Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 14 tháng 10, 2017

CÔ THÔN



Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh bến sông vắng vẻ?

Bây giờ thì anh về cô thôn
Bến sông dài
mùa thu chưa đủ nắng
cơn lũ vừa đi qua
người trên đường rất vắng
con phà uể oải sang sông
xơ xác đôi bờ
lam lũ sóng..

Không rõ lòng mình đang buồn hay đang vui?
Đang tồn tại
hay mình đang sống?
Mình nghĩ gì tháng ngày đang qua?
nhẫn nhịn như dòng sông kia,
hay mây trời vô vọng?
Một thời đắm say
một thủa cay nồng
Đi được tới đâu?
mấy buổi thỏa lòng?
Ôm ấp thiết tha
hay cái nắm tay hờ hững,
ta cùng người sang sông?
Người đã cho ta bao ước vọng?
để rồi ta lại về không!
xa những cuộc vui
ánh đèn sáng phố phường
người không nhớ ta -
ta có nhớ người cũng thành vô vị
Cầm như: "Sắc sắc, không không"
Người ở cô thôn không hay nghĩ nhiều
ngàn năm rồi vẫn vậy
không quen những truyện trên trời
một đời ngơ ngác sống
người ta nói gì thì nghe
khổ thể nào cũng chịu
như con thờn bơn chỉ có một bề
không bận lòng lo sóng
sông đưa đẩy
đi đâu thì đi..
Buồn mà vui
cô thôn sau dãy núi..
bên dòng sông thật dài
Mặc ta buồn
ta cay,
ta khát một bàn tay!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Thần kinh không vững thì nổi khủng, nổi điên lên rồi”!

Sau 11 năm thầy Đỗ Việt Khoa làm nên cơn “chấn động” trong ngành giáo dục, nay đầu 2 thứ tóc vẫn chưa được thảnh thơi khi lại... quá liều.
“Thần kinh không vững thì nổi khủng, nổi điên lên rồi”
Chúng tôi gặp lại thầy Đỗ Việt Khoa sau 11 năm thầy làm nên cơn “chấn động” trong ngành giáo dục - đứng ra quay video tố cáo gian lận trong thi cử, chuyện lạm thu, ép học sinh học thêm. Thầy thừa nhận cuộc sống đang bị đảo lộn, đã trải qua một giai đoạn cực kỳ khó khăn sau những ngày được phong là “người hùng giáo dục”.
“Tôi từng bị những đối tượng mà tôi tố cáo thuê xã hội đen dọa đánh, bị cướp máy ảnh. Sau đó, họ gây sức ép, đẩy tôi đi trường khác. Họ cũng làm ảnh hưởng đến gia đình của tôi, ảnh hưởng đến cả hạnh phúc vợ chồng.
Con tôi đi học gặp sức ép vì là con của Đỗ Việt Khoa. Rồi suốt một thời gian dài, số điện thoại lạ liên tục gọi vào máy của gia đình để chửi bới, đe dọa. Nhiều đêm vợ tôi nghe, sợ hãi quá, khóc mếu, rồi đòi ly hôn. Cô ấy nói tôi đi lo chuyện bao đồng, làm ảnh hưởng đến gia đình”.
Người thầy đầu đã hai thứ tóc tâm sự, điều khiến ông sốc nhất là thái độ vô cảm của những đồng nghiệp quanh mình, không ai dám lên tiếng nữa và cảm thấy bị cô lập, đơn độc.
Cũng theo thầy Khoa chỉ có người thần kinh thép mới có thể chịu được những điều khủng khiếp đó, nếu không sẽ nổi khùng, nổi điên lên.
Mang nợ tiền tỉ: Quá liều!
Lương giáo viên đã thấp, chắt chiu lắm mới đủ nuôi gia đình, 2 con ăn học. Mãi “cho đến khi tôi chuyển sang Trường THPT Thường Tín thì mới được vị hiệu trưởng ở đây nâng lương, giờ mỗi tháng được khoảng 5 triệu đồng. Nói thật, tôi chẳng dành dụm được một đồng nào”, thầy Khoa chia sẻ.
 
Thầy Khoa làm thêm đủ nghề để sống, nhưng tuyệt đối không dạy thêm.
Năm 2015, thương vợ con ở trong căn nhà lụp xụp, ẩm thấp, thầy đánh bạo vay ngân hàng 1,5 tỉ đồng, trả góp trong 10 năm để xây căn nhà khang trang hơn. Giờ thầy vẫn bảo mình quá liều, làm nhà trong khi chẳng có một xu nào trong túi.
“Các bạn có tưởng tượng được ở tuổi 50, một ngày tôi làm việc 17-18 tiếng. Sáng đi dạy học, trưa về đi chạy bàn cho các cửa hàng ăn. Rồi tôi tự mày mò học sửa chữa máy tính, đồ điện, chụp ảnh đám cưới, chụp ảnh thẻ tại nhà để có tiền trang trải, lo cuộc sống gia đình và trả nợ.
Tôi đang là con nợ của ngân hàng, tháng nào cũng có tin nhắn mang tiền đến nộp. Bây giờ mỗi tháng phải trả cả gốc, lãi 30 triệu đồng. Có tháng phải vay nóng tín dụng đen để kịp đáo hạn với ngân hàng. Thực sự rất mệt mỏi, quá sức với một nhà giáo như tôi. Nhưng việc tôi làm, tôi chịu. Giờ chỉ khấn trời cho mình đủ sức khỏe để làm việc thôi” - thầy Khoa chia sẻ.
ĐẶNG CHUNG

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bất chấp 3 "tối hậu thư", biệt thự cổ vẫn bị san bằng



Lê Phong





























3 lần cơ quan quản lý nhà nước gửi văn bản yêu cầu không được phá dỡ biệt thự cổ tại quận 3, TP.HCM nhưng chủ đầu tư vẫn quyết tâm san bằng.

Sáng 13.10, phóng viên ghi nhận có khoảng 10 công nhân và một máy xúc đang tiến hành phá hủy 2 căn biệt thự tại địa chỉ 243 Cách Mạng Tháng Tám, phường 4, quận 3, TP.HCM.

So với ngày hôm qua (12.10) thì hiện trường hôm nay ngổn ngang hơn. Trong đó, một căn biệt thự đã bị tháo dỡ hoàn toàn, căn còn lại thì chỉ còn khoảng 25% công trình chưa được đập bỏ.

Động thái này diễn ra trong bối cảnh UBND TP.HCM có văn bản khẩn gửi đến nhiều sở, ngành, UBND quận xoay quanh nội dung bài viết "Tự ý tháo dỡ biệt thự cổ ở quận 3" do báo Người Lao Động phản ánh ngày 10.10.

Trong đó, UBND TP đề nghị đích thân Chủ tịch UBND quận 3 phải trực tiếp xuống kiểm tra và ngăn chặn việc phá biệt thự cổ và có trách nhiệm báo cáo cụ thể để xảy ra vụ việc nêu trên, tại sao không có biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu.

Trước đó, ngày 4.10, Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM đề nghị ngưng việc tháo dỡ để sở này và Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc thực hiện việc kiểm kê, đánh giá. Tuy nhiên, chủ đầu tư phớt lờ.

Đến ngày 10.10, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM cũng có văn bản nhắc nhở lần nữa thực hiện nghiêm túc đề nghị của Sở Quy hoạch Kiến trúc nhưng chẳng ai quan tâm.

Phản hồi về thông tin vì sao nhiều đơn vị yêu cầu tạm dừng phá dỡ biệt thự để kiểm tra nhưng sáng 13-10, vẫn có công nhân đập phá, ông Võ Khắc Thái, Chủ tịch UBND quận 3, cho biết đang bận họp UBND TP và sẽ có phản hồi sau.

Trước đó, ông Trần Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND quận 3, cho biết việc đập bỏ các công trình nằm tại khu đất bên hông vòng xoay Dân Chủ nhằm mục đích xây dựng mới tòa nhà Công an quận 3.

Trả lời câu hỏi việc tháo dỡ các căn biệt thự cổ ở khu đất này có được phép hay không, ông Bình thông tin cần phải xem xét lại các căn biệt thự có thuộc danh mục đáng bảo tồn hay không. Nếu không thì tháo dỡ bình thường. Và đề nghị phóng viên liên hệ Ban Quản lý đầu tư - xây dựng công trình quận 3 để nắm rõ thông tin.

Tuy nhiên, ông Phạm Thế Huy, Giám đốc Ban quản lý đầu tư – xây dựng công trình quận 3, cho biết việc tháo dỡ nhằm xây dựng trụ sở Công an quận 3 và đã được Sở Xây dựng TP.HCM cấp phép. Thẩm quyền thì liên hệ Công an TP.HCM.

THEO NLD.COM.VN


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin bão số 11: Sức gió của bão số 11 có thể mạnh tới 150 km/h

Phần nhận xét hiển thị trên trang

[Hát xẩm & Đọc thơ] Về làng - NSND Xuân Hoạch & Nhà thơ Nguyễn Duy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lễ viếng Đinh Hữu Dư tại quê nhà: Nước mắt không ngừng rơi


 8h sáng nay tại TP Ninh Bình tang lễ phóng viên Đinh Hữu Dư được tổ chức.
Ngay từ rất sớm, con ngõ Xuân Thành dẫn vào nhà anh Dư đã đông kín người đến viếng thăm.

Hội Nhà báo Việt Nam vào viếng. Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Mai Đức Lộc truy tặng bằng khen cho PV Đinh Hữu Dư hành động dũng cảm, hy sinh thân mình khi làm nhiệm vụ.







9h35 


Đoàn đại biểu Chính phủ gửi vòng hoa kính viếng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi vòng hoa kính viếng.











9h25 


Cô Đinh Thị Kim Yến, giáo viên chủ nhiệm lớp 9, trường THCS Ninh Thành cùng tập thể học sinh vào viếng anh Dư.







Cô Đinh Thị Kim Yến tâm sự: Trong cuộc đời 32 năm dạy học, em Dư là học trò để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi.
9h 


PGS. TS. Hà Huy Phượng, đại diện khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vào viếng. Anh Đinh Hữu Dư là cựu sinh viên K27, khoa Báo chí.








Bạn bè cùng xóm trọ nơi anh Dư ở khi còn học trên Hà Nội đến viếng

9h 


Mẹ của PV Dư khóc ngất nhiều lần, bà được đưa vào trong nhà.








Bà ngoại và mẹ đẻ của PV Đinh Hữu Dư

8h46 


Đoàn PV thường trú TTXVN các khu vực vào viếng.









8h36 


Chú Chung Văn Hùng, cậu ruột của anh Dư chia sẻ: Thời học cấp 1 đến cấp 2 anh Dư lớn lên và học tập một mình tại căn nhà này.

"Dư sinh ra và trưởng thành trong vất vả, thời học đại học, mọi chi phí đều tự mình cháu lo liệu".



Ảnh: Phạm Hải


Ảnh: Phạm Hải



Cô Nguyễn Thị Huệ, hàng xóm anh Đinh Hữu Dư chia sẻ: "Dư là người rất hiền lành, học phổ thông ở cùng bà nội, rất vất vả, cứ một buổi anh đi học, một buổi đi bốc vác gạch để kiếm tiền ăn học"

"Nghe tin cháu Dư mất, mọi người như đứng tim, cả làng ai cũng thương tiếc, đau xót" - cô Huệ chia sẻ.
8h35 


Ông Đinh Đức Tưởng, đại diện Ban chỉ đạo Tây Bắc dẫn đầu đoàn vào thăm viếng PV Đinh Hữu Dư.
8h15 


Người dân cho biết, đêm qua thi thể của PV Đinh Hữu Dư đã được hỏa táng tại Phù Ninh (Phú Thọ), tro cốt được đưa về đến nhà vào 2h30 sáng nay.









8h10, 


Đoàn lãnh đạo tỉnh Yên Bái do Tạ Văn Long, Phó Bí thư thường trực UBND tỉnh dẫn đầu đoàn.


Bác ruột của PV Đinh Hữu Dư đại diện gia đình nhận bằng khen của Chủ tịch tỉnh Yên Bái

 

Các cá nhân, tổ chức bắt đầu vào thắp hương, đặt vòng hoa trước di ảnh phóng viên Đinh Hữu Dư.

Dẫn đầu đoàn vào viếng thăm là ông Vũ Công Hoan, Chánh văn phòng tỉnh Ninh Bình đại diện Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh Ninh Bình. 

Đoàn Bổng - Trần Thường ( Vietnamnet )


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu khu vực tư nhân sẽ đưa Việt Nam đến chủ nghĩa xã hội?


05.10.2017 Piotr Tsvetov Hội nghị Trung ương 5 khóa XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút sự chú ý của Đảng và toàn dân tới sự cần thiết phải tạo thuận lợi phát triển khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành “một động lực quan trọng”, nhà quan sát phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.
Một vài ngày trước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi trao đổi với lãnh đạo các doanh nhgiệp tư nhân trong nước, trong cuộc gặp đó ông đã khẳng định rằng, Chính phủ cam kết sẽ liên tục cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, an toàn và thân thiện, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân phát triển thuận lợi.

Kể từ khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, các nhà lãnh đạo đảng luôn tuyên bố rằng, nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế, bao gồm cả khu vực kinh tế tư nhân. Các hoạt động kinh tế ​​tư nhân đã được khuyến khích, nhưng, như ông Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận, trước đây khu vực kinh tế tư nhân chưa được gọi là "động lực" của nền kinh tế.

Chính phủ đã đặt ra nhiệm vụ nâng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân lên từ 50 đến 60% GDP (nay là 43%). Một trong những phương pháp để đạt được mục tiêu này là đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích doanh nghiệp thành lập mới. Theo kế hoạch, đến năm 2020 ở Việt Nam sẽ chỉ còn 103 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

Nói chung, những biện pháp này có thể giúp Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Nhưng, liệu các biện pháp đó có đóng góp vào việc xây dựng xã hội XHCN ở Việt Nam?



© REUTERS/ HOANG DINH NAM/POOL
Báo Nhật bình luận tổ chuyên gia tư vấn kinh tế Việt Nam

Sau khi tìm hiểu các xu hướng mới trong chính sách của Việt Nam, các nhà khoa học Nga theo chủ nghĩa Mác bày tỏ lo ngại rằng, ưu thế nổi bật của kinh tế tư nhân sẽ dẫn đến việc giai cấp tư sản dân tộc ở Việt Nam càng lớn lên, và cùng với thời gian tầng lớp này sẽ ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến đời sống chính trị và ý thức cộng đồng. Và nếu Đảng Cộng sản mất quyền kiểm soát tình hình, thì rất có thể Việt Nam sẽ bị chệch khỏi định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ông Tsvetov cho rằng, vẫn còn quá sớm để các nhà khoa học Mác-xít đưa ra dự báo đáng báo động. Ba mươi năm trước, một số nhà khoa học Liên Xô đã cảnh báo rằng, việc áp dụng các hợp đồng sản xuất với hộ nông dân ở Việt Nam sẽ dẫn đến việc xuất hiện tầng lớp địa chủ giàu có (được gọi là Kulak) và tái sinh tư sản. Tôi không biết dữ liệu nào chứng tỏ về việc ở Việt Nam đã xuất hiện tầng lớp Kulak trong thời gian đó, nhưng tôi biết chắc chắn rằng, nhờ những cải cách thị trường, bao gồm cả ở nông thôn, Việt Nam tự đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đồng thời, Việt Nam vẫn định hướng xã hội chủ nghĩa, và đạt được nhiều thành công trên con đường này.

Như được biết, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

https://vn.sputniknews.com/opinion/201710054113739-khu-vuc-tu-nhan-viet-nam-chu-nghia-xa-hoi/

Phần nhận xét hiển thị trên trang