Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

tư liệu "Nghiên cứu về tâm linh":

Cầu cơ: trò chơi của quỷ

image

Linh hồn của người đã chết, không được phép đi lang thang; vì thế những ai nghĩ qua cầu cơ, gọi hồn,... để nói chuyện với thân nhân, bạn bè đã chết, hoặc nói với thần thánh, là sập bẫy của ác quỷ, bởi chỉ có ác quỷ nhập vào bàn cơ.  Quỷ dữ có thể nói đúng những chuyện đã xẩy ra từ nhiều tỷ năm; nhưng chúng không biết chuyện tương lai mà chỉ đoán mò. Quỷ dữ chỉ có khả năng làm hại những phàm nhân nào tiếp xúc với chúng.

Tôi nói thật:  Ấn giáo, Phật giáo, Cao đài giáo ...đã sập bẫy của ác quỷ. Những ai theo những tôn giáo này, phải trở về với Thiên Chúa, nếu họ không muốn chịu cực hình mãi mãi với loài quỷ dữ. 

– Vô Danh Khách -

image

Cầu cơ là gì? Tại sao đáng sợ? Lýdo bạn không bao giờ nên chơi cầu cơ?  

Theo mình được biết và được nghe kể lại từ những người trong gia đình, cầu cơ là một trò chơi gọi hồn và nói chuyện với những người đã khuất. Cầu cơ được thực hiện trên một tấm bảng chữ cái, một bên ghi "Có", một bên ghi "Không", và cuối cùng là "Tạm biệt". Một số người nghĩ cầu cơ không có hiệu lực khi chơi ban ngày, lầm to rồi nhé! Những linh hồn luôn luôn hiện diện xung quanh chúng ta, chỉ có điều bạn không thể thấy họ mà thôi.
Sau đây là 10 câu chuyện có thật về cầu cơ mà chưa ai giải thích nổi.

"Tôi không bao giờ đùa giỡn khi đề cập đến chuyện cầu cơ. Cho dù bạn có tin hay không, đùa giỡn với một thứ vô hình có thể giao tiếp với con người sẽ dẫn đến những nguy cơ rất nguy hiểm. Đúng, đôi khi chơi cầu cơ là vô hại và linh hồn không xuất hiện. Nhưng NẾU bạn đã thật sự gọi lên được một linh hồn thì sao? Và có thể bằng cách nào đó bạn chọc giận người đã khuất, và họ quyết định sẽ "làm phiền" bạn một chút?

image

Hãy xem qua những câu chuyện dưới đây để xem chuyện gì đã xảy ra với những người đùa giỡn với ma quỷ. Tôi dám chắc rằng họ sẽ không dám làm thế một lần nào nữa đâu."

Con búp bê ma quái

image

Tôi nhận được một cuộc gọi từ người anh họ; anh ấy, anh trai, bố và bạn thân anh ấy đang chơi cầu cơ dưới tầng hầm. Trước khi chơi, họ đã đem một con búp bê sứ lớn trong căn hầm sang phòng tắm kế bên (cho đỡ sợ) và đặt nó úp mặt xuống một đống khăn tắm.

Sau một hồi, chiếc bàn cơ cứ đưa ra những chữ cái vô nghĩa, anh họ tôi quyết định đứng dậy vào phòng tắm để "giải quyết nỗi buồn". Những người còn lại tiếp tục đặt ra câu hỏi. Khi họ hỏi "Ai đang ở trong căn phòng kế bên?", chiếc bàn cơ chỉ đưa ra những con số ngẫu nhiên. Lúc anh họ tôi quay lại, anh trai anh ấy nói rằng lần cầu cơ này không có kết quả gì và họ định dẹp chiếc bảng, rồi cùng lúc đưa cho anh họ tôi những con số mà họ ghi lại được. Anh ấy phát hoảng khi nhìn thấy dãy số trong tờ giấy chính là số an sinh xã hội của mình (như số CMND của Việt Nam vậy). Điều đó làm mọi người có "động lực" để tiếp tục nói chuyện với linh hồn này, "nó" nói anh họ tôi sẽ hi sinh khi đi lính cho lực lượng không quân. Cuối cùng mọi người đề nghị "nó" hãy làm gì đó để chứng minh sự tồn tại của mình. Chiếc bàn cơ từ từ ghép lại chữ D-O-L-L (con búp bê) và tất cả mọi người như bị đứng hình.

Họ tiến lại gần mở cửa phòng tắm để kiểm tra con búp bê sứ lúc nãy. Và Chúa ơi, nó đứng lù lù ngay trước cửa nhìn chằm chằm vào họ! Thất kinh hồn vía, mọi người chạy tán loạn ra khỏi căn hầm. Bạn thân anh họ tôi đã đốt bàn cầu cơ và tôi nghĩ anh ta đã phát điên trong vòng vài tháng sau đó. Hiện tại, vì một số lí do, anh họ tôi đã nhập ngũ vào lực lượng không quân ở Châu Âu. Ý nghĩ "thứ đó" đã nói đến cái chết của anh ấy làm tôi rùng mình.

Tôi đã lỡ hỏi "nó" tôi còn sống được bao lâu

image

Thường thường khi chơi cầu cơ, chúng ta vẫn hỏi "nó" những câu hỏi mà chỉ chúng ta biết câu trả lời. Và "nó" sẽ trả lời chính xác câu hỏi đó. Ví dụ như khi bạn hỏi "Tên chiếc du thuyền mà tôi đã đi vào năm tôi 6 tuổi là gì?", "nó" sẽ trả lời.

Chúng tôi (có thể là bạn hoặc anh chị của tác giả) đã chơi cầu cơ từ rất lâu rồi. Và nếu bạn chơi, đừng ngạc nhiên khi những chỗ xung quanh bạn toát ra luồng không khí lạnh bất thường. Chúng tôi cũng đã thử đốt nến đặt vào những chỗ lạnh đó, và thật kì lạ, những ánh lửa cứ chập chờn chập chờn, đổ sang một bên chứ không bao giờ cháy thẳng như những cây nến bình thường được.

Một hôm chúng tôi hỏi "nó" rằng chúng tôi còn sống được bao nhiêu lâu nữa, đó là lúc mọi thứ trở nên kinh hoàng. Mọi người đều còn 50-60 năm tuổi thọ nữa, còn về phần tôi, "nó" trả lời là 10.

Tôi tiếp tục hỏi "10 năm à?", "nó" trả lời "10 ngày".

Tôi như chết lặng. "Nó" còn nói tôi sẽ chết trong một tai nạn xe cộ, người đâm vào tôi tên là Emma. 3 ngày sau tôi hỏi lại, "nó" nói tôi còn 7 ngày, và 2 ngày sau đó tôi tiếp tục hỏi, "nó" trả lời tôi còn 5 ngày.

Những ngày sau đó tôi trở nên rất sợ hãi. Tôi giữ một cuốn kinh thánh trong túi áo và luôn đeo thánh giá trên cổ. Tôi kể lại với bố tôi nhưng ông không tin, vì thế tôi đã tự làm một bàn cơ bằng một mảnh giấy và một chiếc đĩa CD, chơi ngay trước mặt bố. "Nó" đã trả lời, bố tôi lập tức lật bàn cơ lại và bảo tôi không phải đến trường vào ngày đó, ngày đáng ra tôi phải chết. Tôi ở lì trong nhà và thật may mắn là không có chuyện gì xảy ra cả.

Bị ngạt thở

image

Chuyện này tôi không có bằng chứng gì cụ thể, nhưng tôi không quan tâm nếu bạn không tin tôi. Tôi đã chơi cầu cơ và gián tiếp mời gọi một thứ gì đó vào trong chính căn nhà của mình. Thực thể này đã tấn công tôi, và tấn công theo nghĩa đen!

Mọi chuyện sẽ bắt đầu từ lúc bạn có cảm giác mình đang bị theo dõi, cửa ra vào thì tự động đóng mở, tiếng bước chân trên sàn gỗ cứ vang lên mỗi khi bạn ở nhà một mình. Đêm đến, bạn sẽ bị đánh thức vì có ai đó cứ rung lắc giường bạn, hoặc kéo chăn của bạn. Đôi lúc bạn còn nghe ai đó thì thầm gọi tên mình. Bàn cầu cơ sẽ biến mất một cách khó hiểu trong vòng vài ngày, rồi sau đó tự dưng xuất hiện ở những nơi bạn không thể nào ngờ đến. Tôi thật sự đã bị ám ảnh. Tôi đã thấy một bóng đen trong góc phòng của mình. Tôi đã bị theo dõi bởi một người đàn ông đứng ở cửa chính. Tôi bị kéo tóc. Ngón tay tôi bị kim châm. Người tôi xuất hiện những vết cào cấu. Tôi bị ngạt thở. Trong lúc bị bóng đè, tôi vẫn nghe tiếng ai đó thì thầm vào tai mình bằng thứ ngôn ngữ lạ lẫm, tiếng La-tinh...

Sau một thời gian, gia đình tôi đã làm phép trong căn nhà và những hiện tượng siêu nhiên đã không còn xảy ra nữa. Nhưng tôi thề, tôi sẽ không bao giờ chơi cầu cơ một lần nào nữa!

Những vết cào

image

Đây là những tấm ảnh của tôi sau khi chơi cầu cơ. Những vết cào này đã xuất hiện một cách không giải thích được ngay trước khi tôi sử dụng bàn cơ. Chúng tôi đã hỏi rằng "nó" có phải là thứ đã gây ra những vết cào này không, và nó trả lời là "Phải", "nó" còn nói rằng "nó" luôn ở xung quanh tôi và sẽ không bao giờ rời bỏ tôi.

image

Tôi phải ngày đêm cầu nguyện để "nó" bỏ đi càng nhanh càng tốt!

Người mẹ vợ sát nhân

image

Năm 2001, Carol Sue Elvaker bị buộc tội đã giết con rể của bà. Được biết sau khi chơi cầu cơ cùng con gái và các cháu ngoại, bà đã bị một linh hồn "thuyết phục" phải giết chết con rể của chính mình.

Người phụ nữ 53 tuổi đâm vào ngực con rể mình bằng một con dao làm bếp, bà thậm chí còn cố gắng giết chết cháu ngoại 10 tuổi vì cho rằng cô bé chính là quỷ dữ. Con gái bà, Tammy Roach, giành lấy được con dao, giấu nó trong nhà; sau đó chạy trốn bằng xe hơi cùng với mẹ và 2 con gái.

Bà Elvaker, người cầm lái, đã cố ý chạy ẩu và đâm vào một biển báo bên đường với ý định giết luôn cô con gái và cháu ngoại mình. Nhưng họ chỉ bị thương nhẹ còn bà Elvaker thì gãy 2 mắt cá chân. Sau khi ra khỏi xe, mặc cho 2 mắt cá chân bị gãy, bà ta vẫn cố gắng đẩy đứa cháu ngoại 15 tuổi của mình ra giữa lòng đường nhưng không thành công. Bà ta đã chạy trốn vào khu rừng và bị cảnh sát phát hiện không lâu sau đó.

Thêm một điểm mấu chốt của câu chuyện là Tammy Roach cũng bị bắt vì tội thông đồng giết người. Cô đã giấu con dao của bà mẹ trong nhà , chiếc xe bị tai nạn là của cô và cô còn để mặc cho chồng mình bị chảy máu tới chết.

Vậy thì 2 mẹ con Elvaker thật ra đã quá ám ảnh vào những lời lẽ của linh hồn độc ác kia, hay đó chỉ là lí do biện hộ cho những hành vi vô đạo đức của họ?

Ngày 24 tháng 6 năm 1987

image

Bạn gái của tôi đã từng kể cho tôi nghe về một câu chuyện về cầu cơ mà chính cô ấy trải nghiệm khi còn học trung học vào năm 1986. Cô ấy có một người bạn tên là Johnny, cậu ấy mắc bệnh CF (xơ hóa nang, một căn bệnh về phổi) và một số bệnh suy nhược cơ thể khác. Thời điểm đó cậu ấy phải nhập viện. Cô ấy và một người bạn nữa tên là Shelly thường xuyên đến thăm Johnny để cổ vũ tinh thần và mong cậu ấy sớm hồi phục. Một đêm sau khi trở về từ bệnh viện, bạn gái tôi về nhà Shelly và họ quyết định thử chơi cầu cơ. Được một lát, họ bắt đầu "kết nối" và "giao tiếp" được với một linh hồn, và linh hồn này xem chừng biết rất nhiều thứ mà nó không nên biết!
Sau một hồi, bạn gái tôi bắt đầu hỏi về tình trạng của Johnny. Bàn cơ di chuyển rất nhanh: "Vào ngày 24/6/1987, Johnny sẽ không phải lo lắng nữa", và nó chuyển ngay đến chữ "Tạm biệt". Bạn gái tôi và Shelly rất mừng rỡ, tin rằng đó là ngày Johnny hoàn toàn phục hồi sức khỏe, họ thậm chí còn ghi chú lại thông tin này và nhét nó vào một chiếc bì thư. Và đúng thế, Johnny sẽ không phải lo lắng gì nữa cả.

Ngày 24/6/1987, cậu ấy qua đời.

Chết đi, con khốn!

image

Angela Jackson biết rất rõ mình không nên đùa giỡn với trò chơi cầu cơ, nhất là sau khi đã được thế lực vô hình nhắn gửi một thông điệp cảnh báo. 

Khi tham gia và một buổi gọi hồn, một nhà ngoại cảm đã quay sang Angela và nói người bố đã khuất của cô muốn nói chuyện với cô, ông bảo ông biết cô đang có ý định chơi cầu cơ, và ông khẩn khoản khuyên cô đừng bao giờ thử nó. Angela rất ngạc nhiên khi được nhắn gửi thông điệp này. Và như đã dự đoán, một vài tuần sau, Angela đã chơi cầu cơ.

Angela bị ám ảnh bởi thế giới bên kia từ khi cô còn rất nhỏ, cô đã mơ về thế giới tâm linh đó rất nhiều lần. Một lần Angela mơ thấy bố mình qua đời; vài tháng sau, ông mất.

Đây là lời kể của Angela về những gì xảy ra vào đêm cô chơi cầu cơ.

"Đêm ấy, cả người tôi như run lên với niềm phấn khích khi tôi đặt ngón trỏ của mình lên ly rượu thủy tinh bị lật ngược lại trên bàn cơ. Chiếc ly bắt đầu di chuyển nhè nhẹ. Robert, hàng xóm của tôi, hỏi: "Bạn muốn nói chuyện với ai?". Và chiếc ly bắt đầu di chuyển sang các chữ cái: A-N-G-E-L-A. Linh hồn này muốn nói chuyện với tôi! Nhưng sau đó chiếc ly lại di chuyển mang theo một thông điệp: "Chết đi, con khốn!". Tôi nói với Robert và những người khác rằng đùa như vậy chẳng có gì vui đâu, nhưng ông ấy nói họ không hề tác động gì tới chiếc ly cả. Robert rụt ngón tay lại, và ngay lúc đó chúng tôi giật nảy mình khi cánh cửa phòng khách tự nhiên đóng sầm lại.

Tôi run run hỏi tiếp: "Mi là ai?". Lúc này chỉ còn mỗi tôi đặt tay lên chiếc ly, nó di chuyển nhanh hơn: "Tao đã bị ám sát! Mày sẽ là đứa tiếp theo!". Tôi tiếp tục hỏi: "Mi là ai???" và "nó" trả lời: S-A-T-A-N. Tôi hét lên: "Tao không sợ! Về địa ngục đi!"

Chiếc ly trượt khỏi tay tôi, bay lên va vào tưởng bể một tiếng xoảng.

Những người hàng xóm của tôi quá hoảng sợ, họ bật đèn lên ngay và thổi tắt nến. Robert nói "Chúng ta đừng bao giờ chơi trò này nữa!". Nhưng họ đâu phải là người được thông báo là mình sắp bị ám sát! Tôi cần phải biết nhiều hơn.

Tôi gần như phải van xin những người hàng xóm họ mới giúp tôi chơi cầu cơ lần nữa. Nhưng lần này và những lần tiếp theo, linh hồn quỷ dữ kia chẳng bao giờ xuất hiện.

Một đêm nọ tôi bị đánh thức bởi cơn ác mộng, một người đàn ông cầm một cây búa trên tay đến để giết tôi. Lúc này tôi biết mọi chuyện đã đi quá xa, tôi đã bị ám ảnh từng ngày về cái chết của mình. Tôi thề sẽ không bao giờ đụng đến bàn cơ nữa.

Một thời gian sau những người hàng xóm của tôi chuyển đi hết, và tôi cố gắng quên đi chuyện đã xảy ra. Nhưng lúc nào tôi cũng cảm thấy lo lắng sợ hãi, cứ như có ai đó đang theo dõi tôi. Và rồi cái dự đoán kia cũng đến ngày trở thành sự thật!

image

Tôi đóng cửa ra vào lại và bắt đầu đi xuống cầu thang. Đột nhiên tôi nghe một tiếng gầm gừ đằng sau lưng mình: "Chết đi con khốn!". Tôi quá hoảng sợ và không biết làm gì ngoài việc đứng bất động. Run rẩy, tôi quay lại và thấy một người đàn ông mặc áo thun trắng bước ra từ trong bóng tối, trên tay cầm một cây búa có đầu nhọn. 
Tôi hét lên, người đàn ông xông đến đập cây búa vào đầu tôi nghe một tiếng uỵch kinh hãi. Ông ta lại đập một lần nữa và tôi có thể cảm thấy máu đang chảy thành dòng trên mặt mình. Quá đau đớn, tôi bị mất phương hướng, tôi không thể nhìn mặt kẻ đang tấn công mình, lúc đó tôi chỉ muốn chạy trốn. Máu lênh láng khắp nơi, tôi lê lết được tới cửa chính và ngã quỵ xuống bất tỉnh.

Tôi tỉnh dậy sau đó trong bệnh viện, choáng váng và bối rối. Một bác sĩ đến giải thích với tôi: "Chị bị nứt sọ sau cuộc tấn công". Đã 6 năm trôi qua và cảnh sát không thể tìm được kẻ sát nhân đó. Nếu tôi nghe lời cảnh báo của bố tôi, có lẽ mọi chuyện đã không xảy ra. Nhưng các bạn hãy nhớ một điều: đừng bao giờ xem nhẹ trò chơi cầu cơ. Bạn không thể hình dung nổi những thế lực ma quỷ nào đứng đằng sau nó đâu! 

Đám cháy bí ẩn

image

Một bà mẹ cùng với đứa con gái đã được cứu sống trong đám cháy tại ngay ngôi nhà của họ. Tai nạn xảy ra sau khi họ chơi cầu cơ. Hai mẹ con được cho biết là đã cố gắng "kết nối" với linh hồn chú chó chết thảm của họ. Chú chó này đã bị sát hại bởi bạn trai của người mẹ, ông ta dìm chết nó trong bồn tắm, sau đó cắt thành từng mảnh nhỏ và bỏ vào toilet dội nước để phi tang.

Sau khi mọi chuyện qua đi, Margaret Carroll và con gái Katrina Livingstone bắt đầu sử dụng bàn cầu cơ để nói chuyện với chú chó Molly của mình. Tối thứ 6, Katrina kể với một người hàng xóm của mình là linh hồn mà họ giao tiếp nói rằng 2 mẹ con họ sắp chết, và đám cháy xảy ra vào chiều thứ 7!

Trong đám cháy dữ dội, những người lính cứu hỏa phải trầy trật lắm mới kéo 2 mẹ con ra khỏi ngôi nhà, họ được đưa tới bệnh viện trong tình trạng rất nguy kịch. 

Cảnh sát cho biết những vết thương trên người họ không phải là vết bỏng, nói cách khác, họ bị thương không phải là do ngọn lửa. Vậy thật sự là chuyện gì đã xảy ra trong ngôi nhà đó?

Bị nhập xác

image

Alexandra Huerta, một cô gái 16 tuổi người Mexico được cho là đã bị nhập xác sau khi cố gắng liên lạc với cha mẹ đã mất của cô bằng trò chơi cầu cơ cùng với anh trai và em họ của cô.

Trước khi chơi, Alexandra đã uống Brugmansia, một loại ma túy có thành phần từ một loài hoa độc. Loại ma túy này còn được biết đến với cái tên "Trumpet thiên thần", gây ảo giác, lẫn lộn, liệt cơ bắp và có thể dẫn đến tử vong nếu sử dụng quá liều. Loại thuốc này được sử dụng rất rộng rãi ở Mexico, nhất là bởi các tín đồ của tôn giáo Shaman, họ tin uống nó vào sẽ giao tiếp được với "người cõi trên".

Chỉ sau một vài phút chơi cầu cơ, cả 3 người họ đều cảm thấy bị ảo giác nặng, và cố gắng làm bản thân bị thương bằng mọi cách. Dưới đây là đoạn video khi Alex nói những thứ tiếng kỳ lạ, quằn quại trên mặt đất và thậm chí còn nói rằng cô sắp chết.

Khi Alex được xuất viện, gia đình cô đã chăm sóc cô. Nhưng họ tin rằng những linh hồn quỷ dữ đã nhập vào Alex và sẽ không bao giờ để cô yên.

Lễ trừ tà

image

Bộ phim "Lễ trừ tà của Roland Doe" được dựa trên sự kiện có thật về một cậu bé bị ma nhập sau khi liên lạc với người cô đã chết của mình qua trò chơi cầu cơ.

Khi còn sống, dì của cậu bé là một nhà ngoại cảm và bà đã dạy cho cậu tất cả mọi thứ. Sau khi bà qua đời, cậu bé bắt đầu áp dụng những gì dì mình dạy và điều đó đem đến những hậu quả rất tai hại.

Có cả thảy 9 linh mục đến làm lễ trừ tà để xua đuổi những linh hồn đang sở hữu cơ thể của cậu bé, việc này diễn ra trong vòng vài tuần. Cậu bé đã bị nhập xác sau khi chơi cầu cơ. Khi bị rảy nước thánh, trên ngực và đùi cậu bé xuất hiện chữ "Hello" (Xin chào), và thêm vào đó là những vết cào cấu rất sâu. Một vị linh mục còn nhìn thấy khuôn mặt của con quỷ xuất hiện trên chân của cậu bé. Giường của cậu rung lắc dữ dội và cậu gầm gừ bằng những thứ tiếng rất lạ.

Cuối cùng những linh hồn trong cơ thể cậu bé cũng bị đuổi đi, cậu trở lại với cuộc sống bình thường./.

image

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tên lửa Triều Tiên tiến bộ vượt bậc nhờ đồ 'chợ đen' Ukraine?



 Giới phân tích nghi ngờ tiến bộ vượt bậc gần đây của tên lửa Triều Tiên có được thông qua sự giúp đỡ về công nghệ động cơ đến từ Ukraine.
Theo một số chuyên gia, thành công của Triều Tiên trong việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có thể tấn công Mỹ được thực hiện thông qua việc mua qua chợ đen động cơ từ một nhà máy ở Ukraine, New York Times cho biết. Nhà máy này được cho là có mối liên hệ mật thiết với chương trình tên lửa của Liên Xô trước đây.
Báo cáo mới dựa trên phân tích và đánh giá của giới tình báo Mỹ. Nghiên cứu mới có thể giải quyết bí ẩn về thành công đột ngột của Triều Tiên sau loạt thử nghiệm thất bại trước đó, trong đó có thể do tác động của hoạt động tấn công mạng của Mỹ.
Michael Elleman, chuyên gia về tên lửa thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho biết sau thất bại đó, Triều Tiên đã thay đổi thiết kế và chuỗi cung ứng trong 2 năm qua.

Sự hỗ trợ bí ẩn

Từ trước đến nay, Trung Quốc được xem là “nhà tài trợ” chính cho nền kinh tế Triều Tiên. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói rằng Bắc Kinh là nguồn hỗ trợ chính về kinh tế và công nghệ cho Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên, những quốc gia khác như Ukraine hay Nga ít được nhắc đến, mặc dù Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đề cập đến các quốc gia này là “những cơ hội kinh tế” sau khi Bình Nhưỡng thử nghiệm thành công ICBM.
Ten lua Trieu Tien tien bo vuot bac nho do 'cho den' Ukraine? hinh anh 1
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un (giữa) kiểm tra khu thử nghiệm động cơ tên lửa mới. Ảnh: KCNA.
Các nhà phân tích đã nghiên cứu hình ảnh Nhà lãnh đạo Kim Jong Un kiểm tra động cơ tên lửa mới và kết luận rằng nó được lấy từ thiết kế từng sử dụng trên các tên lửa của Liên Xô. Loại động cơ này mạnh đến mức mỗi tên lửa có thể mang tới 10 đầu đạn hạt nhân.
Loại động cơ hạng nặng này chỉ sản xuất ở vài nhà máy thuộc Liên Xô cũ. Các chuyên gia, điều tra viên chính phủ Mỹ đang tập trung chú ý vào nhà máy tên lửa ở Dnipro, Ukraine, nằm ở rìa khu vực tranh chấp giữa chính phủ và phe ly khai.
Những năm Chiến tranh Lạnh, nhà máy này là nơi chế tạo tên lửa liên lục địa đáng sợ nhất thế giới R-36, SS-18 Satan. Nhà máy này vẫn là nơi sản xuất tên lửa chính cho Nga những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine tuyên bố độc lập.
Tuy nhiên, kể từ khi Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych bị phế truất vào năm 2014, nhà máy thuộc sở hữu nhà nước này được gọi là Yuzhmash rơi vào tình trạng khó khăn. Nga hủy bỏ hợp đồng nâng cấp kho tên lửa đạn đạo của họ với nhà máy này.
Yuzhmash ngập trong nợ nần và tinh thần sa sút của đội ngũ kỹ sư, công nhân. Các chuyên gia tin rằng động cơ mới của Triều Tiên xuất phát từ nhà máy này. “Các động cơ này có thể đến từ Ukraine một cách bất hợp pháp. Câu hỏi lớn là bao nhiêu và liệu người Ukraine có đang giúp đỡ họ hay không, tôi rất lo lắng”, Elleman nói.
Chuyên gia Elleman cho biết thêm kết luận của ông dựa trên phát hiện của điều tra viên Liên Hợp Quốc rằng Triều Tiên đã tìm cách đánh cắp bí mật công nghệ tên lửa Ukraine từ 6 năm trước. Hai người Triều Tiên bị bắt khi bí mật tiếp cận về hệ thống tên lửa, động cơ nhiên liệu lỏng và hệ thống cung cấp nhiên liệu. Các điều tra viên tin rằng, trong bối cảnh hỗn loạn ở Ukraine từ năm 2014, Triều Tiên đã thử lại lần nữa.
Các phân tích của chuyên gia Elleman lý giải cho sự tiến bộ vượt bậc của Triều Tiên trong thời gian gần đây. Bình Nhưỡng đã thử nghiệm động cơ mới lần đầu trong tháng 9/2016, có nghĩa Triều Tiên chỉ mất 10 tháng để chế tạo ICBM. Triều Tiên khó có thể làm điều này trừ khi họ mua thiết kế, phần cứng và chuyên môn từ thị trường chợ đen.

Thất bại của tình báo

Nhà Trắng không bình luận về báo cáo mới. Tháng trước, Yuzhmash phủ nhận thông tin nhà máy đang đấu tranh để tồn tại và bán công nghệ ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Các nhà điều tra Mỹ không tin điều này, mặc dù không có bằng chứng về sự liên quan.
Ten lua Trieu Tien tien bo vuot bac nho do 'cho den' Ukraine? hinh anh 2
Hình ảnh Triều Tiên thử nghiệm động cơ tên lửa mới được cho là có nguồn gốc từ Ukraine. Ảnh: KCNA.
Sau khi báo cáo được công bố, Oleksandr Turchynov, quan chức an ninh quốc gia cấp cao trong chính phủ Tổng thống Petro O. Poroshenko, đã phủ nhận bất kỳ sự liên quan của Ukraine đối với vấn đề này.
Làm thế nào động cơ do Liên Xô thiết kế có tên RD-250 đến Triều Tiên vẫn là một bí ẩn. Chuyên gia Elleman nghi ngờ Công ty Energomash của Nga có quan hệ chặt chẽ với Yuzhmash có một vai trò nhất định trong việc chuyển giao công nghệ động cơ RD-250 cho Triều Tiên.
Ông cho biết các động cơ RD-250 còn sót lại có thể cất giữ trong kho ở Nga. Tuy nhiên, việc động cơ tên lửa hạng nặng đến được Triều Tiên bất chấp lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc cho thấy sự thất bại về tình báo trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng tiếp cận công nghệ nước ngoài.

Đổi công nghệ lấy tiền

Không rõ ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc bán công nghệ tên lửa cho Triều Tiên và các quan chức tình báo có giả thuyết khác nhau. Tuy nhiên, ông Elleman nhấn mạnh đến trường hợp các nhà máy sắp phá sản và các kỹ sư thiếu việc làm là nguồn cung công nghệ tiềm năng cho Bình Nhưỡng.
Ông Elleman, người đã thăm nhà máy Yuzhmash trong nhiều năm, khi làm việc cho các dự án liên bang để hạn chế phổ biến công nghệ vũ khí hủy diệt hàng loạt. Ông cho biết phần lớn các kỹ sư tại nhà máy này không muốn làm những điều có hại nhưng vấn đề sẽ khác khi họ bị đặt vào thế phải lựa chọn.
Ten lua Trieu Tien tien bo vuot bac nho do 'cho den' Ukraine? hinh anh 3
Giới phân tích nghi ngờ các kỹ sư Ukraine có thể bán công nghệ cho Triều Tiên vì khó khăn tài chính. Ảnh minh họa: Alarabiya .
Thành phố Dnipro, nơi nhà máy Yuzhmash đang hoạt động là một trong những thành phố xuống cấp nhanh nhất thế giới. Các nhà máy nằm rải rác ở phía Đông Kiev đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng. Các kỹ sư, công nhân lành nghề thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh và họ phải đối mặt với rất nhiều cám dỗ từ tình báo nước ngoài.
Về mặt kinh tế, nhà máy Yuzhmash và Trung tâm Thiết kế Yuzhnoye đối mặt với nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng năm 2014. Nga sát nhập bán đảo Crimea và mối quan hệ với Ukraine trở nên lạnh nhạt.
Moscow rút kế hoạch giao cho nhà máy Yuzhmash chế tạo tên lửa SS-18 mới. Trong tháng 7/2014, Quỹ Carnegie về Hòa bình Quốc tế cảnh báo sự thất vọng về kinh tế có thể khiến các chuyên gia hạt nhân Ukraine ngưng làm việc và tiết lộ các công nghệ nhạy cảm cho nước ngoài để đổi lấy lợi ích kinh tế.
Các đầu mối về động cơ có nguồn gốc từ Ukraine ở Triều Tiên bắt đầu rộ lên vào tháng 9/2016, khi Nhà lãnh đạo Kim Jong Un giám sát thử nghiệm động cơ tên lửa mới mà các nhà phân tích nói là lớn và mạnh nhất.
Norbert Brugge, nhà phân tích người Đức, cho biết ảnh chụp động cơ cho thấy sự tương đồng trong thiết kế với động cơ RD-250 do nhà máy Yuzhmash sản xuất. Các tín hiệu báo động vang lên sau vụ thử nghiệm động cơ lần thứ 2.
Đến tháng 5, Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 với độ cao quỹ đạo kỷ lục, nếu phóng ở quỹ đạo tiêu chuẩn, tên lửa đạt tầm bắn khoảng 4.500 km, đủ xa để tấn công căn cứ đảo Guam. Ngày 4/7, Bình Nhưỡng tiếp tục gây ngạc nhiên với vụ phóng thử ICBM có thể tấn công Alaska của Mỹ.
Tuần trước, bản tin của các nhà khoa học nguyên tử một lần nữa khẳng định động cơ mới của Triều Tiên bắt nguồn từ động cơ RD-250. Chuyên gia Elleman kết luận, mối đe dọa tên lửa của Triều Tiên tăng lên cùng với tình trạng khó khăn tài chính tại các nhà máy ở Ukraine đang “vùng vẫy” tìm kiếm các hợp đồng để lấy lại vinh quang trong quá khứ.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

TÀU TRUNG QUỐC TẤN CÔNG, ĐÂM CHÌM TÀU NGƯ DÂN VIỆT NAM




 
Một tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, phá tài sản – Ảnh: Tử Trực



Tàu Trung Quốc số hiệu 46106 tấn công, 
đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam
 
Lời dẫn của Tiếng Dân: Cuối cùng thì cũng có một bài báo “lề phải” đã gọi đúng tên con tàu ôn dịch 46106 là “tàu Trung Quốc”, không còn gọi là “tàu lạ” như các tờ báo khác nữa. Tàu 46106 chính là con tàu Trung Quốc đã liên tục tấn công nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam, mà trangTiếng Dân đã nhiều lần nhắc tới trong các bản tin hàng ngày.

Thế nhưng, vẫn chưa nghe một “cơ quan chức năng” nào lên tiếng phản đối hành động cướp bóc của con tàu này. Những người đứng đầu các cơ quan của đảng và nhà nước: im lặng. Bộ Ngoại giao: im lặng. Các cơ quan ban ngành đoàn thể của đảng và nhà nước: im lặng…


Không một ai đứng về phía ngư dân, lên tiếng phản đối hành động cướp bóc, khủng bố của tàu Trung Quốc, mà chỉ có Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam lên tiếng: “Đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có tiếng nói phản đối và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam“.
____


Văn Duẩn
23-8-2017

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối, lên án hành động của những người trên tàu Trung Quốc số hiệu 46106 đã liên tiếp tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá với hàng chục ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa.

Một tàu cá ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc tấn công, phá tài sản – Ảnh: Tử Trực
Ngày 23-8, tin từ Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam cho biết Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam Trần Văn Quý vừa ký văn bản kịch liệt phản đối và lên án các hành động của những người trên tàu Trung Quốc đã tấn công, cướp phá và làm chìm 2 tàu cá Việt Nam.

Văn vản của Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam dẫn thông tin tổng hợp từ Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết ngày 7-8-2017, tàu cá mang số hiệu QNg 90289 TS do ngư dân Bùi Ngọc Lành làm thuyền trưởng đang khai thác hải sản tại tọa độ 16o09’ Vĩ Bắc, 111o53’ Kinh Đông thuộc vùng biển quần đảo Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc mang số hiệu 46106 áp sát, khống chế và cho người nhảy sang tàu cá của Việt Nam dùng hung khí tấn công, đập phá tài sản, ngư lưới cụ, cướp hải sản, máy định vị, máy dò cá và lương thực, thực phẩm dự trữ của ngư dân Việt Nam.

Sau khi tấn công, cướp phá và làm chìm tàu cá Việt Nam, tàu 46106 của Trung Quốc đã bỏ đi để mặc cho các ngư dân Việt Nam ở lại cùng tàu cá đang bị chìm. Sau đó, các ngư dân tàu QNg 90289 TS đã được tàu cá QNg 95193 TS do ngư dân Phạm Trung Kiên làm thuyền trưởng đang hoạt động ở gần đó đến tiếp cứu và đưa về đất liền.

Tiếp đó, cũng tại tọa độ nói trên, vào ngày 18-8-2017, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 95001 TS do ngư dân Huỳnh Văn Khanh làm thuyền trưởng tiếp tục bị tàu 46106 tấn công, cướp phá và làm chìm tàu. Các ngư dân của tàu QNg 95001 TS đã được tàu QNg 90495 TS do ngư dân Huỳnh Văn Tuấn làm thuyền trưởng cứu và đưa về đất liền.

Hiện sức khỏe và tinh thần của các ngư dân trên 2 tàu cá bị nạn đã dần ổn định.

Ước tính sơ bộ số lượng tài sản, ngư lưới cụ, sản phẩm bị cướp phá của 2 tàu cá Việt Nam là khoảng 6 tỉ đồng. “Hành động liên tiếp tấn công ngư dân Việt Nam của phía Trung Quốc thời gian qua làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tính mạng, tài sản và hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam nói chung, của đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam nói riêng. Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kịch liệt phản đối và lên án các hành động tấn công liên tiếp nói trên”- văn bản của Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam nêu rõ.

Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam kêu gọi đoàn viên Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam và ngư dân tiếp tục ra khơi bám biển, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong đánh bắt thủy hải sản; bình tĩnh, tránh xung đột để không bị thiệt hại đến tính mạng và tài sản của mình.

“Đề nghị các cơ quan chức năng của Việt Nam có tiếng nói phản đối và có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ ngư dân khai thác thủy hải sản tại các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”- Nghiệp đoàn Nghề cá Việt Nam nhấn mạnh.
____

Ghi chú: Tiêu đề bài viết trên báo NLĐ không ghi số hiệu con tàu này là 46106. Trang Tiếng Dân thêm vào để gọi đúng tên con tàu này, cũng như để độc giả nhớ, chính nó đã tấn công hàng loạt tàu cá của ngư dân VN: “Tàu Trung Quốc số hiệu 46106 tấn công, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam“.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Tư, 23 tháng 8, 2017

HẠ THỔ TẤT !


Hoàng Thế Sinh





Truyện 


Đọc hết gần một trăm trang tài liệu có liên quan đến Dự án Đôlamex, Tẽo gỡ chiếc kính cận đặt lên chồng sách rồi ngả lưng ra ghế xích đu thư giãn. Đang mơ màng với những dự định trong tương lai thì vợ Tẽo vào với bộ mặt tươi roi rói, giọng ngọt ngào:
- Sếp của em ơi! Lại có lộc rồi đây! - Vừa nói, vợ Tẽo vừa chìa cái gói nhỏ trước mặt và giở ra - Cao hổ cốt đấy. Người ta biếu anh.
- Hừ! Có mà cao... cao xương chó với lá keo lá bồ đề.
Tẽo vừa nói vừa lừ lừ vợ. Mủm mỉm ra vẻ ta đây, rồi Tẽo nói một thôi một hồi như muốn giáo huấn vợ. Đây bảo cho mà biết nhá, làm vợ sếp thì phải biết nhận biết từ chối. Mấy cái đứa lằng nhằng là hay biếu xén vài cái thứ chẳng đáng gì. Mật gấu. Mật ong. Cao gấu. Cao hổ cốt. Cao khỉ. Rượu Napoleon. Rượu Mao Đài. Nho khô Mỹ. Vải lụa Vạn Phúc. Tivi màn hình phẳng Panasonic. Máy tính xách tay Sony... Vớ vẩn. Toàn đồ giả. Nhà không dùng, bỏ xó. Bán thì không được. Thành của nợ trong nhà. Nhận làm khỉ gì. Cô bảo chúng nó lần sau cứ mang thứ nhẹ tênh. Tiền to. Tiền đô. Vàng. Đá Ruby. Bỏ trong phong bì. Bỏ vào trong túi áo. Bỏ vào tài khoản trong ATM. Thế có phải nhẹ nhàng, tế nhị, khỏi dềnh dang phô trước mắt thiên hạ, vừa không mang tiếng lại vừa dễ lưu giữ, dễ xử lí.
- Ông chỉ được cái khôn! - Vợ Tẽo cười tươi, nguýt yêu chồng - Ai biếu gì là tôi lấy tuốt. Người ta tốt bụng mới đem biếu, nỡ nào biếu của rởm. Mới lại người ta thường phải qua lại nhờ vả sếp chứ. Còn ý hay của ông thì tôi sẽ nói thẳng cho họ biết, chứ ý tứ quá có mà đến đêm người ta cũng chẳng nghe ra đâu. Hôm nay tôi nhận mấy lạng cao hổ cốt, đồ sịn đấy. Ông đừng có mà chê!
- Thôi thôi, cô lại sắp chuyển sang nghề quảng cáo đấy! - Tẽo phẩy tay, nói rành rẽ - Cô cho ngâm rượu rồi hạ thổ, nghe chưa!
Vợ Tẽo quay ra, lúc sau quay vào, cô đặt cái hộp vuông vuông xuống bàn, bảo:
- Cái này cũng của người ta biếu anh.
- Lại biếu! - Tẽo làu bàu trong miệng vẻ khó chịu - Lại cao xương, mứt sen, rượu ngoại... để đâu cho hết. Mà cô nhận làm quái gì những thứ rẻ tiền ấy, hả?
- Hừm, bố mày rõ thật là... Trong cái hộp này có mấy chai mật ong và cả một cái phong bì to đùng nhé.
- Ờ, thế thì được! - Tẽo trở nên vui vẻ - Đếm kỹ rồi cho vào tủ. Còn mật ong, ờ ờ, mẹ nó mua thêm vài chục trứng gà cho tất vào hũ rồi đem hạ thổ nhé!
Vợ Tẽo phấn khởi, le te đi ra đến cửa còn quay lại nguýt yêu chồng một cái rõ dài và nói nịnh: "Bố nó chỉ được cái khôn! Thứ gì cũng hạ thổ cho biến chất một cách có hiệu quả rồi mới dùng. Đúng là sếp có học vấn có khác!". Vợ Tẽo le te đi ra. Tẽo được yên thân, lại ngả lưng xuống ghế xích đu, mỉm cười với những ý nghĩ thú vị: “Trước đây mình luôn luôn phải đi biếu người ta. Bây giờ người khác lại luôn luôn biếu mình. Sướng thật! Xưa, mình chỉ gọi người ta là sếp. Giờ, người khác lại gọi mình là sếp! Khoái thật! Cuộc đời cứ như đèn cù vậy. Vợ mình nói đúng, có học có khác. Mình học đến hết kinh tế tại chức, chính trị tại chức, luật tại chức, rồi tài chính kế toán tại chức, đủ cả. Thì cũng ông cử như ai. Nay mai có thạc sỹ tại chức, tiến sỹ tại chức, mình sẽ làm thêm vài cái thì còn triển vọng nữa, nhiều lộc nữa chứ đùa!”. Nghĩ thế, Tẽo cảm thấy mình như là một nhà khoa học, nhà quản lý thực sự. Bao khát vọng còn ở phía trước, Tẽo mơ màng rồi ngủ lịm lúc nào không biết.
Mấy hôm sau, vào đêm khuya thứ bảy, các con đi ngủ cả, vợ Tẽo rón rén vào phòng riêng của chồng. Thấy chồng đang bù đầu đọc tài liệu lúc lúc lại ghé sát chiếc kính cận xuống mặt bàn hí hoáy viết cái gì đó, lòng cô dậy lên nỗi thương xót. Nước mắt cứ tự dưng trào ra. Cô còn nhớ mấy năm trước, chẳng có ngày vui ngày buồn mà cô không phải cùng chồng đến thăm nom các sếp. Ngày tết. Thăm nom thì phải quà cáp, phong bao tiền to, tiền đô, tiền mới cứng. Thế Tẽo mới được đề bạt chứ. Bây giờ có chức quyền rồi thì Tẽo phải thu về, chẳng lỗ mà lãi to đấy. Mật gấu. Cao hổ cốt. Mật ong. Hạ thổ tất. Phong bì tiền to. Phong bì tiền đô. Nhẫn mặt ngọc ruby. Dây chuyền vàng. Két sắt giữ. Ngân hàng giữ. Đầu tư vào các dự án chim trời - cá nước - ba ba - thuồng luồng, xẻ đá - khai mỏ, nhà hàng - khách sạn… Cứ ăn chắc là tiền mẹ đẻ tiền con. Tiêu một đời không hết. Tiêu ba đời không vơi. Tiêu mười đời chẳng cạn. Sướng không thể tả được! Thế mà tự dưng… tai bay vạ gió từ đâu ập về khiến cô lo sợ. Cô cầm tập phong bì, rón rén đến bên chồng. Biết vợ lại hỏi gì, Tẽo không ngẩng lên, tay vẫn hí hoáy viết, dài giọng hỏi:
- Gì-ì-ì thế-ế-ế?
- Cái này... - Vợ Tẽo ngập ngừng.
- Lạ-ại-ại quà-à-à biếu hả-ả-ả?
- Không... nhưng mà trong này... anh Tẽo...
Vợ Tẽo định nói trong những chiếc phong bì dày cộp này là những lá đơn của cán bộ công nhân viên chức tố cáo Tẽo ăn của đút lót, ăn hối lộ và chuyên đi hối lộ người khác, nhưng sợ Tẽo nổi giận. Thấy vợ ngập ngừng, Tẽo không ngoảnh ra, giọng dứt khoát:
- Đem hạ thổ tất!
H.T.S
Tranh: Soái ca của TN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

NHỮNG NHÀ PHÊ BÌNH CHÍNH TRỊ

Bùi Công Thuấn


Phê bình văn học-Diện mạo của một thời


Tôi tạm gọi những nhà phê bình văn học chuyên tâm vào vấn đề chính trị khi phê bình một hiện tượng văn học là những nhà phê bình chính trị. Xin không nhầm lẫn với những nhà bình luận chính trị trên báo chí, vì đối tượng của những người cầm bút này là những vấn đề chính trị.

1.CƠ SỞ XUẤT PHÁT
Từ đâu xuất hiện những nhà phê bình chính trị? Và nhiệm vụ của họ là gì?
Những nhà phê bình chính trị, phê bình trên lập trường ý thức hệ Marxist ở Việt Nam đã xuất hiện từ những năm 1930-1945. Giáo sư Nguyễn Văn Trung trong Lược khảo văn học tập III (1968) ở Sài Gòn cho biết:
“Ngay từ hồi 1933-1935 đã có những nhà phê bình Việt Nam đặt những vấn đề lý luận văn học và phê bình văn học theo quan điểm Mácxít. Nhất là vào thời kỳ Mặt trận Bình dân, Đảng Cộng sản được tương đối tự do hoạt động, một số tờ báo do Đảng lãnh đạo chủ trương đường lối phê bình Mácxít một cách công khai với những người như Hải Triều, Hải Thanh, Bùi Công Trừng…Trong cuộc tranh luận Văn học vị nghệ thuật hay vị nhân sinh hồi 1935, Hải Triều công khai đứng trên lập trường Mác xít để bài bác những quan điểm của Thiếu Sơn, Phan Khội, Hoài Thanh…”
…”Phê bình Mác xít trở thành trội bật, quyến rũ với những tác phẩm của Nguyễn Bách Khoa hồi 1940-1945. Từ 1945 đến 1954 và nhất là từ 1954 đến bây giờ, một nửa nước Việt Nam coi quan điểm Mác xít là quan điểm phê bình chính thức và độc tôn. Nỗ lực áp dụng phương pháp phê bình duy vật vào văn học…” (sđd, tr.190)
Trong báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948), đồng chí Trường Chinh nói rõ:
“Chúng tôi thành thật trông chờ những cây bút phê bình chân chính trong văn nghệ Việt Nam.
…Phê bình chúng tôi đề nghị đây là phê bình đúng nguyên tắc, phê bình trong kỷ luật dân chủ, không phải ‘tư do phê bình’. Có thể có những kẻ manh tâm muốn phê bình để gieo rắc sự chia rẽ, nghi ngờ trong hàng ngũ dân tộc, để cung cấp tài liệu cho địch hại ta. Những kẻ đó không phải là phê bình mà là quấy rối, không phải thật tâm cầu tiến bộ mà là khiêu khích, địa vị của chúng không ở trên đàn văn nghệ của một nước dân chủ, mà phải ở trong nhà tù của chính quyền nhân dân!
Không phải chỉ cần phê bình những khuynh hướng sai lầm về tư tưởng, học thuật, nghệ thuật của ta mà thôi; phải phê bình và nhất là chú trọng đả kích tư tưởng, văn học, nghệ thuật phản động của địch. Cuộc đấu tranh về văn hóa và tư tưởng không thể tách rời cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự và kinh tế được. Kẻ thù đem tư tưởng bi quan hưởng lạc ra nhồi sọ thanh niên ta trong vùng chúng kiểm soát; chúng mê hoặc quần chúng bằng những quan điểm ích kỷ, duy tâm; chúng truyền bá nghệ thuật suy đồi, thối tha của chúng; chúng đầu độc tinh thần nhân dân ta một cách vô cùng thâm độc. Ta đã theo dõi để vạch mặt chúng chưa? Đuy-ha-men (Duhamel) sang Đông Dương lớn tiếng bênh vực chính sách ăn cướp của lũ thực dân; ai là người trong giới văn nghệ chúng ta đã đứng ra trả lời cho hắn một cách đích đáng? Trong chiến tranh chống thực dân xâm lược này, cuộc đấu tranh về tư tưởng không thể thiếu được!
Chúng tôi sốt ruột trông chờ những kiện tướng phê bình văn hóa đế quốc nói chung và văn hóa thực dân Pháp nói riêng. Chúng ta không nên quên rằng tư tưởng văn nghệ đồi trụy của thực dân Pháp, những học thuyết nguy hiểm của chúng đã ít nhiều thấm vào tâm hồn thanh niên, trí thức và thế hệ văn nghệ sĩ nước ta ngày nay. Bởi vậy, phê bình tư tưởng phản động và văn học, nghệ thuật đồi trụy của thực dân Pháp còn là một cách cải tạo tư tưởng của giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta nữa.”[1]
Trong đoạn trích trên, hai lần Trường Chinh nói rằng: “Chúng tôi thành thật trông chờ những cây bút phê bình chân chính trong văn nghệ Việt Nam.”; “Chúng tôi sốt ruột trông chờ những kiện tướng phê bình...”. Nghĩa là trong cuộc đấu tranh chống xâm lược đòi buộc phải có đội ngũ những nhà phê bình chân chính, những kiện tướng phê bình. Vì “Trong chiến tranh chống thực dân xâm lược này, cuộc đấu tranh về tư tưởng không thể thiếu được”
Trong đoạn văn trên, Trường Chinh cũng xác lập rõ đối tượng phê bình là: “Không phải chỉ cần phê bình những khuynh hướng sai lầm về tư tưởng, học thuật, nghệ thuật của ta mà thôi; phải phê bình và nhất là chú trọng đả kích tư tưởng, văn học, nghệ thuật phản động của địch”.
Hoạt động phê bình còn có một mục tiêu khác nữa là: “Bởi vậy, phê bình tư tưởng phản động và văn học, nghệ thuật đồi trụy của thực dân Pháp còn là một cách cải tạo tư tưởng của giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta nữa”
Như vậy “phê bình chính trị” không chỉ đơn thuần là phê bình văn học nghệ thuật, mà nhà phê bình thực hiện nhiệm vụ trong cuộc đấu tranh về văn hóa-tư tưởng mà “Cuộc đấu tranh về văn hóa và tư tưởng không thể tách rời cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự và kinh tế được”, nghĩa là đang làm nhiệm vụ của một chiến sĩ trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, nghệ thuật, trong cuôc đấu tranh chung của dân tộc. Vai trò này có thẩm quyền lớn hơn vai trò của một nhà phê bình văn học nghệ thuật đơn thuần. Họ có chỗ đứng chân chính trên diễn đàn văn nghệ. Ngoài nhiệm vụ phê bình “những khuynh hướng sai lầm về tư tưởng, học thuật, nghệ thuật của ta mà thôi; phải phê bình và nhất là chú trọng đả kích tư tưởng, văn học, nghệ thuật phản động của địch” họ còn góp phần “cải tạo tư tưởng của giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta nữa”.
Những nội dung trên còn được nhắc lại trong các nghị quyết của Đảng về văn học nghê thuật:
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII, ngày 16.07.1998 nhận định:
“Đời sống văn học, nghệ thuật còn những mặt bất cập. Rất ít tác phẩm đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân tộc và thành quả đổi mới. Trong sáng tác và lý luận, phê bình, có lúc đã nảy sinh khuynh hướng phủ nhận thành tựu văn học cách mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn xã hội với thái độ bi quan. Một vài tác phẩm viết về kháng chiến đã không phân biệt chiến tranh chính nghĩa vói chiến tranh phi nghĩa. Xu hướng “thương mại hoá”, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học, nghệ thuật bị suy giảm.
Và đề ra nhiệm vụ:
Tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng.”
Nghị quyết 23 của Bộ chính trị ngày 16/6/2008 cũng nhận định:
“hoạt động lý luận văn học, nghệ thuật còn lạc hậu về nhiều mặt. Lý luận văn học chưa giải đáp được nhiều vấn đề của đời sống, còn xa rời thực tiễn sáng tác, có biểu hiện xơ cứng, kém năng động, giảm sút tác dụng tích cực đối với sáng tác. Lý luận văn nghệ và mỹ học mác-xít chưa được nghiên cứu và phát huy tương xứng với vai trò và giá trị của nó...
Quan điểm chỉ đạo:
- Trên cơ sở giữ gìn, phát triển, phát huy những giá trị của văn học, nghệ thuật dân tộc, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế, tiếp thu có chọn lọc các giá trị nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài; đồng thời kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hoá của các thế lực thù địch
Các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa khẳng định vai trò, nhiệm vụ của nhà phê bình chính trị nói riêng và tất cả các nhà phê bình văn học nghệ thuật trong Hội Nhà văn Việt Nam nói chung. Vì thế ta hiểu vì sao tiếng nói của nhà phê bình chính trị có “uy quyền” hơn những nhà phê bình nghệ thuật đơn thuần.
2. PHÊ BÌNH CHÍNH TRỊ DỰA TRÊN NHỮNG TIÊU CHÍ NÀO?
Thực ra khuynh hướng phê bình chính trị đã trở thành khuynh hướng độc tôn suốt mấy chục năm qua ở Việt Nam trước giai đoạn đổi mới. Trong nhà trường, giảng Văn là giảng chính trị. Đọc tác phẩm văn chương, tiêu chí đầu tiên đánh giá tác phẩm là tiêu chí chính trị. Các hoạt động văn học nghệ thuật đều hướng đến phục vụ trực tiếp nhiệm vụ chính trị. Hội Nhà Văn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội- nghề nghiệp của người viết văn, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chỉ đến sau đổi mới (1986) các khuynh hướng phê bình khác mới được phép tìm tòi thử nghiệm. Cùng với sự tiếp thu các lý thuyết phê bình đương đại, khuynh hướng phê bình chính trị mới có tính “đối thoại” hơn đối với Cái Khác. Nhưng tiếng nói “quyền uy” của phê bình chính trị vẫn còn nguyên giá trị.
Nhà phê bình chính trị thường xem xét tác phẩm văn chương ở những tiêu chí như, tác phẩm có phản ánh chân thực hiện thực cách mạng không; trong khi phản ánh hiện thực, tác giả có theo đúng quan điểm đường lối của Đảng không, có nhiệt tình phục vụ cách mạng không; tác phẩm thực hiện chức năng giáo dục, thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong mặt trận văn hóa tư tưởng như thế nào... Nói gọn lại là, tác phẩm có được viết bằng phương pháp sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa như Báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam đã đề ra hay không. Và tùy vào mức độ “giác ngộ chính trị” và vị trí công tác, thì nhà phê bình chính trị có thể có cái nhìn khác với quần chúng về một tác phẩm hay một hiện tượng văn học, và do đó, có “thẩm quyền” khác nhau, gây ra những ảnh hưởng khác nhau..
Thực tế là ở những nhận định, đánh giá một tác phẩm, một hiện tượng văn học những cấp có thẩm quyền cao (như Tuyên giáo tỉnh, Tuyên giáo trung ương, Hội đồng Lý luận và Phê bình VHNT trung ương) luôn có ý nghĩa chỉ đạo cho cấp dưới trong hệ thống chính trị. Chẳng hạn khi một tác phẩm bị cấp địa phương phê phán, nếu cấp trung ương và công luận lên tiếng bảo vệ thì sự phê phán sẽ có thể được bỏ qua. Trường hợp truyện ngắn Cánh đồng bất tận (2006) của Nguyễn Ngọc Tư, và bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của Đàm Chu Văn 2012. Ngược lại nếu cấp có thẩm quyền đánh giá là “có vấn đề” thì tác phẩm có thể bị thu hồi.
Đúng là “quyền uy” của nhà phê bình chính trị tỷ lệ thuận với nhân thân và chỗ dựa chính trị để lập luận. Xin đọc nhận định của Vũ Hạnh (2007) về việc tái bản các tập truyện của Dương Nghiễm Mậu, một tác giả miền Nam trước 1975:
“Những tác phẩm này giá trị ra sao đa số bạn đọc sống ở miền Nam trong thời chống Mỹ đều đã biết rõ. Bởi lẽ những quyển sách này không chỉ là các sản phẩm văn hóa mà vốn là những vũ khí độc hại về mặt tinh thần.
Chúng ta đều biết phản động và đồi trụy là những đặc điểm nổi bật mà chế độ cũ vận dụng để làm tha hóa lớp trẻ hầu đưa đẩy họ vào sự chống phá cách mạng chống lại sự nghiệp giải phóng đất nước khỏi sự thống trị của bọn đế quốc xâm lược. Nếu nhiều quyển sách của Dương Nghiễm Mậu nổi bật là tính phản động thì sách Lê Xuyên là tính đồi trụy. Phải nhìn nhận rằng thời chế độ cũ không ai quan niệm sách của Lê Xuyên thuộc loại văn chương bởi sự dễ dãi về mặt bút pháp và sự tồi tệ về mặt nội dung. “
Vũ Hạnh quy kết tác phẩm của Dương Nghiễm Mậu là “phản động”, nằm trong văn hóa đồi trụy và phản động của chế độ cũ ở miền Nam trước 1975. Để củng cố kết luận ấy, Vũ Hạnh đã đứng trên lập trường “văn học là vũ khí tinh thần” trong cuộc đấu tranh tư tưởng trong chế độ cũ, đã đem Cách mạng và sự nghiệp giải phóng đất nước làm chỗ dựa chính trị để lập luận, đồng thời lại mượn tất cả người đọc ở miền Nam thời chế độ cũ để phủ định giá trị của tác phẩm Dương Nghiễm Mậu. Vũ Hạnh nói như thế thì ai cãi được. Có điều Vũ Hạnh đã không chỉ ra cụ thể trong những cuốn sách tái bản của Dương Nghiễm Mậu đâu là phản động, và mối quan hệ của chúng trong chính sách văn hóa của chế độ cũ ở miền Nam, thành ra người đọc chỉ thấy đó là những nhận định quy chụp hẹp hòi và đã cũ so với thời đại đổi mới.
Và đây là “đối thoại” của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, người viết lời giới thiệu cho các tập truyện tái bản của Dương Nghiễm Mậu:
“Gửi ông Vũ Hạnh
Tôi đã đọc bài viết “Đâu là tiêu chí của người xuất bản” của ông (Sài Gòn Giải phóng 22/4/2007) về việc nhà xuất bản Văn nghệ và Công ty văn hóa Phương Nam phối hợp xuất bản một số tác phẩm viết và in tại Sài Gòn trước 1975 của Lê Xuyên và Dương Nghiễm Mậu. Cuối bài ông có nhắc đến sự “giật mình” của nhiều người (trong đó có ông không?) khi đọc bài “Truyện ngắn Dương Nghiễm Mậu” của tôi (Thể thao & Văn hóa 13/4/2007). Tôi không có ý bình luận hay trao đổi gì với ông về bài viết đó. Nhưng nhân có nó tôi muốn kể lại chuyện này có lẽ ông đã biết rồi nhưng nghe lại để nhớ lại.

Cách đây gần mười lăm năm tôi nêu lên yêu cầu phải nghiên cứu bộ phận văn học miền Nam (Sài Gòn) giai đoạn 1954-1975 để hình dung một bức tranh văn học dân tộc đầy đủ của thế kỷ XX. Riêng về thơ tôi đã nêu lại nhóm Sáng Tạo và vai trò của Thanh Tâm Tuyền trong sự vận động đổi mới thơ Việt sau 1945. Đề xuất của tôi vấp phải những phản ứng quyết liệt gay gắt của một số người mà tựu trung lý lẽ của họ cũng như ông bây giờ: nhân thân tác giả là “ngụy” và nội dung tác phẩm là “phản động đồi trụy”. Ông Trần Mạnh Hảo đã có hơn một bài phê phán trực tiếp tôi về chuyện này và liên quan đến thơ Thanh Tâm Tuyền ông ấy đã cho tôi là “giật lá cờ máu trong tay thơ ca kháng chiến trao về phía bên kia”.

Thời gian cứ trôi thơ Thanh Tâm Tuyền (cũng như các tác phẩm văn học có giá trị khác của một nửa đất nước thời 1954-1975)) vẫn “âm thầm chảy” để đến năm 2006 khi nhà thơ này qua đời ở Mỹ thì tại Hà Nội tạp chí Thơ của Hội Nhà văn Việt Nam do chính ông Hữu Thỉnh chủ tịch Hội và là bí thư ban cán sự Đảng của Hội làm tổng biên tập đã in lại 4 bài thơ của Thanh Tâm Tuyền “để tưởng nhớ một tài năng có nhiều tâm huyết đóng góp cho quá trình hiện đại hóa thơ”. Điều này tôi đã viết trong ý kiến “Một đính chính cho Hoàng Ngọc-Tuấn”.

Liệu tôi và độc giả rộng rãi có phải chờ mười lăm năm nữa để lại được đọc những dòng như trên đây của báo Văn nghệ (thay cho tạp chí Thơ) viết về Dương Nghiễm Mậu hay không thưa ông Vũ Hạnh tác giả của “Bút máu” một truyện ngắn hay đăng công khai ở Sài Gòn trước 1975?

Trong khi đó tôi lại muốn mách ông biết: trong cuốn Từ điển văn học (bộ mới 2005) Dương Nghiễm Mậu đã được đưa vào với tư cách một tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam (tr. 358 - 360). Cuốn từ điển này đã được đánh giá cao thời gian qua. Ở bìa bốn của bốn tập truyện ngắn vừa in lại của Dương Nghiễm Mậu đều có trích các nhận định từ mục từ này. Vậy thưa ông Vũ Hạnh khi một nhà văn đã được đưa vào từ điển khẳng định từ điển đã được phát hành rộng rãi và được thừa nhận giá trị thì việc cục xuất bản cấp giấy phép và nhà xuất bản in sách của nhà văn đó có gì là sai trái là phạm luật? Ông có nhắc đến nhà văn Nguyễn Mộng Giác sống ở Mỹ và bộ tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ viết về Nguyễn Huệ được in lại trong nước. Nhưng bây giờ nếu ông Nguyễn Mộng Giác xin phép cũng in lại trong nước bộ tiểu thuyết trường thiên khác của ông ấy là Mùa biển động viết về hiện thực cuộc chiến tại miền Nam trong thời gian 1963-1975 mà không được cấp phép thì ông nói sao thưa ông Vũ Hạnh?
Phạm Xuân Nguyên đã đưa một người có nhân thân và vị trí chính trị cao hơn Vũ Hạnh để làm chỗ dựa lập luận cho mình, đó là nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đồng thời đưa thêm một “thực thể chính trị” có uy tín học thuật và pháp lý là Hội đồng soạn thảo Tự điển văn học (bộ mới 2005). Tác giả của bộ Tự điển này là 58 chuyên gia, cùng với sự cộng tác của 48 chuyên gia khác, trong đó có nhiều Giáo sư-Tiến sĩ có uy tín như Phong Lê, Trần Đình Sử, Trần Hữu Tá, Lê Ngọc Trà, Đỗ Lai Thúy, Phương Lựu, Trương Đăng Dung…Tất nhiên nhân thân và uy tín của Vũ Hạnh không là gì cả so với tập thể hơn 100 chuyên gia sọan Tự điển văn học. Phạm Xuân Nguyên đã vận dụng những tư tưởng đổi mới về văn nghệ của Đảng (lập trường dân tộc và sự đổi mới văn học) để bảo vệ “uy tín chính trị” của mình. Lập luận của Phạm Xuân Nguyên tỏ ra “mới” hơn nhiều. Vũ Hạnh đã là “người của quá khứ”.
3. NHỮNG LẦN “QUẤT ROI” PHÊ BÌNH
Khi một tác phẩm, một hiện tượng được coi là vấn đề chính trị thì nhà phê bình chính trị có cơ hội phát huy hết sức mạnh “ngọn roi phê bình” của mình. Xin đơn cử hai trường hợp.
Tham luận của PGS-NGND Trần Thanh Đạm trong Hội nghị lý luận, phê bình VHNT toàn quốc tại Hà Nội tháng 3. 2006 đã phê phán trực tiếp cái gọi là lý luận “văn học tự vấn” của Nguyên Ngọc. Ông viết:
“…Im lặng một thời gian, nhà văn Nguyên Ngọc trong một số bài có tính chất bình luận công bố ở trong nước và trong các bài phỏng vấn của một số tờ báo lá cải ở “hải ngoại“, để minh hoạ cho công lao khởi xướng “đổi mới“ trong văn học từ dạo làm Tổng biên tập báo Văn nghệ với phát hiện “Tướng về hưu“ của Nguyễn Huy Thiệp, rồi đây lại phát hiện “Bóng đè“ của Đỗ Hoàng Diệu, lại cổ súy cho cái gọi là “văn học tự vấn“ mà anh cho rằng mình đã phát hiện ra trong xu thế phát triển đương đại của văn học ta. Đại khái theo ý kiến của nhà văn không sáng tác mà đi vào bình luận văn học với tham vọng làm người tiên phong hướng đạo cho văn học đổi mới này, thì các thứ văn học chuyên miêu tả cái ác, cái xấu, thậm chí cái tục tĩu, thô bỉ trong đời sống và cả trong lịch sử của chúng ta đều được xếp vào dòng “văn học tự vấn“. Đại khái xã hội ta, dân tộc ta (và trong thâm ý không dám nói ra của nhà bình luận này - cách mạng ta) vốn mắc nhiều tội lỗi, sai lầm, bê bối… cần bằng văn học, qua văn học mà “tự vấn“ lương tâm về những sai lầm của mình.

Thực ra, cái “lý luận“ về “văn học tự vấn“ này cũng chưa hề được triển khai cho thật minh bạch, thẳng thắn; nó chỉ “thò lò hai mặt“ lấp lửng nửa nạc, nửa mỡ, nửa trắng, nửa đen cùng một dạng với các thủ đoạn chiến tranh tâm lý mà bọn thù địch của chúng ta ở nước ngoài trước nay vốn vẫn sử dụng, bây giờ lại “chuyển giao kỹ thuật“ cho một số kẻ cơ hội và manh tâm ở trong nước.

Nếu nhìn ra nước ngoài, thì thứ lý luận này ở một số nước xã hội chủ nghĩa trước đây vốn được gọi là “văn học tự thú“, “văn học sám hối“, “văn học phản tư“. Ở ta, hồi mới bắt đầu đổi mới cũng có một vài kẻ bắt chước nước ngoài, kêu gọi văn học ta và không chỉ văn học ta, phải “sám hối“, “tự thú“, “nhận tội“ là đã làm cách mạng, đã chiến đấu, hi sinh chống thực dân, đế quốc, nhất là đã lỡ chiến thắng chúng để đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho nước nhà, đã mở đường tiến lên phục hưng dân tộc, đổi mới đất nước. Cái mưu đồ đằng sau cái thứ “lý luận văn học“đó dù thường được che đậy một cách giảo quyệt vẫn không khó gì mà không nhận ra. Tuy vậy, nó vẫn có thể lừa bịp, dụ dỗ được một số người…

…Cứ nhìn xem những ai là kẻ phụ họa nó, khuyến khích, cổ vũ nó, thì có thể thấy ngay nó đến từ đâu và phục vụ cho ai. Thực sự thì nó không hề che dấu cái động cơ và mục tiêu chính trị của nó, khi tự nguyện làm một bè trong dàn đồng ca phản cách mạng, phản dân tộc, trong ngoài hô ứng lẫn nhau…”[3]
Qua văn bản trên, Trần Thanh Đạm vừa trực tiếp vừa gián tiếp quy kết Nguyên Ngọc là một kẻ cơ hội và manh tâm, sử dụng “thủ đoạn chiến tranh tâm lý của bọn thù địch ở nước ngoài”. “Động cơ và mục tiêu chính trị là phản cách mạng, phản dân tộc”. Để dẫn đến kết luận ấy, Trần Thanh Đạm suy diễn: Nguyên Ngọc “bắt chước nước ngoài, kêu gọi văn học ta và không chỉ văn học ta, phải “sám hối“, “tự thú“, “nhận tội“ là đã làm cách mạng, đã chiến đấu, hi sinh chống thực dân, đế quốc, nhất là đã lỡ chiến thắng chúng để đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho nước nhà, đã mở đường tiến lên phục hưng dân tộc, đổi mới đất nước. Cái mưu đồ đằng sau cái thứ “lý luận văn học“đó dù thường được che đậy một cách giảo quyệt vẫn không khó gì mà không nhận ra”
Thực ra đây không phải là phê bình văn học, mà là “đánh” trực diện vào nhân thân và con người chính trị của nhà văn Nguyên Ngọc. Những suy diễn của Trần Thanh Đạm là hoàn toàn chủ quan, và có mục đích chính trị, như thể đây là một bản kết tội của một viện kiểm sát. Nếu những ý kiến của Nguyên Ngọc là một thứ lý luận văn học thì nhất thiết phải đối thoại bằng những lý thuyêt lý luận văn học có tính thuyết phục cao hơn. Không thể không đối thoại, không phân tích mà đã kết luận ngay một người là phản cách mạng, phản dân tộc. Trước tòa án, bị cáo còn có quyền tự bào chữa (Điều 322 luật Tố tụng hình sự 2015). Và không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Luật Dân sự cũng quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. » (Điều 37, Luật Dân sự 2005)
Ngọn roi thứ hai là của nhà phê bình Chu Giang.
Luận văn “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) năm 2010, do PGS-TS Nguyễn Thị Bình ĐHSP Hà Nội hướng dẫn. Luận văn này đạt điểm tuyệt đối. Hội đồng chấm Luận văn gồm có: Chủ tịch Hội đồng: PGS.TS Nguyễn Văn Long. Phản biện và thư ký: PGS.TS Ngô Văn Giá, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, TS. Chu Văn Sơn, TS. Nguyễn Phượng.
Vấn đề của Luận văn này được đặt ra trong Ở Hội nghị Lý luận và phê bình văn học lần III (2013). Giáo sư Phong Lê lên tiếng: Ai làm luận văn xúc phạm lãnh tụ, hãy truy đến tận gốc xem hội đồng thạc sĩ ai chấm, ai lập hội đồng. Không thể chấp nhận được. Cần phải lên tiếng. Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu đặt thẳng vấn đề với các đồng nghiệp, thực ra là “đánh “thẳng vào nhân thân chính trị của những người có liên quan đến việc chấm luận văn của Đỗ Thị Thoan.
Ông viết :” Chúng tôi muốn góp ý với các đồng nghiệp là nhà văn Nguyễn Đăng Điệp-Viện trưởng Viện Văn học, và nhà văn Văn Giá- Trưởng khoa Lý luận-Phê bình Văn học Trường Đại học Văn hóa (Bộ Văn hóa), hai thành viên hội đồng chấm luận án và Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội Phạm Xuân Nguyên-người đã đọc bản thảo Những tiếng nói ngầm của Nhã Thuyên- rằng các bạn nên giữ sự trung thực cho ngòi bút của mình, nên tự trọng về nhân cách. Các bạn có thể xin ra khỏi Đảng, tự nguyện trả lại các chức danh và học vị mà thể chế này-do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập- đã phong tặng cho các bạn rồi làm một nhà văn tự do thì hay hơn là lập lờ hai mặt như vị thầy của các bạn: vẫn ca ngợi kính phục Dương Thu Hương: Người phụ nữ một mình chống lại cả một Nhà nước- nhưng mà giải thưởng, chức danh Nhà nước ấy trao cho vẫn vui vẻ nhận, lại còn thắp hương khấn vái xin cho được nữa. Cũng mong ngài Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đừng để Đại học Sư phạm Hà Nội thành ra một trung tâm hài hước như thế “ (22)
Nguyễn Văn Lưu dùng cách nói ám chỉ để nói điều này: Các PGS-TS trong hội đồng chấm Luận văn Nhã Thuyên là những người không trung thực, không tự trọng, vì các vị ấy được chế độ do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập phong tặng học vị, chức danh, nay các vị phản bội, lập lờ hai mặt, vừa hưởng mọi quyền lợi bổng lộc địa vị của Nhà nước, vừa chống lại Nhà nước. Đặt vấn đề như thế, tức là vấn đề chính trị.
Luận văn của Đỗ Thị Thoan sau đó bị thu hồi. Chu Giang đã làm được nhiệm vụ: “Tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng.”(Nghị quyết TW 5 khóa VIII), và “cải tạo tư tưởng của giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta nữa”(đd). Có thể coi Chu Giang là “kiện tướng phê bình” như mong mỏi của đồng chí Trường Chinh trong Báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1984). Ông “tả xung hữu đột” trong trường Văn trận bút. Bài viết của ông tập trung trong các cuốn Luận chiến văn chương I, II, III. Cuốn Luận chiến văn chương III được giải của Hội đồng lý luận và phê bình VHNT trung ương năm 2015.
Không chỉ có các nhà phê bình chính trị tên tuổi như Vũ Hạnh, Trần Thanh Đạm, Chu Giang- Nguyễn Văn Lưu, Đông La…mà có thể nhận thấy sự hiện diện của nhà phê bình chính trị ở khắp nơi trong đời sống văn học nghệ thuật. Đó là những người làm công tác biên tập ở các nhà xuất bản, các tổng biên tập các báo; đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở Đại học, ở các Viện; các thầy cô giáo dạy Văn ở Phổng thông; các cán bộ Tuyên giáo khắp các tỉnh, huyện trong cả nước. Có cả những nhà phê bình chính trị trong mỗi nhà văn nữa…Họ được học tập chính trị thường xuyên nên nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, họ “nhạy cảm” với các vấn đề chính trị, và ở cương vị quyền lực, họ có thể xử lý vấn đề ngay.
Tuy vậy, trong lĩnh vực tư tưởng, họ không dễ “đổi mới” nhận thức, quan điểm lý thuyết văn học trong một sớm một chiều, thành ra, nhiều khi họ trở thành lực cản của đổi mới. Sự xuất hiện của truyện ngắn Cánh đồng bất tận (2006) của Nguyễn Ngọc Tư làm xuất hiện những luồng dư luận trái chiều là một ví dụ. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII (1998) và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị đã có gần 20 năm, song nhiều vấn đề lý luận văn nghệ mới phát sinh vẫn chưa được nhìn nhận theo những quan điểm mới của Đảng. Vẫn còn đó quan điểm văn nghệ phục vụ trực tiếp nhiệm vụ cách mạng, quan điểm văn học phải phản ánh hiện thực cách mạng như trong thời kháng chiến. Lý luận văn học được giảng dạy trong nhà trường vẫn theo sách giáo khoa cũ…
Tôi đã định kết thúc bài viết ở đây, nhưng thấy lòng băn khoăn mãi.
Đành rằng, nhiệm vụ của nhà phê bình chính trị là: “Tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng trái với đường lối văn nghệ của Đảng.”; “kiên quyết ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, thủ đoạn áp đặt, xâm lăng văn hoá của các thế lực thù địch”; “phê bình tư tưởng phản động và văn học, nghệ thuật đồi trụy của thực dân Pháp còn là một cách cải tạo tư tưởng của giới trí thức và văn nghệ sĩ nước ta nữa”(đd), nhưng điều làm tôi băn khoăn là thái độ, ngôn ngữ và văn hóa phê bình của người viết. Tôi có cảm giác rằng, trong cách nhìn của Vũ Hạnh, Trần Thanh Đạm, Chu Giang, hình như các vị ấy coi đồng chí, đồng nghiệp của mình là kẻ thù, gọi họ là những kẻ phản cách mạng, phản dân tộc, và vì thế các vị ấy ra sức tố cáo, quy kết và chụp mũ chính trị lên bản thân những người mà các vị ấy phê bình (tôi buộc phải hoài nghi về động cơ diễn ngôn của các vị!).
Lẽ ra, dù là phê bình có nội dung chính trị, thì phê bình văn học vẫn phải dựa trên các lý thuyết văn học để đối thoại. Tôi đã đọc các bài Hải Triều đối thoại với Hoài Thanh, Thiếu sơn,[4] thì tính thuyết phục của ngòi bút của Hải Triều là ở lý luận, ở nền tảng tư tưởng Marxist khi ông phân tích vấn đề, và mặc dù phê phán rất thẳng thắn, nhưng Hải Triều vẫn giữ vững sự tương kính và những phẩm chất văn hóa, văn chương của mình. Ngược lại, Vũ Hạnh, Trần Thanh Đạm và Chu Giang (đã trích dẫn ở trên) đã không đưa ra được lý thuyết triết học, văn học nào làm bệ đỡ cho lập luận của mình, ngoài một mớ ngôn từ chính trị đã thuộc lòng. Điều này khiến cho những người muốn đối thoại với các nhà phê bình chính trị rất e ngại, nếu không nói rằng họ không thể đối thoại.
Hội đồng lý luận và phê bình VHNT trung ương đã có nhiều hoạt động tích cực giúp cho những người làm công tác lý luận phê bình văn học ở cơ sở (nhà phê bình chính trị phong trào) theo kịp với quan điểm đổi mới của Đảng, uốn nắn lại văn hóa phê bình, tạo một đời sống văn chương lành mạnh, thúc đẩy văn học chảy về phía trước hội nhập toàn cầu hóa.
Tháng 2. 2017
Nguồn: Bùi Công Thuấn-Lý luận và phê bình văn học, Diện mạo của một thời.
__________________
[1] Trường Chinh-Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam. Nxb Sự Thật Hà Nội 1975. Trang 95-96
[2] Đâu là tiêu chí của người xuất bản? SGGP:: Cập nhật ngày 22/04/2007
[3] Talawas 15.03.2006-Trích Tham luận hội nghị lý luận phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc của Hội đồng Lý luận và phê bình VHNT trung ương tại Hà Nội tháng 3. 2006, (tài liệu sử dụng nội bộ) trang 162-165.
[4] Hải Triều-Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh; Kép Tư Bền- một tác phẩm thuộc về cái triều lưu “Nghệ thuật vị nhân sinh” ở nước ta…[ Hải Triều, Về văn học nghệ thuật, Hồng Chương sưu tầm và biên soạn, Nxb Văn Học, Hà Nội 1965, tái bản lần thứ nhất 1969]
Đọc thêm: Thư trả lời ông H (1925) của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang