Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Trung Quốc biến “Đường 9 Đoạn” thành Tứ Sa!


Lữ Giang
Hôm 21.9.2017, trang báo mạng The Washington Free Beacon ở Washington DC công bố một tài liệu mới cho biết Bắc Kinh đã thông qua chiến thuật mới về chủ quyền trên Biển Nam Trung Quốc (tức Biển Đông): Nhóm đảo “Tứ Sa” thay thế Đường 9 Đoạn bị coi là bất hợp pháp!
Bản đồ vùng Tứ Sa trên Biển Đông
Trang báo cho biết, trong một cuộc họp kín với các viên chức bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào hai ngày 28 và 29.8.2017 tại Boston, ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Cục phó Cục Hiệp định và Pháp luật thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã khẳng định «quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa».Các viên chức Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên về cách diễn dịch mới này.
Nói một cách rõ ràng hơn, theo ông Mã Tân Dân từ nay Trung Quốc sẽ không còn xử dụng quan niệm “Đường 9 Đoạn” (9-Dash Line) hay “Dường lưỡi bò” để chứng minh chủ quyền pháp lý trên Biển Đông nữa mà dùng khái niệm về đường cơ sở bao vòng quanh Tứ Sa. Theo ông, Tứ Sa (Four Sha) gồm 4 nhóm đảo trên Biển Đông là Đông Sa (Dongsha) tức Pratas Islands của Đài Loan, Tây Sa (Xisha) tức Hoàng Sa, Nam Sa (Nansha) tức Trường Sa và Trung Sa (Zhongsha) tức bãi cạn Macclesfield, một bãi ngầm nằm cách Hoàng Sa 75 hải lý. Ông nói rằng Trung Quốc có «chủ quyền và quyền hàng hải» kéo dài xung quanh bốn nhóm đảo nói trên và đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh 4 nhóm đảo này.
Tại sao Trung Quốc phải đưa ra một căn bản pháp lý mới để chứng minh chủ quyền trên Biển Đông thay vì “Đường 9 Đoạn”? Tại vì khái niệm “Đường 9 Đoạn” đã bị phán quyết ngày 13.7.2015 của Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Hay tuyên bố là “không có cơ sở pháp lý”, nên Trung Quốc phải đi tìm một “căn bản pháp lý” khác.

TRUNG QUỐC XÀI ĐỒ CỦ ĐỂ LẤP LIẾM
Những quy định về chủ quyền trên biển theo quốc tế công pháp về Luật Biển rất phức tạp. Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc trước Tòa Trọng Tài quốc tế, hồ sơ tranh luận lên đến trên 4.000 trang với 40 bản đồ khác nhau. Mặc dầu Trung Quốc tuyên bố “Chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là bất khả tranh cãi” và người Việt cũng tuyên bố tương tự như thế, nhưng phán quyết của Tòa hoàn toàn khác với những sự xác quyết này. Nói theo cảm tính là nói cho sướng mồm và nói để tuyên truyền mà thôi. Khi ra tranh tranh tụng trước Công lý, chỉ có các bằng chứng luật định và luật lý được chấp nhận, còn cảm tính và những lời xác quyết dao to búa lớn thường bị xếp vào thùng rác.
Chúng tôi xin nhắc lại, trong cuộc hội thảo được tổ chức tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington năm 2011, sáng 20.6.2011 giáo sư Tô Hảo (Su Hao), Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại Học Ngoại Giao Trung Quốc, đã lên diễn đàn đọc một bài diễn văn chứng minh Trung Quốc đã có chủ quyền về lịch sử không chối cãi đối với Biển Đông từ 2000 năm về trước. Từ đời nhà Tống cách đây vài trăm năm, Trung Quốc đã có một cơ quan phụ trách hành chính về khu vực này và đã có đội tàu đi tuần trên biển. Ông đem theo một thùng tài liệu rất lớn chứng minh Trung Quốc đã làm chủ Biển Đông từ thời ông Bành Tổ. Nhưng khi ông vừa thuyết trình xong, ông Termsak Chalermpalanupap, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thư ký ASEAN đã lên tiếng như sau: "Tôi không cho rằng Công Ước Của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền". Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Hoa Kỳ cũng có quan điểm tương tự: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS."
Từ 1975 đến nay, rất nhiều người Việt đã đi sưu tầm tài liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa như Phủ Lục Tạp Biên của Lê Quí Đôn, Đại Nam Nhất Thống Chí…, tại sao “mấy thằng cha này” lại dám bảo Luật Biển LHQ không công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền?
Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi xin trình bày khái niệm về quyền sở hữu lịch sử đối với các đảo và “vùng nước lịch sử” (historic water) ở Biển Đông do Trung Quốc nại ra. Đây là những khái niệm đã một thời được quốc tế công pháp về luật biển công nhận, nay đã trở nên lỗi thời, nhưng Trung Quốc vẫn lôi ra xài để lấp liếm. Một số người Việt không biết gì về luật biển, cũng đã bắt chước Trung Quốc làm y như thế khi chứng minh chủ quyền của Việt Nam!

QUYỀN SỞ HỮU CÁC ĐẢO TRÊN BIỂN
Luật La Mã ngày xưa quy định rằng “Res nullius naturaliter fit primi occupantis”, có nghĩa làđối với vật vô chủquyền sở hữu thuộc về người chiếm hữu đầu tiênCác đảo nổi lên trên biển (insula in mara nata) được coi là vật vô chủ (rex nullus), quyền sở hữu cũng thuộc về người chiếm hữu đầu tiên.
Nhưng quy định này đã đưa tới những tranh tụng không giải quyết được. Ví dụ Việt Nam cho rằng Việt Nam đã chiếm Hoàng Sa từ đời Nhà Lý hay Nhà Trần thì Tàu lại đưa tài liệu khác chứng minh Tàu đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa từ thời ông Bàn Tổ, nên rất khó phân định. Vì thế Định Ước Berlin ngày 26.2.1885 đã đưa ra một số nguyên tắc chính được dùng dể chứng minh quyền sở hữu các đảo trên biển như sau: (1) Chủ thể chiếm hữu phải là một quốc gia. (2) Việc chiếm hữu phải thực hiện trong hòa bình và đảo chiếm hữu phải thật sự vô chủ (rex nullus) hay đã bị bỏ (rex derelicto). (3) Phải thực hiện chủ quyền liên tục và thật sự (exercise continuous and actual sovereignty) trên đảo đã chiếm.
Sau này, án lệ coi điều kiện thứ ba là quan trọng nhất. Năm 1898, Tây Ban Nha nhường lại Philippimes cho Mỹ, trong đó có đảo Palmas đã được Tây Ban Nha chiếm trước đây và có ghi vào bản đồ của Philippines. Những sau đó Mỹ lại khám phá ra Hà Lan đang thực hiện chủ quyền trên đảo Palmas. Mỹ liền nộp đơn kiện trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực để đòi lại hòn đảo này. Kết quả, trong phán quyềt ngày 23.1.1925, Tòa tuyên bố đảo Palmas thuộc về Hòa Lan vì sau khi chiếm Tây Ban Nha không thực hiện chủ quyền thực sự và liên tục trên đảo Palmas, trái lại Hà Lan tuy đến chiếm sau nhưng đã thực hiện chủ quyền thực sự và liên tục trên đảo đó, nên Palmas được coi như thuộc quyền sở hữu của Hà Lan. Sau này Hà Lan đã giao lại đảo Palmas cho Indonesia.
Như vậy, việc thực hiển chủ quyền liên tục và thực sự (continuous and actual) trên hoang đảo là yêu tố pháp lý căn bản để chứng minh chủ quyền chứ không phải là việc chiếm trước hay chiếm sau, có ghi trên bản đồ hay không ghi.

DÙNG THUYẾT “VÙNG NƯỚC LỊCH SỬ”
Bài thuyết trình của giáo sư Tô Hảo (Su Hao) ngày 20.6.2011 tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế ở Washington năm 2011 cho thấy Trung Quốc muốn dùng học thuyết “vùng nước lịch sử” (historic water) trong quốc tế công pháp về luật biển cũ để chứng minh Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc. Vậy vùng nước lịch sử” là gì?
Nói một cách vắn tắt, “vùng nước lịch sử” là vùng biển mà một quốc gia đã chấp hữu qua nhiều thế hệ và trở thành vùng sống còn của quốc gia đó.
Từ lâu, “vùng nước lich sử” chỉ có trong học lý chứ không hề có trong Luật Biển. Năm 1951, Na Uy kiện Anh xâm nhập vùng đánh cá của Na Uy. Trong phán quyết ngày 18.12.1951, Toà Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice) công nhận “quyền sử hữu lịch sử” (historic title) của Na Uy về vùng biển nằm sát Na Uy, và Anh không có quyền xâm phạm. Vùng này có bề ngang chưa đến 100 miles tính từ bờ biển Na Uy.
Mặc dầu Toà Án Công Lý Quốc Tế đã công nhận “vùng nước lịch sử” (historic water) và “quyền sử hữu lịch sử” (historic title), Luật Biển 27.4.1958  không hề nói đến “vùng nước lịch sử”.
Theo đề nghị của một số quốc gia, Hội Nghị LHQ về Luật Biển đã ra nghị quyết yêu cầu Đại Hội Đồng LHQ cho nghiên cứu về “chế độ pháp lý của vùng nước lịch sử” (the juridical regime of historic waters), kể cả các “vịnh lịch sử” (historic bays).
Trong các cuộc họp về dự thảo Công Ước LHQ về Luật Biển từ năm 1973 đến năm 1982, Colombia đã yêu cầu đưa “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” vào dự thảo công ước, nhưng Ủy Ban Luật Quốc Tế LHQ không xét. Sở dĩ Ủy Ban đã quyết định không đưa chế độ “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” vào Công Ước LHQ, vì cho rằng nó rất mơ hồ, có thể đưa tới nhiều vụ tranh tụng rắc rối. Cuối cùng, thay vì công nhận “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử”, Ủy Ban đã nới rộng lãnh hải của quốc gia ra đến 12 hải lý (thay vì 3 hải lý như cũ) và đặt thêm vùng đặc quyền khai thác kinh tế đến 200 hải lý trong Luật Biển 1982. Như vậy chế độ “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” không còn trong luật biển.
Tuy nhiên, ngày 20.6.2011 đại diện của Trung Quốc lại viện dẫn học thuyết “vùng nước lịch sử” (historic water) đã bị hủy bỏ để chứng minh Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc. Như vậy Trung Quốc đã viện dẫn một học thuyết không còn giá trị để chứng minh chủ quyền của mình.
Vả lại, cho dù học thuyết “vùng nước lịch sử” còn có hiệu lực, Trung Quốc cũng không thể đưa ra được các bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã hành xử chủ quyền của mình liên tục và thực sự(continuous and actual) trong “Đường 9 Đoạn”  trong suốt tiến trình lịch sử. Vì thế, phán quyết ngày 13.7.2015 của Tòa Trọng Tài Thường Trực ở La Hay đã tuyên bố rằng “Đường 9 Đoạn” của Trung Quốc “không có cơ sở pháp lý”.

NGỤY TẠO MỚI VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐÔNG
Bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Hay bác bỏ “Đường 9 Đoạn”, Trung Quốc đi tìm một căn bản pháp lý khác để lấp liếm, đó “Quốc gia quần đảo” (Etat archipel) và đường cơ sở bao vòng quanh nhóm quần đảo đó, được quy định trong Luật Biển 1982. Có 3 vấn đề được Trung Quốc nại ra: (1) Tạo dựng ra nhóm Từ Sa và coi đó là “Quần đảo quốc gia” của Trung Quốc. (2) Dùng đường cơ sở quanh 4 nhóm đảo thuộc Tứ Sa làm ranh giới. (3) Đòi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý choTứ Sa.
Cả ba yêu sách này đều trái với quốc tế công pháp về luật biển.
1.- Vấn đề “Quốc gia quần đảo
Luật Biển 1982 đã dành Phần IV, từ điều 44 đến điều 54 để nói về “Quốc gia quần đảo” (Etat archipel). Điều 46 quy định rất rõ: “Quốc gia quần đảo” là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có khi bởi một số hòn đảo khác nữa.”
Trên thế giới có rất nhiều “Quần đảo quốc gia” rất quen thuộc với nhiều người, chẳng hạn như Úc, Brunei, Cuba, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Sri Lamka… Đó là những quốc gia độc lập có chủ quyền được cấu tạo bằng các nhóm đảo nổi trên biển. Nay Trung Quốc đã gom bốn quần đảo trên Biển Đông lại là Đông Sa (Đài Loan), Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa(bãi cạn Macclesfield) thành một nhóm quần đảo và gọi đó là “Quần đảo quốc gia Tứ Sa”. Như vẫy Trung Quốc đã hình thành một quốc gia mới trong quốc gia Trung Quốc!
Sự hình thành này hoàn toàn trái với Luật Biển 1982 và không được quốc tế công nhận, nên không thể đòi hỏi các quyền lợi pháp lý như các “Quần đảo quốc gia” khác trên thế giới được.
2.- Đường cơ sở quanh Tứ Sa
Diều 47 Luật Biển 1982 đã quy định rất kỷ về đường cơ sở (baselines) của các Quần đảo quốc gia. Khoản 1 của điều 47 cho phép một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc nổi của quần đảo… Nhưng Tứ Sa không phải là một Quần đảo quốc gia theo định nghĩa của điều 46 Luật Biển, nên Trung Quốc không thể tự ý vẽ ra một đường cơ sở gióng các Quần đảo quốc gia thứ thiệt được.
3.- Vùng đặc quyền kinh tế 200 hảI lý
Phán quyết ngày 13.7.2015 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Hay đã xác định rằng các đảo trên Biển Đông đều là đảo đá, không có sự sống tự nhiên, nên không có đặc quyền kinh tế 200 hải lý như các đảo có sự sống tự nhiêu khác được quy định trong Luật Biển. Với quốc tế công pháp, án lệ được coi như luật nên Trung Quốc không thể chống lại phán quyết này của Tòa.

PHÁP LÝ” MỚI CỦA TRUNG QUỐC CŨNG BỎ ĐI
Ông Michael Pillsbury, thuộc Hudson Institute và là Giám đốc Center for Chinese Strategy, nhận định rằng yêu sách về pháp lý trên đây của Trung Quốc là một trong «Tam chủng chiến pháp» do Quân ủy Trung ương đưa ra từ năm 2003, gồm tâm lý chiến, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý.
Còn hai chuyên gia về công pháp quốc tế Julian Ku và Christopher Mirasola trên trang Lawfare - một trang chuyên về an ninh do Lawfare Institute và Brooking Institution thực hiện, với sự hợp tác của nhiều luật gia – đã đi đến kết luận rằng về mặt pháp lý, lý lẽ về «Tứ Sa» của Trung Quốc cũng chẳng hơn gì so với “Đường lưỡi bò” lâu nay. Theo hai ông, lý lẽ về «Tứ Sa» không mấy vững, thậm còn chí yếu hơn cả “Đường 9 Đoạn”!
Ngày 5.10.2017
Lữ Giang

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Một phiên toà bưng bít sự thật


Bạch Hoàn 

- Hơn 30 tỉ đồng, tương đương với 4.515 tháng thu nhập bình quân của người lao động trong năm 2017. Hơn 30 tỉ đồng ấy là số tiền mà cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga khai đã chi để chạy vào Quốc hội. Đó là tiền mà bà Nga đã lừa đảo của những người mua nhà. Đó là tiền mồ hôi công sức mà nhiều người dân đã phải vay mượn, đã tằn tiện tích cóp, đã thắt lưng buộc bụng mà có.

Nếu lời khai ấy là sự thật thì đồng nghĩa những kẻ đã nhận 30 tỉ đồng mà Châu Thị Thu Nga chạy ghế đại biểu Quốc hội đã ăn cắp mất số tiền tương đương một tháng thu nhập bình quân của 4.515 người. Những kẻ này, thực sự đã ăn cả xương máu của nhân dân.
Nếu lời khai của Châu Thị Thu Nga là thực, thì những kẻ đã vì tiền đưa một kẻ lừa đảo vào Quốc hội, lẽ ra phải bị vạch trần, phải bị lôi ra ánh sáng và cũng phải đứng trước vành móng ngựa để pháp luật trừng trị. Họ phải trả giá cho hành vi nhận hối lộ của mình.

Quốc hội là gì nếu không phải nơi tập hợp những con người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, là nơi bàn thảo và xây dựng pháp luật. Vậy mà, lại có những kẻ chà đạp lên pháp luật để đưa một kẻ lừa đảo vào vai một đại biểu Quốc hội. Những kẻ ấy là ai? Họ có đang cũng ngồi trong hội trường Ba Đình hay không? Họ có đang đương chức đương quyền? Họ là ai? Làm gì? Ở đâu? Người dân cần được biết và có quyền được biết.

Thế nhưng, thật không thể nào hiểu nổi, tại phiên toà xét xử Châu Thị Thu Nga hôm nay, bị cáo Châu Thị Thu Nga xin khai về việc dùng 30 tỉ đồng để chạy đại biểu Quốc hội khóa 13, nhưng Hội đồng xét xử không chấp nhận cho khai.

Tại sao lại không cho khai khi đó số tiền đó là tiền bà Nga đã lừa đảo của người dân trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bà Nga đang bị xét xử? Có điều gì khiến toà lại gạt đi điều này?

Lẽ thường, toà án phải yêu cầu các bị cáo thành khẩn khai báo hết mọi sự thật để xét xử vụ án một cách công minh, chính xác, đúng người đúng tội. Lẽ thường, ở toà án, kẻ có tội mới là kẻ thường dùng mọi chiêu trò bưng bít sự thật nhằm che đậy hành vi phạm pháp của mình. Vậy tại sao ở đây, toà lại không muốn cho bị cáo khai ra sự thật? Tại sao?

Một phiên toà như thế, liệu người dân có thể tin tưởng được không? Một phiên toà như thế thì liệu sự thật có được đi đến cùng và công lý có được thực thi hay không?

Bạch Hoàn
(FB Bạch Hoàn)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thiếu bản sắc, bạn sẽ nhạt nhòa, đừng vội nghĩ đến "go global" làm gì.

Minh Anh - 
 
Tamnhin.net.vn Ra đời năm 2000 và được Cục Văn hóa Đài Bắc tổ chức thường niên, Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc có nhiều hoạt động phong phú như: trình diễn thơ, ngâm thơ, hát thơ, sắp đặt thơ...
Nhà thơ Đặng Thân sinh 1964, anh là nhà thơ song ngữ, đồng thời nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết hư cấu, truyện ngắn và tiểu luận. Giới phê bình văn học đánh giá anh là điển hình của văn học hậu - đổi mới. Nhà thơ Đặng Thân đã tạo ra chủ thể lời nói mới - thể loại diễn ngôn mới. Phóng viên báo điện tử tamnhin.net.vn trao đổi với nhà thơ Đặng Thân sau Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc trở về.
22185043_10211872842191118_1719466355_n

 Quang cảnh Lễ khai mạc Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc 2017 

PV: Trước tiên, nhà thơ có thể giới thiệu cho độc giả về Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc, mà anh là đại diện của Việt Nam tham dự?
Đặng Thân: Năm nào Cục Văn hóa Đài Bắc cũng mời nhiều nhà thơ quốc tế nổi tiếng tham gia Liên hoan, trong đó, có những nhà thơ lớn đã đến đây như: Derek Walcott hay Ko Un. Liên hoan thơ 2017 kéo dài từ 23/9 đến 8/10, có khẩu hiệu: "Thời đại chi nhãn, thành thị chi quang" (Đôi mắt thời đại, ánh sáng thành phố), với ý nghĩa rằng thi sỹ là đôi mắt của thời đại, và ý tưởng từ bộ phim "City Lights" (Ánh sáng thành phố) của Charlie Chaplin, cũng là tên của một hiệu sách ở San Francisco là đại bản doanh của các nhà thơ thế hệ Beat, để cùng tranh luận về ánh sáng và bóng tối.
22192799_10211872875111941_1839738529_n

 Poster Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc 2017

Cùng với 30 nhà thơ quốc nội, thì trong các khách mời quốc tế năm nay, ngoài tôi (Đặng Thân, Việt Nam), họ còn mời các nhà thơ rất uy tín khác như Kelly Tsai (Mỹ), Derek Chung (Hong Kong), Hirata Toshiko (Nhật), Efe Paul Azino (Nigeria), và Alessandro Bosetti (Italia).
Các hoạt động chính tại Liên hoan Thơ gồm có: trình diễn thơ, ngâm thơ, hát thơ, sắp đặt thơ... đặc biệt, họ còn tổ chức nhà hát thơ (với Kelly Tsai) và "Hội đồng Lập hiến Thi nhân" rất thú vị. Điểm nhấn của Liên hoan Thơ lần này là các hội thảo: Cách mạng tình yêu (Efe Paul Azino); Không gian viết thơ (Hirata Toshiko); Thành phố, quê hương, và thơ (Derek Chung); Vẻ đẹp văn chương Việt Nam (Đặng Thân); cùng với nhiều hội thảo của các nhà thơ Đài Loan. Bên cạnh đó còn có nhiều cuộc triển lãm sách.
22141246_10211871838486026_2183142880331721876_n

Hội thảo: Vẻ đẹp văn chương Việt Nam 

PV: Cơ duyên nào đưa anh đến với Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc? Là đại diện của Việt Nam, anh đã chia sẻ điều gì về thơ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung với bạn bè quốc tế?
Đặng Thân: Tôi được các bạn Đài Loan biết đến từ trước, nhờ các cuộc giao lưu giữa họ với các du học sinh Việt Nam bên Mỹ. Tôi cũng không ngờ các du học sinh đọc tôi nhiều đến vậy. sách của tôi được các bạn ấy photocopy truyền tay nhau. Từ đó, các bạn Đài Loan rất chú ý và đọc tôi khá sâu rộng. Tôi có cảm tưởng không có cái gì tôi viết mà họ không biết, kể cả những bài ngắn trên mạng xã hội. Họ còn giới thiệu các tác phẩm của tôi cho du học sinh Việt Nam đang học tập tại Đài Loan, cũng như kiều bào ta bên đó. Đó chính là lý do để Ban tổ chức Liên hoan Thơ Đài Bắc đề xuất với Cục Văn hóa Đài Bắc viết thư mời tôi cùng gia đình sang dự Liên hoan Thơ lần này.
Tại Liên hoan Thơ quốc tế Đài Bắc, các khách mời, các nhà thơ và cử tọa bầy tỏ sự kinh ngạc trước tính độc đáo, sự truyền cảm mạnh mẽ từ hội thảo này, ra về trong sự quyến luyến không rời.
Trong hội thảo dành riêng cho tôi có tên gọi "Vietnam's Literary Beauty" (Vẻ đẹp văn chương Việt Nam) tôi đã giới thiệu với họ "100 năm văn học Việt Nam", trải khắp các giai đoạn: trước 1930, 1930 - 1945, 1945 - 1954, 1954 - 1975, 1975 - 2000, 2000 - nay. Tiếc là thời gian hạn hẹp nên tôi chưa kịp nói về "văn học Việt Nam thế kỷ 21".
Tôi đã dành hết thời gian để cố gắng giới thiệu những thành tựu của văn học Việt Nam với quốc tế, bỏ qua cả việc nói về văn thơ của chính mình. Khi bạn làm việc với nước ngoài, bạn sẽ thấy, như thể vô điều kiện, là cần phải biết hi sinh và dâng hiến cho đất nước, vì giá trị bản thân bạn trước hết nằm trong giá trị của dân tộc và nền văn hóa mà bạn được sinh ra và lớn lên cùng. Thiếu bản sắc, bạn sẽ nhạt nhòa, đừng vội nghĩ đến "go global" làm gì.
22157095_10211872879112041_1899888927_n

Nhà thơ Đặng Thân (ngoài cùng bên trái) cùng chơi Thơ Phạc Nhiên 

Về thơ, tôi đã nói rõ những thành tựu và các dòng thơ Việt trong 100 năm qua: thơ mới, thơ hiện đại, thơ miền Nam, thơ kháng chiến, thơ đổi mới... Cuối chương trình, tôi còn mời các bạn Đài Loan cùng làm thơ "phạc-nhiên". Đặc biệt, là sự có mặt từ đầu của ni sư xinh đẹp Thích Bối Tiên, trước khi ra về đã viết tặng tôi hai câu thơ: 秋葉向你抛媚眼 / 你開悟了! Tạm dịch: Lá thu chớp mắt với người / Người bừng ngộ!
PV: Là tác giả có nhiều tác phẩm xuất bản tại Hoa Kỳ, một số tác phẩm của anh được in trên các tạp chí văn học như Wordbridge, The Writers Post, Beehive hay trong tuyển tập Blank Verse. Anh có đánh giá như thế nào về giao lưu văn học của Việt Nam với các nước, thông qua những hoạt động như thế này?
Đặng Thân: Những cuộc giao lưu văn học như thế này tất nhiên là rất bổ ích và có ý nghĩa quan trọng với việc đưa văn học Việt Nam ra với thế giới. Trong nước cần tạo điều kiện cho các đại biểu xứng đáng ra với thế giới để kéo gần khoảng cách giữa "vùng trũng văn học" như ở nước ta với các đỉnh núi và đại dương văn hóa, văn học quốc tế. 
- Hứa Việt Như, hãng truyền thông Mirror Media: "Thật là kinh ngạc khi thấy hội thảo này có rất đông cử tọa và họ đã háo hức tham gia đồng sáng tạo để cùng làm thơ với diễn giả. Xin cảm ơn nhà thơ Đặng Thân đã giới thiệu văn học Việt Nam đến với Đài Loan." 
- Hồ Đình Vũ, Ban điều hành Liên hoan Thơ Đài Bắc: "Thật sự vui mừng với sự có mặt của nhà thơ, anh đã đem đến cho chúng tôi một thời gian thật tuyệt vời." 
 - Hồng Hồng, Trưởng ban điều hành Liên hoan Thơ Đài Bắc: "Thật vô cùng vinh hạnh cho chúng tôi đã được đón tiếp một nhà thơ ĐÍCH THỰC." 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chúc mừng gia đình Đặng Thân và các văn nghệ sĩ đứng ngoài các loại Hội...


Nhà thơ, nhà văn Đặng Thân (nik Dang Than) tuổi... bố Khỉ, văn chương rủ rỉ kinh người, bậc thầy về hậu hiện đại, chuyên gia về đại cách ngôn, giảng dạy tiếng Anh như người Mĩ, suy nghĩ như kẻ sĩ Viễn Đông, lông bông như cao bồi Texas... được Liên Hoan thơ Quốc tế Đài Loan mời đích danh (cùng vợ con) sang dự suốt từ 23/9 tới 8/10.
Đây là cuộc liên hoan tập hợp những nhà thơ lớn trên thế giới. Xứ ta vinh dự được bạn thơ Quốc tế biết đến mà đại diện là Đặng Thân.
Vậy mà tịnh không thấy một tờ báo văn nghệ văn gừng nào ở TW cũng như địa phương trong nước đưa tin thì... hèn hạ và khốn nạn thật. Nghe nói còn phải chờ ý kiến của Ban Tuyên huấn vì còn xem xét có dính chính trị chính em gì không đã.
Nguyên nhân chắc là do những người lớn bên kia tự động mời, đếch thèm thông qua Hội NV hay "cơ quan đoàn thể" gì đấy như ý muốn của cái truyền thống cửa quyền dùng tiền đánh bóng xưa nay của họ, vả lại gã Đặng Thân này cũng... đếch thèm tham gia hội nào.
Họ không đưa thì ta đưa lên vậy.
Chúc mừng gia đình Đặng Thân và các văn nghệ sĩ đứng ngoài các loại Hội...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐÓI



Tớ nói thật, tớ có tài nhịn đói
Nhịn từ thuở thiếu niên qua tuổi trung niên
Bát cơm trắng như ( thành* ) giấc mơ cổ tích
Trong chiêm bao thường vẫn hiện lên
Tớ nhịn đói hơn sáu mươi năm có lẻ
Rồi quen đi, không đói nữa ngày nào
Cái cảm giác thèm ăn dần biến mất
Bát cơm trắng ngày nào cũng biến mất khỏi chiêm bao
Giờ nếu bạn mời tớ vào cuộc nhậu
Tớ nể tình ngồi lại, tớ không ăn
Xin bạn hãy cảm thông cho tớ
Cả một đời nhịn đói đã quen thân
Và cũng vậy , tự do, tình yêu và những gì nữa nhỉ...
Với đời sống tinh thần như nước uống, cơm ăn
Nhưng chẳng lẽ, như dạ dày của tớ
Trái tim người đói mãi cũng dần quen ?..
* Chữ, chủ trang muốn thay "như" của tác giả. Mong được nhà thơ lượng thứ!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỂ LÀM GÌ?


Kết quả hình ảnh cho hình ảnh suy tư

Tôi đến đây để làm gì?
Lâu lâu đăng vài tấm ảnh,
quả cà chua,
quả quýt, quả xoài..
chuyện nhân tình, thế thái bưng tai?
Không có tôi, đây đã chật lắm rồi
có vẽ, có viết gì
cũng thành vô dụng
không ai mong thêm một trò cười
trừ khi óc tim khô cứng
mắt không còn khả năng để nhìn
miệng không cần tiếng nói
mù lòa và hăng say
nhấn ga trên đường mưa trơn lầy lội..
Tôi đành về ngôi nhà của mình
thiền trong bóng tối
đợi ngày dài qua đi
vài con chim nhỏ sống sót bay qua cửa sổ
không nói nên điều gì..
Thế giới này quả nhiên chật chội
lại vắng vẻ vô cùng
Một kẻ vô hình đã rất thành công
tạo nên VÔ CẢM LỚN
kinh hãi đến khôn cùng:
Người ta muốn gặp thì không gặp
người vè vè,
gặp cũng như không
sống có gì vui khi cái nhìn e ngại?
khi không có một chữ:
ĐỒNG?
Cây trái trong vườn vẫn âm thầm quả
các em phải chống chọi với sâu bọ từng ngày
rồi còn bão, dông lũ lụt dâng đầy
cây có muốn "Thiền" như ta cũng là chuyện khó
Hóa ra mình vẫn còn may!
Mình vẫn còn nơi để hàng ngày trú ngụ
dù chưa biết ra sao ở quãng mai này..
Chân trời rối tung
mây thành xây dở
sóng thần ở đâu đó đột ngột kéo về
Ta khác gì kiến nhỏ
trong một đời hoang vu!
Tôi đến đây lẽ nào than thở?
để mọi người mất vui?
Ai hát được thì cứ hát
ai cười được cứ cười
chỉ âm thầm ghi lại
như người lao công dọn dẹp,
sau vui!

Phần nhận xét hiển thị trên trang