Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

NHIỀU NGƯỜI BUỒN LẮM ĐẤY, ANH THĂNG ƠI


Nhìn ảnh anh Thăng bị còng tay dẫn ra tòa sáng nay, mình cũng có chút băn khoăn. Những người phạm tội theo điều 79, 88 hay 256 ra tòa là có bao bạn hữu đến để bày tỏ tình đòan kết, sự ủng hộ; dù bị cản trở, đàn áp thập chí đánh đập họ vẫn tới. Trong khi các anh, những người lẫy lừng một thời, thở ra một câu, ho ra một lời, báo chí cũng vồ lấy tán tụng; giờ co ro, cúm rúm một mình.

Nhưng sự thực không hẳn vậy. Vẫn có nhiều người buồn lắm khi các anh ra tù, người dưng nước lã hẳn hoi, chứ không phải gia đình đâu nhé.

Đó là những người đã đầu tư vào cửa của anh. Với tư cách là bí thư thành phố giầu có nhất Việt Nam, anh từng nắm giữ một quyền lực kinh tế lớn (tp. HCM đóng góp tới 1/3 ngân sách quốc gia). Các doanh nghiệp VN thường phải nuôi quan chức, đầu tư vào một số quan chức, nhất là các vị đầu ngành hoặc đứng đầu địa phương.

Không hiếm chuyện quan chức được tặng những căn nhà đẹp nhất, thửa đất đẹp nhất trong các dự án hay có cổ phần mà chẳng phải bỏ đồng nào; con cái đi học hoặc sở hữu tài khoản ở nước ngoài đều do doanh nghiệp chi trả hoặc mở cho; đặt bút ký là có phần trăm, hỏa hồng.v.v. và .v.v. Mỗi lần quan này lên, quan kia xuống, họ lại phải xây dựng mối quan hệ lại từ đầu.
 
Những người đầu tư sai cửa như vậy giờ đang tiếc hùi hụi 😉. Nên vụ mấy ảnh ra tòa, người vui chắc nhiều, nhưng người buồn có thể cũng không ít đâu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Kết thúc một vở kịch hài thì thường mở màn cho một vở kịch bi



Kết quả hình ảnh cho ảnh Đinh La Thăng trước tòa?


Tràn ngập trên mạng hình ảnh Đinh La Thăng tay bị còng. Gã không khỏi trạnh lòng. Mới đó. Giờ đó. Gã không thể phủ nhận chính mình đã có cảm tình và hy vọng về Thăng khi Thăng bằng lời nói có tư tưởng cởi mở, tiến bộ và hành động vì dân trên cương vị bí thư Sài Gòn.
Gã theo dõi Thăng. Quan sát Thăng từng cử chỉ khi gặp Thăng tại đám giỗ Võ Văn Kiệt. Gã thú thật rằng lòng gã trùng xuống không ít khi tại đám giỗ đó Thăng đã phủ nhận lời mình nói về giáo dục phải tự chủ khi bị cựu bộ trưởng GD Trần Hồng Quân gay gắt phê phán bởi cho rằng GD phải có định hướng. Gã nhớ như in Thăng hơi đỏ mặt và lúng túng trước phản ứng của Trần Hồng Quân.
Sao vậy?
Câu hỏi được đặt ra về thực chất tư tưởng của Thăng và bản lĩnh chính khách của Thăng nếu theo kịch bản của một nhóm thế lực nào đó đang dựng hình ảnh Thăng lên thật tiến bộ, gần dân, vì dân để chuẩn bị dành chức vua.
Gã có lúc đã nghĩ tới kịch bản này và không khỏi có chút hy vọng vì dù sao một con người như Thăng có chất giang hồ và ít bị chi phối bởi những giáo điều tệ hại,lạc hậu có thể nổi máu anh hùng cải cách đất nước dù chỉ đạt mục đích ghi danh sử sách.
Bây giờ thì Thăng đang đứng trước phiên toà với tội danh làm tổn hại nền kinh tế đất nước. Tội này đâu chỉ mình Thăng. Tội này nói cho cùng là bởi một thể chế chuyên quyền người dân không được quyền giám sát.
Nhưng Thăng vẫn xứng đáng phải chịu tội. Vậy ai là tác giả của kịch bản làm lại hình ảnh Thăng và dựng Thăng lên? Còn ai vào đó nữa. Và vì sao ai đó nữa lại muốn dựng Thăng lên?
Thăng lên. Như Pu chin của nước Nga lên, ngài Ensin sẽ thoát...tội.
Kết thúc một vở kịch hài thì thường mở màn cho một vở kịch bi . Cứ thế luẩn quẩn cho đến khi và chỉ cho đến khi người dân của nước gã không chỉ là những kẻ bị lùa vào rạp làm khán giả.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi thành phố được xây dựng trên biển



https://baomai.blogspot.com/
https://baomai.blogspot.com/

Cứ mỗi tuần, có ba triệu người trên thế giới chuyển đến sống ở thành phố.

Con số đó tương đương với số dân hiện thời của San Diego hay Kiev chuyển đến khu vực thành thị cứ mỗi bảy ngày. Điều này có nghĩa là cứ mỗi tháng là có một Moscow hay một Rio de Janeiro mới.

Cho đến năm 2030, 60% dân số thế giới sẽ sống ở các thành phố. Điều này sẽ tạo ra áp lực khổng lồ đối với các đô thị hiện tại trên thế giới.

Trong khi đó, các thành phố này còn phải đối phó với biến đổi khí hậu – khoảng 90% các thành phố lớn nhất trên thế giới nằm ở sát biển do đó dễ bị tổn thương trước tình trạng nước biển dâng.

https://baomai.blogspot.com/

Để đối phó với vấn đề này, một số các kỹ sư, các nhà nghiên cứu và các kỹ thuật gia nói rằng chúng ta nên xem xét lại cách xây dựng các thành phố và có lẽ đã đến lúc làm điều gì đó hoàn toàn khác. Thay vì xây dựng các thành phố trên đất liền thì hãy làm các thành phố nổi trên đại dương.

Nhưng liệu ý tưởng này có thật sự khả thi? Những thành phố như thế này sẽ như thế nào trên thực tế và chúng sẽ hoạt động như thế nào?

Mặt nước là bạn

https://baomai.blogspot.com/
Nhà nổi tại Amsterdam

Nên nhớ rằng các thành phố từ lâu đã lấn ra biển khi mà người ta tìm kiếm thêm không gian để xây chỗ ở cho số dân ngày càng đông.

Chẳng hạn như 25% diện tích lãnh thổ Singapore được xây trên vùng đất lấn biển, trong khi 20% Tokyo là các hòn đảo nhân tạo được bồi đắp ra biển.

Chính quyền Dubai cũng đã cho xây toàn bộ các khu phức hợp sang trọng trên các hòn đảo nhân tạo, còn những dải đất rộng lớn ở Hà Lan là được bồi đắp trên Biển Bắc với một hệ thống đê điều chằng chịt vốn được dùng để bảo vệ các khu đô thị khỏi bị nước biển nhấn chìm trong hàng trăm năm.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, thay vì ngăn chặn đà xâm thực của biển cả vào đất liền, một số người tin rằng đã đến lúc ngừng chiến đấu với đại dương; thay vào đó là hãy hợp tác với nó.

Những người đi tiên phong trong công nghệ nước nói rằng giải pháp cho tình trạng thiếu nhà ở cũng như các tệ nạn xã hội ở nhiều thành phố chật chội đang ngày phình ra nhanh chóng có thể là mở rộng ra trên mặt nước.

https://baomai.blogspot.com/ 

“Chúng tôi phải bắt đầu sống chung với mặt nước như một người bạn chứ không phải lúc nào cũng như kẻ thù,” ông Koen Olthuis, người sáng lập công ty kiến trúc WaterStudio của Hà Lan, cho biết. Công ty này đang thiết kế và xây dựng những mặt bằng nổi có thể sử dụng như nền móng để nâng các tòa nhà.

Ban đầu họ chỉ tập trung xây dựng những căn biệt thự hay văn phòng riêng lẻ, nhưng ông Olthuis tin rằng có khả năng xây dựng được toàn bộ một thành phố bằng cách này.

“Hãy tưởng tượng một thành phố mà chúng ta có thể cắm nút để chơi trò nhà nổi và xây dựng nổi,” ông giải thích. “Bạn có thể điều chỉnh thành phố theo mùa… để cho các công trình có nhịp sống của chúng.”

Giải pháp cho khu ổ chuột

Đó là một viễn cảnh hấp dẫn và viễn cảnh đó chỉ có được khi chúng ta có thành phố nổi.

Tuy nhiên, Olthuis và các đồng sự của ông đang điều chỉnh công nghệ này để cung cấp thực phẩm, nơi trú ẩn vệ sinh và năng lượng cho các khu ổ chuột ở một số nơi vào loại nghèo nhất trên thế giới.

Phần nhiều các khu ổ chuột trên thế giới nằm bên bờ sông hay bờ hồ cho nên dễ bị ảnh hưởng của lụt lội. Tuy nhiên điều này cũng đem đến cơ hội.

https://baomai.blogspot.com/
Xây dựng lấn biển có thể gây hỗn loạn cho hệ sinh thái đại dương

Công ty WaterStudio đang phối hợp với UNESCO để xây dựng các trường học nổi nhỏ ở những khu ổ chuột kế mặt nước. Nó được tài trợ một phần bởi một dự án có mục tiêu là giúp cho 70.000 trẻ em ở Bangladesh có thể đến trường.

Olthuis và nhóm làm việc của ông đã lắp các container chở hàng lên trên các nền móng nổi được làm từ hàng ngàn chai nhựa thải ra. Năm cấu trúc đầu tiên loại này – gồm có một lớp học, một nhà vệ sinh, một cái bếp và một phòng phát điện được kết nối với các tấm năng lượng mặt trời nổi – sắp được hoàn thành cho Korail, một khu ổ chuột nhìn ra mặt nước ở Dhaka, Bangladesh.

Cái hay của phương pháp này, theo Olthuis, là nếu như có thay đổi trong quy định hay khu ổ chuột bị giải tỏa thì trường học nổi này có thể được đưa đến nơi khác sử dụng.

“Ta có thể bỏ chúng lên xe tải và đưa chúng đến một thành phố khác,” ông nói.

Độc lập trên biển?

Tuy nhiên, tầm nhìn về thành phố nổi của Olthuis là một cụm các thành phố trên mặt nước vẫn còn gắn với đất liền bằng một sợi dây neo buộc. Có một số người đang mơ cắt đứt luôn toàn bộ các dây buộc này.

https://baomai.blogspot.com/
Dubai đã có những công trình phức hợp được xây dựng trên đảo nhân tạo vươn ra biển

“Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể tạo ra thế giới tốt đẹp hơn trên đại dương,” ông Joe Quirk, một tác giả và là người tự xưng là người theo thuyết ‘phục hưng đại dương’, nói. Ông cũng là phát ngôn nhân của Viện Seasteading vốn hy vọng tạo ra những cộng đồng nổi có thể thử thách các hình thức quản trị sáng tạo mới.

Viện Seasteading, vốn được kinh tế gia Patri Friedman và nhà đầu tư ở Thung lũng Silicon Peter Thiel thành lập vào năm 2008, cho biết rằng bằng cách di chuyển các thành phố nổi ra các vùng biển quốc tế họ có thể thành lập các quốc gia ‘khởi nghiệp’ với hệ thống luật lệ riêng.

Bằng cách xây dựng các thành phố đại dương mở được cấu thành từ các khu nhà kéo dài 50 mét kết nối với nhau, nó cho phép người dân muốn gia nhập hay từ bỏ tùy ý.

https://baomai.blogspot.com/

“Sẽ rất khó cho một nhà độc tài nào đó có thể leo lên nắm quyền trên hệ thống cấp bậc tự nhiên này nếu như lãnh thổ của ông ta có thể tan rã dưới chân ông ta và người dân có thể bỏ đi nếu ông ta hành xử điên rồ,” Quirk nói với chúng tôi.

Ông tin rằng thay vào đó những xã hội trên mặt nước như thế sẽ được định hình bởi các quy luật thị trường vốn không bị chi phối bởi tham vọng chính trị cũng như các vấn đề mà các chính phủ truyền thống trên mặt đất phải đối mặt.
Chúng ta vẫn phải chờ xem liệu một thiên đường về chính trị như thế có đạt được hay không – và liệu xây dựng một xã hội không có ràng buộc bởi các quy định hiện tại có khả thi không trên thực tế do tính chất khó đoán của bản chất con người.

Trước đó có người đã từng thử nghiệm kịch bản này. Vào năm 1967, ông Roy Bates, vốn là một nhân viên đài phát thanh lậu, đã chiếm một nơi từng là ụ súng phòng không trên Biển Bắc và tuyên bố lập nên một quốc gia độc lập gọi là Công quốc Sealand.

Tuy vậy, nơi này không hề được công nhận chính thức là một quốc gia. Theo Liên Hiệp Quốc thì các hòn đảo, công trình và cơ quan lắp đặt nhân tạo không có được quy chế của hòn đảo do đó chúng không được hưởng những quyền được quy định đối với các hòn đảo.

Tuy nhiên cũng có những người nhận thấy có một rào cản căn bản trong việc xây dựng các quốc gia hay thành phố trên biển – đó là thời tiết.

Nền văn minh đại dương

https://baomai.blogspot.com/

Bất cứ cộng đồng nổi nào cũng phải chịu được điều kiện khắc nghiệt giữa biển khơi nơi sóng có thể cao đến 20 mét và bão có thể gầm thét trong nhiều ngày.

“Khi mà bạn ở giữa biển trước những ngọn sóng cao như thế thì bạn chỉ có thể làm được một điều: đó là trồi lên và sụp xuống cùng với chúng,” ông Philip Wilson, giáo sư cơ khí tàu thuộc Đại học Southampton, nói. Ông tỏ ý nghi ngờ khả năng con người có thể xây dựng được một công trình nổi trên biển mà không hề bị ảnh hưởng trước điều kiện khắc nghiệt của biển khơi.

“Ở ngoài đại dương có không gian rộng lớn hơn cho gió thổi và do đó sóng ở ngoài đó lớn hơn nhiều. Nếu ta xây dựng một thành phố nổi mà hết phân nửa cư dân ở đó bị say sóng thì nó không hề khả thi về mặt kinh tế chút nào. Người ta sẽ không muốn sống như thế,” ông nói.

https://baomai.blogspot.com/
Những công trình Bắc Kinh xây đảo nhân tạo tại Biển Đông đã và đang gây tranh chấp

Quirk chỉ ra rằng những con tàu du lịch xa xỉ khổng lồ nơi mà du khách có thể nhâm nhi ly martini vào buổi chiều mà không phải băn khoăn gì về tâm trạng hay nhịp sống của đại dương. Các giàn khoan dầu cũng được giữ cho ổn định ở những môi trường tương đối nguy hiểm. Nhưng ngay cả ở trên những công trình này vẫn không hề dễ chịu chút nút nếu xảy ra gió bão dữ dội.

Thay vào đó, dường như tương lai của các thành phố nổi sẽ nằm gần với đất liền. Dự án đầu tiên của Viện Seasteading là xây dựng một trung tâm kỹ thuật cao bao gồm các hòn đảo nổi trong vùng biển được bảo vệ thuộc quần đảo Tahiti, Polynesia thuộc Pháp vào năm 2020. Hơn 1.000 người đã bày tỏ mong muốn được sống ở đó, nhưng với giá 15 triệu đô la một khoang – và cứ 11 khoang có lẽ đủ chỗ làm nhà cho 200-300 người – cuộc sống ở đó không hề rẻ.

https://baomai.blogspot.com/

Giá trị thật sự của các thành phố nổi có lẽ là ở chỗ nó tạo thêm không gian để những trung tâm đô thị đã trở nên quá đông đúc của thế giới có thể mở rộng ra. Nhiều khả năng là một dạng thành phố lai sẽ xuất hiện với những lợi ích của thành phố trên đất liền và thành phố nổi kết hợp lại với nhau bằng cách mở rộng các thành phố ra vùng biển xung quanh. Khi công nghệ phát triển để giúp chúng ta chế ngự được những trở ngại của cuộc sống trên biển, những thành phố nổi này khi đó có thể mở rộng ra hơn nữa về phía đại dương.




Ellie Cosgrave




Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN CON MÈO VÀ ĐĨA CÁ RÁN!




Chuyện là nhà tôi có nuôi một con mèo. Rất khôn. Khôn tới mức hình như nó hiểu được tiếng người. Thức ăn nấu xong để trên bàn, chỉ cần úp cái lồng bàn sơ sài chống bụi, ruồi muỗi và bảo nó, không được ăn vụng. Nó nhìn tôi bằng ánh mắt rất lạ, cứ như là định nói, sao coi thường nhau thế? Đằng nào rồi chốc nữa chả cùng chén! Bởi nói chung, mèo nhà tôi thì chủ xơi gì, nó xơi đó. Chả kém miếng nào. Thế nên thường thì nó rất ung dung đợi đến bữa...

Thế nhưng có món này là ngoại lệ!

Cá chép sông rán giòn! Chả là nhà tôi gần sông Đuống, thỉnh thoảng mua được mớ cá sông của dân vạn chài. Về rán vàng lên... Ôi. Cá chép sông béo mầm mà rán giòn lên thì thơm điếc mũi hàng xóm! Tôi quay ra bảo con mèo, mày trông nhé, tao qua hàng lấy bia về rồi ta cùng nhậu! Lấy được bia về đến nhà thì, ôi thôi, chỉ còn cái đĩa không! Và bạn mèo vàng thân mến đã lặn mất tăm...

Nhưng được cái mèo thuộc giống hổ, nên mau quên. Sau khi tiêu hóa hết con cá chép sông ngon thơm, đói bụng, hắn lại về. Khoan thai đĩnh đạc đi vào phòng ăn, ngoeo ngoeo... có gì ăn chưa nhỉ? Như chưa từng có chuyện gì sảy ra!:))

Tôi quyết tâm dạy cho nó cách cư xử văn minh. Rất nhiều lần rán cá xong, túm lấy y và chỉ, chỗ cá này không được ăn nhé. Để chốc nữa tao với mày ta cùng nhắm. Vừa ngon. Vừa thân ái tình thân mến thương. Thế mới gọi là ta đang sống ở thời chủ nghĩa xã hội chứ...

Thế nhưng chả ăn thua.

Tôi cứ rán cá vàng rộm, thơm nức, để ra đĩa, rồi âu yếm nhắc con mèo, trông nhé! 😐

Thế nhưng quay đi chỉ giây rưỡi, quay lại là còn... đĩa không!

Tuyệt vọng về cái giống mèo khó dạy hết thuốc chữa!

Đang tuyệt vọng về con mèo, mở tivi xem cho đỡ stress thấy đưa tin mai mở phiên tòa xử mít xờ tơ Đinh La Thăng....

Tôi chợt phì buồn cười khi nghĩ, ngài # cũng chả khác con mèo nhà tôi! Ai đời đem một đống tiền đặt vào tay ông ta, bảo cứ tiêu thoải mái cho nó ... vì dân vì nước thì quá bằng sai con mèo trông đĩa cá rán, bảo nó đừng ăn!

Thế nên mèo nó xơi cá rán là điều tất nhiên. Cũng như phàm là con người, thấy tiền... ai chả mê?

Còn đống tiền chùa giao cả cho nó thì... đến ngưòi ngay ngắn vuông vắn như cột điện rồi cũng thành ra chấm mút, tham nhũng mà thôi! Tôi nói thật, tôi mà rơi vào chỗ đó, tôi cũng xơi! Không xơi chỉ có là thánh! Nói sai tôi bé lại bằng con kiến! Thề(!)

Vậy có cái gì sai ở đây?

Tất nhiên là không bàn đến # rồi. Mít xờ tơ Đinh sai là rõ ràng. Ra tòa xứng đáng thôi...

Thế nhưng ai bày cái đĩa cá rán kia ra rồi bảo mèo # trông nhé, không được ăn nhé?

Ai?????

Giá phiên tòa ngày mai xử tội # cho đích đáng và truy tìm ai là người bày ra đĩa cá cho # nó xơi, để rồi từ đó mà liệu bề phòng ngừa, cất đặt cho khỏi mất của dân của nước, ấy mới là phiên tòa thành công như nhân dân mong đợi.

Còn xử # và hơn thế nữa đi tù mà cá vẫn mất. Rồi lại cứ bày ra thì... hết # này lại sinh ra # khác. Hết X này lại sinh ra X khác. Mệt dân hại nước lắm tòa ơi!
 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TUYÊN BỐ VỀ BẢN ÁN TỬ HÌNH TẠI ĐẮK NÔNG


Của các cá nhân và tổ chức quan tâm đến Vận mệnh của Đất Nước
"Bản án sơ thẩm dành cho ông Đặng Văn Hiến là sự phỉ báng công lý, vì tội danh “giết người” hoàn toàn không phù hợp với diễn biến vụ án cũng như hành vi của các bị cáo, và hội đồng xét xử đã không xem xét thấu đáo, hợp tình hợp lý mọi tình tiết của vụ án, đặc biệt là hành động tự vệ trong trạng thái tinh thần bị kích động của các nông dân mất đất trước sự tấn công và cướp phá tài sản ngang ngược, bất chấp pháp luật của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến".

Sự việc và Nhận định
Vào hai ngày 2/1/2018 và 3/1/2018 Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xét xử sơ thẩm vụ án nổ súng làm 16 người thương vong xảy ra vào ngày 23/10/2016 tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông liên quan đến Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư Long Sơn. 

Được biết sự kiện bi thảm xảy ra do nông dân mất đất vô cùng bức xúc trước hành động của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến san ủi khu đất đang tranh chấp nhiều năm trước đó.

Đây là vụ án mà dư luận đặc biệt quan tâm kể từ sau vụ án Đoàn Văn Vươn nổi tiếng vào năm 2012. Rất nhiều người dân địa phương đã sát cánh cùng thân nhân các bị cáo đến theo dõi phiên tòa sơ thẩm diễn ra trong hai ngày đầu năm mới.

Phiên tòa đã kết thúc vội vã vào chiều ngày 3/1/2018 với kết quả gây phẫn nộ lớn trong công luận nói chung và người dân địa phương có quyền lợi liên quan đến vụ án nói riêng. Ông Đặng Văn Hiến, 47 tuổi, bị tuyên án tử hình, các nông dân khác tham gia vào vụ nổ súng đều bị tuyên án nặng từ 9 tháng đến 20 năm tù giam.

Khi được nói lời sau cùng, ông Ninh Viết Bình, 35 tuổi, người bị tuyên án 20 năm tù, đã nói trong nước mắt rằng “nếu không có Công ty Long Sơn thì hôm nay các bị cáo đã không có mặt tại tòa và đã không gây ra tội lỗi.”

Nói cách khác, dư luận theo dõi vụ xử án đều cùng chung nhận định rằng hành động của các bị cáo, đặc biệt ông Đặng Văn Hiến, đều xuất phát từ tâm lý phẫn uất do bị dồn đến đường cùng, và việc sử dụng súng để chống trả là việc làm bất đắc dĩ trước hành vi trái pháp luật ngay trước đó của những người bị hại.

Tuyên bố
Trước sự kiện bi thảm nói trên và bản án nặng nề dành cho các nông dân mất đất, chúng tôi đồng lòng đưa ra tuyên bố như sau:

Thứ nhất, bản án sơ thẩm dành cho ông Đặng Văn Hiến là sự phỉ báng công lý, vì tội danh “giết người” hoàn toàn không phù hợp với diễn biến vụ án cũng như hành vi của các bị cáo, và hội đồng xét xử đã không xem xét thấu đáo, hợp tình hợp lý mọi tình tiết của vụ án, đặc biệt là hành động tự vệ trong trạng thái tinh thần bị kích động của các nông dân mất đất trước sự tấn công và cướp phá tài sản ngang ngược, bất chấp pháp luật của đoàn cưỡng chế đất do Công ty Long Sơn phái đến. Không ai cổ vũ giải pháp bạo lực để giải quyết mâu thuẫn, nhưng rõ ràng tòa án đã không phân tích đầy đủ nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các bị cáo trước khi tuyên án.

Thứ hai, sau hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng gây hậu quả nghiêm trọng, ông Đặng Văn Hiến đã ra đầu thú với mong ước hưởng sự khoan hồng của pháp luật, mà lẽ ra ông đương nhiên có quyền hưởng theo các quy định pháp lý hiện hành, bởi vì đầu thú là tình tiết giảm nhẹ hình phạt mà hội đồng xét xử nên cân nhắc khi lượng hình. Tuy nhiên giờ đây ông Hiến lại trở thành nạn nhân của sự đui mù công lý và phải chịu hình phạt nặng nhất trong khung hình phạt.

Thứ ba, chính quyền tỉnh Đắk Nông và huyện Tuy Đức rõ ràng hoàn toàn tắc trách trong việc giải quyết dứt khoát tranh chấp đất kéo dài tại địa phương, khiến người dân không an cư lạc nghiệp; điều đó vừa thể hiện thái độ xem thường nguyện vọng chính đáng của nhân dân, vừa phần nào đó góp phần gây nên hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc nói trên.

Thứ tư, luật pháp và các cơ quan thực thi pháp luật lẽ ra phải bảo vệ công dân, bảo vệ quyền lợi và tài sản hợp pháp của họ, thì nay lại mặc nhiên trở thành và được sử dụng như công cụ đắc lực cho các nhóm lợi ích cướp đất của dân một cách trắng trợn. Ai đã cho phép Công ty Long Sơn tự lập đoàn cưỡng chế đất với quyền sử dụng vũ khí và quyền tấn công dân địa phương, nói cách khác ai đã trao thẩm quyền thực thi pháp luật cho một công ty tư nhân như vậy? Câu hỏi này dứt khoát phải được làm rõ.

Thứ năm, nguồn gốc chính của sự kiện bi thảm tại tiểu khu 1535, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông suy cho cùng là ở quan niệm và quy định pháp lý về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, bởi nó mặc nhiên trao cho các chính quyền địa phương một quyền lực nguy hiểm là tước đoạt đất của người dân để trao cho các nhóm lợi ích vốn thừa và sẵn sàng sử dụng tiền bạc trục lợi bằng cách hối mại quyền thế.

Thứ sáu, xã hội chắc chắn sẽ bất ổn và rối loạn khi người dân không còn đặt niềm tin vào pháp luật và các cơ quan thực thi pháp luật, bởi lúc đó họ sẽ tự ban phát công lý cho chính mình với hậu quả là xung đột xã hội sẽ gia tăng. Bản án tử hình nặng nề trong vụ án này hoàn toàn không giúp ngăn chặn tình trạng phản kháng của nông dân mất đất trong tương lai, mà ngược lại càng khiến người dân phẫn nộ vì công lý chẳng những không được thực thi, mà còn bị nhạo báng bởi những kẻ cầm cán cân công lý sai lệch.

Yêu cầu

Vì những lẽ nêu trên, chúng tôi yêu cầu Chủ tịch Nước và Tòa án Tối cao nước CHXHCN Việt Nam nghiêm túc xem xét lại vụ án và bản án này. Điều mà chúng tôi, trong tư cách là công dân Việt Nam, cần và đòi hỏi ở một nhà nước của dân, do dân và vì dân là: CÔNG LÝ.

Lập vào ngày 8 tháng 1 năm 2018

DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN ĐÃ KÝ TÊN

TỔ CHỨC:

1. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Lê Thân, cựu tù nhân Côn Đảo
2. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập. Đại diện: nhà văn Nguyên Ngọc
3. Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A

CÁ NHÂN

1. Huỳnh Kim Báu, cựu Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu Nước TPHCM, Chủ nhiệm danh dự CLB Lê Hiếu Đằng
2. Đào Công Tiến, cựu Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TPHCM
3. Lê Thân, CLB Lê Hiếu Đằng, Nha Trang
4. Lê Công Định, luật gia, Sài Gòn
5. Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp TPHCM
6. Hoàng Hưng, nhà thơ, Sài Gòn,
7. Hoàng Dũng, PGS. TS., TPHCM
8. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
9. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
10. Nguyễn Quang A, TS, Hà Nội
11. Phan Tấn Hải, nhà văn-nhà báo, Hoa Kỳ
12. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
13. Nguyễn Thị Mười, hưu trí, Sài Gòn
14. Bùi Hiền, nhà thơ, Canada
15. Lưu Thủy Hương, nhà văn, CHLB Đức
16. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TPHCM
17. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
18. Vũ Thư Hiên, nhà văn, CH Pháp.
19. Ngô Kim Hoa - Nhà báo tự do, thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn
20. Lại Thị Ánh Hồng- Thành viên CLB LHĐ- Sài Gòn
21. Nguyễn Thị Kim Chi, NSƯT, Sài Gòn.
22. Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội.
23. Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
24. Nguyễn Thanh Mai, nhân viên văn phòng, CH Séc
25. Ý Nhi, nhà thơ, TPHCM
26. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt
27. Lê Văn Sơn, nhà báo tự do, Nghệ An.
28. Phạm Đình Trọng. Nhà văn. Sài Gòn
29. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, Hà nội
30. Mạc Văn Trang, TS Tâm lý học, Hà Nội
31. Anthony Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo phận Vinh
32. Nguyễn Thiện, tác giả chương trình Dân ta biết sử ta, TPHCM
33. Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa
34. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, CH Pháp
35. Nguyễn Sĩ Thụy, 57 tuổi, giáo viên, TP Huế
36. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội
37. Hà Quang Vinh, hưu trí, Tp HCM
38. Lê Hồng Hà, công nhân, Hoa Kỳ
39. Nguyễn Hoành, hưu trí, TP. HCM
40. Vũ Quốc Ngữ, nhà báo tự do, Hà Nội
41. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
42. Đặng Bích Phượng, hưu trí, Hà Nội
43. Đoàn Hòa, Cộng Hòa Séc
44. Đaminh Lê Thanh Trưởng, linh mục, Đồng Nai
45. Đặng Đăng Phước, giáo viên, Buôn Ma Thuột,
46. Minh Đức Cao, thợ xây dựng, CHLB Đức
47. Thị Diên Nguyễn, thợ xây dựng, CHLB Đức
48. Nguyễn Minh Phát, công nhân, Canada
49. Nguyễn Trọng Bách , kỹ sư , Nam Định
50. Minh Huệ Bekker, kỹ sư hưu trí, CHLB Đức
51. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà giáo về hưu, CH Pháp
52. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, CH Pháp
53. Lê Thị Hồng Hạnh, hưu trí, Hà Nội.
54. Nguyễn Thị Từ Huy, Nghiên cứu sinh triết học chính trị, đại học Paris 7, Cộng hoà Pháp
55. Nguyễn khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hóa, Hà nội
56. Dương Đình Giao, nhà giáo đã nghỉ hưu, Hà Nội
57. Nguyễn Thu Giang, nguyên PGĐ Sở Tư pháp TPHCM
58. Nguyễn Trần Hải : cựu sĩ quan Hải quân nhân dân VN đã nghỉ hưu, Hải phòng
59. Giáng Vân, nhà thơ, Hà Nội

Xin mời quý vị hưởng ứng tuyên bố này tiếp tục ký tên, với họ tên, nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia), và nghề nghiệp, chức danh (nếu có).


https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/01/tuyen-bo-ve-ban-tu-hinh-tai-ak-nong.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự hài hước của Nguyễn Thế Thịnh


>> Cuộc sống xa hoa như ông hoàng của... tù nhân ở Na Uy
>> 8 đội vào đến tứ kết World Cup 2014 đều nhờ... sex!


Đọc xong entry Sẽ đến lúc muốn làm người Triều Tiên của blogger Thịnhbabel, có điều gì đó thật khó tả, vừa có cảm giác hy vọng, vừa có cảm giác thất vọng. Làm sao không hy vọng được khi một đảng viên, một nhà báo kì cựu như anh viết lên được những dòng chữ như thế này.
... Giật mình là vì họ vẫn còn kính yêu lãnh tụ của họ. Đừng cười, hãy nghĩ lại mà coi, bây giờ, ta có yêu kính lãnh đạo đến như thế không? Hay thử hỏi, cũng khá lâu rồi, khi nghe vị nào đó qua đời, có ai trong chúng ta rơi lệ? Lại hỏi, vì sao? ...

Tôi cũng phục họ rất công khai, Đảng toàn quyền thì cứ nói lãnh tụ cao nhất toàn quyền, Kim Jong-il được kế vị thì nói ra là sẽ kế vị và thực tế là đã kế vị. Không vòng vo Tam Quốc (để chạy đôn chạy đáo), không đổ cho "tập thể" ...

Tôi nghĩ cuối cùng cũng thế thôi, ăn uống để sống chẳng đáng bao nhiêu. Hiếp đáp, bòn rút của người khác (kể cả việc bán nước từng phần -cách nói của Nguyễn Duy) không cần đến cả liêm sĩ, cuối cùng của cải cũng chẳng để làm gì, chỉ để tiếng cho đời nguyền rủa ...

Trong lúc, tôi thấy mỗi lần quan chức nào đó ở các ngành trên trung ương về địa phương mang theo vợ con, thậm chí là bà con nội ngoại bắt các tỉnh phải cung phụng, lại còn tinh tướng chê hết cái này cái kia, tôi thấy họ không có liêm sĩ. Họ không biết dù phải cung phụng nhưng trong lòng những người cung phụng (kể cả người phục vụ) coi họ chẳng là cái đinh gì ...

Họ không ve vãn, lúc thằng này, lúc thằng kia như một con điếm lại luôn mồm nhân phẩm ..."

Đọc nghe sướng thật!

Nhưng rồi toàn bài vẫn toát lên một sự thất vọng, chợt nhớ đến "Nghịch lý Quảng Bình" của nhà báo tự do Xuân Bình, thầm thích thú một mình. Trong một entry blog mình, anh Thịnh từng tâm sự anh chỉ muốn làm một chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, nhưng xem ra, cái tư tưởng ấy có vấn đề rồi, cũng xin anh bỏ qua cho tui cái tính ngạo mạn, góp bàn tí chút.

- Nếu như anh viết ... giàu để làm gì, trẻ và giàu như Mark Zuckerberg là cùng, thì cũng qua Việt Nam cưỡi trâu và chơi trò bịt mắt bắt dê ... Thưa anh, người Việt Nam muốn giàu để đi du lịch qua Mỹ ngắm tượng Nữ thần Tự do, qua Pháp để ngắm Tháp Eiffel, qua Nhật ngắm núi Phú Sĩ, qua Trung Quốc để ngắm cái chuồng gà dán hình ông Mao... và cuối cùng để tìm hiểu nguyên nhân vì sao bọn đế quốc, thực dân, phát xít, bành trướng bá quyền ấy đã đến và làm khổ Việt Nam trong quá khứ nhiều như thế. Khát khao thịnh vượng là chính đáng anh à, quan trọng là cách làm như thế nào thôi.

- Nếu như anh viết ... không ai chết vì không có điện thoại di động, cũng không ai chết vì không có Internet ... Thưa anh, đúng như vậy, không ai chết vì không có những thứ ấy, kể cả không có áo quần, nhưng người Việt Nam bình thường không ai lại cởi truồng đi ra ngoài đường. Anh đã từng tác nghiệp tại báo Quảng Bình và nay là báo Thanh Niên. So với hơn 700 tờ báo trong nước, báo Thanh Niên khác gì là " chiếc di động hiện đại nhất, internet tốc độ cao nhất " trong hệ quy chiếu môi trường, phương tiện, phong cách làm việc và tiếng tăm. Ví dụ, một lần nữa, nếu cho anh chọn lựa làm việc ở báo Quảng Bình và báo Thanh Niên, anh sẽ chọn nơi nào?

- Nếu như anh viết ... dân tộc Triều Tiên giàu liêm sĩ. Nghèo thì nghèo, mày đừng hòng đụng đến tao.Tao có thể nhịn ăn để làm vũ khí hạt nhân, mày hãy coi chừng, tao không đụng đến mày thì thôi ... Thưa anh, một dân tộc liêm sĩ không bao giờ chịu nhịn đói, cày cuốc khổ cực để chỉ phục vụ quyền lợi cho một nhóm người, một dân tộc liêm sĩ không bao giờ cứ ai "cù lét" một tí lại giẩy nẩy lên, dọa "đánh" người anh em ruột thịt máu mũ của mình, một dân tộc liêm sĩ không thể nhịn đói để làm ra cái vũ khí mà khi bắn ra nó có thể giết hại hàng loạt sinh linh vô tội, một dân tộc liêm sĩ không chấp nhận nghèo đói để ngữa tay xin viện trợ lương thực, họ là một dân tộc có tài thực sự nhưng bất lực, bế tắc vì bạo tàn quyền lực. Không riêng gì tui, đa số những người tiến bộ trên thế giới mong muốn và tin rằng họ sẽ thoát ra hoàn cảnh đó và trở nên giàu sang thịnh vượng.

- Nếu như anh viết ...toàn đất nước Triều Tiên biến thành một bảo tàng lớn, sống động, lấy nguồn thu chính từ khoáng sản và du lịch ... Thưa anh, như tui đã viết trong entry "Tản mạn sau cái chết của nhà độc tài", luật pháp không cấm ai ước mơ, nhưng ước mơ muốn biến Bắc Triều Tiên thành một viện bảo tàng XHCN nguyên thủy chỉ để thế giới xem chơi thì... nhẫn tâm quá. Anh cũng đã từng sống qua thời đó rồi, tự ngẫm nghĩ mà so sánh. Ở Việt Nam, một trong những nổi buồn nhất là bán tài nguyên khoán sản, thế mà anh lại đem nổi buồn ấy cấy cho nước họ. Còn muốn làm du lịch thành công, muốn người ta biết đến nhiều thì phải mưu mẹo, lừa lọc giống như anh không muốn mà cũng phải làm tuyên truyền viên cho Vịnh Ha Long đấy thôi. Giỡn vậy để mà nói rằng, làm du lịch cũng là kinh tế thị trường, cũng phải cạnh trạnh gây gắt lắm.

Còn anh sẽ hay không sẽ làm người Triều Tiên thì tùy. Như anh từng tuyên bố sống vì vợ vì con là không hèn, một người sống vì vợ vì con như anh thì nếu những thành viên ấy không chịu qua nơi đó sống, đoán là anh sẽ không đi một mình đâu.

Hy vọng và thất vọng của tui là thế, tự an ủi mình rằng chắc anh ấy hài hước mà thôi.

MP

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thôi thì, của con, cháu các vị cả!



Mạnh Quân
(Dân trí) - Cuối tuần trước, Dân trí đã đưa tin, tại cuộc họp với Sở Xây dựng Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói rằng: Trong việc lát đá vỉa hè (nhiều nơi bị hư hỏng sớm), có chuyện "con ông cháu cha" cung cấp vật liệu xây dựng để hưởng lợi. Ông Chung yêu cầu kiểm tra, xử lý nghiêm và công khai.

Đây lại là một phát ngôn bất ngờ mới của ông Nguyễn Đức Chung sau những chuyện ông từng gây sốc không chỉ với người dân ở Hà Nội mà cả nước: Riêng khâu cắt cỏ ở Thủ đô cũng tốn hết 700 tỷ đồng/năm hay việc hồi tháng 3/2017, ông nói: Có khoảng 150 quán bia hơi vỉa hè ở Hà Nội "có công an đứng đằng sau". Và tất cả điều ông Chung nói không ai phản bác được.

Câu chuyện mới nhất mà Chủ tịch TP Hà Nội nêu ra chắc rằng cũng... đúng nốt. Vì trên thực tế, người dân Thủ đô đều đã thấy, trên nhiều tuyến phố ở Hà Nội vừa qua, sau khi đã thay đổi đá vỉa hè bằng loại đá được cho là đá tự nhiên, có tuổi thọ 50-70 năm, nhưng chỉ một thời gian ngắn, rất nhiều vỉa hè mới bị hư hỏng, bong tróc, nứt vỡ.

Chính ông Chung khi đi trực tiếp kiểm tra cũng phát hiện nhiều điểm, số đá vỉa hè được thi công đã không đúng chất lượng, độ dày như thiết kế và ông cũng đã khẳng định điều này trước kỳ họp tháng 12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố.

Lời khẳng định của ông Nguyễn Đức Chung: "Tôi biết là có việc đó", với chính câu hỏi ông đặt ra: Có việc "con ông cháu cha" cung cấp vật liệu để trục lợi hay không, quả là vấn đề nhức nhối. Hóa ra lâu nay, vẫn có những kẻ mượn cớ chỉnh trang, làm đẹp đô thị để kiếm bẫm và những người đó lại là “con ông nọ, cháu bà kia”, chứ là người ngoài, đâu dễ làm.

Không phải tự nhiên, có những đoạn đường, vỉa hè đang rất đẹp, không ai phàn nàn, tự dưng lại cày xới lên, có khi thay bằng loại vật liệu rẻ tiền hơn mà người ta cứ kiếm đủ cớ để biện minh cho việc thay đổi vô lối ấy.

Mong là, cũng như các câu chuyện trước đây: Lãng phí trong việc cắt cỏ hay việc dẹp các quán bia hơi vỉa hè "có công an đứng sau" đều đã có kết quả nhất định: Tiền ngân sách nhà nước chi cho việc cắt cỏ đã giảm vài trăm tỷ đồng/năm; nhiều quán bia hơi bị dẹp... thì sẽ có những "con ông cháu cha" đứng sau việc cung cấp đá vỉa hè không đúng tiêu chuẩn, chất lượng phải bị xử lý.

Nhưng sâu xa hơn việc trên, người dân tỏ ý bất bình vì lâu nay, tưởng rằng, "con ông, cháu cha" thường hưởng những cái lớn: Chức quyền, quyền thi công các công trình, dự án lớn... Mà thực tế đã thấy, ở nhiều tỉnh, thành phố, chuyện Bí thư nọ, Chủ tịch kia, Giám đốc sở này, ngành kia... can thiệp, bổ nhiệm con cái vào các chức danh quan trọng dù những người này không đủ năng lực, phẩm chất không phải hiếm.

Nhưng hóa ra, đến những việc tưởng bé, như thay mấy trăm, mấy ngàn viên đá vỉa hè, các vị ấy cũng can thiệp để con cháu của họ cũng nhảy vào kiếm tí như vậy thì quả là: "Họ đã ăn của dân không từ thứ gì" như lời một lãnh đạo Nhà nước từng phát biểu năm nào.


Phần nhận xét hiển thị trên trang