Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

BÀI HỌC DO THÁI



[NGƯỠNG MỘ VS GATO – TƯ BẢN VS CNXH][KU BÚA @ CAFE KU BÚA] Bạn đối xử thế nào với một người giỏi hơn bạn? Bạn ngưỡng mộ hay GATO? Bạn nhìn theo rồi học hỏi hay muốn triệt hạ họ? Câu trả lời nói lên rất nhiều điều. Có rất nhiều điểm khác biệt giữa một dân tộc tử tế và man rợ, giữa một quốc gia văn minh và nghèo hèn, và giữa một nền kinh tế phát triển và lạc hậu. Nhưng ở đây, tôi chỉ nói đến sự Ngưỡng Mộ và Ghen Ăn Tức Ở (GATO). Theo tôi, đó là nền tảng của CNXH, của các chính sách tái phân phối tài sản, và của các nước nghèo nói chung.
BÀI HỌC DO THÁI – Tôi xin bắt đầu với dân tộc Do Thái (hoặc Israel). Bạn đối xử thế nào với một dân tộc có dân số ít hơn nhưng lại đóng góp nhiều nhất cho nhân loại. Bạn đối cư xử ra sao với một quốc gia nhỏ bé nhưng lại có sức mạnh cân bằng cả một châu lục. Người Do Thái đã lưu vong hơn 2,000 năm kể từ khi La Mã thâu tóm và xóa tên đất nước họ. Người Do Thái đi đâu cũng bị xua đuổi, ganh ghét và kỳ thị. Từ Châu Âu cho đến Châu Phi. Từ thời La Mã cho đến thời Hitler. Thậm chí cho đến bây giờ, người Do Thái vẫn bị ganh ghét và có quá nhiều thuyết âm mưu được gắn liền với họ.
Nhưng lỗi của họ là gì? Họ quá giỏi. Ở bất cứ nơi nào họ sống, họ đều đạt đến đỉnh cao trong xã hội đó trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế cho đến nghệ thuật. Đức dưới thời Hitler đã đuổi và giết chết 6 triệu người Do Thái, những người trí thức đáng lẽ ra có thể đóng góp cho Đức rất nhiều. Ở các nước Hồi Giáo, người Do Thái bị coi là công dân hạng hai và sống như một người vô quốc tích. Hậu quả của sự gánh ghét đó là họ đã mất đi một lượng chất xám mà có thể đã thúc đẩy họ trở thành những cường quốc. Thay vì ngưỡng mộ thì họ lại GATO.
Chỉ ở Mỹ, nơi bảo vệ và tôn vinh thành quả cá nhân, người Do Thái mới thành công và góp ít nhiều vào sự phát triển của nước Mỹ hiện đại. Từ tài chính, kinh tế cho đến phim ảnh Hollywood – thành tựu của người Do Thái đều có mặt ở khắp nơi. Hãy Google một doanh nhân hay nhà đạo diễn người Mỹ nào đó xem, xác suất rất cao là người đó có gốc Do Thái. Thay vì GATO và tìm cách triệt hạ những người tài giỏi hơn mình, Mỹ lại ngưỡng mộ và tôn tinh những người Do Thái đó.
BÀI HỌC CNXH VÀ TƯ BẢN – Vậy ngưỡng mộ và GATO thì liên quan gì tới CNXH và Tư Bản? Rất nhiều. Karl Marx đã viết lên thuyết CS dựa trên sự GATO của một kẻ lười biếng thất nghiệp, sự ganh ghét người tài giỏi, thay vì học hỏi từ họ thì ông ta lại muốn cướp của họ. CNXH lại được phát triển và quảng bá dựa trên lòng GATO của người dân nghèo. Từ Nga cho đến Trung Quốc, từ Cuba cho đến Việt Nam, tất cả các nhà lãnh đạo CNXH đều đánh vào lòng GATO của người dân để khai thác quyền lực, và họ đã rất thành công.
Còn trường hợp Việt Nam, đâu phải ngẫu nhiên mà CS lại được ủng hộ mạnh mẽ ở miền Bắc, nơi bị nhiễm sự GATO rất nặng. Các nông dân bần cùng ở xã hội miền Bắc thời đó bị lôi cuốn bởi chân lý công bằng của CNXH. “Tại sao người kia lại giàu còn tôi lại nghèo” hay “Thằng kia giàu quá rồi, phải lấy bớt của nó để chia lại cho dân nghèo.” Với lòng GATO đó, một ông bụt CNXH xuất hiện và biến điều đó thành hiện thực qua chính sách Cải Cách Ruộng Đất và Hợp Tác Xã. Những kẻ bần nông kia rất khoái chí vì không làm gì cũng có phần và nhìn thấy những người hơn mình bị triệt hạ. Và như thế, lòng GATO đã giúp phát triển CNXH ở Việt Nam.
BÀI HỌC VĂN MINH – Tất cả các nước và dân tộc giàu có và văn minh trong thế giới đều có một điểm chung. Họ không GATO mà lại ngưỡng mộ những người tài giỏi hơn mình. Họ không tìm cách dìm hàng hay triệt hạ mà lại bảo vệ và tôn vinh. Họ không cho rằng người giàu trở nên giàu có vì cướp từ người nghèo, mà họ đóng góp cho xã hội và nhất là người nghèo. Họ sống và phát triển trên sự ngưỡng mộ thay vì GATO.
Quay lại câu hỏi ban đầu, “Bạn đối xử thế nào với những người tài giỏi hơn bạn. Bạn ngưỡng mộ hay GATO?” Câu trả lời là thước đo văn minh của bạn. PS: GATO là tật rất xấu, bỏ nha chưa, bỏ nha chưa. Hãy ngưỡng mộ những người tài giỏi hơn mình.
Ku Búa @ Cafe Ku Búa
khac-biet-giua-nguoi-thanh-cong-va-ke-that-bai-1
Phần nhận xét hiển thị trên trang

EM ÔNG TRƯƠNG QUANG ĐƯỢC THAY CON ÔNG CHI


Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa. Ảnh: QH 

Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa
được phân công làm Bí thư Đà Nẵng 

VNE
 
Thứ bảy, 7/10/2017 | 10:32 GMT+7 

Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa (59 tuổi) giữ chức Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị cắt chức.

Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, thôi Ủy viên Trung ương

Sáng 7/10, quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa - Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã được công bố tại Thành uỷ Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Xuân Anh có mặt tại buổi công bố quyết định và được giới thiệu là nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.


Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Minh Chính đã trao quyết định, tặng hoa và phát biểu chúc mừng ông Nghĩa.
.
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (bìa trái) trao quyết định 
của Bộ Chính trị và chúc mừng ông Trương Quang Nghĩa. Ảnh: C.T.V

Ông Trương Quang Nghĩa nói cảm thấy vinh dự khi được phân công nhiệm vụ mới, nguyện nỗ lực hoàn thành trọng trách và mong Đảng bộ, nhân dân, Thành ủy Đà Nẵng hỗ trợ, giúp đỡ. Ông Nghĩa cũng kêu gọi đoàn kết, nhất trí thực hiện các nhiệm vụ của thành phố trong năm 2017, nhất là tổ chức thành công APEC.

Vào chiều qua 6/10, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh bằng hình thức: Cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12.

.
Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ (bìa trái) và Phó bí thư Thành uỷ Võ Công Trí 
tặng hoa tân Bí thư. Ảnh: Thanh Tùng

Ông Trương Quang Nghĩa là em trai của ông Trương Quang Được - nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội.

Năm 1994, Bộ Chính trị đã phải điều động ông Mai Thúc Lân (lúc này là Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế ngân sách) vào thay thế Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam Đà Nẵng Nguyễn Văn Chi (bố của ông Nguyễn Xuân Anh), ông Trương Quang Được (Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan) thay Chủ tịch UBND tỉnh do "tình hình nội bộ Đảng bộ tỉnh không tốt, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của tỉnh".

Năm 1996, khi chia tách Quảng Nam - Đà Nẵng, ông Trương Quang Được làm Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, ông Mai Thúc Lân giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam.

Hơn một năm làm Bộ trưởng Giao thông của ông Trương Quang Nghĩa

Tháng 4/2016, khi được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải, ông Trương Quang Nghĩa đã khẳng định, trong công tác đầu tư, ông sẽ giữ nguyên tắc chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc, có trách nhiệm, bảo đảm chất lượng, hiệu quả.

Trong chuyến đi thị sát thực tế công trường dự án cầu Ghềnh mới giữa tháng 4/2016, khi nghe đơn vị thi công cầu Ghềnh báo "tiền đã về đến kho bạc" mà không tiêu được, Bộ trưởng Nghĩa yêu cầu các đơn vị cần tạo điều kiện cho nhau, tuyệt đối không có tư tưởng "có một tí phong bì, cái nọ cái kia mới làm".

Báo cáo trước Quốc hội vào cuối tháng 5/2017, Bộ trưởng Giao thông thẳng thắn nhìn nhận, đường sắt Việt Nam đi từ hiện đại xuống lạc hậu. Vì vậy, ông đề nghị cần có chính sách đầu tư cần cụ thể hơn, như quy định mức tối thiểu đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt và giao Chính phủ căn cứ tình hình thực tế, quyết định tỷ trọng đầu tư xây dựng đường sắt trong tổng mức đầu tư công cho ngành giao thông vận tải.

Trong hơn một năm giữ cương vị Bộ trưởng Giao thông, ông Nghĩa quan tâm nhiều đến việc triển khai dự án cao tốc Bắc Nam, cụ thể là chỉ đạo nghiên cứu và trình cấp có thẩm quyền nhiều phương án đầu tư tuyến cao tốc này. Bộ trưởng Nghĩa cũng đốc thúc thanh kiểm tra và quyết toán, giảm phí nhiều dự án BOT, đồng thời chỉ đạo không tiến hành đầu tư các dự án BOT trên các tuyến quốc lộ độc đạo.

Trước thực trạng sân bay Tân Sơn Nhất quá tải, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ mở rộng sân bay, đáp ứng công suất từ 43-45 triệu hành khách mỗi năm, đồng thời xóa bỏ hình ảnh sân golf thông thoáng bên cạnh một sân bay bề bộn, ách tắc. Liên quan đến nội dung này, tháng 6/2017, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho hay, phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Bắc là không khả thi với nhiều lý do: Chi phí giải phóng mặt bằng, ô nhiễm tiếng ồn và nhiều vấn đề khác...

Thủ tướng sau đó đã giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thuê tư vấn chuyên ngành nước ngoài có đủ năng lực, kinh nghiệm để khảo sát, nghiên cứu đề xuất các phương án mở rộng sân bay này cả về phía Bắc (khu vực sân golf) và phía Nam, nâng tổng công suất đạt khoảng 45 triệu khách/năm.

Liên quan đến dự án BOT Cai Lậy (Tiền Giang), phát biểu tại phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 15/8, Bộ trưởng Nghĩa cho hay trong quá trình Bộ Giao thông và địa phương lập dự án đã lấy ý kiến đầy đủ các bên liên quan. "Đến nay, khi xảy ra sự việc liên quan đến trạm thu phí Cai Lậy, nhiều người chỉ nghĩ đến nhà đầu tư, tôi đề nghị nhìn khách quan hơn, trước hết phải là địa phương và Bộ Giao thông”, ông Nghĩa nói.

Lãnh đạo Bộ Giao thông cho hay, trưa cùng ngày, có người gọi điện thoại cho ông đề nghị thanh tra dự án Cai Lậy, tuy nhiên ông cho rằng "cách thức tiếp cận như vậy thiếu công bằng".
Nguyễn Đông - Hoàng Thuỳ 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người tài cũng cần gặp thời mới thành công?


https://baomai.blogspot.com/

Bill Gates may mắn hơn nhiều so với bạn nghĩ. Ông là người tài giỏi, từ chỗ bỏ học đại học đi lên để trở thành người đứng đầu danh sách những người giàu nhất thế giới.

Tuy nhiên, thành công phi thường của ông có lẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về tầm quan trọng của hoàn cảnh vốn nằm ngoài sự kiểm soát của ông thay vì chỉ nhờ vào khả năng cá nhân và lòng kiên trì.

Cần gặp thời vận

Chúng ta thường có ý nghĩ rằng những con người phi thường là những người giỏi nhất, tài năng nhất. Nhưng đó là ý nghĩ sai lầm.

Những thành tích phi thường thường xảy ra ở những hoàn cảnh phi thường. Những người đạt được thành tích vượt trội thường là những người may mắn nhất - họ có mặt ở đúng chỗ vào đúng thời điểm. Họ là những người mà chúng ta gọi là "trường hợp cá biệt". Thành công của họ là những ví dụ tách biệt hẳn ra khỏi môi trường mà tất cả những người khác phải phấn đấu.

https://baomai.blogspot.com/

Nhiều người xem Bill Gates và những người thành công vượt bậc khác là rất đáng để chúng ta quan tâm - đó là những tấm gương mà chúng ta có thể học hỏi rất nhiều nếu muốn thành công.

Tuy nhiên việc cho rằng chỉ cần nỗ lực làm việc tốt là đủ để được thành công như họ nhiều khả năng sẽ khiến bạn thất vọng. Ngay cả khi bạn làm theo tất cả những gì mà Bill Gates đã làm thì bạn cũng không thể nào đạt được thành tích như ông lúc ban đầu được.

Chẳng hạn, gia thế thượng lưu của Gates và việc ông được học ở trường tư giúp ông có điều kiện có thêm kinh nghiệm lập trình khi mà có chưa tới 0,01% những người trong thế hệ của ông được tiếp xúc với máy tính. Mối quan hệ quen biết của mẹ ông với chủ tịch tập đoàn IBM giúp ông giành được hợp đồng với hãng máy tính hàng đầu vào lúc đó vốn đóng vai trò rất quan trọng giúp ông tạo dựng được đế chế phần mềm.

Hoàn cảnh thuận lợi

https://baomai.blogspot.com/

Điều này là quan trọng bởi vì hầu hết những khách hàng sử dụng máy tính của hãng IBM đều buộc phải học cách sử dụng phần mềm đi kèm của hãng Microsoft.

Điều này đã tạo ra quán tính có lợi cho Microsoft. Phần mềm mới tiếp theo mà khách hàng chọn lựa ắt hẳn sẽ là của Microsoft, không nhất thiết bởi vì đó là phần mềm tốt nhất mà bởi đa phần người dùng quá bận rộn nên không có thời gian học cách sử dụng bất cứ phần mềm nào khác.

Thành công và thị phần của Microsoft có thể khác ở một số phương diện về quy mô so với phần còn lại trên thị trường. Tuy nhiên khác biệt đó có được thật sự là do những may mắn ban đầu của Gates - được củng cố bằng logic thành công sẽ đẻ ra thành công.

https://baomai.blogspot.com/

Dĩ nhiên, tài năng và nỗ lực của Bill Gates đóng vai trò quan trọng trong thành tích vượt bậc của Microsoft, nhưng điều đó là chưa đủ để tạo nên một trường hợp cá biệt như thế. Tài năng và nỗ lực nhiều khả năng không quan trọng bằng hoàn cảnh với cái nghĩa là Bill Gates có thể đã không thể có thành tích như vậy nếu không có hoàn cảnh thuận lợi.

Con số thần kỳ?

Có người có thể lập luận rằng những người thành công vượt bậc vẫn có thể đạt được những khả năng hơn người bằng con đường phấn đấu chăm chỉ, động cơ mãnh liệt hay bản lĩnh kiên cường.

Do đó, không thể chỉ dành cho họ những phần thưởng nhỏ nhoi hay những lời khen chưa đủ mức.

Một số người thậm chí còn cho rằng có một con số thần kỳ để vươn tới sự vĩ đại: đó là nguyên tắc mười năm hay 10.000 giờ.

https://baomai.blogspot.com/

Nhiều chuyên gia và những người chuyên nghiệp quả thật đã đạt được thành công phi thường bằng cách làm việc kiên trì và quyết tâm. Thật vậy, 10.000 giờ học lập trình máy tính của Gates khi còn là thiếu niên đã được nhấn mạnh như là một trong những nguyên nhân chính giải thích cho thành công của ông.

Tuy nhiên, đi vào phân tích chi tiết các trường hợp thường cho thấy một số nhân tố tình huống nằm ngoài sự kiểm soát của con người cũng có vai trò rất quan trọng. Chẳng hạn, có ba nhà vô địch quốc gia môn bóng bàn đều sống trên cùng một con phố ở một vùng ngoại ô nhỏ ở một thị trấn ở nước Anh.

Đó không phải là sự trùng hợp hay bởi vì ba nhà vô địch đó không có việc gì để làm ngoài việc chơi bóng bàn.

https://baomai.blogspot.com/

Sau này mọi người mới hiểu ra là một huấn luyện viên bóng bàn nổi tiếng, Peter Charters, tình cờ về hưu ở ngay khu vực này. Nhiều đứa trẻ sống trên cùng khu phố với ông bị môn thể thao này hấp dẫn là nhờ vào ông và ba trong số những đứa trẻ đó đã có thành tích thật sự phi thường sau khi tuân theo nguyên tắc 10.000 giờ, bao gồm cả việc giành được chức vô địch quốc gia.

Tài năng và nỗ lực của chúng, đương nhiên, là yếu tố cần thiết để đạt được thành công ở mức đó.

Tuy nhiên nếu không có được may mắn ban đầu (có một huấn luyện viên tài ba, đáng tin tưởng và sự ủng hộ của gia đình) thì chỉ tập luyện 10.000 giờ mà không có được phản hồi đầy đủ nhiều khả năng không thể nào đưa một đứa trẻ nào đó được lựa chọn ngẫu nhiên trở thành nhà vô địch quốc gia.

Không có cơ hội phát huy

Chúng ta cũng có thể hình dung một đứa trẻ có khả năng đánh bóng bàn siêu việt nhưng lại không gặp may mắn ngay từ đầu, ví dụ như không có một huấn luyện viên có năng lực ở một đất nước mà thi đấu thể thao không được xem là sự nghiệp có triển vọng. Trong trường hợp đó, đứa trẻ sẽ không có cơ hội thể hiện tiềm năng của mình.

Ý nghĩa của việc này là nếu một người có thành tích càng phi thường thì chúng ta càng có ít bài học ý nghĩa và thiết thực mà chúng ta có thể học hỏi từ người đó.

Trong trường hợp người có thành công vừa phải thì nhiều khả năng trực giác của chúng ta về thành công là chính xác.

https://baomai.blogspot.com/

Những kinh nghiệm mà dân gian đúc kết được, chẳng hạn như "tôi làm việc càng chăm chỉ thì tôi càng may mắn" hay "cơ hội đến với những người có chuẩn bị kỹ" hoàn toàn hợp lý khi chúng ta nói về những người đi từ nghèo khổ đến thành đạt. Nhưng đi từ thành đạt đến phi thường thì lại là chuyện khác.

Có mặt ở đúng chỗ (thành công trong hoàn cảnh mà kết quả ban đầu có tác động lâu dài) vào đúng lúc (có may mắn sớm) cũng quan trọng đến mức khả năng thiên phú cũng không bằng.

Nếu tính đến yếu tố này thì hoàn toàn có khả năng chúng ta không nên ca ngợi hay làm theo những người thành công vượt bậc với mong muốn chúng ta cũng làm được như họ.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, có một điểm mà chúng ta nên bắt chước là học theo Bill Gates làm từ thiện hay quan điểm của Warren Buffett cho rằng người giàu nên đóng thuế nhiều hơn - những người đã chọn cách sử dụng tài sản hay sự thành công của mình để làm việc tốt.

Những người thành đạt nào hiểu rằng mình cũng nhờ may mắn và không giành hết mọi thứ cho mình càng đáng để chúng ta kính trọng nhiều hơn.




Chengwei Liu

https://baomai.blogspot.com/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Từ Bạc Liêu di tản đến Nasa


https://baomai.blogspot.com/

Xuất thân từ một vùng thôn quê, cách thị xã Bạc Liêu 16 cây số, cậu học sinh lớp 11 năm nào, người từng định nhảy xuống biển bơi ngược về nhà trên chuyến tàu vượt biên, giờ đây, đã có thể hãnh diện tự tin ngồi đối thoại, thuyết trình cùng những nhà khoa học Mỹ về các đề án cải tiến kỹ thuật cho việc thám hiểm mặt trăng của cơ quan nghiên cứu không gian NASA. Cậu học sinh năm nào đó chính là Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước ngày nay. Giản dị, chân chất, cởi mở là điều dễ nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc với tiến sĩ Trịnh Hữu Phước, người đang giữ nhiệm vụ trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA.

https://baomai.blogspot.com/
Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước (giữa) cùng vợ, Tiến Sĩ Diệp Trịnh, và con gái út trong ngày nhận huy chương cho những đóng góp xuất sắc, lâu dài của ông cho kỹ thuật hỏa tiễn và những ứng dụng kỹ thuật mới cho phi thuyền Mặt Trăng và Hỏa Tinh, tháng 5 năm 2010.

“Tôi rời khỏi Việt Nam vào tháng 5, năm 1979, sau khi học hết lớp 11, tại Cà Mau. Ðáng lý ra phải đi chung với một số người trong gia đình, nhưng do trục trặc, cuối cùng chỉ có một mình tôi lên tàu. Trong lúc sợ quá vì không hề chuẩn bị tư tưởng cho việc ra đi một mình, trong người không có đồ đạc, tiền bạc gì hết, tôi đã định nhảy xuống bơi vào bờ.” Tiến Sĩ Phước bắt đầu câu chuyện bằng cách kể lại chuyến vượt biên của mình cách đây hơn 31 năm.

Ra đi từ vùng thôn quê Bạc Liêu từ năm 16 tuổi, vượt qua nhiều gian nan để sinh tồn và học tập, hôm nay Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước đã là trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn hạng nặng cho NASA.

https://baomai.blogspot.com/

Chủ tàu sợ lộ nên hứa với cậu bé Phước hãy cứ yên tâm đi, sang đến đảo ông sẽ giúp đỡ. Tuy nhiên, như phần đông những thuyền nhân khác, chuyến hải hành tìm tự do của Phước cũng bị cướp. Vì thế, khi đến trại, chủ tàu đã không làm như lời hứa. 16 tuổi, một thân một mình, không có bất cứ hành trang tài sản gì trong người, Phước bắt đầu làm đủ mọi việc để có thể kiếm ăn cho chính mình, từ bán bánh mì đến lên rừng chặt cây làm giường cho người ta trên đảo Kuku, sau đó là Galang.

Thời gian này, Phước tình cờ gặp lại một người bạn học cùng lớp ở Bạc Liêu, qua đảo trước đó 2 tháng. “Trước khi rời đảo Galang sang Mỹ định cư, người bạn đó hứa sẽ tìm người bảo trợ cho tôi, bởi lúc đó tôi còn ở tuổi vị thành niên,” anh Phước kể tiếp.

Với sự giúp đỡ của người bạn này, một cặp vợ chồng thầy giáo người Mỹ, không có con ruột, chỉ có hai con nuôi người Korean, nhận bảo trợ cho Phước từ trại tị nạn Galang đến tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ.

https://baomai.blogspot.com/

Sau 6 tháng sống trong sự bảo bọc của hai vợ chồng Mỹ tốt bụng, khi tròn 18 tuổi, Phước dọn ra ở riêng cùng một anh bạn quen lúc ở đảo. Thời gian tiếp theo, Phước vừa đi học vừa đi làm. Sau 4 năm rưỡi đến Mỹ, anh lấy được bằng đại học về kỹ sư phi hành không gian (Aerospace Engineer). Ðó cũng là lúc anh nộp đơn xin vào làm cho NASA theo một thông báo tuyển người mà anh trông thấy được ở trường đại học của mình. Tuy nhiên, sau khi phỏng vấn, anh Phước không được chấp thuận bởi lý do “anh chưa phải là công dân Hoa Kỳ.”

Dẫu vậy, người phỏng vấn đã cho anh một lời hứa: giữ vị trí đó cho đến khi anh trở thành công dân Hoa Kỳ. Ðồng thời người này cũng khuyên anh trong thời gian chờ thi quốc tịch, hãy học tiếp bằng “master.”

Trịnh Hữu Phước chính thức về làm cho NASA sau khi tốt nghiệp cao học năm 1987, chuyên về phát triển động cơ hỏa tiễn “LOX-methan” – sử dụng nhiên liệu oxygen và methan lỏng – cho phi thuyền bay vào mặt trăng.

https://baomai.blogspot.com/

Như một sự sắp đặt của số phận, người bạn học ngày nào giúp anh đến Mỹ đã trở thành người bạn đời sau đó của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước. Ðiều đặc biệt, cả 2 người, anh Phước và chị Diệp, tên vợ anh, đều ở trong nhóm kỹ sư của trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama. Trong thời gian làm việc tại đây, hai vợ chồng anh đã tiếp tục học để lấy bằng tiến sĩ.

“Với người Việt Nam xưa nay, NASA vẫn là một điều gì đó khiến người ta ngưỡng mộ. Vậy bản thân anh cảm thấy như thế nào khi là một thành viên của NASA?” Tôi hỏi Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước khi anh đang say sưa nói về công việc của mình. Anh cười thoải mái: “Tôi nghĩ bất kỳ ai cũng ít nhiều cảm thấy tự hào và hãnh diện về nơi làm việc của mình. Tôi cũng vậy thôi. Mà không chỉ người Việt Nam đâu, cả người Mỹ cũng cảm thấy tự hào khi làm việc cho NASA. Các con tôi cũng cảm thấy hãnh diện khi nhìn thấy sự xuýt xoa của bạn học khi chúng khoe cả ba mẹ đều làm cho NASA.” Chưa có con số thống kê chính xác xem có bao nhiêu người Việt Nam đang làm việc cho 8 trung tâm NASA trên toàn nước Mỹ. “Riêng tại Trung Tâm Alabama, nơi chịu trách nhiệm về chế hỏa tiễn hạng nặng thì có chừng 6, 7 người Việt, tính luôn cả 2 vợ chồng tôi, trong tổng số 7,500 người làm việc tại đó.” Anh Phước cho hay.

https://baomai.blogspot.com/

Từ lần thám hiểm mặt trăng lần cuối của Hoa Kỳ vào năm 1972, cho đến nay, cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA mới lại bắt đầu nghiên cứu những cải tiến kỹ thuật về dụng cụ khoa học cho cuộc thám hiểm cũng như chế tạo phi thuyền một cách hoàn hảo thêm. Nhằm mục đích đến mặt trăng trong thời gian tới để khảo sát địa chất và những dữ kiện thiên nhiên như đo nhiệt độ lòng đất, độ động đất, độ từ trường… NASA chọn đề án chế tạo phi thuyền người máy Robotic Lunar Lander (RLL) để dùng cho cuộc thám hiểm này.

https://baomai.blogspot.com/

Trong đề án này, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, trưởng nhóm chuyên viên kỹ thuật nghiên cứu và chế tạo động cơ hỏa tiễn, chịu trách nhiệm đề án hai loại hỏa tiễn cho phi thuyền RLL. Trong đó, một loại dùng nhiên liệu lỏng điều khiển phi thuyền trong lúc bay và đáp xuống mặt trăng, một loại dùng nhiên liệu đặc để tạo ra phản lực làm giảm tốc độ của phi thuyền trước khi đáp.

https://baomai.blogspot.com/

Ðể có thể đảm đương nhiệm vụ tại trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama, không thể không nhắc tới quá trình học hành gian nan của Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước, đặc biệt là những ngày tháng vất vả để học tiếng Anh. Anh Phước nhớ lại: “Tôi vào một lớp học ESL, học vài tuần cảm thấy không học nổi, vừa xin thầy giáo cho ‘drop’ lớp nhưng đồng thời tôi cũng xin thầy cho tôi được học dự thính để ngồi nghe xem thầy nói gì.” Thấy người học trò chịu khó quá, thầy giáo dạy tiếng Anh đã cho anh một “đặc ân:” mỗi khi chuẩn bị kiểm tra viết bài luận, thầy cho anh biết đề trước một ngày để anh về “ì ạch viết. Sau đó học thuộc lòng và hôm sau vô chép lại theo trí nhớ!”

Với môn khoa học chính trị, “lúc đó mình mù mịt chẳng biết gì, thầy động viên nếu cố gắng làm bài đạt điểm B, thầy sẽ nâng lên thành A. Và thế là tui ráng được B.” Anh cười hồn nhiên kể lại việc học không dễ dàng của mình ở những năm đầu đến Mỹ. “Người ta học 1, học 2, mình phải học gấp 10 lần, bởi ngôn ngữ này xa lạ với mình quá mà.” Anh thú nhận. Trải qua những ngày tháng học hành khó nhọc như vậy, nên ngày nay, khi có thể tự tin cùng ngồi lên đề án, phác thảo mô hình thiết kế hỏa tiễn cho việc nghiên cứu thám hiểm không gian cùng những nhà khoa học tên tuổi của Mỹ, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cũng “cảm thấy có phần hãnh diện.”

Câu chuyện vượt biên, vượt khó, từ một vùng nông thôn Bạc Liêu tiến đến NASA, được vợ anh Phước kể cho 3 cô con gái họ nghe mỗi ngày. Tiến Sĩ Phước nói một cách thú vị: “Các con tôi thường nói thời đại ba mẹ khác thời đại chúng con, hay chúng con đã nghe câu chuyện này cả ngàn lần, cả triệu lần rồi. Thế nhưng mỗi lúc cần viết một bài luận về câu chuyện thích nhất, bao giờ chúng cũng viết về câu chuyện của bố mẹ mình.”

https://baomai.blogspot.com/

Nhìn lại chặng đường đã qua, Tiến Sĩ Trịnh Hữu Phước cảm nhận: “Mỹ là vùng đất cơ hội. Nhiều người Việt mình đã thành công trong nhiều lãnh vực trên đất nước này. Nhìn lại những gì đã qua, tôi chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm với những người trẻ là hãy cố gắng học khi có điều kiện, bởi học vấn luôn là nền tảng để mình có thể tham gia vào nhiều lãnh vực.”

Hai Khoa Học Gia Trịnh Hữu Phước và Võ Thị Diệp. Hai Khoa Học Gia Nasa Gốc Việt: Cặp Vợ Chồng Gặp Từ Thơ Ấu

https://baomai.blogspot.com/

LGT: Họ là hai nhà khoa học tại cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA — Võ Thị Diệp và Trịnh Hữu Phước — và cũng là một cặp vợ chồng có duyên tiền định: họ là bạn học từ thời thơ ấu. Câu chuyện được nhà báo Trọng Minh kể lại trong Tài liệu VẺ VANG DÂN VIỆT như sau.

Họ là ai? Là hai người sanh ra ở hai thôn khác nhau tại một tỉnh lẻ thuộc cuối vùng trời đất nước Việt Nam. Biết nhau dưới một mái trường trung học của thị xã, nàng được bầu làm trưởng, còn chàng làm phó lớp. Xa nhau vì hoàn cảnh đất nước, mỗi người mỗi phương tưởng như không bao giờ còn có dịp gặp lại. Tái ngộ trong một trại tỵ nạn ở Nam Dương, trong lúc nàng đang ngồi bán những gói muối mang theo trên đường vượt biển và chàng đi làm thủ tục giấy tơ ngang qua. Dìu nhau đến vùng đất hứa. Đạt thành giấc mộng Mỹ quốc, trở thành hai tiến sĩ, khoa học gia không gian Hoa Kỳ (NASA). Sống hạnh phúc bên nhau với 3 người con gái đang tuổi trưởng thành. Điểm đặc biệt cần nói thêm ở đây là cả 3 cô con gái đều sanh ra ở Hoa Kỳ, nhưng nói và viết thông thạo tiếng Việt, và rất nặng tình yêu quê hương, truyền thống dân tộc, mỗi lần có dịp về quê thăm họ hàng nội, ngoại, sống hòa mình với mọi người, không ngủ phòng lạnh, tắm bồn mà ngủ ngoài bờ tre, tắm ao …

https://baomai.blogspot.com/

Quý bạn đọc muốn biết về hai nhân vật “huyền thoại” này, xin mời theo dõi phần tiểu sử đầy đủ của họ dưới đây:

VÕ THỊ DIỆP

Họ và tên: Võ Thị Diệp.
Ngày và nơi sanh: 14 tháng 12 năm 1962 tại làng Giòng Me, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam.

Học lực: Tiến Sĩ Hoá Học.

Nghiên Cứu Vật Liệu Mới Để Dùng Trong Chương Trình Thám Hiểm Không Gian: Mặt Trăng, Hoả Tinh Và Những Hành Tinh Khác.

https://baomai.blogspot.com/

Trong cuộc đời của mỗi con người chúng ta, có những sự thành công bởi những điều kiện thuận lợi từ trong hoàn cảnh gia đình cho đến ngoài xã hội. Nhưng cũng có những sự thành công được nung đúc bởi sự đấu tranh không ngừng nghỉ của một ý chí cầu tiến vượt qua tất cả những khó khăn và trở ngaị từ trong hoàn cảnh gia đình cũng như ngoài xã hội. Sự thành công vượt bực đó, có được từ lòng mơ ước mãnh liệt và tha thiết được ấp ủ trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống và lòng ao ước, mong cầu có một nền tảng văn hoá, kiến thức và học vị.

Những thứ đó rất là xa vời, viển vông và ngoài tầm tay với cho những nhà nông chân lấm tay bùn. Những danh từ học vị như: Cử Nhân, Cao Học, Tiến Sĩ… thật cao xa, thật khó hiểu cho những người nông dân chất phác chỉ biết có mảnh ruộng mênh mông, đàn trâu ngậm cỏ, đàn cá trong ao. Tuy nhiên, những danh từ cao xa nhưng đầy hấp dẫn đó đã làm say mê một cô bé nhà nông chất phác chưa bao giờ được sống trong nền văn minh của đô thị. Và từ những đam mê đó đã khiến cô từ một cô bé nông thôn của một làng quê hẻo lánh trở thành một khoa học gia về ngành không gian của trung tâm nghiên cứu không gian Hoa Kỳ.

https://baomai.blogspot.com/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Bộ trưởng Giao thông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Đà Nẵng


07/10/2017 - Sáng 7/10, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Bộ Chính trị phân công ông Trương Quang Nghĩa làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng. Tân bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa không chỉ là người con Hội An, ông cũng là người gắn bó với mảnh đất Quảng Đà với những cương vị khác nhau. Ông có 2 năm làm Giám đốc Chi nhánh Vinaconex tại Đà Nẵng (8/1994 - 10/1996) và hơn 2 năm đảm nhiệm vị trí Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng (5/2008 - 9/2010).

Trưởng ban Tổ chức Trung ương trao quyết định của Bộ Chính trị cho ông Trương Quang Nghĩa sáng 7/10. Ảnh: Đ.N. 
Tại lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác nhân sự chiều sáng 7/10 tại Hội trường Thành ủy Đà Nẵng, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đã công bố quyết định phân công ông Trương Quang Nghĩa (Ủy viên Trung ương Đảng) tham gia Ban chấp hành Đảng bộ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020, giữ chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.

Trước đó một ngày, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh vì những "vi phạm, khuyết điểm nghiệm trọng" với hình thức cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2015-2020; và cho thôi giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII.


Người cũ của Đà Nẵng

Tân bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa sinh ngày 19/8/1958, quê xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam. Không chỉ là người con Hội An, ông Trương Quang Nghĩa cũng là người gắn bó với mảnh đất Quảng Đà với những cương vị khác nhau.

Ông có 2 năm làm Giám đốc Chi nhánh Vinaconex tại Đà Nẵng (8/1994 - 10/1996) và hơn 2 năm đảm nhiệm vị trí Phó bí thư Thành ủy Đà Nẵng (5/2008 - 9/2010).

Tôi yêu cầu chấm dứt tư tưởng tranh thủ, có một tý phong bì mới làm

Ông Nghĩa nói khi thăm công trường cầu Ghềnh ở Đồng Nai tháng 4/2016, khi mới nhậm chức Bộ trưởng GTVT


Ông Nghĩa tốt nghiệp Học viện kỹ thuật Quân sự năm 1985, công tác trong quân đội 6 năm, sau đó gắn bó với Tổng công ty Vinaconex (thuộc Bộ Xây dựng) suốt 16 năm.

Năm 2008, ông Nghĩa được Ban Bí thư phân công về Đà Nẵng làm Phó bí thư thành ủy. Sau đó ông lần lượt kinh qua các chức vụ Phó bí thư rồi Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Bí thư Tỉnh ủy Sơn La; Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Ngày 9/4/2016, ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giao thông Vận tải thay ông Đinh La Thăng.

Ông Nghĩa là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XI, XII; đại biểu Quốc hội khóa XIV, thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La. Ông có hai người anh là ông Trương Quang Được (1940-2016), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam và thượng tướng Trương Quang Khánh (1953), nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Chân dung tân Bí thư Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa

Với việc trở thành Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Trương Quang Nghĩa có lần thứ 3 trong sự nghiệp gắn bó với thành phố ven sông Hàn.


Bộ trưởng kín đáo

Đảm nhiệm cương vị tư lệnh ngành giao thông, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa được đánh giá khá kín đáo so với người tiền nhiệm Đinh La Thăng.

Hơn một năm qua, ông Nghĩa phải đối mặt với nhiều khó khăn của ngành như thiếu hụt vốn đầu tư, dự án BOT nở rộ, vướng mắc trong việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, những trì trệ của ngành đường sắt và tai nạn giao thông chưa thuyên giảm...

Ảnh: Hoàng Hà.

Trong một lần hiếm hoi trả lời báo chí, ông Trương Quang Nghĩa khẳng định: "Trong công tác đầu tư, chúng tôi sẽ giữ nguyên tắc là chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc, có trách nhiệm, phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả của việc đầu tư".

Khó khăn về vốn đầu tư dường như được Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa dự liệu từ những ngày đầu nhậm chức.

Tháng 3/2017, tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa cho biết, dự kiến số vốn ngân sách nhà nước Bộ được phân bổ giai đoạn 2016-2020 là 188.200 tỷ đồng, chỉ đáp ứng khoảng 31% tổng nhu cầu. 27 dự án quan trọng, có tính chất cấp bách sử dụng vốn ngân sách đang đối diện với nguy cơ bị dừng, giãn tiến độ do thiếu vốn.

Ngày 14/4/2016, tân Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa trả lời báo chí sau khi nhậm chức: "Trong công tác đầu tư, chúng tôi sẽ giữ nguyên tắc là chi tiêu một đồng tiền của nhân dân đều phải cân nhắc".

Ngày 9/6/2016, làm việc với lãnh đạo Đà Nẵng, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa khẳng định việc thực hiện BOT phải quan tâm đường mới, tránh đường độc đạo, tránh các tuyến BOT mà người dân không có lựa chọn khác.

https://news.zing.vn/bo-truong-giao-thong-truong-quang-nghia-lam-bi-thu-da-nang-post785493.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TỔ QUỐC



Thanh Thảo
vệt nắng mỏng trước sân mái gà cục tác
con tôi ngủ trong nôi văng vẳng tiếng còi tàu
bữa cơm gia đình tôi trộn bắp trộn sắn bảy mươi phần trăm
mùa xuân những cơn bão hung hãn bất ngờ ập tới

trầm tĩnh như rừng kia như biển kia
Tổ Quốc tôi đứng lên trước bầy xâm lăng phương bắc
những dãy núi cong cánh cung những nỏ thần khủng khiếp
lại tung hàng loạt mũi tên xuyên ngực quân thù

ải Nam Quan ngọn khói xưa Nguyễn Trãi nuốt nước mắt quay về
mười năm nằm gai nếm mật
hẽm Chi Lăng lầm lì sông Kỳ Cùng bốc cháy
pháo đã giăng từ ngàn vạn điểm cao

quân di chuyển những dòng sông chảy ngược
mây uy nghi Yên Tử thuở nào
còn in dáng Trần Nhân Tông mắt dõi về phương bắc
tính nước cờ ung dung trên cao

sông Kỳ Cùng những tảng đá lên hơi
đùa với mặt trời trong nước
tôi chỉ đến tắm một lần nhưng đó là Tổ Quốc
chảy lặng thầm suốt cuộc đời tôi

những câu lượn câu sli đêm chợ Kỳ Lừa
chén rượu nồng thơm sắc màu thổ cẩm
vó ngựa gõ dòn lâng lâng sương khuya

khẩu súng chống tăng ghì chặt vào vai
anh xạ thủ H’Mông mười tám tuổi
khi lũ giặc đang điên cuồng lao tới
một chấm nhỏ trên bản đồ một chấm nhỏ thiêng liêng

phút người lính đứng bật lên cắm chặt chân vào đất
phút ấy, đất dưới chân anh là Tổ Quốc

quả đạn rời nòng trong chớp mắt
xe tăng cháy ngang đồi lũ giặc lùi xa
anh lính trẻ mỉm cười lau mồ hôi trên mặt
gương mặt dịu lành như Tổ Quốc chúng ta

2-1979

Phần nhận xét hiển thị trên trang