Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Liên minh ma quỷ Quyết – Chiến tươi cười sánh vai, đẩy dân vào cùng quẫn


Thanh Nghi 

Để tạo ra khối tài sản khổng lồ, Trịnh Văn Quyết Tập đoàn FLC và Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến nhiều lần liên kết lập kế hoạch “mua đất” của dân với giá rẻ mạt, rồi bán lại với mức sinh lời gấp 50-60 lần, hút máu của hàng vạn dân nghèo, đẩy họ vào cảnh khốn quẫn khi nhà mất, sinh kế không còn. Đau đớn thay, dân càng nghèo, càng đi vào đường cùng thì liên minh này lại không ngừng bỏ túi khối tài sản kếch xù, một tay thì trở thành tỷ phú đô la thứ hai Việt Nam, một tay thì vung tiền cung phụng cho bồ nhí lên đến vài trăm tỷ đồng, tất nhiên, đó chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm.

Trịnh Văn Quyết – một luật sư nghèo nhưng biết thời thế, vung tiền tạo dựng chút quan hệ với giới quan chức địa phương và nhanh chóng vụt sáng thành tỷ phú đô la thứ 2 của Việt Nam, nắm trong tay khối tài sản lên tới hơn 10.000 tỷ đồng nhờ các dự án BĐS rải rác khắp nhiều tỉnh ven biển. Tập đoàn FLC đi đến đâu, dân rơi vào cùng quẫn đến đó, đặc biệt là ở Thanh Hóa. Tất nhiên, phải kể công lớn nhất là Bí thư Trịnh Văn Chiến. Nếu không có ông, ai sẽ thay Quyết cưỡng chế dân, cướp đất, cấm biển, thậm chí cả mồ mả dòng họ tổ tiên cũng không nằm yên. Ai sẽ dốc lòng tạo điều kiện cho Quyết mua đất của dân với giá rẻ mạt rồi quy hoạch bán lại với giá cao gấp 50-60 lần?

Cặp đôi Quyết – Chiến xem ra phối hợp khá ăn ý. Nếu Bí thư Trịnh Văn Chiến có “quyền sinh quyền sát” đối với sự phát triển của toàn tỉnh Thanh Hóa, lấy đất ở đâu, cho nhà đầu tư nào, bán giá bao nhiêu đối với ông dễ như trở bàn tay. Thì Trịnh Văn Quyết lại là một tay buôn lại sành sỏi, chỉa mục tiêu vào các khu BĐS và du lịch nghỉ dưỡng tiềm năng. Không phải tự nhiên mà bạc tỷ nối đuôi nhau chạy vào túi nếu Quyết – Chiến kinh doanh bất động sản “hiền lành” như cả triệu người khác và làm việc mẫn cán. Họ có chiêu, tay phải họ cầm gươm đi “mua đất” với giá rẻ mạt, tay trái họ ban hành các văn bản quy định về thu hồi đất, “hợp thức hóa” bằng cái gọi là đề án quy hoạch và phát triển tỉnh, che chắn mọi chống đối của người dân hay những phát hiện gian trá do truyền thông khui ra. Họ biết ăn và biết chia. Họ thành công vì đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn.

Doanh nghiệp sân sau của Bí thư Thanh Hóa

Để làm rõ khối tài sản của Bí thư Trịnh Văn Chiến có nguồn gốc từ đâu và khổng lồ như thế nào? Quả thật không phải dễ.

Theo những tài liệu thu thập được, việc làm đầu tiên của ông Trịnh Văn Chiến sau khi bỏ ra số tiền 60 tỷ đồng để chạy lên chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2010 là: Ban hành các văn bản để thu hồi lại toàn bộ quỹ đất đai đô thị trên địa bàn TP Thanh Hóa và các mỏ trên toàn tỉnh Thanh Hóa về UBND tỉnh quản lý. Vì ông thừa biết, muốn làm giàu nhanh chóng thì chỉ có đất đai, mỏ… là siêu lợi nhuận để vơ vét.

Khi hàng chục ngàn hét ta đất đô thị, hàng nghìn mỏ đất đá, quặng sắt đã thu về tay mình, ông Chiến đã thực hiện các bước tiếp theo là quy hoạch lại thành các dự án bất động sản và cố tình chỉ định cho các DN sân sau – không cần đấu giá để chia lô bán nền cho dân giá lên đến hàng chục triệu đồng/m2, trong khi chỉ nộp thuế với cái giá “quá bèo” khiến cho ngân sách thất thu mỗi dự án hàng trăm tỷ đồng.

Chỉ cần điểm qua sơ qua vài dự án bất động sản tại Thanh Hóa như: 34 Ngô Từ; Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương, Tp Thanh Hóa; dự án Khu biệt thư cao cấp Quảng Cư, Sầm Sơn… Với diện tích hàng chục ha, những dự án bất động sản này đều nằm ở vị trí “đất vàng”, nhưng dưới bàn tay và sự phù phép của Trịnh Văn Chiến, khu đất vàng bị biến thành “giá bèo” khiến cho ngân sách thất thu hàng trăm tỷ đồng.

Từ năm 2010 đến nay, Tổng Công ty Anh Phát – một doanh nghiệp sân sau của ông Chiến có dính dáng đến 62 tỷ đồng tiền của Công ty xây lắp dầu khí PVC Thanh Hóa đang được điều tra có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, đã được ưu ái cấp cho hàng trăm dự án “béo bở” thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng để chia chác. Cụ thể như: dự án cải tạo, xây dựng chính điện Khu di tích lịch sử Lam Kinh (tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng).

Tại KKT Nghi Sơn, Trịnh Văn Chiến trực tiếp cướp đất của doanh nghiệp và nhân dân để giao cho Tổng Công ty Anh Phát hàng nghìn ha mặt bằng, hàng chục mỏ đất đá, đất rừng. Doanh nghiệp này dưới sự bảo kê của ông đã trở thành “độc cô cầu bại” hoành hoành trong KKT Nghi Sơn: cho các nhà thầu nước ngoài thuê mặt bằng tập kết thiết bị máy móc với giá cắt cổ thu về hàng chục triệu USD, khiến cho nhà thầu uất ức; dự án Lọc hóa dầu bị chậm tín độ, gây thiệt hại cho các bên liên doanh hàng trăm triệu USD; dung túng cho Nhà máy nước Hồ Quế Sơn của Công ty Anh Phát – Sông Chu làm trái bất chấp sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, xây dựng từ tháng 10/2016, bóp nghẹt một doanh nghiệp khác trong tỉnh, đe dọa nguồn nước sạch của hàng ngàn hộ dân trong tỉnh và khu vực lân cận. Chưa kể, hàng đoàn xe tải chở đất đá của Anh Phát ngày đêm giày xéo khiến hệ thống đường 512 và các đường nhánh trong khu vực huyện Tĩnh Gia, KKT Nghi Sơn xuống cấp nghiêm trọng nhưng không bồi thường, đẩy gánh nặng cho ngân sách tỉnh.

Khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh, ông Chiến không ngừng “ưu ái” cho các doanh nghiệp sân sau là Anh Phát, Cty XD Miền Trung … ứng hàng nghìn tỷ đồng ngân sách phục vụ các dự án xây dựng cơ bản nhằm kiếm các quả đậm từ 10-20%/tổng vốn công trình. Thậm chí, có những công trình không thi công ông vẫn ký cho ứng vốn. Số dư vốn tạm ứng lớn, nhưng việc hoàn ứng chậm cho đến nay vẫn không thể quyết toán, không thể thu hồi lên đến cả nghìn tỷ đồng. Điển hình là dự án Đường giao thông QL 47 đi đường Hồ Chí Minh (141 tỷ), dự án đường Vành đai phía Tây TP Thanh Hóa (114 tỷ), Nâng cấp đường Hồi Xuân – Tén Tằn (164 tỷ), đường giao thông KKT Nghi Sơn (259 tỷ), đường Phù Nhi – Bản Chai (110 tỷ)…

Dẫn chứng cụ thể là Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương; 34 Ngô Từ, TP.Thanh Hóa… Đây là những dự án đã có mặt bằng tương đối “sạch”, thay vì UBND tỉnh Thanh Hóa phải tổ chức đấu thầu giá đất để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực, thu tiền sử dụng đất về tối đa cho ngân sách thì ông Chiến đã ủy quyền cho cấp dưới ký ban hành các Quyết định tự lựa chọn nhà đầu tư và ấn định một giá đất rất ưu ái vào năm 2013, khi còn là Chủ tịch UBND tỉnh.

Với dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1 thuộc Khu đô thị mới Đông Hương – khu đất vàng, diện tích hơn 29.000m2 mà ngân sách nhà nước chỉ thu về 29 tỷ đồng tiền thuế. Trong khi DN mà ông chỉ định đã bán cho dân giá dao động từ 30-40 triệu đồng/m2. Như vậy ngân sách đã thất thu hàng trăm tỷ đồng từ dự án này là quá rõ.

Dự án 34 Ngô Từ, TP Thanh Hóa ông cũng làm điều tương tự. Tổng Công ty Anh Phát – một doanh nghiệp sân sau của ông và ông Nguyễn Văn Lợi, nguyên Chủ tịch UBND, Bí thư tỉnh ủy thanh Hóa. Đáng lẽ ra sau khi cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ông phải chỉ đạo cho đấu giá công khai để thu tiền tối đa về cho ngân sách. Ngược lại, ông cho doanh nghiệp phân lô bán nền 139 lô đất từ năm 2013 và ưu ái kéo dài thời gian hoàn thành nghĩa vụ thuế cho nhà nước và mãi đến cuối năm 2015 mới tính giá đất cho doanh nghiệp, với cái giá thấp bèo là 3,3 triệu/m2. Trong khi DN bán hết 139 lô cho dân từ năm 2013 với giá từ 12-18 triệu/m2.

Nói đến các DN sân sau, ông thao túng, ưu ái ký cho Tổng Công ty Anh Phát hàng nghìn héc ta đất mặt bằng, hàng chục mỏ đất đá trong KKT Nghi Sơn. Ông cũng trực tiếp thò tay vào can thiệp để ép buộc các nhà thầu nước ngoài thi công dự án Lọc hóa dầu thuê lại với giá cắt cổ. Ông chỉ đạo cho Ban Quản lí KKT Nghi Sơn ban hành văn bản gửi đến các nhà thầu với nội dung: Trong KKT Nghi Sơn và Thanh Hóa, Nghệ An thì chỉ có DN Anh Phát mới có đủ năng lực về tài chính, phương tiện máy móc, mỏ đất đá, mặt bằng… để đáp ứng các điều kiện của nhà đầu tư. Việc làm này của ông đã gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh, độc quyền, độc đoán khiến cho dự án Lọc hóa dầu chậm tiến độ đến nay còn chưa thể đưa vào vận hành, thiệt hại về vật chất cho các bên liên quan lên đến hàng trăm triệu USD.

Liên minh ma quỷ Quyết – Chiến hút máu, làm giàu trên mồ hôi xương máu của dân

Sự kiện hàng nghìn người dân, ngư dân Sầm Sơn tổ chức biểu tình hồi tháng 03/2016 để đòi lại bãi biển – bến thuyền neo đậu bám biển mưu sinh như một việc tức nước vỡ bờ khi dân không ngừng bị chèn ép. Chắc hơn ai hết, ông Chiến là người hiểu rõ tại sao dân lại bức xúc như thế?

Khi rước Trịnh Văn Quyết Tập đoàn FLC về Thanh Hóa đầu tư 5,5 nghìn tỷ đồng để đổi mới Sầm Sơn, người dân mặc dù đồng ý nhượng lại nhà cửa, ruộng vườn cho dự án mà ông Chiến khởi xướng. Nhưng ông lại “được đằng chân lân đằng đầu”, vì số tiền hàng triệu, chục triệu USD nhận của Trịnh Văn Quyết mà bất chấp luật lệ, đạo đức, tư cách của một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa – lợi dụng Thường trực Tỉnh ủy ban hành văn bản “cướp nốt” vài km bờ biển Sầm Sơn còn sót lại, biến danh thắng này, các bến thuyền neo đậu của ngư dân trở thành tài sản của FLC thu lợi bất chính. Chưa kể, tiền thì ông và Trịnh Văn Quyết ăn chia, còn đoạn đường mấy trăm tỉ đồng phục vụ cho FLC thì ngân sách tỉnh hào phóng lấy tiền thuế của dân để chia, ông trả lời với người dân ra sao?

Khu nghỉ dưỡng cao cấp FLC Sầm Sơn thuộc phạm vi do ông Bí thư Trịnh Văn Chiến quản lý trị giá 5.500 tỷ dọc bờ biển Sầm Sơn đã xua đuổi hàng ngàn hộ dân đang sinh họat tại vùng biển này không thể không có sự tiếp tay của ông mà FLC thành công được.

Chưa kể, ông Chiến còn nhất quyết chỉ đạo cưỡng ép 12 hộ dân Sầm Sơn không chịu di dời nhà cửa, ép dân vào đường cùng chỉ vì giá đền bù 1,5 triệu/m2 vuông đất thổ cư, trong khi đó FLC lại quy hoạch chính mảnh đất đó thành biệt thự và chia lô bán với giá 40-60 triệu/m2. Ai đã gây ra cảnh ai oán vì bị cướp đi nhà cửa, ruộng vườn và thậm chí là nghề bám biển mưu sinh? Ai đã biến toàn bộ hàng chục Km bờ biển, bãi biển Sầm Sơn thành của riêng để hơn 80 vạn nhân dân rơi vào cảnh thê thảm, tổ chức mít tinh, biểu tình đòi quyền lợi hợp pháp cho mình hàng tháng ròng nhưng đều kết thúc trong uất hận? Tại sao đường của dân, tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân bỏ ra xây mà FLC ngang nhiên chiếm dụng và cấm dân, thu 80 nghìn đồng/xe ô tô đi qua. Nghe đâu chỉ tính riêng tuyến đường làm bằng tiền ngân sách cho dự án của FLC này, ông Chiến đã được “thối lại” gần trăm tỷ xem như lại quả.

Dĩ nhiên làm ăn ở Việt Nam là phải biết “bôi trơn”. Từ một chị bán hàng rong cũng phải móc ra năm bảy trăm cho bọn dân phòng, quản lý thị trường rồi bây giờ là trật tự đường phố. Nhưng đối với trọc phú làm giàu bằng nước mắt và xương máu của nhân dân, họ có cách khác để chi tiền vừa bài bản, thông minh lại được tiếng là giúp cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Đó là vẽ dự án, những khu đô thị mới cần phải nổi lên để đẹp mặt thành phố. Phải tạo những khu resort làm mát mặt địa phương đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân. Những bài bản ấy báo chí không lạ, người dân không lạ và dĩ nhiên, lãnh đạo các tỉnh cũng hoàn toàn không lạ.

Tấm ảnh chụp ông Bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và đại gia Trịnh Văn Quyết, chủ tịch tập đoàn FLC tươi cười trong một sự kiện khiến cho cả nước cay đắng. Cay đắng vì ông bí thư Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đang bị dư luận lôi ra ánh sáng vì cung cấp hàng trăm tỷ cho bồ nhí Trần Vũ Quỳnh Anh. Còn ông Trịnh Văn Quyết, chủ nhân ông với các “siêu” quần thể khu nghỉ dưỡng và sân golf ở 6 tỉnh, thành chiếm quỹ đất lên tới 4.124 ha, 3.600 phòng khách sạn và hàng nghìn căn biệt thự. Trịnh Văn Quyết trở thành “ông trùm” địa ốc giàu nhất nước.

Hai con người ấy kề cận tươi cười chụp hình bên nhau tuy không có giá trị là bằng chứng để truy tố nhưng nó có giá trị của sự liên tưởng, một giá trị tuyệt đối làm cho người dân tỉnh ngộ. Ông Chiến lấy đâu ra tiền cho gái nếu không kề vai kẹp cổ Trịnh Văn Quyết? Ông Quyết lấy đâu ra đất để xây resort nếu không cặp cổ ông Chiến dúi những phong bì dày cộm dưới gầm bàn?

Cái tinh thần “quyết chiến” ấy thể hiện trên ánh mắt uất hận của người dân Thanh Hóa. Nó nằm trên các trang mạng xã hội và người dân đã dần biết được câu hỏi “tại sao họ giàu như thế?”
 
BLG Lúc 0 giờ

Phần nhận xét hiển thị trên trang

BAUXITE TÂY NGUYÊN THUA LỖ VÀ ĐỘI VỐN. AI CHỊU TRÁCH NHIỆM? TCT KHOÁNG SẢN HAY THỦ TƯỚNG?



2 DỰ ÁN BAUXITE Ở TÂY NGUYÊN TRƯỚC KHI TRIỂN KHAI ĐÃ BỊ NHIỀU NHÀ KHOA HỌC, CÁC CHÍNH TRỊ GIA, KỂ CẢ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP, ĐÃ CỰC LỰC PHẢN ĐỐI. HỌ LO LẮNG VỀ AN NINH QUỐC GIA ( AI CHIẾM ĐƯỢC TÂY NGUYÊN SẼ LÀM CHỦ ĐÔNG DƯƠNG), CẢNH BÁO VỀ THIỆT HI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI TÂY NGUYÊN VÀ THUA LỖ DÀI DÀI... NHƯNG KHÔNG AI CHỊU NGHE, VẪN TRIỂN KHAI RẦM RỘ. BÂY GIỜ THUA LỖ BE BÉT TRÊN 3700 TỶ ĐỒNG, ĐỘI VỐN 4000 TỶ ĐỒNG. SAO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC MÀ NHƯ VỎ HẾN VẬY TA !!? AI CHỊU TRÁCH NHIỆM ĐÂY?TCT KHOÁNG SẢN HAY THỦ TƯỚNG? DÂN ĐANG CHỜ QUAN TRẢ LỜI!
THEO bÁO nGƯỜI LAO ĐỘNG:
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa bị thanh tra nhiều nội dung về hoạt động kinh doanh, đầu tư. Trong đó, các kết quả thanh tra tại Tổ hợp Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (Dự án Tân Rai) và Nhà máy Sản xuất Alumin Nhân Cơ (Dự án Nhân Cơ) cho thấy trong thời gian đầu, các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến.
Lỗ ngàn tỉ
Thông tin từ đoàn thanh tra cho biết tại Dự án Tân Rai, theo quyết định ban đầu (ban hành năm 2006) của Chủ tịch HĐTV TKV, tổng mức đầu tư cho dự án này là 7.787,5 tỉ đồng (khoảng 493,5 triệu USD), với công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện từ 2006-2009.
Tuy vậy, qua 4 lần điều chỉnh, tổng mức đầu tư cho dự án đã tăng vọt lên đến 15.414,4 tỉ đồng (hơn 800 triệu USD). Thời gian thực hiện dự án bị chậm 4 năm so với quyết định phê duyệt lần đầu. “Nguyên nhân việc đội vốn là do điều chỉnh tăng công suất thêm 50.000 tấn thành 650.000 tấn/năm, thay đổi công nghệ sản xuất alumin, thay đổi chính sách thuế, tiền lương, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng... Nhưng cũng có nguyên nhân do trượt giá, do kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu hạn chế” - nguồn tin từ đoàn thanh tra cho biết.
Đáng chú ý, dự án này sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng 10-2013 đến hết tháng 9-2016, đã lỗ 3.696 tỉ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, lỗ do chênh lệch tỉ giá khoảng 1.176 tỉ đồng.
Tuy nhiên, đoàn thanh tra cũng cho rằng tính đến cuối năm 2016 và đầu năm 2017, dây chuyền sản xuất của dự án đã vận hành ổn định, đạt xấp xỉ công suất thiết kế, giá thành sản xuất đã giảm, giá alumin, nhôm trên thế giới đã hồi phục. “Dự kiến năm 2017, dự án sẽ hết lỗ đúng như tính toán (với thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm)” - đoàn thanh tra đánh giá.
Còn tại Dự án Nhân Cơ, theo quyết định đầu tư ban đầu (năm 2007), vốn đầu tư cho dự án này chỉ 3.285 tỉ đồng. Đến năm 2014, tổng vốn đầu tư đã tăng lên đến 16.821 tỉ đồng. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do thay đổi công suất của nhà máy từ 300.000 tấn/năm lên 650.000 tấn/năm; dừng thi công 2 năm để đánh giá lại hiệu quả; do thay đổi tỉ giá cùng một số thay đổi về chính sách... Cũng theo đoàn thanh tra, tính đến thời điểm cuối tháng 11-2016, Dự án Nhân Cơ đã cơ bản hoàn thành, chạy thử có tải và ra sản phẩm hydrat, alumin.

Hiển thị thêm cảm x


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Suy ngẫm...





"Đừng bao giờ trách móc bất kỳ ai trong cuộc sống của bạn cả!
Vì đơn giản...
Người Tốt sẽ cho bạn Hạnh Phúc...
Người Xấu cho bạn Kinh Nghiệm...
Người Tồi Tệ nhất cho bạn Bài Học...
Và... người Tuyệt Vời Nhất sẽ cho bạn Kỷ Niệm."

“Đừng hứa khi đang... vui !
“Đừng trả lời khi đang... nóng giận !
“Đừng quyết đinh khi đang... buồn !
“Đừng cười khi người khác... không vui !”

”Cái gì mua được bằng tiền, cái đó rẻ.”
”Ba năm học nói, một đời học cách lắng nghe”
”Chặng đường ngàn dặm luôn bắt đầu bằng 1 bước đi”
”Đừng a tòng ghen ghét ai đó, khi mà họ chẳng có lỗi gì với ta !”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm cuối cùng của triều đại Raul Castro có thể trở thành điểm khởi đầu thời kì quá độ.


Phạm Nguyên Trường dịch

Cách đây 5 năm, Chủ tịch Cuba, Raul Castro, tuyên bố rằng năm 2018 ông sẽ từ bỏ tất cả các vị trí lãnh đạo. Theo dự kiến, Raul, 85 tuổi, sẽ từ bỏ chức vụ cao nhất vào tháng 2 năm 2018, và lần đầu tiên sao 60 năm, thế hệ mới sẽ thay thế ông ta. Xuất hiện câu hỏi: Ai sẽ là người kế nhiệm di sản chính trị của Fidel - vừa qua đời vào tháng 11 năm ngoái - và theo các chuyên gia, cũng là người ngăn cản những cuộc cải cách do Raul Castro tiến hành ở Cuba?

Năm cuối cùng của triều đại Raul Castro có thể trở thành điểm khởi đầu thời kì quá độ.

Nếu năm 2015 là năm “tan băng” trong quan hệ với Mĩ, thì năm 2016 là năm mà cánh bảo thủ của đội cận vệ cũ của đảng tìm cách chống lại những cuộc cải cách do Raul tiến hành.

Năm 2017, sau tang lễ Fidel Castro, có thể coi là năm của sự bất định.

“Rõ ràng là, các cuộc cải cách đang giẫm chân tại chỗ trong hai năm qua. Raul Castro chỉ còn một năm để tiếp tục những cuộc cải cách đó và cải thiện tình hình kinh tế”, - một chuyên gia về Cuba tại Đại học quốc tế ở Florida, Michael J. Bustamante, nói như thế.

Theo ông này, trong năm nay Cuba gặp hai thách thức lớn. Một mặt, việc Donald Trump được bầu làm tổng thống làm gia tăng nguy cơ thụt lùi trong quan hệ giữa Mĩ và Cuba. Mặt khác, Nhà Trắng đã hủy bỏ quy định, gọi là “chính sách chân ướt và chân khô”, cho phép người dân Cuba đến được bờ biển Mĩ xin phép cư trú trong vòng một năm, trong khi những người di cư bất hợp pháp từ những nước khác bị trục xuất ngay lập tức. Việc hủy bỏ quy định này sẽ làm gia tăng căng thẳng giữa những người Cuba, đã đến được nước Mĩ bằng cách này.

“Tôi nghĩ rằng nó sẽ là một năm quan trọng đối với Cuba” – Bustamante tuyên bố với tòa soạn báo như thế.

Khó có khả năng là năm 2017 kinh tế Cuba sẽ có bước đột phá.

“Chính phủ Cuba hi vọng tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ là 2% do giá dầu của Venezuela tăng. Tôi nghĩ rằng đó là dự báo quá lạc quan. Không có dấu hiệu nào cho thấy Venezuela sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng”, - nhà kinh tế học Carmelo Mesa-Lago của Đại học Pittsburgh nói.

Theo số liệu chính thức, buôn bán với Venezuela chiếm tới 10% GDP của Cuba.

Các nguồn ngoại tệ quan trọng nhất của nước này là kiều hối do người Cuba sống ở nước ngoài gửi về (2,5 tỷ USD một năm) và du lịch quốc tế. Năm 2016 được coi là năm kỉ lục. Cuba đã nhận tới bốn triệu du khách nước ngoài, trong đó có 270.000 người Mĩ lần đầu tiên tới, sau khi Barack Obama dỡ bỏ lệnh cấm người Mĩ đến hòn đảo này.

Năm ngoái, các hãng hàng không Mĩ đã bắt đầu thực hiện các chuyến bay thường kì tới Cuba. Nhưng, giai đoạn “tan băng” trong quan hệ với Mĩ có thể bị lu mờ cùng với việc Donald Trump được bầu làm tổng thống.

“Hàng không – lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất”, - nhà ngoại giao Cuba, Carlos Alzugaray, nói. “Cho đến nay, chưa làm được gì theo hướng này, và nếu xảy ra chuyện đó thì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của các công ty lớn. Không ai biết Trump sẽ làm gì. Ông ta là một người điên, không thể dự đoán được. Giới tinh hóa chính trị ở Cuba đang rất sốt ruột”, Alsugaray cho biết thêm.

Xã hội Cuba đang ở trong tình trạng chờ đợi. Khi tình hình kinh tế ngày càng xấu đi, ảo tưởng về sự xích lại gần nhau giữa Mĩ và Cuba đã mờ nhạt dần. Quan tâm đặc biệt hiện nay là không có đủ nhu yếu phẩm và lương thấp. Những người lái xe taxi tư nhân đe dọa đình công vì nhà nước áp đặt giá trần vận tải.

Nhưng người Cuba cảm thấy đau xót nhất trước tin tức về việc chấm dứt “chính sách chân ướt và chân khô”. Khả năng đào thoát khỏi Cuba gần như không còn và hiện này, cần phải có những biện pháp tự do hóa nội bộ ngay lập tức.

Theo nhà kinh tế học Omar Everleny Pérez, cần phải phân cấp quản lí các công ty quốc doanh, cho người dân quyền tự do kinh doanh, mở rộng danh sách hoạt động cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Không được giới hạn quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải và ăn uống. Ở Cuba, có hàng ngàn kiến ​​trúc sư và luật sư muốn tham gia hoạt động trong lĩnh vực tư nhân.

Theo Carmelo, muốn thoát khỏi tình trạng trì trệ về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cuba ít nhất cũng phải là 5% một năm. Nhưng, ông không tin rằng Cuba có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế, trong khi vẫn giữ “các luật chơi hiện nay” cho đến năm 2020.

“Không thành lập được thị trường hàng hóa và dịch vụ, không cho các hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hoạt động xuất – nhập khẩu, không thu hút được đầu tư nước ngoài – thì đây là nhiệm vụ bất khả thi” - Mesa-Lago nói với tòa soạn báo như thế.

Đồng thời, theo ý kiến của chuyên gia kinh tế này, khi Raul Castro còn cầm quyền, không thể nào có thay đổi lớn được.

Carlos Alsugaray cho rằng điều này chỉ có thể xảy ra sau khi thế hệ trẻ nắm được chính quyền. Không nghi ngờ rằng Raul Castro sẽ giữ chức Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba đến năm 2021. Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba sẽ là Miguel Díaz-Canel, 56 tuổi, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước.

Trước đó, Raul Castro nói rằng cần bầu Diaz Canela để bảo vệ sự thống nhất, tính liên tục và ổn định ở trong nước.

Diaz-Kanel được coi là nhà cải cách, thời thanh niên ông từng thích nhạc rock, và nó có đặc điểm là kín đáo và thận trọng.

Trong số các nhà lãnh đạo trẻ mới còn có thể kể thêm Ngoại trưởng Bruno Rodríguez, cựu Bộ trưởng Kinh tế Marino Murillo và người đứng đầu Văn phòng Mĩ trong Bộ ngoại giao, Josefina Vidal.

Cũng cần lưu ý rằng trong khi Raul còn nắm quyền, không hi vọng vào việc thông qua luật về doanh nghiệp vừa và nhỏ, cải cách bầu cử, Carlos Alsugaray nói. Theo ông này, bãi bỏ dần việc lưu thông hai đồng tiền (peso và đồng peso chuyển đổi được) là khó có thể xảy ra. Điều này gây ra khó khăn và bất tiện cho cả du khách lẫn thương mại quốc tế.

Chuyển đổi từ kinh tế xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường là không thể tránh được.

Có tin đồn rằng con trai của Raul, Alejandro Castro, 52 tuổi, cũng có thể tham gia “ban lãnh đạo tối cao” của chính quyền mới ở Cuba. Hiện nay, ông này là cánh tay phải của bố mình và chịu trách nhiệm về những cuộc đàm phán bí mật nhằm khơi thông quan hệ với Mĩ. Ngoài ra, đại tá Alejandro Castro còn theo dõi Bộ nội vụ và các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba.

Khẳng định rằng gia tộc Castro, cầm quyền trong hơn 60 năm, sẽ không bao giờ cho phép người ngoài tham gia chấp chính dường như là chính xác hơn cả.

--------------------

Nguồn 

http://internacional.elpais.com/internacional/2017/02/27/america/1488155861_497853.html


Dịch theo bản tiếng Nga tại địa chỉ http://inosmi.ru/social/20170305/238824203.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những bức ảnh này sẽ khiến bạn củng cố thêm niềm tin vào cuộc sống


Thế giới này luôn tồn tại những ngang trái và bất công, đôi lúc khiến bạn cảm thấy mất niềm tin vào bản thân vào cuộc sống. Câu chuyện về những con người dưới đây sẽ khẳng định lại một lần nữa: Lòng nhân ái và sự bao dung chưa bao giờ biến mất trên thế giới này.


     #1 - Trong khi dân chúng đang sơ tán khỏi khu vực Aleppo, Syria thì người đàn ông này lại quyết định ở lại để chăm sóc cho những con mèo bị bỏ rơi

    #2- Một gia đình người Nigeria nghĩ rằng con mình là hiện thân của phù thủy nên đã quyết định bỏ mặc cậu đến chết. May mắn thay, cậu được nhà hoạt động xã hội Anja Ringgren Loven người Đan Mạch cứu sống. Cậu bé được đặt cho cái tên mới là Hope (hy vọng)
       #3-   Marc - người đàn ông đã cứu mạng khoảng 1000 chú chó khỏi Lễ hội thịt chó Ngọc Lâm diễn ra hàng năm ở Trung Quốc. Đổi lại, anh đã bị ban tổ chức chửi rủa và đánh đập tàn bạo
     #4 - Drew Broderick đã cải tạo chiếc xe tải cũ của mình thành nhà tắm di động cho những người vô gia cư. Anh cho biết việc được tắm rửa sạch sẽ sẽ giúp người vô gia cư dễ tìm việc hơn
      #5   -Manny Pacquiao - võ sĩ quyền anh đầu tiên trong lịch sử đoạt bảy chức vô địch thế giới ở bảy hạng cân khác nhau, đã xây 1000 ngôi nhà từ thiện cho người nghèo ở Phillipine
     #6- Dù bị bạn bè chế nhạo, cậu bé 8 tuổi này vẫn quyết định không cắt tóc trong 2 năm liền. Chỗ tóc cậu nuôi được để quyên góp làm tóc giả cho những trẻ em bị ung thư
       #7 -Vận động viên điền kinh Nikki Hamblin đã dừng lại để giúp đối thủ người Mỹ bị chấn thương ở vòng loại trên đường đua 5000m tại Olympic 2016
     #8 -Những chú chó bị bỏ rơi được cắt tỉa lông miễn phí, với vẻ ngoài sáng sủa và gọn gàng chúng sẽ dễ được nhận nuôi hơn
    #9 - Chú chim Toucan này đã được lắp chiếc mỏ in 3D sau khi bị một nhóm thanh niên đánh đập dã man
     #10 - Người đàn ông vô gia cư 44 tuổi này đã trả lại chiếc ví chứa đầy tiền mặt lại cho người mất. Hành động đầy tính nhân văn này đã được đền đáp: Người đàn ông tốt bụng được cấp nhà và một công việc tại Bangkok
LONG.J
Theo Bored Panda
_http://genk.vn/
12-21-2016
 


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tại sao nước Mỹ vĩ đại?


      "Nước Mỹ vốn vĩ đại vì một yếu tố khác vô cùng quan trọng đó là nó có chính sách chia sẻ quyền làm người, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do phát biểu cũng như tự do báo chí tuyệt đối. Nó bênh vực, bảo vệ những quyền căn bản ấy của người dân các nước, bất cứ nơi nào mà nước Mỹ đặt tòa Đại sứ của nó.
      Nước Mỹ cũng vĩ đại vì tuy giàu có nó vẫn không ngần ngại mở rộng và cổ vũ các hiệp định thương mại tự do, tức là phần nào nó giúp kéo những nước đang phát triển đứng lên, chia sẻ lợi nhuận chung để cùng thịnh vượng và phát triển. Người nào giàu mà biết chia sẻ và giúp đỡ người khác thì đều được kính trọng và yêu mến.
   Câu slogan của Tổng thống Donald Trump “Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” làm cho nhiều người ngẫm nghĩ. Phải chăng nước Mỹ đã dần dần mất đi sự vĩ đại nó vốn có từ sau thế chiến thứ II khi Nhật chính thức đầu hàng và Mỹ trờ thành đầu tàu cho cả thế giới để chống lại khối cộng sản?
     Liên Xô sụp đổ kéo theo toàn bộ Đông Âu làm cho nước Mỹ vững vàng hơn trong tư thế lãnh đạo thế giới. Trung Quốc nổi lên, như một định luật từ xưa tới nay không một cường quốc nào không bị cạnh tranh chiếc ghế độc tôn thế giới và Trung Quốc là nước có khả năng này. Trung Quốc vừa là món lợi về kinh tế cho các nước cần nhập khẩu sản phẩm giá rẻ vừa lo lắng ngày một lớn mạnh và không che giấu tham vọng bá chủ toàn cầu của Bắc Kinh. Mỹ là nước duy nhất có đủ thế và lực để cản trở ý tưởng đại Hán. Và một lần nữa cả thế giới biết rất rõ điều này.
    Tổng thống Trump đã giải quyết một phần câu hỏi. Ông không ngần ngại tỏ thái độ cứng rắn từ khi còn tranh cử. Sau khi chiến thắng ông cho Trung Quốc thấy vấn đề Đài Loan vốn nhạy cảm và bị các đời tổng thống Mỹ xưa nay tránh né thì ông xắn tay áo, kéo Đài Loan về phía mình một cách công khai. Ông chọn một nội các mà trong đó 2/3 có khuynh hướng xem Trung Quốc là mối họa. Từ Ngoại trưởng Rex Tillerson thẳng thừng tuyên bố vấn đề Biển Đông có ý răn đe Trung Quốc cho tới Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis có biệt danh cực kỳ ấn tượng “Mad dog”, về kinh tế ông có người đứng đầu Hội đồng tư vấn thương mại quốc gia là Peter Navarro, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Chết dưới tay Trung Quốc”  khiến Bắc Kinh phải ngày đêm họp kín tìm phương cách đối phó.
     Tổng thống Donald Trump đã làm được một việc quan trọng mà nhiều chính phủ thời trước xem thường, kể cả chính phủ Obama vốn được thế giới ngưỡng mộ vẫn vấp phải sự chần chừ, ngờ ngợ vê một nước Trung Quốc có dã tâm lớn vẫn luôn bị các nước láng giềng của nó dè chừng. 
Nhưng nước Mỹ từ xưa tới nay còn cần những yếu tố khác để làm nó vĩ đại. 
Nhân bản là yếu tố đầu tiên, lớn nhất làm cho Mỹ trở thành vĩ đại.
 Bản tuyên ngôn độc lập mà thế giới truyền tụng là của Hoa Kỳ. Rồi di dân là một thí dụ khác rõ ràng nhất việc bảo vệ người chạy trốn các chế độ độc tài cần sự đưa tay ra cứu vớt, trong đó hình ảnh của hơn một triệu thuyền nhân Việt Nam vẫn in hằn trong lịch sử nước Mỹ.
Hợp chủng quốc là cái tên gọi chính thức của nước Mỹ. Đất nước của toàn thế giới hợp lại và những người di dân từ bốn phương ấy đã làm cho nước Mỹ vĩ đại.
Nước Mỹ giàu có và nước Mỹ không nhỏ mọn. Nó là nơi có những tỉ phú bỏ hết sản nghiệp của mình ra giúp thế giới từ đói nghèo tới bệnh tật lẫn giáo dục. Nước Mỹ được thế giới ngưỡng mộ và song song với sự hào phóng thiện nguyện ấy nước Mỹ có được thứ quyền lực mềm khiến thế giới nể phục. Mạnh về quân sự nhưng thiếu tính trắc ẩn thì nước Mỹ cũng chỉ như Nga hay Trung Quốc là cùng. Mạnh mẽ nhưng không thể nào vĩ đại. 
    Nước Mỹ vốn vĩ đại vì một yếu tố khác vô cùng quan trọng đó là nó có chính sách chia sẻ quyền làm người, quyền tự do tôn giáo, quyền tự do phát biểu cũng như tự do báo chí tuyệt đối. Nó bênh vực, bảo vệ những quyền căn bản ấy của người dân các nước, bất cứ nơi nào mà nước Mỹ đặt tòa Đại sứ của nó.
   Nước Mỹ cũng vĩ đại vì tuy giàu có nó vẫn không ngần ngại mở rộng và cổ vũ các hiệp định thương mại tự do, tức là phần nào nó giúp kéo những nước đang phát triển đứng lên, chia sẻ lợi nhuận chung để cùng thịnh vượng và phát triển. Người nào giàu mà biết chia sẻ và giúp đỡ người khác thì đều được kính trọng và yêu mến.
    Tổng thống Donald Trump không thích tự do mậu dịch. Ông bảo vệ người lao động Mỹ nhưng coi thường sự khó khăn của các nước khác. Ông không muốn nước Mỹ được tiếng vĩ đại nhưng mất phần lợi nhuận.
    Tổng thống Donald Trump không muốn di dân vào Mỹ phạm tội và vô công rỗi nghề hay lợi dụng chính sách di dân để khủng bố. Những chính quyền khác từ trước tới nay cũng không hề muốn như vậy và chính sách di dân của Mỹ chưa bao giờ để lọt khủng bố như các nước Châu Âu. Tội phạm di dân không thấm gì so với tội phạm người bản xứ. Những lý do ông đưa ra không thuyết phục người Mỹ gốc di dân từ đó tính vĩ đại của nước Mỹ bị phán xét.
    Và quan trọng nhất, sự vĩ đại của nước Mỹ sẽ bị nghi ngờ khi Tổng thống Donald Trump không chú ý đúng mực tới những giá trị phổ quát của nhân loại khi ông đóng sập cánh cửa dân chủ, nhân quyền đối với người nói khác tiếng nói của đất nước ông. 
Vậy thì “Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” có ý nghĩa thật sự nằm ở đâu khi ông vất vào thùng rác sự vĩ đại vốn có để tìm kiếm những thứ khác viễn vông và đầy dấu hỏi?

     canhco's blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xã hội không chuộng trí thức là xã hội gặp nguy hiểm. Xã hội chuộng trí thức rởm là xã hội mạt vận


Nhà sử học Lê Văn Lan:
Một xã hội không chuộng trí thức là một xã hội gặp nguy hiểm
Vừa nhập viện hơn chục ngày trở về. Vẫn mái đầu xù lên như tổ quạ, thứ “đặc sản” rất “Giáo sư Lan” mà đến cả phòng hóa trang trước khi lên hình của TH Việt Nam cũng chưa có ai được sờ vào mái tóc ông mỗi khi ông “lên sóng”.

Nhà sử học Lê Văn Lan trò chuyện cùng 
phóng viên Chuyên đề ANTG Giữa tháng - Cuối tháng.
Nhà sử học ấy tiếp chúng tôi trong căn nhà bé đến mức chỉ mình ông Lan ở đã là chật lắm rồi. Chủ và khách đều lúng túng không biết ngồi kiểu gì để phỏng vấn và chụp ảnh được. Bao nhiêu bí mật riêng tư mà khi “dựng” bài chúng tôi đành phải để dấu ba chấm hoặc viết tắt tên người. Cả chuyện “GS sử học Lê Văn Lan” bị bắt giam “ở tù” tại Hỏa Lò vì nghi án ăn trộm ấn tín bằng vàng nặng 10kg của vua Bảo Đại và được minh oan từ năm 1965 ra sao. Cả nỗi đau của ông trước những ô trọc cuộc đời. Cả bản di chúc “không giống ai” và cả những đêm nằm khóc một mình trong căn phòng rộng 6m² “lừng danh” của ông. Và khát vọng “rỉ rả” làm một cái gì đó cho đời ở bậc sỹ phu Bắc Hà ấy, cũng chưa bao giờ thôi cháy bỏng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang