Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Nhật Ký Biển Đông: Thế Giới Mệt Nhoài, Lo Lắng


Vụ ám sát Kim jong-Nam- anh cùng cha khác mẹ với lãnh tụ Bắc Hàn Kim jong-Un đang là tin thời sự của thế giới. Vì cuộc ám sát diễn ra tinh vi, nạn nhân bị giết bẳng khăn tẩm thuốc độc úp vào mặt ngay tại Phi Trường Kuala Lumpur nhộn nhịp, trước khi tới nhà thương, với những nữ sát thủ có nhiều quốc tịch khác nhau cho thấy có bàn tay cỡ “trung ương tình báo” của một quốc gia nào đó chứ không phải băng đảng trộm cướp, buôn lậu, tình ái thanh toán nhau. Do phản ứng dữ dội và vô lý như phản đối giảo nghiệm tử thi, không công nhận người chết là Kim jong-Nam, người ta nghi ngờ Bắc Hàn chủ mưu trong vụ ám sát chính trị này.

Do tình hình phức tạp của thế giới ngày hôm nay, do ảnh hưởng quá lớn của Hoa Lục đang bao trùm lên Á Châu khiến Đông Nam Á trở thành điểm có thể bùng nổ (flash point) cho nên thủ đô hay các thành phố lớn như Hà Nội, Sải Gòn, Bangkok, Jakarta, Singapore, Kuala Lumpur, Manila… đã trở thành điểm tụ hội của tình báo quốc tế đến từ Mỹ, Úc, Canada, Nga, Tân Tây Lan, Trung Quốc, Nam Hàn, Bắc Hàn, Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ và kể cả Âu Châu…để dò la tin tức, tung tin giả, mua chuộc chính trị, âm mưu lật đổ, bắt cóc và ám sát đối thủ chính trị. Tình báo len lỏi vào các quốc gia “thiên hình vạn trạng” dưới các bộ vó, vỏ bọc rất hiền từ và dễ thương như: Nhà truyền giáo, làm thiện nguyện, bảo vệ thú vật, ngăn ngừa nạn buôn người, bảo vệ phụ nữ, trợ giúp văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học…nhất là dưới bộ áo ngoại giao, thương gia làm ăn buôn bán, đầu tư, du lịch. Nếu phản-tình- báo yếu kém, cơ quan an ninh tham nhũng…thì đất nước đó sẽ tan nát. Vụ ám sát Kim jong-Nam nếu giải quyết không khéo, có thể xảy ra xung đột giữa Mã Lai và Bắc Hàn. Còn đối với Mỹ, bạn khó lòng gửi tình báo tới đây vì hệ thống an ninh và phản tình báo quá tinh vi. Thế nhưng bạn chỉ cần ngồi uống cà-phê ở Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, Hà Nội, Tokyo…đọc báo Mỹ như tờ New York Times, xem đài CNN là những cơ quan truyền thông đang chống chính phủ và nhất là vào Wikileaks…bạn sẽ biết tất cả những tin tức bí mật nhất của Hoa Kỳ mà Tổng Thống Donald Trump cũng chưa biết, khỏi cần gài gián điệp làm chi cho thêm mệt. Trên Twiiter ngày 17/2/2017  Ô. Trump đã gọi các đài truyền hình lớn như NBC, ABC, CBS và CNN và báo New York Times là “Kẻ thù của người dân Hoa Kỳ”. Vào ngày 23/2/2017, một nhóm bảo thủ đã cho phổ biến một băng ghi âm lén thu được từ đầu não của Đài Truyền Hình CNN, tố cáo tính bất lương (media malfeasance) của cơ quan truyền thông này.

Giữa tình hình vô cùng phức tạp của thế giới đó,  Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Hai ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
 - AP ngày 16/2/29017: Giữa lúc Ô. Trump tiếp đón Ô. Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc, “Các giới chức Palestines cho biết Tổng Thống Abbas của Palestines đã bí mật gặp Giám Đốc Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA) tại Tây Ngạn giữa lúc họ bày  tỏ lo ngại về bộ tham mưu của Tổng Thống Donald Trump cho hay giải pháp hai nhà nước mà Hoa Kỷ theo đuổi 20 năm qua sẽ là một tùy nghi, chứ không còn là giải pháp phải có nữa. Ô. Mike Pempeo và Abbas đã gặp nhau ở một doanh trại tại Thành Phố Ramallah là cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai giới chức cao cấp nhưng không cho biết nội dung. Trong cuộc họp báo chung với Ô. Netanyahu tại Tòa Bạch Ốc, Ô. Trump nói rằng Palestines có thể là vùng đất chiếm đóng của Do Thái và cũng có thể là hai quốc gia, tức từ bỏ quan điểm của Mỹ đã theo đuổi 20 năm qua là Do Thái và Palestines phải là hai quốc gia độc lập.”
Tôi không đồng ý việc Tướng Prayut Chan-o-cha đảo chính lật đổ một chính quyền dân cử nhưng tôi ủng hộ ông trong việc thi hành luật pháp quốc gia. Không một tôn giáo nào có thể đứng trên luật pháp. Bất cứ giáo sĩ nào, dù tăng thống, hồng y, tổng giám mục… nếu phạm tội đều phải bị truy tố giống như ở Hoa Kỳ. Thế nhưng ở các nước chậm tiến, đối đầu với tôn giáo rất khó. Tin vào tôn giáo để đạt thánh thiện cũng có. Nhưng tin vào tôn giáo để trở thành cực đoan, quá khích, mù quáng, bạo lực cũng có.

Ngày nay, cở sở tôn giáo là nơi lý tưởng nhất để nhận tiền bất hợp pháp, từ băng đảng buôn lậu, ma túy, trộm cắp, tham nhũng qua hình thức gọi là cúng chùa, cúng nhà thờ. Tiền bạc và sắc dục đang tàn phá các tôn giáo do sự hư đốn của hàng giáo sĩ. Có thể đến một lúc nào đó mọi tôn giáo cũng phài suy tàn thôi. Đức Phật cũng đã tiên liệu về “Thời Mạt Pháp” tức có ngày Đạo Phật cũng sẽ bị hủy diệt - không  phải giáo lý của ngài lạc hậu - mà vì sự hư đốn của tăng/ni, biến chùa thành siêu thị bán buôn, thành phòng trà ca vũ hát karaoke và sư thì lén lút sắc dục với nữ Phật tử.

Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây, vào ngày 15/1/2017, tại Paris, 72 quốc gia tham dự cuộc họp về Hòa Bình Cho Trung Đông đã đưa ra bản công bố của hội nghị là thế giới muốn hòa bình và hai quốc gia là giải pháp duy nhất để đạt mục tiêu đó và yêu cầu Ô. Donald Trump hỗ trợ cho giải pháp này. Quyết định của Ô. Trump có thể là thách thức với ý nguyện của toàn thế giới.

Việc các tập đoàn tài chính và truyền thông thân Do Thái khống chế các chính trị gia sẽ là một thảm họa cho nước Mỹ vì nước Mỹ sẽ không chiến đấu cho quyền lợi của người dân Mỹ mà cho quyền lợi của Do Thái. Âu đó cũng là cái Nghiệp. Khi mình thọ nhận ân huệ của một người nào thì mình phải trả ơn. Trả ơn bằng cách nào? Chỉ còn cách chiều lòng, tức làm cái gì mà họ muốn. Cho nên, nếu có một người nào đến đề nghị hết lòng giúp đỡ mình, thì nó cũng giống như lưỡi câu đã móc vào miệng con cá. Đức Phật nhìn thấu suốt tâm địa chúng sinh cho nên đã dạy “Thọ Thì Khổ” tức thọ nhận cái gì của ai thì cái khổ/món nợ đeo theo tức thì. Do đó trong đời này, muốn sống ung dung tự tại thì không nên thọ nhận ân huệ, giúp đỡ của bất cứ ai. Trương Tịch đời Đường trong bài thơ Tiết Phụ Ngâm đã mô tả tấm lòng chung thủy của một người đàn bà có chồng, được một kẻ giàu sang phú quý hết lòng yêu mến tặng hai viên ngọc minh châu quý giá, nhưng trả lại, không thọ nhận để không phải trả ơn, tức phản bội chồng và lấy người ta:

Hoàn quân minh châu song lệ thùy,
Hận bất tương phùng vị giá thì

Lãnh đạo một quốc gia cũng thế. Không tự lực tự cường mà ngửa tay xin viện trợ thì đất nước làm nô lệ cho ngoại bang lúc nào không hay.

-Business Insider ngày 18/2/2017: “TNS. Jonh McCain của Đảng Cộng Hòa đã dùng chín phút tại Diễn Đàn An Ninh tại Munich nhân cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao của Khối G-20 để công kích và bêu xấu nhãn quan thế giới của Tổng Thống Donald Trump nhưng chỉ không nêu tên mà thôi. Chủ đề mà ông nói có cái tựa đề rất gở là “Ngày Tàn Của Phương Tây Như Chúng Ta Biết” (The End of the West as We Know It)

Không hiểu Ô. John McCain thù oán Ô. Trump cái gì mà ông leo qua tới một cuộc hội thảo quốc tế ở Đức để tố cáo Ô. Trump- người cùng đảng và đã ủng hộ (endorse) ông khi ông tái tranh cử ở Tiểu Bang Arizona. Tại quốc nội, mỗi khi Ô. Trump tuyên bố điều gì, Ô. McCain lập tức “phang” lại ngay, còn hơn cả Đảng Dân Chủ. Báo chí gọi Ô. McCain là “oan gia” hay khắc tinh (nemesis) của Ô. Trump.

Ô. McCain quá lo xa. Âu Châu làm sao chết được với cả một khối hợp tác kinh tế Euro và NATO hùng mạnh. Họ có thể đã thổi phồng nguy cơ từ Nga theo kiểu “con khóc vòi mẹ” để Mỹ phải “bao giàn” vấn đề an ninh cho họ…để họ rảnh tay phát triển kinh tế cạnh tranh với Mỹ. Ô. Trump nhìn thấy vấn đề cho nên buộc họ phải tăng chi phí quốc phòng, chia xẻ trách nhiệm chứ không thể theo kiểu “free ride” tức hưởng lợi mà không làm gì cả. Thật nhục nhã cho một tổ chức hùng mạnh bao gồm 28 quốc gia đã từng là những đế quốc xừng xỏ giẫm nát cả hành tinh này mà ngày nay “bù lu bù loa” như con nít sợ Mỹ bỏ rơi…trong khi đó lại “đâm sau lưng Mỹ” bằng cách bênh vực Hồi Giáo, chống lại Ô. Trumgp và gọi ông là “kỳ thị chủng tộc”. Chơi vậy chơi với ai?

So với Âu Châu, có lẽ Á Châu đạo đức và đàng hoàng hơn. Dù trước đây là cựu thuộc địa, bị Âu Châu bóc lột tận xương tủy, thế mà ngày nay họ vẫn giao hảo với Âu Châu, theo đuổi chính sách  tự lực tự cường để đối phó với Trung Quốc chứ không kêu gào thảm thiết đòi Mỹ đem quân tới giúp. Cứ thử nhìn xem, có quốc gia Á Châu nào - ngoại trừ Nhật Bản, Nam Hàn - mời quân Mỹ đến để đối phó với nguy cơ từ Trung Quốc đâu? Thậm chí Phi Luật Tân - một đồng minh thân thiết của Mỹ từ 1951 nay cũng không muốn quân Mỹ ở lại trên đất nước mình. Cũng phải thấy xấu hổ khi quân ngoại bang nghênh ngang trên đất nước mình chứ?

 - Reuters ngày 19/2/2017: “Cảnh sát đã ra lệnh cho hàng ngàn Phật tử rời khỏi Chùa Wat Phra Dhammakaya lớn nhất Thái Lan vào ngày 19/2/2017 để truy lùng ông Phra Dhammachayo, từng là sư trụ trì và đang bị truy nã với cáo buộc rửa tiền. Cảnh sát cho hay tất cả Phật tử phải rời khỏi ngôi chùa với diện tích 400 mẫu tây nếu không muốn bị truy tố, còn các nhà sư thì phải tập trung tại những cổng ra vào chùa. Nhà chùa đã tuân thủ yêu cầu của cảnh sát và lúc đó có khoảng 13,000 người trong chùa. Chưởng Lý Thái Lan Somnuek Siangkong hồi tháng 11.2016 tuyên bố sẽ truy tố ông Phra Dhammachayo về tội rửa tiền và nhận hàng hóa trộm cắp, sau khi các công tố viên hoãn truy tố bốn lần vì vị cao tăng này viện lý do sức khỏe yếu nên không thể trình diện cơ quan cảnh sát. Cơ quan điều tra đặc biệt Thái Lan năm 2015 từng cho triệu tập sư Phra Dhammachayo để thẩm vấn về việc chùa Wat Phra Dhammakaya bị cáo buộc nhận số tiền bị biển thủ lên đến 1 tỉ bạt (28 triệu đô-la).”

Tôi không đồng ý việc Tướng Prayut Chan-o-cha đảo chính lật đổ một chính quyền dân cử nhưng tôi ủng hộ ông trong việc thi hành luật pháp quốc gia. Không một tôn giáo nào có thể đứng trên luật pháp. Bất cứ giáo sĩ nào, dù tăng thống, hồng y, tổng giám mục… nếu phạm tội đều phải bị truy tố giống như ở Hoa Kỳ. Thế nhưng ở các nước chậm tiến, đối đầu với tôn giáo rất khó. Tin vào tôn giáo để đạt thánh thiện cũng có. Nhưng tin vào tôn giáo để trở thành cực đoan, quá khích, mù quáng, bạo lực cũng có.

Ngày nay, cở sở tôn giáo là nơi lý tưởng nhất để nhận tiền bất hợp pháp, từ băng đảng buôn lậu, ma túy, trộm cắp, tham nhũng qua hình thức gọi là cúng chùa, cúng nhà thờ. Tiền bạc và sắc dục đang tàn phá các tôn giáo do sự hư đốn của hàng giáo sĩ. Có thể đến một lúc nào đó mọi tôn giáo cũng phài suy tàn thôi. Đức Phật cũng đã tiên liệu về “Thời Mạt Pháp” tức có ngày Đạo Phật cũng sẽ bị hủy diệt - không  phải giáo lý của ngài lạc hậu - mà vì sự hư đốn của tăng/ni, biến chùa thành siêu thị bán buôn, thành phòng trà ca vũ hát karaoke và sư thì lén lút sắc dục với nữ Phật tử.

Xin nhớ cho, một tôn giáo dù hay đẹp cách mấy - nó có thể “chỉ thích hợp”cho một vùng địa lý nào đó nhưng chưa chắc nó đã thích hợp cho một vùng đất khác. Bởi vì khi tôn giáo mới du nhập vào- vùng đất này cũng đã có một tôn giáo, một nền văn hóa khác biệt đã thấm vào máu thịt của người ta. Nếu tôn giáo mới tới đòi triệt hủy thì chắc chắn “thánh chiến”sẽ nổ ra. Đức Phật nhìn thấy điều này nên dạy “khế cơ và khế lý” tức tôn giáo mới vào phải thích nghi với phong tục tập quán, văn hóa của bản địa nếu nó muốn phát triển trong hòa bình.

“Giáo Hoàng Francis đã đưa ra lời chỉ trích mới nhắm vào một số thành viên trong Giáo Hội ngày hôm nay khi nói rằng thà là người Vô Thần còn tốt hơn là một trong rất nhiều người Thiên Chúa Giáo sống đời hai mặt đạo đức giả. Những lời phê bình ứng khẩu được đưa ra trong buổi lễ riêng tại nơi Giáo Hoàng cư ngụ. Nó là vụ tai tiếng khi nói một đằng, làm một nẻo. Đó hai mặt.” (Pope Francis delivered another criticism of some members of his own Church on Thursday, suggesting it is better to be an atheist than one of "many" Catholics who he said lead a hypocritical double life.In improvised comments in the sermon of his private morning Mass in his residence, he said: "It is a scandal to say one thing and do another. That is a double life.)
 - Time Magazine ngày 21/2/217: “Tổng thống của Azerbaijan- một nước nằm trong Liên Bang Sô-viết cũ vừa bổ nhiệm bà vợ làm phó tổng thống cũng giống như Tổng Thống Ortega của Nicaragua. Có thể đây là một phong trào được nhiều ông ưa chuộng để chuẩn bị cho “bà” làm tổng thống khi ông mãn nhiệm hoặc ông qua đời. Có như vậy mới “êm cửa êm nhà”. Chứ để bà làm “đệ nhất phu nhân” bà vùng vằng không chịu. Ai nói đàn bà chỉ “kim chỉ vá may” không ham quyền ham chức? Coi thường đàn bà có ngày chết nghe. Cô Đoàn Thị Hương 29 tuổi đang dính líu vào vụ ám sát Kim jong-Nam ở Phi Trường Kuala Lumper, ông bố ở Nam Định cho biết “Cháu nó không dám giết một con gà”. Đúng vậy! Đàn bà có thể không giết nổi con gà, nhưng có thể giết người bằng cách chụp khăn tẩm thuốc độc lên mặt người ta, hoặc bỏ thuốc độc vào một ly rượu.

- CBS News ngày 21/2/2017: “Bà Le Pen cử viên tổng thống Pháp thuộc cánh cực hữu từ chối chùm khăn  đội đầu Hồi Giáo và tuyên bố sẽ cấm tất cả biểu tượng của mọi tôn giáo trưng bày tại nơi công cộng.“

Tôi hoàn toàn đồng ý với Bà Le Pen. Biểu tượng của tôn giáo nên trang trí, tôn thờ tại chùa, nhà thờ, thánh thất. Phô bày các biểu tượng tôn giáo tại nơi công cộng chỉ gây thêm hiềm khích và chia rẽ. Tôi không bao giờ chống hoặc kỳ thị Hồi Giáo, nhưng tôi lấy làm lạ là tại sao đàn bà ngoại quốc đến xứ Hồi Giáo hay bước vào đền thờ Hồi Giáo phải chùm khăn? Tôi đồng ý là phải ăn mặc kín đáo, cử chỉ phải trang nghiêm. Nhưng giữa “phải trùm đầu” và “để tóc tự nhiên” đâu có gì khác biệt. Tục lệ của Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo hay Ấn Độ Giáo chỉ nên áp dụng cho tín đồ của mình. Nó không thể biến thành luật pháp quốc tế buộc thế giới phải tuân theo. Cái cực đoan của Hồi Giáo là ở chỗ đó. Cứ thử tượng tượng nếu Hồi Giáo thống trị loài người thì riêng Việt Nam thôi…50 triệu đàn bà con gái từ làm vườn, cấy lúa tới công nhân nhà máy, công chức, học sinh, sinh viên  phải trùm khăn…nếu không sẽ đánh bằng roi hay bị ném đá tới chết …nghĩ vừa kinh hòang vừa tức cười.

Xin nhớ cho, một tôn giáo dù hay đẹp cách mấy - nó có thể “chỉ thích hợp”cho một vùng địa lý nào đó nhưng chưa chắc nó đã thích hợp cho một vùng đất khác. Bởi vì khi tôn giáo mới du nhập vào- vùng đất này cũng đã có một tôn giáo, một nền văn hóa khác biệt đã thấm vào máu thịt của người ta. Nếu tôn giáo mới tới đòi triệt hủy thì chắc chắn “thánh chiến”sẽ nổ ra. Đức Phật nhìn thấy điều này nên dạy “khế cơ và khế lý” tức tôn giáo mới vào phải thích nghi với phong tục tập quán, văn hóa của bản địa nếu nó muốn phát triển trong hòa bình.
-Reuters  (Vatican City) ngày 23/2/2017: “Giáo Hoàng Francis đã đưa ra lời chỉ trích mới nhắm vào một số thành viên trong Giáo Hội ngày hôm nay khi nói rằng thà là người Vô Thần còn tốt hơn là một trong rất nhiều người Thiên Chúa Giáo sống đời hai mặt đạo đức giả. Những lời phê bình ứng khẩu được đưa ra trong buổi lễ riêng tại nơi Giáo Hoàng cư ngụ. Nó là vụ tai tiếng khi nói một đằng, làm một nẻo. Đó hai mặt.” (Pope Francis delivered another criticism of some members of his own Church on Thursday, suggesting it is better to be an atheist than one of "many" Catholics who he said lead a hypocritical double life.In improvised comments in the sermon of his private morning Mass in his residence, he said: "It is a scandal to say one thing and do another. That is a double life.)

Theo thống kê mới nhất, khoảng từ 3%-5% dân số Mỹ (9 triệu - 15 triệu) tự nhận mình là Vô Thần bao gồm hai nhóm: Atheist không tin có Thượng Đế và Agostic không rõ Thượng Đế có hay không.

- Good Morning America ngày 24/2/2017: “Một ông già 86 tuổi ở Georgia đã tặng khoảng 400 ngàn đô-la cho hội thiện nguyện, số tiền mà cụ thu góp được suốt 30 năm lượm lon, giấy vụn từ các thùng rác.”

Đây chính là vị Bồ Tát tại gia, tương phản hẳn với những vị đã xuất gia nhưng chỉ lo kiếm tiền, mê tiền, tìm cách kiếm cho nhiều tiền, cất giữ nhiều tiền…cuối cùng trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Quý vị ấy nên đọc tin này và tin con một tỷ phú Mã Lai đã bỏ cả gia tài do bố để lại cả chục tỉ đô-la để ôm bình  bát, đi chân đất để mong cầu thanh tịnh, giải thoát. Ô hô! Cuộc đời này là hai chiều xuôi ngược. Kẻ quăng bỏ tiền bạc, chức vụ để làm một hành giả. Kẻ cố sống cố chết tranh giành chức vụ, bám lấy chức vụ, sống chết vì tiền vì đối với họ Tiền và địa vị mới đem lại hạnh phúc…nhưng suy nghĩ cho cùng, cũng chưa biết ai đúng, ai sai.

Tình hình Syria:
- Washington Post ngày 15/2/2017: “Tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ Joseph F. Dunford Jr. sẽ gặp gỡ một giới chức quân sự cao cấp của Nga vào tuần này và là cuộc gặp gỡ giữa hai vị tướng của hai quốc gia từ lúc Nga can thiệp vào Ukraine và sát nhập Crimea vào năm 2014. Tướng Dunford sẽ thảo luận với Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Valeriy Gerasinov của Nga tại Thủ Đô Baku của Azerbaijian. Trước đây dưới thời Tổng Thống Obama chỉ có một vài cú điện thoại giữa Ngũ Giác Đài và Nga kể từ cuộc khủng hoảng Ukraina nhưng chưa hề có cuộc gặp mặt nào. Thời điểm của cuộc gặp gỡ thật đáng chủ ý khi Tướng Michael Flint- Cố Vấn Anh Ninh Quốc Gia đã phải từ chức vì những tin tức tiết lộ nói rằng Tướng Flint đã liên lạc với Tòa Đai Sứ Nga về vấn đề cấm vận trước ngày Ô. Trump tuyên thệ nhậm chức. ”

Theo ý kiến của tôi, cuộc gặp gỡ giữa hai giới chức quân sự cao cấp là để bàn về việc phối hợp quân sự Nga-Mỹ trước những tin tức Mỹ sẽ gửi bộ binh vào Syria để tiêu diệt Nhà Nước Hồi Giáo. Theo Newsmax, Ô. Mattis nói rằng ông cần tham khảo với các đồng minh Trung Đông trước khi có một quyết định như vậy. Nói chuyện bộ chỉ huy của NATO tại Brussels, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis nói rằng Nga cần phải chứng tỏ trước và điều kiện  chưa phải là lúc hợp tác quân sự ngay bây giờ giữa hai nước. (Dĩ nhiên là như thế).

- AP ngày 16/2/2017: “Sau cuộc họp với Ngoại Trưởng Nga Lavrov- cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa hai đại diện cao cấp nhất của hai quốc gia từ khi Ô. Trump nhậm chức vào 20/1/2017, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng Nga phải tuân thủ thỏa hiệp 2015 nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và lực lượng ly khai do Nga hỗ trợ khi nội các của Tổng Thống Donald Trump tìm cách hợp tác với Moscow. Trả lời câu hỏi của báo chí tháp tùng, Ô. Tillerson nói rằng như ông đã trình bày rõ ràng tại cuộc điều trần phê chuẩn chức vụ tại Thượng Viện là Hoa Kỳ sẽ nghiên cứu chuyện làm việc chung với Nga ở những lãnh vực thực tiễn và đem lại lợi ích cho nhân dân Hoa Kỳ. “ Còn Reuters cho biết, ” Ngoại Trưởng Nga Lavrov đã nói với Ngoại Trưởng Tillerson rằng Nga không can dự vào chuyện nội bộ của các nước khác (ám chỉ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua). Ông tin rằng Nga và Hoa Kỳ có thể thảo luận để thiết lập một thông số cho những việc của hai nước trong tương lai.”

Theo The New York Observer ngày 24/2/2017, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu trong bài diễn văn trước quốc hội đã nói rằng cuộc xung đột ở Syria coi như đã chấm dứt và chỉ tính từng ngày. Nếu như vậy Mỹ đổ quân vào đây để làm gì? Theo Reuters ngày 26/2/2017,  quân đội Syria bất ngờ tiến quân vào al-Bab khu vực tây bắc Syria, đụng độ với phiến quân tại đây khi nhóm khủng bố rút lui và để mất vào tay phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ.

Tình hình Biển Đông:
- The National Interest ngày 17/2/1017: Với bài viết có tiêu đề “Vietnam's Got a New South China Sea Strategy” sau khi lược qua hai chiến thắng hải quân lẫy lừng của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo trên Sông Bạch Đằng, tác giả nhận định rằng ngày nay hải chiến không còn nổ ra trên sông mà là trên biển nhưng Đại Việt (Việt Nam) ở thế yếu. Bằng cớ là Việt Nam đã thất bại ở hai cuộc hải chiến Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988 cho nên Hải Quân Nhân Dân Việt Nam đã phải thay đổi chiến thuật từ - không cần kiểm soát biển - qua - đối đầu với kẻ thù ngay trên biển.” (The Vietnam People’s Navy is shifting from sea denial to counter-intervention.) Bài báo có đoạn,  “Thật là sai lạc nếu nhìn Việt Nam như một định mệnh. Từ lâu Việt Nam đã nhận thấy sự hạn chế của chiến thuật không cần kiểm soát biển, do đó họ đã tìm cách chặn trước sự xâm lấn của Trung Quốc ngay trên Biển Đông. (bằng 6 tàu ngầm Hố Đen Kilo,  4 khu trục hạm tàng hình Gepard, một số pháo hạm hỏa lực mạnh khinh tốc Molniya tự đóng lấy và bố trí hỏa tiễn diệt hạm trên một số hòn đảo)  (Yet it would be misleading to view the Vietnamese as fatalistic. They have long recognized the limits of a traditional sea-denial approach, and thus have sought to enhance their strategy to forestall Chinese military aggression in the South China Sea.)

 - VnExpress ngày 17//2017: “Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã có cuộc tiếp xúc với Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson bên lề Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Nhóm G20 tại Bonn, Đức. Tại cuộc tiếp xúc, hai bên cho rằng quan hệ đối tác/hợp tác toàn diện Việt - Mỹ đã có những bước tiến triển tích cực, thực chất trên tất cả các lĩnh vực. Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Mỹ trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị của nhau, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước. Trên tinh thần đó, hai bên nhất trí hai nước cần tiếp tục duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc ở cấp cao. Ô. Phạm Bình Minh nhắc lại việc lãnh đạo Việt Nam đã mời Tổng Thống Donald Trump dự Diễn Đàn Thượng Đỉnh Hợp tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC)Tháng 5, 2017 tại Đà Nẵng. “

Theo tôi nghĩ Ô. Trump sẽ đi bởi vì nếu ông không đi, Ô. Tập Cận Bình sẽ nổi bật lên như một “minh chủ” tại diễn đàn này và vị thế của Hoa Kỳ tại Á Châu sẽ suy yếu. Nước Mỹ cần lấy lại uy tín sau khi chính ông đã hủy bỏ Hiệp Định Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để lo cho nước Mỹ trước. Nếu ông đi, ông Putin có thể cũng sẽ đi và hai ông có thể gặp nhau bên lề thượng đỉnh. Nhưng nếu đi, ông phải nói thế nào để lấy lại niềm tin của các “bang phái nhỏ” đang hoang mang và có khuynh hướng ngả theo ông khổng lồ Trung Quốc tại khu vực địa lý phức tạp này.

- International Business Times ngày 18/2/2017:  Nhật Bản sẽ đóng hai khu trục hạm đóng mỗi năm, tức gia tăng gấp đôi để đối phó với Bắc Kinh. Đây là dấu hiệu tốt. Nếu Nhật Bản mạnh lên ở Á Châu thì sẽ là đối trọng cân bằng ảnh hưởng trong khu vực. Việt Nam và Phi Luật Tân chắc chắn sẽ hoan nghênh.
Mỹ là một siêu cường nhưng đang có những khó khăn của nó. Muốn làm ăn buôn bán, hợp tác với Mỹ thì nên kiên nhẫn giống như Nhật Bản, đừng nóng nảy kẻo hỏng chuyện. Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, Nam Hàn và Nhật Bản đều im lặng không chống Ô. Trump. Trong khi Âu Châu ỷ mình có Euro hay cũng là “siêu cường” cho nên kịch liệt chống đối Ô. Trumgp. Chưa biết ai đúng ai sai.

Từ những diễn biến nói ở trên chúng ta thấy thế giới ngày hôm nay vô cùng căng thẳng, mệt nhoài. Nước nào cũng lo lắng, chưa biết tương lai đi về đâu.

 - Reuters ngày 19/2/2017: “Một nhóm tàu tấn công bao gồm HKMH Carl Vinson và một số tuần dương hạm, khu trục hạm đã bắt đầu tuần tra ở Biển Đông giữa những lo lắng gia tăng căng thẳng với Hoa Lục về việc kiếm soát hải lộ đang có sự tranh chấp và có thể dẫn tới sự bùng nổ vì bộ tham mưu mới của Tổng Donald Trump. Bộ Ngoại Giao Trung Quồc đã lên tiếng cảnh cáo về việc thách thức chủ quyền của Trung Quốc tại đây.” Trong khi đó tại Diễn Đàn An Ninh Munich, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis cảnh báo về một “Vòng Cung Bất Ổn” (Arc of Instability) bao quanh Âu Châu.

- AP ngày 20/2/2017: Một nhóm vũ trang đã tấn công một tàu vận tải Việt Nam ở mũi cực nam của Phi Luật Tân, giết chết một thủy thủ và bắt đi sáu người trong đó có thuyền trưởng. Phát ngôn viên của lực lượng duyên phòng Phi Luật Tân cho biết tàu tàu Hải Giang với 17 thủy thủ đoàn đã bị cướp biển tấn công vào ngày 19/2/2017, hai mươi dặm, bắc Pearl Bank thuộc Tawi-Tawi cực nam Phi Luật Tân.”

Đây là vùng cướp biển hoành hành, tàu của Nam Dương cũng đã bị tấn công tại đây. Chính vì thế mà mới đây Phi Luật Tân đã kêu gọi Trung Quốc gửi tàu chiến tới giúp tuần tra.

-Reuters ngày 24/2/2017: “Tổng Thống Nam Dương Joko Widodo sẽ thảo luận về triển vọng có thể tuần tra chung tại Biển Đông với Úc Đại Lợi khi ông gặp Thủ Tướng Úc Malcolm Turbull vào cuối tuần này. Tuy nhiên Ô. Widodo lại nói rằng ông muốn thấy việc tuần tra chung, nhưng nếu nó không làm căng thẳng thêm với Trung Quốc.”

Ông này dè dặt quá. Chỉ vì Trung Quốc đang uy hiếp Nam Dương mà hải quân Nam Dương thì yếu cho nên mới có chuyện tuần tra chung với Úc Đại Lợi. Nếu không thì tuần tra chung để làm gì? Chính ra ông nên tuyên bố, “Sự tuần tra chung nếu có chỉ để ngăn ngừa cướp biển và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nam Dương mà thôi.” Chẳng qua cũng chỉ vì Nam Dương đang làm ăn buôn bán lớn với Hoa Lục cho nên Ô.Widodo mới ăn nói ấp a ấp úng.

- Fox News ngày 24/2/2017: Trong bài diễn văn truyên hình tại Hội Nghị Chính Trị Bảo Thủ (Conservative Political Action Conference) tổ chức tại Maryland, Tổng Thống Donald Trump nhắc lại quyết định rút lui khỏi Thỏa Hiệp Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng sẽ thương thảo với từng quốc gia về vấn đề này.

Mỹ là một siêu cường nhưng đang có những khó khăn của nó. Muốn làm ăn buôn bán, hợp tác với Mỹ thì nên kiên nhẫn giống như Nhật Bản, đừng nóng nảy kẻo hỏng chuyện. Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, Nam Hàn và Nhật Bản đều im lặng không chống Ô. Trump. Trong khi Âu Châu ỷ mình có Euro hay cũng là “siêu cường” cho nên kịch liệt chống đối Ô. Trumgp. Chưa biết ai đúng ai sai.

Ngày 27/2/2017 vừa qua, Ô. Dương Khiết Trì- người phụ trách chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Trung Hoa đã hội kiến với Tổng Thống Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc. Điều này cho thấy Hoa Lục muốn thương thảo, hoặc nhượng bộ Ô. Trump chứ chưa hẳn là muốn căng thẳng, đối đầu. Trong khi đó, cùng với hai lần viếng thăm Việt Nam của Thủ Tướng Abe, Nhật Hoàng Akihito và Hoàng Hậu cũng vừa tới Hà Nội ngày 28/2/2017 để khởi đầu chuyến công hai ngày nhằm thắt chặt thêm liên minh Việt-Nhật trong chiến lược đối đầu với Hoa Lục đang bành trướng tại tại Đông Nam Á.

Từ những diễn biến nói ở trên chúng ta thấy thế giới ngày hôm nay vô cùng căng thẳng, mệt nhoài. Nước nào cũng lo lắng, chưa biết tương lai đi về đâu.

Đào Văn Bình
(California ngày 28/2/2017)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tai để làm gì?



Hà Ánh Charlie Dương
(Tác giả gửi Blog Hahien)
– Để nghe chứ còn để làm đếch gì nữa! Thế mà cũng phải hỏi! Rác cả tai!
-Ơ này! Đừng nóng! Ngộ lỡ nó điếc đặc không nghe được nữa thì vứt cả đi à? Dỏng tai mà nghe cho thủng câu hỏi đã! Chưa gì đã ngậu xị lên! Điếc cả…đít!
-Thôi được! Huề!
Cùng nhau bình tĩnh lại mà nghĩ ngợi thì Tai đúng là để nghe, chẳng ai cãi được: nghe tiếng động, nghe nói, nghe khóc, nghe cười, nghe chửi, nghe khen, nghe chê, nghe nịnh, nghe đàn hát, nghe phê bình nghiêm khắc (sau khi tự phê bình sâu sắc)… Theo mình trên đường phố nước ta thời nay, âm thanh loạn tai nhất là tiếng còi xe máy các loại. Bù lại, may sao còn có Tiếng nói Việt Nam gần gũi thân thương của em gái phát ra từ…loa Phường.
Vậy, chuyện “tai để nghe” không bàn nữa chỉ nói thêm một tí rằng đó là tai thật, còn với tai máy (máy trợ thính cho các cụ điếc) thì không hẳn thế. Mình biết có một cụ Cao tuổi Phường hàng ngày lắp tai máy vào tai thật để chúng cùng nghe ngóng sự đời nhưng mỗi khi loa Phường mở thì cụ lại gỡ tai máy ra, miệng làu bàu “Máy móc biết gì về đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước mà nghe! Cho mày nghỉ!”.
Ngoài công dụng chính nêu trên, kể cả điếc hẳn, nghễnh ngãng hay thính như…bẹc giê thì tai người ta còn được sử dụng vào nhiều việc khác nữa:
-Trước tiên, tai chúng mình hồi nhỏ được mặc định là chỗ để thực hiện hình phạt (bạo hành trẻ em) rất nhanh gọn và hiệu quả của thầy giáo, cô giáo, bố, mẹ hay các anh chị. Đó là tai bị véo, bị xoắn hay bị xách lên. Mà chỉ bị xách một bên thôi. Lệch. Thế mới thấm! Thực ra thì dù trưởng thành rồi, đôi khi tai cũng vẫn bị (được) cấu cắn. Ái! Nhưng đó là do vợ mình nó sướng quá! Nó nhai.
-Ngày Tết xưa, đôi tai bọn mình còn được dùng để thanh toán được thua sau mỗi ván bài Tam cúc. Món này gọi là món “tái bung”. Dù chơi bài giỏi hay dốt, tướng có bị đi ỉa hay không, quân bị chui nhiều hay ít, khi tan cuộc tai đứa nào đứa nấy đều đỏ thắm như quân Sĩ Điều cả. Bây giờ có dở hơi mới ngồi chơi Tam cúc búng tai. Còn phải nhanh chân chen nhau đi cướp phết, cướp lộc, cướp ấn nữa chứ chúng mày ơi!
-Đến tuổi thích làm dáng thì đương nhiên phải chọc thủng dái tai ra để mà lấy cái chỗ đeo khuyên. Tưởng chỉ có con gái mới được (phải) bấm lỗ tai. Ngày nay lắm thằng con giai cũng bấm lỗ đeo khuyên. Lỗ ở vành tai bọn này còn nhiều và to hơn của bọn con gái. Kinh!
-Nếu khu vực vành tai như trên đã nêu là nơi công khai minh bạch thực thi việc thưởng phạt (công tác thi đua) thì thành vách sâu trong lỗ tai lại là chỗ để tận hưởng những khoái cảm hết sức tinh tế và bí hiểm. Chú em mình hồi nhỏ thỉnh thoảng lại quấn tăm bông, ngồi tự ngoáy tai rất say sưa. Hỏi. Chú ấy lạnh lùng bảo “ngoáy tai giải trí”. Gần đây, kiểm chứng điều này qua một số bác giai cao tuổi ở Phường mới biết không phải chú em mình đã nói đùa. Các bác ấy nghiện đi lấy ráy tai ở các tiệm “Thanh Nữ”. Dăm ba ngày một lần, đôi tai của các bác lại được những bàn tay ngọc chăm sóc tinh tươm và thơm tho. Có thể nói chúng được bảo trì, bảo dưỡng đúng quy trình một cách hoàn hảo, ngoại trừ thính lực nói riêng và cường lực nói chung… không đáng kể!
-Trên gương mặt người ta có Mắt, Mũi, Miệng và Tai nhưng chỉ có Tai Tử Tế sống theo khẩu hiệu “Mình vì mọi người” mà thôi. Đôi tai luôn sẵn sàng vểnh ra cho các loại kính râm, kính cận, kính lão, kính thời trang đeo gọng vào và cho các thứ khẩu trang dùng một lần hay nhiều lần ngoắc quai lên. Mình tưởng tượng hơi quá đà một chút rằng một ngày đẹp giời nào đó, ngài Tạo Hóa bất ngờ đùa một tí, đồng loạt cho vành tai của tất cả mọi người trên đời co rụt lại thì trong nhà, ngoài đường, trên xe không biết cơ man nào là mắt kính và khẩu trang rơi tuột xuống. Ờ! Thử xem! Lúc ấy Mắt, Mũi, Mồm Miệng có trơ hết ra không? Mặt nhân dân toàn thế giới khi đó nom như ếch ộp cả. Ngố đại đồng!
-Tai Tử Tế với hàng xóm xung quanh là vậy nhưng trong phê bình nội bộ,Tai đôi khi lại là công cụ thực hiện hành động rất thiếu tính xây dựng: Tai nọ ĐM tai kia!
An ủi cho Tai trong các tiệc rượu khi “Quyền cơ bản” của Tai thường được trân trọng thực hiện mặc dù nhiều tửu khách có thể chưa biết điều ấy. Một anh bạn châu Âu cho mình hay “Khi nâng cốc, Mắt được nhìn màu rượu, Mũi được ngửi mùi rượu và Miệng sẽ được thấm vị rượu! Người ta chạm cốc (cụng ly) cho kêu “coong” là dành riêng nốt nhạc rượu đó cho Tai đấy!”.
Ở ta “coong”, chuyện nhỏ. Nào! Một, hai, ba… Dô! Chăm phần chăm! Thế mới máu! Tai với chả họa! Quên đi!
H.A.C.D

Phần nhận xét hiển thị trên trang

20.000 viên thuốc đặc trị ung thư bị tiêu hủy, tại ai?



Bệnh viện truyền máu và huyết học TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Infonet
(Người Việt) – Số thuốc đặc trị ung thư trị giá 14 tỷ đồng, là quà tặng viện trợ đã bị tiêu hủy trong khi người bệnh ung thư khát khao từng viên.
Nếu có một con số nào gây đau xót nhất trong vài ngày qua, thì có lẽ là con số gần 20.000 viên thuốc đặc trị ung thư ở BV Truyền máu và Huyết học TP Hồ Chí Minh bị tiêu hủy vì hết hạn sử dụng.
Theo kết luận thanh tra được công bố từ Thanh tra TP Hồ Chí Minh, ở bệnh viện này có đến 19.997 viên Tasigna 200mg thuốc đặc trị ung thư, tổng trị giá là 13.998.639.889 đồng (theo đơn giá tháng 8-2015) đã hết hạn sử dụng.
Đây là số thuốc được viện trợ dưới hình thức viện trợ phi dự án bằng thuốc điều trị bệnh Bạch cầu mãn dòng tuỷ giữa 3 đơn vị là BV Truyền máu và huyết học TP, Tổ chức The Max Foundation-Mỹ, Công ty Novartis Pharma Services AG-Thuỵ Sỹ trong Chương trình hỗ trợ bệnh nhân Việt Nam dùng thuốc theo thoả thuận tài trợ.
Đơn giá của 1 viên thuốc này ở thời điểm tháng 8/2015 là hơn 700.000 đồng/viên, người mắc bệnh Bạch cầu tủy mạn phải dùng từ 3-4 viên/ngày, tính ra, nếu không có chương trình hỗ trợ này, họ sẽ phải trả từ 2-3 triệu đồng/ngày cho chi phí điều trị. Thật đúng là những viên thuốc đắt đỏ, đắt đến chảy máu mắt của người nghèo.
Ấy vậy mà chỉ vì những thủ tục hành chính lòng vòng mà cuối cùng, gần 20.000 viên thuốc quý giá kia đã bị đem đi tiêu hủy vì hết hạn sử dụng, hỏi còn gì đau xót hơn?
Theo giải trình của bệnh viện, thủ tục nhập số thuốc này về bắt đầu khởi động từ ngày 15/7/2013, ngày 28/11/2013, bệnh viện có văn bản gửi Cục quản lý dược xin được tiếp nhận số thuốc viện trợ trên; ngày 27/12/2013, Cục trưởng Cục quản lý dược ban hành giấy phép lưu hành sản phẩm cho lô hàng thuốc trên, hạn dùng 24 tháng.
Thủ tục qua lại còn rất nhiều khâu, nào là gửi văn bản lên Sở Y tế xin tiếp nhận số thuốc, Sở lại gửi văn bản sang UBND TP và Hội Liên hiệp các tổ chức hữu nghị để xin tiếp nhận.
Tóm lại đến khi bệnh viện hoàn thành được tất cả các thủ tục này thì Cục Hải quan không tiếp nhận cho nhập vì lô thuốc có hạn sử dụng dưới 12 tháng.
Sau khi Sở Y tế gửi tờ trình sang hải quan để đề nghị hỗ trợ xem xét giải quyết, thuốc được nhập về kho của viện thì hạn sử dụng chỉ còn 10 tháng, đó là ngày 13/8/2014.
Hỡi ôi, phía công ty dược và các tổ chức hữu nghị nước ngoài có nhã ý gửi tặng thuốc từ tháng 7/2013, vậy mà sau khi loằng ngoằng vòng vèo trải qua các thủ tục, thuốc về đến kho là tháng 8/2014. Tôi kinh ngạc tự hỏi, ngoại trừ ở ta, còn có nước nào có thủ tục hành chính chậm chạp như cụ rùa già lão thế hay chăng?
Đường đi của một lô thuốc đặc trị ung thư, là vị thần cứu mạng của những bệnh nhân ung thư đang ngóng chờ khao khát hàng ngày, mất vỏn vẹn có… 13 tháng trời, cuối cùng phải đem tiêu hủy vì dùng không kịp. Sao mà xót xa cay đắng.
Giá mà có bị mất 14 tỷ đồng tiền mặt, cũng không thể khiến chúng ta xót xa như khi đem ngần ấy số thuốc đi tiêu hủy, vì đó những viên thuốc đắt đỏ, cần cho biết bao nhiêu bệnh nhân đang thập tử nhất sinh.
Trong thông báo kết quả thanh tra, Thanh tra TP.HCM đề nghị Giám đốc Sở Y tế có trách nhiệm làm rõ trách nhiệm các cá nhân và tập thể liên quan tới việc làm chậm trễ thủ tục phê duyệt số thuốc trên, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến những thiếu sót trên.
Tất nhiên là sau khi làm rõ, sẽ có một số cá nhân bị phê bình, kiểm điểm, theo đúng quy trình.
Nhưng những câu chuyện thế này, khiến chung chúng ta không thể không bức xúc, không thể không kinh ngạc vì cái quy trình thủ tục vô nghĩa đang cướp đi người bệnh ung thư những cơ hội được điều trị bằng vàng.
Và càng đau xót, khi không biết phía đối tác sẽ nghĩ gì khi số quà tặng đầy thành ý tốt đẹp của họ, không đến được với bệnh nhân nghèo, phải đem đi tiêu hủy vì những thủ tục hành chính luẩn quẩn đến mức khó tin?
Ai có thể giải thích cho phía những người bạn tốt đã tặng quà cho bệnh nhân ung thư về cái quy trình loằng ngoằng đến vô cảm này, thưa bạn đọc?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc tức giận chống chế dư luận, quay sang chỉ trích vô lý Việt Nam

(GDVN) - 

Một loạt các tuyên bố của cộng đồng quốc tế về hoạt động phi pháp của Trung Quốc đã làm Trung Quốc giãy nảy, ra sức chống chế, lộ rõ lòng tham lố bịch. Hồng Lỗi - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hãng tin Reuters ngày 29 tháng 4 cho rằng, vài tuần qua, Trung Quốc đã bị nhiều bên lên án vì hoạt động lấn biển xây đảo (bất hợp pháp) ở Biển Đông. Trước những tuyên bố “vỗ mặt” Trung Quốc từ các bên, Trung Quốc tỏ ra rất tức giận và đã liên tiếp cho phát ngôn viên ngoại giao của họ đứng ra để chống chế - PV. Báo GDVN trích đăng đầy đủ những phát ngôn “đặc sắc Trung Quốc” này để độc giả thấy rõ “bộ mặt thật” – tham vọng bành trướng lãnh thổ không có gì thay đổi của Trung Quốc ở Biển Đông - PV. Tại cuộc họp báo thường lệ vào thứ Tư (ngày 29 tháng 4), Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ có tên là Hồng Lỗi quay sang chỉ trích vô lý: "Từ lâu, các nước ASEAN cá biệt như Philippines, Việt Nam xây dựng rầm rộ ở đảo đá Trường Sa xâm chiếm phi pháp của Trung Quốc, tiến hành lấn biển xây đảo quy mô lớn, thi công các công trình cố định như sân bay, thậm chí bố trí các vũ khí mang tính tấn công như tên lửa". Trên thực tế, chính Trung Quốc là kẻ đi xâm lược Biển Đông và mọi hành động của Trung Quốc liên quan đến hoạt động xâm lược này đều là phi pháp, đi ngược lại 5 nguyên tắc chung sống hòa bình do chính Trung Quốc đề xướng ở Liên hợp quốc, xâm phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV. Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh nguồn mạng Quan sát, TQ) Hồng Lỗi cho rằng, Philippines thi công sân bay và tiến hành mở rộng ở đảo Thị Tứ - Trường Sa, còn xây dựng cơ sở du lịch ở các đảo đá như đảo Thị Tứ, đảo Vĩnh Viễn và đảo Bình Nguyên. Hồng Lỗi cho rằng, Việt Nam tiến hành bồi đắp quy mô lớn trên hơn 20 đảo đá ở quần đảo Trường Sa và đã xây dựng đồng bộ rất nhiều công trình cố định như bến cảng, đường băng, trận địa tên lửa, nhà ở, doanh trại, nhà khách, hải đăng; Việt Nam cũng xây dựng nhiều công trình như "nhà sàn" và bãi đáp trực thăng ở bãi Tư Chính, bãi Đất. Hồng Lỗi nói: "Trung Quốc bày tỏ đặc biệt quan ngại và kiên quyết phản đối các hoạt động phi pháp nói trên, yêu cầu các nước liên quan lập tức chấm dứt tất cả những lời nói và hành động xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc". Trung Quốc cần chấm dứt những phát ngôn tùy tiện đổi trắng thay đen kiểu này, chấm dứt nói ra nói vào về hoạt động xây dựng hợp pháp của Việt Nam. Việt Nam triển khai các hoạt động ở các đảo đá thuộc chủ quyền của Việt Nam dựa trên sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế - PV. ASEAN mạnh mẽ lên án các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông Ngoài ra, trước dư luận quan tâm đến ảnh hưởng môi trường biển nảy sinh do Trung Quốc xây dựng phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 28 tháng 4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi còn ngang nhiên cho rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh. Trung Quốc tiến hành xây dựng ở đảo đá của mình, quan tâm và coi trọng bảo vệ sinh thái đảo đá hơn bất cứ ai”. Thực ra, sách sử và bản đồ chính thống của các triều đại Trung Quốc tuyên bố rằng, con cháu Trung Hoa chỉ được hưởng cực nam là đảo Hải Nam, không có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Hai quần đảo này được sách sử và bản đồ chính thống các triều đại phong kiến Việt Nam trịnh trọng tuyên bố rằng, chúng thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam – Đây cũng chính là cơ sở pháp lý cho thực thi chủ quyền của Việt Nam – PV. Ngày 28 tháng 4, tại cuộc họp báo chung sau hội đàm, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tái khẳng định, “Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật” được áp dụng cho tất cả phạm vi quản lý của Nhật Bản, trong đó có đảo Senkaku. Hai bên còn bày tỏ quan ngại đối với hoạt động xây dựng đảo đá (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tổng thống Mỹ Obama lên án Trung Quốc thông qua "phô trương vũ lực" với các nước láng giềng châu Á để thúc đẩy yêu sách chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc xây dựng tiền đồn quân sự ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh do báo chí Trung Quốc đăng tải) Đối với vấn đề này, ngày 29 tháng 4, Hồng Lỗi cho rằng: “Đảo Điếu Ngư (đảo Senkaku) từ cổ đã là lãnh thổ cố hữu của Trung Quốc. Bất cứ ai nói gì, làm gì đều không thể thay đổi được sự thực này. Chính phủ và nhân dân Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chúng tôi thúc giục Mỹ giữ thái độ có trách nhiệm, tuân thủ cam kết không đứng về bên nào trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, chấm dứt phát đi những tín hiệu sai lầm, phát huy vai trò mang tính xây dựng đối với hòa bình, ổn định khu vực”. “Mỹ và Nhật Bản không phải là bên đương sự của vấn đề Biển Đông, cần có thái độ khách quan, công bằng, chấm dứt bất cứ lời nói và hành động nào có thể dẫn đến làm phức tạp thêm tranh chấp và làm tổn hại hòa bình, ổn định khu vực”. “Trung Quốc tiến hành xây dựng cần thiết ở đảo đá Trường Sa là việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, hoàn toàn hợp pháp, chính đáng”. Nếu Trung Quốc tiếp tục tham vọng bành trướng lãnh thổ theo yêu sách phi pháp “đường lưỡi bò”, tiếp tục đe dọa an ninh quốc tế thì Trung Quốc không thể ngăn chặn sự can thiệp của các nước ngoài khu vực, vì đó là lợi ích quốc gia thiết thân của họ - PV. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ vừa ngang nhiên tuyên bố Trung Quốc xây dựng "cơ sở quân sự" ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam Trước đó, Hội nghị cấp cao ASEAN ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về các hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Đối với vấn đề này, ngày 27 tháng 4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng: “Trung Quốc xây dựng đảo đá ở Biển Đông hoàn toàn là việc trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc, hợp tình, hợp lý, chính đáng, không ảnh hưởng tới bất cứ nước nào. Sự chỉ trích của một số nước là hoàn toàn vô lý”. “Trung Quốc kiên quyết phản đối các quốc gia cá biệt vì lợi ích riêng, tiến hành chỉ trích ‘ném đá giấu tay’ đối với Trung Quốc, đồng thời, bắt cóc quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN”. “Trung Quốc là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình khu vực, chúng tôi nỗ lực thông qua ‘quan điểm song đôi’ để xử lý và giải quyết vấn đề Biển Đông. Chúng tôi hy vọng các nước liên quan cùng đi với Trung Quốc, cùng bảo vệ hòa bình, ổn định khu vực Biển Đông”. Trung Quốc đòi và đã liên tiếp cướp các đảo đá và vùng biển ở Biển Đông theo yêu sách bành trướng “đường lưỡi bò” phi pháp và lố bịch thì đó chính là hành động phá hoại nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực – chẳng ai thèm đi theo những hành động vũ lực bất hợp pháp kiểu này - PV. Trên thực tế, Trung Quốc đã liên tiếp xâm chiếm biển đảo của Việt Nam vào các năm 1956, 1974, 1988, 1995…; còn cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippiens vào năm 2012, định cướp vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vào năm 2014 và vẫn có ý định cướp nốt các đảo đá ở Biển Đông theo yêu sách “đường lưỡi bò” – PV. Gần đây, Philippines đã mạnh mẽ tuyên bố, lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc chính là bọn “cướp có vũ trang” đối với tàu cá Philippines. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc được Philippines định vị là bọn "cướp có vũ trang". Trong hình, tàu cảnh sát biển số hiệu 31101 đã tấn công tàu kiểm ngư của Việt Nam ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam trong năm 2014 Toàn bộ những phát ngôn xuyên tạc, ngang nhiên, vô lý, lố bịch, nực cười của Chính phủ Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông nói trên là không thể chấp nhận được, đã xâm phạm trực tiếp và nghiêm trọng đến chủ quyền biển đảo và quyền lợi biển, an ninh quốc gia của Việt Nam - PV. Đối với vấn đề này, báo GDVN đã có rất nhiều bài viết phân tích, chỉ rõ những phát ngôn và hành vi mang tính lừa đảo, xâm lược của Trung Quốc khi theo đuổi tham vọng “đường lưỡi bò” phi pháp. Đề nghị độc giả đọc thêm – PV. Đông Bình

Đề nghị ghi rõ Link nguồn: http://www.trelangblog.com/2017/05/trung-quoc-chong-che-truoc-du-luan-va.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gạc Ma, lợi ích quốc gia và sự thật lịch sử

>> Tập đoàn Mafia Việt Nam – họ là ai?

>> Trung Quốc có đổ tiền cứu Việt Nam?
>> Tiền chưa giải ngân của ‘500 triệu Formosa’ bị lạm dụng?


Kỳ Duyên
VNN - Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia.

Dân tộc Việt Nam ta, mỗi năm đều có những ngày kỷ niệm lớn. Có ngày kỷ niệm vui như khúc hoan ca. Nhưng cũng có những ngày kỷ niệm như vết thương đau nhức nhối trên thân thể, chưa bao giờ lành.

Can đảm và .. cô đơn    

Tháng 03 này, có một ngày kỷ niệm bi thương. Đó là ngày 14/3, ngày mà cách đây đúng 28 năm, 64 người lính công binh của nước Việt bảo vệ đảo Gạc Ma, trong cuộc chiến không cân sức, một bên chỉ có cuốc xẻng, súng AK giữa mênh mông biển khơi, một  bên là tàu lớn, súng to, họ đã vĩnh viễn nằm xuống dưới làn mưa đạn.

Nước Biển Đông từ ngày đó như mặn hơn vì vị mặn của máu, vị mặn nước mắt của cả dân tộc, đau thương và bi phẫn. Hàng ngàn bài viết của báo chí, các trang mạng XH như những nén tâm nhang, khóc vì xót đau và biết ơn những người lính đã nằm xuống:

Gạc Ma. Đêm ấy. Ta đau. Biển không xanh nữa, chỉ rầu rầu tang. Một con tàu cuối vỡ tan. Một vầng trăng cuối, đang nhàn nhạt. Trôi.

Sau đêm hôm ấy. Ta thôi. Không còn tin chuyện xa vời viển vông. Đảo này đảo của cha ông. Bao nhiêu máu đã nhuốm hồng mắt đêm?

Bạn đi. Đau tuổi. Đau tên. Không hồn. Chẳng vía để lên Niết Bàn. Tiếng con thơ. Xé không gian. Mẹ không khóc được. Chỉ giàn giụa thôi! ….(Tuổi trẻ, ngày 31/01)

Và đây nữa, câu chuyện 64 đôi đũa, 64 cái bát trong bữa giỗ Gạc Ma của cụ Hoàng Dỏ (Quảng Bình), người cha có con trai Hoàng Văn Túy cùng 63 đồng đội đã hy sinh trong ngày 14/03 đau thương ấy.  Ba năm nay, kể từ 2012, mỗi năm vào ngày giỗ liệt sĩ Hoàng Văn Túy, cụ đều làm mâm cơm cúng vong linh tất cả 63 người lính cùng con trai mình, gọi tất cả họ là các con. Khiến ai nấy cay mắt.

Còn đây nữa, nay mai, khúc bi tráng Gạc Ma sẽ được tái hiện ở khu tưởng niệm Chiến sĩ Gạc Ma tại phía bắc Cam Ranh (Khánh Hòa). Lâu nay, dư luận XH rất dị ứng với các dự án tượng đài bởi sự lãng phí, thất thoát. Vậy nhưng tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Gạc Ma lại được người dân chờ mong, trân trọng đón đợi với tất cả niềm thành kính. Lòng dân xưa nay là vậy, luôn công bằng!

Nhưng việc xâm chiếm Gạc Ma không chỉ nhất thời. Đó là một vụ việc điển hình nằm trong một chuỗi âm mưu độc chiếm Biển Đông từ lâu của TQ, có toan tính chiến lược tổng thể và lâu dài. Chiếm được Gạc Ma, một bãi đá ngầm có một vị trí chiến lược quan trọng nằm giữa các đảo của VN quản lý, TQ đã thực hiện chiến thuật cài răng lược.

Chỉ lợi ích dân tộc là vĩnh viễn

Cái sự ‘gặm nhấm dần” này có thể coi là cách hành xử thâm hiểm, kế tục “truyền thống” của các vương triều Trung Hoa cổ đại với nước Việt? Người ta thấy rằng, từ sự kiện hải chiến Hoàng Sa 1974 cho đến sự kiện Gạc Ma 1988, chỉ trong vòng 14 năm đã xảy ra ba cuộc xâm lược của TQ.  

Chiến lược tổng thể này cũng rất bài bản và thâm hiểm mà các chuyên gia nghiên cứu Biển Đông và Bộ Quốc phòng đã chỉ ra. Nếu biết rằng, giữa những năm 80, TQ đã chiếm lần lượt một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Từ năm 1987 đến tháng 2/1988 họ chiếm đảo Louisa, bãi đá Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa. Tháng 3/1988  họ huy động một lực lượng lớn hải quân với đủ các loại tàu chiến, ngang nhiên bắn phá và chiếm các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao. 

64 người lính của nước Việt đã ngã xuống  ở đảo Gạc Ma, chính trong tháng 03 này- tháng của mùa hoa gạo. Của màu máu và màu lửa cháy- khôn nguôi.

Nếu biết rằng, trong nước, TQ liên tục tăng ngân sách quốc phòng, trong đó 40% ngân sách dành cho mua sắm vũ khí trang bị, ưu tiên cho hải quân và không quân.
Nếu biết rằng, TQ còn thúc đẩy hàng loạt chính sách nhằm “hợp pháp hóa” hành động xâm lược phi nghĩa. Khi nhà nước TQ thông qua 06 luật; thành lập 02 cơ quan chuyên trách về Biển Đông; công bố 418 mảnh bản đồ, trong đó có hai quần đảo của VN; dựng 10 “bia chủ quyền” ở Biển Đông, trong đó có 04 vị trí ở quần đảo Hoàng Sa… (Dân trí, ngày 14/3)

Biển Đông trở thành miếng mồi béo bở trong con mắt của dã tâm và tham lam, với nhiều động thái nguy hiểm.

Sự kiện Gạc Ma đau thương còn phản chiếu những phức tạp khác luôn nảy sinh trong quan hệ giữa các quốc gia chằng chéo lợi ích.

Trả lời và lý giải thái độ, động thái “im lặng” của LX khi xảy ra cuộc sự kiện Gạc Ma, theo báo Infonet, ngày 14/3, các nhà ngoại giao kỳ cựu, nhà nghiên cứu về VN- GS.V.I.Dashichev (khi đó là Chủ tịch Ủy ban cố vấn khoa học của Bộ Ngoại giao LX), GS.TS.Vladimir Kolotov, nhà VN học (Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Saint Petersburg), chuyên gia Grigory Lokshin, Phó TS Lịch sử (Trung tâm nghiên cứu VN và ASEAN) cho rằng, bởi LX cũng phải ưu tiên những lợi ích, quyền lợi riêng mình, trong mối quan hệ chằng chịt với phương Tây, với Mỹ và với chính TQ.

Sự thật đó có thể làm ngỡ ngàng niềm tin của đa số người dân trong XH vốn sống duy tình, coi trọng quá khứ, ở đó LX là quốc gia từng giúp đỡ VN rất nhiều trong các lĩnh vực. Tuy nhiên bình tâm và tỉnh táo, cũng phải thấy một điều, trong thế giới đa chiều ngày nay, có một thành ngữ hiện đại được thực tiễn sàng lọc và thừa nhận: Không có kẻ thù vĩnh viễn, không có bạn bè vĩnh viễn, chỉ có lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia là vĩnh viễn.

Các quốc gia sáng suốt và khôn ngoan bao giờ cũng đặt lợi ích quốc gia của mình lên hết thẩy, trong các mối quan hệ quốc tế. Và vì vậy, trong vụ tổn thất Gạc Ma, bài học thực tiễn nước Việt nhận chân và khắc ghi tâm khảm là, trong thế giới đa chiều chằng chéo lợi ích, chỉ có những quan hệ láng giềng vì lợi ích quốc gia, không có những quan hệ… duy nhất đúng!

Và ở một điều khác, chính thực tiễn đó khiến nước Việt phải biết tự thân củng cố nội lực, thích ứng và tận dụng cơ hội trong các mối quan hệ quốc tế “đôi bên cùng có lợi”.

Sòng phẳng với sự thật lịch sử

28 năm đã trôi qua, nhưng vết thương Gạc Ma nói riêng, Hoàng Sa- Trường Sa nói chung vẫn luôn trái gió trở trời trên thân thể nước Việt. Vì sao?

Một điều, vì tiềm lực nội lực nước Việt còn nhiều hạn chế, bất cập khiến lòng người chưa bình an. Một điều khác, do không đủ thông tin và do những quan niệm khác nhau, cái nhìn về biển đảo Hoàng Sa- Trường Sa trong XH, có thể dẫn đến sự phân tâm ngay trong chính cộng đồng XH. Nhất là những thời khắc bị  lăm le, dòm ngó.

Chia sẻ với Tuần Việt Nam, ngày 14/3, Ts Sử học Nguyễn Nhã cho rằng, ngay nhiều người dạy sử còn không biết rõ về sự kiện Gạc Ma 1988. Đặc biệt, trong sách giáo khoa, đáng tiếc không có một dòng nào về Gạc Ma đau thương. Đồng cảm về điều này, Ts Hoàng Việt so sánh, khác với những liệt sỹ chống Mỹ, những người đã ngã xuống để bảo vệ đất đai cha ông trước quân TQ xâm lược lại hầu như nằm trong “vùng tối” SGK lịch sử nước nhà.

Còn thầy giáo Trần Trung Hiếu (THPT Phan Bội Châu- Nghệ An) cho biết, rất nhiều tờ lịch treo tường hàng chục năm qua không hề nhắc đến các sự kiện biên giới phía Bắc (17/2/1979), biên giới Tây-Nam và các sự kiện liên quan chủ quyền biển đảo Hoàng Sa (19/1/1974), Gạc Ma (14/3/1988), (zing.vn, ngày 14/3).

Thật ra sự hình thành và phát triển mỗi quốc gia trên quả đất này đều là một hành trình dâu bể. Có thắng có bại. Có hưng có vong. Có thịnh có suy. Có nụ cười và nước mắt. Có ngọt ngào và cay đắng. Chỉ may mắn lắm mới có những quốc gia không phải ca khúc quân hành: Dù rằng đời ta thích hoa hồng/Kẻ thù buộc ta ôm cây súng. Bởi nhân loại luôn tồn tại một sự thật này- xâm lược và chống xâm lược, chiến tranh và hòa bình, phá hủy và xây dựng, cái ác và cái thiện…

Chính vì thế nước Việt, trước những thách thức chủ quyền biển đảo hôm nay, trong thế giới phẳng, để tuổi trẻ hiểu được lịch sử hiện đại của đất nước vẫn đầy máu và nước mắt, thì sự thật lịch sử cần được tôn trọng, trả lại chỗ đứng của nó để người dân Việt thấm thía nỗi đau tổn thất về chủ quyền dân tộc, xác định thái độ sống có trách nhiệm với quốc gia.

Rất đáng chú ý, trong dịp 14/3 năm nay báo chí, các trang mạng XH thông tin khá đầy đủ sự kiện Gạc Ma. Đáng chú ý, hàng loạt tờ báo phản ánh ý kiến của các vị tướng, các nhà quản lý XH, nhà nghiên cứu, ĐBQH cho đến các thầy giáo, cô giáo trực tiếp đứng lớp về chủ đề này.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới CP: Có những luồng thông tin nguy hại đang gây chia rẽ trong xã hội, lại là chính những gì những kẻ dòm ngó lãnh thổ chúng ta mong muốn nhìn thấy. Thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần sòng phẳng với lịch sử, có những bước đi thích hợp đánh giá công khai các sự kiện này dưới ánh sáng Công pháp quốc tế, rút ra bài học cho mình để trả lại cho lịch sử sự chân thực vốn có của nó. Chỉ có như vậy, chúng ta mới làm nguôi ngoai vết thương chiến tranh, củng cố đại đoàn kết dân tộc, phát triển đất nước cường thịnh mà không phải lo mầm mống bạo loạn bất ổn từ bên trong (GDVN, ngày 14/3).

Trả lời báo TT, ngày 13/3, Ts Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban TGTW nhận định:  Tôi nghĩ khái niệm “nhạy cảm” được hiểu còn mập mờ lắm. Nên làm rõ ra và rất không nên lạm dụng từ “nhạy cảm” để ngăn cản thông tin. Thông tin có quy luật riêng của nó, càng “nhạy cảm” nó càng dễ lan ra, bịt đường này nó đi đường khác. Không thể bưng bít được đâu, tốt nhất là cứ công khai hóa, minh bạch hóa.

Ở góc độ giảng dạy, nhìn nhận việc thiếu vắng những sự kiện lịch sử trong SGK, Ths Trần Trung Hiếu chỉ ra nguy cơ của sự né tránh sự thật trong thế giới phẳng hiện nay, con người sẽ chỉ nghe tin đồn mà không tin ở tin tức: Nếu chúng ta cố tình che đậy, né tránh những sự thật hiển nhiên, sẽ gây ra sự khủng hoảng niềm tin. Học sinh tin vào ai, sách giáo khoa, lời thầy cô giáo hay thông tin trên các phương tiện truyền thông, Internet? Học sinh cần biết để rèn luyện tư duy khoa học tôn trọng sự thật lịch sử, biết giá trị về hòa bình, độc lập của một dân tộc đã chịu nhiều đau thương, mất mát.

Còn cô giáo Nguyễn Lan Phương, Trường THCS Đoàn Kết, Hà Nội lại có ví von thú vị: Dạy Lịch sử thiếu biển đảo như vẽ người không đôi mắt' (zing.vn, ngày 14/3)

Tất cả những phát ngôn trên, ở các góc độ công dân khác nhau nhưng đều nhìn về một hướng- tôn trọng sự thật lịch sử như chính nó. Và đó cũng là khát vọng của lương tâm, trước sự hy sinh của những người lính Việt bảo vệ biển đảo. Có câu nói của Henri  Frederic Amiel (nhà phê bình và triết gia người Thụy Sĩ) được nhân loại, các quốc gia coi như danh ngôn: Sự thật không chỉ bị dối trá xâm hại; nó còn bị xúc phạm bởi sự câm lặng.

Một dân tộc có khí phách, không chỉ can trường trong chiến tranh mà còn dám nhìn thẳng vào sự thật, tôn trọng sự thật lịch sử. Đó cũng chính là cách tạo nên nội lực quốc gia.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Đình Thi


Cách đây mới chưa lâu, tôi còn chưa hề tưởng tượng rồi có ngày tôi sẽ nói đến Nguyễn Đình Thi; dường như mới chỉ có một lần duy nhất, tôi bỗng kinh ngạc nhận ra Nguyễn Đình Thi đã được đặt tên phố ở Hà Nội, và tôi tự nhủ: cái ông này, đúng là số phận mát từ đầu đến cuối. Cũng có thể tôi đã đi nhanh hơn so với tôi nghĩ.

Cụ thể hơn, tôi muốn xem Nguyễn Đình Thi đã làm gì trong khoảng 1944-1946. Cụ thể hơn nữa là trả lời câu hỏi, ở giai đoạn đầu tiên, Nguyễn Đình Thi đã làm gì ngoài mấy quyển sách dưới đây:


(bức ảnh vừa xong: courtesy of VHT)

Năm 1945, Nguyễn Đình Thi viết một cuốn sách khá nổi tiếng, ký tên chung với Nguyễn Hữu Đang, in trong tủ sách của "Hội Văn hóa Cứu quốc":



(Trên bìa sách ghi "In lần thứ hai", nhưng giữa lần thứ nhất và lần thứ hai thật ra thời gian rất ngắn). Về sau, Nguyễn Hữu Đang sẽ như thế nào, và Nguyễn Đình Thi sẽ như thế nào, ai cũng đã biết.

Nhưng, năm 1944, còn có điều này:

Nhìn rất giống Dân Việt Nam mà ta đã nói đến, nhưng tất nhiên chẳng có gì liên quan.

Đây là quyển sách in chung vào ba bài diễn thuyết của sinh viên, Đặng Ngọc Tốt (sinh viên khoa Y), Dương Đức Hiền và Nguyễn Đình Thi thì đều là sinh viên khoa Luật. Đây là một hoạt động của "Tổng hội Sinh viên". Dương Đức Hiền rồi ngay sau đó sẽ có vai trò không nhỏ, nhất là trong năm 1945, và nhất là xung quanh ngày 19 tháng Tám; dường như Dương Đức Hiền là nhân vật có rất nhiều quan hệ với nhiều giới ở khoảng thời gian ấy, và những mối quan hệ này đã được tận dụng một cách tối đa: nói một cách sơ lược, Dương Đức Hiền hay làm công việc của một "thuyết khách".

Trên quyển sách, ta cũng thấy tên "Lửa hồng" như là tên nhà xuất bản, hoặc đúng hơn là một tủ sách, và Báo Pháp Việt, ở bên trong ghi rõ hơn, Pháp-Việt tân văn:


Bài của Đặng Ngọc Tốt:

Bài của Dương Đức Hiền:

Bài của Nguyễn Đình Thi:


Đại ý, trong bài Nguyễn Đình Thi kêu gọi "quay về với tinh thần Việt Nam, tìm kiếm tinh thần Việt Nam, và nói tiếng Việt Nam cho thuần túy", và sau đó khẳng định: "Nền văn hóa nước ta xưa là công trình của lớp người nông tang. Vì vậy, muốn hiểu tinh thần Việt Nam không thể đem riêng cái văn chương thượng lưu của một số ít người chịu khuôn khổ của Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo mà xét được." (vì như vậy thì "không thể xứng đáng làm đại biểu cho tinh thần Việt Nam chân chính").

Muốn nhìn kỹ Nguyễn Đình Thi của đoạn này hơn, ta hãy lùi lại mười hai năm, đến với cuốn sách dưới đây, Mấy vấn đề văn học, niên đại 1956:



Ta có thể thấy ngay, "Sức sống của dân Việt-nam trong ca dao và cổ tích", bài diễn thuyết năm 1944, được đưa vào sách, và ở vị trí số một luôn.

Tôi rất, rất muốn xem ở phiên bản 1956 này, Nguyễn Đình Thi có sửa chữa gì so với phiên bản đầu tiên 1944 không. Muốn làm vậy, thật ra rất dễ: chỉ cần mở sách ra xem. Nhưng có một vấn đề nho nhỏ, là tôi không làm vậy được :p

Lý do là bởi, ta mở trang này ra:

Quyển sách mà tôi có chính là quyển từng nằm trong tay Huy Cận. "Tủ sách HX" ghi ở kia, ta có thể dễ dàng đoán ra, nghĩa là "tủ sách Huy Xuân" (Huy Cận và Xuân Diệu).

Và suốt từ năm 1956 (vì chắc Huy Cận có nó ngay sau khi sách in), quyển sách chưa hề được rọc:

Tôi nghĩ, tình trạng chưa rọc của quyển sách Nguyễn Đình Thi đáng giá hơn rất nhiều so với mọi thứ khác. Nó nói lên không ít điều về "tình đồng chí". Nguyễn Đình Thi-Nguyễn Hữu Đang là một khía cạnh của tình đồng chí, mà Nguyễn Đình Thi-Huy Cận lại là một khía cạnh khác, cũng của cái tình ấy.

Thành thử, tôi chỉ he hé mở ra để ngó sơ sài, xem chừng Nguyễn Đình Thi có sửa chữa nhiều, nhưng chi tiết hơn thì tôi còn chưa nói được.


Chưa hết: vì tự thấy là cần bắt đầu quan tâm đến Nguyễn Đình Thi, nên tôi cũng đi tìm kiếm thêm một chút (thực sự, tôi rất ghét cái trò lấy tên riêng các nhân vật đặt tên phố, khi mà ta muốn tìm hiểu về ai đó trên Internet, thì luôn luôn rơi vào tình trạng là phải lội qua cả trăm nghìn thông tin về bán nhà, quán xá etc, rất rách việc và mất thời gian). Tôi nhìn thấy một bài viết cách đây chưa lâu, của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam, viết chung về cả Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Tuân, trong một chủ đề rất oách: "viết cách mạng".

Nhưng trời ơi, ông Nguyễn Hoài Nam thản nhiên nói đến chuyện Khái Hưng phê bình Chùa Đàn của Nguyễn Tuân vào năm 1946.

Ông Nguyễn Hoài Nam không phải lo tôi đi tố cáo ông ăn cắp của tôi mà không ghi nguồn: tôi không phải dạng hét lên tố cáo đạo văn, ăn cắp, tôi không thuộc số "đông đảo bọn bị gậy, lũ nhặt rác và đám sản xuất đồ mỹ ký nắm giữ với nhau các giá trị văn chương" (điều này, tức là bắt đầu từ "đông đảo bọn bị gậy" trở đi không phải tôi nói, mà là Saint-John Perse).

Thế nhưng, ông tưởng ông khôn, té ra ông lại rất dại. Từng có người khác cũng nói đến vụ xung quanh Chùa Đàn năm 1946 này rồi, và có nói rõ là lấy thông tin từ tôi. Như thế mới thực sự là khôn. Bây giờ tôi hỏi ông Nguyễn Hoài Nam nhé, tôi chưa bao giờ trưng bày tài liệu ấy (tức là bài viết của Khái Hưng), thế nhỡ đâu tôi bịa ra thì sao? Hoặc, nếu tôi không bịa, thì bài báo ấy, vốn dĩ không ký tên, lại không phải của Khái Hưng (tức là tôi xác định sai), thì sao? Thì thành ra ông, vì không ghi nguồn, cứ như thể là do ông tìm ra, trở thành kẻ bốc phét à? Ông thấy không, nguy cơ cao lắm. Thà rằng cứ đổ riệt hết cho tôi, lỡ sai thì tôi chịu cho cả thế giới, thế có phải là khôn không?

Thật ra, đây là quy luật: khôn (gọi thẳng là khôn lỏi đi cho đúng) chính là nguồn gốc chắc chắn nhất dẫn đến dại (tôi định dùng từ khác, nhưng thôi) (nhưng trớ trêu ở chỗ, dại lại không hề chắc chắn dẫn đến khôn).

Nhưng đấy vẫn chỉ là chuyện nhỏ, rất nhỏ. Điều khác mà tôi thấy, ở bài viết của nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam nằm ở chỗ: xếp Nguyễn Tuân cạnh Nguyễn Đình Thi ở thời điểm ấy tức là hiểu sai hết mọi chuyện.

Tôi đã ngờ từ lâu rồi mà, chính giới nghiên cứu, giảng dạy và phê bình chuyên nghiệp trong ngành văn học đã tạo ra thứ sản phẩm là một văn học sử Việt Nam lệch lạc (từ nhẹ nhất) như ta thấy hiện nay.

Về nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam, xem thêm ở kia.

Nhị Linh

Phần nhận xét hiển thị trên trang