Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

SUY NGHĨ VỀ NGÀY TỰU TRƯỜNG, NIÊN KHÓA 2017-2018



GS Nguyễn Đăng Hưng và các em học sinh.



GS Nguyễn Đăng Hưng

Cứ mỗi độ thu về, lá vàng bay khắp lối, là ta nghe vang vọng đâu đây tiếng trống tựu trường.

Năm nay ở cái tuổi cổ lai hy, ngày tựu trường có nhiều điều làm tôi lo nghĩ.

Lại một năm học bắt đầu với bao nỗi bất an!

Trước hết là sự việc áp dụng mô hình VNEN lấy từ Colombia đã không có tác dụng tích cực!

Sự thất bại là chuyện phải chờ đợi! 


Từ 42 năm nay, Bộ GD&ĐT đã xem tuổi trẻ Việt Nam như những con chuột bạch, thoải mái đem ra thử nghiệm để rồi chẳng đi đến đâu, chẳng lưu tâm đến những hậu quả cho vài thế hệ đã trải nghiệm. Mà mang về mô hình này, Bộ có nghiên cứu kỹ lưởng đâu? Bộ chỉ làm theo kiểu phong trào. Không ít người đặt ra câu hỏi, phải chăng khi có được gần 90 triệu USD từ ngân hàng thế giới là triển khai rầm rộ để có dịp xài tiền, có dịp có tiền tiêu?

Thêm nữa, Bộ đâu có triền khai dự án với cái tâm cần thiết và dùng người quản lý có tầm thực sự đâu?

Từ một năm nay (tháng 8/2016) nguồn tiền đổ về đã cạn kiệt, dự án bị phản đối từ mọi nơi nên Bộ phải chấp nhận khai tử không kèn không trống thôi…


Huống nữa, mô hình VNEN đến từ Colombia, áp dụng cho người dân vùng núi thưa thớt dân cư mà đem về Việt Nam cho vùng đô thị đông dân, có truyền thống giáo dục tuy chưa tối ưu cũng đã có chút nền nếp qui củ rồi…

Nay đem về áp dụng nguyên si mà không chịu theo dõi điều chình, không lắng nghe phản ảnh của các giáo viên tâm huyết, các bậc phụ huynh có ý thức về tương lai con em mình, thì hậu quả là một sự phá sản không hơn không kém, chẳng để lại vết tích dấu ấn nào đáng kể nào hết!

Năm nay lại tung lên đự định sẽ áp dụng chương trình giáo dục của Phần Lan !

Chính tôi trong những năm 2000, sau khi tham khảo các thống kê về thành quả giáo dục các nước (PISA) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện, tôi đã lần đầu tiên nhắc đến Phần Lan như một mẫu mực giáo duc đào tạo cần học hỏi trong một bài phỏng vấn của báo chí Việt Nam. 
Nay đọc báo Tuổi Trẻ (5/9/2017) giật tít lớn trên trang nhất: “VN sẽ 'nhập khẩu' giáo dục Bắc Âu?”, tôi không khỏi ngỡ ngàng. 


Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã dẫn một phái đoàn hùng hậu đi thăm các nước Bắc Âu và ký kết nhiều bản ghi nhớ hợp tác!

Thú thật từ “nhập khẩu giáo dục” làm tôi hoang mang vì hệ thống giáo dục Phần Lan đâu phải là một sản phẩm có bản quyền, Phần Lan không bế quan tỏa cảng, nước nào cũng có thể tham khảo và đem về áp dụng thôi. Nếu phải dùng sách giáo khoa của họ thì phải nghiên cứu tường tận, chọn lọc ngành nghề, cấp bậc trình độ nghiêm túc trước khi đề nghị đem về Việt nam sử dụng… Việc này không thể theo cảm hứng, thực thi theo kiểu phong trào mà phài có tổ chức của một ban tu thư hẳn hoi, làm việc dài hơi. Lần nữa, tôi không hay chưa thấy có sự chuẩn bị chu đáo cần thiết cho một quyết định đổi mới thực thụ về chương trình giáo dục.

Nhưng điều quan trọng nhất không phài sách vở hay chương trình đào tạo mà là quan điểm, đường lối, triết lý giáo dục…

Việt Nam có thật sự xây đựng một nền giáo dục nhân vãn, tôn trọng tính trung thực đa dạng của tri thức, vì tương lai con em, không áp đặt mà để con em lựa chọn tụ do, điều kiện để có thói quen phản biện và sáng tạo?

Chính một quan chức giáo dục Phần Lan đã đưa ra nhận xét về sự khác biệt căn bản giữa Việt Nam và Phần Lan ngày nay:

“Giáo viên của chúng tôi được trao quyền tự chủ rất lớn; họ được tự do trong phương pháp sư phạm, tài liệu dạy học và tổ chức chương trình. Giáo viên cũng như học sinh không bị kiểm soát và giám sát nghiêm khắc. Chúng tôi không có những bài kiểm tra tiêu chuẩn vì không muốn học sinh phải bị áp lực. Điều quan trọng, chúng tôi cần học sinh cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi tới trường”. 

Phải nói thêm là học sinh, sinh viên Bắc Âu không phải theo học những bài giảng chính trị giáo điều, xơ cứng, những bài học lịch sử một chiều gây phản cảm thường trực cho người dạy cũng như người học.

Việt Nam có dám theo Phấn Lan ở điểm căn bản này không?

Ban tuyên giáo có quyết định tháo gỡ vòng kim cô ý thức hệ lỗi thời này không?

Chưa thực hiện điểm mấu chốt này thì “nhập khẩu” giáo duc từ Âu, từ Mỹ, từ Hàn Quốc chỉ là một việc làm nửa chừng, chỉ là thêm một động tác vẻ vời đế báo chí đăng tải cho vui mỗi năm ngày khai giảng mà thôi!

Còn chương trình giàng dạy thì đi xa tìm kiếm làm chi cho tốn thời gian, ngân sách?

Chỉ cần lấy lại chương trình giáo dục của GS Hoàng Xuân Hãn xây dụng chỉ trong 4 tháng năm 1945 và đã được đưa ra áp dụng. Sau đó chính quyền Miền Nam không cần sang Mỹ, sang Nhật tìm hiểu, đã dùng chương trình của nhà trí thưc tâm huyết này trong 20 năm (1955-1975) với những thành quả mà ngày nay ai cũng công nhận.

Tôi may mắn đã là một học sinh trường trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký, đã thụ hưởng nền giao dục này mới có ngày hôm nay.

Chỉ cần động tác khiêm tốn và thực tâm nhỏ này cũng sẽ làm thay đổi hẳn cục diện bế tắc triền miên từ hơn 42 năm qua của nền giáo dục Việt Nam!

GS Nguyễn Đăng Hưng
Sài Gòn ngày 5/9/2017 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TA LÀ DĨ VÃNG BỎ QUÊN



LÀNG XƯA XÓM CŨ GIỜ LÊN PHỐ PHƯỜNG
ĐÊM ĐÊM ĐÈN ĐIỆN ĐỎ ĐƯỜNG
MẤY AI LẨN THẨN 
NGỒI THƯƠNG ĐÈN DẦU

TA LÀ DĨ VÃNG KHỔ ĐAU
QUẠT MO VỨT XÓ TỪ LÂU LẮM RỒI
LẦU CAO VẮNG TIẾNG RU HỜI
MẤY AI CÒN NHỚ 
HÒN XÔI THẰNG BỜM

TA LÀ DĨ VÃNG CÔ ĐƠN
CÁI VUI TOEN HOẺN NỖI BUỒN THẲM SÂU
THỞ DÀI CHỢT NGHĨ MAI SAU
RUỘNG ĐỒNG BIẾN MẤT 
TÌM ĐÂU BÓNG CÒ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ “ván cờ” Triều Tiên


Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ "ván cờ" Triều Tiên
Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un. (Ảnh: Daily Star)
Triều Tiên đã đặt nhiều quốc gia vào tình thế khó xử. Tuy được thúc đẩy gánh thêm trách nhiệm, Trung Quốc vẫn chưa cho thấy chiến lược rõ rệt của mình trong khủng hoảng bán đảo.
Ngày 3/9 vừa qua, Triều Tiên đã tiến hành thử vũ khí hạt nhân lần thứ 6 gây chấn động dư luận quốc tế. Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên không chỉ là một trong những vấn đề nóng của khu vực Đông Bắc Á, mà còn là vấn đề phức tạp nhất trên trường quốc tế hiện nay.
"Bài toán khó" với Trung Quốc
Trung Quốc với vị thế là một cường quốc ở Đông Bắc Á, ngày càng khẳng định sức mạnh nước lớn của mình trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và trên thế giới, trong đó có vấn đề Triều Tiên.
Liên quan đến bán đảo Triều Tiên nói chung và vấn đề hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều Tiên nói riêng, Trung Quốc là nước được cho là có vai trò quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, một số rào cản đang khiến giải quyết vấn đề Triều Tiên là "bài toán khó" đối với Trung Quốc.
Thứ nhất, Trung Quốc "không muốn" giải quyết triệt để vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, bởi về vị trí địa chiến lược, Triều Tiên đóng vai trò "vùng đệm" giữa Trung Quốc với các đồng minh của Mỹ và quân đội Mỹ ở Đông Bắc Á.
Thứ hai, Trung Quốc cũng không muốn nhận một làn sóng tị nạn từ Triều Tiên tràn qua biên giới sang nước họ, khi bán đảo Triều Tiên căng thẳng.
Mục tiêu của Trung Quốc
Mục tiêu của Trung Quốc đối với Triều Tiên được thể hiện bằng tư tưởng "5 không": Không để chế độ [Triều Tiên] mất ổn định, không sụp đổ, không vũ khí hạt nhân, không người tị nạn và không leo thang xung đột.
Vì thế, Trung Quốc hậu thuẫn, giúp đỡ Triều Tiên về kinh tế, chính trị... nhưng ở mức đủ để Bắc Kinh duy trì sức ảnh hưởng lên ban lãnh đạo tại Bình Nhưỡng. Họ không để Triều Tiên bị phương Tây đẩy vào trạng thái bất ổn hoặc rơi vào xung đột, chiến tranh, từ đó gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ ván cờ Triều Tiên - Ảnh 1.
Ông Kim Jong Un đứng cạnh quả cầu được cho là vũ khí hạt nhân thu nhỏ của Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA.
Trung Quốc công khai tuyên bố không ủng hộ Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân, và luôn cho rằng điều đó có thể cho Nhật Bản, Hàn Quốc hay Đài Loan cái cớ để phát triển vũ khí hạt nhân, làm mất ổn định khu vực.
Tuy nhiên trên thực tế không phải vậy. Trung Quốc sợ mất ưu thế hạt nhân tuyệt đối của mình tại khu vực, thậm chí Triều Tiên còn có thể trở thành mối đe dọa trực tiếp đối với Trung Quốc nếu đất nước này gặp bất ổn do cuộc khủng hoảng mang lại.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cũng không có động cơ tích cực để đẩy nhanh lộ trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo, vì điều này có thể mở đường cho Triều Tiên cải thiện quan hệ với Mỹ và đồng minh. Hệ quả là khiến vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Triều Tiên suy giảm. Vai trò "vùng đệm" của Triều Tiên trong chiến lược an ninh của Trung Quốc vì thế cũng dần mất đi.
Khi đó Trung Quốc sẽ mất đi "đòn bẩy" trong hợp tác giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, nhất là trong đàm phán với Mỹ về vấn đề Đài Loan.
Vì thế, Trung Quốc lựa chọn làm "trung gian hòa giải" để vừa thể hiện được vị thế nước lớn, có trách nhiệm, vừa ở thế chủ động kiểm soát tiến trình này, phục vụ các tính toán, lợi ích của mình.
Mục đích của Trung Quốc là làm cho Mỹ phải rút quân khỏi Hàn Quốc, bởi khi quân đội Mỹ còn hiện diện ở Hàn Quốc, Nhật Bản thì an ninh của Trung Quốc còn gián tiếp bị đe dọa.
Trung Quốc muốn gì ở Triều Tiên?
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khi chưa được giải quyết, vẫn là mối đe dọa đến an ninh, hòa bình và ổn định khu vực cũng như thế giới.
Là một cường quốc khu vực, Trung Quốc mong muốn duy trì và gia tăng ảnh hưởng của mình đối với các láng giềng và thế giới là điều dễ hiểu.
Việc buộc Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là chiến lược và chính sách lớn mà Trung Quốc không thể thay đổi. Nhưng đứng trước việc Triều Tiên kiên quyết phát triển vũ khí hạt nhân "vì sự tồn vong của chế độ", sẽ rất khó cho Trung Quốc trong việc thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình của mình để trở lại Đàm phán 6 bên.
Việc Triều Tiên tăng cường khả năng hạt nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ các nước Đông Bắc Á chạy đua vũ trang, khiến tình hình an ninh khu vực diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Trung Quốc.
Nguyên tắc 5 không, điều lo sợ nhất và cách TQ thu trọn lợi ích từ ván cờ Triều Tiên - Ảnh 2.
Ông Kim Jong Un kiểm tra một thiết bị hạt nhân. Ảnh: KCNA.
Hơn nữa, việc Mỹ và các nước lớn gia tăng can thiệp vào khu vực cũng gây nhiều bất ổn cho Trung Quốc. Chính vì lẽ đó, tìm ra lời giải" cho bài toán hạt nhân của Triều Tiên đang là vấn đề trọng tâm mà Trung Quốc cần giải quyết.
Nếu căng thẳng leo tháng dẫn đến chiến sự nổ ra trên bán đảo thì không loại trừ khả năng các bên tham chiến sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp này, Trung Quốc rõ ràng cũng không nằm ngoài phạm vi cuộc chiến. Do đó, ngăn chặn chiến tranh là lựa chọn thượng sách của họ.
Việc thống nhất bán đảo Triều Tiên là điều không nằm trong mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vì khi đó lực lượng, vũ khí của Mỹ sẽ áp sát tới biên giới Trung Quốc, đe dọa trực tiếp, thường xuyên đến an ninh quốc phòng của nước này.
Để khẳng định vai trò nước lớn trong khu vực, việc duy trì nguyên trạng và hưởng lợi từ Triều Tiên sẽ là chính sách nhất quán của Bắc Kinh trong tương lai.
Trịnh Ngọc Tiến/ Trường Đại học Chính trị

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Trận đánh” 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào?


"Trận đánh" 3,5 tỷ USD của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được nhận xét như thế nào?
Dự án sản xuất ô tô Vinfast tại khu kinh tế Cát Hải, Hải Phòng được coi là một "trận đánh" lớn đầy mạo hiểm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
Sáng ngày 2/9, Tập đoàn Vingroup do tỷ phú Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị đã tổ chức lễ khởi công tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại khu kinh tế Cát Hải, Hải Phòng. Dự án này có tổng vốn đầu tư theo kế hoạch là 3,5 tỷ USD.
Theo Vingroup, Vinfast là từ viết tắt của cụm từ Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong với ý nghĩa tôn vinh xe thương hiệu Việt.
Mục tiêu của Vinfast là trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu Đông Nam Á với công suất thiết kế lên đến 500.000 xe/năm vào năm 2025, sản phẩm chủ lực là ô tô động cơ đốt trong, ô tô sử dụng động cơ điện và xe máy điện thân thiện với môi trường.
Nhằm hỗ trợ chiến lược mới này, Vinfast đã ký kết Biên bản ghi nhớ với Credit Suisse AG, theo đó tập đoàn tài chính này sẽ thu xếp cho Vinfast khoản vay lên tới 800 triệu USD.
Phát biểu tạ buổi lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ô tô không chỉ là phương tiện mà còn là thương hiệu quốc gia.
"Dự án này có ý nghĩa rất lớn, giải quyết ngay 25.000 lao động, kéo theo hàng trăm nhà máy, xí nghiệp phụ trợ phục vụ ô tô và trong tương lai sẽ đóng góp ngân sách bằng mức thu nội địa của Thành phố Hải Phòng hiện nay... Việc khởi công dự án này là một cử chỉ yêu nước đáng được trân trọng", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng trong buổi lễ khởi công này, Nguyễn Việt Quang, Phó chủ tịch Vingroup chia sẻ: "Tập đoàn Vingroup sẽ hợp tác với các nhà sản xuất Việt Nam để phát triển công nghiệp trụ trợ, cùng sản xuất và phát triển linh kiện, từng bước đạt được tỷ lệ nội địa hoá 60%, làm chủ công nghệ và hướng tới xuất khẩu".
Đồng thời, lãnh đạo của Vingroup cũng bày tỏ khát vọng xe thương hiệu Việt của tập đoàn sẽ không chỉ dừng lại ở tiêu dùng nội địa mà còn có thể vươn tầm thế giới: "Chúng tôi quyết tâm dùng mọi nguồn lực để xây dựng bằng được một thương hiệu ôtô Việt Nam có đẳng cấp và được công nhận trên thị trường quốc tế.
Đồng thời, mở ra cơ hội sở hữu ôtô, xe máy chất lượng cao, thân thiện với môi trường, và đặc biệt là phù hợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân trong và ngoài nước.
Người dân Việt Nam có lòng yêu nước, tự lập, tự cường và luôn phấn đấu vươn lên sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Vì vậy, chúng tôi hy vọng khi Vinfast - một thương hiệu 100% Việt Nam - có chất lượng, đẳng cấp, chi phí phù hợp, thì sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ".
Khát vọng này của Vingroup một lần nữa được khẳng định lại bởi bà Lê Thị Thu Thủy, phó Chủ tịch của Vingroup: "Vingroup muốn tạo ra chiếc ô tô có giá cả phải chăng và chất lượng tốt phục vụ người Việt Nam".
Tuy nhiên, chia sẻ trên Bloomberg, bà Thủy cũng tự nhận định: "Dự án này rất phức tạp, tôi không cho rằng nó sẽ dễ dàng".
Với chuyên gia phân tích ngành ô tô của Bloomberg Intelligence là Steve Man, việc phát triển dự án sản xuất xe ô tô của Vingroup là một điều rất khó, Vingroup sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự như thách thức mà các nhà sản xuất Trung Quốc phải đối mặt.
Ở Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các công ty nội địa đang gặp khá nhiều khó khăn trong việc thu hút người mua. Các thương hiệu này đang gặp phải vấn đề cạnh tranh khá gay gắt.
Là một người nuôi tham vọng sẽ sản xuất được ô tô "made in Viet Nam" nhưng lại bị chính giấc mơ này nhấn chìm trong nợ nần, Chủ tịch Vinaxuki bày tỏ niềm tin tưởng lớn dành cho "ông lớn" Vingroup.
Theo ông Huyên, cái khó khăn nhất của người Việt Nam khi đầu tư vào ngành ô tô là tài chính thì đã được giải quyết dễ dàng vì Vingroup có nền tài chính vững mạnh và lại vay được ngân hàng Thuỵ Sĩ 800 triệu USD với thời hạn không dưới 20 năm.
Bên cạnh đó, địa điểm nhà máy ở Cát Hải được ông Huyên nhận định là thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu vì đã có đường mới cầu mới, thêm nữa lại được Hải Phòng ưu đãi cho đất dự án. "Tôi tin họ sẽ thắng lợi thôi và nên ủng hộ Việt Nam làm những việc như thế" ông Huyên khẳng định.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng thể hiện thái độ lạc quan, tiên tưởng vào định hướng phát triển mới của Vingroup. "Tôi thấy rất phấn khởi, rất tự hào! Hy vọng và tin tưởng trong thời gian sớm nhất sẽ có xe ô tô thương hiệu Việt", ông Thanh nói.
Bàn về tính mạo hiểm của Vingroup với dự án 3,5 tỷ USD, ông Thanh khẳng định: "Mạo hiểm khi ông ta (Phạm Nhật Vượng – pv) không có tiền. Chúng ta không có tiềm lực mà kỳ vọng quá vào cái gì mà ta muốn mới là mạo hiểm. Chứ ông Vượng có tiền. Hiện nay, Phạm Nhật Vượng giàu nhất Việt Nam – ông ấy mà không dám làm ô tô thì chẳng ai dám làm cả".
Pha Lê - Design: Meow

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LỮ QUỲNH, CÁI CÁN CÂN CỦA VĂN HỌC MIỀN NAM



(Mục chân dung nhà văn- Đỗ Trường)
Sau 1954, Việt Nam bị cắt làm đôi, với hai thể chế chính trị hoàn toàn trái ngược nhau. Cũng như kinh tế, và xã hội, mỗi miền đều có nền văn học riêng của mình. Nếu văn chương miền Nam như bản nối dài của dòng văn học hiện thực lãng mạn, thì miền Bắc mở ra thời kỳ văn học tuyên tuyền, minh họa đường lối lãnh đạo của Đảng CS. Ngoài ra, do điều kiện địa lý tự nhiên cũng như lịch sử để lại, chúng ta có những đặc tính văn hóa của mỗi vùng, miền khác nhau. Từ đó đã sản sinh ra những nhà văn, nhà thơ với ngôn ngữ, văn phong, bút pháp nghệ thuật mang dấu ấn đặc trưng của từng vùng, miền ấy. Do vậy, khi đọc một cuốn sách, nếu tinh ý một chút, ta có thể nhận ra, quê quán, nơi sinh trưởng của tác giả.
Vài tuần trước, có một nhà văn tặng tôi cuốn Những Cơn Mưa Mùa Đông, viết trước 1975 của Lữ Quỳnh. Tuy đã nghe tên tuổi từ lâu, nhưng quả thực đây là lần đầu tiên, tôi được đọc nhà văn này. Văn ông không có cái sắc, cái chua cay của đất Bắc, không có cái bộc trực, ngộ nghĩnh như đất phương Nam, mà nó thâm trầm, lắng đọng, thoảng như có Nhã Ca, Phạm Ngọc Lư, Nguyễn Thị Hoàng… ở trong đó. Và cái chất miền Trung xứ Huế ấy, đọc vào là ngấm, say như men rượu, buộc ta phải kiếm tìm, nghiền ngẫm.
Có thể nói, Lữ Quỳnh là một nhà văn tài năng viết tùy bút, tản văn. Đọc nó, tôi cứ ngỡ đó là những trang thơ, cô đọng với mạch chảy cảm xúc bất chợt dài, ngắn khác nhau của nhà văn vậy. Lời văn của Lữ Quỳnh sáng và đẹp. Truyện của ông nặng về độc thoại nội tâm. Đặc điểm này, tuy sâu sắc mang nhiều cảm xúc, nhưng đối với tiểu thuyết, truyện dài, đôi khi cho người đọc cảm giác mệt mỏi.
Lữ Quỳnh đến với văn chương ngay từ những năm cuối trung học, khi chiến tranh bắt đầu trở lại. Có một điều đặc biệt, không chỉ những ngày đầu cầm bút, mà cả khi khoác áo lính, rồi vào tù cải tạo, và cho đến hôm nay, (trong văn chương cũng như cuộc sống) Lữ Quỳnh luôn nhìn chiến tranh, con người với đôi mắt trong veo của trẻ thơ.
Thật vậy, nếu văn của Phan Nhật Nam, Doãn Quốc Sỹ, Xuân Vũ… rực nóng lên những mùa đỏ lửa, ngược với cái bay bướm, yểu điệu trong Mai Thảo, Nguyễn Thị Hoàng… thì Lữ Quỳnh như một chiếc cán cân dung hòa cho văn học miền Nam vậy.
Lữ Quỳnh tên thật là Phan Ngô sinh năm 1942 tại Thừa Thiên- Huế. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo nghề dạy học. Năm 1964 Lữ Quỳnh vào Trường Sĩ Quan Thủ Đức, học ngành hành chánh quân y, khóa 19. Ông từng phục vụ ở các Quân y viện Đà Nẵng và Qui Nhơn. Sau biến cố 1975, ông bị bắt tù cải tạo. Hiện Lữ Quỳnh sống và viết tại San Jose, Hoa Kỳ.
Dường như viết văn, làm báo, như một cái ách tròng vào cổ, buộc Lữ Quỳnh phải cày, kéo nó đi đến tận cùng của cuộc đời mình. Dù cuộc sống có những lúc nguy hiểm và bi đát nhất, ông cũng chẳng thể từ bỏ nó. Bằng chứng cho ta thấy, mới mười bảy tuổi Lữ Quỳnh đã cùng với Lữ Kiều, Trần Hữu Ngũ, Hoài Linh lập ra tạp chí văn học Gió Mai, tiền thân của tạp chí Ý Thức sau này. Và kể cả những năm tháng tù tội, cho đến nay, ở cái tuổi xưa nay hiếm, ấy vậy mà Lữ Quỳnh vẫn miệt mài viết, miệt mài sáng tạo, cộng tác với nhiều tạp chí trong và ngoài nước. Đọc những đoản văn, bài thơ của ông viết về bạn bè, trong thời gian gần đây, ai cũng phải rưng rưng.
Tuy là người gắn bó máu thịt với văn chương, chữ nghĩa, nhưng có thể nói, Lữ Quỳnh không viết nhiều và viết tạp. Chính vì vậy, Tác phẩm nào của ông cũng hay, và chắt lọc. Sông Sương Mù, tập truyện do Ý Thức xuất bản năm 1973 và truyện dài Những Cơn Mưa Mùa Đông do Nam Dao ấn hành năm 1974 tại Sài Gòn (và Thư Quán Bản Thảo, Hoa Kỳ tái bản năm 2010) tôi nghĩ, là hai tác phẩm văn xuôi tiêu biểu nhất cho bút pháp cũng như tư tưởng của Lữ Quỳnh.
Và cũng như nhà văn Trần Hoài Thư, càng lớn tuổi, nhất là sau 1975 Lữ Quỳnh đến gần hơn với thi ca. Sinh Nhật Của Một Người Không Còn Trẻ và (một phần) Những Con Chữ Lang Thang Không Ngày Tháng, do nhà xuất bản Văn Mới, Hoa Kỳ in ấn, phát hành là những thi tập tâm huyết nhất của ông.
*Chiến tranh với đôi mắt nhìn trẻ thơ.
Khi Trần Hoài Thư, Thế Uyên, Phan Nhật Nam… đang trực tiếp viết về thân phận người lính trong khói lửa đạn bom, thì Lữ Quỳnh quay bút về với cuộc sống, con người nơi hậu phương. Đọc Lữ Quỳnh, ta có thể thấy chiến tranh trải lên trang văn ở khía cạnh, góc nhìn khác, nhưng cũng vô cùng tàn khốc, đớn đau. Cái góc nhìn về chiến tranh từ hậu phương ấy, dường như không được các nhà văn quan tâm nhiều. Và gần đây nhất, tôi mới được đọc cuốn Sợi Khói Bay Vòng của cố nhà thơ Phạm Ngọc Lư, cùng viết về mảng nông thôn hậu phương trong chiến tranh. Thành thật mà nói, Văn học miền Nam không có Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, thì đã có Truyện Từ Văn của Trần Hoài Thư, và ngược lại. Nhưng, nếu không có Sông Sương Mù và Những Cơn Mưa Mùa Đông của Lữ Quỳnh là một sự khiếm khuyết. Và nếu Sợi Khói Bay Vòng của cố nhà thơ Phạm Ngọc Lư có vị trí quan trọng đối với Văn học miền Nam về mảng nông thôn hậu phương miền Trung Cao Nguyên, thì Sông Sương Mù và Những Cơn Mưa Mùa Đông của Lữ Quỳnh cũng vậy. Với tôi, (đến lúc này) đây là những áng văn hay, giá trị nhất viết về nông thôn miền Trung xứ Huế, ngay từ ngày đầu cho đến kết thúc chiến tranh.
Sông Sương Mù được in trong tập truyện cùng tên, chưa hẳn là truyện ngắn hay nhất, nhưng nó lại chứa đựng hồn cốt, tư tưởng xuyên suốt sự nghiệp sáng tạo của Lữ Quỳnh. Tuy mặc áo lính, nhưng Lữ Quỳnh luôn đặt mình ra khỏi cuộc chiến để viết. Cái nhân đạo đến ngây thơ ấy, không chỉ ở ngoài đời, mà nó đi thẳng vào trang văn của ông. Cái tư tưởng chán ghét chiến tranh, dù có đứng ở phía bên nào cũng đều phi nghĩa, do vậy, với Lữ Quỳnh tình yêu con người không hề có ranh giới giữa hai mố cầu của chiến tuyến. Nói cách khác, là người lính nhưng Lữ Quỳnh không nhìn thấy kẻ thù, không nhìn thấy địch và ta, mà chỉ thấy con người với con người. Chính cái tư tưởng này, đã làm nhiều người đọc, kể cả đồng đội ông không hài lòng. Vâng, có lẽ Lữ Quyên cũng như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Họ đến, hay buộc phải đón nhận chiến tranh, (nhưng) bằng tâm hồn nghệ sỹ của mình. Lòng tin con người gắn chặt trong tâm hồn, cho nên, họ nhìn nhận chiến tranh, chính trị một cách rất vô tư và ngây thơ. Thuộc thế hệ sinh sau đẻ muộn, nên tôi không quen biết, chưa một lần gặp gỡ Lữ Quỳnh, cũng như Trịnh Công Sơn. Nhưng gần đây có một số người cho rằng, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn là Cộng Sản nằm vùng. Tuy nhiên, tôi không nghĩ như vậy, bởi mấy ông văn nghệ sĩ bụng để ngoài da này, lúc nào cũng ngơ ngác nhìn đời, (chỉ có thể làm chính em chứ) làm chính trị thế chó nào được.
Thật vậy, xét về góc độ của người lính, có lẽ tư tưởng ấy đáng phê bình, nhưng trên khía cạnh văn nhân, nghệ sỹ nên vui mừng. Bởi, nếu không có cái nhìn và tư tưởng ấy, làm sao đẻ ra những: Sông Sương Mù và Những Cơn Mưa Mùa Đông hay đến như vậy, làm phong phú thêm cho nền Văn học miền Nam, cũng như nền văn học nước nhà.
Chúng ta hãy đọc lại đoạn kết dưới đây trong truyện ngắn Sông Sương Mù, để thấy được tấm lòng nhân đạo, tình người, cũng như tư tưởng của nhà văn từ cái nhìn rất trong sáng, trẻ thơ ấy:
“Bây giờ con bé mới hỏi:
- Cái gì thế chú?
Người lính nghĩ ngợi một lúc, rồi nói:
- Hình như xác địch ấy mà, hắn bị bắn chết đêm qua...
Bé Phượng tần ngần một chút rồi không tránh được tò mò, nó kéo tay người lính chen vào đám đông. Bỗng con bé dừng hẳn lại. Nó vừa nhìn thấy chiếc mũ lưỡi trai bằng nỉ xám, rồi chỉ trong một giây sau thản thốt nhận ra xác chết là người đàn ông, kẻ lạ mặt mà nó đã gặp một lần trên bến sông. Nó bỏ đám đông nắm tay ngươi lính kéo đi. Nó buồn bã, lấy làm tiếc là lần trước không có sẵn hộp diêm cho bác ấy mồi điếu thuốc."
Dường như, Lữ Quỳnh luôn chọn một góc cạnh rất khác so với các nhà văn cùng thời, khi viết về chiến tranh. Đọc Mùa Xuân Hư Vô của ông, chợt làm tôi nhớ đến truyện ngắn Bãi Chiến của nhà văn Trần Hoài Thư. Tuy khác nhau về khung cảnh, thời gian, nhưng cùng được viết ở hậu phương, vậy mà sự tàn khốc, đau đớn đó, làm cho lòng người day dứt hơn nhiều lần so với nơi chiến trường. Tôi nghĩ, đây là một sự chọn lựa rất khéo của nhà văn Lữ Quỳnh. Bởi, mảnh đất, đề tài, chất liệu này còn rất màu mỡ, ít được các nhà văn khác quan tâm, khai thác. Thật vậy, một đề tài, hay một công việc tưởng là nhỏ nhặt, ấy thế mà dưới ngòi bút của nhà văn, nó lại trở thành vấn đề lớn. Đoạn trích trong truyện ngắn Mùa Xuân Hư Vô của Lữ Quỳnh chứng minh cho điều đó:
“…Bây giờ không khí quanh nhà xác đã sôi động rõ. Thân nhân các tử sĩ đang kéo đến ngồi đứng la liệt một phía sân cỏ. Tiếng máy xe hồng thập tự nổ đều ở đầu sân đang chờ bỏ xác xuống. Thằng Kiên đi vào phòng lão Lang, thấy lão Lang đang khó nhọc kéo một cái xác ra khỏi bao ni lông. Tiếng lão đều đặn:
- Mỗi người đến tìm xác chỉ khóc một lần, chỉ khổ cho tao phải nghe đến mãn đời….
Chết dễ quá mà. Kiên nhìn xuống lổ đạn tròn vo đen thẳm trên ngực cái xác, thở dài. Lão Lang đang lấy vải quấn quanh xác chết, bó lại như một hình người bằng thạch cao, xong cùng thằng Kiên khiêng xuống đặt cạnh những cái xác khác đã liệm rồi. Lão Lang làm việc không vội vã. Mấy lít rượu đã vơi gần hết…"
Chiến tranh không chỉ dừng lại ở ngoại ô, nông thôn, mà đã đi vào thành phố. Không chỉ có Huế của Lữ Quỳnh đã chết, mà cả mùa xuân cũng không còn nữa. Chiến tranh và cái chết ấy, phi nhanh đến bất ngờ, văn không kịp ghi lại, Lữ Quỳnh buộc phải đến với thơ: "Bạn bè như bóng mây/ Mùa xuân không pháo nổ/ Chỉ súng dội quanh ngày" Mùa Xuân Ở Huế là một bài thơ như vậy của Lữ Quỳnh. Nó ra đời ngay sau tết Mậu Thân 1968. Với những hình ảnh ẩn dụ lạnh tanh xuyên suốt cả bài thơ: "bây giờ thành phố đó/ lạnh nằm trên ngọn cây/ mùa xuân trong áo rét". Không lời cáo buộc, nhưng nó như một thông điệp gửi đến người đọc: Chính sự tàn nhẫn của con người dẫn đến sự tàn khốc của chiến tranh. Có thể nói, đây là một trong những bài thơ viết về chiến tranh hay nhất của Lữ Quyên. Và viết về chiến tranh, về cái chết, dường như khó có thể thơ nào chạm đến tận cùng nỗi đau, nhanh và thấu bằng thơ ngũ ngôn:
“ …bạn bè anh ngã xuống
chết đi như tình cờ
bây giờ thành phố đó
lạnh nằm trên ngọn cây
mùa xuân trong áo rét
----
Ngày xưa anh đến trường
Ngày nay anh máu đổ
Rơi hồng trên quê hương
Bây giờ thành phố đó
Bạn bè như bóng mây
Mùa xuân không pháo nổ
Chỉ súng dội quanh ngày.”
Buộc phải đi vào cuộc chiến, nhưng người lính, văn nhân ấy như thấy mình có lỗi trước đồng loại, trước đau thương, nỗi thống khổ của con người. Lời Xin Lỗi Trước Mùa Xuân được Lữ Quỳnh viết vào năm 1969, lúc chiến tranh bước vào giai đoạn ác liệt. Nó không chỉ là lời xin lỗi, thứ tha mà còn như một lời ru nhằm xoa đi nỗi đau của con người, cũng như lời nguyện cầu chấm dứt chiến tranh. Và có thể nói, tính nhân bản là một trong những đặc trưng điển hình nhất trong thơ văn Lữ Quỳnh:
“...Xin tha lỗi anh thêm một lần
hỡi em hỡi em-chỉ thêm một lần
vì đầu chiến tranh chưa vỡ
vì súng này chưa biến thành cành khô
để anh gởi tặng đám học trò
chiều tất niên đốt làm lửa trại
hy vọng xanh rờn cho tay em hái
sẽ không bao giờ còn một mình
nằm nghe gió quái đầu hiên
cùng nỗi nhớ anh chập chờn nước mắt.”
Muốn có một cuốn sách hay, ngoài kỹ năng, bố cục… dứt khoát nhà văn phải có khả năng, có tài miêu tả diễn biến cũng như mâu thuẫn nội tâm nhân vật. Không phải là nhà nghiên cứu văn học, nhưng có thể nói, tôi đọc và nghiền ngẫm khá nhiều văn học miền Nam trước 1975 cũng như ở hải ngoại sau này. Thành thật mà nói, cho đến lúc này, cùng với nhà văn Trần Hoài Thư, nhà văn Trương Văn Dân (cư ngụ Italia với tiểu thuyết Bàn Tay Nhỏ Dưới Mưa)… Lữ Quyên là một nhà văn tài năng miêu tả nội tâm nhân vật, cũng như đưa hình tượng, hình ảnh vào trong thơ văn của mình.
Tuy “Sông Sương Mù” cùng là tác phẩm tiểu biểu của Lữ Quỳnh. Nhưng rạch ròi phân tích và đánh giá, thìtác phẩm giá trị, và hay nhất của ông, với tôi phải là truyện dài: Những Cơn Mưa Mùa Đông. Đây là cuốn sách được viết rất cô đọng, lời văn thâm trầm, sáng và đẹp. Ngoài sự xung đột mâu thuẫn nội tâm nhân vật, ta còn thấy thân phận, hoàn cảnh oái oăm của người phụ nữ trong chiến tranh. Cái dục vọng ham muốn ấy của chị như dòng nước lũ cuốn phăng đi sự nhẫn nhịn bảy năm chờ chồng, một cán bộ Cộng Sản cao cấp, khi chị bắt gặp ánh mắt của người sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa đậu lâu trong mắt mình: "Chị bối rối nhìn xuống, và cũng kịp nhận ra ánh mắt của y đã đậu lâu trong mắt chị". Dùng hình ảnh ẩn dụ con đê, lũ cuốn để so sánh, miêu tả cái dục vọng ham muốn của con người, cứ tưởng rằng khốc liệt, nhưng đằng sau đó lại là sự lung linh và mềm mại. Quả thật, đọc đoạn văn này, tôi không thể không bật ra câu: Lữ Quỳnh có trí tưởng tượng thật phong phú.
Và có thể nói, Sex trong tình yêu, hay trong văn chương nó chỉ là một thứ gia vị, vừa đủ cảm thấy hay và ngon, ngọt. Và không phải đến bây giờ, mà trước đây đã có một số nhà văn, hoặc phim ảnh quá lạm dụng Sex để câu khách, câu người đọc làm cho nó trở nên nhớp nháp. Nhưng đọc Lữ Quỳnh, ta thấy nó hoàn toàn khác.
Thật vậy, đoạn văn nêm nếm vừa đủ gia vị, và đầy hình ảnh ẩn dụ dưới đây của ông, không chỉ cho người đọc thấy Sex với cái đẹp gợi cảm, mà còn thấy nỗi buồn cùng những điều nghịch lý của chiến tranh:
"…Cái cảm giác đó đã chết trong chị từ bảy năm qua bây giờ đang trở về khốc liệt trong vòng tay kẻ khác. Chị biết con đê cuối cùng ngăn giòng nước lũ sắp vỡ. Chị biết rõ ràng điều đó, khi chị nhận ra những ngón tay chị đang bấu riết đôi vai người đàn ông.
Y dìu chị bước qua một ngưỡng cửa. Căn phòng không có ánh sáng, nhưng ánh sáng từ phòng ngoài chiếu vào cũng đủ cho chị nhận ra những gối chăn trải sẵn trên giường. Còn gì quyến rũ hơn các thứ đó, khi hai người đã điên cuồng trong cảm giác.
Người đàn bà ngã xuống giường. Chị buông thả cho bàn tay y tự do trên các hàng nút áo quần chị. Chị biết con đê cuối cùng đã vỡ. Nước cuồn cuộn trào ra…" (Những Cơn Mưa Mùa Đông –trang 40)
Có thể nói, không riêng Những Cơn Mưa Mùa Đông, mà dường như những tác phẩm nào của Lữ Quỳnh viết trong thời gian này, đều đưa ra những nghịch lý, mâu thuẫn tư tưởng của con người ở đằng sau cuộc chiến, rồi từ đó tìm ra lời lý giải, mở ra một lối thoát. Lời văn rất đẹp trích từ "Những Cơn Mưa Mùa Đông" như một câu hỏi tu từ về nghịch lý được đặt ra. Và từ đó mở ra cho ta thấy, tài năng miêu tả diễn biến tâm lý con người của Lữ Quỳnh:
"…Tại sao những người đã chịu nhiều cơ cực lại phải gánh thêm không biết cơ man những cơ cực khác? Vũ đưa cả hai tay ra ngoài song cửa nắm lấy nhau, còn trí óc thì cứ cuồng cuộn những ý nghĩ vẩn vơ như thế.
Chợt Vũ lắng tai nghe từ phía xóm xa vọng đến tiếng gà gáy, như một giấc mơ vọng về. Đã lâu lắm rồi hắn không được nghe những âm thanh quen thuộc đó, giờ thì những âm thanh đó cứ eo óc mãi, như từ một cõi xa xăm nào vọng về. Một làn gió buốt thổi vào song cửa cùng với đợt mưa quất vào mặt làm hắn rùng mình, co rút người lại…"
Khi nhà văn, người lính Lữ Quỳnh lột được bộ mặt thật của những kẻ gây ra cuộc chiến, thì lối thoát đã được mở. Từ đó, lòng tin, và nhãn quan của ông hoàn toàn thay đổi. Và từ cái nhìn trẻ thơ ấy, đến hành động đoạn tuyệt, phân biệt rõ ràng, tốt xấu, địch ta, quả thực là một thời dài của nhận thức tư tưởng từ thấp đến cao của nhà văn:
“- Mày biết tao đã quá chán những tiếng hy sinh, chiến thắng này nọ biết chừng nào không? Có tiếng nào đẹp đẽ thì cứ khoát thêm vào, khoát hết vào mình, còn ở nhà cha mẹ có già, có mù lòa cũng mặc, con có cầu bơ cầu bấc thế nào cũng chẳng cần biết tới. Vinh quang quá phải không? Hy sinh quá phải không?... Tao coi cha mày như không phải con tao..." (Những Cơn Mưa Mùa Đông –trang 75)
Có lẽ, đã qúa muộn khi Lữ Quỳnh nhận ra bản chất, bộ mặt thật của cuộc chiến chăng? Cái ngây thơ, tin người ấy của ông cũng giống như Trần Hoài Thư phải trả một cái giá quá đắt. Nhà tù cải tạo hẳn là nơi ông phải đến. Nếu sau cuộc chiến, từ thái độ đi đến hành động của nhà văn Trần Hoài Thư đã hoàn tòan thay đổi, dù có thể mang một chút vô thức, tiêu cực: "Nó cũng thâm độc hơn bất cứ một sinh vật nào. Nó đái lên những con cá lóc cá trê nó câu được trước khi nạp phần cho cán bộ quản giáo. Nó thầm lén phạt đứt cọng mạ non thay vì làm cỏ. Nó chửi thề khi hắn ngồi nghe chính trị viên lên lớp" (Ra Biển Gọi Thầm- Trần Hoài Thư) Thì dường như Lữ Quỳnh vẫn vo tròn những suy nghĩ, trong cái thán ca thời cuộc và số phận của mình. Tôi nghĩ, đây là cái mâu thuẫn lớn nhất trong tư tưởng Lữ Quỳnh, và chỉ có ông mới có thể gỡ bỏ nó:
Bỗng một ngày ta không còn là ta
tương lai như con diều đứt dây chúi đầu xuống vực
sáng vào rừng rút mây đẵn gỗ
chiều về nặng trĩu vai
vác cây đời thánh giá
đêm nằm canh giấc mơ
sợ những điều giả trá
chập chờn bóng quỷ ma.
-----
Ta mất ngủ hằng đêm
chờ tiếng chim não nuột
cơm không có ăn
lấy gì cho cục
đời tù buồn
chim cũng quá buồn sao? (tiếng chim lạ ở trại tù Cồn Tiên)
Có thể nói, con người, cũng như văn thơ Lữ Quỳnh đã đi qua cuộc chiến mấy mươi năm đau thương nhất của dân tộc. Có lẽ, với ông, đó là một cuộc chiến vô nghĩa, mà cả thế hệ ông bị ném vào đó, chém giết nhau một cách man rợ. Do vậy, dù khoác áo lính, nhưng tư tưởng chán ghét chiến tranh hằn sâu trên những trang viết của ông. Và trải qua những biến cố của xã hội và con người, nhận thức tư tưởng ông đã đổi thay. Tuy nhiên, nhân vật trong thơ văn ông ít khi nổi nóng, mà luôn ở cán cân dung hòa. Phải chăng đó là cái tạng viết của ông như vậy?
*Tình yêu, một tiếng chuông vọng về.
Đi sâu vào nghiên cứu, ta có thể thấy, tình yêu trong thơ văn Lữ Quỳnh, kể cả tình yêu đôi lứa luôn chất chứa một nỗi buồn, lặng lẽ và mang mang hồn cổ phong. Dường như, không có thi nhân nào là không có bài thơ viết về mẹ. Lữ Quỳnh cũng vậy, ông không nằm ngoài cái lẽ thông thường ấy. Áng Mây Vàng là một bài thơ viết về mẹ hay và cảm động của Lữ Quỳnh. Đọc bài thơ, và những câu thơ có tính triết học: "giọt nước đựng trời mây… một năm rồi mười năm/ chỉ dài như hơi thở" làm tôi chợt nhớ đến bài thơ Vi Mô và Vĩ Mô của Trần Mạnh Hảo: "Nhưng trong giọt sương ấy/ Có bao nhiêu mặt trời?". Mẹ đã đi xa, nhưng hình bóng, nụ cười bao dung vẫn còn đó. Dù tóc bạc, nhưng tình yêu, nỗi nhớ ấy, như tiếng chuông tịnh niệm vọng về trong con:
"giọt nước đựng trời mây
tàn hương bay lấp lánh
lắt lay bóng mẹ về
tóc con chừ điểm bạc
tám năm ngày mẹ đi
vẫn nụ cười trên mộ
trần gian đường gập ghềnh
hoàng hôn đời lệ nhỏ
một năm rồi mười năm
chỉ dài như hơi thở
thanh tịnh quang chân tâm
áng mây vàng tưởng niệm"
Nỗi buồn của tình yêu, của con người cứ luẩn quẩn, vòng quanh như: "Chiếc xe buýt chạy vòng không bến đỗ" Bởi, ngã tư đường đã bịt lối em đi. Và cũng chẳng có chuyến xe nào chở hết được nỗi buồn của em. Không còn trẻ nữa, nhưng anh vẫn là đốm lửa, như tiếng chuông chiều vọng lại trong em. Có thể nói, thơ tình Lữ Quỳnh buồn, nhưng ấm áp, và không bi lụy. Ông luôn mở một con đường, một lối thoát. Chiều Mưa Trên Thành Phố Nhỏ, là một bài thơ điển hình như vậy của ông. Ta đọc lại đoạn trích dưới đây để thấy rõ điều đó:
"Em quấn khăn quàng cổ màu xanh
Như tranh Đinh Cường thời thiếu nữ
Tôi không còn trẻ để cầm tay em nữa
Nhưng lòng luôn sẵn lửa cho em
Và tình luôn ấm áp trong tim
Để sưởi em ngày đông tuyết giá
Tội nghiệp những con đường xe qua buồn bã
Không bóng người chỉ bong bóng mưa xao..."
Tôi không rõ, bài thơ: Từ Em Thiếu Phụ, có phải Lữ Quỳnh viết tặng cho vợ của mình hay không? Nhưng có thể nói, đây là một trong những bài nói về tình yêu, tình nghĩa phu thê, với lời thơ đẹp, giầu hình ảnh so sánh ẩn dụ hay nhất mà tôi đã được đọc. Nhịp của bài thơ làm cho tôi nhớ đến bài Ngày Xưa Hoàng Thị của Phạm Thiên Thư. Thơ bốn chữ dễ làm, nhưng khoảng cách từ thơ đến vè rất gần, nếu người viết không có tài:
"Em vẫn đi về
Dòng sông ký ức
Vầng trăng đại vực
In bóng thuyền tôi
Tóc em mây trôi
Trên sông áo lụa
Thuyền tôi hạt lúa
Vàng lung linh vàng
Một chuyến đò ngang
Sông xưa mất ngủ
Từ em thiếu phụ
Lúa vàng thôi trôi...”
Đọc và nghiên cứu, ta có thể thấy, tình bạn có vị trí rất quan trọng trong thơ văn Lữ Quỳnh. Không chỉ những đoản văn xuôi, mà trong thơ ông cũng đầy ăm ắp tình bạn, tình đời. Lấy tính từ mồ côi (cha mẹ) để đưa so sánh khi mất bạn bè bạn bè lúc tuổi già, thì quả thật tình bạn đối với ông quan trọng và nâng niu biết nhường nào: "Thèm rượu mà ta không uống được/ Bạn thì xa, tri kỷ cũng đi rồi/ Tay với trời cao không thấu nổi/ Tuổi già mất bạn cũng mồ côi". Lữ Quỳnh viết nhiều về Họa sỹ Đinh Cường, từ văn đến thơ bài nào cũng hay, và cảm động. Nhưng Chép Một Tờ Kinh, tôi nghĩ, là một bài thơ hay nhất về cả nội dung lẫn nghệ thuật. Và qua hồn vía của bài thơ, cho ta thấy dường như Lữ Quỳnh đang quay về với cổ thi, và đến gần hơn với Phật Pháp. Bức tranh tĩnh, nằm trong bài thơ lặng. Với thủ pháp chấm chia tách câu thơ, tạo ra khoảng lặng của tâm trạng. Tuy độc đáo, nhưng thủ pháp này không phải mới, bởi trước đây các nhà thơ như Xuân Diệu, Chế Lan Viên…đã sử dụng. Và gần đây ta bắt bắt gặp nhiều trong thơ Du Tử Lê. Và đọc bài thơ này, tưởng như Lữ Quỳnh đang xem tranh Đinh Cường, nhưng không phải vậy, ông đã vẽ lại bức tranh của bạn bằng thơ đấy:
"mở trang kinh. chỉ thấy mây
thiền tâm thanh tịnh niệm ngay di đà
tranh hoàng hôn. cảnh tuyết sa
giọt vàng giọt đỏ. nhạt nhòa giọt tôi
mở tờ kinh. chẳng có lời
quang minh thanh tịnh chiếu soi cõi người
giấc yên. trời lặng. xanh trôi
chép mừng tranh mới. sáng ngời chân như"
Bài Tháng Tư là một trong nhiều bài thơ Lữ Quỳnh viết về nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, một người bạn thân tình. Khi ông trở về, thì bạn không còn nữa. Một sự trống vắng, với nỗi đau và chán chường tưởng đến tuyệt vọng. Hai ly rượu còn đây, nhưng bạn đã đi vào sương khói. Những câu thơ cổ kính này của Lữ Quỳnh, quả thực tôi phải rón rén khi đọc, nhưng vẫn tưởng chừng đã vỡ:
"...hai chiếc ly thủy tinh
lóng lánh rượu vàng
giữa sương khói-khói hương
đêm tĩnh lặng
nhẹ nhàng cụng ly
mơ hồ nghe cổ đắng
anh bên kia núi
gõ nhịp lãng du
hát mệt nhoài cát bụi."
Càng lớn tuổi, dường như thơ Lữ Quỳnh đến gần với Đạo giáo hơn. Sự tĩnh lặng cùng tính triết lý tạo nên nét riêng biệt trong thơ ông. Và ngồi xuống ghế, bập vào thơ ông, khi chưa tới trang cuối, thì khó có thể dứt ra được.
*Tính thời sự, xã hội.
Thật là sai lầm, hoặc đọc không kỹ, nên một số người cho rằng, thơ văn Lữ Quỳnh không (hoặc rất ít) đi vào đề tài thời sự, xã hội. Có thể nói, ngay từ khi còn rất trẻ thơ văn của ông đã gắn với thế sự, xã hội. Ông luôn đứng về phía lẽ phải, với nỗi khổ đau của con người. Bài thơ Ngọn Đuốc Nào được Lữ Quỳnh viết năm 1966, khi ông vừa tròn 24 tuổi. Có lẽ, lúc đó ông chưa ý thức rõ ràng về chính trị. Nhưng trước độc tài của chính quyền, tình yêu nước, yêu đồng bào đã cho ông một ý chí, nghị lực để viết nên bài thơ rất rắn rỏi, và già dặn. Phải nói, ít khi tôi được đọc một bài thơ thế sự hay và thâm sâu đến như vậy:
"Tôi ngồi đó thân già như cổ thụ
Nỗi hờn căm làm chảy máu tâm hồn
Quá khứ đỏ trong từng đêm thức ngủ
Và bây giờ lòng cũng lửa vây quanh."
Không dừng lại ở đó, ngòi bút của Lữ Quỳnh còn chọc thẳng vào cái ung nhọt của xã hội, với cái thói lưu manh, bẩn thỉu, đê hèn của những kẻ đương chức, có quyền. Tuy là đoạn văn diễu, gây ra những tiếng cười dưới đây trong truyện Người Ngồi Đợi Mưa, nhưng cũng đủ làm cho người đọc hiểu thêm tính thời sự, cũng như chí khí của kẻ sỹ trong văn thơ, và con người Lữ Quỳnh:
"Hắn chợt thấy cột đèn và ghé lại mở cúc quần đứng đái. Tuổi già là gì? Tuổi già là nước đái vàng như rượu whisky mỗi tối. Là những thằng bụng phệ tuổi mới bốn năm mươi sống đời bẩn thỉu như trâu bò, ham chơi cờ bạc suốt đêm, đến sáng về gọi xe tăng hộ tống. Là những tên khôn vặt từng làm chó săn cho thực dân, đế quốc. Là biết nói tiếng lóng: yêu nước, yêu dân, công bằng, dân chủ…”.
Đề tài chủ quyền đất nước cũng luôn nóng hổi trong thơ văn Lữ Quỳnh. Hoàng Sa, Nỗi Nhớ, tuy chỉ là những câu thơ tự sự, trách mình, nhưng người đọc lại cảm được, sự nhu nhược, đê hèn, đồng lõa của những kẻ cầm quyền miền Bắc, ngay từ đầu năm 1974 khi gặc Tàu đánh chiếm Hoàng Sa:
"…Tôi xin lỗi
rất đau lòng nhưng phải nói ra
ngày mất Hoàng Sa
chỉ nửa nước đau thương căm hờn lũ giặc
chỉ nửa nước sục sôi niềm đau mất đất…"
Hai đoạn thơ so sánh nỗi khổ đau của người dân Nhật và Việt, để truy tìm ra kẻ phải gánh vác trách nhiệm, trong bài thơ Trường Sa, Fukushima, nếu trong toán học, có thể gọi là định lý bắc cầu được chăng? Bởi, trong thơ thế sự, Lữ Quỳnh thường không kêu tên, gọi thẳng, mà dường như ông thông qua hiện tượng này, khơi ra bản chất sự việc khác. (Một nghệ thuật so sánh ẩn dụ, hoán dụ ta thường gặp trong thơ thế sự của Lữ Quỳnh)Thật vậy, thiên tai, người Nhật kiên cường vượt qua nỗi đau. Còn tại sao dân Việt phải âm thầm vượt qua nỗi đau, khi giặc cướp tàu và giết người? Và định lý bắc cầu ấy, đã vạch ra cái vô trách nhiệm, nhu nhược của nhà cầm quyền đương thời. Vâng, đó chính là điều Lữ Quỳnh muốn chuyển tải trong bài thơ này:
"…sóng thần động đất
quỷ dữ thiên tai làm sao tránh được
dân Nhật kiên cường vượt nỗi đau
bọn giặc giết ngư dân
cướp tàu thuyền lộng hành giữa biển
dân Việt âm thầm chịu nỗi đau…"
Khi đọc và nghiên cứu, quả thực tôi cảm phục Lữ Quỳnh, bởi, dù sống ở chế độ Cộng Hòa, hay Cộng Sản ông cũng đều chĩa bút về phía chính quyền. Tuy không gay gắt, nhưng ông không hề khoan nhượng.
Đối lập với chính quyền là điều quan trọng bậc nhất đối với một người cầm bút. Nó không chỉ nhằm vạch ra những yếu khuyết của chính quyền, thúc đẩy xã hội phát triển hơn, mà còn là thước đo nhân cách của một nhà văn.
Vâng, điều kiện ấy, đặc tính ấy từ thấp đến cao, ta đã tìm thấy trong thơ văn, cũng như con người Lữ Quỳnh. Chính vì lẽ đó, đã giúp tôi cầm bút viết về ông: Nhà văn Lữ Quỳnh.
Đỗ Trường

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHỐNG THAM NHŨNG - AI CHỐNG THẬT, AI GIẢ VỜ CHỐNG?


Ông Vũ Trọng Kim phát biểu tại phiên họp của Ủy ban Tư pháp Quốc hội sáng 6-9.

'Anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết ai thật, ai giả'

Tuổi trẻ
06/09/2017 09:23 GMT+7
 
TTO - Đại biểu Quốc hội Vũ Trọng Kim chua xót bình luận tại phiên họp của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội sáng nay 6-9, khi tiếp tục thẩm tra báo cáo của Chính phủ về phòng chống tham nhũng năm 2017.

Quyết tâm chống tham nhũng sẽ hiệu triệu lòng dân
1,1 triệu người kê khai tài sản, chỉ 3 thiếu trung thực
'Nói bán chổi, nuôi heo xây biệt phủ là coi thường dân'

Ông Vũ Trọng Kim, ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng báo cáo của Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2017 chưa đạt yêu cầu.

Theo ông, các con số về kê khai tài sản (hơn 1,1 triệu người) và tỉ lệ 99% đã kê khai, không có nhiều ý nghĩa.

"Điều mà Quốc hội, cử tri cần cập nhật vào báo cáo là các đại án ngàn tỉ, các dự án BOT có vấn đề, các quan chức có vấn đề đã bị xử lý… Lò nóng rồi mà không đưa củi vào thì lò sẽ tắt" - ông Kim nói.

Từng giữ cương vị Tổng thư ký Uỷ ban trung ương MTTQ, ông Võ Trọng Kim bình luận: "Tham nhũng tràn lan, dân có thể đếm cán bộ huyện, cán bộ xã, thậm chí công chức bình thường người ta cũng đếm được số người tham nhũng, nhưng xử lý thì ít quá".

Ông Kim còn nhấn mạnh: "Anh này chống tham nhũng, anh kia chống lưng, không biết anh nào chống thật, anh nào chống giả. Tôi đề nghị sớm tổ chức những đơn vị chuyên trách chống tham nhũng một cách hiệu quả. Hiện nay có quá nhiều sự níu kéo, trì trệ. Một vụ án mà giải quyết mất năm trời không xong, tại sao vậy?"

Đại biểu Nguyễn Thái Học, trưởng ban Nội chính tỉnh Phú Yên, cũng nhận định "nội dung báo cáo của Chính phủ chưa bắt nhịp được với tinh thần của Ban chỉ đạo trung ương về PCTN, cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân về PCTN".

Theo ông Học, nhận định, đánh giá của Chính phủ về tình hình PCTN không sát, nguyên nhân chung chung, giải pháp không mang tính đột phá. Chính phủ nhận định tình hình tham nhũng năm 2017 giảm, nhưng số liệu cho thấy các vụ khởi tố năm 2017 lại tăng so với năm trước.

"Báo cáo nói là có một bộ phận cán bộ, công chức nhũng nhiễu, vậy một bộ phận ấy ở đâu, ở cơ quan, đơn vị nào? Năm nào cũng đưa ra những nhận định chung chung như vậy thì không sai, nhưng chẳng có tác dụng gì", ông Nguyễn Thái Học nói.

"Báo cáo cũng nêu hiệu quả hoạt động của một số cơ quan có chức năng PCTN chưa cao, vậy cụ thể là cơ quan nào, công an hay viện kiểm sát?"

Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương - Ảnh: Quochoi.vn

Mấy vụ án đều thấy chuyện cầm tiền đến chỗ nọ, chỗ kia

Thứ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lê Quý Vương nhận định năm 2017 công tác đấu tranh PCTN đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy vậy, nhìn lại các vụ án hình sự đang điều tra như Trịnh Xuân Thanh, Hà Văn Thắm, có thể thấy đều đã xảy ra nhiều năm trước.

"Các vụ án hình sự lớn đang điều tra thì chỉ giải quyết hậu quả thôi. Nó cũng là hậu quả của công tác quản lý giai đoạn đó có nhiều bất cập, ví dụ như thành lập các tập đoàn kinh tế kinh doanh đa nghề, rồi hoạt động của các ngân hàng có rất nhiều vấn đề", ông Lê Quý Vương nói.

Theo thượng tướng, một vấn đề quan trọng trong PCTN là tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, nếu thực hiện tốt thì sẽ giảm tiêu cực, tham nhũng rất nhiều. Nhưng thời gian qua hiệu quả của việc này chưa cao.

"Ví dụ, nhìn vào sai phạm của PVC, vụ án đang được chúng tôi điều tra, thì thấy các hoạt động như đấu thầu, chỉ định thầu đều có vấn đề. Hay hoạt động ngân hàng, cho vay rất dễ dàng, vụ Oceanbank đang xét xử cho thấy lỗ hổng rất lớn trong quản lý", ông lê Quý Vương nói.

"Chúng tôi cũng muốn nói vấn đề lợi ích nhóm, mấy vụ án đều có chuyện họ cầm nhiều tiền đi chia chỗ nọ, chia chỗ kia".

Thứ trưởng Bộ Công an cũng một lần nữa nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi các quy định về giám định tư pháp, một trong những nguyên nhân khiến việc điều tra, xử lý các vụ án thời gian qua bị chậm, điển hình là vụ Phạm Công Danh.

Ngoài ngân hàng, nợ xấu, ông Vương cho rằng PCTN cần chú ý cả lĩnh vực quản lý đất đai, các dự án BOT...



LÊ KIÊN

Phần nhận xét hiển thị trên trang