Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

những nhà văn đích thực đếm được trên đầu ngón của một bàn tay


 
♦ Chuyển ngữ: 


clip_image001
Tranh Antoine Moreau-Dusault
Thời hoàng kim của tiểu thuyết, là thời kỳ nào? Thế kỷ 18 với Sterne, Diderot, Sade, Laclos… hay vào đầu thế kỷ 19 với Balzac và Stendhal? Hoặc cuối thế kỷ 19 khi Flaubert và Dostoïevski tung hoành? Hay giữa hai thế chiến với Proust, Kafka, Joyce? Guy Scarpetta, phê bình gia gạo cội của Le Monde Diplomatique, trả lời: Chính là hôm nay! Để chứng minh, Scarpetta cho xuất bản L’Âge d’Or du Roman/ The Golden Age of Novels/ Thời Hoàng kim của Tiểu thuyết vào năm 96, với các tên tuổi Salman Rushdie, Mario Vargas Llosa, Alain Robbe-Grillet, Claude Simon, Daniko Kis, Kenzaburô Oé, Juan Goytisolo, Thomas Bernhard, Carlos Fuentes…
Chưa đầy một thập niên sau, văn học Pháp rơi vào khủng hoảng. Chưa khi nào phẩm chất của nghệ thuật tiểu thuyết sa sút như lúc này. Là báo động của Richard Millet và Jean-Marc Roberts. Đã nhiều thập niên truyện dài tràn ngập thị trường với lượng in kinh hoàng: 581 tiểu thuyết chỉ cho riêng vụ sách mùa Thu 2017, tăng so với 560 tiểu thuyết cùng kỳ 2016, chưa tính sản lượng in trong năm. Vì đâu? Tại Sao? Là trao đổi giữa Richard Millet, nguyên thành viên trong ban giám định của nhà Gallimard và nguyên chánh chủ khảo giải văn chương toàn quốc Goncourt 2006, với Jean-Marc Roberts, giám đốc nhà xuất bản Stock. Ký giả Paul-François Paoli, phụ trách trang văn học của nhật trình Le Figaro, ghi lại đối thoại này. [Trần Vũ]
oOo

LE FIGARO LITTÉRAIRE – Sau thời trang Cấu Trúc luận và Tân Tiểu thuyết, có phải thể Tự truyện đang giết chết văn học Pháp? Một số nhà văn yêu cầu tái lập dòng văn chương “dấn thân” trong xã hội…
Richard MILLET.  Không một trào lưu nào mang trách nhiệm làm nghèo nàn văn chương. Đã có những kiệt tác từ dòng văn chương Hư vô (nihiliste), Hình thức (formaliste) và thậm chí từ phái Tự Chiêm ngưỡng (nombriliste). Tự truyện không phải là thứ tôi ưa thích, nhưng Christine Angot biết cách gây mê bằng ý chí nói lên mọi thứ từ một sự kiện không đáng kể. Mặt khác, Đi Tìm Thời Gian Đánh Mất của Proust và Hành Trình Đến Cuối Đêm của Céline, theo cách riêng của họ, là những tự truyện kỳ vĩ. Điều làm nên một nhà văn, là biết phát minh ra một ngôn ngữ, với một ngữ điệu riêng. Đó mới chính là sức mạnh của nhà văn, chứ không phải sự nhạy bén chính trị hoặc thể văn sử dụng làm nên tác phẩm. Theo tôi, Barbey d’Aurevilly, Villiers de l’Isle-Adam vượt xa Émile Zola hoặc Victor Hugo dấn thân.
clip_image003Jean-Marc ROBERTS.  Đã ba mươi bốn năm nay tôi làm việc trong lĩnh vực xuất bản và nghe thiên hạ tuyên bố tiểu thuyết Pháp đã chết. Đó là một trong những loại tin mà các ký giả ưa thích dùng lấp khoảng trống những khi ít sự kiện. Thủ phạm, là thể Tự truyện. Từ này không mang nhiều ý nghĩa. Tuy, đúng là dễ dàng hơn khi viết về cuộc đời mình thay vì sáng tạo ra đời sống của những kẻ khác. Nhưng tài năng và thiên tài không tùy vào thể loại hay giới tính. Văn chương hay không văn chương là vấn đề của âm thanh, của ngôn ngữ, trên nền nhạc của chữ. Nhà xuất bản Stock của chúng tôi đã in các tác giả vô cùng tương phản như Philippe Claudel, Nina Bouraoui hoặc Christine Angot, thể Tự truyện không là tiêu chí. Còn luận đề của François Bégaudeau, cổ vũ các nhà văn phải dấn thân, mang mùi trung học. Bégaudeau là một học sinh trung học chậm lớn phát ngôn bừa bãi, bàn về mọi thứ với đầy mâu thuẫn. Mà thật sự sách tồi chính là sách chứa ý đồ. Một cuốn tiểu thuyết hay — không cho giải đáp nào mà chỉ nêu lên những câu hỏi mới.
Richard MILLET. – Các ký giả gánh trách nhiệm rất lớn trong việc tạo ra nhập nhằng bằng cách đổ thừa cho thể loại. Vì sao không “thanh toán tác phẩm bằng văn bản có luận cứ”, như cách nói xa xưa? Vì sao các nhà phê bình vắng mặt? Hãy trích dẫn cho tôi một bài báo đánh giá quyển sách sau cùng của Justine Lévy hay của Anna Gavalda là tầm thường. Ai sẽ dám viết tiểu thuyết của Le Clézio (Nobel 2008) hoặc Kundera là kém cỏi?
Jean-Marc ROBERTS.  Ngoại trừ cuốn Không Gì Nghiêm Trọng (Rien de Grave/ Nothing Serious) của Justine Lévy, (Stock xuất bản) mà theo nhận xét ​​của tôi là một cuốn tiểu thuyết hay — mà nếu ký tên một tác giả Anh-Mỹ-Úc, công chúng sẽ xem là tuyệt tác — còn lại tôi đồng ý với chẩn đoán: Phê bình không làm tròn bổn phận, họ đốt lò hương và thắp nhang quá nhanh; ca ngợi tức thì khiến chúng ta không còn thấy thứ gì đâm chồi, trừ phi có một hiện tượng như Houellebecq hay Jonathan Littell xuất hiện. Richard Millet, năm vừa qua ông chỉ trích là có quá nhiều tiểu thuyết tồi trong vụ sách mùa Thu. Đến tháng Giêng thêm hàng trăm tiểu thuyết xuất bản. Ông nghĩ là quá tải?
Richard MILLET. – Điều tôi khuyến cáo không phải là khối lượng sách, nhưng sự vắng mặt của phân loại thứ bậc giữa các tác phẩm. Nhà văn, là kẻ có vũ trụ quan, không phải một tay “đánh quả” để có tấm ảnh chân dung in trên bìa sách. Chức năng của tiểu thuyết không nhằm làm phương tiện thăng tiến danh vọng xã hội. Tuy nhiên, tôi thừa nhận là hiện tượng ấy đã luôn xảy ra. Ở thế kỷ 19, thiên hạ làm thơ, lúc này ký tặng tiểu thuyết. Nhưng không nên tự mắc lừa, vì sau cùng những nhà văn đích thực chỉ đếm được trên đầu ngón của một bàn tay.
Jean-Marc ROBERTS.  Tôi thích có 600 tiểu thuyết vào mùa sách hơn là 35 quyển. Nhưng ngay cả với nhãn quan này, một tư khảo về tình hình hiện tại là cần thiết. Đang có quá nhiều nhà xuất bản, quá nhiều những nhà làm sách tân trào không chú trọng phẩm chất. Kể từ lúc giải văn chương toàn quốc Goncourt trao một cách nhiệm mầu cho Jean Rouaud, chỉ là người đứng bán ngoài xạp báo đầu đường, những tay không biết gì hết liền sản xuất ra hàng loạt tiểu thuyết với kỳ vọng trúng số độc đắc. Tôi chưa nói đến cách tuyển, định phẩm của các chánh chủ khảo trao giải sau thăm dò dư luận đã chọn gì….
Richard MILLET. – Tiểu thuyết đương đại đang trong tình trạng khủng hoảng, có lẽ tương tự thi ca vào thế kỷ thứ 18. Tôi không nhìn thấy bật lên kiệt tác quan trọng nào lúc này. Chỉ cần ba tiểu thuyết gia xuất sắc cho mỗi thời kỳ là đủ. Nói như vậy, không có nghĩa là Roberts và tôi đã cho in những dòng chữ viết mà chúng tôi thiếu niềm tin.
Jean-Marc ROBERTS.  Tại nhà xuất bản Stock, chúng tôi in những tác giả trẻ mà không thể tiên đoán văn nghiệp của họ. Liệu sau này công chúng sẽ nhắc lại “tác phẩm” của các tác giả ấy? Vô cùng khôn lanh cho những ai biết trước. Tên tuổi Modiano (Nobel 2014) luôn được trích dẫn như một ví dụ cụ thể về những tác giả lớn. Nhưng tiểu thuyết của Modiano có đang lỗi thời hay không? Làm sao không thể không so sánh các nhà văn hôm nay với các đại văn hào thuở xưa? Biến đâu mất những Aragon, Montherlant, Giono từng ngất ngưỡng trên bậc thềm cao nhất của văn học cách đây nửa thế kỷ? Có phải là đang suy tàn?

Richard MILLET. – Tzvetan Todorov viết trong tập tiểu luận Nền Văn Học Đang Nguy Khốn (La Littérature en Péril, Nxb Flammarion, 2007) rằng Văn chương Pháp “duy ngã và độc diễn” (solipsiste), trống rỗng, vô vọng. Là những điều chung chung: Todorov không trích dẫn một tác giả đương đại nào! Thêm nữa, thiên hạ tập trung thái quá vào văn học Pháp, như thể mọi thứ diễn ra khá hơn nơi khác. Họ đánh giá quá cao văn chương Anglo-Saxon đương thời: các đại văn hào kỳ tài Anh-Úc-Gia Nã Đại-Hoa Kỳ là những ai? Hãy kể tên cho chúng tôi biết. Ai sẽ phê là Philip Roth hành văn tồi tệ? Umberto Eco phân định tiêu chuẩn quốc tế cho bộ môn tiểu thuyết: nhưng Umberto Eco là một trí thức lỗi lạc, không phải một tiểu thuyết gia vĩ đại.

Jean-Marc ROBERTS. – Tôi xem Michel Houellebecq là một nhà văn quan trọng. Tác phẩm của Annie Ernaux là tác phẩm tôi gắn bó nhất. François Taillandier có công trình đáng kể, cũng vậy Agota Kristof hoặc Vassilis Alexakis.
Richard MILLET. – Có thể thêm Pascal Quignard, Pierre Bergougnioux, Pierre Michon, Régis Jauffret, Marie N’Diaye và những tác giả khác…

Jean-Marc ROBERTS. – Tôi vẫn lạc quan với bộ môn tiểu thuyết, nhưng bi quan về thời đại phi văn chương chúng ta đang sống. Tệ hại nhất là blog: những kẻ lên blog không những không đọc sách nữa mà họ cũng không còn sinh sống thật sự. Phải cấm blog!

Richard MILLET. – Chúng ta đang sống trong một thế giới mà người ta chấm dứt giáo thụ văn học và lịch sử của chính thế giới ấy; nơi sản phẩm tiêu dùng, hàng hóa thương mãi cực kỳ vô văn hóa, chiếm ưu thế. Tôi biết rõ điều tôi đang nói, bản thân tôi từng là giáo sư. Ông có biết là ở những khu ngoại ô, từ “trí thức” đã trở thành một tiếng chửi thề, một sự xúc phạm. Các trò giải trí, làm biến mất sự nhàn rỗi, đang đe dọa văn chương. Văn học, trong ý nghĩa đầy tham vọng của thuật ngữ này, gây quan tâm cho ba ngàn người trên đất Pháp… Một cách nào đó, sự cô đơn của nghệ sĩ là điều bất biến; đã luôn luôn có gì đó mang chất anh hùng trong việc kiên gan viết văn. Chúng ta hãy nhớ đến dự đoán của Henry James, là người đầu tiên khẳng định rằng văn hóa cho số đông sẽ làm biến mất các nhà văn kỳ tài.
Jean-Marc ROBERTS. – Tôi đồng ý. “Những độc giả uyên thâm”, trước đây gọi là mọt sách, đang tuyệt chủng, đặc biệt ở thế hệ dưới 40 tuổi. Tuy nhiên, tôi nghĩ không nên trầm uất. Sách vẫn hiện diện.
Trần Vũ dịch từ bản Pháp văn « Les vrais écrivains d’aujourd’hui se comptent sur les doigts d’une main » trên trang văn học của nhật trình Le Figaro, số ra ngày 8 tháng 2-2007.

clip_image004
Jean-Marc Roberts và Richard Millet trong buổi đàm đạo.
clip_image006
Tranh Aurélien Diot Publicité

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nữ nhà báo lần đầu kể lại chi tiết cuộc đấu sống còn với ông trùm Vũ "nhôm"


Hoàng Giang













ĐSPL - Nhà báo Dương Hằng Nga, người từng viết về những sai phạm liên quan đến Vũ "nhôm" kể lại những chi tiết trong cuộc đấu sống còn với ông trùm. Chị đã từng phải dặn con không được ăn kẹo của người lạ đưa, đi học không được ra sân trường chơi...

Đe dọa, tìm cách "cho đi tù" sau khi mua chuộc bất thành

Tối 22/12, thông tin từ Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã nhận được quyết định truy nã ông Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm") từ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an.

Trước thông tin trên, nhà báo Dương Hằng Nga (Trưởng đại diện Tạp chí Giao thông vận tải khu vực miền Trung Tây Nguyên và Đà Nẵng) và gia đình thở phào nhẹ nhõm vì được “giải thoát” khỏi tâm trạng lo lắng trong suốt thời gian qua.

Nhà báo Dương Hằng Nga là người đầu tiên có loạt bài phản ánh sai phạm tại khu đô thị Đa Phước, Đà Nẵng do  Vũ “nhôm” làm Chủ tịch Hội đồng thành viên chủ đầu tư.

Trong gần một năm qua, chị Nga và gia đình gặp phải không ít khó khăn do đụng chạm với “ông trùm Đà Thành”. Bản thân chị Nga bị cấm xuất cảnh 3 tháng theo đơn tố cáo của đại gia Vũ “nhôm”. Nhà báo này cho biết, trong thời gian từ tháng 5 – 6/2017, chị Nga đưa bố chồng đi mổ dạ dày cũng bị cơ quan Công an Đã Nẵng triệu tập thậm chí đến tận giường bệnh để điều tra vì đơn tố cáo của Vũ "nhôm". 

Trao đổi với PV, nhà báo Dương Hằng Nga chia sẻ, từ lúc bắt đầu tiến hành điều tra, viết loạt bài về sai phạm của Vũ “nhôm”, chị đã nhận được không ít lời can ngăn của đồng nghiệp và người thân.

Tuy nhiên, bằng lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, chị vẫn quyết tâm hoàn thành tuyến bài gây chấn động dư luận. Trong thời gian đó, Vũ “nhôm” từ hẹn “thỏa thuận” chuyển sang dọa nạt, kiện cáo, thậm chí khiến cả gia đình chị mất ăn mất ngủ.

Có những đêm chị phải thức trắng đêm chuẩn bị tài liệu, ra sân bay từ lúc mặt trời còn chưa ló để bay chuyến sớm nhất, tránh không cho ai thấy và nhằm giữ an toàn.

Nhờ sự ủng hộ của Tổng biên tập và tất cả đồng nghiệp ngoài Hà Nội, nữ nhà báo đã mang "chiến thắng" trở về sau nguyên 1 tuần làm việc với tất cả những nơi mà ông Vũ đâm đơn.

Nữ nhà báo muốn được bảo vệ khi Vũ "nhôm" chưa bị bắt

Chia sẻ trên trang cá nhân nhà báo Dương Hằng Nga cho biết, khi nhận được tin đại gia Vũ “nhôm” bị truy nã, chị đã khóc vì cảm giác được “giải thoát”.

“Tôi khóc vì sự tức tưởi tôi bị cấm xuất cảnh. Tôi khóc vì tôi đã có thể chạy về nhà nói với ba chồng tôi đang bị bạo bệnh rằng "Ba ơi! Con dâu của ba ko phải là kẻ phạm tội để mà bị Công an Đà Nẵng vào truy xét tại tận chân giường bệnh nơi ba chữa trị căn bệnh hiểm nghèo ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) mà lúc đó con đang xin nghỉ việc cả tháng để vào chăm sóc ba. Ba yên tâm, con không phải là tội phạm cố tình lẩn trốn vào bệnh viện bằng hình thức đi chăm ba khiến cả bệnh viện Chợ Rẫy ngày đó xôn xao, lầm tưởng, rúng động”, chị Nga chia sẻ trên trang cá nhân facebook.

Chị Nga cũng cho biết thêm, tuy đã có lệnh khởi tố, truy nã những ông Phan Văn Anh Vũ vẫn đang ở ngoài vòng pháp luật, mối nguy hiểm cho bản thân và gia đình chị chưa chấm dứt. Chị vẫn phải dặn các thành viên trong gia đình đề phòng tránh nguy hiểm, đối với hai con nhỏ chị Nga còn phải làm việc với nhà trường để tăng cường bảo vệ.

“Hai đứa con nhỏ, một đứa học lớp 6, một đứa học lớp 4 của tôi khi biết được thông tin ông Vũ “nhôm” đã bị pháp luật xử lý chúng không giấu nổi cảm xúc. Thằng anh rơm rớm: "Mẹ ơi, rứa là bữa ni trở đi, con tha hồ được chạy đi chơi với bạn bè giữa sân trường rồi hè".

Còn đứa con gái của tôi hồn nhiên reo lên "aaa..., rứa từ nay ai cho con kẹo mút là con được ăn rồi mẹ hỉ"...”. Sự vô tư hồn nhiên của hai đứa nhỏ khiến chị, một người mẹ như bao phụ nữ khác không cầm được nước mắt.

Khi được hỏi về định hướng tương lai trong nghề, chị Nga vẫn cương quyết khẳng định: "Nếu có thông tin về các vụ việc tham nhũng, sai phạm tôi vẫn sẽ quyết tâm đấu tranh đến cùng, làm tròn trách nhiệm của một người cầm bút". 

Bên cạnh đó, nhà báo Hằng Nga cũng mong muốn cơ quan chức năng cùng với chính quyền sở tại có những chính sách bảo vệ những "nhân chứng sống" như chị. Cũng như có cơ chế đặc thù bảo vệ những nhà báo đứng lên đấu tranh, chống lại tiêu cực nói chung. Có như thế, mới có thêm nhiều những nhà báo dám phanh phui cái xấu và những "ông to bà lớn", những người coi thường pháp luật sẽ phải quy phục sự thật.

Sau khi công bố quyết định khởi tố, do xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú ở số 82 Trần Quốc Toản (Đà Nẵng) và không biết bị can đang ở đâu nên Cơ quan An ninh điều tra đã ra quyết định truy nã bị can.

Quyết định truy nã do thiếu tướng Lý Anh Dũng, phó thủ trưởng thường trực Cơ quan An ninh điều tra ký ngày 21/12. Theo quyết định truy nã, Phan Văn Anh Vũ bị khởi tố bị can do đã có hành vi "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" theo quyết định khởi tố bị can số 47/ANĐT-P5 ngày 20/12.

Công an TP Đã Nẵng cũng đã triển khai quyết định truy nã Phan Văn Anh Vũ đến công an tất cả các quận, huyện, phường, xã trên địa bàn để tiến hành truy bắt.
***

Toàn văn bài viết đăng tải trên trang facebook của nhà báo Dương Hằng Nga:

GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM

Tôi và anh ko hề quen biết nhau, chưa bao giờ chạm mặt nhau. Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có "cái kết" của ngày hôm nay, tôi đã ko tránh khỏi những... ngần ngừ. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi ngày ấy ái ngại: "Nga một mình chống lại mafia rồi. Nó có thế lực chống lưng mạnh lắm. Gan Nga bằng gì vậy? Nó là ông trùm khét tiếng đấy. Ko ai dám động đến nó. Ko ai dám làm gì nó cả. Người ta sợ nó lắm". Ai cũng lo cho tôi và khuyên nhủ tôi: đừng nữa, dừng đi.

Khi tôi vừa mới đăng bài thứ nhất, anh đã nhắn tin xin gặp tôi để... "thỏa thuận". Tôi ko hề trả lời lại anh. Khi tôi tiếp tục đăng bài thứ 2, bài thứ 3; anh đã "triệu tập" những người quen biết tôi, bạn bè, đồng nghiệp tôi; nhờ ai có thể kết nối được với tôi để cho anh gặp tôi. Và thời gian đó, tôi đã từ chối hết mọi lời mời. Tôi nhất quyết ko gặp anh. Với đủ mọi cách ko gặp tôi được, anh quay sang dọa dẫm tôi.

Tôi lắng nghe và ghi nhận hết tất thảy những lời can ngăn. Có những đêm tôi ko tài nào nhắm mắt được khi nhìn hai đứa con thơ ngủ vùi nồng say. Nhưng rồi, được sự thấu hiểu, san sẻ của chồng; bằng trách nhiệm người cầm bút, tôi tiếp tục đăng đàn bóc trần những sai phạm của anh- người được cho là "lừng danh" bờ cõi Đà thành.

Rồi từ những sai phạm của anh, liên đới nhiều thứ khiến cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã phải ngậm ngùi "ra đi". Và giờ đây, anh đã bị... sờ gáy.

Cuộc đời đúng nhân- quả rõ ràng. Mới ngày nào anh còn ở... trên cao, anh đã dùng tiền để khiến tôi lao đao mấy bận. Anh kiện tôi ra tận Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Quản lý báo chí..., anh cao giọng sẽ rút thẻ nhà báo của tôi, cho tôi về vườn nuôi gà. Bao phen khổ sở, tôi một thân một mình thân gái dặm trường, ôm một đống tài liệu ra làm việc với các Ban, ngành Trung ương. Phải thức trắng đêm, phải chạy ra sân bay lúc 4h sáng để bay chuyến sớm nhất (đi giờ đó để tránh ko cho ai thấy, ko cho ai hay, để giữ an toàn). Nhờ sự giúp sức, hậu thuẫn đủ đầy của Tổng biên tập tôi, của tất cả anh em Tòa soạn ngoài Hà Nội, tôi đã mang "chiến thắng" trở về sau nguyên 1 tuần làm việc với tất cả những nơi mà anh đâm đơn.

Ko kiện được tôi với các Bộ ngành Trung ương, ko rút được thẻ nhà báo của tôi như anh đã từng đắc chí; anh quay sang kiện tôi ra Tòa án địa phương, anh yêu cầu Công an Đà Nẵng phải xử tôi vào tội hình sự, anh đòi phải bắt giam tôi, tống cổ tôi vào ngồi tù bóc lịch. Đó là sự hả hê của anh, nhưng ông trời có mắt, anh đã ko làm được điều đó. Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa. Bài học để cho anh thấy rằng, lưới trời lồng lộng, đồng tiền ko thể mua được tất cả. Luật bất thành văn của giới "trùm" như anh là “Cái gì ko mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền" đã ko còn đúng nữa.

Anh Vũ nhôm à, cuộc đời đều có cái giá của nó. Chiều hôm qua, nhận được tin anh đã bị xộ khám, tôi đã lăn giọt nước mắt đầu tiên... với anh.

Tôi khóc vì từ nay tôi đã được... "giải thoát". Tôi khóc vì sự tức tưởi tôi bị cấm xuất cảnh. Tôi khóc vì tôi đã có thể chạy về nhà nói với ba chồng tôi đang bị bạo bệnh rằng "Ba ơi! Con dâu của ba ko phải là kẻ phạm tội để mà bị Công an Đà Nẵng vào truy xét tại tận chân giường bệnh nơi ba chữa trị căn bệnh hiểm nghèo ở Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) mà lúc đó con đang xin nghỉ việc cả tháng để vào chăm sóc ba. Ba yên tâm, con ko phải là tội phạm cố tình lẩn trốn vào bệnh viện bằng hình thức đi chăm ba khiến cả bệnh viện Chợ Rẫy ngày đó xôn xao, lầm tưởng, rúng động”. Tôi khóc là vì, đứa con trai đầu của tôi học lớp 6, tối hôm qua vô tình đọc báo biết tin Bộ Công an vào khám xét nhà anh, nó đã rơm rớm "Mẹ ơi, rứa là bữa ni trở đi, con tha hồ được chạy đi chơi, tung tẩy với bạn bè giữa sân trường rồi hè". Tôi khóc là vì đứa con gái thứ hai học lớp 4 của tôi hồn nhiên reo lên "aaa..., rứa từ nay ai cho con kẹo mút là con được ăn rồi mẹ hỉ"...

Bao khó khăn, trở ngại ; bao nhằn nhọc, đắng đót; bao nghiệt ngã, ê chề mà anh đã cho tôi nếm đủ trong suốt gần 1 năm qua, từ nay xin gửi lại anh.

XIN GỬI LỜI CHÀO ANH BỞI ĐÃ TRẢ LẠI TÊN CHO EM. 

DẪU MUÔN ĐỜI, PHẬN ĐÀN BÀ NHƯ TÔI VẪN KO QUA NGỌN CỎ NÊN DÙ KHI ANH "CÓ ĐƯỢC" NGỒI TRONG NHÀ ĐÁ BÓC LỊCH THÌ MONG RẰNG ANH CŨNG HÃY HIỂU CHO LÀ NHƯ THẾ NHÉ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017

Về thế hệ thứ ba - ghi chép 1972-73 ( kỳ 2)

Tâm sự Triệu Bôn

- Tôi là một người đi làm nhiều việc, ở nhiều nơi, cuối cùng tìm thấy văn học là nơi dừng sào của mình. Hồi mới đi bộ đội, tôi mới học hết cấp 2. Trong lúc người ta nghỉ, tôi phải căng đầu học văn hoá. Tôi đã đỗ cái bằng đại học toán với bao nhiêu công sức. Nhân vật trong Mầm sống là tôi đấy.
Hồi đi học, tôi cứ nghĩ mình phải đi ngược lại lối mọi người vẫn đi. Tôi nghĩ mình có thể tìm ra định lý p mà người ta nghĩ rằng đúng nó là công việc của người lính, định lý của người lính. Tôi đã mầy mò tìm mãi, và có một lần tìm được một cái gì đò, thì hoá ra người ta đã tìm được từ những thế kỷ trước.

Trước lúc tôi sang viết báo, tôi đã dịch dở nửa quyển lý thuyết hàm số phức, dù tôi chưa biết sẽ in vào đâu cả.

- Tôi quay sang viết báo, rồi viết văn. Viết văn cũng là một việc phấn đấu: báo có ít người, vừa đi vừa viết. Nhưng tôi nghĩ mình có nhiều chuyện để viết được. Anh em họ kể cho tôi nhiều thứ lắm, tôi cảm thấy còn nhiều chuyện mình phải viết được.

- Hồi đi chiến trường, tôi theo anh em một đại đội luồn sâu, tôi được trinh sát dẫn đi xem địch, tôi nằm gần lắm, súng bắn thẳng có thể bắn tới.

Lúc ở chiến trường, mình có cảm tưởng rằng người mình mềm lắm, đầu mềm, chân tay mềm, muốn có một cái gì đó chở che- mãi tôi mới nghĩ ra: Mình cũng muốn có một cái áo giáp.

Nhưng tôi cho rằng chưa anh làm báo nào đi cho ra trò. Ví dụ mình chưa được đi hẳn với trinh sát một chuyến nào cả. Trinh sát đi trinh sát chứ không phải trinh sát dẫn đường.

- Tôi là một người lính 15 năm nay, bây giờ nó quen rồi. Ví dụ: Tôi đi với một ông thủ trưởng, lúc đến chỗ nghỉ, thằng cần vụ nó đi bắc nước, thì tôi có thể đi bẻ củi. Nó là cái việc qua của tôi rồi. Với những người lớn tuổi, người nào mà tôi quý tôi có thể gọi anh xưng em ngay. Ở về bên quân khu có một ông tôi toàn gọi thế cả. Tôi cho rằng một người viết chẳng được miễn gì so với đời sống cả, mà chỉ có vất hơn, khổ hơn thôi. Những thằng như thằng Chu sống một đằng, làm một nẻo. Tôi thì không thế được.

Thằng Huân, thằng Chu có thể bôi ra những truyện rất hay. Ví dụ truyện Người ở mặt trậncủa thằng Huân. Nó chỉ nói anh nọ thương anh kia thôi. Tôi như thế thì tôi không làm được. Tôi phải có chuyện của tôi.

- Nhưng có lúc nghĩ như thằng Chu nó khôn hơn, nó khỏi thiệt thân nó, khỏi khổ. Trong bọn viết bây giờ, chỉ có thằng Chu là mới thành người  viết, còn chưa có ai cả, chưa thằng nào làm được gì.

Tôi là lính lâu, tôi muốn nói gì đó của người lính, mà ở ngoài không có. Ví dụ các ông cứ bảo ông Bùi Bình Thi ra vẻ lính. Tôi thấy ông Thi chẳng có lính gì cả. Cả ông Chu nữa.

Nhàn: Thế theo ông Dấu chân người lính có phải lính không?

Triệu Bôn: Không, viết hay nhưng chưa thật lính. Người lính không thế cả đâu. Người lính họ phải hành động hơn. Đã nói người lính tức là có cái gì gần người nông dân một chút chứ.

Nhàn: Hẳn ông quan niệm, người lính phải khác người thường nhiều chứ gì? Còn theo tôi, mỗi người lính có cái gì vẫn rất gần với những người thường, là một người thường, vì lúc này cuộc chiến cuốn vào nó cả dân tộc chẳng ai được đứng ngoài.

Triệu Bôn: Đúng thế, cả hai cái đó đều có lý do cả.

Nói chung, đời tôi là đời một người không may. Họ không phong cấp lên cho tôi một điểm nhục nhã cho họ.

Về việc viết, tôi thấy các ông cứ bàn về chuyện kỹ thuật nọ  kia. Tôi thấy cứ viết như cũ cũng đủ rồi, viết thế còn chán chỗ dùng, mình theo được người xưa đâu, việc gì phải hiện đại ra. Tôi đọc cổ điển cũng thích, mà cái mới cũng thích.

 ( Khi nghe tôi thuật lại ý này Nguyễn Minh Châu bảo : Nói thế không được, nội dung khác, phải có hình thức mới. Nhị Ca bảo viết giống như người xưa thì không bao giờ bằng người xưa được.)

 Vẫn lời Triệu Bôn
-- Tiếp xúc với người viết, tôi thấy nhiều cái lạ lắm. Có những người mà tôi thấy tài quá, không sao theo được, như thể bác Tô Hoài hoặc anh Thi ấy.

Những người như bác Nguyên Hồng, tôi không nghe một buổi thì tôi tiếc lắm. Bác Hồng rất quý tôi.

Nhưng có những người như ông Nguyễn Công Hoan, ông Xuân Diệu tôi nghe tôi không bao giờ tin cả.

Nhàn: Thế ông có biết tại sao ông viết Cái vuốt hỏng không?

Triệu Bôn: Cái hỏng của truyện ấy là ở chỗ tôi không phân biệt được truyện và ký. Lúc đầu tôi viết là ký, dùng cho báo quân khu, sau tính gửi cho xuất bản, mới thấy là nên thêm vào chút ít. Nhân tiện đưa VNQĐ  thế thôi.

Nhàn: Không phải thế đâu... Nó thiếu một cái gì khác. Tôi thấy ông phải đào sâu vào cái mà Mầm sống ông có, tức là hình ảnh một người chiến sĩ kiểu mới, chiến sĩ có suy nghĩ, có nghị lực... đó vừa là triết lý sống của ông.

Triệu Bôn: Trong Cái vuốt, tôi cũng muốn nói về sức mạnh của con người khi ở vào hoàn cảnh đơn độc.

 Để tôi thử nhớ lại xem. Ừ đúng rồi, truyện Mầm sống tôi viết lúc đầu là do theo anh em đi lấy gạo, có cậu nó kể chuyện tìm được một thằng bị thương, phải cắt tay. Tôi đi viện nhiều. Nhưng viết về một nhân vật thì viết không nổi, phải cho nó thêm một nhân vật nữa cho nó vừa


Nói chuyện về Triệu Bôn với  các anh khác.
Nguyễn Minh Châu: Những thằng như thằng này (TB), nó đã bị đời sống làm cho lữa ra rồi, mà nó còn viết được, tức là nó có một cái gì cốt lõi lắm mà không sao thay đổi được.
Nhàn: Triệu Bôn là một kiểu nghệ sĩ khác nghệ sĩ thường lắm. Đỗ Chu thì sớm có một ý thức rõ ràng về tài năng của mình ngay từ những năm đi học đã yên chí sau này làm một nhà văn rồi.

Còn ông Triệu Bôn này không phải thế, ông Triệu Bôn này chẳng bao giờ nghĩ, chẳng bao giờ chuẩn bị cả, nhưng cứ sống thế,thì lại hoá ra một sự chuẩn bị đầy đủ nhất rồi.

Nguyễn Minh Châu: Thằng này nó cứ như gỗ nguyên cả khối ấy...

Nhưng mà những cái loại này viết , nó cũng dễ thành ra báo lắm cơ.

Nhàn: Có bằng Trúc Hà Không?

Nguyễn Minh Châu: Còn hơn Trúc Hà chứ. Cùng là lính nhà quê, nhưng  thằng Duật quá màu mè, thằng này chắc hơn.
 Nghe ai đó phê mình lười đi,Đỗ Chu:
-- Tao không muốn phí thời giờ. Tao không sợ chết đâu. Nhưng lúc nào chuẩn bị viết đã đủ rồi, thì tao không muốn làm nữa....

Trong thời gian hiện nay, kiểu nghệ sĩ nào là phổ biến.

Dạng Triệu Bôn là người nghệ sĩ cũ còn lại (cũ với nghĩa: kiểu đào tạo cũ )- vẫn tốt

Tiếp tục nghe Triệu Bôn:

Tôi ở với lính nhiều, nhiều người quen. Tôi thấy giá biết được một thanh niên Hà Nội cũng được nhưng không có thì cũng chẳng sao cả. Bớt đi nhân vật ấy, không làm cho khối đông đảo người lính chúng mình bớt đi bao nhiêu.

Tôi thấy phàm đã là người viết, thì đã tính thế nào cũng không ngại lắm nhất định sống được. Như tôi thấy thằng Đỗ Chu thế mà dại, nó cũng khổ. Ở đơn vị rất khổ, và nó rất tốt, rất thật. Nhưng còn thằng Huân ?Tôi thấy thằng này khéo lắm. Cái thói khéo ấy, ở ngoài mặt trận ít hơn, mà ở đây nhiều hơn, thật là không tốt.

Lúc xuống đơn vị, tôi chỉ ghét nhiều tay cán bộ còn vơ vét, kiếm chác của lính mà chưa nghĩ đến việc đánh tốt.

Nhàn (nghĩ) Triệu Bôn vẫn chỉ nói một thằng lính nghị lực, đứng đắn, đáng tin cậy. Nhưng vẫn chỉ là một cánh tay, chứ không phải là bộ óc. Triệu Bôn rất ít suy nghĩ về bản chất người lính, bản chất chiến tranh và quân đội, ở Triệu Bôn có một lòng tin có sẵn, sâu xa và nghĩ phải làm sao làm thôi.

Triệu Bôn mới thấy cái đẹp con người trong hành động, phấn đấu để hành động mà chưa thấy cái đẹp trong sự suy nghĩ, trong sự nhận thức, phấn đấu để nhận thức. Triệu Bôn cũng không có những hiểu biết về phương hướng đi tới. Nhân vật Triệu Bôn chưa bao giờ là những cán bộ trẻ, càng chưa bao giờ là những cán bộ trẻ có tầm nhìn xa, có vóc dáng của những nhà lãnh đạo quan trọng sau này. Tưởng là khác  song nhân vật Triệu Bôn nó vẫn chì là một kiểu người lính  Đỗ Chu.



Tiếp tục về các bạn khác

Vũ: Về cơ bản, Duật và Bằng Việt rất giống nhau. Bằng Việt  nói Tột cùng hạnh phúc, tột cùng gian truân. thì Duật nói: Không có kính không phải là không có kính  Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi... Nhưng Bằng Việt là người có công hơn, có công trong cách thơ suy nghĩ hiện nay. Còn Duật thì làm hại mọi người, làm cho mọi người trở lại với những chuyện vơ vẩn không đâu vào đâu.

Bây giờ đi đâu cũng thấy có người nhại thằng Duật.

Duật và Bằng Việt là những người vô tâm. Nhưng đó thật sự là người có tài.

Có những người như Hoàng Hưng, Vũ Quần Phương, có đủ mọi điều kiện làm thơ: có cố gắng, có học vấn, có cảm xúc, chỉ thiếu có tài, nên thơ không ra sao. Còn loại như Đỗ Chu, nó cũng có tài đấy, nhưng nó lại uốn theo thời thế quá chừng (Duật thì không có ý thức, mà Chu thì có ý thức hơn, có ý thức về sự chiều đời của mình) . Nguyễn Khắc Phục rất coi thường văn chương Đỗ Chu, có thể nói căm ghét văn chương Đỗ Chu. Có lần Nguyễn Khắc Phục nghe Đỗ Chu, Bùi Bình Thi nói một lúc rồi hỏi lại: Khi đã  hiểu đời như thế đấy, rồi xem xem các anh sẽ viết  thế nào?

Vũ nói tiếp: Bây giờ trong bọn làm thơ, tôi chỉ còn tin có Xuân Quỳnh. đó là nhà thơ phụ nữ khá nhất, 30 năm nay, vượt hết rồi. Tài thì nó có thừa rồi.... Bây giờ có thể tin được vì chẳng bao giờ bà ấy yên được cả.



 Về Nguyễn Khắc Phục

Vũ: Tôi gặp ai đó một lần thôi, tôi có thể biết ai có tài không Tôi gặp thằng Phục trước, rồi đọc Hoa cúc biển sau. Gặp đã thấy được. Đọc Hoa cúc biển thì thấy ít có tài hơn.

Nó là một người có tài thật, dù những cái nó viết hiện nay còn ngổn ngang chưa đâu vào đâu .Cái Biển và bãi lầy cũng không thật ghê đâu! Nhưng mình vẫn tin là nó làm được.

- Đó là một người cẩn thận chứ không phải không đâu. Nó đến nhà tôi nó lấy quần áo của tôi mặc, vì nó biết rằng tôi có thể xoay quần áo người khác. Chứ không phải làm liều. Nếu biết tôi không xoay được thì nó sẽ không lấy. Gặp thằng Chu thường thấy nó ra vẻ lễ phép bưng nước cẩn thận, nhưng người ta không tin, và Chu không thế thật. Còn Phục, nếu mọi người ăn cơm ở một nhà, nó tìm cách xoay cho thằng kia phiếu gạo... Nó gửi tiền cho những thằng bạn nghèo... Bề trong, nó nhút nhát và rất sợ mất lòng mọi người.

Chu hay nói lếu láo về Đảng, về Trung uơng, về ông Đồng... Còn Phục, không bao giờ Phục nói về những cái ấy cả. Nó vẫn thấy thiêng liêng lắm.

- Tôi là một thằng làm thơ, tôi hay vứt thơ mỗi chỗ một tí. Thằng Phục cũng vậy. nó vứt cái nó viết mỗi chỗ một tí. Đang ngủ, nó xin tôi điếu thuốc, và dậy viết được một truyện vừa - viết không ráp gì hết. Hôm qua lên, nó giao cho tôi tất cả bản thảo, và dặn là phải giữ cẩn thận.

Đọc văn Nguyễn Khắc Phục  có thể cảm thấy không hay, nhưng không bao giờ cảm thấy nó có những đoạn xoen xoét ra, như trong văn thằng Chu.

Ng Khải nói về Phục:

-- Tôi cũng chưa đọc những cái khác. Nhưng mà vừa rồi đọc cái Cô kỹ sư nông hoá của nó, thì thấy nó viết ẩu quá, cẩu thả quá. Nó cãi lại do mình sợ. Khải cười chỉ bảo truyện này có lẽ quá cải lương.   Nói cho xong thôi , chứ trong  bụng nghĩ đến cải lương cũng không được.

Nhàn: có chất người như Triệu Bôn, có chất người như Đỗ Chu. Ở lớp người lớn tuổi, có những người như ông Từ Bích Hoàng, Phú Bằng, và những người như Ng Khải, ở mỗi bên, tôi thấy họ thiếu cái của bên kia. Những tài năng lớn, dường như là phải bao gồm cả 2 mặt đó.

Tài là một chuyện, nhưng cuộc sống cũng là một chuyện. Biết thu góp cuộc sống cho mình là quan trọng lắm.

Nguyễn Minh Châu: Thì đấy chính là tài chứ còn gì nữa?

Nhàn: Tôi thấy chán bạn bè, vì loanh quanh nó cũng chỉ nói được những chuyện về tình yêu, gia đình là cùng. Mà ở ngoài thì người ta cứ đánh nhau. Chúng nó chẳng biết gì, nhiều khi nó lại phải hỏi mình một số điểm.

Nguyễn Minh Châu: Cuộc sống mà vào đến các ông ấy, thì vang động của nó đã đuối rồi trầm rồi, chẳng còn gì. Các ông ấy cũng đi thành rãnh thành hào mà mặt cứ đóng váng cả lên.

Nhàn: Hôm nọ, tôi gặp một tay, cái loại học trên tôi hai lớp, hồi đi học là cán bộ chấp hành đoàn mà tôi là học sinh. Bây giờ  khoảng 30-31 Tôi gặp tay ấy buổi sáng đi trên đường, ăn mặc rất chững chạc, mặt nhìn thấy tự tin, da đen bóng lên, cổ áo quân hàm đại uý. Cái loại này nó đánh nhau thật, nó vào sinh ra tử thật. Hơn cả anh hùng, nó còn nặn ra cả những anh hùng nữa. Những tay này đúng là cột trụ của chế độ chứ còn gì nữa? Tôi thấy mình cần gặp những người như vậy.

 Đánh giá từng người

Nguyễn Minh Châu:Tôi vẫn thích 2 thằng Đỗ Chu và thằng Vũ. Hai thằng ấy nó có cái gì là nói ra rả, nói đến nơi đến chốn. Cái loại như Bằng Việt chóng cạn lắm.

Xuân Quỳnh:  Cả hai ông Vũ và Bằng có phần được đề cao hơn là chính ông ấy vốn có.

Ông Bằng ngày càng làm cho bạn bè khó chịu. Khi phải chịu đựng ông ấy, ông ấy thô bỉ lắm, trước mặt người lạ mà cứ nói vợ mình khâu vá thế nọ thế này, thế mà không biết ngượng. Ông ấy cứ lừa lừa mọi người đến chơi, rồi mang kể chuyện mình, y như lừa lừa ỉa bậy ra một chuyện ấy.

Bằng Việt: (kể chuyện vợ) Tôi phải đi học chính trị thì bà ấy ở sơ tán  về. Suốt đời bà ấy toàn chuyện không may.

Xuân Quỳnh: Và cái không may nhất là lấy ông.

Bằng: Không, cái may nhất là được tôi chứ.

Nhàn: Cái thằng Bằng này, nó có làm sao, cũng không được thương. Vì thương  lần ấy rồi, lần khác nó vẫn thế.

Thơ Bằng Việt bao giờ cũng tổng hợp, tổng hợp ngay trong một bài. Có biến chuyển tư tưởng trong từng bài một. Nhưng từ bài  nọ bài kia rất ít biến đổi.

Nghe bảo ông Bằng Việt vào trong kia lại tâm sự với ông Xuân Hoàng. Quỳnh   bình luận hai cái loa tâm sự với nhau thì còn gì nữa.



Nhàn: Tôi không gần được bà Ý Nhi.

Xuân Quỳnh: Đó lại là người mẫu của ông Bằng.

Nhàn: Tôi không sâu sắc được như Bằng Việt.

Vũ Quần Phương: Bằng Việt không sâu sắc, nó chỉ tham bác rộng thôi.

Nhàn: Bây giờ đây, cứ hết chuyện thì mọi người lại lôi Bằng Việt ra mà nói. Dẫu quan niệm của người nọ người kia có khác, nhưng tất cả đều thống nhất khi nói xấu Bằng Việt.

Có một nhân vật viết từ lâu rồi là Bùi Bình Thi một người dễ vui, dễ buồn, ai nói thế nào cũng nói theo. Có thời gian 2 này viết một truyện, đi Lào về viết liên tiếp, tên truyện viết ra toàn những ở rừng lào với  đội du kích Khăm Muộn.

Khải: Tôi bảo nó sửa mà nó không sửa, lại làm mặt giận.

Lại nghe ông ấy nói ông ấy làm một tập cho xuất bản Thanh niên. Mình bảo: Cứ từ từ, kinh nghiệm cho biết rằng nên cẩn thận khi ra tập sách đầu. Chưa thấy người nào ra tập đầu luôm nhuôm mà sau ngóc đầu lên được.

Rồi sẽ đến lúc, mà vấn đề thanh niên   cũng là vấn đề tri thức.  Người ta cắt nghĩa  là trong xã hội hiện đại  thanh niên là người nắm những trí thức mới nhất. Ở ta cũng bắt đầu có tình trạng ấy. Hiện nay, bộ đội  khác học sinh.

 Tôi nghĩ ừ, có một chủ đề: Văn nghệ và tri thức. Văn nghệ là tri thức,  nhưng nó lại là bản năng, nó nảy sinh với một vẻ gì khó hiểu, như từ đất mà thành nhựa cây.

- Đọc thơ Bằng Việt mấy năm trước với mấy năm nay, đại  khái là như nhau.

Đọc thơ Xuân Quỳnh mấy năm nay, có biến chuyển gì? Chỗ nào là chỗ đổi mới?

Xuân Quỳnh: Năm 1969 , tôi vụt ra được cái phần Gió lào cát trắng, nó là những suy nghĩ từ trước mà vụt ra.

Hình như những điều mà Xuân Quỳnh nói được trong Gió lào cát trắng, Lưu Quang Vũ cứ tán mãi ra, thành một cái mạch chủ yếu trong tập Trước biển và những ngọn gió

Xuân Quỳnh : Tôi thấy bây giờ làm cái gì phải làm cẩn thận, không có dịp làm lại nữa. Đến nơi nào đó lần đầu mà cứ nghĩ là lần cuối vì chắc  không có dịp đến lại. Đọc sách không có dịp đọc lại. Ngay cả bạn bè, chỉ có mất đi mà không có thêm.

Bây giờ quý nhất là thời giờ. Có thể cho mọi người mọi điều, nhưng không thể cho thời giờ được.

Vũ Quần Phương: Những điều ông  Nhàn viết  do chỉ quanh quẩn trong bọn mình, nó đúng với bọn mình, nhưng không đúng với tất cả đâu.

Từ chỗ cả bọn ồn ào nói lên tiếng nói của mình, ở người nào cũng có đủ mọi yếu tố: vừa tin yêu, vừa phủ nhận, vừa say sưa, vừa quyết tâm
Giờ đây thơ trẻ đã phân hoá hẳn.
Bằng Việt đi vào sự phục vụ cung đình một cách bắt buộc nhưng vẫn là cung đình.
Lưu Quang Vũ lại từ bỏ cái ngọt ngào xưa, đi đến những cái quyết liệt.
Xuân Quỳnh đi sâu vào những chuyện cá nhân mình mà qua đó, nghe vang vọng những điều của xã hội nói chung.

Những bài thơ về sau, sự phát triển của mọi người hiện nay, giúp ta nhìn lại mỗi người trong những năm trước đây, thấy một cách đầy đủ chỗ yếu chỗ mạnh của họ.

Để đến được những suy nghĩ như Bằng Việt, một người thanh niên thường phải qua một chặng đường khó khăn. Nhưng từ Bằng Việt vượt lên những bước mới rất khó khăn.



Lại nói về Lưu Quang Vũ (tập Trước biển và những ngọn gió)

Vũ Quần Phương: Nghe đọc mấy bài của Vũ mình thấy có những câu vô trách nhiệm “Viên đạn hôm nay trong bao xe, mai rơi vào ngực ai”

Còn nếu Vũ nói: cái cùm lạnh, những đàn đom đóm lập loè, thì là nghe hóng Vũ không  có quyền nói.

Nhàn: Vũ chỉ là người tàng hình giỏi, biến mình vào tất cả các bài thơ cũng một ý đó mà nhân lên. Chính là Vũ lại rất ít xao động.

 Ông Châu bênh: Người ta có thể sống vạ vật, và có thể nói những điều lớn lao.
 Tôi nghĩ có lý! Nhưng tôi còn xem xem  có đúng là  Vũ thế không đã.

Vũ Quần Phương: Sự vạ vật  của Vũ có cần thiết không, có phải chỉ là vạ vật bề từ bên trong  không  hay là vạ vật vì lười biếng, ngại khổ vì những cớ bên ngoài

Nhàn: ông Vũ chính là một người vô chính phủ. Ông ấy phá đi, nhưng ông ấy chẳng xây gì cả, hay là cái xây của ông ấy rất mơ hồ, rất không tưởng.

Xuân Quỳnh: Chính tôi đã bảo Vũ nó chẳng rõ gì cả. Mình có phản động thì cũng phải rõ ra là phản động thì mới được.

Vũ Quần Phương: Đúng, Vũ trong đời sống  chỉ biết cái tốt cái đẹp một cách mơ hồ, nó muốn làm thơ vươn tới cái đó, nhưng nó lại muốn đi tới một cách dễ nhất. Ông ấy muốn mua một cách rẻ hơn người khác.

Nhàn: Con đường ấy, con đường dễ dãi nhất, bao giờ cũng là con đường xa. Trong đời sống, có những  con đường gian khổ, mình phải đi vào, cắn răng mà đi, nhưng đó lại là con đường ngắn nhất.

Vũ Quần Phương: Nhưng dẫu sao, phải nhận lối làm thơ của Vũ nó được nhiều, và nó có cái vẻ cụ thể của nó.

Nhàn: Kinh nghiệm của các ông lớp trước, chỉ là kinh nghiệm kéo dài.

Với lại ở Vũ, nó có nhiều câu như bắt được, chứ không phải nghĩ sẵn. Phải chuẩn bị cho mình sao để bắt được nhiều những câu như thế. Nó cũng là cái tài đấy.

Bằng Việt: Nó ở sự liên tưởng....

Vũ Quần Phương: Có thể người ta lấp lại những điều định nói, nhưng tàng hình cho khéo. Như bà Xuân Quỳnh, mấy bài gần đây của bà ấy (Cơn mưa không phải của mình, Mặt đất...)

Nhàn: Những bài ấy không hay. Tôi ngờ rằng một ý nghĩ của bà ấy đã khác đi, mà bà ấy vẫn làm theo kiểu cũ.

Phương: Bà ấy hay chạy theo tứ. Bây giờ có thể làm lối thơ nhật ký chẳng hạn, thơ gặp đâu viết đấy.

Nhàn: Lối thơ có tứ, như một vòng tròn khép kín cho nên Xuân Quỳnh không thể viết đài được. Hai bài thơ tình của bà ấy mới rồi viết dài được vì nó không còn tứ nữa. Nó băng đi như đại lộ.

Bằng Việt: Bây giờ tôi nghĩ lại rồi. Định nghĩa về thơ hiện đại nhất: thơ là tổ hợp của những từ, những cách biểu hiện theo một hướng nhất định. Hãy để cho thơ dàn dụa ra.Trước kia, tôi cứ phải đi chắp từng câu một, tốn công, mà người ta lại bảo mình không có thực tế. Phải học ông Chế cách kéo dài, muốn thế phải có những liên tưởng  tiếp nối và tương phản.

Nhàn: Tôi lại thấy ông Bằng  cứ đi vào lối cũ, có khi lại hơn.

Phương: Mỗi người phải gánh lấy nhược điểm của mình rồi biến nó thành một chỗ mạnh mà mình.

Phương nói tiếp với tôi: trong bọn mình, có những người có khả năng suy nghĩ một cách bản năng, ví dụ như Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ. Bằng thì khác, Bằng chớ làm như họ mà chết.



Xuân Quỳnh kể: Bằng Việt vừa  “làm“ xong tập Lương tâm cho nxb Thanh Niên. Tôi bảo ông ấy là: Nếu ông không phải đưa, người ta không giục, thì ông đừng đưa... Cứ kéo dài mãi cái kiểu cũ, vô duyên rồi.

Bây giờ người ta bắt đầu in bọn trẻ bằng tên rồi. Ông Phạm Hổ bảo bài thơ tặng  Duật (của ông Bằng) cũng không ra sao, nhưng vì là của ông Bằng Việt thì đăng cho ông ấy thôi.

Bằng Việt trẻ con lắm. Người ta chê ông ấy thì ông ấy đi chê lại, rồi không đọc thơ cho họ nghe. Ông chỉ đọc cho người nào có  những bài thơ kém hơn của ông ấy thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc?


Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Tiếng ta còn thì nước ta còn!

Cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt đã có tác dụng không ngờ là làm cho người Hán dù có cai trị Việt Nam bao lâu thì cũng không thể tiêu diệt nổi tiếng Việt và Hán hóa được dân tộc ta. Có thể là khi bắt đầu sáng tạo cách đọc ấy, tổ tiên ta chưa nghĩ tới điều đó, nhưng rốt cuộc sáng tạo xuất sắc này đã giúp dân tộc ta tránh được nguy cơ bị người Hán đồng hóa. Đây là một thành công vĩ đại!

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1- Đồng hóa tự nhiên, tức quá trình dân tộc A trong giao tiếp với dân tộc B, do chịu ảnh hưởng lâu dài của B mà A tự nhiên dần dần mất bản sắc của mình, cuối cùng bị B đồng hóa; đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2- Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc nhỏ yếu hơn chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của một dân tộc lớn mạnh hơn; đây là một tội ác.

Đồng hóa dân tộc chủ yếu diễn ra dưới hình thức đồng hóa văn hóa, trong đó chủ thể đồng hóa thường là một nền văn hóa mạnh và tiên tiến (như đông dân hơn, kinh tế phát triển hơn, đã có chữ viết, có các hệ tư tưởng), đối tượng đồng hóa thường là nền văn hóa yếu và lạc hậu hơn. Đồng hóa ngôn ngữ là công cụ đồng hóa văn hóa thông dụng nhất, quan trọng nhất, hiệu quả nhất. Một dân tộc bị mất tiếng nói mẹ đẻ của mình và phải nói tiếng của một dân tộc khác thì không còn giữ được bản sắc dân tộc nữa.

Trong lịch sử, các nền văn hóa yếu thường bị nền văn hóa mạnh đồng hóa. Thời cổ, Trung Quốc là quốc gia đông người nhất và có nền văn minh tiên tiến nhất châu Á. Nền văn hóa Hán ngữ của họ có sức đồng hóa rất mạnh. Dân tộc Hồi ở phía Tây nước này, ngày xưa dùng chữ A Rập, sau nhiều năm giao lưu với người Hán cũng toàn bộ dùng chữ Hán và nói tiếng Hán. Ngay cả các dân tộc nhỏ nhưng mạnh về quân sự, sau khi thôn tính và thống trị Trung Quốc được ít lâu cũng bị nền văn hóa Hán ngữ đồng hóa.

Thí dụ dân tộc Mãn sau khi chiếm Trung Quốc và lập triều đại nhà Thanh đã lập tức tiến hành đồng hóa dân tộc Hán: cưỡng bức đàn ông Hán phải cạo nửa đầu và để đuôi sam, phải bỏ chữ Hán mà chỉ dùng chữ Mãn làm chữ viết chính thức trên cả nước. Nhưng đến giữa đời Thanh, tức sau khoảng 100 năm thì tiếng Mãn cùng chữ Mãn đều biến mất, từ đó trở đi người Mãn chỉ dùng tiếng Hán và chữ Hán, nghĩa là họ lại bị đồng hóa ngược bởi chính nền văn hóa của dân tộc bị họ cai trị lâu tới 267 năm!

Các nước đế quốc thực dân sau khi chiếm thuộc địa đều cưỡng chế đồng hóa ngôn ngữ dân bản xứ, quá trình này diễn ra khá nhanh, nhìn chung sau 5-6 thế hệ (mỗi thế hệ 25 năm), tiếng nói của người bản xứ đã bị thay bằng ngôn ngữ của nước cai trị. Đầu thế kỷ XV, Brazil bị Bồ Đào Nha chiếm, chẳng bao lâu tiếng Bồ trở thành ngôn ngữ chính thức duy nhất của người Brazil. Nhiều thuộc địa Pháp ở châu Phi như Bénin, Togo, Sénegan… dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính duy nhất. Năm 1918 nước ta bắt đầu dạy tiếng Pháp ở lớp cuối tiểu học, 10-20 năm sau toàn bộ học sinh trung học cơ sở trở lên đến trường đã chỉ nói tiếng Pháp, giáo viên chỉ giảng dạy bằng tiếng Pháp. Nếu cứ thế dăm chục năm nữa thì có lẽ Việt Nam đã trở thành nước nói tiếng Pháp.

Thế nhưng sau hơn 1.000 năm bị bọn phong kiến người Hán thống trị và cưỡng bức đồng hóa, dân tộc Việt Nam vẫn không bị Hán hóa, vẫn giữ nguyên được nòi giống, tiếng nói và phong tục tập quán.

Đây quả là một điều kỳ diệu có lẽ chưa dân tộc nào khác làm được. Đáng tiếc là chưa thấy nhiều người quan tâm nghiên cứu vấn đề này, một thành tựu vĩ đại đáng tự hào nhất của dân tộc ta (nói cho đúng là của tổ tiên ta thôi, còn chúng ta bây giờ thua xa các cụ).
Vì sao tổ tiên ta có thể làm được kỳ tích ấy ? Có người nói đó là do dân ta giàu tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, xã hội có cơ chế làng xã bền chặt, v.v… Nói như vậy có lẽ còn chung chung, nếu đi sâu phân tích tìm ra được nguyên nhân cụ thể thì sẽ giúp ích hơn cho việc phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc ta. Thực tế cho thấy tổ tiên ta giành được thắng lợi chống đồng hóa không phải bằng đấu tranh vũ trang mà chủ yếu bằng tài trí.

Xin nói thêm rằng chính người Trung Quốc cũng rất quan tâm vấn đề này. Chúng tôi đã thử nêu lên mạng Bách Độ (Baidu) của họ câu hỏi “Vì sao Trung Quốc thống trị Việt Nam hơn 1.000 năm mà Việt Nam không bị đồng hóa?”

Từ hàng triệu kết quả, có thể thấy đa số dân mạng Trung Quốc đều có chung một thắc mắc lớn: Vì sao bị Trung Quốc thống trị lâu thế mà người Việt Nam vẫn không nói tiếng Trung Quốc? Nói cách khác, họ coi đồng hóa ngôn ngữ là tiêu chuẩn đồng hóa quan trọng nhất và đều thừa nhận Trung Quốc đã không đồng hóa nổi Việt Nam. Họ tỏ ra tiếc nuối về sự kiện Việt Nam sau hơn 10 thế kỷ từng là quận huyện của Trung Quốc, từng dùng chữ Hán hàng nghìn năm mà rốt cuộc lại trở thành một quốc gia độc lập, dùng chữ Latin hóa, ngày nay là nước chống lại mạnh nhất chính sách xâm lấn Biển Đông của Bắc Kinh.

Do hiểu biết Việt Nam rất ít, thậm chí hiểu sai, hầu hết dân mạng Trung Quốc không tìm được lời giải thắc mắc trên, kể cả người tỏ ra am hiểu lịch sử nước ta. Họ nêu các lý do:

– Văn hóa Việt Nam có trình độ Hán hóa cao(?), người Việt rất hiểu và không phục Trung Quốc;

– Việt Nam ở quá xa Trung nguyên, khí hậu nóng, quan lại người Hán ngại sang Việt Nam làm việc, đã sang thì chỉ lo làm giàu, không lo đồng hóa dân bản xứ;

– Các nhân vật tinh hoa Trung Quốc như Lưu Hy, Hứa Tĩnh, Hứa Từ, Viên Huy (劉熙、許靖、許慈、袁徽) chạy loạn sang Việt Nam đã giúp nước này có nền văn hóa không kém Trung Quốc;

– Người Hán di cư đến Việt Nam đều bị người bản xứ đồng hóa v.v…

Nói chung họ đều chưa thấy, hay cố ý lờ đi nguyên nhân chính là ở tài trí của người Việt.

Nhưng họ nói người Việt Nam hiểu Trung Quốc là đúng. Do sớm hiểu rõ ý đồ thâm hiểm của phong kiến người Hán muốn đồng hóa dân tộc ta nên tổ tiên ta đã kịp thời đề ra đối sách. Cụ thể là đã tìm ra cách giữ gìn được tiếng nói của dân tộc mình trong quá trình bị bọn thống trị người Hán cưỡng bức học chữ Hán.

Mấy nghìn năm sau, một học giả lớn của dân tộc ta tóm tắt bài học lịch sử này trong một câu nói rất chí lý: “Tiếng ta còn thì nước ta còn!”

Sau khi chiếm nước ta (203 tr. CN), Triệu Đà đã ép buộc dân ta học Hán ngữ, nhằm đồng hóa họ bằng ngôn ngữ. Có lẽ đây là thời điểm muộn nhất chữ Hán vào nước ta.[1] Sách “Việt giám Thông khảo Tổng luận” do Lê Tung viết năm 1514 có chép việc họ Triệu mở trường dạy người Việt học chữ Hán.[2] Về sau, tất cả các triều đại người Hán cai trị Việt Nam đều thi hành chính sách đồng hóa. Triều nhà Minh còn tìm cách tiêu diệt nền văn hóa của ta, như tiêu hủy toàn bộ các thư tịch do người Việt viết, bắt nhân tài, thợ giỏi người Việt sang Trung Hoa phục dịch.

Như vậy, dân tộc ta buộc phải chấp nhận học chữ Hán từ rất sớm (trước Triều Tiên, Nhật Bản nhiều thế kỷ). Do hiểu biết người Hán nên tầng lớp tinh hoa người Việt đã nhanh chóng nhận ra nếu cứ học như thế thì cuối cùng tiếng Việt sẽ bị thay bằng tiếng Hán, dân ta sẽ trở thành một bộ phận của Trung Quốc.

Vậy cha ông ta đã dùng cách nào để giữ được tiếng nói của dân tộc trong hơn 1.000 năm bị cưỡng bức học và dùng chữ Hán cũng như phải tiếp thu nhiều yếu tố của nền văn minh Trung Hoa?

Vấn đề này rất cần được làm sáng tỏ để từ đó hiểu được truyền thống quý báu của dân tộc ta. Dưới đây chúng tôi xin mạo muội góp vài ý kiến nông cạn, nếu có sai sót mong quý vị chỉ bảo.

Đọc chữ Hán bằng tiếng Việt: Một sáng tạo xuất sắc của tổ tiên ta

Chữ viết hình vuông là một phát minh lớn của nền văn minh Trung Hoa, được người Hán chính thức sử dụng từ đời nhà Thương (thế kỷ 16 đến 11 tr. CN), ngày nay phổ biến được gọi là chữ Hán.

Thực ra trong hơn 2.000 năm kể từ ngày ra đời, thứ chữ viết ấy chỉ được người Hán gọi là chữ 字 (tự) hoặc văn tự 文字. Đến đời Đường (thế kỷ VII) cái tên 漢字 (Hán tự, tức chữ Hán) mới xuất hiện lần đầu trong sách Bắc Sử 北史 do Lý Diên Thọ biên soạn.[3] Sau đó người Nhật và người Triều Tiên cũng gọi thứ chữ này là Hán tự: tiếng Nhật đọc Kanji, tiếng Triều Tiên đọc Hantzu. Cho tới nay Bộ Giáo dục Đài Loan vẫn chỉ gọi là Quốc tự 國字.

Vì thứ chữ ấy khi vào Việt Nam còn chưa có tên nên tổ tiên ta bèn đặt cho nó cái tên là chữ Nho, với ý nghĩa là chữ của người có học, bởi lẽ Nho 儒 là từ dùng để gọi những người có học. Dân ta gọi người dạy chữ là thầy đồ Nho, bút và mực họ dùng để viết chữ là bút Nho và mực Nho.[4]

Đây quả là một điều độc đáo, bởi lẽ Hán ngữ xưa nay chưa hề có khái niệm chữ Nho; tất cả từ điển Hán ngữ cổ hoặc hiện đại và các từ điển Hán-Việt đều không có mục từ Nho tự 儒字 với ý nghĩa là tên gọi của chữ Hán.

Có thể suy ra: Việt Nam thời xưa không có chữ viết (hoặc đã có chữ Việt cổ nhưng chưa hoàn thiện, chưa diễn tả được các khái niệm trừu tượng), vì thế khi tiếp xúc với chữ Hán, tầng lớp tinh hoa của tổ tiên ta đã nhận thấy đây là một phương tiện cực kỳ hữu ích dùng để truyền thông tin được xa và lâu, không bị hạn chế về khoảng cách và thời gian như cách truyền thông tin bằng tiếng nói, do đó họ đã sớm nghĩ tới việc mượn thứ chữ này làm chữ viết của dân tộc ta.

Muốn vậy dân ta phải biết chữ Hán, một thứ ngoại ngữ. Làm cho dân chúng học và dùng được một ngoại ngữ là việc hoàn toàn bất khả thi ở thời ấy. Hơn nữa chữ Hán cổ khó đọc (vì không biểu âm), khó viết (vì có nhiều nét và cấu tạo phức tạp), khó nhớ (vì có quá nhiều chữ), thuộc loại chữ khó học nhất trên thế giới.

Nói chung, mỗi chữ viết đều có một âm đọc; không ai có thể xem một văn bản chữ mà không vừa xem vừa đọc âm của mỗi chữ (đọc thầm hoặc đọc thành tiếng). Mỗi chữ Hán đều có một âm tiếng Hán; muốn học chữ Hán tất phải đọc được âm của nó. Viết chữ Hán khó, tuy thế tập nhiều lần sẽ viết được, nhưng do khác biệt về hệ thống ngữ âm, người Việt nói chung khó có thể đọc được các âm tiếng Hán.

Ngoài ra Trung Quốc là một nước rộng lớn, đông dân; cho tới trước nửa cuối thế kỷ 20 cả nước vẫn chưa thống nhất được âm đọc của chữ. Loại chữ này chỉ thể hiện ý nghĩa, không thể hiện âm đọc, cho nên nhìn chữ mà không biết cách đọc. Người dân các vùng xa nhau thường đọc chữ Hán theo âm khác nhau, thậm chí khác xa nhau, vì thế thường không hiểu nhau nói gì. Các thứ tiếng địa phương ấy ta gọi là phương ngữ, người Hán gọi là phương ngôn (方言); Hán ngữ hiện có 7 phương ngữ lớn, nhiều phương ngữ nhỏ (次方言).

Không thống nhất được âm đọc chữ Hán là một tai họa đối với người Hán. Với người nước ngoài học chữ Hán cũng vậy: khi mỗi ông thầy Tàu đọc chữ Hán theo một âm khác nhau thì học trò khó có thể học được thứ chữ này.

Để có thể học được chữ Hán mà không cần đọc âm tiếng Hán, tầng lớp tinh hoa của tổ tiên ta đã sáng tạo ra một giải pháp xuất phát từ ý tưởng: nếu người Hán khác vùng có thể tự đọc chữ Hán theo âm riêng của vùng, thì ta cũng có thể đọc chữ Hán theo âm riêng của người Việt.

Muốn vậy, mỗi chữ Hán được tổ tiên ta quy ước đọc bằng một (hoặc vài, tùy chữ Hán gốc) âm tiếng Việt xác định có gốc là âm chữ Hán — ngày nay gọi là âm Hán-Việt, nghĩa là mỗi chữ Hán đều được đặt cho một (hoặc vài) cái tên tiếng Việt xác định, gọi là từ Hán-Việt.

Thí dụ chữ 水 được đặt tên là chữ Thủy, âm đọc thủy khác với âm đọc shuẩy của người Hán. Chữ 色, tiếng Hán đọc sưa, ta đọc sắc. Thủy và Sắc là từ Hán-Việt, cũng là âm Hán-Việt của 水và色.

Âm/từ Hán-Việt được chọn theo nguyên tắc cố gắng bám sát âm Hán ngữ mà tổ tiên ta từng biết.[5] Như chữ 終, âm Hán và âm Hán-Việt đều đọc chung, tức hệt như nhau; chữ 孩, Hán ngữ đọc hái, ta đọc Hài, gần như nhau. Nhưng hầu hết chữ đều có âm Hán-Việt khác âm Hán. Như 集 âm Hán là chí, ta đọc Tập ; 儒 giú, ta đọc Nho. Có chữ âm Hán như nhau mà âm Hán-Việt có thể như nhau hoặc khác nhau, như 同 và 童, âm Hán đều là thúng, từ Hán-Việt đều là Đồng ; nhưng 系 và 細, âm Hán đều là xi, lại có hai từ Hán-Việt khác nhau là Hệ và Tế. Chữ Hán có hai hoặc nhiều âm thì có thể có một, hai hoặc nhiều âm/từ Hán-Việt, như 都 có hai âm Hán là tâu và tu, lại chỉ có một âm/từ Hán-Việt là Đô ; 少 có hai âm Hán shảo và shao, cũng có hai âm/từ Hán-Việt là Thiểu (trong thiểu số) và Thiếu (trong thiếu niên).

Thứ chữ Hán đọc bằng âm Hán-Việt này được dân ta gọi là chữ Nho. Vì đọc chữ bằng tiếng mẹ đẻ nên chữ Nho trở nên dễ học đối với người Việt: chỉ cần học mặt chữ, nghĩa chữ và cách viết văn chữ Hán mà không cần học phát âm cũng như học nghe/nói tiếng Hán. Vì thế thời xưa ở nông thôn nước ta không hiếm người 6-7 tuổi đã biết chữ Nho.[6] Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) 12 tuổi đỗ Cử nhân, 16 tuổi đỗ Hoàng giáp (Tiến sĩ). Người không biết chữ cũng có thể học truyền miệng các tác phẩm ngắn có vần điệu, như Tam Thiên Tự.[7]

Người biết chữ Nho có thể xem hiểu các thư tịch chữ Hán, viết văn chữ Hán; tuy không nói/nghe được tiếng Hán nhưng vẫn có thể dùng bút đàm để giao tiếp bình thường với người Hán. Chỉ bằng bút đàm chữ Nho, Phan Bội Châu giao tiếp được với các nhà cải cách Trung Quốc và Nhật Bản, đưa được mấy trăm thanh niên Việt Nam sang Nhật học quân sự chính trị, chuẩn bị về nước đánh đuổi thực dân Pháp.

Cần nhấn mạnh: vì âm/từ Hán-Việt không thể ghi âm hầu hết từ ngữ tiếng Việt cho nên cách đọc chữ Hán theo âm Việt hoàn toàn không thể biến tiếng Việt thành một phương ngữ của Hán ngữ,[8] và dân ta vẫn hoàn toàn nói và nghe bằng tiếng mẹ đẻ.

Chữ Nho chỉ dùng để viết mà thôi, và chỉ được giới tinh hoa (trí thức và quan lại người Việt) dùng trong giao dịch hành chính, ngoại giao, lễ tiết, chép sử, giáo dục, thi cử, sáng tác văn thơ. Còn ở Trung Quốc, những người nói một trong các phương ngữ tiếng Hán đều có thể dùng chữ Hán để ghi âm được toàn bộ tiếng nói của phương ngữ ấy, nghĩa là họ có thể dùng chữ Hán để ghi âm tiếng mẹ đẻ.

Dĩ nhiên cách đọc tiếng Việt chỉ có thể làm với chữ Hán, là loại chữ biểu ý (ghi ý), chứ không thể làm với chữ biểu âm (ghi âm). Ngày nay âm/từ Hán-Việt của mỗi chữ Hán có thể dễ dàng viết ra bằng chữ Quốc ngữ (một loại chữ ghi âm), nhưng ngày xưa, khi chưa có bất kỳ loại ký hiệu nào ghi âm tiếng nói, tổ tiên ta chỉ có thể truyền khẩu. Thế mà lạ thay, việc dạy chữ Nho đã được mở rộng, ở thời Nguyễn là đến tận làng, có thể suy ra tỷ lệ người biết chữ Hán của dân ta cao hơn Trung Quốc!

Chỉ bằng cách truyền miệng mà người Việt thời xưa đã tạo ra được một bộ từ Hán-Việt tương ứng với bộ chữ Hán khổng lồ — bộ chữ này trong Tự điển Khang Hy (1716) có hơn 47 nghìn chữ; Tiêu chuẩn Nhà nước Trung Quốc GB18030 (2005) có 70.217 chữ; Trung Hoa Tự hải có 85.568 chữ Hán.

Quá trình tiến hành Việt Nam hóa phần ngữ âm của chữ Hán kéo dài trong hàng nghìn năm, là một thành tựu văn hóa vĩ đại. Có thể phỏng đoán đó là một quá trình mở, do nhiều thế hệ người Việt thực hiện, thể hiện sức sáng tạo bất tận của tổ tiên ta.

Nhật và Triều Tiên cũng mượn dùng chữ Hán, nhưng họ tự đến Trung Hoa nghiên cứu đem chữ Hán về dùng chứ không bị ép dùng từ sớm như ta. Họ cũng đọc chữ Hán theo âm bản ngữ của dân tộc mình — giải pháp do người Việt nghĩ ra và thực hiện trước họ nhiều thế kỷ.

Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Nguyễn Tài Cẩn nói: “Cách đọc Hán Việt là một tài sản của riêng dân tộc ta. Có dùng nó khi đọc Đạo đức kinh, Kinh Thi, Sở từ… thì mới phù hợp với thói quen dân tộc, tiện lợi cho dân tộc. Theo ý chúng tôi, dùng cách đọc Hán Việt ở những trường hợp này là một điều hết sức phù hợp với khoa học. Đọc theo lối Hán Việt thì dễ hiểu hơn, bởi lẽ ngay trong tiếng Việt đã có khá nhiều tiếng Hán Việt quen thuộc, chỉ đọc lên, nghe được, là hiểu được; đọc theo lối Hán Việt thì cũng thuận tai hơn… ”.[9]

Đúng thế. Thí dụ từ 社會, người Anh biết Hán ngữ đọc shưa huây, người Anh không biết Hán ngữ khi nghe âm đọc ấy sẽ chẳng hiểu gì; còn người Việt biết Hán ngữ đọc “xã hội”, người Việt không biết Hán ngữ nghe đọc sẽ hiểu ngay nghĩa của từ; âm “xã hội” thuận tai, dễ đọc dễ nhớ hơn âm shưa huây. Rõ ràng cách đọc Hán-Việt thật tiện lợi cho người Việt. Trong bài sau, chúng tôi sẽ nói thêm về vấn đề này.

Ngày nay mỗi chữ Hán trong tất cả các từ điển Hán-Việt đều phải ghi kèm từ Hán-Việt tương ứng. Hán-Việt Tự điển của Thiều Chửu có kèm Bảng tra chữ theo âm Hán-Việt, dùng tra chữ Hán rất tiện và nhanh hơn tra theo bộ thủ. Người có sáng kiến làm Bảng này là bà Nguyễn Thị Quy (1915-1992), em ruột Thiều Chửu, khi bà lần đầu xuất bản Tự điển nói trên tại Sài Gòn năm 1966.[10]

Như vậy, bằng cách đọc chữ Hán theo âm tiếng Việt, tổ tiên ta đã thành công trong việc mượn chữ Hán để dùng làm chữ viết chính thức của dân tộc mình và gọi nó là chữ Nho. Sự vay mượn này chẳng những không làm cho tiếng Việt bị biến mất mà còn làm cho nó phong phú hơn rất nhiều, trở thành một ngôn ngữ cực kỳ linh hoạt, có thể tiếp nhận và Việt hóa hầu như toàn bộ từ ngữ mới xuất hiện trong tiến trình phát triển của loài người toàn cầu.

Chữ Nho khác chữ Hán ở phần ngữ âm: nó là chữ Hán được đọc bằng âm tiếng Việt chứ không đọc bằng âm tiếng Hán như chữ người Hán dùng. Nói cách khác, chữ Nho là chữ Hán đã được Việt Nam hóa phần ngữ âm; còn về tự dạng và nghĩa chữ thì cơ bản như chữ Hán của người Hán. Vì thế có người gọi chữ Nho là chữ Hán-Việt.

Rõ ràng nó là chữ của người Việt Nam, đã Việt Nam hóa phần ngữ âm, không thể coi là chữ của người Hán. Chữ Nho là chữ viết chính thức của dân tộc ta trong hơn 2.000 năm, kể từ thời điểm muộn nhất là bắt đầu thời Bắc thuộc cho tới khi được thay thế bằng chữ Quốc ngữ cực kỳ ưu việt, được chính các nhà Nho tiên tiến tán thưởng và đi tiên phong ủng hộ sự phổ cập Quốc ngữ.

Cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt đã đáp ứng nhu cầu giao tiếp bằng bút đàm giữa quan lại cấp thấp người Việt với quan lại cấp cao người Hán, khiến cho bọn thống trị người Hán vẫn thực thi được quyền lực cai trị dân bản xứ. Hơn nữa, cách đó làm cho việc phổ cập chữ Hán trong người Việt trở nên dễ dàng, tức đáp ứng yêu cầu dạy chữ Hán của các vương triều người Hán. Vì vậy chúng không còn lý do cưỡng chế dân ta phải học nghe/nói tiếng Trung Quốc.

Cách đọc chữ Hán như trên đã có tác dụng không ngờ là làm cho người Hán dù có cai trị Việt Nam bao lâu thì cũng không thể tiêu diệt nổi tiếng Việt và Hán hóa được dân tộc ta. Có thể là khi bắt đầu sáng tạo cách đọc ấy, tổ tiên ta chưa nghĩ tới điều đó, nhưng rốt cuộc sáng tạo xuất sắc này đã giúp dân tộc ta tránh được nguy cơ bị người Hán đồng hóa. Đây là một thành công vĩ đại!

Đáng tiếc là hiện không thấy có thư tịch nào ghi chép ai nghĩ ra và thời điểm nào xuất hiện cách đọc chữ Hán bằng âm/từ Hán-Việt. Có thể cho rằng sáng kiến đó ra đời khi chữ Hán bắt đầu vào nước ta, tức muộn nhất là khoảng thế kỷ 2 – 1 tr.CN.

Có ý kiến cho rằng cách đọc Hán-Việt bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng Hán đời Đường, cụ thể là Đường âm dạy ở Giao Châu vào khoảng hai thế kỷ 8, 9.

Nếu hiểu ý kiến này theo nghĩa đến đời Đường mới xuất hiện cách đọc Hán-Việt thì e rằng khó có thể giải đáp câu hỏi: vậy thì trong thời gian khoảng ngót 1000 năm trước đó người Việt đọc chữ Hán bằng cách nào? Đến đời Đường, người Hán đã thống trị Việt Nam được hơn 9 thế kỷ, quá thừa thời gian để họ hoàn toàn đồng hóa người Việt bằng văn hóa, ngôn ngữ, khi ấy tiếng Việt đã bị biến mất, sao còn có thể xuất hiện cách đọc Hán-Việt?

Phải chăng nên hiểu ý kiến trên theo nghĩa: đến thời Đường, cách đọc Hán-Việt được hoàn thiện nhờ học tập Đường âm dạy ở Giao Châu vào khoảng thế kỷ 8 – 9.

***
Có thể kết luận: dân tộc Việt Nam tồn tại được và không bị đồng hóa sau hơn 1.000 năm chịu sự thống trị của một quốc gia liền kề có nền văn hóa lớn mạnh là nhờ đã phát huy bản lĩnh trí tuệ của mình, thể hiện ở chỗ sáng tạo được biện pháp đọc chữ Hán bằng tiếng Việt, qua đó đã vô hiệu hóa chủ trương đồng hóa ngôn ngữ của các triều đại phong kiến Trung Hoa.

Có những người Hán đã nhận ra bản lĩnh trí tuệ ấy của người Việt.

Năm 987, nhà Tống cử Lý Giác李覺 đi sứ sang Hoa Lư, Việt Nam, được hai vị Quốc sư Khuông Việt và Pháp Thuận đón tiếp, đàm phán các vấn đề quốc gia đại sự và họa thơ. Khi về nước, Lý Giác tặng vua Lê Đại Hành một bài thơ, trong có câu: “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu 天外有天應遠照”, nghĩa là: “Ngoài trời này còn có trời khác, nên nhìn thấy”. Nói cách khác, thế giới này đâu phải chỉ có một mặt trời Trung Hoa mà còn có mặt trời Việt Nam!

Câu thơ cho thấy Lý Giác đã bước đầu nhận ra bản lĩnh trí tuệ của người Việt. Đúng thế, tổ tiên ta thật vô cùng tài giỏi, nếu không thì còn đâu giang sơn tươi đẹp này!

Nguyễn Hải Hoành là dịch giả và nhà nghiên cứu tự do hiện sống tại Hà Nội.

—————————

[1] Nói là “muộn nhất” vì còn có các quan điểm như: chữ Hán vào VN qua con đường giao thương hoặc truyền bá tôn giáo từ lâu trước khi nước ta bị Triệu Đà chiếm; VN đã có chữ viết từ đời Hùng Vương (Hoàng Hải Vân: Thiền sư Lê Mạnh Thát và những phát hiện lịch sử chấn động).

[2]宋代中越文学交流述论 có câu 黎嵩 “越鑑通考總論” viết : 趙佗 “建立學校,導之經義。由此已降,四百余年,頗有似類” .

[3] Bài 汉字名称的来由 (http://blog.sina.com.cn) và một số bài khác có viết: Từ Hán tự 漢字xuất hiện sớm trong Bắc sử, quyển 9 [biên soạn xong năm 659]. 汉字一词早出自《北史》卷九本纪第九, “章宗一”:“十八年,封金源郡王.始习本朝语言小字, 及汉字经书,以进士完颜匡、司经徐孝美等侍读”. Từ Hán tự xuất hiện nhiều trong sách Kim sử 金史 (năm 1345) đời Nguyên. Ở đời nhà Thanh (1644-1911), thời kỳ đầu do chữ viết chính thức của chính quyền không phải là chữ Hán mà là chữ Mãn (满文) nên phải dùng tên gọi chữ Hán 漢字 để chỉ loại văn tự truyền thống của người Hán, nhằm phân biệt với chữ Mãn.

[4] Có ý kiến nói do thời bấy giờ thứ chữ đó được dùng để dạy dân ta học Nho giáo 儒教 nên dân ta gọi nó là chữ Nho. Nhưng Nho 儒với nghĩa “người có học” xuất hiện trước rất lâu, sau đó mới dùng chữ ấy vào từ Nho giáo để gọi học thuyết của Khổng Tử. Cùng lý do ấy, chữ Khổng có trước khi Khổng Tử ra đời.

[5] Khó có thể biết đó là âm tiếng địa phương nào ở TQ. Trong đó có những âm tiếng Quảng Đông, như nhất, nhì, shập, học chập khi đọc các chữ 一,二,十,學習 (âm Hán-Việt đọc nhất, nhị, thập, học tập).

[6] Thí dụ Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947) 8 tuổi học chữ Nho, 13 tuổi văn hay chữ tốt, 24 tuổi đậu Giải Nguyên, 28 tuổi đậu Đệ tam giáp Tiến sĩ. Phan Bội Châu (1867-1940) 6 tuổi học ba ngày đã thuộc lòng 1440 chữ Nho trong Tam Tự Kinh. Trần Gia Minh tác giả sách Huyền thoại Kim thiếp Vũ Môn 5-6 tuổi đã học chữ Nho truyền khẩu từ người ông mù lòa.

[7] Do nhà Nho Đoàn Trung Còn sáng tác, là một bài vè dài, mỗi câu hai âm, đọc lên có vần điệu dễ nhớ.

[8] Năm 1867, G. Aubaret trong cuốn Grammaire annamite từng sai lầm nhận định: “Tiếng bình dân nói trong vương quốc An Nam là một phương ngữ của tiếng Trung Quốc” (trích dẫn theo Phạm Thị Kiều Ly trong “Ghi âm tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ”, sách “Tiếng Việt 6”, Nxb Tri Thức, 2015).

[9] Nguyễn Tài Cẩn : Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt.

[10] Dẫn theo Lê Quốc Trinh, con trai bà Quy và là người trực tiếp tham gia làm Bảng tra này.

http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khoe khoang kiểu Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam khác gì nhau?


Gần đây có một bài viết tiếng Trung được cư dân mạng quan tâm liên quan đến quan niệm về sự giàu có, qua đó so sánh giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Mặc dù nói về người Trung Quốc, nhưng một bộ phận lớn người Việt Nam dường như cũng “có phần” trong đó.

Hình minh họa
Tác giả cho rằng, đa số người Nhật Bản ngày nay rất hạn chế “khoe khoang”. Trong xã hội Nhật Bản, nếu một ai đó khoe khoang bản thân “rất có tiền” sẽ bị xã hội tẩy chay và cô lập. Có một vị trí thức Nhật Bản cũng từng chia sẻ quan điểm: người thích khoe mẽ (như chạy xe thân dài hạng sang, tay cầm túi LV, đánh son môi đỏ chót) bị xã hội Nhật Bản xem là biểu tượng của “thô lỗ” và “bần cùng”.

Vào thập niên 80 thế kỷ trước là thời gian bong bóng kinh tế Nhật Bản lên đến đỉnh, khắp Tokyo toàn nhà đầu cơ bất động sản và cổ phiếu, nhiều người phát tài sau một đêm. Những người phụ nữ thì ai nấy tay cầm túi LV, nam giới thì vung tiền trong những hộp đêm.… Nhưng sau khi bong bóng kinh tế bị vỡ, người Nhật Bản mới tỉnh mộng. Nền kinh tế từ nóng chuyển sang lạnh, để lại hậu quả tồi tệ kéo dài.

Sau những chiêu trò không hay trong kinh tế được hưởng ứng một thời gian, tình hình sụp đổ sau đó cuối cùng đã khiến người Nhật Bản phải nhìn lại, tự phản tỉnh lại. Xã hội Nhật Bản bắt đầu thịnh hành “trào lưu mới”: ăn mặc giản dị; không còn muốn tăng ca, về nhà lúc 6h tối trở thành thói quen mới; người chồng vào bếp và chăm sóc con cái…

Nhiều người Nhật Bản nhìn bề ngoài rất giản dị, khiêm tốn, nhưng thực tế là họ cực kỳ giàu có, đam mê những trò chơi như lướt sóng và đã từng đi lướt sóng trên nhiều bãi biển lớn trên khắp thế giới. Dường như người Nhật Bản hiện nay thích “khoe khoang” theo kiểu này.

Người Nhật cũng không thích khoe tài, nếu bạn có nghe nói đến một tài năng nào đó, thì thường sẽ là biết đến một cách bất ngờ hoặc ngẫu nhiên, chứ bản thân họ không đánh bóng tên tuổi cho mình. Do đó, khi tài hoa của họ được phát hiện, được ca ngợi, không những họ không vui thích mà còn ngại ngùng, đỏ mặt, giống như bị người bắt gặp mình mắc sai lầm gì đó. Điểm này chắc người Trung Quốc nghe sẽ cảm thấy không thể hiểu nổi.

Khác với người Nhật Bản, cách “khoe khoang” của người Trung Quốc trong xã hội hiện nay thuộc về thứ có thể gọi là “trơ trẽn”.

Hiện nay, những câu xã giao kiểu như: “Tôi mới mua cái túi hàng hiệu này…”, “Tôi rất quen biết người nổi tiếng này…”, “Nhà tôi thế này…” đã trở nên khá phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Nếu ở Nhật Bản mà có thái độ như thế có thể lập tức bị tẩy chay, cô lập.

Cuối thế kỷ 19, cha đẻ của kinh tế học định chế (Institutional economics) là Thorstein Veblen khi chứng kiến cảnh giới nhà giàu điên cuồng theo đuổi xa xỉ phẩm, ăn chơi sa đọa, khinh rẻ người lao động, ông đã viết tác phẩm “Luận về giai cấp nhàn rỗi” (The Theory of the Leisure Class), qua đó lên án động cơ và dục vọng của họ không khác gì những người nguyên thủy man rợ, cho rằng họ sẽ đẩy xã hội vào hai cực phân hóa nghiêm trọng, gây cản trở tiến bộ xã hội, phá hủy nền tảng đạo đức giúp xã hội khỏe mạnh, vì đối với họ lao động không còn là đạo đức tốt đẹp của con người cần được ca ngợi mà bị biến thành đối tượng để khinh bỉ.

Tại Trung Quốc ngày nay, dưới tác dụng của khẩu hiệu “hãy để cho một bộ phận giàu trước nổi lên”, kéo theo đó là xu thế sống xa sỉ như tiệc vàng, vung tay hoang phí… ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở thế hệ “Phú nhị đại”. Chuyện lượng tiêu thụ Rémy Martin của Pháp ở Trung Quốc cao hơn tổng lượng tiêu thụ của các khu vực khác trên thế giới gộp lại cũng không phải lạ.

Không chỉ riêng Trung Quốc, bệnh “thích khoe” của người Việt Nam cũng là một vấn đề dễ nhận thấy. Mới đây, trong cuộc thăm dò của Nielsen thực hiện tại 58 quốc gia, Việt Nam có tỷ lệ người tiêu dùng chuộng hàng hiệu cao thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. 56% số người tham gia khảo sát trả lời rằng họ sẵn sàng trả nhiều tiền cho sản phẩm hàng hiệu hơn là những nhãn hàng ít nổi tiếng dù chức năng như nhau, bởi với họ dùng đồ hiệu là một cách thể hiện địa vị và đẳng cấp.

Giới trẻ Việt Nam hiện nay không ít người chạy theo hàng hiệu đắt tiền, sẵn sàng bỏ ra cả tháng lương để mua túi hiệu, giày hiệu… Có những cô nàng đi làm công sở, mức lương chỉ khoảng 10 triệu đồng nhưng lại mua những bộ mỹ phẩm đắt tiền với mức giá gấp 4 lần tháng lương của mình. Tâm lý thích xe sang, dùng đồ độc, đi du lịch nghỉ dưỡng ở những khu xa hoa đắt đỏ rồi chụp vài bức ảnh để đăng lên mạng xã hội khoe với thiên hạ đã không còn mới mẻ. Trong danh sách người mua những chiếc xe gắn máy phiên bản giới hạn, những mẫu iPhone đầu tiên mới ra đời nhất định không thể thiếu người Việt Nam. Trong số 50 chiếc Mercedes-Maybach S600 có giá 9,6 tỷ đồng, dự kiến sản xuất cho thị trường toàn cầu trong năm 2015, thì giới siêu giàu Việt Nam đã đặt mua 10 chiếc.

Tâm lý khoe khoang, thích thể hiện này cá biệt còn gây nên hệ quả là sự lãng phí của cả những tổ chức xã hội chứ không chỉ riêng người dân. Năm 2015, ở Việt Nam đã xác lập một kỷ lục mới khi nấu tô hủ tiếu lớn nhất với đường kính 150 cm, sâu 70 cm. Để làm ra tô hủ tiếu kỷ lục, các đầu bếp đã dùng 100kg hủ tiếu gạo, 100kg tôm, thịt, 60 lít nước súp và các loại rau, gia vị khác. Nhưng do thời gian trưng bày quá dài khiến nước phở, tôm, thịt nguội lạnh; bánh phở nở trương, không ngon và cuối cùng phải đổ đi toàn bộ. Vụ việc này đã gây nên một cuộc tranh cãi không nhỏ trên mạng xã hội xung quanh sự lãng phí của một kỷ lục.

Ở Nhật Bản, đề tài “mua bạo” thành điểm nóng truyền thông, vì cảnh du khách Trung Quốc điên cuồng mua xa sỉ phẩm tại Tokyo rất phổ biến, họ còn cố ý nói “quá rẻ” khiến người Nhật Bản cũng phải tròn mắt kinh ngạc. Nhưng có lẽ họ không biết rằng đó không phải thái độ tôn trọng của người Nhật Bản mà ngược lại là cảm giác phản cảm.

Ngày nay, trên đường phố Nhật Bản rất hiếm thấy có những chiếc xe hơi xa sỉ của phương Tây, chủ yếu là xe việt dã và xe nhiều chức năng (MPV), xe được chuộng nhất là loại mini bé nhỏ và xe bảo vệ môi trường. Người Nhật Bản đã không còn dùng xe hơi để đánh giá con người xem có thành đạt hay không, mà nó chỉ là thứ công cụ thay cho đi bộ, quan trọng nhất là vấn đề an toàn tiết kiệm năng lượng bảo vệ môi trường, những xe việt dã cỡ lớn của Toyota, Mitsubishi chủ yếu bán cho Trung Quốc.

Dân số Nhật Bản khoảng 130 triệu nhưng có đến cả trăm triệu người thuộc giới trung lưu, được xem là kiến trúc xã hội kiểu ô-liu điển hình, tỷ lệ lớp người trung lưu ở Nhật Bản đặc biệt cao, an sinh xã hội được đảm bảo, khoảng cách giàu nghèo trong xã hội rất nhỏ, thu nhập của một CEO công ty trung bình chỉ gấp 5 – 10 lần người làm công ăn lương.

Nhà ở của người giàu Nhật Bản cũng chỉ thiết kế phong cách đơn giản, việc bày biện trong phòng những đồ dùng đắt đỏ bị xem là “tầm thường”.

Giữa giới nhà giàu Nhật Bản thịnh hành “triết lý ba không”, tức là “không có tài khoản ngân hàng (trước khi chết nhiều nhất chỉ nên có 20 triệu Yên, tương đương khoảng hơn 4 tỷ tiền Việt Nam), không có nhà, không chức tước”.

Ở Nhật Bản, có nhiều tiền và quyền lực thì khó được xã hội tôn trọng, thứ họ tôn trọng là cho dù bạn có danh giá cỡ nào thì cũng hãy kiên định không xa sỉ, sống giản dị.

Ví dụ như Matsushita Kōnosuke được xem là “thần kinh doanh”, nhưng bản thân ông lại không mấy hứng thú với của cải, ông xem quyền lực là “trách nhiệm và nỗi thống khổ”. Năm 1961, khi phóng viên của Tạp chí Time (Mỹ) đi tìm ông lấy tin, phát hiện ông ngồi uống trà cùng ba nhà nghiên cứu trẻ trong một ngôi nhà cổ ở Tokyo, họ bàn cách làm thế nào giúp nhân loại phồn vinh và hạnh phúc hơn, thứ trí tuệ cao nhất mà ông lĩnh ngộ được là “triết lý của nước: “Làm sao để những thứ mọi người cần biến thành rẻ như nước”.

Đối với Matsushita Kōnosuke, kinh doanh chỉ là phương tiện, mục đích cuối cùng chính là để thể hiện trách nhiệm xã hội và sự mong đợi của công chúng được thể hiện thông qua các con số. Để hoàn thành lý tưởng cao xa, ông đã hoạch định viễn cảnh của công ty trong 250 năm, lấy 25 năm là một giai đoạn, hoàn thành trong 10 giai đoạn.

Khi ông qua đời năm 1989, lợi nhuận của công ty Matsushita sau 70 năm thành lập lên đến 42 tỷ đô la Mỹ, dường như đã trở thành công ty lớn nhất thế giới. Ông nói với phóng viên Tạp chí Time: “Tôi muốn nghiên cứu cuộc đời, thăm dò nguồn gốc hạnh phúc của loài người.”

Matsushita đã thành tấm gương cho những người theo đuổi của cải ở Nhật Bản. Khi đó, “người đứng đầu giới tài chính Nhật Bản” Toshiwo Doko là Hội trưởng Hội Liên hiệp Đoàn thể kinh tế Nhật Bản, dường như bữa tối hàng ngày ông chỉ ăn xuyên cá mòi, còn đại sứ trú tại Trung Quốc là Uichiro Niwa khi là giám đốc kinh doanh của tập đoàn Itochu cũng chỉ đi làm bằng tàu điện.

Nhật Bản là một xã hội trung lưu cao độ, đối với họ thái độ huênh hoang khoe của là thái độ của kẻ hèn mọn. Ngay cả các bữa tiệc chiêu đãi của những người có địa vị cao trong xã hội Nhật Bản đều tổ chức rất đơn giản, chỉ ăn tự chọn hoặc ăn theo kiểu Nhật, dường như không có “khung cảnh hoa lệ” với đầy sơn hào hải vị như thường thấy ở giới thượng lưu Trung Quốc.

Nhiều nghị sĩ quốc hội đều tuân thủ nguyên tắc “ăn 10 phút”, không lãng phí thời gian vào việc ăn uống, chỉ cần ăn đủ là được, không cầu kỳ, không phô trương lãng phí, “ăn hết thì cảm ơn, ăn thừa thì xin lỗi” là kiến thức phổ thông của người Nhật.

Trong bối cảnh “văn hóa xấu hổ” của người Nhật Bản, lãng phí là đáng hổ thẹn, cho nên hiếm khi thấy người Nhật Bản lãng phí.

Hãy thử nhìn lại giới nhà giàu Trung Quốc, đa số là xuất phát từ “chủ nghĩa tư bản thân hữu”, là kiểu tư bản mờ ám dựa vào quyền lực chính trị. Rõ ràng, trò khoe mẽ của những kẻ giàu có nhờ vào thứ của cải gom được đầy thủ đoạn này, hậu quả mang đến còn khủng khiếp hơn nhiều so với những gì mà nhà kinh tế Thorstein Veblen chỉ ra.

Thành Nhân
(Trí thức VN)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Ai tuồn hồ sơ Chủ tịch Đà Nẵng ra ngoài?" - câu hỏi còn bỏ ngỏ




Ông Huỳnh Đức Thơ hôm nhận quyết định làm chủ tịch Đà Nẵng.

(Dân Việt 23/12/2017) Tháng 2.2017, hồ sơ cá nhân gồm lý lịch và tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng - đã xuất hiện trên một số báo và trang mạng xã hội. Cho đến nay, câu hỏi vì sao những bản kê khai thuộc diện Thành ủy và Trung ương quản lý này lại xuất hiện trên mạng xã hội vẫn còn bỏ ngỏ?

Vũ "nhôm" từng dọa "bứng ông Thơ khỏi ghế Chủ tịch!"?

Ngày 22.12, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đã ra quyết khởi tố do có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước”, đồng thời cơ quan này cũng phátlệnh truy nã đối với ông Phan Văn Anh Vũ (tên thường gọi là Vũ "nhôm") trú tại số 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng.

Câu chuyện ông Vũ "nhôm" từng dọa "bứng ông Thơ khỏi ghế Chủ tịch Đà Nẵng" từng xuất hiện nhiều trên mạng xã hội. Tuy nhiên, đó dường như là chuyện "trà dư tửu hậu" không được ai kiểm chứng.

Mới đây vào ngày (20.12) trong cuộc gặp với Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa, nguyên Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), đại tá Lê Công Thạnh đặt câu hỏi: "Có hay không chuyện ông Vũ “nhôm” chỉ mặt và có lời lẽ hăm dọa Chủ tịch thành phố Huỳnh Đức Thơ khi có mặt rất nhiều lãnh đạo thành phố ở đó?”. Bí thư Trương Quang Nghĩa cũng không thể trả lời câu hỏi này của đại tá Thạnh, chỉ bày tỏ nếu có sự việc như vậy thì quả là không thể chấp nhận được.

Về việc này, cho đến nay, vẫn chưa có ai xác tín sự việc có hay không!

Lộ bản kê khai tài sản của Chủ tịch Đà Nẵng: Chưa có câu trả lời

Trước đó, vào tháng 2.2017, một số báo và trang mạng xã hội đã đăng thông tin về bản kê khai tài sản năm 2014 của ông Huỳnh Đức Thơ, khi ông còn làm Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng.

Sau khi thông tin đăng trên các báo và mạng xã hội, trong một cuộc họp báo, ông Trần Đình Quỳnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết, hồ sơ của Chủ tịch thành phố sẽ do Ban Thường vụ Thành ủy và cơ quan Trung ương quản lý.

 “Lãnh đạo phải kê khai tài sản và nộp cho Thành ủy quản lý. Còn hồ sơ của anh Thơ vừa qua là trong giai đoạn anh Thơ đang làm thủ tục bổ nhiệm chức danh Chủ tịch thành phố. Hồ sơ anh Thơ có bản kê khai tài sản và lý lịch nộp cho Thành ủy và Trung ương”, ông Quỳnh nói.

Ông Quỳnh cũng cho biết, sau khi hồ sơ kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ bị tuồn ra ngoài, Thường trực Thành ủy đã chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát vì sao lại để lọt ra ngoài như vậy. Mặc dù vậy, cho đến thời điểm này, cơ quan chức năng TP.Đà Nẵng vẫn chưa có công bố kết quả nào về việc ai đã để hồ sơ kê khai tài sản cá nhân của ông Thơ ra ngoài.

Về trách nhiệm hình sự liên quan đến hồ sơ của ông Huỳnh Đức Thơ, theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc điều hành Công ty Luật hợp danh FDVN,  tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị truy tố về các tội danh liên quan đến hành vi làm lộ bí mật Nhà nước theo quy định tại các Điều 263, 264 Bộ luật Hình sự. 

"Tuy nhiên, với những trường hợp này, rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh trên. Bởi lẽ, bản kê khai tài sản của các cán bộ công chức không phải là bí mật Nhà nước mà nó được xem là thông tin của cá nhân người kê khai", ông Lê Hồng Sơn khẳng định.

Phần nhận xét hiển thị trên trang