Trên thế giới không có nước nào giỏi như các nhà lãnh đạo Việt Nam trong nghệ thuật sử dung uyển ngữ. Uyển ngữ là loại từ, ngữ cùng nằm trong trường nghĩa với từ, ngữ gốc, nhưng cấp độ đã được "mềm" hoá, không phản ánh trực tiếp nội hàm. Nói cách khác, uyển ngữ chính là sự vòng vo, uyển chuyển ngoằn ngoèo như rắn bò để giảm bớt sự nghiêm trọng của vấn đề. Các đồng chí Tuyên giáo được xem là bậc thầy của thủ đoạn này trong việc "định hướng" cho giới truyền thông. Báo chí và phát thanh truyền hình càng dùng nhiều uyển ngữ càng tốt, bởi uyển ngữ luôn tiềm tàng trong nó yếu tố ma thuật, gây nhiễu thông tin và có khả năng mê hoặc đám đông với những cái đầu đã bị người khác "trưng dụng".
Khi một cán bộ đảng viên cao cấp nào đó sa lưới pháp luật vì tội tham nhũng, nếu cùng nằm trong nhóm lợi ích đang cầm quyền, người ta dùng câu: "thi hành lệnh khám xét và áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật" chứ không nói là "bị công an bắt". Nhưng nếu là dân tốt đen phạm tội, cách đưa tin sẽ khác "Viện Kiểm sát ra lệnh bắt khẩn cấp"...
Sau khi thái tử đảng Nguyễn Xuân Anh bị ngã ngựa, vì vẫn còn là đảng viên nên được ưu ái CHO THÔI CHỨC UỶ VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG thay vì KHAI TRỪ.
Một thái tử đảng cấp tỉnh khác như chuyên gia chơi chim Lê Phước Hoài Bảo cũng được dự vào hàng uyển ngữ XOÁ TÊN TRONG DANH SÁCH ĐẢNG VIÊN mà không nói KHAI TRỪ Công an huyện Đông Anh hành hung nhà báo cướp phương tiện hành nghề được chế biến thành VUNG TAY VÀO MẶT. Công an đánh người gây thương tích nặng (có clip làm bằng chứng) nhưng vẫn được các cấp điều tra khẳng định GẠT TAY QUÁ MẠNH.
Lê Quang Thung, Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam và đồng bọn nhiều năm tàn phá ngành cao su, ăn cắp ngân sách nhà nước có tổ chức làm thất thoát 8400 tỷ VND nhưng chỉ bị cáo buộc CỐ Ý LÀM TRÁI QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC về quản lý kinh tế.
Việc bổ nhiệm nhanh chóng một con điếm thập thành từ chân tạp vụ lên cấp Trưởng phòng rồi Phó giám đốc sở của hai ông sếp đứng đầu tỉnh bị các "đồng chí nhưng không đồng lòng" tố cáo, vậy mà Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ra kết luận giống như trò chơi bịt mắt bắt dê của học sinh cấp một: NÂNG ĐỠ KHÔNG TRONG SÁNG.
Dân oan từ khắp miền đất nước kéo về Hà Nội đòi công lý thì được định danh KHIẾU KIỆN TẬP THỂ VÀ TỤ HỌP ĐÔNG NGƯƠI gây rối trật tự công cộng mà không dám nói BIỂU TÌNH.
Tham nhũng ngày nay đã trở thành quốc nạn, đang dần đưa đất nước vào THỜI KỲ ĐỒ ĐỂU một cách bền vững nhưng người ta lại thích dùng cụm từ MỘT BỘ PHẬN KHÔNG NHỎ để giảm thiểu sự nhếch nhác của thể chế chính trị.
Cũng như vậy, việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân II dùng công nghệ bẩn của Tàu, đổ hàng triệu tấn rác xuống biến được gọi bằng một từ khá ấn tượng: NHẤN CHÌM mà không dám nói XẢ THẢI.
Ngoài cách sử dụng uyển ngữ, các nhà Tuyên giáo còn sáng tạo ra không ít những từ mỹ miều mà mỗi khi đọc lên nghe như tiếng chuông khánh có pha thêm vàng 24 cara. Ví dụ TIÊN TIẾN, TIÊN TIẾN XUẤT SẮC, TÍN NHIỆM, TÍN NHIỆM THẤP, TÍN NHIỆM CAO, TUYỆT ĐỐI TÍN NHIÊM.
Chưa hết, căn bệnh không dám gọi thẳng tên sư việc, đối tượng còn được thốt ra từ miệng một cựu nguyên thủ quốc gia: ĐỒNG CHÍ X (ám chỉ Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
Cán bộ về vườn rồi, theo thông lệ được gắn thêm chữ "cựu" trước chức danh. Nhưng ở Việt Nam ta có vẻ như không vị lãnh đạo nào khoái cái từ mặc định mình đã hết quyền lực này nên nhất loạt dùng NGUYÊN, cũng chính vì thế mới có chuyện khôi hài do một "hào kiệt" phát minh ra là CÁCH CÁI CHỨC NGUYÊN tức là cái chức không còn nữa.
Một nền kinh tế lắp ghép và đánh tráo khái niệm được gắn cho nhãn mác cực kỳ long lanh: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA như một phát minh khoa học. Loại này nếu Adam Smith mà sống lại cũng phải chắp tay gọi các tác giả ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ bằng cụ tổ....
Đến đây, theo tôi, tất cả những danh xưng trên không còn dừng lại ở mức độ UYỂN NGỮ nữa mà có vẻ như chúng đã trở thành GIẢO NGỮ!
Đ.V.S.
P/S: Chữ 狡 GIẢO ở đây là chữ HÁN, không phải chữ NÔM. GIẢO có nhiều chức năng ngữ pháp và nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa là giả dối, hiểm ác, tinh ranh, như: giảo trá 狡詐: giả dối., giảo ngữ:狡語: lời nói dối trá....
Đất nước này có bao nhiêu Vũ Nhôm? Đất nước này có hàng ngàn Vũ Nhôm. Ai đã đẻ ra Vũ Nhôm? Thể chế này đã đẻ ra Vũ Nhôm.
Nguyễn Ngọc Chu - Cuộc chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng đang được nhân dân ủng hộ, khích lệ. Nhưng ông chỉ bắt được vài chục Vũ Nhôm. Ông có cố nữa thì cũng chỉ bắt được vài trăm Vũ Nhôm. Ông không thể nào bắt hết được cả hàng ngàn Vũ Nhôm đã, đang, và sẽ sinh sôi này nở từ thể chế. Cách duy nhất mà ông có thể tiêu diệt hết “giai cấp Vũ Nhôm” là thay đổi thể chế.
Đồng chí Vũ Nhôm
Nhìn vị trí nhà Vũ Nhôm trên bản đồ thành phố Đà Nãng mà trào nghẹn. 31 tòa nhà nguồn gốc công sản ở những vị trí đắc địa thuộc loại bậc nhất Đà Nẵng đã bị Vũ Nhôm cướp đoạt. Trong đó có 9 ngôi nhà bên sông Hàn thơ mộng! Bờ trái sông Hàn có bao nhiêu tòa nhà mà một mình Vũ Nhôm chiếm đoạt đến 9 tòa!
31 nhà đất có nguồn gốc công sản liên quan đến Vũ Nhôm. Ảnh: Tuổi Trẻ.
Thể chế này đã đẻ ra hàng ngàn những nhà tư bản cộng sản cướp đoạt như Vũ Nhôm.
Những nhà tư bản cộng sản giàu lên từ cướp đoạt tài sản công.
Những nhà tư bản cộng sản giàu lên từ bán đất đai công.
Những nhà tư bản cộng sản giàu tên từ bán tài nguyên công.
Những nhà tư bản cộng sản giàu lên từ rút ruột tài chính công.
Họ không mang lại cho đất nước một phân li trí tuệ công nghệ. Họ là những nhà tư bản cộng sản hoang dã.
Cuộc chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú Trọng đang được nhân dân ủng hộ, khích lệ. Nhưng ông chỉ bắt được vài chục Vũ Nhôm. Ông có cố nữa thì cũng chỉ bắt được vài trăm Vũ Nhôm. Ông không thể nào bắt hết được cả hàng ngàn Vũ Nhôm đã, đang, và sẽ sinh sôi này nở từ thể chế. Cách duy nhất mà ông có thể tiêu diệt hết “giai cấp Vũ Nhôm” là thay đổi thể chế.
Bao giờ thì hết “giai cấp Vũ Nhôm”?
Câu hỏi dứt day những ngày cuối năm giá lạnh. Rét ngoài trời còn có áo mặc. Rét trong lòng chỉ nước mắt rơi. Đất nước ơi!
Tháng 10 năm 1964, Hà Nội nhẹ nhỏm khi Khrushchev bị lật đổ, Brezhnev nắm lấy chức vụ bí thư thứ nhất. Khrushchev, bị Hà Nội gọi bằng “thằng đầu trọc”, đã trở thành tên xấu xa trong thời của chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại. Vì chính sách chung sống hòa bình của ông mà hàng chục năm sau này Khrushchev vẫn còn bị nhiều lãnh đạo chính trị Việt Nam như Tố Hữu căm ghét không che giấu.
Nhưng còn quan trọng hơn lần lật đổ Khrushchev là tình hình chiến tranh leo thang ở Việt Nam. Tháng 3 năm 1965, tổng thống Hoa Kỳ Johnson tiến hành chiến tranh ném bom miền Bắc có hệ thống và đồng thời với cuộc chiến tranh ném bom, những đơn vị đầu tiên của quân đội mặt đất Hoa Kỳ đổ bộ lên bãi biển Đà Nẵng. Giới lãnh đạo Bắc Việt Nam bây giờ nhận ra rằng họ cần phải dựa vào sự giúp đỡ của Liên Xô để nhận được vũ khí tối tân.
Về phía mình, cùng với lần tham chiến trực tiếp của Hoa Kỳ ở Việt Nam, giới lãnh đạo mới của Liên bang Xô viết nhận ra rằng họ không còn có thể đứng ngoài cuộc xung đột này được nữa. Một mặt họ trợ giúp về quân sự và kinh tế cho miền Bắc, mặt khác họ ủng hộ những giải pháp đàm phán để không bị lôi kéo sâu thêm nữa vào trong cuộc xung đột này và không phải từ bỏ chính sách giảm căng thẳng với Phương Tây.
Giới lãnh đạo miền Bắc đối phó với sự tham chiến trực tiếp của Hoa Kỳ bằng một chiến lược hiếu chiến. Tướng Nguyễn Chí Thanh, lãnh đạo Trung Ương cục miền Nam, bảo vệ quan điểm cho rằng quân đội miền Bắc và quân Giải Phóng nhờ vào tinh thần chiến đấu cao mà có thể đối đầu được với quân đội Hoa Kỳ. Một quan điểm cũng được Lê Duẩn ủng hộ. Vì vậy, tướng Thanh tiến hành một chiến lược đối đầu trực tiếp mang lại nhiều tổn thất. Theo thông tin chính thức của Hoa Kỳ, cho tới cuối năm 1967 đã có tới 220.000 quân đối phương tử trận.
Chiến lược này của Lê Duẩn và Nguyễn Chí Thanh đã bị phê phán ngay từ cuối năm 1965, đặc biệt là từ những phe nhóm nghiêng về phía Liên Xô, những người mà bây giờ dám cất tiếng nói trở lại nhờ vào không khí cởi mở hơn đối với Liên Xô. Ví dụ như nhân viên của thông tấn xã Đông Đức, Erwin Borchers, đã tường thuật lại những cuộc trao đổi với Nguyễn Khánh Toàn, Lê Liêm, Phạm Viết, cũng như Vũ Đình Huỳnh. Trong một cuộc trao đổi với ông ấy, Nguyễn Khánh Toàn đã thừa nhận rằng miền Bắc đã đánh giá sai lầm sức chiến đấu của Hoa Kỳ. “Chúng tôi đã máy móc đặt người Mỹ ngang với người Pháp, những người mà chúng tôi đã đánh bại họ, mà không nhìn thấy rằng người Mỹ có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn hơn người Pháp rất nhiều.”[1] Cũng theo Erwin Borchers, bên cạnh sự hào hứng với chiến tranh tại phần lớn giới trẻ cũng đã có những tiếng nói hoài nghi như của một người láng giềng: “… Tôi không hiểu tại sao người ta xây dựng mười năm trời và rồi lại đi tới chiến tranh.”[2]
Phe “chủ hòa” ở Hà Nội, gồm những cán bộ như Lê Liêm, được Liên Xô ủng hộ vì nước này không muốn gây nguy hiểm đến chính sách giảm căng thẳng với Phương Tây, tuy là họ vẫn viện trợ quân sự cho Hà Nội.
Phe “chủ chiến”, những người muốn tiếp tục tiến hành cuộc chiến và từ chối đàm phán, ngược lại nhận được sự hỗ trợ từ Bắc Kinh. Phạm Viết, biên tập viên của tờ báo Thời Mới tường thuật cho Erwin Borchers năm 1965 về một chuyến viếng thăm của Hồ Chí Minh ở Bắc Kinh mà trong đó phía Trung Quốc cương quyết từ chối mọi đàm phán với Hoa Kỳ.
Tháng 2 năm 1966, Lê Đức Thọ trong một bài xã luận trên tờ báo Đảng đã nói về “một số ít các đồng chí” có “những quan điểm sai lầm và lệch lạc”. Tháng 7 năm 1966 tướng Nguyễn Chí Thanh viết một bài báo đăng trên tờ Học Tập. Trong bài báo này ông bảo vệ chiến lược tấn công của mình và cảnh cáo không nên đánh giá quá cao sức mạnh của kẻ địch, phê phán “những phương pháp phân tích máy móc”, “hữu khuynh”. Ngoài ra ông còn phê phán “cách đánh giá trừu tượng sức chiến đấu của quân lính Mỹ”, cái không xem xét đến yếu tố của “cuộc đấu tranh chính trị” và trước hết là chỉ nhìn tới quân số của các lực lượng Mỹ ở miền Nam. Lời phê bình này của Thanh chĩa mũi dùi vào đối thủ cạnh tranh của ông là Võ Nguyên Giáp vì Tướng Giáp ủng hộ một chiến lược chống quân đội Mỹ cẩn trọng hơn để tránh phung phí “nguồn nhân lực và kỹ thuật”.
Nhưng cả bài báo này của Nguyễn Chí Thanh cũng không dập tắt được những thảo luận về đường lối tiến hành chiến tranh của ông ấy và về những khả năng của một giải pháp đàm phán. Liên bang Xô viết, thời gian sau này đã trở thành nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho miền Bắc, cố gắng dùng điều đó để gây ảnh hưởng lên chính trị. Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội cố gắng thúc giục giới lãnh đạo miền Bắc đi đến một giải pháp đàm phán, tăng cường tiếp xúc với những người mà họ cho rằng nghiên về phía Xô viết. Cuối năm 1966, Đại sứ quán nước CHDC Đức và thông tín viên của thông tấn xã Đông Đức Klaus Anton cũng xác nhận rằng phe “hòa hoãn” và “thân Liên Xô” đang tăng thanh thế.
Đây cũng là một phản ứng trước sức ép của Trung Quốc, yêu cầu Hà Nội không đàm phán với Hoa Kỳ và cố gắng mang Cách mạng Văn hóa vào miền Bắc.
Mặc dù tình hình đối nội ở Bắc Việt Nam đã giảm căng thẳng và các quan hệ của Hà Nội với Liên bang Xô viết và các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khác đã được cải thiện nhưng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn không hoàn toàn cởi mở với Liên Xô và không đưa cho họ nhiều thông minh quan trọng về diễn tiến của cuộc chiến, về các mối quan hệ với Trung Quốc và về tình hình đối nội. Nhân viên của đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội và các nhà ngoại giao của nước cộng hòa Dân chủ Đức bị các cơ quan an ninh của Việt Nam giám sát để ngăn chặn không cho họ tiếp xúc với người Việt. Bên phía Việt Nam, những người bị xem là “xét lại” cũng bị an ninh theo dõi, ví dụ như Trần Thu, Hoàng Thế Dũng, báo hiệu trước những gì sẽ xảy ra trong năm 1967.
Chiến tranh leo thang và vai trò của Trung Quốc
Bước sang năm 1967 chiến tranh leo thang cả ở miền Bắc với những cuộc ném bom được tăng cường lẫn ở miền Nam với những trận đánh gây nhiều tổn thất.
Ở miền Bắc, cộng thêm vào với sự tàn phá qua chiến tranh ném bom của người Mỹ là những khó khăn trong cung cấp lương thực thực phẩm. Trong một cuộc trao đổi với đại sứ quán nước Cộng hòa Dân chủ Đức trong tháng 4 năm 1967 Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ung Văn Khiêm đã tường thuật lại các ấn tượng của ông qua một chuyến đi thăm đất nước:
“Hậu quả thật đáng sợ, không thể tưởng tượng được… Người dân đã làm được những việc không thể tưởng tượng được. Nhưng cả ở đây cũng có ranh giới của nó: Tất cả mọi người đã chuyển sang ăn không có thịt. Hơn 3 triệu người chỉ có thể ăn mỗi ngày một bữa.”[3]
Việc cung cấp lương thực thực phẩm lại càng gặp thêm nhiều khó khăn vì thu hoạch vụ mùa năm 1966 rất kém, cung cấp từ Liên Xô và Trung Quốc thì bị cản trở bởi những hỗn loạn của cuộc Cách mạng Văn hoá. Cuộc đi tản người dân thành phố về nông thôn vì chiến tranh ném bom của người Mỹ cũng càng lúc càng khó khăn hơn.
Trước bối cảnh đó, bầu không khí chính trị ở Bắc Việt Nam bắt đầu nóng lên từ đầu năm 1967, một phần cũng từ những nỗ lực của Đại Sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội nhằm mang cuộc Cách mạng Văn hóa sang Bắc Việt Nam. Nhân viên của thông tấn xã Đông Đức ADN tường thuật trong tháng 2 năm 1967 rằng sinh viên Trung Quốc đã quậy phá trước đại sứ quán Liên Xô ở Hà Nội. Công an Việt Nam bắt buộc phải can thiệp và dựng rào cản không cho tiếp cận đến cả hai đại sứ quán. Ngoài ra Công an Hà Nội còn tịch thu các tài liệu tuyên truyền mà công dân Việt Nam đã nhận được từ đại sứ quán Trung Quốc và cố gắng ngăn chặn không cho sứ quán Trung Quốc phát tán văn học Trung Hoa.
Đồng thời Trung Quốc cũng dựa vào lực lượng 240.000 lính của họ ở các tỉnh phía Bắc để gây áp lực lên Hà Nội và quảng bá cho cuộc Cách mạng Văn hóa. Vào giữa tháng hai của năm đó, một số lớn Hồng Vệ Binh từ Trung Quốc cái trang thành những nhóm lính xây dựng hành quân qua biên giới sang Lào Cai và tổ chức nhiều cuộc mít tinh lớn, dán nhiều “đại bích báo” khắp thành phố mà trên đó có những câu khẩu hiệu như “Mọi đàm phán đều là một sự phản bội dân tộc Việt Nam”. Sau khi thành phố Lào Cai can thiệp, các Hồng Vệ Binh, người nào cũng đều đeo một bức chân dung thật to của Mao ở trên lưng, lại đi trở về Trung Quốc.
Theo thông tin của đại sứ quán Đông Đức tại Hà Nội, người Trung Quốc phát truyền đơn ở Bắc Việt Nam loan tin rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp có kế hoạch đảo chính lật đổ Hồ Chí Minh. Đài phát thanh Quảng Châu và các tờ báo tường ở Nam Trung Quốc cũng nhắc lại những cáo buộc chống tướng Giáp tương tự như thế. Trong đó, Giáp “theo Liên Xô” đã bị gọi là “tên xét lại hàng đầu”. Theo ghi nhận của Đại sứ quán Đông Đức ở Bắc Kinh, trong những tài liệu nội bộ của Trung Quốc từ năm 1967 người ta đã quả quyết rằng đảng Lao Động bị chia rẽ ra thành hai nhóm mà trong đó “phe xét lại có lúc đã chiếm ưu thế”. Thông tin này được lan truyền trong tỉnh Quảng Tây nhiều cho tới mức Tổng lãnh sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại đó phải trình một thư phản đối.
Mặt khác, sự hỗn loạn của cuộc Cách mạng Văn hóa đã có ảnh hưởng xấu đến việc chuyên chở các thiết bị quân sự từ Liên Xô qua lãnh thổ Trung Quốc sang Việt Nam. Hồ Chí Minh và những người khác đã nhiều lần đề cập đến việc này tại các cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Trung Quốc.
Tình hình ở Trung Quốc, cố gắng xuất khẩu Cách mạng Văn hóa sang Việt Nam của giới lãnh đạo Trung Quốc cũng như tình hình quân sự bất phân thắng bại nhưng lại đẫm máu trong miền Nam đã gây ra nhiều cuộc thảo luận căng thẳng trong Đảng Cộng sản. Một bên là phe chủ hoà, được Liên bang Xô viết ủng hộ, kêu gọi thương lượng với Hoa Kỳ. Một bên là phe chủ chiến, dưới ảnh hưởng của Trung Quốc không những muốn duy trì chiến lược tấn công mà còn kêu gọi chủ động tiến hành một cuộc tổng tiến công để phá vỡ tình hình trì trệ trên chiến trường miền Nam.
Bắt đầu từ tháng 5 năm 1967 có những dấu hiệu cho thấy rằng tại những cuộc thảo luận trong giới lãnh đạo Bắc Việt, phe chủ chiến đã bắt đầu thắng thế. Trong mùa hè năm 1967, Hà Nội bắt đầu có những kế hoạch cụ thể cho một cuộc tổng tiến công quân sự lớn ở miền Nam, cái cuối cùng đã bắt đầu vào ngày 30 tháng 1 năm 1968: Tết Mậu Thân.
Kế hoạch mới này được bàn thảo tại cuộc họp ngày 18 và 19 tháng 7 năm 1967 của Bộ Chính trị. Trong cuộc họp này, Võ Nguyên Giáp vẫn tiếp tục phản đối ý định tổng tấn công về quân sự và đã bị Lê Duẩn cáo buộc là “sợ Mỹ”. Hồ Chí Minh thì gọi kế hoạch đó là “chủ quan” tức có nghĩa là không thực tế. Mặc cho những phản đối của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, kế hoạch này vẫn được tiếp tục phát triển. Tình hình an ninh được siết chặt qua nhiều đợt bắt bớ.
Những đợt thanh trừng bắt bớ năm 1967
Vào ngày 27 tháng 7 Hoàng Minh Chính bị bắt cùng với Hoàng Thế Dũng (phó tổng biên tập trước đây của báo Quân Đội Nhân Dân), Phạm Viết (phó tổng biên tập báo Thời Mới ) và Trần Châu (biên tập viên báo Nhân Dân). Đợt thứ hai diễn ra vào 18/10 năm 1967. Phần lớn những người bị bắt đều là những người thân cận với Võ Nguyên Giáp như Đặng Kim Giang, Lê Liêm, Lê Trọng Nghĩa. Ngoài ra, Vũ Đình Huỳnh và Nguyễn Kiến Giang cũng bị bắt.
Trong một bản báo cáo nội bộ vào giữa tháng 12 năm 1967 Lê Đức Thọ cáo buộc Đặng Kim Giang, Hoàng Minh Chính, Vũ Đình Huỳnh, Trần Minh Việt và Phạm Kỳ Vân đã phạm tội “phản quốc” và cố “gây chia rẽ giữa đảng và quân đội”.
Một điệp viên Bắc Việt người năm 1969 bỏ ngũ chạy sang miền Nam đã xác nhận lời tố cáo phản quốc này. Theo thông tin của ông, ngay trong năm 1967, một uỷ ban đã được thiết lập bao gồm chính Lê Đức Thọ, Trần Quốc Hoàn, Song Hào và Lê Văn Lương nhằm tiến hành điều tra vụ việc mà bây giờ có tên gọi chính thức là “Vụ án xét lại chống đảng”.
Trong lúc đó, ngày 25 tháng 12 năm 1967 và những ngày tiếp theo sau, một loạt đảng viên và người ngoài Đảng tiếp tục bị bắt, theo một nguồn là từ 200 đến 300 người. Trong số những người bị bắt của đợt cuối cùng và lớn nhất này tiếp tục có những người cộng tác với tướng Giáp như Lê Minh Nghĩa và Đỗ Đức Kiên, một loạt ký giả như Phạm Kỳ Vân trước là phó tổng biên tập của tờ Học Tập, Đinh Chân, Trần Thư, Mai Luân, Mai Hiến và Đặng Đình Cẩn (báo Quân đội Nhân dân), Lưu Động (báo Nhân Dân), Trần Minh Việt phó bí thư đảng ủy Hà Nội và phó biên tập của báo Hà Nội Mới. Ngoài ra Nguyễn Gia Lộc và Phùng Văn Mỹ làm việc cho Viện Triết học cũng bị bắt. Cả những người như Bùi Công Trừng, từng là giám đốc Viện Kinh tế, cũng bị bắt. Cho tới tháng tư năm 1967, ông Trừng còn được một nhà ngoại giao Xô viết xem là một “nhà kinh tế học có tầm nhìn xa”. Tướng Nguyễn Văn Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm chủ tịch Ủy ban Thống nhất Trung ương cũng như cựu bộ trưởng bộ ngoại giao Ung Văn khiêm cũng chịu cùng số phận.[4]
Trần Đĩnh và Chính Yên tuy không bị đi tù nhưng phải đi lao động cải tạo.
Lúc đầu những người này bị cáo buộc chung chung là phạm tội chống Đảng. Sau này họ mới bị cáo buộc một cách cụ thể là đã hợp tác với Liên bang Xô viết âm mưu lật đổ chính phủ.
Nguyên nhân Vụ án Xét lại chống Đảng
Ngay từ cuối năm 1967 Lê Đức Thọ đã lan truyền một thuyết âm mưu cho rằng Hoàng Minh Chính, Phạm Kim Giang, Phạm Viết và những người khác đã tiết lộ bí mật quốc gia cho đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội và đã cùng với viên đại sứ phát triển một kế hoạch nhằm lật đổ chính phủ. Theo đó, Phạm Viết đã tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa tướng Đặng Kim Giang và viên thư ký Hồ Chí Minh với viên đại sứ Liên Xô. Trong cuộc gặp gỡ này, ba người Việt đã đề cập đến thái độ chống Liên Xô của một vài lãnh đạo của Đảng Lao Động. Ngoài ra, Hoàng Minh Chính bị cho rằng đã tiết lộ bí mật quốc gia cho viên đại sứ Liên Xô và thậm chí còn được hứa sẽ được tỵ nạn chính trị ở Liên Xô.
Thuyết âm mưu này được Lê Đức Thọ công khai trình bày lần đầu tiên tại một cuộc họp Trung ương Đảng trong tháng 1 năm 1972 và cho tới nay vẫn là cách giải thích chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thế nhưng không có bằng chứng cho một kế hoạch cụ thể nhằm lật đổ chính phủ cũng như không thể chứng minh được việc một nhóm người có tổ chức tồn tại dưới quyền của Hoàng Minh Chính, cùng với Đại sứ quán Liên Xô chuẩn bị cho một âm mưu nào đó.
Bắt đầu từ năm 1966 Liên bang Xô viết cố gắng gây ảnh hưởng lên giới lãnh đạo miền Bắc để họ thật sự cố gắng hướng tới một giải pháp đàm phán. Đồng thời, sau khi chiến dịch chống chủ nghĩa xét lại chấm dứt và sau khi các mối quan hệ giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông âu được cải thiện, những người tương đối hòa hoãn như Ung Văn Khiêm và Lê Liêm lại tích cực tìm cách tiếp xúc với các đại sứ quán Liên Xô, Đông Đức và các nhà báo nước ngoài. Năm 1967, khi nhóm lãnh đạo quanh Lê Duẩn quyết định tiến hành cuộc tổng tấn công ở miền Nam thì những đợt bắt bớ này là một tín hiệu cho Liên Xô, hàm ý rằng sự giúp đỡ về quân sự và kinh tế của họ được hoan nghênh nhưng các cố gắng gây áp lực của họ nhằm đẩy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến bàn đàm phán với Hoa Kỳ thì không. Nó đồng thời cũng là một tín hiệu gửi cho Trung Quốc, nói rằng miền Bắc sẽ không nhân nhượng trước áp lực từ Moscow và cũng sẽ không dựa vào Liên Xô nhiều hơn nữa.
Sau này, sau khi Nguyễn Kiến Giang được trả tự do, chính Lê Đức Thọ cũng nói với ông ấy rằng mục đích của những cuộc bắt bớ này là để làm cho người Trung Quốc hiểu rõ miền Bắc vẫn tiếp tục chống chủ nghĩa xét lại không thay đổi, hay nói theo một cách khác là vẫn tiếp tục đi theo đường lối của Trung Quốc và tư tưởng của Mao Trạch Đông: “Các cậu ở tù cũng là tham gia chống Mỹ cứu nước!”[5].
Trong “Tử tù tự xử lý nội bộ”, Trần Thư cũng kể lại rằng ông bị quy tội làm gián điệp cho Liên xô chỉ vì gián tiếp thông qua một người bạn đã đề nghị Liên xô nên trao đổi với Sihanouk nhằm đưa viện trợ vào miền Nam qua cảng biển của Sihanoukville[6].
Năm 1995, Nguyễn Trung Thành cựu vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng cũng nói với Trần Đĩnh rằng vụ án này “là đặt ra, dựng lên… chứ sự thật không có gì cả” và “các cụ ‘cần’ thấy các anh là một tổ chức chống Ðảng”[7].
Các phân tích của đại sứ quán Đông Đức cũng dẫn đến kết luận rằng đợt bắt bớ năm 1967 là kết quả của một cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo ở miền Bắc và có liên kết chặt chẽ với cuộc tranh luận về việc tiếp tục tiến hành cuộc chiến như thế nào.
Giới lãnh đạo Đảng muốn vô hiệu hóa các phân tử hòa hoãn, những người không đồng ý với quyết định tổng tấn công ở miền Nam và đặc biệt là muốn ngăn trận trước không cho xảy ra một cuộc xung đột công khai như tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9 của Đảng Lao Động vào cuối năm 1963, khi quyết định thống nhất đất nước bằng bạo lực vũ khí. Bộ máy an ninh của miền Bắc lợi dụng cơ hội này để vô hiệu hóa tất cả những người ngay từ đầu những năm 1960 đã không muốn tái thống nhất đất nước bằng con đường quân sự cũng như phản đối việc dựa quá nhiều vào Trung Quốc về mặt tư tưởng hệ.
Trần Đĩnh trong “Đèn Cù” cho rằng “…bắt đầu sợ Trung Quốc tanh bành vì Cách mạng Văn hoá, Hà Nội có cơ bị bỏ bơ vơ giữa ‘chợ’… chiến trường, Lê Duẩn đã nảy ý mau chóng giải phóng miền Nam bằng một cú đánh có tính quyết định hy vọng qua đó thoát sớm được cuộc đại hỗn loạn của đại hậu phương và thế là Duẩn xoá ngay kế hoạch của Võ Nguyên Giáp chỉ đánh Tây Nguyên lấy thanh thế rồi rút, biến ý đồ duy ý chí Tổng tiến công – Tổng nổi dậy Tết Mậu Thân thành mục tiêu chiến lược. Nhưng đánh mạnh thì có khả năng Mỹ nhảy ra ngoài Bắc, vậy phải tính đến khả năng vời đến quân chí nguyện Trung Quốc vốn luôn đóng trực ở biên giới – sẵn sàng can thiệp theo thoả thuận từ đầu của cả hai bên. Muốn thế phải có thế chấp lớn nộp gấp Bắc Kinh. Vụ án xét lại ra đời! Tháng 2-1968 đánh, tháng 7-1967 bắt mẻ đầu tiên.”[8]
Vũ Thư Hiên và nhiều tác giả khác cho rằng đợt bắt bớ năm 1967 cũng nhắm tới tướng Võ Nguyên Giáp, và Lê Duẩn muốn lợi dụng chiến dịch thành từng ngày để để loại trừ một đối thủ của ông. Việc bắt Đặng Kim Giang một người thân cận của tướng Giáp từ cuộc chiến tranh chống Pháp, và một loạt những người cộng tác khác của ông ấy trong đợt thứ hai và đợt thứ ba cho thấy mục đích cũng là làm suy yếu vị trí của Tướng Giáp trong giai đoạn mang tính quyết định này. Bản thân Tướng Giáp đã sang Hungary từ tháng mười năm 1967, vắng có mặt trong thời gian của hai đợt bắt bớ đó.
Theo một vài ý kiến, không những Lê Duẩn mà cả vị thế của Lê Đức Thọ cũng được củng cố qua vụ án xét lại chống đảng. Vũ Thư Hiên cũng như người vợ goá của Vũ Đình Huỳnh là Phạm Thị Tề cáo buộc Lê Đức Thọ cũng muốn qua những vụ bắt bớ này mà loại trừ những nhân chứng có thể đưa ra thông tin về quá khứ của ông ta, đặc biệt trong thời gian ở nhà tù Sơn La đầu những năm 1940. Theo Vũ Thư Hiên, cha ông và Đặng Kim Giang đã ở tù chung một thời gian với Lê Đức Thọ tại Sơn La. Và trong thời gian Lê Đức Thọ nằm tại trạm xá y tế của tù thì một loạt bí mật của Đảng đã bị phơi bày ra ánh sáng. Bà Phạm Thị Tài cho rằng chồng bà đã biết quá nhiều về Lê Đức Thọ và những điều đó đã gây tai họa cho ông ấy. Quả thật, bên cạnh Đặng Kim Giang và Vũ Đình Huỳnh, một loạt những người đã từng ở tù chung với Lê Đức Thọ tại Sơn La cũng bị bắt như Hoàng Minh Chính, Phạm Kỳ Vân và Lưu Động.
Tù đày và sau đó
Những người bị bắt đầu tiên bị giam giữ trong Hỏa Lò, sau đó họ bị chuyển đi đến các trại tù khác. Không một người nào được đưa ra tòa xét xử. Hoàng Minh Chính lần đầu ở tù 6 năm rồi bị quản thúc tại gia. Lần thứ nhì (1981) ông bị giam giữ cho tới năm 1987 và lần thứ ba từ 1995 tới 1996, tổng cộng 12 năm tù giam và 8 năm quản thúc. Vũ Thư Hiên bị giam 9 năm liên tục trong nhiều nhà tù và trại tập trung. Đặng Kim Giang, Vũ Đình Huỳnh, Trần Minh Việt bị tù 6 năm. Phạm Kỳ Vân vào tù mấy năm thì lâm trọng bệnh, được thả về với gia đình để chết ở nhà, đỡ tai tiếng. Kỳ Vân là đảng viên kỳ cựu từ thời 1936, xứ ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ.
Những người không bị bắt mà chỉ bị gọi lên tra hỏi cũng có một cuộc sống hết sức khó khăn. Ví dụ như nhà văn, nhà báo Lê Văn Dũng bắt đầu từ năm 1968 không còn được phép làm công việc trước đây của ông nữa mà phải kiếm sống bằng cách nuôi heo và làm những công việc khác. Những người khác kiếm tiền bằng cách đạp xích lô. Nhà báo Văn Doãn phẫn uất tự tử năm 1972. Phó chủ tịch Quốc hội Dương Bạch Mai đột tử ngày 4-4-1964 tại cuộc họp Quốc Hội, mà dư luận cho là bị đầu độc.
Nhiều người đã ôm hận qua đời như: Ðặng Kim Giang, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Minh Việt, Tuân Nguyễn,Vũ Huy Cương, Hoàng Thế Dũng.
Cảnh tù đày được những người trong cuộc sau này mô tả lại trong các tác phẩm như “Chuyện kể năm 2000” của Bùi Ngọc Tấn, “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên, “Một người tù xử lý nội bộ” ủa Trần Thư.
Đến những năm 1972,1973 những người bị bắt dần dần được thả, nhưng không được phép trở về Hà Nội mà bị quản thúc tại gia ở nông thôn cho đến 1976, 1977. Là những “kẻ thù của Đảng” họ bị cô lập trong xã hội. Bắt đầu từ khoảng năm 1977 phần lớn nạn nhân của chiến dịch thanh trừng này được phép trở về Hà Nội nhưng vẫn còn bị an ninh giám sát.
Năm 1981, vài tháng trước đại hội lần thứ 5 của Đảng Cộng sản, Đặng Kim Giang và Hoàng Minh Chính đưa đơn yêu cầu chính thức xét lại vụ án của họ. Hai người lại bị bắt giam sau đó. Hoàng Minh Chính bị giam giữ cho đến năm 1987. Đặng Kim Giang lâm bệnh nặng trong tù năm 1983 và chết tại nhà trong cùng năm đó vì không được chữa trị.
Sau khi ra tù Hoàng Minh Chính tiếp tục viết nhiều lá thư mở yêu cầu xét xử lại vụ án này và phục hồi cho ông. Vào thời gian này, sau cái chết của Lê Đức Thọ, nhiều người khác cũng bắt đầu viết đơn thỉnh cầu gửi cho các ủy ban đảng và nhà nước.
Năm 1995 Nguyễn Trung Thành, cựu vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng, người trực tiếp xem xét vụ án này và làm việc dưới quyền của Lê Đức Thọ cho tới khi về hưu, trong một bức thư gửi cho với lãnh đạo đảng đã nói rằng các bằng chứng cáo buộc những người bị bắttrước kia là giả mạo và vì vậy mà yêu cầu phục hồi cho họ. Giới lãnh đạo Đảng dưới quyền của bí thư Đỗ Mười thời đó một lần nữa phản ứng hết sức gay gắt: Nguyễn Trung Thành bị khai trừ ra khỏi Đảng và những lá thư của ông bị tịch thu.
Cho tới ngày nay các nạn nhân của chiến dịch thanh trừng năm 1967 vẫn không được chính thức phục hồi.
Tài liệu tham khảo
Die Partei und der Krieg, Martin Großheim, NXB Regiospectra, Berlin, 2009
Đèn Cù, Trần Đĩnh, NXB Người Việt Books, 2014
Hoàng Minh Chính. Từ nhà tù Sơn La đến trại giam B14 Hà Nội, Nguyễn Thanh Giang, 2001: https://phanba.wordpress.com/2017/11/11/hoang-minh-chinh-tu-nha-tu-son-la-den-trai-giam-b14-ha-noi/
Lời Ai Điếu, Lê Phú Khải, NXB Người Việt Books, 2016
Nếu trước đây các cường quốc đế quốc châu Âu sử dụng ngoại giáo pháo hạm thì nay Trung Quốc đang sử dụng các khoản nợ của các quốc gia để buộc các nước khác khuất phục ý chí của mình. Việc Sri Lanka giao cho Trung Quốc hải cảng chiến lược Hambantota cho thấy các nước ngập trong nợ nần với đế quốc khổng lồ mới có nguy cơ mất cả tài nguyên thiên nhiên lẫn quyền tự chủ.
Tháng này, Sri Lanka, không thể trả được khoản nợ lớn cho Trung Quốc, mà họ đã tích lũy trong thời gian dài, chính thức bàn giao hải cảng chiến lược Hambantota cho người khổng lồ châu Á. Đây là bước đi quan trọng của sáng kiến Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc (BRI) - Chủ tịch Tập Cận Bình gọi là “dự án thế kỷ” - và là bằng chứng về nền ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc hiệu quả đến mức nào.
Khác với các khoản vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các khoản cho vay của Trung Quốc được thế chấp bằng các nguồn lực tự nhiên có tầm quan trọng chiến lược với giá trị cao, trong thời gian dài (ngay cả khi những nguồn lực này không có giá trị thương mại trong ngắn hạn). Ví dụ, Hambantota nằm trên các tuyến đường hàng hải trên Ấn Độ Dương, nối Châu Âu, Châu Phi, và Trung Đông với châu Á. Để đổi lấy nguồn tài chính và xây dựng cơ sở hạ tầng mà các nước nghèo hơn đang cần, Trung Quốc đòi được ưu tiên tiếp cận với những nguồn tài nguyên thiên nhiên - khoáng sản và cảng - của họ.
Hơn nữa, như kinh nghiệm của Sri Lanka cho thấy, các khoản tài trợ của Trung Quốc có thể đưa tay các “đối tác” của mình vào còng. Không cho vay hoặc cho vay ưu đãi, mà Trung Quốc cung cấp các khoản vay lớn liên quan đến dự án với lãi suất thị trường, thiếu minh bạch, và không có đánh giá tác động môi trường hay xã hội. Như Ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson, nói trong thời gian đây, với sáng kiến Một vành đai, Một con đường, Trung Quốc đang tìm cách định nghĩa “các quy tắc và tiêu chuẩn riêng của mình”.
Để củng cố vị thế của mình, Trung Quốc khuyến khích các công ty trong nước đấu thầu mua đứt các cảng chiến lược, khi có điều kiện. Cảng Piraeus của Hy Lạp, ở Địa Trung Hải, hồi năm ngoái đã bị một công ty Trung Quốc mua với giá 436 triệu USD khi nước này lâm vào cảnh nợ nần, sẽ là “đầu rồng” của dự án Một vành đai, Một con đường của Trung Quốc ở châu Âu.
Nắm được ảnh hưởng về mặt tài chính theo cách này, Trung Quốc tìm cách giết hai con chim bằng một mũi tên. Thứ nhất, nước này muốn giải quyết tình trạng dư thừa năng suất ở trong nước bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu. Và, thứ hai, nước này hy vọng sẽ thúc đẩy các lợi ích chiến lược của mình, trong đó có mở rộng ảnh hưởng ngoại giao, đảm bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền của mình trên bình diện quốc tế và giành lợi thế tương đối so với các cường quốc khác.
Cách tiếp cận theo lối ăn cướp của Trung Quốc - và sự hả hê của nước này trước việc giành được cảng Hambantota - thật là mỉa mai, nói nhẹ nhàng là như thế. Trong quan hệ với các nước nhỏ hơn như Sri Lanka, Trung Quốc đang sao chép những biện pháp nhằm chống lại chính nước này trong thời thuộc địa của châu Âu - bắt đầu từ Chiến tranh Nha phiến, năm 1839-1860 và kết thúc vào năm 1949, giai đoạn mà Trung Quốc gọi một cách cay đắng là “thế kỷ nhục nhã” của mình.
Trung Quốc đã miêu tả việc giành lại chủ quyền đối với Hồng Công, năm 1997, sau hơn một thế kỷ do người Anh cai trị, như là việc uốn nắn lại sự bất công mang tính lịch sử. Tuy nhiên, như hải cảng Hambantota cho thấy, Trung Quốc đang thực hiện những dàn xếp theo kiểu thực dân mới chẳng khác gì với Hồng Kông. Rõ ràng là lời hứa của Tập [Cận Bình] về “công cuộc trẻ hóa vĩ đại dân tộc Trung Hoa” gắn bó mật thiết với quá trình xói mòn chủ quyền của các nước nhỏ hơn.
Nếu các cường quốc đế quốc châu Âu sử dụng ngoại giao pháo hạm nhằm mở cửa các thị trường mới và các tiền đồn ở thuộc địa, thì Trung Quốc sử dụng các khoản nợ chính phủ để buộc các nước khác khuất phục ý chí của mình, mà không phải bắn một phát súng nào. Tương tự như thuốc phiện mà người Anh xuất khẩu sang Trung Quốc, các khoản cho vay dễ dàng của Trung Quốc cũng làm người ta nghiện. Và, vì Trung Quốc chọn các dự án theo giá trị chiến lược dài hạn, những khoản lợi nhuận ngắn hạn mà các dự án này mang về không đủ trả các khoản nợ mà những nước này đã vay. Nó giúp Trung Quốc có thêm đòn bẩy, mà họ có thể sử dụng để buộc con nợ trả nợ bằng tài sản, và bằng cách đó, khuếch trương bàn đạp của Trung Quốc ra toàn thế giới - bằng cách làm cho ngày càng nhiều nước sập bẫy nợ nần và phụ thuộc vào Trung Quốc.
Thậm chí các điều khoản của hợp đồng cho thuê cảng Hambantota trong 99 năm cũng bắt chước những điều khoản buộc Trung Quốc phải cho các cường quốc thuộc địa phương Tây thuê những hải cảng của chính mình. Năm 1898, nước Anh thuê khu vực gọi là Lãnh thổ Mới từ Trung Quốc trong vòng 99 năm, làm cho khu Hồng Kông rộng thêm tới 90%. Tuy nhiên, thời hạn 99 năm được ấn định chỉ nhằm mục đích giúp nhà Thanh khỏi mắt mặt; thực tế là tất cả các vụ mua bán đều được coi là vĩnh viễn.
Hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng khái niệm cho thuê 99 năm như khi các nước đế quốc thuê những vùng đất xa xôi. Hợp đồng cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota, kí vào mùa hè năm nay, có lời hứa rằng Trung Quốc sẽ cắt 1,1 tỷ USD tiền nợ của Sri Lanka. Năm 2015, với 388 triệu USD, một công ty Trung Quốc đã thuê cảng nước sâu Darwin của Australia - nơi có hơn 1.000 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đồn trú – trong vòng 99 năm.
Tương tự như thế, sau khi cho Djibouti, đang nợ ngập đầu ngập cổ, vay hàng tỷ USD, Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại tại đất nước nhỏ bé nhưng có vị trí chiến lược, chỉ cách căn cứ hải quân Hoa Kỳ - cơ sở quân sự duy nhất của Mỹ ở Châu Phi – có mấy dặm. Bị mắc kẹt trong cuộc khủng hoảng nợ nần, Djibouti không có lựa chọn nào khác ngoài việc cho Trung Quốc thuê đất với giá 20 triệu USD một năm. Trung Quốc cũng sử dụng đòn bẩy của mình đối với Turkmenistan nhằm đảm bảo đường ống dẫn khí tự nhiên, chủ yếu là theo những điều khoản của Trung Quốc.
Một số quốc gia khác, từ Argentina tới Namibia và Lào, đều đã bị mắc kẹt vào bẫy nợ nần của Trung Quốc, buộc họ phải đối mặt với những quyết định đau đớn nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ. Khoản nợ khủng khiếp mà Kenya vay của Trung Quốc giờ đây đang đe dọa biến hải cảng tấp nập Mombasa - cửa ngõ vào Đông Phi - thành một Hambantota khác.
Những kinh nghiệm như thế phải được coi là lời cảnh báo rằng dự án Một vành đai, Một con đường, về cơ bản là dự án mang tính đế quốc chủ nghĩa nhằm làm giàu cho Trung Quốc. Các nước ngập trong nợ nần với Trung Quốc có nguy cơ mất cả tài nguyên thiên nhiên lẫn quyền tự chủ. Găng tay nhung của tên đế quốc khổng lồ mới che dấu một nắm đấm sắt – nắm đấm thôi sơn, vắt kiệt sức sống của các nước nhỏ bé hơn.
Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở ở New Delhi và cộng tác viên Học viện Robert Bosch ở Berlin, là tác giả của chín cuốn sách, trong đó có Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, and Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.
(PLO 23/12/2017)-Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi đều có thể bị khởi tố.
NhưPháp Luật TP.HCMđã thông tin, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an vừa quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Anh Vũ (Vũ nhôm) với tội danh cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 263 BLHS. Vũ nhôm cũng đã bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã sau khi xác định ông không có mặt tại nơi cư trú ở Đà Nẵng.
Nhiều người thắc mắc Vũ nhôm là một doanh nhân vậy sao lại bị khởi tố về tội danh này? Theo luật thì những chủ thể nào có thể bị xử lý tội danh này?
Luật sư Nguyễn Văn Nhàn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng về mặt chủ thể của tội phạm, đối với hành vi cố ý làm lộ bí mật nhà nước thì phải là người có trách nhiệm quản lý bí mật nhà nước. Nhưng đối với hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước thì bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định cũng phải chịu trách nhiệm.
ÔngVũ nhômcó thể bị truy tố một trong các hành vi thuộc phạm vi quy định tại Điều 263 BLHS. Do đó việc ông không là người giữ chức vụ, quyền hạn gì trong cơ quan nhà nước vẫn có thể bị truy tố với tội này là điều bình thường.
Theo bình luận khoa học của ông Đinh Văn Quế (nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao), chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt. Chỉ cần người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi đều có thể trở thành chủ thể của tội này. Tuy nhiên, thông thường thì những người có trách nhiệm giữ bí mật nhà nước mới phạm tội này. Hành vi của họ thường là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Cũng theo ông Quế, chỉ người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 của điều luật. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm theo tất cả các khoản của điều luật.
Điều 263 BLHSquy định:
1. Người nào cố ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 80 của bộ luật này thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến 10 năm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Huỳnh Ngọc Chênh - Tin khám xét nhà và truy bắt Vũ Nhôm làm dân Đà Nẵng hả hê, dĩ nhiên là trừ những quan chức, nhà báo...có quan hệ mật thiết với anh ta. Tôi cũng rất hả hê. Hả hê vì cảm giác chung chung "mầy cấu kết với chính quyền làm giàu lên nhanh quá nên tao căm ghét", bắt mầy là đúng rồi. Tuy nhiên, ngồi ngẫm nghĩ kỹ lại thì nên bắt Vũ Nhôm vì tội gì?
Hình minh họa
Vì tội môi giới cho Đà Nẵng bán hàng loạt dự án nhà đất ư? Bên có nhu cầu bán, bên có nhu cầu mua, anh ta chỉ kết nối hai bên lại với nhau để kiếm hoa hồng thì chẳng có tội gì cả. Còn chuyện mua bán đúng sai là trách nhiệm của lãnh đạo ĐN và của bên mua.
Vì tội mua 31 căn nhà "vàng" không qua đấu thầu, hàm ý là có thể mua với giá bèo, ư? Cái nầy cũng trách nhiệm của lãnh đạo thành phố chứ không phải của Vũ. Nếu bắt Vũ tội nầy thì có thể bắt gần hết các đại gia nhà đất đang phất nhanh lên như Vincom, sungroup, Mường Thanh...Các vị ấy không thèm mua vài căn nhà mà mua đến vài chục ha đất vàng giữa trung tâm các thành phố lớn nhất nước.
Tuy vậy, chỗ nầy có thể nghi ngờ Vũ nhôm đã hối lộ cho các quan chức lãnh đạo thành phố để mua được nhiều nhà sở hữu nhà nước giá bèo. Nhưng để bắt tội anh ta thì phải có bằng chứng đưa hối lộ và nhận hối lộ. Đưa hối lộ thì dứt khoát anh ta không tự khai ra rồi, chỉ mong ở chỗ người nhận hối lộ ra "tự thú" khai báo. Lãnh đạo liên quan chuyện mua bán nhà thời đó có ông Nguyễn Bá Thanh đã qua đời, bây giờ chỉ hy vọng vào chỗ ông Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến ... thành thật khai báo.
Bó tay. Với pháp luật cà giờn của VN thôi, chứ pháp luật bọn tư bản như Mỹ, Nhật thì quá dễ. Truy nguồn tiền mua 31 căn nhà ở đâu ra thì bắt tội Vũ Nhôm không khó chút nào. Có khi lại truy ra 31 căn nhà trên chưa chắc thực sự Vũ Nhôm làm chủ. Ngôi biệt thự L09 với trên 12 ngàn mét vuông trên Sơn Trà là một ví dụ điển hình.
Mà truy từ nguồn gốc tài chính để bắt tội thì hàng loạt quan chức và đại gia VN vào tù chứ không riêng gì Vũ. Quan chức thì không dễ khai tiền đó do buôn chổi đót hay nuôi heo mà có, còn đại gia nói do kinh doanh thì phải chứng minh tiền nộp thuế tương ứng với tài sản phát sinh.
Nghi ngờ, căm ghét Vũ Nhôm thì nhiều, nhưng để tìm ra tội bắt anh ta không phải dễ.
Tuy nhiên vẫn bắt được anh ta. Bắt không phải vì tội liên quan đến các phi vụ làm ăn của anh ta như kể trên mà vì một cái tội đâu từ trên trời rơi xuống mà chỉ có trời mới biết, tội "cố ý làm lộ bí mật nhà nước"- lệnh truy nã của bộ công an nói thế.
À thì tin đồn trên mạng xã hội anh ta là cấp tá an ninh là đúng sự thật. Ông bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cũng vừa xác nhận điều nầy trước ngày Vũ Nhôm trốn thoát. Ông Nghĩa còn nói chính xác cấp bậc anh ta là thượng tá, ghê thế. Tin đồn trên mạng nhiều lúc đúng sự thật đến như vậy nên dân tin vào mạng xã hội hơn tin vào báo đảng cũng có lý của nó.
Chỉ có thượng tá an ninh thì mới có bí mật quốc gia để tiết lộ chứ doanh nhân thì lấy gì mà tiết lộ. À quên, doanh nhân cũng có đấy, đó là đã hối lộ hay ăn chia với quan chức lãnh đạo nào. Cái đó cũng là bí mật quốc gia cần giữ kín bưng chứ không giỡn chơi đâu.
Không biết cái "bí mật quốc gia" mà Vũ Nhôm cố tình tiết lộ là cái bí mật gì? Có bí mật bằng cái kế hoạch bí mật bắt anh ta mà vẫn bị lộ ra để anh ta trốn thoát?
Có dư luận nghi ngờ anh ta chẳng trốn thoát vì báo chí đảng có nhắc đến từ "Mafia" khi viết về các vụ việc liên quan đến anh ta. Dư luận cũng nghi ngờ anh ta có là thượng tá an ninh thật đội lốt doanh nhân để "trinh sát" hay chỉ là núp bóng an ninh trong quan hệ kiểu mafia để dễ làm ăn. Nghe nói mafia có luật im lặng. Mà chỉ có người chết mới im lặng vĩnh viễn...
Câu chuyện về thân phận cuộc đời Vũ Nhôm cũng là câu chuyện thú vị. Từ một anh thợ làm nhôm nhà nghèo mà vươn lên đến mức như hiện nay, đến mức việc bắt anh ta cũng làm xao động cả xã hội.
Nhà văn, nhà báo nào thân thiết với anh ta nên chăng tìm hiểu viết một cuốn sách về anh ta. Tuy là chuyện riêng về thân phận của anh ta, nhưng sẽ phản ảnh hết các mối quan hệ phức tạp, bát nháo trong một giai đoạn lịch sử VN, giai đoạn cộng sản làm kinh tế thị trường.