Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

VĂN CHƯƠNG, NƠI NHỮNG TÂM HỒN TÌM TỚI NHAU...



Ở đời, có những cuộc gặp gỡ do tình cờ mà có được. Nhưng một cuộc tụ hội "tâm đầu ý hợp" không hề ngẫu nhiên thì nhất định phải do một cái DUYÊN...
Sự hàn huyên trở lên đặc biệt khi chúng tôi được đón chào những người bạn lớn từ Hà Nội về với Lục Ngạn. Đấy là cây bút lục bát Việt Nam Nguyễn Thị Mai và Hồ Phong Tư, một trong những nhà thơ với nhiều giải lớn của các kỳ thi thơ quốc gia...
Chia sẻ câu chuyện về cái mới trong thơ lục bát, Nguyễn Thị Mai cho rằng: vẫn là vần luật và tìm ý trong thơ, nhưng mỗi ngày khi viết lên, lục bát nhất định phải có thêm những tứ mới lạ để thi phẩm của mình không bị nhàm chán... Rồi rất tự nhiên, chị đọc:
"Anh là một chấm buồm xa
Nhỏ như nắm được mà ra vô cùng
Anh là cỏ biếc một vùng
Non xanh tới mức ngập ngừng bước chân
Anh là lãng đãng phù vân
Mái mê với những xa gần, thấp cao
Em là vệt sóng trong ao
Nhỏ nhoi với những khát khao riêng mình
Là viên ngói cũ đầu đình
Vô tư mưa xối, vô tình mây qua
Dù anh bể rộng trời xa
Cũng không bước nổi qua tà áo em..."

("Anh và Em"- Nguyễn Thị Mai)
Mới thấy, thơ chị luôn mới mẻ, lắng sâu, nhẹ nhàng, da diết, giản dị mà không kém phần quyền uy!
Còn Hồ Phong Tư, anh ngỡ ngàng bởi cuộc gặp mặt đầm ấm thế, chất "lục bát" trong anh bỗng "phiêu":
"Không dưng sao lại đến đây
Nửa kia là núi, nửa này là sông
Rượu quê chưa rót đã nồng
Thơ ai chưa đọc mà lòng tương tư
Này thì cái kiếp phù du
Uống cho say để nói: Ừ, thì say
Cho gừng mặn, cho muối cay
Cho lú cho lẫn cổ tay mình cầm
Cớ chi mà phải âm thầm
Được bao nhiêu với trăm năm cõi đời?
Gói vào thì mở ra thôi
Kẻo không mắc nợ miệng người thế gian
Tôi xin em một giọt đàn
Nửa trôi, nửa tụ, nửa loang, nửa chìm
Cho con tim vớt con tim
Cho câu thơ chẳng nằm im đáy hồ...
Có ai như chút vu vơ?
Chở tôi về lại bến bờ xa xưa..."

("Lục bát vu vơ" - Hồ Phong Tư)
Vu vơ, vu vơ... Câu chuyện văn chương, những câu thơ lục bát có cái DUYÊN làm gần lại sự cách xa, gắn kết những vần thơ đồng điệu, làm sự lạ lẫm trở nên thân quen, ấm áp...
(Ảnh 3 từ bên trái: nhà thơ Hồ Phong Tư, nhà thơ Nguyễn Thị Mai, nhà thơ Đoàn Nguyên)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NHÂN CÁCH TRÍ THỨC


Vương Trí Nhàn
"Sĩ phong [khí thế, tinh thần của đám trí thức] nước ta, suy đồi đi là tự đời Lê trung hưng về sau.
Lúc bấy giờ các vua nhà Lê vẫn cầm quyền mà họ Trịnh dám dấy lên cướp quyền, quan lại và sĩ dân trong nước đều theo họ Trịnh. Hoá nên cái tâm lý sĩ phu thời ấy có hai đàng: thờ vua Lê để tránh tiếng phản quân; thờ họ Trịnh để kiếm đường thực lợi.
Ban đầu chắc cũng có người áy náy trong lòng, về sau tập thành quen, không còn biết thế nào là sỉ nhục.
Một người như thế trăm nghìn người hùa theo, người trên như thế người dưới bắt chước theo, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi.
Từ đó về sau, người mình trở nên mềm như con bún, không biết vua là gì, không biết nước là gì, hễ ai mạnh thì theo. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hột giống bị ẩm, không còn nứt lên được.
Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới đợ lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn ngày một yếu ớt. Lòng tham lợi mạnh hơn lòng tư kỷ [tự ý thức về cá nhân mình] thì luồn cúi lạy lục mấy cũng chẳng từ; ưa cái sống đục hơn cái thác trong, thì mặt dạn mày dày đâu có quản.”
***
Đoạn văn trên là của Phan Khôi, ông viết trong bài “Luận về khí tiết” đưa trên tạp chí "Hữu Thanh"-- cơ quan ngôn luận của hội Bắc kỳ công thương đồng nghiệp 1923.
Từ hồi biết nghĩ, đọc sử đến đoạn thế kỷ XVII Đàng Trong Đàng Ngoài, tôi đã cảm thấy trớ trêu. Sau này đọc thêm về xã hội Việt mới thấy cách tổ chức chính quyền vốn là một điểm kém cỏi của xứ ta, đến lúc ấy càng bộc lộ rõ. Từ đó thấy hoàn toàn có thể đồng ý với cách nói của nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh rằng kiểu tổ chức chính quyền thời vua Lể chúa Trịnh là một thứ báng bổ đối với đạo Nho.
Một trong những lý thuyết căn bản của Khổng giáo là thuyết chính danh: “Quân quân thần thần phụ phụ tử tử.” Vua phải ra vua quan phải ra quan, tóm lại ai phải ra người ấy, mỗi vai phải có tiêu chí chuẩn mực do xã hội quy định.
Cái này thì bao giờ cũng đúng, đến thế kỷ XXI vẫn đúng. Con người thời ta có thể có những chuẩn mực khác với chuẩn mực ở các thời khác các xứ khác. Nhưng phải có chuẩn mực của mình và phải theo nó, không theo là vô đạo – đạo đây không phải là đạo nào cả mà là đạo làm người.
Bây giờ đọc thêm Phan Khôi, mới thấy trong cái thời loạn ấy, -- một thứ loạn do cách tổ chức xã hội sai lạc -- con người thế kỷ XVII không thể tử tế được. Theo những lời dạy của thánh hiền, họ phải chống lại những kẻ tiếm quyền là đám võ biền họ Trịnh. Nhưng chống lại thì sống bằng gì? Lòng người trí thức trở nên phân hóa.
Vừa phải theo bên này vừa phải theo bên kia.
Sống ngược niềm tin của mình.
Dần dà họ không còn lý tưởng gì nữa. Toàn bộ hành động hướng vào việc chạy theo danh lợi. Nói theo chữ nghĩa thời nay tức là chủ nghĩa cơ hội xuất hiện. Những con người “mềm như bún” ấy – như chữ của Phan Khôi – còn mang trong mình nhiều “phẩm chất” kỳ cục khác mà chỉ con người hiện đại trong những thời buổi chính sự nhiễu nhương mới có: bất chấp đạo lý và trơ trẽn không còn biết xấu hổ là gì, nịnh nọt và trở mặt.
Ai đọc “Hoàng Lê nhất thống chí” hẳn nhớ cái câu mà một nhân vật tri huyện giải thích sự phản trắc khi nói thẳng vào mặt Lý Trần Quán là ông thầy của mình "Sợ thầy không bằng sợ giặc, yêu chúa không bằng yêu mình". Một phát hiện như thế đang được con người ngày nay nâng lên một trình độ mới. Trên con đường lưu manh hóa, họ tìm thấy ở đấy một sự giải phóng.
***
Suy nghĩ cuối cùng của tôi: sống trong cái thời nhố nhăng, con người khó giữ được mình lắm.
Nhưng không phải vì thế mà cho phép mình buông thả hùa theo mọi người và đổ lỗi cho xã hội.
Lại còn có thể nói thêm với nhau: mọi vận động ngược dòng thường cũng mang lại những thách thức thú vị.
Không phải bao giờ tôi cũng làm được hết những điều mình nghĩ. Nhưng tôi sẽ thử, đang thử và còn tiếp tục thử.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phù Đổng Thiên Vương và nhà Chu






Lời tiếm bình Việt Điện u linh của tiến sĩ thời Lê là Cao Huy Diệu chép “Hương, Bổng, Đổng, Đằng là bốn vị tối linh của nước ta”

Câu đối ở chính điện đền thờ Thánh Dóng tại làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội):
神威古及今文郎國四最靈之右
壯烈南而北武寧部一大定之功
Thần uy cổ cập kim, Văn Lang quốc tứ tối linh chi hữuTráng liệt Nam nhi Bắc, Vũ Ninh bộ nhất đại định chi công.Dịch:
Oai thần từ trước tới nay, nước Văn Lang tứ linh chưng giúpOanh liệt trong Nam ngoài Bắc, bộ Vũ Ninh nhất định đây công.Câu đối này cho biết Phù Đổng thiên vương là một trong Tứ linh của nước Văn Lang. Đây là ghi chép thứ 2 ít ỏi về bộ Tứ linh thần nước Nam còn lưu lại tới nay. Phù Đổng thiên vương là 1 trong Tứ linh chứ không phải trong bộ Tứ bất tử. Ở các nơi thờ Thánh Dóng đều không hề có tư liệu cổ nào nói Thánh Dóng là thần bất tử.


Thủy đình ở đền Phù Đổng.
Câu hát phường Ải Lao trong lễ hội Phù Đổng:
Nhớ đời thứ sáu Hùng Vương
Ân sai hai tám tướng cường nữ Nhung
Xâm cương cậy thế khoe hùng
Kéo sang đóng chặt một vùng Vũ Ninh.
Vào ngày lễ hội này 28 cô gái trẻ đóng làm 28 tướng Ân, đối địch với Thánh Dóng. Thông tin từ sự tích của làng Phù Đổng hoàn toàn phù hợp với thời Ân Thương. Thời kỳ này nhà Ân còn đang trong giai đoạn chế độ mẫu hệ. Phụ nữ làm tướng chỉ huy quân đội nhà Ân điển hình như trường hợp nữ tướng Phụ Hảo dưới thời Ân Vũ Đinh đã cầm quân đánh nước Quỷ Phương.
Phuong dong thoi AnMột chiếc phương di đồng thời Ân Thương có minh văn tìm thấy ở Việt Nam.
Sự xuất hiện của phường hát Ải Lao trong lễ hội Phù Đổng đánh đố các nhà nghiên cứu, vì không ai hiểu Thánh Dóng đánh giặc Ân thì liên quan gì tới nước Lào hay nước Chăm ở đây. Ý kiến cho rằng đây là phường hát do Lào hoặc Chăm cống tiến xem ra không hợp lý vì cần biết rằng các bố trí, lễ tục trong hội Phù Đổng đều mang tính biểu trưng rất cao. Không thể có chuyện cả một “đạo quân” lớn của Thánh Dóng trong lễ hội lại chỉ là hàng “nhập khẩu” để hát cho hay.
“Đạo quân” Ải Lao là biểu tượng hoàn toàn xác thực cho quá khứ lịch sử khi nhận ra rằng Ai Lao Di là tộc người ở Vân Nam, Quý Châu. Ai Lao thiết Âu, là phần đất Âu trong nước Âu – Lạc đã cùng tham gia với Thánh Dóng đánh giặc Ân. Biểu tượng của phường Ải Lao là ông Hổ. Hổ cũng là con vật thiêng được người Ai Lao Di ở Vân Nam Quý Châu thờ.
Đền Thượng ở xã Phù Linh, Sóc Sơn, nơi tương truyền Thánh Dóng cởi áo giáp bay lên trời trong hậu cung có 7 bức tượng thờ.  Có tài liệu chép rằng 7 bức tượng này là gồm: Phù Đổng Thiên Vương, Vu Điền Quốc Vương, Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa Bộ Thiên, Na Tra Thiên Tử, Tả Xiên Xiên Lực Sĩ, Hữu Vạn Vạn Tinh Binh.
Vu Điền quốc vương phải chăng là vua đất Điền? Điền quốc là một nước từng tồn tại ở vùng Vân Nam, chính của người Ai Lao Di hay Di Lão xưa.
Đặc biệt tư liệu trên nói tới Na Tra thiên tử. Na Tra là nhân vật được biết đến trong truyện Phong Thần, là nhân vật đã theo Khương Thái Công và Chu Vũ Vương diệt Trụ.
Phù Đổng Thiên Vương sự tích diễn âm cũng chép lời của Thánh Dóng:
Vốn ta nay thái tử Na TraVị Hùng Vương loạn quốc giaKhâm sai đế mệnh dẹp trừ Ân binh.Na Tra cùng với Thánh Dóng đánh giặc Ân. Vậy đây phải là cuộc chiến lịch sử của Trung Hoa khi nhà Chu diệt Ân Trụ Vương.
Thần tích đền Phù Đổng có đoạn:
Thiên Vương thao trận khiến quan quân giặc Ân toán loạn, bèn giết Ân Vương ở dưới Chu Sơn…Thiên vương đánh tan giặc Ân, vứt tre trên ruộng tại xã Nghiêm Xá, huyện Quế Dương. Tre ở đây sau này rất xanh tốt, có thần miếu gọi là miếu Tam Giang đại vương.Làng Nghiêm Xá nay ở thị trấn Phố Mới (Quế Võ, Băc Ninh) là nơi thờ đức thánh Tam Giang.Đức thánh là người ở xứ Ngõ Đông, thôn Đống Cải. Cha mẹ sinh được hai anh em… Khi hai người đang đập đất trên đồng thấy Thánh Dóng đuổi giặc chạy qua liền vác vồ đi theo và lập công lớn…Ta chú ý tên thánh là Tam Giang đại vương.
Cùng với làng Phù Đổng mở hội còn có làng Lệ Chi Nam (Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội). Hội ở làng Lệ Chi Nam gọi là hội Phù Dóng. Theo thần tích thì làng Lệ Chi Nam thờ một vị tướng quân thời Hùng Vương tên là Bùi Duy Trí. Ông là người giỏi võ nghệ nên được vua cho chỉ huy một đạo quân lớn. Khi giặc Ân kéo quân vào chiếm đất Châu Sơn thuộc bộ Vũ Ninh vua Hùng phong cho Bùi tướng công chức Đô Thống, thống lĩnh đại quân đi đánh giặc Ân. Sau nhiều trận đánh ác liệt, quân của vị tướng họ Bùi vẫn không thắng nổi quân giặc hung ác… Khi Thánh Dóng ra trận, tướng Đô Thống cho tập trung tất cả binh mã tại làng Lệ Chi rồi tiến về phía núi Châu Sơn cùng Phù Đổng tham chiến… Sau khi mất vị tướng này được phong là Tam Giang đại vương, hiệu Châu Đô Thống.Các thần tích trên đã cho những cái tên quan trọng trong chuyện này là Châu Đô Thống, Châu Sơn và Tam Giang. Châu đây là chỉ nhà Châu hay Chu, triều đại đã đánh diệt nhà Ân. Châu Đô Thống nghĩa là tướng thống lĩnh quân đội nhà Chu. Châu Sơn ở bộ Vũ Ninh ghép thành Chu Vũ Vương. Cơ Phát trước khi lên ngôi thiên tử có tên là Ninh Vương. Nhân danh Châu Đô Thống và địa danh Châu Sơn chính là tên gọi của nhà Chu còn lưu lại mãi tới ngày nay trong truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương.
Tam Giang ở đây là vùng đất của nhà Chu vì khi Tần Thủy Hoàng lập quận huyện đã lấy đất của Đông Chu lập thành quận Tam Xuyên. Tam Xuyên = Tam Giang. Tam Giang là nơi 3 con sông lớn hội tụ Đà, Lô, Thao tại ngã ba Việt Trì. Tam Giang xưa chỉ vùng Bắc Bộ Việt, là phần Lạc trong nước Âu – Lạc.
Như thế trong truyền thuyết về Phù Đổng thiên vương có đủ Ải Lao – Tam Giang hay Âu – Lạc, là 2 khu vực khởi phát chính của nhà Châu – Chu khi Ninh Vương Cơ Phát phát động các chư hầu làm cuộc tổng tấn công Trụ vương.
Câu đối ở đình Chi Nam (Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội):
鐵馬出神威朱粵山頭天古頌
金旗揚將略白騰海口萬年聲
Thiết mã xuất thần uy, Chu Việt sơn đầu thiên cổ tụngKim kỳ dương tướng lược, Bạch Đằng hải khẩu vạn niên thanh.Dịch:
Ngựa sắt tỏ thần oai, đầu non Chu Việt khen ngàn thủaCờ vàng nêu mưu tướng, cửa biển Bạch Đằng vọng vạn năm.“Chu Việt sơn đầu” ở đây nói tới núi Chu – Châu Sơn, là nơi Châu Đô Thống đánh giặc Ân. Núi Châu Sơn là ngọn núi đã được kể trong Truyện Giếng Việt của Lĩnh Nam chích quái, nơi vua Ân tử trận, có miếu thờ, cột đá buộc ngựa… Cuộc chiến mà vua Ân tử trận thì chỉ có cuộc chiến của Vũ Vương Cơ Phát nhà Chu dẹp Trụ Vương mà thôi.
IMG_0043Núi Châu Sơn nhìn từ hồ Phùng Dị.
Núi Châu Sơn ở Vũ Ninh rất có thể như vậy là nơi hội quân ban đầu của Vũ Vương trong cuộc chiến phạt Ân Trụ Vương, đánh dấu sự thay đổi triều đại Trung Hoa từ Thương sang Chu. Nhà Chu được gọi chính xác trong câu đối trên là Chu Việt. Người đời sau không hiểu gọi thành núi Trâu Sơn, mất đi danh hiệu gốc của quốc gia thời Văn Lang – Âu Lạc trong đị danh này.
Câu đối khác ở đền Sóc Sơn:
天上降神鐵馬鐵韉朱粵動
水中顯聖金鎗金甲太原寒
Thiên thượng giáng thần, thiết mã thiết tiên Chu Việt độngThủy trung hiển thánh, kim thương kim giáp Thái Nguyên hàn.Dịch:
Thần xuống từ trời, ngựa sắt yên đồng rung Chu ViệtThánh tỏ trong nước, giáo vàng giáp bạc lạnh Thái Nguyên.Một lần nữa lại có cụm từ Chu Việt. Chu Việt chỉ rõ quốc danh nước Việt thời Thánh Dóng là Chu. Nước Văn Lang của Vũ Vương nhà Chu (Vũ Ninh) ban đầu như vậy gồm 2 phần Âu và Lạc, được gọi trong truyền tích Phù Đổng Thiên Vương là Ải Lao và Tam Giang.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nạn đầu gấu làng, tức xã hội đen, ở nông thôn hiện nay : trường hợp Hưng Yên 2017


Về nạn đầu gấu làng, đã nói nhanh ở một entry đi vào tháng 9 năm ngoái (xem lại ở đây). Một điểm đen rất lớn thấy rõ ở các vùng quê hiện nay. 

Ví dụ: muốn làm một căn nhà mới ở quê bây giờ, đầu tiên sẽ có phần dỡ bỏ nhà cũ và đào đất làm nền mới. Thì ngay lập tức, xã hội đen sẽ xuất hiện ở đâu đó để "làm luật" với người nhận thầu việc tháo dỡ và đào đất. Máy dỡ nhà và máy đào đất phải nạp lệ phí cho xã hội đen mới được vào làng làm việc. Lệ phí đó, rút cục, vẫn là do gia chủ làm nhà phải trả (chủ thầu sẽ cộng thêm vào tiền công).

Gặt lúa bằng máy, thì cũng bị thu lệ phí như vậy.

Những việc trên, trong khoảng năm bảy năm qua, đi các nơi, tôi đều được nghe. Thậm chí đã thấy tận mắt.


Dưới là tin từ Hưng Yên.

---





15:36 05/10/2017

Gần đây, trên địa bàn thị trấn Lương Bằng (tỉnh Hưng Yên) lại tiếp diễn tình trạng bảo kê máy gặt khiến không ít người dân bức xúc.


Mute
Current Time
0:38
/
Duration Time
3:23
Loaded: 0%
Progress: 0%



Người dân ở đây cho biết, máy gặt muốn xuống ruộng phải nộp cho "xã hội đen" từ 2-3 triệu đồng. Nếu là máy lạ hoặc không đóng bảo kê sẽ bị chúng đánh và phá máy để dằn mặt. Trong khi đó, chủ máy khi đã đóng tiền bảo kê thì lại tự ý nâng giá lên tới 150.000-170.000 đồng/1 sào, đắt hơn so với giá hiện tại là 50.000-60.000 đồng.
Video - Hưng Yên: Xã hội đen bảo kê gặt lúa, người nông dân khốn đốn [CLIP]

Người dân bức xúc trước vấn nạn "bảo kê" máy gặt.

"Bây giờ nhà chỉ có 1 đến 2 người toàn người già trẻ nhỏ mà lúa chín thì không sao gặt được, đi gặt tay nó đánh, dọa còn gặt máy thì giá 'cắt cổ'. Báo với cơ quan chức năng thì không ăn thua, công an ở đó thì không sao, không có công an thì chúng nó lại đến đe dọa", một người dân bức xúc.
Không dừng lại ở đó, khi anh Đào Đức Hùng - một người dân ở thôn Mụa (thị trấn Lương Bằng, tỉnh Hưng Yên) mang máy về gặt thuê với giá 120.000 đồng/1 sào thì bị nhóm đối tượng 8 người sử dụng đao, mã tấu uy hiếp, đánh đập dẫn đến trọng thương phải cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hưng Yên.
Đ.P.Thịnh


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Nobel Văn học 2017 thuộc về nhà văn ‘khám phá những huyền bí kết nối thế giới’


Nhà văn Kazuo Ishiguro. (Ảnh: ABC)
Vào lúc 18h ngày 5/10 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng giải thưởng Nobel của Thụy Điển đã công bố giải Nobel Văn học 2017 thuộc về nhà văn Kazuo Ishiguro mang quốc tịch Anh.
Ông Kazuo Ishiguro sinh năm 1954 tại Nagasaki, Nhật Bản. Những tiểu thuyết của ông mang lại cảm xúc tuyệt vời, “khám phá những sâu thẳm huyền bí kết nối với thế giới”. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông gồm Never let me go (Mãi đừng xa tôi), The Remains of the Day (tạm dịch Điều còn lại trong ngày).
Bắt đầu được trao từ năm 1901 đến nay, Giải Nobel Văn học đến nay được trao 109 lần nhưng có đến 113 tác giả nhận giải do có bốn lần hai người đồng đoạt giải. Cho tới thời điểm này, chỉ mới có 14 nữ văn sĩ đoạt Nobel văn học.
Năm ngoái, giải Nobel Văn học đã thuộc về nhà biên kịch, ca sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng người Mỹ Bob Dylan vì đã tạo ra “những biểu đạt thi ca mới trong âm nhạc truyền thống của Mỹ”. Dylan, 75 tuổi, là một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất tới nền âm nhạc nói riêng và văn hóa thế giới nói chung trong nhiều thập kỷ gần đây.
Giải Nobel Văn học là giải thứ 4 được công bố trong mùa Nobel năm nay. Tiếp sau giải Nobel Văn học, giải Nobel Hòa bình sẽ được công bố vào ngày 6/10. Giải Nobel Kinh tế sẽ được công bố vào ngày 9/10.
Phần thưởng cho các giải Nobel năm nay là 9 triệu krona Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD). Lễ trao các giải Nobel 2017 sẽ được tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển vào ngày 10/12 để tưởng nhớ ngày mất của Alfred Nobel. Riêng giải Nobel Hòa bình sẽ do Na Uy trao tặng.
Minh Minh/daikynguyen

Phần nhận xét hiển thị trên trang

thằng hâm

(truyện cực ngắn)




cu nhóc nhà anh vừa nhập học lớp 1. khi nó chưa đi học, anh vẫn thường tự hào rằng nó thông minh lanh lợi hơn đám cùng lứa. 

hôm nay, cu nhóc học về mếu máo "con bị điểm 1". "tại sao vậy?" anh hỏi. "cô giáo bảo làm tính, một cộng một, con tính bằng hai. cô bảo sai, một cộng một phải bằng tám. rồi cô cho con một điểm".

hôm sau, đưa con tới trường, anh đề nghị gặp giáo viên. gặp được giáo viên, anh hùng hổ nói văng bọt mép "tôi sử dụng từ tiên đề euclid tới hàm số của euler, tôi khai căn rồi sử dụng từ phép vi phân, tích phân, cục phân tới bổ đề cơ bản của ngô bảo châu, tôi khẳng định một cộng một bằng hai, không thể bằng tám. tại sao cô cho cháu nó một điểm".

sau khi tái mặt ù tai nghe anh trình bầy, cô giáo nói "đáp án này từ trên bộ giáo dục anh ạ, chúng tôi dậy theo giáo trình...", không để cô giáo nói hết, anh cướp lời "bộ giáo dục gì mà ngu thế, giáo trình kiểu gì vậy?", cô giáo vẫn từ tốn "chẳng ai ngu cả anh ạ. anh tưởng mình anh biết đạo hàm vi phân tích phân cục phân, euler, euclid, ngô bảo châu à? ai chẳng biết mấy thứ vớ vẩn đó. người trên bộ, họ còn thông minh hơn anh nhiều". mặt đuỗn ra tám giây rồi anh lẩm bẩm "thế là thế đéo nào". tuy anh lẩm bẩm nhưng cô giáo vẫn nghe thấy, cô cười và nói "à, tôi quên chưa lưu ý anh, rằng đây là bài kiểm tra môn giáo-dục-công-dân chứ không phải bài kiểm tra môn toán he he". anh trợn mắt "sao môn giáo dục công dân lại làm tính?", "thời buổi multimedia mà anh hehe chúng tôi giảng dậy kết hợp đọc, nghe, nhìn, tính toán, cắn cấu... đủ, miễn sao hiệu quả".

thấy mặt anh đần thối, cô giáo pha trà mời anh, rồi cô nói "chủ trương của bộ giáo dục là không nệ đúng sai, cái quan trọng là niềm tin. một cộng một bằng hai ai chả biết, nhưng để tin rằng nó bằng tám, mới cần tới giáo dục", thấy mặt anh vẫn đần, cô an ủi "sống trong chuồng lợn mà không suy nghĩ như lợn thì khổ lắm anh ạ. khó hòa nhập, rồi thiên hạ nó bảo mình thuần quynh..."



anh nhìn cô giáo nói, mặt đờ đẫn. một dòng nước dãi chẩy ra khóe mép. bất giác anh tuôn phát rắm, rồi anh cáo từ.

nhìn theo hút bóng anh, cô giáo lắc đầu, lẩm bẩm "bố tiên nhân thằng hâm!"

Nhà văn Mõm Vuông

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thái Độ - Tác Giả - Tác Phẩm

"quê hương mỗi người chỉ một

như là chỉ một mẹ thôi..."

bài thơ "bài học đầu cho con" khi được âm nhạc chắp cánh, nó có tên gọi khác là "quê hương". ca khúc này được phổ biến và trở nên quen thuộc. quen thuộc chưa chắc đã hay nhưng hay là yếu tố quan trọng để trở thành quen thuộc. sonata "ánh trăng" của beethoven là khúc nhạc quen thuộc với số đông nhưng nó không phải sonata hay nhất của beethoven. khúc thứ 5 trong symphony "vũ khúc hungaria" của brahms là khúc quen thuộc nhất nhưng không phải là khúc hay nhất của giao hưởng ấy.




(cũng cần nói thêm, hầu như không có ca khúc nào gắn liền với tên tuổi nhà thơ như ca khúc "quê hương". thông thường, sau khi được phổ nhạc, thiên hạ quên tiệt nhà thơ mà chỉ nhớ tới nhạc sĩ)

ca khúc "quê hương" (thơ đỗ kwan, nhạc văn thạch) hay hay dở không phải là điều cần bàn, mà cần khẳng định ngay: nó quá quen thuộc. hầu như con mõm vuông thằng răng bựa nào cũng từng nghe qua rồi thuộc vài câu. nói thì bảo nịnh, ca khúc "quê hương" nên làm quốc ca mõm vuông xứ.

cách đây đâu chừng chục năm, lần đầu được kwan thi nhân cho đi ăn chơi. vào quán bar "chu" sang chảnh, rượu được vài tuần thì chủ quán ra hồ hởi thông báo với kwan "hé hé triết qua mỹ đọc thơ ông cho kiều bào hé hé hé".

"triết" ở đây là nguyên chủ tịch nguyễn minh triết. ông ấy sang mẽo có chém gió với kiều bào, trong cuộc chém ông ấy nổ ca khúc "quê hương". tương tự là sự việc diễn ra cách đây ít hôm, thủ phúc cũng nổ "quê hương ối a như là mịe", và thế là sinh chuyện. 

sinh chuyện bởi độ bệnh hoạn của fbkers mõm vuông đã tới hồi vượt mọi giới hạn.

như thế nào là thái độ đúng đắn đối với một tác phẩm nghệ thuật?

bình sinh m. v. llosa không ưa g. g. marquez dù cả hai cũng lượm giải nobel. llosa không ưa con người marquez, nhưng với tác phẩm, llosa dành cho marquez một sự tôn trọng đáng kể.

hồi họa sĩ trịnh cung viết bài chê bai nhạc sĩ trịnh sơn, thiên hạ hóa rồ chửi bới trịnh cung. một độc giả đã thổ lộ rằng ông ta đã mang bức tranh của trịnh cung đang trao ở phòng khách ra đốt dù ông ta rất thích bức tranh ấy. ghét thằng bố đánh thằng con.

kể ra đây hai ví dụ về cách ứng  xứ với tác phẩm/tác giả của hai loại người, một mõm vuông một mồm thẳng để thấy được sự mông muội của lũ mõm vuông thế nào.

tác phẩm khi được công bố (xuất bản, bán...) nó không còn nằm trong sự kiểm soát của tác giả, nó là một thực thể độc lập. người thưởng ngoạn có quyền phê bình tác phẩm, nhưng tuyệt nhiên không có quyền thông qua tác phẩm để phê phán tác giả.

tác phẩm ra đời trong khoảnh khắc rồi đóng khung bất biến đổi, trong khi tác giả là một thực thể vận động, biến đổi. mang sự bất động để phê bình sự vận động, ấy là sự ngu xuẩn có tính toán.

trở lại với ca khúc "quê hương" cùng ca từ - lời thơ của nó.

"quê hương" là gì? quê hương có phải nơi "chôn rau cắt rốn" tức nơi sinh ra không? không, quê hương có ý nghĩa lớn hơn chỉ là nơi sinh ra. một anh chui ra ở thanh hóa nhưng hai tuổi ra nước ngoài thì quê anh ấy chưa chắc là thanh hóa, bởi vì quê hương lớn hơn thế nhiều, nó là kí ức là tâm hồn là căn cước. chính kí ức làm nên một con người. dù muốn dù không, chúng ta không bao giờ thoát khỏi kí ức của mình.

trong bài thơ "bài học đầu cho con", nhà thơ cũng đặt câu hỏi "quê hương là gì hở mẹ?" và "người mẹ kwan" đã giải thích rằng, nó là chùm khế, là đường đi học, là con đò nhỏ, là con diều, là cầu tre nhỏ... nghĩa là toàn những kí ức tuổi thơ êm đềm

theo kiến thức gúc gồ thì câu "không lớn nổi thành người" là kết quả của công tác biên tập, không phải nguyên tác kwan. nhưng cho dù nó là nguyên tác của kwan thì cũng chẳng sao cả, nó không hề sai. chưa kể, nó là bài học cho trẻ con.

lịch sử loài người, văn chương - nghệ thuật dù rất cố gắng đứng độc lập nhưng hầu như chưa bao giờ nó làm được điều đó một cách toàn vẹn. văn chương - nghệ thuật luôn bị lợi dụng. đủ kiểu lợi dụng. đủ kiểu diễn giải theo các ý đồ, cả tử tế lẫn mất dậy.

trong chừng mực nào đó, sự lợi dụng của nguyễn minh triết, nguyễn xuân phúc với ca từ "quê hương" là sự lợi dụng hồn nhiên và có mùi chân thành tử tế. 

ngược lại, suy diễn để kết tội tác giả bài thơ, là một sự lợi dụng đê tiện, mất dậy, và dĩ nhiên là thừa ngu xuẩn


Mõm Vuông blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang