Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

‘Làm sạch tận gốc’ Tập đoàn Dầu khí VN?


1 tháng 11 2017 - 14 cá nhân là ủy viên Hội đồng thành viên, tổng giám đốc của PetroVietnam (PVN) qua các thời kỳ từ 2006 đến 2015 đã bị xử lý kỷ luật. Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh thông báo như vậy cho Quốc hội trong báo cáo về xử lý các tồn tại, yếu kém của 12 dự án, doanh nghiệp của ngành công thương. Ngoài ra, tất cả thành viên Hội đồng quản trị của tổng công ty Dệt May Việt Nam (Vinatex) qua các thời kỳ từ 2008 đến 2014 bị "phê bình nghiêm khắc và kiểm điểm rút kinh nghiệm".

Ông Đỗ Văn Hậu từng là Tổng Giám đốc PVN từ tháng 11/2011 - 10/2014, bị cách chức Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn PVN nhiệm kỳ 2010-2015

Bộ Công Thương nhận định các nguyên lãnh đạo của PVN, Vinatex phải chịu trách nhiệm về những khuyết điểm, sai phạm liên quan đến các dự án thua lỗ.

Tại PVN, báo cáo cho biết có 1 người diện thuộc Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã bị xử lý về mặt kỷ luật Đảng theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương và 1 người đang bị tạm giam để điều tra nên chưa xem xét trách nhiệm về mặt hành chính.

2 người khác đã bị cảnh cáo và 10 người bị khiển trách.

Ông Hà Văn Thắm kháng cáo
Luật sư nói gì về 'mắt xích' PVN-OceanBank?

Ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, bị Đảng cảnh cáo

Bộ Công Thương nhắc lại quyết định của Ủy ban Kiểm tra trung ương cách chức bí thư và phó bí thư Đảng ủy PVN nhiệm kỳ 2010-2015 đối với ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu.

Cơ quan kỷ luật Đảng cũng đã khai trừ Đảng đối với ông Nguyễn Xuân Sơn và cảnh cáo đối với ông Nguyễn Quốc Khánh - đều là nguyên bí thư Đảng ủy, chủ tịch tập đoàn PVN.

Trước đó, ông Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, bị Đảng cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII.

Bộ Công Thương nói họ đang "khẩn trương" xem xét thi hành kỷ luật về mặt hành chính đối với các tập thể và cá nhân của tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem).

Ban Bí thư Đảng Cộng sản, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hồi tháng Chín, đã cách tất cả các chức vụ trong Đảng của ông Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinachem.

Theo chính phủ Việt Nam, tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án bị điều tra là gần 43,7 nghìn tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên hơn 63,6 nghìn tỷ đồng (tăng 45,65%).

Tổng số lỗ luỹ kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất tới thời điểm hết 2016 là hơn 16,12 nghìn tỷ đồng.

Hồi tháng Sáu, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản đã họp để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các dự án này.

12 dự án nghìn tỷ thua lỗ

Ông Nguyễn Xuân Sơn bị khai trừ Đảng

Cuối tháng 12/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành công thương.

Từ 5 dự án ban đầu báo cáo ra Quốc hội, Ban này sau đó xác định 12 dự án/doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả.

(1) Nhóm 4 dự án đầu tư sản xuất phân bón: Nhà máy sản xuất đạm Ninh Bình, Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc, Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1 - Hải Phòng và Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai

(2) Nhóm 3 dự án đầu tư sản xuất nhiên liệu sinh học: Nhà máy nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi, Nhà máy nhiên liệu sinh học Phú Thọ và Nhà máy nhiên liệu sinh học Bình Phước.

(3) Nhóm 2 dự án đầu tư sản xuất thép: Nhà máy thép Việt Trung và dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên

(4) Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTex)

(5) Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS)

(6) Nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam.


http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41818693

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bị dân chê, hàng loạt tòa nhà tái định cư bỏ hoang tại Hà Nội


Thứ năm - 02/11/2017 14:50

Các dự án nhà tái định cư được xây dựng xong từ lâu nhưng vẫn không thể thu hút được người dân về ở do bị chê chất lượng công trình kém.

Chung cư bỏ hoang 10 năm, cây cỏ mọc như 'rừng' giữa Hà Nội
Khu biệt thự trăm tỷ bỏ hoang, cỏ mọc um tùm như nhà 'ma'

Tháp 31 tầng nghìn tỷ bỏ hoang giữa lòng Hà Nội

 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Tòa tái định cư màu trắng cao gần 20 tầng nằm trên đường Tạ Quang Bửu (quận Hai Bà Trưng) được hoàn thiện năm 2015, đến nay chưa có người ở.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Đây là dự án tái định cư với gần 154 căn hộ do Công ty CP Tu tạo và Phát triển nhà làm chủ đầu tư.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Hiện tại cả tòa nhà chỉ có 3 bảo vệ trông coi. Phía bên trong đã hoàn thiện 100%.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Đây được coi là tòa nhà tái định cư có vị thế đẹp nhất nhì Hà Nội. Một mặt giáp đường Đại Cồ Việt, mặt còn lại trông ra đường Tạ Quang Bửu. Tại đây, có thể đi công viên Thống Nhất hoặc vào trung tâm Hà Nội rất gần.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Mặt tòa nhà trên đường Đại Cồ Việt bị che bởi những ngôi nhà phía ngoài, trông khá lụp xụp.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Khu chung cư tái định cư Hoàng Cầu (quận Đống Đa) với 4 tòa CT2A, CT2B, CT2C và CT3 màu trắng đã cơ bản hoàn thiện, nhưng số người về ở khá khiêm tốn. Dự án tái định cư Hoàng Cầu do UBND quận Đống Đa làm chủ đầu tư với đơn vị đại diện là Ban quản lý dự án quận. Dự án xây dựng quỹ nhà tái định cư cho nhà di dân giải phóng mặt bằng ao Hoàng Cầu theo quyết định phê duyệt ngày 31/10/2011 của UBND TP. Hà Nội.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Ba tòa chung cư này nằm bên cạnh tòa tháp D’. Le Pont D’or của Tân Hoàng Minh. Một khung cảnh khá ảm đạm, khi một bên được phủ kín người ở và ngược lại.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Hiện tại, bốn tòa chung cư này đã hoàn thiện. Thang máy và nhiều cơ sở phụ trợ khác được hoàn chỉnh, nhưng số lượng người đến ở rất ít.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Bên trong khu gửi xe của chung cư tái định cư Hoàng Cầu khá ảm đạm.
 

 

dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Nhiều cánh cửa được niêm phong, dán băng dính để cấm người ra vào.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Hiện tại nhiều người rao bán căn hộ suất ngoại giao với giá bán rất cao từ 29 - 30,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, giá gốc của những căn tái định cư này chỉ từ 14,5-16 triệu đồng/m2.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Toàn bộ 3 khối nhà CT1 A, B, C của Khu tái định cư Thành phố giao lưu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 2014, nhưng đến nay vẫn thưa thớt người ở.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Nhiều căn hộ vẫn trong tình trạng cửa đóng then cài hoặc niêm phong.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Cư dân ở đây cho biết do chất lượng xây dựng chung cư quá kém, tình trạng thấm dột, thang máy hay hỏng… khiến nhiều người không muốn về ở.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Các vườn tiểu cảnh biến thành vườn rau xung quanh các chân tòa nhà.
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Trước đó dự án nhà tái định cư do Handico3 đầu tư thuộc khu đô thị mới Sài Đồng được triển khai từ năm 2001-2006, với mục đích tái định cư tại chỗ khi thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong khu đô thị Sài Đồng (quận Long Biên).
 
dự án bỏ hoang,nhà tái định cư,nhà ở xã hội

Tuy nhiên hiện nay chung cư này bị rơi vào cảnh hoang tàn, không người ở. Trước thực trạng của dự án, chủ đầu tư khu nhà Handico3 đã có văn bản đề nghị cho phép phá dỡ toàn bộ các tòa nhà để xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố, đáp ứng nhu cầu mới của người dân hiện nay.
 

Liên quan tới thực trạng các khu tái định cư vắng người ở, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) phân tích, theo quy định của pháp luật là phải có nhà cho người dân rồi mới có thể di chuyển người dân để giải phóng mặt bằng. Như vậy, nếu làm trước được các khu nhà ở cho người dân là tốt.
Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS cho rằng cần thực hiện theo Luật Nhà ở, dần dần tiến tới thị trường hóa lĩnh vực tái định cư, đền bù bằng tiền thỏa đáng, có sẵn vị trí mua được nhà phù hợp với điều kiện của người dân.

(Theo Zing)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MC Phan Anh: 'Đúng là tôi bị cấm sóng'


MC Phan Anh chia sẻ với báo chí sau khi hoàn thành chương trình 
từ thiện ủng hộ miền Trung.
MC Phan Anh: 'Đúng là tôi bị cấm sóng' 

ZING
10:22 31/10/2017 

MC gốc Hà thành chia sẻ không có văn bản chính thức, nhưng việc anh bị cấm xuất hiện trên truyền hình là có thật trong thực tế.

Chiều 30/10 Phan Anh gặp gỡ truyền thông tại TP.HCM để chia sẻ về một năm làm thiện nguyện của mình. Vào ngày 16/10/2016, sau lời kêu gọi cùng chung tay ủng hộ miền Trung bão lụt, Phan Anh đã nhận được số tiền 24 tỷ đồng. 

Anh kể từ tiền quyên góp của mọi người, một năm qua anh đã thực hiện được nhiều dự án cho người dân vùng lũ miền Trung như tặng bò, xây nhà chống lũ, nước sạch, tặng hàng nghìn suất quà và mổ tim cho trẻ em. 

Anh cho biết: “Sau khi giải ngân hết số tiền 24 tỷ đồng, tôi quyết định công khai mọi thông tin, chia sẻ mọi thắc mắc. Điều này không phải để tự hào về những điều đã làm được mà chỉ muốn mọi người hiểu, có niềm tin vào cuộc đời, con người hơn”. Trước câu hỏi nhiều người cho rằng Phan Anh sử dụng tiền quyên góp chưa đúng mục đích như việc chuyển tiền ủng hộ bão lụt cho quỹ Hiểu về trái tim. MC cho rằng: “Những ai có quan điểm như vậy là chưa nghe lời giải thích của tôi. Trước khi làm điều gì đó, tôi đều giải thích cặn kẽ". 

"Số tiền dành mổ tim cho trẻ em miền Trung tôi dự kiến thực hiện khi đã làm các chương trình như trao tặng bò giống, xây dựng trường học. Sau khi hoàn thành các chương trình, quỹ dư ra 2 tỷ đồng thì tôi trao cho quỹ Hiểu về trái tim. Mổ tim là cứu sống một sinh mạng mà hỏi tại sao thì những người đó quá vô tâm. Ở đây mổ tim cho trẻ em miền Trung, đều là những trường hợp khó khăn", anh giải thích. 

Trong một năm qua đối diện với không ít phản ứng trái chiều, MC Hà thành chia sẻ điều khiến anh buồn nhất chính là một lần vợ phản ứng khi anh bị nghi vấn sử dụng tiền không minh bạch. 

“Vợ tôi bảo tại sao phải mua dây buộc mình, không thấy mệt mỏi à? Lúc đó, tôi xuống tinh thần nhất bởi bà xã còn nói thế thì cảm giác mất đi chỗ dựa tinh thần”, anh kể. 
Phan Anh khẳng định sẽ không kêu gọi từ thiện nữa.

Nhìn lại một năm qua, Phan Anh cho rằng đó là hành trình đầy trải nghiệm, giúp mình lớn hơn rất nhiều. Anh nhìn nhận mọi thứ an yên hơn nên biết kiềm chế cảm xúc, không còn nổi nóng như xưa. 

Tuy nhiên, Phan Anh khẳng định sẽ không kêu gọi quyên góp thêm một lần nào nữa. "Tôi sẽ vẫn làm từ thiện nhưng làm như cách trước đây là cùng thực hiện âm thầm với bạn bè. Tôi không đủ sức để làm các chương trình lớn như năm vừa qua", anh nói. 

Trả lời về tin bị cấm sóng sau những ồn ào một năm qua, MC Phan Anh cho hay: "Tin đồn đó là có thật. Tôi đã cố gắng giải quyết mọi việc ổn thỏa. Đến giờ mọi thứ đã bình thường. Thực tế không có văn bản nào thông báo rằng tôi không được lên sóng. Thời gian qua, nếu không được sự hỗ trợ của các đơn vị truyền thông, có thể tôi đã rất lao đao".
Bích Hằng


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Toàn cảnh vụ VN Pharma



Phần nhận xét hiển thị trên trang

giữa lòng Thủ đô


Hải Yến - Nguyễn Như | 

Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô

Nhiều người lao động ở ngoại tỉnh về Hà Nội mưu sinh vẫn ngày ngày sống trong những dãy nhà tồi tàn, nhếch nhác, môi trường ô nhiễm nặng nề.

Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 1.
Lối đi vào khu dân cư ở dưới chân cầu Long Biên (phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) là nơi sinh sống của những người lao động nghèo ngoại tỉnh. Nhiều người gọi đó là "khu ổ chuột"
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 2.
Những dãy nhà tồi tàn, nhếch nhác, thiếu ánh sáng mặt trời nằm ngay bên cạnh cống thoát nước lớn, bốc mùi hôi thối quanh năm là nơi ở của hàng trăm người lao động.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 3.
Thật khó tưởng tượng, ngay giữa trung tâm Thủ đô lại có một xóm trọ ẩm thấp, lộn xộn và nhếch nhác đã tồn tại mấy chục năm nay. Ở đây có những gia đình đã sống đến 3 thế hệ.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 4.
Những căn phòng trọ chỉ chừng 10-15m2 mái lợp bro-xi măng, chất kín đủ loại đồ đạc có tới vài ba người cùng sinh sống. Người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề thu gom đồng nát, bốc vác hoặc bán hoa quả tại chợ Long Biên.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 5.
Càng đi sâu vào trong “khu ổ chuột” càng ngột ngạt với đủ mùi bốc lên từ hàng hóa, rác thải. Khu dân cư nằm ngay bên cạnh dòng nước thải đục ngầu, bốc mùi khó chịu, ẩn chứa nhiều dịch bệnh.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 6.
Theo những người lao động ở đây, những phòng trọ này có giá từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/phòng/tháng nhưng có đến 3,4 người ở. Ban ngày tất cả mọi người đều ra ngoài làm, chỉ đến tối mới về ngủ.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 7.
Những căn phòng trọ tồi tàn chưa đầy 10m2 nhưng lại tập hợp đủ các chức năng từ ăn, ngủ, nấu nướng, đến tắm giặt. Và đây cũng chính là chỗ ở của nhiều hộ gia đình cả chục năm nay.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 8.
Người dân từ các tỉnh lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định đổ về đây làm đủ mọi nghề mưu sinh. Công việc chính của họ là lao động chân tay như cửu vạn, buôn bán hoa quả, đẩy xe hàng... ở khu vực chợ đầu mối Long Biên. Người yếu sức khỏe hơn thì làm việc ở lò bánh mỳ ngay trong dãy nhà trọ hay đi nhặt ve chai, đồng nát.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 9.
Những bãi rác nằm lẫn trong các dãy nhà trọ.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 10.
Thật khó tin khi giữa Thủ đô vẫn còn tồn tại những xóm ngụ cư nhếch nhác, tiêu điều như thế này.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 11.
Cách đó không xa, ở bãi giữa sông Hồng là những lán trại, nhà phao của gần 30 hộ dân. Khu đất này được ông Nguyễn Đăng Được người Bố Trạch (Quảng Bình) lưu lạc và sinh sống ở Hà Nội đã gần 40 năm thuê lại để chăn nuôi, trồng trọt và sống luôn tại đó. Sau này, thêm nhiều người đến ở mới tạo thành xóm ngụ cư ngay giữa sông Hồng (xóm Phao).
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 12.
Xóm Phao có tất cả 26 hộ gia đình với hơn 100 người, mỗi nhà có một hoàn cảnh khác nhau, họ “dạt” về đây để kiếm sống. Nhiều người đã sống ở đây đến 3 thế hệ và bị địa phương cắt khẩu từ bao giờ.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 13.
Bà Phạm Thị Lan, gần 80 tuổi quê ở Hưng Yên sống tại nhà mình cho biết: “Bao năm nay, tôi sống vạ vật ở nhiều nơi. Ban đêm, tôi đi nhặt rác rồi ngủ luôn ở khu Hàng Quạt, may được cho về đây ở nhờ, có chỗ trú mưa nắng qua ngày”.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 14.
Hầu hết người dân trong xóm đều sống trên các nhà phao. Để tiết kiệm không gian sinh hoạt, mọi hoạt động như tắm rửa, giặt giũ được họ tiến hành ngoài trời.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 15.
Những cư dân sống ở bãi giữa sông Hồng tụ về từ khắp nơi, làm đủ nghề kiếm sống, từ xe ôm, đạp xích lô, bốc vác thuê... Một số người già không có sức lao động thì sống bằng nghề nhặt rác, thường thì họ đi cả đêm, cả ngày, khi mệt mới về nghỉ ngơi.
Cảnh sống nhếch nhác ở những “khu ổ chuột” giữa lòng Thủ đô - Ảnh 16.
Cuộc sống của những đứa trẻ được sinh ra ở đây cũng chỉ loanh quanh ở bãi bồi góc sông này. Nhiều đứa trẻ sinh ra không có giấy khai sinh, đến tuổi không được đến trường đi học...
theo VOV
Phần nhận xét hiển thị trên trang