Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Vinh quang và cay đắng của diễn viên có khuôn mặt “đểu cáng”


Đã hàng chục năm trôi qua nhưng khán giả vẫn chào NSƯT Nguyễn Hải bằng cái tên Trịnh Khả - nhân vật khét tiếng độc ác của phim Chuyện làng Nhô.

Khán giả yêu phim truyền hình Việt không ai xa lạ với gương mặt của NSƯT Nguyễn Hải. Anh là một trong số những diễn viên nổi tiếng với tuyến nhân vật phản diện.

Thậm chí, có thời điểm, chỉ nhìn thấy mặt Nguyễn Hải, sẽ có rất nhiều người thốt lên: "Chỉ muốn đấm!" Chính vì thế, nhiều người không hề biết đằng sau những vai diễn "khốn nạn đến tận cùng", Nguyễn Hải thực sự là ai.

Bỏ bằng kỹ sư trường mỏ chỉ vì "thèm cuộc sống nghệ sĩ"

Năm 1980, Nguyễn Hải tốt nghiệp trường Đại học Mỏ. Với xuất phát điểm như vậy, nếu an phận, Nguyễn Hải sẽ trở thành 1 anh kỹ sư được xóm làng trọng vọng, được cha mẹ tự hào.

Thế nhưng, trong lòng chàng trai 23 tuổi ấy lại hừng hực cháy đam mê với điện ảnh. Cùng thời điểm ấy, trường Đại học Sân khấu điện ảnh bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên.

Nguyễn Hải bỏ qua tấm bằng kỹ sư, một mình đăng ký dự thi khoa Diễn viên trường Đại học Sân khấu điện ảnh và đỗ ngay từ lần thi đầu tiên.

Nói về quyết định "rẽ ngang" của mình, NSƯT Nguyễn Hải cho hay: "Nói nghe thì đơn giản, nhưng để có được quyết định chuyển hướng, để đỗ được vào trường Sân khấu điện ảnh là cả một sự hi sinh, giằng xé và cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của bản thân tôi".

Năm 1986, tốt nghiệp trường Sân khấu điện ảnh, Nguyễn Hải về công tác tại Đoàn kịch nói Công an nhân dân.

5 năm sau, Nguyễn Hải được vào biên chế, đội mũ và đeo quân hàm xanh Thiếu úy:

"Những năm học trong trường Sân khấu điện ảnh, tôi có đóng duy nhất 1 vai phản diện là vai Thiết trong vở kịch Ông không phải là bố tôi của tác giả Lưu Quang Vũ.

Thời gian đầu về đoàn kịch Công an nhân dân, tôi cũng chỉ đảm nhiệm vai chính diện. Một lần, NSND Lê Hùng quyết định cho tôi thử sức với 1 vai phản diện trên sân khấu.

Kể từ đó, tôi liên tục đảm nhiệm các vai phản diện trong hàng thập kỷ liền. Không chỉ trên sân khấu kịch, các đạo diễn điện ảnh cũng liên tiếp mời tôi đảm nhiệm rất nhiều vai "người xấu" trên truyền hình.

Cho tới thời điểm hiện tại, mặc dù thỉnh thoảng tôi vẫn vào vai chính diện, nhưng khán giả lại chỉ nhớ tới những vai phản diện mà thôi".

Suốt từ những năm 1997 tới nay, Nguyễn Hải trở thành gương mặt điển hình cho những nhân vật dạng trí thức lưu manh, mưu mô, nham hiểm, những vai gián điệp phản động, phản bội Tổ quốc.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài danh hiệu NSƯT, Nguyễn Hải còn là Đại tá Công an nhân dân, Phó trưởng đoàn phụ trách Đoàn kịch nói Công an nhân dân (quyền trưởng đoàn – Vì Đoàn chưa có Trưởng đoàn).

Thế nhưng, niềm đam mê với diễn xuất, với điện ảnh vẫn rực cháy trong tim anh: "Tôi vẫn mong có cơ hội được đảm nhiệm những vai hay hơn, ấn tượng hơn thế. Chỉ hơi buồn một chút là có lẽ do cái mặt tôi không thể chính diện được nên mãi vẫn chỉ được giao vai ác.

Có lần, tôi cười hỏi đạo diễn của seri Cảnh sát hình sự: "Tại sao không cho em vào vai chính diện?" Vị đạo diễn đó cười lớn và đáp: "Với cái ấn tượng từ phim Chuyện làng Nhô, nếu mời chú vào vai chính diện thì hỏng phim mất!".

Vinh quang và cay đắng

Cái thời Nguyễn Hải "làm mưa làm gió" trên màn ảnh nhỏ cũng là thời đỉnh cao của phim truyền hình Việt. Khi ấy, diễn viên nói riêng và văn nghệ sĩ nói chung được công chúng trọng vọng, yêu mến vô cùng.

Và những diễn viên chuyên vào vai ác như Nguyễn Hải không chỉ vô cùng nổi tiếng mà còn nhận được sự quan tâm đặc biệt.

Chỉ có điều, sự quan tâm này không ngọt ngào, không rực rỡ như với những diễn viên chuyên đóng vai người tốt:

"Cái bi kịch nhất đối với những diên viên chuyên vai ác như tôi có lẽ là việc công chúng cứ nhầm lẫn rằng ngoài đời tôi cũng ác như trên phim.

Một lần, tôi và vợ đi mua đồ, cửa hàng hôm đó rất đông, chúng tôi vui vẻ đứng chờ tới lượt mình. Bất ngờ, 1 người phụ nữ nhìn tôi với ánh mắt rất đề phòng. Có lẽ, theo phản xạ tự nhiên, cô ấy vội vã giữ chặt lấy chiếc túi đang đeo trên vai rồi lỉnh lỉnh bước ra xa chúng tôi. 

Tôi bèn bước theo cô ấy để giải thich: "Chị ơi, em không xấu như trên phim đâu mà chị sợ!". Vợ tôi cũng nói đỡ: "Chị yên tâm, đã có em ở đây rồi".

Nhưng người phụ nữ ấy vẫn không thôi "phòng thủ". Cô ấy nhìn thẳng vào mặt tôi và bảo: "Nhìn mặt ông kinh lắm!".

Một lần khác, khi tôi đang nhâm nhi cốc bia thì thấy 1 hạt lạc bay thẳng vào mặt mình. Tôi nóng mặt lắm, đứng lên hỏi xem ai ném thì không thấy ai trả lời.

Vừa ngồi xuống thì 1 hạt lạc khác đập vào trán. Lúc này tôi nhìn lên thì phát hiện người ném là 1 ông cụ râu tóc bạc phơ.

Không muốn ồn ào, tôi sang bàn của ông cụ, kéo ghế ngồi và hỏi: "Em xin lỗi, có phải anh vừa ném hạt lạc vào em?".

Ông cụ điềm nhiên trả lời: "Tôi là võ sư, tôi nghe người ta nói ngoài đời chú không ác như trên phim, nên hôm nay gặp đây, tôi muốn thử xem người ta nói có đúng hay không. Giờ thì tôi tin là chú không ác thật! Thú thật, xem trên phim, tôi chỉ muốn đấm cho chú vài cái".

Không chỉ là những câu chuyện vui vui, những câu chửi bâng quơ, Nguyễn Hải còn gặp phải không ít tình huống đổ máu chỉ vì "đóng vai ác quá đạt":

Năm ấy, tôi tham gia diễn trong vở kịch Quả báo (tác giả: Trung tướng, Nhà văn Nguyễn Hữu Ước). Tôi vào vai Bùi Nhiệm – Chủ tịch tập đoàn bốc xếp Đại Dương. Tới cảnh Bùi Nhiệp hiếp dâm cô thư ký (do diễn viên Hoàng Lan thủ vai), người dân xung quanh bất ngờ nhao lên đòi đánh.

Tôi vội vã nhảy lên xe máy chạy thoát thân, nhưng họ vẫn đuổi theo. Một vài thanh niên còn cầm gạch ném theo tôi. Thời điểm đó chưa có mũ bảo hiểm nhưng may mắn là tôi đội mũ cối nên không vỡ đầu. Thế nhưng viên gạch sượt qua vai làm tôi chảy máu.

Những lúc như vậy, tôi cũng thấy chua xót, cay đắng lắm chứ! Nhưng bây giờ, khi đã nhiều tuổi, tôi lại cảm thấy bình thường và vui vẻ chấp nhận điều đó. Bởi, nói cho cùng, do mình diễn tới ngưỡng nào đó nên khán giả mới ấn tượng và phản ứng như vậy".

Nỗi cô đơn đến tận cùng của người 30 năm chuyên thủ vai ác.

Quả thực, để theo được nghiệp diễn và để hoàn thành tốt gần 20 vai phản diện trong suốt 30 năm qua, ngoài tình yêu nghề cháy bỏng, Nguyễn Hải đã phải tôi luyện cho bản thân 1 tinh thần thép.

Bởi, không chỉ công chúng hằn học, chửi bới anh mà ngay cả những người thân trong gia đình cũng từng quay lưng chỉ vì anh thường xuyên vào vai phản diện:

"Ngày tôi đóng vai Thiết trong vở kịch Ông không phải là bố tôi, mẹ tôi đã gọi điện lên và bảo: Mẹ buồn lắm! Tại sao sinh con ra, nuôi khôn lớn bây giờ con lại vào vai 1 đứa con bất hiếu mà thốt lên "Ông không phải là bố tôi!".

Còn khi phim Chuyện làng Nhô ra mắt, sự nham hiểm, độc địa của nhân vật ghi dấu ấn mạnh mẽ tới mức dân làng cứ đi qua nhà tôi là dị nghị.

Bố tôi rất buồn bực, đã chất vấn tôi rằng: "Thiếu gì vai tử tế mà con lại diễn cái vai mất dạy, tù tội ấy? Để rồi mỗi lần người ta đi qua ngõ nhà, người ta lại réo lên: Con ông là thằng mất dạy?".

Rồi chẳng để tôi kịp thanh minh, ông cụ bảo: "Tôi không cần biết! Tôi nuôi dạy anh như thế, cho anh ăn học như thế, anh làm gì anh cũng phải nghĩ chứ!".

Tôi sợ đến mức không dám về nhà, về làng cả năm liền. Sợ bố giận, tôi phải nhờ nhiều người giải thích với cụ rằng đó chỉ là sự sáng tạo nghệ thuật, chỉ là vai diễn. Dần dần, ông cụ mới nguôi ngoai".

Bi kịch với Nguyễn Hải không chỉ dừng ở đó. Quá thành công với những vai diễn độc ác khiến hình ảnh của anh trong mắt các con cũng trở nên rất đáng sợ:

"Năm con trai tôi học lớp 5, bạn bè thường xuyên trêu chọc, mắng mỏ rằng: "Bố mày là tên tội phạm", "Mày là con nhà mất dạy"… Con trai tôi sợ hãi và buồn rầu tới mức thường xuyên bỏ học.

Về nhà, cháu cứ nhìn thấy bố là nấp sau ghế. Tôi tưởng rằng tôi đã mất cháu, không thể dạy dỗ được nữa. May sao, cháu được 1 cô giáo trẻ nâng đỡ, kèm cặp và dần trở thành học sinh giỏi.

Những ngày ấy, không chỉ con trai sợ hãi tôi mà ngay cả con gái cũng xa lánh. Những năm cháu học mầm non, cứ gặp bố là đứng nhìn chằm chằm. Lớn hơn một chút, cháu xa lánh tôi, cứ thấy bố về là trốn".

Cay đắng, tủi cực là vậy, nhưng Nguyễn Hải chưa một lần muốn từ bỏ nghiệp diễn: "Đã gọi là nghiệp thì không thể nào bỏ được. Hơn nữa, từ thời còn đôi mươi, tôi đã sẵn sàng từ bỏ cuộc sống bình yên, an nhàn của 1 kỹ sư để theo đuổi nghề diễn thì chẳng có lý gì tôi lại từ bỏ nó.

Gian truân, cay đắng và cô đơn là có, nhưng nghề diễn là đam mê của tôi. Chỉ khi nào không còn đủ sức để diễn thì tôi mới dừng lại".

Theo Trí Thức Trẻ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nữ giám đốc ngân hàng tham ô 2.600 lượng vàng bị đề nghị tử hình


Hải Duyên
VNExp - Bà Oanh đưa người nhà vào làm lãnh đạo Agribank chi nhánh Bến Thành, do mình quản lý, rồi móc nối rút 2.600 lượng vàng chiếm đoạt.

Ngày 11/12, phiên xử Nguyễn Thị Hoàng Oanh (57 tuổi, nguyên giám đốc Agribank Bến Thành, quận 1) và 11 đồng phạm bước sang phần tranh luận. Các bị cáo bị truy tố về hàng loạt tội danh: Tham ô tài sản, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đưa và nhận hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Phát biểu quan điểm về vụ án, VKS cho rằng Oanh đã lợi dụng chức vụ, sử dụng người nhà vào vị trí lãnh đạo ngân hàng để dễ dàng móc nối vay vàng của ngân hàng rồi chiếm đoạt.

Nhằm che giấu hành vi, bị cáo dùng nhiều pháp nhân do người thân đứng tên, nhập khống tên khách hàng làm hợp đồng vay để rút vàng đáo hạn, gây thiệt hại lớn cho nhà băng. Bị cáo còn lôi kéo cấp dưới, bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi sai phạm của mình, xâm phạm đến tài sản của nhà nước.

Ngoài ra, Oanh còn lợi dụng vị trí giám đốc để duyệt các hợp đồng không đủ điều kiện cho khách hàng vay vốn dẫn đến thất thoát số tiền lớn của ngân hàng.

Từ đó, VKS đề nghị áp dụng mức án tử hình đối với cựu nữ giám đốc về các tội Tham ô tài sản, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Đối với 6 bị cáo vốn là cấp dưới của Oanh, phạm tội với vai trò giúp sức, VKS đề nghị xử phạt từ 11 đến 30 năm tù. "Các bị cáo có chức vụ được giao quản lý tài sản ngân hàng nhưng vì biến chất đã làm giả hồ sơ, giúp Oanh chiếm đoạt tài sản ngân hàng nên cần xử lý nghiêm", VKS nhận định.

Tiếp đó, bị cáo Lê Văn Tính (55 tuổi, giám đốc Công ty TNHH Kim Gia Thuận) được xác định là người chủ mưu trong việc lừa đảo chiếm đoạt hơn 5.600 lượng vàng của Agribank. Theo cơ quan công tố, để chiếm đoạt số vàng này Tính đã chấp nhận điều kiện để Oanh hưởng lợi lớn trong hợp đồng của mình.

Ngoài ra, Tính còn thành lập nhiều công ty khống cho người thân đứng tên để tiếp tục vay tiền của nhà băng đảo nợ cho những hợp đồng trước đó.

VKS nhận định việc truy tố đối Tính và đồng phạm là đúng người đúng tội và đề nghị HĐXX tuyên phạt mức án tù chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 14-16 năm tù về tội Đưa hối lộ.

Liên quan vụ án, vợ con của Tính bị đề nghị 4-5 năm tù về tội Lừa đảo chiến đoạt tài sản. 

Theo cáo buộc, năm 2008-2009, trong thời gian đương chức, Oanh đã sử dụng tên của 8 cá nhân lập hồ sơ khống vay 2.660 lượng vàng (47 tỷ đồng) để mua căn nhà trên đường Nguyễn Quang Khải (quận 1) rồi cho con gái đứng tên. Bà này cho Agribank thuê lại với giá 5.800 USD mỗi tháng để mở Phòng giao dịch Viễn Đông và đã nhận của nhà băng tổng cộng hơn 5,6 tỷ đồng.  

Oanh chỉ đạo em rể Trương Thế Thanh (trưởng phòng tín dụng) lấy pháp nhân công ty của Huỳnh Ngọc Thạch (con rể Oanh) và một số doanh nghiệp khác tiếp tục vay vàng của Agribank. Giám đốc Oanh dùng số vàng này để đảo nợ khi khoản vay trước đến hạn. Khi vụ án được khởi tố, bà ta còn nợ 44 tỷ đồng.

Ngoài ra, bà Oanh còn ký duyệt cho em rể vay 13 tỷ đồng để đầu tư bất động sản mà không có tài sản bảo đảm. Khi đến hạn, Thanh sử dụng tên của người thân tiếp tục vay để đáo nợ. Quá trình điều tra, ông này chết vì bệnh hiểm nghèo nên VKSND Tối cao đình chỉ điều tra.

Cơ quan công tố xác định, bà Oanh đã phê duyệt cho công ty của Tính vay 5.600 lượng vàng của Agribank sau đó chiếm đoạt. Dù công ty này không đủ các điều kiện nhưng Oanh vẫn đồng ý cho vay bằng tiền. 

Bằng chiêu thức này, Oanh nhận hối lộ gần 25 tỷ đồng tiền chênh lệch khi quy đổi vàng sang tiền. 

Quá trình xét xử, Oanh thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Riêng ông Tính cho rằng không biết việc bị Oanh ăn chặn tiền chênh lệch khi vay vàng của Agribank. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sợ bị trả thù, tôi có nên đứng lên tố cáo?


>> Đất nước không cần tiến sĩ dỏm mà cần khoa học thật


Lê Nguyễn Duy Hậu
VNN - Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, vai trò của “người thổi còi” đặc biệt quan trọng vì tính chất bí mật và phức tạp của hành vi này.

“Người thổi còi”

Tháng 4/2016, thế giới rúng động khi thời báo Süddeutsche Zeitung của Đức công bố loạt bài về những thiên đường trốn thuế của các nhân vật tầm cỡ thế giới, được biết dưới cái tên “Hồ sơ Panama” (Panama Papers). Loạt bài phanh phui hoạt động trốn thuế của nhiều chính khách trên thế giới, các quan chức thể thao của FIFA và UEFA, các ngôi sao bóng đá, những nhà tài phiệt… Thủ tướng của một quốc gia châu Âu đã phải từ chức và nhiều quan chức khác bị bắt giữ. “Hồ sơ Panama” là vụ cung cấp, rò rỉ thông tin lớn nhất thế giới từ đó đến nay.

Tất cả bắt đầu từ một email của nhân vật với cái tên John Doe gửi cho phóng viên của tờ  Süddeutsche Zeitung vào năm 2014. Nhưng John Doe là ai, và động cơ là gì? Đã hơn một năm rưỡi kể từ khi Hồ sơ Panama được công bố, và hơn ba năm kể từ lần đầu tiên John Doe liên lạc với báo giới, những câu hỏi trên vẫn chưa có lời giải đáp. Và không một chính quyền nào mở cuộc điều tra về thân phận của John Doe. Tất cả chỉ tập trung vào một vấn đề duy nhất: những thông tin của “người thổi còi” John Doe có chính xác hay không?

“Người thổi còi” (whistleblower) là cách gọi những người tố cáo hoặc cung cấp thông tin về một hành vi vi phạm pháp luật nào đó[1]. Thông thường, “người thổi còi” là người bên trong tổ chức hoặc có mối liên hệ mật thiết với cá nhân bị tố cáo. Những thông tin của “người thổi còi” thường rất quý giá cho các cơ quan điều tra phát hiện những sai phạm.

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, vai trò của “người thổi còi” đặc biệt quan trọng vì tính chất bí mật và phức tạp của hành vi này. Tuy nhiên, chính vì lý do đó mà “người thổi còi” cần phải được những cơ chế bảo vệ rất đặc biệt để tránh việc họ bị trả thù vì hành vi tố cáo hay cung cấp thông tin.

Ở nhiều quốc gia, việc “người thổi còi” cung cấp thông tin trên cơ sở ẩn danh được pháp luật bảo hộ. Trong nhóm các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), có 59% quốc gia thành viên có luật cho phép việc cung cấp thông tin về tham nhũng một cách ẩn danh.

Ở Trung Quốc, việc cung cấp thông tin ẩn danh tuy không được quy định cụ thể, nhưng trên thực tế vẫn diễn ra và được các cơ quan phòng, chống tham nhũng xử lý rất tích cực. Ví dụ, từ tháng 9/2013, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cung cấp một địa chỉ website nơi người dân có thể cung cấp các thông tin về hành vi tham nhũng của quan chức chính phủ. Những thông tin này có thể cung cấp mà không đi kèm với việc tiết lộ thông tin cá nhân của người cung cấp. Đến tháng 6/2015, Uỷ ban này thậm chí còn cho ra mắt một ứng dụng điện thoại để người dân cung cấp thông tin được dễ dàng hơn. Kết quả, trung bình một ngày Uỷ ban này nhận được hơn 1.000 thông tin từ người dân.

Nỗi sợ bị trả thù khi tố cáo

Tại Việt Nam, trong một khảo sát của Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới, có đến 62% người khảo sát trả lời rằng lý do khiến họ không tố cáo tham nhũng là “sợ bị trả thù”.[2] Còn một khảo sát khác của tổ chức Hướng tới Minh bạch (đầu mối của Minh bạch Quốc tế tại Việt Nam) chỉ ra rằng chỉ có 38% số người khảo sát sẵn sàng tố cáo tham nhũng và có đến 28% người khảo sát “sợ gánh chịu hậu quả” khi tố cáo.[3]

Việc cho phép cung cấp thông tin hay tố cáo ẩn danh có thể sẽ giúp “người thổi còi” bớt được những lo sợ này và chủ động hơn. Tất nhiên, đây không phải là biện pháp duy nhất mà còn phải đi kèm với những biện pháp bảo vệ người tố cáo hay cung cấp thông tin từ phía chính quyền.

Pháp luật Việt Nam hiện hành về phòng, chống tham nhũng và tố cáo hiện lại không cho phép việc cung cấp thông tin hay tố cáo nặc danh. Điều 19 Luật Tố cáo 2011 yêu cầu người tố cáo phải cung cấp “họ, tên, địa chỉ” trong đơn tố cáo. Luật PCTN 2005 cũng yêu cầu tương tự tại Điều 64. Cả Luật Tố cáo 2012 và Luật PCTN 2005 đều quy định nghĩa vụ của các cơ quan Nhà nước phải giữ bí mật thông tin của người tố cáo. Đây có thể coi là một giải pháp dung hoà tại thời điểm hiện tại để giảm thiểu tối đa việc người tố cáo bị trả thù, trù dập. Dự thảo Luật PCTN hiện đang được thảo luận cũng sẽ đi theo hướng tương tự.

Tuy nhiên, đối với người cung cấp thông tin, luật hiện hành không có quy định cụ thể về nghĩa vụ của họ lẫn phương án bảo vệ những người này. Dự thảo Luật PCTN lần đầu tiên nhắc đến vai trò và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin, song vẫn chưa quy định chặt chẽ vấn đề bảo vệ họ. Cụ thể, người cung cấp thông tin khi cung cấp thông tin liên quan đến tham nhũng sẽ phải cung cấp cả họ, tên, và địa chỉ của mình. Trong khi đó, chính quyền chỉ có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp phù hợp để bảo vệ họ và nghiêm cấm các hành vi trả thù người này.

Thiết nghĩ, quy định như vậy vẫn chưa đủ sức để khuyến khích “người thổi còi”. Khác với người tố cáo, người cung cấp thông tin không nhất thiết phải cung cấp họ, tên, địa chỉ khi cung cấp, vì làm như vậy có thể khiến họ e dè hơn. Điều quan trọng không phải là danh tính của họ mà là độ tin cậy và chính xác của thông tin được cung cấp.

Dự thảo Luật PCTN có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác khi xử lý thông tin được cung cấp dưới dạng ẩn danh. Chẳng hạn, luật Brazil quy định thông tin được cung cấp có thể dưới dạng ẩn danh. Cơ quan điều tra có thể xem xét thông tin đó, nếu nó có cơ sở, cơ quan điều tra có thể tiến hành các bước điều tra sâu hơn, khác với quy trình bắt buộc phải xử lý tố cáo. Ngoài ra, cơ quan điều tra vẫn bắt buộc phải đảm bảo thông tin cá nhân của người cung cấp thông tin.

Khi đứng lên tố cáo hay cung cấp thông tin về một tội phạm, những “người thổi còi” đã thực hiện một hành vi hết sức dũng cảm. Khi John Doe liên hệ với báo giới lần đầu tiên, anh đã nói “tính mạng tôi đang bị đe doạ” nhưng anh vẫn tiếp tục công việc mình cho là đúng. Vì thế, pháp luật cần đứng về phía họ và cung cấp những bảo đảm pháp lý lớn nhất có thể để bảo vệ họ. Nếu cần thiết, việc cung cấp thông tin ẩn danh cần phải được xem xét một cách thấu đáo.

-----

[1] “Tố cáo” được hiểu là việc phanh phui, vạch trần một hành vi vi phạm pháp luật, còn “cung cấp thông tin” chỉ là một bước trong “tố cáo”. Một người có thể chỉ cung cấp một phần thông tin về hành vi phạm tội nhưng không nhất thiết phải đứng ra tố cáo toàn bộ hành vi đó.

[2] Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới, Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, 2013, trang 68.

[3] Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT), cơ quan đầu mối quốc gia của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) tại Việt Nam, Phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu 2013 – Quan điểm và trải nghiệm của người dân Việt Nam.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một trong số những kẻ ăn tàn phá hại:


Vương Điền 

Đây là chai rượu Macallan 30 - thứ rượu mà anh Thăng rất thích, và thường chọn nó để nhắm với lòng lợn.
Giá của chai rượu này trên thị trường là hơn 60 triệu đ. Trong bữa tiệc sinh nhật gần đây, anh Thăng của chúng ta đã đãi khách đúng 100 chai loại này.
Sơ sơ buổi tiệc đó, tiền rượu đã hơn 6 tỷ đồng. Tư bản đỏ mà ăn chơi thì bọn tỷ phú Ả Rập chỉ là tuổi tôm nếu đem ra so sánh.
Anh bạn tôi kể có lần tiếp các quan chức địa phương để xin dự án, số tiền ăn nhậu gái gú cho đêm đó sơ sơ hết có 54 nghìn đô, ảnh bảo vậy là còn ít đó, hehe..!
P/s: Hồi a Thăng còn làm bí thư, một doanh nghiệp muốn gặp và xin ảnh 30 phút thời gian cho bữa cơm trưa, chi phí là 50.000 đô cho 30 phút, còn chuyện khác nói sau!
(Fb Nhân Thế Hoàng)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

VỤN



Muốn có câu thơ để đời anh phải mất và quên đi nhiều thứ
địa vị cao, danh vọng chỗ ngồi
không thể đi hàng hai, 
chỉ nói lời chân thực
với thơ thì không thể đãi bôi!
Sang trọng đấy
mà cũng cay nghiệt đấy
đừng coi thơ như một trò đùa
nếu không ý kiến gì xin anh đừng vội
đừng theo bầy, nịnh nọt, a dua
Thơ vốn xưa nay kiêu kỳ, đỏng đảnh
đi cả trăm năm gặp
đã khó vô cùng
Anh là người thợ xây cho hải đăng tỏa sáng
mà ngôi nhà mình lung linh thể còn mong!
Muốn có câu thơ để đời
ôi xiết bao cực nhọc
Yêu và đau rớm máu nơi lòng
chắt lọc tình người, nâng niu mầm khát vọng
giày rách bao lần, tin yêu ca vang..
Thời bội thực thơ, làm thơ ngày mỗi khó
nếu không anh tiếp tay để phá rừng
TA VIẾT CHO AI, câu hỏi đời muôn thủa
thơ chả là gì
khi người viết như ..suông!
Nhà thơ Vũ mạnh Tữ đang hội luận cùng tác giả..

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tâm sự của cựu đoàn viên Cua


Lý lịch và quyết định vào đoàn. Ảnh: tư liệu gia đình
Nghe VOV đang tường thuật trực tiếp ĐH TNCSHCM, mình chợt nhớ ra có thời mình từng đứng trong tổ chức này. Ước như mình trẻ lại được đi dự ĐH, có tuổi trẻ là có hết. Chán ngắt là tuổi già không biết làm gì.

Cách đây 50 năm (5-1967), anh Cua được kết nạp vào đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam vì hồi đó đảng CS cũng là đảng Lao động VN. Dường như tên “Lao động” này gần gũi với giới cần lao hơn, lời thề số 1 là “Trung với nước, hiếu với dân” thể hiện điều đó chứ không phải “Trung với đảng…” như bây giờ.
Khi đó bọn trẻ 14-15 tuổi tin tưởng tuyệt đối vào lời thề, tim đập loạn xạ, dù đó chỉ là một chiều thứ 7, lễ kết nạp được tổ chức tại lớp, cờ đoàn vẽ xanh đỏ trên bảng.
Cuối cấp 2 (lớp 7) sắp ra trường, mình học cũng khá, ngoan ngoãn, viết chữ đẹp, làm văn dài, thầy Hà chủ nhiệm lớp quí nên đã đề nghị kết nạp vào đoàn dù lúc đó mới 14 tuổi, chả hiểu có đúng qui định khi đó không.
Hai ông bạn hàng xóm là Hoàng Văn Cường và Giang Văn Quí hơn mình 1 tuổi, học cùng lớp được cho là bạn thân dìu dắt và được ghi vào lý lịch.
Hồi đó vào đoàn như mình mà không tự hào và xúc động thì hoặc là nói dối hoặc bị bệnh gì đó, cảm xúc thật mà không hề nghĩ sẽ làm nên vương tướng vì cái huy hiệu đeo trên ngực.
Sinh hoạt ở trường, lớp, về địa phương, đi nước ngoài, về nước công tác, cuốn lý lịch đoàn giấy vàng khè do mình viết năm 1967 vẫn đi theo, giờ vẫn còn và thành kỷ niệm quí giá.
Có chữ ký của những người bạn mà gặp lại họ chẳng nhớ mình là ai, có chữ ký của cả người lên tướng tá, có người bị tai nạn nên lẫn. Nhìn vào họ mỗi người một số phận.
Thầy Hà đã về hưu, vẫn hiền như xưa, nụ cười vẫn vậy.
Anh Hồng Trường bí thư chi đoàn đầu tiên của mình vẫn ở quê sau khi đi bộ đội cả chục năm.
Anh Hoàng Văn Cường lấy vợ sau khi tốt nghiệp lớp 7 được vài năm, lão nông tri điền, đi làm đá bị tai nạn, giờ nằm chỗ. Sang chơi thấy một cụ già móm mém phải ghé sát tai mới nghe được.
Anh Cao Quyết Thắng, người nhận xét hàng năm và lý lịch và ký quyết định chuyển sinh hoạt đoàn từ Warsaw (1997) về nước, bị tai nạn máy bay ở Bangkok vụ 9-9-1988 chỉ có 3 người sống sót, trong đó có anh.
Anh Nga giới thiệu mình vào đoàn vẫn ở quê, tóc vẫn xoăn, hôm gặp ở hội học sinh cấp hai, mình chào, anh chẳng nhớ mình là ai. Anh Đặng Văn Hiếu lên tới thượng tướng CA nay về hưu.
Sau 15 năm trong đoàn bằng cách sống ngoan ngoãn, về viện KHVN cũng ngoan, không chống đối ai bao giờ, anh Cua ra đoàn tại viện KH Tính toán và Điều khiển vào tháng 3-1983. Đời đoàn  phẳng lặng, không sóng gió.
Các bạn bắt mình nói cảm tưởng khi ra khỏi đoàn, cũng thấy thương thân vì ra khỏi tổ chức này nghĩa là đã 30 tuổi thuộc về lứa già.
Chả hiểu do lúng túng hay định pha trò, mình buột miệng, ra đoàn mà chưa lấy được vợ như đi nước ngoài chưa mua được cái xe đạp vì hồi đó du học về mà không mua được cái xe đạp coi như đời bỏ đi.
Sau nửa thế kỷ vào đoàn và 35 năm ra đoàn mình thấy tổ chức đoàn thay đổi rất nhiều. Lâu rồi không biết đoàn thanh niên sinh hoạt ra sao. Ở phường chỗ mình chẳng thấy các bạn sinh hoạt hàng tuần như bọn này ngày xưa dù các loại phong trào, khẩu hiệu hơn về số lượng.
Bạn trẻ bây giờ có nhiều lựa chọn từ du học đến tìm việc, dùng công nghệ IT và internet. Báo cáo trên ĐH đang nói, hiện trung bình thanh niên sống với FB tới 3 giờ/ngày.
Lo lắng về nhiễu thông tin trên mạng ảo là đúng vì thời nay khẩu hiệu như cách đây 50 năm không đủ. Nếu chỉ để họ tìm sự thật trên mạng xã hội với nhiều thật giả, niềm tin lung lay thì hậu quả khôn lường.
Tuổi trẻ mới là sức mạnh quốc gia, mọi sáng tạo và phát triển đều nhờ lực lượng này. Theo thống kê của Bộ Lao động có tới 8% thanh niên ở lứa tuổi 15-24 bị thất nghiệp.
Vào mạng đa chiều không rõ niềm tin của họ vào lời thề có như xưa, nhất là chuyện các anh Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, nhiều lãnh đạo và doanh nhân, từng là thần tượng của giới trẻ, nay bỗng dính vào vòng lao lý.
Thay vì có môi trường tốt để phát triển win win cho cả mình và người khác thì họ lợi dụng những kẽ hở của thế chế để kiếm lời. Mà chuyện này không thể kêu gọi mọi người sống có đạo đức, tự tu dưỡng như TBT Trọng đang phát biểu với giới trẻ vào lúc này.
Thể chế không rõ ràng, việc kiểm soát quyền lực không tốt, thì người trẻ làm quan dễ sa ngã. Hôm nay là anh hùng, mai thành tội đồ, bởi tam quyền không phân lập.
Nước Mỹ không có đoàn thanh niên lãnh đạo bởi đảng Voi hay Lừa vẫn phát triển tốt do nội lực của tuổi trẻ được phát huy bởi môi trường do thể chế tạo ra.
Lơi phê cuối cùng và ra đoàn. Ảnh: tư liệu gia đình.
Tuổi trẻ qua nhanh. Thời gian 15 năm trong tuổi đoàn như tôi trôi vèo. Thoáng cái đã 50 năm kỷ niệm ngày vào đoàn như người viết bài này là may mắn còn trí nhớ.
Nếu không may thì tuổi trẻ chả làm được gì và ngày nào đó gặp bạn chẳng nhớ người đó là ai và đau nhất là chẳng thấy mình làm gì nên hồn.
HM. 11-12-2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khi dân nghi ngờ chính “ý kiến nhân dân”


ANH ĐÀO 

LĐO - Một trong những căn cứ để Hà Nội tăng vé giữ xe lên gấp ít nhất 50% là “đa số nhân dân ủng hộ” - phát ngôn của Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện. Nhưng như thế, lại nhất thiết phải đặt ra câu hỏi: Dân ấy là dân nào?

Các mức tăng cụ thể như sau: Xe máy sẽ tăng lên mức 3.000 - 5.000 đồng/xe/lượt, ôtô tăng từ 30.000 - 50.000 đồng/xe/lượt. Tại một số khu vực, mức giá trông xe tháng sẽ tăng từ 1,7 triệu đồng lên 2,6 triệu đồng/ôtô/tháng.

Có thể, giá trị tuyệt đối “một vài ngàn” trong bối cảnh “ba ngàn một cốc trà đá” là không lớn, nhưng tỷ lệ % tăng lên, với ít nhất 50%, lại cực lớn. Việc tăng giá trông giữ xe còn tệ ở chỗ không thể xác định được người hưởng lợi từ các quyết định tăng giá này.

Lưu ý, trong thảo luận nghị trường, ĐB HĐND Hoàng Huy Được đặt một câu hỏi khó: “Không rõ mức phí thuê vỉa hè, giá trông giữ phương tiện tại các vị trí chiếm dụng và điểm trông xe có phí tăng cao như vậy ai sẽ là người hưởng lợi?”.

Còn chính Trưởng Ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam thì khẳng định ngay, rằng: Tăng phí và quản lý lòng, hè đường là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau, không thể lấy tăng phí để giảm quản lý và ngược lại. 

Và, thật kỳ lạ, ông Nam cũng lại đặt câu hỏi: “Vậy ai sẽ thụ hưởng các mức phí này”.

Xét ra, trừ “nhân dân trông giữ xe”, nhân dân chẳng thấy lợi ở đâu trong cái chủ trương tăng giá kia.

Trở lại với việc “đa số nhân dân ủng hộ”, Hà Nội cũng từng bị chính nhân dân phản đối khi công bố “lấy ý kiến nhân dân” cho ra một kết quả như đùa: 90% người Hà Nội đồng ý cấm xe máy.

Giữa con số 90% người dân đồng ý cấm và đa số ủng hộ tăng giá giữ xe dường như có một điểm chung: Ấy là ý kiến nhân dân trùng hợp, nếu như không nói là phục vụ cho mục đích quản lý. Trong khi đa số dư luận, sau khi hay tin, đều đặt ra câu hỏi: Dân đồng ý nhưng là dân nào? Bởi bản chất những sự đồng thuận, ủng hộ ấy hoàn toàn khác với ý nghĩ, với mong muốn của chính họ.

Có ai lại muốn giá tăng, trong khi không rõ vì sao, để làm gì và vì ai trong đó?!

Khảo sát, lấy ý kiến nhân dân là việc đáng trân trọng, nhưng nếu ngay chính người dân cũng hoài nghi về “ý kiến nhân dân” thì khó để nói những quyết định, những công bố kia là được lòng dân.


Phần nhận xét hiển thị trên trang