Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 12 tháng 10, 2017

ĐỖ TRUNG LAI PHÁ NÁT ĐƯỜNG THI- DƯƠNG KỲ ANH BỐC THƠM ĐỖ TRUNG LAI, KHÔNG XỨNG DANH KẺ SĨ!


Đỗ Hoàng 

Tôi đã có bài viết mấy năm trước về Dương Kỳ Anh bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận “Phù thủy Dương Kỳ Anh bốc thơm thơ thủm Hoàng Quang Thuận”. Hoàng Quang Thuận là tay anh chị không biết làm thơ, làm thơ chưa sạch nước cản, thế mà Dương Kỳ Anh phù phép: hai người vào ở khách sạn, cùng ký vào gần hai trăm tờ giấy, sáng ra Hoàng Quang Thuận đã làm đến 150 bài thơ thiền về Yên Tử, 150 bài thơ thiền về Hoa Lư. Thật là bố láo, bố khoét không có đời nào chịu thấu và tưởng tượng ra thời nay họ làm tiền cả thần phật, văn chương. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bính Khiêm, các sư thiền cả đời sống với , yêu Yên Tử mới làm nổi một hai bài. Tay Hoang Quang Thuận vô danh tiểu tốt nào mà một đêm làm gần 200 bài thơ thiền về Yên Tử, Hoa Lư. Một sự phù thủy, tâng bốc đểu cáng của Dương Kỳ Anh thật là vô tiền khoáng hậu. Dương Kỳ Anh còn cao giọng ở cuộc hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận do Hội Nhà văn tổ chức, cử tọa có nhiều nhà văn, nhà thơ, bạn đọc cùng thứ trưởng, ngoại giao Nguyễn Chiến Thắng và nguyên bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Di Niên, những kẻ không biết thơ phú văn chương là gì!
Lần này Dương Kỳ Anh lại bốc thơm Đỗ Trung Lai dịch Đường thi - “Đỗ Trung Lai và 100 nhà thơ Đường”. Đỗ Trung Lai là một anh chữ Hán bẻ đôi không biết, cả viết, cả nói, cả nghe không mảy may biết một tí gì. Đỗ Trung Lai đã tự nhận điều đó. Việc dịch tiếng nước ngoài ra tiếng ta thì phải biết ngoại ngữ, không biết làm sao dịch được. Vì sao Đỗ Trung Lai không biết tí ti chữ Hán lại dịch các thi hào đời Đường và được các nhà xuất bản, nhất là nhà xuất bản Giáo dục in đến 4, 5 cuốn sách , cuốn nào cũng từ ba, bốn trăm trang có cuốn gần 1000 trang. Rồi lại được đám cánh hữu mang tiếng là trí thức, nhà báo, nhà văn, họa sỹ lăng xê thổi kèn rồi được báo viết, báo hình, báo nghe phỏng vấn, ghi hình, ghi tiếng, phát sóng làm um xùm văn trường và thị trường! Người đọc, học sinh, sinh viên, nhân dân… không biết đâu mà lần!
Nguyên nhân Đỗ Trung Lai phù phép được là thế này:
1 - Văn hóa Hán vào nước từ hàng nghìn năm nay. Văn chương cũng vào thời gian như vậy
2 – Đường thi được các học giả, trí thức, nhà thơ, nhà văn xưa dịch nghĩa, dịch thơ phổ biến trong dân chúng. Ngay thời Cách mạng Đường thi cũng được dịch rất nhều. Ngoại Bắc có Thơ Đường hai tập - Nhà xuất bản Văn hóa in năm 1962. Trong Nam (Sài Gòn ) cũng được in nhiều. Tóm lại Đường thi rất phổ cập.
3 – Các bản dịch nghĩa của các túc nho thời trước khá chuẩn, đọc bản dịch nghĩa cũng hiếu được thần thái bài thơ.
4 – Đỗ Trung Lai không biết một chữ Hán nhưng láu cá đọc qua bản dịch nghĩa, đọc bản dịch thơ của các nhà thơ, học giả rồi thêm bớt một vài chữ cho có vẻ mình dịch, rồi lòe thiên hạ, rồi có chút danh nhà thơ Quốc gia lại lòe các nhà xuất bản bỏ tiền ra in thơ Đường Đỗ Trung Lai dịch , rồi đưa vào nhà trường gây tác hại muôn đời cho con cháu.
Dương Kỳ Anh cũng là tên lưu manh, phù thủy. không hiểu Đường thi lại đì tâng bốc. thối kèn cho kẻ phá hoại Văn hóa nhân loại. Cũng như Phan Cẩm Thượng, không biết Đường thi cũng tâng bốc Đỗ Trung Lai lên mây xanh!
Tôi đã có ba bài viết về việc Đỗ Trung Lai dịch Đường thi. “Đỗ Trung Lai dịch phá nát Đường thi”. Lần này phê phán Dương Kỳ Anh bốc thơm Đỗ Trung Lai!



Nhà thơ Dương Kỳ Anh

Dương Kỳ Anh viết:
“Những câu thơ hay Đông-Tây-Kim-Cổ” do tôi sưu tầm và biên soạn, phần về các nhà thơ Đường tôi đã chọn nhiều bài do Tản Đà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Nam Trân… dịch. Nhưng tôi vẫn để nhiều câu thơ hay của Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… do Đỗ Trung Lai dịch vì tôi thấy dịch rất có hồn.
Nhà cao ai đứng trong gương/ Trông lên tóc bạc mà thương phận người (Bài Tương tiến tửu của Lý Bạch - Đỗ Trung Lai dịch).
Công đức thì sút kém/ Văn chương cũng suy đồi/ Vẫn thấy đào núi đá/ Dựng thành bia giữa trời (Bài Lập bia của Bạch Cư Dị - Đỗ Trung Lai dịch).”
Câu nguyên bản trong bài “Tương tiến tửu” của Lý Bạch là:
李白


Cao đường minh kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty mộ thành tuyết.
Nơi lầu cao, người soi gương buồn nhìn tóc bạc trắng
Sáng còn tơ xanh, chiều đã thành tuyết
Đỗ Trung Lai :
“Nhà cao ai đứng trong gương
Trông lên tóc bạc mà thương phận người”

Là vè phịa của Đỗ Trung Lai. Thơ Lý Bạch hiện đại hơn hậu hiện đại bây giờ, Đỗ Trung Lai chuyển nó ra vè mà chuyển không đúng, sai cả nghĩa, cả ý, cả lời, cả thần thái. Lại còn vớ vẫn nữa. Trong nguyên bản “Cao đường minh kính bi bạch phát” – Gương sáng lầu cao chiếu nỗi buồn tóc bạc”, “Triêu như thanh ti, mộ thành tuyết” – Sớm tơ xanh, chiếu ra tuyết” Có ai đứng ở đâu trong tấm gương. Tấm gương ai mà đứng vào được(!) Chiếu tóc bạc, sao lại trông lên tóc bạc. Rồi còn thương phận người ! Ở dâu ra? Quá lố bịch. Đỗ Trung Lai dịch phá Đường thi, hay hạ thấp và hạ nhục thiên tài. Bài thơ Tương tiến tửu hiện đại như thế mà Đỗ Trung Lai chuyển nó ra vè Việt, mà vè quá thối! Thua cả vè “Lá lốt”.
Nguyên bản:



Quân bất kiến
Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đâó hải bất phục hồi
(Anh chẳng thấy
Nước sông Hoàng từ trên trời đổ xuống
Cuồn cuộn chảy tuôn ra biển không quay trở lại.)
Câu thơ cuộn trào như sóng, mạnh mẽ như như rồng bay, như tuấn mã cao phi như thế, các nhà thơ hậu hậu hiện đại bây giờ học chán. Thế mà Đỗ Trung Lai cho nó ra vè à ơi a, a, ta, ba, la xa…. Mà vè sai cả nghĩa từ trong nội dung, chưa nói thần thi, linh tự…
Đỗ Trung Lai dịch:
"Anh không thấy
Nước trời rơi mãi
Thành mênh mông một dải Hoàng Hà
Chẩy mau về với biển xa
Có trôi trở lại cùng ta bao giờ…"

Đúng là vẽ rắn thêm chân!
Dịch thế này mà Dương Kỳ Anh cho đứng bên các tài danh dịch giả: Tản Đà, Ngô Tất Tố, Khương Hữu Dụng, Nhượng Tống, Khái Hưng, Nam Trân, Hoàng Tạo, Tương Như, thật là hỗn xược!
Còn bài Lập bi của Bạch Cư Dị nguyên bản:

白居易;




Huân đức ký hạ suy,
Văn chương diệc lăng di.
Đãn kiến sơn trung thạch,
Lập tác lộ bàng bi. ..
(Công đức đã sút kém
Văn chương cũng suy đồi
Vẫn thấy tấm đá lấy từ trong núi
Dựng thành bia bên đường)

Không cần trình độ Hán học, chỉ thạo một chút thơ ngũ ngôn là chuyển đoạn trên ra được thơ Việt.
(Công đức đã sút kém
Quá suy đồi văn chương
Lấy tấm đá trong núi
Dựng bia phơi bên đường)

Đỗ Trung Lai dịch:

“Công đức thì sút kém
Văn chương cũng suy đồi
Vẫn thấy đào núi đá
Dựng thành bia giữa trời”

Câu nào, bài nào Đỗ Trung Lai cóp nguyên rồi thêm vài ý, vài chữ của mình cho có sáng tạo, trên vần ồi, thì chọn vần ời là Trời. Nhưng trời đâu ở đây! Dịch thêm thắt làm sai cả hồn thơ, sai nội dung nguyên bản của các thi hào!
“Lập tác lộ bàng bi” (Lập bia bên đường), chứ có “Lập tác thiên bàng bi” đâu mà “Dựng thành bia giữa trời”
Hàng vạn, hàng vạn cái sai, cái sót, cái ngu, cái dốt của Đỗ Trung Lai nhưng vậy mà Dương Kỳ Anh luôn mồm bốc thơm:
“Đỗ Trung Lai tặng tôi tập thơ của anh mới xuất bản. Ơ thờ ơ thơ (Không biết tôi viết thế có đúng không vì bìa thơ hình như tác giả cố tình chơi chữ?) và cuốn 100 nhà thơ Đường do Đỗ Trung Lai biên soạn và dịch thơ.
Cuốn sách dày 828 trang với giá bán là 300.000 đồng. Rất nhiều nhà thơ Đường quen thuộc mà tôi đã đọc và nhiều nhà thơ đời Đường bây giờ tôi mới biết tên. Những Vương Tích, Dương Quýnh, Vương Bột, Lạc Tân Vương, Lư Chiếu Lân, Trần Tử Ngang, Vi Thừa Khánh, Đỗ Thẩm Ngôn, Thẩm Thuyên Kỳ, Tiết Tắc, Tống Chi Vấn, Đương Huyền Tông, Trương Thuyết, Tô Dĩnh, Hạ Tri Chương, Trương Húc, Vương Hàn, Trương Cửu Linh, Từ Anh Trinh, Vương Loan, Vương Xương Linh, Mạnh Hạo Nhiên, Bùi Địch, Vương Duy, Thôi Hiệu, Lý Tích Chi Sầm Than…
…Trước đây, tôi cũng có đọc Đỗ Mục đời vãn Đường, người được ví như là Đỗ Phủ đời Thịnh Đường. Nhưng nay, đọc cuốn "100 nhà thơ Đường" do Đỗ Trung Lai biên soạn và dịch, tôi hiểu thêm nhiều điều, nhiều bài thơ hay của Đỗ Mục do Đỗ Trung Lai dịch, tôi lấy làm thích thú:
Kích gãy, chìm sâu dưới đáy sông/ Mài qua là gặp dấu cha ông/ Gió đông không giúp Chu Công Cẩn/ Hai Kiều thoát nổi khóa xuân không?”
Nguyên bản:
杜牧



便


Xích Bích hoài cổ
Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu,
Tự tương ma tẩy nhận tiền triều.
Đông phong bất dữ Chu lang tiện,
Đồng Tước xuân thâm toả nhị Kiều.

Dịch nghĩa
Mũi kích gãy nằm trong cát, sắt chưa mòn hết,
Tự tay mình mài rũa, đã nhận thấy dấu vết triều đại vừa qua.
Gió đông ví không thuận tiện cho chàng Chu Du,
Thì cảnh xuân thâm nghiêm của đài Đồng Tước đã khoá chặt hai nàng Kiều.
Tiền nhân đã dịch rất hay:
(Cát vùi lưỡi kích còn trơ
Rửa mài nhận dấu triều xưa rõ ràng
Gió đông nếu phụ Chu lang
Một đền Đồng Tước khóa xuân hai Kiều!)
(KD)
Đỗ Trung Lai dịch:
(Kích gãy chìm ngay dưới đáy sông
Mài qua là gặp dấu cha ông
Gió đông không giúp Chu Công Cẩn
Hai Kiều thoát khỏi khóa xuân không?)
Bài dịch quá khôi hài như phường chèo, yếu kém toàn diện.

Về nội dung: “Trầm sa” là vùi trong cát, chứ không có đáy sông nào đây. “Nhận tiền triều” – nhận ra các triều vua trước. Triều vua chứ không phải cha ông!
Về nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt làm sai niêm (gãy chữ thứ 2 câu 1 không niêm với kiều chữ thứ 2 câu 4) và dẫn đến “ nhất, tam , ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh sai lung tung! Nghệ thuật dùng vần rất kém, đã 3 vần ông rồi, còn thêm 3 vần ông nữa làm cho bài thơ tứ tuyệt quá nặng nề, không thanh thoát. Nói chung ý tứ, hồn vía dịch rất kém!
Dịch thế này thì:
“Thời sự thả vị đạt
Quy canh Vấn thủy canh”
(Thơ phú kém như thế
Về Hà Nhì đi cày)
Còn nhiều nhiều cái sai, cải hỏng kể không hết.
Một bài nữa Dương Kỳ Anh cũng tụng ca hết lời:
“Vườn Kim Cốc” là bài thơ nổi tiếng của Đỗ Mục do Đỗ Trung Lai sưu tầm và dịch đã thực sự cảm hóa tôi.
Dịch nghĩa: Sự phồn hoa đã tan theo hơi bụi / Nước chảy vô tình, cỏ cứ xanh tốt / Buổi chiều gió đông thổi đến một tiếng chim buồn thương / Hoa rụng tựa như người xưa nhảy lầu rơi xuống.
Dịch thơ: Phồn hoa theo cát bay đi / Nước trôi, cỏ mọc, còn gì nữa đâu / Gió chiều vọng tiếng chim sầu/ Hoa rơi, ta tưởng trên lầu người rơi.
Rất nhiều bài thơ của các nhà thơ đời nhà Đường trong cuốn sách do Đỗ Trung Lai soạn và dịch thơ đã mang đến cho người yêu thơ nhiều hiểu biết và cảm hứng khác lạ…”
Nguyên bản:
杜牧
金谷園
繁華事散逐香塵,
流水無情草自春。
日暮東風怨啼鳥,
落花猶似墮樓人。

Kim Cốc viên
Phồn hoa sự tán trục hương trần,
Lưu thuỷ vô tình thảo tự xuân.
Nhật mộ đông phong oán đề điểu,
Lạc hoa do tự truỵ lâu nhân.
Dịch nghĩa
Những việc phồn hoa đã tan tác theo lớp bụi thơm
Nước vô tình chảy, cỏ cứ tự tươi thắm
Chiều về chim kêu ai oán trong gió đông
Hoa rụng mà còn như người nào (năm xưa) nhảy xuống lầu
Các tiền nhân dịch thơ:
Bản dịch của Trần Trọng San
Phồn hoa tan tác bụi trần
Vô tình nước chảy cỏ xuân tươi màu
Gió đông ai oán chim sầu
Hoa rơi giống kẻ rơi lầu ngày xưa
Ban dịch: Trần Trọng Kim
Việc bộn rộn làm xong hóng mát
Nước chảy vô tình, mượt cỏ xuân
Gió chiều chim hót xa gần
Hoa rơi, tựa khách gieo thân trên lầu
Bản dịch của Anh Nguyên
Phồn hoa hết, sạch hương đời,
Thờ ơ nước chảy, cỏ tươi thắm màu.
Gió đông hờn tiếng chim sầu,
Hoa rơi tựa gái gieo lầu thuở xưa...

Bản dịch Như Tương:
Phồn hoa tan tác bụi rơi
Vô tình nước chảy cỏ tươi nhạt nhàu
Gió chiều chim hót mà đau
Hoa rơi như thể trên lầu người rơi!
Đỗ Trung Lai dịch, nhặt chỗ này một tí, chỗ kia một tí làm ra bài dịch của mình, rồi cóp lại của tiền nhân mà còn cóp sai.
Như nguyên bản không có “ta”- ngã đâu mà Đỗ Trung Lai vẫn tự thêm “ta" cho có “sáng tạo” trong dịch(!)
Như đã phân tích ở các bài trước, nhà thơ Đỗ Trung Lai dịch Đường thi không có sáng tạo gì hết, chỉ dựa vào các bản dịch của các nhà thơ nổi tiếng trước, chữ dùng rất cũ, không Việt hóa như tiền nhân, ý tứ, hồn phách rất kém. Ông lại thêm thắt ý chủ quan của mình nên các bản dịch khác xa nguyên bản và sai lầm lớn! Ông dựa vào các bản dịch nghĩa để dịch ra thơ. Bản dịch nghĩa dù có sát nghĩa đến đâu vẫn không thể lột tả nguyên bản, nhất thơ của các thi hào và đại thi hào. Và gặp những bài không có dịch nghĩa, gặp các tác giả đi trước dịch sai thơ thì Đỗ Trung Lai càng dịch sai một cách trầm trọng và nguy hại! Ví như bài thơ Hí tặng Đỗ Phủ của Lý Bạch sau đây:
李白





Hí tặng Đỗ Phủ
Phạn Khoả sơn đầu phùng Đỗ Phủ,
Đầu đới lạp tử nhật trác ngọ.
Tá vấn biệt lai thái sấu sinh,
Tổng vị tòng tiền tác thi khổ.
Nghĩa:
Ăn cơm đầu núi Khỏa bất ngờ gặp nhà thơ Đỗ Phủ
Nón lá đội đầu đứng sững giữa trưa nắng
Ướm hỏi từ độ xa nhau đến nay thần sắc sao gầy yếu đến thế
Từ trước đến giờ chắc vì lao lực với thơ nên mới khổ
Bản dịch Đỗ Trung Lai
Giữa trưa qua đầu núi Phạn Quả
Tình cờ gặp lại ông Đỗ Phủ
Nón lá, thân gầy đến thế ư?
Phải vì đục đẽo thơ mà khổ?
Dịch thế này có nguy hại không? Phạn là cơm, ăn cơm . Trong chữ Hán có 5 chữ Phạn, hết ba chữ chỉ cơm, ăn cơm. Không có núi Phạn Quả nào ở trong bài thơ đùa của Lý Bạch tặng Đỗ Phủ ! Sai lầm dịch như thế thật không thể tha thứ được.
Đỗ Trung Lai cũng thuộc loại háo danh, cuồng danh và muốn làm kinh tế trong việc dịch Đường thi. Không biết bằng cách nào mà ông thuyết phục được nhà xuất bản Giáo dục in liên tiếp bốn năm cuốn, mỗi cuốn từ 400 trang cho đến gần 1 000 trang in với số lượng lớn, do ông dịch từ Lý Bạch , Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và 100 nhà thơ Đường khác phát hành rộng rãi trong nhà trường. Đây cũng là một kiểu Đạo Chích trong kinh tế, trong khoa học và trong văn chương cần thu hồi những ấn phẩm kém nát này và pháp luật phải ra tay với Đỗ Trung Lai và những cá nhân, tập thể tiếp tay cho Đỗ Trung Lai trong đó có Dương Kỳ Anh, Phan Cẩm Thượng…!

Hà Nội ngày 25 – 7 – 2017

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giấc mộng Trung Hoa của ông Tập đối mặt nguy cơ đổ bể tan tành vì vấn đề Triều Tiên


Giấc mộng Trung Hoa của ông Tập đối mặt nguy cơ đổ bể tan tành vì vấn đề Triều Tiên
Giấc mộng Trung Hoa là tư tưởng hoài cổ của ông Tập với mong muốn trở lại thời kỳ hoàng kim của các triều đại hùng mạnh nhất như Hán, Đường, Minh và Thanh. Ảnh CNN
Hiện tại, một cuộc xung đột nếu xảy ra ở bán đảo Triều Tiên có thể làm ông Tập chệch hướng trên con đường thực hiện lời hứa đưa Trung Quốc vào thời đại Giấc mộng Trung Hoa.
Áp lực về Triều Tiên
Sau các vụ thử tên lửa, dù phải chịu các lệnh trừng phạt, Triều Tiên lại tiếp tục tuyên bố thử nghiệm bom H và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa qua Nhật Bản. Theo Diplomat, sự phô trương sức mạnh hạt nhân của Triều Tiên trước các nước láng giềng và những đối thủ ở xa hơn như Mỹ sắp đạt được kết quả toàn diện.
Tờ này cũng cho rằng, với ông Tập Cận Bình và đảng cộng sản Trung Quốc ĐCSTQ, những bước tiến của Triều Tiên để trở thành một quốc gia hạt nhân đã đặt Bắc Kinh vào một thử thách khó khăn tại thời điểm mà Trung Nam Hải muốn tập trung cho những vấn đề khác giúp tăng vị thế của Trung Quốc tại khu vực và quốc tế hơn.
Trong khi đó, trước đây là chính quyền Tổng thống Barack Obama, hiện nay là chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tăng áp lực buộc Trung Quốc phải giải quyết khủng hoảng Triều Tiên hoặc sẽ phải đối mặt với những hậu quả nhất định.
Tuy nhiên sự phụ thuộc của Triều Tiên vào Trung Quốc vẫn gây nhiều tranh cãi. Mới đây, nhà sử học Mitchell Lerner đã chỉ ra những giai đoạn lịch sử đáng chú ý như những năm 1960, Triều Tiên khẳng định sự độc lập và thẳng thừng chống lại sức mạnh từ Bắc Kinh.
Ông cũng chỉ ra rằng quan hệ hai nước đã xấu hơn kể từ sau cuộc xung đột những năm 1990. Sự đổi mới của Trung Quốc trong quan hệ với các nước phương Tây và Hàn Quốc đã gây lo ngại cho Triều Tiên về việc có thể bị cô lập và bao vây toàn bộ xung quanh bởi các nước đối địch với mình.
Giấc mộng Trung Hoa của ông Tập đối mặt nguy cơ đổ bể tan tành vì vấn đề Triều Tiên - Ảnh 1.
Quan hệ Trung-Triều được cho đang xấu đi sau loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng. Ảnh: Bí thư Ban Bí thư Trung ương ĐCSTQ Lưu Vân Sơn (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Vì vậy, Lerner cho rằng Mỹ nên xem xét lại một loạt các biện pháp, ngay cả những biện pháp đơn phương với những rủi ro đáng kể như áp dụng lệnh trừng phạt cứng rắn, ngăn chặn các chương trình rửa tiền của Triều Tiên, các hình thức tác chiến điện tử mới và tổ chức một cuộc tấn công quân sự.
Các chuyên gia khác nhấn mạnh sự miễn cưỡng của Trung Quốc trong việc can thiệp vào chương trình hạt nhân của Triều Tiên xuất phát từ những lo ngại về vấn đề an ninh quốc gia. Về mặt này, lãnh đạo Trung Quốc chủ yếu đối mặt với hai vấn đề.
Thứ nhất, nếu chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên có thể khiến hàng triệu người tị nạn từ Triều Tiên vượt qua sông Áp Lục, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế và an ninh quốc gia Trung Quốc, và có thể để lại một đất nước hạt nhân hoang tàn nằm ngay cạnh biên giới.
Thứ hai là nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất với phần thắng thuộc Hàn Quốc, khi đó một đồng minh của Mỹ sát sườn biên giới phía bắc với Trung Quốc sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia và những tham vọng của Bắc Kinh tại Thái Bình Dương.
Theo Diplomat, những giả định và lo ngại trên lý giải vì sao nhiều học giả và chuyên gia cho rằng Bắc Kinh muốn duy trì hiện trạng, chống lại việc lật đổ Triều Tiên.
Đây cũng là lý do tại sao, Bắc Kinh chống lại các hành động quân sự hoặc các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng, thay vào đó khuyên các nước theo đuổi các cuộc đàm phán nhằm giảm bớt căng thẳng, đưa quan hệ vói giữa Triều Tiên lại trạng thái cân bằng.
Giấc mộng Trung Hoa khốn đốn
Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng hiện nay cho thấy Bắc Kinh đang dần coi Bình Nhưỡng là mối đe dọa chủ yếu.
Chỉ vài ngày sau vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa qua Nhật Bản, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải tuyên bố: “Trung Quốc sẽ không chấp nhận Triều Tiên trở thành quốc gia hạt nhân”. Phát biểu của ông Thôi là một cảnh báo nghiêm khắc đối với Triều Tiên và đặt ra một giới hạn rõ ràng cho tham vọng hạt nhân của chính quyền Bình Nhưỡng.
Hiện tại, một cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên có thể làm ông Tập chệch hướng trên con đường thực hiện lời hứa đưa Trung Quốc vào thời đại Giấc mộng Trung Hoa. Ông Tập đã thường xuyên sử dụng khái niệm này trong các bài phát biểu chính thức kể từ khi lên nắm quyền vừa để phổ biến những cải cách, chính sách đối ngoại và nâng cao quyền lực cá nhân, Diplomat bình luận.
Mặc dù đây là định hướng tương lai, khái niệm Giấc mộng Trung Hoa cũng là một tư tưởng hoài cổ của ông Tập với mong muốn trở lại thời kỳ hoàng kim của các triều đại hùng mạnh nhất như Hán, Đường, Minh và Thanh.
Trong những giai đoạn đỉnh cao đó, Triều Tiên là một quốc gia láng giềng thân thiện chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc qua Nho giáo, thi ca, và đồ gốm.
"Bán đảo Triều Tiên là một mắt xích trong Giấc mộng Trung Hoa, cũng như nó từng thể hiện sự vĩ đại của các vương triều Trung Quốc trong quá khứ", Diplomat viết.
Về mặt kinh tế, trong thời điểm kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, bất kỳ cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên nào xảy ra cũng có thể gây những tác động xấu. Giấc mộng Trung Hoa có tham vọng lớn hơn nhiều việc chỉ tiếp tục những tăng trưởng kinh tế đáng kinh ngạc tại nước này.
Giấc mộng Trung Hoa của ông Tập đối mặt nguy cơ đổ bể tan tành vì vấn đề Triều Tiên - Ảnh 2.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tăng áp lực buộc Trung Quốc phải giải quyết khủng hoảng Triều Tiên hoặc sẽ phải đối mặt với những hậu quả nhất định. Ảnh CNN
Tờ này nhận định, trong vài năm trở lại đây, ông Tập vẫn tin rằng vị trí và quyền lực của mình trong đảng hiện nay và tương lai sẽ còn cao hơn những người tiền nhiệm dựa vào những lời hứa sẽ đưa Trung Quốc trở lại vị trí thống trị về chính trị và văn hóa ở châu Á.
Những tham vọng của ông Tập thể hiện rất rõ trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), việc xây dựng quân đội và những yêu sách chủ quyền trên biển Đông.
Nhờ đó, Trung Quốc đã có ảnh hưởng lớn hơn với các nước láng giếng ở Trung Á, Pakistan, Philippines và nhiều nước khác. Nhưng sự trỗi dậy quyền lực của Trung Quốc đang gặp phải những trở ngại từ Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Con đường vươn tới tầm thống trị của Trung Quốc cần phải đảm bảo hòa bình khu vực và tránh một cuộc xung đột toàn diện với Mỹ.
Cuộc khủng hoảng về vấn đề Triều Tiên xảy ra vào thời điểm Trung Quốc dường như đã có được sức mạnh toàn cầu nhưng cũng còn nhiều thách thức phức tạp và nghiêm trọng phải đối phó trong vài thập kỷ tới.
Những sáng kiến tập trung vào Giấc mộng Trung Hoa như Con đường Tơ lụa hay sự chuyển đổi nền kinh tế có thể sẽ bị suy giảm nếu thiếu sự đầu tư nguồn lực hay sự quan tâm từ chính quyền khi cuộc xung đột Triều Tiên nổ ra.
Tuy nhiên, như tình hình vài năm qua, những thách thức thường xuyên từ Triều Tiên đã gây tổn thất cho chính quyền Bắc Kinh. Những cuộc thử tên lửa của Triều Tiên đã buộc Seoul chấp nhận một thỏa thuận triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), khiến Trung Quốc phản đối kịch liệt.
Mặc cho những chính sách tẩy chay để đáp trả lại hành động của Hàn Quốc, Trung Quốc không thể ngăn được việc gia tăng lực lượng quân sự của Mỹ tại bán đảo Triều Tiên nếu chính quyền Bình Nhưỡng vẫn đe dọa an ninh khu vực.
Tuyên bố của Tổng thống Trump về việc dùng cách cắt giảm thương mại với Trung Quốc để gây áp lực khiến nước này không hỗ trợ tài chính cho Triều Tiên có thể không xảy ra. Nhưng mục đích của Washington muốn hạn chế Bắc Kinh hỗ trợ về chính trị cho Bình Nhưỡng sẽ làm giảm vị thế của ông Tập và Trung Quốc trên trường quốc tế.
Tệ hơn nữa, những cuộc phóng tên lửa qua các hòn đảo hoặc vùng biển của Nhật Bản sẽ buộc Thủ tướng Shinzo Abe cân nhắc nhu cầu tăng cường sức mạnh quân sự, một viễn cảnh có thể làm cho những chính sách chủ quyền của Trung Quốc với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư khó khăn hơn nhiều.
Một số chuyên gia cho rằng một trong những động lực chủ yếu sau những khiêu khích của Triều Tiên là khiến Trung Quốc lo sợ và buộc phải tiếp tục hỗ trợ cho nước này.
"Việc theo đuổi chương trình hạt nhân để đảm bảo sự sống còn của chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Triều Tiên đang xung đột với những mong muốn của Tập Cận Bình về việc tạo dựng một nước sân sau ổn định", Diplomat phân tích.
"Nếu cuộc xung đột nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ vai trò như trong Chiến tranh Triều Tiên và ngăn cản quân đội Mỹ tiến đến gần sông Áp Lục. Trung Quốc làm như vậy không phải để bảo vệ Bình Nhưỡng mà muốn duy trì một nước phên dậu cho mình", tờ này nhấn mạnh.
Những động thái gần đây của Bắc Kinh sau cuộc thử tên lửa gần nhất của Bình Nhưỡng, như các cuộc diễn tập của PLA, ngầm ám chỉ với cả Triều Tiên và Mỹ rằng Trung Quốc sẵn sàng đối đầu với cả hai nước trong một cuộc xung đột có thể xảy ra tương lai.
Hiện tại, chính quyền Bắc Kinh vẫn sẽ theo đuổi các cuộc đàm phán và hy vọng giữ nguyên hiện trạng để ngăn Triều Tiên làm chệch hướng Giấc mộng Trung Hoa. Nhưng những lợi ích chiến lược và tầm nhìn dài hạn của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh phải tìm kiếm những hướng giải pháp để Bình Nhưỡng chấp nhận các chính sách từ Trung Quốc.
Diplomat cho rằng, nếu trong thập kỷ tới, Triều Tiên vẫn đe dọa đến tham vọng theo đuổi Giấc mơ Trung Hoa, Bắc Kinh sẽ phải thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đường ranh đỏ ở Trung Quốc


FB Đặng Văn Thuận

Hồi năm ngoái, Apple đã làm nức lòng hàng triệu người dùng và tín đồ bảo vệ quyền tự do riêng tư cá nhân bằng cách từ chối yêu cầu của chính phủ, cụ thể là FBI, bẻ khoá màn hình một nghi can khủng bố. Apple đã tạo thêm một hình ảnh lấp lánh về một công ty công nghệ biết bảo vệ khách hàng sau những bê bối do thám mà Edward Snowden đã chỉ ra về việc hợp tác do thám thông tin người dùng mà các hãng công nghệ lớn của Mỹ đều có "dính chàm".

Nghĩa là sau sự kiện đó, Apple đã tiếp tục củng cố thêm hình ảnh về một công ty công nghệ đại chúng sẵn sàng từ chối hợp tác với chính quyền để bảo vệ khách hàng của mình bất chấp những nguy cơ trừng phạt hiện hữu từ chính phủ. Nhưng có thực sự luôn thế?

Câu chuyện "làn ranh đỏ" Trung Quốc

Chuyện Bắc Kinh đuổi Google, ngăn chặn Facebook, Twitter, kiểm soát Microsoft, Cisco, Amazon không phải là câu chuyện gì mới. Nhưng mới đây, Bắc Kinh đã buộc một vài đại gia công nghệ của Mỹ nói trên tuân theo quy định của quốc gia toàn trị này về kiểm soát các sản phẩm bán trong hệ sinh thái của họ. Đó là các sản phẩm VPN giúp người dùng bẻ khoá vượt tường lửa ở Trung Quốc.

Dĩ nhiên, chẳng hãng công nghệ nào nói trên, kể cả Apple và Amazon vốn nổi tiếng nhiều lần chống lại lệnh của chính phủ Mỹ, đã răm rắp thi hành. Họ biết, họ không thể vượt qua làn ranh đỏ của Bắc Kinh vạch ra, nếu không, họ sẽ tiếc nuối vì mất đi thị trường rộng lớn nhất toàn cầu này như Google đã từng tiếc nuối.

Riêng với Apple, họ chỉ thông báo một dòng ráo hoảnh, chúng tôi xin lỗi vì phải dỡ bỏ những ứng dụng này vì nó không được cho phép bởi nước sở tại." Điều này làm nhiều người dùng thất vọng, các nhà đấu tranh bảo vệ quyền tự do thông tin internet và tự do ngôn luận tức tối. Đến nỗi, David Kaye, một chuyên gia về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc đã phải gửi "tâm thư" cho CEO Tim Cook của Apple để bày tỏ sự thất vọng và "hai mặt" của Apple về nghĩa vụ đạo đức trong việc chống kiểm duyệt, chống bàn tay đen can thiệp của chính phủ.

Về phía nhà cung cấp dịch vụ, họ cũng công khai sự thất vọng đối với Apple và lên án công ty này đã tiếp tay cho kiểm duyệt và toàn trị. Như ExpressVPN của Anh đã phải than thở, "hành động này là đe doạ tự do ngôn luận và tự do dân sự (civil liberties)".

Tất nhiên, việc loại bỏ các ứng dụng VPN trên Apple Stores không phải là vĩnh viễn ngăn người dùng Trung Quốc tải về VPN mà chỉ khiến họ khó khăn cập nhật hơn hoặc phải vất vả với nhiều thao tác hơn. Apple với iOS và MacOS là hệ điều hành tiện dụng và dễ dàng nhất cho người dùng có được kết nối VPN. Tuy nhiên, nó không phải là cánh cửa duy nhất. Điều người ta thất vọng ở đây là kiểu hành xử 2 mặt của Apple.

Nhưng ở đây, nhiều người cũng chia sẻ nỗi cảm thông với Apple. Nếu không tuân theo chỉ thị của Bắc Kinh, Apple không những đối mặt với nguy cơ mất đi thị trường khổng lồ mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu. 100% các sản phẩm của Apple là được sản xuất tại Trung Quốc.

Đó là về góc nhìn kinh tế. Apple mới đây cũng đã cho thành lập trung tâm dữ liệu và máy chủ (servers center) đặt tại Quý Châu, miền Tây Nam Trung Quốc. Nơi đây là bước cụ thể hoá cho sự nhượng bộ của Apple khi phải để Trung Quốc kiểm soát thông tin người dùng, điều mà Apple luôn từ chối, mà trước đó nữa là Google vì đối đầu quá cứng rắn đã bị ép buộc phải ra đi.


Người quan tâm chắc hẳn vẫn còn nhớ, vài tháng trước thôi, CEO Tim Cook của Apple đã dẫn một đoàn hùng hậu đến thăm Bắc Kinh. Ngoài những dự án lớn mà họ đã ký với các đối tác Trung Quốc, trong cuộc gặp Tập Cận Bình và những quan chức an ninh hàng đầu Trung Quốc, Apple đã phải nhượng bộ để Bắc Kinh kiểm soát thông tin và siết chặt lại những "làn ranh đỏ" hoạt động.

Còn Facebook, đã bao lần chàng Mark đã sang Bắc Kinh ve vuốt để xin được dỡ bỏ hàng rào cấm vận. Trong những hành động ve vuốt đó có cả việc chào mời một phần mềm kiểm duyệt, nghĩa là Facebook mời cảnh sát an ninh mạng Trung Quốc vào trung tâm dữ liệu người dùng ở Trung Quốc. Nó tương tự với việc bê những nàng hầu, những công dân trong vương quốc của mình dâng cho địch quốc để đổi lấy lương thực và lợi nhuận vậy. Thế mà Bắc Kinh lắc đầu xua tay làm Mark mấy phen tẽn tò.

Nghĩa là, khó có đại gia công nghệ nào của Mỹ dũng cảm vượt qua "làn ranh đỏ" mà Bắc Kinh đặt ra. Khi bạn to lớn, bạn giàu có, bạn có quyền thiết lập luật chơi buộc kẻ khác tuân theo. Luật chơi đó thường gạt anh chàng "nghĩa vụ đạo đức" (moral duty) qua bên. Và luật chơi với những "làn ranh đỏ" đó không chấp nhận hiệp sĩ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì sao Việt Nam 'nhờ Mỹ tác động' Google, Facebook?


Viễn Đông

VOA - Một thành viên chính phủ Việt Nam mới lên tiếng bác bỏ thông tin “bị ung thư giai đoạn cuối”, và “nhờ” Đại sứ Mỹ ở Hà Nội dùng ảnh hưởng của mình để hối thúc một số công ty của Hoa Kỳ phải có hành động liên quan tới các thông tin “xấu, độc” trên mạng.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn hôm 21/3 kêu gọi ông Ted Osius “tác động để Google, Facebook có đại diện tại Việt Nam để dễ bàn bạc hơn khi xử lý những vấn đề liên quan đến pháp luật Việt Nam”, báo chí trong nước đưa tin.

Trước đó năm ngày, ông Tuấn nói trong một cuộc họp với các doanh nghiệp quảng cáo trên các trang mạng xã hội của Mỹ rằng danh dự, nhân phẩm của ông “bị xúc phạm” sau khi xuất hiện trên YouTube thông tin mà ông nói là “sai sự thật về sức khỏe của mình”.

Các bạn thấy tôi có khỏe không. Tôi vừa xem trên YouTube một clip cho rằng, tôi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Thực tế, tôi đang rất khỏe mạnh, không có vấn đề gì. Chúng ta thấy có những việc như thế và hôm nay, chúng ta gặp nhau ở đây bàn về vấn đề thông tin thất thiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xuyên tạc được tung lên YouTube, các mạng khác”, tờ Soha News dẫn lời ông Tuấn nói như vậy, đồng thời hối thúc các doanh nghiệp trong nước ngưng quảng cáo trên YouTube và Facebook cũng như các trang mạng xã hội khác cho tới khi các thông tin “xấu, độc” chống chính quyền Hà Nội bị ngăn chặn.

Tối 22/3, VOA Việt Ngữ thấy một đoạn clip dài gần 23 phút có nội dung ông Tuấn “có nguy cơ ung thư vì ăn hải sản nhiễm độc” với hơn 5 nghìn lượt xem vẫn còn trên trang YouTube.

Về chuyện này, luật sư Hà Huy Sơn, người từng bào chữa cho thân chủ bị tung tin sai, nói: "Cái chuyện đó thì tôi cho rằng nó xâm phạm đời tư, bí mật riêng tư, đời sống của cá nhân, vi phạm bộ luật dân sự. Người bị cái tin đồn đấy thì người ta có thể là khởi kiện một vụ án dân sự ra tòa. Pháp luật bảo vệ quyền riêng tư của công dân".

Ông nói thêm: "Trên đất Việt Nam, kể cả người nước ngoài cũng được bảo vệ trong không gian pháp luật như vậy. Luật dân sự tức là người đưa tin sai đấy phải xin lỗi. Và cái thứ hai phải bồi thường về thiệt hại vật chất và tinh thần do người bị hại người ta chứng minh được, chứ không phải là chịu trách nhiệm hình sự”.

Ông Tuấn không phải là quan chức Việt Nam đầu tiên vấp phải tin đồn “bị ung thư”. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội Nguyễn Đức Chung hay Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cũng bị đồn như vậy trên YouTube.

Trong một dòng trạng thái trên Facebook, luật sư Trần Vũ Hải mới viết: “Mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều tin đồn. Những người có vai vế, tên tuổi cần làm quen với những tin đồn đó và biết cách ửng xử thích hợp. Nếu tin đồn vô bổ, lờ đi là cách tốt nhất. Nhưng có những tin đồn không thể lờ được, cần dập tan hoặc công khai đáp lại”.

Trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam hôm 21/3, theo Infonet, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết rằng “Google [công ty sở hữu YouTube] mới xử lý được hơn 40 clip trong số khoảng 8.000 clip độc hại”.

“Đặc biệt, Google chỉ chặn clip để người ở Việt Nam không xem được, còn người ở nước ngoài vẫn xem được, trong khi yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông là khi thấy clip vi phạm thì phải gỡ bỏ hoàn toàn”, ông Tuấn được trích lời nói.

Về đề nghị gỡ bỏ video của Việt Nam, luật sư Hà Huy Sơn nhận định: "Tôi không biết YouTube có hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hay không. Nếu mà có đăng ký hoạt động kinh doanh ở Việt Nam thì nó mới là đối tượng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Nếu mà họ có đăng ký kinh doanh ở Việt Nam thì cái việc đưa các nguồn tin xâm phạm đời tư, trái với quy định của pháp luật Việt Nam thì cái yêu cầu dỡ bỏ thông tin đấy tôi cho rằng là cũng có cơ sở pháp lý".

Trong một thông cáo gửi cho báo chí, YouTube cho biết rằng “chúng tôi có các chính sách rõ ràng về các yêu cầu gỡ bỏ từ các chính phủ khắp thế giới”.

“Chúng tôi dựa vào các chính phủ thông báo cho chúng tôi các nội dung mà họ tin là trái phép thông qua các kênh chính thống, và nếu thấy hợp lý, chúng tôi sẽ thực hiện việc hạn chế sau khi xem xét kỹ lưỡng”, thông cáo viết tiếp. “Mọi yêu cầu này đều được theo dõi và đưa vào ‘Báo cáo Minh bạch’ của chúng tôi”.

VOA Việt Ngữ có tiếp cận báo cáo này và thấy rằng Việt Nam đã 12 lần yêu cầu Google gỡ bỏ các đoạn clip trên YouTube. Không chỉ Việt Nam mà chính phủ nhiều nước khác như Nhật hay Mỹ cũng từng có nhiều đề nghị như vậy.

Theo báo chí Việt Nam, trong cuộc gặp với Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, Đại sứ Ted Osius phản ánh về “việc Google đang rất lo ngại về các quy định của Nghị định 72 về việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và Thông tư 38 quy định chi tiết về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới”. Tới tối 22/3, Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội chưa đăng tải thông tin về cuộc gặp giữa ông Osius và ông Tuấn.

Việt Nam thời gian qua bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích việc “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ cáo buộc này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ảnh nghệ thuật Việt Nam và những căn bệnh trầm kha


Theo VOV 


























Việt Nam được coi là một trong những cường quốc nhiếp ảnh nghệ thuật, thế nhưng nhiếp ảnh Việt Nam đang mắc nhiều căn bệnh trầm kha.

Việt Nam được coi là một trong những cường quốc nhiếp ảnh nghệ thuật trên thế giới, khi mà hàng năm các nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đạt được hàng chục, thậm chí tới cả trăm giải thường ở các cuộc thi lớn bé các loại trên trường quốc tế. Thế nhưng, nhìn vào thực tế nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là qua hoạt động sáng tác, các cuộc thi, triển lãm trong nước, có thể thấy có quá nhiều vấn đề không tích cực. Nói một cách khác, nhiếp ảnh Việt Nam đang mắc nhiều căn bệnh trầm kha.

Bệnh nhàm

Bệnh nhàm là căn bệnh kinh niên đã có từ rất lâu và chưa có dấu hiệu thuyên giảm trong nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp. Đó là các nội dung, đề tài giống nhau, địa điểm giống nhau, khung cảnh, bố cục giống nhau, thậm chí cái tên ảnh cũng từa tựa nhau nốt.

Trong các cuộc thi, triển lãm ảnh nghệ thuật nhiều năm qua, từ những ảnh tham gia cho tới ảnh vào vòng triển lãm, ảnh đoạt giải có vô số những kiểu ảnh gánh gồng trên đồi cát Mũi Né – Bình Thuận, ảnh đội nước trên đồi cát Nam Cương – Ninh Thuận, ảnh đẩy xiệp ở Bạc Liêu, ảnh cất vó ở Châu Đốc – An Giang mùa nước nổi, ảnh tung chài trên sông ở Thừa Thiên - Huế, ảnh mấy anh lính đảo xúm vào đọc thư – báo, ảnh công an dắt người già qua đường, ảnh thiếu nhi cùng nhau vẽ cái gì đấy, ảnh cô nữ sinh mặc áo cử nhân giơ tấm bằng tốt nghiệp… Tất cả cứ lặp đi lặp lại thành quen thuộc đến mức nhàm. Cuộc thi nào cũng có, ở đâu cũng có, năm nào cũng có.

Người sau thấy người trước được giải với ảnh đề tài đó lại bắt chước theo, với tinh thần… càng giống càng tốt? Tất nhiên, khung cảnh đẹp thì ai cũng thích chụp nhưng nếu là người làm sáng tạo chuyên nghiệp thì không nên thế, mà luôn phải cố gắng đổi mới, khác đi.

Trong Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc năm 2014, có tới 4 bức ảnh (trong tổng số 199 ảnh triển lãm) chụp hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt) với khung cảnh, góc chụp, thời chụp, bố cục, ánh sáng na ná như nhau. (Theo tập vựng “Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc  2014” - Bộ VH-TT-DL & Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh VN)

Nhiếp ảnh gia, nhà lý luận phê bình ảnh Vũ Huyến cho rằng đây là căn bệnh lối mòn trong sáng tác của nhiếp ảnh Việt.

Bệnh “diễn”

Hay nói cách khác là dàn dựng, set up. Đây cũng là một căn bệnh nặng và nguy hiểm vì nó lây nhiễm sang cả ảnh báo chí. Điều đáng nói là trong số rất nhiều tay máy ở Việt Nam, nhiều người vừa là phóng viên ảnh báo chí vừa sáng tác ảnh nghệ thuật. Tất nhiên ảnh nghệ thuật thì không cấm “diễn”, không đòi hỏi trung thực tuyệt đối như ảnh báo chí. Và một số ý tưởng nghệ thuật cần phải dàn dựng để thực hiện. Song việc quá sa đà vào “diễn” khiến cho ảnh nghệ thuật trở nên gượng gạo, sống sượng, xa rời cuộc sống. Ảnh chụp lao động, sản xuất, ảnh sinh hoạt, ảnh đời thường thì nền tảng vẫn là sự thật.

Sáng tác kiểu đổ bộ, chụp ảnh “diễn”.
Bức ảnh hậu trường này lại đoạt giải trong Liên hoan ảnh khu vực Hà Nội – 2016.

Bản thân nghệ thuật nhiếp ảnh đã là một môn nghệ thuật ghi chép sự thật, trung thực, khác với những bộ môn khác như hội hoạ, âm nhạc – có thể tự do sáng tạo hơn. Chất liệu của nhiếp ảnh là thiên nhiên, là cuộc sống, là con người… – là những vật thể hữu hình. Có thể thấy rất nhiều những ảnh “diễn” trong các cuộc thi: Ảnh các cô áo dài đứng làm dáng ở phố sấu Phan Đình Phùng, đường bằng lăng Kim Mã, bên Hồ Gươm (Hà Nội), ảnh lính đảo đọc thư – báo, ảnh cô gái mặc áo cử nhân giơ tấm bằng tốt nghiệp, ảnh ông bà già Tây Nguyên da nhăn nheo… Có thể nhận thấy dễ dàng rằng bệnh “diễn” quan hệ chặt chẽ với bệnh nhàm như đã đề cập ở trên.

Trong giới nhiếp ảnh ai cũng biết gồng gánh ở Mũi Né Phan Thiết, đội nước ở đồi cát Nam Cương Ninh Thuận, quăng chài ở Thừa Thiên - Huế… đều là diễn. Có một đội ngũ các người mẫu chuyên làm mấy việc này cho mấy ông chụp ảnh. Mới đây trên báo Tuổi trẻ, chính nhiếp ảnh gia Trương Vững (Thừa Thiên - Huế) đã công khai thừa nhận việc anh là người môi giới cho hầu hết các vụ ảnh quăng chài ở Huế hơn mười năm qua, giữa “người mẫu” và các nhiếp ảnh gia khi tới Huế sáng tác. Câu chuyện tệ hơn khi bắt đầu có lùm xùm quanh chuyện có những nhóm nhiếp ảnh nhà giàu phá giá với “người mẫu”, gây khó khăn cho những người khác.

Bản thân người viết bài này đã từng chụp ảnh quăng chài trên sông ở Thừa Thiên - Huế trong một bối cảnh tự nhiên, và chụp một mình. Nhưng khi ngư dân phát hiện có người chụp ảnh, họ đã dừng ngay công việc, tiến đến đòi tiền và ra điều kiện trả tiền thì mới làm tiếp.

Nhà thơ Văn Công Hùng, một người sống lâu năm ở Tây Nguyên, gắn bó và nghiên cứu nhiều về văn hoá Tây Nguyên đã từng chia sẻ rằng: Những tấm ảnh về Tây Nguyên mà các nhiếp ảnh gia chụp không phản ánh đúng thực chất lối sống, sinh hoạt của Tây Nguyên hiện tại. Phụ nữ Tây Nguyên, dù già hay trẻ bây giờ không để trần bầu ngực nữa. Kể cả mặc trang phục truyền thống cũng rất ít thấy mà đa phần họ mặc như người Kinh. Thế nhưng các nhiếp ảnh gia cứ bắt họ ở trần để… chụp ảnh.

Việc thuê “người mẫu” cho sáng tác nhiếp ảnh trở thành một hệ luỵ khó chịu cho ngành du lịch, khi rất nhiều nơi như ở Sa Pa, Đồng Văn, Hội An… hễ khách du lịch máy ảnh lên hướng về những người bản địa là họ đòi tiền (dù không có diễn theo yêu cầu)

Bệnh giống hệt

Có những tấm ảnh giống nhau đến kỳ lạ, như sinh đôi, thậm chí là sinh ba, sinh bốn… Nguyên nhân là do nhiều tác giả đi chụp ảnh cùng nhau, chọn cùng bối cảnh, góc chụp và thời chụp. Và nữa, họ cùng thuê mẫu, cùng dàn dựng và cùng “sáng tác”. Nhóm ít thì đôi ba người, nhóm nhiều thì tới hàng chục người. Những cuộc “offline” kiểu này có ở cả những nghệ sỹ nhiếp ảnh chuyên nghiệp và các tay máy chơi ngang trên các diễn đàn ảnh.

Có những người khó tính và cực đoan gọi đây là kiểu sáng tác “đổ bộ” hay chụp ảnh “bầy đàn”. Tất nhiên luật chả cấm chụp ảnh cùng nhau, cũng không cấm ảnh giống nhau. Nhưng một người làm sáng tạo chuyên nghiệp và có lòng tự trọng, có cái tôi riêng, hẳn anh ta không muốn tác phẩm của mình giống của ai hết. Trong giới nhiếp ảnh, nhiều người biết một giai thoại về nghệ sỹ nhiếp ảnh lão thành Võ An Ninh. Chuyện kể rằng cụ Võ đã chụp một góc ảnh rất đẹp ở Sa Pa, có cây đào. Sau khi chụp xong cụ đã chặt cây đào đi để không ai có được bức ảnh giống của cụ. Tạm đặt yếu tố tiêu cực của việc chặt cây, “huỷ mẫu” của tác giả sang một bên, thì điều đó cho thấy một sự tự tôn, độc lập trong sáng tác, một cá tính rất mạnh mẽ của người sáng tạo.

Năm 2013, tại Liên hoan ảnh khu vực Bắc Miền Trung, đã có một vụ lùm xùm kiện cáo về bức ảnh đoạt huy chương vàng. Theo diễn biến của vụ việc, khi một tác giả đứng tên ảnh nhận giải thì có hai người khác cùng nhận là tác giả của bức ảnh đó. Rồi sau đó các tác giả phải chứng minh, tường trình rất nhiêu khê. Nguyên nhân sau cũng làm sáng tỏ, bởi việc đứng cùng góc và đưa máy nhờ nhau chụp, cho nhau ảnh. Kết quả giải thưởng bị thu hồi, các tác giả hội viên bị phê bình cảnh cáo. Sự việc đó là một dấu ấn không đẹp cho nhiếp ảnh miền trung, cụ thể tại cố đô Huế.

Bệnh photoshop

Photoshop là tên một phần mềm chuyên nghiệp để chỉnh sửa ảnh, là một công cụ đắc lực của những nhà nhiếp ảnh thời hiện đại với nhiếp ảnh kỹ thuật số, thay cho kỹ thuật buồng tối truyền thống đang lùi dần vào quá khứ. Photoshop không có tội nếu như người ta sử dụng nó đúng chỗ, đúng cách. Trong nhiếp ảnh nghệ thuật photoshop rất cần thiết để chỉnh sửa ảnh ở nhiều công đoạn, như cắt cúp, chỉnh sáng tối - tương phản, chỉnh màu sắc… Tuy nhiên với giới nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam, photoshop bị lạm dụng với mức độ rất cao.

Nhiều nhiếp ảnh gia thừa nhận rằng ảnh không thể đẹp nếu không photoshop, “shop” là lẽ đương nhiên. Không dừng lại ở việc cắt cúp, chỉnh sáng tối, màu sắc, nhiều người dùng “shop” để lắp ghép, thêm bớt sai thực tế, đổi trắng thay đen, biến vịt thành thiên nga… Nhiều bức ảnh được thay cả bầu trời, thêm cả nguồn sáng, thêm bớt nhân vật, đối tượng trong ảnh. Có nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh phong cảnh đã chia sẻ rằng đi tới đâu thấy trời đẹp là phải chụp bầu trời, để dành làm một thư viện trời mây, khi nào cần ghép vào những khung cảnh mà thời tiết xấu, trời không đẹp.

Bức ảnh “Hoạ sỹ Phan Kế An” của tác giả Nguyễn Đắc Như –
Huy chương vàng Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội 2016, bị tố dùng photoshop.
Tác giả đã xin rút khỏi giải thưởng.
Photoshop là một con dao hai lưỡi. Mọi việc sẽ trở nên xấu hổ bẽ bàng nếu như công đoạn photoshop làm ảnh quá sai lệch bị phát hiện. Thực tế là xử lý ảnh không hề dễ nếu như dùng công cụ này để cắt ghép. Bởi khi cắt ghép, thêm bớt đối tượng, sẽ phải tuân thủ theo luật phối cảnh (luật xa gần), với những nguyên tắc điểm tụ, đường chân trời; theo nguyên lý ánh sáng với bóng đổ, bóng in, bóng bản thân… Nếu chỉ là người chụp ảnh bình thường, ít người biết điều này; mà phải là dân kiến trúc, mỹ thuật hay nhiếp ảnh được đào tạo chuyên nghiệp mới nắm rõ.

Nhiều người đã từng ngã ngửa khi thấy những bức ảnh gốc và ảnh sau photoshop, bởi vịt đã hoá thành thiên nga. Năm 2011, từ một vụ kiện ăn cắp ý tưởng chụp ảnh của nghệ sỹ Minh Lộc đối với nghệ sỹ Trần Lam, nghệ sỹ Trần Lam buộc phải đưa file ảnh gốc tác phẩm “Mặt trời trong lăng sáng tỏa” - được gọi là “bức ảnh triệu đô” – ra hội đồng thẩm định. Và tất cả cùng quá bất ngờ vì khả năng photoshop siêu việt đến vậy. Không nói đến kết quả vụ kiện, nhưng “bức ảnh triệu đô” tự nhiên mất hẳn giá trị trong lòng khán giả.

Mới đây nhất, trong Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Hà Nội 2016, vừa công bố giải thưởng; bức ảnh “Hoạ sỹ Phan Kế An” đoạt huy chương vàng đã bị tố photoshop, chỉnh sửa vụng về, làm sai lệch nội dung tác phẩm. Luận cứ có lẽ chặt chẽ và điều đó là đúng sự thật nên tác giả Nguyễn Đắc Như đã gửi thư tới Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội xin rút giải thưởng.

Bệnh chụp mà không hiểu gì

Máy ảnh bây giờ không phải là đồ xa xỉ nữa. Mức sống tăng lên, công nghệ số phát triển và sự phổ cập internet khiến cho ai cũng có thể trở thành “nhiếp ảnh gia”. Thế giới như vậy và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Song để trở thành một nhiếp ảnh gia hay nghệ sỹ nhiếp ảnh thực thụ là điều không hề dễ. Nhiếp ảnh là một môn nghệ thuật.

Trong quản lý ngành, nó thuộc ngành Văn hoá (Bộ VH-TT-DL). Nói như vậy để thấy rằng, biết chụp ảnh và chụp ảnh đẹp chưa đủ, mà người cầm máy phải có năng khiếu thẩm mỹ, nền tảng văn hoá nhất định mới có thể định danh nghiêm túc là nghệ sỹ nhiếp ảnh hay nhiếp ảnh gia. Trong thời buổi nhà nhà chụp ảnh, người người chụp ảnh ở Việt Nam hiện nay, có quá nhiều nghệ sỹ, nhiếp ảnh gia chưa xứng tầm, ở góc độ tri thức và văn hoá. Rất nhiều người chụp ảnh chỉ lấy được, nhắm mắt chụp, bấm máy liên hồi mà không tìm hiểu, không biết gì về cái mình chụp. Rồi chụp xong cũng chả biết nó là gì, như thế nào - nhất là những đối tượng chụp là di sản kiến trúc, các chủ đề văn hoá, lịch sử. Có thể thấy rõ qua những tên ảnh được đặt.

Rất nhiều tấm ảnh chụp cây lộc vừng thay lá ở Hồ Gươm, hay phố Phan Đình Phùng mùa lá sấu rụng (Hà Nội), được đặt tên là “Hà Nội thu”, “Thu Hà Nội”, hay “Lá rụng mùa thu”… Điều này là không đúng vì cây lộc vừng thay lá vào tiết đông sang xuân, cận trước hoặc sau Tết Nguyên đán, tầm tháng 2 dương lịch; còn mùa lá sấu rụng ở Hà Nội rơi vào tiết hết xuân sang hè, tầm cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch. Hình như biết vậy mà nhiều người vẫn cứ gọi là mùa thu, nhiều báo cũng lấy những khung cảnh này để minh hoạ cho mùa thu Hà Nội. Thật khó hiểu???

Rất nhiều khách du lịch đến Huế, trong đó không ít tay nhiếp ảnh đứng ở cầu Phú Xuân, cầu Trường Tiền hay ở chùa Thiên Mụ chụp sông Hương và dãy núi xa thuộc dãy Trường Sơn ở phía tây, đặt tên ảnh là “Sông Hương núi Ngự”. Họ hoàn toàn không biết rằng núi Ngự (Ngự Bình) là ngọn núi nhỏ ở trước Kinh thành Huế, nằm ở bờ nam sông Hương.

Trong cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật “Di sản Việt Nam - 2011”, có một tấm ảnh triển lãm có tên là “Hầm mộ cổ di tích Mỹ Sơn” (tác giả: Bùi Đăng Thanh), chụp bên trong một ngôi tháp, hiện là phòng trưng bày điêu khắc Mỹ Sơn (Theo tập vựng “Ảnh nghệ thuật ‘Các di sản thế giới của Việt Nam’” 2011 - Bộ VH-TT-DL). Cái tên chứng tỏ người chụp không hiểu gì về thánh địa Mỹ Sơn. Đây là một quần thể đền tháp có chức năng thờ cúng - tín ngưỡng, chứ không có cái gì gọi là hầm mộ cả.

Cũng trong cuộc triển lãm này, có bức ảnh tên là “Thăm thành cổ Đoan Môn” (Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hiền), chụp ảnh Đoan Môn trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Xin phép được thưa rằng không có cái nào gọi là “Thành cổ Đoan Môn” cả. Đoan Môn là một kiến trúc cổng, là lối vào chính của Cấm thành của Hoàng thành Thăng Long (Đời Lý - Trần - Lê) và Hành cung của thành Hà Nội thời Nguyễn.

Trong triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 25 – 2008 có một tấm ảnh triển lãm có tên là “Vượt Mai Hoa thôn” (tên tiếng Anh trong sách là: Across Mai Hoa mountain village, tác giả: Ngô Quang Phúc), chụp hai người đầu đội hình sư tử đang bay lên trong điệu múa cổ truyền.(Theo tập vựng “Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc lần thứ 25 - 2008” - Bộ VH-TT-DL & Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh VN).

Lại phải thưa rằng không có điệu múa nào là “Mai Hoa thôn” cả (theo nghĩa “thôn” là thôn, làng, bản - tiếng Anh là “village” như sách in). Chỉ có điệu múa “Mai Hoa thung” (梅花樁) với “thung” nghĩa là cọc, cột, trụ. Đây là điệu múa biến thể từ một công phu tập luyện võ thuật nổi tiếng của võ thuật Trung Hoa, mà người múa di chuyển, nhảy múa trên đầu gậy. Điệu múa này ở Việt Nam vẫn được duy trì bởi một số vũ đoàn truyền thống người Hoa ở TP Hồ Chí Minh.

Còn rất nhiều những tên ảnh, sai lệch, ngô nghê như vậy, chứng tỏ người chụp không để ý, quan tâm đến ý nghĩa, nội dung…, không hiểu gì về cái mình chụp, mà chỉ bấm máy lấy được. Có một nhiếp ảnh gia đã nói rằng: tấm ảnh, nó ra đời khi hình thành cái nhìn từ mắt, sự rung động của con tim, việc xử lý của bộ não và cuối cùng mới là thao tác của những ngón tay. Còn nếu hình thành từ mắt đến trực tiếp những ngón tay thì nó không thể là tác phẩm hoàn chỉnh. Điều này có lẽ đúng!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Du lịch nghỉ dưỡng đang làm tổn hại đa dạng sinh học!


Bài và ảnh Lê Quỳnh
Người Đô Thị - Trước hàng loạt các dự án du lịch nghỉ dưỡng đang ồ dạt “sống” nhờ vào những giá trị thiên nhiên tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn hiện nay, thì yếu tố bảo tồn đa dạng sinh học lại gần như “tắt thở”. Bài viết này nhằm góp một tiếng nói cho cuộc tọa đàm “Khu bảo tồn thiên nhiên trước làn sóng phát triển du lịch ở Việt Nam” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp Tạp chí Rừng và môi trường vừa tổ chức.

“Vẽ” quy hoạch du lịch

Đi theo con đường quốc phòng mới có cách nay khoảng sáu năm, chúng tôi tới khu vực Hố Sâu. Một thung lũng núi - rừng - biển tuyệt đẹp hiện ra giữa ánh nắng chiều! Ông Trần Hữu Vỹ, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) cho biết, Hố Sâu là khu rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn nhất của bán đảo Sơn Trà. Khu vực có độ cao 70m so với mực nước biển. Loài voọc chà vá chân nâu tập trung chủ yếu ở đây.

Tuy nhiên, theo thông tin chúng tôi có được, trong quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cuối năm 2016, đã có dự án du lịch nghỉ dưỡng “cắm” vào khu vực rừng nguyên sinh này.

Cụ thể, tại Hố Sâu (thuộc bãi Bắc mở rộng) và bãi Ôm sẽ có 325 buồng khách sạn được xây dựng trên 269 ha; với dự kiến 56.000 khách lưu trú đến năm 2030. Theo quy hoạch, đây là cụm nghỉ dưỡng có tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cao nhất, tập trung vào thị trường đặc biệt cao cấp, bên cạnh sáu cụm nghỉ dưỡng - trung tâm dịch vụ du lịch khác rải khắp Sơn Trà (gồm: Hồ Xanh - Bãi Bụt; bãi Trẹm; bãi Rạng; Ghềnh Đa - Mũi Nghê; Tiên Sa; Tây Nam Suối Đá; tuyến trục số 2 xuống bãi Bắc).

Cũng vậy, nằm trọn trong khu vực mặt biển phía Nam bán đảo Sơn Trà, dự án Công viên Đại dương Sơn Trà (tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư) sử dụng 100 ha kể cả mặt đất và mặt nước tại bán đảo Sơn Trà, đã từng được các nhà khoa học cảnh báo là “cần cẩn trọng”. 

Báo cáo của Viện Hải dương học Nha Trang cho thấy, trong vòng 10 năm qua, khu vực xung quanh bán đảo Sơn Trà đã bị giảm 90% cỏ biển, 42% san hô bị biến mất, và có những vùng đã bị mất trắng hoàn toàn.

Theo các nhà khoa học, không thể cứ nói đến Sơn Trà là chỉ nói đến phần trên cạn, bởi hệ sinh thái từ rừng xuống biển phải liên tục. Trong quy hoạch tổng thể du lịch Sơn Trà, các công trình được phép xây dựng xung quanh chân núi Sơn Trà ở độ cao dưới 200m so với mực nước biển.

Gần đây, báo cáo Thủ tướng, chính quyền Đà Nẵng đã đề xuất hạ độ cao này xuống dưới 150m. Tuy nhiên không thấy đề xuất này dựa trên cơ sở nào. Ông Trần Hữu Vỹ cho rằng, các đề xuất dự án đều phải khẳng định trong dự án có chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học hay không? Bởi đa dạng sinh học không có giới hạn về độ cao dưới hay trên 100m. Mỗi đai độ cao có tính đa dạng riêng, thành phần hệ động thực vật khác nhau.

Chưa kể, diện tích rừng cạn của bán đảo Sơn Trà không lớn (chưa tới 4.000ha), nên việc xây dựng các công trình xung quanh chân núi Sơn Trà sẽ chia cắt mạnh hệ sinh thái tự nhiên, mất đi đa dạng sinh học đặc thù tại khu vực giáp giữa rừng với biển, giữa hệ sinh thái giao thoa nước ngọt của các con suối với bờ biển, chia cắt tính kết nối giữa hệ sinh thái cạn với biển.

Đồng thời vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà bị tác động mạnh sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo tồn vùng lõi (rừng đặc dụng). Vì vậy, diện tích, hình thức xây dựng, hình thức cung cấp dịch vụ... phải hài hòa, thân thiện với môi trường.

Trao đổi với Người Đô Thị, nhiều nhà khoa học nhận định, sở dĩ để Sơn Trà xảy ra tình trạng “nóng” trên, một trong những nguyên nhân là quy hoạch tổng thể du lịch Sơn Trà đã chiếm quyền đi trước các quy hoạch ngành lâm nghiệp và quy hoạch đa dạng sinh học, thay vì ngược lại. Quy hoạch của ngành lâm nghiệp giúp phân khu đâu là khu bảo vệ nghiêm ngặt, phục hồi sinh thái (là để phục hồi rừng chứ không phải phá rừng), khu dịch vụ hành chính.

Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học với các phân vùng loài, xác định, khoanh vùng bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng; nâng cao chất lượng và tăng diện tích các hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ... Chỉ khi có hai quy hoạch chi tiết này, quy hoạch tổng thể du lịch mới được xây dựng. Tuy nhiên đến nay, cả hai quy hoạch này đều chưa có.

Mới hơn 10 tỉnh quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học

Trước bối cảnh đa dạng sinh học cả nước bị suy thoái nghiêm trọng, tháng 1.2014, Chính phủ ban hành Quyết định 45 phê duyệt quy hoạch tổng thể đa dạng sinh học cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, các tỉnh thành cần lập quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học. Khi có dự án phát triển được đầu tư tại các khu rừng tự nhiên, thông qua các quy hoạch này, các dự án sẽ được chọn lọc kỹ càng hơn, tránh làm tổn hại, mất mát đa dạng sinh học.“Tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn, bảo tồn đa dạng sinh học là hoạt động ưu tiên, vì vậy mọi hoạt động khác ở đây cần dựa trên ưu tiên này” - ông Lưu Hồng Trường, Viện Sinh thái học miền Nam nói.

Tuy nhiên, dù chưa có quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, hàng loạt dự án du lịch nghỉ dưỡng, núp bóng dưới tên “sinh thái”, đã và đang được xây dựng trong nhiều khu bảo tồn, vườn quốc gia cả nước. Đa số dự án đã bị nhiều nhà khoa học, chuyên gia, dư luận lên tiếng phản đối. Quần thể du lịch nghỉ dưỡng vui chơi giải trí Fansipan đã được đặt chễm chệ trên đỉnh Fansipan - nóc nhà Đông Dương, nằm trong vườn quốc gia Hoàng Liên.

Dự án khác: một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng rầm rộ khởi công với hàng loạt hạng mục trong vườn quốc gia Tam Đảo. Huế thì đang xin đầu tư dự án khu du lịch sinh thái tâm linh nghỉ dưỡng cáp treo tại vườn quốc gia Bạch Mã với quy mô 315 ha, đi thẳng vào giữa khu bảo tồn nghiêm ngặt. Dự án này do một nhà đầu tư “chưa lộ mặt” thực hiện, dự kiến khoảng 1.500 tỷ đồng, trong đó có mục tiêu “làm sống dậy” các biệt thự nghỉ dưỡng thời Pháp tại đây...

Việt Nam xếp thứ 16 trên thế giới về mức độ đa dạng tài nguyên sinh vật. Trong đó, các hệ sinh thái biển, rừng và đất ngập nước là một chỉnh thể thống nhất. Việt Nam còn có phần nội thủy và lãnh hải rộng khoảng 226.000km2, với hàng nghìn đảo lớn nhỏ và nhiều rạn san hô phong phú, là nơi sinh sống của hàng nghìn loài động vật, thực vật có giá trị.

Theo Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, du lịch sinh thái đang trở thành ngành kinh tế đầy tiềm năng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Điều này có được nhờ tính đa dạng về hệ sinh thái bao gồm rừng, biển, đất ngập nước; sự phong phú về các loài và nguồn gen sinh vật. Dịch vụ sinh thái - môi trường cùng các kiến thức truyền thống và văn hóa địa phương về quản lý và sử dụng tài nguyên, khiến đa dạng sinh học có vai trò và giá trị lớn trong bảo đảm an ninh lương thực và phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, theo ông Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, đến nay cả nước chỉ mới có “trên 10 tỉnh thành đã làm quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, và hơn 10 tỉnh đang trong quá trình làm quy hoạch này”. Một trong các nguyên nhân là... không có kinh phí. “Chúng tôi muốn làm, nhưng không có tiền”, ông Vương Quảng Châu, Phó giám đốc vườn quốc gia Hoàng Liên, nơi có dự án quần thể du lịch cáp treo Fansipan, cho biết.

Trong khi đó, các dự án du lịch nghỉ dưỡng đang có xu hướng đầu tư mạnh vào các hệ thống có giá trị đa dạng sinh học này. Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và thiên nhiên cho rằng, hơn nửa thế kỷ trước, các vườn quốc gia và khu bảo tồn bắt đầu được thành lập nhằm giữ lại những giá trị sinh thái, đa dạng sinh học và làm “của để dành” cho mai sau.

Vì vậy, cần nói lại cho rõ: hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn được lập ra trước hết không phải phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng. Các chức năng đó chỉ là phụ trợ với điều kiện không ảnh hưởng đến mục đích tối thượng của hệ thống này! 
***

Cáp treo vào thẳng khu bảo vệ nghiêm ngặt

Trao đổi với Người Đô Thị, bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên GAIA cho rằng, việc mở cáp treo lên đến Hải vọng đài trong vườn quốc gia Bạch Mã, hoặc quy hoạch khu du lịch đón tiếp số lượng khách lớn chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các loài động thực vật rừng Bạch Mã, bởi Hải vọng đài nằm ở độ cao 1.400m, ngay giữa khu bảo vệ nghiêm ngặt. 

Theo bà Huyền, Việt Nam đã có nhiều ví dụ về tác động không tốt của du lịch đến thiên nhiên, như vườn quốc gia Tam Đảo. Thác Bạc ở vườn quốc gia Tam Đảo trước đây vốn trong xanh, tuyệt đẹp, nhưng đến nay, nước chảy xuống Thác Bạc là nước thải sinh hoạt từ thị trấn Tam Đảo, hôi thối, đầy bọt xà phòng... không ai dám tắm nữa.

Vì vậy, nếu phát triển du lịch ồ ạt trên đỉnh núi mà không quản lý tốt, thì các thác nước bắt nguồn từ đỉnh Hải vọng đài sẽ đều bị ô nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ động thực vật trong khu vực. Đấy là chưa kể, khách du lịch đổ tới đây ngày càng ồ ạt...

“Quan điểm của GAIA, chỉ nên tiếp tục các hoạt động du lịch thực sự sinh thái, không nhắm vào số lượng nhiều, mang lại trải nghiệm ý nghĩa cho khách du lịch đồng thời góp phần bảo tồn thiên nhiên”, bà Huyền nói.

Phần nhận xét hiển thị trên trang