Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

QUAN HỆ TRUNG - MỸ TỪ NĂM 1949 ĐẾN NAY


Nguyễn Thị Thanh Vân *

Tóm tắt: Quan hệ Trung - Mỹ đã trở thành một trong những mối quan hệ quan trọng nhất của quan hệ quốc tế hiện nay. Trong xu hướng phát triển mới, hai bên đang hướng tới một mối quan hệ nước lớn kiểu mới theo nguyên tắc không đối kháng, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng. Quan hệ Trung - Mỹ ngày càng tác động, chi phối tới sự hình thành một cục diện chính trị chiến lược mới trên thế giới và ở các khu vực. Mối quan hệ đó đặc trưng bởi tính chất hợp tác và đấu tranh, kiềm chế đan xen nhau. Về lâu dài, hai bên sẽ mâu thuẫn về lợi ích chiến lược song trong tương lai gần nhưng vẫn cần nhau trên cả các mặt an ninh, chính trị, kinh tế trong quan hệ song phương cũng như đa phương.
Từ khóa: Trung Quốc; Mỹ; quan hệ Trung - Mỹ.

1. Các giai đoạn trong quan hệ Trung - Mỹ từ 1949 đến nay
1.1. Giai đoạn 1949 - 1971
Nhìn lại quá trình lịch sử kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân (CHND) Trung Hoa năm 1949 cho đến khi Trung Quốc bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ưu tiên lớn nhất trong chính sách của Trung Quốc là nghiêng hẳn về Liên Xô, trở thành một thành viên quan trọng của phe xã hội chủ nghĩa, chống lại phe tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu. Tuy coi việc ngả hẳn về Liên Xô là một “mối quan hệ bình đẳng” nhưng Mao Trạch Đông khẳng định chiến lược này không làm cho Trung Quốc mất đi sự độc lập và trở thành một quốc gia vệ tinh của Liên Xô. Chính sách “nhất biên đảo” của Trung Quốc là một chính sách nặng về yếu tố an ninh do bối cảnh lịch sử và ý thức hệ chi phối. Đến cuối những năm 1960, Trung Quốc vẫn coi Mỹ là “kẻ thù” số 1, là đại diện của chủ nghĩa đế quốc mà Trung Quốc kiên quyết chống lại. Trong 23 năm kể từ khi nước CHND Trung Hoa được thành lập cho đến năm 1972, Mỹ và Trung Quốc không có bất cứ mối quan hệ ngoại giao chính thức nào. Ngược lại, Mỹ cũng áp đặt một chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc: không công nhận nước CHND Trung Hoa, áp đặt lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc, cấm công dân Mỹ đến Trung Quốc, ủng hộ vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Đài Loan, sử dụng Hạm đội 7 để bảo vệ Đài Loan trước các khả năng bị Trung Quốc tấn công, bán vũ khí cho chính quyền Tưởng Giới Thạch. Năm 1955, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower còn đe dọa tấn công hạt nhân đối với Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1954. Ngay cả khi mâu thuẫn Trung - Xô diễn ra và Mỹ có hài lòng với sự kiện này như thế nào, song không vì thế mà quan hệ Mỹ - Trung được cải thiện ngay lập tức. Trung Quốc khi đó đã trở thành đối tượng “kiềm chế” chính của Mỹ. Quan hệ thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc còn được đẩy lên cao hơn khi năm 1964 Trung Quốc chế tạo thành công bom nguyên tử.(*)
Sau khi xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng với Liên Xô, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách vừa chống lại Mỹ, vừa chống lại “chủ nghĩa xét lại” Liên Xô trong điều kiện thế và lực không cho phép. Thêm vào đó, cuộc “Đại Cách mạng văn hóa” khởi xướng từ năm 1966, cùng nhiều yếu tố nội bộ khác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn vong của chế độ chính trị Trung Quốc. Trước các đe dọa về quân sự từ Liên Xô và các nhân tố quan trọng khác chi phối, Trung Quốc buộc phải tìm đến một “đồng minh” có đủ khả năng chống lại mối đe dọa đó và lựa chọn duy nhất chỉ có thể là Mỹ. Đến cuối những năm 1960 đầu 1970, Mỹ cũng đang ở thế kẹt về chiến lược vì vừa phải chống lại sự bành trướng toàn cầu của Liên Xô lại vừa muốn kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam. Do vậy, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc cũng là một khả năng mà Mỹ phải tính đến. Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ra chỉ dấu cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc thông qua việc nới lỏng các cấm vận về thương mại và đi lại với Trung Quốc(1).
1.2. Giai đoạn 1972 - 1979
Dựa trên lợi ích chung và các toan tính chiến lược, Mỹ và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ vào tháng 2 năm 1972 và tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979. Lo sợ trước sự “bành trướng” của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ có ý đồ chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa nhằm phân tán lực lượng, nên bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc là một lựa chọn cấp thiết. Trong khi đó, chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 1949 - 1972 đã có những điều chỉnh được coi là phù hợp với lợi ích mà Trung Quốc theo đuổi trong giai đoạn này. Từ lựa chọn chính sách “nhất biên đảo” ngả hẳn về Liên Xô, sau đó Trung Quốc chuyển sang chống lại Liên Xô và Mỹ, cuối cùng là bình thường hoá quan hệ với Mỹ để tập hợp lực lượng chống lại Liên Xô, “mối đe dọa” mà Trung Quốc coi là nguy hiểm nhất. Đánh giá về điều chỉnh đó, có thể thấy rằng.
Thứ nhất, chính sách đối ngoại của Trung Quốc chuyển từ một chính sách nặng về ý thức hệ sang một chính sách thực dụng hơn, sát cánh với Mỹ để chống Liên Xô, tận dụng mâu thuẫn giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới. Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã dần chuyển từ “kẻ thù” sang một dạng “đồng minh” đôi bên cùng có lợi.
Thứ hai, cải thiện quan hệ với Mỹ còn giúp Trung Quốc phát triển quan hệ với nhiều quốc gia khác, đặc biệt các nước phương Tây. Từ chỗ bị cô lập, Trung Quốc đã có cơ hội vươn ra cộng đồng quốc tế. Điều này đã đặt nền móng cho công cuộc cải cách kinh tế thần kỳ do Đặng Tiểu Bình khởi xướng ở giai đoạn sau. Từ góc độ này, Mỹ như là một chiếc cầu nối đưa Trung Quốc “đi ra thế giới” và “đón thế giới vào” mà Trung Quốc phải tận dụng.(1)
Khi Mỹ và Trung Quốc chính thức bình thường hoá quan hệ cũng là giai đoạn cuối của thế hệ lãnh đạo thứ nhất do Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai làm hạt nhân. Ở giai đoạn cuối của cuộc “Đại Cách mạng văn hóa”, vai trò của Đặng Tiểu Bình được khôi phục và dần có ảnh hưởng lớn đối với việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình được coi là một trong những người có công rất lớn trong việc bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ. Năm 1976, những hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ nhất là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai qua đời, Đặng Tiểu Bình từng bước trở thành hạt nhân của thế hệ lãnh đạo thứ hai của Trung Quốc. Sau khi ổn định nội bộ và đấu tranh quyết liệt cho con đường cải cách, năm 1978, Đặng Tiểu Bình bắt tay vào thực hiện công cuộc cải cách, mở cửa nhằm phát triển đất nước Trung Quốc. Về đối ngoại, Đặng Tiểu Bình chủ trương duy trì môi trường hòa bình cho “4 hiện đại hóa;” và xác lập trật tự kinh tế và chính trị thế giới.
Theo Paul Kennedy trong “Sự hưng thịnh và suy vong của các cường quốc,” Tổng thống Mỹ Richard Nixon từng nhận định rằng: “Sức mạnh kinh tế là then chốt so với các loại sức mạnh khác”(2). Là một người thực dụng với chính sách “mèo trắng - mèo đen” nổi tiếng, Đặng Tiểu Bình tập trung vào phát triển kinh tế cho Trung Quốc nhằm tạo ra sức mạnh quốc gia, chính vì vậy một trong những ưu tiên hàng đầu của đối ngoại Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình là thiết lập và duy trì một môi trường thuận lợi nhất cho phát triển đất nước. Đặc điểm của chính sách đối ngoại Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình là “thực tế và thực dụng,” không xác định kẻ thù cụ thể, chống Liên Xô nhưng không từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội, gác lại những bất đồng để thúc đẩy hợp tác nhằm lợi dụng Mỹ phục vụ chiến lược hiện đại hóa Trung Quốc. Dù trong “Thông cáo chung Thượng Hải,” vấn đề Đài Loan được hai bên tạm gác lại nhưng có thể nói, mâu thuẫn lớn nhất để Trung - Mỹ đi tới hợp tác chiến lược chính là vấn đề ý thức hệ(3).
Thời điểm diễn ra tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ, Mỹ đang ở trong giai đoạn lâm vào khủng hoảng do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới 1973 - 1975, sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam, lại phải đối mặt với thế tấn công chiến lược trên toàn cầu của Liên Xô nên dù là một siêu cường, Mỹ cũng có nhu cầu gác lại các mâu thuẫn về ý thức hệ với Trung Quốc để đối phó với Liên Xô, đồng thời chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1971, Mỹ từ bỏ quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, công nhận vị trí của Trung Quốc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thay Đài Loan, thừa nhận chính sách “một Trung Quốc”, và sau đó là quá trình chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hai bên hoàn thành quá trình bình thường hóa quan hệ khi mở sứ quán tại thủ đô của mỗi nước vào tháng 1 năm 1979. Đây là một trong những sự kiện có ảnh hưởng to lớn tới hai nước Trung - Mỹ và cả thế giới. Như vậy, từ vị thế chủ động trong chính sách với Trung Quốc từ năm 1949, đến thời điểm này, vì lợi ích quốc gia mà Mỹ đã phải có những điều chỉnh theo hướng giảm sự chủ động, tăng tính thỏa hiệp, vì lợi ích xích lại gần Trung Quốc.(2)
Sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Trung Quốc đã đạt được một số thành tựu như: an ninh quốc gia trước Liên Xô được bảo đảm; vai trò của Trung Quốc trong hệ thống quốc tế được thừa nhận; quan hệ của Trung Quốc với các nước trên thế giới được mở rộng. Đó là tiền đề cho công cuộc cải cách, mở cửa. Có thể coi Mỹ là một “đột phá khẩu” cho chiến lược hướng ra bên ngoài của Trung Quốc giai đoạn này, tuy việc bình thường hóa quan hệ với Mỹ đã khiến quan hệ của Trung Quốc với một số nước xã hội chủ nghĩa ngày càng xấu đi. Về ý thức hệ, Trung Quốc vẫn coi Mỹ đứng ở bên kia chiến tuyến, nhưng về kinh nghiệm phát triển và quản lý, Mỹ đã trở thành một “đối tác” cần thiết, có vai trò nền tảng cho sự phát triển trong các giai đoạn sau của Trung Quốc.
1.3. Giai đoạn 1980 - 1990
Đặc điểm của quan hệ Trung - Mỹ thời kỳ này là sự thực dụng, lợi dụng lẫn nhau, tập hợp lực lượng để tạo lợi thế so sánh trong quan hệ với Liên Xô do cả hai nước đều có chung một “kẻ thù” là Liên Xô. Nhìn chung, quan hệ Trung - Mỹ phát triển “tương đối ổn định,” thậm chí có cả hợp tác về quân sự(4). Tuy nhiên, vị thế của Trung Quốc trong chính sách của Mỹ đã giảm dần kể từ khi Gorbachev lên cầm quyền ở Liên Xô, quan hệ Mỹ - Xô có dấu hiệu hòa hoãn và cải thiện. Ngược lại, Trung Quốc thấy rằng, ở góc độ nào đó, quan hệ với Mỹ quá thân cũng không giúp Trung Quốc tạo được thế với Liên Xô mà còn làm cho uy tín của Trung Quốc với các nước thuộc thế giới thứ ba bị suy giảm nghiêm trọng. Cho dù Trung Quốc đã theo đuổi một chính sách thực dụng hơn nhưng trong bối cảnh quốc tế khi đó, Trung Quốc không thể từ bỏ phe xã hội chủ nghĩa để ngả hẳn về Mỹ được. Yếu tố ý thức hệ dù đã giảm dần trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc nhưng không mất đi. Mỹ vẫn có một vị trí mang tính “đối tượng” trong chính sách của Trung Quốc.
Kể từ năm 1979, vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã có những thay đổi. Khác với nền tảng lý thuyết về “chiến tranh và cách mạng” dưới thời Mao Trạch Đông, chiến lược của Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình là “hòa bình và phát triển,” tập trung vào phát triển kinh tế cho Trung Quốc. Paul Kennedy cũng đánh giá “Trung Quốc dưới thời Đặng là một quốc gia căng ra để phát triển sức mạnh của nó (với tất cả các ý nghĩa của từ đó - sức mạnh) bằng mọi biện pháp thực dụng, cân bằng giữa mong muốn khuyến khích các doanh nghiệp sáng tạo và thay đổi với một quyết tâm ủng hộ sự quản lý của nhà nước trong việc chỉ đạo các sự kiện giúp các mục tiêu quốc gia đạt được như nhanh chóng và thuận lợi nhất có thể”(5).
Mỹ lúc này không chỉ đóng vai trò là “cầu nối” đưa Trung Quốc ra với thế giới phương Tây, giúp Trung Quốc thiết lập quan hệ với các nước trên thế giới, nâng cao dần vị thế và hình ảnh của Trung Quốc, mà còn trở thành một “đối tác” tiềm năng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Yếu tố “đối tượng” của Mỹ không mất đi trong chính sách đối ngoại Trung Quốc mà chỉ mờ đi do tính mục đích trong chiến lược của Trung Quốc cần hợp tác và lợi dụng Mỹ trong giai đoạn này. Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, quan hệ của Trung Quốc với phương Tây xấu đi nghiêm trọng. Mỹ và phương Tây đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt, cấm vận mạnh mẽ với Trung Quốc; các hợp tác về kinh tế, chính trị, quân sự với Trung Quốc cũng bị đình chỉ. Vị trí của Trung Quốc trong chiến lược của Mỹ bị hạ thấp và Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách “diễn biến hòa bình” đối với Trung Quốc(6). Thêm vào đó, sự kiện Liên Xô sụp đổ, chiến tranh lạnh kết thúc cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ Mỹ - Trung giai đoạn này. Có thể thấy, vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại Trung Quốc giai đoạn 1972 - 1991 thay đổi từ chủ động ngăn chặn, kiềm chế Trung Quốc sang hòa hoãn, thúc đẩy hợp tác rồi lại đẩy mạnh bao vây, cấm vận Trung Quốc.
1.4. Giai đoạn 1991 - 2000
Sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc rơi vào tình trạng bị Mỹ và phương Tây tiến hành bao vây, cấm vận. Thời điểm này cũng chứng kiến sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Năm 1991, Bức tường Berlin sụp đổ, Liên Xô tan rã kéo theo sự kết thúc của trật tự thế giới hai cực tồn tại trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Lúc này Mỹ mặc nhiên trở thành siêu cường duy nhất, trật tự thế giới chuyển từ “hai cực” sang “nhất siêu, đa cường” với ưu thế vượt trội của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá, khoa học - công nghệ... Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Mỹ là duy trì vị thế “lãnh đạo thế giới,” ngăn chặn bất cứ quốc gia nào có ý đồ vươn lên thách thức vai trò của Mỹ. Kể từ sau chiến tranh lạnh, Trung Quốc luôn đặc biệt coi trọng quan hệ với Mỹ, coi Mỹ là đối tượng chính và đối tác quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, dành vị trí ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ này. Tuy nhiên, trong bối cảnh bị bao vây, cấm vận bởi Mỹ và Phương Tây, Trung Quốc đã phải tiến hành triển khai chính sách “ngoại giao láng giềng,” mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực để dần phá thế bao vây cấm vận. Dù phải đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây nhưng Trung Quốc đã khôn ngoan không thành lập một “mặt trận quốc tế thống nhất chống Mỹ” khiến cho quan hệ Trung - Mỹ dù sóng gió nhưng cũng không bị quay lại trạng thái đối đầu những năm trước khi bình thường hóa quan hệ.(7) Giai đoạn thế hệ lãnh đạo thứ ba có thể được coi là giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ Trung - Mỹ kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ. Trung Quốc chủ trương không đẩy căng thẳng với Mỹ lên quá cao mà kiên trì thực hiện chính sách “giấu mình chờ thời,” tập trung vào xây dựng và củng cố nội lực của đất nước.
Đối với Trung Quốc, trong những năm 1990, Mỹ là siêu cường duy nhất, là trọng tâm của chính sách đối ngoại Trung Quốc nên Trung Quốc không chủ trương trực tiếp đối đầu. Đối với Mỹ, do sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong những năm kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ cũng không thể coi nhẹ vai trò của nước này trong chiến lược của mình. Joseph Nye từng nhận định “nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ trong tương lai. Nếu Mỹ coi Trung Quốc là bạn bè, cho dù không thể bảo đảm được một tình hữu nghị thì Mỹ cũng có thể mở ra cơ hội về những kết quả tốt đẹp hơn”(8). Trên tinh thần này, năm 1997, Giang Trạch Dân thăm Mỹ và năm 1998, Bill Clinton thăm Trung Quốc giúp cho quan hệ giữa hai nước dần được khôi phục, tăng cường hợp tác. Trung Quốc phát triển về kinh tế sẽ là một thị trường rộng lớn về đầu tư và xuất khẩu của Mỹ.
1.5.  Giai đoạn 2001 - 2012
Bước sang thế kỷ XXI, đặc biệt kể từ sau “Sự kiện 11 tháng 9”, chiến lược toàn cầu của Mỹ buộc phải có sự thay đổi, Mỹ phải tập trung vào cuộc chiến chống khủng bố. Trung Quốc ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng cũng có giới hạn do Trung Quốc lo ngại việc Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện ở Trung Á và Đông Nam Á, đặc biệt là hiện diện về quân sự. Tại Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo thứ ba dần lui vào hậu trường nhường chỗ cho thế hệ thứ tư của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Lúc này, Trung Quốc duy trì chiến lược tăng cường hợp tác, tranh thủ và tránh đối đầu với Mỹ vì thời kỳ này được đánh giá là có lợi cho Trung Quốc.
Hồ Cẩm Đào chủ trương tận dụng cơ hội Mỹ đang vướng vào cuộc chiến chống khủng bố và sa lầy tại Iraq và Afghanistan để Trung Quốc vươn lên, trở thành một cường quốc toàn cầu dưới tên gọi “trỗi dậy hòa bình”. Năm 2001, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trong nhiệm kỳ của Hồ Cẩm Đào, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao, bình quân 13 - 14%/năm giai đoạn 2003 - 2007, thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên, Trung Quốc trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình(9). Dựa trên tiềm lực kinh tế, Trung Quốc không ngừng tăng cường hiện đại hóa quân đội với ngân sách cho quốc phòng chỉ xếp sau Mỹ(10). Điều đó cho thấy, thời kỳ này được coi là thời cơ chiến lược cho Trung Quốc vươn lên mạnh mẽ và Trung Quốc đã tận dụng rất tốt quan hệ với Mỹ, trở thành người ủng hộ của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Mỹ. Có thể nói, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc kể từ sau chiến tranh lạnh đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt từ những năm đầu thế kỷ XXI. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế sẽ dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau trên các lĩnh vực khác như chính trị, ngoại giao...; điều đó khiến Mỹ và Trung Quốc luôn là các đối tượng, đối tác hàng đầu trong chính sách đối ngoại của nhau.
Nhìn chung, từ trong lịch sử, đặc biệt từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc cho đến nay, quan hệ với Mỹ luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Mỹ luôn là một đối tượng của ngoại giao Trung Quốc nhưng khía cạnh hợp tác với Mỹ cũng tăng dần qua từng thời kỳ. Gần đây, trước sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của Trung Quốc, Mỹ nhận thấy không thể thi hành một chính sách kiềm chế Trung Quốc như trong thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh mà phải tăng cường can dự với Trung Quốc nhiều hơn nữa, gắn Trung Quốc chặt hơn vào trật tự thế giới do Mỹ chi phối. Tom Donilon, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Obama cho rằng, quan hệ Mỹ - Trung “tồn tại cả mặt hợp tác lẫn cạnh tranh”, còn cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Robert B. Zoellick thì đưa ra quan điểm Mỹ sẽ chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách một “cổ đông có trách nhiệm”(11). Vì vậy có thể thấy, Mỹ vừa là “đối tác” quan trọng cho sự phát triển của Trung Quốc nhưng ngược lại, yếu tố “đối thủ” của Mỹ chưa bao giờ mất đi mà nó thay đổi về hình thức tuỳ thuộc vào bối cảnh và tình hình thế giới trong thời gian qua.(9)
1.6. Giai đoạn từ năm 2012 đến nay
Trong những năm đầu tiên của thập kỷ thứ hai thế kỷ XXI, tình hình thế giới một mặt vừa hàm chứa các yếu tố phản ánh những xu thế vận động lớn của cục diện thế giới, mặt khác cũng nổi lên nhiều vấn đề lớn, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường, thậm chí mang tính đột biến tại một số khu vực như Bắc Phi - Trung Đông hay Ukraine/ Crimea. Thế giới tiếp tục vận động hướng tới cục diện “đa cực,” “đa trung tâm.” Trong khi sức mạnh của Mỹ và các nước Liên minh Châu Âu (EU) suy giảm tương đối thì các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ lại trỗi dậy mạnh mẽ, kéo theo quá trình chuyển dịch mạnh, trước tiên là sức mạnh kinh tế, từ Tây sang Đông, trong đó khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ là trung tâm quyền lực mới của thế giới trong thế kỷ XXI.
Tại Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đẩy mạnh chính sách “tái cân bằng”,  chuyển dần nguồn lực về khu vực, làm mới lại các quan hệ đồng minh truyền thống, mở rộng quan hệ với các đối tác mới. Trung Quốc đang theo đuổi một chính sách khẳng định vị thế cường quốc khu vực của mình nhằm bảo đảm mọi lợi ích cốt lõi, duy trì khu vực ảnh hưởng. Tập Cận Bình khi lên nắm quyền tiếp tục duy trì tư tưởng phát triển Trung Quốc của những người tiền nhiệm nhưng cũng đã đưa ra “Giấc mộng Trung Hoa” hay “Giấc mơ Trung Quốc” với mục tiêu về “sự hồi sinh vĩ đại của dân tộc Trung Hoa”(12) dựa trên 2 trụ cột chính là: (1) Sức mạnh kinh tế và (2) Vị thế quốc tế(13). Trung Quốc đã và đang thực thi một chính sách cứng rắn tại Biển Đông và Biển Hoa Đông với Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và các nước có yêu sách về chủ quyền trong khi không ngừng tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại Lào, Campuchia, Myanmar và một số nước Nam Á. Bên cạnh đó, Tập Cận Bình tiếp tục duy trì chính sách “thiết lập một quan hệ kiểu mới dựa trên sự ổn định lâu dài và phát triển vững chắc với các nước lớn khác”(14).
Từ những tuyên bố về một “Giấc mơ Trung Quốc” của Tập Cận Bình có thể thấy về đối ngoại, Trung Quốc sẽ tập trung: (1) Duy trì ổn định hòa bình, phát triển kinh tế nhằm vươn lên vượt Mỹ trở thành kinh tế lớn nhất thế giới; (2) Hiện thực hoá mục tiêu trở thành một cường quốc đại dương; (3) Đầu tư hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là hải quân và không quân nhằm bảo vệ các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; và (4) Vươn lên trở thành cường quốc toàn cầu, có vai trò chủ chốt trong hệ thống quốc tế. Để hiện thực hoá “Giấc mơ” của mình, Trung Quốc sẽ tiếp tục định vị Mỹ có vai trò quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại trên cả hai mặt “đối tác” và “đối tượng” vì mối quan hệ này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống quan hệ quốc tế hiện nay và trong thời gian tới. Đặc biệt, Mỹ trực tiếp ảnh hưởng tới vai trò và vị thế của Trung Quốc trong nền chính trị thế giới.
2. Đặc điểm chung trong quan hệ Trung - Mỹ từ 1949 đến nay
Quan hệ Trung - Mỹ luôn diễn biến phức tạp với các lợi ích đan xen chồng chéo, các nhân tố tác động tới mối quan hệ cũng mang tính phức tạp và luôn biến động không ngừng. Đặc biệt, quan hệ Trung - Mỹ vẫn nằm trong xu thế chung trong quan hệ giữa các nước lớn, trong đó các nước tìm kiếm sự tập hợp lực lượng với các nước lớn khác song không hình thành liên minh rõ rệt. Do đó, quan hệ Trung - Mỹ về cơ bản vẫn tiếp tục xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh. Đánh giá chung quan hệ Trung - Mỹ có một số đặc điểm chính như sau:
Thứ nhất, quan hệ Trung - Mỹ luôn phản ánh đầy đủ hai mặt “hợp tác” và “cạnh tranh” lẫn nhau trong đó “cạnh tranh” là đặc điểm xuyên suốt từ năm 1949 đến nay. Yếu tố hợp tác chỉ bắt đầu xuất hiện từ khi quan hệ Trung - Xô bị chia rẽ, khi cả Trung Quốc và Mỹ đều xác định chung một “kẻ thù” là Liên Xô. Nhìn chung, trong chiều dài quan hệ hai nước, có lúc mặt hợp tác là nổi trội, có lúc đấu tranh là nổi trội. Tuy nhiên, yếu tố “đấu tranh” cũng thay đổi tuỳ theo nội hàm chính sách đối ngoại Trung Quốc khi xác định Mỹ là “kẻ thù” hay là “đối thủ.”(12)
Thứ hai, “hợp tác” và “cạnh tranh” Trung - Mỹ chịu tác động của các nhân tố “điểm” và “diện”. Trung Quốc có thể xác định Mỹ là đối thủ trong lĩnh vực này nhưng lại là đối tác trong lĩnh vực khác và các yếu tố này biến đổi theo từng giai đoạn (trước và sau khi bình thường hóa quan hệ, trước và sau cuộc chiến chống khủng bố...), theo từng lĩnh vực (quân sự, dân chủ - nhân quyền, văn hoá, kinh tế), theo vấn đề cụ thể (Biển Đông, Ukraine/Crimea, Bắc Phi - Trung Đông hay vấn đề Đài Loan, Triều Tiên, Iran...) và ở cấp độ toàn cầu, khu vực hay song phương (hợp tác toàn cầu trong cuộc chiến chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống biến đổi khí hậu..., đấu tranh ở cấp độ khu vực trong vấn đề, vừa hợp tác vừa cạnh tranh lẫn nhau về kinh tế - thương mại...).
Thứ ba, Mỹ luôn là nhân tố hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, thậm chí là nhân tố quan trọng nhất kể từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay. Có thể coi quan hệ với Mỹ là trục chính, xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc để từ đó hoạch định chính sách với các đối tượng khác, ảnh hưởng đến cách hành xử của Trung Quốc ở các cấp độ toàn cầu và khu vực vì lợi ích quốc gia mà Trung Quốc theo đuổi và bảo vệ. Trung Quốc hoạch định chính sách để cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ, nâng cao vai trò của Trung Quốc, mong muốn thiết lập một trật tự thế giới có lợi nhất cho Trung Quốc nhưng Trung Quốc cũng cần Mỹ như là một đối tác phát triển không thể thiếu.
Thứ tư, luôn tồn tại sự thiếu tin tưởng lẫn nhau trong quan hệ Trung - Mỹ do đặc điểm của cạnh tranh chiến lược giữa hai nước lớn. Bên cạnh các nhân tố lợi ích quốc gia, vị thế và ảnh hưởng trên trường quốc tế thì yếu tố ý thức hệ vẫn là một nhân tố không thể không kể đến dù nó rất mờ nhạt trước nhân tố lợi ích quốc gia. Mỹ tấn công mạnh Trung Quốc trong các lĩnh vực dân chủ - nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do thông tin và ngược lại Trung Quốc cũng không hài lòng với trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo hiện nay, cho rằng đó là một trật tự thiếu công bằng. Chính vì vậy, trong chính sách đối ngoại của mình, Trung Quốc sẽ không bao giờ có thể bỏ yếu tố “cạnh tranh” với Mỹ và Mỹ sẽ luôn có vị trí là một “đối thủ” mà Trung Quốc hướng tới vượt qua.
Tài liệu tham khảo
1.     Phạm Bình Minh  (chủ biên) (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2.     Nguyễn Thái Yên Hương (chủ biên) (2011), Quan hệ Mỹ - Trung: Hợp tác và cạnh tranh dưới góc độ cân bằng quyền lực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3.     Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế, Bộ Ngoại giao Trung Quốc (2013), Cục diện thế giới mới và ngoại giao Trung Quốc (sách xanh), Nxb Tri thức Thế giới, Bắc Kinh, (tiếng Trung).
4.     Khúc Tinh (2013), Xu hướng động thái an ninh quốc tế và ứng phó của ngoại giao Trung Quốc, Nxb Tri thức thế giới, Bắc Kinh, (tiếng Trung).
5.     Cừu Hoa Phi (2013), Ngoại giao Trung Quốc đương đại và quan hệ quốc tế, Nxb Thời sự, Bắc Kinh, (tiếng Trung).
6.     Tần Á Thanh (2011), Quan hệ nước lớn và ngoại giao Trung Quốc, Nxb Tri thức thế giới, Bắc Kinh, (tiếng Trung).
7.     Michael Yahuda (2011), The International Politics of the Asia Pacific (third and revised edition), Routledge, New York.
8.     Kenneth Rapoza (2013), “Within Four Years, China To Consume More Oil Than U.S.,”  Forbes, truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2014 tại http://www.forbes.com/sites/kenrapoza/2013/08/25/within-four-years-china-to-consume-more-oil-than-u-s/.
9.     Joseph Nye (2013), “Work With China, Don’t Contain It,” The New York Times, truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014 tại http://www.nytimes.com/ 2013/01/26/opinion/work-with-china-dont-contain-it.html?_r=0.
10.  Mohan Malik (2012), “The Pivot in US-China Relations,” truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014 tại http://www.chinausfocus.com/foreign-policy/ the-pivot-in-us-china-relations/.
11. Andrew J. Nathan and Robert S. Ross (1997), The Great Wall and the Empty Fortres
----------------
(*) Thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. ĐT: 0936362028, mail: vanhvct@gmail.com
(1) Office of the Historian, Bureau of Public Affairs - Department of State, p 231.
(2) Xem Paul Kennedy (2010), The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000, Random House, New York.
(3) Sở Thụ Long và Kim Uy (Chủ biên) (2013), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 88.
(4) Sđd, tr.92.
(5) Paul Kennedy (2010), The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000, New York, Random House, tr.447.
(6) Sở Thụ Long và Kim Uy (chủ biên) (2013), Chiến lược và chính sách ngoại giao của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.93.
(7) Sđd, tr.94.
(8) Joseph Nye (2011), Should China be contained?, The Project Syndicate, truy cập ngày 20/4/2014 tại http://www.project-syndicate.org/commentary/should- china-be--contained--.
(9) Tom Orlik (2012), Charting China’s Economy: 10 Years Under Hu, Wall Street Journal, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014 tại http://blogs.wsj.com/ chinarealtime/2012/11/16/charting-chinas-economy-10-years-under-hu-jintao/.
(10) Stockholm International Peace Research Institute, SIPRI Military Expenditure Database, truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2014 tại http://milexdata.sipri.org/ files/?file=SIPRI+milex+data+1988-2012+v2.xlsx.
(11) Joseph Nye: Work With China, Don’t Contain It, The New York Times, truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2014 tại http://www.nytimes.com/2013/01/26/opinion/ work-with-china-dont-contain-it.html?_r=0.
(12) Xem thêm Robert Lawrence Kuhn, Xi Jinping’s Chinese Dream, truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014 tại http://www.nytimes.com/2013/06/05/opinion/ global/xi-jinpings-chinese-dream.html?pagewanted =all202.html.
(13) Wikileak, Look At The Next 30 Years Of The U.S.-China Relation, truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014 tại https://www.wikileaks.org/plusd/cables/ 09BEIJING22_a.html.a
(14) Taylor Fravel, Foreign Policy Under Xi Jinping, The Diplomat, truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2014 tại http://thediplomat.com/2012/11/foreign-policy-under-xi-jinping/.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Nẫn nộn"..Sự đời!

Trương Châu Hữu Danh - "Đối tượng" Trịnh Hồng Phương



Mấy ngày nay, kẻ xấu liên tục nói anh Phương (Anh Phương Tour) bị Việt Tân lôi kéo. Tui thì thấy, anh Phương không lôi kéo Việt Tân thì thôi chứ Việt Tân nào đủ sức kéo ảnh.

Anh Phương là con sĩ quan cấp tá T.H.C - Ban Quân quản đô thành Sài Gòn. Ông C chiến đấu từ trước 1945, chống Pháp và Mỹ, rồi tiếp quản Sài Gòn. Ông mất cách đây 3 năm, 70 năm tuổi Đảng. (Do một người thân của anh Phương không đồng ý xuất hiện tên ông cụ nên tôi ẩn tên).


Tiếp nối truyền thống cha mẹ, anh Phương tham gia quân đội, anh là sĩ quan quân đội. Dòng đời xô đẩy, anh ra ngoài làm kinh tế. 

Chị ruột của anh cũng là bộ đội. Anh rể của anh chiến đấu ở Campuchia, từ một người cứu thương, gan dạ đến mức vừa cõng chỉ huy bị thương rút khỏi trận địa, rồi quay lại chiến đấu đến viên đạn cuối cùng đẩy lui quân địch, và sau nhiều trận anh lên luôn cấp chỉ huy. 

Con anh Phương, con gái tốt nghiệp đại học; con trai học Y khoa...Anh thường làm thiện nguyện, và lai lịch của anh như vậy.

Anh Phương nói, anh không nhận tài trợ của bất kỳ tổ chức nào. Xin các bạn đừng kêu gọi, tội nghiệp cho anh ấy.

Việc ảnh chống lại BOT Cai Lậy, chỉ là giúp Đảng và Nhà nước thấy rõ bộ mặt nhóm lợi ích, thấy rõ sai trái của Bộ GTVT, thấy anh Nguyễn Văn Thể chống lệnh Thủ tướng như thế nào. Đất nước thanh bình, có máu và mồ hôi của bao thế hệ cha ông, có một phần gia đình anh Phương trong đó.

Những người đòi xử lý anh Phương, các bạn có đủ tầm hay không?

P/S: Được huấn luyện từ chiến trường, là đặc công, rồi trinh sát, học nước ngoài, anh Phương dư sức thoát ra 4 cánh tay của hai anh cơ động. Nhưng anh cảm nhận được, những người chiến sĩ này không cố ý làm anh đau. 

Cũng không có chuyện anh bị đánh trong đồn công an. Các thánh cào bàn phím xin đừng suy diễn.

FB TRƯƠNG CHÂU HỮU DANH

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TƯ BẢN PHÁT TRIỂN ĐẤT NUỚC RA SAO

[TƯ BẢN PHÁT TRIỂN ĐẤT NUỚC RA SAO] Không phải nước tư bản nào cũng giàu, nhưng tất cả các nuớc giàu đều là các nước tư bản. Nhưng vì sao? Chúng ta hãy tự hỏi vài câu sau đây.
1. Chủ Nghĩa Tư Bản (CNTB) có cơ chế hay cái gì đặc biệt để thúc đẩy sự phát triển?
2. Vì sao Việt Nam chỉ phát triển khi chính phủ thực hiện Đổi Mới, dẹp bỏ chính sách kinh tế CNXH?
CNTB có những đặc trưng sau đây để phát triển đất nước mà các mô hình khác không có.
1. Tư hữu. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi tôi nói vậy. Từ thời xa xưa tất cả tài sản đều thuộc quyền sở hữu của vua chúa và tầng lớp quý tộc. Người dân còn lại chỉ là thuê cho tầng lớp cai trị và không được sở hữu gì. CNTB đã thay đổi điều này. Dưới CNTB, quyền sở hữu là thứ bất khả xâm phạm. Nó là nền tảng để phát triển. Vì chỉ khi con người có quyền sở hữu thì họ mới có động lực để làm giàu. CNXH thì ngược lại, chẳng ai sở hữu gì nên chẳng ai có động lực để làm việc.
2. Lợi nhuận và lỗ. Hai cái này như đèn xanh và đèn đỏ báo tín hiệu cho các doanh nhân để đầu tư vào đâu. Nếu lời thì thị trường ra tín hiệu tích cực, còn đỏ là tiêu cực. Các doanh nghiệp và doanh nhân nhìn vào đây để phân phối tài nguyên. CNXH thì hoàn toàn không có lời lỗ, chỉ làm theo chỉ đạo của nhà nước.
3. Sự cạnh tranh. Dưới CNTB, nếu bạn muốn kiếm tiền thì phải phục vụ và cạnh tranh với người khác để chiếm những đồng tiền của họ. Chính sự cạnh tranh về mọi mặt mới khiến con người chủ động và sáng tạo. Nó thúc đẩy con người phải luôn cải tiến để phát triển. CNXH thì không hề có điều này, chỉ nhà nước mới có quyền cho nên chẳng coi ai ra gì. ......
4. Tự do. CNTB đi đôi với tự do. Nền kinh tế sáng tạo cần sự cải tiến và nó chỉ xuất hiện khi con người được tự do tư duy và làm việc.
Bốn điều trên tuy trông hiển nhiên nhưng trong lịch sử, nó là những điều chưa hề có. Nó chỉ bắt đầu vào thế kỷ 18 và thực sự được áp dụng khi Mỹ trở thành một nước độc lập. Nếu bạn muốn biết vì sao một quốc gia kia lại nghèo, thì đó là vì họ không có 4 thứ trên. Họ có thể có dân chủ, nhưng thiếu đi thị trường giao dịch tự do và sự cạnh tranh thì họ vẫn nghèo.
Nếu một nước nào đó muốn gọi bản thân là nước tư bản thì phải có 4 điều trên. Chỉ Chủ Nghĩa Tư Bản và động cơ của nó mới có thể phát triển đất nước. Những mô hình còn lại chỉ là sự mơ hồ và ảo tưởng. Nếu bạn muốn đấu tranh để đất nước phát triển, thì hãy quảng bá Chủ Nghĩa Tư Bản.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa

Phần nhận xét hiển thị trên trang

nốt nhạc trương chi


Van Cao drinking tea
Suốt cuộc đời, đôi khi chỉ một hay đôi ba nghệ phẩm cũng đủ hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp của một nghệ nhân. Trường hợp đó đúng với Văn Cao. Nhắc đến ông, là nhắc đến Thiên Thai, Trương Chi, Tiến Quân Ca. Nhưng nếu Thiên Thai réo rắc xa vắng đánh dấu một thời kỳ lãng mạn của ảo mộng thì Tiến Quân Ca lại là thực tế của một thời đại tàn nhẫn ngập máu và nước mắt. Văn Cao ở đâu giữa hai cực điểm ấy? Đi kiếm câu trả lời, sẽ chỉ tìm thấy những đối cực: Phía bên này ví ông với Lục Chỉ Cầm Ma, một nhân vật hư cấu trong truyện Chưởng sử dụng Bát Âm Thiên Long đánh những ngón đàn làm tổn thương tâm thần người nghe; phía bên kia không hiếm những tôn vinh Văn Cao là nghệ sĩ lớn nhất, vị thánh của các cung bậc trần gian. Văn Cao ở đâu? Nhất định không ở vị trí của người đời gán ghép, mỗi nghệ nhân đều chọn cho mình một thái độ sống, cách giao tiếp với cuộc đời, trong đó, họ sống riêng với nghệ phẩm.
Văn Cao ở thời điểm hôm nay nhìn lại, nghệ phẩm của ông vẫn nằm ở hai cực điểm: ảo mộng và thực tế. BởiThiên Thai, trước nhất là một giấc mộng. Giấc mộng không chỉ của riêng Văn Cao nhưng của cả đất nước. Lên cõi tiên, nơi không còn đói khát, nơi hết khổ đau, nơi chỉ có hạnh phúc. Văn Cao đã ước mơ và thay chúng ta diễn tả thành lời. Có lẽ chưa có một nhạc phẩm nào khác Thiên Thai, biểu đạt thành công cho bằng giấc mơ của dân tộc. Nhưng nếu tài hoa của nghệ nhân giữ cho âm hưởng của nhạc sống mãi, tiếng réo rắc chưa bao giờ tắt, lâu lâu còn bất chợt vọng về, thì định mệnh của Thiên Thai cũng nằm trong nỗi xa vắng, thứ âm giai mênh mang, âm điệu lưu luyến, vấn vương thường bắt gặp trong thần thái của các sáng tác Văn Cao. Xa vắng, vấn vương là chỉ sự mất mát. Thiên Thai là một giấc mộng đánh mất. Nửa thế kỷ trôi qua, chắc hẳn Văn Cao cũng đã nhận ra sự mất mát ấy, không còn nghệ phẩm nào của Văn Cao vượt qua đượcThiên Thai, cũng không còn giấc mộng nào lớn hơn Thiên Thai, và chưa lúc nào giấc mơ của dân tộc xa ngoài tầm tay bằng.
Viết Tiến Quân Ca, Văn Cao bước ra từ ảo mộng vào thực tế. Một thực tế của sắt thép và máu. Mỗi nghệ nhân trong cuộc sống đều chấp nhận hủy hoại. Ở bên này, rất đông người trách Văn Cao đã tự hủy đi rất nhiều khi phục vụ chính trị. Làm Nghệ thuật phải khác với làm văn công. Vì sao Văn Cao chấp nhận viết Dưới ngọn cờ Giải phóng, rồi ca khúc Ca Ngợi Hồ Chủ Tịch, xưng tụng tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời…”? Với phía bên kia, Văn Cao vẫn luôn là một thần tượng, dù trong cõi mộng hay cõi thực. Tiến Quân Canhư tiếng sóng gầm, bừng bừng trỗ i dậy thác lũ của một dân tộc nô lệ. Quyết chiến! Ra trận! Đổ Máu! Phía xưng tụng chưa bao giờ muốn kiểm tra những gì Tiến Quân Ca đem đến.
clip_image002
Nghệ nhân đồng nghĩa với đam mê. Văn Cao bước ra từ ảo mộng vào thực tế cũng với tất cả đam mê. Say sưa đem hết tài hoa để viết Sông Lô, Tiến Về Hà Nội, Gò Đống Đa  những hùng ca cùng với Tiến Quân Cađã góp phần cho chiến thắng. Từ đó, không thiếu những ý kiến cho rằng chúng ta nợ Văn Cao một món nợ tinh thần. Từ lãng mạn đến hùng ca, đất nước đã yêu, đã mơ mộng, đã chiến đấu bằng âm nhạc của Văn Cao. Đến đây, một cách thẳng thắn, Nốt Nhạc Trương Chi được viết với lòng quý trọng nghệ nhân nhưng cùng lúc là để phản bác ý niệm về món nợ Văn Cao – trong đó có món nợ Tiến Quân Ca.
Quốc thiều của đất nước do biến động lịch sử đã có ít nhất ba bản: Tiến Quân Ca, Giải Phóng Miền Nam, Tiếng Gọi Công Dân mà có lẽ nhiều mươi triệu dân Việt hôm nay không ai còn giữ được khách quan, trung tính khi cảm nhận, vì sự trung thực đã bị biến dạng xuyên qua quá khứ của mỗi vùng đất mình sinh sống. Dù cố gắng, nhưng chắc chắn những dòng chữ viết ra sẽ thiên lệch, không biểu trưng cho tâm tình của tất cả, những ai sinh ra ở miền Bắc hay theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sẽ ít chia sẻ. Do vậy, chỉ là tâm trạng riêng của một người viết mà suốt quãng thời niên thiếu đã tập hát cả ba bản quốc thiều này.
***
Trong ba bản quốc ca sau cùng của đất nước, đối với thế hệ sinh sau trong miền Nam, phải hát mỗi sáng thứ hai, thì có lẽ Tiến Quân Ca là kém hùng tráng nhất. Khác với âm điệu dồn dập kêu gọi nức lòng liên tục không ngớt trong Tiếng Gọi Công Dân của Lưu Hữu Phước, Tiến Quân Ca mang nhịp điệu lê thê. Một trong những lý do chính của sự lê thê ấy, là do nhịp nghỉ quá nhiều, gần như sau mỗi câu. Nhịp ngắt trong Tiếng Gọi Công Dân vẫn có, nhưng chỉ là nhịp ngắt giúp lấy hơi tiếp tục hát. Kể từ sau vế đầu “Này công dân ơi quốc gia đến ngày nguy biến…” gần như Lưu Hữu Phước không cho phép người hát ngưng nghỉ một giây phút nào, “đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống/ vì tương lai quốc dân cùng xông pha khói tên/ làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền/ Dù cho thây phơi trên gươm giáo/ Thù nước lấy máu đào đem báo…” Những mệnh đề theo nhau liên tục, mạnh mẽ, tiếp nối cuồn cuộn kêu gọi bừng bừng không dứt cho đến giây phút cuối cùng. Tính chất kích động, hào khí và dũng cảm hy sinh rất mạnh trong lời nhạc. Người hát như phải trút hết nhiệt huyết không dừng được. Tiến Quân Ca của Văn Cao hoàn toàn không có được hùng khí đó, từ lời cho đến nhịp. Toàn bản nhạc là những nhịp ngưng nghỉ quá đều đặn: “Đoàn quân Việt Nam đi (..) chung lòng cứu quốc (..) Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa (..) Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước (..) Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca (..) Đường vinh quang xây xác quân thù (..) Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu (..)” Tiến Quân Ca không đem đến hiệu ứng bốc cháy trong lòng người hát. Không khiến thanh niên học sinh cảm giác phải
clip_image003
lao đến trước, bất chấp hiểm nguy để cứu tổ quốc. Sự khác biệt giữa Lưu Hữu Phước và Văn Cao còn nằm trong hình ảnh nhạc. Nếu Tiếng Gọi Công Dân là lời kêu gọi, khởi hành, lên đường, thì trong Tiến Quân Ca, âm hưởng chung là mọi sự đã an bài, đã xong, chỉ còn lác đác tiếng súng xa trên đường về mật khu để nghỉ ngơi. Và nếu mệnh đề cuối “Nước non Việt Nam ta vững bền” mang ý niệm kiểm chứng nhiều hơn là mục đích phải đạt đến, thì mệnh đề đầu “chung lòng cứu quốc” giống một lời tự trấn an nhau hơn là một khẳng định. Nếu trong Tiếng Gọi Công Dân là kêu gọi xả thân, hy sinh, làm nhiệm vụ của mọi công dân trước tình huống lâm nguy của đất nước, thì Tiến Quân Ca chỉ là một hùng ca của một tập thể được xác định rõ rệt là quân đội, những công dân khác không được nhắc đến. Tầm vóc và ý nghĩa của Tiến Quân Ca do vậy, không bằngTiếng Gọi Công Dân. Tất nhiên bản gốc của Tiếng Gọi Công Dân là Tiếng Gọi Thanh Niên, nhưng một khi đã trời thành quốc ca của miền Nam thì vĩnh viễn là Tiếng Gọi Công Dân.
***
Với “thu ru bến sóng vàng” trong Sông Lô là trường ca viết cho chiến khu Việt-Bắc, hoặc những “dư âm mênh mông” trong Chiến sĩ Việt Nam, Văn Cao bước ra từ cõi mộng vào cõi thực vẫn với tâm hồn nhiều lãng mạn, giàu cảm xúc, chứa chan vương vấn, luyến lưu và hoài cổ. Tất cả ưu điểm làm nên nhạc tình Văn Cao đều dựa trên nỗi buồn tiếc nhớ, những thương cảm, một chút hoài niệm, một chút xa vắng mà ý thức hay không Văn Cao đã đem vào nhạc hùng. Khiến, người nghe luôn bắt gặp, dù rất mơ hồ nhưng cũng đầy bảng lãng chất u hoài buồn bã thấm sâu trong nhạc hùng Văn Cao. Những hùng ca chưa bao giờ thực sự hùng tráng. Nhưng dù không hùng tráng, Văn Cao không viết hùng ca để kêu gọi hận thù. Ông viết hùng ca với tâm hồn một nghệ sĩ.
Trở lại với Tiến Quân Ca, nếu những đóng góp cho Mặt trận Việt Minh trong giai đoạn chiến tranh Việt-Pháp là có thực, thì giai đoạn sau không còn đúng nữa. Trong nội chiến Nam-Bắc vừa qua, bất kỳ nỗ lực nào cũng không thể gọi là đóng góp, khi hậu quả chỉ là tương tàn và phân ly. Đất nước không kêu gọi đóng góp để gây xương máu. Cuộc chiến trong Nam, ít nhiều là tự vệ. Tiếng Gọi Công Dân là tiếng kêu gọi tự vệ. Tiến Quân Calúc đó là tiếng kèn thúc thanh niên vào chỗ chết, cho một ý đồ thôn tính. Kiêu hãnh với Tiến Quân Ca ở giai đoạn sau, là một kiêu hãnh phi lý.
Sau 30 tháng 4, trong ba bản quốc thiều, có lẽ Giải Phóng Miền Nam cũng của Lưu Hữu Phước là ít được chấp nhận nhất, bởi tính chất hung bạo, dã man, kêu gào căm thù và chém giết. Tiếng Gọi Công Dân bị khai tử nhưng Tiến Quân Ca cũng không còn mang tính chất thiên liêng, âm vang giành độc lập của những ngày đầu kháng Pháp. Nếu Giải Phóng Miền Nam đã được hát trong sợ sệt gần như hãi hùng lúc ban đầu, thì Tiến Quân Ca về sau được hát với tâm trạng uể oải nếu không là thờ ơ. Làm sao không dửng dưng hay không chán chường khi nhà có cha, anh đi học tập không biết ngày tha, nhà bị đóng chốt đánh tư sản hay thuộc diện đi Kinh tế Mới? Cuộc thống nhất hai miền đã không đem lại gì cho đất nước, ngoài một bộ phận chiến thắng vụt giàu sang. Món nợ Tiến Quân Ca, do đó, chưa bao giờ là món nợ của 30 triệu người miền Nam.
clip_image005
Viết “Chúng ta nợ Văn Cao một món nợ tinh thần,” như cách viết của những người tả khuynh, là một áp đặt và đánh tráo khổ đau. Nếu thực sự có một món nợ, thì chúng ta nợ Buồn Tàn Thu, Suối Mơ, Trương Chi, Cung Đàn Xưa … nhưng không nợ Tiến Quân Ca. Và, sau nữa, khơi dậy khái niệm “món nợ,” là một khơi dậy sai lầm. Nghệ nhân khi đến với cuộc sống, luôn đến bằng tâm tình hiến dâng, trao tặng thân xác, lẫn tâm hồn để tạo dựng cái đẹp. Người viết tiểu thuyết, nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, kẻ điêu khắc khi tạo dựng tác phẩm không trả giá với cuộc đời, không đòi hỏi phải đền đáp cân xứng. Văn Cao hẳn đến với cuộc đời trong tinh thần ấy. Ông không muốn nợ ai, cũng không muốn ai nợ ông. Giống Trương Chi cất tiếng sáo cao vút giữa nền trời đêm, trên mặt con sông Tiêu Tương lấp lánh ánh sao mờ đã không muốn người đời nhìn thấy chân dung đích thực của mình, chỉ cống hiến giọng hát và tiếng sáo cho không gian, để làm đẹp không gian, để cỏ cây, vạn vật thêm rung cảm. Văn Cao giữa hai cõi mộng và thực, giữa Thiên Thai và Tiến Quân Ca, chính là Trương Chi ở nốt nhạc chiều bơ vơ lúc thu vừa sang. Một Trương Chi không được đền đáp xứng đáng, dù tài hoa. Một Trương Chi có thể chết, có thể tự hủy nhưng tiếng sáo không bao giờ tắt.
Trương Chi đã tuyệt vọng khi va chạm thực tế, vì Mỵ Nương không đoái hoài. Văn Cao đã không được trọng dụng mà còn phải gánh trong mình thêm bi kịch: Tiến Quân Ca của chính ông cất lên nơi nào, thì giấc mơThiên Thai của ông tắt ngấm nơi ấy. Tiến Quân Ca lan đến đâu, hát vang phố phường nào, hát vang chốn nào, thì Thiên Thai biến mất chốn ấy.
Chúng ta không nợ Văn Cao trong cõi thực nhưng yêu mến và tôn trọng giấc mộng Thiên Thai của Văn Cao ở cõi mơ. Giấc mộng vẫn xa tầm tay dân Việt.
TV, tháng 10-1992

Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Lương giáo viên sẽ cao hơn sĩ quan công an, quân đội" có phải bánh vẽ?




NHẬT DUY
(GDVN) - Chúng tôi mong mỏi các nhà lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy thực tế hơn, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng hiện trạng để đưa ra các giải pháp căn bản.

Thông tin lương giáo viên sẽ cao hơn lương sĩ quan công an, quân đội đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của hàng triệu giáo viên đang công tác trong ngành giáo dục. 

Nếu hệ số lương của giáo viên được như vậy thực sự là niềm vui rất lớn cho những người thầy đang đứng trên bục giảng. Bởi suy cho cùng thì ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được cải thiện, được đủ đầy hơn. 

Thế nhưng, trong tình bộ máy biên chế cồng kềnh ì ạch và nợ công cao như hiện nay, liệu những đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo có thật sự phù hợp, nhất là khi đội ngũ công chức, viên chức ngành giáo dục đang chiếm hơn một nửa số lượng công viên chức cả nước?

Vì thế, theo chúng tôi, vấn đề cốt lõi nhất hiện nay mà ngành giáo dục cần làm là nâng cao được chất lượng giáo dục, tinh giản được đội ngũ, và đóng băng các dự án vay ODA phục vụ các ý tưởng đổi mới nửa vời, không hiệu quả;

Lúc đó hãy nói chuyện “lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã cố gắng rất nhiều trong đầu tư cho giáo dục, với 20% ngân sách nhà nước hàng năm.

Tuy nhiên do các nguyên nhân khác nhau, khoản tiền lên tới 20% ngân sách hàng năm được phân bổ như thế nào và các địa phương sử dụng nó ra sao, có dùng vào giáo dục hay còn dùng vào việc khác, thì các cơ quan chức năng chưa nắm được. 

Bộ máy nhân sự ngành giáo dục sau mỗi lần cải cách và đổi mới lại phình to hơn trước, đó là thực tế. 

100 đồng chia cho 10 người, khác với chia cho 100 người. Nên muốn tăng lương, trước hết phải xem hiệu quả công việc và nhu cầu nhân sự của bộ máy.

Thiết nghĩ với bộ máy chiếm một nửa công chức - viên chức cả nước mà Đảng, Nhà nước vẫn đảm bảo cho đội ngũ giáo viên được hưởng hệ số lương như công chức, viên chức như các ngành nghề khác, đã là một sự cố gắng rất lớn. 

Ngoài ra, còn có phụ cấp đứng lớp, phụ cấp thâm niên nhưng nhìn chung đời sống giáo viên phần lớn vẫn còn nhiều khó khăn. Nhất là đối với đội ngũ giáo viên trẻ mới vào nghề. 

Điều này ai cũng biết và vì thế mà cuộc sống của giáo viên còn lắm gian truân. Nhu cầu và đòi hỏi tăng lương là có thật, rất thật. Chỉ có điều, không tinh giản được bộ máy và nâng cao hiệu quả, thì xin hãy khoan bàn chuyện tăng lương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn sửa Luật Giáo dục hiện hành, quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong thang bậc lương công chức - viên chức, cao hơn cả sĩ quan quân đội, công an chắc chắn không khả thi trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước.

Tiền đâu để nuôi bộ máy công chức, viên chức đang phát phì?

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2017 cả nước có 1.246.188 nhà giáo, 272.318 nhân viên phục vụ, 154.000 cán bộ quản lý, tổng số người làm việc trong ngành Giáo dục là 1.672.506 người. [1]

Cả nước có tổng số trường học từ mầm non đến đại học là 43.874 trường (số liệu năm 2015), trong đó có: 14.203 trường mầm non, 15.277 trường tiểu học, 10.878 trường trung học cơ sở, phổ thông cơ sở, 2.767 trường trung học phổ thông; 313 trường trung cấp chuyên nghiệp, 217 trường cao đẳng, 219 trường đại học. [2]

Và ngành giáo dục hiện đang chiếm 70% quỹ lương khối sự nghiệp; 52% biên chế sự nghiệp của cả nước. [3]

Những năm gần đây, ngân sách nhà nước luôn dành 20% để chi cho ngành giáo dục.

Có thể thấy rất rõ một điều là trong những năm qua, mỗi năm lương thường xuyên tăng chỉ dao động khoảng trên dưới 100 nghìn/bậc lương mà Quốc hội còn bàn lên, bàn xuống mới đi đến quyết định cuối cùng. 

Bởi vì nguồn thu của chúng ta ít, đội ngũ hưởng lương của chúng ta lại quá nhiều. 

Cả nước chỉ có 92 triệu dân mà có 11 triệu người hưởng lương từ ngân sách thì rõ ràng là một sự quá tải cho ngân sách nhà nước cả hiện tại và tương lai.

Những năm qua, chúng ta đã nói quá nhiều về chuyện tăng lương cho đội ngũ công viên chức cả nước nói chung và ngành giáo dục nói riêng nhưng vì sao vẫn không thể nào thực hiện?

Bởi một thực tế “lực bất tòng tâm”, kinh phí nhà nước không thể cáng đáng được với một “đội quân hùng hậu” đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước hiện nay. 

Việc tăng lương chỉ có thể thực hiện được khi bộ máy của chúng ta tinh gọn và làm việc hiệu quả.

Thế nhưng tinh giản biên chế luôn là công việc khó khăn, phức tạp bởi nó động đến những con người, hoàn cảnh, gia đình cụ thể. 

Nhiều cán bộ, công chức, viên chức khi nắm quyền đã kịp “chuẩn hóa cán bộ” đến nỗi cán bộ cấp phường cũng có bằng thạc sĩ, tiến sĩ nên “không thể tinh giản” như Hà Nội. 

Còn ngành giáo dục thì sao, cứ nhìn vào chương trình giáo dục phổ thông mới, nếu triển khai thì sẽ làm phình to biên chế lên hàng chục ngàn giáo viên nữa.

Hiệu quả thực sự mang lại cho giáo dục e rằng chẳng những khó tốt hơn, mà còn có thể kém hơn, bởi lắm thày nhiều ma, lắm cha con khó lấy chồng.

Cứ nhìn vào việc thay chương trình - sách giáo khoa hiện hành từ đầu những năm 2000 đến nay, là có thể thấy điều này.

Muốn tăng lương, buộc phải sắp xếp lại bộ máy từ quản lí giáo dục đến giáo viên và  không có cách nào khác.

Dự thảo sửa đổi luật giáo dục đề nghị tăng “lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” chỉ trở thành hiện thực khi chúng ta sắp xếp lại bộ máy hiện nay của ngành giáo dục từ Bộ Giáo dục và Đào tạo xuống các trường.

Dưới cơ sở hiện nay, nhiều địa phương thừa quá nhiều giáo viên, nhất là cấp trung học cơ sở. Nhiều giáo viên chỉ dạy 4-5 tiết/ tuần.

Vì thế, mới có chuyện giáo viên bộ môn nhà gần trường đề nghị ban giám hiệu xếp mỗi buổi 1 tiết để được vào trường “cho vui”. 

Thế nhưng, hệ số lương họ vẫn được hưởng bình thường như những giáo viên các môn khác  dạy đúng định mức quy định. 

Các cấp quản lí trung gian thì cũng rất cồng kềnh, hiện nay ngành giáo dục có 154.000 cán bộ quản lý/1.246.188 nhà giáo. 

Điều này cũng đồng nghĩa bình quân 1 cán bộ “quản lý” 8,1 giáo viên; nói cho đúng thực tế “quản lý” thì cứ 8 giáo viên lại phải “cõng” 1 cán bộ.

Cứ thử hình dung trường chuẩn quốc gia cấp tiểu học, giáo viên có thể vừa quản vừa dạy 1 lớp 35 học sinh, nhưng bản thân các thày cô cứ 8 người đã có 1 người “quản lý” họ, cầm tay chỉ đạo, kiểm tra sổ sách hồ sơ, tập huấn chuyên môn, sát hạch nghiệp vụ…

Nhiều lúc chúng tôi tự hỏi, giáo viên trong mắt cán bộ quản lý giáo dục có phải trẻ lên 3?

Rõ ràng với cung cách và đội ngũ quản lý giáo dục như vậy, vô hình trung giáo viên bị triệt tiêu mọi khả năng sáng tạo và bị biến thành một cỗ máy dạy học không hơn không kém, chưa kể các nhũng nhiễu, tiêu cực phát sinh.

Vì thế, việc cấp bách hiện nay là ngành giáo dục phải giảm được bộ máy “cầm tay chỉ việc” và sắp xếp lại đội ngũ giáo viên dư thừa, rà soát lại các chức danh nhân viên trong nhà trường để bố trí cho phù hợp.

Về thực trạng, giải pháp cho việc tinh giản biên chế ngành giáo dục, đã có một loạt bài phân tích cụ thể trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

Thiết nghĩ, đó cũng chính là tinh thần của Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng. Và cũng chỉ có làm được việc này mới tăng lương được cho đội ngũ viên chức ngành giáo dục.

Phải hoạch định cơ chế chính sách phát triển giáo dục ngoài công lập để đỡ gánh nặng cho ngân sách và lành mạnh hóa môi trường giáo dục

Cùng với việc sắp xếp, tinh giản bộ máy công kềnh trong ngành giáo dục hiện nay thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ động tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập. 

Bởi chỉ khi có sự chung tay của hệ thống giáo dục ngoài công lập thì ắt sẽ giảm được gánh nặng đồng thời tăng hiệu quả đầu tư của ngân sách, và tạo được sự cạnh tranh về chất lượng đào tạo.

Điều này cũng đã được thể hiện rõ trong Nghị quyết 19 của Trung ương Đảng vừa ban hành, đó là: 

“Sắp xếp, tổ chức lại gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. 

Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng, miền, địa phương. 

Tạo điều kiện chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hoá cao".[4]

Việc phát triển hệ thống trường phổ thông ngoài công lập hiện nay của chúng ta mới chỉ dừng lại ở các thành phố lớn, song số lượng chưa nhiều, các trường ngoài công lập còn gặp nhiều khó khăn, chưa có chính sách ưu đãi cụ thể.

Trong khi sĩ số quá tải ở các trường công lập tại đô thị lớn hay khu công nghiệp vẫn là bài toán nan giải nhiều năm nay. 

Ngay tại Hà Nội, học sinh phải học ở đình, chùa, phải học đảo ca đã không còn là chuyện hiếm gặp, nhất là sĩ số lớp học trên 55, 60 em thì không tài nào nâng được chất lượng.

Thay vì dành hết quỹ đất trống còn lại ở nội đô các thành phố lớn cho các tòa chung cư, cao ốc, trung tâm thương mại, hãy dành cho các doanh nghiệp xây dựng trường học;

Chính sách này sẽ vừa giúp giảm tải cho hệ thống trường công, giảm bộ máy biên chế, tăng chất lượng giáo dục, vừa lành mạnh hóa cỗ máy của ngành giáo dục.

Ví dụ như Trường trung học cơ sở - trung học phổ thông Nguyễn Khuyến có 4 cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh và một cơ sở ở tỉnh Bình Dương với tổng số học sinh là 6.750 học sinh ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. 

Trường Phổ thông dân lập Lương Thế Vinh hiện nay trường có hai cơ sở đào tạo tại Hà Nội với 3.400 học sinh đang theo học ở cả cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. 

Những ngôi trường hàng ngàn học sinh như vậy đang giảm được rất nhiều áp lực cho các trường công lập. Và, dĩ nhiên là nhà nước đỡ tốn rất nhiều cho việc chi ngân sách hàng năm.

Các thầy cô giáo xin chớ vội mừng

Quay lại với dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, điều 81 ghi rõ: 

“Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ”. [5] 

Nếu chỉ dừng lại tại đây thì rất nhiều giáo viên sẽ mừng thầm vì tới đây lương của mình sẽ cao lên gần gấp đôi hiện tại. Cuộc sống sẽ bớt đi rất nhiều gian nan và vất vả. 

Nhưng muốn đạt được hệ số lương cao thì theo tìm hiểu của chúng tôi sẽ rất ít thầy cô đạt được mức lương ở ngưỡng này.

Vì trong các Thông tư 20, 21, 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV đã quy định rõ về bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. 

Và trong các Thông tư này cho ta thấy rằng việc chuyển từ “ngạch” sang “hạng” để được công nhận chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên là vô cùng nan giải. 

Bởi ngoài kiến thức chung, kiến thức chuyên môn thì phải có thêm các chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học theo quy định. 

Những điều phi lý và rắc rối từ việc chuyển “ngạch” sang “hạng” đã được giáo viên chúng tôi phản ánh khá nhiều trên truyền thông, nhưng đến nay dường như vẫn không có chuyển động nào đáng kể từ phía cơ quan quản lý nhà nước.

Lương giáo viên thấp là một thực tế hiển nhiên, cũng như mặt bằng chung lương cán bộ, công chức. Bộ máy biên chế cán bộ, công chức, viên chức nhà nước nói chung và giáo dục nói riêng quá cồng kềnh cũng là thực tế;

Nhưng cũng có những thực tế khác phũ phàng hơn: 

11 triệu người hưởng lương trên 92 triệu dân; ai cũng than nhà nước lương thấp, nhưng không muốn ra ngoài làm;

Cán bộ công chức lương thấp nhưng rất ít người nghèo, ngược lại có những cán bộ nhà to như biệt phủ nhờ tranh thủ buôn chổi chít, nuôi lợn, làm thối móng tay…khiến dư luận vô cùng bức xúc.

Trong ngành giáo dục lâu nay tồn tại nhiều vấn đề:

Trên Bộ thay sách xoành xoạch, vừa chỉ đạo ôn thi vừa bán tài liệu ôn tập; dưới sở, phòng nhiều địa phương bán sách tham khảo, vở viết, dụng cụ học tập; nhà trường thì tranh thủ bán đồng phục, nước uống, lạm thu tràn lan...

Câu chuyện tăng lương cho giáo viên không phải bây giờ mới được ngành giáo dục đề cập mà là câu chuyện của hàng mấy chục năm nay đã bàn lui, bàn tới rồi cũng chỉ dừng lại ở những chính sách. 

Vì thế, chúng tôi mong mỏi các nhà lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hãy thực tế hơn, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng hiện trạng để đưa ra các giải pháp căn bản, lâu dài.

Mong sao giáo dục thực sự là bệ phóng cho dân tộc phát triển chứ không phải như cách vẫn làm suốt mấy chục năm qua, làm cho đất nước nợ thêm ngót nghét 3 tỉ đô la Mỹ mà chỉ mang về những sản phẩm dở dang như VNEN hay sách giáo khoa hiện hành, khiến tương lai của cả dân tộc cũng dở dang.

Trên cơ sở đó, giáo giới chúng tôi chắc chắn sẽ nhận được thu nhập xứng đáng với công sức và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, chứ không phải ngồi chờ tăng lương như chờ...giải cứu.

Tài liệu tham khảo:

[1]http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Mong-muon-cua-ong-giao-gia-vua-gian-lai-vua-thuong-post181490.gd

[2]https://www.google.com.vn/giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ca-nuoc-co-2221-trieu-hoc-sinh-124-trieu-thay-co-giao-post161501.gd

[3]http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/nguoi-thay/luong-giao-vien-se-duoc-xep-cao-nhat-trong-he-thong-luong-hanh-chinh-su-nghiep-412397.html

[4]Nghị quyết 19- NQ/TW 2017

[5]Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giáo dục.

[6]Thông tư 20, 21, 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV


Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHÁY NHÀ LÊ DUẨN - AI ĐỐT?


Nhà lưu niệm của cố Tổng bí thư Lê Duẩn bị cháy trong đêm.

Cháy nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn 

Người lao động
07/12/2017 15:01

(NLĐO)- Hỏa hoạn đã thiêu rụi mái nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn, trong khu di tích căn cứ Xứ ủy và Ủy ban Hành chính – Kháng chiến Nam Bộ.

Chiều 7-12, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Lịch sử - Văn hóa thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Long An, ông Nguyễn Văn Thành, cho biết hiện Công an huyện Tân Thạnh phối hợp ban quản lý khu di tích khám nghiệm hiện trường để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.

Theo UBND xã Nhơn Hòa Lập, khoảng 23 giờ ngày 6-12, nhiều người dân địa phương phát hiện phát hỏa tại căn nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn nằm trong Khu di tích Căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính – kháng chiến Nam Bộ. Do đêm khuya, gió thổi mạnh, khu vực nằm giữa đồng vắng nên gần 20 phút sau đám cháy thiêu rụi toàn bộ phần mái, căn nhà lưu niệm chỉ còn trơ khung cột.

Phần bức tường, vách ngăn xây dựng bằng kết cấu bê tông cốt thép nên không ảnh hưởng.

Nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn được dựng theo mô phỏng nơi ở và nơi làm việc của ông trong thời gian hoạt động cách mạng tại địa phương.

Được biết khu di tích này được khởi công từ năm 2013 với tổng mức đầu tư 130 tỉ đồng từ nguồn vốn trung ương hỗ trợ và ngân sách địa phương. Công trình vừa chính thức khánh thành đón du khách vào ngày 19-8.

Tin-ảnh: H.Minh


Phần nhận xét hiển thị trên trang