Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2018

Bàn Môn Điếm_ nơi tôi từng ghé thăm



https://baomai.blogspot.com/ 
Bàn Môn Điếm

Mấy hôm nay thông tin quốc tế tràn ngập tin về cuộc gặp cấp cao 2 miền Bắc, Nam Triều Tiên, Kim Jong Un – Moon Jae-in, tại làng Bàn Môn Điếm trong khu Phi Quân sự DMZ rộng 4km, dài 240 km dọc theo vỹ tuyến 38.

Năm 1987 có cuộc họp của các nhà báo thuộc các nước không Liên kết tại Bình Nhưỡng, gồm hơn 200 đại biểu, phần lớn từ các nước Á, Phi và Mỹ latinh. Một số đại biểu tập họp ở Bắc Kinh rồi cùng đi tàu hỏa đến Bình Nhưỡng.

Tình hình kinh tế Bắc Triều Tiên dạo ấy nhờ viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô nên phát triển khá, nhưng nông thôn còn rất nghèo, nam nữ nông dân đi cấy gặt mùa đông vẫn chân đất, không có ủng lội nước. Các hợp tác xã nông nghiệp hàng hóa thưa thớt, nghèo nàn. Chỉ những vùng nông thôn giáp với các thành phố và Thủ đô là có vẻ phồn vinh đặc biệt.

https://baomai.blogspot.com/

Chúng tôi khá sửng sốt khi thấy nhà ga Bình Nhưỡng đồ sộ, sạch sẽ, trật tự, dọc phố xá là nhiều khối nhà chọc trời 30 tầng, 42 tầng nhà ở tập thể của cán bộ, dân cư, lúc đó Hà nội còn cực hiếm. Chúng tôi ở khách sạn Thiên Lý cao 105 tầng với nhà bếp rộng lớn phòng ăn sang trọng, ẩm thực đặc sắc. Xe cộ đi lại toàn xe Nhật bản và Đức loại sang nhất, nhưng tên hãng như Mercedes, Toyota đều bị thay bằng tên Triều tiên, như Đông Phong, Juché, Thượng Cam Lĩnh… Mỗi phòng ngủ có 1, 2 vô tuyến hiện đại màu của Nhật cũng mang tên Triều Tiên như Hoa Mẫu Đơn, Thiên lý mã. Họ giải thích là chúng tôi đã mua cả nhãn hiệu khi mua hàng rồi.

Đường phố thủ đô sạch sẽ có xe hút bụi chạy suốt ngày đêm, đèn điện sáng rực vì có nhiều than sản xuất điện và than xuất cảng, thang máy điện chạy khắp nơi.

Quanh Thủ đô nổi lên các ông trình kỳ vỹ, Tháp Juché – Tự Chủ cao vút có thang máy lên tận đỉnh, tượng lớn 2 cha con Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật, quảng trường Kim Nhật Thành rộng 75 ngàn mét vuông, tập họp đến 10 vạn người. Nhà Bưu điện, trường Đại học Kim Nhật Thành, Nhà bảo tàng, Bệnh viện Trung ương, Viện Âm nhạc rất bề thế hiện đại.

https://baomai.blogspot.com/

Chúng tôi dự những buổi biểu diễn ca múa nhạc lớn ngoài trời, với 5 ngàn diễn viên múa, với 200 đàn violin, 200 kèn trống cũng như những màn đồng diễn thể dục hoành tráng 6 ngàn vận động viên thể dục dụng cụ.

Trật tự đường phố luôn nghiêm. Trong nội thành là các khu biệt thự riêng cho Bộ Chính Trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành TƯ, các bộ trưởng, các nhà giáo Nhân dân, các văn nghệ sỹ nhân dân, các nhà khoa học có sáng chế phát minh, với những cửa hàng đặc biệt, có rượu và nước hoa cao cấp của Pháp.

Khi lãnh đạo cao nhất đi ra khỏi 4 cổng thành Đông Tây Nam Bắc, nếu có 6 xe mô tô mở đường, hộ tống, đó là lãnh đạo cao nhất, mọi người dân 2 bên đường phải dừng chân cúi đầu, nếu có 4 hay 2 xe mô tô đi kèm thì phải dừng chân chờ cho đoàn xe đi qua.

Được cấp biệt thự trong Nội cấm thành là một vinh dự lớn, và bị mất ưu đãi đó là nỗi nhục. Anh phiên dịch họ Kim kể cho tôi chuyện bà Phác Chính Ái, lãnh đạo cốt cán, và tướng Kim Sang Bông, Bộ trưởng Quốc phòng, từng bị trừng phạt như vậy vì tỏ ra không đồng tình với chủ trương phát triển ưu tiên công nghiệp nặng quá tốn kém, coi nhẹ thương nghiệp trong ngoài nước. Khi đã quen thân, anh phiên dịch Kim kể rất nhiều chuyện vì anh nói tiếng Việt sõi, từng sống ở Đô Lương/Nghệ an khi cùng tốp địch vận vào tận Bình Định để làm địch vận với lính Rồng Xanh Nam Hàn, nhưng không có kết quả! Anh rỉ tai tôi, ông Kim Nhật Thành bị cục bướu lớn ở cổ và sắp nhường ngôi cho con là Kim Jong Ill, Kim Chính Nhật.

Anh Kim hướng dẫn chúng tôi xuống phía Nam thăm khu Phi Quân Sự và làng Bàn Môn Điếm, chỉ cách Seoul có 50km. Đây là làng nhỏ, không có dân cư, chỉ có doanh trại, bãi tập, nhà nghỉ, sân vận động, nhà thể thao, bệnh xá, nhà văn hóa thư viện, mỗi bên lo trên đất của mình, ở giữa có làn gạch xám cao 20cm phân chia 2 bên, không bên nào được vi phạm. Binh  2 bên trang bị súng nhẹ đứng đối mặt nhau theo từng cặp, không ai được nói với nhau, không chào hỏi, thăm hỏi nhau, luôn lạnh băng.

https://baomai.blogspot.com/

Đã có 2 lần lính Bắc Triều Tiên bỏ chạy sang phía Nam, bị truy lùng, được lính Liên Hiệp Quốc (lính Hoa Kỳ, Canada, Nhật…) cứu giúp thoát nạn.

Giữa làng Bàn Môn Điếm là ngôi Nhà Hòa Bình từng diễn ra 2 cuộc họp về đình chỉ chiến sự và trao đổi tù binh, nhưng chưa đạt hiệp định Hòa Bình bền lâu, ngôi nhà một tầng này cũng chia đôi, bàn họp cũng chia đôi.

Anh Kim tối đó dẫn tôi ra cửa hàng mậu dịch nhà nước, bán đủ thứ cho khách đặc biệt, được tìm mua nhiều nhất là sâm củ Triều Tiên đủ loại, có loại thọ trăm năm mọc trên núi đá cao quanh năm tuyết phủ, giá đến $200 một củ, cũng có loại sâm thường trồng từ đồng ruộng, $10 một củ.

Cuối cùng xin có vài ý kiến về 2 nhà lãnh đạo cấp cao Bắc – Nam Triều Tiên. Dư luận thế giới ca ngợi rất công bằng Tổng thống Moon, người tỏ ra bén nhạy, sáng tạo, tự tin, chủ động, có thiện chí. Chính ông là người nêu lên « chúng ta là huynh đệ một nhà », tán thành mời đoàn miền Bắc xuống miền Nam dự sự kiện Olympic mùa Đông, với lá cờ hình Triều Tiên thống nhất trong một đoàn thi thống nhất, tạo nên niềm tin nhau ngày càng sâu đậm, mặc dù ông bị chỉ trích không ít. Ông Moon 64 tuổi, từng đấu tranh cho quyền con người khi là sinh viên, trở thành Giáo sư luật, người gốc từ miền Bắc di cư xuống miền Nam.

https://baomai.blogspot.com/

Sự ca ngợi không kém cũng nên dành cho ông Kim Jong-un, hậu sinh khả úy, dám làm những điều mà ông nội và bố ông chưa làm nổi, sản suất và thử 6 bom A và có thể cả bom nhiệt hạch, thế rồi bỗng nhiên thay đổi hẳn thái độ, cùng người đồng nhiệm phía Nam gặp tay đôi, giải quyết tay đôi với nhau trước hết, cam kết phi hạt nhân hóa lâu dài bán đảo Triều Tiên, cam kết mở ra Kỷ nguyên Hòa Bình cho cả nước, đi đến chấm dứt mọi hành động thù địch. Thật đáng mừng khi thấy 2 ông nắm chặt tay nhau, vui cuời hồn hiên, ôm hôn nhau thân thiết. Ông Un còn dắt tay ông Moon quay lại đi vài mét trên đất Bắc…

https://baomai.blogspot.com/

Đi xa hơn, ông Kim còn chính thức mời các quan sát viên LHQ và các nước Đông Á như Nhật Bản, Nam Hàn… cử quan sát viên đến quan sát tại chỗ việc đóng cửa các khu vực thử và tàng trữ vũ khí nguyên tử. Ông còn chính thức nhắn tin đến Tổng thống D. Trump sang Triều Tiên hội đàm và chứng kiến việc phá hủy kho hạt nhân và đóng cửa khu vực thử hạt nhân.

Ông Kim từ chỗ bị chê là thiếu kinh nghiệm, hăng máu vịt, là nhân vật bốc đồng nguy hiểm nhất bỗng hiện ra là có bản lãnh lãnh đạo, thông minh, quả đoán, biết tạo và nắm thời cơ đi đến giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên, vấn đề lưu cữu hơn nửa thế kỷ nay.

Tôi cho rằng ông Kim còn rất khôn ngoan khi khu vực thử bom A lần cuối đã bị sự cố lớn, cả bệ phóng trên sườn núi lớn bị sạt lở rất sâu rộng. Nay sửa chữa sẽ phải chi món tiền cực lớn, chi bằng từ bỏ luôn giấc mộng bom A, bom H cho nhẹ gánh là hơn tất cả mọi lựa chọn.

Còn Việt Nam ta, bao giờ mới có lãnh đạo sáng suốt giải quyết tốt đẹp vấn đề đoàn kết thống nhất dân tộc, hòa giải hòa hợp Bắc – Nam để đất nước phát triển mạnh mẽ trong một chế độ trong sạch, thanh liêm, trọng luật pháp và pháp luật quốc tế ?




B T

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TIẾNG LÒNG CỦA NGƯỜI TRỞ VỀ TỪ KHÓI LỬA, ĐỦ ĐỂ NÓI LÊN TẤT CẢ:







"Từ lâu rồi, mỗi lần dự bất kì một hội nghị nào cũng thấy nhiều vô cùng kính thưa các loại chức danh đồng chí. Rồi, cấp trên đồng chí căn dặn, cấp dưới xúc động cám ơn. Tôi buồn tôi lẩn thẩn nghĩ về những hội nghị có mời cả các mẹ Việt nam Anh hùng!"
LỜI CỦA MẸ
Thôi đừng nói những điều gì to tát
Đừng dậy răn thiên hạ sống chết thế nào
Cứ đến nghĩa trang mà xưng những điều rất thật
Và hỏi những người dưới mồ gia sản có bao nhiêu
Thôi đừng đăng đàn kính thưa nhiều quá
Chả thấy ai kính thưa liệt sĩ bao giờ
Mẹ các anh tai không còn nghe thấy nữa
Sân khấu mít tinh mẹ cũng chỉ lờ mờ
Chỉ có hình trẻ trai của con mẹ sáng ngời trong trí nhớ
Chỉ lời mẹ gọi con là ấm áp với đời
Thôi đừng có nhiều kính thưa nhiều đồng chí
Đồng chí nào cũng là con người thôi
Nhiều kỉ niệm nhiều cờ hoa rạo rực
Mẹ thêm buồn con mẹ vẫn nằm đâu
Mẹ chỉ biết con vào nam đánh giặc
Rồi không về để mẹ xót đau
Thơ với nhạc cứ xập xình làng phố
Mẹ thẫn thờ ra ngõ ngóng hoàng hôn
Lại một chiều giống như ngày cờ đỏ
Tiễn con đi mẹ những héo hon buồn"
CCB Nguyễn Trọng Luân.
Theo Congtrung Nguyen, kẻ cơ hội, osin chính trị, không có trải nghiệm, không dám dấn thân theo Góc Nhìn ALAN ( GOCNHINALAN.COM) là không đáng một xu mà thưa gửi với đầu môi trót lưỡi chỉ thêm căm tức. Nhớ lại ở một góc mảnh đời tận Thanh Hoá đã có một bóng dáng của một người Mẹ già, trơ gầy trĩu nặng, ngóng chờ bóng hình con qua tâm niệm được đưa hài cốt về quê nhà hương khói mà đến ngày cuối cùng của cuộc đời bà vẫn không sao thực hiện được do quá nghèo khó.. Cảm nhận đó là một nỗi đau khôn xiết của người Mẹ mất đứa con trai yêu quý Lê Xuân Phong mà thân thể không còn nguyên vẹn ( mất đầu ) bên chiến trường Campuchia xa xôi từ mấy chục năm về trước ..May thay, 32 năm sau nhờ những người đồng đội như Nguyễn Hợp đi tìm, phát hiện, quyên góp kinh phí, tổ chức đưa hài cốt của anh về Bắc nhưng Mẹ anh - bà đã về bên kia thế giới ôm ấp theo di nguyện rất bình thường nhưng không bao giờ có đối với bà..
Làm cán bộ có mấy ai biết ray rứt mà còn nhiều kẻ cố ý ức hiếp, chà đạp, giáng xuống đầu người lương dân vô tội biết bao nhiêu điều bất kính, sai trái ? Nếu những kẻ lãnh đạo quen thói ăn trên ngồi trốc trước khi về hưu thay vì vơ vét các chuyến du lịch qua tận châu Phi xa xôi hay dối trên gạt dưới để đi nước ngoài học cách chống ngập úng hoặc học cách bán vé số thì dành kinh phí đó sẽ đáp ứng được biết bao nhiêu nguyện vọng cho các Mẹ. Họ đã mất mát, đã hiến dâng những núm ruột của mình cho Tổ quốc đâu có đòi hỏi đền đáp điều gì mà nay vẫn cứ mòn mỏi không được một ước nguyện nhỏ nhoi là chăm sóc nhang khói cho con mình ấm cúng được hay sao ? Đừng dối gạt thiên đường đẩu đâu, đừng vẽ vời tầm nhìn 10 - 20 năm tào lao, đừng nói một đàng làm một nẻo nữa.. Nếu ở chiến trường có ai cho phép đem sinh mạng con người ra để thử nghiệm cho những sai trái không, chứ đừng nói chi là ngoan cố ?
Quản lý

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khung cửa hẹp_ trước một thế giới bất an


https://baomai.blogspot.com/

Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất còn loay hoay trước cục diện quốc tế và quốc nội hiện tại. Các mối bang giao toàn cầu đang vào hồi cao trào của hỗn loạn và mạt pháp. Những ngày này, tháng này, hòa bình và hòa giải vẫn là niềm khát khao không nguôi đối với người Việt cả trong lẫn ngoài nước. Hoài niệm hay ước mong điều gì, khi mà cả Biển Đông lẫn bán đảo Triều Tiên vẫn như hai ngọn núi lửa đang/hoặc sắp phun trào…

https://baomai.blogspot.com/

Cảm ơn văn hào André Gide và dịch giả—thi sĩ Bùi Giáng, vì cuốn “La Porte Étroite” (ra đời năm 1909) mà nhờ nó Gide đã được vinh danh từ lúc người viết bài này còn nằm ngược trong bụng mẹ (năm 1947). Chủ nhân giải Nobel văn chương hồi bấy giờ hẳn không ngờ rằng, hơn 70 năm sau, kẻ hậu bối này phải nhờ đến “cái tên” cuốn tiểu thuyết “Khung cửa hẹp” [1] của ông, không phải để bàn về bản năng gốc và tội phạm, mà chủ yếu, để chia sẻ về sự tồn vong cũng như tương lai khó khăn của Việt tộc trong cái kỷ nguyên đang tới? 

Sau hàng ngàn năm, trồi sụt trên miền đất từ bờ Nam Dương Tử đến vùng châu thổ sông Hồng, giờ đây cộng đồng suýt soát cả trăm triệu nhân mạng này, lại một lần nữa, đang đứng trước khúc quanh định mệnh. Vâng, từ một trong hàng “trăm Việt” thuở hồng hoang ấy, nay chúng ta tuy không phải là quốc gia duy nhất, nhưng vẫn đang loay hoay tìm lối thoát (exit) từ một thế giới bất an và bất toàn.

Ngổn ngang nhưng vẫn còn hy vọng

Loay hoay không phải vì chúng ta yếu hèn (nếu thực thế thì Việt tộc đã bị xóa sổ sau cả ngàn năm đô hộ của Bắc phương). Loay hoay, một phần, vì chúng ta bị bỏ rơi quá xa. Thật ra, cũng đã từng có những nỗ lực đơn lẻ tham gia vào các cuộc hành tiến của thế giới văn minh, nhưng chúng ta đã bị bỏ lỡ ít nhất tại “ba nhà ga chính”. Khi con tàu tiến bộ vào “nhà ga thứ nhất” (1.0), chúng ta còn chưa được bề trên cho phép tin rằng, có những chiếc đèn treo ngược mà vẫn sáng. Tàu rời “ga thứ hai” (2.0), chúng ta vẫn chỉ tồn tại (chứ chưa được sống), chủ yếu bằng gậy tầm vông và giáo mác. Phép ẩn dụ này không hề làm giảm các giá trị đi cùng năm tháng của nền độc lập, thống nhất và chủ quyền quốc gia, tuy vẫn còn mong manh, mà Việt tộc đã giành được qua lịch sử đầy bi tráng của mình. Khi đoàn tàu tăng tốc, rời “nhà ga 3.0”, một bộ phận ít ỏi người Việt, do cả may lẫn rủi, cheo leo bám được vào bậc cửa lên-xuống, ngưỡng mộ nhìn các cư dân da vàng Nhật Bản và Hàn Quốc đang yên vị trên những toa hạng nhất…

https://baomai.blogspot.com/

Giờ đây, trước “nhà ga 4.0” — như một cơ hội cuối cùng để tiếp cận thế giới văn minh — Việt tộc sẽ là những hành khách thuộc loại nào? Đặt câu hỏi mà lòng những ngổn ngang. Ngổn ngang, vì liệu xã hội đã lường hết được công nghệ 4.0 là gì, nhất là hệ lụy mà nó có thể mang lại cho mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Sự kiện Uber và Grab gần đây thật sự là lời cảnh báo mạnh mẽ về dòng chảy của cuộc cách mạng mới, rất nhanh và để lại khá nhiều hệ lụy. Sẽ còn nữa những sản phẩm công nghệ mới trong thời đại 4.0 ra đời và phần lớn xuất phát từ nước ngoài. Khi Nhà nước không kiểm soát hết được nhiều thứ, mà vẫn chưa mở rộng cửa cho người dân và doanh nghiệp trong nước làm ăn và cạnh tranh thì điều gì sẽ xẩy ra? Nỗi lo người Việt khó kiếm nổi tấm vé tại các dãy ghế được đánh số, mà vẫn phải chen chúc ở các bậc lên-xuống đầy hiểm nguy, vẫn còn canh cánh. Vâng, đó là tâm thế bất an trước Hội thảo Hè Warsawza năm nay. Chưa đoán được GS. Cao Huy Thuần sẽ tung “quả bom tấn” nào với cái tựa đề đầy “khiêu khích” vừa đăng ký trên Viet-studies.

Nhân những ngày này, chúng ta chia sẻ với một số cây viết trên báo “lề phải”. “Người Đô Thị”, “Thanh Niên” đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, vừa đau lòng, vừa phẫn uất. Đúng là chúng ta chẳng ai chấp thuận sự ngụy biện, vì ngụy biện hoàn toàn đồng nghĩa với một thói lưu manh khác, đó là đạo đức giả. Nó dẫn dắt con người đến với những giá trị giả, những thứ không có chỗ đứng ở các xã hội phát triển văn minh. Không ở đâu một xã hội có thể phát triển giàu có và văn minh dựa trên sự phổ biến của năng khiếu ngụy biện và thói đạo đức giả. [2] 

Nhắc lại sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam khi mẫu hạm Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng một tháng trước đây, Nguyễn Thị Hậu vẫn đứng đó “trên cao lộng gió”, với những câu hỏi chưa có câu trả lời. Sau bốn mươi ba năm, lẽ ra tháng Tư phải là những ngày chúng ta thấm thía hơn giá trị của hòa bình, nhưng sao dấu ấn chiến tranh cứ đeo đẳng mãi? Còn những người Việt, bao giờ mới dám bỏ qua tất cả để thực sự nắm tay nhau, để thực sự “nối vòng tay lớn”? Đa phần các câu trả lời tác giả nhận được trên facebook của mình là “không bao giờ” hoặc “còn lâu lắm”! [3]

BM

Nhớ năm ngoái, cùng vợ chồng GS. Cao Huy Thuần và vợ chồng GS. Trần Hữu Dũng thả bộ trên các phố cổ Budapest. Những con đường nhỏ với dốc đồi thoai thoải… Chúng tôi đi bên nhau im lặng, cảm nhận tiếng gió ú ù từ Đa-nuýp thổi thốc lên “thành Var cổ kính”, khiến tất cả nhớ về bài viết của GS. Thuần trong đó ông nhắc lại ca từ “kìa xa xa nơi Côn Đảo…” [4] Tôi như muốn nói to với bậc trưởng thượng, không thể bi lụy như thế được! Tương lai Việt tộc phải khác và sẽ khác, và đó cũng là “raison d'etre” để thế nào cũng phải gặp lại nhau để bàn tiếp cái chủ đề dang dở ấy. Hội thảo năm 2017, GS. Cao Huy Thuần cũng đã cảm ơn nhà “dân chủ phi tự do” Orbán Victor, đương kim Thủ tướng Hungary, vì tuy độc tài mà ông vẫn cho phép chúng ta “tụ tập quá năm người” tại Đại học Tổng hợp Eötvös Loránd. Năm nay, có khi lại phải cảm ơn Tập Cận Bình, “ông Mao mới” của đất nước Trung Hoa và Vladimir Putin, “vị tân Sa hoàng” của thế kỷ 21. Nhờ hai ông lớn này mà chúng ta biết thêm một số chiều kích gây sốc của Trật tự mới.

Trật tự mới nào đang đón đợi?

Thêm câu hỏi khó trả lời! Với Donald Trump, nước Mỹ có được một tổng thống—nhà buôn “sáng nắng chiều mưa”, có thành tích bề dày suốt 30 năm nay liên tục chống lại các cấu trúc chính yếu của trật tự toàn cầu. Vladimir Putin thì chẳng bao giờ dấu diếm việc muốn lật nhào cái trật tự hiện hữu, vì ông ta tin rằng, trật tự ấy đang đe dọa trực tiếp cái đế chế của ông. Còn Chủ tịch suốt đời Tập Cận Bình, người mà tư tưởng đã được ghi vào Hiến pháp Nhà nước cũng như được đưa vào Điều lệ ĐCSTQ khi vẫn còn tại nhiệm, trên thực tế “oách” hơn cả Mao Trạch Đông trước đây. “Hoàng đế” Tập tuy được hưởng lợi từ nền kinh tế toàn cầu, nhưng ông vẫn tìm cách thay thế vị trí nổi trội và ưu việt của Hoa Kỳ, trước mắt là tại Đông Á.

https://baomai.blogspot.com/

Thế giới đảo lộn là do vậy. Một sự kết hợp của “bộ tam” hiện nay – giữa Trump, Tập và Putin – sẽ làm cho cục diện quốc tế trở nên vô cùng nguy hiểm. Đấy là nhận xét đưa ra gần một năm trước đây của Thomas Wright từ Viện Brooking [5]. Nhưng có lẽ những tháng Hè tới đây, khi mọi con mắt đang/sẽ đổ dồn hướng về “cái mỏ” và “đôi chân” của chú “gà trống” Trung Hoa [6], tức là ngọn núi lửa trên bán đảo Triều Tiên và cái vạc dầu trên Biển Đông, thì nhận xét này có thể sẽ phải điều chỉnh. Đặc biệt là phần liên quan đến Donald Trump và Tập Cận Bình, “bộ đôi quyền lực” được cho là sẽ khuynh đảo cái Trật tự đang ló dạng.

Việt Nam và Triều Tiên giờ đây tuy không cùng chiến hào như trong thơ Tố Hữu ngày nào, nhưng hai nước vẫn là “cặp bài trùng” trong cuộc đọ sức địa-chính trị giữa các nước lớn. Nững diễn biến mới đây trên Biển Đông ngày càng cấp bách và có thể dẫn tới những hệ lụy "còn—mất" không kém gì tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên. Đặc biệt từ khi Thời báo Hoàn Cầu công khai cổ súy Trung cộng nên "dùng cái gậy" đối với Việt Nam[7] thì tình hình lại càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn. “Chỉ dùng đầu lưỡi khiển trách các hành động của Việt Nam trên Biển Đông là không đủ, việc tăng cường sự hiện diện trên thực tế ở Biển Đông quan trọng hơn”. Bài báo tiếp tục: 

“Washington nay lại xem Việt Nam là đối tác trên Biển Đông. Cặp quan hệ "già nhân ngãi non vợ chồng" Việt—Mỹ trên thực tế là một mối uy hiếp đối với Trung cộng…” Trắng trợn hơn, ngày 20/3/2018, vẫn ấn bản tiếng Anh của báo Đảng Cộng sản Trung cộng tung bài xuyên tạc, cảnh báo Việt Nam không được tham gia “Bộ tứ” Mỹ – Nhật – Ấn – Úc [8], ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chuyến thăm và làm việc hết sức tốt đẹp tại Úc và New Zealand, từ ngày 14 – 18/3/2018.

Sau gần 20 năm Mỹ chưa có bất cứ cuộc đối thoại trực tiếp nào với Bình nhưỡng, thì ngay thời điểm hiện tại, Mỹ, Trung cộng và nhiều nước khác thừa biết là các thượng đỉnh tới đây sẽ chẳng thể giải quyết cùng một lúc tất cả các vấn đề liên quan đến “phi hạt nhân hóa” Triều Tiên. Hiệp định với Iran là một thỏa thuận dài 159 trang, được đàm phán một cách kỹ lưỡng, được HĐBA/LHQ thông qua, bao gồm các cam kết thực thi đầy đủ nghị định thư bổ sung của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), trong đó có việc bảo đảm các quyền của IAEA trong việc tiếp cận các cơ sở hạt nhân. Ấy vậy mà tổng thống Trump vẫn cho rằng, đấy là một Hiệp định lố bịch và ông dọa sẽ rút (Đồng minh ruột của Trump là Macron sang tận Washington cũng không thuyết phục nổi Mỹ đừng rút). Vậy thì cái gì với Trump sẽ là thành công ở bán đảo Triều Tiên? Nơi mà cách đây không lâu ông còn nhạo báng Kim lãnh tụ là “chú bé ôm hỏa tiễn” (as little rocket man), và lời qua tiếng lại, ông Kim gọi ông Trump là “lão già Huê Kỳ lẩm cẩm/điên khùng” (mentally deranged US dotard).

https://baomai.blogspot.com/

Rồi các nhà quốc tế học sẽ làm phép so sánh các mô thức thống nhất giữa những nước vốn là nạn nhân của chiến tranh lạnh như Việt Nam, Đức và Triều Tiên. Dịp này, chính phủ Việt Nam cùng hòa giọng với nhiều nước khác trên thế giới ca ngợi cuộc họp thượng đỉnh giữa Kim Jong-un và Moon Jae-in ngay hôm 27/4. Việt Nam đã “chúc mừng” và “đánh giá cao” nỗ lực của Bình Nhưỡng và Seoul nhằm phi hạt nhân hóa toàn diện bán đảo Triều Tiên. Mạng xã hội cũng nhắc lại cuộc gặp không chính thức giữa Hồ Chí Minh với Ngô Đình Diệm năm 1946 [9]. Bài học xương máu của Việt Nam, với ý đồ từ thế lực quyết “tỷ thí tới người Việt cuối cùng” chắc hẳn đã được CHDCND Triều Tiên và CHDC Đức “ngộ” ra cách đây khá lâu. Việt Nam và Đức đã đi trước, giờ đến lượt Kim Jong-un… Cây mỗi hoa, nhà mỗi cảnh. Những bước đi của lịch sử, dù là khai phá hay muộn màng đều có cái căn nguyên sâu xa của nó. “Chính trị học so sánh” sẽ chỉ rõ các “chi phí” mà mỗi quốc gia—dân tộc từng trả (cost and benefit analysis). Còn giờ đây, họ Kim “đệ tam” đang kể với chúng ta câu chuyện hấp dẫn, nước nhỏ nếu có trí khôn và bản lĩnh, vẫn có thể “cầm cái” cuộc chơi địa-chính trị đầy bất định hiện nay giữa các cường quốc.
***

Nếu tham gia Hội thảo mùa Hè tới, người viết bài này chắc phải đề cập tới những phương thức khả dĩ trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay nhằm nống cái “khung cửa hẹp” cho hanh thông và rộng mở hơn, để Việt Nam có thể đi ra và đi cùng thế giới văn minh? Liệu chiến dịch “đốt lò” [10] của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang triển khai trên mọi hướng có thể sẽ là cú hích vĩ đại giống như cái “đòn bẩy” của Archimedes từ thành bang Syracuse trước công nguyên? Hãy cho ông ấy một điểm tựa để ông ấy có thể “nhấc bổng” Việt Nam lên được không?

https://baomai.blogspot.com/

Cùng với hàng loạt nhiều câu hỏi lớn khác, câu trả lời không thể đưa ra một cách võ đoán. Nhưng nếu trở lại với “tấm gương” của Kim Jong-un, chúng ta nhận ra một nghịch lý, một quốc gia “khép kín” và “đóng kín” một cách bất thường như Bắc Triều Tiên, nhưng cuối cùng thì “lãnh tụ thân mến” vẫn lại tìm lối ra nhiều lúc tưởng chừng như không thể bí hơn, bằng cách làm một cú “đột phá ngoạn mục” với chính đối thủ (nếu như không nói là kẻ thù) hàng đầu của đất nước. Truyền thông thế giới bắt được một khoảnh khắc thật thần tình, đó là lúc Giám đốc Cơ quan Tình báo Hàn Quốc Nis Suh-hoon “vui sao nước mắt lại trào” khi “Tuyên bố chung Bàn Môn Điếm” được công bố. Liệu mấy nhà lãnh đạo trong xứ sở biết rơi lệ cùng ông?


Đinh Hoàng Thắng

***

[1] “Khung cửa hẹp” là cuốn tiểu thuyết kinh điển, nổi tiếng toàn thế giới của nhà văn Pháp André Gide, tại Việt Nam, từ năm 1966 nhà thơ Bùi Giáng đã dịch và in cuốn tiểu thuyết này. Mời đọc tạihttp://2014vbmt.blogspot.com/2013/12/khung-cua-hep-tac-pham-dich-bui-giang.html

[2] https://thanhnien.vn/toi-viet/toi-len-tieng/cai-xau-va-nang-khieu-nguy-bien-cua-nguoi-viet-8030.html

[3] http://nguoidothi.net.vn/nhung-qua-min-thoi-hau-chien-13399.html

[4] GS. Cao Huy Thuần viết: “Dân chủ không thể có được ở Việt Nam chừng nào bộ máy cứ nói mà không hành động, không nhảy vào. Càng nói, dân chủ càng xa dần, như con tàu chở tù nhân ra Côn Đảo trong bài hát ngày xưa: "Kìa xa xa nơi Côn Đảo ú ù...". Có thể xem tạihttp://www.tapchithoidai.org/ThoiDai36/201736_CaoHuyThuan.pdf

[5] “It is the combination of Trump, Xi, and Putin that makes the present situation so dangerous”, có thể đọc tạihttps://www.brookings.edu/blog/order-from-chaos/2017/11/08/trump-xi-putin-and-the-axis-of-disorder/

[6] Một nhà nghiên cứu từng ví bản đồ Trung Quốc với láng giềng như chú gà trống, trong đó, bán đảo Triều Tiên là “mỏ” và Việt Nam là “đôi chân” của con gà. Hình ảnh này cho thấy tầm quan trọng của VN đối với TQ, mặt khác ám chỉ rằng VN từ hàng ngàn năm qua đã gánh trên vai mình, sức nặng của TQ. Nói như GS. Carl Thayer thì, “VN đã bị chi phối bởi một “lời nguyền địa lý'”. Tuy nhiên, đại sứ Israel ở ta phản đối cách nhìn tiêu cực ấy, ông bảo với chúng tôi, các các anh phải lật ngược tấm bản đồ ấy lên mà nhìn, để thấy các anh đang ngồi trên một thị trường 1,4 tỷ dân… Có thể xem tạihttp://trandaiquang.org/viet-nam-da-hoa-giai-loi-nguyen-dia-ly-nhu-the-nao.html

[7] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Thoi-bao-Hoan-Cau-sao-lai-dang-bai-co-suy-Trung-Quoc-dung-gay-voi-Viet-Nam-post184611.gd

[8] http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Viet-Nam-khong-phai-thanh-vien-bong-toi-cua-bo-tu-Trung-Quoc-nen-lo-viec-khac-post184633.gd

[9] https://hieuminh.org/2018/04/27/nhung-cuoc-gap-lich-su-nam-bac/

[10] “Một cách hiểu về chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng” là một trong nhiều bài viết mới đây đưa ra các dự báo về tình hình nội trị của Việt Nam. Có thể đọc tại https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/another-insight-into-trong-corruption-fight-04292018091237.html

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mao Trạch Đông tuyệt tự ?


Ông Mao Tân Vũ (G) trong một phiên họp Quốc hội Trung Quốc năm 2017.

Cháu đích tôn của Mao Trạch Đông là Mao Tân Vũ (Mao Xinyu) có thể đã thiệt mạng trong vụ chiếc xe buýt bị tai nạn ở Bắc Triều Tiên ngày 22/04/2018, làm 32 trên 34 du khách Trung Quốc bị chết. Hãng tin UPI hôm 01/05/2018 và ban Hoa ngữ của đài RFI dẫn các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết như trên.

Mao Tân Vũ là con trai duy nhất của tướng Mao Ngạn Thanh (Mao Anqing) – người con thứ nhì của Mao Trạch Đông (đã qua đời ở tuổi 84). Ông Mao Tân Vũ, 48 tuổi, là tướng trẻ nhất của quân đội Trung Quốc, được phong cấp tướng năm 2009 lúc mới 39 tuổi, có ngoại hình rất giống ông nội Mao Trạch Đông.
Theo New Tang Dynasty Television, chính quyền Trung Quốc đã cho công bố danh tính của 26 nạn nhân bị thiệt mạng. Nhưng trang tin Newsis của Hàn Quốc ghi nhận, tám nạn nhân còn lại không thấy đưa tên. Taiwan News cho rằng Mao Tân Vũ nằm trong số tám người này.

Chiếc xe buýt chở 34 du khách Trung Quốc đã bị rơi xuống một cây cầu trong đêm, trên đường từ một nghĩa trang ở Hoechang, thuộc tỉnh Pyongan trở về Bình Nhưỡng. Các nạn nhân bị thiệt mạng đều là con cháu của những người lính Trung Quốc tử trận trong chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

Korea Times đoán rằng đó là lý do khiến Mao Tân Vũ có mặt trong đoàn, vì bác ruột của ông là Mao Ngạn Anh (Mao Anying) chết vì bom Mỹ trên chiến trường Triều Tiên, được chôn cất tại đây. Nếu tin này là sự thật, thì con trai cả lẫn cháu nội đích tôn của Mao Trạch Đông đều tử nạn trên đất Triều Tiên. Theo UPI, Mao Tân Vũ đã thăm Bắc Triều Tiên năm lần, và đã hai lần gặp gỡ chủ tịch Kim Nhật Thành (Kim Il Sung).


Hãng tin Mỹ nhận định, có lẽ vai vế quan trọng của « du khách » Trung Quốc này đã khiến lãnh đạo Bắc Triều Tiên phải đích thân đến bệnh viện thăm những người sống sót, và vội vã đến đại sứ quán Trung Quốc ở Bình Nhưỡng vào 6 giờ rưỡi sáng, để ngỏ lời xin lỗi « sâu sắc ». Trước đó Yonhapđưa tin chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã yêu cầu bộ Ngoại giao và đại sứ quán Trung Quốc tại Bắc Triều Tiên triển khai ngay « mọi phương tiện cần thiết » để xử lý vụ việc liên quan.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hàn Quốc kêu gọi LHQ giám sát việc đóng cửa bãi thử hạt nhân Triều Tiên


Hàn Quốc kêu gọi LHQ giám sát việc đóng cửa bãi thử hạt nhân Triều Tiên
2 nhà lãnh đạo liên Triều đã có cuộc gặp thượng đỉnh thành công hôm 27/4. Ảnh: Korea Summit Press Pool
Hàn Quốc tin rằng, sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc sẽ giúp cải thiện quan hệ liên Triều và sự thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tới.
Ngày 1/5, phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, Tổng thống nước này Moon Jae-in vừa kêu gọi Liên Hợp Quốc giám sát việc đóng cửa bãi thử hạt nhân của Triều Tiên theo kế hoạch mà Triều Tiên đã công bố.
Theo đó, Tổng thống Moon Jae-in ngày 1/5 đã có cuộc điện đàm kéo dài khoảng nửa giờ đồng hồ với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, để trao đổi quan điểm về kết quả cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ 3 tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ngày 27/4 vừa qua.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Moon Jae-in đã thông báo với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Tổng thống Hàn Quốc đề nghị Tổng thư ký Guterres cho phép các quan chức Liên Hợp Quốc tham gia giám sát và xác nhận việc đóng cửa bãi thử hạt nhân này.
Cũng trong cuộc điện đàm, Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc ra tuyên bố hoan nghênh và ủng hộ tuyên bố Bàn Môn Điếm đạt được giữa Tổng thống Hàn Quốc và nhà lãnh đạo Triều Tiên ngày 27/4 vừa qua về chấm dứt chiến tranh và tạo lập hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc tin rằng, sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc sẽ giúp cải thiện quan hệ liên Triều cũng như sự thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến sắp diễn ra./.
Giải pháp hạt nhân của ông Kim làm TQ không vui, ông Vương Nghị sang Triều Tiên "gỡ rối"?
Giải pháp hạt nhân của ông Kim làm TQ không vui, ông Vương Nghị sang Triều Tiên "gỡ rối"?
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un (trái) và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tại cuộc gặp thượng đỉnh hôm 27/4 ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm (Ảnh: Reuters)
Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ làm rõ cam kết của Triều Tiên và Hàn Quốc về việc "kết thúc chiến tranh thông qua đàm phán 3 hoặc 4 bên", và Bắc Kinh muốn trở thành một phần trong đó.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ công du Triều Tiên trong hai ngày 2-3/5, theo lời mời của người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong Ho. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Mỹ-Triều đang trù bị cuộc gặp cấp cao giữa tổng thống Donald Trump với lãnh đạo Kim Jong Un, và động thái của ông Vương cho thấy Bắc Kinh muốn "có chân" trong các vòng đàm phán tiếp theo liên quan tới Mỹ cùng hai miền bán đảo.
Trung Quốc là đối tác kinh tế chủ chốt và lớn nhất của Bình Nhưỡng kể từ chiến tranh Triều Tiên, nhưng quy mô thương mại song phương đã giảm tới 90% do Bắc Kinh siết chặt và tuân thủ những lệnh cấm vận của Hội đồng bảo an LHQ nhằm vào việc Triều Tiên thử hạt nhân, tên lửa trong hai năm vừa qua.
Hồi tháng 3, ông Kim Jong Un tạo ra bước ngoặt khi thực hiện chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên sau khi lên nắm quyền năm 2011 và tiếp xúc chủ tịch Tập Cận Bình - màn "khởi động" cho cuộc gặp lịch sử của ông với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In ngày 27/4 vừa qua.
Về lập trường chính thức, Trung Quốc tuyên bố ủng hộ các biện pháp trừng phạt của LHQ chống lại chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, nhưng đồng thời Bắc Kinh đau đầu tìm cách tránh bị "gạt ra bên lề" trong các tiến triển ngoại giao liên quan đến bán đảo.
Trên thực tế quan hệ ngoại giao Trung-Triều không quá cởi mở trong vài năm qua, và hai nước chủ yếu liên hệ thông qua kênh đối thoại giữa đảng Cộng sản Trung Quốc với đảng Lao động Triều Tiên. Lần gần nhất ngoại trưởng Trung Quốc thăm Triều Tiên là vào năm 2007, với người đứng đầu ngành ngoại giao của chính phủ Trung Quốc khi đó là ông Dương Khiết Trì - hiện là ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc.
Zhao Tong, nhà nghiên cứu về chính sách hạt nhân tại Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie-Tsinghua Centre ở Beijing, đánh giá chuyến thăm Bình Nhưỡng của ông Vương Nghị là bằng chứng cho thấy Trung Quốc muốn áp đặt ý chí mạnh mẽ của mình lên các cuộc đàm phán tương lai về tình hình bán đảo.
Trước đó trong tháng 4, ông Tống Đào - trưởng Ban liên lạc đối ngoại trung ương ĐCSTQ - đã công du Bình Nhưỡng, dấu hiệu cho thấy quan hệ Trung-Triều được cải thiện rõ rệt sau khi ông Kim tới Bắc Kinh.
Trung Quốc quyết tham gia hòa đàm bán đảo
Theo chuyên gia Zhao Tong, chuyến đi của ông Vương "là tiếp xúc ở cấp độ cao hơn so với ông Tống và mang ý nghĩa quan trọng hơn nhiều".
"Trung Quốc muốn biết Hàn Quốc và Triều Tiên có ý ra sao khi cam kết hôm thứ Sáu (27/4) rằng 'sẽ hợp tác với nhau để chính thức kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên thông qua đàm bán 3 bên hoặc 4 bên," ông Zhao nói.
"Trung Quốc có thể lo ngại về khả năng chỉ có thể có được 'một chân' ở bàn đàm phán sau khi các cuộc đối thoại giữa hai miền bán đảo với Mỹ đã diễn ra."
"Ông Vương có lẽ sẽ thuyết phục Bình Nhưỡng có hành động liên quan đến đàm phán 4 bên, và bảo đảm Bắc Kinh có phần trong cuộc hòa đàm sắp tới."
Ông Zhao nhận định, ngoại trưởng Trung Quốc cũng có thể tỏ rõ nguyện vọng của Bắc Kinh về việc tham gia vào các cuộc thanh sát hạt nhân trong tương lai ở Triều Tiên.
Ông nói, "Trung Quốc là một quốc gia hạt nhân hợp pháp và có lý khi Bắc kinh thanh sát lộ trình giải trừ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng".
"Điều này sẽ bảo đảm vị thế 'người chơi hợp lệ' của Trung Quốc trong vấn đề phi hạt nhân hóa."
Paik Hak Soon, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên, thuộc Viện Sejong ở Seoul, Hàn Quốc, đồng tình rằng ngoại trưởng Vương Nghị thăm Bình Nhưỡng để củng cố kịch bản Trung Quốc tham gia những vòng đàm phán sắp tới.
"Trong hội nghị thượng đỉnh Hàn-Triều năm 2007, trên thực tế chính là Bình Nhưỡng - chứ không phải Seoul - muốn có đối thoại 3 bên (Mỹ-Hàn-Triều) thay vì 4 bên," ông Paik nói. "Không vô lý khi nói Bắc Kinh lo ngại sẽ bị 'ra rìa'."
Tuy nhiên, ông cho rằng cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh. "Cụm từ 'gạt bỏ Trung Quốc' có thể đúng nếu chỉ nhìn vào tình hình hiện nay, nhưng lại sai nếu đánh giá bức tranh chính trị lớn ở khu vực".
"Về địa chính trị, Trung Quốc đã đặt chính mình vào vị thế đóng vai trò quan trọng trong tương lai [dàn xếp hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo]."
Giải pháp hạt nhân của ông Kim làm TQ không vui, ông Vương Nghị sang Triều Tiên gỡ rối? - Ảnh 2.
Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Triều Tiên để tìm cách đưa Trung Quốc vào hòa đàm bán đảo (Ảnh: EPA-EFE)
Tuyên bố "ngưng thử hạt nhân" của Triều Tiên chưa như ý Trung Quốc
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược & Quốc tế (CSIS), Mỹ, nói rằng Bắc Kinh không thể chấp nhận bị gạt bỏ khỏi hòa đàm bán đảo.
"Người Trung Quốc muốn bảo đảm họ có mặt ở bàn đàm phán và có biện pháp tác động được lên hướng đi của các sự kiện trên bán đảo," bà Glaser cho hay. "Trung Quốc rất muốn nghe kế hoạch của ông Kim về cuộc gặp sắp tới với ông Donald Trump".
Đề xuất của Trung Quốc về giải quyết khủng hoảng bán đảo là "đóng băng kép": Triều Tiên đình chỉ các vụ thử hạt nhân/tên lửa, đổi lại Mỹ-Nhật Bản- Hàn Quốc ngưng tập trận quân sự trong khu vực.
Sau thượng đỉnh Hàn-Triều, ông Kim Jong Un đã tự đề nghị ngưng các vụ thử, nhưng chưa hề đề cập công khai bất kỳ yêu cầu nào đối với các hoạt động quân sự của Mỹ/đồng minh.
"Ông Kim chưa nói gì về yêu cầu Mỹ rút quân khỏi Hàn Quốc - điều rõ ràng là kỳ vọng của Trung Quốc," học giả người Mỹ đánh giá. "Bắc Kinh nhiều khả năng bất mãn khi ông Kim phớt lờ đề xuất 'đóng băng kép' của họ."
Dù lãnh đạo Kim Jong Un đã gửi lời mời ông Tập Cận Bình thăm Triều Tiên, nhưng thời gian chuyến đi chưa được xác định. Các học giả tin rằng chuyến công du của ông Vương sẽ tạo tiền đề cho chuyến thăm của ông Tập.
Ông Trump dò hỏi kinh nghiệm bà Merkel cách cư xử với ông Putin

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vấn đề “hòa giải và hòa hợp dân tộc” quan trọng đến mức nào tại thời điểm hiện nay?



Hà Hiển
Người lính từ hai phía cũng đã hòa giải với nhau từ lâu (Ảnh: Internet)
Mỗi dịp 30/4 đến lại có lời kêu gọi về “hòa giải và hòa hợp dân tộc” để nói về chuyện hòa giải, hòa hợp giữa những người Việt khác nhau về ý thức hệ.
Nhưng tôi thì cho rằng vấn đề ấy đang bị làm cho nghiêm trọng hóa một cách quá mức trong những năm qua và cả tại thời điểm hiện nay.
Mâu thuẫn về ý thức hệ một cách thuần túy hiện vẫn tồn tại trong một bộ phận dân chúng nhưng bộ phận ấy rất thiểu số và tập trung ở những người già sắp sang thế giới bên kia hoặc ở một bộ phận trí thức học cao, hay suy diễn, nhiều thời gian trà dư tửu hậu, phát ngôn toàn một thứ ngôn ngữ hàn lâm xa lạ với đời sống thực tế của nhân dân,  nhưng lại không có quyền hành gì.
Tầng lớp lãnh đạo thì tuyên truyền về “hòa giải hòa hợp dân tộc” thế này thế nọ thế kia, làm cho người ta dễ lầm tưởng đó vẫn đang là khúc mắc lớn cần giải quyết chứ thực ra mâu thuẫn về lợi ích giữa họ với nhau và giữa họ với các tầng lớp khác mới là mâu thuẫn chủ yêu và nặng nề nhất hiện nay.
Nếu chỉ mâu thuẫn về ý thức hệ, về lý tưởng đơn thuần, không phải mượn danh nó để giải quyết các vấn đề về lợi ích theo kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”, thì đó là một thứ “mâu thuẫn sang trọng” và không nhất thiết phải hòa giải vì mâu thuẫn ấy không gây ra cháy nhà chết người gì. Đấy là bản chất của loài người. Có khi cứ cố tình “hòa giải” một cách áp đặt cái thứ mâu thuẫn tự nhiên ấy mới gây ra xung đột đổ máu và chết người!
Anh em trong một nhà thường cũng 9 người 10 ý, đó là chính là mâu thuẫn không nhất thiết phải “hòa giải” nhưng họ vẫn “hòa hợp”. Tui đã chứng kiến có người khác biệt về ý thức hệ một cách gay gắt nhưng họ vẫn rất hòa hợp, rất thân thiện khi gặp nhau. Ngay sau ngày 30/4, họ hàng nhà chúng tôi vốn ở hai bên chiến tuyến đối nghịch nhưng gặp nhau cái là hòa giải và hòa hợp ngay và luôn, chẳng có vấn đề gì!
Sợ nhất là những kẻ “treo đầu ý thức hệ” nhưng lại “bán máu thịt” của đồng bào, bán rẻ tài nguyên cho ngoại bang hay cho những bọn đầu cơ, tham nhũng. Các mâu thuẫn xã hội đang nảy sinh từ chuyện này đang ngày càng trầm trọng và lấn át cái “mâu thuẫn sang trọng” về ý thức hệ kia. Vì thế đặt vấn đề “hòa giải” cái “mâu thuẫn sang trọng” ấy vào thời điểm này là không đúng, không trúng, và làm cho người dân bị lạc hướng.
Nhưng nói thì nói thế thôi, dân bây giờ cũng hầu như không quan tâm đến chuyện ý thức hệ từ lâu rồi mà họ chỉ quan tâm đến cơm áo gạo tiền. Nên đánh lạc hướng họ cũng hơi bị khó.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Yêu nước” tức là phải biết… “thương dân”!


Bùi Hoàng Tám

















(Dân trí) - Đành rằng thuế là nguồn thu ngân sách để phục vụ dân sinh, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đành rằng “đóng thuế là yêu nước” nhưng “khoan thư sức dân” mới là yên dân và thương dân. Mà yêu nước thì tất phải thương dân hay ngược lại, thương dân cũng là yêu nước…

Chuyện mới đây ở xã Thiệu Dương, Thành phố Thanh Hóa (Thanh Hóa), người dân muốn chăn thả trâu bò ra đồng phải đóng một khoản phí gọi là phí đồng cỏ tưởng như chuyện chỉ có một, không hai thì gần đây, tại xã Ân Phong (huyện Hoài Ân, Bình Định), người dân thả vịt ra đồng ăn hạt thóc rơi, thóc vãi cũng phải… đóng phí.

Một chủ trại vịt ở thôn Ân Hậu, xã Ân Phong cho PV Dân trí biết, gia đình ông đang nuôi khoảng 800 con vịt theo phương thức chạy đồng. Mỗi năm, ông phải nộp cho UBND xã 1 triệu đồng tiền phí để đàn vịt có diện tích chăn thả sau mỗi vụ thu hoạch lúa.

Thật ra, mức phí ở đây không nhiều, nếu so với phí giao thông chẳng hạn, thì chẳng đáng là bao.

Tuy nhiên, “mọi sự so sánh đều khập khiễng”, không thể so phí ruộng đồng (ở đây được mang một cái tên rất… văn nho, chữ nghĩa là “công đồng lạc túc”) với cái loại thuế “lục lộ” BOT vốn được coi là “trấn lột dân” như lời của TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội "thu phí BOT như kiểu trấn lột, người ta không đi trên đường BOT thì không thể thu phí – Báo Người Lao động ngày 8.9.2017 ”.

Nó cũng không thể so với cái thứ thuế nhà 700 triệu đồng mà Bộ Tài chính mới đây dự kiến.

Song, nó khiến người viết bài này nhớ lại kỉ niệm từ gần ½ thế kỉ trước.

Từ những năm lên 10 tuổi (khoảng năm 1967 - 1969), mỗi khi nghỉ hè, người viết bài này thường được gia đình giao cho chăn nuôi từ 10 đến 20 con vịt (tùy năm) để khi bước vào niên học mới, bán đi lấy tiền mua quần áo, sách vở. Năm ấy, để bán được giá, tôi đem 10 con vịt lên chợ Phủ, cách nhà khoảng 5km.

Vừa ra khỏi địa phận xã, bỗng một đám người từ đâu hùng hổ bước ra. Họ chặn tôi lại và đòi tịch thu toàn bộ số vịt

Tôi hỏi: “Vịt của tôi, sao các ông tịch thu?”. Một lão hất hàm: “Vịt mày có nuôi ở cánh đồng không?”. “Có”. Tôi đáp. “Mày có biết cánh đồng của ai không?”. Lão hỏi. “Của Hợp tác xã”. Tôi đáp. Chỉ chờ có vậy, gã hất hàm rất lạnh: “Vịt của mày nhưng thả ở ruộng hợp tác xã thì là của hợp tác xã. Tịch thu”.

Tôi đứng lặng, một dòng nước mắt ứa ra. Chiều đó tiếc của, tôi đi lang thang và chao ôi, lại một lần nữa đứng lặng khi ở trụ sở hợp tác xã, họ đang hè nhau vặt lông những con vịt tôi một nắng, hai sương vật vã trên cánh đồng suốt 3 tháng hè…

Trở lại với việc thu thuế phí gần đây, có lẽ chưa bao giờ người dân phải chịu nhiều khoản thu như thế. Thôi thì đủ mọi hình thức với đủ các “mỹ từ” như thu thuế hay thu phí, thu giá… và kết quả cuối cùng đều là người dân móc túi ra.

Đành rằng thuế là nguồn thu ngân sách để phục vụ dân sinh, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đành rằng “đóng thuế là yêu nước” nhưng “khoan thư sức dân” mới là yên dân và thương dân. Mà yêu nước thì tất phải thương dân hay ngược lại, thương dân cũng là yêu nước…

“Đóng thuế là yêu nước” thì “khoan thư sức dân” như lời của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn khuyên Đức vua là thương dân vậy.

Phần nhận xét hiển thị trên trang