêng cho du khách TQ. Nơi đây ta cũng sẽ thấy một vài chi nhánh của các xí nghiệp lớn TQ đầu tư. Nên biết là thế giới hiện nay đang có phong trào tẩy chay hàng hóa TQ. Các hãng sản xuất điện thoại, các xí nghiệp sản xuất TV, xe cộ, máy móc các loại… của TQ có thể đặt nhà máy sản xuất tại các đặc khu để được ưu đãi về thuế má và nhân công rẻ. TQ sẽ xây dựng, ở cả ba đặc khu, các hải cảng nhằm đón tàu TQ vào chở hàng đi khắp nơi (dĩ nhiên với nhãn “made in VN”). Trong khi VN cũng là một thị trường “có tiềm năng” để tiêu thụ.

Hệ quả là tư bản dân tộc cũng như các xí nghiệp của VN sẽ bị ép chết. VN trở thành “chư hầu” của TQ về mọi mặt.

Luật về đặc khu cũng cho phép mở sòng bài (có thể có thêm dịch vụ mãi dâm). Không phải là chỉ có dân TQ mới mê cờ bạc, dân VN mê chơi còn hơn dân TQ.

Luật đặc khu cũng có nói về các dịch vụ ngân hàng. Phú quốc có thể trở thành một Cayman ở mức độ nhỏ hơn, để “rửa tiền” cho các tư bản đỏ VN và TQ.

Điều lo ngại (cho an ninh) của VN là dân TQ quá đông. Dân TQ “có tiền” gần tới tuổi về hưu rất đông. Họ có thể mua đất của cả ba đặc khu để cất nhà “dưỡng già”.

Khó khăn của VN sẽ đến sau vài thập niên, hậu duệ của đám dân TQ này sẽ “kế thừa” di sản của cha ông, tiếp tục chiến dịch “phụng hoàng ấp trứng”. Không bao lâu cả ba đặc khu sẽ trở thành “địa giới” của TQ. Sẽ có đặc khu trưởng do người TQ bầu lên. Viễn ảnh “ly khai” mà nhiều người nói tới sẽ trở thành sự thật.

Câu hỏi đặt ra, trở thành một bộ phận của sách lược “vành đai, con đường”, VN có lợi hay hại ?

Theo tôi, VN sẽ là nạn nhân “collateral” của chiến tranh kinh tế Trung-Mỹ. VN sẽ bị thiệt hại rất nặng, vì cắt bỏ không xong, mà giữ lại thì như cục nợ.

VN dưới mắt thế giới Âu Mỹ sẽ là một “bộ phận” của TQ.

Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)


Phần nhận xét hiển thị trên trang