Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 5 tháng 8, 2017

Vở kịch Bạch Mao Nữ: nhiều thế hệ người Trung Quốc và Việt Nam đã bị lừa trắng trợn.

Dẫn
Chủ tịch Tập Cận Bình đang phát động chiến dịch tái quảng bá nghệ thuật thời Mao Trạch Đông...mở đầu là vở  ca kịch “Bạch Mao nữ” do cô vợ ông ta  là Bành Lệ Viên sắm vai chính Hỷ Nhi.
GNLT
VNTB 31/12/2015 Vở kịch Bạch Mao Nữ: nhiều thế hệ người Trung Quốc và Việt Nam đã bị lừa trắng trợn.
Phùng Hoài Ngọc
Bạn đọc trẻ nào chưa xem vở kịch Bạch Mao nữ của Trung Quốc thì hãy liên tưởng đến truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài  vay mượn ý tưởng Bạch Mao Nữ và tiểu thuyết “Tắt đèn”  của Ngô Tất Tố (sau chuyển thành phim Chị Dậu), và một bài thơ Tố Hữu.
Câu chuyện Bạch Mao Nữ vốn rất quen thuộc với nhiều thế hệ người Trung Quốc, kể cả Việt Nam Tuy nhiên, cả hai dân tộc đều đã bị lừa.
(cảnh mở đầu  phim : 白毛女 tên bộ phim Bạch Mao nữ )
Vở diễn “Bạch Mao Nữ” xuất hiện  rộng rãi sau 1949 ở TQ và từ 1951 ở miền bắc Việt Nam, trong Cải cách ruộng đất nhằm gieo rắc quan điểm xã hội cũ biến người thành quỷ, xã hội mới biến quỷ thành người.
Điều mà rất nhiều người không biết là: Bạch Mao Nữ vốn chỉ là truyền thuyết mê tín ở tỉnh Hà Bắc, mà nhân vật địa chủ Hoàng Thế Nhân thật sự là một địa chủ cần cù lao động, thích làm việc thiện bị hư cấu thành địa chủ gian ác dâm dục, còn cha ruột của cô Bạch Mao nữ (tên thực Hỉ Nhi) là Dương Bạch Lao thực ra là tên ham thuốc phiện và cờ bạc thua nợ mà suy sụp.
Hỷ Nhi tóc trắng
(ảnh: Hỷ Nhi tóc trắng- trong phim Bạch Mao nữ)
Trước hết hãy nói nguồn gốc của đề tài này. Khu vực Tấn Sát Kí đã mấy trăm năm nay lưu truyền chuyện “Bạch Mao tiên cô”. Dân gian tin rằng trong một hang động của huyện Bình Sơn, tỉnh Hà Bắc, có một tiên cô toàn thân tóc trắng như tuyết cư ngụ. Tiên cô pháp lực vô biên, có thể trừ ác khuyến thiện, duy hộ chính nghĩa, xua đuổi tà ác, nắm giữ hết thảy họa phúc của nhân gian. Vì vậy mọi người đều đến đó bái lạy.
Căn cứ địa Tấn Sát Kí trong những năm kháng chiến, vào buổi tối mọi người thường hay đến cúng bái Tiên cô trong hang núi, vì vậy “đại hội đấu tranh địa chủ” thường không tiến hành được. Tên nhà văn Thiệu Tử Nam trong đoàn phục vụ chiến địa Tây Bắc ngay từ đầu đã chú ý đến đề tài này, để phối hợp “đấu tranh”, lôi kéo dân làng từ miếu Tiên Cô về phía mình, ông ta đã chế tác ra một tác phẩm dân gian truyền kỳ  tân trang giả mạo, lấy chủ đề là “phá trừ mê tín, phát động quần chúng” ,  đó là nguyên nhân viết vở kịch“Bạch Mao Nữ”.
BMN2
(ảnh: Vợ Tập Cận Bình vai Hỷ Nhi trong vở ca kịch hiện đại Bạch Mao nữ)
Nội dung ca kịch “Bạch Mao Nữ” là: tá điền Dương Bạch Lao bởi không hoàn trả nổi món nợ cho địa chủHoàng Thế Nhân mà bị bức ép đến chết, con gái Hỷ Nhi của ông bị dùng để trừ nợ, bị ép đến nhà Hoàng Thế Nhân làm công, rồi bị Hoàng làm nhục. Rồi cô chạy trốn vào rừng sâu, sống bằng trái cây cúng trong miếu “Bạch Mao tiên cô” để sống qua ngày, đầu tóc trở nên bạc trắng, bị người dân mê tín trong làng tưởng lầm là “Bạch Mao tiên cô” xuất hiện (nàng tiên tóc trắng). Về sau, cô đã được chàng Đại Xuân người yêu ngày trước của mình, giờ đây đã là bộ đội Bát lộ quân cứu thoát, hai người cùng xuống núi, triển khai “đại hội đấu tranh giai cấp”, phân chia đất đai, đánh đổ địa chủ.
BMN3
(ảnh: Hai cha con Hỷ Nhi và Dương Bạch Lao. Ca sĩ Bành Lệ Viên đóng vai Hỷ Nhi)
Nghe nói, Mao Trạch Đông còn góp ý đoạn kết trong vở kịch cần phải tả “ruộng đất phải chia hết, Hoàng Thế Nhân phải bị bắn chết”. Hiển nhiên rằng, chủ đề của “Bạch Mao Nữ” chính là muốn làm nổi bật sự “vĩ đại” của Trung Cộng, kết thúc một Trung Quốc “cũ”, bắt đầu một xã hội “mới”.
Từ sau 1949, Trung cộng cướp đoạt chính quyền thành công, những kẻ bồi bút làm nghệ thuật chuyển thể soạn “Bạch Mao Nữ” ra nhiều hình thức Kinh kịch, kịch Ba lê, quay phim. “Bạch Mao Nữ” trở thành một trong những sản phẩm hư cấu quen thuộc nhất đối với người Trung Quốc.
Địa chủ Hoàng Thế Nhân bỗng dưng bị oan ức vì vở kịch bịa đặt trắng trợn.
đia chủ Hoang
(ảnh: cắt từ bộ phim: địa chủ Hoàng Thế Nhân)
Bản điều tra của một kí giả đã trả lại một Hoàng Thế Nhân chân thật. Ông nội của Hoàng Thế Nhân là Hoàng Vận Toàn, vốn là một bần nông thật thà, trải qua một đời tằn tiện đã mua được 15 mẫu đất cằn cỗi khi vào tuổi bốn mươi, sau đó chăm chỉ lao động đầu tắt mặt tối cuối cùng mua được 105 mẫu đất để lại cho con trai duy nhất là Hoàng Khởi Long. Hoàng Khởi Long học qua trường tư thục vốn là người thấu tình đạt lý, nghe theo giáo huấn tổ tiên thừa kế gia nghiệp, khiêm tốn làm người. Mấy chục năm nay, mở rộng gia nghiệp người cha để lại thành nghìn mẫu ruộng tốt, đồng thời có năm người con trai tên là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Năm người anh em Hoàng gia đều có danh tiếng tốt trong vùng.
Hoàng Thế Nhân là con trai cả, tiếp nhận sự nghiệp của cha. Ông là người thiện lương, thường hay cứu giúp người nghèo, hành thiện tích đức, trong vùng nổi tiếng là “Hoàng đại thiện nhân”. Hoàng Thế Nhân có một vợ bảy thiếp, con cháu thành đàn, gia đình hòa thuận (thời đó cho phép một chồng nhiều vợ).
Còn cha của Dương Bạch Lao là Dương Hồng Nghiệp là “đại vương đậu phụ” nổi tiếng trong vùng, mọi người xưng là “Dương đậu phụ”. Đậu phụ nhà họ Dương vừa ngon vừa rẻ nên rất nổi tiếng. Dương Bạch Lao và Hoàng Thế Nhân từ nhỏ đã kết bái huynh đệ. Dương Hồng Nghiệp 41 tuổi qua đời, còn Dương Bạch Lao sau khi kế thừa nghiệp cha, không chăm chỉ làm ăn, thêm vào nhiễm thói cờ bạc thuốc phiện, từ đó khiến cho gia nghiệp suy bại. Người dân trong vùng đều rất xem thường ông ta.
Về sau, khi Dương Bạch Lao thua bạc mắc nợ một khoản tiền lớn không cách nào hoàn trả được, Hoàng Thế Nhân đã cho ông ta mượn 1000 đồng bạc, đồng thời cũng thu nhận cô con gái Hỷ Nhi chưa đến tuổi thành niên của ông ta vào làm công. Dương Bạch Lao trốn nợ bên ngoài không còn mặt mũi nào để nhìn mặt người đời, cuối cùng đã tự tử mà chết. Lại là Hoàng Thế Nhân hậu táng cho Dương Bạch Lao và tiếp tục nuôi dưỡng Hỷ Nhi như con.
Sự thật cho thấy những kẻ sáng tác “Bạch Mao Nữ” đã đảo lộn sự thật, đã triệt để phá hủy hình tượng vốn có của truyền thuyết Bạch Mao Nữ và hư cấu cuộc đời Dương Bạch Lao và địa chủ Hoàng Thế Nhân, để đạt được mục đích tuyên truyền hận thù trong nhân dân TQ thất học ngây thơ.
Đấu tố địa chủ Hoàng
(cảnh phim: đấu tố địa chủ Hoàng)
Đến nỗi ở Việt Nam cũng có nhiều nghệ sĩ  và dân chúng bị lừa có bằng chứng rõ ràng.
Trong cuộc CCRĐ khủng khiếp ở Việt Nam, vở kịch và bộ phim Bạch Mao Nữ đã góp phần hủy hoại không nhỏ, tương tự  ở “Cải cách thổ địa” bên Trung Quốc. Vở kịch đã kích động căm thù địa chủ và kich động cả căm thù “giả vờ”nữa.
 Ông nhà văn Tô Hoài  bắt chước Bạch Mao Nữ mà hư cấu ra truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” nổi tiếng hốt bạc rạp chiếu phim và tiền nhuận bút sách Văn 12 nhiều năm trời.
 Tố Hữu cũng viết bài thơ “Đường sang nước bạn” (tập thơ Gió lộng) nhắc tới cô gái Hỷ Nhi “nạn nhân chế độ phong kiến Trung Hoa” để ca tụng Mao và Trung cộng:
Mặt trời lên, nắng chói lưng đồi
Hết khổ rồi em nhỉ, Hỷ Nhi ơi!
Em mặc áo hoa, em đi hài gấm
Em nói em cười, má em đỏ thắm
Em đẹp em thơm như quả táo đầu cành
Phơi phới đời em cao vút như dương xanh”.
Diễn viên kịch Can Trường ở Đoàn Kịch nói Nam bộ, đã được phong NSND, hổi tưởng rằng : Lần đó ông và đoàn kịch Nam bộ (miền Bắc) diễn vở  kịch nói Bạch Mao Nữ, một khán giả quá căm thù “tên địa chủ” Hoàng Thế Nhân, thấy Can Trường diễn  xuất rất tàn ác, không kìm được đã bắn thẳng một viên đạn lên sân khấu. “Tên địa chủ giả” suýt mất mạng, nhưng hạnh phúc vô cùng, biết là mình…diễn đạt (!)
PHN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Kệ mẹ mọi thứ, ngành Tài Môi mở hội Golf


Được biết dưới sức ép của dư luận, ngành Tài Môi đã phải hoãn hội Golf. Dân nghèo, quan chức lương ba cọc ba đồng nhưng tiêu tiền tỷ. Vậy tiền chúng lấy đâu ra ? Nhìn chúng chơi golf mới thấy các vụ Formosa, xả thải không giải quyết được là bình thường. Không hiểu những cụ như các cựu Bộ trưởng Mai Ái Trực, Phạm Khôi Nguyên và Nguyễn Minh Quang tham gia giải này làm gì. Càng già càng lú lẫn ? Bạn Tinh Tran bình luận: Mỵ rất muốn về xuôi xem cán bộ TNMT đánh golf , nhưng cầu bị sập, đường bị lấp, bản làng của Mỵ cũng bị trôi gần hết nên Mỵ đành ở nhà. Mỵ buồn lắm cán bộ ạ...

Nguyễn Quang Vinh - Mặc Mù Cang Chải và Sơn La ngã nhào trong lũ quét.
Mặc những thân phận người dân lấm lem bùn đất, đói khát và lạnh giá, có bao nhiêu gia đình vùng lũ Yên Bái, Sơn La đang màn trời chiếu đất.
Mặc lời kêu gọi của chính quyền địa phương, của các tổ chức cứu trợ đang ngày đêm thu gom từng manh áo, tấm chăn, lon gạo giúp đỡ khẩn cấp cho đồng bảo vùng lũ.
Kệ mẹ mọi thứ.
14 giờ chiều nay (5/8) đúng ngày bom Mỹ bắt đầu vãi bom tản sát miền bắc, đội ngũ hùng hậu quan chức ngành TNMT sẽ trắng trợn vung gậy vãi "bom" golf lên mặt sân Sóc Sơn.
Ngày kỉ niệm của ngành tao thì tao chơi golf, chi mấy tỉ bạc cho cả lũ vào sân chơi thôi, không cần biết là bao nhiêu lỗ.
Ngành tao nghiện golf và nghiện cấp phép xả thải.
Rứa đó, hiểu chưa?


(Ảnh lấy từ fb Ngô Nguyệt Hữu)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

TRẢ GÍA ĐỐI NGOẠI ĐỂ GIẢI QUYẾT ĐỐI NỘI


Hơn 700 tờ báo nhà nước không dám hó hé chuyện “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh ! Mặc cho báo chí tự do và mạng xã hội đăng tin báo chí nước Đức.
Tuy nhiên nhà báo Nguyễn Huy Toàn, công tác tại TRUYỀN HÌNH CAND đã bày tỏ chính kiến, vô hình trung thừa nhận  chúng ta “bắt cóc” TXT:
3-8-2017
Với tôi, điều này không hề bất ngờ, bởi biết rằng để bắt được Trịnh Xuân Thanh là vấn đề không dễ và Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cũng thừa biết những vấn đề phức tạp sẽ xảy ra sau khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức. Nếu đúng như báo chí Đức đưa tin là Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc” thì cũng không có giải pháp nào tốt hơn là phải chịu trả giá về mặt đối ngoại để giải quyết vấn đề đối nội.Hai hôm nay mạng xã hội nóng rừng rực. Tin Trịnh Xuân Thanh về đầu thú chưa kịp nguội thì bây giờ lại nóng lên với hàng loạt trích dẫn các bài báo, các trang mạng từ nước ngoài, chủ yếu là từ Đức, về việc họ phản kháng và cho rằng lực lượng An ninh Việt Nam đã “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh trên đất nước họ. Nhiều người tải hình ảnh, trích dẫn một vài mẩu tin rồi để đấy, có người bình luận vu vơ vài câu không đầu, không cuối.
Năm 2016, sau khi phanh phui chân tướng Trịnh Xuân Thanh, đã dần hé lộ ra cả một mạng lưới tham nhũng có mối quan hệ chằng chịt và chi phối lẫn nhau. Vụ việc đang điều tra và cũng đang dừng lại ở việc xử lý về mặt đảng, về hành chính thì Trịnh Xuân Thanh chạy ra nước ngoài. Điều ranh mãnh là Trịnh Xuân Thanh chạy sang Cộng hòa Liên bang Đức – Quốc gia chưa ký kết hợp tác về tư pháp, về điều tra và dẫn độ. Vì thế việc bắt Trịnh Xuân Thanh không dễ chút nào.
Vào thời điểm đấy dư luận trong nước đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu có ai đó mở đường cho việc đào thoát của Trịnh Xuân Thanh? Thậm chí nghi ngờ cả lực lượng Công an: Tại Công an không muốn bắt chứ ở đâu chả bắt được?.v.v…
Không chỉ là dư luận mà các câu hỏi đó được đặt ra trong các cuộc tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo cấp cao và cả trên diễn đàn Quốc Hội. Hơn nữa, tuy xác định được Trịnh Xuân Thanh có liên quan đến nhiều người, thậm chí có những người đang giữ vị trí cao trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhưng tính chất, mức độ mối quan hệ đó tới đâu? Trách nhiệm của từng người trong đường dây tham nhũng và ván cờ chính trị của họ thế nào thì chưa có lời giải đáp. Chính vì vậy, công tác điều tra xử lý không triệt để, không đúng với tính chất của vụ việc. Một số cá nhân đã xử lý cũng chỉ về mặt đảng, về mặt hành chính như là cách chức, thuyên chuyển vị trí công tác, thậm chí là cách cái “nguyên Bộ trưởng”, mà khó có bằng chứng để xử lý hình sự. Vì thế ba vấn đề được đặt ra:
 Một là: không bắt được Trịnh Xuân Thanh thì nhân dân không tin tưởng vào lực lượng Công an và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
– Hai là: Không xử lý triệt để đúng người, đúng tội, đúng pháp luật các đối tượng tham nhũng thì nhân dân cũng không tin vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng lãnh đạo.
– Ba là: Nếu không “đánh rắn dập đầu” thì bọn tham nhũng sẽ phản đòn và tiếp tục ngóc đầu dậy chống đối quyết liệt hơn.
Từ ba vấn đề trên đã đặt ra mục tiêu phải bằng mọi cách đưa Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam nhằm phục vụ công tác điều tra và giải quyết khủng hoảng niềm tin.
(…)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Văn sĩ nước Nam có bao giờ được thế này chăng?


Theo facebooker Vũ Viết Tuân


Chiều qua 4/8, tại buổi gặp mặt của Thủ tướng với Liên hiệp các hội văn học Nghệ thuật Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp hội đã gửi đến Thủ tướng 9 kiến nghị cấp bách để giải quyết các khó khăn cho các hội văn học nghệ thuật. Tui xin tóm lược kiến nghị cấp bách 9 điểm này:

1/ Trong dự thảo Luật về Hội không thể bỏ yếu tố chính trị khỏi tên gọi của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật VN, từ tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp giờ chỉ còn là tổ chức xã hội, nghề nghiệp. Bởi tính chất chính trị làm sẽ giúp các nghệ sĩ làm tròn trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân về việc xây dựng tâm hồn, cốt cách, văn hoá VN.

2/ Đề nghị Bộ VH-TT&DL phát huy vai trò chủ trì trong việc sửa đổi quy định xét giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước để trình Thủ tướng phê duyệt sao cho phù hợp với thực tiễn phát triển của văn học nước nhà.


3/ Mỗi năm Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật được Nhà nước hỗ trợ khoảng 90 tỉ đồng. Nay kiến nghị Thủ tướng xem xét chuyển số tiền này thành kinh phí hỗ trợ thường xuyên, để Liên hiệp không phải xin lập đề án xin tiền theo từng giai đoạn nữa.

4/ Hiện nay nhiều văn nghệ sĩ có công, có thành tựu, nhưng đời sống khó khăn, đặc biệt là vấn đề nhà ở. Liên hiệp kiến nghị Thủ tướng lập đề án xây dựng làng nghệ sĩ khoảng 300 căn nhà để giải quyết vấn đề nhà ở cho các văn nghệ sĩ, để nghệ sĩ yên tâm cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

5/ Hiện báo chí trong lĩnh vực văn nghệ rất khó khăn, nên Liên hiệp kiến nghị Thủ tướng được lập trình Thủ tướng phê duyệt đề án hỗ trợ báo chí văn nghệ từ trung ương đến địa phương.

6/ Xin Thủ tướng cho phép hội nghệ sĩ sân khấu lập đề án phục hưng sân khấu nước nhà; hội điện ảnh lập đề án riêng phục hưng nền điện ảnhnước nhà, vì hiện nay điện ảnh tư nhân lấn án điện ảnh nhà nước, phim thuơng mại chiếu tràn lan, phim sử thi hoàn toàn vắng bóng, là điều không thể chấp nhận được. Liên hiệp xin phép được bổ sung vốn cho quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học nghệ thuật. Hiện nay là 5 tỉ đồng, đề nghịnhà nước hỗ trợ thêm 15 tỉ đồng.

7/ Kiến nghị sớm xem xét giải quyết trợ cấp 25% cho cán bộ, công chức, viên chức được hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác tại hội văn học nghệ thuật trung ương và địa phương.

8/ Kiến nghị cho Liên hiệp được có một chiếc xe chức danh để đi lại. 

Ông Hữu Thỉnh nói, đã 10 năm nay ông được hưởng lương ngang với trưởng ban của Đảng, nhưng 10 năm nay không có xe, phải mượn xe và xe đó đã quá rách nát. 

Ông Hữu Thỉnh nói: “Tôi đã từng là người lính, qua mấy cuộc kháng chiến, phương tiện đi lại với người lính không có vấn đề gì. Nhưng đối với người đứng đầu Liên hiệp thì không thể đi chiếc xe đi mượn rách nát như vậy. Tôi biết đất nước còn khó khăn, nhưng chắc không khó khăn đến nỗi không thể cấp cho người đứng đầu Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật một chiếc xe đi lại”.

9/ Nâng cấp, sửa chữa trụ sở Liên hiệp cần điều chỉnh để bảo tồn cây xanh cổ thụ vì cây ở đây đã gắn liền với nhiều thế hệ văn nghệ sĩ.

------------------

Thủ tướng làm việc với Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam

Trung Kiên (Ban Thời sự)-Thứ sáu, ngày 04/08/2017 19:29 GMT+7


Hình ảnh tại buổi làm việc

VTV.VN - CHIỀU 4/8, THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC ĐÃ CÓ BUỔI LÀM VIỆC VỚI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM.

    Đây là một tổ chức đại diện cho 40.000 văn nghệ sỹ và 74 tổ chức thành viên trong cả nước.
    Tại đây, Thủ tướng đã khẳng định quan điểm ủng hộ Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam là một tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
    Tại buổi làm việc đầu tiên với Thủ tướng Chính phủ sau rất nhiều năm, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam đưa ra 9 kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong đó kiến nghị đầu tiên là dự thảo Luật về hội cần quy định Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật Việt Nam là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, chứ không thể chỉ là hội xã hội, nghề nghiệp đơn thuần. Vì văn học, nghệ thuật được Bác Hồ coi là một binh chủng, hơn nữa làm văn học, nghệ thuật chính là làm chính trị, vì giúp xây dựng tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam. Hơn nữa, Nghị quyết Trung ương 5 của Đảng coi các hội văn học nghệ thuật là tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.
    Hoan nghênh việc Thủ tướng hồi cuối năm ngoái đã chỉ đạo xem xét lại việc giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước, Liên hiệp hội đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị định này cho phù hợp với thực tiễn. Một vấn đề lớn nhất được Liên hiệp hội văn học, nghệ thuật kiến nghị với Thủ tướng đó là kinh phí hoạt động thường xuyên cho giới văn học nghệ thuật hàng năm, chứ không nên bắt văn nghệ sỹ phải đi xin kinh phí. Một vấn đề khác nữa là các địa phương không được cử những người chỉ biết làm vài bài thơ sang làm Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật. Đồng ý về chủ trương hầu hết các kiến nghị của Liên hiệp hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và chăm lo sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật, chính vì thế tại cuộc làm việc này, Thủ tướng đồng ý về chủ trương sẽ cấp kinh phí hàng năm khoảng 90 tỷ đồng cho Liên hiệp hội, đồng thời giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với các bộ liên quan để xử lý vấn đề này đúng pháp luật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đồng ý sẽ có chính sách hỗ trợ cho các văn nghệ sỹ tiêu biểu gặp hoàn cảnh khó khăn, đồng thời giao thành phố Hà Nội bố trí đất đủ để xây dựng từ 200-300 căn hộ cho các văn nghệ sỹ gặp khó khăn về nhà ở. Chính phủ sẽ hỗ trợ vốn để làm hạ tầng cùng với nguồn xã hội hóa để triển khai dự án. Thủ tướng cũng giao Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp cho cán bộ được phân công sang làm việc tại các hội văn học nghệ thuật, đồng thời đề nghị Liên hiệp hội sớm thống nhất phương án về xây dựng lại trụ sở ở 51 Trần Hưng Đạo vì hiện nay Chính phủ đã bố trí ngân sách cho dự án này.
    Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định Thủ tướng Chính phủ luôn muốn lắng nghe ý kiến của các văn nghệ sỹ đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước, mà hình thức có thể thông qua Liên hiệp hội hoặc gửi ý kiến trực tiếp cho Thủ tướng. Nhân dịp này, Thủ tướng cũng đề nghị giới văn nghệ sỹ cả nước cần có những tác phẩm xứng tầm để chiếm lĩnh trận địa tư tưởng. Văn học nghệ thuật không chạy theo thị trường và Việt Nam không phải là một xã hội thị trường nhưng, các văn nghệ sỹ cũng phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường để phát triển đúng hướng nhằm bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lối sống và nhân cách cho con người Việt Nam. Bên cạnh đó, các hội ở địa phương cũng cần tạo môi trường để phát huy các tài năng về văn học nghệ thuật, để những thế lực xấu không thể nói xã hội và chế độ ta ràng buộc sự phát triển của các tài năng.
    http://vtv.vn/trong-nuoc/thu-tuong-lam-viec-voi-lien-hiep-cac-hoi-van-hoc-nghe-thuat-viet-nam-20170804190359672.htm

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    HỔ RẮN TRANH NGAI, CẢ HAI CÙNG ĐỔ


    Mấy ngày qua có việc phải gặp bè bạn, mình được nghe một bài đồng dao vô danh rất hay được lưu truyền từ đầu năm 2017 (năm Dậu - năm con GÀ); đến nay mới có 7 tháng trôi qua mà những sự kiện được nhắc đến trong bài đồng dao đều đã xảy ra hoặc với xu thế này thì hầu như chắc chắn sẽ xảy ra. Thật là linh nghiệm. Thật là khâm phục trí tuệ của những kỳ nhân vô danh người Việt. Đất nước này sẽ không bao giờ mất được nếu còn những kỳ nhân như thế. Xin giới thiệu với bạn đọc bài đồng dao này.Image result for king đảo đầu lâu

    NĂM DẬU VỪA TỚI

    GÀ GÁY RÂM RAN
    NHÀ VƯỢN HOANG MANG

    VƯỢN GIÀ VỀ Ổ
    GÀ MỔ LIỀN TAY


    HỔ RẮN TRANH NGAI

    CẢ HAI CÙNG ĐỔ

    MỘT CON RẮN NHỎ

    NGOI (bò) LÊN ĐẦU ĐÀN



    LỊCH SỬ SANG TRANG

    CẢ HAI VỀ MỘT

    XE PHÁO MÃ TỐT

    KÉO NHAU CÙNG VỀ

    Đồng dao (僮謠) là thơ ca dân gian truyền miệng của trẻ em Việt Nam. Đồng dao bao gồm nhiều loại: các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát ru em... Thường gặp nhất là các bài đồng dao gắn liền với các trò chơi trẻ em. Nói chung, đồng dao trong các trò chơi trẻ em ở các vùng miền đều khá giống nhau ở nội dung, chỉ khác một vài tiếng địa phương.
    Ngày nay, cùng với các trò chơi dân gian, đồng dao không còn phổ biến như xưa.
    Ví dụ một bài đồng dao:
    Con gà cục tác lá chanh
    Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
    Con chó khóc đứng, khóc ngồi
    Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
    Con mèo trèo lên cây cau
    Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
    Chú chuột đi chợ đàng xa
    Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo
    Thằng Cuội ngồi gốc cây đa
    Thả trâu ăn lúa...gọi cha ời ời
    Cha còn cắt cỏ trên đồi
    Mẹ thì cưỡi ngựa đi mời quan viên
    Ông Sấm, ông Sét
    Ông hét đùng đùng
    Ông nổ lung tung
    Vỡ vung, vỡ nồi
    Vỡ cả bát đĩa nhà tôi...
    Tôi lôi ông ra đánh
    Đánh một roi
    Đánh hai roi
    Ông trốn về trời
    Ơi ông Sấm ông Sét ơi...
    Buổi sáng ngủ dậy
    Ăn bụng cơm no
    Chạy ra ngoài gò
    Bắt một con công
    Đem về biếu ông
    Ông cho trái thị
    Đem về biếu chị
    Chị cho bánh khô
    Đem về biếu cô
    Cô cho bánh ú
    Đem về biếu chú
    Chú cho buồng cau
    Nay chừ chú thím giận nhau
    Đem trả buồng cau cho chú
    Trả bánh ú cho cô
    Trả bánh khô cho chị
    Trả trái thị cho ông
    Bắt con công, đem về nhà.
    Ông trẳng, ông trăng
    xuống chơi ông chánh
    Ông chánh cho mõ
    xuống chơi nồi chõ
    nồi chõ cho vung
    xuống chơi cây sung
    cây sung cho nhựa
    xuống chơi con ngưạ
    con ngựa cho gan
    xuống chơi bà quan
    bà quan cho bạc
    xuống chơi thợ giác
    thợ giác cho bầu
    xuống chơi cần câu
    cần câu cho lưỡi
    xuống chơi cây bưởi
    cây bưởi cho hoa
    xuống chơi vườn cà
    vườn cà cho trái
    xuống chơi con gái
    con gái cho chồng
    xuống chơi đàn ông
    đàn ông cho vợ
    xuống chơi kẻ chợ
    kẻ chợ cho voi
    xuống chơi cây sòi
    cây sòi cho lá
    xuống chơi con cá
    con cá cho vây
    xuống chơi ông thầy
    ông thầy cho sách
    xuống chơi thợ ngạch
    thợ ngạch cho dao
    xuống chơi thợ rào
    thợ rào cho búa
    Trả búa thợ rào
    Trả dao thợ ngạch
    Trả sách ông thầy
    Trả vây con cá
    Trả lá cây sòi
    Trả voi kẻ chợ
    trả vợ đàn ông
    Trả chồng cô gái
    Trả trái cây cà
    Trả hoa cây bưởi
    Trả lưỡi cần câu
    Trả bầu thợ giác
    Trả bạc bà quan
    Trả gan con ngựa
    Trả nhựa cây sung
    Trả vung nồi chõ
    Trả mõ ông chánh.
    Ngoài loại đồng dao dân gian như trên, còn có loại đồng dao chính trị. Các kẻ sĩ, kỳ nhân ẩn mình nơi rừng sâu núi cao, phân tích thế sự rồi đưa ra các dự đoán. Sau đó họ cho đệ tử xuống núi phổ biến cho trẻ em để trẻ em hát nghêu ngao ngoài phố. Mỗi lời đồng dao như một lời sấm truyền, chứa đựng những thông tin thế sự mà họ muốn gửi gắm, cảnh báo trước cho các bậc vua chúa, người dân. Người giải được những cảnh báo trong đồng dao rất được vua quan ưu đãi, kính trọng.
    Ví dụ về loại đồng dao này rất nhiều trong các tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Tam Quốc diễn nghĩa, Hán Sở tranh hùng, Tây hán chí, hay thậm chí trong các tiểu thuyết văn chương như Truyện Nhà Nho, Hồng Lâu Mộng...

    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HỦY CHƠI GOLF


    Nữ ký giả Bạch Hoàn. FB Bạch Hoàn. 
    .
    Bạch Hoàn
    14h00

    Cách đây vài phút, tức vào lúc 13h45 chiều nay, tôi đã gọi điện thoại cho nguồn tin xác thực về việc tổ chức giải golf của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nguồn tin này khẳng định, giải golf này đã được huỷ, không tổ chức nữa, với lý do "các sếp đi công tác đột xuất".

    Khi tôi hỏi, thông báo huỷ từ khi nào thì nhận được câu trả lời là "vừa được một lúc thôi ạ".

    Trước đó, lúc 9h52 sáng nay, trước khi post bài trên facebook, tôi có hỏi thì họ khẳng định giải golf vẫn diễn ra vào 14h chiều nay.


    Như vậy, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã huỷ thi đấu golf và có thông tin nói rằng lãnh đạo Bộ đã lên vùng lũ. Dẫu gì thì họ vẫn biết lắng nghe và đây là điều đáng ghi nhận.



    Phần nhận xét hiển thị trên trang

    LẠI PHẢI CỨU TRỢ YÊN BÁI THÔI…



    Trong hình ảnh có thể có: 2 người, ngoài trời và thiên nhiên

    Trận lũ quét kinh hoàng rạng sáng nay tại thị trấn Mù Căng Chải và một số nơi khác của tỉnh Yên Bái đã quét băng mọi thứ và gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân, trong đó có 16 người chết và mất tích. Đặc biệt lũ quét đã phá hủy nhiều cầu cống, đường giao thông, trường học, nhà trẻ, lớp mẫu giáo trong khi ngày khai giảng năm học mới đang đến gần….Thiệt hại hàng trăm tỷ đồng ....
    Yên Bái đã nghèo, đã cơ cực nay lại nghèo hơn, đói khổ hơn. Hiện tỉnh này có hơn 800.000 dân nhưng gần một nửa số dân này ở trong diện nghèo đói và thiếu ăn. Hàng năm, Yên Bái vẫn phải xin Chính phủ cứu trợ lương thực và các nhu yếu phẩm để phát cho dân. Vì vậy, những vụ việc tham những ở Yên Bái, những biệt phủ siêu khủng, lời nói dối, bắn giết nhau ...của các quan đầu tỉnh càng làm cho lòng dân mất niềm tin và dậy sóng dự luận….Thử hỏi họ có còn lương tâm và lòng tự trọng không ?
    Tôi đề nghị bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái cho mở rộng cửa biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý, em trai mình và các biệt phủ của Giám đốc Sở Công an, Giám đốc Sở Kế Hoạch - Đầu tư ….để cho những người dân mất nhà cửa, ruộng vườn, tài sản vào sống trong những ngày cơ cực này. Bà cũng nên san sẻ một ít tài sản tham nhũng của mình và em mình để dựng lại những ngôi trường siêu vẹo, 4 bề gió thổi cho các em nhỏ có nơi học hành….
    Bà hãy nhớ đến cuộc tổng khởi nghĩa Yên Bái ở thế kỷ trước. Tức nước sẽ vỡ bờ đấy bà nhé.
    Thương lắm, Yên Bái ơi….



    Phần nhận xét hiển thị trên trang