Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

TƯỚNG GIÁP TỪNG CỨU TÔI


FB Hoàng Hải Vân 


TƯỚNG GIÁP

“Khi chân lý do đám đông ban phát, một Hitler có thể được đẻ ra. Khi chân lý do một cá nhân có quyền lực ban phát, một “Sông Đông êm đềm” có thể được tôn vinh và một “Bác sĩ Zhivago” có thể bị vứt vào sọt rác.
  Cuốn sách nổi tiếng “Đường về nô lệ” của F. A. Hayek từng bị phương Tây cấm sau Đại chiến 2, do Liên Xô yêu cầu. Cuốn tiểu thuyết bất hủ “Suối Nguồn” của Ayn Rand từng bị 12 nhà xuất bản Mỹ từ chối”. 
Tôi gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp 2 lần, không viết được bài nào. Nhưng trước khi gặp, ông đã từng cứu tôi.
Vào năm 1985, tôi làm ở Tỉnh Đoàn QN-ĐN. Bí thư là ông Phan Như Lâm, nổi hứng lên lập ra một cái ban, gọi là Ban Nghiên cứu. Tôi được giao làm Trưởng ban, đăng ký một đề tài khoa học với Ủy ban Khoa học-Kỹ thuật của tỉnh. Đó là đề tài điều tra xã hội học về thực trạng thanh niên. Là đề tài được cấp kinh phí từ ngân sách, nên ông thần rừng Hoàng Đình Bá lúc đó phụ trách khoa học xã hội của Ủy ban này hướng dẫn. Một cán bộ của Ủy ban được cử theo dõi là cô Phương Hiền con nuôi của ông Võ Chí Công. Tôi làm chủ nhiệm để tài, anh Hoàng Tuấn Anh (sau này là Bộ trưởng VH-TT&DL) làm phó, nhưng sau đó bận việc không tham gia.
Sẵn có “nước sông công lính” là đội ngũ cán bộ thanh niên hăng hái khắp các địa phương, nên chúng tôi đã tiến hành điều tra chọn mẫu với số lượng lớn tới 15 ngàn người. Tất nhiên người tham gia điều tra được tập huấn kỹ về phương pháp. Phiếu điều tra được xử lý trên máy tính điện tử của Xí nghiệp tính toán, Xí nghiệp này chỉ có một cái máy to bằng một căn phòng. Ngoài ra, một lượng tài liệu lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục… được thu thập đem về chất đầy một cái tủ.
Sau một năm rưỡi thực hiện và xử lý thông tin, tôi viết một báo cáo khoa học kèm theo một biểu đồ to bằng nửa bức tường phòng làm việc, được anh Hoàng Đình Bá hướng dẫn vẽ. Khi đưa ra Hội đồng khoa học, tôi trình bày trên cái biểu đồ này.
Tôi trình bày xong, cuộc họp như ong vỡ tổ. Một số hoan nghênh, một số phản đối kịch liệt, bảo tôi bôi đen chế độ. Đó là do tôi phân tích tác hại của chủ nghĩa quan liêu lên thế hệ trẻ, khi dẫn trên biểu đồ về niềm tin của thanh niên đối với Đảng Cộng sản : Niềm tin tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn, học vấn càng cao thì niềm tin càng thấp. Mới có 10 năm xây dựng chế độ mới mà chủ nghĩa quan liêu trở thành thâm căn cố đế ăn sâu bủa vây khắp mọi ngõ ngách của cuộc sống bóp nghẹt mọi mầm mống sáng tạo của giới trẻ. Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất đầu tiên là: Tuyên chiến với chủ nghĩa quan liêu.
Việc tôi “bôi đen chế độ” được báo cáo lên lãnh đạo tỉnh. Công an đi điều tra lại lý lịch của tôi. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu mời Viện Xã hội học ngoài Hà Nội vào thẩm định. Viện này cử 3 chuyên gia vào thẩm định trong 1 tuần. Kết luận : đề tài được thực hiện hoàn toàn bảo đảm phương pháp nghiên cứu xã hội học, có khen là điều tra mẫu lớn như vậy chưa ai làm nổi, nhưng không có ý kiến về kết quả nghiên cứu. Nghĩa là họ né tránh việc tôi “bôi đen chế độ”.
Rất may là trong Hội đồng khoa học có ông Vũ Quang Thành ủng hộ kết quả nghiên cứu. Ông Vũ Quang Thành là bạn thân ông Đặng Xuân Kỳ con trai cụ Trường Chinh, lúc đó là Viện trưởng Viện Mác – Lenin. Ông Thành đưa bản báo cáo tóm tắt cho ông Đặng Xuân Kỳ xem. Ông Đặng Xuân Kỳ ủng hộ kết quả nghiên cứu nên khi tướng Giáp vào làm việc với tỉnh QN-ĐN ông đưa bản báo cáo cho tướng Giáp. Tướng Giáp lúc đó là Phó Thủ tướng phụ trách khoa học kỹ thuật. Vào Đà Nẵng, tướng Giáp đã dành một đêm đọc bản báo cáo đó, hôm sau trong cuộc làm việc với Tỉnh ủy, ông phát biểu: “Đây là một công trình có giá trị khoa học rất cao, đề nghị Tỉnh ủy nghiên cứu ứng dụng”. Bài phát biểu có đoạn đánh giá này được đăng trên báo QN-ĐN ngày hôm sau.
Tôi thoát nạn, từ một thằng “bôi đen chế độ” tự nhiên biến thành một thằng có thành tích. Kết quả nghiên cứu được in ra phát hành, được trích giới thiệu trên tạp chí Xã hội học và một số báo. Tôi được mời đi Liên Xô dự hội thảo khoa học về thanh niên các nước XHCN.
Tôi buồn thê thảm. Chỉ có anh Bá và anh Phan Duy Nhân là vui. Đối với hai ông đó, dù tướng Giáp có “nói giúp” hay không thì đề tài vẫn là thắng lợi, miễn là tôi không vào tù.
Từ đó tôi cạch đến già, sợ những chuyện liên quan đến khoa học xã hội như sợ lửa. Không phải là tôi ngây thơ. Tôi đã đọc ở đâu đó về số phận của cuốn tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của Sholokhov. Theo lý thì đó là cuốn sách chẳng thể tồn tại được dưới chế độ Xô Viết vì nhân vật chính của cuốn sách là Gregori cuối cùng cũng vứt bỏ vũ khí để ôm đứa con nhỏ của mình chứ không đi theo Hồng quân. Nhưng Stalin đã đọc nó và bảo nó hay, nên không ai dám động đến nó, bởi vậy nó mới trở thành tác phẩm kinh điển của văn chương Xô viết nhưng lại được tặng giải Nobel văn chương. Nếu Stalin còn sống để đọc Bác sĩ Zhivago thì liệu Pasternak có bị làm khó dễ hay không ? Cũng rất khó nói.
Làm báo chẳng phải làm khoa học, nhưng khi đi làm báo tôi vẫn gặp lại chuyện tương tự. Đó là khi tôi viết một loạt bài giới thiệu những phát hiện của thiền sư Lê Mạnh Thát về lịch sử, đã bị các ông Dương Trung Quốc, Phan Huy Lê và một số người khác “dùng” báo Đảng để công kích như là đấu tố, dù các ông này chưa hề đọc những tác phẩm của thầy Thát. Các ông kỳ thị sự uyên thâm uyên bác của thầy Thát hơn là kỳ thị tôi. May nhờ có ông Nguyễn Khoa Điềm đã đọc những tác phẩm của thầy và am hiểu lịch sử, đã phát biểu ủng hộ một cách công bằng, nên chiến dịch đấu tố đó mới dừng lại. Còn chuyện về vụ án Năm Cam và vụ PMU18 tôi sẽ nói khi có dịp.
Chuyện của tôi chỉ là chuyện rất nhỏ, nhưng dù những chuyện lớn hơn cũng chớ nên quy kết vào bản chất chế độ. Những chuyện như vậy có ở mọi chế độ. Khi chân lý do đám đông ban phát, một Hitler có thể được đẻ ra. Khi chân lý do một cá nhân có quyền lực ban phát, một “Sông Đông êm đềm” có thể được tôn vinh và một “Bác sĩ Zhivago” có thể bị vứt vào sọt rác.
Cuốn sách nổi tiếng “Đường về nô lệ” của F. A. Hayek từng bị phương Tây cấm sau Đại chiến 2, do Liên Xô yêu cầu. Cuốn tiểu thuyết bất hủ “Suối Nguồn” của Ayn Rand từng bị 12 nhà xuất bản Mỹ từ chối. Thuốc diệt côn trùng DDT vốn là thuốc gây hại cho người và môi trường nhưng Tổ chức Y tế thế giới nói nó không độc nó liền được phun khắp thế giới, khi Tổ chức này hứng lên nói nó gây ung thư thì lập tức nó bị cấm tiệt.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NOBEL VẬT LÝ 2017: CÔNG TRÌNH VỀ SÓNG HẤP DẪN



TBT Hôm nay, 3/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm đã công bố giải thưởng Nobel Vật lý thuộc về 3 nhà khoa học là Rainer Weiss, Barry C. Barish và Kip S. Thorne với công trình nghiên cứu về sóng hấp dẫn (gravitational waves). 

nobel-1507025764569.jpg

http://dantri.com.vn/su-kien/nobel-vat-ly-2017-vinh-danh-3-nha-khoa-hoc-20171003171748942.htm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cựu chủ tịch Đà Nẵng Hồ Việt đem lỗi của ông Nguyễn Bá Thanh đổ hết lên đầu ông Nguyễn Xuân Anh


Hoàng Hải Vân - Giữa lúc Đà Nẵng nóng lên chuyện sai phạm của lãnh đạo, chuyện thất thoát công sản và chuyện bán đảo Sơn Trà thì trên báo An ninh thế giới cuối tháng xuất hiện một bài báo “lạ”. Đó là bài phỏng vấn cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, ông Hồ Việt.
 cựu Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, ông Hồ Việt
Ông Hồ Việt ca ngợi ông Nguyễn Bá Thanh lên tận mây xanh, coi ông Nguyễn Bá Thanh là “thần tượng của người Đà Nẵng”, đó là quyền tự do ngôn luận của ông Hồ Việt. Thậm chí ông Hồ Việt còn cho rằng việc tố cáo ông Nguyễn Bá Thanh tham nhũng trong xây dựng cầu Sông Hàn trước đây chỉ là một âm mưu, rằng “chúng tôi có những căn cứ để kết luận rằng đó là cuộc đấu tranh quyền lực, họ muốn hạ bệ Bá Thanh chứ không phải có sự tham nhũng của Bá Thanh”, rằng “những người có âm mưu lật đổ ông Thanh thất bại”. Do ông không nói rõ “những người có âm mưu lật đổ” này là ai, nên tôi thấy cũng không phải là chuyện đáng quan tâm.

Nhưng để bảo vệ uy tín cho ông Nguyễn Bá Thanh, ông Hồ Việt lại gán những sai phạm tầy đình thời ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư và Chủ tịch cho ông Nguyễn Xuân Anh là vấn đề hoàn toàn khác, ít nhất thuộc về tư cách của một tiền bối trong giới lãnh đạo Đà Nẵng như ông Hồ Việt.

Ông Hồ Việt khẳng định “sau khi ông Bá Thanh ra Trung ương rồi qua đời vì bệnh tật, Đà Nẵng chỉ đi xuống chứ không đi lên” là nhận xét không đáng bàn, nhưng tiếp đó ông lại nói : “Thời Bí thư Nguyễn Xuân Anh lãnh đạo, nhiều đảng viên buồn lòng về tình hình thành phố mà không biết tỏ cùng ai.Tiếng nói của người dân thì không được quan tâm. Đất đai thì bị doanh nghiệp thâu tóm, mà vụ Sơn Trà là một ví dụ.Vì bức xúc với tình hình đó mà tôi và nhiều cán bộ lão thành đã viết đơn khiếu nại để bảo vệ Sơn Trà”.

Ai cũng biết điều mà ông Hồ Việt gọi là “đất đai thì bị doanh nghiệp thâu tóm, mà vụ Sơn Trà là một ví dụ” là tình trạng diễn ra dưới thời ông Nguyễn Bá Thanh. Sao lại đổ vấy cho ông Nguyễn Xuân Anh ?

Phóng viên hỏi : “Ý ông là giai đoạn Bí thư Nguyễn Xuân Anh lãnh đạo, Đà Nẵng đi xuống?”. Ông Hồ Việt trả lời : “Tôi chỉ nói đơn cử thế này, trước đây 2 năm, GDP của Đà Nẵng gấp đôi của Quảng Nam. Giờ GDP của Quảng Nam gấp đôi. Đà Nẵng phát triển trước hết là nhờ đất. Bây giờ, đất cho thành phố thì ít mà đất đi vào tay đại gia hết rồi. Đó là nỗi nhục của người dân Đà Nẵng. Tham nhũng xuất hiện nhiều, chính điều này làm giảm đi sự phát triển của thành phố. Những người như chúng tôi, sống ở đây trọn đời, gắn bó với thành phố trọn đời. Đi đâu cũng thấy chẳng nơi nào bằng Đà Nẵng. Nên nhìn thành phố đi xuống, tôi buồn lắm”.

Tôi không biết đất của Đà Nẵng có “đi vào tay đại gia hết rồi" như ông Hồ Việt nói hay chưa, chỉ biết rằng 9 dự án có vấn đề và 31 nhà, đất công sản bán không qua đấu giá mà cơ quan an ninh đang tiến hành đều tra đều được quyết định thời ông Nguyễn Bá Thanh.

Ông Nguyễn Xuân Anh có những sai phạm mà Ủy ban kiểm tra Trung ương đã kết luận, có thể ông còn phải chịu trách nhiệm những sai phạm cụ thể, trong đó có thể có những sai phạm liên quan đến đến một số dự án và đất đai trong thời gian ông àm Bí thư Thành ủy, nhưng nhất định ông Nguyễn Xuân Anh không liên quan đến việc cấp phép trái luật cho các dự án phá nát Sơn Trà cũng như tình trạng đất đai “đi vào tay đại gia hết rồi” diễn ra trước khi ông Nguyễn Xuân Anh làm Bí thư.

“Giậu đổ bìm leo” thì cũng một vừa hai phải. Sao “giậu đổ bìm leo” đến mức đem hết lỗi của ông Nguyễn Bá Thanh đổ xối xả lên đầu một hậu bối mà theo ông Hồ Việt thì kinh nghiệm lãnh đạo “có lẽ con non” như ông Nguyễn Xuân Anh ?
________

Đường link bài phỏng vấn ông Hồ Việt :

http://antgct.cand.com.vn/…/8CUTHANG-Nguyen-Chu-tich-TP-Da…/


Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Lỗ hổng thời gian" và những vụ mất tích bí ẩn

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin nóng: Máy bay MH370 trở về nguyên vẹn sau 4 năm mất tích hạ cánh tạ...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cuộc chơi bí mật


>> Thiên đường và địa ngục!
>> Vụ “hot girl” Thanh Hóa – Độc giả mong UBKT Trung ương vào cuộc
>> Giọt nước mắt 15 năm của nghệ sĩ Quốc Tuấn
>> Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và nỗi buồn thăm thẳm…


Đinh Hồng Kỳ 





















VNExp - Bảo hiểm xã hội đang trở thành cuộc chơi không cân sức với doanh nghiệp.

Công ty của chúng tôi hiện vận hành 9 nhà máy sản xuất gạch không nung trên cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Gần 1.000 công nhân, nhân viên đang làm việc tại các điểm này.

Chỉ riêng một nhà máy tại Bình Dương, nơi có hơn 300 công nhân đang làm việc, tôi đã phải đóng 4,6 tỷ đồng phí bảo hiểm xã hội cho cả năm 2016. Trước đó, năm 2015, con số này là 3,9 tỷ đồng.

Còn năm 2017, thì con số này sẽ là 5,5 tỷ đồng. Phí bảo hiểm “nhảy cóc” dần theo sự gia tăng của mức lương tối thiểu vùng.

Nhưng điều chúng tôi phải đặt lên bàn họp nhiều nhất hai tháng nay, là sức chịu đựng của công ty đến đâu, khi mà, theo quy định của Bảo hiểm xã hội, từ năm 2018, doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác của người lao động. Trong đó, căn cứ tính đóng bảo hiểm được bổ sung nhiều khoản mới và đặc biệt, doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm trên mức lương thực tế chứ không còn là lương tối thiểu vùng. Chính sách này có thể hiểu gần như tính trên tổng thu nhập của người lao động.

Nếu tính theo quy định này, chỉ riêng nhà máy Bình Dương của chúng tôi phải nộp tới hơn 6 tỷ đồng cho cả năm 2018. Đây thật sự là một gánh nặng khủng khiếp chúng tôi phải đối mặt.

Một trong những sản phẩm chủ đạo của chúng tôi là gạch thủ công xuất khẩu. Do tính chất thủ công mỹ nghệ nên cần rất nhiều nhân công. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm nằm chủ yếu ở giá nhân công. Nếu chi phí bảo hiểm cứ tăng đều hàng năm thì chắc chắn giá thành sẽ tăng vọt theo trong khi giá bán đầu ra không thể tăng được. 

Đối mặt với chính sách bảo hiểm mới của năm 2018, nhiều doanh nghiệp như chúng tôi đang đứng trước lựa chọn: đóng cửa hoặc chí ít giảm mạnh sản lượng thông qua việc sa thải bớt nhân công.

Ai đã làm nên cơ sự ấy?

Số người đang nộp bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chỉ khoảng 13 triệu người. So với hơn 53 triệu người đang có việc làm, con số này vô cùng thấp. Vì sao? Vì rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị trốn đóng bảo hiểm cho nhân viên.

Họ trốn đóng bảo hiểm bằng cách nào? Không ký hợp đồng lao động chính thức. Đồng thời không đóng bảo hiểm, không đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường, y tế, bảo hộ lao động… để khỏi tốn chi phí.

Nhưng đáng nói nhất, tôi biết nhiều doanh nghiệp đã trốn tránh trách nhiệm với người lao động bằng cách làm luật riêng với cán bộ địa phương. Tôi từng biết có doanh nghiệp bạn hàng tháng đàm phán với cán bộ “tháng này chú làm ăn được thì nộp nhiều lên, tháng trước chú làm ăn kém thì bớt cho chú tý”. Họ mặc cả như ngoài chợ, tùy quy mô doanh nghiệp và tùy địa phương. Không phải ngẫu nhiên mà các đợt thanh tra về bảo hiểm luôn lòi ra thêm hàng nghìn lao động không được đóng bảo hiểm hay hàng trăm tỷ thất thu.

Trong khi đó, doanh nghiệp làm ăn chân chính thì mệt mỏi. Nhà nước thất thu.

Vì thế, nên khi Quốc hội cho biết Quỹ bảo hiểm sắp vỡ, người dân mới ngỡ ngàng. Các cơ quan quản lý bảo hiểm của các địa phương đã không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là thu đúng và thu đủ. Việc thực thi chính sách của bảo hiểm xã hội đã kém hiệu quả, không moi ra được các doanh nghiệp lờ đi nghĩa vụ với người lao động.

Tăng thu bảo hiểm có thể khiến một số người cho rằng nhanh chóng thu được thêm tiền cho quỹ. Nhưng sau một thời gian, doanh nghiệp quá sức chịu đựng, sẽ có anh giải thể, phá sản. Tiền nhà nước thu được sẽ giảm đi thông qua hệ lụy mà chính những quy định ngắn hạn được tạo ra. Đó là chưa kể ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn, sử dụng nhiều lao động để tận dụng giá nhân công rẻ như lắp ráp điện tử, dệt may, da giày, thủy sản, mỹ nghệ… Khi chi phí nhân công thông qua phí bảo hiểm bị đội lên quá cao thì họ sẽ tìm cách rút ra khỏi Việt Nam. Lợi bất cập hại.

Và có một điều lạ: ở nhiều nước trên thế giới, người đóng bảo hiểm xã hội được chọn quỹ quản lý tiền bảo hiểm của mình và được báo cáo công khai minh bạch về tình hình quản lý, đầu tư và tăng trưởng trên số tiền của mình thì nước ta tiền bảo hiểm xã hội là bí mật. 

Công ty đối tác của chúng tôi ở Malaysia kể rằng chính phủ họ thành lập quỹ EPF (Employees' Provident Fund). Hàng tháng công ty đóng 13% lương, người lao động đóng 11% lương. Khoản này được mở thành các tài khoản EPF của mỗi người lao động, chính phủ trả lãi suất như một khoản tiền gửi theo tháng vào đây. Tài khoản này sẽ đóng và người lao động được rút dần khi nghỉ hưu. Trong các tình huống nhất định, họ vẫn được lấy ra một phần để chi trả cho nhu cầu cá nhân như mua nhà, giáo dục con cái, hay chữa bệnh. 

Hay như tại Hà Lan, nơi các loại phí bảo hiểm thường rất cao, nhưng mức đóng bảo hiểm của doanh nghiệp cũng chỉ tối đa 30% tính trên lương cơ bản (nhưng cho 4 loại hình bảo hiểm). Người lao động chỉ phải trả 6% cho lương cơ bản sau thuế thu nhập cá nhân. Con số này ở Việt Nam đang là 21,5% cho công ty và 10,5% cho người lao động.

Hà Lan và Malaysia đều tính phí bảo hiểm cho nhân viên trên cơ sở lương cơ bản. Trong khi Việt Nam lại tính phí bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp trên cả lương và các khoản phụ cấp của người lao động từ năm 2018.

Và lạ lùng thay, doanh nghiệp, người lao động không thể biết tiền đó đang được quản lý, đầu tư như thế nào. 

Nếu may mắn, họ được lĩnh lương hưu từ chính đồng tiền mà mình đã làm ra thì lại mang tâm lý nhận một thứ bổng lộc.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tin tức thế giới 3-10-17


Báo Mỹ: Khác TQ, Nga đồng cảnh ngộ và hiểu nỗi đau của Triều Tiên nên không thể tin tưởng

Báo Mỹ: Khác TQ, Nga đồng cảnh ngộ và hiểu nỗi đau của Triều Tiên nên không thể tin tưởng
Tổng thống Nga Putin (Ảnh: Getty Images)
Khi căng thẳng leo thang đến đỉnh điểm giữa Mỹ và Triều Tiên những ngày qua, một số nhà quan sát cho rằng Nga có thể tiếp cận và đóng vai trò giúp đỡ và trung gian hòa giải.
Nhiều người tin rằng Triều Tiên là một trong số ít những vấn đề mà Washington và Moscow có thể tìm ra những điểm tương đồng.
Tuy nhiên, tạp chí Foreign Policy (FP) ngày 28/9 phân tích, chính quyền tổng thống Donald Trump không nên trông chờ vào Nga, bởi Moscow không chỉ có ít ảnh hưởng với Bình Nhưỡng hơn Bắc Kinh, mà Nga còn sử dụng ảnh hưởng đó theo cách làm giảm hiệu lực các lệnh trừng phạt quốc tế chống lại Triều Tiên.
FP cho rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá cục diện Triều Tiên cũng giống như các vấn đề quốc tế khác. Nếu Mỹ có mặt trong khu vực đang căng thẳng, Nga sẽ cố gắng tận dụng tình hình để nâng cao vị thế của mình. Tương tự, nếu Bắc Kinh gặp trở ngại với Triều Tiên, Moscow có thể sẽ bước vào và lấp khoảng trống do Trung Quốc để lại.
Điện Kremlin không hứng thú với việc nhìn cuộc xung đột nổ ra thành chiến tranh, nhưng Nga sẵn sàng khai thác mọi không gian lợi ích.
Thái độ hoài nghi về Nga
Giám đốc Trung tâm Carnegie Moscow, ông Dmitri Trenin nhận định trên tờ New York Times rằng Nga "có thể giúp thúc đẩy Bình Nhưỡng theo hướng kiềm chế chiến lược và giúp xoa dịu căng thẳng trong thời gian chờ đợi bằng cách đưa ra các triển vọng kinh tế mới".
Nga có thể là một bên trung gian giúp xoa dịu căng thẳng leo thang - ông Dmitri Trenin lập luận. Cựu Ngoại trưởng Nga Igor Ivanov đưa ra nhận xét tương tự.
Nhưng quan hệ Mỹ-Triều Tiên diễn biến xấu có thể trở thành một cơ hội tốt cho Nga.
Báo Mỹ: Khác TQ, Nga đồng cảnh ngộ và hiểu nỗi đau của Triều Tiên nên không thể tin tưởng - Ảnh 1.
Ông Choe Ryong Hae (phải), Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị đảng Lao động Triều Tiên, quan chức được lãnh đạo Kim Jong Un tin cậy, bắt tay tổng thống Vladmir Putin trong chuyến công du Nga quan trọng vào tháng 11/2014 (Ảnh: KCNA)
Fyodor Lukyanov, tổng biên tập của tờ Russian in Global Affairs (Nga) đánh giá gần đây trong một bài viết đăng trên báo Financial Times (Anh) rằng, "Khủng hoảng tên lửa hạt nhân Triều Tiên không có giải pháp dễ dàng, nhưng quản lý nó là điều có thể và cần thiết. Và nếu Nga làm được điều này một cách khéo léo thì Nga sẽ củng cố được vị trí của mình ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc đi ngược lại vị thế bá quyền của Mỹ trong các vấn đề quốc tế".
Lukyanov chỉ ra, "Kremlin hiểu được tâm lý của Triều Tiên, bởi vì các nhà lãnh đạo Nga cũng từng cảm thấy bị bao vây".
Đối với Triều Tiên, cốt lõi vấn đề không phải là đàm phán về hạt nhân, mà là sự sống còn của chế độ. Ông Putin nêu rõ, Triều Tiên hiểu rõ về số phận của Saddam Hussein ở Iraq, hay Muammer Gaddafi tại Libya, và xem các tên lửa hạt nhân như "bảo hiểm nhân thọ" của chính mình.
Nói cách khác, Moscow cảm nhận được nỗi đau của Bình Nhưỡng - ông Lukyanov đánh giá.
Ông Lukyanov cũng đưa ra quan điểm của Tổng thống Putin, người đầu tháng này đã có phát biểu rằng Triều Tiên "thà ăn cỏ hơn là từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình trừ khi họ cảm thấy an toàn."
Với việc chính đất nước mình cũng bị trừng phạt bởi Mỹ và phương Tây, ông Putin không hứng thú khi thấy các lệnh trừng phạt được áp đặt ở bất kỳ nơi nào khác. Chính phủ Nga khẳng định giải pháp gia tăng sức ép đơn thuần lên Bình Nhưỡng là không hiệu quả.
Trung Quốc, cũng phản đối cấm vận toàn diện Triều Tiên và là đối tác kinh tế hàng đầu của Bình Nhưỡng, nhưng không ở vào vị thế như Nga.
Với lời lẽ nhẹ nhàng hơn, Nga tuyên bố xem các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên là hành động "khiêu khích". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng chỉ trích đe dọa sẽ hủy diệt Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 19/9.
"Nếu bạn chỉ đơn giản là lên án và đe dọa thì sẽ phản tác dụng với những quốc gia mà chúng ta muốn gây ảnh hưởng," ông Lavrov nói.
Ở LHQ, Nga và Trung Quốc đã thành công trong thỏa thuận với Mỹ để giảm bớt lệnh cấm vận mà Hội đồng bảo an áp lên Triều Tiên trong nghị quyết thông qua ngày 11/9.
Chuyên gia Hannah Thoburn ở Viện Nghiên cứu Hudson lập luận, Nga có lợi ích kinh tế của mình và không muốn gặp trở ngại vì cứng rắn hơn với Bình Nhưỡng.
Bên lề phiên họp của Đại hội đồng, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tỏ vẻ không tin tưởng rằng Nga có thể đóng một vai trò hữu ích.
Ông nói, "Nếu Nga muốn khôi phục lại vai trò của một nhà hoạt động đáng tin cậy trong việc giải quyết tình hình với Triều Tiên, họ có thể chứng minh những ý định tốt bằng cách duy trì cam kết với các nỗ lực quốc tế về an ninh hạt nhân và kiểm soát vũ khí".
Mối nghi ngờ của ông Tillerson không hẳn là không có căn cứ. Theo FP, ngay cả khi Moscow hiểu được giá trị hữu ích của mình, nước này cũng sẽ chọn phương án ngược lại thay vì ủng hộ Mỹ trừng phạt Triều Tiên.
Điển hình như một bến phà mới nối kết giữa Triều Tiên và Nga đã được khánh thành lần đầu tiên vào mùa xuân năm nay, bất chấp Mỹ kêu gọi các quốc gia trên thế giới hạ thấp mức độ quan hệ với Bình Nhưỡng do chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này.
Tổng thống Trump phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 19/9 (Ảnh: EPA)
Báo Mỹ tố Nga chống lại lệnh cấm vận Triều Tiên
Theo tờ Washington Post, "những nhóm buôn lậu người Nga đang hối hả hoạt động dưới sự trợ giúp của Triều Tiên với các chuyến hàng vận chuyển dầu và các vật dụng quan trọng khác có thể giúp Triều Tiên vượt qua những chế tài kinh tế khắc nghiệt mới".
Bài báo của WaPo đề cập hoạt động gia tăng liên quan đến các cảng biển của Triều Tiên và cảng Vladivostok của Nga, khi các thương gia Nga tìm cách khai thác các vị trí mở, trong lúc Trung Quốc và các nước khác hạn chế quan hệ kinh tế với Bình Nhưỡng.
Nói cách khác, Nga đang lấp dần vào chỗ trống nơi Trung Quốc bỏ lại trong việc cung cấp một tuyến huyết mạch nắm giữ sinh mệnh của nền kinh tế Triều Tiên, thông qua việc cung cấp năng lượng và các hàng hoá khác.
Thậm chí tờ NYT hồi tháng 8 còn đặt nghi vấn Nga đã thêu dệt nên một câu chuyện, khi xuất hiện những báo cáo nói rằng nguồn cung cấp động cơ tên lửa cho Triều Tiên xuất phát từ một nhà máy ở Ukraine. Nhà chức trách Ukraine bác bỏ thông tin và phản pháo rằng chính Moscow là nguồn gốc của chiến dịch làm nhiễu thông tin nhằm hạ thấp danh tiếng của Kiev.
FP nhận định, không nên kỳ vọng nước Nga hiện nay đóng một vai trò trung gian hòa giải hiệu quả với Triều Tiên, và chính quyền Trump - nếu có ý định đối thoại với Bình Nhưỡng - thì nên tìm sự hỗ trợ từ một bên khác ngoài Nga.

Nga phát triển vũ khí bí mật mạnh hơn bom hạt nhân

nga phat trien vu khi bi mat manh hon bom hat nhan hinh anh 1
Tên lửa Alabuga có khả năng tiêu diệt mạnh hơn bom hạt nhân.
Vũ khí điện tử vô tuyến điện có tên gọi tên lửa Alabuga có khả năng phá huỷ tất cả các thiết bị điện tử cách xa và có thể làm tiêu tan toàn bộ quân đội của kẻ thù.
Họ sử dụng máy phát điện để vô hiệu đầu đạn tên lửa và hệ thống truyền thông trên máy bay từ xa.
Vũ phí mới cũng có thể làm tắc nghẽn cơ cấu nạp của một chiếc xe tăng, thổi pháo binh vào trong tháp pháo và giết chết những người lính địch ấn náu sâu 100 mét dưới lòng đất bằng bức xạ.
Tên lửa Alabuga có thể tạo ra các xung nhịp cực mạnh ở tần số UHF có thể vô hiệu hoá tất các các thiết bị điện tử của đối phương trong vòng bán kính 3.500m. Quân đội Nga có kế hoạch lắp đặt những vũ khí này trên máy bay chiến đấu mới nhất của nước này.
Dự kiến, quân đội Nga sẽ nhận được 150 chiếc trong vòng hai năm tới. Cũng có lo ngại Triều Tiên đang có kế hoạch nhắm tới các nhà máy điện hạt nhân, các ngân hàng và các bộ của chính phủ ở Hàn Quốc bằng vũ khí điện từ (EMP).
Vũ khí hạt nhân sẽ giúp Triều Tiên vô hiệu hóa ưu thế công nghệ cao của Mỹ. Việc kích nổ một đầu đạn hạt nhân trên quỹ đạo gần Trái Đất sẽ tạo ra xung điện từ (EMP) lớn đột biến, đốt cháy mọi mạch điện trên một khu vực địa lý rộng lớn.
Hồi đầu năm nay, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở quỹ đạo tầm cao, giúp họ đánh giá khả năng sống sót của thiết bị hồi quyển. Các vụ thử cũng cho thấy Bình Nhưỡng đang tiếp cận giải pháp dùng vũ khí EMP.



Phần nhận xét hiển thị trên trang