Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Trung – Mỹ họp báo đầy lời ngoại giao có cánh; Trung – Mỹ chuẩn bị cho hội đàm cấp cao giữa nguyên thủ hai nước


TTO - Những vấn đề gai góc có vẻ được gác sang một bên trong cuộc hội kiến giữa Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh ngày 19-3.
Trung - Mỹ họp báo đầy lời ngoại giao có cánh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (phải) trong cuộc hội kiến tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh ngày 19-3 - Ảnh: Reuters
Hai bên đã dành cho nhau những lời rất "nồng ấm" và đầy tính ngoại giao khi nói về quan hệ hai nước, đồng thời bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác và hiểu biết.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ cho biết Tổng thống Donald Trump "đánh giá rất cao những lần liên lạc" giữa ông và ông Tập Cận Bình, bày tỏ mong muốn sớm sang thăm Trung Quốc.
"Ông ấy (Trump) muốn tăng cường thêm sự hiểu biết cũng như cơ hội viếng thăm Trung Quốc trong tương lai. Chúng ta đều biết rằng thông qua những lần nói chuyện tiếp theo, hai bên sẽ đạt được sự hiểu biết sâu rộng hơn, từ đó tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, tạo tinh thần chung cho quan hệ hợp tác trong tương lai", ông Tillerson nói với Chủ tịch Trung Quốc.
Đáp lại, ông Tập Cận Bình đánh giá cao nỗ lực cá nhân của ông Tillerson trong việc xây dựng quan hệ Trung - Mỹ.
"Ông nói rằng quan hệ Trung - Mỹ chỉ có thể là hợp tác, và thật sự tôi đánh giá cao điều này. Các lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ lớn hơn rất nhiều sự khác biệt giữa hai nước và hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất", ông Tập nói và cho biết đã trao đổi với ông Trump vài lần, kể cả điện đàm và thư từ, tin nhắn.
"Cả hai chúng tôi (ông Tập và ông Trump) đều tin rằng hợp tác quan hệ Trung - Mỹ từ nay trở đi sẽ là định hướng để hai quốc gia cùng hướng tới vì kỷ nguyên mới cho một sự phát triển mang tính xây dựng", Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh.
Trung Quốc là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 3 nước Đông Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ. Sau buổi hội kiến, ông Tillerson đã lên chuyên cơ về Mỹ.
Khác với những phát biểu tại hai quốc gia đồng minh là Nhật Bản và Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ đã hạ giọng về vấn đề Triều Tiên khi đến Bắc Kinh.
Trước khi hội kiến với ông Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân, ông Tillerson đã có cuộc gặp với người đồng cấp nước chủ nhà Vương Nghị. Thông tin về cuộc gặp này khá ít ỏi, chủ yếu xoay quanh một số vấn đề mà hai nước cùng quan tâm, như vấn đề Triều Tiên, trong đó nhấn mạnh sẽ tiếp cận vấn đề theo một hướng khác.
Những tín hiệu từ cuộc hội kiến giữa ông Tillerson và Chủ tịch Trung Quốc đã xóa đi phần nào lo lắng rằng nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ sẽ phải đối mặt với bầu không khí lạnh nhạt khi tới Bắc Kinh. Nguyên do xuất phát từ dòng tin nhắn của ông Trump trên Twitter, rằng Trung Quốc gần như không làm gì để giúp giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, chỉ vài giờ trước khi ông Tillerson lên máy bay từ Seoul sang Trung Quốc.
DUY LINH
Trung – Mỹ chuẩn bị cho hội đàm cấp cao giữa nguyên thủ hai nước
VOV.VN - Dù hai bên chưa thông báo chính thức nhưng có khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ vào đầu tháng 4 tới.
Ngày 18/3, sau khi hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc hội kiến với Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì nhằm chuẩn bị cho cuộc hội đàm cấp cao giữa nguyên thủ hai nước trong thời gian sắp tới.
trung quoc va my chuan bi cho cuoc gap donal trump va tap can binh hinh 1
Dù hai bên chưa thông báo chính thức nhưng có khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ vào đầu tháng 4 tới.
 Tại cuộc hội kiến, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Trung- Mỹ. Ông Dương Khiết Trì cho rằng, việc bảo đảm quan hệ Trung – Mỹ phát triển ổn định, lành mạnh, lâu dài cũng như hợp tác mang tính xây dựng giữa hai nước phù hợp với lợi ích của hai bên.
Theo tinh thần nhận thức chung mà nguyên thủ hai nước đạt được trong cuộc điện đàm tháng trước, hai bên cần chuẩn bị tốt cho hội đàm giữa nguyên thủ hai nước trong thời gian sắp tới, đảm bảo cuộc gặp cấp cao này thuận lợi, thành công và đạt được nhiều kết quả.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cho rằng, kể từ sau khi Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc đến nay, hợp tác Mỹ – Trung một mặt thúc đẩy sự phát triển của hai bên, mặt khác đã phát huy vai trò tích cực quan trọng đối với hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Mỹ và Trung Quốc có thể cùng nhau giải quyết ổn thỏa bất đồng, đảm bảo quan hệ hai nước không xung đột, không đối kháng, thúc đẩy hợp tác hai bên cùng có lợi. Mỹ sẽ cố gắng cùng Trung Quốc tích cực chuẩn bị cho cuộc gặp giữa nguyên thủ hai nước trong thời gian sắp tới.
Mặc dù hai bên chưa thông báo chính thức thời gian cũng như địa điểm tiến hành hội đàm cấp cao giữa nguyên thủ hai nước, nhưng theo dư luận quốc tế, nhiều khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ vào đầu tháng 4 tới./.
Hà Thắng/VOV-Bắc Kin
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson
     Xin Hua
Theo Tân Hoa xã: Ngày 19/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson
Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh, lợi ích chung của Trung Quốc và Mỹ lớn hơn nhiều so với bất đồng, hợp tác là sự lựa chọn đúng đắn duy nhất của hai bên. Cần tăng cường trao đổi và điều phối trong các vấn đề điểm nóng khu vực. Cần tôn trọng lợi ích cốt lõi và các mối quan tâm quan trọng của nhau, giữ gìn sự ổn định của đại cục quan hệ hai nước. Cần khuyến khích và mở rộng giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai nước, không ngừng củng cố nền tảng xã hội của quan hệ Trung – Mỹ.
Ông Ti-lơ-xơn đã gửi lời thăm hỏi của Tổng thống Đô-nan Trăm tới Chủ tịch Tập Cận Bình, cho biết Tổng thống Trăm coi trọng cao độ việc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, mong đợi sớm tổ chức cuộc gặp giữa Nguyên thủ hai nước. Mỹ sẵn sàng phát triển quan hệ với Trung Quốc dựa trên tinh thần không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng thắng, không ngừng tăng cường sự hiểu biết giữa Mỹ và Trung Quốc, tăng cường điều phối hợp tác giữa hai nước, chung tay ứng phó các thách thức đặt ra cho cộng đồng quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson
  Xin Hua
Theo Tân Hoa xã: Ngày 18/3, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ Ti-lơ-xơn đến thăm.
Bộ trưởng Vương Nghị cho biết, Trung Quốc sẵn sàng cùng nỗ lực với Mỹ, thực hiện nghiêm chỉnh các nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Đô-nan Trăm, thúc đẩy quan hệ Trung – Mỹ trong thời kỳ mới phát triển lành mạnh và ổn định trên quỹ đạo đúng đắn, mang lại nhiều hạnh phúc hơn cho nhân dân hai nước và nhân dân thế giới.
Bộ trưởng Vương Nghị đã trình bày lập trường và nguyên tắc của Trung Quốc trong các vấn đề Đài Loan và Nam Hải, nhấn mạnh hai bên cần tôn trọng lợi ích cốt lõi và các mối quan tâm quan trọng của nhau, xử lý thỏa đáng các vấn đề nhạy cảm, phòng ngừa đại cục của quan hệ Trung – Mỹ bị tác động không cần thiết.
Ông Ti-lơ-xơn cho biết, Mỹ sẵn sàng mật thiết giao lưu cấp cao và trong các lĩnh vực với Trung Quốc, nâng cấp đối thoại và hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh ngoại giao, điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, hành pháp, mạng In-tơ-nét, xã hội-nhân văn, v.v.. Mỹ sẵn sàng cùng Trung Quốc tích cực làm tốt các công tác trù bị chuyến thăm cấp cao giữa hai nước.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt Nam đang ở đâu ?


Sau 2012, năng suất lao động Việt Nam đã thua Lào

Hai chuyên gia kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân ở Hà Nội mới đây đã ra báo cáo về tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam, trong đó có chi tiết từ sau năm 2012 đến nay năng suất lao động Việt Nam đã thua Lào.
Bản báo cáo dày hơn 60 trang của Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Hoàng Ngân và Tiến sĩ Nguyễn Thị Cẩm Vân phân tích về năng suất lao động của Việt Nam trong hai thập kỷ từ 1996 đến 2016. Một số nội dung của báo cáo được Dân Trí và một số báo Việt Nam khác trích đăng.
Theo báo cáo, trong giai đoạn 6 năm từ 1995 đến 2000 tỉ lệ tăng năng suất lao động của Việt Nam là 5,4%. Trong 15 năm tiếp theo, từ 2000 đến 2014, tăng trưởng bình quân về năng suất lao động của Việt Nam là 4,4%, tỉ lệ này cao hơn mức trung bình là 3,3% của khối ASEAN, nhưng vẫn thấp hơn Lào.
Trong những năm gần đây, Lào có tốc độ tăng năng suất ngày càng lớn, nhờ đó đã bắt kịp năng suất lao động của Việt Nam vào năm 2012, và sau đó đã vượt lên trên Việt Nam về mặt này.
So sánh trên bình diện rộng hơn với các nước ASEAN khác, các tính toán của một số tổ chức Việt Nam và quốc tế cho thấy vào năm 2015, năng suất lao động của Việt Nam đạt 3.660 đôla, chưa bằng 5% của Singapore, chưa tới 20% của Malaysia, bằng khoảng 1/3 của Thái Lan, và chưa đạt 50% của Phillippines và Indonesia.
Nói cách khác, trong cùng năm, 23 người Việt Nam mới có năng suất bằng một người Singapore, hơn 5 người Việt Nam bằng một người Malaysia, 3 người Việt hơn một người Thái Lan một chút, và hơn 2 người Việt mới bằng một người Philippines hay Indonesia.
Năng suất lao động xã hội là mức tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân của một lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc.
Báo cáo của hai nhà nghiên cứu thuộc ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ ra rằng năng suất lao động Việt Nam tăng trong những năm qua chủ yếu do sự chuyển đổi kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên, gia công. Trong khi đó, nguồn lực con người và giá trị sáng tạo chưa được khai thông.
Nêu ý kiến về cách khắc phục tình trạng năng suất lao động lẫn mức tăng năng suất của Việt Nam vẫn còn thấp, Tiến sĩ Võ Trí Thành, một chuyên gia kinh tế nổi tiếng ở Việt Nam, nói với VOA:
“Có một điều rất rõ là tăng trưởng của Việt Nam trong rất nhiều năm thì cơ bản là do nhân tố đầu vào, chứ chưa phải do những nhân tố liên quan đến tăng năng suất, như là năng lực quản trị, như là công nghệ, như là đổi mới sáng tạo. Như vậy vấn đề ở đây liên quan đến câu chuyện Việt Nam nói rất nhiều, tức là thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Từ chỗ dựa nhiều vào tăng trưởng vốn, tăng trưởng đầu vào thì bây giờ phải chuyển dần sang tăng trưởng nhờ các yếu tố tăng năng suất lao động, trong đó đặc biệt là các yếu tố liên quan đến năng lực quản trị, đổi mới, sáng tạo, công nghệ”.
Tiến sĩ Thành nói việc đào tạo người lao động cũng là một yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất. Tuy nhiên, ông vẫn nhấn mạnh đến 3 việc lớn cần làm về phía nhà nước:
“Một tức là cải cách thể chế kinh tế Việt Nam. Mà tinh thần là thị trường cho đầy đủ, hiện đại, một nhà nước minh bạch, chuyên nghiệp, có khả năng giải trình cao, mà bây giờ ở Việt Nam nói rất nhiều là nhà nước kiến tạo. Cái thứ hai là tạo động lực mới cho khu vực tư nhân phát triển, làm sao cho khu vực tư nhân này tham gia tốt hơn vào các quá trình toàn cầu của kinh doanh. Cái thứ ba là xây dựng một hệ thống đổi mới, sáng tạo quốc gia, và trong đây thì vai trò của doanh nghiệp là trung tâm, rồi thì cải cách hệ thống giáo dục đào tạo”.
Vị chuyên gia kinh tế lưu ý tất cả những sự cải cách này sẽ mất nhiều thời gian và không đem lại kết quả “sau một đêm”. Ông Thành cho rằng với lịch sử từng là một nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa, quá trình chuyển đổi của Việt Nam sẽ “khó khăn”, “nặng nề” hơn so với các nước khác.
Nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, cũng như các tổ chức quốc tế lớn lâu nay đã cảnh bảo rằng nếu Việt Nam không cải cách sâu rộng và nâng cao năng suất, nguy cơ đất nước bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình là rất cao. – VOA
Na Uy hạnh phúc nhất thế giới, VN không hạnh phúc như đã tưởng
Na Uy vừa soán ngôi nước láng giềng Đan Mạch, trở thành quốc gia hạnh phúc nhất trái đất trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới. Trong khi đó, Việt Nam bị xếp thứ 94 trong bảng xếp hạng có 155 quốc gia. Một kết quả trái ngược với suy nghĩ của nhiều người Việt cho rằng Việt Nam là một trong những quốc gia “hạnh phúc” và “lạc quan” nhất thế giới.
Báo cáo mới nhất do Mạng lưới Giải pháp phát triển bền vững (SDSN) của Liên Hiệp Quốc thực hiện.
Theo báo cáo năm 2017, với vị trí thứ 94, Việt Nam tăng hai bậc so với năm trước, đứng ngay sau Somalia.
Trong khi đó, các quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan xếp thứ 32, Malaysia thứ 42, Philippines thứ 72, Indonesia thứ 81. Singapore được chọn là quốc gia hạnh phúc nhất trong khu vực.
Báo cáo cũng ghi nhận người Đức đang hạnh phúc hơn và người Mỹ đang buồn hơn.
4 quốc gia đứng đầu ghi điểm cao về các yếu tố được gọi là chìa khóa hạnh phúc, bao gồm: “việc chăm sóc, sự tự do, hào phóng, trung thực, sức khỏe, thu nhập và chính phủ tốt”.
Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Hạnh phúc ở Copenhagen, Meik Wiking, nói với hãng tin AP: “Điều hiệu quả ở các nước Bắc Âu là ý thức cộng đồng và hiểu biết về công ích”.
Tác giả chính của báo cáo, John Helliwell, lưu ý phát hiện rằng để con người hạnh phúc, cần phải có nhiều thứ hơn là tiền của.
“Đó là những điều quan trọng về con người. Nếu người giàu lại khó có được những mối quan hệ thường xuyên và đáng tin hơn, thì liệu điều đó có đáng không?”, nhà kinh tế học Helliwell tại Đại học British Columbia, Canada, nói. “Vật chất có thể cản trở con người”.
Nằm cuối trong Danh sách Hạnh phúc Thế giới năm 2017 là các quốc gia nghèo, đang xảy ra xung đột.
Danh sách cho thấy mặc dù ý thức cộng đồng có thể có ích, nhưng tiền và an ninh cũng là những yếu tố cần thiết để con người cảm thấy hạnh phúc. Hầu hết các quốc gia nằm dưới cùng trong danh sách đều trong tình trạng nghèo đói cùng cực.
Đức vẫn ở cùng vị trí như năm ngoái, đứng thứ 16 trong danh sách, dưới Ireland nhưng vượt Bỉ. Báo cáo mới nhất cho biết người dân Đức tự đánh giá mình hạnh phúc hơn so với những năm trước.
Ngược lại, Hoa Kỳ đứng thứ 14 trong bảng xếp hạng, giảm một bậc so với năm ngoái. Theo báo cáo, điểm số hạnh phúc của Hoa Kỳ trong thập niên qua đã giảm 5%.
Báo cáo được công bố trùng hợp vào Ngày Hạnh phúc Thế giới, dựa trên 155 quốc gia. Bảng xếp hạng đã được Liên Hiệp Quốc sử dụng từ năm 2012 khi Bhutan giành được sự ủng hộ cho đề nghị công nhận hạnh phúc là nguyên tắc chỉ đạo cho các chính sách công. – VOA

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc có thể khiến thế giới lao vào chiến tranh từ Scarborough ?




« Chúng tôi không thể ngăn chận được những việc làm của Trung Quốc ». Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phát biểu như thế hôm Chủ nhật 19/03/2017. Vị tổng thống ăn sóng nói gió của Philippines bỗng nhu mì hẳn khi nói về kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một « trạm quan trắc môi trường » trên bãi cạn Panatag của nước mình tại Biển Đông.
Panatag, được biết đến nhiều hơn với tên Scarborough, đơn thuần là một tập hợp những hòn đá chỉ nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống. Có vẻ như không đáng chú ý, nhưng theo tạp chí Forbes của Mỹ, thực thể này là nơi mà Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế phải vạch ra những giới hạn, để có thể sẵn sàng sử dụng vũ lực chận đứng sự xâm lăng của Trung Quốc.


Thứ Hai tuần trước, tờ báo chính thức Hải Nam nhật báo đã dẫn lời Tiêu Kiệt (Xiao Jie), bí thư thành ủy Tam Sa (Sansha), nói rằng trong năm nay Trung Quốc có kế hoạch chuẩn bị xây dựng các trạm quan trắc trên sáu thực thể ở Biển Đông, gồm năm trạm ở quần đảo Hoàng Sa và một trên bãi cạn Scarborough.

Bãi cạn này nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 124 hải lý và cách đất liền gần nhất của Trung Quốc là đảo Hải Nam đến 550 hải lý. Trung Quốc xâm lăng Scarborough của Manila vào năm 2012, dùng các tàu lao lên chiếm bãi cạn này và đuổi ngư dân Philippines đi. Nay Bắc Kinh đã cho phép ngư dân Philippines quay lại đánh cá, nhưng duy trì việc kiểm soát khu vực.

Thái độ có vẻ « hào hiệp » này của Bắc Kinh tại Scarborough rõ ràng do phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye hôm 12/06/2016. Tòa án chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã tuyên bố Bắc Kinh vi phạm quyền đánh cá truyền thống của Philippines xung quanh Scarborough.

Hơn nữa, tòa án La Haye dù không quyết định về vấn đề chủ quyền, nhưng đã tuyên vô hiệu yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, không chỉ tại Scarborough mà còn hầu như trên toàn Biển Đông. Bản đồ do Trung Quốc tự vẽ với đường lưỡi bò chín đoạn bao trùm lên 85% vùng biển chiến lược này, và Bắc Kinh duy trì đòi hỏi chủ quyền trên mỗi hòn đảo, bãi cạn, đá ngầm và rạn san hô trong đó, kể cả Scarborough.

Phán quyết của Tòa Trọng tài khẳng định vùng biển xung quanh Scarborough không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc (EEZ, là vùng biển cách thểm lục địa của một quốc gia từ 12 đến 200 hải lý, là nơi nước đó có đặc quyền đánh cá và khai thác khoáng sản).

Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa xâm chiếm vĩnh viễn bãi cạn Scarborough với việc đổ cát và xi-măng bồi đắp, như họ đã làm trên nhiều hòn đảo ở Trường Sa.

Việc xây dựng một trạm quan trắc trên bãi cạn Scarborough, dưới cái nhìn của các nhà phân tích quân sự, có thể là khúc dạo đầu cho yêu sách chủ quyền toàn bộ thực thể này.

Tổng thống Mỹ Obama đã từng có ít nhất một cơ hội, hồi tháng Ba năm ngoái, cảnh cáo người đồng nhiệm Trung Quốc Tập Cận Bình là sẽ gặp phải « những hậu quả nghiêm trọng » nếu bồi đắp Scarborough. Trước cảnh báo này, Bắc Kinh đành cho rút đi các tàu cuốc.

Bài báo trên tờ Hải Nam nhật báo tuần trước cho thấy với sự ra đi của ông Barack Obama, Bắc Kinh đang thử dò xét phản ứng của tân tổng thống Donald Trump về vấn đề này.

Hồ sơ Scarborough mang tính chiến lược. Hồi tháng 6/2012, ông Obama đã yêu cầu cả Trung Quốc lẫn Philippines rút các tàu khỏi khu vực bãi cạn này. Nhưng chỉ có Manila nghe theo, khiến Bắc Kinh sau đó kiểm soát được toàn bộ thực thể.

Washington đã quyết định không phản ứng trước việc Trung Quốc chiếm Scarborough, cho rằng vấn đề này không đáng để đối đầu. Đó là một sai lầm, và ít lâu sau đã thấy ngay. Các nhân tố hiếu chiến nhất trong hệ thống chính trị Trung Quốc, sau khi thấy hành động hung hăng có kết quả, càng leo thang thêm.

Trong nhiều tháng sau khi chiếm được Scarborough, Bắc Kinh nhanh chóng gia tăng các vụ xâm nhập quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông, bị Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền nhưng đang do Nhật Bản quản lý. Đồng thời Bắc Kinh tăng cường áp lực lên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa, đang do Manila kiểm soát.

Nếu Trung Quốc chiếm hẳn Scarborough, họ có thể thống trị Biển Đông. Ông Antonio Carpio, chuyên gia tư pháp Philippines tuần trước khẳng định : « Một trạm radar đặt trên Scarborough sẽ giúp hoàn chỉnh ngay lập tức hệ thống radar Trung Quốc bao trùm lên toàn bộ Biển Đông. Bắc Kinh nhờ đó có thể áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông ».

Và đó vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Nếu không có nước nào phản ứng trước yêu sách này, Bắc Kinh hầu như chắc chắn gây áp lực được với Nhật Bản phải trả lại đảo Okinawa và phần còn lại của chuỗi đảo Ryukyu (Cửu Châu). Các định chế nhà nước Trung Quốc, được báo chí chính thức hỗ trợ, đã kêu gọi Bắc Kinh lên tiếng đòi hỏi chủ quyền tại các hòn đảo chiến lược này của Nhật Bản.

Tác giả Gordon G. Chang nhận định, đáng buồn thay, tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh càng lúc càng tăng lên. Mức độ bành trướng trên biển của Trung Quốc hiện nay cũng tương đương với quân Nhật hay quân Đức trong thập niên 30. Nói như vậy không có nghĩa là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đế quốc Nhật hay Đệ tam Quốc xã Đức, nhưng cung cách xâm lược ngày nay của Bắc Kinh cũng giống với những sự kiện đã dẫn đến cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trước đây.

Tuy vậy người Mỹ dường như đã quên mất bài học quan trọng. « Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ để cho nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột chỉ vì cá và vài hòn đá » - một quan chức quân sự cao cấp của Hoa Kỳ đã nói với tờ Washington Post như thế, vào lúc Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough. « Không cho phép các đồng minh mà chúng tôi có ký hiệp ước hỗ tương kéo chúng tôi vào tình thế tranh chấp các đá ngầm, là điều mà tôi nghĩ là khá đồng thuận ».

Hoa Kỳ, như lời bình luận trên cho thấy, không muốn thực hiện hiệp ước hỗ tương với Philippines, nhưng theo tác giả, không thể tránh được một cuộc đối đầu với Trung Quốc. Washington chỉ hoãn cuộc xung đột được một thời gian. Bắc Kinh sẽ không dừng lại cho tới khi nào bị chận đứng.

Forbes kết luận, Trung Quốc sẽ phải bị chận lại ở nơi nào đó. Nơi đấy chính là Scarborough, và bây giờ là lúc phải hành động!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Chánh án Tòa án Nhân dân Hà Nội mới là người vi phạm Hiến pháp và Pháp luật!


19-3-2017
Ảnh: FB Trương Thị Hà










Có lẽ điều hạnh phúc nhất của con là được học tại trường đại học Luật Hà Nội. Năm nhất, năm hai, rồi năm ba trôi qua, con luôn là một đứa sinh viên ngoan, được thầy cô và bạn bè quý mến. Tuy con lười đọc Giáo trình nhưng con rất chăm chỉ đi tham gia các sự kiện và các buổi xem án tại Tòa án. Có lẽ chẳng mấy đứa sinh viên luật đi xem án tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhiều bằng con tại thời điểm đó.
Thầy cô đã dạy con những gì? Môn Hiến pháp, môn Tố tụng dân sự, môn Tố tụng hình sự và môn Tố tụng hành chính, thầy cô đều dạy con về “nguyên tắc Tòa án xét xử công khai” mà, con nhớ mãi những bài giảng đó. Tuy nhiên, mỗi lần con dẫn bạn con đến xem án, Tòa án lại không cho bọn con vào xem. Và chính mắt con trông thấy, nhiều Luật sư, Nhà báo và các đương sự không được tham gia các phiên xử án.
Con khéo léo nên cũng không khó để xin vào, nhưng việc Tòa án nhân dân Hà Nội ngăn cản một số người vào tham dự một số phiên tòa công khai là vi hiến và vi phạm pháp luật. Con thấy Tòa án Hà Nội làm vậy là khác với những gì thầy cô dạy con. Con vô cùng búc xúc, không biết Tòa án sai hay thầy cô dạy con sai về nguyên tắc Tòa án xét xử công khai?
Ngày 31/03/2016, con đến tận trụ sở Tòa án để gửi Thư yêu cầu Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội chấm dứt ngăn cản người dân dự các phiên tòa công khai và đề nghị Ông Chánh án tiếp công dân. Con chỉ muốn Ông Chánh án giải thích rõ tại sao, nhưng đến giờ ông ta vẫn im lặng.
Sau vài hôm, khi sự việc đó được nhiều người biết đến, thầy cô đã mời con lên trường làm việc. Con nhớ hôm đó có cô chủ nhiệm Loan, cô Tuyết dạy tiếng Nga, thầy Hiếu dạy môn Tố tụng hình sự và một số thầy cô nữa mà con không biết tên. Thầy cô nhắc đi nhắc lại câu hỏi: “Thế em đã biết em làm sai chưa?”. Con thấy thầy cô lo lắng cho con, thầy cô khuyên răn con hơn là trách mắng. Nhưng hồi đó, con giận thầy cô lắm. Con giận vì thầy cô không chỉ ra được con sai ở đâu, nhưng luôn bắt con nhận lỗi sai. Ông Chánh án Tòa án nhân dân Hà Nội mới là người vi hiến, vi phạm pháp luật, còn con là người giúp Ông ấy sửa lỗi sai, nhưng thầy cô vẫn nói rằng con sai.
Và hệ quả về sau là con được mời lên Phòng đào tạo mỗi tuần. Có hôm con ở cách trường 20km, thầy cô gọi lên chỉ hỏi con một câu: “Dạo này em đang làm gì? Em đang ở đâu?”. Có lần số điện thoại lạ gọi con lên trường, con cũng phải lên. Con đoán không nhầm thì anh ta chỉ là một tạp vụ ở Phòng đào tạo. Con hỏi anh ta là ai, anh ta gọi con lên làm gì. Anh ta chỉ nói là gọi con lên trường để khuyên con đừng tham gia hoạt động gì liên quan đến cây xanh, biểu tình.
Hồi đó, vừa ra trường là tháng 7 năm 2016, con đi xin thực tập tại một văn phòng Luật sư ở Hà Nội. Sau một tháng, họ nói với con là văn phòng họ không cần con đến làm nữa, khi nào cần sẽ gọi. Con biết họ không muốn con làm vì họ có lý do, chứ con tin, dù con chưa có kinh nghiệm, cũng không ai có thể từ chối một đứa sinh viên chăm chỉ như con. Nhưng đến bây giờ, con vẫn biết ơn chú Luật sư đó, đó là một Luật sư giỏi, tuyệt vời, làm việc có giới hạn và biết điểm dừng. Làm với Luật sư đó, có lẽ con sẽ không bao giờ gặp hiểm nguy, vì chú ấy biết dung hòa giữa lợi ích cá nhân và trách nhiệm đối với xã hội của một người Luật sư.
Cánh cửa này đóng lại, cánh cửa khác lại mở ra. Con nói với mẹ con là: “Mẹ ơi! Con vào miền Nam làm nhé vì con thích đi xa để học hỏi”. Nhưng thực tế, thầy cô có biết không, con chẳng con lựa chọn nào khác, con phải đi xa, chứ người ta có phải bố mẹ con đâu mà bao bọc, bảo vệ con mãi được. Có lẽ con sẽ biết ơn sếp con suốt đời, vì cho con một công việc mà ít người có thể mang lại cho con.
Cả đời này con sẽ chẳng bao giờ quên thầy cô, con biết ơn thầy cô nhiều vì đã dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho con để con có được một công việc tốt như ngày hôm nay. Biết ơn thì biết ơn, nhưng con vẫn giận thầy cô lắm. Giá ngày đó, thầy cô nói với con và sinh viên cả trường Luật là việc con viết thư cho Ông Chánh án là hợp pháp nhưng rất nguy hiểm, vì có thể ảnh hưởng đến sự bình yên của con và Nhà trường thì ngày hôm nay con đâu có bị các em sinh viên chưa gặp con bao giờ, nhưng lại trách con ngày xưa lợi dụng danh nghĩa sinh viện Luật để trục lợi và tạo danh tiếng (thực ra cũng chỉ một số sinh viên trách con thôi, đa số là người xấu, không học Luật, lợi dụng việc đó để bôi nhọ danh tiếng của con).
Giá ngày đó, thầy cô đừng dọa các sinh viên đã ký vào đơn, thì ngày hôm nay, con đâu mất đi những người bạn đã tin tưởng con. Thầy cô có biết không? Các bạn ký tên vào lá thư đó, đã nói với con rằng: “Hà ơi! Tớ xin lỗi cậu. Tớ ủng hộ việc làm của cậu. Tớ biết việc đó là đúng nhưng Nhà trường gọi điện cho tớ. Tớ hối hận vì ký vào lá thư đó lắm. 12 năm ăn học của tớ. Tớ sắp chuẩn bị vào Đảng. Tớ sợ bị ảnh hưởng lắm. Tớ xin lỗi Hà”.
Và con cũng chỉ biết khuyên bạn ấy rằng: “Nếu hậu quả xảy ra thì tớ là người gánh đầu tiên. Cậu không phải sợ. Nếu trường mình xử lý tớ và mọi người thì đúng là luật rừng, vì mình có sai đâu mà phải sợ. Ông Chánh án mới là người phải sợ kia kìa.” Bạn bè con nhiều đứa ủng hộ con lắm. Hồi đó con xin tầm vài trăm chữ ký cũng được, chứ đừng nói đến chỉ xin hơn 50 chữ ký. Thầy cô có thể vào các group của sinh viên Luật, thư bản mềm của con vẫn lưu trên đó đấy.
Con biết mọi chuyện khó giải thích, ngày đó, thầy cô làm tất cả mọi thứ để bảo vệ sự an toàn cho con. Thầy cô muốn mọi thứ được chìm vào im lặng, thay vì lên tiếng ủng hộ con. Nhưng thầy cô thấy chưa, an toàn để làm gì, để rồi kẻ xấu vẫn dùng quyền lực Nhà nước để vi hiến và vi phạm pháp Luật. Để rồi một cái Thông tư vi hiến lại ra đời. Để rồi sinh viên Luật, những người sẽ hành nghề luật, sẽ đòi lại công lý cho người yếu thế. Nhưng sau khi bị Nhà trường nhắc nhở, họ sẽ chẳng bao giờ dám lên tiếng trước những cái sai của Nhà trường và trước những cái sai của Cơ quan Nhà nước. Vì họ nghĩ rằng, bị Nhà trường nhắc nhở, tức việc họ làm là sai. Họ sẽ chỉ là những sinh viên ngoan, chứ không thể trở thành những người hành nghề Luật có tâm thật sự “hết mình đấu tranh vì công bằng xã hội”…
Nếu cho con chọn lại, con vẫn làm việc đó. Nếu cho thầy cô chọn lại, thầy cô có chọn cách giải quyết khác không?
Dù thầy cô chọn cách nào thì con biết thầy cô vẫn vì sinh viên Luật, dù điều đó có thể sai.
Con yêu HLU, con yêu thầy cô.
Mãi là niềm tự hào của thầy cô.
Trương Thị Hà 370948

Phần nhận xét hiển thị trên trang

KHÔNG PHẢI BỖNG DƯNG KÊU CỨU !


Trong hình ảnh có thể có: bầu trời, ngoài trời, thiên nhiên và nước


Trước tình hình chủ tịch Bắc Ninh (Ảnh) kêu cứu vì bị bọn maphia “cát tặc” đe dọa tính mạng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất bức xúc. Ông tuyên bố: “Cả hệ thống chính trị của chúng ta, cả bộ máy đồ sộ của chúng ta không làm nổi chuyện chống cát tặc trên dòng sông sao?“
Xin thưa với Thủ tướng, bọn maphia đã len lỏi vào nhiều chính quyền địa phương, khuynh đảo nhiều việc, nhất là việc phân bổ các dự án đầu tư, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Không bỗng dưng mà ông chủ tịch Bắc Ninh lại làm đơn kêu cứu. Phải có sự đe doa nghiêm trọng đến tính mạng, buộc ông chủ tich mới làm thế. Ông chủ tịch có trong tay cả bộ máy công an, quân đội mà đành chịu thua bọn “cát tặc”. Điều đó chứng tỏ thế lực chống lưng “cát tặc” rất mạnh.
Ở địa phương, các dự án đầu tư, các mỏ tài nguyên thiên nhiên là miếng bánh béo bở. Không một thế lực nào không muốn giành cho mình. Chỉ nói riêng tài nguyên cát, khi nạo vét, bọn chúng bán 150.000 đến 200.000 đồng/m3. Lợi nhuận hấp dẫn như thế chúng sẽ bất chấp. Muốn yên tâm làm ăn, chúng phải cấu kết từ trên xuống dưới và không ngại dùng bọn xã hội đen xử lý những người ngăn cản chúng, bất kể người đó là ai, chức vụ gì? Có cảm tưởng như xã hội Việt Nam hiện tại đang bị giằng xé bởi các “nhóm lợi ích”.
Theo blogge Việt Hương (đăng trên Ba Sàm): “ Ngày 8-2, Bí thư Nguyễn Xuân Anh triệu tập họp thường vụ khẩn cấp nhằm thông qua dự án Sunrise Bay cho Nova 79. Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ (ảnh) và một số uỷ viên khác có ý kiến phải xem xét lại thẩm quyền và nhất là đánh giá tác động môi trường của dự án lấp 181 hec-ta vịnh Đà Nẵng…”.
“Chiều ngày 10-2, Thành uỷ, HĐND, UBND Đà Nẵng tổ chức gặp mặt các doanh nghiệp đầu xuân Đinh Dậu tại Trung tâm hành chính. Sau cuộc gặp mặt, Chủ tịch Thơ, Bí thư Xuân Anh, Phó Bí thư thường trực Võ Công Trí và một số người khác đứng bên hành lang trò chuyện, ông chủ Nova 79 chạy đến chỉ mặt Chủ tịch Thơ: “Ông nhờ tôi ủng hộ mới lên làm được Chủ tịch, sao ông lại chống tôi... Tôi nói cho ông biết, chỉ cần một cuộc điện thoại là ông bay chức chủ tịch. Ông liệu hồn…”.
Các cán bộ chứng kiến ngay tại cơ quan công quyền, xã hội đen dám chỉ mặt người đứng đầu thành phố, lớn tiếng miệt thị, nhưng không ai dám nói”.
Tình hình là như vậy. Chính quyền địa phương có bất lực không? Nếu chính phủ không kiên quyết lập lại trật tự, kỷ cương thì đến một lúc nào đó, bọn maphia sẽ thao túng tất cả và chính quyền sẽ vận hành theo ý của chúng.
Tai hại đã nhỡn tiền.
------


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cảnh báo hiện tượng triệu phú di cư: Đừng coi thường


Không kiểm soát được ngoại tệ sẽ trở thành mối đe dọa vô cùng nguy hiểm
"Cửa thoát" cho tham nhũng?
Đứng trước những lo ngại và mong muốn được tìm hiểu về thực trạng làn sóng di cư của các triệu phú Việt Nam, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết, hiện tượng trên không mới, nó đã diễn ra từ nhiều năm trước.
Canh bao hien tuong trieu phu di cu: Dung coi thuong
Dicưngoạitệgâythiệthạichonềnkinhtếtrongnước.
Đáng nói, đi cùng với cuộc di cư nói trên, Việt Nam cũng phải chứng kiến có một dòng tiền lớn đang bị chảy ra nước ngoài theo các triệu phú, tỷ phú này.
Cuộc di cư này không chỉ có đại gia, triệu phú mà còn bao gồm cả những quan chức, người có tiền, có quyền. Vị PGS cho biết, hiện tượng trên cần được nhìn nhận ở nhiều góc độ.
Đối với những người làm ăn, kinh doanh chân chính họ có tiền, mong muốn được sống tại nơi có điều kiện vật chất, điều kiện xã hội tốt hơn nhiều so với Việt Nam thì đó là mong muốn chính đáng.
Ông Thịnh kể, từ những năm 90, ông từng biết nhiều trường hợp triệu phú đô-la là người Việt mang cả vợ, con sang định cư ở Mỹ, Nga. Theo ông Thịnh, để kiểm soát số lượng triệu phú di cư không khó nhưng rất khó kiểm giữ được, ngăn chặn được dòng ngoại tệ chảy ra nước ngoài theo cùng với các triệu phú nói trên. Vì như đã nói, đó là cuộc di cư với mong muốn chính đáng và họ xứng đáng được hưởng một cuộc sống như họ mong muốn.
Tất nhiên, trên phương diện quản lý,  mong muốn giữ lại dòng vốn của những triệu phú trên để đầu tư, phát triển tại đất nước, tạo ra công ăn việc làm cho người dân lao động là ý muốn của những người làm quản lý. Nhưng để giữ được chân những triệu phú này lại phải đảm bảo cho họ có được một môi trường sống tốt hơn, khả năng đáp ứng cao hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. Phải làm thế nào để người dân hiểu rằng đi đâu, sống ở đâu cũng không tốt bằng Việt Nam, đó là trách nhiệm của những người làm quản lý. Đây là thách thức lớn với một đất nước đang phát triển và còn nhiều vấn đề như Việt Nam.
Theo ông Thịnh, vấn đề đáng lo ngại và cần phải tìm giải pháp ngăn chặn là tình trạng tham nhũng, buôn lậu rồi chuyển tiền ra nước ngoài.  Số này không hề nhỏ, ông Thịnh cho biết.
Theo ông Thịnh, hiện tượng "chảy máu ngoại tệ" nêu trên là do vấn đề quản lý ngoại tệ của Việt Nam còn quá nhiều vấn đề và chưa kín kẽ.  Nếu đúng như số liệu công bố, 9 tỷ USD đã được chuyển ra nước ngoài chỉ trong năm 2013 là con số quá lớn.
"Chúng tôi đã đề cập tới một vấn đề rất nghiêm trọng là, từ trước tới nay chúng ta mới chỉ quản lý giao dịch vay ngoại tệ nước ngoài cũng như vay ngoại tệ của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội mà chưa có biện pháp quản lý các hình thức vay ngoại tệ của các hộ gia đình, cũng như không quản lý vay nợ của các hộ gia đình.
Bản chất của loại hình này là có giao dịch với đồng nội tệ và ngoại tệ được dịch chuyển tại hai quốc gia nhưng lượng tiền không được chuyển dịch qua hai lãnh thổ. Tức là hoán đổi nội tệ với ngoại tệ trực tiếp thông qua giao dịch trung gian.
Chính kẽ hở này đã tạo điều kiện cho dòng tiền đen được hợp thức hóa lượng tiền chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam một cách hợp pháp", ông Thịnh nói.
Vì vậy, vị chuyên gia cho rằng, lỗ hổng trong quản lý vay ngoại tệ các hộ gia đình cần phải được đặt ra và xem xét một cách nghiêm túc.
Công chức bình thường cũng có tài sản tỷ USD?
Cũng theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, nếu không kiểm soát được tình trạng "di cư ngoại tệ" nêu trên nó sẽ trở thành mối đe dọa nguy hiểm.
"Tôi còn cho biết, nhiều những trường hợp không làm ăn, không kinh doanh gì những vẫn có khối tài sản khổng lồ lên tới cả trăm, cả nghìn tỷ gửi cả ngân hàng trong nước và nước ngoài mà không ai hay biết, đó là điều vô lý. Lại cũng có những dư luận, nhiều người chỉ là công chức nhà nước bình thường nhưng vẫn sở hữu cả gia tài khổng lồ, tiền gửi hàng tỷ USD ở nước ngoài mà vẫn không biết nguồn gốc ở đâu. Những thông tin đó cần được xác minh, kiểm chứng và công khai cho dư luận", ông Thịnh thẳng thắn.
Theo đó, ông Thịnh đề nghị, các cơ quan quản lý phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong quản lý ngoại hối.
"Một điều dễ hiểu, tất cả các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế cho tới các tổ chức tội phạm đều phải dùng tới tiền. Nếu dòng tiền ra vào được kiểm soát chặt chẽ sẽ không còn tình trạng rửa tiền, như vậy cũng sẽ góp phần vào công cuộc ngăn chặn, chống lại các tổ chức tội phạm.
Thứ hai, nó liên quan tới vấn đề ổn định tiền tệ trong nước. Rõ ràng, dòng tiền ra vào quá lớn lập tức sẽ tạo ra những bất ổn về mặt xã hội cũng như những bất ổn cho nền kinh tế.
Cuối cùng, một vấn đề rất quan trọng trong công tác quản lý chính là tạo được lòng tin với người dân và xã hội. Một điều đáng tiếc, trong thời gian qua đã có rất nhiều hình ảnh, thông tin về một vài trường hợp là quan chức, cán bộ đã có tài khoản ở nước ngoài với khối tài sản khổng lồ lên tới nhiều tỷ USD. Dù chưa biết trắng, đen rõ ràng nhưng nó đã tạo ra dư luận không tốt.
Vì vậy, quản lý tốt ngoại tệ không những có thể tận dụng được nguồn lực rất lớn để phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội trong nước. Đó còn là điều kiện tích cực trong công cuộc phòng chống nạn tham nhũng, rửa tiền, phòng chống tội phạm", ông Thịnh cho biết.
Lam Lam /DatViet

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Âm dương ngũ hành ứng dụng trong cuộc sống


Thiên nhiên có 5 hành cơ bản Mộc, Hoả ,Thổ, Kim, Thủy
Ứng với cơ thể người có 5 tạng tương đương Gan, tim, lá lách, dạ dày và Thận
Tương ứng với nó là 5 vị cơ bản Chua, đắng, ngọt, cay, mặn
Và cuối cùng là sự đại diện của các hành cho 5 trạng thái Nộ(giận), hỉ(vui mừng), tư(suy nghĩ), bi(đau buồn), khủng(sợ hãi)
Tương ứng với các hành thì ăn chua quá hại gan, đắng quá hại tim, rồi suy luận từ từ sẽ là ăn cay quá hại dạ dày, ăn mặn quá thì hại thận.
Nóng giận quá thì hại gan,mừng vui quá thì hại tim,suy nghĩ nhiều tổn hại lá lách,đau buồn quá hại dạ dày,quá sợ hãi thì hại thận có đúng mọi người thường thấy là sợ vãi đái không;))
Các hành sinh ra có tương sinh tương khắc cứ 2 hành cách nhau thì khắc nhau,còn 2 hành kế tiếp thì sẽ sinh nhau.
Vì vậy Mộc sẽ khắc Thổ và Mộc sinh cho Hoả,Hoả khắc Kim và Hoả sinh cho Thổ v.v..
Ừng với các trạng thái thì sẽ có Nộ khắc Tư.Như vậy nếu gặp người hay suy nghĩ chìm trong suy nghĩ thì ta sẽ phải làm họ tức giận lên để hoá giải,trạng thái tinh thần sẽ thuyên giảm.Cứ suy từ từ ta sẽ có các biện pháp điều trị cho các trạng thái tâm lý tương ứng bị quá mức
Công nhân phương Đông cổ xưa cũng có cái hay của nó ai bảo không ứng dụng được vào thực tế;)

Phần nhận xét hiển thị trên trang