Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 5 tháng 4, 2017

FORMOSA PLASTICS HÀ TĨNH ĐÃ RỒI, LEE & MAN PAPER HẬU GIANG THÌ SAO

 ?


Trần Bá Thoại

 Sau gần ba tháng chờ đợi, cuối cùng nguyên nhân cá chết tại các tỉnh ven biển miền Trung được cơ quan chức năng xác định do Formosa xả thải gây ô nhiễm môi trường, việc mà thường dân biết rõ đã lâu !!!.


  Câu chuyện Formosa ô nhiễm môi trường không cá biệt, mà là một điển hình của thời kỳ chúng ta dễ dãi cấp phép đầu tư với mong muốn đơn giản là tăng thu lợi nhuận. Nhưng việc cho phép các dự án thép, xi măng, giấy…là những dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu thì việc nhận hậu quả ô nhiễm môi trường là đương nhiên.


 GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, sự cố Formosa gây cá chết đã gây rúng động cho nền kinh tế Việt Nam, buộc chúng ta phải ngồi lại, nhìn lại: “Nếu không rút ra từ bài học Formosa để cho đất nước này thì sau này chúng ta sẽ còn bị nhiều Formosa khác hơn nữa” Đáng chú ý, ông Mại dẫn lý do: “Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam phấn đấu đến năm 2020, các ngành đánh cá, nuôi trồng thủy hải sản, khai thác khoáng sản, du lịch, vận tải biển… sẽ đóng góp trên 50% GDP. Như vậy, 1 dự án 10 tỷ đô nằm án ngữ trung tâm vùng phát triển kinh tế biển lớn mạnh của cả nước trong tương lai là không đáng để chúng ta hy sinh, đánh đổi”.
 Dự án nhà máy giấy Lee&Man cũng có khởi đầu như Formosa, cũng xả thải trực tiếp ra sông Hậu, cũng thay đổi từ 50.000 khối nước thải/ ngày còn lại 20.000…Liệu có thể chủ đầu tư Trung Quốc lại “thật lòng” xin lỗi sau khi chết sạch tôm ca sông Hậu không đây? 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

HẬU GIANG: NUÔI CÁ NGAY MIỆNG ỐNG NƯỚC THẢI ĐỂ NẤU CHO CÁN BỘ LEE & MAN ĂN !!!

Dân trí  

Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang vừa chỉ đạo ngành nông nghiệp tỉnh này triển khai nuôi cá bằng lồng bè trên sông Hậu, ngay miệng ống xả thải của dự án Nhà máy Giấy Lee & Man Việt Nam thuộc thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, nhằm kiểm tra nước xả thải của nhà máy. Lượng cá nuôi vài bè, không đem bán mà để giám sát môi trường và cung cấp cho cán bộ nhà máy có cá để ăn.



nha-may-giay-1490858330802.jpg



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vì ít tiền các pác ợ!

Hậu Giang: Hàng loạt cán bộ cơ sở xin nghỉ việc, vì đâu?
Theo báo cáo mới nhất của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hậu Giang, tính từ năm 2016 đến nay, có 1.057 cán bộ cơ sở của nhiều cơ quan làm đơn xin nghỉ việc, với nhiều lý do khác nhau trong đó chủ yếu là vì kinh tế. 

Hai Phó Chủ tịch không chuyên trách xã Tân Thành
(thị xã Ngã Bảy là Nguyễn Văn Lịnh và Bùi Thị Tuyết Ngà xin nghỉ việc. 



Chúng tôi tìm về thị xã Ngã Bảy nơi có 35 trường hợp cán bộ cơ sở từ xã đến ấp, khóm, khu vực có đơn xin nghỉ việc. Ông Nguyễn Văn Sơn- Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ thị xã Ngã Bảy đưa chúng tôi danh sách 35 cán bộ xã, ấp xin nghỉ việc, bao gồm 19 cán bộ cấp xã, phường và 16 cán bộ ở các ấp, khu vực trong đó có 3 cán bộ là Phó Chủ tịch không chuyên trách xã. Đã có 18 người xin được việc ở các công ty, xí nghiệp hoặc tự mở cơ sở kinh doanh, mua bán. 

Đến xã Tân Thành, nơi có 2 Phó Chủ tịch không chuyên trách xin nghỉ việc là chị Bùi Thị Tuyết Ngà và anh Nguyễn Văn Lịnh. Ông Huỳnh Hoàng Anh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tân Thành cho biết, anh Lịnh và chị Ngà đều là đảng viên, đều tốt nghiệp đại học, có nhiều năm công tác Mặt trận, tận tụy với công việc, sâu sát với phong trào. Ông Anh cho biết thêm: Xã hiện có 8 cán bộ không chuyên trách cấp xã và ấp, khu vực xin nghỉ việc trong đó có 2 Phó Chủ tịch xin nghỉ việc khiến cho công tác Mặt trận xã gặp không ít khó khăn. “Đảng ủy xã giao cho tôi gặp gỡ, tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế, động viên tư tưởng và bàn biện pháp giúp đỡ cho anh Lịnh một căn nhà Đại đoàn kết nhưng anh vẫn kiên quyết xin nghỉ vì nếu có nhà rồi nhưng kinh tế vẫn tiếp tục khó khăn thì cũng không yên tâm công tác”- ông Anh nói. 

Chị Bùi Thị Tuyết Ngà bộc bạch: “Em lập gia đình, có một đứa con, là Phó Chủ tịch Mặt trận xã không chuyên trách, hiện được hưởng phụ cấp 0.95 của mức 1.250.000 đồng, trừ khoản đóng bảo hiểm xã hội, còn lại 1.030.000 đồng. Ngoài ra, xã hỗ trợ 200.000 đồng tiền xăng nên cộng các khoản thu nhập trong tháng là 1.230.000 đồng. Với mức thu nhập như vậy, mà mỗi ngày phải làm việc như công chức, đảm bảo đúng giờ giấc theo qui chế nên không còn thời gian để chăm sóc con cái, gia đình. Hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn nên đành phải xin nghỉ để kiếm việc khác có mức thu nhập cao hơn mới đủ trang trải cuộc sống”. 

Chị Ngà cho biết đang xin việc ở một công ty, được hứa hẹn sẽ tuyển dụng làm việc với mức thu nhập trên 4 triệu đồng/tháng. 

Anh Nguyễn Văn Lịnh, sinh năm 1983, ở ấp Sơn Phú 2A, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương, tự bỏ tiền tiếp tục học đại học ngành môi trường chi phí hơn 100 triệu đồng nay thu nhập hàng tháng hơn 1 triệu đồng nên cũng không thể đeo bám nhiệm vụ được. Anh Lịnh cho biết, hiện là đại biểu HĐND xã, đã học trung cấp chính trị, rất tâm huyết với công tác Mặt trận nhưng lương thấp quá, đành phải xin nghỉ việc, kiếm việc khác với hy vọng đủ trang trải cuộc sống và lo cho kinh tế gia đình. Ngoài ra, lý do anh xin nghỉ việc là vì việc xét vào biên chế mù mịt, xa vời. 

Đến xã Tân Thành, chúng tôi cũng được biết có trường hợp của anh Trang Thanh Long, sinh năm 1970, hiện là Đảng ủy viên, cán bộ tổ chức xã cũng không thuộc diện biên chế 22 người mà chỉ là cán bộ không chuyên trách. Anh Long đang học đại học quản lý nhà nước hệ vừa học vừa làm với hy vọng sau này được xét vào biên chế. Tuy nhiên, theo anh Long, chị Ngà, anh Lịnh thì tình hình cũng hết sức mong manh. Chính vì vậy mà anh Lịnh, chị Ngà chọn con đường xin nghỉ việc và tự lo cứu lấy mình. 

Ngoài thị xã Ngã Bảy, huyện Phụng Hiệp, tại thành phố Vị Thanh, huyện Long Mỹ cũng có 22 Phó Chủ tịch Mặt trận không chuyên trách xã xin nghỉ việc vì lý do kinh tế. Bên cạnh đó, có đến 9 Trưởng ban Công tác Mặt trận khóm, ấp, khu vực ở các huyện Phụng Hiệp, Châu Thành, Long Mỹ xin nghỉ việc. Các Trưởng ban Công tác Mặt trận nêu lý do xin nghỉ là vì họ chỉ được hưởng phụ cấp 0,9. Ngoài ra không có chế độ nào khác. Trong chuyến về cơ sở, chúng tôi cũng được biết có một số công an viên của xã, xã đội cũng xin nghỉ việc vì họ chỉ được hưởng mức hỗ trợ 700.000 đồng/người/tháng. Các cán bộ xóa đói giảm nghèo, Chữ thập Đỏ, Hội Nông dân xã cũng không thuộc diện biên chế. Phó trưởng ấp chỉ được hưởng phụ cấp 0,5. 

Theo ông Huỳnh Hoàng Anh- Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Tân Thành, cán bộ cơ sở là người trực tiếp truyền đạt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến người dân, nhưngmức lương không đủ sống nên cho dù lãnh đạo có động viên đến đâu thì họ cũng xin nghỉ. Đã có nhiều trường hợp, chưa có quyết định nhưng họ bức xúc quá nên nghỉ trước. 
Ông Hoàng Anh cũng bức xúc cho biết: “Tôi là cán bộ xã, luân chuyển về ấp mấy năm nên không được tính thời gian liên tục. Do vậy, còn 2 năm nữa đến tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ thời gian được hưởng chế độ hưu trí! Quả là quá thiệt thòi cho cán bộ cơ sở”. 

Bà Nguyễn Thị Tuyết Vân, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Phụng Hiệp cho biết, ở Phụng Hiệp có 8 xã, thị trấn thì có 2 Phó Chủ tịch không chuyên trách Mặt trận xã xin nghỉ việc và có 3 Trưởng ban Công tác mặt trận ấp của xã Long Thạnh và Hiệp Hưng xin nghỉ việc vì lý do kinh tế. So với cán bộ các đoàn thể thì cán bộ Mặt trận được hưởng phụ cấp khá hơn nhưng vẫn không ăn thua. Để đào tạo cán bộ mới, bắt nhịp với công việc cần thời gian khoảng 2-3 năm mới hiểu được tình hình, có kiến thức về công tác mặt trận, có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác vận động quần chúng, tổ chức, xây dựng mô hình. Hiện nay, đa số cán bộ cơ sở xin nghỉ việc đều có bằng từ cao đẳng đến đại học, rất ít trường hợp chỉ tốt nghiệp cấp 3. Bà Vân cho rằng, Trung ương cần hỗ trợ kinh phí đặc thù cho Mặt trận bởi hiện nay MTTQ tham gia rất nhiều lĩnh vực, tổ chức nhiều phong trào, xây dựng nhiều mô hình nhưng không có kinh phí đặc thù. Ở cơ sở tuyển dụng cán bộ nên căn cứ vào bằng cấp để trả lương chứ chỉ trả phụ cấp 0,95 hoặc 0,90 thì sẽ không thu hút được cán bộ làm việc.

http://daidoanket.vn/tin-tuc/tieng-dan/hau-giang-hang-loat-can-bo-co-so-xin-nghi-viec-vi-dau-362319


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Formosa: bệnh tật không phân biệt lãnh đạo đảng viên, công an, an ninh…

FB Trần Bang, 4-4-2017 

Có người nói Formosa Hà Tĩnh là tử huyệt của thể chế ..Việt Nam. Tôi thì cho rằng: Formosa là tử huyệt của đất nước và dân tộc Việt Nam, vì sao? Vì môi trường sống là của chung, cộng sản hay không cộng sản cũng vẫn phải hít thở không khí, phải ăn cá, phải dùng muối, nước mắm, phải uống nước, và cũng tắm biển … Nhìn vào các chỉ số độc tố trong nước thải cho phép Formosa xả thải ra môi trường biển (ảnh), hỏi ai không thấy kinh sợ?

Ảnh chụp các chỉ số trong báo “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển ở VN” của Green Tree.Môi trường sống là của chung, môi trường sống bị đầu độc thì mọi người trong môi trường đó đều bị ảnh hưởng; ung thư, bệnh tật nó không phân biệt bạn là đảng viên, là công an, là an ninh, là tuyên giáo, là nhà báo VTV1 hay ngư dân, hay diêm dân, hay những người hoạt động chính trị, xã hội, bảo vệ môi trường, XHDS…

Người Việt Nam bị đầu độc, tất nhiên nòi giống người Việt Nam bị suy thoái về thể xác và tinh thần… và hệ quả là sức mạnh dân tộc còn không?

Ngư dân, diêm dân và các nghề liên quan đến nghề đi biển, đến nghề cá, thất nghiệp, bỏ nghề, đi tứ tán sang Lào, Thái, Hàn… làm thuê kiếm sống, thì ai sẽ đi biển, ai sẽ giữ bờ biển, giữ biển đảo?

Ai là nhân chứng xác nhận các vùng chủ quyền biển đảo Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông hơn ngư dân Việt Nam ngày ngày gắn với biển đảo của ông cha để lại như đã có từ cả ngàn năm qua?

TQ đã hoàn tất xây dựng các căn cứ quân sự của họ trên Hoàng Sa và các đảo Trường Sa của Việt Nam là để nhằm vào đâu, nếu như không phải là Việt Nam và các nước Đông Nam Á?

An ninh Biển Đảo ngày nay là an ninh đất nước, vì đội quân xâm lược phương Bắc (TQ) ngày nay đâu còn chỉ tiến công đất nước ta qua ngả biên giới trên bộ như thời xa xưa?

Formosa Vũng Áng liên hệ chặt chẽ vơi MCC (Metallurgical Corporation of China Ltd – Tập đoàn luyện kim Trung Quốc) là DNNN Trung Quốc, MCC là nhà thầu chính xây dựng nhà máy luyện thép Formosa Hà Tĩnh.

Formosa Hà Tĩnh hiện nay như một vùng tự trị của người TQ trong lòng Việt Nam, nó cát cứ 70 năm với đầy đủ hạ tầng cho cuộc sống sinh hoạt của mấy chục ngàn người, tương đương vài ba sư đoàn với hạ tầng hiện đại như đường xá, cấp thoát nước, cảng biển, nhà máy phát điện, khu nhà ở, phố xá thương mại… khép kín trong khuôn viên rộng trên 2000 ha trên bộ và hơn 1200 ha mặt nước biển Vũng Áng.

Dã tâm bành trướng, mở rộng lãnh thổ, lãnh hải của Trung Quốc từ ngàn năm trước cho đến thời hiện đại của Mao, Đặng, Hồ, Tập… ĐCS Trung Quốc thì không thay đổi, chỉ có ngày càng hiển lộ rõ ra bên ngoài… ai cũng biết.

Do vậy Formosa ví như một khối bom nổ chậm đặt ngay giữa xương sống đất nước Việt Nam mà còn, thì nguy cơ mất nước về tay TQ của dân tộc Việt Nam còn hiển hiện.

Nhưng kẻ rước Formosa về Việt Nam lại là nhóm lợi ích đương quyền ......... nên khi nhân dân Việt Nam đi kiện Formosa, lên tiếng phản đối Formosa, đuổi Formosa thì ..................  nhóm lợi ích ............. ra sức tìm mọi cách ém nhẹm sự thật, đánh lừa dư luận, lừa dối dân Việt Nam để bảo vệ nhóm lợi ích và bảo vệ Formosa.

Để bảo vệ Việt Nam, không còn cách nào khác, nhân dân Việt Nam phải đuổi Formosa và nhóm bảo kê cho Formosa cút khỏi Việt Nam!

P/s: 1 – Trong cuốn “Toàn cảnh thảm họa môi trường biển Việt Nam” của nhóm Green Trees nói khá rõ lịch sử đầu độc môi trường của Formosa, tóm tắt lại như sau:

– Formosa từng đưa 3000 tấn chất thải có độc chất thủy ngân sang cảng Sihanoukvil Campuchia năm 1998, chất độc đã làm chết 6 người Campuchia, dân sợ quá bỏ cả thành phố chạy trốn, chính phủ Campuchia tố Formosa đút lót cho quan chức của họ 3 triệu USD và đã treo việc 30 quan chức liên quan, dân Campuchia đã biểu tình đuổi Formosa và đã tống cổ được Formosa ra khỏi Campuchia.

– Formosa cũng bị Mỹ phạt 2,8 triệu đô vì Formosa không cảnh báo trước về chất thải công nghiệp có độc tố ra môi trường và phải bỏ ra 10 triệu đô khắc phục môi trường ở Louisiana và Texas.

– Formosa cũng bị các nhà khoa học Đài Loan tố cáo có công nghệ gây ung thư, phá hủy mô gan…

– Formosa bị người Đài Loan biểu tình phản đối nhiều lần vì gây ô nhiễm môi trường ngay tại trụ sở của Formosa ở Đài Loan.

– Formosa được đưa làm ví dụ minh họa trong bộ sách giáo khoa (ô nhiễm môi trường) về luật môi trường tại Mỹ…

– Quỹ Ethecon từng trao cho Fomosa giải “Hành tinh đen” năm 2009 vì hành vi gây ô nhiễm môi trường trong suốt lịch sử phát triển 50 năm của Formosa.

– Những liên hệ giữa nhóm lợi ích ............. Việt Nam và Formosa có thể thấy trong các điều kiện ưu ái của họ về cho thuê đất đai vượt luật (luật cho 50 năm, nhưng đã cho thuê 70 năm) ưu đãi thuế thu nhập, thuế nhập khẩu thiết bị, ưu đãi phí môi trường, giá thuê đất cảng biển ở vị trí chiến lược rẻ mạt.

Đặc biệt ............. không rõ vì lý do ngầm nào bên trong (?) đã cho phép Formosa Hà Tĩnh xả thải chất độc ra môi trường vượt giới hạn cho phép sinh vật biển có thể sinh sống nhiều lần (như ảnh 1 chụp trang 77, cuốn Toàn cành thảm họa môi trường Biển Việt Nam của Green Trees).

Hàm lượng Xynua vượt 58,5 lần (vượt 5850,0 %); hàm lượng thủy ngân vượt 11,7 lần (vượt 1170,0 %); hàm lượng Phenol vượt 19,5 lần (1950,0 %)…

– Tại sao người Camuchia đuổi cổ được Formosa, mà người Việt Nam không đuổi được Formosa ra khỏi Việt Nam?

Người dân Lộc Hà biểu tình phản đối Formosa hôm 3/4 vừa qua. Ảnh: Facebook


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Về làng gốm Bát Tràng


Một góc làng Bát Tràng. Ảnh: HM

Tôi thăm Bát Tràng vài lần kể từ thời bao cấp đưa tây Ba Lan – Liên Xô thăm bằng cái Lada nổ như xe tăng rồi sau đó thời đổi mới bằng Toyota và cuối tuần rồi đi bằng xe bus hết 7000đ/lượt.

Sau mỗi thập kỷ có thể thấy sự đổi thay, từ chiếc bát ăn cơm thô kệch, méo mó, nhưng quí như vàng được phân phối, đến khi đồ gốm trở thành nghệ thuật, bình, bát đĩa được xuất khẩu. Nhà hàng sang trọng có bộ đồ gốm trông hơi thô lại trở thành độc đáo và được du khách ưa chuộng.
Năm 2000 sang nhà anh chị Lê Vũ – Thanh Hà ở Virginia chơi, thấy trong bếp và nhà vệ sinh có những đĩa gốm vẽ những cô gái nude tinh tế rất đẹp. Hỏi ra biết được do anh chị về Bát Tràng mua của họa sỹ gốm Lê Quang Chiến khi đó giầu số 1 ở làng nghề này.
Năm 2002 tôi về làng đó và mua một tranh giá 50$ treo trong nhà tắm cho oai, ra vẻ ta đây biết chơi. Lần rồi về làng hỏi thăm được biết, họa sỹ đã qua đời mấy năm rồi. Tự nhiên về nhà mình thấy cái bức tranh gốm trở nên độc đáo lạ.
Tranh gốm của Lê Quang Chiến mua 50$ năm 2002. Ảnh HM chụp từ buồng tắm 🙂
Bát Tràng cách Hà Nội khoảng 10 km và đi xe bus số 47A từ bến Long Biên cực dễ, 20 phút sau đã đến làng sau khi được mãn nhãn khu Ecopark đẹp như cổ tích nhưng cũng không ít đau buồn vì đất của người nông dân nơi đây.
Qua cầu Chương Dương, rẽ theo phía phải dọc đê sông Hồng uốn lượn với những vườn ổi, bưởi, roi, chuối xanh mướt hai bên đường, làng quê thật thanh bình vì trốn được sự ồn ã của chốn thị thành.
Về làng gốm nhiều lần nhưng tôi không biết rằng nơi đây lại có gốc từ phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa, nay là xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình. Nơi đây có loại đất sét trắng rất tốt cho nung gốm nên phát triển nghề này.
Khi Lý Công Uẩn dời đô (1010) từ Hoa Lư ra Thăng Long thì dân Yên Mô đi theo và lập làng bên Bát Tràng ngày nay vì nơi này có cùng loại đất sét trắng.
Bát Tràng (鉢場)có chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư, chữ Tràng (場) nghĩa là “cái sân lớn”là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ “Kim-金” ví với sự giàu có, “本-bản” có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場 (Wiki).
Tương truyền có 5 dòng họ làm nghề gốm nổi tiếng của Yên Mô là Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đi theo vua Lý Công Uẩn và đến làng mới cùng với họ Nguyễn mở lò gốm hình thành nên làng Bát Tràng ngày nay.
Điều thú vị là nhiều địa danh và nghề ở Trường Yên theo Lý Công Uẩn ra đây. Hoa Lư có chùa Nhất Trụ thì Hà Nội có chùa Một Cột, chợ Rền, cầu Đông, cửa Bắc… cấu trúc cố đô Hoa Lư và thành Thăng Long có nhiều điểm tương đồng.
Qua hơn một ngàn năm, Bát Tràng thành một làng nghề truyền thống nổi tiếng Việt Nam, một điểm du lịch hấp dẫn. Với máy móc hiện đại, thay vì dùng củi, than, nay dùng gas có điều khiển nhiệt độ, gốm sứ trở thành thương hiệu và không kém bất kỳ các đồ gốm thế giới.
Do trình độ marketing và đường đi lại hơi khó khăn, làng nghề trông hơi manh mún với các cửa hàng hơi lộn xộn, nên bán khá rẻ. Hàng gốm trên đem bán ở Nhật hay Tây Âu chắc chắn sẽ được ưa chuộng, giá gấp 10 lần. Khách Nhật mê mẩn gốm xứ này.
Có điểm son là du khách có thể tham gia nặn gốm, tự biên tự diễn, tự vẽ, chủ nhà nung luôn tại chỗ, rồi gửi bưu điện hoặc lấy ngay nếu không cần nung kỹ.
Một cửa hàng thấy các bạn thanh niên trẻ say sưa nặn các loại bình to nhỏ, quay thủ công, nhúng tay vào nước rồi bôi lên đất sét, trông khá diệu nghệ.
Bạn trẻ chân giầy chân trần… yêu gốm. Ảnh: HM
Nhà khác là hai mẹ con mê mẩn với đất nặn mà chưa biết ra hình gì. Cháu bé 5-6 tuổi chi đó tự quay cối và vê ra hình thù do cháu tưởng tượng.
Không hỏi giá nhưng tham gia như thế chỉ trả số tiền biểu tượng vài chục ngàn. Vài tiếng lòng vòng quanh làng xem được ối thứ hay.
Người bạn mua vài lọ hoa be bé làm kỷ niệm, tôi mua cái ấm trà song ẩm (2 người) xinh xinh, dưới trôn có chữ Bát Tràng như một đóng góp cho làng có gốc Trường Yên quê “mềnh”.
Trên đường về, ngồi xe bus cũng vui. Thấy bác cỡ 70 lên xe ngồi cạnh liền bắt chuyện. Kể vừa đi Bát Tràng về, bác vui lắm vì bác sống gần đó. Bác tự hào ở làng quê, rôi chuyên cung cấp rau quả sạch cho con cháu bên Hà Nội.
Chả hiểu sao lại quay sang đất đai khi nhắc tới Ecopark. Từng là người tham gia mấy cuộc chiến từ Nam ra Bắc tới Campuchia, bác không khỏi đau khi nhắc đến ruộng của nông dân đang biến thành nhà cao tầng.
Bác bảo mấy tỷ phú đô la đã làm giầu bằng cách nào. Đó là buôn đất, mua rẻ như rau, bán đắt như vàng. Một sào đất đền bù vài chục triệu sau vài năm thành vài chục tỷ, làm gì mà không giầu. Máu đổ, nước mắt rơi là phải.
Bác than với sự phát triển lộn xộn như hiện nay thì đất nhà nông sẽ hết. Qua sân bay Gia Lâm, mình hỏi, còn máy bay cất cánh không ạ?
Giời ạ, sắp thành của đại gia nào rồi. Sao bác biết? Sao mà không biết, dân quanh đây cái gì cũng biết, không nói ra thôi.
Rồi bác hỏi, anh có biết tướng gì bị bắt không. Mình bảo, không biết ạ. Ôi giời, anh chẳng đọc gì cả, hay anh ở nước ngoài mới về, rồi nhìn mình từ đầu đến chân như người từ hành tinh khác.
Ở quê mà bác vanh vách mọi thứ trên đời, từ ông này bà kia đang bị đánh, đến đất đai, dự án to nhỏ.
Thế hệ tương lai của nghề gốm. Ảnh: HM
Bác bảo, thế hệ bác đi chiến đấu vì ngày mai hạnh phúc và công bằng, hôm nay sao khác vậy hả anh.
Tôi lắc đầu bảo, dạ ở xa chẳng biết gì, nhưng em yêu làng Bát Tràng gốc Ninh Bình. Họ lấy đất đâu thì lấy nhưng đừng động vào làng của em để lần sau mà dư tiền em sẽ mua thêm tranh gốm có thiếu nữ cởi truồng.
HM. 1-4-2017. Bát Tràng.
PS. Nếu về bằng xe bus 47 tới bến Long Biên mà đói, chịu khó qua đường, tìm đến phố Yên Ninh (số nhà 34) có quán Miến Lươn ngon tuyệt. Ăn xong thấy yêu đồng quê hơn. 
HM

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế nào là “lỗi điều hành”?



>> Việt Nam lên tiếng về trường hợp “Mẹ Nấm”
>> BTV Lê Bình xác nhận nghỉ việc ở VTV
>> "Thủ tướng đã lường trước được sự nhạy cảm trong công tác cán bộ"
>> Phó Tổng Thanh tra Chính phủ nói tài sản cán bộ không phải bí mật quốc gia


XUÂN DƯƠNG
(GDVN) - Lỗi do “điều hành” thì phải sửa “điều hành”. Nếu không sửa “hệ điều hành” như Bill Gates thì phải sửa “người điều hành” như cách làm của Donald Trump...

Trong 14 năm tính từ 2001 đến 2015, dư nợ nước ngoài của Chính phủ tăng 6,5 lần. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định: “nợ công tăng nhanh trước tiên do điều hành”. [1]

Người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó, sau giai đoạn chiến tranh biên giới phía Bắc, hòa bình ít nhất cũng được gần 30 năm, định hướng phát triển kinh tế xã hội luôn đúng đắn, khoa học, vậy tại sao đất nước lại trở thành con nợ lớn của các thể chế tài chính nước ngoài (Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á, Nhật Bản,…)?.

Xác nhận nguyên nhân mang nợ là do “điều hành” nhưng “điều hành” phải dựa vào thể chế, vào pháp luật tức là phải dựa vào “hệ điều hành”.

Liệu có chuyện “điều hành” đứng ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật, thậm chí không cần “hệ điều hành”?

Điều hành hiệu quả thấp là điều hành kém, điều hành bất chấp pháp luật chỉ có thể gọi là maphia, là “băng đảng” chứ gọi là “nhóm lợi ích” xem ra vẫn còn nhẹ.

Khi ông Bộ trưởng Bộ Tài chính xác nhận điều mà ai cũng biết, rằng “nợ công tăng nhanh trước tiên do điều hành” thì cần phải nói rõ hơn, nó bao gồm cả “hệ điều hành” và “người điều hành”.

“Hệ điều hành” ở đây là một cơ chế thị trường nhưng ta vẫn lấy, vẫn dựa vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm hạt nhân, xem đó là lực lượng “dẫn dắt” đoàn tàu kinh tế khỏi chạy lạc đường.  

“Người điều hành” là một đội ngũ cán bộ công chức, trong đó không ít người xuất thân “danh gia vọng tộc”, không ít người được bổ nhiệm “thần tốc” theo “quy trình 4C”. 

Dân chúng hay truyền thông có đôi chút “băn khoăn” thì cứ việc ý kiến.

Nói như thế có phải là hơi cực đoan, là không nhận thấy lớp cán bộ trẻ được đào tạo bài bản toàn bên Tây, bên Mỹ, là quên câu dạy của tiền nhân “tre già, măng mọc”?

Trả lời câu hỏi này, xin nêu ví dụ tại ba địa phương từ Nam ra Bắc. 

Gia Lai là tỉnh bắc Tây Nguyên, mới đây Kiểm toán Nhà nước sau khi làm việc với ngành Y tế tỉnh này đã công bố kết luận: tổng bốn gói thầu ngành Y tế có giá trị 33,9 tỷ đồng đã bị kê thành 71,2 tỷ đồng, lớn gấp hơn 2 lần giá trị thực. [2] 

Thuế của dân bị người ta bỏ túi, hoặc thất thoát 37,3 tỷ đồng nhưng chưa thấy có ai bị xử lý hình sự ngoài việc yêu cầu khắc phục sai phạm (bồi hoàn, nộp trả ngân sách).

Số tiền 37,3 tỷ đồng bằng bao nhiêu cái bánh mì mà mấy “kẻ cướp” đi ăn cướp suýt bị vào tù?

Vì sao không khởi tố hay ít nhất cũng phải có hình thức kỷ luật về phía đoàn thể, chính quyền.

Phải chăng cả tổ chức Đảng lẫn chính quyền địa phương sợ đau khi phải tự mình đánh vào tay mình, sợ ảnh hưởng đến điều quý báu là “uy tín cán bộ” nếu quyết tâm “đập chuột, diệt ruồi”?

Có phải Y tế vì là ngành nghèo nên người ta bất chấp đạo lý “nghèo cho sạch, rách cho thơm”?

Chắc chắn không phải như vậy nếu nhìn cung cách làm việc của bộ máy địa phương được xem là giàu, là “đáng sống” nhất Việt Nam hiện tại.

Đà Nẵng có diện tích chỉ hơn 1.200 km2, chạy dài từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ Bắc.

Như vậy khoảng cách giữa hai điểm xa nhất thành phố này vào khoảng hơn 100 km. Chỉ cần chạy xe hai tiếng là bao quát hết toàn bộ chiều dài thành phố (theo hướng Bắc - Nam). 

Thế nhưng ở đây người ta xây cả “dãy phố kiểu Trung Quốc” mà chính quyền không biết, người ta đào bới cả địa bàn chiến lược an ninh, quốc phòng trên bán đảo Sơn Trà khi chưa cấp phép cũng không ai trong các cấp chính quyền biết. 

Còn nữa, người Trung Quốc trá hình mua bao nhiêu đất bao quanh sân bay Đà Nẵng? Bao nhiêu cửa hàng (của người Trung Quốc) núp bóng người Việt cấm không cho người Việt vào mua hàng, có ai tìm hiểu không? 

Bao nhiêu hãng du lịch bản địa tiếp tay cho người nước ngoài đưa khách Trung Quốc Đà Nẵng vào xuyên tạc lịch sử đất nước và con người Việt Nam?

Tất cả những điều đó do chính quyền thành phố phát hiện hay do người dân, do truyền thông phát hiện?  

Vì sao chỉ sau khi truyền thông lên tiếng thì quan chức mới chịu đến tận nơi thị sát, mới vào cuộc kiểm tra, mới yêu cầu “đình chỉ ngay tức khắc dự án du lịch sinh thái Biển Tiên Sa ở bán đảo Sơn Trà để làm rõ những sai phạm tại dự án này”?

Lại nghe nói Đà Nẵng đã xử phạt doanh nghiệp vi phạm 40 triệu đồng vì đã xây 40 móng biệt thự không phép, vị chi mỗi móng là 1 triệu đồng.

Ở Hà Nội, báo Tuoitre.vn ngày 13/2/2017 đưa tin Công an quận Hoàng Mai phạt ba lái xe taxi “tè bậy” mỗi người 2 triệu đồng.

Nếu đem so sánh có thể bạn đọc sẽ chê cười là khập khiễng, là không “ý tứ” nhưng quả thật tiền phạt xây một trụ móng biệt thự không phép ở Đà Nẵng chỉ bằng đúng một nửa so với “tè bậy” ở Hà Nội, vậy nên chẳng cần phải là người Thổ mới nghĩ ra “Những người thích đùa”. 

Trong khi có nơi kỷ cương bị buông lỏng, luật pháp bị lợi dụng thì sự giàu có của một số quan chức thành phố này không phải là dân chúng không biết. 

Luật pháp Việt Nam quy định thế nào khi một quan chức chính quyền đầu tư vào các doanh nghiệp? Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng (2005) quy định: 

“Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”.

Chủ tịch thành phố có phải là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố?

Nếu vậy họ có được góp vốn vào doanh nghiệp nằm trên địa bàn họ quản lý không? Những câu hỏi về việc đầu tư vào 5 doanh nghiệp của Chủ tịch Đà Nẵng có hợp pháp không hiện vẫn bỏ ngỏ. 

Khi phá nát mỏm núi Sơn Trà mà vẫn “trong quy hoạch”, chỉ bị phạt mấy chục triệu thì Đà Nẵng trở thành nơi “đáng sống” với ai, với doanh nghiệp, với “người điều hành” hay với người lao động?

Địa điểm thứ ba là Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch thành phố đã chỉ rõ có quan chức quận huyện, sở và cấp cao hơn chống lưng cho sai phạm trên địa bàn. 

Câu nói của ông Nguyễn Đức Chung: “Tôi không bao giờ đổ lỗi cho thế hệ trước” liệu có ẩn ý, rằng ông và cộng sự đang phải gánh chịu hậu quả mà “thế hệ trước” để lại.

Đó là lỗi của “người điều hành”, của “hệ điều hành” hay là của cả hai? 

Ví dụ tại ba địa phương không biết đã đủ để đánh giá năng lực của “người điều hành” hay còn phải tìm thêm nhiều ví dụ khác?

Liệu đó chỉ là năng lực chuyên môn hay kèm theo đó còn là những gì thuộc về đạo đức công vụ, về văn hóa của “con người” mà dư luận chưa biết hoặc biết nhưng chưa đề cập?

Nói đến “điều hành” không thể chỉ tập trung vào khối hành chính, không thể bỏ qua khối doanh nghiệp quốc doanh - vốn được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước.

Thông tin cho thấy, dự án bôxit Tây Nguyên lỗ khoảng 3.700 tỷ đồng, đạm Ninh Bình tổng lỗ lũy kế từ năm 2012 đến 2015 là khoảng 2.000 tỷ đồng.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) có thể lỗ hơn 40.000 tỷ đồng (để bù lỗ cho Dự án Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn),… [3]

Báo cáo của Thanh tra Bộ Tài chính cho biết hàng loạt công ty khai thác khoáng sản đang thua lỗ, khoản nợ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã vượt con số 100.000 tỷ đồng. [4]

Cổ nhân có câu “ôm rơm nặng bụng”, thế nên “ôm” cả sắt thép, tàu biển, xi măng, khoáng sản,… thì không chỉ “nặng bụng” mà còn làm cho người ôm còng lưng, trở thành “người lùn” so với đồng loại.

“Chính phủ không đi bán bia, bán sữa” là ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nhưng nếu không cẩn thận thì bao nhiêu công sức của người dân sẽ nằm gọn trong túi “người điều hành” khi cổ phần hóa được thực thi, câu chuyện doanh nghiệp Điện Quang hay Cienco4 không phải chỉ là cá biệt.

Rừng vàng, biển bạc tiền nhân để lại bây giờ ra sao?

Than khai thác gần hết, nghe nói đã có kế hoạch nhập khẩu từ nước ngoài, rừng gần như không còn, may ra còn cát sông Cầu (đang bị tranh cãi), cát Phú Quốc đang hút để xuất ngoại và các … “dự án” đang chuẩn bị đấu thầu.

Ông Lý Quang Diệu khi còn sống mơ ước được lãnh một đạo đất nước rộng lớn như Việt Nam. Diện tích Singapore (720 km2) lớn hơn đảo Phú Quốc một chút (574 km2). 

Với hiện tượng băng tan vùng cực, nước biển dâng cao, kèm theo đó là cát Phú Quốc được khai thác nhiều, liệu có xảy ra viễn cảnh dân Đảo Ngọc sẽ phải dựng nhà giàn để bảo vệ chủ quyền như các nhà giàn DK trên vùng biển phía Nam?

Mấy hôm nay, người dân hơi bất ngờ khi biết chuyện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội cùng Viện Thiết kế và Quy hoạch thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) tiến hành khảo sát thực địa dọc hai bên bờ, chuẩn bị làm quy hoạch thiết kế tổng thể thành phố ven sông (đoạn chảy qua Hà Nội).

Có thể người/cơ quan đề xuất ý tưởng này có lý do riêng chưa tiện giãi bày?

Người dân chỉ có thể băn khoăn, không biết họ có rút kinh nghiệm từ bài học “uốn lượn mềm mại” đường sắt Cát Linh - Hà Đông, kinh nghiệm bán “rác công nghiệp” giá cao ở nhà máy Đạm Ninh Bình, kinh nghiệm “kéo dài tuổi thọ” dự án Gang thép Thái Nguyên mà Vietnamnet.vn viết là: “Nhà máy thép 8.000 tỷ: Đại dự án 10 năm hoang tàn”?

Nhìn xa hơn, liệu họ có rút được kinh nghiệm gì khi 80% cửa hàng của hãng Lotte (Hàn Quốc) phải đóng cửa chỉ vì cái “hắt hơi” của ai đó ở Trung Nam Hải? 

Nếu kể thêm thì còn vô số kinh nghiệm mà nông dân Việt chỉ khi bị khuynh gia bại sản mới kịp nhận ra như kinh nghiệm “dưa hấu”, “lợn hơi”, “rễ hồi”, “hoa thanh long”, và gần đây nhất là “chuối già hương” ở Đồng Nai. [5]

Khi tỷ phú Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, nội các cũ bị giải thể, Tổng thống mới chọn tất cả lãnh đạo hành pháp và tư pháp cho Quốc hội xem xét. 

Trong số 4.000 nhân viên phục vụ Nhà trắng, chỉ khoảng 300 người phục vụ hậu trường (quản gia, đầu bếp,…) là có thể tại vị, 3.700 người bị sa thải, không những thế toàn bộ công tố viên dưới thời ông Obama cũng được yêu cầu từ chức, nếu không tự nguyện từ chức sẽ bị sa thải - như trường hợp công tố viên New York. 

Đây là trường hợp “hệ điều hành” không thay đổi nhưng “người điều hành” cũ phải ra đi.

Trường hợp của Bill Gates, người sáng lập hãng phần mềm Microsoft lại khác. Vẫn là Bill Gates lãnh đạo mấy chục năm nhưng “hệ điều hành” (operating system) của Microsoft luôn luôn thay đổi. 

Tính từ phiên bản Dos 1.0 ra đời vào năm 1981 đến Windows10 ra đời năm 2016, trong 36 năm, đã có 18 phiên bản khác nhau của “hệ điều hành” được đưa vào sử dụng, bình quân 2 năm một phiên bản.

Cứ cố giữ “hệ điều hành” cũ liệu Bill Gates có thành người giàu nhất thế giới?

Lỗi do “điều hành” thì phải sửa “điều hành”. Nếu không sửa “hệ điều hành” như Bill Gates thì phải sửa “người điều hành” như cách làm của Donald Trump.

Đương nhiên nếu học cả Donald Trump và Bill Gates thì càng tốt. Giới công nghệ thông tin hiểu điều này rất rõ nhưng nói đến chuyên môn hơi “thời thượng” này liệu có lọt tai những người ít tiếp xúc với công nghệ?

Tài liệu tham khảo:

[1] http://www.tienphong.vn/kinh-te/no-nuoc-ngoai-tang-65-lan-sau-14-nam-1132271.tpo

[2] http://dantri.com.vn/blog/ke-khong-va-no-cong-20170320055059318.htm

[3] http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/pvn-bu-lo-hon-40-000-ty-dong-cho-loc-dau-nghi-son-321220.html

[4] http://vneconomy.vn/doanh-nhan/tkv-no-vuot-100000-ty-dong-loat-cong-ty-con-thua-lo-20170318015658572.htm

[5] http://www.tienphong.vn/kinh-te/trong-chuoi-ban-cho-de-bo-heo-1125937.tpo
Phần nhận xét hiển thị trên trang

54% người dân phải hối lộ mới xin được việc trong cơ quan Nhà nước

tranh đông hồ đám cưới chuột


>> Kỷ luật quan chức ‘dính Formosa’ có ma mị được dân?
>> Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có phải là nhân vật cải cách thực chất?


Nguyễn Tuyền
Dân Trí - Tỷ lệ người dân cho biết phải chi lót tay cho công chức tiếp tục tăng lên trong năm 2016. Bên cạnh đó, khoảng 54% số người dân cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực Nhà nước, cao hơn tỷ lệ 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011.

Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2016 (PAPI) vừa được công bố sáng nay (4/4) tại Hà Nội cho thấy, các tỉnh/thành phố đạt điểm số tổng hợp PAPI cao tập trung nhiều ở các tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hà Nội đứng trong nhóm "bét"

Trong số 16 địa phương đạt điểm đánh giá cao nhất của PAPI năm 2016 không có tên hai đầu tàu kinh tế Hà Nội, TP.HCM. Trong khi đó, PAPI là bộ chỉ số đánh giá hiệu quả công tác điều hành, quản lý nhà nước dưới góc nhìn của người dân.

Trong số 16 tỉnh/thành phố đạt điểm cao nhất có 8 địa phương khu vực Đông Bắc bộ (gồm Phú Thọ, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Binh); 5 địa phương duyên hải miền Trung (gồm Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị và Bình Định), và 3 địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (gồm Cần Thơ, Bến Tre và Đồng Tháp).

Đáng lưu ý là các tỉnh/thành phố Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị và Đà Nẵng vẫn duy trì vị trí của mình trong nhóm đạt điểm cao nhất qua sáu năm liên tiếp, từ 2011 đến 2016.

Trong đó, các tỉnh trong nhóm điểm thấp nhất tập trung phần lớn ở khu vực miền núi phía Bắc và cực Nam. Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang và Lai Châu có tên trong nhóm đạt điểm thấp nhất cùng với Cà Mau, Bạc Liêu, Trà Vinh và Kiên Giang.

Đặc biệt, Lai Châu vẫn đứng trong nhóm này từ 2011 đến 2016. Song không phải địa phương có điều kiện phát triển kinh tế-xã hội không thuận lợi nào cũng đứng trong nhóm điểm thấp nhất.

Năm 2016, Hà Nội có tên trong nhóm có điểm số thấp cùng với Khánh Hòa, Quảng Ninh và Bình Dương, trong khi đây là những địa phương có điều kiện phát triển thuận lợi hơn. Đối với Bình Dương, 2016 là năm thứ hai liên tiếp người dân địa phương đánh giá chưa cao về hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước.

Báo cáo PAPI 2016 phản ánh ý kiến đánh giá của 14.063 người dân về hiệu quả của quá trình tương tác với các cấp chính quyền nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân trong một năm qua, từ đó các cấp chính quyền có thể nắm bắt được phần nào kỳ vọng của người dân đối với nền quản trị và hành chính công của đất nước. Đây là báo cáo thường niên thứ sáu kể từ khi khảo sát PAPI được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm 2011.

PAPI 2016 công bố sáng hôm nay cho thấy xu hướng tích cực trong cung ứng dịch vụ công, tỷ lệ người dân hài lòng hơn với dịch vụ y tế công lập và giáo dục tiểu học công lập cao hơn so với những năm khảo sát trước.

Lót tay cho công chức vẫn cao

Trong quản trị công hiện vẫn tồn đọng những điểm yếu trong việc huy động sự tham gia của người dân vào trong quá trình ra quyết định ở cấp cơ sở, trách nhiệm giải trình của chính quyền với người dân và kiểm soát tham nhũng trong khu vực công.

Trong 6 chỉ số cụ thể, chỉ số cung ứng dịch vụ công tăng mạnh nhất ở 35 tỉnh thành so với năm 2011. Cụ thể, nhận thức của người dân về y tế công lập cải thiện rõ rệt do số lượng người có bảo hiểm y tế tăng từ 62% năm 2015 lên 73% năm 2016.

Tuy nhiên, chỉ số kiểm soát tham nhũng khu vực công năm 2016 có xu hướng giảm điểm. Tỷ lệ người dân cho biết phải chi lót tay cho công chức để làm xong giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, và cho giáo viên tiểu học công lập để con em được quan tâm hơn vẫn tiếp tục tăng lên trong năm 2016. Bên cạnh đó, khoảng 54% số người dân cho rằng cần phải đưa hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực Nhà nước, cao hơn tỷ lệ 51% của năm 2015 và 46% của năm 2011.

Tỷ lệ người dân cho rằng cán bộ chính quyền địa phương biển thủ công quỹ cũng tăng. Một xu hướng tích cực ghi nhận được trong năm 2016, đó là số người cho rằng cần phải đưa hối lộ để tiếp cận dịch vụ y tế công cộng cấp quận/huyện giảm từ 43% năm 2015 xuống 39% năm 2016.

So với kết quả khảo sát năm 2015, năm 2016 tỷ lệ người dân cho rằng môi trường là mối quan ngại lớn nhất tăng 10%. Sự gia tăng đột biến này chắc chắn phản ánh mối quan tâm của dư luận sau sự kiện cá chết hàng loạt tại khu vực duyên hải miền Trung hồi tháng 4/2016. Báo cáo cho thấy người dân càng ngày càng quan ngại hơn về ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Hơn 67% số người sống gần sông ngòi cho biết chất lượng nước từ những nguồn này kém so với 3 năm trước và 36% số người trả lời cho rằng chất lượng không khí kém hơn so với 3 năm trước.

Phần nhận xét hiển thị trên trang