Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Chuyện lạm dụng quyền lực ở.. xứ người

C

Câu chuyện xảy ra tại xứ Cờ Hoa, cụ thể là Thành phố cảng New York – New Jersey. Thời gian của câu chuyện xảy ra vào ngày 31/3/2018 và cuốn băng video được camera hành trình trên xe cảnh sát ghi lại đầy đủ cả phần hình ảnh lẫn âm thanh.

Cuốn băng này do hai sĩ quan cảnh sát có liên quan công bố trên mạng và kết quả bất ngờ sau đó là sự từ chức của một Ủy viên Hội đồng thành phố, bà Caren Turner. Dư luận tại Mỹ đã bị khuấy động, có người bênh vực bà Turner nhưng đa số có những phản ứng bất lợi cho bà.

Bà Caren Turner

Chuyện bắt đầu vào ngày cuối tuần của lễ Phục sinh khi cảnh sát phát hiện một chiếc xe mang biển số không rõ ràng, kính xe được dán bằng loại giấy dán màu đen không thể nhìn rõ những người bên trong. Kiểm soát giấy tờ lại phát hiện chiếc xe đã quá hạn đăng ký 2 năm và dĩ nhiên cũng không có giấy tờ bảo hiểm.

Anh cảnh sát (người đeo kính đen trong băng video) giải thích, chiếc xe sẽ bị giữ lại và cẩu đi cho đến khi nào chủ xe hoàn tất mọi thủ tục hiện hành. Mọi chuyện diễn ra một cách hòa nhã, cảnh sát còn đề nghị giúp những người trên xe bằng cách đưa họ đến một câu lạc bộ gần đó hoặc về đồn cảnh sát để chờ người nhà đến đón.

Điều rắc rối là một trong những người ngồi trên xe là một nữ sinh viên có mẹ là bà Ủy viên Caren Turner. Cô gái điện thoại cho mẹ đến đón và người mẹ thương con vội vã đến ngay.

Băng video cho thấy bà Turner, 60 tuổi, có phần nóng nẩy, bồn chồn. Bà đòi cảnh sát giải thích lý do giữ xe và cảnh sát lạnh lùng trả lời là anh không có nhiệm vụ giải thích với bà. Trong trường hợp bà muốn biết thì cứ hỏi tài xế lái chiếc xe, chứ đối với anh, bà không liên quan đến vụ này!

Anh giải thích: “Con gái bà cũng không liên quan. Cô ấy không phải là tài xế. Chiếc xe này cũng không phải của bà như vậy làm sao bà có liên quan đến vụ này?”.

Bà Turner phản ứng bằng cách đưa danh thiếp, giấy tờ chứng minh bà là Ủy viên Thành phố và còn nói thêm bà là chỗ thân thích với ông Thị trưởng. Thế cho nên, bà có quyền tìm hiểu vụ việc nhưng anh cảnh sát từ chối việc xem giấy tờ của bà một cách lịch sự.

Bà còn nói, “Tôi là Ủy viên Thành phố, tôi đứng đầu 4.000 cảnh sát ở đây, anh rõ chưa?". Anh cảnh sát kia (người không đeo kính) cũng không nao núng và đáp lại,“Thưa cô, chúng không cần xem giấy tờ của cô!”. Như bị đổ dầu và lửa, bà “sửa lưng” anh cảnh sát, không được gọi bà bằng “cô”.


Khi anh cảnh sát đeo kính nói với bà Turner rằng bà “có thể” rời hiện trường với những người khác, bà Turner sừng sộ lại rằng không thể nói bà “có thể” đưa con đến chỗ nào. Bà giáng thêm một câu chửi thề: “You May Shut the F--- Up!”.  

Câu chửi thề có vẻ “chợ búa” đó là mấu chốt của vấn đề. Một khi tức giận, người Mỹ thường hay chêm vào chữ “fuck”, tương đương với tiếng đệm “đếch, đéo, địt…” mà ngày nay người Việt mình có khuynh hướng thường sử dụng hàng ngày trong bất kỳ trường hợp nào!

Đối với bà Ủy viên Thành phố, câu chửi thề đó quả là đáng giá… cả một sự nghiệp chính trị. Ngoài ra, hành vi của bà Turner còn có thể bị ra tòa hình sự hoặc bị phạt, mức tối đa là 10.000 đô la.


Cảnh sát trưởng Tenafly, Robert Chamberlain, nói với New Jersey.com: “Băng video tự nó nói lên tất cả…”. Ông cũng đã gửi một bản sao cuốn băng đến chính quyền thành phố. Trong một bản thông báo, ông cũng cho biết “rất hãnh diện về thài độ kiềm chế của hai viên sĩ quan cảnh sát” và đồng thời kêu gọi chính quyền thành phố“có những biện pháp hợp tình, hợp lý”. 

Dán kính xe bằng giấy màu và biển số xe không rõ ràng là vi phạm luật giao thông tại New Jersey. Chủ chiếc xe đã 2 năm không đăng ký lại là cha của tài xế và ông cũng có mặt trong xe và người tài xế tỏ ra rất hợp tác với cảnh sát.

Về phần mình, Ủy viên Thành phố Terner đã lên tiếng xin lỗi hai viên sĩ quan cảnh sát vì những lời lẽ không đẹp trong cơn nóng giận. Bà cho rằng đó không phải là sự vi phạm tiêu chuẩn đạo đức cũng như không đòi hỏi sự đối xử đặc biệt nào. Bà đã xin từ chức! Đó là đoạn kết buồn cho câu chuyện ở xứ người.


Trước khi chấm dứt bài viết này, tôi xin kể một câu chuyện có thật, cũng ở xứ người. Tại phi trường ở Los Angeles có một vị khách chen lên trước hàng dài người xếp hàng làm thủ tục check-in. Ông ta nói lớn với cô nhân viên là ông có việc gấp nên muốn được giải quyết chuyến bay sớm nhất.

Cô nhân viên ôn tồn giải thích là cô phải giải quyết cho những khách đến trước và hứa sẽ giúp ông khi đến lượt. Ông không bằng lòng, ông nói như hét vào mặt cô: “Do you know who I am?”

Cô nhân viên vẫn tươi cười và cầm micro nói vào loa phóng thanh: “Ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước hay thân thế của ông, xin tới quầy 112.”

Hành khách có mặt trong hàng đều phá lên cười. Ngượng quá, ông điên tiết chỉ mặt cô nhân viên và bật ra một câu chửi thề tục tĩu : “Đ.M. mày”( F…k you) . Cô gái không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này:

“I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”. (Thưa ông, chuyện ông đòi giao hợp với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được.)

Dù là bà Ủy viên Thành phố Caren Turner hay là ông hành khách khi đặt câu hỏi “Biết tôi là ai không?” đều có ý cậy chức, cậy quyền đễ đe dọa người đối diện. Tuy nhiên, nếu người đối diện là một người thẳng thắn, hành xử theo quy định của luật pháp thì chắc chắn câu hỏi đó sẽ không có tác dụng.

Và họ, những người đặt câu hỏi đo, sẽ phải trả giá rất đắt về sự lạm dụng chức năng và nhiệm vụ của họ!

***

* Video clip do camera trên xe của cảnh sát ghi lại:


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ngày nghỉ đọc sách của những người bạn


Chu Mộng Long: Ngày thường tôi chỉ đọc sách nghiên cứu. Ngày nghỉ, ngoài về quê thăm mẹ, bây giờ mới có được chút thư giãn với những quyển sách nghệ thuật. Sách của anh chị và những người bạn: Anh chị Trương Văn Dân – Elena, bạn Sương Nguyệt Minh, bạn La Mai Thi Gia.
Những quyển sách này không thể ngốn ngấu trong những lúc bận rộn. Đọc những quyển sách này cũng như thưởng thức tách cafe nguyên chất để lắng nghe dư vị thăng hoa trên chữ nghĩa.
Sách anh chị Trương Văn Dân – Elena thì tôi đọc mãi vẫn chưa xong. Hành trang ngày trở lại, Bàn tay nhỏ dưới mưa, Một phút tự do, Vàng trên biển đá đen. Những quyển sách này đọc rồi có cảm giác như chưa đọc, bởi phải đọc lại lần nữa. Có gì đâu ngoài những trang được anh chị viết như ghi chép lại những điều lặt vặt vẫn xảy ra hàng ngày trên đất nước khổ đau này. Chuyện một bà mẹ chồng cảm thấy mất quyền làm chủ khi trong nhà xuất hiện nàng dâu. Chuyện một đôi “tình già” tay trong tay cùng nhau về bên kia thế giới. Chuyện một cô gái trước khi chết để lại những dòng nhật ký tình yêu đầy cay đắng lẫn ngọt ngào, sung sướng lẫn hụt hẫng… Vậy mà đằng sau chuyện là bao nhiêu nỗi niềm ưu tư, trăn trở, những dự cảm về tương lai hủy diệt lẫn hồi sinh của quê hương đất nước và con người của nòi giống Việt. Nghệ thuật miêu tả tâm lý tinh tế cùng những suy tưởng sâu xa đã mang lại những dư vị mênh mang sau từng trang văn. Những trang văn của anh chị càng đọc càng thấm, nó thấm vào gan ruột và hóa thành năng lượng sống lớn lao để đối mặt với những nguy cơ đang rình rập xung quanh cuộc sống của chúng ta.
Tôi đọc Sương Nguyệt Minh vì nghe anh nổi tiếng viết văn sex. Miền hoang tôi đã đọc từ lâu. Chiến tranh biên giới Tây Nam tôi đã từng trải, nó dữ dội, tàn khốc như một ác mộng, kể cả phần bản năng sinh tồn mạnh mẽ của tuổi trẻ, tình yêu, dù trong đó có phần bản năng hoang dã, bản năng sống lẫn bản năng chết. Sex không là vấn đề trong tác phẩm này, nó chỉ xuất hiện vừa đủ để tăng thêm kịch tính của tác phẩm. Trong khi Dị hương thì tràn ngập sex. Nhưng tôi dám chắc nó không thô thiển như sex đen của Bùi Việt Sỹ và những tay viết thô bỉ khác của Hội Nhà văn. Đã sex thì hiển nhiên có nhục dục. Không có nhục dục thì viết sex làm gì? Nhưng nhục dục trong Dị hương là thứ nhục dục đặt ở thế lưỡng phân, bên này là bản năng xác thịt hoang dã, bên kia là sự thăng hoa của tinh thần. Sương Nguyệt Minh luôn làm chủ ngòi bút để sex trong văn anh luôn mang một lại dư vị vừa đậm đà vừa sang trọng và đầy suy tưởng.



Tôi đọc tập Thơ trắng của bạn La Mai Thi Gia, rồi tập mới nhất là Gia ơi, đời xanh đấy!. Đọc đi đọc lại những bài thơ mà người ta dẫn không đầu không đuôi ra để chỉ trích, rằng nó sexy đến mức làm cho người đọc xấu hổ, đỏ mặt. Nhưng không ngờ đọc hết từng bài thì mới thấy, à té ra cái sự xấu hổ, đỏ mặt của người kia đơn giản chỉ vì người ấy đã từng trải nghiệm một tình yêu dung tục hoặc chưa từng bao giờ. Sự trải nghiệm tình yêu dung tục làm cho đầu óc người ta không thể nghĩ tốt hơn về xác thịt của mình huống hồ là xác thịt kẻ khác. Còn nếu chưa bao giờ trải nghiệm thì ắt nghĩ bậy gây thèm thuồng rồi sinh ra đố kỵ. Tôi đồng ý thơ La Mai Thi Gia có sex, nhưng sex trong La Mai Thi Gia không đậm đặc và không dung tục như người ta gán ghép. Chỉ hơn vài bài thôi, nhưng những trang sex ấy đầy chất thơ, nó hồn nhiên và lãng mạn đến mức trong suốt từ tứ thơ đến ngôn từ. Ở La Mai Thi Gia, tình yêu vừa là phép nhiệm mầu để hóa thân nhưng cũng vong thân, khoái lạc nhưng cũng đầy âu lo mất mát đúng với tinh thần nữ giới của xứ sở chất chồng những cấm kỵ này.
Cảm ơn anh chị Trương Văn Dân – Elena, bạn Sương Nguyệt Minh và La Mai Thi Gia đã gửi cho những quyển sách hay. Bài này chỉ giới thiệu chung chung như một sự tri ân. Khi nào đọc hết, thẩm kỹ, tôi sẽ có bài viết riêng cho từng tác giả, trích dẫn hẳn hoi từng trang văn, thơ để bình luận, và cũng để bày tỏ sự trân trọng đúng mực với những gì mình được trao tặng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thằng Quyết FLC “tay không bắt giặc” như thế nào ?


Một chút về FLC
FB Duy Khanh - Thằng Quyết chẳng có tiền mẹ gì, nói tập đoàn cho oai chứ năm 2008 mới thành lập kiểu “tay không bắt giặc”.Bình Định có nhiều người thành danh nơi xứ người, đặc biệt là Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch BIDV). Trần Bắc Hà nổi tiếng nóng tính và có tiếng nói làm cả thường vụ Bình Định phải dè chừng. FLC là một khách hàng rất lớn của ngân hàng BIDV. Trong lúc FLC nợ ngân hàng này như chúa chổm, thì ông Hà cũng phải vào cuộc tìm phương án cho FLC, mà vấn đề đất đai của người dân là muôn thuở để thu hút tiền về túi. Ông Hà sau khi họp bàn Bình Định, thì ông Quyết đi vào như đi trên con đường cái quan rộng thênh thang, bên dưới còn trải nhung để ông bước đến ký kết.

Ông Trịnh Văn Quyết và cựu Bí thư Thành ủy 
Hà Nội Phạm Quang Nghị. Ảnh: internet
Tôi không mấy thiện cảm với các tập đoàn khởi đầu từ chữ F như Tập đoàn đồ uống F&N, Tập đoàn Formosa… đặc biệt là tập đoàn FLC. Những năm qua, quan sát tình hình, tôi nhận thấy rằng, dự án của FLC chỗ nào dân cũng phản đối khắp các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình… Đến đâu, FLC cũng dùng chiêu dụ dỗ rằng, thu hút con em địa phương, chuyển đổi ngành nghề, nhưng thực chất chỉ toàn là ép dân để lấy đất, đẩy người dân vào chỗ trắng tay.

Tỉnh ép xuống huyện, huyện ép xuống xã, xã ép xuống thôn. Cụ thể là dự án tại xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc, địa phương giáp ranh Hà Nội. Khởi đầu, bố ông Trịnh Văn Quyết là Giám đốc Cty CP Trang trại Nông sản Quý Giáp xin đầu tư dự án chăn nuôi lợn tại xã Vĩnh Thịnh với diện tích 4,2ha và thuê của người dân khoảng 3,1ha với thỏa thuận đến hết tháng 12/2013 sẽ trả lại. Rồi cứ chiêu đó, dự án “nở” ra đến 40 ha đất ruộng. Lúc đó người nông dân chân chất không hề biết toan tính của đại gia cấu kết với quan chức. Họ chỉ đơn giản rằng, ruộng làm không đủ ăn, có người thuê trả tiền hàng tháng thấy khỏe nên đã giao sổ đỏ cho họ. 

Tuy nhiên, vào một ngày ‘đẹp trời”. Đó là ngày mùa thu năm 2009, ông Quý đã chuyển nhượng số diện tích trên cho Cty CP FLC Travel do ông Trịnh Văn Quyết làm giám đốc. Và, ngay sau đó, với sự giúp sức của lãnh đạo tỉnh, ông Quyết đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng phần diện tích trên thành “Dự án Khu tổng hợp nghỉ dưỡng và thể thao giải trí công cộng đa chức năng FLC Vĩnh Thịnh Resort” với tổng mức đầu tư là 192 tỷ đồng, một cách ngoạn mục. Thế là, từ ruộng của người dân biến thành trại lợn rồi lại biến thành khu phức hợp gồm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, bể bơi, sân thể thao…

Lúc này đây, những người nông dân chân lấm tay bùn không hề hay biết, cho đến một ngày họ thấy xe ben ào ào đến san lấp mặt bằng mới ngớ ra vác cuốc, xẻng đến để cản trở, nhằm bảo vệ mảnh đất cha ông. Nhưng họ đã sớm bị dập tắt khi có vài người bị vào tù để gặm nhắm nỗi buồn và hối hận cho việc cả tin cùng với tính lười, không chịu cày xới ra hạt thóc, mà đòi hưởng “lộc trời” rơi xuống trên mảnh ruộng của mình.

***
UBND tỉnh Quảng Ngãi đã xin ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh và đã được đồng ý việc ứng trước 500 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án rộng gần 4.000ha của FLC dự kiến sẽ khởi công ngày 19/5/2018. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, nhà đầu tư không cần bỏ tiền ra trước, chỉ lệnh, thì lập tức cả hệ thống chính trị từ UBND, Tỉnh Ủy, HĐND vào cuộc và lấy tiền thuế của dân ra để ứng trước cho việc giải phóng mặt bằng. Nói giải phóng theo thuật ngữ tự điển là làm cho đời sống người dân tốt hơn sau khi di dời, nhưng ở đây dự đoán có nhiều điều oan khiên sẽ ập đến cho người dân 2 huyện Bình Sơn và Lý Sơn của Quảng Ngãi.

Nhiều bạn học luật với ông Quyết cho tôi hay tin rằng, thằng Quyết chẳng có tiền mẹ gì, nói tập đoàn cho oai chứ năm 2008 mới thành lập kiểu “tay không bắt giặc”. Được thời, nhờ các quan anh mà phất. Có nguồn tin rằng, Quyết bà con với PTT Trịnh Định Dũng, tôi cũng không quan tâm, bởi chẳng lẽ Trịnh Văn Quyết bà con với Trịnh Văn Chiến. Vấn đề tôi quan tâm là sản phẩm của FLC có tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội, đóng góp cho xã hội phát triển hay không mà thôi. Thực tế, Quyết không thể là Mark Zuckerberg, Bill Gates , Steve Jobs… cho nước Việt mến yêu.

Trở lại dự án ở Quảng Ngãi, để bàn giao mặt bằng cho Tập đoàn FLC thì hơn 2.000 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có 790 hộ phải di dời nhà cửa, tái định cư. Về đất quốc phòng (0,77 héc-ta) thì ngoài Đồn biên phòng xã Bình Hải, còn có một ngôi chùa, ba nhà văn hóa thôn, một trường tiểu học và một trường mầm non cũng sẽ phải bị đập bỏ, di dời.

Hôm nay, Quảng Ngãi đang vào Hạ. Mùa này lẽ ra người dân sẽ nghe những con ve sầu kêu ve ve ra rả. Nhưng thực lạ, một cơn cuồng phong ở đâu ập đến với bầu trời xám xịt như trong mùa giông bão, mặt nước biển đục ngầu giận dữ, bà con chỉ còn viêc ngước mặt lên trời mà gọi Trời ơi! Một góc khác ở thành phố Quảng Ngãi, các biệt phủ xe con lui tới liên tục. Người dân nghe nhiều tiếng cười vui rôm rả.

***

Hôm qua nay, mạng XH loan tin 8 Hùng em ruột nguyên bí thư Thành ủy TPHCM đã bị “úp sọt”. Có người còn gọi điện hỏi tôi về thông tin này. Thực ra, tôi không có chút gì thông tin về vụ bắt bớ, nhưng theo suy đoán của tôi, thì khả năng đó khó có thể xảy ra. Bởi theo kết luận của Thanh tra TPHCM, thì 8 Hùng chỉ bị vi phạm sổ sách kế toán và phê duyệt 13,8 tỷ đồng đi nghiên cứu nước ngoài không đúng quy định. Như vậy, về phần thanh tra có thể đề nghị khắc phục, hoặc chuyển cơ quan điều tra. Từ cơ quan điều tra, nều phát hiện tội phạm thì họ sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can rồi mới tiến hành bắt giữ. Đó là tôi nói theo trình tự tố tụng, nhưng chuyện đời cũng khó đoán, đã có nhiều vụ án đến đọc khởi tố rồi bắt luôn.

Bây giờ tôi trở lại tuyến bài về FLC. Bình Định và Quảng Ngãi trước đây là một tỉnh có tên gọi là Nghĩa Bình. Đến tháng 6 năm 1989, tỉnh lại được tách ra thành hai tỉnh như cũ. Bình Định lấy Quy Nhơn làm trung tâm tỉnh lỵ và thị xã này được lên thành phố vào năm 1986. Bình Định có nhiều người thành danh nơi xứ người có thể kể đến như Đoàn Nguyên Đức, Dương Thị Bạch Diệp, Trần Thị Hường (Tư Hường), Lý Xuân Hải (ACB) Nguyễn Văn (Dâu tằm Tơ), Huỳnh Phi Dũng (Dũng lò vôi), Võ Trường Thành (Gỗ Trường Thành),… đặc biệt là Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch BIDV). Trần Bắc Hà nổi tiếng nóng tính và có tiếng nói làm cả thường vụ Bình Định phải dè chừng. FLC là một khách hàng rất lớn của ngân hàng BIDV.

Kinh tế học từng đúc kết một câu thật thâm thúy: “ Khi bạn nợ ngân hàng vài trăm tỷ trở xuống, đó là bi kịch của bạn. Nhưng khi bạn nợ ngân hàng 1000 tỷ trở lên, thì đó là vấn đề của ngân hàng”. Trong lúc FLC nợ ngân hàng này như chúa chổm, thì ông Hà cũng phải vào cuộc tìm phương án cho FLC, mà vấn đề đất đai của người dân là muôn thuở để thu hút tiền về túi. Ông Hà sau khi họp bàn Bình Định, thì ông Quyết đi vào như đi trên con đường cái quan rộng thênh thang, bên dưới còn trải nhung để ông bước đến ký kết. Và, ngày 24/4/2015, UBND tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý – Tp. Quy Nhơn cho Tập đoàn FLC trên diện tích gần 300 ha, tổng mức đầu tư 3.500 tỷ đồng.

Ngày hôm đó, ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đánh giá rất cao việc Tập đoàn FLC đầu tư vào tỉnh, và cam kết tạo điều kiện tốt nhất cho chủ đầu tư. Ông Dũng cho rằng, với dự án Nhơn Lý của Tập đoàn FLC, người dân Nhơn Lý sẽ được hưởng lợi không chỉ từ việc đưa dự án vào khai thác mà cả do hiệu ứng thúc đẩy ngành du lịch địa phương. Tôi rất vui mừng khi FLC đã đầu tư vào Bình Định. Các đồng chí phải tạo điều kiện tối đa cho chủ đầu tư, phải tuyên truyền để người dân hiểu và ủng hộ vì người dân sẽ được hưởng lợi từ dự án này. Chủ đầu tư người ta làm thiệt, làm quyết liệt, mấy ngày tới sẽ đưa hàng nghìn người lao động vào đây. Nếu dân không hiểu và không ủng hộ, thì sẽ rất khó ăn nói với họ. Hưởng ứng lời ông Dũng, ông Lê Kim Toàn, Phó bí thư Tỉnh ủy cũng hòa điệu: “FLC là chủ đầu tư làm ăn rất nghiêm túc, quyết liệt, họ nói thật và làm thật, có kinh nghiệm đầu tư nhiều dự án trên cả nước.

Trước đó, ngày 21/4, tại Lễ ký kết hợp tác 3 bên giữa Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, Tập đoàn FLC và BIDV, lãnh đạo tỉnh Bình Định cũng đã cam kết hỗ trợ tối đa về mặt thủ tục hành chính cũng như chính sách thuế sẽ được ưu đãi thuế ở mức lớn nhất, dù rằng dự án nằm trong Khu Kinh tế Nhơn Hội.

Qua việc ký kết như thế, thì ngoài ngân sách sẽ chỉ được thu rất ít, mà thân phận người dân vùng dự án cầm chắc là phải di dời với giá bèo để nhường chỗ cho dự án cày trả nợ ngân hàng, nhiều hơn là cái chung cho phát triển kinh tế đất nước. Và cũng từ khi dự án thực hiện đến nay, người dân Nhơn Lý đã biết thế nào là hứa cuội về công ăn việc làm, phát triển du lịch. Thêm vào đó, họ chỉ thấy toàn là phiền lụy, nhất là việc đi lại trên đường bị cản ngăn, còn bờ biển thì bị rào lại như chưa từng có biển ở vùng này, nhưng trong trí nhớ người dân, thì biển vẫn còn đó, biển vẫn ngàn năm ở lại.

Duy Khanh
FB Duy Khanh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều nguồn tiền khác 'cứu' cựu sếp OceanBank khỏi tử hình


Ông Nguyễn Trung Hà là người bạn của Nguyễn Xuân Sơn sẽ cho ông Sơn vay 32 tỷ đồng để nộp khắc phục hậu quả, cứu ông Sơn thoát án tử. Trao đổi với báo chí, bà Võ Thị Thanh Xuân, vợ của Nguyễn Xuân Sơn, cho biết, ngoài ông Nguyễn Trung Hà, còn có một số người bạn khác của Nguyễn Xuân Sơn sẵn sàng góp tiền để hỗ trợ gia đình khắc phục hậu quả. “Từ hôm qua đến nay, tài khoản của tôi có một món 2 tỷ đồng của K21 Vật giá - Đại học Kinh tế Quốc dân (nhóm bạn học cùng đại học với Nguyễn Xuân Sơn); một món 500 triệu đồng của một người bạn tên Trang, và một món khác nữa của K21 là 1,050 tỷ đồng. Bây giờ người ta cứ góp còn tôi chưa thể tính được nay mai sẽ là bao nhiêu.

Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn tại phiên tòa phúc thẩm (Ảnh SGGP)
Ngày 2/5 đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) cùng 30 đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại OceanBank.

Trước tòa phúc thẩm, bị cáo Hà Văn Thắm đã xin HĐXX xem xét cho được chuyển đổi 2 tội danh đã bị truy tố trước đó là "Tham ô tài" sản và "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản" sang tội "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Thực hiện việc bào chữa cho bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Tổng giám đốc OceanBank bị bản án sơ thẩm tuyên án tử hình vì "Tham ô tài sản" số tiền 49 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), luật sư Trần Vũ Hải cho biết, theo quy định của pháp luật, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn có thể sẽ được giảm án từ án tử hình xuống chung thân nếu tự nguyện khắc phục tối thiểu 3/4 tài sản tham ô, tương đương tối thiểu là 37 tỷ đồng.

Gia đình Nguyễn Xuân Sơn sẽ tự lo 5 tỷ đồng và một doanh nhân là người bạn của Nguyễn Xuân Sơn sẽ cho vay 32 tỷ đồng, vừa đủ để nộp khắc phục hậu quả, nhằm cứu Nguyễn Xuân Sơn khỏi mức án tử hình.

Cùng với đó, nhiều bạn bè đã góp tiền giúp đỡ bị cáo Sơn để có tiền khắc phục hậu quả.


Được biết doanh nhân sẵn sàng bỏ tiền ra để giúp nguyên Tổng giám đốc OceanBank thoát khỏi án tử hình là ông Nguyễn Trung Hà, thành viên sáng lập công ty FPT, Chủ tịch HĐQT công ty Chứng khoán Thiên Việt.

Theo thỏa thuận giữa bà Võ Thị Thanh Xuân, vợ của Nguyễn Xuân Sơn và ông Nguyễn Trung Hà, ông Hà sẽ hỗ trợ theo cách cho bà Xuân vay 32 tỷ đồng để chuộc tài sản đã bị cơ quan điều tra kê biên.

Trao đổi với báo chí, bà Võ Thị Thanh Xuân cho biết, ngoài ông Nguyễn Trung Hà, còn có một số người bạn khác của Nguyễn Xuân Sơn sẵn sàng góp tiền để hỗ trợ gia đình khắc phục hậu quả.

“Từ hôm qua đến nay, tài khoản của tôi có một món 2 tỷ đồng của K21 Vật giá - Đại học Kinh tế Quốc dân (nhóm bạn học cùng đại học với Nguyễn Xuân Sơn); một món 500 triệu đồng của một người bạn tên Trang, và một món khác nữa của K21 là 1,050 tỷ đồng.

Bây giờ người ta cứ góp còn tôi chưa thể tính được nay mai sẽ là bao nhiêu. Còn đâu thì anh Nguyễn Trung Hà sẽ là người đứng ra xử lý. Sau đó sẽ phải trả toàn bộ tài sản kê biên cho anh Hà theo cam kết”, bà Võ Thị Thanh Xuân cho hay.

“Ngay cả cổ phiếu do anh Sơn nắm giữ cũng là sở hữu từ trước khi anh về làm ngân hàng. Toàn bộ giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản đã được tôi nộp đầy đủ cho cơ quan cảnh sát điều tra.

Vì thương chồng chịu cảnh tù đày, gia đình cũng viết đơn xin, nếu buộc phải kết tội đấy thì gia đình sẵn sàng lấy số tài sản đó (của cả hai vợ chồng) để khắc phục hậu quả.

Theo giá trị thị trường hiện nay, tổng số tài sản này khoảng vài ba chục tỷ đồng. Theo lời bà Xuân, toàn bộ tài sản bị kê biên được hình thành từ cách đây rất lâu, gồm một ngôi nhà hình thành từ năm 1998 (số 30A Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội) và một ngôi nhà hình thành năm 2004 (biệt thự tại KĐT Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội).

Bản thân tôi là người làm kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên gom góp mới có được như thế, chứ bản thân anh Sơn nay phấn đấu lên chức này, mai phấn đấu lên chức kia thì còn đâu thời gian tập trung cho gia đình. Tôi cũng chưa dám nói chắc từ giờ đến mai có thể tập hợp được toàn bộ số tiền hay không, anh Hà đang cố gắng” - bà Võ Thị Thanh Xuân chia sẻ.

Bên cạnh đó, bà Xuân cũng nhận định rằng PVN quan hệ với hàng chục ngân hàng, nếu anh Sơn chiếm đoạt 1 đồng, liệu PVN có gửi tiền vào OceanBank hay không?.

Mai Anh (Tổng hợp)

http://baodatviet.vn/phap-luat/phap-dinh/nhieu-nguon-tien-khac-cuu-cuu-sep-oceanbank-khoi-tu-hinh-3357485/



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Triều Tiên có thể mở cửa với phương Tây, tránh cải cách theo mô hình Trung Quốc


HỒNG THỦY

Biết rằng Trung Quốc có thể thống trị về kinh tế, tài chính trong quan hệ với Triều Tiên, nên ông Kim Jong-un đã quyết định quay sang Donald Trump.

Nhà báo Katsuji Nakazawa của tạp chí Nikkei Asia Review ngày 30/4 bình luận, ông Kim Jong-un đang xây dựng một mô hình kinh tế - xã hội đặc thù của Triều Tiên, chứ không chấp nhận nhập khẩu mô hình cải cách của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đàm đạo tại Bàn Môn Điếm ngày 27/4, ảnh: Đa Chiều.

Trong buổi nói chuyện với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hôm 27/4, khi ông chủ Nhà Xanh ngỏ ý muốn thăm núi Paektu ở miền Bắc, ông Kim Jong-un đã buột miệng:

"Tôi cảm thấy xấu hổ về cơ sở hạ tầng giao thông thấp kém".

Ông Kim Jong-un thừa nhận với ông Moon Jae-in, hệ thống đường sắt của Triều Tiên đã lạc hậu quá xa so với Hàn Quốc.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên cho hay, các thành viên đoàn Bắc Triều Tiên tham dự Olympic mùa Đông Pyeongchang tháng Hai năm nay đã báo cáo lại với ông, họ rất ấn tượng với chuyến tàu cao tốc đưa họ đi từ Seoul tới Pyeongchang.

Một tuần trước đó, khi Bắc Triều Tiên tuyên bố sẽ ngừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo, đóng cửa cơ sở thử hạt nhân Punggye-ri, ông Kim Jong-un đã quyết định "chôn một mỏ vàng" mà ông biết, việc này sẽ "trêu ngươi" Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc trông đợi xuất khẩu mô hình cải cách

Đảng Lao động Triều Tiên vừa đề ra chiến lược mới, kết thúc quá trình "vừa phát triển vũ khí hạt nhân, vừa xây dựng kinh tế" để tập trung toàn lực phát triển kinh tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết:

"Trung Quốc hoan nghênh điều này. Chúng tôi hy vọng Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên sẽ đạt được những thành tựu trong việc phát triển kinh tế và cải thiện sinh kế của người dân."

Bắc Kinh cũng đã từng đề xuất với Bình Nhưỡng, hãy từ bỏ chương trình hạt nhân và áp dụng "cải cách và mở cửa" theo mô hình Trung Quốc, bởi theo họ điều đó sẽ tạo ra phép lạ.

Trung Quốc sẽ cảm thấy thoải mái nếu Bắc Triều Tiên lựa chọn theo khuyến cáo của mình.

Năm nay đánh dấu 40 năm Đặng Tiểu Bình khởi xướng cải cách và mở cửa tại Trung Quốc mà ông gọi là "chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Quốc".

Hy vọng này đã nhen nhóm ở Bắc Kinh khi ông Kim Jong-un chọn thăm "Trung Quan thôn" - một khu công nghệ cao ở Bắc Kinh - nơi được mệnh danh là thung lũng Silicon của Trung Quốc, ngày 27/3.

Mặc dù quan hệ giữa ông Kim Jong-un với Trung Nam Hải đã thay đổi nhanh chóng, ấm lên sau chuyến thăm bất ngờ, nhưng thực tế mối quan hệ Trung - Triều lại rất phức tạp.

Trong khi Bình Nhưỡng thừa nhận đã đến lúc phải dốc toàn lực phát triển kinh tế, họ chưa bao giờ thực sự có ý định nhập khẩu mô hình cải cách, mở của mà Trung Quốc chào hàng.

Sự cảnh giác thường trực của Bình Nhưỡng

Một học giả Trung Quốc cho hay, trong nhiều năm Triều Tiên rất sợ, nếu họ cải cách mở cửa theo mô hình Trung Quốc, họ có thể bị nền kinh tế hàng xóm nuốt chửng.

Sự thận trọng với Trung Quốc đã bắt đầu từ thời Chủ tịch Kim Nhật Thành, cho đến nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã thúc đẩy Triều Tiên khám phá các lựa chọn thay thế khác.

Tháng 9/2002, nhà lãnh đạo Kim Jong-il cho mở đặc khu hành chính đầu tiên tại thành phố chiến lược Sinuiju nằm bên này sông Áp Lục, bên kia biên giới là Đan Đông, Liêu Ninh, Trung Quốc.

Tuy nhiên, đồng tiền chính thức được sử dụng để thanh toán tại đặc khu Sinuiju là đồng đô la Mỹ, không phải nhân dân tệ. Đặc khu này có một nửa lãnh đạo là các công dân nước ngoài.

Tất nhiên ông Kim Jong-il không tham vấn Trung Quốc, cũng chẳng nhận sự giúp đỡ từ Trung Quốc.

Yang Bin, một người Hà Lan giàu có sinh ra ở Nam Kinh, được bổ nhiệm là quan chức cấp cao của đặc khu hành chính Sinuiju lúc 39 tuổi.

Lãnh đạo Trung Quốc khi đó rất bất mãn. Ông Giang Trạch Dân đã phản đối kế hoạch này của Triều Tiên.

10 ngày sau khi Yang Bin được Triều Tiên bổ nhiệm làm trưởng đặc khu hành chính Sinuiju, cảnh sát Trung Quốc đã bắt giữ ông tại Thẩm Dương với lý do "trốn thuế".

Bắc Triều Tiên kêu gọi Trung Quốc thả Yang Bin và trao trả cho Triều Tiên, nhưng Trung Quốc đã truy tố và kết án ông 18 năm tù.

Thời gian này, thay vì hợp tác kinh tế với Trung Quốc, ông Kim Jong-il đã tìm tới Nhật Bản.
Thủ tướng Nhật Bản Juichiro Koizumi bắt tay nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il trong chuyến thăm Bình Nhưỡng ngày 17/9/2002, ông Shinzo Abe khi đó cũng tháp tùng (người thứ 3, bên trái), ảnh: Nikkei Asia Review.

Một kế hoạch đã được công bố trong cùng tháng Thủ tướng Junichiro Koizumi đến thăm Triều Tiên và hội đàm với ông Kim Jong-il sau khi trúng cử.

Ông Kim Jong-il đã xin lỗi Thủ tướng Nhật Bản về những vụ bắt cóc công dân nước này, thậm chí ông còn đặt chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo lên bàn trao đổi với Thủ tướng Junichiro Koizumi.

Dự án đặc khu hành chính Sinuiju được thiết lập nhằm giúp mối quan hệ Nhật - Triều trở nên trơn tru hơn, đồng thời nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại với Nhật Bản, châu Âu, Mỹ và Hàn Quốc.

Vụ Trung Quốc bắt giữ Yang Bin đã gây ra sóng gió lâu dài trong quan hệ Trung - Triều.

Khoảng năm 2015, sau khi ông Tập Cận Bình và Kim Jong-un đều đã lên nắm quyền được một thời gian, đã có kế hoạch tái khởi động dự án Sinuiju trong khuôn khổ hợp tác Trung - Triều.

Tuy nhiên sáng kiến này bị đình trệ khi ông Kim Jong-un thúc đẩy các vụ thử hạt nhân ở Punggye-ri gần biên giới với Trung Quốc.

Quan hệ Trung - Triều đã cải thiện, ông Kim Jong-un tìm cơ hội từ Donald Trump


Những ngày qua dư luận đã chứng kiến sự thay đổi chóng mặt của quan hệ Trung - Triều, tuy nhiên sự cảnh giác của Bình Nhưỡng với láng giềng không thay đổi, hợp tác kinh tế Trung - Triều sẽ không đến dễ dàng.

Biết rằng Trung Quốc có thể thống trị về kinh tế, tài chính trong quan hệ với Triều Tiên, nên ông Kim Jong-un đã quyết định quay sang Donald Trump, người ông dự định sẽ gặp vào đầu tháng Sáu.

Ông Kim Jong-un đang tìm kiếm 2 sự bảo đảm từ Tổng thống Donald Trump, một là Washington sẽ không can thiệp vào chính phủ của ông, hai là bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng.

Nếu Donald Trump gật đầu, nguồn vốn từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể nhanh chóng đổ vào Triều Tiên.

Chỉ cần Kim Jong-un đủ khéo léo, ông có thể nhận được sự chuyển giao công nghệ từ phương Tây như Trung Quốc đã từng nhận được.

Khi ông Kim Jong-un vượt qua các thách thức này, dừng chương trình hạt nhân và tên lửa, điều này sẽ được ông Tập Cận Bình chào đón, bởi lựa chọn này tốt hơn nhiều một cuộc chiến tranh giữa Mỹ với Triều Tiên.

Nhưng ngay sau đó, Trung Quốc sẽ thấy "nguy cơ" Mỹ và Triều Tiên, có thể thêm Hàn Quốc, sẽ giải quyết vấn đề bán đảo Triều Tiên mà không cần Bắc Kinh.

Tổng thống Donald Trump dường như đã nhận thức được sự khéo léo của Kim Jong-un.

Bên cạnh một số phát biểu chừa đường lùi cho mình, trong tuần qua ông đã tiếp tục ca ngợi những nỗ lực của ông Tập Cận Bình để thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. [1]

Cùng chung nhận định này, nhà nghiên cứu Zeng Enyi (dịch âm), từ Viện Nghiên cứu Thống nhất Hàn Quốc ngày 28/4 nói với phóng viên Đa Chiều tại Seoul:

Trọng tâm chính sách cải cách của ông Kim Jong-un là cải thiện đời sống dân sinh, khả năng cải cách toàn diện tại Triều Tiên là rất lớn.

Đương nhiên, ông Kim Jong-un sẽ không nhập khẩu mô hình cải cách của Trung Quốc, mà cải cách của các nước xung quanh sẽ cung cấp cho Triều Tiên những bài học khác nhau.

Bà Zeng Enyi tin rằng, ông Kim Jong-un sẽ cải cách toàn diện để cải thiện đời sống cho dân, chứ không phải do áp lực cấm vận của Mỹ buộc ông phải mở cửa.

Điểm khác biệt giữa ông Kim Jong-un với cha và ông nội mình là ông có kinh nghiệm của bản thân từ thời du học.

Mặc dù dư luận thế giới bên ngoài xem Triều Tiên dường như cô lập với thế giới, nhưng thực chất Triều Tiên đang tích cực hội nhập quốc tế và thời đại.

Triều Tiên có thể tham khảo bài học cải cách mở cửa của Trung Quốc hay bài học đổi mới của Việt Nam, nhưng chắc chắn sẽ không sao chép.

Cải cách của Triều Tiên sẽ xuất phát từ thực tiễn, thực trạng mọi mặt đời sống và bối cảnh của Triều Tiên hiện nay. [2]

Nguồn:

[1]https://asia.nikkei.com/Editor-s-Picks/China-up-close/Kim-initiates-socialism-with-North-Korean-characteristics

[2]http://news.dwnews.com/global/news/2018-04-28/60055022.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chùm thơ Giang Điền


GIANG ĐIỀN
Huỷ và hoại
Chiến tranh cái cối nghiền xương thịt
Chất độc, đạn bom huỷ xác người
Hoà bình xây đắp hao tiền bạc
Tước vị vàng son hoại đức đời.
Máu xương kết chặt tình đồng đội
Lợi quyền tách bạch nghĩa ông tôi
Hy sinh mất mát hồn vinh hạnh
Tha hoá đổi thay nhục chẳng vơi.
Trăm năm há tỏ đường vinh nhục
Vọng lại ngàn sau một tiếng cười.
         (bài thơ trong đáy tủ)
boc mo liet si 2
Quá khứ & hiện tại
Đã vàng qua những mùa thu
Lắt lay chiếc lá đánh đu trên cành
Đã xanh một thuở rất xanh
Bao nhiêu câu hát chẳng lành nỗi đau.
 Giờ này Con ở đâu ?(viết sau cuộc chiến)
Một thời xương trắng máu loang
Cỏ cây non nước hoang tàn xác xơ…
Khói hương chung một ban thờ
Máu đào hai giọt – đôi bờ phân ly !
Đục – trong ai nỡ so bì 
Nỗi đau gai sắc riết ghì buốt tim !
Ở đâu cho Má đi tìm
Rừng xanh núi đỏ đôi chim lìa đàn
Má ngồi bên nấm mồ hoang
Liêu xiêu chiếc bóng
           nén nhang tím chiều !
boc mộ liệt si
Khóc bạn
(tặng người đồng đội NQT)
Gió lay chiếc lá rơi vèo
Tim tôi dội một tiếng kêu não nùng.
Thế là thôi
            thế là xong !
Anh đi tới bến vô cùng bể dâu !
Một thời lửa đạn có nhau
Hai bàn tay vẫn trắng màu thời gian
Không vấy bẩn, chẳng dính chàm
Thảnh thơi một trái tim vàng ngủ yên.
Anh về với cõi thần tiên 
Còn tôi sống giữa triền miên bão bùng
Giữa trong đục, giữa hư không
Giữa muôn sợi rối bòng bong lẽ đời.
Trước sau thì cũng thế thôi
Kiếp người kiếp lá 
             rụng rơi nhẽ thường
”Dẫu lìa ngó ý còn vương”
Tơ lòng gảy khúc đoạn trường tiễn anh !

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một số trí thức Việt có cái nhìn ‘xét lại’ ngày 30/4


VOA Tiếng Việt 30/04/2018 - Một số trí thức Việt Nam có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội mới đây đưa ra những quan điểm có tính chất “xét lại” sự kiện 30/4, ngày Việt Nam gọi là “giải phóng miền Nam” nhưng nhiều người lại coi là “ngày quốc hận”, thu hút hàng nghìn lượt phản ứng và chia sẻ trên mạng. 

Họa sĩ Thành Chương tự hỏi có nên vứt bỏ các huân 
chương, huy chương thời "chiến tranh chống Mỹ"
Họa sĩ Thành Chương hôm 28/4 đăng một bài ngắn trên Facebook cá nhân, cho biết, năm 1967 ông đã từ chối đi học ở Đức để nhập ngũ, “sẵn sàng hy sinh, chiến đấu cho lý tưởng Cộng Sản cao đẹp và sự nghiệp Chống Mỹ Cứu Nước vĩ đại!” 

Đăng cùng bài là tấm ảnh cho thấy một số huân chương, huy chương mà ông được trao, ghi nhận ông “có công” trong quân ngũ. Song họa sĩ nổi tiếng hiện sống ở Hà Nội viết: “Xưa những tấm huân chương, huy chương này là niềm vinh dự tự hào! Nay thấy chúng thật vớ vẩn, vô nghĩa!” Ông cũng tự hỏi “nên giữ hay vứt chúng đi đây???”

Trong một đoạn khác, ông Chương nói 43 năm qua, cứ đến ngày 30/4, “luôn có một đám” mà ông mô tả rằng không chỉ “ăn mày dĩ vãng, giờ chúng Ăn Cướp cả qúa khứ và dĩ vãng để mưu cầu danh lợi!”

Họa sĩ không nói cụ thể những người ông gọi là “một đám” đó là ai. Ông kêu gọi “Xin gác cái quá khứ hào hùng ấy lại! Sống cho hiện tại và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn!”

Bài viết 171 từ của ông đã nhận được ít nhất 5000 phản ứng ủng hộ lẫn chia sẻ trên mạng.

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một blogger có nhiều ảnh hưởng qua các bài viết phản biện về chính quyền, nói với VOA rằng ông thấy “bàng hoàng” về những ý kiến “gay gắt” của họa sĩ 69 tuổi, vốn từng có thời gian dài làm báo và suốt đời không “va chạm gì với chính trị”.

Ông Diện cho rằng quan điểm mới thể hiện của ông Chương cho thấy trong lòng cá nhân họa sĩ, và rộng hơn là nhiều trí thức Việt Nam, họ “nuối tiếc” những hy sinh ở tuổi thanh xuân để rồi nhận lại là một đất nước sau nhiều thập kỷ còn kém phát triển, cùng với tham nhũng tràn lan.

Ông Diện nói với VOA:

“Họ hy sinh xương máu như vậy là để phấn đấu cho một đất nước giang sơn liền một dải, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, tiến kịp các nước. Nhưng cung cách quản lý, điều hành đất nước của nhà cầm quyền hiện nay khiến họ buồn quá. Phản ứng đó là không phải là với quá khứ của cuộc chiến, mà đấy là sự phản ứng của người trí thức từng tham gia cuộc chiến đối với cách điều hành và lãnh đạo đất nước của nhà cầm quyền hiện tại”.


Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển hơn nhiều sau 43 năm song vẫn thấp hơn kỳ vọng của nhiều người


Các con số thống kê chính thức của Việt Nam và các tổ chức quốc tế cho hay GDP đầu người của Việt Nam năm 2017 ở mức 2.385 đôla. Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar.

Nếu so sánh với GDP đầu người của Hàn Quốc, con số của Việt Nam chỉ bằng 8% của mức 29.780 đôla mà người Hàn đạt được năm 2017.

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, người hay bình luận về đời sống chính trị, xã hội Việt Nam trên mạng xã hội, đã bàn về “cái giá của sự thống nhất” trong bài viết đăng hôm 27/4 trên trang Facebook cá nhân có hơn 50.000 người theo dõi.

Ông viết rằng thời nhỏ khi ông hỏi người lớn rằng tại sao Đức và Triều Tiên không có “chiến tranh giải phóng dân tộc”, ông thường nhận được câu trả lời là “chúng ta yêu nước hơn họ”.

Cuộc chiến mà những người cộng sản Việt Nam gọi là “chống Mỹ cứu nước” kết thúc năm 1975, với chiến thắng lại cho người cộng sản toàn quyền cai trị nước Việt Nam thống nhất.

Giờ đây, ở độ tuổi trung niên, bác sĩ Sơn ở thành phố Hồ Chí Minh tóm tắt lại thực trạng đất nước: “Đạo đức xã hội băng hoại, đất nước bị chia rẽ sâu sắc, xã hội ngày càng mất ổn định, những kẻ trong bộ máy cầm quyền càng ngày càng tham lam, độc ác, người dân càng ngày càng cảm thấy bế tắc, hoang mang”.

Ông cũng nhắc đến một thực tế là hàng triệu người đã bỏ đất nước ra đi “vì kinh tế, vì bức bách, vì chán chường, vì mong muốn một tương lai cho con, cháu...”

Theo báo chí trong nước, chỉ riêng năm 2017, có gần 135.000 người “lao động xuất khẩu” Việt Nam được đưa ra nước ngoài, nâng tổng số người đi làm việc theo hình thức này lên đến khoảng 500.000.

Con số chính thức đó không bao gồm hàng vạn người khác đi làm việc “chui” ở nhiều nước.

Trong khi đó, ở trong nước, giới chuyên gia kinh tế dẫn các số liệu khẳng định khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đang thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đóng góp đến 1/5 GDP, 3/4 cho xuất khẩu và 1/4 vốn đầu tư toàn xã hội. Trong số các doanh nghiệp FDI có nhiều hãng của Hàn Quốc và Đức thuê hàng trăm ngàn người lao động Việt Nam.

Đề cập đến hơn 3,3 triệu người Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh, bác sĩ Võ Xuân Sơn nêu ra kết luận: “Cái giá mà chúng ta phải trả cho thống nhất đất nước thật sự là quá đắt. Đấy là chưa kể, chúng ta đang trở thành những kẻ làm thuê rẻ mạt, đang bị chính những kẻ ‘không yêu nước bằng chúng ta’ sai khiến, bóc lột”.


Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang không nhắc đến hòa hợp, hòa giải trong bài viết
hôm 27/4/2-18 về sự kiện 30/4/1975

Bên cạnh những cái nhìn bày tỏ thất vọng, đã xuất hiện ý kiến kêu gọi nhà nước và xã hội kỷ niệm ngày 30/4 theo hình thức khác.

Luật sư Nguyễn Danh Huế đề xuất qua Facebook cá nhân rằng nên lấy tên gọi chính thức là “ngày thống nhất” và cũng là “ngày đại đoàn kết toàn dân”.

Theo ông, thay vào “tổ chức kỷ niệm tưng bừng chiến thắng” sẽ là các lễ tưởng niệm những nạn nhân của chiến tranh trên khắp đất nước, thắp hương tưởng nhớ những người lính “tại các nghĩa trang cả 2 phía”.

Ông cũng gợi ý nên thăm hỏi, chăm sóc các thương binh và những người chịu mất mát do chiến tranh “bất kể họ ở phía nào của cuộc chiến”. Việc tìm kiếm và quy tập hài cốt những người lính mất tích cũng cần được tiến hành “không phân biệt họ thuộc phía nào”.

Luật sư cho rằng những việc nêu trên “nếu không làm ngay thì sẽ muộn”.

Nhưng dưới con mắt tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, đề xuất của ông Huế - dù được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội - dường như vẫn chỉ là những lý tưởng đẹp khó trở thành hiện thực, dù nó nói lên khát vọng của đông đảo những người ở cả hai phía.

Ông Diện đưa ra lý do:

Khó lắm. Bởi vì là người cộng sản khi họ đã nghĩ điều gì thì họ không bao giờ thay đổi. Và nó như một cái đinh đã đóng chết vào một bức tường. Không bao giờ họ thay đổi. Cái đó rất khó. Và chúng tôi cũng không thấy dấu hiệu nào về việc hòa hợp hòa giải”. 
Hôm 27/4, báo chí Việt Nam đăng một bài viết dài của chủ tịch nước Trần Đại Quang về “kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Bài viết dài hàng nghìn từ, như thường lệ, dành phần lớn để ca ngợi thắng lợi do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Toàn bài chỉ có một câu ngắn nói về “xây dựng con người Việt Nam yêu nước, đoàn kết, có năng lực sáng tạo, trung thực, trách nhiệm và nhân ái”, trong khi không có bất cứ từ “hòa hợp” hay “hòa giải” nào.


Phần nhận xét hiển thị trên trang