Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

VIẾT CHO VŨ




Kể từ hôm nay bạn bước vào cuộc chiến
một mình.lặng lẽ
và can trường
Có lẽ nào khoanh tay bó gối,
trước kẻ thù vô hình?
Từng sát na đời sống này bạn hỡi
ta quý yêu dù nó mong manh
thời ta sống chập chờn bao hiểm họa,
tai vạ chung
đâu chỉ riêng mình!
Từng ngày, từng đêm mỗi tế bào hứng khởi
nhất quyết không chịu thua trong cuộc đấu này!
còn dũng khí nghĩa là còn hy vọng
dù dặm dài
vẫn có một ngày mai!
Những đêm dài đối diện cùng số phận
tôi nghĩ bạn không băn khoăn, không chút phiền lòng
dẫu chúng ta có thể chưa hoàn hảo
nhưng là một người thường,
sống trọn nghĩa yêu thương!
Con tim khổ đau chắt chiu từng hạt máu
bạn sẽ qua như đã từng qua
thời bom đạn, thiếu cơm, rách áo
bạn đã từng chiến thắng,
sống cho thơ!
Qua thử thách mới hay lòng can đảm
Số phận trêu tròng, con bệnh thử gan ta
còn trước mặt, sau lưng bộn bề công việc
Bạn hãy tin
thử thách dần qua..
Thư cho bạn buổi sớm buồn xứ núi!
mưa vô duyên, mây vẩn chân đèo
nhớ người bạn những ngày nhức mỏi
Sông Lô ơi
Có chảy tôi về theo!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

VŨ TỪ TRANG VÀ KHÚC NGOẶT


Ảnh: trái qua: Nhà thơ Phan Quế, Vũ Từ Trang, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Huy Thắng. Phó nháy VBL

Vũ Bình Lục 


Tôi đọc Vũ Từ Trang cũng đã khá lâu, qua những tác phẩm cả thơ cả văn, rồi cả những khảo cứu khá sâu về làng nghề Việt Nam nữa, in rải rác đều đều trên các báo. Ấy vậy mà mãi tới gần đây thôi, mới có cơ duyên gặp thi nhân Vũ tiên sinh. Vả chăng, tôi đang làm cuốn “15 thi nhân tuổi Mậu Tý-1948”, khiến tôi phải nhanh chân gặp gỡ Vũ Từ Trang, để kiếm tìm tài liệu và hơn thế, được diện kiến một thi nhân đã và đang được bạn văn , bạn đọc quý trọng, không hẳn chỉ là ở nhan sắc văn chương, mà chính là ở chỗ mà người ta thường quen gọi là nhân cách nhà văn!
Mới đây, lại được đọc Vũ Từ Trang với một chùm thơ in trên tuần báo Văn Nghệ, bốn bài. Một chùm thơ khá hay, nhưng ba bài đầu thì ấn tượng hơn.

KHÚC NGOẶT
Con đường dốc, khúc ngoặt bất ngờ
hoa gạo nhuộm đỏ bến đò
xóm nhỏ khói sông.
Ở đấy, chuông nhà thờ giục em vào mùa thiếu nữ
mẹ cuốc đồi
bờ sông mê man gió
con đường mòn
lúa chín vàng
lẫm chẫm bước chim di.
Thì cầm lòng, thì cầm lòng vậy
đất vẫn hoải hoang, nhà ngủ thiếp bên đồi
trái tim đập
vỡ oà ghềnh thác
sông dẫu hẹp, mà sao xa cách
em mãi là cây trám lẻ bên trời.
Chưa hỏi thi nhân về cảnh và người cụ thể trong thơ là ở đâu, nhưng qua một vài chi tiết, bạn đọc cũng có thể hình dung đây là cảnh và người một vùng trung du nào đó, Phú Thọ, Sơn Tây, hay Bắc Giang chẳng hạn! Nhưng mà thật ra, đôi khi cái sự cụ thể quá trong thơ, cũng có thể góp phần làm cho thơ “mất thiêng” đi, nên cứ “mờ mờ nhân ảnh” , lại hoá hay…
Mấy câu đầu, đã thấy “phát lộ” vài ba chấm phá về một vùng đồi trung du, với “con đường dốc”, với “khúc ngoặt bất ngờ” và Hoa gạo nhuộm đỏ bến đò / Xóm nhỏ khói sông…Vài ba chấm phá, nhưng lại là những chấm phá có tính điển hình, đặc trưng nhất về một vùng quê với đồi với dốc, với dòng sông xanh mờ sương khói, với bến đò đang mùa hoa gạo cháy hết mình, và cả bình yên xóm mạc…Rõ là một bức tranh rất tĩnh, như thể đang ẩn dấu trong nó những giá trị văn hoá, nhân văn giàu có, sâu bền…
Đoạn thơ tiếp đó, mới chính là những biểu hiện cụ thể, sống động của chiều sâu cuộc sống ở nơi này. “Ở đấy, chuông nhà thờ giục em vào mùa thiếu nữ / Mẹ cuốc đồi / Bờ sông mê man gió / Con đường mòn / Lúa chín vàng / Lẫm chẫm bước chim di”…
Đấy chính là “nội hàm” của bức tranh vùng bán sơn địa quê kiểng này chăng? Thấy náo nức những hồi chuông “giục em vào mùa thiếu nữ”. Mùa hoa, mùa yêu, hay “mùa đàn bà”, theo cách nói của các thi nhân miền núi cao phương bắc. Nhưng mà ở đây có phần hơi khác. Chính “tiếng chuông nhà thờ” mới là “tác nhân”, mới là “dung môi” cho những cuộc gặp gỡ cộng đồng, thay cho những lễ hội truyền thống, sau đó rồi sẽ là những cuộc hẹn hò riêng tư, “giục em vào mùa thiếu nữ”? Cuộc sống thanh bình, trẻ trung, vồn vã vẫy gọi. “Mê man gió” nơi bờ sông quê. Con đường mòn thân thương vòng vèo rồng rắn ven đồi và mênh mông chín vàng đồng lúa. Và “mùa màu em”, mùa thiếu nữ, cũng là mùa lẫm chẫm bước chim di. Còn mẹ thì cuốc đồi, trồng khoai trồng sắn, như thể đang giữ mãi cho quê nhà ngọn lửa ấm áp tình quê muôn thuở…Có cảm giác như Vũ Từ Trang đã vẽ lên một bức tranh quê vùng trung du bằng một thứ ngôn ngữ và hình ảnh thật giản dị, mà sâu lắng. Một vùng quê yên ả, hình như ta đã bắt gặp đâu đó từ những năm xa ngái, khiến bồi hồi xao xuyến bâng khuâng…
Bâng khuâng xuyến xao, nhưng mà đành phải cầm lòng, thì phải cầm lòng vậy! Trước cảnh, hay cảnh giờ gợi nhớ xa xăm, khiến Trái tim đập / Vỡ oà ghềnh thác? Còn kia như cảnh cũ, nhưng chỉ có “Đất hoải hoang / Nhà ngủ thiếp bên đồi”…Cảnh xưa hoá ra chỉ còn có vậy, mà “Nhân diện bất tri hà xứ khứ” (Thôi Hộ). Người xưa, nay lạc gió phương nào?...Thế nên:
Sông dẫu hẹp, mà sao xa cách
Em mãi là cây trám lẻ bên trời.
“Khúc ngoặt” của Vũ Từ Trang là một bài thơ rất giàu màu sắc cổ điển. Những tình ý ngổn ngang trong lòng thi nhân, khi xao xuyến bâng khuâng, lúc trào dâng vỡ oà ghềnh thác, được khắc hoạ một cách chân tình mà đắm đuối. Thì đấy, cái vẻ đẹp thuần phác của tâm hồn con người tự cổ chí kim, xem ra cũng chả cần phải trang điểm thêm thắt làm gì!
Ảnh: trái qua: Nhà thơ Phan Quế, Vũ Từ Trang, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và Huy Thắng. Phó nháy VBL

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“THAY MÁU” NGAY BỘ MÁY LÃNH ĐẠO YÊN BÁI





Tôi phải dùng từ “thay máu”. Vâng đúng như thế bởi cả hệ thống chính trị, hệ thống lãnh đạo của tỉnh Yên Bái đang thối nát và hỏng hết rồi….
Này nhé:
- Ông Vũ Xuân Sáng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái đã hối lộ nhà báo Duy Phong 200 triệu để nhà báo này không đăng bài về biệt thự khủng ở đường Nguyễn Tất Thành và một số vụ việc tiêu cực ở các dự án đầu tư của tỉnh do ông này phụ trách. Vì sao một nhà báo “oắt con”, mới chỉ 31 tuổi mà làm ông giám đốc sở run sợ như vậy?
- Ông Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái sở hữu biệt phủ siêu khủng hàng chục tỷ đồng trên diện tích đẹp hàng chục ngàn m 2.
- Ông Phạm Sĩ Quý (em trai bà Phạm Thị Thanh Trà, Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) được chị gái phong chức không đủ tiêu chuẩn đang bị thanh tra có biệt phủ cũng siêu khủng, không kém ông Giám đốc Công an tỉnh….
- Ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm tỉnh Yên Bái bị tố tham nhũng, căm uất do sắp xếp nhân sự không đúng đã cầm súng bắn chết Bí thư và Chủ tịch HĐND tỉnh, rồi bắn luôn mình. Ông này là chồng bà Chủ tịch Hội phụ nữ Yên Bái.
- Bà Phạm Thị Thanh Trà quê Nghệ An, có chút nhan sắc nên đã được ưu ái về Yên Bái làm “bông hoa rừng thơm ngát”, song đang lộng hành quá mức. Trước khi được hưởng lợi từ vụ thanh trừng nhau sang làm bí thư tỉnh ủy đã ký ngay quyết định cho em trai làm Giám đốc Sở và chỉ đạo 6 ban ngành liên quan ký cho em trai sở hữu đất khủng trong một ngày. Bà này xem ra không đủ sức lãnh đạo các đại gia núi rừng tham ăn, tục uống và mê biệt phủ siêu khủng….Bao nhiêu tiền của, đất đai của dân, của núi rừng Yên Bái chúng chiếm hết rồi, ăn chơi hết rồi.
Đó là chưa kể nhiều giám đốc, lãnh đạo tỉnh và một số đồng chí “chưa bị lộ, vẫn nằm trong đống rơm”.
Vậy thì bộ máy này còn lãnh đạo được ai ?.
Điều này cũng lý giải vì sao Yên Bái cứ nghèo mãi, khổ mãi với gần 400.000 dân nghèo và cận nghèo trong tổng số 800.000 dân. Chúng nghĩ gì khi sống như nhung lụa, như vua chúa trong các biệt phủ siêu khủng, các căn cứ bất khả xâm phạm, không phải do mình làm ra trong khi Yên Bái còn hàng ngàn gia đình, hàng ngàn em nhỏ hàng ngày ăn cơm với măng rừng, nước suối, muối trắng….
Buồn lắm thay và phải “thay máu” ngay.
Cần lắm có thêm một cuộc khởi nghĩa Yên Bái như năm 1930....
Ảnh: "Căn cứ quân sự siêu khủng" của Giám đốc công an Yên Bái đang trong giai đoạn hoàn thiện....

Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, nhà, cây và ngoài trời

Phần nhận xét hiển thị trên trang

100 NĂM NAM PHONG TẠP CHÍ



Sáng ngày 1-7-2017, tại khuôn viên mộ cụ Phạm Quỳnh tại cổng chùa Vạn Phước Huế, anh em nhà văn, nhà báo và nhiều trí thức Huế đã tập trung kỷ niệm 100 ngày cụ Phạm Quỳnh cho ra mắt Nam Phong Tạp chí: Từ 1- 7- 1917 đến tháng 12 năm 1934 thì đình bản, tất cả được 17 năm và 210 số, là nguyệt san.. Đây là bộ tổng thành văn hóa văn học và khoa học xã hội nhân văn nổi tiếng đặt nền móng cho sự phát triển văn học văn hóa VN những thập niên đầu thế kỷ 20. Nam Phong Tạp chí đề nghị sử dụng chữ Quốc ngữ trong văn bản hành chính, đưa chữ Quốc ngữ vào giảng dạy trong trường học. NPTC in nhiều bài viết đấu tranh cho việc phổ biến chữ Quốc ngữ như " Công văn phải dùng chữ Quốc nữ"; "Quốc ngữ cổ", " Khảo về chữ Quốc ngữ". "Văn chương Quốc ngữ", " Phan Châu Trinh với chữ Quốc ngữ".v.v..Cây bút chủ lực nhất của Nam Phong tạp chí chính là cụ Phạm Quỳnh. Cụ đã viết nhiều câu văn nổi tiếng, truyền đời như " Truyện Kiều còn, tiếng ta còn/ Tiếng ta còn nước ta còn"; " Tiếng là nước, có tiếng mới có nước, có quốc văn mới có quốc gia"...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đám cưới đình đám khắp Đông Dương của con trai tỷ phú đất Bắc


Sính lễ trong đám cưới của ông Tòng, bà Tám nhiều vô kể. Riêng lễ ăn hỏi hơn 20 mươi tráp. Chưa kể lễ "đen" (tiền mặt đưa cho nhà gái) và vàng bạc phải hàng dài người bê đỡ...
Bạch Thái Bưởi không phải là con nuôi người Trung Quốc
Bà Bạch Quế Hương - chắt nội của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, cho biết: "Bạch Thái Bưởi nguyên gốc người họ Đỗ ở Yên Phúc, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (cũ), nay là Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.
Theo đó, cha của Bạch Thái Bưởi là cụ Đỗ Văn Cóp, gia đình có truyền thống bút nghiên, làm thầy đồ dạy học. Do cha mất sớm nên Bạch Thái Bưởi và 2 người em Bạch Thái Sơ, Bạch Thị Chinh ở với mẹ là cụ Nguyễn Thị Bạng.
Nhờ chí lớn, Bạch Thái Bưởi xin đi giúp việc cho các hãng buôn của Pháp ở Tràng Tiền, rồi học kinh doanh, rồi ông đi học thêm tiếng Pháp và học chữ quốc ngữ để mở mang.
Tuy nhiên, bà Quế Hương cho biết, có nhiều thông tin hiện nay nói Bạch Thái Bưởi được người Trung Quốc giàu có nhận làm con nuôi và cho ăn học, sau ông mới đổi sang họ Bạch là không đúng.
Bà Hương chia sẻ: "Các cụ trong gia đình tôi kể rằng, do tuổi nhỏ vất vả, nghèo khổ. Lúc lập nghiệp cụ vẫn dùng tên Đỗ Thái Bửu cho đến khi làm lên sự nghiệp, thành danh trên thương trường.
Để đánh một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời và khắc ghi những tháng ngày gian khó cụ đã đổi họ thành "Bạch" - mang ý nghĩa là từ hai bàn tay trắng cụ làm lên sự nghiệp lớn".
Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Gia phả họ Đỗ ở Yên Phúc cho thấy  Bạch Thái Bưởi và em trai Bạch Thái Sơ họ Đỗ. Ảnh: Gia đình cung cấp
Sau này, người em trai Đỗ Thái Sơ (làm việc cho công ty của Bạch Thái Bưởi) và người em gái Đỗ Thị Chinh (đi lấy chồng ít được nhắc đến trong gia đình Bạch Thái Bưởi) cũng đổi sang họ Bạch theo anh trai là Bạch Thái Sơ và Bạch Thị Chinh.
Hằng năm vào ngày lễ giỗ tổ họ Đỗ con cháu Bạch Thái Bưởi vẫn về tham dự cùng con cháu họ Đỗ ở Yên Phúc, Phúc La, Hà Đông.
Đám cưới đình đám khắp Đông Dương
Bạch Thái Bưởi có rất nhiều vợ và nhiều con cái nhưng hai người con Bạch Thái Toán và Bạch Thái Tòng được cụ quan tâm nhiều nhất.
Khi Bạch Thái Toán sang pháp học rồi lấy vợ Tây, kề cận bên Bạch Thái Bưởi trong cuộc sống lẫn công việc chỉ còn người con trai Bạch Thái Tòng.
Bạch Thái Tòng là người được doanh nhân họ Bạch tin tưởng, đặc biệt giao trọng trách điều hành, quản lý việc kinh doanh trong gia đình.
Chẳng thế mà khi lấy vợ cho con trai Bạch Thái Tòng, Bạch Thái Bưởi đã tổ chức một đám cưới đặc biệt, nổi tiếng khắp Đông Dương thời bấy giờ và được nhiều hãng thống tấn của Pháp đưa tin.
Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Đám cưới ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám con doanh nhân Bạch Thái Bưởi. Bà Tám ngồi thứ hai từ phải sang. Ảnh: Gia đình cung cấp
Người vợ Bạch Thái Bưởi lựa chọn cho con trai là bà Nguyễn Thị Tám - con gái quan huyện Nghi hay còn gọi là cụ Cửu Nghi ở Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông (cũ) nay là Văn Điển, Thanh trì, Hà Nội.
Bà Nguyễn Thị Tám là người con gái có vẻ đẹp đài các, được ví là "chim sa cá lặn" với làn da trắng sứ, dáng người mảnh dẻ, cao sang, mái tóc suôn mềm đen nhánh. Tính tình lại vô cùng đoan trang, hiền thục.
Bà giỏi thêu thùa, đan lát và nấu ăn. Ở bà hội tụ đầy đủ các yếu tố "công, dung, ngôn, hạnh" của người phụ nữ đương thời.
Từ nhỏ bà Tám được quan huyện Nghi rất yêu chiều, mời cả thầy đồ về dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Bà Tám vốn nổi tiếng là thông minh, nên học hành rất giỏi giang.
Nhiều đám công tử nhà giàu đến đặt vấn đề hôn sự nhưng quan huyện Nghi đều khéo léo chối từ. Chỉ đến khi Bạch Thái Bưởi cho người đánh tiếng muốn quan huyện Nghi gả bà cho con trai Bạch Thái Tòng, quan huyện Nghi mới gật đầu đồng ý.
Bạch Thái Bưởi, Đám cưới xa hoa, Thế kỷ 20, Đại gia, Máy bay, Doanh nhân, Hải Phòng, Người đẹp Hà thành, Tỷ phú
Ông Bạch Thái Tòng và bà Nguyễn Thị Tám khi mới lấy nhau. Ảnh: Gia đình cung cấp
Hôn sự giữa hai nhà thông gia môn đăng hộ đối nhanh chóng được diễn ra. Theo đó, ngày 11 tháng Giêng năm 1922, con gái quan huyện Nghi là bà Nguyễn Thị Tám kết hôn với ông Bạch Thái Tòng, con trai thứ hai của cụ Bạch Thái Bưởi.
Đám cưới tổ chức trong 3 ngày, khách đến dự đám cưới đông nghịt. Ngày rước dâu, cụ Bạch Thái Bưởi cho máy bay đón dâu từ Hà Nội về Hải Phòng.
Trên đường đi, máy bay bay chậm và rải các tấm thiệp mời, người dân ai bắt được tấm thiệp này thì được đến dự đám cưới và ăn cỗ miễn phí, thậm chí còn được cụ Bưởi cho tiền mang về.
Máy bay đón dâu về đến Hải Phòng, xe ô tô diễu quanh phố phường, trống rong cờ mở rất hoành tráng. Được biết, Bạch Thái Bưởi là người đầu tiên có xe hơi ở miền Bắc.
Ngày cưới, bà Tám mặc bộ áo dài bằng gấm đỏ, đầu đội mấn, chân mang hài. Cả bộ trang phục được dùng sợi chỉ bằng vàng thêu hình rồng phượng rất tinh xảo.
Sính lễ trong đám cưới của ông Tòng bà Tám nhiều vô kể. Riêng lễ ăn hỏi hơn 20 mươi tráp. Chưa kể lễ "đen" (tiền mặt đưa cho nhà gái) và vàng bạc phải hàng dài người bê đỡ.
Một số người cao tuổi ở Hải Phòng vẫn thường đùa rằng, có lẽ xuất phát từ giai thoại này mà hiện nay một lễ ăn hỏi của người Hải Phòng thường rất lớn. Trung bình từ 9 tráp cho đến 21 tráp tùy theo mức độ kinh tế của mỗi gia đình.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2017


Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 7/2017
Kỹ thuật gieo giống mới. Ảnh: Trần Thị Kiều Oanh
Mức lương cơ sở sẽ tăng mức 1.300.000 đồng/tháng, tăng mức phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình, tăng mức phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình... là những chính sách sẽ có hiệu lực trong tháng 7/2017.
1. Tăng lương cơ sở lên 1.300.000 đồng/tháng 
Theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP mức lương cơ sở sẽ tăng từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7/2017.
Mức lương cơ sở này sẽ dùng làm căn cứ để tính:
- Mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này.
- Mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật.
- Các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Cách tính lương cán bộ, công chức theo mức lương cơ sở mới
Để thuận tiện trong việc thực hiện mức lương cơ sở mới với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội nên Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 02/2017/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 1/7/2017.
Theo đó, hướng dẫn chi tiết cách tính mức lương, phụ cấp và hoạt động phí đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; đại biểu Hội đồng nhân dân; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố…
Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương theo mức lương cơ sở từ ngày 1/7/2017 = 1.300.000 đồng/tháng X Hệ số lương hiện hưởng.
- Phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương theo mức lương cơ sở từ ngày 01/7/2017 (nếu có) = 1.300.000 đồng/tháng X Hệ số phụ cấp hiện hưởng.
3. Tăng mức phí tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình
Quy định của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), mức tham gia BHYT hộ gia đình được xây dựng trên "nền" lương cơ sở. Mức đóng phí BHYT bằng 4,5% theo lương cơ sở.
Do đó, lương cơ sở tăng thì từ 1/7/2017, mức phí tham gia BHYT cũng tăng từ 653.000 đồng/người/năm lên 702.000 đồng/người/năm.
Theo quy định, người tham gia BHYT tự nguyện sẽ tham gia theo hộ gia đình và được miễn giảm từ người thứ hai theo mức 70%; 60%, 50%, 40%...
Tức là người thứ nhất mua thẻ BHYT phải trả 702.000 đồng, người thứ hai trong gia đình mua trả 492.000 đồng, người thứ 3 giảm còn 422.000 đồng, đến người thứ 4, thứ 5 còn 281.000 đồng/thẻ.
4. Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện
Mức lương cơ sở tăng 1.300.000 đồng/tháng là căn cứ tính mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa ban hành công văn 2159/BHXH-BT, hướng dẫn mức đóng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn theo mức lương cơ sở mới; từ ngày 1/7/2017.
Đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 2 Nghị định số 47/2017/NĐ-CP. Trong đó, người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng và người hưởng chế độ phu nhân, phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở các nước quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 2, Khoản 4 Điều 123 - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Từ 1/7/2017, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng thay đổi, mức cao nhất là 26.000.000 đồng/tháng (1.300.000 đồng/tháng x 20 lần).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Lý do chính Ngổ chưa nói đâu!

Nghĩ về người Việt tại sao vẫn nghèo?

>> Ngứa chân thì phải gãi… đầu
>> Chữ Tín
>> Trung Quốc lòng dạ hiểm sâu


Lý Hải Chiều 
Dân Trí - Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự thay đổi về chính sách, cơ chế, chuyển mình về tư tưởng và cách sống, để từ đó người dân luôn có ý thức vươn lên và quyết chí làm giầu.

Người Việt Nam cần cù, chịu khó, thông minh nên thường có tính sáng tạo trong công việc. Vậy, vì sao người Việt ta vẫn nghèo ?

Trong một thời gian dài sau khi kết thúc chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Đất nước chúng ta chính thức chuyển sang nền tế thị trường từ năm 1992, nghĩa là đã cách đây 25 năm. Nhưng những tư tưởng do nhận thức cũ về nền kinh tế cào bằng, tập thể và bao cấp vẫn còn. Đó là một khoảng thời gian chưa đủ dài để nhân dân quen với nhịp cơ chế mới, để từ đó thúc đẩy tư tưởng tìm cách làm giầu.

Mặt khác, trong các thành phần kinh tế, theo điều 51 Hiến pháp năm 2013 quy định thì doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Đây là một thành phần kinh tế tập thể, doanh thu đóng góp chủ yếu vào ngân sách nhà nước nên không phải là một hình thức làm giầu mang tính cá nhân cho người Việt Nam.

Cùng với những lý do về mặt lịch sử trên, người Việt Nam thường chọn lối sống an bình, an phận và bằng lòng với chính mình cũng được xét đến. Bởi lẽ, giầu có thể được hiểu là có nguồn thu nhập lớn hơn nhiều so với những chi tiêu cần thiết cho cuộc sống. Trong cuộc sống thường có ba nhu cầu cơ bản cần được đáp ứng, đó là nhu cầu sinh hoạt và học tập, nhu cầu về phương tiện đi lại, và nhu cầu về chỗ ở là nhà cửa. Khi đảm bảo được ba nhu cầu này thì cũng có thể coi là đã có được một cuộc sống viên mãn. Vì thế, người Việt Nam nói chung thường chỉ phấn đấu nhằm bảo đảm cho các mục tiêu đó mà ít có đòi hỏi cao hơn

Mục tiêu phát triển xã hội là “dân giàu, nước mạnh”, chính vì thế cần thiết phải nhìn nhận lại các vấn đề một cách xác đáng hơn, khi hướng tới mục tiêu làm giầu.

Ngày 20/3/2017 vừa qua, Tạp chí Forbes đã chính thức công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2017. Theo đó tại Việt Nam, ngoài ông Phạm Nhật Vượng đã được Forbes vinh danh lần thứ 5, có thêm một nữ tỷ phú là bà Nguyễn Thị Phương Thảo -Tổng Giám đốc Vietjet Air.

Với tài sản 2,4 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng đã đứng thứ 867 trong số những tỷ phú của thế giới. Trong khi đó, đây là lần đầu tiên bà Thảo được đưa vào danh sách này, với tài sản 1,2 tỷ USD và đứng thứ 1.678 thế giới. Sự hiện diện của ông Phạm Nhật Vượng là chuyện chẳng hề bất ngờ, bởi sự tăng trưởng ổn định, bền vững của Tập đoàn Vingroup đã được minh chứng trong nhiều năm qua. Còn đối với nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO Vietjet được vinh danh cũng là điều dễ hiểu khi mà doanh nghiệp này đã lên sàn chứng khoán HOSE hết sức thành công.

Như thế, với hai người được đứng trong danh sách các tỷ phú của thế giới với những khối tài sản lớn đã đủ để khẳng định người Việt Nam hoàn toàn có thể làm giầu. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều thừa nhận rằng, làm giầu không phải một việc dễ, nhất là ở một quốc gia có nhiều đặc thù về truyền thống lịch sử, đặc điểm chính trị và tư tưởng sống của người dân như Việt Nam. Đây là một vấn đề lớn, đòi hỏi sự thay đổi về chính sách, cơ chế, chuyển mình về tư tưởng và cách sống, để từ đó người dân luôn có ý thức vươn lên và quyết chí làm giầu.

Để làm giầu, đòi hỏi con người phải có khả năng, nhạy bén về các vấn đề kinh tế, biết nắm bắt cơ hội và đón nhận thời cơ, cùng với đó là nhận thức và tư tưởng sống. Chính vì thế, trong khi đa phần người dân lựa chọn cách sống đơn thuần, cơ bản thì chưa thể có tinh thần làm giầu trong ý thức sống nói chung. Do đó, để có một xã hội mà tất cả các người dân đều giầu có luôn là một mong muốn lớn, đòi hỏi phải có một sự nỗ lực chung, rất lớn trong tương lai.


Phần nhận xét hiển thị trên trang