Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

Bình phong? Hỡi ôi, tình báo An Nam!


FB Phạm Xuân Cần
Từ mấy tháng nay cái tên Vũ Nhôm nổi lềnh bềnh trên báo chí và mạng xã hội. Ai cũng bảo anh ta là thượng tá tình báo và công ty 79 của anh ta là công ty bình phong của cơ quan tình báo. Chẳng biết trúng hay trật. Hôm nay đọc thấy cái tút của nhà báo Nguyễn Thế Thịnh trên PB Thinh Nguyen, thì thấy việc người ta đồn đoán là có cơ sở. “Không nhớ vào năm nào (tìm thì ra thôi nhưng lười  :P), báo Tuổi Trẻ viết một bài nói về đất đai Đà Nẵng, trong đó có một đoạn dẫn chứng là dãy đất dọc đường Võ Nguyên Giáp (hồi đó chưa đặt tên), đoạn từ góc đường Phạm Văn Đồng đến góc đường Võ Văn Kiệt mấy nghìn mét vuông bán cho Vũ không qua đấu giá và giá rất “bèo”.

Hôm đó UBND TP mời vài tờ báo (chủ yếu là báo giấy có lượng phát hành tốt ở ĐN), mình nhớ là có Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Lao Động,... do Phó chủ tịch Văn Hữu Chiến chủ trì. (Lúc đó ông Trần Văn Minh làm chủ tịch).

Ông Chiến trưng ra một bộ hồ sơ, trong đó có công văn của Tổng cục Tình báo gửi TP Đà Nẵng, đề nghị chỉ định giá, bán cho doanh nghiệp bình phong của tổng cục là Công ty 79. Công văn lý giải vị trí đó thuận lợi cho việc xây dựng (các thứ...) để làm bình phong.

Ông Chiến đưa ra bản fotocopy thẻ ngành của Phan Văn Anh Vũ, với cấp hàm thiếu tá.

Mọi người hỡi ôi. Không ai nói được câu nào. Về. Đó là lần đầu mình biết Vũ mang hàm CA”.

Qua câu chuyện trên, có thể nhận định mấy khả năng sau:

- Khả năng thứ nhất, cơ quan tình báo của ta quá yếu kém. Công ty bình phong là để che đậy các hoạt động nghiệp vụ, giám đốc là vỏ bọc của cán bộ hoặc tình báo viên. Cả hai đều phải tuyệt đối bí mật. Nếu để đối phương biết công ty là bình phong, giám đốc công ty là vỏ bọc của nhà tình báo thì vô cùng nguy hiểm. Muốn giữ bí mật thì phải thực hiện đúng châm ngôn “người tình báo là người không giống tình báo nhất”, nghĩa là hết sức bình thường, không có gì tỏ ra khác biệt. Tương tự như vậy, công ty bình phong cũng phải tỏ ra là một doanh nghiệp hoàn toàn bình thường, không được hưởng bất kì một đặc quyền nào. Ấy thế mà ở đây, Tổng cục TB có văn bản can thiệp cho công ty 79 hưởng đặc quyền. Văn bản đó không biết có độ mật không mà phó chủ tịch thành phố trưng công khai ra giữa cuộc họp báo, lại còn để lộ danh tính, cấp bậc của giám đốc công ty bình phong nữa. Đó là… trình báo, chứ quyết không giống…tình báo!

- Khả năng thứ hai, tình báo của ta quá siêu, dùng thủ đoạn “giả chết bắt quạ”, hoặc “lấy công khai che bí mật”. Nghĩa là cứ làm như thế để ai cũng nghĩ “tình báo gì mà ngây ngô thế”, nên không tin. Nhờ đó mà không ai đề phòng nữa. Lịch sử tình báo, phản gián nước ta và thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp như thế này. Tuy nhiên, giả ngây giả ngô đến nước ấy thì liệu có lừa được ai?

- Khả năng thứ ba, chẳng có hoạt động tình báo gì sất! Họ chỉ lợi dụng để chiếm đoạt các nguồn lợi của đất nước một cách công khai, trắng trợn. Việc sau đó Vũ Nhôm đã bán lại mảnh đất trên với chênh lệch được cho là trên 600 tỷ đồng đã chứng minh mục đích thực của “điệp vụ” tình báo này!
Bây giờ thì Vũ Nhôm đã xộ khám, với hành vi bị khởi tố về tội làm lộ bí mật nhà nước. Dù tội gì đi nữa thì anh ta cũng sẽ là tên tội phạm có cỡ. Và, nếu những đồn đoán về chuyện “tình báo láo nháo tình yêu” nói trên là có thật thì anh ta đã có một phát minh làm đảo ngược mọi nguyên lý của nghề tình báo và phản gián thế giới. Vì, xưa nay người ta chỉ có lấy hoạt động kinh doanh, kể cả có thể là buôn lậu, cờ bạc… làm bình phong cho hoạt động tình báo. Còn Vũ Nhôm đã lấy tình báo làm bình phong cho hoạt động kinh doanh và tội phạm!

Công ty của Vũ Nhôm có phải là công ty bình phong của tình báo hay không, điều này còn phải chờ cơ quan chức năng trả lời. Nhưng Vũ Nhôm đã và đang là bình phong của ai, của những ai đó và thế lực nào đó là điều chắc chắn! 

Chuyện này thì ai cũng hiểu, chỉ một vài người...rất hiểu!

Hỡi ôi, tình báo An Nam!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Các bác còn hỏi thế, chúng em biết hỏi ai?



Bùi Hoàng Tám

(Dân trí) - Trước khi lý giải về câu hỏi này, xin nói luôn là sẽ có câu trả lời sớm, có thể là rất sớm khi ông Phan Văn Anh Vũ đã bị bắt. Song, câu hỏi đó vẫn còn nguyên giá trị bởi nếu không làm rõ thì sẽ có những “ông Vũ” khác…

Còn “các bác” ở đây, một bác là Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa và hai là bác Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính Ngân sách Quốc hội Bùi Đặng Dũng.
Chả là tâm sự trong buổi gặp mặt các hội viên Câu lạc bộ Thái Phiên - nơi sinh hoạt của các tướng lĩnh, cán bộ về hưu của Đà Nẵng chiều 3/1, ông Trương Quang Nghĩa nói: “Tới đây sẽ có những câu hỏi tại sao Vũ “nhôm” lại mua được nhiều đất công như thế mà không phải là ai khác?”.

Vâng, cái câu hỏi “tại sao Vũ “nhôm” lại mua được nhiều đất công như thế mà không phải là ai khác” có lẽ không chỉ là câu hỏi của Bí thư Nghĩa, cũng không chỉ của người dân Đà Nẵng mà là câu hỏi của nhân dân cả nước.

Có thể nói, trả lời câu hỏi này với cơ quan chức năng đương nhiên là không hề khó, dù biết rằng đó là mối quan hệ lằng nhằng, chằng chịt... Nói không khó bởi cái sự việc nó hiển hiện hàng ngày, lù lù ra trước mắt bàn dân thiên hạ chứ không phải là “cái kim” mà dẫu là “cái kim bọc giẻ” thì “lâu ngày cũng ra” cơ mà.

Vấn đề nằm ở chỗ, có muốn tìm câu trả lời đó hay không mà thôi.Tôi thì tin rằng những bạn đọc thân mến của tôi sẽ chỉ ngay ra được trong… 3 phút mà chẳng cần phải đến Đà Nẵng thanh tra, kiểm tra gì hết.

Câu hỏi thứ hai, chia sẻ trên báo Tiền phong ngày 29.12.2017, bài “Lương lãnh đạo thấp sao vẫn có nhà lầu, xe hơi, con học nước ngoài?”, ông Bùi Đặng Dũng đặt câu hỏi nguyên văn: “Lương cán bộ lãnh đạo không đủ sống, nhưng tại sao con cái họ vẫn đi học ở nước ngoài, tại sao có biệt thự, xe con?”.

Câu này, đã có mấy bác quan chức nhà ta trả lời rồi, rằng là “làm thối móng tay”, “buôn chổi đót”, “cô em họ tặng”…

Tuy nhiên, ông Dũng thì bảo “Người làm lãnh đạo, chỉ cần ký cho một dự án nào đó thôi, thế là như "luật bất thành văn", người ta đến cám ơn, hoa hồng, lại quả, rồi quà cáp vào mỗi dịp lễ, tết… Từ đó, họ đã có một khoản thu nhập lớn. Đó là một hiện tượng xã hội phổ biến hay đặc thù? Rõ ràng có điều gì đó bất bình thường”.

Vâng, vấn đề là ở cái “luật bất thành văn” ấy tuy “bất bình thường” nhưng nó lại đang chi phối nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Oái oăm thay, nó là “luật” mà lại thuộc “bất thành văn” nên không có điều mà cũng chẳng có khoản và tất nhiên, không có “giấy trắng, mực đen”.

Không có điều khoản, chẳng có giấy trắng, mực đen nhưng có vẻ như nó lại rất… chi tiết và nghiêm ngặt. Những bông “hoa hồng”, “hoa huệ”, “hoa đồng tiền” ấy có thể chi li đến không phảy không mấy phần trăm và nghiêm ngặt đến mức, chẳng ai dám không thực hiện dù biết rằng nólà vi phạm pháp luật.

Đây chính là gốc gác, cội nguồn của cái mà các bác đặt câu hỏi “tại sao?”.

Ơ, viết đến đây, người viết bài này giật mình tự hỏi, các bác mà còn đặt câu hỏi như thế, chúng em biết hỏi ai?

Nói thế thôi chứ với phong trào “củi lửa” này thì mọi cái “tại sao” sẽ dần dần được làm rõ hết, dù ông Vũ “nhôm” có bị bắt hay không.

Lò to, lửa bén, không chỉ “Vũ nhôm” mà “vũ sắt”, “vũ thép”, “vũ đất”, “vũ đá”, “vũ kim cương”… rồi cũng thành tro hết, phải không các bạn?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRƯA NAY MÌNH SƯỚNG HƠN NHẬN GIẢI NHÀ NƯỚC

TN
Đi dự đám cưới con trai Nguyễn Quang Thiều tại KS Melia, ngồi cùng mâm với các văn nhân khả kính: Nguyễn Hiếu, Hà Phạm Phú, Mối chúa Tạ Duy Anh, Trần Anh Thái, Đăng Sâm, Nguyễn Hoa, Lê Bá Thự...và một cô giáo. Gần tàn bữa Tạ Duy Anh bảo Đây là cô giáo trường Mỗ Lao tên Bạch Ngọc, bạn Thiều. Cô nói hay vào trannhuong.com và còn nhớ thơ Trần Nhương. Mình hỏi ngay nhớ bài gì cô giáo. Cô giáo đọc luôn "Anh đi tìm em, anh đi tìm em...". À bài thơ BÀI THƠ TÌNH CỦA LÍNH, mình viết hồi 1979 đánh Tàu trên biên giới, Sướng ơi là sướng, bèn cầm li rượu đến bên và nhờ Hà Phạm Phú chụp cho tấm ảnh. Ông Phú tay run nên bấm ảnh nhòe quá. Được bạn đọc nhớ thơ mình còn hơn Giải quốc gia, (mà gần 40 năm rồi nhá)
Nhân đây đưa lại bài thơ ấy
BÀI THƯ TÌNH CỦA LÍNH
Anh đi tìm em, anh đi tìm em
Cô gái trồng rừng ở giữa rừng rộng quá
Rừng vẫn quen mà sao thấy lạ
Gió tìm cây lòng anh bỗng rì rào
Em ở nơi nào, em ở nơi nào
Rừng lắm suối, suối đâu cũng chảy
Qua rừng quế, rừng hồi chẳng thấy
Đến rừng tre mong một sự tình cờ
Người ngẩn ngơ đường cũng ngẩn ngơ
Ơ dáng núi lại làm anh dịu mát
Gặp một nhịp cầu hình như mới bắc
Mối lạt giang ai buộc vẫn chưa khô
Nước chảy lơ thơ
Ước gì được về nhà dối mẹ
Rừng ơi rừng nỡ mênh mông thế
Cây liền cây anh vẫn một mình
Bảo anh si tình, ừ cũng si tình
Trách gì lính qua những ngày nắng lửa
Em lên chốt đạn vây bốn phía
Bàn tay mềm vết thương anh đỡ đau
Bây giờ em đang ở đâu?
Sau trận ấy em không lên chốt nữa
Cô gái trồng rừng ươm cây thương nhớ
Xanh bâng khuâng trận địa một vùng
Anh đi tìm em khó nhọc vô cùng
Cánh chim lạc giữa bốn bề cây lá
Còn em đến cứ như phép lạ
Súng vừa vang mái tóc đã ùa lên
Giá mà anh tìm được nơi em
Anh sẽ đón em về với chốt
Vết thương lành băng anh vẫn buộc.
Bởi chưa ai cởi được... lòng mình...
8/1979.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGÀY MƯA CHẲNG NGĨ ĐƯỢC NHIỀU>>



Khi đợi thì trời không nắng
Không chờ trời lại đổ mưa
Ôi cái nắng mưa của thời phân mảnh
vô cảm, vô tâm,
bối rối.. thiếu thừa..
Ngày cuối năm ngồi trong nhà bực bội
cà phê nguội tự bao giờ
sốt ruột việc còn dang dở
báo đài..
toàn chuyện khó ưa
Cái lạnh chờ ngoài song cửa
thương em rét mướt trên đồng
thương chị mỏi chân phố chợ
lòng vòng mua bán..
về không!
thương anh thân cò lặn lội
lăn lê trên đất bi hùng
anh tìm được gì trước khi sẩm tối?
mưa nhòa
nước luồn sống lưng
mưa nhiều vườn cây không đợi
rụng hoa, thưa trái, não lòng
thà rằng sấm rền
tan bão!
Tôi mơ một ngày nắng trong..


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM đặt ra quy chế để kích hoạt xuất hiện nhiều thi bá và thi thánh?


Sau khi các thành viên Hội đồng Thơ phản ứng về hai tập thơ bị loại ở sơ khảo nhưng vẫn được Hội nhà văn TPHCM trao Tặng thưởng năm 2017, trên các diễn đàn mạng đã có nhiều cuộc tranh luận sôi nổi. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin phép được giới thiệu ba ý kiến của nhà thơ Từ Kế Tường, nhà thơ Vương Trọng và Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân. Phải chăng, biến Hội đồng Thơ thành một “Hội đồng Mù”, thì Ban chấp hành Hội nhà văn TPHCM cảm thấy thoả mãn khao khát được phô diễn thứ quyền lực nhất thời đầy ngạo mạn một cách ngớ ngẩn? Phải chăng bất cứ kẻ nào, dù năng lực thi ca hạn chế đến đâu, nhưng chỉ cần ngồi vào Hội đồng chung khảo thì cũng có thể vận dụng quy chế để lập tức biến thành thi bá hoặc thi thánh?



Nhà thơ Từ Kế Tường
                         

Với một Hội đồng Thơ gồm những nhà thơ có tài năng và uy tín như thế, tôi tin họ đã đã đánh giá đúng và lá phiếu bầu chọn của các anh, các chị là nghiêm túc, có trách nhiệm. Tôi không hiểu có quy chế đặc cách nào mà Ban chung khảo lại gạt bỏ lá phiếu của Hội đồng Thơ để lấy những tác phẩm dở trao giải. Tôi nghĩ, cần phải làm rõ vấn đề này, chứ không thể nói chúng tôi có quyền, và có quy chế để làm bùa phép, đổi đen thành trắng, đổi trắng thành đen là xong. Tôi không biết giải thưởng là bao nhiêu, nhưng cho dù là 1 xu thì đó cũng là tiền ngân sách cấp cho Hội, mà tiền ngân sách là tiền đóng thuế của dân. Không thể lấy tiền của dân trao giải cho những tác phẩm không xứng đáng. Làm như thế thì các anh có tội, mang tội lãng phí, chẳng khác nào tham nhũng.

Nhà thơ Vương Trọng
                                    

Tôi là người ngoài, nhưng thấy thành viên Ban chung khảo có quyền đề cử tác phẩm không cần ban Sơ khảo là điều không hợp lý, vì vô hiệu hoá vai trò của Sơ khảo. Chỉ ý kiến một thành viên chung khảo mà vượt lên quyết định đồng thuận của ban Sơ khảo là vô lý, hơn nữa, ngay sau đó thì chính các thành viên chung khảo lại cho kết quả cuối cùng, vậy nên thực tế ý kiến của một thành viên chung khảo quan trọng hơn quyết định của cả ban Sơ khảo. 
Nếu các thành viên chung khảo có giới thiệu tác phẩm nào đó, thì cũng nên chờ xem ý kiến ban Sơ khảo có đồng thuận hay không, rồi mới đưa lên ban Chung khảo xét duyệt...thì có thể chấp nhận được.

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân
                                     

Ở Hội Nhà văn VN, Uỷ viên Hội đồng Chung khảo chỉ được phép đề cử thêm những tác phẩm KHÔNG NẰM trong số tác phẩm đã được Hội đồng Sơ khảo thông qua. Thế mới gọi là "phát hiện", chứ nếu lại xét lại tác phẩm mà Hội đồng Sơ khảo đã xét mà không thông qua thì phải đề nghị Hội đồng Sơ khảo chấm lại tác phẩm đó. Nếu không thì có nghĩa là Hội đồng chung khảo không tin Hội đồng sơ khảo, và như vậy thì không cần phải có Hội đồng sơ khảo nữa. Quy chế là do con người đặt ra, nhưng quy định phải hợp lý chứ không được mâu thuẫn và vô nghĩa. Nếu nói Hội đồng chung khảo có quyền đề cử riêng khác với Hội đồng sơ khảo thì chẳng cần Hội đồng sơ khảo nữa làm gì.

Nhà thơ Phạm Sĩ Sáu ( Phó Chủ tịch Hội nhà văn TPHCM) nói: "Theo Quy chế Giải thưởng Hội được ban hành năm 2015, các thành viên Hội đồng chung khảo được quyền đề cử tác phẩm tham gia giải thưởng nếu tác phẩm đó không qua các Hội đồng chuyên môn." Nhưng thế nào là "không qua"? Theo tôi, tác phẩm "Không qua các hội đồng chuyên môn" tức là tác phẩm chưa được đề cử cho hội đồng chuyên môn xem xét chứ không phải là hội đồng chuyên môn đã xét nhưng không thông qua. Còn nếu một tác phẩm nào đó đã được hội đồng chuyên môn xét nhưng không được thông qua thì hội đồng chung khảo có thể đề nghị hội đồng chuyên môn xét lại nếu thấy cần thiết, chứ hội đồng chung khảo không nên tự mình xét lại. Đó cũng là cách làm của Hội Nhà văn VN gần đây. Có lẽ Hội nhà văn TPHCM nên làm rõ 2 chữ "không qua" này. Nếu hiểu "không qua" theo nghĩa thứ hai thì không cần tồn tại hội đồng chuyên môn nữa.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Gửi anh Vũ Minh Hiếu" (thư ngỏ tới sư trụ trì chùa Ba Vàng ở Uông Bí)


Thư ngỏ gửi trên mạng xã hội, mà một trong ba người kí tên ở dưới hiện là quân số ban lãnh đạo của PVN. Nói tắt dạng dân gian là "người của dầu khí". Địa chỉ nhận là nhà sư trụ trì chùa Ba Vàng đã nhắc hôm trước.

Ở đây, nhóm tác giả bức thư sử dụng thế danh, mà không phải là pháp danh.

Chép nguyên từ Fb Đinh Thiện Huy. Bản lên ngày 4/1/2018.




---

"

Đinh Thiện Huyさんが写真2件を追加しました。
Kính thưa các vị Thủ nhang, Đồng Đền.
Kính thưa các đệ tử của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Kính thưa Quý vị yêu mến tín ngưỡng thờ Mẫu
Ông Trần Quang Dũng - Phó Chủ tịch Hội di sản văn hoá Thăng Long và nhóm tác giả cuốn sách “Tín ngưỡng thờ Mẫu tứ phủ - Chốn Thiêng nơi cõi thực” đã gửi Thư ngỏ đến anh Vũ Minh Hiếu (tức Thích Trúc Thái Minh)
Kính mời Quý vị xem và share để mọi người, mọi nhà hiểu rõ về tín ngưỡng và Đạo giáo Việt Nam.
Trân trọng.





Hà Nội, ngày 4 tháng 1 năm 2018

Gửi anh Vũ Minh Hiếu!

“Chân như đạo Phật nhiệm màu,
Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân.
Hiếu là độ được đấng thân,
Nhân là vớt hết trầm luân mọi loài.”

Câu kể hạnh của các cụ bà ngân nga trong ngày hội chùa quê thủa nào đã gieo vào lòng chúng tôi ánh sáng nhiệm màu của Phật Pháp. Ánh sáng ấy vừa lung linh, huyền diệu như hào quang khi ông Bụt hiện ra trong truyện cổ tích, vừa gần gũi tựa ánh ban mai đượm hương bưởi, hương cau, dẫn chúng tôi thực hành giáo pháp của Đức Phật trong cuộc sống. Giáo lý của Đạo Phật, ảnh xạ qua tâm thức dân gian thuần Việt, được ông bà cha mẹ nâng niu, và chúng tôi - lại nối đời gìn giữ, noi theo. 

Ấy cũng chính là lý do khiến chúng tôi thật băn khoăn, áy náy khi vốn kiến thức Phật Pháp chỉ có vậy, mà lại trao đổi với người có pháp danh Thích Trúc Thái Minh thì quả thực chúng tôi có phần thô lậu. Sau khi xem video tối ngày 31-12-2017, được phát trực tiếp từ ngôi Đại Hùng Bảo Điện - Chùa Ba Vàng, chúng tôi thật sự ái ngại về đạo đức và đạo hạnh của người thuyết giảng trong video đó, càng e ngại nếu có lời với người mang pháp danh Thích Trúc Thái Minh thì sẽ làm tổn hại sự tôn nghiêm của các bậc chân tu trong hàng Thích tử. Vậy nên đành gọi anh bằng cái tên của một công dân Việt Nam - Vũ Minh Hiếu!

Trước tiên, chúng tôi bày tỏ sự trân trọng đối với Chùa Ba Vàng - một công trình Phật giáo thuộc hàng lớn nhất nước ta hiện nay, được chung tay góp sức xây dựng bởi sự hằng tâm, hằng sản của chư tăng, Phật tử và nhân dân. Chúng tôi cũng có thấy những ánh mắt của rất đông Phật tử, nhìn họ thật sáng rõ một tấm lòng kính Phật, trọng tăng, cầu giải thoát. Về tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ, cũng cần nói thêm, mặc dù điều này anh đã rõ, là hầu hết các đệ tử của tín ngưỡng cũng đồng thời là Phật tử. Đặc biệt, Đức Thánh Mẫu Thần chủ của tín ngưỡng - Ngài cũng quy y Phật Pháp.

Thứ đến, chúng tôi nghe anh so sánh tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ với tôn giáo mà thấy thật buồn. Tín ngưỡng hay tôn giáo, so sánh về giáo lý, luật lệ, lễ nghi, tổ chức… chỉ nên là để phân định tương đối hai khái niệm, chứ không nên tuyệt đối là để phân cao - thấp, hay hạ thấp một tín ngưỡng dân gian được ông cha gìn giữ, trao truyền qua bao thăng trầm của lịch sử. Ở Việt Nam chúng ta trước đây, trong giao tiếp cũng như các văn kiện của Đảng và Nhà nước, chỉ dùng khái niệm “tín ngưỡng” với ý nghĩa bao gồm cả tín ngưỡng và tôn giáo (ví dụ Hiến pháp năm 1946 quy định: tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân). 

Thứ nữa, trải mấy trăm năm các ngôi chùa cổ Bắc bộ đều kết cấu tiền Phật - hậu Mẫu, chùa quê chúng tôi điện thờ Mẫu tuy nhỏ mà còn có cả sắc phong của triều đình phong kiến đối với Đức Thánh Mẫu. Hòa thượng Linh Phong - bậc cao tăng thạc đức, chắc anh có biết, khi gieo duyên lành dựng Phật đường ở Vũng Tàu, Bà Nà - Đà Nẵng,… Ngài cũng không quên dựng ngôi bảo sở phụng sự Đức Thánh Mẫu và đình thần Tứ phủ. Nếu anh không phải là người sinh ra ở vùng quê văn hiến, chúng tôi cũng sẽ không dẫn những chuyện này.

Nhắc thế để anh tĩnh tâm ngẫm ngợi, thấy được Chư Tổ từ xa xưa thông tuệ lắm, dày công lắm để đạo Phật luôn đồng hành cùng dân tộc. Và ngày nay, rất rất nhiều ngôi chùa của Việt Nam có thờ Mẫu, ở những nơi đó, các vị trụ trì hẳn chẳng bao giờ chấp nhận ai đó dùng lời lẽ dung tục để đánh giá, nhận xét, hay xúc phạm tín ngưỡng linh thiêng của dân tộc. Đức Phật từ bi cứu độ chúng sinh, chúng tôi kính tin rằng Ngài cũng không mong những lời như thế!

Cuối cùng, cho đến tận những dòng này, chúng tôi vẫn không thôi trăn trở về cách xưng hô với anh. Chúng tôi biết anh có sự nghiệp học hành “đáng nể”, lại lánh đời tầm sư học đạo, nghĩ cũng lắm công phu. Vậy mà khó hiểu là anh lại gọi trống không tôn hiệu của Đức Thánh Mẫu Thần chủ. Người trần tục khi réo tên bố mẹ người khác, cũng là mạo phạm lắm, huống chi đây là Mẹ tâm linh - Thần chủ tín ngưỡng nội sinh của dân tộc, được thế giới vinh danh. Thiết nghĩ, anh lúc đó - phải chăng là do “oan gia trái chủ”? Hiểu biết của anh về tín ngưỡng và cách mà anh “đem trí đoản lạm bàn chuyện Tiên Thánh”, chính là nguyên nhân của sự phản đối mà anh đã nhận được, không chỉ từ các thanh đồng, đạo quan, con cái Tứ phủ, mà còn từ cả các vị tu hành. Mong anh sớm tỉnh cơn mê quay về bờ Giác!

Cũng nhân đây, chúng tôi xin có lời với chư vị thanh đồng, đạo quan, con nhang Tứ phủ và những người trân quý tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Chúng tôi đã trao đổi với cơ quan chức năng có thẩm quyền và được thông tin rằng, lẽ phải sẽ sớm đến. Cho đến thời điểm này, việc đi sâu vào các hành động, lời nói của sự việc đã diễn ra, cuối cùng chỉ càng làm chúng ta thêm đau lòng và không khéo sẽ chia rẽ đoàn kết tôn giáo, tín ngưỡng. Bởi thế, điều quan trọng hơn cả là nén tâm, bình tĩnh, chung sức, đồng lòng bảo vệ, phát huy những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ mà cha ông bao đời gìn giữ, trao truyền cho chúng ta ngày hôm nay.

Nguyện cầu Phật Pháp trường tồn, tín ngưỡng Tứ phủ hưng long, chúng nhân cát khánh!


Trần Quang Dũng, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội
Lê Khánh Ly, Nhà báo
Nguyễn Long Hưng, Nhiếp ảnh gia — with Nguyễn Long Hưng and 5 others

https://www.facebook.com/gialong.dinh/posts/1984616111552478


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nỗi thất vọng của ngành dệt may!

Thời trang "M" của gái châu Á gây nhức mắt ?
Con gái châu Á ngày càng gợi cảm khiến nam giới say như điếu đổ. Thế nhưng, có nhiều chị em đã đi quá giới hạn gợi cảm. Nó trở thành phản cảm và khiến người nhìn phải nhức mắt.
Cô gái Nhật Bản này lựa chọn mặc chiếc quần ngắn chẳng tày gang rất sexy. 
Chiếc quần này trông không khác quần lót là mấy. 

Liệu chiếc quần này có dài quá 15cm?

Một chiếc quần khác có chiều dài tương tự của các cô gái châu Á. 

Mốt giấu quần được nhiều cô gái trẻ ưa chuộng ngày nay. 



Có những chiếc quần ngắn tới mức phản cảm...

Người mẫu xe mô tô mặc táo bạo không kém. 

Quần short ngắn giúp khoe eo thon thả...
... và đôi chân nuột nà của các thanh thiếu nữ. 

Cô gái Thái Lan cuốn hút trong trang phục gợi cảm. 

Những chiếc quần thế này tiết kiệm vải hết sức theo đúng nghĩa đen. 
Thường thì những cô nàng thon thả mới tự tin mặc khoe đường cong thế này.

Các cô gái Đài Loan thậm chí rất hứng thú với ngày lễ
 "không mặc quần" diễn ra vào tầm tháng 1 hàng năm. 

Họ mặc quần lót hoặc quần ngắn "siêu tưởng" ra phố. 

Các cô gái vô tư mặc táo bạo đến những nơi công cộng...

... như bến xe bus, bến tàu điện ngầm...

Phần nhận xét hiển thị trên trang