Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Hãy ngừng ngay bê tông hóa Sơn Trà!


THÙY TRANG

LĐO - Sau 3 ngày kể từ khi bị người dân phát hiện một phần bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) bị cày ủi gần như thành đồi trọc để xây dựng biệt thự, khu nghĩ dưỡng, dự án sinh thái Biển Tiên Sa đã bị đình chỉ hoạt động. Thế nhưng, với nhiều người dân Đà Nẵng và các chuyên gia môi trường, họ mong muốn chính quyền địa phương có những quyết định mạnh mẽ hơn bởi sự xâm hại vào bán đảo Sơn Trà đang ngày càng nghiêm trọng và táo tợn.

Cần đánh giá tác động môi trường

Xây trước rồi mới xin phép sau, đánh giá tác động môi trường chưa đủ nhưng vẫn ủi rừng, dựng móng cho 40 căn biệt thự là những gì đang diễn ra tại Sơn Trà khiến người dân vô cùng bức xúc. Trong khi đó, chủ đầu tư đã thừa nhận sai phạm với lý do “nôn nóng” muốn đẩy nhanh tiến độ thi công công trình.

Chị Trang, một người dân Đà Nẵng, chia sẻ: “Bản thân tôi mong chính quyền phải dừng và dừng vĩnh viễn những dự án như trên. Bên cạnh việc sai phạm về xây dựng chưa xin phép, chưa đánh giá đúng và đủ tác động môi trường thì quan trọng hơn hết là đất Sơn Trà không thể dùng để đổ bê tông như vậy được.

Núi Sơn Trà là khu bảo tồn thiên nhiên, chúng ta phải dừng ý nghĩ về việc lấy đất Sơn Trà để làm du lịch vì không phải đơn vị nào cũng có thể làm theo cách thân thiện với môi trường. Chúng ta không thể để sự việc sai xảy ra rồi mới đi khôi phục, hồi phục, sửa sai được. Hình ảnh một vùng đồi trọc nham nhở hiện nay của Sơn Trà là một ví dụ. Không một du khách nào muốn đến với hình ảnh Sơn Trà như thế.

Hơn nữa, với những dự án lớn, siêu nghỉ dưỡng, chúng chỉ dành phục vụ cho một nhóm đối tượng có mức thu nhập cao. Trong khi đó, người dân địa phương hay đại đa số khách du lịch sẽ không tận hưởng được những tiện ích này.

Nếu chúng ta lựa chọn Sơn Trà trở thành khu du lịch cấp quốc gia dựa trên du lịch sinh thái thì phải chấp nhận rằng nó sẽ không mang lại lợi ích như một khu kinh tế. Thế nhưng, con người chúng ta đang tham lam khi mong rằng, Sơn Trà vừa có cả thiên nhiên, vừa có kinh tế. Điều này là không thể! Vậy nên, nếu muốn giữ Sơn Trà, hãy ngừng bê tông hóa nó ngay từ bây giờ".

Tiếp tục cho xây dựng, Đà Nẵng đang hoán đổi những giá trị không bù đắp được

Trao đổi về vấn đề ảnh hưởng của những tác động của các dự án đến hệ sinh thái núi Sơn Trà, TS. Vũ Ngọc Long - nguyên Viện trưởng Viện Sinh thái học miền Nam, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam - khẳng định: “Nên dừng tất cả những dự án tương tự như vậy ở trên núi Sơn Trà. Dù cho đó là khu vực vùng đệm thì nếu bị mất đi vùng đệm này có nghĩa vùng lõi sẽ bị tác động rất lớn.

Cá nhân tôi cho rằng, khu biệt thự trên núi Sơn Trà không nên được xây dựng vì diện tích cây xanh và rừng của Sơn Trà không nhiều lắm. Mà bán đảo Sơn Trà là vùng sinh thái rất nhạy cảm, bất kì một tác động nào cũng khiến hệ sinh thái ở đây bị mất cân bằng, bị ảnh hưởng.

Nhiều người cho rằng, số cây bị chặt hạ ít, là cây bụi, gỗ nhỏ…., tuy nhiên cần phải hiểu thực vật ở vùng ven biển có đặc điểm là như vậy, những cây ấy nhìn có thể nhỏ nhưng tuổi đời của nó có thể lên đến 70 hay 100 năm, có ý nghĩa là hệ sinh thái phòng hộ ven biển. Chúng ta chặt đi rồi bù đắp lại thì không biết bao giờ mới có thể được như cũ.

Hơn nữa, khu vực bị xâm hại hiện nay là ở phía trên cao thì khả năng giám sát về tác động môi trường là rất khó. Đặc biệt, khu vực xây dựng trái phép có loài voọc chà vá chân nâu sinh sống và Sơn Trà là nơi có mật độ loài này cao nhất hiện nay. Đà Nẵng cần nhìn nhận và nắm được thế mạnh này để có thể phát triển du lịch mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái bên trong.

Nếu chúng ta cứ xây dựng một cách ồ ạt thì Đà Nẵng nên suy nghĩ đến việc có nên hoán đổi những giá trị khó lòng bù lại được - là sinh thái. Thứ 2 là những khu resort hạng sang, đứng về mặt đầu tư, cộng đồng thu nhập thấp không vào được. Càng ngày có xu hướng đầu tư phát triển đang chỉ phục vụ cho một nhóm người, rồi đến lúc người dân sẽ không thể lên Sơn Trà được nữa vì đã bị rào che bởi các dự án.

Chúng ta đang phải khôi phục lại những khu vưc bị tác động, bị mất hệ sinh thái nghiêm trọng thì những khu vực còn cây xanh như Sơn Trà cần được giữ nguyên”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Sự lạy... cát


>> "Cuối cùng ông Trump đã thực sự là Tổng thống"
>> “Thần đồng” Đỗ Nhật Nam giành giải tiềm năng quản trị kinh doanh tại Mỹ
>> Giang Trạch Dân hạ lệnh đầu độc bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông


TRẦN TUẤN
Ngó cung cách ông Sự, ông Thanh kính cẩn cúi sâu lạy cát, bờ cát mới mịn ướt còn chưa để lại dấu chân, tôi chợt nhận ra rằng đây là hình ảnh chưa từng có...Khi cuộc giành và giữ cát trên cả nước những ngày qua đã đến hồi khốc liệt có nhiều máu đổ. Với những cuộc mua bán tài nguyên diễn ra bên bữa tiệc xa hoa bạc tỷ. .. Bán đảo Sơn Trà - tấm lá chắn thiên nhiên cuối cùng của người dân Đà Nẵng cũng đang chịu thân phận nhỏ nhoi của hạt cát. Bị mua bán, băm nát. Quan chức có thể cúi lạy mồ mả cha ông mình. Nhưng có bao giờ biết lạy cát?

Những tấm hình ông Nguyễn Sự thắp nhang “lạy cát” Cửa Đại này tôi chụp độc quyền. Thực ra lúc ấy chỉ có mình tôi chụp. Cùng “lạy cát” với ông Sự là ông Lê Trí Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Lúc ấy khoảng hơn 5 giờ sáng thứ Hai ngày 13.2.2017. Bên thềm biển Cửa Đại (phường Cửa Đại, TP Hội An). Tối hôm trước, ông cựu Bí thư thành phố Hội An này điện cho tôi, khấp khởi báo tin: “Cát Cửa Đại đã về rồi. Sớm mai dân sẽ làm lễ cúng…”.

Cuối năm 2014, khi bãi Cửa Đại bị biển nuốt chửng hết đường lui, công cuộc cứu bãi biển đang đến hồi cam go, thậm chí bối rối, tuyệt vọng. Suốt 3 ngày đêm người dân dựng đàn cúng cầu an, cầu xin cát quay trở về.
  
Khi ấy, từ sáng tới đêm, những chiếc xe cẩu hối hả đóng lút xuống biển những tấm thép cao tới 10 mét, ken sát bên nhau tạo thành bức tường thành ngăn biển khỏi nuốt mất bờ. Rồi những chiếc xe xúc hối hả đóng cát vào bao nhập khẩn cấp từ Hà Lan. Mỗi bao chứa tới vài khối cát. Xếp lớp lên nhau tạo thành một loại kè mềm. Dùng cát để giữ cát… 

Nhưng cát Cửa Đại vẫn cứ trôi. Từng ngày rời bỏ con người…

Bảo sao không mừng rớt nước mắt cho được khi sau mấy năm, hôm nay cát lại trở về?

Sáng ấy, dâng hương tại lăng Tiêu Diện gần đó xong, ông Sự ông Thanh kéo tôi ra biển theo một lối nhỏ dương liễu. Mặt trời bắt đầu lên. Bức tường sắt cao lớn dài cả trăm mét ngăn cát trôi dạo nào nay nhuốm màu gỉ sét. Nhưng điều mong ước đã hiện ra: Cát đã bồi thành một bãi dài bên này bức tường. Bên kia tường sóng vẫn dập dềnh.

Những nén nhang được thắp lên, nghi ngút làn khói mảnh trước biển rộng bao la.

Ngó cung cách ông Sự, ông Thanh kính cẩn cúi sâu lạy cát, bờ cát mới mịn ướt còn chưa để lại dấu chân, tôi chợt nhận ra rằng đây là hình ảnh chưa từng có.
  
Cuộc giành và giữ cát trên phạm vi cả nước những ngày qua đã mang dáng dấp của một cuộc “chiến tranh tài nguyên”. Chỉ vì ngăn chặn dự án hút cát trên sông Cầu, Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh cùng nhiều lãnh đạo bị nhắn tin đe dọa phải kêu cứu Thủ tướng. Máu và mạng người đã đổ. Trong khi cát vẫn ào ạt được xuất bán ra nước ngoài…

Số liệu thống kê, một thập kỷ qua đã có 67 triệu m3 cát được xuất khẩu riêng qua Singapore. Chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm nay, gần 1 triệu m3 khối cát đã rời khỏi Việt Nam theo những con tàu khổng lồ. Chưa kể cát chui vào những công trình kỳ vĩ của công cuộc đô thị hóa đang rầm rộ khắp nơi.




Báo Tiền Phong vừa kể, dân làng ở Yên Dũng (Bắc Giang) dùng vũ khí nguyên thuỷ để giữ cát sông Cầu. Đó là những thân tre được uốn thành những chiếc ná khổng lồ. Dây thun to như xăm xe đạp, đạn là những hòn đá bằng nắm đấm người lớn, bắn xa tới 30 mét. Xạ thủ là thanh niên, người già, trẻ con, thay nhau bỏ cơm trực chiến gác “trận địa” đánh đuổi tàu trộm cát.

Cảnh tượng như ở Yên Dũng đang diễn ra trên mọi dòng sông lớn nhỏ, bờ biển gần xa của đất nước. Trận địa giữ cát ấy là trận địa lòng dân. Lòng dân còn muốn níu giữ chút này, cho căn nhà, thửa ruộng, ngôi mộ tổ tiên khỏi thiên tai, bão lũ tàn phá, cuốn phăng. Đến khi “trận địa” ấy tan tác rồi thì còn gì nữa? Quê hương xứ sở này sẽ còn gì, sẽ trôi về đâu?

Cát tặc cũng như lâm tặc, thật ra đều là dân lao động bần hàn vì miếng cơm mà phải đi làm thuê. Dân giữ cát, dân cướp cát, cũng đều khó nghèo lam lũ như nhau. Chỉ những kẻ phía sau, trên cao ngồi trong phòng lạnh, nhà hàng ký táng, bán mua thiên nhiên bên những chai rượu ngàn đô, bữa tiệc xa hoa tiền tỷ, có khó điểm mặt lôi ra ánh sáng không mà sao vẫn cứ để nhởn nhơ khoác những chiếc mặt nạ đi rao giảng đạo đức?

Những ngày này, tấm lá chắn thiên nhiên hiếm hoi cuối cùng của người dân Đà Nẵng là bán đảo Sơn Trà cũng đang chịu thân phận nhỏ nhoi của hạt cát. Bị mua bán, băm nát. Linh hồn rừng núi cũng đã bỏ con người mà đi…

Quan chức có thể cúi lạy mồ mả cha ông mình. Nhưng có bao giờ biết lạy cát. Biết cúi mình trước cái nôi sinh thành, chở che nuôi dưỡng tổ tiên cho đến hôm nay, và còn nữa đời đời con cháu mai sau?

Để kịp dừng tay lại?

“Hằng hà sa số”- cát sông Hằng nhiều không thể đong đếm. Nhưng Phật cũng dạy, thời gian trôi qua đời sống muôn loài còn nhiều hơn cát sông Hằng.

Tôi nghĩ, mỗi hạt cát không hề vô danh, mà đều mang trong mình một phận số của “Đi” và “Ở”.

Tùy thuộc ứng xử của con người.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

Lạ


Kim Dung/ Kỳ Duyên
.
Xuân rất lạ
Nắng vàng rực và gió chiều lồng lộng
Chẳng chút mưa xuân chẳng se sẽ đông
Chỉ màu hồng như thoa lên má
Cho nụ thơm ngọt hương đòng đòng
                                   
Anh rất lạ
Cứ lặng im im lặng trước bao điều
Cứ nén lòng chẳng nói nổi chữ yêu
Cứ xa vời gụi gần nhân thế
Mặc tiếng đập như tự thú… quá nhiều

Em rất lạ
Đã đi qua bao mùa giông gió
Để một sớm mai mắt nhìn bỡ ngỡ
Thấy cao xanh vời vợi bình yên
Và hồn em lại trong trẻo nhi nhiên

Tình rất lạ
Cứ như thuở trẻ trai thanh nữ
Cứ như thương như nhớ về ai
Cứ mắt cười và tình tự đêm dài
Cho hồn thắm bông hồng bông mai

Đời rất lạ
Anh là ai và em là ai
Mênh mông quá những tháng năm dài
Một mùa lạ thành mùa quen yêu dấu
Một đời người thấm thía chẳng tàn phai
.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bởi cuộc đời là những phong sương


9 giờ tối, Xa Cảng Miền Tây.

Xách túi đồ dợm bước ra taxi, nhận một cái níu tay, tui quay lại, chú xe ôm đứng cong người nài nỉ "Đường giờ này mát mẻ lắm, con đi giúp chú cuốc xe đi. Ai thấy chú tật nguyền vầy cũng ngại đi nên chú chạy ế lắm. Con yên tâm đi, chú chạy được, chạy cẩn thận lắm".

- Dạ được rồi, con đi.

Và cái đoạn đường hơn chục cây số từ đó về Tao Đàn, tui đã được nghe một chuyện đời, một chuyện tình đẹp tái lòng.

Chú năm mươi tám, ở quận 7, mỗi chiều năm giờ ra bến, chạy đến năm giờ sáng hôm sau. Ráo cũng như mưa, chục năm nay không dám nghỉ ngày nào. Mỗi đêm thường kiếm được trăm mấy hai trăm, mỗi tháng đóng tiền bến hết chín trăm.

Cô thì đi nấu cơm cho công an phường, lương có triệu mốt nhưng được cái họ hay bỏ bữa, cô mang thức ăn về, nhà khỏi đi chợ. Cô đòi đi kiếm chỗ làm thêm, chú không cho. Chú biểu để mình chú cực là được rồi. Kể tới đây, chú cười hịch hạc: Đàn ông mình, cỡ nào cũng phải sống mà lo cho gia đình được, há con?

Tui bắt đầu thấy ngưỡng mộ chú rồi đây, sau cái câu này.

Bạn bè đang đợi, tui thì trễ hẹn nhưng bị cuốn vào câu chuyện tươi sáng của chú nên nghĩ mình cũng chẳng cần phải nhanh hơn. Tới đâu đó Thuận Kiều, thấy vai chú run run, tui hỏi thăm, chú biểu cái chân tật của chú, hễ trời lạnh lại nhức.

- Thôi chú dừng xe lại đi, con chở cho.

- Đâu có được, ai làm vậy được con? Chú không sao, ráng chạy chút nữa, về bóp dầu.

- Chú sợ con cướp xe hả? Xe chú cà tàng lắm rồi nha. Với lại con sẽ đưa túi xách con cho chú đeo. Chú dừng lại đi.

Tui cũng chạy chậm, như chú. Thanh thản lắm, như đang chở ba mình đi dạo vậy.

Ngồi sau lưng tui, chắc ấm được chút đỉnh nên chú trải lòng hơn.

Chú khoe hồi trẻ cô đẹp lắm, con gái Cai Lậy mà. Cô lên Saigon ở mướn cho nhà chủ mà chú làm bảo vệ. Ba má cô đâu có chịu chú bởi họ chê thằng này mồ côi mồ cút, nghèo mà còn què quặt nữa. Họ sợ cô khổ khi về với chú. Nhưng cô hổng sợ, cô bỏ nhà theo chú. Ba má cô từ con gái. Ngày ba cô nhắm mắt, ông còn chưa tha cho cô mà. Chú phải đưa cô về, nửa đêm quỳ ngoài hàng rào lạy vọng vào. Rồi đi.

- Chú biết cô thương chú lắm nên chú muốn cô được sung sướng. Mà muốn vậy thôi chứ tới giờ cô cũng chưa được sướng ngày nào.

- Sướng chứ chú. Làm lụng thì ai cũng phải làm thôi, chỉ cần có người chồng thương mình như chú, con nghĩ cô sướng trong dạ lắm đó chớ.

- Thiệt hôn con?

- Hổng tin, bữa nào chú về hỏi cô đi.

- Ừ. Mà tết nhứt tới bên nách rồi con há. Chắc chú phải ráng cày thêm chút đỉnh, vài bữa mua cho cô cái áo kiểu đẹp đẹp mặc Tết với người ta...

Tui nghe chừng trong lam lũ một trời yêu thương. Cái yêu thương không phải đôi vợ chồng đủ đầy nào cũng có được.

Rồi chú khoe hai thằng con, thằng lớn hai mươi, thằng nhỏ mười ba, thằng nào cũng ngoan.

- Em lớn đang còn đi học hay đi làm rồi chú?

- Nó học giỏi lắm con, học năm ba Đại học Sư Phạm. Mà thằng đó đẹp trai à nha, nó giống cô. Nó có hiếu lắm, hổng bao giờ dám xài tiền.

- Nói vậy thôi chứ con nghĩ hồi trẻ chú cũng đẹp trai mà. Nghe em nó được vậy, con cũng mừng cho cô chú.

- Ừ...thì...

Sao tui nghe câu trả lời như vướng đâu đó trong cổ họng.

Câu chuyện còn đang dang dở, hai chú cháu đã tới nơi. Xuống xe, chú biểu bớt hai chục ngàn, cho cái công tui chở chú.

- Chú bớt phân nửa luôn đi. Hehe

- Sao cũng được mà con.

Trả tiền xe xong, tui dắm dúi một ít vô tay chú, dặn dò:

- Chú về mua cho cô cái áo đi, áo màu tím nghen chú. Con tin cô sẽ thích. Mà cũng phải mua thêm cho chú một cái nữa. Cô mặc áo đẹp mà áo chú cũ quá, hổng xứng đâu nha. À quên, hai thằng nhỏ, mỗi thằng một cái nữa nhe.

Chú cúi sát nhìn thứ tui vừa đưa, tay run run.

Chào nhau, chú lại níu tui. Tui ghẹo:

- Tính cám ơn con nữa hay gì đây? Thôi khỏi, mai mốt có gặp nhau, chú chở rẻ cho con là được rồi.

- Hổng có, hồi nãy chú hổng dám kể hết. Thằng con lớn của chú đó, là chú...nhớ nó quá nên chú tưởng tượng vậy thôi chứ sau khi thi đậu đại học, nó bị tai nạn...mất rồi con ơi. Tới giờ mà chú còn chưa tin là nó hổng còn... Đêm nào cha con chú cũng nói chuyện... Nhưng con yên tâm, chú cũng sẽ lấy tiền này mà mua cái áo mới, để lên bàn thờ cho nó.

Lại một lần nữa lặng người. Cuộc đời muôn vàn chướng ngại, nhưng với một trái tim nóng và một cái đầu lạnh, cuộc sống phong sương trở nên gần gũi nhau hơn biết nhường nào.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Có người nói tôi không làm việc gì xấu, sao phúc báo tiêu tan? Lý do là ở đây


Vận mệnh một người có tốt hay không, chỉ cần nhìn “khẩu đức” của người đó là có thể biết được. Cho nên “khẩu nghiệp” rất quan trọng. 

Tích lũy theo thời gian, phúc báo đều từ miệng chạy ra ngoài hết. Do đó, người nói chuyện không có “khẩu đức” sẽ có cuộc sống long đong, lận đận, thậm chí rất thê lương. Có người nói tôi không làm việc gì xấu nhưng phải biết rằng “khẩu nghiệp” không tốt, làm tổn hại phúc báo rất mạnh mẽ.


Cổ nhân giảng lời nói xuất phát từ tâm. Nếu miệng luôn nói những lời không tốt, nói lời thị phi, nguyền rủa, v.v… sẽ làm tổn hại phúc báo rất nhanh. Không chỉ nói lời thị phi mà nói những lời bất hiếu cũng làm tổn hại phúc báo. Có một số người phụ nữ thích phàn nàn về chồng, nói chồng có chỗ này không tốt chỗ kia không nên, lúc tranh cãi ngay cả cha mẹ, tổ tông cũng dám mắng, lời nói hết sức khó nghe.

Như vậy, tạo khẩu nghiệp rất nghiêm trọng, gia cảnh chỉ có càng ngày càng sa sút, bởi vì phúc báo đều bị mắng mất hết. Vì vậy, quan khẩu nghiệp này nhất định phải chú ý. Miệng muốn giữ đức, không nên chua ngoa, như vậy mới có thể lưu lại phúc báo.

Tại sao miệng có thể tổn hại phúc báo? Phải biết rằng, phúc báo là do nhân duyên, cũng là thể hiện của một dạng năng lượng.

Chẳng hạn như, bạn đi chùa làm việc tình nguyện, hành động quét rác hay lau bàn sẽ mang đến phúc báo? Không phải vậy, là do tâm thiện mang đến phúc báo, bạn phát tâm vì lợi ích của chúng sinh, đi quét rác, dọn vệ sinh, cùng chúng sinh kết thiện duyên.


Tâm niệm phát xuất ra, cảm ứng năng lượng thuần chính từ bi của vũ trụ, lúc này có được năng lượng chính niệm gia trì, là nguồn gốc sinh ra phúc báo. Phúc báo được sinh ra như thế. Oán trời, trách đất, tổn hại phúc cũng rất nhanh, mà mất đi phúc báo cũng xuất phát từ tâm. Trong tâm ích kỷ, oán hận, ghen ghét, tham lam, keo kiệt sẽ làm mất phúc báo.

Phúc báo xuất phát từ tâm, sau đó mới kể đến hành động. Những người oán trời trách đất, không quý trọng những gì vốn có, một mực oán hận, lại thông qua miệng lải nhải. Lúc này, tổn hại phúc báo rất nhanh.

Miệng nói lời tốt đẹp, tâm bảo trì thiện niệm. Kinh Phật nói, lời nói của Phật ngôn từ nhu nhuyễn khiến chúng sinh vui mừng. Miệng nói những điều tốt đẹp, trong lòng còn có hảo tâm, vũ trụ sẽ phát ra từ trường tốt, nhận được cũng là hồi báo tốt. Hảo tâm là gì? Đầu tiên phải biết đủ cùng lời cảm ơn. Biết đủ là một loại thành tựu.

Đối mặt với bất kỳ hoàn cảnh nào đều cảm thấy đủ và biết ơn, lúc này mới thể hiện có tiến bộ.


Khi biết người, không cần phải nói hết, để lại ba phần chỗ trống cho người, lưu lại một chút khẩu đức cho mình.

Trách người không cần khắt khe đến tận cùng, để lại ba phần chỗ trống cho người, lưu lại một chút độ lượng cho mình.

Tài năng không cần hết sức kiêu ngạo, để lại ba phần chỗ trống cho người, lưu lại một chút nội hàm cho mình.

Sắc sảo không cần bộc lộ hết ra ngoài, để lại ba phần chỗ trống cho người, lưu lại một chút sâu sắc cho mình.

Có công không cần hết sức đòi hỏi, để lại ba phần chỗ trống cho người, lưu lại một chút khiêm nhường cho mình.

Đúng lý không cần hết sức tranh giành, để lại ba phần chỗ trống cho người, lưu lại một chút khoan dung cho mình.

Theo NTD - RESIST

Những nghịch lý chết người hay bi kịch của một quốc gia

>> Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi "dạy cho Hàn Quốc một bài học"

>> Những viên ngọc kiến trúc của Việt Nam đang dần biến mất


Nguyễn Quang Dy
(Viet-studies) “Chính trong những khoảnh khắc đen tối nhất, ta phải tập trung để thấy được ánh sáng”. (It is during our darkest moments that we must focus to see the light – Aristotle)

Một số nghịch lý chết người có thể làm chính trị suy đồi và kinh tế tụt hậu, dẫn đến bi kịch quốc gia. Nguyên nhân chính là do hội chứng cực đoan và ngộ nhận, vì cực đoan thường dẫn đến vô cảm và ngộ nhận thường dẫn đến vô minh. Vô cảm và vô minh vốn là bi kịch lớn của con người, như một căn bệnh mãn tính rất khó chữa. 

Tại các nước đang chuyển đổi (nhưng “không chịu phát triển”), cực đoan và ngộ nhận cản trở cải cách thể chế và hòa giải dân tộc, bỏ qua những cơ hội sống còn để phát triển, làm đất nước ngày càng suy yếu, cạn kiệt, và phụ thuộc, dễ mất độc lập và chủ quyền. Vì vậy, muốn thoát khỏi vấn nạn đó, để “kiến tạo” và phục hưng đất nước, người Việt phải nâng cao dân trí và đổi mới tư duy, để cải cách thể chế và dân chủ hóa.

Nhưng trong bối cảnh phân hóa nội bộ hiện nay, ai ủng hộ và ai chống lại cải cách thể chế? Theo Lê Kiên Thành, “Nếu những người có chức có quyền giàu lên nữa thì đất nước này sẽ sụp đổ… Chúng ta sẽ phải đứng về một phía chống lại 1/3 chúng ta, mà 1/3 này là những người vừa có tiền vừa có quyền, những người đang được hưởng lợi từ thể chế hiện giờ… Đó là những nghịch lý mà chúng ta đang phải đối mặt”.

Cực đoan và hận thù hay “tù nhân của quá khứ” 

Khi xem xét lại chiến tranh Việt Nam, người ta nhận ra “một cuộc chiến sai lầm, sai lầm về địa điểm, sai lầm về thời điểm, và sai lầm về địch thủ” (a wrong war, at the wrong place, at the wrong time, with the wrong enemy – John Kennedy, Oct 13, 1960). Đó là một bài học lịch sử cho cả hai bên, vì ngộ nhận dẫn đến nghịch lý chết người. Phải chăng lịch sử có thể rẽ ngả khác, nếu John Kennedy nghe lời khuyên của George Ball (thứ trưởng ngoại giao, đã khuyên tổng thống đừng đưa quân vào Việt Nam). Những người “thông minh tài giỏi nhất” (the best and the brightest) cũng có thể ngộ nhận và mắc sai lầm.   

Tuy chiến tranh Việt Nam đã kết thúc hơn bốn thập kỷ, nhưng bóng ma Việt Nam vẫn còn ám ảnh hai đất nước, và hai thế hệ người Mỹ cũng như người Việt. Tuy hai nước cựu thù đã bình thường hóa và trở thành đối tác toàn diện, nhưng hai cộng đồng người Việt đến nay vẫn chưa thể hòa giải được. Thậm chí trong cùng một cộng đồng, các phe phái cũng coi nhau như thù địch, dùng bạo lực để triệt hạ lẫn nhau. Vì vậy mới có bi kịch “Terror in Little Saigon” và “tiếng súng Yên Bái”, như một nghịch lý của người Việt.   

Những người cộng sản cực đoan và những người chống cộng cực đoan thực ra rất giống nhau, vì họ đều độc tài, không chấp nhận ai nghĩ khác mình, nói khác mình. Chính họ đã tiếp tay cho nhau, ngăn cản hòa giải và đổi mới. Chừng nào những ân oán của hai bên chưa được hóa giải,  cực đoan và hận thù (chứ không phải ôn hòa và nhân ái) còn ngự trị trong tâm thức họ như “tù nhân của quá khứ” thì bi kịch này còn tiếp diễn.  

“Kinh tế thị trường định hướng XHCN” hay “Frankenstein”  

Suốt bốn thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, tuy trải qua bao biến động trên thế giới và trong nước, nhưng Việt Nam vẫn kiên trì định hướng XHCN, vẫn “đi tìm cái không có” (như lời Bộ trưởng Bùi Quang Vinh). Chính là cực đoan và ngộ nhận đã xô đẩy Việt Nam vào bãi lầy ý thức hệ, nên vẫn loanh quanh tại ngã ba đường.  

Chủ nghĩa tư bản hoang dã hay chủ nghĩa xã hội thân hữu, về bản chất đều như nhau, đã đi đêm và đẻ ra cái quái thai “kinh tế thị trường định hướng XHCN”, nay trở thành Frankenstein đang thao túng quyền lực, làm đất nước suy yếu và tụt hậu. Nói cách khác, các nhóm lợi ích đã trở thành “tư bản đỏ”, thao túng quyền lực và lũng đoạn chính sách, tạo ra bất ổn vĩ mô, làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia, gây ra thảm họa môi trường, đẩy đất nước đến chỗ hỗn loạn, dễ mất chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc.

Trước vấn nạn nợ công khổng lồ, như một đám mây đen lớn đang đe dọa làm vỡ nợ quốc gia, chính phủ kiến tạo không thể tiếp tục đầu tư tràn lan vào những dự án lợi bất cập hại, duy trì các tập đoàn nhà nước thua lỗ và tham nhũng. Làm sao có thể kiến tạo và chống tham nhũng nếu không đổi mới thể chế toàn diện để triệt tiêu nguyên nhân gốc rễ? Chính phủ không thể bảo lãnh mãi cho con tàu đắm Vinashin và các “quả đấm thép” (nợ đến 237 tỷ USD, bằng 120% GDP), trong khi ngân sách phải “chạy ăn từng bữa”. 

Liệu có “ổn định chính trị” nếu bất ổn về kinh tế

Theo chuyên gia Vũ Quang Việt, nợ công của Việt Nam không phải chỉ sát ngưỡng báo động 65% GDP (khoảng 94,8 tỷ USD). Nếu tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước (được chính phủ bảo lãnh) thì nợ công lên tới 210% GDP, và nợ xấu lên đến 11% GDP (khoảng 22 tỷ USD). 

Trong khi đó dự trữ ngoại hối chỉ có 40 tỷ USD (theo Ngân hàng Nhà nước), nhưng 1/3 trong số đó là trái phiếu chính phủ Mỹ (không khả dụng).

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP), nguồn kinh phí chi cho các tổ chức công chiếm 1,7% GDP (khoảng 71,000 tỷ VNĐ). Trong khi đó hàng năm Viêt Nam phải trả nợ đến hạn (20 tỷ USD năm 2015, và 12 tỷ USD năm 2016). Trong tháng 11/2016, Chính phủ phải vay tới 17 tỷ USD để chi thường xuyên cho 11 triệu người ăn lương ngân sách và trả lãi các khoản vay đến hạn, thâm hụt ngân sách hàng trăm ngàn tỷ VNĐ/tháng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cảnh báo khả năng “sụp đổ tài khóa quốc gia”.

Dù Bộ Tài Chính có bán hết vốn các doanh nghiệp lớn mà nhà nước nắm cổ phần, cũng chỉ thu về được 7 đến 15 tỷ USD, chỉ đủ chi ngân sách từ một tháng rưỡi đến ba tháng. Trong khi đó  kiều hối năm 2016 giảm 30% (khoảng 3 tỷ USD). World Bank tuyên bố chấm dứt ODA cho Việt nam vào tháng 7/2017 (tiếp theo sẽ là ADB).  

Bức tranh kinh tế hiện nay làm người ta liên tưởng đến Venezuyela.  Nếu Trung Quốc không thể cứu Venezuyela (lạm phát tới 700%), liệu họ có thể cứu Việt Nam? Theo Financial Times (4/2016) nợ công Trung quốc năm 2016 tăng vọt lên 237% GDP (khoảng 28 ngàn tỷ USD). Trong khi đó dự trữ ngoại hối (tính đến đẩu 2017) đã giảm xuống còn khoảng 3000 tỷ USD, nhưng chỉ một nửa số đó là khả dụng (theo Gordon Chang).  

“Tập trung dân chủ” hay “tam quyền phân lập”

Làm sao để “kiểm soát quyền lực”, nếu không áp dụng “Tam quyền phân lập”?  Cái gì đã tạo ra bộ máy hành chính quan liêu khổng lồ, chồng chéo và bất cập?  Làm thế nào để “nhất thể hóa” nếu Đảng vẫn độc quyền lãnh đạo, không dựa trên “pháp quyền” (rule of law)? Trên thế giới không có chính phủ nào có nhiều bộ trưởng và thứ trưởng như Viêt Nam (22 bộ trưởng và 130 thứ trưởng). Chính phủ Mỹ và Nhật cũng chỉ có 15-16 bộ trưởng và 16 thứ trưởng. Làm thế nào để giảm chi tiêu ngân sách, nếu Việt Nam vẫn duy trì hai bộ máy hành chính khổng lồ, với những “tổ chức quần chúng” phi sản xuất và ăn bám?

Mô hình nhà nước do một Đảng độc quyền lãnh đạo toàn diện, theo thể chế “tập trung dân chủ” đã lỗi thời và bất cập trước yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và tiến bộ xã hội. Nếu muốn “kiến tạo” và chấn hưng đất nước, để đối phó với những nguy cơ và thách thức mới, Viêt Nam phải “cải cách vòng hai” bằng cách đổi mới thể chế toàn diện, bao gồm cải cách thể chế chính trị và hiến pháp, theo hướng “tam quyền phân lập”.  

“Theo Tàu hay theo Mỹ” là tâm thức đầy ngộ nhận

Trước đây Việt Nam đã phải đối phó với nan đề “theo Liên Xô hay theo Trung Quốc”. Có lúc Viêt Nam đã “theo cả hai” bằng cách cân bằng để tranh thủ nguồn lực chống Mỹ (trước 1975). Có lúc Việt Nam đã theo Liên Xô để chống Trung Quốc (giai đoạn 1979-1989). Thậm chí Việt Nam đã từng ghi vào Hiến pháp rằng Trung Quốc là “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” (mà Nayan Chanda chơi chữ gọi là “Brother Enemy”).

Nhưng rồi sau đó Việt Nam lại “xoay trục” theo Trung Quốc tại Thành Đô (9/1990) với phương châm “16 chữ vàng”. Đó là quyết sách cực đoan do ngộ nhận về bạn thù và ý thức hệ, mà quên mất “chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn”. Khi Washington bắt tay với Bắc Kinh (từ 1972) họ đã bỏ rơi Đài Loan và Nam Việt Nam, mặc cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa (1974). Khi Moscow hòa hoãn với Bắc Kinh, họ cũng mặc cho Trung Quốc đánh chiếm Gac Ma và 4 đảo Trường Sa (1988), tuy họ là “đồng minh chiến lược” với ta. Đó là những bài học đau đớn để chúng ta đừng ngộ nhận và ngây thơ về quan hệ các nước lớn.      

Muốn độc lập dân tộc và bảo vệ chủ quyền quốc gia, phải dựa vào sức mạnh nội lực là chính.  Muốn vậy phải hòa giải dân tộc và cải cách thể chế để “khai dân trí”, giải phóng năng lượng yêu nước và tinh thần dân tộc, “chấn dân khí” để phục hưng đất nước. Chính sách “cân bằng thụ động” (“đu dây” bằng nguyên tắc “ba không”) tuy cần thiết như một sách lược (nhất thời) để đối phó tình huống, nhưng “cân bằng tích cực” mới là chiến lược (lâu dài).       

Người Việt phải học hỏi người Đức về hòa giải dân tộc và thống nhất đất nước. Phải cải cách thể chế và dân chủ hóa mới chấn hưng được đất nước, để đối phó với những biến động chính trị bất thường và bất định (như Brexitism và Trumpism). Muốn “cân bằng tích cực” với Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam phải tăng cường hợp tác chiến lược với các cường quốc khu vực (như Nhật, Ấn Độ, Úc) trong một khuôn khổ đối tác chiến lược mới.

....................

Theo IOM (International Organization for Migration) sau 25 năm tính từ 1990 đến 2015, đã có 2.558.678 người Việt di cư ra nước ngoài, tính trung bình mỗi năm có khoảng 100.000 người Việt di cư.  Việt Nam nằm trong “Top 10” các quốc gia có số du học sinh nhiều nhất thế giới.

Trong tổng số trên 4,5 triệu người Việt đã di cư (tính đến 2015), số người định cư bằng đầu tư đang tăng lên đáng kể. Chỉ riêng loại visa EB-5 (dành riêng cho các đối tượng đầu tư vào Mỹ) đã tăng chóng mặt so với các loại visa khác (như EB-1, EB-2). Số lượng visa EB-5 từ 6.418 suất (năm 2014) đã tăng vọt lên 17.662 suất (năm 2015). 

Đến nay, Viêt Nam có 21,000 du học sinh ở Mỹ, trong đó đa số là con em các gia đình quan chức cao cấp và trung cấp. Hồ sơ Panama tiết lộ Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức, với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế” (như Cayman và Virgin Islands). Sau khi ông Trump thay đổi chính sách nhập cư vào Mỹ, nhiều người Việt chuyển hướng di cư sang Canada và Australia. Người Việt Nam (cũng như người Mỹ) đang đối mặt với quá nhiều biến số và ẩn số.

Tại hội thảo “Kịch bản Kinh tế Viet Nam 2017” (tp HCM, 9/3/2017) tiến sỹ Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế) đã cảnh báo về tình trạng “tẩu tán tư bản”, với số triệu phú người Việt di cư ra nước ngoài ngày càng tăng. Ngoài dòng tiền đầu tư chính đáng ra nước ngoài, còn có dòng tiền chạy ra ngoài bất hợp pháp theo dòng người di cư, trong đó nhiều triệu phú là quan chức đã có sẵn kế hoạch bỏ chạy (một khi bị truy cứu trách nhiệm). Đến nay, tổng cộng đã có 92 tỷ USD được chuyển phi pháp ra khỏi Viêt Nam.

“Hoàng hôn nhiệm kỳ” hay tranh thủ vơ vét  

Các nhóm lợi ích tranh nhau vơ vét, chia chác mọi thứ, làm cạn kiệt tài nguyên quốc gia. Họ “ăn không từ một cái gì” (theo lời phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan). Hết nạc họ vạc đến xương. Sau khi đã bán rẻ Vũng Áng cho Formosa, họ định bán nốt Cà Ná. Sau khi đã ăn hết dầu khí, than, thủy điện, bauxite, vonphram, ruộng đất…làm rừng vàng biển bạc cạn kiệt, họ tìm cách ăn nốt cát nhiễm mặn. Phải chăng dự án thép Cà Ná và chủ trương khai thác cát để xuất khẩu là “làn ranh đỏ” (red line) của thực trạng “hoàng hôn nhiệm kỳ”? 

Năm 2010, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký văn bản cấm xuất khẩu cát nhiễm mặn. Nhưng đến 2013, Bộ Xây dựng lại cho phép xuất khẩu cát nhiễm mặn qua hình thức “xã hội hóa” với lý do “nhằm tiết kiệm chi phí nạo vét thông luồng”. Đây là nhiệm vụ của Bộ Giao thông Vận tải dùng ngân sách để làm, tại sao phải “xã hội hóa” để các doanh nghiệp khác thác cát tràn lan, tiếp tay cho các nhóm lợi ích bán rẻ nốt tài nguyên quốc gia? 

Theo phóng sự điều tra nhiều kỳ của báo Tuổi trẻ (1-3/3/2017), hầu hết các tàu chở cát từ Phú Quốc đều đến Singapore (đảo Tekong và Changi). Từ năm 2013 đến cuối năm 2016, Việt Nam đã xuất 43 triệu m3 cát. Theo các hợp đồng xuất khẩu, giá bán cát chỉ từ 0,8 đến 1,3 USD/khối, trong khi giá bán trên thực tế là hơn 4 USD/khối. Vậy chênh lệch giá đi đâu? Việt Nam không chỉ mất tài nguyên cát, thất thu ngân sách (vì giá bán cát trên giấy tờ là quá thấp), mà còn gây sụt lở ngiêm trọng, và nguy hại cho an ninh quốc gia.  

Theo số liệu thống kê, từ năm 2016 Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng và các địa phương (là “chủ đầu tư”) đã phê duyệt 40 dự án nạo vét, tận thu một khối lượng cát khoảng 250 triệu m3. Dẫn đầu hoạt động “xã hội hóa” này là Bộ Quốc Phòng và chính quyền 11 tỉnh ven biển: Kiên Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Ðịnh, Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Cuộc chiến giành quyền nạo vét cát không chỉ dọc các tỉnh ven biển, mà còn trên các dòng sông. Tranh chấp tại Sông Cầu giữa Bắc Ninh và Bộ GTVT là “phần nổi của tảng băng chìm”.  

Ngoài Singapore, Trung Quốc cũng tích cực thu mua cát giá cao nhằm bồi đắp các đảo, đá mà họ chiếm của Việt Nam. Các hoạt động nạo vét, bồi đắp các đảo nhân tạo, nhằm mở rộng diện tích các đảo, đá mà họ chiếm đóng trái phép (như Châu Viên, Chữ Thập, Gạc Ma, Ga Ven và Ken Nan) đã diễn ra với quy mô lớn. Từ năm 2014, diện tích các đảo, đá mà họ chiếm tại Biển Đông đã tăng lên 400 lần (tương đương 800ha). Vậy họ lấy cát ở đâu? Không loại trừ doanh nghiệp của ta đã lặng lẽ bán cát cho họ. Nếu đúng là có chuyện này, thì đó có phải là hành động phản quốc? Không thể vừa bảo vệ chủ quyền quốc gia, vừa dung túng cho những kẻ làm tay sai cho ngoại bang (như Formosa & MCC, Huawei & OPPO).     

Như trước khi con tàu đắm  

Theo Wikileaks (6/1/2017), có khoảng 65% quan chức cấp cao đã có kế hoạch chạy khỏi Việt Nam (một khi có biến). Như đã thành thông lệ, khi có quan chức tham nhũng nào bị “sờ gáy”, là lại nghỉ phép trốn ra nước ngoài “chữa bệnh” (không biết bệnh gì). Kèm theo dòng người di cư là dòng vốn đi theo. Chỉ tính riêng năm 2015, đã có 19 tỷ USD chạy ra khỏi Việt Nam. Đó là hiện tượng tẩu tán vốn hay “bỏ phiếu bằng chân”, trước thực trạng của đất nước ngày càng bi đát như hình ảnh con tàu Vinashin đang chìm.   

Bức tranh Viêt Nam là một bản sao bức tranh Trung Quốc. Theo phó chủ tịch nước TQ Lý Nguyên Triều (Đại Kỷ Nguyên, 30/12/2016), điều tra nội bộ trước đại hội Đảng 18 cho thấy trên 85% quan chức cấp cao đã cho vợ con định cư, mua nhà ở nước ngoài, chuẩn bị ra đi trước nguy cơ “vong Đảng”. Theo Reuters, dự trữ ngoại hối đã giảm 70 tỷ USD (trong tháng 11/2016) và 41 tỷ USD (trong tháng 12/2016), nay chỉ còn 3.010 tỷ USD. 

Mỹ không còn là địa chỉ an toàn để rửa tiền tham nhũng. Liệu chính quyền Trump có triển khai “Luật Nhân Quyền Magnisky” (mà ông Obama đã ký) nhằm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản của những người vi phạm nhân quyền? Liệu chính phủ Việt Nam có tiến hành một chiến dịch “Săn Cáo” như chính quyền Tập Cận Bình đang làm?    

Theo giáo sư Minxin Pei, chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình cho thấy tình trạng tham nhũng đã ăn sâu vào mọi ngõ ngách của chế độ (nhất là từ thời Giang Trạch Dân). Tuy nhiên, hoạt động chống tham nhũng vẫn chưa chạm đến cái gốc rễ quan trọng nhất là “tham nhũng đất đai”. Có đến 90% quan chức có thể bị bắt bất cứ lúc nào, trong khi số “quan thanh liêm” chỉ chiếm có 0,000001% dân số. (VOA, 29/10/2016). 

Chỉ cần quan sát dòng người và dòng vốn chạy đi đâu là biết tình trạng đất nước ra sao. Dòng người di cư ngày càng đông, gồm cả doanh nhân, trí thức, và quan chức, là dấu hiệu bất ổn về “chảy máu chất xám” (brain drain) và “tẩu tán vốn”, làm đất nước kiệt quệ. Đó là bi kịch của một quốc gia thiếu dân chủ, bị các nhóm lợi ích thao túng, trì hoãn đòi hỏi cấp bách phải đổi mới thể chế, để họ tranh thủ vơ vét nốt trước khi con tàu đắm. 

NQD. 18/3/2017
Blog Phuoc beo



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Zích zắc Từ Nguyễn Cao Kỳ đến Trịnh Xuân Thanh


Hình ảnh có liên quan

Bài chỉ có tính tham khảo.Một bài viết trên mạng đăng tải cho rằng trong hồi ký của Trịnh xuân thanh thông qua Hiếu Bùi sắp tới ra mắt cho thấy hành trình từ Nguyễn cao Kỳ cho đến Trịnh xuân Giới trước khi ông Kỳ về nước Việt nam làm ăn...

VÌ SAO NGUYỄN CAO KỲ VỀ VIỆT NAM 
Chuyện ông Nguyễn Cao Kỳ về nước ngày 14/01/2004 đã làm xáo động cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là những người của VNCH trước 1975.
Người đầu tiên ông Kỳ gặp ở Việt Nam là ông Võ Viết Thanh lúc đó là Trung tướng, Tổng cục trưởng tổng cục An ninh.
Ông Võ Viết Thanh trước đây làm chủ tịch UBND thành phố HCM và nổi tiếng trong vụ Minh Phụng.
Có 1 ông trưởng phòng của 1 Ngân hàng nhà nước tại Sài gòn đã về hưu kể với tôi là Minh Phụng muốn vay được tiền của Ngân hàng lúc đó thì phải chi cho ông Võ Viết Thanh 15%.
Khoản nợ Minh Phụng vay của ngân hàng theo báo chí nêu ra là 6.000 tỷ tức là ông Thanh này có ít nhất 900 tỷ tiền hồi đó 1991-1997.
Thực hư không biết thế nào nhưng Ông Võ Viết Thanh được điều ra Bộ Công An làm Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh còn ông Minh Phụng thì đi ngủ với giun.
Ông Nguyễn Cao Kỳ về nước là để hoàn tất Nghị quyết 36 của Đảng về vấn đề Người Việt Hải Ngoại khi Bộ chính trị thấy được dòng tiền kiều hối là tài nguyên vô hạn nếu biết khai thác tốt.
Trung ương đảng biết rõ tướng Nguyễn Cao Kỳ là 1 vị tướng liêm khiết và chống cộng đến cùng, nên nếu lôi kéo được ông Kỳ về nước là thành công rất lớn và tiếng nói của ông Kỳ sẽ như 1 chiếc máy bơm để bơm Kiều hối về Việt Nam.
Không phải dễ dàng tìm được người nói chuyện với ông Kỳ và thuyết phục ông ấy về nước và Trung ương đảng đã nghĩ ngay đến bố tôi là ông Trịnh Xuân Giới.
Sở dĩ Trung ương đảng chọn bố tôi vì họ biết bố tôi có 1 người anh ruột cùng cha khác mẹ đi vào Nam 1954 đó chính là Ông Trịnh Xuân Ngạn – trước đây là Chánh án Pháp viện tối cao của VNCH.
Bác Ngạn tôi lại có người con Trai là Trịnh Xuân Thuận, một nhà thiên văn học nổi tiếng đang sống tại Pháp và mối quan hệ giữa bác Ngạn tôi và ông Nguyễn Cao Kỳ thời VNCH là rất tốt.
Trưởng ban dân vận Trung ương lúc đó là ông Nguyễn Minh Triết tức Sáu Phong đã vội vàng đưa bố tôi về làm Phó ban dân vận Trung Ương để thực hiện nhiệm vụ này.
Ông Sáu Phong vừa dốt nát lại vừa tham nên Trung ương đảng biết là cỡ như ông Sáu Phong mà sang Mỹ thì ông Kỳ sẽ không bao giờ tiếp.
Bố tôi sang Mỹ không phải với tư cách là lính của ông Sáu Phong mà với tư cách là trợ lý của nhà ngoại giao Nguyễn Đình Bin.
Sau mấy lần trò chuyện với anh tôi là ông Trịnh Xuân Thuận thì ông Nguyễn Cao Kỳ đồng ý gặp bố tôi ông Trịnh Xuân Giới với tư cách là người đồng hương ở bên kia chiến tuyến.
Ông Kỳ khăng khăng nói, sang đây chơi thì chơi vui thôi, còn các ông đừng hòng dụ tôi về để bắt tôi.
Nhưng như người ta nói “Mưa dầm thấm sâu“ và “Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền“. Cuối cùng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng chấp nhận về nước với cái giá 50 triệu đô la.
Trung ương đảng xác định bỏ ra 50 triệu đô để mỗi năm thu về hơn 10 tỷ đô thì quá lãi, còn lãi gấp ngàn lần so với buôn vũ khí và heroin.
Và ông Nguyễn Cao Kỳ đã về nước với những phát ngôn cùng những hành động làm cho những người VNCH trước đây biết ông, đều bất ngờ và buồn chán.
Con gái ông Nguyễn Cao Kỳ là cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng được về nước đầu tư với những ưu đãi bất ngờ khi cô ta đầu tư vào chuỗi nhà hàng khách sạn Memory Longue tại Đà nẵng, nhưng sau khi ông Kỳ chết thì ưu đãi cũng hết và còn bị chèn ép đủ thứ khiến cô ta phải rút hết về Mỹ, chỉ để lại mấy cái cửa hàng bán thực phẩm chức năng và mỹ phẩm cùng hàng thời trang xách tay từ Mỹ về Việt Nam.
Tôi kể ra chuyện này để khuyên đồng bào những ai đã nghe lời dụ dỗ về Việt Nam thì hãy tỉnh táo và nên làm như sau:
1. Rút hết vốn ra khỏi Việt Nam, dừng ngay lập tức các dự án đang định đầu tư vào Việt Nam.
2. Những ai đã mua nhà tại Việt Nam thì sắp tới phải ở Việt Nam ít nhất là 9 tháng trong 1 năm. Nếu ở dưới 9 tháng thì nhà đó coi như là nhà cho thuê và phải đóng thuế gồm có 10% thuế VAT, 28% thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, chưa tính là hàng trăm các khoản thuế và phí khác.
Vì vậy bà con hãy bán nhà và rút tiền ra khỏi Việt Nam ngay. 


Phần nhận xét hiển thị trên trang