Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 5 tháng 12, 2017

Cuộc sống trong nhà máy Samsung Bắc Ninh: Công nhân đông bằng một… huyện người


Với 160.000 công nhân, tương đương dân số của một huyện, cuộc sống bên trong nhà máy Samsung Việt Nam tại Bắc Ninh không khác một xã hội thu nhỏ.
Samsung Việt Nam mới đây đã đầu tư 47 triệu USD nâng cấp hệ thống ký túc xá cho công nhân, đây là nơi ở, sinh hoạt, giải trí của những công nhân còn độc thân. Tuy nhiên, với số lượng công nhân quá lớn, ký túc xá cũng chỉ đáp ứng nhu cầu một phần nhỏ của người lao động.
Có 8 tòa nhà dành cho công nhân ở, mỗi tòa đều dành tầng 1 làm khu chức năng chung gồm: phòng internet, phòng karaoke, phòng tập gym, aerobic, phòng games, phòng là ủi đồ,… Bà Dương Kinh Bắc, Quản lý ký túc xá Samsung Bắc Ninh cho biết, tất cả đều phục vụ miễn phí cho công nhân. Để phục vụ nhu cầu thanh toán, có tới 4 ngân hàng mở phòng giao dịch trong khuôn viên nhà máy, trong đó có 2 ngân hàng của Việt Nam và 2 ngân hàng Hàn Quốc.
Phòng internet tại mỗi khu nhà đều mở cửa 24/24h tất cả các ngày trong tuần phục vụ nhu cầu giải trí, học tập và tìm kiếm thông tin của công nhân.
Phòng thư viện với hơn 2000 đầu sách gồm các thể loại: văn học, kinh tế, lịch sử, kỹ năng sống, ngoại ngữ, tin học, truyện tranh,… Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Infonet thông qua sổ ghi chép việc mượn trả sách tại thư viện, mỗi ngày chỉ có trên dưới 10 công nhân mượn sách. Điều này chứng tỏ mặc dù có khá nhiều đầu sách nhưng công nhân chưa quan tâm đến việc đọc sách.
Phòng chiếu phim nhỏ được đặt tại tầng 1 của một khu nhà ký túc xá dành cho công nhân nữ. Một số khu nhà còn có các phòng karaoke phục vụ nhu cầu giải trí cho công nhân.
Ngoài giờ làm việc, công nhân có thể lựa chọn tập gym, aerobic, yoga,… để rèn luyện sức khỏe.
Phòng là ủi quần áo của công nhân. Bên cạnh đó còn có salon tóc.
Cửa hàng tiện lợi với những nhu yếu phẩm thiết yếu. Bên cạnh là shop thời trang. Các mặt hàng tại đây đều bán với giá thấp hơn ít nhất 10% so với bên ngoài.
Quán café cũng là nơi gặp gỡ, giải trí cân bằng của công nhân sau giờ làm việc.
Bên trong phòng ở của công nhân, mỗi phòng được bố trí cho 6 người ở. Tất cả các phòng đều được lắp đặt quạt điện, điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, các công nhân chỉ phải trả 50.000 đồng/người/tháng cho việc ở ký túc xá.
Khu sinh hoạt chung cũng là nơi thường xuyên diễn ra những buổi trò chuyện của các công nhân với chuyên gia tâm lý.
Bưu Điện Việt Nam cũng vừa mới khai trương Bưu cục Ký túc xá Samsung.
Bưu Điện Việt Nam cũng vừa mới khai trương Bưu cục Ký túc xá Samsung.
Nếu như ký túc xá không thể đáp ứng hết nhu cầu chỗ ở cho mọi công nhân, thì nhà ăn của Samsung Bắc Ninh đáp ứng đầy đủ bữa ăn cho toàn bộ 160.000 lao động nơi đây. Tại đây có 2 nhà ăn, phục vụ miễn phí 4 bữa ăn mỗi ngày đêm.
Lãnh đạo cao nhất của Samsung Việt Nam cũng ngồi ăn cùng công nhân và phải xếp hàng bình đẳng như công nhân, với khẩu phần ăn hệt.
Mỗi một ngày Samsung Bắc Ninh tiêu thụ hết 17 tấn gạo, 17 tấn thịt, cá, 31.000 quả trứng, 21 tấn dưa hấu,….. Riêng lượng thức ăn thừa cấp miễn phí cho các hộ chăn nuôi khu vực xung quanh mỗi ngày cũng khoảng 10 tấn. Để kiểm soát chất lượng bữa ăn, Samsung lấy phiếu đánh giá của công nhân sau mỗi bữa ăn nếu họ có điều gì cần phản hồi.
Ngoài tủ thuốc tại tầng 1 mỗi khu nhà, còn có Phòng Y tế với đội ngũ y bác sỹ đáp ứng nhu cầu khám sức khỏe cho 550 người mỗi ngày. Theo bác sỹ Nguyễn Ngọc Minh, ngoài việc khám sức khỏe bắt buộc định kỳ theo quy định, mỗi ngày có khoảng 100 người lao động đến khám tại đây, hầu hết những người đến khám vì triệu chứng mệt mỏi, đau đầu.
Với 75% lao động tại công ty là nữ, số lượng nhân viên đang mang thai là 4.000 người, số lượng nhân viên đang nghỉ thai sản là 9.300 người. Do đó, phần lớn những công nhân tìm đến sự hỗ trợ y tế là các công nhân nữ, đặc biệt là những phụ nữ có thai.
Chị Trần Thị Lượng, 30 tuổi, quê Bắc Giang, đang mang thai đứa con thứ ba. Chị cho biết cảm thấy trong người không được khỏe nên đã tạm dừng công việc để xuống Trung tâm y tế nằm nghỉ sau khi được bác sỹ tư vấn.
Bên trong Trung tâm phát triển nhân tài có Phòng trải nghiệm an toàn xe máy. Tại đây các công nhân được học Luật Giao thông trên hệ thống máy tính cài đặt sẵn, và được trải nghiệm lái xe bằng mô hình thực tế ảo. Mỗi công nhân đi làm bằng xe máy sẽ được phát miễn phí 1 mũ bảo hiểm đạt chuẩn. Nếu không có mũ bảo hiểm, hoặc mũ không đạt chuẩn sẽ không được gửi xe trong nhà máy.
Khuôn viên nhà máy bên ngoài khu vực sản xuất, đây là nơi những chiếc điện thoại Samsung được sản xuất, sau đó được phân phối khắp toàn cầu.
Theo Nguyễn Tuân / infonet


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kẻ hèn nhát


KEHENHAT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dùng không khí để giải quyết cuộc khủng hoảng nước


https://baomai.blogspot.com/

Nước: ở thế kỷ 21, đây là vấn đề gây ra hết thử thách này đến thử thách khác. Nước ngày càng khan hiếm, tình hình càng nguy hiểm hơn khi mực nước biển dâng cao và nó ngày càng có những tác động lớn hơn, làm thay đổi lực lượng lao động.

Nhưng một trong những vai trò quan trọng nhất của nước thường bị bỏ sót: Nó là mấu chốt tương đối của hòa bình thế giới. Nếu không phân biệt rõ ràng nó thuộc về ai và làm thế nào để chia sẻ nó thì thế giới sẽ rơi vào hỗn loạn.

Đầu năm nay, trong khuôn khổ của chuỗi bài "Những Thách thức Lớn", chúng tôi đã liên lạc với một nhóm các chuyên gia về nước để mô tả những vấn đề lớn mà chúng ta phải đối mặt khi xét đến mặt hàng quý giá này. Những gì họ nói khá rõ ràng: "chính trị-nguồn nước" - những vấn đề chính trị xung quanh tính khả dụng và khả năng tiếp cận với nước - sẽ định hình thế kỷ 21.

https://baomai.blogspot.com/

Lấy ví dụ: Sông Nile chảy qua vô số quốc gia, bắt đầu từ Ethiopia và kết thúc ở Ai Cập. 

Điều đó mang đến cho Ethiopia một ưu thế về mặt địa chính trị, vì nếu căng thẳng bùng nổ, trên lý thuyết nước này có thể cắt đứt hoặc hạn chế nguồn cấp nước khổng lồ cho Ai Cập.

Trong một thế giới bấp bênh cùng với khí hậu luôn thay đổi, để ngăn ngừa xung đột lan rộng ta không thể thiếu nước. Nhưng làm sao chúng ta có thể bảo đảm mọi người đều được chia bằng nhau?

Trong khuôn khổ của loạt bài tiếp theo Những Thách thức Lớn, chúng tôi đã liên hệ lại với nhóm chuyên gia và yêu cầu họ đề cử các giải pháp cho những thách thức thế giới đang phải đối mặt.

https://baomai.blogspot.com/

Một trong những chuyên gia này là Zenia Tata, giám đốc điều hành về phát triển toàn cầu và khuếch trương quốc tế tại tổ chức phi lợi nhuận XPrize. Giải pháp của Tata? 

Dùng công nghệ thông minh để giúp cho ngày càng có nhiều người có thể tự khai thác nước.

Việc tạo ra những hệ thống phân quyền, theo yêu cầu và ở cấp cộng đồng là một cuộc cách mạng hiển nhiên - mang lại cho mọi người những nhu cầu cơ bản, bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào họ muốn", Tata nói.

https://baomai.blogspot.com/

Với mục đích đó, tổ chức của bà, XPrize, đã tạo ra dự án Nước Dồi Dào nhằm giúp nhiều người có thể tiếp cận với nước hơn.

Trong một cuộc thi với trị giá giải thưởng lên đến 1,75 triệu đô la (vào khoảng 1.29 triệu bảng Anh), tổ chức phi lợi nhuận này yêu cầu các đội kỹ sư từ khắp nơi trên thế giới chế tạo một thiết bị chiết xuất tối thiểu 2.000 lít nước mỗi ngày từ khí quyển sử dụng 100% năng lượng tái tạo với chi phí không quá hai xu cho mỗi lít.

https://baomai.blogspot.com/
Nước có ở khắp nơi trong không khí

Như tổ chức này diễn đạt: "thu hoạch nước ngọt từ không khí". Nếu các đội tranh giải của XPrize có thể làm ra một thiết bị như vậy, nó sẽ được công bố vào tháng 8 tới.

Nghe có vẻ khó khăn nhưng các nhà nghiên cứu đã làm rất tốt trên con đường đạt đến mục tiêu này. Một đội đã khảo sát công nghệ khai thác nước như vậy đang được dẫn dắt bởi Omar Yaghi thuộc Đại học California, Berkeley.

https://baomai.blogspot.com/

Sử dụng vật liệu được gọi là khuôn kim loại hữu cơ - một loại bột "thu hoạch" nước ngọt từ không khí, họ cho thấy chỉ 1kg bột có thể thu được gần 3 lít nước trong 12 giờ. 

Ở những vùng ẩm ướt của thế giới, công nghệ này có thể cung cấp nguồn nước hoàn toàn mới cho người dân, không cần phải dựa vào những nhà chức trách trung ương.

https://baomai.blogspot.com/

Kể từ bình minh của nhân loại, người ta đã có thể lập luận rằng nước ngọt là điều cơ bản và quan trọng nhất để tồn tại. Nhưng khi chúng ta tiến sâu vào thế kỷ 21, nước bây giờ thậm chí còn quan trọng hơn. Tính khả dụng (liệu có đủ dùng?) và khả năng tiếp cận (liệu tất cả mọi người đều có thể tiếp cận?) sẽ là những vấn đề chính mà con người phải vật lộn để tìm ra đáp án.

https://baomai.blogspot.com/

May mắn thay, không thiếu ý tưởng để giải quyết vấn đề này...





Bryan Lufkin

 https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tài Liệu của Hội Thảo Quốc Tế: Những Cách Tiếp Cận Mới cho Xung Đột Biển Đông


Nguồn tin: Đại học Oxford
Ngày 22 tháng 11 năm 2017
south-china-sea-conflicts
Trong hai ngày 19 và 20 tháng 10 tại Đại học Oxford, các chuyên gia về lĩnh vực hàng hải, quan hệ quốc tế và luật biển đến từ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Canada, Mỹ và châu Âu đã tham gia một hội thảo bàn tròn nhằm đưa ra các giải pháp mới cho những vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Đại diện cho Việt Nam là PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao, Giảng viên Luật quốc tế Học viện Ngoại giao Hà Nội, và là Thành viên đồng sáng lập Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
Dưới đây là bản ghi âm và bài trình bày của các diễn giả tại hội thảo:
1. “Concrete proposals for the resolution of conflicts between the Philippines and China” – Jay Batongbacal, Đại học Philippines (University of the Philippines).
Full Paper [PDF]/ Slides [PDF]/ Audio Podcast
2. “ASEAN and Regional Cooperation in the South China Sea” – Robert Beckman, Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore).
3. “Philippines-China arbitration: How would any lessons learnt shape the future peaceful resolution of conflicts?” – Antonio Carpio, Toà án Tối cao Philippines.
4. “A neglected resolution for the conflicts in the South China Sea arising from the original claims of the Republic of China in 1947” – Charles I-hsin Chen, Đại học Cambridge.
5. “South China Sea Conflicts or Cooperation: UNCLOS design and reality” – Fu Kuen-Chen, Đại học Xiamen.
6. “Base points and equity applicable to the resolution of conflicts” – Robin Cleverly, Marbdy Consulting.
7. “Thinking of the unthinkable” – Jerome Cohen, Đại học New York.
8. “What role will international law play in the resolution of South China Sea disputes?” – Stephen Fietta, Fietta LLP.
9. “Functional cooperative management in the South China Sea” – Vivian Forbes, Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia (National Institute for South China Sea Studies), Trung Quốc.
10. “Peace in our time – considering Helsinki accords and Alpha in East Asia” – Kimie Hara (University of Waterloo).
11. “What’s wrong with the status quo?” – Bill Hayton, Hãng Truyền thông BBC (British Broadcasting Corporation)
12. “UNCLOS and the South China Sea Conflicts” – Nong Hong, Institute for China America Studies.
13. “A Practical Solution in Resolving Conflicts in the South China Sea Between Malaysia and China as a Feasible Solution: Perspectives from Malaysia” – Jalila Abdul, Viện Biển Malaysia (Maritime Institute of Malaysia).
14. “Philippines-China arbitration: What lessons are there in other East Asian conflicts?” – Zou Keyuan, Đại học Central Lancashire.
15. “South China Sea – Vietnam’s view after the July 2016 Award” –Nguyễn Hồng Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. “Will naval power close the South China Sea chapter?” – Alessio Patalano, Cao đẳng King London (King’s College London).
17. “Does there have to be an escalation of conflict in the South China Sea?” – John Ross, Viện Chongyang, Đại học Nhân dân Trung Quốc (Renmin University).
Slides [PDF]
18. “China’s Maritime Policies” – Alexandre Sheldon-Duplaix, Trung tâm lưu trữ Lịch sử Quốc Phòng, Bộ Quốc phòng Pháp (French Defence Historical Service).
Slides [PDF].
19. “Concrete proposals for conflict settlements of the South China Sea disputes: Review and assessment” – Zheng Wang, Đại học Seton Hall.
20. “Current conflicts and the future” – Wu Shicun, Viện Nghiên cứu Biển Đông Quốc gia (National Institute for South China Sea Studies), Trung Quốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

9 Bài Hát Về Mẹ NGHE LÀ KHÓC ‣ RANDY Sáng Tác Và Thể Hiện

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trời không phụ người


Hồng Giang Doãn 

Khó nhọc mười năm đến kỳ hái quả!
trời chẳng phụ ai nếu người đó có lòng
bao ngày gió mưa, bao ngày nắng đổ
Cây vẫn lên xanh,
sáng chói quả vàng..

Thương người nông phu sớm khuya tất bật
nào chọn cây, nào lên luống, vun trồng
Có ăn nhạt mới thương người ít muối
may 
chưa một lần chọc gậy xuống sông!

Không dự tính bỗng dưng thành ở ẩn
( Dù thời nay, việc đó khó vô cùng
ma quỷ cũng có đường ma quỷ )
Lên non rồi 
chưa chắc chọn cát hung!

Bỏ lại sau lưng phố phường bận rộn
con đường xưa
lóng lánh mắt ai cười
Ta có tự do, khu vườn mới lạ
Không muốn đàn, thì cuốc đất trồng cây

Lâu nhớ bạn lại đi hoang một chuyến
kẻo rồi khi uổng phí núi sông dài!
đến với biển chung lo còn mất
mệt
ta về ngắm vườn nhỏ xanh tươi!

Ôi cái giá trên đời này
đắt nhất
là tự do, tự tại, tự mình..
ta đâu phải kẻ bần cùng, vô tích sự!
cam chịu đời uốn, gối khom lưng..

Trời như biết
nên trời không phụ 
dù ở phòng văn hay ngồi giữa cánh đồng
Cảm ơn trời đã cho tất cả,
lòng hiếu sinh và nghĩa cả bao dung!

Khó nhọc mười năm đến kỳ hái quả
Sách cũng ngàn trang, trái chín đủ dùng!
Trời không phụ công người bền bỉ,
một vái này,
ta lạy đất quê hương!






Trong hình ảnh có thể có: cây, thực vật, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên


Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÀM NGƯỜI TỐT CŨNG PHẢI THỦ ĐOẠN

,câu nói mỉa mai,câu nói châm biếm,tệ nạn tham nhũng


Thằng cháu kéo mình chạy một mạch ra bãi cát, rồi hò mình nằm xuống. Quanh đấy, vắng tanh vắng ngắt. Gió vần vụ. Cát bay. Những bông hoa lông chông chạy loăn xoăn, vấp ngã, lạy chạy.
Nhìn thằng cháu mà mình yêu quý, thấy mặt nó nhàu nát, đôi mắt thăm thẳm buồn, Khoai Lang ôm cháu hỏi:
-Sao lại đến nông nỗi này hả cháu?
Nó vùi chân trong cát, vùi tay trong cát, nghiêng người, úp mặt vào cát, thở phì phì, rồi lại xoay người ngửa mặt hét oang oang, nói, thích quá chú ạ, thoải mái quá, chú thấy không, ở trên cát, nói, cười, hét, hò, khóc lóc, muốn gì cũng được. Tự do. Thế ai bắt cháu không tự do? Vui cháu cười. Buồn cháu khóc. Có ai ép cháu đâu.


Thằng cháu nằm im. Chú ạ, cháu muốn làm người tốt. Ơ kìa, thằng ranh con, sống trên đời mà không làm người tốt thì làm người gì. Nhưng mà khó lắm chú ạ, làm người tốt khó lắm chú biết không? Rồi nó khóc. Mình nhìn cháu, thằng cháu thông minh, giỏi giang nhất dòng họ, tốt nghiệp kỹ sư xây dựng loại ưu tú, đã được một Ban quản lý dự án tầm vóc quốc gia mời về, ăn lương chuyên gia, mọi thứ đối đãi như một lãnh đạo, lương cao, công việc nhiều, uy tín, mấy năm nay là như thế, cả dòng họ hân hoan về tương lai của cháu, giờ thấy nó xách cái túi về, kéo chú ra đây, nằm, thở dài và nói lảm nhảm những điều thật khó nghe quá.
Cháu vi phạm chuyện gì? Dạ không, cháu vẫn là người tốt chú ạ.

Nó vùng dậy, nhìn chú. Cháu đã thề trước vong linh ba mẹ cháu, bất luận điều gì xảy ra cũng phải sống tử tế, làm một người tử tế. Và vì cháu muốn mình làm người tử tế, nên cháu phải bỏ việc. Cái gì? Bỏ việc? Một nơi làm việc tốt như vậy? Thu nhập cao như vậy? Điều kiện như vậy? Bỏ việc? Vâng. Cháu phải bỏ việc. Họ đuổi? Cũng có thể hiểu như thế ạ. Hay cháu tự bỏ? Cũng có thể hiểu như thế ạ. Và cháu vẫn là người tử tế, người tốt đấy chứ? Vâng, chắc chắn như thế.

Nó kể, nó là kỹ sư trẻ, nó muốn cống hiến, cống hiến bằng tài năng chứ không phải bằng những xảo thuật, nó muốn khẳng định mình bằng năng lực, bằng sự trung thực của chuyên môn, chứ không phải bằng xu nịnh, bằng chạy chọt, bằng sự bợ đỡ. Đúng đúng đúng. Cháu làm vậy là đúng, là cách làm của một người tốt, một người tử tế.
Nhưng muốn thế, muốn làm người tốt trong cái Ban quản lý của cháu, làm người tốt mà vẫn được làm việc ở đó, cần phải thủ đoạn, mà cháu thì không có thủ đoạn.

Tầm bậy tầm bạ cháu. Chú chưa nghe ai nói điều này, kẻ xấu mới phải dùng thủ đoạn, làm người tốt, như cây mọc trên núi, ngọn cây vươn thẳng về phía mặt trời, tự mình sống, tự mình khẳng định, sao lại phải dùng thủ đoạn?
Phải dùng thủ đoạn chú ạ. Đó là điều cháu rút ra được khi quyết định bỏ việc. Vì cháu không biết dùng thủ đoạn nên cháu bị loại dù cháu là người tốt.

Có những người tốt, họ vẫn trụ lại được, vì họ biết cách dấu cái tốt của mình đi, hay tạm thời ép cái tốt của mình xuống, a dua theo bọn xấu, a dua theo sự dối trá, giả vờ đồng minh, rồi từ từ, bằng cách này hay cách khác, khi có cơ hội thì những người đó bắt đầu đứng dậy, vạch mặt bọn xấu để hiện ra mình là người tốt. Nhưng cháu không có khả năng hoạt động theo kiểu gián điệp “ hai mang”. Hàng ngày, tại cơ quan, cái tốt của cháu, lòng trung thực của cháu cứ lồ lộ ra đấy. Người ta bảo cháu làm trái đi, làm trái đi, công trình này phải thiết kế nhắng lên thế này để tăng dự toán. Công trình kia sai phạm thì phải có văn bản nói loằng nhoằng muôn vàn nguyên nhân để né tội cho nhau. Làm thế thì công việc nhiều, tiền nhiều, lời khen nhiều, sự ve vuốt nhiều, nhưng cháu không làm thế được. Hai cộng hai phải bằng bốn chứ, sao lại lại bằng năm? Sao lại bằng ba? Sao lại vọt lên bảy?

Sếp bảo cháu, em ơi, em rất giỏi, rất tài, các anh rất cần em, em cũng rất tốt, rất trung thực, nhưng người ta không cần mình trung thực, người ta trả tiền để mua sự dối trá của chúng ta, chúng ta không theo, chúng ta đói, chúng ta thất nghiệp. Chúng ta không theo thì đối tác nó tìm chỗ khác và nó vẫn được như thế, như thế, như thế, em hiểu chứ. Anh biết là em cắn rứt lương tâm, em áy náy, nhưng muốn tồn tại phải theo thủ đoạn của người ta, đi ngược lại thủ đoạn người ta, người ta chưa chết, mình chết. Sếp đã khuyên cháu như thế… Sếp nói, một thằng đối tác đến với mình, quanh nó, trên nó, bên phải bên trái nó vây bủa toàn sếp sếp sếp thôi em ơi, không chống lại được nó đâu, không sống tốt được đâu, mà muốn sống tốt thì phải thủ đoạn mới vượt qua được chúng nó em ạ.

Bây giờ cháu tính sao?
Cháu phải làm người tốt.
Tất nhiên, ai chẳng mong cháu là người tốt.
Nhưng bây giờ cháu tính sao? Công việc? Cuộc sống?
Chẳng lẽ sống tốt cũng phải thủ đoạn sao chú?
Mình vùi mặt trong cát hét, mày hỏi tao thì tao hỏi ai? Tao hỏi ai? Tao hỏi ai???
Tiếng hét bị vùi trong cát cùng nước mắt.
Chia sẻ với mình, các cháu trẻ cũng thốt lên cay đắng: Đời rất dở nhưng vẫn phải niềm nở…

Phần nhận xét hiển thị trên trang