Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Nghĩ về lời “than thở não nề” của Giám đốc Công an Nguyễn Hữu Cầu


>> Bí thư Đà Nẵng: Chờ Trung ương chỉ đạo xếp việc cho ông Nguyễn Xuân Anh


Bùi Hoàng Tám
(Dân trí) - “Não nề” là cảm nhận của người viết bài này về phát biểu của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An ở phiên góp ý về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) chiều 23/11 vừa qua.

Tại đây, ông Cầu đề nghị dự thảo Luật Tố cáo phải có quy định xem xét giải quyết tố cáo cán bộ công chức, viên chức đã nghỉ hưu vì thực tiễn “xảy ra nhiều câu chuyện buồn khi cán bộ lãnh đạo cận kề thời gian nghỉ hưu không vượt qua sự cám dỗ bình thường, làm trái công vụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng và Nhà nước… Chính thế báo chí mới có nhiều thuật ngữ rất hay, rất đúng như “hội chứng nhiệm kỳ cuối”, “chuyến tàu vét cuối cùng”, “ga cuối cùng” để thể hiện thực trạng đáng buồn đó”.

Chuyện “hoàng hôn nhiệm kỳ”, “chuyến tàu vét”, “ăn quả chốt”… đã xuất hiện từ lâu. Song, hình như nó được “chỉ mặt, đặt tên” bắt đầu từ nguyên Trần Văn Truyền. Ở cuối nhiệm kỳ, ông này đã có những cuộc “tổng bổ nhiệm nhân sự”.

Song, nó không dừng ở việc bổ nhiệm cán bộ mà còn nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội,tư duy này bùng nổ trong đó, một trong những nguyên nhân chính “nuôi dưỡng” hội chứng “chuyến tàu vét”, “hoàng hôn nhiệm kỳ” bởi lâu nay “hạ cánh” là chắc chắn “an toàn”.

Để chống lại tình trạng này, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 đã quy định nguyên tắc “người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn bị xử lý hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện”.

Tuy nhiên gần đây, có ý kiến lại đề nghị không xem xét đơn tố cáo đối với những cán bộ đã nghỉ hưu.

Cách đây ít hôm, Blog Dân trí đã đăng tải phát biểu của Đại biểu Ngô Tuấn Nghĩa: "Tôi nghĩ trong phạm vi áp dụng của Luật tố cáo không nên đưa việc giải quyết tố cáo các hành vi vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ của các bộ công chức, viên chức nghỉ hưu vào luật" và rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ thái độ không đồng tình.

Rât may tại phiên thảo luận này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng việc tố cáo và giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác hay nghỉ hưu cần được phát hiện và xử lý nghiêm.

Trở lại với lời “than thở não nề” của đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, xin thưa với bác Cầu rằng dân không chỉ “buồn” và mất niềm tin mà còn phẫn nộ bởi cùng với “hội chứng nhiệm kỳ cuối”, “chuyến tàu vét” là tài sản của nước, của dân bỗng dưng “chạy” vào túi ai đó.

Thực tế cho thấy, khi còn chức, còn quyền, người dân không dám hoặc có thì lời tố cáo cũng khó được lắng nghe. Khi về hưu, nếu tố cáo lại không được xét thì e rằng lời “than vãn não nề” của ĐB Cầu sẽ còn dài dài…!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cánh tài xế sẽ không còn sợ bị mời về đôn về sử dụng tiền lẻ nữa rồi

BOT Biên Hòa lại thất thủ bằng “chiến thuật” mới của cánh tài xế

Thay vì sử dụng tiền lẻ như trước đây thì giờ đây cánh tài xế lại thực hiện một chiến thuật mới khiến cho quản lý BOT Biên Hòa không kịp trở tay
Bây giờ tài xế đi qua BOT Biên Hòa không sử dụng tiền lẻ nữa mà là sự dụng đông tiền có mệnh giá 500.000 đồng khiến cho BOT Biên Hòa tắc cứng vào chiều nay
Hình ảnh BOT Biên Hòa chiều nay
Với chiến thuật mới này chắc hẳn cũng khiến cơ quan chức năng cũng phải bó tay. Cánh tài xế sẽ không còn sợ bị mời về đôn về sử dụng tiền lẻ nữa rồi
Nguồn : Ký Sự Đường Phố – ʙᴇᴀᴛᴠɴ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

THANH TRA ĐẤT ĐỒNG TÂM:



Nguyễn Đăng Quang

THANH TRA ĐẤT ĐỒNG TÂM: 
Bài 1: CÓ AI TIN VÀO THANH TRA HÀ NỘI?


Biến cố Đồng Tâm đã để lại nhiều bài học đau xót. Một trong các bài học này chính là công tác thanh tra. Những bức xúc, bất bình và khiếu nại của người dân chất chứa trong nhiều năm về những sai phạm trong việc sử dụng, quản lý đất đai ở xã Đồng Tâm và sân bay Miếu Môn không hề được các cấp chính quyền Hà Nội xem xét, giải quyết! Ngày 20/4/2017, UBND Hà Nội thông báo mới quyết định lập Đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện vấn đề đất đai ở Đồng Tâm và cam kết sẽ phán xử công minh! Nhưng rồi sau đó, kết luận phũ phàng của Thanh tra Hà Nội làm người dân Đồng Tâm từ chỗ chưa kịp lóe lên niềm HY VỌNG đã sớm tắt ngấm LÒNG TIN vào chính quyền! Đúng như KTS Trần Thanh Vân, trong “Thư gửi ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung”, đã thẳng thắn đánh giá bản kết luận của Thanh tra Hà Nội là “coi thường sự thật, thậm chí còn lươn lẹo, dối trá”! Còn nhà báo Nguyễn Đình Ấm viết trong “Thư ngỏ gửi Thanh tra và Công an Hà Nội về vụ Đồng Tâm”, đưa ra nhận định rất xác đáng: Các vị đã cố tình làm “rối trí người đọc” để “phức tạp hóa” tình hình một sự việc vốn rất đơn giản! 

Như tất cả mọi người đều đã biết, ngày 22/4/2017, trong bản “Cam kết 3 điểm” với người dân Đồng Tâm, ngay tại điều cam kết đầu tiên, ông Chủ tịch Hà Nội đã viết rất rõ ràng : “Trực tiếp kiểm tra Đoàn thanh tra, chỉ đạo sát sao, làm đúng sự thực khách quan và đúng pháp luật khu vực đất Đồng Sênh rõ ràng đâu là đất quốc phòng, đâu là đất nông nghiệp, không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Đồng Tâm theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, bằng giấy trắng, mực đen (cho dù không đóng dấu, nhưng đã có chữ ký và lăn tay điểm chỉ trước sự chứng kiến và chứng thực của nhiều người có trách nhiệm), Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã mặc nhiên ghi nhận là trên cánh Đồng Sênh của xã Đồng Tâm có 2 loại đất: loại đất thứ nhất là “đất nông nghiệp”, loại đất thứ hai là “đất quốc phòng”! Vấn đề chủ chốt, theo như lời cam kết, chỉ là việc Chủ tịch Thành phố giao nhiệm vụ và chỉ đạo Thanh tra Hà Nội xác định rõ ranh giới cho mọi bên - quân đội cũng như người dân - rạch ròi và rõ ràng đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phòng để các cấp chính quyền “không mập mờ, đảm bảo đúng quyền lợi cho nhân dân Đồng Tâm theo quy định của pháp luật”! 

Người dân Đồng Tâm coi cánh Đồng Sênh và Cổng Đồn rộng 106ha là “mảnh đất bờ xôi ruộng mật” do cha ông để lại, và họ đã sử dụng liên tục và ổn định, không tranh chấp với ai trong ít nhất hơn nửa thê kỷ qua (kể từ sau ngày hòa bình lập lại năm 1954)! Năm 1980, Chính phủ có Quyết định 113/TTg thu hồi 208ha đất của huyện Chương Mỹ và Mỹ Đức (trong đó có 47,36ha của xã Đồng Tâm) để giao Bộ Quốc phòng làm sân bay Miếu Môn. Chấp hành quyết định trên, người dân Đồng Tâm đã bàn giao 47,36ha trên cánh đồng Cổng Đồn cho quân đội, và người dân đã nhận 150.312 VNĐ (1980) tiền bồi thường hoa mầu. Người dân Đồng Tâm không thắc mắc, đòi hỏi gì thêm, và luôn tôn trọng 47,36ha đất đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng! Đối với số diện tích 59ha còn lại trên cánh Đồng Sênh, người dân vẫn canh tác ổn định từ đó (1980) đến nay. Nhưng bỗng nhiên gần đây, Huyện ủy và UBND Mỹ Đức tuyên bố đây là đất quốc phòng, lệnh cho Đài truyền thanh huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm ngày đêm ra rả tuyên truyền là toàn bộ cánh Đồng Sênh là đất quốc phòng, đồng thời ép các đảng viên và cán bộ xã Đồng Tâm phải ký xác nhận đấy là đất quốc phòng! Rất nhiều người cực lực phản đối và kiên quyết không ký. Từ đó, việc tranh chấp mảnh đất này bắt đầu, và ngày càng gay gắt! Cụ Lê Đình Kình và rất nhiều đảng viên lão thành khác khẳng khái tuyên bố: “Cho dù có bị chặt đầu, họ vẫn khẳng định 59ha đất trên cánh Đồng Sênh là đất nông nghiệp!” 

Việc thanh tra diện tích 59ha đất nông nghiệp tại cánh Đồng Sênh, nếu làm công tâm, đúng pháp luật (như cam kết của Chủ tịch UBND Thành phố hứa với người dân Đồng Tâm hôm 22/4/2017), tôi nghĩ sẽ chẳng có trở ngại hoặc khó khăn gì lớn, vì chỉ cần từ 2 đến 3 ngày làm việc, Thanh tra Hà Nội hoàn toàn có thể chỉ rõ ranh giới phần đất nào là đất nông nghiệp của dân, phần nào là đất quốc phòng của Viettel (nếu có)! Nhưng như một tiếng xét đánh và quá bất ngờ, sau 3 tháng thực thi công vụ, Thanh tra Hà Nội chính thức đưa ra kết luận 59ha đất nói trên là đất quốc phòng, phủ nhận hoàn toàn cánh Đồng Sênh không hề có đất nông nghiệp!? Quả đúng như KTS Trần Thanh Vân nói, bản kết luận của TTHN là “coi thường sự thật, thậm chí còn lươn lẹo, dối trá”! 

Đọc bản Kết luận dài 20 trang của Thanh tra Hà Nội, ngay cả luật sư cũng bị rối trí, chứ đừng nói đến người dân bình thường! Đây hẳn là điều chủ ý của Thanh tra Hà Nội, họ cố tình làm rối trí người đọc, bố cục thì tù mù, nội dung thì khó hiểu, câu văn thì lủng củng, diễn giải thì vòng vo, thậm chí còn đưa ra những khái niệm lạ hoắc nhằm mục đích lẩn tránh sự thực khách quan và cốt lõi là Thành phố Hà Nội cũng như Bộ Quốc phòng không hề có quyết định thu hồi đất và quyết định được giao 59ha đất trên cánh Đồng Sênh nói trên! Thanh tra Hà Nội không thể chứng minh bằng văn bản pháp lý đất cánh Đồng Sênh là đất quốc phòng, vì nếu có, thì không những họ đã trưng văn bản đó ngay từ đầu mà họ còn có thể kiến nghị xử lý bằng pháp luật, thậm chí khởi tố hình sự cụ Lê Đình Kình và những người dân Đồng Tâm khác đã dám cản bước họ! 

Ngay khi TTHN công bố văn bản Kết luận thanh tra số 2346/KL-TTTP, người dân Đồng Tâm kịch liệt phản đối và đã gửi nhiều văn bản khiếu nại. Nhưng 4 tháng qua, người dân không nhận được một ý kiến phản hồi nào có thể gọi là thỏa đáng của TTHN! Do vậy, thay mặt những người khiếu nại, cụ Lê Đình Kình nói với người viết bài này là người dân Đồng Tâm có nguyện vọng được đối thoại trực tiếp với Lãnh đạo Thành phố và Thanh tra Thành phố. Địa điểm tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm, thời gian do TTHN quyết định, song càng sớm càng tốt! Thành phần tham dự: Về phía Đồng Tâm: gồm có cụ Kình, các thành viên Tổ Đồng thuận, 2 luật sư hỗ trợ pháp lý. Về phía TTHN gồm Chánh, 2 Phó và 6-8 chuyên viên cùng các Trưởng, Phó phòng của Thanh tra Thành phố, đồng thời mời đại diện Viettel là bên có quyền lợi và trách nhiệm liên quan. Hình thức: Đây là buổi đối thoại công khai, mời các cơ quan báo chí, đài VOV, đài VTV về đưa tin và truyền hình trực tiếp buổi đối thoại này. Chi phí sẽ chia đều cho các bên! Vì Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung là người viết bản “Cam kết 3 điểm” với người dân trưa hôm 22/4/2017, nên người dân Đồng Tâm sẽ rất vui mừng nếu ông Chủ tịch Thành phố bố trí thời gian về tham dự buổi đối thoại này với bà con Đồng Tâm!

Viết đến đây, tôi vừa nhận được tin của cụ Lê Đình Kình thông báo cho biết: Tối hôm qua, cụ nhận được giấy của TTHN mời cụ 9 giờ sáng hôm nay (24/11/2017) có mặt tại trụ sở TTHN tại 62 phố Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, để “Làm rõ nội dung công dân không đồng ý với Kết luận của Thanh tra Hà Nội”. Cụ ngao ngán nói: “Thật chẳng khác nào họ làm khó cho tôi! Ngay cả nếu có khỏe mạnh, tôi cũng khó có thể đi kịp! Chắc họ cũng thừa biết tôi không thể đi được, nên đã ghi chú thêm là: “Trong trường hợp ông Lê Đình Kình không đến làm việc được, đề nghị ông cử đại diện đến làm việc với Thanh tra Thành phố.”!

Qua bài viết này, tôi xin được chuyển đến độc giả gần xa những thông tin và diễn biến mới nhất xung quanh kết quả thanh tra và tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo của TTHN liên quan đến những bất bình và kêu cứu của bà con nông dân ở một vùng ngoại ô, cách trung tâm Hà Nội 50km sau một sự kiện mang tên biến cố Đồng Tâm hôm 15/4/2017, với mục đích để mọi người biết rõ bản chất sự việc và cũng rộng đường cho dư luận nhận định, đánh giá, đồng thời để các bên thấy được thiện chí của mình cũng như của các bên liên quan./.

Hà Nội, ngày 24/11/2017.
N.Đ.Q.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc


Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng tuyên bố cải cách đất nước hướng tới một nền kinh tế phát triển vào năm 2050 với sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự đổi mới. Tuy nhiên nhìn vào nguồn nhân lực của nước này, chính quyền Bắc Kinh có lẽ còn rất nhiều điều phải làm.
Mới đây, việc hãng cung ứng Foxconn của Apple thừa nhận sử dụng học sinh, sinh viên làm lao động thêm giờ bất hợp pháp trong các nhà máy của họ đã làm bùng lên các tranh luận về thị trường việc làm cũng như giáo dục của nước này.
Mâu thuẫn trong thị trường lao động
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã từng tuyên bố cải cách đất nước hướng tới một nền kinh tế phát triển vào năm 2050 với sự hỗ trợ của công nghệ cũng như sự đổi mới. Tuy nhiên nhìn vào nguồn nhân lực của nước này, chính quyền Bắc Kinh có lẽ còn rất nhiều điều phải làm.
Quay trở lại câu chuyện của Foxconn, đây chỉ là một trong rất nhiều hãng sản xuất ở Trung Quốc sử dụng lao động sinh viên và bắt họ làm thêm giờ trái phép. Theo luật định, các sinh viên không được phép làm thêm giờ. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là những lao động này nguyện ý được làm thêm ở các nhà máy để kiếm thêm thu nhập trong khi công ty cũng cần những nguồn lao động giá rẻ.
Trong tình hình chi phí nhân công tăng cao, các nhà máy đang hướng đến những học sinh sinh viên ở Trung Quốc, những người chấp nhận làm việc với mức lương thấp do khó kiếm việc làm. Khảo sát của trung tâm CSR cho thấy 14/24 công ty mà họ khảo sát có sử dụng lao động là sinh viên.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 1.
Sinh viên Trung Quốc ra trường thất nghiệp khá nhiều
Hiện Trung Quốc đang gặp khó khăn để cung cấp nguồn nhân lực giá rẻ, điều vốn là niềm tự hào trước đây của họ, cho các nhà máy nhằm hạn chế sự dịch chuyển của các công ty công nghệ. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh cũng muốn nâng cao trình độ lao động để thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào những ngành sản xuất công nghệ thấp.
Tuy nhiên, thất bại trong hệ thống giáo dục đã đẩy hàng triệu sinh viên tiềm năng của đất nước đến các nhà máy lao động. Trung Quốc đặt mục tiêu 90% thanh thiếu niên nước này tốt nghiệp cấp 3 vào năm 2020 nhưng có vẻ khó thực hiện khi vào năm 2016, chỉ 9,3 triệu học sinh tốt nghiệp cấp 3 tại đây, thấp hơn 2/3 so với tổng số thanh thiếu niên đáng lẽ phải tốt nghiệp trên cả nước.
Việc chất lượng giáo dục quá kém, thậm chí đến gia đình học sinh cũng không coi trọng việc học hành ở Trung Quốc đang khiến các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu trước mục tiêu cải cách ngành sản xuất lên công nghệ cao từ nay đến năm 2025 (Made in China 2025).
Hiện nay, Trung Quốc chỉ có 25% số người trong độ tuổi lao động có trình độ cao đẳng đại học. Trong khi đó, nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Scott Rozelle cho thấy những nước có thu nhập trung bình vươn lên hàng thu nhập cao trong 70 năm qua đều có ít nhất 75% lực lượng lao động có bằng cấp đại học. Bởi vậy với 1,4 tỷ người như hiện nay, hệ thống giáo dục Trung Quốc khó lòng thay đổi được chất lượng lao động của mình trong thời gian ngắn.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 2.
Gần 50% số trẻ em vùng quê Trung Quốc thiếu sự chăm sóc của cả bố và mẹ. Khoảng 1/3 học sinh nông thôn bỏ học từ cấp 2 và Trung Quốc là nước có tỷ lệ lao động trình độ cấp 3 thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập trung bình năm 2010.
Những con số biết nói
Trong các kỳ thi toán hay khoa học quốc tế, Trung Quốc luôn đạt được những thành tích đáng nể nhưng nhìn tổng quan, chỉ những học sinh ở các thành phố lớn hay một bộ phận con nhà khá giả mới được đầu tư giáo dục đúng chuẩn quốc tế. Phần lớn những học sinh ở vùng nông thôn không được trang bị đầy đủ các kỹ năng cũng như có cơ hội để phát triển sự nghiệp. Hệ quả là những học sinh, sinh viên này phải nhắm đến các việc làm phổ thông ở nhà máy.
Số liệu năm 2016 trong các bài kiểm tra chất lượng học sinh, sinh viên quốc tế (PISA) cho thấy Trung Quốc chỉ đứng thứ 10, 6 và 27 cho các bộ môn khoa học, toán và văn học. Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy chưa đến 9% số người Trung Quốc học tiếp sau cấp 3 và hơn 65% không học thêm sau cấp 2 vào năm 2010. So sánh trong khoảng 2008-2016, số sinh viên tốt nghiệp tại Trung Quốc đã giảm 1%.
Ngoài các khu vực kinh tế lớn, hầu hết lao động tại các vùng nông thôn của Trung Quốc đều thiếu những kỹ năng cơ bản để đáp ứng cho một nền kinh tế phát triển như chính quyền Bắc Kinh hướng tới.
Tồi tệ hơn, hàng triệu trẻ em của nước này đang được nuôi dạy không đúng cách khi cha mẹ phải lên thành phố làm việc, để lại trách nhiệm giáo dục cho ông bà, vốn có trình độ thấp, hoặc nhà trường, vốn không được trang bị đầy đủ.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 3.
Chuyên gia kinh tế Scott Rozelle giao lưu cùng học sinh nông thôn Trung Quốc
Nghiên cứu của chuyên gia kinh tế Scott Rozelle cho thấy trong những thập niên tới, Trung Quốc sẽ có tới 400 triệu lao động không đủ trình độ đi tìm kiếm việc làm và kết quả này đã khiến giới truyền thông phải xôn xao.
Tại các vùng nông thôn Trung Quốc, những lớp học bị nhồi nhét với khoảng 50 học sinh và được dạy nặng về lý thuyết đang khiến học sinh nước này yếu kém về kỹ năng thực tế. Nghiên cứu của chuyên gia Rozelle cho thấy hơn 50% số học sinh cấp 2 tại các vùng nông thôn Trung Quốc có IQ dưới 90, thấp hơn rất nhiều so với yêu cầu thực tế để phát triển kinh tế.
Trong khi các đô thị Trung Quốc phát triển thần tốc thì những vùng nông thôn nghèo lại bị bỏ mặc. Số liệu của World Bank cho thấy hơn 70 triệu người tại các vùng quê hiện chỉ có thu nhập chưa đến 1 USD mỗi ngày. Hệ quả là hệ thống giáo dục ở đây không đáp ứng được với mục tiêu phát triển của chính quyền Bắc Kinh trong tương lai.
Không phải lạm phát hay lãi suất, đây mới là rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế Trung Quốc - Ảnh 4.
Những "tương lai trẻ" tại các vùng quê của Trung Quốc đang không được quan tâm đúng mực về giáo dục.
Khảo sát trên 133.000 học sinh tại các vùng quê của nhóm chuyên gia Rozelle cho thấy 27% bị bệnh thiếu máu hoặc suy dinh dưỡng, 33% bị nhiễm giun sán và 20% bị cận thị nhưng không được đeo kính hay chữa trị.
Với những con số như vậy, có lẽ giấc mơ vươn lên nền kinh tế phát triển của Trung Quốc vẫn còn khá xa vời.
Shoha

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bộ...DỤC !

20/11 & cái Bộ...DỤC !



Dân trí
 Cách đây 5 năm, một sự kiện gây sự chú ý đặc biệt của dư luận là việc người đứng đầu ngành Tiểu học cả nước, PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào, đột ngột xin từ chức với một câu nói nổi tiếng: “Tôi từ chức vì không muốn làm điều thất đức!?”...
Điều mà ông Vụ trưởng Vụ tiểu học khi đó cho là “thất đức” chính là Chương trình Tiểu học 2000, thực chất là sự lừa dối trẻ thơ của một số người nhằm trục lợi cá nhân. Ông có lẽ là quan chức đầu tiên của ta dũng cảm từ chức vì phản đối quyết định của cấp trên mà ông cho là sai lầm.

Năm năm không phải là quãng thời gian quá dài nhưng cũng đủ để chiêm nghiệm, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách khách quan, thẳng thắn hơn. Nhất là giờ đây, ông đã có thể công khai những điều mà vào thời điểm đó ông không muốn và có thể là cả không dám nói. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông về sự kiện khá hy hữu trong lịch sử công chức Việt Nam này.

Tôi không thể vừa đá bóng, vừa thổi còi

Năm 2001, ông đã làm đơn xin từ chức. Nguyên nhân công khai thì đã nói nhiều. Nhưng đằng sau đó là gì? Liệu có lý do nào khác?

Tháng 2/2001, Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành một quyết định điều động hầu hết thành viên Vụ Tiểu học tham gia với tư cách tác giả sách giáo khoa Chương trình Tiểu học 2000. Đây là một quyết định có tính pháp lý, đặt tôi vào thế đường cùng, chỉ có hai cách lựa chọn. Một là chấp hành sự phân công của Bộ, tham gia Chương trình Tiểu học 2000. Hai là không chấp hành phân công của lãnh đạo và khi đó, đương nhiên là phải từ chức. Và như bạn đã biết, vì lương tâm và lòng tự trọng, tôi đã chọn con đường thứ hai.

Vì sao khi đó, Bộ GD&ĐT lại có quyết định mà theo ông tức là “đẩy vào bước đường cùng” nhưng thực tế, nếu tham gia, ông sẽ rất có lợi?

Thứ nhất, ngay từ những ngày đầu, tôi đã phản đối quyết liệt vì dự án chương trình bộc lộ rất nhiều sai lầm về cả tư duy khoa học cũng như tính thực tiễn. Nó thực chất chỉ là phương tiện để một số người moi tiền của Nhà nước hơn là một công trình khoa học. Vì vậy, tôi là lực cản cuối cùng của dự án đó nhất là khi ấy tôi đang là Vụ trưởng Vụ Tiểu học nên với chương trình Tiểu học, tôi có tiếng nói nhất định.

Nếu tôi đồng ý tham gia, tức là tôi đồng ý với chương trình và chắc chắn sẽ có ai phản đối hay nói khác được. Và khi đó, với trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý toàn bộ ngành Tiểu học cả nước, tôi tham gia nghĩa là tôi “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Thứ hai, tôi biết nếu tham gia chương trình, tôi sẽ có danh vì được ghi tên là tác giả biên soạn sách và đương nhiên cùng với đó sẽ có nhiều lợi ích kinh tế khác.

Họ định “bịt miệng” tôi

PGS. TSKH Nguyễn Kế Hào sinh năm 1942 tại Vĩnh Phúc.

Năm 1961, là giáo viên cấp II.

Năm 1967, theo học tại Trường đại học Lômônôxốp (Nga).

Năm 1979, đi nghiên cứu sinh tại Viện hàn lâm Khoa học Giáo dục Liên Xô.

Do bảo vệ xuất sắc luận án Phó tiến sĩ (bây giờ gọi là tiến sĩ), năm 1984 được trở lại Nga làm luận án tiến sĩ khoa học với tiêu đề:“Hình thành hoạt động học cho học sinh tiểu học”.

Năm 1994, được bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tiểu học (Bộ GD&ĐT) và năm 2001, làm đơn xin từ chức. 

Ông cùng với một số nhà giáo dục cách tân như PGS.TS Hà Vĩ, PGS.TS Đặng Ngọc Diệp dưới sự chủ soái của GS.TSKH Hồ Ngọc Đại khởi xướng ra “trường phái” giáo dục thực nghiệm ở nước ta.
Nhưng nếu nhận làm, ông sẽ có điều kiện để sửa chữa những điều mà ông cho là sai lầm của chương trình.

Không đơn giản như thế. Họ “nhả” cho tôi cái chức ấy với ý đồ dùng cả danh lẫn lợi để “bịt miệng” tôi, khiến tôi “há miệng mắc quai” mà phải im lặng. Còn tất cả, họ đã làm xong hết từ lâu rồi. Tôi chỉ có “nhiệm vụ” đều đều ký, đều đều nhận... tiền thôi.

Ngoài những lý do trên, liệu có còn nguyên nhân nào khác? Ví như sự ghen ghét ở ông chẳng hạn?

Không có sự ghen ghét đơn giản vì khi đó, tôi đã 59 tuổi, chỉ còn chưa đầy một năm nữa là nghỉ hưu. Ghen ghét mà làm gì? Tôi vốn là một thày giáo ở một vùng quê nghèo khó nên thấu hiểu những nỗi khốn khổ của các cháu học sinh. Mặt khác, khi đất nước có chiến tranh, nhiều bạn bè tôi ra trận rồi không trở về, trong đó có cả đứa em trai thân yêu của tôi. Còn tôi, là một trong số ít người được Đảng, Nhà nước cho đi du học ở Liên Xô 11 năm trời công phu và tốn kém. Tôi vô cùng  biết ơn điều đó. Vì vậy, với trách nhiệm của một công dân với đất nước, người thầy với học trò, tôi không đang tâm làm điều thất đức đó.

Điều thất đức! Liệu ông có nặng lời?

Tôi không nghĩ chuyện nặng hay nhẹ. Vì sao không được dùng từ đó khi một số người vì những đồng tiền bất lương mà đang tâm lừa dối cả trẻ thơ? Đó là một tội ác. Cho nên chữ “thất đức” theo tôi là đích đáng và nói theo ngôn ngữ báo chí bây giờ thì “đúng người, đúng tội”.

Nếu tư lợi, dù chỉ vài ngày cũng cố tận hưởng

Dù lý giải bằng bất cứ lý do gì thì việc ông từ chức thực chất là đầu hàng, là sự trốn chạy?

Đó là do anh ở ngoài nhưng nếu vào địa vị tôi khi đó, có thể anh đã nghĩ khác. Ngay từ ngày đầu triển khai dự án, tôi đã tiên liệu sự thất bại. Bốn năm trời, khi thì phản đối nhẹ nhàng, khi thì quyết liệt trong nội bộ nhưng vẫn không hiệu quả vì tôi luôn là “thiểu số đúng”. Tôi từ chức không phải vì trốn chạy mà để bảo toàn danh dự, trong sạch lương tâm và hơn cả là có điều kiện công khai nói ra sự thật những điều mà khi còn có chức vụ, tôi không thể nói được và cũng không được phép nói.

Nhưng khi đó, có ý kiến cho rằng ông từ chức chẳng qua vì đã sát đến... tuổi nghỉ hưu?

Có chuyện đó à? Thế thì vui nhỉ! Nhưng nói để nhà báo hiểu, nếu tôi nhận quyết định đó thì có lẽ đến giờ tôi vẫn... yên vị. Vì nếu không làm Vụ trưởng, tôi sẽ được mời tham gia rất nhiều dự án. Với lại, nếu đã có tính tư lợi thì dù chỉ vài ngày cũng cố mà tận hưởng chứ đợi gì đến mấy tháng, một năm.

Tôi đã tiên liệu đúng

Nghĩa là bây giờ, nếu được quyết định lại, ông vẫn không thay đổi?

Không. Để đi đến quyết định này, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Đây cũng là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời tôi. Và đến bây giờ, tôi vẫn thấy khi đó, tôi đã hành động đúng.

Ngày đó ông nói chỉ sau 3 năm, Chương trình Tiểu học 2000 sẽ thất bại...?

Và tiên liệu của tôi đã đúng. Năm 2005, Đảng đã phải ban hành Nghị quyết 9 trong đó khẳng định: “Kiên quyết giảm hợp lý nội dung chương trình học cho phù hợp tâm sinh lý học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở”. Sau đó, Bộ GD&ĐT, đã phải giảm tải 15%.

Sau “sự kiện” đó, ông hiện nay đang làm gì?

Là cán bộ khoa học nên sau khi thôi quản lý, tôi về tham gia giảng dạy ở Đại học Sư phạm Hà Nội đồng thời hướng dẫn luận văn cho các học viên sau đại học.

Một cơ hội để chấn hưng giáo dục

Bộ GD&ĐT đã có Bộ trưởng mới. Điều này có tạo cho ông sự hy vọng về những chuyển biến trong một ngành mà những năm qua luôn được coi là có nhiều bất ổn?

Tôi nghĩ điều rất may là thời gian qua, mọi sự yếu kém, bất hợp lý... của ngành GD&ĐT đã được bộc lộ hết. Nghĩa là nó đã phơi bày tất cả thực trạng nên không cần phải mất thời gian để rà soát, tìm hiểu nữa. Do đó, đây là cơ hội cho nhà lãnh đạo mới của ngành nhìn nhận được triệt để rồi từ đó, đề ra những giải pháp nhằm chấn hưng giáo dục.

Như vậy nghĩa là cần có một cuộc “cách mạng” trong giáo dục?

Tôi không nghĩ như vậy. Bản chất của giáo dục là kế thừa + ổn định + đổi mới = phát triển. Mọi sự “gây sốc” chỉ làm tổn hại đến sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Nếu không vì lợi riêng, sự việc rất đơn giản

Nhiều năm qua, ngành Giáo dục tỏ ra khá lúng túng. Nó giống như một con đê yếu, cứ bịt chỗ này thì lại bục chỗ khác? Phải chăng làm giáo dục là quá khó?

Tôi không nghĩ làm giáo dục là khó hay dễ. Cái gì cũng vậy, khó thì rất khó nhưng dễ lại rất dễ. Giai đoạn khó nhất của giáo dục nước nhà là sau khi giành độc lập năm 1945. Ngày đó, cả nước chỉ có khoảng 5% dân số biết chữ. Thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, chúng ta đã tiêu diệt thành công giặc dốt, nghĩa là về cơ bản, đã xóa mù cho toàn dân. Việc lớn như thế mà chúng ta đã từng làm được thì việc bây giờ có thấm tháp vào đâu?

Vậy chả lẽ bây giờ chúng ta kém cỏi? Và công việc giáo dục đã trở nên quá sức?

Tôi không nói kém cỏi nhưng trong số những người lãnh đạo ngành giáo dục, có một số ít người “hơi bị” kém tâm. Thật ra, mọi chuyện có vẻ to tát thế nhưng nếu như có thật tâm, không làm những điều thất đức vì những lợi ích cá nhân thì mọi việc rất sáng sủa và đơn giản.

Xin cám ơn ông!


Bùi Hoàng Tám



Phần nhận xét hiển thị trên trang

tại sao trước khi hoá rồng đất nước lại cần phải hoá điên?



THI SĨ GIẢ DẠNG LÀM NHỮNG XÁC CHẾT BIẾT ĐI..

Thi sĩ thấy bây giờ Công ty Than & Khoáng Sản đang kinh doanh nhà hàng khách sạn, Công ty Dầu Khí đang kinh doanh xe buýt, Công ty Bưu Chính Viễn Thông đang xây nhà cho thuê... mà chả ai ngạc nhiên về lòng tham và sự hoang tưởng. Không phải là nhảy bừa vào những chỗ mình không biết gì mà người ta gọi là kinh doanh đa ngành nghề, vừa sang trọng vừa dễ thành Tổng Công Ty hay Tập Đoàn, tha hồ hốt bạc. Thi sĩ biết họ kinh doanh không bằng mồ hôi nước mắt của sự sáng tạo, của sự vận hành một đời kinh nghiệm làm nghề mà chỉ qua các mối quan hệ. Chứng Khoán xuống thì đổ vào Địa Ốc, Địa Ốc xuống thì đổ vào Vàng, Vàng xuống thì đổ vào Xăng, riêng Xăng thì cứ lên mãi nên đổ hết lên đầu dân chúng. Thi sĩ thấy khoái với trò chơi này, vừa vui và kiếm bộn tiền

Vợ của thi sĩ nói: tôi chả thấy vui chỗ nào. Công ty chế biến thực phẩm tươi sống lại đi mở trường Đại Học, kiểu này 3 đứa con gái của mình học hành ra sao? Thi sĩ gạt đi: Đó là sự phát triển theo chiều ngang và chiều dọc, vì thi sĩ vốn rất giỏi ma trận & phương trình tuyến tính nên sau một hồi giải thích vẽ sơ đồ, vợ thi sĩ cũng nhoẻn cười tỏ ra thấu hiểu và lấy làm thich khi thi sĩ suốt ngày chạy lăng xăng khắp nơi
Từ đó thi sĩ bắt đầu đầu tư ngoài ngành ồ ạt, vay thêm vốn của bạn bè & tha hồ in những tấm card visit thi sĩ kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh kiêm hoạ sĩ tranh trừu tượng kiêm nhà viết kịch kiêm nhà phê bình kiêm nhạc sĩ kiêm đạo diễn kiêm sứt đầu mẻ trán... Đó là do kiêm nhiều quá nên thi sĩ thường có ba đầu sáu tay hay nhiều khi sáu đầu ba tay. Vì nhiều đầu mà không phải quái thai nên thi sĩ dễ bị sứt đầu mẻ trán do người ta ném đá như thế nào cũng trúng ngay đầu thi sĩ
Chỉ có điều bây giờ thi sĩ không còn làm thơ
Đi với nhà thơ, thi sĩ thành nghệ sĩ nhiếp ảnh, đi với nghệ sĩ nhiếp ảnh thi sĩ thành nhà viết kịch, đi với nhà viết kịch thi sĩ thành hoạ sĩ... Cứ thế thi sĩ chơi trò chơi này làm tất cả mọi người phát điên theo thi sĩ, mở tiệm bán Xe Máy kiêm Chuối Chiên, bán Chuối Chiên kiêm Xét Nghiệm Máu, Xét Nghiệm Máu kiêm Mát-Xa... Ai cũng vui vì trở thành AQ, mau chóng trở nên nổi tiếng và nhận Giải Thưởng cũng như các danh hiệu Công Dân Danh Dự cùng với thi sĩ
Chỉ có điều thi sĩ không hiểu, tại sao trước khi hoá rồng đất nước lại cần phải hoá điên?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người dân vùng lũ nghi nhận gạo giả: Phó CT UBMTTQ nghĩ “có bàn tay phá hoại”


dsc1965-1511497741206

“Tôi đang nghi ngờ có một bàn tay phá hoại liên quan đến việc tiến hành thử nghiệm gạo”, ông Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi nhận định.
Ngày 24/11, ông Lê Văn Sáu, Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ngãi, đã đích thân đến xã Tịnh Hà (huyện Sơn Tịnh) để kiểm tra nghi vấn xung quanh việc người dân vùng lũ nhận gạo cứu trợ bị nghi là gạo giả.
Theo ông Sáu, thông tin gạo giả đã xuất hiện cách đây vài ngày ngay khi người dân nhận được quà từ nhà từ thiện. Ông Sáu cho rằng nếu đúng thật như vậy thì ai cũng buồn. Ngành chức năng cũng vào cuộc tìm ra cơ sở cung cấp gạo cho đơn vị cứu trợ để xử lý kịp thời.
Người dân vùng lũ nghi nhận gạo giả: Phó CT UBMTTQ nghĩ có bàn tay phá hoại - Ảnh 1.
Mẫu gạo bị đốt cháy nghi ngờ là gạo giả được thu giữ để kiểm tra
“Tôi tin chắc chắn không phải là gạo giả vì tôi đã trực tiếp đi kiểm tra, làm việc với những người có trách nhiệm, chính quyền địa phương.
Tôi đang nghi ngờ có một bàn tay phá hoại liên quan đến việc tiến hành thử nghiệm gạo. Gạo được cứu trợ là của một doanh nghiệp rất gần gũi với mặt trận”, ông Sáu khẳng định.
Công an huyện Sơn Tịnh cho hay họ đã vào cuộc điều tra nguồn gốc số gạo và gửi mẫu đến các cơ quan chuyên môn xác định để cung cấp thông tin đến người dân.
Trước đó, một doanh nghiệp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Sơn Tịnh trao tặng 50 suất quà cho người dân vùng lũ thuộc xã Tịnh Hà. Các hộ dân nhận quà là những gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ neo đơn có hoàn cảnh khó khăn…
Người dân vùng lũ nghi nhận gạo giả: Phó CT UBMTTQ nghĩ có bàn tay phá hoại - Ảnh 2.
Gạo bốc cháy khi người dân đốt và dính lại với nhau
Mỗi suất quà có 10kg gạo trong các túi có nhãn hiệu Hương Lài và một số lương thực thực phẩm khác.
Tuy nhiên, một số hộ dân khi mang gạo đi nấu thì cơm cứng, không có mùi thơm. Người dân nghi ngờ nên mang rang lên rồi đốt thì gạo bốc cháy rất nhanh và kết dính lại với nhau. Người dân cũng tiến hành đốt thử gạo do họ sản xuất thì không có hiện tượng trên.
Nguồn:news.zing.vn


Phần nhận xét hiển thị trên trang