Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Vụ án Năm Cam và đồng bọn: Ly uống trà bị vỡ trong buổi họp


>> Bài học từ đặc khu Đồ Sơn
>> Đô thị và sự hoang vu tính cách
>> Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, một nghi can người Việt ở Praha bị bắt giữ tại CH Séc
>> Bộ Y tế lần đầu công bố chi tiết diễn biến cấp phép vụ thuốc giả của VN Pharma


FB Hoai Nam Nguyen



























Mấy ngày nay, nhà báo Nguyễn Công Khế và nhà báo Hoàng Hải Vân, tiết lộ một số thông tin đến vụ án Năm Cam và đồng bọn.

Tôi, ngày đó chưa biết làm báo và chỉ biết vụ án qua báo chí và từng mơ ước được gặp Trưởng Ban chuyên án, tướng Nguyễn Việt Thành.
Nay, các anh những nhà báo dũng cảm, kể về một số lãnh đạo cao cấp bảo kê Năm Cam, bịa thông tin để Ban chuyên án không bắt Năm Cam, đến như chú Sáu Dân phải thốt “đồ mắt dạy”.

Tiếp thông tin của các nhà báo, tôi xin tiếp sức các anh bằng một thông tin và đó cũng là lòng căm phẫn mà anh Nguyễn Việt Thành, khi bị chính thủ trưởng của mình không chấp thuận lệnh bắt Năm Cam trong cuộc họp xin lệnh bắt Năm Cam ngày đó. Cuối cùng, vì xã hội, sự quyết đoán của trưởng ban Chuyên án, Năm Cam cũng bị bắt…

Năm 2007, tôi chính thức trở thành nhà báo và công tác tại Báo Thanh Niên. Năm đó, do phanh phui đường dây bảo kê buôn lậu ở cửa khẩu Móng Cái, những thước phim quý giá quay được ở phòng bí mật tại Trạm 15 (QL18), tôi đã tin tưởng gửi cho anh Nguyễn Việt Thành, lúc này đang là Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Nhận được chứng cứ và thông tin của tôi, anh Nguyễn Việt Thành cùng 2 lãnh đạo cấp Vụ, bí mật vào TP.HCM gặp tôi. Sau đó tôi được mời ra Hà Nội để anh Nguyễn Việt Thành thẩm tra lại một lần nữa.

Tại phòng làm việc của anh Nguyễn Việt Thành ở số 1 Hoàng Văn Thụ (Ba Đình), tôi mở laptop chiếu những thước phim quý giá cảnh buôn lậu, cảnh nhận từng xấp tiền ở Móng Cái. Đang xem, tôi giật bắn mình, vì anh Nguyễn Việt Thành đập tay xuống bàn lớn tiếng “hỏng hết rồi”. Sau đó anh Nguyễn Việt Thành chỉ đạo 2 lãnh đạo cấp vụ phối hợp cùng với tôi và C15 (giờ là C46) triệt phá vào cuối năm 2008.
Trong những lần ăn ngủ tại phòng của anh Nguyễn Việt Thành ở nhà công vụ khu Hoàng Cầu, tôi được thư ký của anh Nguyễn Việt Thành và một số thuộc cấp của anh ngày đó kể về việc triệt phá vụ án Năm Cam. Trong đó phải kể đến những cuộc họp bí mật của Ban chuyên án để loại những “đặc tình” của Năm Cam ở Bộ Công an ngày đó, bởi họp ở đâu thông tin cũng bị lộ. Vì vậy anh Nguyễn Việt Thành tung những thông tin giả cũng như họp ở nhiều nơi Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng…để loại những thành phần trong tầm nghi vấn. Sau đó nhiều cuộc họp, những thành phần tay trong của Năm Cam đều bị loại.

Loại được “đặc tình”, và chứng cứ của mạng lưới băng xã hội đen do Năm Cam cầu đầu quá đủ, Trưởng Ban Chuyên án – thiếu tướng Nguyễn Việt Thành ra Hà Nội họp xin lệnh triệt phá băng Năn Cam và đồng bọn.

Trong buổi họp, ý kiến triệt phá băng Năm Cam, được chính người đứng đầu Bộ Công an ngày đó loại bỏ. Căm phẫn, suốt buổi họp anh Nguyễn Việt Thành mặt đỏ bừng, không nói một lời nào, tay cầm ly uống nước bóp đến bể ly lúc nào không biết.

Mới đây, nhà báo Nguyễn Công Khế viết trên STT của mình “…Anh Năm Huy và vài người lãnh đạo chủ chốt của Bộ Công an nói rằng cả ông Võ văn Kiệt và ông NMT đều không đồng ý bắt Năm Cam vì cho rằng làm như vậy là làm nhục Thành phố. Tôi biết chắc là cả anh NMT và chú Sáu Dân đều muốn làm kiên quyết vụ Năm Cam. Và bắt Năm Cam lần thứ hai là chủ trương nhất quán của cả hai vị ấy. Tôi sẽ tường thuật lại rõ vụ này trong một dịp gần đây. Ông Nguyễn Việt Thành vừa thò đầu vào cửa, tôi tường thuật sơ bộ cuộc họp buổi chiều theo lời kể lại của anh Nguyễn Việt Thành và Lê Thế Tiệm, có ý nói chú không muốn cho làm vụ án này vì sẽ mất mặt TP. Ông Sáu Dân không kìm được cơn giận, quát lên: Đồ mất dạy!”.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vua không xem quốc sử


Hoàng Hải Vân



Dưới chế độ quân chủ ngày xưa, của Trung Hoa cũng như của Việt Nam, có một biệt lệ : Người viết sử (sử quan) làm việc độc lập, không tuân theo các chỉ thị của vua chúa. Nguyên tắc này được áp dụng nhằm bảo đảm tính khách quan của sử sách, không phụ thuộc vào ý muốn của người đương quyền.
Các bậc minh quân đều tôn trọng nguyên tắc đó. Nhưng các hôn quân thì không, bởi vậy mà đã có không ít sử quan thà chết chứ không chịu bẻ cong ngòi bút. Các vua chúa (tất nhiên là minh quân) cũng không được phép xem các sử quan đang viết những gì về mình. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ thú vị.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467), vua Lê Thánh Tông sai nội quan đến Hàn lâm viện gặp riêng sử quan Lê Nghĩa để mượn Thực lục (tài liệu ghi chép chuyện hàng ngày của vua) về cho vua xem.
Nội quan hỏi: “Trước kia, Phòng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?”. Lê Nghĩa đáp: “Sự kiện cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại. Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng cũng chưa phải là hiền thần”.
Nội quan nói : “Vua muốn xem ghi chép hằng ngày từ năm Quang Thuận thứ 1 đến năm thứ 8 (là 8 năm Lê Thánh Tông làm vua)”. Lê Nghĩa trả lời: “Vua mà xem quốc sử, hẳn không phải là việc hay. Những việc làm của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy!”
Nội quan nói: “Vua bảo là xem những ghi chép hằng ngày để biết trước đó có lỗi gì còn có thể sửa được”. Lê Nghĩa vẫn kiên quyết: “Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thôi, việc gì phải xem quốc sử!”
Nội quan dụ bảo nhiều lần, Lê Nghĩa mới nói: “Thánh chúa nếu biết sửa bỏ lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc”. Nói rồi dâng những ghi chép hằng ngày lên. Vua xem xong trả lại cho Sử viện.
Vua không xem quốc sử (phần viết về mình) là điều quá hay của người xưa. Nhưng ngoại lệ như Lê Thánh Tôn, muốn xem quốc sử, không phải để “định hướng”, để can thiệp bẻ cong ngòi bút của sử gia, mà để biết mình có lỗi lầm gì nhằm kịp thời sửa chữa, cũng là chuyện hay không kém. Ông Lê Nghĩa không câu nệ nguyên tắc, cũng là một hiền thần, là một sử quan tốt.
Về trường hợp của Đường Thái Tông. Là một minh quân của Trung Quốc, ông xem quốc sử cũng không phải để bẻ cong ngòi bút của sử quan mà để “uốn” lại cho thẳng. Sự kiện cửa Huyền Vũ (Huyền Vũ Môn) là sự kiện ông chủ mưu giết những người anh em ruột của mình (Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát) trong cuộc đấu đá quyền lực. Dưới cái nhìn thông thường thì đây là một vết nhơ trong sự nghiệp của ông, nhưng nhìn toàn cục chính trị của nhà Đường lúc bấy giờ thì ông không còn cách nào khác. Phòng Huyền Linh đương nhiên là một hiền thần, vị sử quan này không phải sợ Đường Thái Tông mà ông ngại đời sau nghĩ xấu về vị minh quân nên chỉ ghi mập mờ, tránh không ghi chi tiết tương tàn huynh đệ. Đường Thái Tông xem quốc sử và bảo phải ghi đúng sự thật, khi ấy ông mới ghi.
Tóm lại, hơi khác với trường hợp của Lê Thánh Tông xem quốc sử “để biết mình có lỗi lầm gì sửa cho kịp”, Đường Thái Tông xem quốc sử để yêu cầu viết cho đúng, dù cái đúng đó có thể làm tổn hại đến uy tín của mình.
Tuy cả hai trường hợp nói trên đều vô hại, nhưng vua Minh Mệnh của triều Nguyễn không tán thành. Ông bảo “Đường Thái Tông xem quốc sử, lại tự tay tước bỏ, trẫm không cho là ông phải”. Theo ông, người viết sử “chép đủ việc hay việc dở, vua không nên xem”. Ông chỉ lưu ý: “Người có chức trách cầm bút ghi việc, phải nghĩ làm thế nào cho muôn đời về sau tin được”.
Ngày nay ở nước ta không có các sử quan viết Thực lục “chép đủ việc hay việc dở” như ngày xưa, thay vào đó là toàn bộ các hồ sơ lưu trữ vô cùng đồ sộ tại các cơ quan lãnh đạo và quản lý Nhà nước sẽ giúp các sử gia dựng lại các bộ “Thực lục” của từng thời kỳ, sau khi các hồ sơ này được giải mật. Tuy nhiên, tinh thần của nguyên tắc vua không xem quốc sử, không can thiệp để bẻ cong ngòi bút của sử gia vẫn mang tính thời sự.
Tất nhiên nguyên tắc người viết sử độc lập với nhà cầm quyền chỉ là một trong những biện pháp ngăn chặn sự sai lệch chứ chưa đủ để bảo đảm cho những ghi chép lịch sử hoàn toàn chân thực. Người viết sử còn bị chi phối bởi xu hướng tư tưởng, quan điểm chính trị, trình độ và thậm chí cả cá tính của chính mình. Ngay đến ông Tư Mã Thiên khi viết về Tần Thủy Hoàng trong bộ Sử Ký, ông là sử thần nhà Hán, vốn ghét Tần, nên đã đưa vào một lời đồn vô căn cứ, rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi, khiến cho các nhà nghiên cứu lịch sử đời sau tốn rất nhiều giấy mực tranh cãi. Nói là “lời đồn”, vì chi tiết này được đưa ra từ những “tài liệu tuyên truyền”, đó là những bài hịch “phạt Tần”. Chi tiết “tuyên truyền” đó thật phi lý, bởi vì Tần Thủy Hoàng được mang thai trong thời gian Triệu Cơ (mẹ Tần Thủy Thoàng) đã về làm vợ Tần Trang Tương Vương (bố Tần Thủy Hoàng), nếu nói Triệu Cơ mang thai với Lã Bất Vi trước khi về với Tần Trang Tương Vương thì cái thai đó phải mang hơn 1 năm, còn nói Triệu Cơ lén lút đi lại với Lã Bất Vi thì sử gia nào theo dõi chuyện phòng the của người khác mà biết được ? Nếu không bị định kiến yêu ghét khi đọc sử, người đọc dễ dàng nhận ra sự phi lý đó.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Formosa được hoàn thuế 14.600 tỉ đồng


L.THANH 

TTO - Số tiền thuế và phí mà Formosa nộp ngân sách đến hết tháng 5-2015 khoảng 13.800 tỉ đồng nhưng số tiền doanh nghiệp này được hoàn thuế đã lên đến 14.600 tỉ đồng.

Theo Tổng cục Thuế, tổng số tiền thuế và phí mà Công ty Formosa nộp ngân sách cập nhật đến hết tháng 5-2015 là khoảng 13.800 tỉ đồng gồm thuế môn bài, thuế tài nguyên, thuế thu nhập cá nhân...

Trong khi đó, số liệu doanh nghiệp này được hoàn thuế (tính đến tháng 7-2016) đã lên tới trên 14.600 tỉ đồng gồm thuế VAT, thuế nhập khẩu...

Theo quy định của Luật thuế VAT, các doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế VAT đầu vào trên 300 triệu đồng... sẽ được hoàn thuế.

Tuy nhiên trong 8 năm đầu tư ở VN, Tổng cục Thuế cho hay Formosa Hà Tĩnh đã bị cơ quan thuế, hải quan phát hiện một loạt sai phạm như trốn thuế, khai sai, chậm nộp thuế.

Do đó tổng số tiền thuế truy thu và phạt đã lên đến trên 225 tỉ đồng, trong đó thu hồi tiền hoàn thuế 224 tỉ đồng, phạt trốn thuế 672 triệu đồng, phạt chậm nộp thuế 63 triệu đồng...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chai rượu có mệnh giá bạc tỷ trong vụ án Hà Văn Thắm


BẢO THẮNG - CAO NGUYÊN




























LĐO - Một Cty được dựng lên để làm công cụ cho Hà Văn Thắm chuyển cả chục tỷ chi lãi ngoài, và dù nắm các chức danh rất “kêu” như “Tổng giám đốc” hay “Chủ tịch HĐQT”, ký cả mớ văn bản, chứng từ tiền tỷ, nhưng trước toà, họ cứ nghẹn ngào: “Tôi không biết”.

Rất nhiều từ “không” được sử dụng khi trả lời HĐXX

Sáng 7.9, phiên xử Hà Văn Thắm - cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) cùng đồng phạm tiếp tục với phần thẩm vấn. Khi được HĐXX cho gọi để khai nhận về hành vi chuyển tiền chi lãi ngoài, bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ (SN 1983, cựu Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần BSC) tiếp tục trả lời trong nước mắt.

Hoàng Thị Hồng Tứ bị cáo buộc đã 3 lần nhận hơn 6,6 tỷ đồng để chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn - cựu TGĐ OceanBank. Ngoài ra, bị cáo này còn truy tố về hành vi ký 98 hợp đồng dịch vụ khống, thu hơn 14 tỷ đồng để Hà Văn Thắm sử dụng, chuyển cho Nguyễn Xuân Sơn.

Tại toà, cựu Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần BSC tiếp tục cho rằng, do tin tưởng Hà Văn Thắm và Phạm Hoàng Giang - cựu TGĐ Cty CP BSC nên đã ký vào các bản hợp đồng nói trên.

“Các hợp đồng Giang đưa lên bảo bị cáo ký thì bị cáo ký, bị cáo tin tưởng không trao đổi bất cứ vấn đề gì” - Hoàng Thị Hồng Tứ nói trước toà. 

Trả lời HĐXX, cựu TGĐ Cty cổ phần BSC Phạm Hoàng Giang cho hay, trước khi làm việc tại BSC, không biết Hà Văn Thắm, cũng không bàn bạc về việc thu phí qua BSC. Tại Cty này, Giang nhận lương 10 triệu đồng/tháng.

Liên quan đến các khoản chi lãi ngoài, cựu TGĐ OceanBank Nguyễn Xuân Sơn đã phủ nhận về khoản tiền hơn 69 tỷ đồng được đổ về từ Cty BSC do Hà Văn Thắm dựng lên. Ông Sơn nại rằng, không có quan hệ gì với BSC, không có thoả thuận nào về việc thu phí dịch vụ ngân hàng qua  Cty BSC.

Truy danh sách lãnh đạo PVN nhận quà tiền tỷ

Cuối buổi làm việc sáng 7.9, HĐXX hỏi Nguyễn Xuân Sơn về các khoản tiền từ Cty BSC và danh sách lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã được ông Sơn “chăm sóc”.

Bị cáo Sơn tiếp tục phủ nhận liên quan đến Cty BSC và khoản tiền 69 tỷ đồng. Còn 246 tỷ đồng bị cáo buộc nhận từ OceanBank sau khi giữ vai trò Phó TGĐ PVN, bị cáo Sơn cho rằng, con số chưa chính xác, dù bản thân không nhớ cụ thể là bao nhiêu.

Cũng theo bị cáo Sơn, sau khi nhận tiền từ Hà Văn Thắm, đã chuyển cho ông Ninh Văn Quỳnh - hồi đó là Kế toán trưởng PVN, giờ là Phó TGĐ tập đoàn này. 30 - 40 tỷ đồng là số tiền Sơn khai đã đưa cho ông Quỳnh.

HĐXX truy “danh sách” các lãnh đạo PVN nhận tiền từ Sơn, bị cáo này nói chỉ đưa cho ông Quỳnh và dịp lễ, tết, có đi cùng Hà Văn Thắm đến nhà các lãnh đạo PVN chúc tết, không động đến khoản “chi ngoài” nói trên.

Bị triệu tập đến toà, ông Ninh Văn Quỳnh (đang là bị can trong vụ án khác) thừa nhận đã cầm của bị cáo Sơn khoảng 4-5 tỷ đồng vào năm 2009 - 2010. Theo ông Quỳnh, khi Sơn đến gặp, có đưa tiền và nói “biếu anh em chai rượu” chứ không nói mục đích cụ thể.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

SUY NGHĨ VỀ NGÀY TỰU TRƯỜNG, NIÊN KHÓA 2017-2018



GS Nguyễn Đăng Hưng và các em học sinh.



GS Nguyễn Đăng Hưng

Cứ mỗi độ thu về, lá vàng bay khắp lối, là ta nghe vang vọng đâu đây tiếng trống tựu trường.

Năm nay ở cái tuổi cổ lai hy, ngày tựu trường có nhiều điều làm tôi lo nghĩ.

Lại một năm học bắt đầu với bao nỗi bất an!

Trước hết là sự việc áp dụng mô hình VNEN lấy từ Colombia đã không có tác dụng tích cực!

Sự thất bại là chuyện phải chờ đợi! 


Từ 42 năm nay, Bộ GD&ĐT đã xem tuổi trẻ Việt Nam như những con chuột bạch, thoải mái đem ra thử nghiệm để rồi chẳng đi đến đâu, chẳng lưu tâm đến những hậu quả cho vài thế hệ đã trải nghiệm. Mà mang về mô hình này, Bộ có nghiên cứu kỹ lưởng đâu? Bộ chỉ làm theo kiểu phong trào. Không ít người đặt ra câu hỏi, phải chăng khi có được gần 90 triệu USD từ ngân hàng thế giới là triển khai rầm rộ để có dịp xài tiền, có dịp có tiền tiêu?

Thêm nữa, Bộ đâu có triền khai dự án với cái tâm cần thiết và dùng người quản lý có tầm thực sự đâu?

Từ một năm nay (tháng 8/2016) nguồn tiền đổ về đã cạn kiệt, dự án bị phản đối từ mọi nơi nên Bộ phải chấp nhận khai tử không kèn không trống thôi…


Huống nữa, mô hình VNEN đến từ Colombia, áp dụng cho người dân vùng núi thưa thớt dân cư mà đem về Việt Nam cho vùng đô thị đông dân, có truyền thống giáo dục tuy chưa tối ưu cũng đã có chút nền nếp qui củ rồi…

Nay đem về áp dụng nguyên si mà không chịu theo dõi điều chình, không lắng nghe phản ảnh của các giáo viên tâm huyết, các bậc phụ huynh có ý thức về tương lai con em mình, thì hậu quả là một sự phá sản không hơn không kém, chẳng để lại vết tích dấu ấn nào đáng kể nào hết!

Năm nay lại tung lên đự định sẽ áp dụng chương trình giáo dục của Phần Lan !

Chính tôi trong những năm 2000, sau khi tham khảo các thống kê về thành quả giáo dục các nước (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện, tôi đã lần đầu tiên nhắc đến Phần Lan như một mẫu mực giáo duc đào tạo cần học hỏi trong một bài phỏng vấn của báo chí Việt Nam. 
Nay đọc báo Tuổi Trẻ (5/9/2017) giật tít lớn trên trang nhất: “VN sẽ 'nhập khẩu' giáo dục Bắc Âu?”, tôi không khỏi ngỡ ngàng. 


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã dẫn một phái đoàn hùng hậu đi thăm các nước Bắc Âu và ký kết nhiều bản ghi nhớ hợp tác!

Thú thật từ “nhập khẩu giáo dục” làm tôi hoang mang vì hệ thống giáo dục Phần Lan đâu phải là một sản phẩm có bản quyền, Phần Lan không bế quan tỏa cảng, nước nào cũng có thể tham khảo và đem về áp dụng thôi. Nếu phải dùng sách giáo khoa của họ thì phải nghiên cứu tường tận, chọn lọc ngành nghề, cấp bậc trình độ nghiêm túc trước khi đề nghị đem về Việt nam sử dụng… Việc này không thể theo cảm hứng, thực thi theo kiểu phong trào mà phài có tổ chức của một ban tu thư hẳn hoi, làm việc dài hơi. Lần nữa, tôi không hay chưa thấy có sự chuẩn bị chu đáo cần thiết cho một quyết định đổi mới thực thụ về chương trình giáo dục.

Nhưng điều quan trọng nhất không phài sách vở hay chương trình đào tạo mà là quan điểm, đường lối, triết lý giáo dục…

Việt Nam có thật sự xây đựng một nền giáo dục nhân vãn, tôn trọng tính trung thực đa dạng của tri thức, vì tương lai con em, không áp đặt mà để con em lựa chọn tụ do, điều kiện để có thói quen phản biện và sáng tạo?

Chính một quan chức giáo dục Phần Lan đã đưa ra nhận xét về sự khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Phần Lan ngày nay:

“Giáo viên của chúng tôi được trao quyền tự chủ rất lớn; họ được tự do trong phương pháp sư phạm, tài liệu dạy học và tổ chức chương trình. Giáo viên cũng như học sinh không bị kiểm soát và giám sát nghiêm khắc. Chúng tôi không có những bài kiểm tra tiêu chuẩn vì không muốn học sinh phải bị áp lực. Điều quan trọng, chúng tôi cần học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi tới trường”. 

Phải nói thêm là học sinh, sinh viên Bắc Âu không phải theo học những bài giảng chính trị giáo điều, xơ cứng, những bài học lịch sử một chiều gây phản cảm thường trực cho người dạy cũng như người học.

Việt Nam có dám theo Phấn Lan ở điểm căn bản này không?

Ban tuyên giáo có quyết định tháo gỡ vòng kim cô ý thức hệ lỗi thời này không?

Chưa thực hiện điểm mấu chốt này thì “nhập khẩu” giáo duc từ Âu, từ Mỹ, từ Hàn Quốc chỉ là một việc làm nửa chừng, chỉ là thêm một động tác vẻ vời đế báo chí đăng tải cho vui mỗi năm ngày khai giảng mà thôi!

Còn chương trình giàng dạy thì đi xa tìm kiếm làm chi cho tốn thời gian, ngân sách?

Chỉ cần lấy lại chương trình giáo dục của GS Hoàng Xuân Hãn xây dụng chỉ trong 4 tháng năm 1945 và đã được đưa ra áp dụng. Sau đó chính quyền Miền Nam không cần sang Mỹ, sang Nhật tìm hiểu, đã dùng chương trình của nhà trí thưc tâm huyết này trong 20 năm (1955-1975) với những thành quả mà ngày nay ai cũng công nhận.

Tôi may mắn đã là một học sinh trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, đã thụ hưởng nền giao dục này mới có ngày hôm nay.

Chỉ cần động tác khiêm tốn và thực tâm nhỏ này cũng sẽ làm thay đổi hẳn cục diện bế tắc triền miên từ hơn 42 năm qua của nền giáo dục Việt Nam!

GS Nguyễn Đăng Hưng
Sài Gòn ngày 5/9/2017 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TA LÀ DĨ VÃNG BỎ QUÊN



LÀNG XƯA XÓM CŨ GIỜ LÊN PHỐ PHƯỜNG
ĐÊM ĐÊM ĐÈN ĐIỆN ĐỎ ĐƯỜNG
MẤY AI LẨN THẨN 
NGỒI THƯƠNG ĐÈN DẦU

TA LÀ DĨ VÃNG KHỔ ĐAU
QUẠT MO VỨT XÓ TỪ LÂU LẮM RỒI
LẦU CAO VẮNG TIẾNG RU HỜI
MẤY AI CÒN NHỚ 
HÒN XÔI THẰNG BỜM

TA LÀ DĨ VÃNG CÔ ĐƠN
CÁI VUI TOEN HOẺN NỖI BUỒN THẲM SÂU
THỞ DÀI CHỢT NGHĨ MAI SAU
RUỘNG ĐỒNG BIẾN MẤT 
TÌM ĐÂU BÓNG CÒ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ “ván cờ” Triều Tiên


Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ "ván cờ" Triều Tiên
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un. (Ảnh: Daily Star)
Triều Tiên đã đặt nhiều quốc gia vào tình thế khó xử. Tuy được thúc đẩy gánh thêm trách nhiệm, Trung Quốc vẫn chưa cho thấy chiến lược rõ rệt của mình trong khủng hoảng bán đảo.
Ngày 3/9 vừa qua, Triều Tiên đã tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ 6 gây chấn động dư luận quốc tế. Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không chỉ là một trong những vấn đề nóng của khu vực Đông Bắc Á, mà còn là vấn đề phức tạp nhất trên trường quốc tế hiện nay.
"Bài toán khó" với Trung Quốc
Trung Quốc với vị thế là một cường quốc ở Đông Bắc Á, ngày càng khẳng định sức mạnh nước lớn của mình trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới, trong đó có vấn đề Triều Tiên.
Liên quan đến bán đảo Triều Tiên nói chung và vấn đề hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nói riêng, Trung Quốc là nước được cho là có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, một số rào cản đang khiến giải quyết vấn đề Triều Tiên là "bài toán khó" đối với Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc "không muốn" giải quyết triệt để vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, bởi về vị trí địa chiến lược, Triều Tiên đóng vai trò "vùng đệm" giữa Trung Quốc với các đồng minh của Mỹ và quân đội Mỹ ở Đông Bắc Á.
Thứ hai, Trung Quốc cũng không muốn nhận một làn sóng tị nạn từ Triều Tiên tràn qua biên giới sang nước họ, khi bán đảo Triều Tiên căng thẳng.
Mục tiêu của Trung Quốc
Mục tiêu của Trung Quốc đối với Triều Tiên được thể hiện bằng tư tưởng "5 không": Không để chế độ [Triều Tiên] mất ổn định, không sụp đổ, không vũ khí hạt nhân, không người tị nạn và không leo thang xung đột.
Vì thế, Trung Quốc hậu thuẫn, giúp đỡ Triều Tiên về kinh tế, chính trị... nhưng ở mức đủ để Bắc Kinh duy trì sức ảnh hưởng lên ban lãnh đạo tại Bình Nhưỡng. Họ không để Triều Tiên bị phương Tây đẩy vào trạng thái bất ổn hoặc rơi vào xung đột, chiến tranh, từ đó gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ ván cờ Triều Tiên - Ảnh 1.
Ông Kim Jong Un đứng cạnh quả cầu được cho là vũ khí hạt nhân thu nhỏ của Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
Trung Quốc công khai tuyên bố không ủng hộ Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, và luôn cho rằng điều đó có thể cho Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan cái cớ để phát triển vũ khí hạt nhân, làm mất ổn định khu vực.
Tuy nhiên trên thực tế không phải vậy. Trung Quốc sợ mất ưu thế hạt nhân tuyệt đối của mình tại khu vực, thậm chí Triều Tiên còn có thể trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với Trung Quốc nếu đất nước này gặp bất ổn do cuộc khủng hoảng mang lại.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không có động cơ tích cực để đẩy nhanh lộ trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo, vì điều này có thể mở đường cho Triều Tiên cải thiện quan hệ với Mỹ và đồng minh. Hệ quả là khiến vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên suy giảm. Vai trò "vùng đệm" của Triều Tiên trong chiến lược an ninh của Trung Quốc vì thế cũng dần mất đi.
Khi đó Trung Quốc sẽ mất đi "đòn bẩy" trong hợp tác giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhất là trong đàm phán với Mỹ về vấn đề Đài Loan.
Vì thế, Trung Quốc lựa chọn làm "trung gian hòa giải" để vừa thể hiện được vị thế nước lớn, có trách nhiệm, vừa ở thế chủ động kiểm soát tiến trình này, phục vụ các tính toán, lợi ích của mình.
Mục đích của Trung Quốc là làm cho Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc, bởi khi quân đội Mỹ còn hiện diện ở Hàn Quốc, Nhật Bản thì an ninh của Trung Quốc còn gián tiếp bị đe dọa.
Trung Quốc muốn gì ở Triều Tiên?
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khi chưa được giải quyết, vẫn là mối đe dọa đến an ninh, hòa bình và ổn định khu vực cũng như thế giới.
Là một cường quốc khu vực, Trung Quốc mong muốn duy trì và gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các láng giềng và thế giới là điều dễ hiểu.
Việc buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là chiến lược và chính sách lớn mà Trung Quốc không thể thay đổi. Nhưng đứng trước việc Triều Tiên kiên quyết phát triển vũ khí hạt nhân "vì sự tồn vong của chế độ", sẽ rất khó cho Trung Quốc trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình của mình để trở lại Đàm phán 6 bên.
Việc Triều Tiên tăng cường khả năng hạt nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ các nước Đông Bắc Á chạy đua vũ trang, khiến tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc.
Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ ván cờ Triều Tiên - Ảnh 2.
Ông Kim Jong Un kiểm tra một thiết bị hạt nhân. Ảnh: KCNA.
Hơn nữa, việc Mỹ và các nước lớn gia tăng can thiệp vào khu vực cũng gây nhiều bất ổn cho Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, tìm ra lời giải" cho bài toán hạt nhân của Triều Tiên đang là vấn đề trọng tâm mà Trung Quốc cần giải quyết.
Nếu căng thẳng leo tháng dẫn đến chiến sự nổ ra trên bán đảo thì không loại trừ khả năng các bên tham chiến sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp này, Trung Quốc rõ ràng cũng không nằm ngoài phạm vi cuộc chiến. Do đó, ngăn chặn chiến tranh là lựa chọn thượng sách của họ.
Việc thống nhất bán đảo Triều Tiên là điều không nằm trong mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vì khi đó lực lượng, vũ khí của Mỹ sẽ áp sát tới biên giới Trung Quốc, đe dọa trực tiếp, thường xuyên đến an ninh quốc phòng của nước này.
Để khẳng định vai trò nước lớn trong khu vực, việc duy trì nguyên trạng và hưởng lợi từ Triều Tiên sẽ là chính sách nhất quán của Bắc Kinh trong tương lai.
Trịnh Ngọc Tiến/ Trường Đại học Chính trị

Phần nhận xét hiển thị trên trang