Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Bão lụt miền Trung: Phận người trôi nổi do đâu?



>> Nhân chuyện bà Tiến bị “nói xấu”
>> Lại đùa khi kỷ luật giám đốc Sở Xây dựng Thanh Hóa


Hạ Lan


















MTG - Những thống kê khi cơn bão đi qua chưa thể phản ảnh hết những gì mà người dân trong vùng bão lũ phải gánh chịu. Đặc biệt là những người dân bị ảnh hưởng từ thủy điện trong cơn bão này. Họ chính là những phận người nổi trôi theo dòng nước từ thiên tai bão lũ và từ nhân tai - việc xả lũ của thủy điện.

Cơn bão số 12 (Damrey) quét qua, đã để lại cho người dân miền Trung những tang thương, mất mát không gì bù đắp được: 106 người đã thiệt mạng, 25 người mất tích, gần 200 người bị thương, hơn 100 nghìn ngôi nhà bị sập và hư hỏng do mưa bão. 

Trong đó, tỉnh Thừa Thiên Huế có đến hơn 70.200 ngôi nhà bị ngập và Đà Nẵng là hơn 11.500 ngôi nhà… Ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tiếp tục diễn ra ở vùng trũng thấp tại các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi. Tại Khánh Hòa - nơi tâm bão, từ  khi bão vào đất liền đến lúc bão đi qua, chỉ vài giờ ngắn ngủi nhưng đã lấy đi của người dân nghèo những sản nghiệp tích lũy cả cuộc đời. Chỉ sau một đêm, tất cả mất trắng và người dân phải gánh những nợ nần chồng chất không biết bao giờ mới trả được.

Những nơi khác, dù không nằm trong vùng tâm bão nhưng cũng chung số phận khi lũ lụt cũng đã cướp đi những gì quý giá nhất: sinh mạng người thân, hoa màu… Không thể diễn tả hết những tang thương, mất mát của người dân trong trận bão lũ vừa qua.

Vì sao?

Mọi vấn đề đều có căn nguyên của nó. Và trong trận đại hồng thủy này, ông Trời, thủ phạm số 1 đã gây ra cơn bão số 12 là điều tất nhiên, không ai bàn cãi. Đó chính là thiên tai – mang yếu tố khách quan! Nhưng cũng không thể đổ tội hết cho thiên tai, cho ông Trời!

Vậy có những nguyên nhân chủ quan nào?

Rừng phòng hộ đầu nguồn bị tàn phá, thu hẹp diện tích trong suốt mấy chục năm qua, làm mất tầng trữ nước, giữ nước trong thảm thực vật, làm chậm nguồn nước lũ tràn nhanh, các dòng chảy ra suối ra sông, làm hạn chế lũ lụt là nguyên nhân chính.

Những cánh rừng ở khu vực phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên hầu như đã bị thu hẹp đến mức tối thiểu. Một sự trả giá và đánh đổi vô cùng lớn. Có thể thấy trong thời gian vừa qua ở Tây Nguyên, vụ 50 nghìn héc ta rừng bị tàn phá đã để lại hậu quả vô cùng to lớn. Hay gần đây nhất là vụ phá gần 61 héc ta rừng tại An Lão – Bình Định. Rừng phòng hộ quanh hồ Tả Trạch – Thừa Thiên Huế cũng chung số phận.

Nguyên nhân thứ hai: khi nhiều công trình thủy điện ở miền Trung được xây dựng tràn lan như hiện nay thì rừng đầu nguồn vốn có tác dụng điều hòa và giảm dòng chảy lũ ngày càng bị tàn phá, bị chuyển đổi mục đích sử dụng, từ đó sự mất an toàn hồ đập trong đó có đập thủy điện càng có nguy cơ gia tăng.

Trong thực tế, chỉ trong vòng 8 tháng từ 10.2012 – 6.2013 đã có 3 vụ vỡ đập thủy điện nhỏ ở 3 tỉnh miền trung và Tây Nguyên, đó là thủy điện Đak Krong 3 (Quảng Trị), Đắk Mếk 3 (Kon Tum) và Ya Krel 2 (Gia Lai). Cũng cần nói thêm, việc xả lũ đồng loạt của các thủy điện tại miền Trung trong cơn bão số 12 vừa qua cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra lũ chồng lũ tại một số địa phương.

Tất cả những yếu tố trên đều xuất phát từ con người. Thiệt hại do xả lũ đột ngột là một hiện trạng chung mà báo chí và dư luận trong thời gian vừa qua đã tốn không ít giấy mực phản ánh, phân tích. Tuy nhiên, thảm họa này vẫn lặp đi lặp lại như một cái hạn không thể tránh. Điển hình trong cơn bão vừa qua tại Thừa Thiên Huế, việc thủy điện xả lũ đột ngột khiến người dân nuôi cá lồng thiệt hại hàng tỉ đồng là một minh chứng.

Báo Công An TP.HCM cũng đã có bài viết phản ảnh về vấn đề này, nêu câu hỏi các đập thủy điện của tỉnh Thừa Thiên Huế đã điều tiết nước theo đúng quy chuẩn đã cam kết khi xây dựng và xả lũ quá nhanh như vậy đã đúng quy trình hay chưa?

Công tác dự báo có vấn đề

Đây là công việc rất quan trọng để phòng chống thiên tai do bão và giảm thiểu những mất mát, rủi ro cho dân, cho nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nói đến qua trận bão lụt vừa qua.

Cụ thể, lãnh đạo hai tỉnh Phú Yên và Bình Định đã phản ứng về dự báo bão số 12 trong cuộc họp vào ngày 6.11.2017 do Thủ tướng Chính phủ chủ trì về thiệt hại và khắc phục cơn bão 12. Trong cuộc họp này, ông Võ Ngọc Hòa - Chủ tịch UBND huyện Đông Hòa (huyện bị thiệt hại nặng nhất tỉnh Phú Yên), nói:

"Tôi thấy việc dự báo cơn bão này là chưa chuẩn. Dự báo bão là đi hướng tây-tây nam, chịu ảnh hưởng trực tiếp là Khánh Hòa đến Ninh Thuận, không đả động gì tới Bình Định cả, nhưng đấy, bão có vô Bình Định không mà dự báo vậy, trong khi Ninh Thuận lại không có. Phải khẳng định dự báo hướng đi của bão là chưa chuẩn". Ông Hoà còn cho biết khi ông xuống dân để vận động tránh trú bão, người dân bảo rằng dự báo bão đâu có vào Phú Yên, chỉ vào Khánh Hoà và Ninh Thuận thôi…”. 

Ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng cho biết: "Khi chúng tôi phỏng vấn nhanh các thuyền viên thì họ báo rằng là do thông báo bão chỉ từ nam Phú Yên trở vào cho nên tất cả tàu họ vào Quy Nhơn để trú. Họ cứ nghĩ là an toàn rồi. Họ không nghĩ là bão vào thẳng biển Quy Nhơn rất là lớn, gió cấp 10, giật cấp 11-12, nên gây thiệt hại nặng nề".

Những thống kê khi cơn bão đã qua cũng chưa phản ảnh hết những gì mà người dân trong vùng bão lũ phải gánh chịu. Đặc biệt là những người dân bị ảnh hưởng từ thủy điện trong cơn bão này. Họ chính là những phận người nổi trôi theo dòng nước vừa từ thiên tai bão lũ vừa từ việc xả lũ của thủy điện. Và cũng chẳng bao giờ có thể thống kê hết được những mất mát và tổn thất về tinh thần cũng như vật chất. 

Những ngày này, cả nước cùng chung tay và góp sức cho những người dân trong vùng bão lụt. Đó là tấm lòng đáng quý và là truyền thống của người Việt Nam. Nhưng trong thâm tâm, không ai muốn xảy ra những hạn kỳ phận người nổi trôi theo dòng nước. Phải làm gì chứ!
***

Ý kiến chuyên gia

TS. Đào Trọng Tứ, chuyên gia Mạng lưới sông ngòi Việt Nam đã từng có những cảnh báo về nguy cơ vỡ đập thủy điện tại Việt Nam.

Trên Báo Giao thông vào ngày 10.12.2016, chuyên gia này đã đưa ra những vấn đề tồn tại hiện nay như sau:

“Khai thác tiềm năng thủy điện khác xa với khai thác các tài nguyên hóa thạch khác. Khai thác thủy điện tác động rất lớn đến môi trường, sinh thái của các dòng sông, suối, đến nguồn tài nguyên duy trì cho cuộc sống của con người, cho an ninh lương thực. Làm thủy điện, người ta phải xây dựng các công trình ngăn, chặn các dòng sông, tức là tác động đến nguồn nước, đến con sông - mạch sống mà mọi người, mọi ngành đều cần. Các công trình thủy điện được xây dựng trong điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn phức tạp khó lường nhưng phải có độ an toàn cao nhất có thể nếu hạ lưu của nó là dân cư, là đô thị, làng mạc, là các cơ sở chính trị, xã hội, kinh tế...”.

TS Tô Văn Trường, chuyên gia về tài nguyên nước và môi trường, trên Báo Tuổi Trẻ ngày 23.10.2016 cũng đã đưa ra ý kiến rất cụ thể:

“Ước tính phải mất trung bình khoảng 15ha rừng cho 1MW thủy điện, tàn phá môi sinh rất ghê gớm. Cần rà soát loại bỏ các dự án thủy điện nhỏ lợi bất cập hại dù đã được phê duyệt trong quy hoạch. Đối với các thủy điện đang hoạt động, cần đánh giá lại các quy trình vận hành xả lũ và cấp nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu cho hạ du, và phải có chế tài đủ mạnh để xử lý trách nhiệm đối với các trường hợp thủy điện gây ra sự cố ngập lụt”

Bên cạnh đó, có rất nhiều ý kiến khác cũng đã được thông tin trên báo chí. Điển hình là của ôngNguyễn Đình Xuân, Đại biểu Quốc hội hai khóa XI và XII có lần phát biểu:

“Thủy điện đã vượt tầm kiểm soát. Phong trào làm thủy điện rầm rộ 20 năm qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, chúng ta không phủ nhận những mặt có lợi của nó. Tuy nhiên tác hại của nó, đặc biệt là mất rừng ở thượng nguồn làm gia tăng lũ lụt, hạn hán bất thường ở hạ nguồn đã diễn ra nhiều hơn. Hiện nay, các công trình thủy điện đã vượt quá tầm kiểm soát của các cơ quan nhà nước, nhiều công trình kém chất lượng, hồ đập không an toàn. Tôi cho rằng chúng ta phải rà soát lại xem phải làm gì để bớt đi những rủi ro đối với những đập thủy điện đã làm rồi.

Vì một công trình thủy điện chỉ có tuổi thọ nhất định, thường là 50 năm. Trên thế giới có những công trình thủy điện đã phải tháo dỡ trước hạn để trả lại đất rừng và sự thông suốt cho dòng sông...

Rõ ràng tính rủi ro của thủy điện rất lớn và điều này cần phải tính trong đánh giá chi phí lợi ích của quốc gia khi thực hiện các công trình thủy điện.

Vừa qua, một số thủy điện đã gây tác động xấu như mùa khô thì không xả nước khiến đồng bằng thiếu nước, ngược lại mùa lũ thì xả ồ ạt khiến người dân không kịp đối phó...

Lưu ý là có nhiều công trình thủy điện lẽ ra thuộc thẩm quyền của Quốc hội chứ không phải là của các cơ quan khác. Tuy nhiên bằng cách nào đó, chủ đầu tư đã lách luật để dự án của họ không đưa ra Quốc hội. Do đó, Quốc hội cần lắng nghe ý kiến cử tri, các nhà khoa học đối với những sự việc như vậy…”

Nhà thơ Văn Công Hùng, người đã có nhiều thời gian gắn bó với núi rừng Tây Nguyên, trong bài viết trên Văn nghệ Công an cũng đã đưa quan điểm của mình: “ Phải có một chính sách cụ thể, chiến lược rõ ràng để tồn tại cùng bão lũ. Trước hết là ở thái độ tôn trọng tự nhiên, trả lại tự nhiên những gì tự nhiên có. Đã xuất hiện những căn hầm tránh bão ở miền Trung, những ngôi nhà sống với lũ ở miền Tây vân vân...

Làm sao để không phải năm nào chúng ta cũng chứng kiến những mất mát những thiệt hại khủng khiếp mà không làm gì được, ngoài việc lại hô nhau... quyên góp...”. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng để dân chúng lộn… ruột



Lưu Trọng Văn - Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền. Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.


TS. Bùi Hiền. Ảnh: internet

Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiển có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy.

Chính vì vậy Phạm Quỳnh mới nói: truyện Kiều còn tiếng Việt còn. Mặc dù chữ viết mà Nguyễn Du viết truyện Kiều chả giống gì chữ Việt hiện nay và chắc chắn càng khác xa với chữ Việt mà tiến sĩ Hiển đề xuất.

Chính vì vậy Phạm Duy cất lên tiếng hát: tôi yêu tiếng nước tôi từ thuở nằm nôi, nước ơi!

Tiếng là một phần của ngôn ngữ nhưng lại là phần hồn. Chữ là phần còn lại của ngôn ngữ nhưng là phần xác. Thay đổi phần xác mà phần hồn bị rơi rụng không ăn nhập thì sẽ bị phản ứng là lẽ đương nhiên. Mắt là công cụ để đọc chữ, nhưng mắt cũng là cửa sổ tâm hồn được cài đặt sẵn khi đọc chữ đã quen đọc thì cùng lúc vang lên âm thanh của hồn. Làm xiêu vẹo hoặc điều chỉnh sự cài đặt này dù cho khoa học hơn đều thất bại trước mắt.

Khi trên mạng, chát chít đứa trẻ viết tắt “em k yêu a đâu” thì bạn chát chít đọc thành âm trong đầu là “em không yêu anh đâu”chứ không hề đọc thành âm, “em ca yêu a đâu”., vì chúng đã tự cài đặt riêng cho mình việc đọc và viểt tắt này.

Vì vậy không thể thay cách viết khác mà không làm rối loạn phần âm, tức phần cảm, phần hồn được cài đặt với từng chữ được.

Tuy vậy có một số chữ viết có thể cải cách mà không ảnh hưởng đến tiếng, như ph thay bằng f, q bằng k… để viết phai nhạt bằng fai nhạt, vinh quang bằng vinh koang. Nhưng để làm gì? Rối mắt?

Vậy thì thay đổi chữ viết, cải tiến chữ viết cho gọn và khoa học hơn không quan trọng bằng nói và viết tiếng Việt sao cho thuần Việt và đẹp hơn. Cái này thuộc về văn hoá của người nói, người viết.

Và điều quan trọng hơn nữa là làm sao viết và nói tiếng Việt với nhau mà con người yêu thương con người hơn, dân tộc đùm bọc vì nhau, mọi người từ nhà lãnh đạo đến người dân thấy gần gũi nhau hơn.

Chứ như bây giờ, dân chúng cứ phải lộn ruột với các bố, các bác quan trên viết rất đúng chính tả, phát âm rất chuẩn tiếng Việt, ai đọc, ai nghe cũng hiểu cả nhưng mà ruột gan cứ lộn tùng phèo lên vì thấy ngố, thấy dơ, thấy ngu, thấy… ác, thấy… đểu.

Lưu Trọng Văn 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin buồn:

Venezuela : Bệnh nhân ghép tạng tuyệt vọng vì không còn thuốc



(Julett Pineda Sleinan, Le Courrier International24/11/2017) Do không còn tiền mặt, Venezuela hầu như không còn có thể nhập cảng thuốc chữa bệnh. Trang web Efectococyo ở Caracas viết về sự khốn khổ của các bệnh nhân được ghép tạng, không còn có thể tìm được các loại thuốc chống thải loại.

Do cơ thể có phản ứng thải loại quả thận được ghép cách đây mười năm, nên Yuleidy Valera đã phải vào bệnh viện Pérez-Carreño ở Caracas. Không có thuốc ức chế miễn dịch, cô gái 23 tuổi có nguy cơ tử vong, như 3.500 bệnh nhân được ghép tạng khác. Nạn nhân gần đây nhất là Belkis Solórzano, chết hôm 12/11 sau ba tháng trời mỏi mòn chờ đợi thuốc.

Yuleidy thổ lộ: « Tôi không biết phải dùng từ nào để diễn tả cảm giác của mình ». Cô hết sức xúc động vì cái chết của Solórzano. Từ hai tháng qua, cô không còn nhận được thuốc ức chế miễn dịch, thường do các trung tâm y tế đặc biệt của Viện An sinh Xã hội Venezuela (IVSS) cung cấp. Sau một tháng nằm viện, cô có thể trở về nhà nhưng nay rất lo không thể tìm được những thứ thuốc mình cần, và quả thận được ghép từ năm 13 tuổi sẽ bị cơ thể phản ứng.

Hôm 14/11, Yuleidy đã xuất viện được bốn ngày, và không ngớt tìm kiếm các liều thuốc mới, nhưng không thành công. « Tôi chẳng biết làm gì nữa bây giờ, tôi phải sục tìm khắp nơi. Một bệnh nhân khác đã cho tôi một số viên thuốc ức chế miễn dịch. Tôi còn liều đủ dùng cho 15 ngày nữa, và thế là hết ! ».

IVSS không đưa ra bất kỳ thông tin nào về việc khan hiếm thuốc ức chế miễn dịch từ ngày 12/7. Hôm đó, trong khi các bệnh nhân biểu tình trước trụ sở, các viên chức loan báo lệnh đặt mua đã được gởi đi và trong một tuần lễ thuốc sẽ được giao.

Bốn tháng đã trôi qua, các bệnh nhân vẫn luôn chờ đợi. Francisco Valencia, giám đốc Liên minh các tổ chức vì quyền y tế và cuộc sống (Codevida) nhận định hầu như tất cả các bệnh nhân ghép tạng đều bị ảnh hưởng vì tình trạng hết thuốc.

Bệnh nhân Belkis Solórzano, tử vong ngày 12/11/2017 sau ba tháng chờ đợi thuốc.
Alfredo Cáceres, người phải đối mặt với nạn thiếu thuốc, không chỉ thuốc ức chế miễn dịch mà cả insuline, nói : « Cuộc khủng hoảng đã nổ ra trước mắt chúng tôi ». Ở tuổi 48, ông bị tiểu đường từ 46 năm qua và được ghép thận cách đây 9 năm. Nay ông phải chiến đấu để không bị mất đi quả thận đã cứu sống ông, mà người mẹ ruột đã hiến tặng. Ông kể : « Năm ngoái, suốt sáu tháng trời tôi không có thuốc Prograf (loại thuốc ngừa ức chế miễn dịch). Năm nay thì chịu đựng hết năm tháng. Tôi bắt đầu bị phản ứng thải loại, vì đã giảm liều lượng để cố kéo dài thời gian sử dụng số thuốc có được. Tôi cũng suýt bị tiểu đường trở lại ». 

Trong suốt 9 năm mang quả thận được ghép, ông chưa bao giờ bị như thế cả. Tình trạng khốn khổ bắt đầu cách đây ba năm, nhưng sự khủng hoảng lên đến đỉnh điểm trong 12 tháng gần đây. Số thuốc trữ được chỉ còn một tháng nữa là cạn. Khi quay lại IVSS để nhận thuốc, ông hy vọng sẽ có được, nhưng các bệnh nhân khác cũng chẳng có gì cả, ông biết.

Cáceres phẫn nộ : « Tôi cảm thấy sốc vì Belkis Solórzano chết do sự vô trách nhiệm của chính quyền. Họ có tiền để mua thiết bị quân sự hay đi công du các nước để chẳng được tích sự gì cả, nhưng lại không mua thuốc. Thật là bất công. Và tôi không hề muốn tên mình nối dài thêm danh sách các nạn nhân ».

Nếu một bệnh nhân bắt đầu bị phản ứng thải loại, thì phải quay lại với việc chạy thận. « Sau đó, nếu cứu được quả thận ghép, thì phải tiếp tục dùng thuốc ức chế miễn dịch, nhưng với liều lượng cao hơn » – Reymer Vilamizar, giám đốc và là người thành lập mạng lưới Amigos Trasplantados của Venezuela giải thích.

Đó cũng là những gì đã xảy ra với Belkis Solórzano : người phụ nữ 50 tuổi không còn tìm được thuốc ức chế miễn dịch, và quả thận của bà đã ngưng hoạt động. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ nòng nợn:

Lòng lợn
 
Chín mươi nhăm tuổi, tôi học nớp vỡ nòng
Anh ngữ tại đại tiểu học u tô pì a,
Có nghĩa nà thiên đường không tưởng
Hay không tường gì, gì đó. Mỗi tháng,
Tôi phải đóng toàn bộ phần mềm còn xót
Và vài chục tỉ đô na, nhưng cũng đáng,
Vì Anh ngữ tôi mỗi ngày mỗi lai láng.
Đêm khuya, tôi mở mạng để tham quan
Mấy con tóc rơm róc rách vào mặt tôi.
Đó là tiến bộ thời Đổi Mọi. Cũng kẹt,
Tiếng Việt tôi thì ngày càng lụ khụ.
Sáng nay, khi điểm tâm, tôi bảo
Con mẹ bán cháo, “Chị cho tôi
Một xuất nồn nợn nhé.”
 
 
Dạy con
 
Ở dưới sàn, lúc nào cũng nhan nhản
Những thứ vừa ô uế vừa dễ nổ tung.
Ở trên trời, chúng cũng luôn lơ lửng,
Nên ta vừa đi vừa phải né. Con à,
Con có biết con không phải là con,
Mà chính là mẹ ruột của cha? Đúng đấy!
Chỉ mới sáng nay, con đã nỡ xổ cha đây
Vào cái trò chơi vô giáo dục, vô duyên này.
Sao mà mày nhẫn tâm thế?! Quỳ xuống ngay,
Để tao quất vài trăm nỗi nhục vào lưng mày!
Thôi, mẹ nên kéo quần lên, vì cái tội tày trời này
Cũng chỉ là chung, chung thôi, con gái của cha à.
 
 
-------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

người thi sĩ mù hát rong trên đường phố

“Một người không thể nâng đỡ hay cứu vãn thời gian.
Hắn chỉ có thể nói lên được là thời gian đã mất.”
(Kierkegaard)

Bi kịch của con người là không thể biết hay thậm chí không tiên đoán được tương lai của mình; điều duy nhất mà chúng ta biết chắc chắn chính là những đổ vỡ, mất mát mà mình đã từng trải qua. Chúng ta đâu chỉ là tổng cộng những tựu thành. Bởi lẽ, ngay từ nền tảng, con người đã là một yếu đuối của hữu thể, một vết chàm trên nhan sắc lộng lẫy của trần gian.
Mây bay là bay rồi
trên nền trời không nóc
ngày hôm qua mây bay
 
Đó là điều rõ ràng tôi biết điều
tôi biết nặng trĩu khát khao tìm
như người tự ngã sấp như
người chết úp mặt.
Nói chuyện với một người già như
em là điều tôi không muốn
 
Rõ ràng
tôi muốn biết gương mặt người tôi yêu
đã đi đâu
về đâu
gương mặt tự do của tôi
 
Khoảng không còn lại bàn tay vẫy mãi
không biết mong đợi điều gì
nói chuyện với mây là điều tốt nhất để giữ trí nhớ.
Làm sao tôi biết em thách đố bước đi
khi cây trái âm ỉ những vết nứt như biên giới nhốt kín
một người
 
Tôi vì sao chỉ nói mỗi một điều ai cũng biết
mây bay là bay rồi!
(“Mây bay rồi”)
Thi ca, ở đây, đã trở thành một thứ ký ức tập thể, lịch sử của những đau thương, cá nhân và đồng loại; ký sự về nỗ lực thất bại trong việc tìm kiếm chân trời giải thoát cho những khát vọng tự do bị bóp nghẹt bởi một hiện thực tù túng.
Từ một xứ sở không mong gì thay đổi. Cái nhìn của bạn tôi, đôi mắt đó như ánh sáng của một miếng thủy tinh mờ đục mà long lanh đến hụt hẫng. Và thơ của bạn được viết ra chỉ để là một bàn tay của người tình cũ vuốt nhẹ lên má của chính bạn.
(“Chỗ nào đó đang bị xé toạc”)
Mây Bay Là Bay Rồi là tập thơ thứ 5 do tác giả tự xuất bản năm 2010 gồm 39 bài thơ mà trong đó, đã có 19 bài nói về căn nhà. Với những bài còn lại đều thấy xuất hiện hình ảnh của những cánh cửa, bức tường, cái vườn, bữa cơm gia đình, ánh đèn, hàng xóm... Ngay cả khi thi sĩ nói về bầu trời cũng là bầu trời trong hình dáng của một mái nhà. Nostalgia, đó là mạch cảm xúc ngầm xuyên suốt trong sáng tạo thi ca của Trần Tiến Dũng. Không phải ngẫu nhiên khi những bài thơ thành công nhất của thi sĩ là những bài thơ gắn liền với căn nhà trong ký ức, gắn liền với nỗi nhớ về những cái đẹp bị tước đoạt, những vết thương chưa thành sẹo trong tâm hồn.
Hãy đọc bài thơ mở đầu “Cánh cửa im lặng” thật chậm để nghe thấy sức mạnh ám ảnh của tiếng gọi day dứt, không nguôi đó.
Bộ đồ lòe loẹt cũ ai treo trong ngày không nắng. Tôi nhớ những cánh cửa mở níu tôi về ngôi nhà im lặng trong nắng phương Nam. Ngôi nhà mỗi lần tôi ngoái lại, ngưng đọng hơi khói màu trà trong mắt tôi. Cái nhìn của giọt nước không rơi luôn im lặng treo phía trên những đoá hoa lúc nào cũng chực trào nước mắt. Để được sự im lặng tôn trọng hãy từ chối khóc! Ngôi nhà chiếm hết khoảng trống đối diện. Có ai đó nói rằng tôi đang khoác sắc long lanh tối của mái lá vách ván, khoác một màu tối xanh sâu lên mặt. Chưa bao giờ tôi ra khỏi thói quen muốn nói, muốn hát với ngôi nhà đang giữ sự im lặng cũ rích đó. Đôi khi tôi bắt gặp ngôi nhà ấy nhỏ như một món đồ chơi. Trong nắng những cái chuông giấy tròn xoe, óng ánh và đong đưa với lá cây và những viên đá nhỏ. Và lúc ngôi nhà bị chôn lấp bởi thứ ánh sáng ký ức đỏ rực, tôi chợt nghe tiếng chân trẻ con chạy phía trước.
 
Im lặng - cái nền nhà được đắp bằng đất phương Nam nén chặt. Tự do ở đất nước này là thứ vô nghĩa nhưng mãi mãi là thứ tôi muốn lắng nghe. Tiếng hát của những người đã khuất.
(“Cánh cửa im lặng”)
Bài “Cánh cửa im lặng” và “Mây bay rồi” là hai bài mở đầu và kết thúc của tập thơ, được trích dẫn trọn vẹn ở đây bởi vì nó tiêu biểu cho ngôn ngữ, phong cách thi ca của Trần Tiến Dũng, đồng thời cũng là hai bài thơ được nhiều người biết đến. Đi trong không gian thơ của Trần Tiến Dũng không phải là bước vào cõi thần tiên mơ mộng mà là phiêu lưu vào một thế giới bị biến dạng, méo mó, nơi mà bóng tối, tội ác, sự bất khoan dung và phi nhân tính là sức mạnh thống trị. Song, vấn đề đặt ra ở đây là trước tội ác, thi ca có thể sống sót và còn ý nghĩa? Thi sĩ giữ im lặng và lặng lẽ chết đi như những linh tượng, hay thi sĩ phải lựa chọn một thái độ, là khước từ mọi hành vi thoả hiệp và dối trá cho dù để phục vụ một lý tưởng?
Tôi sẽ quẹt nước mắt bằng bàn tay lem luốc
Tin: Thơ là cái xẻng tốt
Tự Do đẹp biết dường nào
chiếc lá xanh vừa rơi vào đôi mắt của đất
(“Trò chuyện trên đôi ống chân vướng bông cỏ”)
Với Trần Tiến Dũng, sứ mệnh của thi ca là ngợi ca tình yêu và sự thật. Ở khía cạnh đó, ngay cả khi thi sĩ chết đi, thi ca vẫn trường cửu như một phương tiện trong cuộc đấu tranh chống lại cái phi nhân tính.
Không ánh sáng của ý thức nói thật, điều đó thiệt tệ hơn cái chết.
(“Đôi chân sợ hãi, tôi chọn bước ra”)
Chúng ta nghe ở đây có một sự đồng vọng với nhà thơ Czeslaw Milosz, “Những ai thực sự sáng tạo đều cô độc... Người sáng tạo không có lựa chọn nào khác ngoài lòng tin tưởng vào sự dẫn dắt ở bên trong con người mình và thách thức tất cả mọi thứ để nói lên cái mà anh ta tin là sự thật.”
Đứng trước một thực tại méo mó, phi nhân, một “cuộc đời đách còn cái gì đáng gọi là đẹp”, tất cả những ngôn ngữ sang trọng, trau chuốt, những bài thơ hoa lệ, mỹ miều không những không bóc trần được bản chất của sự vật mà xét ở khía cạnh xã hội, chúng còn dung túng che đậy, thậm chí có thể coi là một sự phỉ báng lương tri. Trần Tiến Dũng đã chọn một thứ mỹ học khác. Với mỹ học đó, sự vật mới được gọi đúng tên nó một cách trần trụi, sống sượng; mới chuyên chở được hết sức mạnh của sự phẫn nộ và cũng qua đó, thi sĩ Trần Tiến Dũng mới cống hiến cho chúng ta một hiện thực phi thực: nền trời không nóc; giẻ rách lau chùi một chuyến đi; cái nhìn muối mặn; mọi cuộc chia tay là chuyến đi tàn tật của một cá nhân; vậy mà em vẫn là cái hũ lớn đựng ngần đó vẻ đẹp mốc meo; trăng đường phố há miệng cùng tiếng kêu hú chó, mèo; quê hương nơi hàng triệu người dung thân đang khóc lên mà như cười; thân cây nở đầy tiếng chửi tục tĩu...
Cuộc chiến tranh ở thành Troy đã làm cho Ulysses lưu lạc xa quê hương, gia đình và chàng đã phải mất 10 năm trời, vượt qua bao hiểm nguy cận kề cái chết, chiến thắng mọi cám dỗ, để tìm cách trở về Ithaca đoàn tụ với nàng Penelope yêu dấu. Odyssey đã trở thành một bản anh hùng ca. Nhưng hành trình của Trần Tiến Dũng hoàn toàn ngược chiều với Ulysses. Điều cay đắng, oan nghiệt mà định mệnh dành cho thi sĩ (hay cho tất cả chúng ta?) là phải tìm kiếm quê hương ngay trên chính quê hương của mình. Cuộc tìm kiếm đó, vì vậy, là một sầu khúc của ký ức, tang tóc, đau thương và tha hoá.
Thi sĩ Trần Tiến Dũng từ chối làm người ăn cắp lửa để đem về cho trần gian ngụp lặn trong bóng tối mù loà, bởi chính thi sĩ cũng đang mang trên mình thân phận mù loà.
Người đàn ông chỉ nhìn thấy bóng tối
hắn nói đúng là mắt hắn màu đen
hắn nói đúng là phía trước hắn chỉ toàn là bóng tối
(“Đêm qua người tình lại bỏ quên bàn tay trong quần”)
hay có phải thi sĩ từ chối gánh vác sứ mệnh của Prometheus bởi vì “Thi sĩ, anh không sinh ra để làm người can đảm”?
Trần Tiến Dũng chấp nhận làm người thi sĩ mù hát rong trên đường phố cho thế hệ mình nghe về một quê hương bị mất. Đó là tiếng hát của những người đã khuất hay, một cách siêu hình học hơn, là lời hát của khoảng trống, như đề từ của tập thơ.


-------------

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thuyết tiến hóa..hóa ra có thể sai?

Nghiên cứu mới về hộp sọ 260.000 tuổi được tìm thấy ở Trung Quốc khẳng định nó tương tự như hộp sọ của loài người hiện đại (Homo sapiens). Điều này có thể tạo nên cú sốc lớn cho thuyết tiến hóa về nguồn gốc của con người.

viết lại, Trung Quốc, lich su, hop so, 260.000 năm,
Tượng minh họa Homo erectus được trưng bày ở Trung Quốc. (Ảnh: Independent)
Người ta thường cho rằng người hiện đại (Homo sapiens) đã tiến hóa ở Châu Phi cách đây khoảng 200.000 năm và rời khỏi Châu Phi đến các nơi khác trên thế giới khoảng 120.000 năm trước.
Với phát hiện vào mùa hè vừa qua, khoảng thời gian con người đầu tiên xuất hiện sẽ phải bị đẩy lùi về ít nhất 100.000 năm nữa.
Lịch sử loài người có lẽ phải được viết lại khi mùa hè vừa qua, các nhà khoa học cho biết những hài cốt của loài Hono sapiens có niên đại từ 300.000 đến 350.000 năm tuổi đã được phát hiện tại một địa điểm ở Jebel Irhoud, Ma-rốc. Việc đẩy thời gian xuất hiện người hiện đại lùi lại 100.000 năm không phải là một sự điều chỉnh nhỏ.
Giờ đây, hộp sọ được phát hiện ở Đại Lệ, Trung QUốc cũng lại cho thấy người hiện đại đã tồn tại ở Trung Quốc cách đây 260.000 năm. Trong khi đó, khoảng cách từ Trung Quốc đến Ma-rốc là hơn 9.600km.
Một nhà khoa học Trung Quốc đã chỉ ra sự tương đồng giữa hộp sọ này và sọ của con người hiện đại từ lâu, nhưng hầu như đều bị bác bỏ.
viết lại, Trung Quốc, lich su, hop so, 260.000 năm,
(Ảnh: Sheela Athreya)

Nhà cổ nhân chủng học Ngô Tân Trí thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ở Bắc Kinh đã đưa ra những dự đoán về hộp sọ này ngay sau khi nó được tìm thấy lần đầu tiên ở Đại Lệ, tỉnh Thiểm Tây. Ông nhận thấy nhiều điểm tương đồng giữa hộp sọ này và hộp sọ của con người hiện đại, nhưng ông đã bị phản bác vì thời gian không khớp với thuyết tiến hóa.
Tuy nhiên sau đó ông Ngô đã hợp tác với cô Sheela Athreya, Phó Giáo sư nhân chủng học tại Đại học Texas A&M để tiến hành phân tích gần đây được xuất bản vào ngày 25/10 trên Tạp chí Nhân chủng học Hoa Kỳ. Dựa trên những thông tin về hài cốt mới được phát hiện ở Ma-rốc, ông Ngô và cô Athreya khẳng định rằng hộp sọ Đại Lệ cho thấy người hiện đại đã có mặt ở Trung Quốc từ 260.000 năm trước.
Hộp sọ ở Đại Lệ cho thấy thuyết “rời khỏi châu Phi” có thể là sai.
viết lại, Trung Quốc, lich su, hop so, 260.000 năm,
(Ảnh: Sheela Athreya)
Họ cho rằng người hiện đại không phải tiến hóa ở Châu Phi, sau đó di cư đến những vùng còn lại của thế giới. Thay vào đó, chủng người ở Trung Quốc đã phát triển một cách độc lập.
Đó là một cái nhìn mới về nguồn gốc của con người, nó cũng cho thấy người hiện đại đã xuất hiện tại nhiều khu vực trên thế giới từ lâu trước thời điểm được nói đến trong thuyết tiến hóa.
Các tác giả nghiên cứu viết: “Mặc dù một mẫu vật chưa thể là nền tảng cho những kết luận rộng lớn về thuyết tiến hóa của con người, nhưng hộp sọ Đại Lệ vẫn có một vị trí nhất định trong việc cung cấp những thông tin quan trọng về lịch sử loài người ở Đông Á vì tính hoàn chỉnh và niên đại của nó”.
Hồng Liên, theo Epoch Times

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bí ẩn mật mã DNA của con người: Ai đã lập trình nó?

DNA của con người chứa đựng những mật mã vô cùng phức tạp và là một trong những bí ẩn lớn nhất đối với khoa học hiện nay.

mã hóa, DNA, Bộ gen,
Friedrich Miescher phát hiện ra DNA vào năm 1869. (Ảnh: messagetoeagle.com)
DNA có hình “xoắn kép” độc đáo, trông giống như một chiếc cầu thang xoắn và người ta chỉ có thể tìm thấy mã di truyền này trong các sinh vật sống. Ở con người, hệ gen có tất cả 3,2 tỷ ký tự DNA, tuy nhiên các sinh vật khác nhau sẽ có kích cỡ bộ gen khác nhau.
Đây là một mã lập trình, một chương trình kỹ thuật số rất chuẩn xác và điều này đã dấy lên một nghi vấn rằng ai là người đã lập trình mật mã này?
Rất khó giải thích, như đã biết, DNA là một chuỗi ngôn ngữ di truyền gồm bốn ký tự ghép lại tạo thành codon. Bốn đơn vị mã hóa này có dạng những nucleobase gồm: adenine (A), thymine (T), guanine (G) và cytosine (C).
DNA có khả năng tự sao chép. Nó tự phân chia từ trên xuống dưới theo chiều dọc sau đó kết hợp với các nguyên liệu cần thiết để hình thành 1 DNA mới. Đây là một cơ chế cực kỳ quan trọng mà người ta mất rất nhiều năm để tìm hiểu và nghiên cứu.
George Gamow, nhà vật lý lý thuyết, nhà vũ trụ học người Mỹ gốc Ukraina là người đã có những đóng góp quan trọng cho nền tảng di truyền học hiện đại. Năm 1954, ông thành lập “RNA Tie Club” (Câu lạc bộ Cà vạt ARN). Mục đích là để giải quyết những bí ẩn về cấu trúc RNA và hiểu rõ cách protein được tạo ra như thế nào. Hai mươi nhà khoa học nổi tiếng đã gặp nhau một năm hai lần và thường xuyên viết thư trao đổi để giải quyết mật mã này. Ý tưởng của Gamow rất tốt tuy nhiên nó không đủ để có thể giải được mật mã di truyền này.
Mãi đến năm 1961, sau nhiều cố gắng, một nhà khoa học khác đã giải mã thành công. Đó là Marshall Nirenberg, một nhà hóa sinh học tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ ở Bethesda, Maryland.
Nirenberg đã phát hiện một chuỗi gồm ba trong 20 amino axit của DNA đóng vai trò như các khối cấu tạo cho protein. Sau đó, trong 5 năm, toàn bộ DNA di truyền đã được giải mã.
Mật mã bí ẩn thứ hai bên trong DNA của chúng ta
mã hóa, DNA, Bộ gen,
Việc khám phá ra mã di truyền bí ẩn thứ hai đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về DNA. (Ảnh: Ancient Code)
Khoa học vừa khám phá ra một mã thứ hai ẩn bên trong DNA, đóng vai trò chỉ dẫn các tế bào kiểm tra các gene. Lâu nay hệ mã này bị che đậy vì một ngôn ngữ này được viết đè lên ngôn ngữ kia.
Trước khi DNA được giải mã, người ta cho rằng nó chỉ có tác dụng thiết lập cho quá trình tạo ra protein mới. Tuy nhiên, khám phá của nhóm nghiên cứu do John Stamatoyannopoulos thuộc Đại học Washington đứng đầu đã chỉ ra rằng bộ gen đã được viết từ hai ngôn ngữ di truyền riêng biệt.
“Trong hơn 40 năm chúng ta đã giả thuyết rằng, những thay đổi trong mã di truyền DNA sẽ chỉ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất protein. Nhưng giờ đây, chúng ta biết rằng giả thuyết đó đã làm người ta bỏ lỡ 1 nửa bộ gen trong quá trình giải mã”,Stamatoyannopoulos nói.
Paul Davies thuộc Trung tâm Sinh vật học Vũ trụ tại Đại học Macquarie, Sydney, Australia đã đưa ra một ý tưởng thú vị đó là có một thế lực bí ẩn đã gửi thông điệp vào trong DNA của chúng ta dưới dạng mã nhị phân.
Thay vì trực tiếp đến và cải biến con người thì thế lực này đã đưa những thứ của họ vào bộ gen của chúng ta và các thông tin sẽ được duy trì trong khoảng thời gian dài khi được sao chép liên tục qua nhiều thế hệ.
Ai là người đã mã hóa DNA của chúng ta?
Đó là một câu hỏi lớn mà giới khoa học không thể trả lời. Một số người cho rằng DNA chỉ đơn giản là sự trùng hợp, một quá trình tình cờ của tự nhiên. Có người nói rằng đó là Thần Sáng Tạo vũ trụ đã lập ra. Cũng có một số lại cho rằng đây là tác phẩm của một nền văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất.
mã hóa, DNA, Bộ gen,
DNA của chúng ta phải chăng là bằng chứng cho Thần Sáng Tạo vũ trụ?
Maxim A. Makukov thuộc Viện Vật lý Thiên thể Fesenkov và Vladimir I. Shcherbak thuộc Đại học Quốc gia Al-Farabi Kazakhstan đã mất 13 năm nghiên cứu dự án về hệ gen của con người. Họ tin rằng gen của chúng ta được thiết lập từ một thế lực siêu nhiên có trí huệ vượt rất xa con người chúng ta.
Theo Makukov và Shcherbak, con người được thiết kế bởi một thế lực cao cấp hơn, với “hệ thống số học và biểu tượng ngôn ngữ đặc trưng” đã được mã hóa trong bộ DNA của con người”.
Dù vậy, bất kể sự thật có thể là gì, có một điều chắc chắc rằng DNA của chúng ta là một bộ mã di truyền độc đáo và bí ẩn. Việc giải đáp được nó có thể giúp chúng ta hiểu biết rõ hơn thân thể người và vai trò tồn tại của chúng ta trong Vũ trụ.
Hoàng An


Phần nhận xét hiển thị trên trang