Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Nhớ Đông Ky Sốt

LÊ MINH QUỐC

(Tặng Ngô Kinh Luân)

Có những lúc tâm hồn không chút nắng
Từng sợi mưa ảm đạm rớt qua ngày
Tôi mỏi mệt chìm sâu trong hoài niệm
Ngồi một mình đếm mãi những ngón tay

Từng ngón ngắn, ngón dài trên bàn tay năm ngón
Ngẫm tháng ngày cũng từa tựa thế thôi
Chẳng mới mẻ cũng chẳng gì cũ rích
Nhịp đồng hồ cứ gõ nhịp buông xuôi

Bỗng lúc ấy, chàng đột nhiên lại đến
Tiếng sóng reo ào ạt đẫm linh hồn
Cây biếc lá lại cựa mình thức dậy
Lại tiếng đời ấm áp trái tươi ngon

Truyền cảm hứng từ những gì đã sống
Rất thản nhiên nhẫn nại đến nao lòng
Đã hiện hữu một chàng Đông Ki Sốt
Rất Kinh Kha khí khái bước qua sông

Rất Từ Hải thanh gươm trên yên ngựa
Thẳng một đàng xuyên vô cảm lạnh câm
Thẳng một nẻo từ những gì đã nghĩ
Mộng tưởng rằng đi mãi gặp mùa xuân

Dưỡng chất gì rất cần cho đời sống
Trả lời đi - tôi biết nói thế nào?
Sau nhắm mắt, nhăn mày cùng nhíu trán
Tôi nghĩ rằng cần… mộng tưởng chứ sao?

Không tranh luận, chẳng việc gì tranh luận
Những lúc mưa ủ dột nhũn nhoẹt ngày
Tôi lại cần chuyện trò Đông Ky Sốt
Để tin rằng nắng ấm vẫn đâu đây…

L.M.Q
(nguồn: Báo Thanh Niên số 30.4.2017)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ý bác Thông cào:

Độc quyền hão huyền

Xứ này nó buồn cười nhố nhăng ở chỗ:

Hồi xưa các ông cán bộ cấm dân đọc tiểu thuyết lãng mạn 30-45 (không xuất bản, không truyền bá, không dạy, chỉ nói xấu thì là cấm chứ còn gì), cấm hát nhạc vàng (đứa nào hát nhạc vàng bị đi tù) nhưng riêng các ông ấy tha hồ đọc, tha hồ hát.

Ngày xưa các ông ấy đặt ra thứ phim tư liệu (thường là phim sex, phim có cảnh hở hang; phim đồi trụy của "bọn tư sản, đế quốc", phim của "chế độ ngụy quyền Sài Gòn thối nát") cấm chiếu, nhưng phải thường xuyên chiếu riêng cho các ông ấy xem.

Ngày xưa các ông ấy bảo tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng, thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, cả nước ra trận nhưng hầu hết các ông ấy cho con đi học nước ngoài Liên Xô, Tiệp Khắc... (trừ vài cụ liêm chính như Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt...).

Ngày xưa các ông ấy cấm nghe đài địch (Sài Gòn, Hoa Kỳ, BBC...) nhưng các ông ấy nghe từng giờ, bảo để biết mình biết người mà đối phó với nó.

Ngày xưa các ông ấy phân biệt tin do TTXVN lấy về hằng ngày từ các nguồn phải có bản tin riêng, đặc biệt, mật... chỉ các ông ấy mới có quyền đọc, luôn có dòng chữ không phổ biến, nhưng phải hạn biến cho các ông ấy.

Bây giờ, các ông ấy tức tối bởi người dân sử dụng internet biết được nhiều thứ, dùng mạng xã hội để bày tỏ thái độ, quan điểm, suy nghĩ cá nhân, trừ một số ông muốn chỉ mình được dùng, còn lại phần lớn ngu internet, muốn người khác phải ngu theo mình.

Nói chung, các ông ấy ảo tưởng, tự cho mình là thánh thần, là siêu nhân, là tinh hoa trời đất, là đỉnh cao trí tuệ, là chót vót mây xanh, có thuốc ngừa (không phải thuốc ngừa thai), không bị ô nhiễm, còn dân chúng là cỏ rác, bùn đất cả, dễ hư hỏng. Các ông ấy tự quy định mình phải khác mọi người, hơn mọi người, đối lập với số đông, ngay cả cống hiến, đóng góp cũng theo kiểu riêng của mình (con mày đi bộ đội, con tao đi nước ngoài, đều là đóng góp, các ông ấy lý luận thế).

Nay thì internet, mạng xã hội đã sổ toẹt tất cả, khiến dân trí ngày càng cao, làm cho các ông ấy choáng váng, tức tối. Đó là lý do đám các ông ấy nói chung, các ông Vũ Đức Đam, Võ Văn Thưởng, Trương Minh Tuấn liên tục đăng đàn hằn học với mạng xã hội, với Facebook (phây búc), với Google (gu gồ). Tôi thương hại các ông ấy, cứ nghĩ là bậc "trí giả", ai ngờ trí giả thật. Điều duy nhất các ông có thể độc quyền được, đó là sự hão huyền, ảo tưởng.

Tôi chỉ muốn khuyên các ông ấy rằng cuộc sống có quy luật của nó. Cản lại quy luật cuộc sống sẽ bị chính bánh xe của quy luật nghiền nát.

Thông cào

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đảo chính ở Zimbabwe không phải lý do để ăn mừng


Leonid Bershidsky
Phạm Nguyên Trường dịch

Nhưng đây là bài học giá trị cho những nhà độc tài đang tìm cách bám víu vào quyền lực. 

Mọi sự vẫn thế, mà có thể còn xấu hơn

Như là người lãnh đạo Zimbabwe, Robert Mugabe, giữ được quyền lực lâu hơn cả Stalin ở Liên Xô lẫn Mao Trạch Đông ở Trung Quốc. Vì chính quyền của ông ta sắp cáo chung - dường ông ta sẽ bị quản thúc tại gia sau khi quân đội giành được quyền lực – cần phải suy nghĩ về những sai lầm mà ông phạm, cũng là nguyên nhân dẫn tới sự cáo chung của con đường hoạn lộ tuyệt vời của ông ta.

Daniel Treisman, nhà chính trị học của University of California, Los Angeles (UCLA) khẳng định trong một bài báo gần đây rằng hầu hết các nhà độc tài sụp đổ vì những lý do thể hiện rằng tất cả bọn họ là những người có quá nhiều tính người: kiêu căng, có xu hướng chấp nhận những rủi ro không cần thiết, xung động tự do hóa dẫn tới cái dốc đầy nguy hiểm, chọn sai người kế nhiệm, bạo lực vô ích.

Mugabe, 93 tuổi, cũng không phải là ngoại lệ; ông ta đã sai lầm trong khi chuẩn bị người kế nhiệm và dựa quá nhiều vào lực lượng quân sự. Khi ông ta tìm cách thay đổi lựa chọn, các tướng lĩnh đã quyết định rằng thế là quá đủ rồi.

Hầu như trong suốt 37 năm cầm quyền của Mugabe, Emmerson Mnangagwa – tương tự như Mugabe, một cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh giành độc lập của Zimbabwe, tay từ Anh quốc - là đồng minh và trợ tá thân cận nhất của nhà độc tài. Là Bộ trưởng an ninh đầu tiên của nước này, ông ta lãnh đạo các đơn vị đặc biệt, chuyên đàn những bộ lạc chống đối chính quyền của Mugabe. Binh lính của những đơn vị này buộc dân làng phải nhảy múa trên những nấm mồ vừa mới đắp của người than của họ, miệng hô những khẩu hiệu ủng hộ Mugabe, mà Heidi Holland đã mô ta trong Dinner with Mugabe, cuốn sách viết về sự chuyển hóa từ thần tượng của phong trào giải phóng dân tộc sang chế độ chuyên chế.

Sau đó, cuối những năm 1990, khi Zimbabwe đứng về phía chính phủ trong cuộc Chiến tranh Congo lần thứ hai, Mnangagwa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với quân đội, giúp họ giành được các nhượng bộ về khai thác khoáng sản để đổi lấy việc ủng hộ tổng thống Laurent-Desire Kabila (của Congo – ND).

Tham vọng chính trị của Mnangagwa gia tăng và năm 2005, Mugabe đã ngăn chặn con đường hoạn lộ của ông ta, không cho ông ta nắm giữ vị trí cao cấp trong đảng cầm quyền Zanu-PF, sau khi ông ta định giành vị trí phó chủ tịch đảng. Tuy nhiên, Mnangagwa vẫn vượt qua được vụ cách chức này và năm 2014 đã giành được vị trí phó chủ tịch. Rõ ràng là, mặc dù không có đầy đủ phẩm chất chính trị - ông ta đã thất bại trong hai cuộc bầu cử ngay trong khu vực bầu cử của mình - Mugabe vẫn coi ông ta là người kế nhiệm tiềm tàng.
Robert Mugabe ngủ trong một cuộc họp ở LHQ

Trong khi Mnangagwa chứng tỏ khả năng nắm quyền của mình, ông ta củng cố các mối quan hệ và tìm sự ủng hộ của các giới quyền uy của Zimbabwe, Mugabe ngày càng lệ thuộc vào quân đội. Năm 1014, Charles Mangongera, một nhà nghiên cứu về Zimbabwe, viết trong một bài báo như sau:

“Khi sự kìm kẹp của vị tổng thống độc tài suy giảm vì phong trào đối lập gia tăng, quân đội ngày càng tham gia sâu hơn vào chính trị. Giới tinh hoa trong quân đội giành được quyền phủ quyết hiến định và ngăn chặn được quá trình chuyển hóa sang chế độ dân chủ bằng cách quân sự hóa các cơ quan nhà nước quan trọng nhất và sử dụng bạo lực nhằm chống lại những người thách thứcMugabe. Đổi lại, tầng lớp tinh hoa quân sự được tưởng thưởng bằng các hợp đồng béo bở của chính phủ, được tiếp cận với những khu đất giá trị nhất, được nhượng quyền khai thác khoáng sản và các điều kiện thuận lợi khác mà nhà nước tước đoạt do Mugabe cầm đầu dành cho họ”.

Không thể coi lực lượng quốc phòng Zimbabwe là kiểu quân đội mà trong những giai đoạn khủng hoảng có thể bước vào nhằm đảm bảo hoạt động bình thường và tuân thủ truyền thống quản trị, như quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã làm nhiều lần trong thế kỷ XX. Lực lượng quốc phòng Zimbabwe gắn bó chặt chẽ với đảng Zanu-PF, nhưng không tất yếu gắn bó với Mugabe. Khi nhà độc tài lão hóa ngày càng già yếu, thường xuyên phải ngủ gật trong những buổi họp mặt nơi công cõng, Constantine Chiwenga, chỉ huy lực lượng quốc phòng Zimbabwe, đã trở thành đồng minh của Mnangagwa.

Vì vậy, khi Mugabe xa thải Mnangagwa vào đầu tháng này, với cáo buộc nói rằng ông ta không trung thành, và khi người ta thấy rõ là nhà độc tài muốn vợ mình, bà Grace, trở thành phó chủ tịch và kế vị ông, thì Chiwenga tiến lên, với lời hứa là sẽ ngăn chặn “những kẻ muốn chống phá cuộc cách mạng”. Đảo chính ở Harare diễn ra vào ngày hôm sau.
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã

Có rất ít lý do để ăn mừng sự kiện này. Grace Mugabe, với tính khí hung bạo và thích xa hoa của bà ta, khó có thể trở thành vị tổng thống vĩ đại. Mnangagwa, 75 tuổi, cũng chẳng hơn gì. Các nhà quan sát gọi ông ta là người tàn nhẫn và độc ác. Holland viết: “Ứng cử viên phe đối lập, người thắng ông ta ở khu vực bầu cử Kwe Kwe Central sau chiến dịch vận động đầy cay đắng vào năm 2000, suýt chết khi đoàn viên thanh niên thuộc tổ chức thanh niên Zanu-PF bắt cóc ông ta và tưới xăng lên người nhưng không châm được lửa”.

Nước Zimbabwe, đã trải qua vụ bạo lực gây ta nhiều thương tổn và những xáo trộn về kinh tế dưới thời Mugabe, không hi vọng gì nhiều vào sự can thiệp của giới quân sự. Sự thay đổi, được sinh ra từ âm mưu trong cung điện chứ không phải là sự phản kháng của nhân dân, có nghĩa là mọi thứ vẫn như cũ hoặc là còn tệ hơn. Nhà độc tài mới sẽ tìm cách nói với dân chúng rằng rằng ông ta có nhiều lý do để làm đảo chính hơn là người tiền nhiệm của ông ta, và điều đó có nghĩa là sẽ có những cuộc đàn áp dữ dội hơn.

Nhưng, sự kiện ở Zimbabwe có thể là một bài học bổ ích cho các nhà cai trị chuyên chế trên khắp thế giới. Đồng minh lâu năm với tham vọng được kế nhiệm không thể chờ đợi mãi cái chết của nhà độc tài. Nếu người đó có cơ hội củng cố quyền lực, và đặc biệt là kết bạn với những tướng lĩnh đầy quyền lực, thì thời gian nắm quyền của nhà độc tài đã được quyết định. Người đó cũng sẽ không thay đổi suy nghĩ của mình về quyền kế thừa. Liên tục xáo trộn bộ máy an ninh và ban lãnh đạo chính trị đã tạo điều kiện cho Stalin và Mao chết khi vẫn còn quyền lực. Quyết định ngay từ sớm về việc thiết lập triều đại là có lợi cho Kim Nhật Thành. Mugabe sẽ không nằm trong hàng ngũ những nhà độc tài bách chiến bách thắng này, vì ông ta là người cẩu thả. Nhưng đây cũng là tính người, nhất là sau gần bốn thập kỷ cầm quyền.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hoa Kỳ có thể rời bỏ Biển Đông ?


HK đã ba lần chiến thắng các trận đại chiến trên thế giới trước đây. Lần này Mỹ bước vào cuộc chiến mới với ưu thế tuyệt đối của mình, không có lý do gì mà Mỹ thua trận ở Biển Đông. Trừ khi Tập Cận Bình từ bỏ đấu óc bá quyền Đại Hán để chung sống hoà bình với nhân loại. Nếu không Trung Hoa sẽ gánh một hậu quả khôn lường cho “giấc mơ Trung Hoa” của họ.
Biển Đông gồm Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, trước đây được xem như vùng biển quốc tế để các thương thuyền, chiến hạm lưu hành tự do. Từ khi Trung Cộng tự nhận chủ quyền “hình lưỡi bò chín đoạn”, bồi đắp đảo tân tạo và đặt cơ sở quân sự thì Biển Đông dậy sóng.


Sự căng thẳng giữa Trung Cộng (TC) và Hoa Kỳ (HK) trên Biển Đông càng ngày càng cao, từ can thiệp ngoại giao, tuần tra quân sự, tập trận bắn đạn thật liên tục xẩy ra trong vùng… Việt Nam, với địa chính trị quan trọng, trở thành tâm điểm để các cường quốc kéo vào quỹ đạo của mình… Vấn đề đặt ra là HK có dám bỏ Biển Đông mà giữ được vị thế siêu cường trong thế kỷ thứ 21 hay không? Từ đó cho ta viễn ảnh về quan hệ Mỹ-Việt trong tương lai.

1) Hoa Kỳ thay đổi chiến lược biển sau Chiến Tranh Lạnh (1945-1991):

Sau khi khối Cộng Sản tan rã năm 1991, chiến tranh lạnh chấm dứt. Năm 1992, HK lập tức thay đổi chiến lược biển toàn diện. Phân chia những hạm đội hải quân “đóng chốt” tại các eo biển có tuyến hàng hải huyết mạch trên thế giới nhờ các lực lượng HKMH thuộc lớp Nimitz, các đội Tàu Ngầm và chiến hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử, không cần tiếp tế nhiên liệu. 

Riêng tại vùng biển Tây-Nam Thái Bình Dương, Mỹ kiểm soát những eo biển huyết mạch nằm trên một chuỗi nối tiếp, dễ dàng và nhanh chóng hỗ trợ nhau khi hữu sự. Những eo biển do Hải Quân Mỹ làm “cảnh sát” gồm: Eo biển Luzon (Luzon Strait giữa Philippines và Đài Loan), eo biển Makassar (Makassar Strait giữa đảo Borneo và Celebes Indonesia, nối biển Java và Celebes), eo biển Sunda (Sunda Strait giữa đảo Java và Sumatra Indonesia, nối Ấn Độ Dương với biển Java); Và eo biển Malacca (Malacca of Strait giữa Mã Lai và Indonesia, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương).

Về mặt chiến lược, giữ an ninh những eo biển này tức sẽ giữ dược tuyến hàng hải Ấn Độ – Thái Bình Dương và làm chủ ba chiến lược: giữ an toàn tuyến đường biển chở dầu từ Trung Đông qua Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, bảo vệ an ninh tuyến đường thương mại mà Mỹ có 60% lượng hàng hoá đi qua hàng ngày, và bảo vệ các nước châu Á Thái Bình Dương mà TT Trump cho là “chòm ngân hà”, đó là vùng đất vàng trong thế kỷ thứ 21.


Những eo biển thuộc Tây-Nam Thái Bình Dương
 mà Hải Quân Mỹ thường xuyên kiểm soát

2) Muốn thành cường quốc phải là cường quốc biển (Sea Power)

Từ thế kỷ thứ 19, Đô Đốc Hải Quân HK Alfred Thayer Mahan (1840-1914) một chiến lược gia lừng danh của Mỹ mà sử gia John Keegan người Anh gọi Mahan “là chiến lược gia quan trọng bậc nhất của HK trong thế kỷ thứ 19” (1). Alfred Mahan khẳng định “chỉ có sức mạnh trên biển mới giúp các nước trở thành cường quốc chứ không phải sức mạnh trên đất liền.” Cuốn The Influence of Sea Power Upon History, 1660–1783 xuất bản năm 1890 của ông là kim chỉ nam cho những nhà hoạch định chiến lược của các nước thực dân châu Âu đi xâm chiếm thuộc địa.

Theo Mahan, muốn trở thành cường quốc biển, cần những điều kiện như vị trí địa lý của quốc gia tiếp giáp với mặt biển; Có bờ biển đủ rộng và thuận lợi cho hoạt động quân sự, kinh tế và thương mại; Có sức mạnh để bảo vệ vùng biển của mình; Và có phương tiện hữu hiệu cho việc di chuyển trên biển. Lý thuyết đó đã tác động mạnh vào các nước thực dân châu Âu, họ đua nhau đóng chiến hạm vượt đại dương xâm chiếm thuộc địa khắp năm châu bốn bể vào hậu thế kỷ thứ 19 kéo dài đến nửa thế kỷ 20. Thực dân Anh chiếm Ấn Độ để có Ấn Độ Dương, thực dân Pháp chiếm Việt Nam để có Biển Đông, thực dân Hà Lan chiếm Indonesia xem như chiếm biển Nam Dương v.v.. tất cả đều muốn làm “Cường Quốc Biển” như chiến lược gia Mahan đề xướng.

3) Hoa Kỳ chuẩn bị Siêu Cường Biển

Trong khi chiến lược gia Mahan người Mỹ vạch ra chiến lược “cường quốc Biển” và các nước châu Âu nhanh chóng dùng làm phương châm trở nên những đế quốc Thực Dân xâm chiếm thuộc địa khắp nơi để làm giàu cho mẫu quốc, thì HK không dùng tàu chiến xâm lăng thuộc địa, mặc dù thừa khả năng. Thế giới lúc đó ngạc nhiên thắc mắc: Lẽ nào Mỹ không muốn thành cường quốc? Hay người Mỹ thấy quyền lợi mà không ham? Thật phi lý, ai cũng biết chủ nghĩa của Mỹ là chủ nghĩa “thực dụng” vì quyền lợi…

Nhìn vậy mà không phải vậy, Mỹ không tranh cường quốc biển mà chuẩn bị cho vị thế Siêu Cường Biển. HK đang chuẩn bị một kế hoạch lâu dài vững chắc. Nhìn lại lịch sử chiến tranh của nước Mỹ trên thế giới, ta thấy HK rất điêu luyện về chiến lược “đi sau mà về trước”. 

Trong thời kỳ Đệ I Thế Chiến (1914-1918), khi chiến tranh đã qua ¾ đoạn đường chiến binh, tháng 6/1917 Mỹ nhảy vào cuộc chiến. Rốt cuộc, Mỹ nhận thành quả nước thắng cuộc. Thời Đệ II thế chiến (1939-1945) cũng vậy, hai năm đầu Mỹ tuyên bố đứng trung lập, đến năm 1941 Mỹ vào cuộc, cuối cùng Mỹ nắm chủ động thắng cuộc. Cuộc Chiến Tranh Lạnh (Cold War) tuy cuối cùng chiến thắng Cộng Sản nhưng không vinh dự như hai đại chiến trước vì hội chứng chiến tranh Việt Nam. Với kinh nghiệm trong ba đại chiến đó, Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng để bước lên vũ đài Siêu Cường Biển và duy trì thế siêu cường của mình về lâu dài sau Chiến Tranh Lạnh.

Qua ba cuộc đại chiến, hễ Mỹ dùng chiến lược “đi sau mà về trước” thì đạt những chiến thắng lừng lẫy, uy tín ngút trời, nâng vị thế nước Mỹ thành quán quân trên chính trường quốc tế. Từ trước tới nay, Mỹ chuẩn bị làm siêu cường rất chu đáo, không khoe khoang, bồng bột, háo thắng… 

Mỹ đã chuẩn bị 4 phương tiện làm Siêu Cường Biển như sau.

Thứ nhất, về Tàu Ngầm (Submarine), chiếc tàu ngầm đầu tiên do Nga sáng chế bởi Yefim Nikonov và đưa vào phục vụ chiến tranh từ năm 1720. Nửa thế kỷ sau, năm 1775 Mỹ nghiên cứu tàu ngầm “Turtle” một người lái (2). Khi chiến tranh Nhật-Mỹ tại Trân Châu Cảng (1941) thì Tàu Ngầm Mỹ tham chiến trở thành mũi nhọn trọng yếu đánh đắm hải quân Nhật. Từ đó đến nay, Mỹ không ngừng nâng cao kỹ thuật tàu ngầm về mọi mặt, hiện nay Mỹ có đội tàu ngầm vô địch về số lượng, cũng như chất lượng và khả năng chiến đấu vô song. Tàu ngầm hải quân Mỹ chạy bằng năng lượng nguyên tử, trang bị hoả tiễn tự hành tối tân Tomahawk (3) và trang bị cả hỏa tiễn mang đầu đạn nguyên tử. 

Thứ haivề Hàng Không Mẫu Hạm (Aircraft Carier), chiếc đầu tiên do Nhật hạ thuỷ là HKMH Hosho vào năm 1922; Hải quân Anh có chiếc HKMH HMS Hermes vào năm 1924 [4]. Ba năm sau, vào tháng 9, 1927 Hải quân Mỹ mới có chiếc HKMH thuộc Lexington-class đưa vào hải quân. Giờ đây khi nói đến HKMH của Mỹ thì thế giới phải kinh ngạc, với 5 hạm đội (3,4,5,6,7) tung hoành trên khắp năm châu bốn biển. Hải quân các quốc gia trên thế giới tổng cộng có 20 chiếc HKMH thì Mỹ chiếm 11 chiếc (55%), và mỗi HKMH của Mỹ chạy bằng năng lượng nguyên tử và trang bị vũ khí tối tân gấp bội lần HKMH của các nước khác [5]. 

Thứ ba, về Không Quân, trong thời kỳ đệ I thế Chiến năm 1914, không quân Đức dùng oanh tạc cơ Zipperlins (Airship) dội bom các mục tiêu khắp châu Âu [6], thì không quân Mỹ chưa thành hình. Năm 1917, Mỹ mới có một đội phi cơ nhỏ hoạt động trong toán American Expeditionary Force (AEF). Thế mà 24 năm sau, 1941 khi Mỹ tham gia Đệ II thế Chiến, oanh tạc cơ của Mỹ bay đen vùng trời và dội bom khắp trên nước Đức. Không những tại châu Âu, mà ở châu Á máy bay B-29 đã có khả năng dội hai trái bom nguyên tử trên đất Nhật kết thúc Đệ II thế chiến. Ngày nay, nói đến không quân Mỹ, những chiến đấu cơ F-16, F-18, F-22 và F-35 đang làm chủ vùng trời thế giới, bên cạnh những máy bay ném bom chiến lược B-52, B1 khổng lồ xuất phát từ từ các phi trường nội địa nước Mỹ có thể bay đến dội bom bất cứ nơi nào trên thế giới rồi trở về với sự tiếp tế nhiên liệu trên không…

Và thứ tư,
 về bộ binh, binh chủng Thuỷ Quân lục Chiến lừng danh qua bao cuộc đại chiến thế giới, cùng với một lực lượng Bộ Binh hùng hậu được trang bị vũ khí cá nhân và xe thiết giáp tối tân, những giàn hoả tiễn THAAD làm cho thế giới kinh ngạc… THAAD đặt ở đâu thì đối phương lên tiếng phản đối vì sự tối tân và hiệu năng chiến đấu vô song của nó.

Bốn phương tiện chủ động để làm siêu cường thì Mỹ đều “đi sau mà về trước”, cộng thêm kinh tế luôn hàng đầu với tổng sản lượng (GDP) năm 2016 hơn 25% GDP toàn thế giới (10), nay Mỹ là Siêu Cường Biển vô địch, bỏ xa các nước châu Âu hằng thập niên, và đi trước TC một phần tư thế kỷ. Trong những năm tháng tới, nước Mỹ lại càng bỏ xa các nước trên thế giới nhờ vào kỹ thuật tối tân và ngân sách quốc phòng khổng lồ. Như vào tháng 9, 2017, Quốc Hội Mỹ đã chấp nhận ngân sách quốc phòng 700 tỷ USD (năm 2016 chỉ có $523.9 tỷ) chi dùng vào chương trình “từng bước nâng cấp quân đội Mỹ” [7] của TT Trump yêu cầu. Số ngân sách quốc phòng này vượt quá nửa tổng số ngân sách quốc phòng của các nước trên thế giới cộng lại. Với tiềm lực đó, nước Mỹ sẽ trở thành Siêu Cường Biển trong hằng thế kỷ tới khó ai sánh kịp.


Các Hạm Đội Hoa Kỳ (2,3,4,5,6 & 7) đang kiểm soát các vùng biển trên thế giới – Nay hạm đội 3 & 7 (Đông và Tây Thái Bình Dương) cùng dưới một bộ chỉ huy 

4) Hoa Kỳ hành động ở Biển Đông như thế nào sau Chiến Tranh Lạnh (1992) ?

Không phải giờ này ông Trump cho “Nước Mỹ Trước Hết” (American First) mà từ xưa đến nay Mỹ luôn luôn theo chủ trương có lợi cho nước Mỹ trên hết. Thấy lợi là Mỹ nhảy vào dù hy sinh xương máu, không lợi thì Mỹ rút lui dù ai có kêu gào giúp đỡ cũng phớt lờ (don’t care). Chẳng qua những đời Tổng Thống Mỹ trước đây xuất thân chính trị chuyên nghiệp nên họ khéo ăn nói che được bản chất nước Mỹ mà thôi. 

Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tuỳ theo từng giai đoạn mà Mỹ hành động có lợi nhất cho nước Mỹ. Việc bỏ Cam Ranh năm 1975 nay trở lại đều nằm trong tính toán chiến lược của Mỹ.

a) Giai đoạn 1992-2009:

Từ năm 1992, Hải Quân Mỹ đã chủ trương làm chủ những eo biển chiến lược sinh tử trên Ấn Độ -Thái Bình Dương như đã đề cập ở trên, cùng thời kỳ ấy HK đã chuẩn bị liên kết vùng Đông Nam Á bằng cách ngấm ngầm ủng hộ Indonesia đẩy mạnh sinh hoạt của Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á gọi tắt là ASIAN [9]. 

Mặc dù vậy, trong thập niên năm 1990, nhận thấy TC đang đối phó với đói nghèo, còn loay hoay trong thềm lục địa, chưa có khả năng đặt chân ra Biển. Các nước vùng châu Á-Thái Bình Dương đang ngập lặn trong chiến tranh giữa các nước Cộng Sản “anh em” tranh dành lý thuyết Mác-Lê lỗi thời (VN đánh Cambodia, TC đánh VN). Nhìn chung, khu vực này như “mớ bòng bong”. Mỹ thấy không có lợi về thương mại, nhúng tay vào thêm rắc rối, chi bằng âm thầm giữ những eo biển quan trọng trên Biển để bảo đảm tuyến hàng hải là đủ. Thậm chí quay mặt để các nước Đông Nam Á tự cấu xé lẫn nhau hầu rãnh tay khai thác túi vàng đen dầu lửa ở Trung Đông. 

Chính sách của Mỹ lúc đó là cố làm chủ những mỏ dầu to lớn đại ở vùng Vịnh và tập trung phát triển nền kinh tế kỹ thuật điện tử “hight tech”. Từ đó những máy vi tính ra đời bằng bộ óc thông minh của con chíp điện tử microprocessor, kỹ nghệ “dot com”, hệ thống internet toàn cầ đưa nước Mỹ bước vào kỷ nguyên kỹ nghệ điện tử làm thay đổi vận hành thế giới, nước Mỹ ở vào thời kỳ kinh tế cực thịnh và nâng cao uy thế trên thế giới.

Dưới thời TT Bush vẫn thấy vùng Châu Á-Thái Bình Dương chưa phát triển, còn ở mức “xoá đói giảm nghèo” không phải là lúc khai thác quyền lợi, cũng như chưa có những đe doạ nguy hiểm cho an ninh nước Mỹ, nên TT Bush lơ là và vắng bóng tham gia các hội nghị quan trọng của khối ASIAN. Chỉ duy trì ngoại giao cần thiết, đứng quan sát tình hình thời cuộc. Hơn thế nữa, đang đối đầu với chiến tranh chống khủng bố, phải cung cấp tài nguyên và nhân lực cho những cuộc chiến chống khủng ngoài nước và tăng cường an ninh nội bộ…

b) Giai đoạn 2009 – 2016:
Năm 2009, là năm TT Barack Obama mới bước vào Toà Bạch Ốc phải đối đầu với trăm ngàn ngổn ngang của TT Bush để lại. Nước Mỹ trong cơn khủng hoảng kinh tế trầm trọng, đang lâm vào cuộc chiến chống khủng bố ở hai chiến trường Iraq và Afghanistan còn mịt mù khói lửa, quân khủng bố Hồi Giáo vẫn tiếp tục khiêu khích trên thế giới tự do… Thừa nước đục thả câu, TC đệ trình lên Liên Hiệp Quốc bản đồ tự vẽ “lưỡi bò 9 đoạn” đòi làm chủ 90% diện tích Biển Đông vào giữa năm 2009. Báo hiệu quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông và vùng Đông Nam Á bị đe doạ!

Lập tức, TT Obama liền tuyên bố “Xoay Trục Châu Á” để đáp ứng kịp thời với chiến lược Siêu Cường Biển từng vạch ra sau thời hậu Cộng Sản.

Tháng 7/2010 tại Hội Nghị Diễn Đàn Khu Vực khối ASEAN (ARF) ở Hà Nội, cựu ngoại trưởng Hilary Clinton tuyên bố “Biển Đông cũng là quyền lợi cốt lõi của Mỹ”, khởi nguồn chiến lược ngoại giao đối phó với một TC đang hung hăng nổi lên. Lời tuyên bố của bà Clinton làm cho Bộ Trưởng ngoại giao TC Dương Khiết Trì nổi giận rời khỏi phòng họp. Khi trở lại, họ Dương tuyên bố một câu thô lỗ chưa từng có trong ngành ngoại giao “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế”. Không lẽ ỷ nước lớn đi cướp các nước nhỏ hay sao, đó là hành động của bọn thảo khấu !

Qua những sự kiện cho ta thấy rằng Mỹ có chiến lược vạch sẵn của vị thế siêu cường. Tuỳ theo tình hình mà Mỹ biết lúc nào cần đặt ưu tiên hành động để đem quyền lợi cho mình. 

Dưới thời TT Barack Obama thấy âm mưu TC lộ ra rõ ràng, nhất là cuối năm 2014 trở đi, TC bắt đầu có hành động xâm lăng trắng trợn, hiếp đáp các nước yếu trong vùng, đưa giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, xâm lấn vùng lãnh hải Philippines, đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên Biển Đông, hăm doạ các tàu chiến nước ngoài đến vùng biển TC cho là chủ quyền v.v.. Đặc biệt là TC nhanh chóng xây các đảo tân tạo trên vùng biển tranh chấp và ngày đêm lén lút xây căn cứ quân sự, bất chấp luật lệ quốc tế, xem thường “cảnh cáo” của Mỹ. Thậm chí còn thử “gan” của TT Obama bằng cách không cho thang máy ra Airforce One để Obama phải xuống bằng “cửa hậu”. 

Sự phản ứng của Mỹ trong thời gian này tăng lên tùy mức độ. Phần chính chủ yếu về ngoại giao và vận động quốc tế gây sức ép đối với TC. Ban đầu Mỹ tuyên bố trung lập không đứng về phía nào của các nước tranh chấp Biển Đông, nhưng trên thực tế những đòi hỏi của Mỹ rất có lợi cho các nước nhỏ đòi chủ quyền trên Biển Đông. Cổ động việc “đàm phán đa phương”, trong khi TC chỉ muốn “đàm phán song phương” để dễ dàng ăn hiếp các nước yếu. Mỹ khuyến khích Philippines đưa TC ra toà phán xét PCA về xâm phạm Biển Đông để quốc tế hoá hành động xâm lăng phi pháp của TC, và đã chiến thắng. Tiếp theo là có những hành động quân sự như cho chiến hạm hải quân tuần tra vào gần 12 hải lý ở các đảo tân tạo của TC để thách thức chủ quyền. Quốc hội HK thường hối thúc hành pháp có hành động quyết liệt hơn ở Biển Đông. Và Các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng HK đã liên tục viếng thăm thân thiện với các đối tượng trong vùng Đông nam Á như Mã Lai, Singapore, Indonesia, Miến Điện, Việt Nam và nhất là Philippines để tạo đồng minh. 

Nhất là năm 2016, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ash Carter (dưới thời TT Obama) thường đi về vùng Châu Á Thái Bình Dương, ông đã tuyên bố tình hình Biển Đông bước sang giai đoạn 3: “Trong giai đoạn ba, quân đội Mỹ giữ vững và phát triển kết quả từ giai đoạn hai. Sẽ có thêm nhiều vũ khí hiện đại được đưa tới châu Á, bao gồm chiến đấu cơ F-35, máy bay trinh sát P-8 và tàu ngầm nguyên tử, máy bay ném bom chiến lược hiện đại cùng các kỹ thuật công nghệ tối tân về vũ trụ và hệ thống Internet. Bộ trưởng Carter tiết lộ quân đội Mỹ còn nắm trong tay một số vũ khí mới mà mọi người không thể ngờ tới sẽ được khai triển sử dụng ở châu Á-Thái Bình Dương.”

Tuy vậy, TC không chịu lùi bước, họ dùng đủ mánh khoé và hành động tiểu xảo để tiến hành xâm lăng, dùng du kích biển, dùng lực lượng bán quân sự v.v.. sử dụng chiến thuật “mềm nắn, rắn buông” để tiến hành làm chủ Biển Đông, họ đã xây “Vạn Lý Trường Thành” trên biển để làm đầu cầu xuất phát cho quốc sách “Một Vành Đai, Một Con Đường” mà Tập Cận Bình chính thức tuyên bố trong hội nghị APEC tại Đà Nẵng là “không thể đảo ngược”.

c) Giai đoạn 2017….

Nhận thấy những biện pháp của TT Barack Obama chưa có khả năng đẩy lùi bước xâm lược của Tàu Cộng trên Biển Đông, TT Trump tiếp tục tiến hành chiến lược “Xoay Trục” của TT Obama bằng những bước mạnh hơn. Đến lúc TT Trump phải thực hiện chiến lược Siêu Cường Biển của mình để giữ Biển Đông. Ông đã đề ra chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở mà bốn nước trụ cột là Mỹ-Ấn-Nhật-Úc đang thành hình một vòng đai bao vây kinh tế lẫn quân sự TC. Ông Trump đang tìm cách lôi cuốn những nước có địa chính trị liên hệ vào quỹ đạo của Mỹ, điểm nhắm là Việt Nam. Điều này chúng ta đã thấy khá rõ trong chuyến viếng thăm Việt Nam của TT Trump vừa rồi. Cách tiếp cận của TT Trump thấy mạnh hơn, cụ thể hơn và khác hơn so với các đời TT tiền nhiệm. Dĩ nhiên ông sẽ không lập lại cách thức mà các đời TT trước đã thực hiện không có kết quả.

Các chiến lược gia Tòa Bạch Ốc chắc chắn thấu triệt rằng: Nếu Mỹ rời khỏi Biển Đông thì sẽ mất những lợi điểm to lớn như:

– Mất Biển Đông là mất cửa ngõ đường biển và đường hàng không giao lưu với các nước quốc châu Á – Thái Bình Dương đối với quốc tế.

– Mất Biển Đông xem như chặt dứt móc xích trên chuỗi dây xích Ấn Độ-Thái Bình Dương, tuyến đường lưu thông trên biển và trên không bị kiểm soát bởi Trung Cộng.

– Mất Biển Đông thì HK đã đánh mất vị thế Siêu Cường Biển. Tiếng nói của HK trên chính trường quốc tế không còn được tôn trọng. Thế thế giới có thể trở nên hỗn loạn.

– Mất Biển Đông, kéo theo các nước Đông Nam Á không còn niềm tin ở Mỹ, sẽ bổ về quỹ đạo TC, Mỹ xem như mất nguồn khai thác quyền lợi lớn nhất trong thế kỷ 21. Kinh tế hàng đầu của Mỹ bị thách thức, địa vị Siêu Cường Biển bị hạ bệ. 

– Mất Biển Đông, Mỹ sẽ bị bế tắc giao thương với vùng kinh tế châu Á có GDP chiếm hơn 30% GDP toàn cầu (10), đây là vùng có mức độ kinh tế tăng nhanh nhất thế giới hiện nay với thị trường nhân công rẻ là hấp lực cho giới đầu tư nước Mỹ.

Một HK đã chuẩn bị thế Siêu Cường Biển cả hằng trăm năm, càng ngày càng mạnh, càng hiện đại đang bỏ xa các nước trên thế giới. Ngày nay, Hoa Kỳ có uy thế tuyệt đối về mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, tin học xứng với vị thế một Siêu Cường Biển vô địch, thử hỏi rằng HK có thể rời bỏ vị trí chiến lược trọng yếu Biển Đông để rồi nhận lãnh một hậu quả vô tiền khoáng hậu cho tương lai của nước Mỹ hay không? Chắc chắn không. 

Lời kết:


TT Hoa Kỳ Donald Trump và CT TC Tập Cận Bình đọc diễn văn về chiến lược của mình tại Hội Nghị APEC Đà Nẵng 11/2017

Hội Nghị APEC năm 2017 tại Đà Nẵng vừa rồi, qua hai bài diễn văn của TT Mỹ Donald Trump và và Chủ Tịch TC Tập Cận Bình đã mở ra một thế trận chiến lược đối đầu “Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở” và “Một Vành Đai, Một Con Đường” mà Biển Đông là tâm điểm của sự tương khắc đó. 

Cuộc đối đầu này không đơn thuần về quân sự, nó là một trận chiến tổng hợp về kinh tế, quân sự, ngoại giao, tin học…

HK đã ba lần chiến thắng các trận đại chiến trên thế giới trước đây. Lần này Mỹ bước vào cuộc chiến mới với ưu thế tuyệt đối của mình, không có lý do gì mà Mỹ thua trận ở Biển Đông. Trừ khi Tập Cận Bình từ bỏ đấu óc bá quyền Đại Hán để chung sống hoà bình với nhân loại. Nếu không Trung Hoa sẽ gánh một hậu quả khôn lường cho “giấc mơ Trung Hoa” của họ..

Trọng tâm của cuộc đối đầu Trung-Mỹ xẩy ra trên vùng biển Việt Nam, dân tộc ta một lần nữa không thể tránh được cảnh tương tranh này. Đối với TC luôn luôn có dã tâm chiếm nước ta để làm một tỉnh của Tàu như Tân Cương và Tây Tạng, (.............), sự xâm lăng của Tàu Cộng đang tràn ngập nước ta đến mức thậm chí nguy. Nếu không một thế lực nào đủ sức ngăn chận dã tâm Đại Hán xuống Biển Đông và Đông Nam Á thì việc mất nước Việt Nam về tay TC khó tránh khỏi. Hiện nay chỉ có Mỹ mới có đủ khả năng ngăn chận TC.

Khi Hoa Kỳ coi trọng Biển Đông như một vị thế chiến lược không thể mất, thì chắc chắn họ sẽ trở lại vùng châu Á-Thái Bình Dương mà nước Việt vẫn là cứ điểm quan trọng. Dân tộc Việt cần khôn khéo vận dụng cơ hội này để đuổi TC ra khỏi nước ta. 

(...........................)

Hoa Kỳ, ngày 17 tháng 11 năm 2017
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
=========================================

(1) Keegan, John. The American Civil War Knopf, 2009, 272.
(2) https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_submarines
(3) https://en.wikipedia.org/wiki/Submarines_in_the_United_States_Navy
(4) https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_the_aircraft_carrier
(5) https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_aircraft_carriers_by_country
(6) https://en.wikipedia.org/wiki/Air_force
(7)https://www.cnbc.com/2017/09/18/senate-passes-700-billion-defense-policy-bill-backing-trump-call-for-steep-increase-in-military-spending.html
(8)https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_the_United_States_Navy#World_War_I_.281914.E2.80.931918.29
(9) https://vi.wikipedia.org/wiki/Suharto
(10)https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_GDP_(nominal)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cán bộ “thương dân” hay lãnh đạo “thương quan”?


>> Chai rượu có mệnh giá bạc tỷ trong vụ án Hà Văn Thắm


Bùi Hoàng Tám 



















(Dân trí) - Nếu sau này cơ quan điều tra phát hiện có sai phạm tư túi, tức là tham ô, tham nhũng thì chắc Phó Chủ tịch Tráng Thị Xuân cũng… khó nói về chuyện “thương quan” mà sớm “che chắn” này.

Việc bắt giữ cùng một thời điểm gần 20 cán bộ tại Sơn La tiếp tục thể hiện tinh thần quyết tâm chống tham nhũng mà điều ghi nhận ở đây, đó là “lò” đã có biểu hiện “nóng” từ dưới địa phương. Biết đâu từ đây sẽ là khởi đầu cho việc “nóng đều” từ Trung ương đến các tỉnh thành, chấm dứt tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” vừa qua.

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, bước đầu xác định một số đối tượng này có sai phạm với các hành vi: Cố ý làm trái quy định nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Biểu hiện sai phạm của các đối tượng ở các khâu như: đo đạc, lập bản đồ địa chính, thẩm định, thu hồi và bồi thường hỗ trợ không đúng quy định… gây thiệt hại cho nhà nước (thời điểm sai phạm tập trung từ 4/2014 – 3/2015).

Chuyện xà xẻo tiền dự án ở ta không lạ. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng nó như “tất yếu”, dự án “to ăn to, nhỏ ăn nhỏ” mà biểu hiện rõ nhất, đó là công trình do Nhà nước đầu tư giá thành thường cao hơn thậm chí nhiều lần so với những công trình tương tự không nằm trong dự án do nhà nước bỏ tiền.

Do đó, dư luận đối với một công trình lớn như Thủy điện Sơn La, riêng số tiền di chuyển, tái định cư cho 12.584 hộ, 60.000 nhân khẩu (chiếm 61,86% tổng số hộ, 65% tổng số nhân khẩu phải di chuyển) với số tiền hàng chục ngàn tỉ đồng thì việc “xà xẻo”, thất thoát không… lạ!

Có “lạ” chăng là ở chỗ, sự việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ thì trả lời báo chí bên thềm Quốc hội, Đại biểu Tráng Thị Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La cho biết, gần 20 cán bộ tỉnh này bị khởi tố liên quan đến việc tái định cư dự án thuỷ điện Sơn La không liên quan đến chuyện tiền nong, “tư túi” mà chỉ vì… thương dân, làm lợi cho dân mà chưa chuẩn về thủ tục.

Thực tình, hành động cán bộ ở đây “thương dân” hoàn toàn có thể xảy ra, tất nhiên là tỉ lệ có lẽ… khiêm tốn thôi.

Có điều, sự việc đang trong quá trình điều tra mà bà Phó Chủ tịch đã nói “như đúng rồi” thì cũng khá ngạc nhiên.

Giả sử sau này, nếu kết luận của cơ quan điều tra cho thấy sai phạm chỉ là bởi “thương dân”, vì dân thì pháp luật dù nghiêm minh đến đâu cũng sẽ có khoan hồng, “châm chước”. Chả có ở đâu và bao giờ, hành động “thương dân” lại được coi là… một tội!

Tuy nhiên ngược lại, nếu sau này cơ quan điều tra phát hiện có sai phạm tư túi, tức là tham ô, tham nhũng thì chắc Phó Chủ tịch Tráng Thị Xuân cũng… khó nói về chuyện “thương quan” mà sớm “che chắn” này.

Như đã nói ở trên, dù niềm tin rất “khiêm tốn” nhưng người viết bài này vẫn mong rằng các đối tượng đã bị bắt này “thương dân” thật lòng chứ không phải “Ăn của dân không từ thứ gì”.

Và khi đó, dù có thế nào thì người dân cũng ghi nhớ bởi “Giúp dân dân lập miếu thờ…”.

Mong lắm thay cán bộ “thương dân” chứ không phải lãnh đạo “thương quan”!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

phim truyên: thủy hử - tập 86 - tập cuối thuyết minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

phim truyên: thủy hử - tập 86 - tập cuối thuyết minh


Kết cục của ngu trung!

 Phần nhận xét hiển thị trên trang