Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Thủ tướng cảnh cáo Chủ tịch Đà Nẵng... cho dân xem


Đọc quyết định cảnh cáo, chắc ông Thơ cười chảy nước mắt vì... đúng y chang kịch bản soạn từ vài năm trước.
Thủ tướng cảnh cáo Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay (21.11) đã chính thức ban hành quyết định Quyết định 1852/QĐ-TTg kỷ luật cảnh cáo với ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.


Ông Huỳnh Đức Thơ
Theo đó, Thủ tướng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, nhiệm kỳ 2016 - 2021, do bị kỷ luật về Đảng theo Quyết định số 629-QĐ/UBKTTW ngày 4.10 vừa qua của Ủy ban Kiểm tra T.Ư.

Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng có các vi phạm, khuyết điểm: cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Bên cạnh đó, với trách nhiệm đứng đầu UBND Thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý đất đai và trật tự đô thị; chưa chủ động đề xuất với Ban Thường vụ Thành ủy nhân sự ở một số cơ quan chính quyền Thành phố thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý theo quy định.

(Thanh Niên)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tiếng chuông gọi hồn đại gia Trịnh Văn Quyết: doanh nhân hay “ranh nhân”?


"Các ông không hiểu được mánh khóe làm giàu của đám này đâu? Cực kỳ bá đạo, cực kỳ láu cá và cũng cực kỳ khôn ngoan… Nhưng cái Giả không thể là Thật…Ông cứ tin tôi đi, chẳng được lâu nữa đâu”.

Hình minh họa
Bấy lâu nay, tôi có theo dõi hoạt động của Tập đoàn FLC bằng con mắt… tò mò. Và cũng có lúc tôi đã rất kính nể FLC bởi tốc độ làm giàu đến chóng mặt của Tập đoàn này.

Tôi bày tỏ sự thán phục FLC với một cán bộ ở một Cục nghiệp vụ chuyên đấu tranh với các loại tội phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng… Anh cười thương hại cho sự thiếu hiểu biết của tôi và bảo: "Các ông không hiểu được mánh khóe làm giàu của đám này đâu? Cực kỳ bá đạo, cực kỳ láu cá và cũng cực kỳ khôn ngoan… Nhưng cái Giả không thể là Thật…Ông cứ tin tôi đi, chẳng được lâu nữa đâu”.

Rồi anh kể cho tôi nghe về những thủ đoạn của FLC trong việc thổi giá nhà, giá đất, giá cổ phiếu…Tôi nghe mà thấy chán hẳn.

Mấy hôm nay, rộ lên thông tin FLC nợ đủ các loại tiền… Mà thứ nào cũng hàng chục, hàng trăm tỷ…Rồi lại nơi này kiện, nơi kia tố… Khiến tôi thấy lời của anh cán bộ an ninh kia là “có lý”.

Nếu đúng vậy thì buồn thật! Bởi lâu nay, tôi luôn kính trọng các doanh nhân và tôi cực kỳ khó chịu khi ai đó coi các doanh nhân là “bọn con buôn”, và khép cho họ đủ mọi thói hư , tật xấu. Tôi biết có nhiều doanh nhân, họ vươn lên làm giàu không phải là vì cho họ, mà họ có khát vọng làm giàu, xây dựng những công trình lớn để tỏ rõ chí trai, để đóng góp cho xã hội.

Gần đây nhất, tôi vô cùng kính nể một doanh nhân, đã bỏ tiền ra cho công tác an sinh xã hội, giúp đỡ người nghèo với số tiền khổng lồ là gần 5000 tỷ trong khoảng chục năm qua… Nhưng hầu như không có báo chí nào được biết. Lẳng lặng giúp đỡ người nghèo, lẳng lặng chia sẻ thành công với người khác. Họ làm những việc ấy rất tự nhiên, rất chân thành bằng chính tấm lòng Bồ Tát của mình.

Đó mới là Doanh nhân đích thực. Còn như kiểu FLC, chắc cũng là …”Ranh nhân” mà thôi.

Nguyễn Như Phong
(Facebook Nguyễn Như Phong)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhiều khi mồ cha không khóc nhưng cả làng có khi lại đi khóc một đống mối

NAM GIAO HỌC TỔ.
(Cái nước Việt mình rất lạ lùng. Nhiều khi mồ cha không khóc nhưng cả làng có khi lại đi khóc một đống mối. Một nhân vật đã ghi trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, được lập đền thờ, cho đến triều Nguyễn gần đây hàng năm vẫn có quan nhận mệnh vua về làm lễ tế. Ngài chính là SĨ NHIẾP- Sĩ Vương.- NAM GIAO HỌC TỔ. Nhân có đoàn nhà văn trong Sài Gòn ra thăm, nhân dịp toàn dân đang nô nức... xin giới thiệu lại bài viết, bạn nào có quan tâm thì đọc.)
********
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (ĐVSKTT) bản dịch in của Viện Khoa Học Xã Hội năm 1998, tập 1, trang 161, kỷ Sĩ Vương chép: “ Họ Sĩ tên húy là Nhiếp, tổ tiên người Vấn Dương nước Lỗ, tránh sang nước Việt ta đến vương là đời thứ 6.”
Theo như thế thì Sĩ Nhiếp gọi là người Việt rồi, chứ đâu còn là người Tàu nữa. Ở bên đất ta đến đời thứ sáu, ăn cơm uống nước hít khí trời Việt, thành người Việt. Thời hiện đại, theo luật quốc tế, chả cần biết anh là bố mẹ dòng giống da đỏ hay đen, ta hay Thổ Nhĩ Kỳ... hễ cứ sinh ra trên vùng trời, vùng biển, vùng đất thuộc nước nào là đương nhiên được cấp quốc tịch và coi là người nước đó. Đằng này khi ông Nhiếp đẻ trên đất Việt đã là đời thứ sáu thì, thôi, gọi là người Việt gốc rồi!
Thời Sĩ Nhiếp làm thái thú, đóng ở thành Luy Lâu (thuộc đất Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh ngày nay). Hồi bấy giờ sông Dâu chưa bị cạn dòng, đô thành Luy Lâu uy nghi soi bóng bên chùa Dâu do các nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn sang lập nên. Lịch sử một đô thành từ xưa luôn gắn sự thịnh vượng với một dòng sông. Hầu như ít đô thành nào trên thế giới mà lại không ở bên một con sông. Con sông là đường thủy vận chuyển hàng hóa chủ yếu lúc đó. Và nó cung cấp nước sinh hoạt, nước cày cấy ruộng đồng.
ĐVSKTT trong kỷ Sĩ Vương chép sơ sài về tình hình nước ta hồi ấy (Giao Châu). Nhưng dân quanh vùng thành Luy Lâu, Dâu, Thuận Thành còn lưu truyền khá nhiều câu chuyện về Sĩ Vương.
Chuyện Sĩ Vương cho lập trường dạy học đầu tiên của nước ở chỗ làng Tam Á ngày nay. Học trò từ xa về theo học rất đông, đến học phải nắm cơm mang theo ăn trưa. Một hôm trò đến thì Sĩ Vương ốm chết, thế là đám học trò ném bỏ các nắm cơm vào cánh đồng gần trường để tới cùng nhau làm ma tế thày. Những chỗ nắm cơm do học trò ném, nay thành 100 cái gò rải rác quanh cánh đồng tổng Dâu. Sĩ Vương được học trò táng ngay tại trường học cũ, đến nay mộ vẫn còn ở xóm Đền, làng Tam Á. Ngày xưa đền to lắm. Cả tòa ngang dãy dọc uy nghi trong rừng cổ thụ toàn lim. Cái cổng đền lớn có cây gạo rất to. Trên cái cổng còn sót lại sau thời tao loạn vẫn còn mấy chữ nho rõ nét: “NAM GIAO HỌC TỔ” bên mặt ngoài, và “ HỮU CÔNG NHO HỌC” bên mặt trong. Các triều vua nước ta từ lâu đã phong Sĩ Nhiếp là tổ của sự học, hàng năm cho người về tế lễ khói hương cẩn thận.
Chuyện thờ tứ pháp: PHÁP VÂN, PHÁP VŨ, PHÁP LÔI, PHÁP ĐIỆN ở các chùa quanh vùng Dâu cũng liên quan đến Sĩ Vương. Tứ pháp (thần mây, thần gió, thần sấm, thần sét) có nhiều nơi thờ. Thực chất đó là một tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp lúa nước xưa, cầu cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Bắt đầu là câu chuyện tình của nàng Man Nương với vị sư Ấn Độ trụ trì chùa Dâu. Rồi thì con đẻ ra hóa thân vào cây Dâu trên núi Phật Tích. Rồi thì thần nhân báo mộng cho Sĩ Vương ra kéo cây dâu trôi trên sông vào bến. Rồi thì nàng Man Nương cởi dải yếm kéo cây dâu lên. Rồi Sĩ Vương sai bổ cây dâu ra tạc tứ pháp thấy trong đó có Phật Thạch Quang, mà sau này Giáo sư Sử học nổi tiếng Trần Quốc Vượng về nghiên cứu đã đưa ra kết luận, chính là cái linga huyền thoại! Nay vẫn để trong cái khán nhỏ trước tượng bà Pháp Vân. Tại chùa Dâu bây giờ, tượng thờ ngài Thích Ca Mâu Ni rất nhỏ bé khiêm nhường, nhưng tượng bà Pháp Vân (chị cả trong tứ pháp) cùng tiên đồng, ngọc nữ đứng hầu hai bên thì rất to lớn đường bệ trên ngôi cao nhất.
Tứ pháp nay được thờ ở bốn ngôi chùa quanh thành Luy Lâu cũ.
ĐVSKTT chép lời bình của Ngô Sĩ Liên: “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ thời Sĩ Vương, công đức ấy không những ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao?”
Chuyện là hồi trẻ Sĩ Vương du học rồi làm quan ở kinh đô nhà Hán, sau về làm thái thú Giao Châu. Nhà Hán loạn Tam Quốc. Ngụy, Thục, Ngô chia ba thiên hạ đánh nhau liên miên, xương chất thành núi máu chảy thành sông mà Sĩ Vương giữ cho bờ cõi nước Việt khi ấy yên ổn thái bình không bị nạn binh đao suốt bốn mươi năm trị vì chẳng phải là công đức quá lớn còn gì. Dân thờ vương như vua. Các triều sau này đều coi vương như vua. Triều Trần truy phong là “Thiên Cẩm Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương.”
Giờ đây sau gần hai ngàn năm chúng ta soi lại sử sách và các truyền thuyết, cùng các chứng tích lịch sử thì thấy rằng, có lẽ, Sĩ Vương thực sự đã muốn xây nền tự chủ cho nước ta từ đó. Dân tộc Việt ngày nay ở trên mảnh đất hình chữ ét có mối quan hệ trực tiếp với Bách Việt xưa. Từ Bách Việt bên này dãy núi Ngũ Lĩnh đến dân Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau là một con đường thiên di lịch sử đầy máu và nước mắt. Dải đất hình chữ ét này chắc hồn thiêng của muôn kiếp cha ông chúng ta tích tụ nên hầu như đời nào cũng muốn độc lập tự chủ với phương Bắc.
Sĩ Vương chắc đã muốn dựng một vương triều hùng mạnh sánh ngang với bên kia.
ĐVSKTT chép khá nhiều về điều này: “Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết, kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường... người đương thời ai cũng quý trọng. Các man di đều sợ phục.”
Lễ nhạc thi thư trong triều đủ rồi thì để cho ra một vương quốc hùng mạnh, cần phải phát triển kinh tế. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, rừng biển nhiều sản vật. Dân no đủ nhưng còn cần nhiều vật dụng khác cho nước nên phải buôn bán giao thương. Hồi ấy thành Luy Lâu là trung tâm nước ta, sông Dâu trên bến dưới thuyền tấp nập khách buôn. Người Hồ (Ấn Độ) đưa thuyền đến buôn bán, các vị sư đi theo thuyền buôn đến đất Giao Châu từ hồi ấy. Và họ đã lập nên chùa Dâu, ngôi chùa đầu tiên trên đất Việt. Thế nhưng Sĩ Vương chắc cho thế là chưa đủ, dân một nước ngoài được no ấm về vật chất còn phải có đạo để thờ. Đạo Phật lúc ấy mới từ Ấn Độ truyền sang, lại bị pha tạp bởi Ấn Độ giáo nên chưa thâm nhập vào trong dân ta. Sĩ Vương chắc đã nghĩ ra “Tứ Pháp” cho dân thờ. Thời xa xưa, khoa học chưa phát triển, con người bất lực trước thiên nhiên nên cần phải có một cái gọi là “Đạo” cho linh hồn con người ta neo vào. Chắc chắn là Sĩ Vương hiểu điều đó, thế nên việc ra đời của “Tứ Pháp” vùng Dâu mới gắn liền với Sĩ Vương là vậy.
Nhưng Sĩ Vương là người đọc thông sử sách, vốn chuyên về sách Tả Thị Xuân Thu , ngài hiểu thuật trị nước. Chắc thế. Nên ngài đã cho mở trường học để giáo hóa dân chúng. Thật ra dân Việt mình học chữ nho từ bao giờ thì nay không còn tài liệu nào xác quyết, cơ mà sử Tàu còn ghi, vào triều nhà Tần đã có ông Khương Công Phụ, người trấn Thanh Hoa (Thanh Hóa ngày nay) đến kinh đô Tràng An thi đỗ trạng nguyên rồi... Nhưng có lẽ hồi ấy việc học chữ của nước ta như là việc riêng của các nhà giàu và các nhà quyền quý, thường đón thày về ăn ngủ tại gia để dạy cho con em mình. Sĩ Vương chắc là người đầu tiên cho tổ chức hệ thống các trường dạy chữ trong nước để dạy dỗ con em Việt một cách quy củ bài bản và rộng khắp. Như thế mới chọn được người hiền tài dựng nước và giáo hóa rộng khắp dân chúng. Bởi thế nên các triều sau này mới thờ ngài là “NAM GIAO HỌC TỔ” chứ? Truyền thuyết về một trăm cái gò trên cánh đồng Dâu chỉ là cách dân gian ghi công một vị vương đã mở nền học vấn trường lớp cho nước nhà mà thôi.
Từ kinh đô Tràng An xưa đến Giao Châu theo sử ghi là hơn 7 ngàn dặm. Nói theo kiểu tâm linh, mình gọi là linh khí núi sông, nhưng nói theo ngôn ngữ hiện đại, ấy nó là cái vấn đề địa chính trị. Ở xa trung tâm, phong tục, tiếng nói... mọi thứ khác nhau, cái sự cống tiến nhiều lúc chỉ là giả vờ, nên hầu như cái máu độc lập tự chủ của người Việt nó có trong huyết quản, trong gien rồi. Năm 40, Hai Bà Trưng cũng mang quân về đánh thành Luy Lâu rồi lập “ Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”. Hơn trăm năm sau chắc Sĩ Vương cũng định tự chủ, nhưng bằng con đường khác, con đường hòa bình, văn hóa, tâm linh... Tiếc là sự nghiệp của ông con cháu không kế được để cho nước ta lại phụ thuộc vào bên kia. Sau này có nhiều nhân vật cũng “âm mưu” như ông. Cao Biền là một ví dụ. Nhưng cũng không thành, để bây giờ còn truyền thuyết về thành Đại La và câu trong dân gian “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non.”
Lịch sử hình thành nên nước Việt như ngày nay là lịch sử của dày đặc những võ công thần thánh. Thế nhưng cũng không thiếu những trang hay ho về những nhân vật từng mang trong lòng khát vọng độc lập tự chủ, xưng đế một phương bằng một cách khác, không chiến tranh, bằng văn hóa. Sĩ Nhiếp- Sĩ Vương- Nam Giao Học Tổ, chắc là một nhân vật như vậy.



Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN VỚ VA VỚ VẨN...


Trần Thanh Cảnh - Chuyện là hôm qua xem cái clip, chị lái xe vi phạm luật, bị cảnh sát chặn, chị mắng té tát cho là... vớ va vớ vẩn! Người ta đang bận! Chặn gì mà chặn...??? Đúng là chuyện vớ vỉn thật! Ở các nước tự do dân chủ nhất trên thế giới này ấy mà, tức khắc thì chị ấy bị tra còng và tống luôn nhà giam chứ ở đấy mà dỉn dỉn xe ủi người thi hành công vụ....

Nhân đây chợt nghĩ ra, mấy hôm vừa rồi nước mình có bao chuyện vớ va vớ vẩn!
Ông tướng Sùng Thìn Cò bảo phải kê khai tài sản ba đời! Em lạy bác! Bác cứ giở cái lý của người Mèo ra đây thì chúng em hết đường kiếm ăn! Bọn em đang tính hy sinh đời bố ở Việt Nam, củng cố đời con ở bên Mỹ mà bác đòi làm thế thì nó khí khó! Bác lại bảo không được thích tiền thích gái đẹp(!). Cái này thì không được rồi bác ơi. Gái đẹp và tiền là hai phạm trù bất khả kháng.... bởi không thích hai món đó nữa, thì em chạy vạy đút lót các cửa để lên quyền lên chức làm cái gì? Đúng là chuyện vớ va vớ vẩn!

Còn cái chuyện anh dục đề xuất 14 ngàn tỷ để đào tạo 9000 tiến sĩ ấy, cũng vớ vỉn nốt. 9 ngàn thì ăn thua chó gì, mời anh dục về quê em, Đông Hồ, chuyên hàng mã, em làm một lúc cho anh cả ba vạn chín nghìn ông tiến sĩ luôn! Đảm bảo nhanh nhiều tốt rẻ, mũ mãng cân đai đẹp. Và, quan trọng nhất, là em có phần trăm lại quả anh như thông lệ, anh dục nhé!

Nhưng chuyện này thì quyết không phải là chuyện vớ va vớ vẩn được! Bởi rõ ràng là báo đăng đài nói, tivi chạy ran ran, chuyện tình hữu nghị lâu đời tặng tình môi răng cái cung hữu nghị. Thế mà hôm nọ đại nhân Tập sang, úm ba la, úm ba la.... cùng chị Kim Ngân giật! Xoẹt phát... ra ngay TRUNG TÂM VĂN HÓA TRUNG QUỐC! Kể làm cái trung tâm đó ở Hà Nội cũng chả sao. Đã có trung tâm văn hóa Pháp, Nga, Đức, Anh... nay thêm Trung Quốc càng xôm! Cơ mà sao phải nói một đằng làm một nẻo nhỉ? Hay cũng lại là chuyện... vớ va vớ vẩn???



Nhưng cái chuyện mà Tổng thống Donald Trump đọc diễn văn tại Đà Nẵng vừa rồi nhắc chuyện Hai Bà Trưng, chuyện đặt quyền lợi tổ quốc mình lên trên hết và còn bảo, không đâu bằng nhà mình là hoàn toàn không vớ vẩn đâu nhé! Ông ấy dạy các quan nhà ta đã và đang âm thầm mua nhà, cho con cái sang định cư bên đó một bài học về làm người đấy! Cơ mà ngài Trump ơi, ngài có nói hay thế chứ hay nữa thì đám quan tham nhà em nó cũng đek thèm lọt tai câu nào. Tiền vàng đô la ngập đầu ngập tai thì chỗ nào cho đạo lý và lẽ phải chui vào được! Tiện thể, năm 43 Hai Bà Trưng hạ thành Luy Lâu là ở quê mình đấy. Nay vẫn còn di tích, nhiều cái hay ho phết! ( quảng cáo cho du lịch quê hương tí, các bạn thông cảm!).
.

Thế nhưng bà nghị Trần Quốc Khánh phát biểu trên quốc hội là, nhiều lãnh đạo quan tâm đến phái nữ là chẳng qua muốn có thêm vợ bé, bồ nhí để giữ của tham nhũng đục khoét được... Ôi bà nghị Khánh ơi, bà lại nói vớ va vớ vẩn rồi! Lãnh đạo người ta quan tâm đến nữ là thực hiện đường lối quan điểm về công tác cán bộ nữ! Còn trên đường công tác quan tâm, tay chân các bác ấy tiện thể nó cứ du lịch vào những chỗ mà ai cũng thích ấy thì...

Mà thôi, từ giờ chuyện đã công khai trên quốc hội rồi thì các phu nhân nên đoàn kết và thương yêu bồ nhí, vợ bé các quan nhé! Tuyệt đối không có ghen tuông vớ va vớ vẩn gì nhé! Các nàng ấy có nhiệm vụ vô cùng nặng nề cao cả vẻ vang là giữ của đấy! Tham nhũng được đã khó, giữ được của tham nhũng để mà ăn với nhau còn khó hơn nhiều! Chân lý đấy...!!!

Còn mấy cái chuyện kiểu như có thằng dở, giữa hội trường nó lạy Ma là cụ tổ. Rồi chuyện dân lũ sắp cuốn bay nhà mà không chịu đi, phải để chính quyền cưỡng chế mới giữ được cho mạng sống. Rồi lại thêm cái chuyện các con đồng thanh kiện cho cha 84 tuổi vào tù thì....

Đúng là những chuyện VỚ VA VỚ VẨN!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nếu quy ra bò..


Nếu quy ra bò, chi phí cho một tiến sĩ tương đương 88 con bò
FB Bạch Hoàn - Bộ Giáo dục lại muốn ngửa tay xin ngân sách 12.000 tỉ đồng để cho ra lò 9.000 tiến sĩ. Tức là, để có một tiến sĩ, ngân sách phải tiêu tốn 1,33 tỉ đồng. Từng đồng từng cắc trong cái bầu sữa ngân sách ấy đều là của nhân dân, do nhân dân đóng góp từ mồ hôi, từ nước mắt. Vậy nên, có thể hiểu nôm na, với giá thịt lợn hiện nay, để có một tiến sĩ, người nông dân sẽ tốn 665 con lợn. Nếu quy ra bò, chi phí cho một tiến sĩ tương đương 88 con bò.

Ảnh: internet
Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn dùng số tiến sĩ được ra lò với chi phí tương đương 792.000 con bò, hoặc gần 6.000.000 con lợn để thực hiện công cuộc cải cách giáo dục.

Đặc điểm giao tiếp với dân của chủ tịch uỷ ban nhân dân xã.

Địa vị pháp lý của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Hành vi nịnh trong tiếng Việt.

Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai đoạn 2005-2015 ở Việt Nam


Tôi không hiểu người dân có thể kì vọng gì vào một thực trạng đào tạo và cho ra đời những tiến sĩ với những công trình nghiên cứu như trên?

Giáo dục kém cỏi, chắc chắn là do yếu tố con người. Nhưng, trước tiên phải là con người lựa chọn phương thức giáo dục, định hướng giáo dục, chứ chưa phải là những người thực hiện truyền tải nội dung chương trình giáo dục. Một chương trình giáo dục tồi thì 9.000 tiến sĩ kia liệu có tác dụng gì?

Nếu vẫn giữ tư duy giáo dục một chiều, nhồi sọ học sinh một mớ lý thuyết suông, buộc học sinh phải tiêu hoá một khối lượng kiến thức khổng lồ, thiên về hình thức và xa rời thực tế, cũ kĩ, lạc hậu, chú trọng quá nhiều vào yếu tố giáo điều lý thuyết, định hướng khuôn mẫu tư duy, hạn chế sáng tạo, thì 9.000 tiến sĩ kia cũng chẳng thay đổi được gì.

Cuối cùng chỉ là người dân tốn thêm nhiều bò, nhiều lợn, trong khi con trẻ vẫn mịt mù tương lai.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài học nguy hiểm khi hợp tác nguồn nước với Trung Quốc


(Khoa học) - Liệu có trở thành xu hướng các quốc gia hủy bỏ dự án thủy điện, hợp tác nguồn nước với Trung Quốc vì e ngại "vũ khí vô hình"? "Các bài học trong quá khứ đã cho thấy mối nguy bất tới từ quốc gia láng giềng: Trung Quốc. Các công trình thủy điện không đảm bảo đúng chất lượng cam kết, các công trình bị kéo dài thời gian, tới khi hoàn tất thì không mang lại hiệu quả kinh tế thực chất. Sau đó, vì thiếu hiệu quả kinh tế, khoản nợ kéo dài và từ đó, quốc gia đó buộc phải trao quyền sở hữu, điều hành dự án, công trình đó cho phía Trung Quốc" - GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định.

Dự án đập nước Diamer-Bhasha giữa Trung Quốc và Pakistan bị hủy bỏ.

Mới đây, Pakistan đã hủy bỏ dự án bỏ dự án đập thủy điện Diamer-Bhasha khỏi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC), chỉ vài ngày sau khi Nepal tuyên bố hủy hợp đồng dự án xây dựng nhà máy thủy điện lớn nhất của mình trị giá 2,5 tỉ USD với Tập đoàn Gezhouba của Trung Quốc.

Việc hủy bỏ hai dự án thủy điện chỉ trong thời gian ngắn nói trên được chuyên gia nông nghiệp GS.TS. Võ Tòng Xuân đánh giá là quyết định rất mạnh dạn của Pakistan và Nepal.


Bởi lẽ, quyết định hủy bỏ dự án đập thủy điện do Trung Quốc cho vay đầu tư xây dựng và thi công trước hết đã cho thấy tầm nhìn chiến lược của 2 quốc gia Nam Á trước các tai tiếng từ các dự án Trung Quốc thi công.

Các lý do được chủ đầu tư là Pakistan và Nepal đưa ra khi hủy bỏ dự án xây thủy điện với Trung Quốc đề cập tới các vấn đề: hợp đồng có nhiều điểm bất thường, không tính đến các ý kiến góp ý, phía công ty Trung Quốc đưa ra các điều kiện rất khó khăn: điều kiện để cấp vốn dự án không khả thi, đi ngược với lợi ích quốc gia. Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn nắm quyền sở hữu dự án, chi phí vận hành, bảo trì, đồng thời đề xuất xây thêm các đập thủy điện khác.

Đó là các lý do hết sức hợp lý, có được xem xét kỹ lưỡng, từ việc đặt các vấn đề về an ninh quốc gia, vấn đề môi trường... lên trên các hợp tác kinh tế.

Nhưng quan trọng hơn nữa, đó còn là cách Pakistan và Nepal kiên quyết trước các lo ngại từ đầu tư xây dựng của Trung Quốc và những bài học đau đớn từ hợp tác nguồn nước với Bắc Kinh ở các quốc gia láng giềng như Myanmar, Ấn Độ, Sri-Lanka.

"Các bài học trong quá khứ đã cho thấy mối nguy bất tới từ quốc gia láng giềng: Trung Quốc. Các công trình thủy điện không đảm bảo đúng chất lượng cam kết, các công trình bị kéo dài thời gian, tới khi hoàn tất thì không mang lại hiệu quả kinh tế thực chất. Sau đó, vì thiếu hiệu quả kinh tế, khoản nợ kéo dài và từ đó, quốc gia đó buộc phải trao quyền sở hữu, điều hành dự án, công trình đó cho phía Trung Quốc" - GS.TS. Võ Tòng Xuân nhận định.

Vị chuyên gia cho rằng, một khi các thỏa thuận hợp tác xuyên quốc gia được ký kết từ phía Trung Quốc, nó không hẳn là chỉ mang ý nghĩa kinh tế. Giới chuyên gia đã nói nhiều tới việc Trung Quốc sử dụng nguồn nước thiên nhiên như một lá bài chiến thuật. Do vậy, một khi đã chấp nhận từ bỏ hợp tác với Trung Quốc, ắt hẳn quốc gia đó phải có sự thay đổi trong định hướng về ngoại giao, các nguồn đầu tư khác thay thế nguồn đầu tư hấp dẫn từ Trung Quốc.

Chuỗi ngọc trên sông Mekong sẽ bị lấy đi?

Liên hệ với tình hình các đập thủy điện đang và dự kiến xây dựng "mọc" lên như chuỗi ngọc trên sông Mekong, GS.TS. Võ Tòng Xuân cho rằng, quyết định hủy bỏ hợp tác dự án thủy điện với nhà thầu Trung Quốc của Pakistan và Nepal sẽ gây tiếng vang lớn cho các quốc gia tại lưu vực sông Mekong.

"Tính toán kinh tế và chính trị đối với hợp tác từ nước láng giềng Trung Quốc là một bài toán cực kỳ khó. Tuy nhiên, khi Pakistan bỏ dự án đập Diamer-Bhasha khỏi Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) nhưng vẫn cho biết sẽ đầu tư xây dựng đập, còn Nepal thì hủy bỏ dự án này, thì đây sẽ là tiếng vang đối với các quốc gia có chung dòng sông với Trung Quốc lắng nghe và xem xét" - vị chuyên gia nói.

Theo ông Xuân, trong tương lai, có thể các quốc gia trên lưu vực sông Mekong sẽ đặt vấn đề hợp tác nguồn nước với Trung Quốc ở mức cao hơn. Nhưng, để có thể đi đến quyết định mạnh dạn như Pakistan hay Nepal thì vẫn ở tương lai xa.

Theo vị chuyên gia, nguồn vốn từ Trung Quốc hiện nay vẫn là một điều khoản hấp dẫn các quốc gia láng giềng, đặc biệt, một khi phụ thuộc vào thượng lưu con sông thì hợp tác với Bắc Kinh là điều khó có thể từ chối.

'Tuy nhiên, với những uy tín bị ảnh hưởng lớn thời gian qua của các dự án được nhà thầu Trung Quốc thi công, những bài học về hậu quả khi hợp tác nguồn nước Trung Quốc thì trong tương lai, có thể sẽ là khá xa, những dự án thủy điện với các điều kiện có thể ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia chắc chắn sẽ bị hủy bỏ. Điều này sẽ không chỉ xảy ra ở Pakistan, Nepal, lưu vực sông Mekong mà còn xảy ra ở những quốc gia lựa chọn việc hợp tác nguồn nước với Trung Quốc' - vị chuyên gia tin tưởng.

Cúc Phương

http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/bai-hoc-nguy-hiem-khi-hop-tac-nguon-nuoc-voi-trung-quoc-3347528/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam trong chiến lược Hoa Kỳ


Việt Nam cũng đã biết rõ hai điều: thứ nhất, từ Thế Chiến II, không một nước nào từ Âu tới Á đã giầu mạnh lên được mà không phải nhờ Mỹ; và thứ hai, chỉ có Mỹ mới đối lại được với TQ.

Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đọc diễn văn tại buổi họp cấp tổng giám đốc tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tổ chức tại Đà Nẵng ngày 10 Tháng 11, 2017. (Hình: Anthony Wallance/AP)

Vậy là cả bốn tổng thống Mỹ đã chính thức thăm viếng Việt Nam. Cái khác nhau là hai TT Clinton và Obama đã tới Hà Nội vào năm thứ tám, năm cuối cùng của nhiệm kỳ hai (Clinton: 16/11/2000 và Obama: 20/5/2016).

TT Bush công du vào năm thứ sáu (17/11/2006). Lần này, TT Trump chính thức thăm viếng nội trong 11 tháng kể từ khi dọn vào Tòa Bạch Ốc. Việt Nam lại là nước đầu tiên trong nhóm quốc gia ở Biển Đông trên lộ trình công du của ông. Sự sắp xếp về thời điểm thăm viếng, và thứ tự trước sau trong các chuyến đi của một lãnh đạo luôn có một ý nghĩa sâu xa về chính sách ngoại giao.

Việc ông Trump muốn xích lại gần Việt Nam thì đã lộ rõ ngay từ khi ông phát biểu tại APEC ở Đà Nẵng: “Tôi rất vinh dự được có mặt tại Việt Nam, ở trung tâm của vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương.” Từ trước đến nay, các lãnh đạo Mỹ luôn nói đến Việt Nam trong khung cảnh Đông Nam Á hay vùng Biển Đông. Bây giờ, bất chợt, nói đến Việt Nam trong bối cảnh của cả khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương: và đặt Việt Nam vào ngay trung tâm. Khu vực này về tên gọi thì không mới nhưng về thực chất đối với ông Trump là mới, và ông đang cố gắng để quảng bá.

Tại Hà Nội, bản Tuyên Bố Chung nhắc tới khu vực này hai lần. Cũng vậy, trong bài phát biểu cám ơn thịnh tình của Việt Nam ông Trump lại nhắc tới hai lần nữa.

Theo tờ Forbes ngày 12/11/2017 thì “Việt Nam là nước có lợi nhiều nhất trong chuyến đi. Việt Nam nhận được cả hai cái YES từ ông Trump. Việt Nam muốn hai điều:

-Thứ nhất, Mỹ thực sự quan tâm đến sự lo ngại của VN về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Trước công du, ông Trump đã cho chiến hạm đi xuyên qua biển, sát cạnh những hòn đảo TQ đang xây dựng hoặc tranh chấp. Ngày Chủ Nhật, ngay trước chuyến thăm Hà Nội của ông Tập Cận Bình, ông Trump lại đề nghị có thể giúp làm trung gian hay trọng tài về tranh chấp Biển Đông. Forbes cho rằng ông Trump biết rõ TQ luôn chống lại vấn đề trọng tài do một trung gian thứ ba chứ đừng nói tới Mỹ (thật vậy, ngày 13/11/2017 báo South China Morning Post từ Hồng Kông đã bình luận rằng việc ông Trump đề xuất làm trung gian tranh chấp Biển Đông sẽ khiến Bắc Kinh khó chịu và phủ bóng xuống quan hệ của ông Trump với ông Tập). Sở dĩ ông Trump cứ đề nghị như vậy là “để cho thấy rằng Mỹ thừa nhận sự lo lắng của Việt Nam và tối thiểu là không phải là không đứng về phía Việt Nam;” và

– Thứ hai, Mỹ tiếp tục ngoại thương tự do đối với Việt Nam mặc dù đã rút khỏi TPP, vì ngoại thương chiếm tới 89% tổng sản xuất GDP của nước này ($201 tỷ, năm 2016). Dù ông Trump tấn công các nước (nhất là TQ) tại APEC về mậu dịch bất công đối với Mỹ, nhưng tại Hà Nội ông đã nhân nhượng, dù cán cân thương mại Mỹ – Việt càng ngày càng thâm thụt đối với Mỹ (nguyên 9 tháng đầu của năm 2017 đã lên tới gần $29 tỷ so với $32 tỷ của cả năm 2016 và $31 tỷ, năm 2015). Về điểm này ông chỉ nói rằng sẽ chờ mong để tiến tới thương mại hai chiều một cách “công bình và hỗ tương” (fair and reciprocal)’ và kêu gọi phải “minh bạch hơn” (more transparent).

Tại sao bất chợt, Mỹ chú ý và ưu đãi Việt Nam? Để tìm câu trả lời, hãy:

Nhìn lại cuộc chiến Việt Nam

Tiền đề của tiểu luận là như thế này: ngày nào mà Trung Quốc (TQ) là đối thủ nguy hiểm của Mỹ ở Biển Đông thì ngày ấy Việt Nam là địa điểm chiến lược quan trọng nhất đối với Mỹ tại nơi đây. Ngược lại, khi TQ hết là thù địch thì vai trò chiến lược của Việt Nam đối với Mỹ cũng chấm dứt.

Khi đồng minh nhảy vào

Trong Thế Chiến II, Hoa Kỳ không để ý tới Việt Nam vì Trung Hoa Quốc Gia dưới trướng Thống chế Tưởng Giới Thạch là đồng minh gần gũi nhất của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.

Mùa Thu, 1949 khi Hồng quân tiến vào Bắc Kinh thì chuông báo động ở Washington rung lên.

Sang Đông, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (National Security Council – NSC) nhóm họp tại Toà Bạch Ốc dưới quyền chủ toạ của Tổng Thống Truman để duyệt xét một văn bản rất dài và quan trọng do NSC soạn về ‘Lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ về Á Châu’ trước sự đe doạ của Cộng sản, kèm theo là những hành động cần thiết và thiết lập một chính sách rõ rệt về Á Châu để thực hiện ba mục tiêu, quan trọng nhất là để “ngăn chận bất cứ liên minh quyền lực nào (Liên Xô-Trung Quốc) có thể đưa tới sự đe doạ an ninh của Hoa Kỳ phát xuất từ khu vực này” (xem Khi Đồng Minh Nhảy Vào – KĐMNV, Chương 3).

Tiếp theo là công hàm của Bộ Ngoại Giao (ngày 7/3/1950) xác nhận Việt Nam là địa điểm quan trọng nhất về chiến lược tại Đông Nam Á.

Ngày 25/6/1950 Bắc Hàn tràn xuống Nam Hàn. Tháng 10/1950 Trung Quốc nhảy vào chiến trường. Mỹ phản ứng mạnh: TT Truman đưa quân sang tham chiến. Nhìn vào Việt Nam, Mỹ bắt đầu viện trợ cho Pháp để chiến đấu thay cho mình. Huấn lệnh NSC 124 – ngày 13 tháng 2, 1952 còn xác định: Đông Dương còn quan trọng hơn cả Triều Tiên rất nhiều” (KĐMNV, trang 103).

Sau Hiệp định Geneva (21/7/1954), Pháp quyết đinh rút lui, lập tức Mỹ nhảy vào Miền Nam để ngăn chận TQ. Hiệp Định Geneva vừa ký xong tháng 7, 1954 thì tháng 8, 1954 Hoa Kỳ “Hoạch định toàn bộ những hoạt động, gồm cả chính trị, tâm lý, quân sự, và kinh tế để có thể áp dụng nhằm bảo đảm cho Miền Nam được tồn tại là một quốc gia tự do, đồng thời giúp củng cố đất nước này thành một hàng rào vững chắc để ngăn chận sự bành trướng của cộng sản.”

Từ đó Miền Nam trở thành tiền đồn của thế giới tự do.

Kết thúc năm 1954, ngày 24 tháng 12, sau khi TT Eisenhower đã có lập trường dứt khoát, Ngoại trưởng Dulles khẳng định: “Đầu tư vào Việt Nam là đúng lý, dù chỉ là để mua thêm thời gian giúp xây dựng sức mạnh ở những nơi khác trong vùng.” Rồi ông còn chọn ngày để nhảy vào Việt Nam: “Chúng ta phải tiến hành như đã dự định, và ta phải lao vào (take the plunge), bắt đầu từ ngày 1 tháng 1, 1955.”

Trong thời gian 1955 – 1970: nói chung thì Miền Nam nhờ Mỹ giúp để vừa bảo vệ cho chính mình vừa giữ vai trò tiền đồn canh gác Trung Cộng (Mỹ gọi là Red China) khỏi tràn xuống Biển Đông.

Khi đồng minh tháo chạy

Tới năm 1971 thì Mỹ đảo ngược về chính sách. TT Nixon thay đổi lập trường, muốn biến đổi Trung Quốc từ thù thành bạn. Ông thuyết phục Quốc Hội: “Chúng tôi đang chuẩn bị để thiết lập một cuộc đối thoại với Bắc Kinh. Chúng ta không thể chấp nhận giáo điều của họ, hoặc quan niệm rằng Trung Cộng phải thực hiện quyền bá chủ Á Châu. Nhưng chúng tôi cũng không muốn áp đặt lên Trung Quốc một vị trí quốc tế phủ nhận các lợi ích quốc gia hợp pháp của mình.” Rồi ông thêm: “Trung quốc và Hoa kỳ chia sẻ nhiều quyền lợi song hành và có thể cùng nhau hành động để làm cho đời sống của nhân dân hai nước thêm phong phú.”

Khi TQ không còn là thù địch đe dọa Mỹ và đã thành bạn đồng phường thì Miền Nam Việt Nam hết còn là tiền đồn của Thế giới Tự Do. Mở cửa Bắc Kinh thì tất phải đóng cửa Sàigòn.
Sau khi rời bỏ Miền Nam thì Mỹ cũng ngoảnh mặt đi khỏi Biển Đông vì khu vực này cũng hết còn bị đe dọa. Tại sao? Vì TQ tuyên bố chính sách đối với các quốc gia trong vùng là dung hòa, không quan tâm nhiều tới tranh chấp mà chỉ nhắm vào cộng tác để phát triển “ zhu quan zai wo, ge zhi zheng yi, gong tong kai fa” – chủ quyền ở ta, gạt bỏ tranh chấp, hợp tác khai thác.

Trung Quốc lật thế cờ, Mỹ quay lại Việt Nam

Từ khi nối lại bang giao với Mỹ, TQ đã phát triển, tiến bộ vượt bực về hết mọi mặt: quân sự, kinh tế, tài chính nhờ vào kỹ thuật, tiền bạc, thị trường Mỹ. Ngày nay thì TQ đã mạnh đủ để lật ngược thế cờ, ra mặt đối đầu với Mỹ. Ngay từ năm 2000 TQ đã có những hành động khiêu khích: tuyên bố chủ quyền về khu vực khí đốt gần đảo Natura phía đông bắc Sumatra (Nam Dương) và tranh chấp với Nhật về quần đảo Senkaku ở Đông hải. Tháng 4, 2000 máy bay khu trục J-811 của TQ đụng ngay vào máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ khoảng 70 dậm cách đảo Hải Nam: phi công TQ tử nạn và máy bay của Mỹ buộc phải đáp xuống Đảo Hải Nam. Toàn bộ phi đoàn bị bắt. Cho nên cũng vào năm 2000 Mỹ đã quay lại, nhìn thật kỹ vào Việt Nam:

Tháng 11/2000 TT Clinton là tổng thống đầu tiên sang Việt Nam kể từ chuyến viếng thăm Sài Gòn của TT Nixon năm 1969.

Tháng 11/2006 đến lượt TT Bush. Cả hai ông đều kêu gọi quên đi quá vãng và hướng về tương lai để cùng chung nhau xây dựng hòa bình và thịnh vượng

Việt Nam trở về chỗ đứng lịch sử

Tới năm 2011 thì Mỹ bắt đầu thi hành chiến lược xoay trục về Á Châu, về Biển Đông. Và khi Mỹ trở về Biển Đông thì Việt Nam lại trở về chỗ đứng lịch sử: vị trí chiến lược quan trọng nhất tại khu vực này.

Tháng 11/2016 TT Obama sang thăm Việt Nam. Trong dịp này ông tuyên bố “sẽ đưa mối quan hệ hợp tác an ninh Việt – Mỹ lên tầm cao mới” và “với chuyến thăm này, chúng ta đã đặt mối quan hệ Việt – Mỹ lên một nền tảng vững chắc hơn trong nhiều thập kỷ tới.”

Tháng 11 năm nay (2017) thì Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong vùng Biển Đông TT Trump đến viếng thăm.

Khác với muc đích thăm viếng Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Phi Luật Tân, đến Việt Nam TT Trump không phải chỉ để thuyết pháp về ‘mậu dịch công bằng đối với Mỹ,” hay chống lại hiểm họa Bắc Hàn. Mục đích chính là chiến lược: làm sao để Việt Nam nghiêng về Mỹ trong bối cảnh mới theo sáng kiến có thể nói là lịch sử của Ông: “giấc mơ Ấn Độ – Thái Bình Dương”

Tại Đà Nẵng-APEC 2017, ông nói “tất cả có thể cùng nhau phát triển thịnh vượng trong tự do và hòa bình.” Nhưng xét ra cho kỹ thì ta thấy rằng “cùng nhau phát triển thịnh vượng” thì dễ nhưng “trong tự do và hòa bình” thì khó. Khó vì TQ gây hấn ngày một mạnh. Bởi vậy, quyền lợi hỗ tương quan trọng nhất đối với Việt Nam và Hoa Kỳ là ngăn chận sự bành trường mau lẹ của Trung Quốc.

Nếu như trong chuyến thăm Việt Nam ông Obama chỉ khéo léo thúc đẩy Việt Nam qua việc nhắc lại câu thơ của Lý Thường Kiệt, rằng:

“Sông núi nước Nam vua Nam ở” thì ông Trump – con người bộc trực, nghĩ sao nói vậy – đã nhắc rằng:

“Hai Bà Trưng đã đánh thức tinh thần của người dân vùng đất này. Đó là lần đầu tiên người dân Việt Nam đứng lên đấu tranh cho sự độc lập và niềm tự hào của các bạn.”

Trong hội trường gồm lãnh đạo của cả 21 thành viên và ngay trước mặt ông Tập Cận Bình mà nhắc đến như vậy thì cũng không phải là chỉ để nói bâng quơ. Chắc cố vấn ông Trump cũng đã cho ông biết câu chuyện về người thủ tướng lỗi lạc nhất của TQ là Chu Ân Lai đã nói về Hai Bà Trưng (như chúng tôi đã đề cập trong bài “Chu Ân Lai và Hoàng Sa”): “Hai nghìn năm trước đây, Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam, và Trung Quốc đã bị đánh bại. Lại bị đánh bại bởi hai người đàn bà, hai nữ tướng.”

Câu hỏi được đặt ra là liệu “Việt Nam có được thuyết phục hay không?” Ngoài áp lực nặng nề, khuyến dụ, răn đe từ Phương Bắc, lại cỏn vấn đề khả tín của Hoa Kỳ. Chắc rằng Việt Nam cũng đã có câu hỏi: làm sao chúng tôi tin được rằng các ông sẽ không bỏ rơi chúng tôi như các ông đã tháo chạy khỏi Miền Nam? Đây là vấn đề nhức nhối nhất cho nước Mỹ không những đối với Việt Nam mà còn đối với các quốc gia khác trong vùng.

Để trả lời phần nào câu hỏi này thì TT Obama đã xác nhận: “Khi đến Việt Nam, tôi ý thức được quá khứ, ý thức được lịch sử khó khăn, nhưng mặt khác cũng hướng đến tương lai, đến sự thịnh vượng, đến những mục tiêu an ninh và ổn định để hai nước có thể thúc đẩy lẫn nhau. Rồi một cách tế nhị, như để cam kết sự chung thủy, ông trích tryện Kiều :

“Rằng trăm năm cũng từ đây.
Của tin gọi một chút này làm ghi”

TT Trump thì không mấy văn hoa, phát biểu tại Hà Nội, ông đặt thẳng vấn đề quyền lợi hỗ tương: “Chúng ta đã gắn kết dần với nhau để tìm được những mục tiêu chung, những lợi ích chung. Và đó là điều đang diễn ra. Chúng tôi tới đây hôm nay để tái khẳng định những gắn kết đó.” Rồi Thông Cáo Chung cũng nhắc lại việc “mở rộng quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước trên cơ sở …các lợi ích và mong muốn chung.” Ta có thể giải thích rông ra điều Trump muốn nói : lợi ích quan trọng nhất của cả hai bên Việt – Mỹ là ngăn chận tham vọng của Trung Quốc. Mà tham vọng này thì từ bây giờ sẽ không bao giờ chấm dứt, cho nên chúng tôi sẽ không bao giờ làm cái lầm lỡ thứ hai là ôm ông TQ vào lòng (và bỏ rơi Việt Nam nữa). Đầu thập kỷ 1970 chúng tôi ôm TQ mà không e ngại vì lúc ấy nước này còn đứng vào hàng nghèo nhất thế giới, chưa mạnh về quân sự: năm 1969 xuýt nữa bị Liên Xô tấn công nguyên tử nếu không có sự can thiệp của Mỹ.

Thật vậy, tất cả cũng chỉ là quyền lợi: chẳng có bạn bè vĩnh viễn (và cũng chẳng có kẻ thù vĩnh viễn) mà chỉ có quyền lợi vĩnh viễn, như Lord Palmerston, Thủ tướng Anh đã từng nhấn mạnh (xem KĐMNV, Phần Kết).

Về quyền lợi thì phía Việt Nam cũng đã biết rõ hai điều: thứ nhất, từ Thế Chiến II, không một nước nào từ Âu tới Á đã giầu mạnh lên được mà không phải nhờ Mỹ; và thứ hai, chỉ có Mỹ mới đối lại được với TQ.

Để đáp lại thịnh tình của TT Trump trong chuyến công du này, Việt Nam cũng đã có ba hành động tương đối là tượng trưng:

1. Về kinh tế: ký hợp đồng $12 tỷ mua sản phẩm của Mỹ;

2. Về quân sự: “hoan nghênh hàng không mẫu hạm Mỹ lần đầu tiên tới thăm một hải cảng (Cam Ranh) của Việt Nam trong năm 2018” và “khẳng định kế hoạch hợp tác quốc phòng Việt – Mỹ trong giai đoạn 2018-2020.” (Ông Trump nhấn mạnh sẽ bắt đầu ngay việc sửa soạn chiến thuật này).

3. Về chính trị, ngoại giao: đã sắp xếp mời ông Trump đến Hà Nội, dự yến tiệc, phát biểu, ra thông cáo chung một ngày trước khi ông Tập tới (cũng từ Đà Nẵng) tuy dù đón tiếp ông Tập long trọng hơn ông Trump nhiều.

Điểm thứ 2 và 3: nghe thì đơn giản nhưng là những điểm rất nhạy cảm đối với ông Tập. Một điều đáng chú ý là về phía người dân thì chỉ hoan hô ông Trump mà không để ý tới ông Tập. Để biết rõ hơn liệu Việt Nam có được thuyết phục hay không, ta phải theo rõi những hành động có thực chất của cả hai bên trong những ngày tháng sắp tới./.

Nguyễn Tiến Hưng
(Người Việt)


Phần nhận xét hiển thị trên trang