Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Những văn nghệ sĩ tuổi Dậu nổi tiếng


Thế kỷ XX đi qua cùng 8 lần "năm con gà" đáo ngộ. Thông thường, người ta vẫn hay nói về người tuổi Dậu với những ưu điểm như: sự chăm chỉ, tận tụy, trung thực, thẳng thắn, cởi mở, cá tính, có sức mạnh dẻo dai, bền bỉ. Ngoài ra, cầm tinh con gà còn là những người tháo vát, sáng tạo và đa tài, luôn nỗ lực cao nhất để đạt được điều mình muốn.

Nhân dịp Tết Đinh Dậu, chúng tôi xin phác họa 7 gương mặt văn nghệ sĩ tuổi Dậu nổi tiếng sinh vào các năm Dậu của thế kỷ XX có sức ảnh hưởng lớn đối với nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Nhà phê bình Hoài Thanh (tuổi Kỷ Dậu - 1909):

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh (1909-1982) tên thật là Nguyễn Đức Nguyên, sinh năm Kỷ Dậu tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An trong một gia đình nhà nho nghèo. Nhắc đến Hoài Thanh, người ta không thể không nhắc tới "Thi nhân Việt Nam" - một tuyệt phẩm được ông viết trước Cách mạng Tháng Tám đã đưa ông lên đến đỉnh vinh quang.
Mặc dù trong cuộc đời văn chương của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm, chủ yếu là thể loại lý luận - phê bình văn học, nhưng tác phẩm có sức sống bền lâu và sự lan tỏa rộng lớn nhất vẫn là "Thi nhân Việt Nam".
Cho đến nay, vẫn chưa có ai vượt được Hoài Thanh trong việc thẩm, bình và tôn vinh Thơ Mới. Ông được coi là người có tài bình thơ thiên bẩm, uyên bác và tài hoa với ngôn ngữ ngắn gọn mà thấu đạt, có câu chữ dành cho một tác giả rất "đắc địa" khó ai bì kịp.
Sau khi tham gia giành chính quyền ở Huế năm 1945, cuộc đời nhà phê bình Hoài Thanh đã trải qua nhiều cương vị công tác, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Phó Viện trưởng Viện Văn học, Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ... Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật đợt II năm 2.000 với các tác phẩm: "Phê bình tiểu luận" (3 tập), "Nói chuyện thơ kháng chiến",  "Thi nhân Việt Nam".

Nhà thơ Quang Dũng (tuổi Tân Dậu - 1921):

Nhà thơ Quang Dũng (1921-1988), thường được nhắc với tên thật là Bùi Đình Diệm, nhưng theo một tài liệu được công bố bởi nhà thơ Vân Long, tên thật của Quang Dũng lại là Bùi Đình Dậu (tức Diệm). Có thể, cái tên Bùi Đình Dậu của ông đã được đặt theo năm sinh vốn là cách ghi nhớ tên con cái của các cụ ngày xưa, còn Bùi Đình Diệm là tên được dùng khi ông đi... công tác.
Nhắc tới nhà thơ Quang Dũng, người ta nhớ ngay tới bài thơ "Tây Tiến" - tác phẩm nổi tiếng nhất, âm vọng nhất trong gia tài thơ của ông. Bài thơ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi vẻ đẹp bi tráng, hào hoa và đầy lãng mạn đã âm vang trong tâm tưởng nhiều thế hệ bạn đọc,  đặc biệt là những người lính. "Tây Tiến" không chỉ là bài thơ đặc biệt trong sự nghiệp thơ Quang Dũng, nó còn là niềm vinh dự, thành phiên hiệu nổi tiếng của một Trung đoàn quân đội.
"Tây Tiến" đã được khắc vào bia đá, bia tưởng niệm các liệt sĩ và ghi chiến tích trung đoàn 52 Tây Tiến dựng ở Mai Châu (Hòa Bình), với  10 câu thơ được khắc, bắt đầu từ câu "Anh bạn dãi dầu không bước nữa" đến "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".
Không chỉ có tài thơ, Quang Dũng còn là người tài hoa với tài vẽ đẹp và giỏi hát. Có lẽ vì thế, thơ Quang Dũng rất giàu tính nhạc và một số bài thơ nổi tiếng như "Tây Tiến", "Đôi mắt người Sơn Tây", "Mây đầu ô", "Không đề"... đã được một số nhạc sĩ danh tiếng phổ nhạc. Nhà thơ Quang Dũng được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh (tuổi Quý Dậu - 1933):

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh năm nay đã bước sang tuổi 84. Ông vừa trải qua một ca phẫu thuật nên vẫn đang trong thời gian dưỡng bệnh, nghỉ ngơi. Dù đã vào tuổi 84 nhưng ông vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn, đặc biệt là trí tuệ minh mẫn với lối nói chuyện thông minh, dí dỏm.
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một người luôn làm việc chăm chỉ, cần mẫn, siêng năng mà theo cách nói của ông là "năng nhặt chặt bị". Trò chuyện với phóng viên VNCA, nhà văn cho biết ông thường dành thời gian có thể để đọc những tác phẩm đỉnh cao của nhân loại, bởi theo ông, nếu đọc hết thì không có thời gian nên ta phải lựa chọn để đọc một cách hiệu quả. Mặc dù đã ở tuổi "cổ lai hy" song ông không ngừng đọc, ngừng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sống. Với ông, nghề sáng tác không hề là một cuộc dạo chơi, lúc nào ông cũng làm việc miệt mài.
Kỳ lạ là ông càng viết càng say, càng viết càng có nhiều thành công đáng nể. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã liên tiếp nhận những giải thưởng danh giá của văn chương Việt Nam: 2 lần đoạt Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội cho tiểu thuyết "Hồ Quý Ly" (2001) và tiểu thuyết "Mẫu thượng ngàn" (2006). Tiểu thuyết "Đội gạo lên chùa" đã đoạt  Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2011.
Đặc biệt, bằng phương pháp tự học, ông đã trở thành một dịch giả với hàng chục đầu sách như "Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất" (tiểu thuyết của Taha Ben Jelloun, Trung tâm Văn hoá - Văn minh Pháp và NXB Phụ nữ,  1998), "Bảy ngày trên khinh khí cầu" (Jules Verne, NXB Kim Đồng, 1998), "Hoàng hậu Sicile" (tiểu thuyết của Pamela Schoenewaldt, NXB Kim Đồng, 1999), hay cuốn "Sự hình thành biểu tượng ở trẻ nhỏ" của tác giả Jean Piaget. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh thực sự trở thành một tấm gương đáng nể về tác phong, lối sống, cách thức học tập, lao động và sáng tạo văn học.

Ca sĩ, NSƯT Vũ Dậu (tuổi Ất Dậu - 1945):

Ca sĩ, NSƯT Vũ Dậu sinh năm 1945 tại Hà Nội trong một gia đình khá giả rất yêu nghệ thuật. Từ năm 13 tuổi, cô bé Vũ Dậu đã tham gia Đội Sơn ca của Đài Tiếng nói Việt Nam. Năm 16 tuổi, khi đang học trường Trung học Việt Đức, Vũ Dậu nhận được giấy gọi vào Đoàn Ca múa nhạc Trung ương và tham gia vào Đoàn văn công chiến trường.
Ca sĩ Vũ Dậu kể, tuy đi hát từ khá sớm song bà lại nổi tiếng muộn hơn nhiều so với một số ca sĩ cũng thời như Bích Liên, Diệu Thúy, Mỹ Bình... Mặc dù có cả thanh lẫn sắc, nhưng do bản tính nhút nhát nên Vũ Dậu thường chỉ đứng hát tốp ca. Mãi đến năm 1972, khi đã 27 tuổi bà mới bắt đầu sự nghiệp hát đơn. Bà nhớ mãi ca khúc đầu tiên hát đơn là bài dân ca "Trèo lên trái núi Thiên Thai" do nghệ sĩ Đinh Thìn đệm sáo trúc.
Tên tuổi Vũ Dậu dần được khẳng định và bà được tham gia nhiều chuyến đi biểu diễn ở nước ngoài. Bước vào thập niên 80 của thế kỷ trước, bà cùng một số nghệ sĩ như Lê Dung, Mạnh Hà, Thúy Hà, Ái Vân... là những ca sĩ đầu tiên hát nhạc nhẹ ở Miền Bắc. Tuy nhiên, ca sĩ Vũ Dậu vẫn nổi tiếng hơn cả với những ca khúc thuộc dòng nhạc Đỏ như "Cô gái mở đường", "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn", "Trường Sơn đông, Trường Sơn tây", "Đôi dép Bác Hồ"...
Bà đặc biệt thành công với những ca khúc của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu như "Hành khúc ngày và đêm", "Những ánh sao đêm", "Đêm nay anh ở đâu"..., để lại dấu ấn sâu đậm, đến nay chưa có ca sĩ nào "vượt" được. Năm 1989, ca sĩ Vũ Dậu xin nghỉ hưu khi nhà nước tinh giản biên chế còn Bộ Văn hóa có chủ trương "thanh xuân hóa đội ngũ nghệ sĩ".
Trở về với cuộc sống đời thường, bà mở một cửa hàng trên đường Đê La Thành để kinh doanh và chăm lo cho việc học hành, sự nghiệp âm nhạc của 2 con. Không chỉ nổi tiếng với vai trò ca sĩ, nghệ sĩ Vũ Dậu còn được biết đến là một người mẹ hiền mẫu mực, hết lòng chăm lo, vun đắp cho tài năng âm nhạc của con trai đầu lòng là nhạc sĩ Ngọc Châu và nữ ca sĩ Khánh Linh - người có giọng hát thánh thót như tiếng họa mi.
Trong gia đình, lúc nào nghệ sĩ Vũ Dậu cũng như một "mẹ gà" thực sự, luôn xòe đôi cánh ấm áp che chở cho các con. Ca sĩ Khánh Linh và nhạc sĩ Ngọc Châu đều là người nổi tiếng, nhưng  đều có những nỗi buồn riêng. Và họ, mỗi khi nhắc tới mẹ, tới gia đình thì cả Ngọc Châu và Khánh Linh đều dành cho bố mẹ những lời biết ơn sâu nặng.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (tuổi Đinh Dậu - 1957):

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ra và lớn lên ở làng Chùa, xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây (cũ), nay thuộc Hà Nội. Ông được biết đến là một trong những nhà thơ đi tiên phong trong trào lưu thơ cách tân, hiện đại, là một cây bút viết văn xuôi tài hoa, giàu cảm xúc, đồng thời là một nhà báo tài năng.
Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, đến nay ông đã có gần 30 tác phẩm ở các thể loại được xuất bản. Các tập thơ: "Ngôi nhà tuổi 17" (1990), "Sự mất ngủ của lửa" (1992), "Những người đàn bà gánh nước sông" (1995), "Nhịp điệu châu thổ mới" (1997), "Bài ca nhưng con chim đêm" (1999), "Cây ánh sáng" (2009), "Châu thổ" (2010)... đã khiến tên tuổi Nguyễn Quang Thiều được nhắc tới ở bất cứ một diễn đàn nào nói về thơ hậu chiến.
Ở thể loại văn xuôi, Nguyễn Quang Thiều cũng đã xuất bản trên 15 tác phẩm, tiêu biểu là tập truyện "Mùa hoa cải bên sông" (1989), tiểu thuyết "Kẻ ám sát cánh đồng" (1995), tiểu luận "Có một kẻ rời bỏ thành phố" (2010)...
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều là một điển hình của sự lao động, sáng tạo nghệ thuật nghiêm túc và không ngưng nghỉ. Ông chia sẻ, ông không có quan niệm nặng nề về việc cầm tinh con gì, nhưng có một điều rất "ứng" với bản thân ông, đó là có lẽ vì cầm tinh con gà nên ông là người lúc nào cũng làm việc, như con gà cần mẫn bới cỏ, kiếm mồi. Vì thế, ông có một gia sản văn chương đáng nể và cũng nhiều lần đoạt những giải thưởng lớn.
Nếu tính từ Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1993 cho tập thơ "Sự mất ngủ của lửa", đến nay nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã là chủ nhân hàng chục giải thưởng Văn học danh giá trong và ngoài nước. Ông là một nhà thơ có sự gắn bó đặc biệt với mẹ và quê hương. Hầu như các tác phẩm của ông dù tư tưởng có đi xa đến đâu, nhưng rồi cũng dẫn dụ người đọc về với làng Chùa thân thương của ông, về "Trong ngôi nhà của mẹ" như tên một tác phẩm ông xuất bản năm 2016.
Ngoài làm thơ, viết văn, viết báo, Nguyễn Quang Thiều còn là một họa sĩ. Ông vẽ tranh từ hơn chục năm nay và đã tham gia một số triển lãm nhóm. Trước thềm xuân Đinh Dậu, cũng là năm ông bước sang tuổi 60 - tròn "một vòng hoa giáp" - nhà thơ kiêm họa sĩ Nguyễn Quang Thiều đã ngẫu hứng họa một số hình tượng gà để tham gia một triển lãm với chủ đề Gà cùng nhóm họa sĩ G39 đón chào năm mới.

Ca sĩ, NSƯT  Thanh Lam  (tuổi Kỷ Dậu - 1969):

Ca sĩ, NSƯT Thanh Lam là trưởng nữ của nhạc sĩ Thuận Yến và NSƯT Thanh Hương. Sống trong môi trường nghệ thuật, được rèn luyện từ rất sớm nên Thanh Lam có thâm niên biểu diễn trên sân khấu. Đặc biệt, năm 12 tuổi đã lần đầu tiên một mình xa nhà đi dự Festival âm nhạc quốc tế tại Đức và sau đó còn nhiều chuyến đi biểu diễn ở nước ngoài. Vốn thừa hưởng nhan sắc xinh đẹp từ mẹ và nét tài hoa của bố, lại có cá tính mạnh, chỉ thích làm theo ý mình nên Thanh Lam đã không ít lần khiến cha mẹ phải buồn phiền.
Với sự thương yêu, đùm bọc và hậu thuẫn từ cha mẹ, dù cuộc sống hôn nhân đổ vỡ song "gái một con" Thanh Lam đã gặt hái được nhiều thành công trong các cuộc thi ca hát chuyên nghiệp để trở thành một trong những ngôi sao nhạc nhẹ nổi tiếng nhất của thập niên 90 của thế kỷ trước. Thanh Lam thể hiện thành công nhiều ca khúc nhạc nhẹ trữ tình của các nhạc sĩ Thanh Tùng, Dương Thụ, Phú Quang, Nguyễn Cường, Phó Đức Phương... song theo đánh giá của nhiều người, những ca khúc được Thanh Lam hát hay nhất lại chính là những sáng tác của bố - nhạc sĩ Thuận Yến - với các bài hát "Chia tay hoàng hôn", "Khát vọng", "Em tôi"...
Chính Thanh Lam cũng là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Thuận Yến viết nên nhiều ca khúc trữ tình đặc sắc, đầy tình cảm yêu thương, những tâm sự, những hi vọng và cả day dứt, trăn trở gửi gắm ở con gái của mình.
Sau này, Thanh Lam có nhiều thay đổi trong việc thể hiện âm nhạc mà nhiều người thường nói là "gào rú, quái dị", song không thể phủ nhận Thanh Lam là một trong những ca sĩ có ảnh hưởng đối với nền tân nhạc đương đại Việt Nam. Sau khi cuộc hôn nhân với nhạc sĩ Quốc Trung tan vỡ, Thanh Lam lại dọn về ở với bố mẹ và tiếp tục ca hát. Chị là một trong số không nhiều nghệ sĩ tự do đầu tiên của Việt Nam được phong danh hiệu NSƯT.

Diễn viên, MC Phan Anh (tuổi Tân Dậu - 1981):

Tốt nghiệp Trường Đại học Công đoàn, nhưng với ngoại hình điển trai, tài ăn nói lưu loát, ứng phó tình huống nhanh, Phan Anh thường xuyên được mời là MC cho các chương trình truyền hình. Sau đó, anh trở thành MC có danh tiếng, có sức hút và đã tham gia dẫn nhiều chương trình truyền hình nổi tiếng như "Sao online" "Vietnam Idol", "Giọng hát Việt", "Cặp đôi hoàn hảo", "Không giới hạn"... Phan Anh cũng tham gia làm diễn viên với một số bộ phim như "Lời nguyền huyết ngải", "Cầu vồng tình yêu", "Có lẽ bởi vì yêu"...
Năm 2016 vừa qua là một năm vô cùng đặc biệt với Phan Anh. Sau khi công bố bỏ 500 triệu tiền túi ra ủng hộ đồng bào miền Trung đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, chỉ sau một đêm MC Phan Anh đã thực sự trở thành người hùng, thành "soái ca" trên hầu khắp các trang báo, các diễn đàn, trên mạng xã hội Facebook... với số tiền nhận được từ các tổ chức, cá nhân tự nguyện quyên góp và gửi vào tài khoản cá nhân lên tới trên16 tỉ đồng.
Về sau, con số tăng lên đến trên 20 tỉ đồng đã thực sự như một "giấc mơ". MC Phan Anh là một "người của công chúng" với vai trò chính là diễn viên, người dẫn chương trình nên hành động nghĩa hiệp của anh đã nhận được sự cộng hưởng mạnh mẽ từ cộng đồng là bởi vì anh có một lượng fan khá đông đảo. Đến nay, trang Facebook cá nhân của anh đã có tới trên 1 triệu lượt người theo dõi - một con số khủng đáng mơ ước của bất kỳ một nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật - giải trí.
Ngày xuân, VNCA điểm xuất  một số gương mặt tuổi Dậu thành đạt để hầu chuyện bạn đọc nhàn tản phút giây chào đón gà vàng năm Đinh Dậu! Xin chúc quý độc giả xuân mới chúc quý độc giả xuân mới an khang thịnh vượng!



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Niên đại các triều Hùng Việt thời phục hưng

 

Nước Việt cũng như những nước từng bị Trung quốc chiếm đóng cai trị khác , Qúa khứ đất nước chỉ còn lưu giữ trong kí ức hoặc lưu giữ trong dân gian dưới dạng truyện kể – câu vè , Truyền trong dân gian rất nhiều sự kiện có thực được thần bí hóa , mỗi đời truyền lưu lại thêm thắt hoặc  sai lệch đi chút đỉnh đến độ sau thời gian dài khó có thể phục nguyên đúng như sự thực ban đầu . Ở Việt Nam 2 tác phẩm khả tín nhất về qúa khứ ngàn năm của dân tộc tác gỉa cũng phải thêm từ  …Trích quái – U linh vào đề tựa đã cho thấy điều đó  .
Sử gia Việt do thiếu tư liệu thành văn  nên không thể  thể hệ thống hóa về mặt thời gian niên đại các triều đại 1 cách chuẩn xác , trong mặt không gian sử Việt cũng không thể đúng thực do quan điểm sai lầm ….dữ kiện qúa khứ chỉ diễn ra trong phạm vi đất đại lúc viết sử . Vận nước có lúc thịnh lúc suy , lãnh thổ lúc rộng lúc hẹp , tóm hết vào mảnh đất hiện có lúc viết sử là sai lầm từ căn  bản .
Trung quốc là 1 đế quốc đi chinh phục chiếm  các nước khác , chiếm nước nào thì họ ngoài của cải và các báu vật  lập tức chiếm đoạt sách sử tư liệu nước đó đem về nước mình , khi viết sử các triều đại theo ý đồ các Hãn thường thì nhân danh địa danh bị sửa đổi , phương hướng và đường biên bị sửa đổi , vị trí địa lí trên bản đồ bị sửa đổi di dời đến nơi mà họ muốn , xét ra như thế sách sử Trung quốc chẳng còn bao nhiêu phần là sự thực . Về không gian lịch sử thì như thế nhưng về thời gian lịch sử tức  về mặt niên đại thì họ không có lí do để phải cạo sửa .
Vì thế Về niên đại các triều vua Hùng Việt thì sử thuyết Hùng Việt lấy niên đại của sử sách Trung hoa làm chuẩn .
Xét thời họ Hùng phục hưng :
Bắc Ngụy còn gọi là Thác bạt Ngụy và Nguyên Ngụy .
Là quốc gia của dòng Thác bạt thành lập năm 386 , tới năm 439 thì chiếm trọn miền Bắc Trung quốc trong thời sử Trung quốc gọi là Nam – Bắc triều , Bắc Trung quốc hoàn toàn nằm trong tay rợ Hồ giống Mongoloid  , miền Nam do hoàn cảnh cần huy động nhân tài vật lực để chống chọi với phương Bắc vua quan đã áp dụng  chế độ nửa nô lệ , tóm lại  Thiên hạ cả bắc lẫn Nam đều nằm dưới móng ngựa của các Hãn nhưng dân miền Nam dễ thở hơn đôi chút vì còn là người dù chỉ là phó thường dân còn  miền Bắc thì chỉ là đám nô lệ …thú 2 chân  .
Nguyên Ngụy tồn tại đên năm 535 thì kết thúc , lãnh thổ chia làm 2 nước là Đông Ngụy và Tây Ngụy .
Thực ra các tên Bắc Ngụy , Thác bạt Ngụy hay Nguyên Ngụy chỉ là tên của sách Lịch sử  không phải là danh xưng thực sự theo ngôn ngữ của họ .
Ngụy nghĩa là Gỉa , với người Việt thì Ngụy cũng là giặc , ghép chung lại thành từ kép ‘giặc- gỉa’ biến âm thành ‘giặc dã’ .
Xưa ở Bắc Trung hoa có giống rợ hung dữ nổi tiếng  , tên gọi  kí âm La tinh là Tacta , Trung văn độc âm hóa thành ra Thát hoặc Đát.
Theo phép phiên thiết : Thác bạt thiết Thát  , nước Thác bạt Ngụy là nước của rợ Thát cùng nòi với Mông cổ về sau . Hãn Thành cát tư không phải là tên người ; hãn là chúa (độc âm hóa của Khan – khả hãn) , thành cát thiết thát ; Tacta biến thành thành cát tư , Thành cát tư hãn chỉ nghĩa là chúa rợ Tacta mà thôi  .
‘Thác bạt’rợ Thát – Đát   được giới viết sử Trung hoa chuyển ngữ  ra  ‘Nguyên’ theo nghĩa  man dã (mọi rợ chưa văn minh) có gốc từ ‘duôn’ trong ngôn ngữ Môn-Khơme  . Những dòng chữ ngắn gọn trên đã chỉ  rõ bản sắc Nguyên triều  Trung quốc  cả tiền lẫn hậu  là rợ Tacta , tên khác là  Mông cổ – Thác bạt.
Ở nước Tây Ngụy họ Vũ Văn đã làm đảo chánh đưa Vũ văn Giác con của Vũ văn Thái lên làm vua , dẹp bỏ Tây Ngụy lập ra nước sử gọi là Bắc Châu (để phân biệt với các nước Châu khác ).
Năm 560 Vũ văn Ung lên ngôi vương nước Bắc Châu .
Nhưng phải đến năm 577 – 578 sau khi Vũ văn Ung diệt nước Bắc Tề hậu thân của Đông Ngụy thống nhất miền Bắc Trung hoa thì mới được lịch sử công nhận là hoàng đế cao tổ nhà Châu của Thiên hạ , hiệu là (Bắc) Châu vũ đế .
Nước Bắc Châu thay da đổi thịt ; Lịch sử chính thức nhìn nhận triều Bắc  Châu từ Cao tổ Châu vũ đế là 1 triều đình Trung hoa ,Tư liệu lịch sử chép Vũ văn Ung đã dựa theo Châu lễ lập ra 1 triều đình Trung hoa  . Châu vũ đế trở thành Thiên tử của Trung hoa phục hưng chấm dứt thời đen tối nô lệ Tacta hay rợ Hồ nói chung .
Sử thuyết Hùng Việt cho Triều Bắc Châu của  Châu vũ đế  được sử gia Việt      sai lầm viết thành 2 triều đại nước Việt : nhà tiền Ngô của Ngô Quyền và nhà Đinh của Đinh Hoàn (hoàng – vua ?).
Với tư liệu mới tìm được thì Thái hậu Dương vân Nga của nhà Đinh lại chính là con gái của Dương tam Kha , người đã đoạt ngôi vua của nhà Ngô như thế nhà Ngô và nhà Đinh của Đinh Hoàn trong Việt sử chỉ là 1 và kế sau triều đại này là triều đại của Dương tam Kha- Dương bình vương không phải là triều Lê của Lê Hoàn như sử hiện nay viết , hệ quả đương nhiên không hề có vụ án lịch sử nhơ nhớp Thái hậu Dương Vân Nga đồng loã  đem ngôi vua của con trao cho tình nhân  là tướng quân Lê Hoàn  lập nên nhà Tiền Lê .
Do sự đồng nghĩa giữa từ Châu biến âm của ‘chiêu’ chỉ nơi mặt trời lặn và từ ‘Đinh’ chỉ sự định – tĩnh không đổi Dịch tượng của phương Tây ; Sử thuyết Hùng Việt cho nhà Bắc Châu là triều Đinh của Đinh Hoàn chính xác lả Đinh hoàng , Triều tiền Ngô là sự sai lầm lớn của sử Việt .
Năm 577 Châu vũ đế diệt Tề làm chủ cả miền Bắc Thiên hạ được coi như cái mốc thời Trung hoa phục hưng , chấm dứt thời nô lệ rợ Thát . Ở Việt Nam triều tiền Ngô  sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 cũng được coi là thời kì mở đầu cho nền độc lập sau ‘ngàn năm’ Bắc thuộc . Trận đánh Bạch đằng giang năm 938 là sự lầm lẩn của sử gia Việt .., sự thực  năm 928 nước Sở (thời Thập quốc Hoa Nam) mở cuộc đại tấn công Đại Việt – Đại Hưng bằng đường thủy  , Ngô vương Lê Nghiễm cho quân mai phục ở 1 nhánh của sông Tứ  (Châu giang) gần thành phố Triệu khánh ngày nay , thủy  quân Đại Việt Đại Hưng nghênh chiến gỉa thua dụ cho thủy quân Sở đuổi theo , khi nước ròng thuyền chiến của Sở mắc vào những giây xích sắt chăng ngầm dưới lòng sông (cọc nhọn ?) bị đội quân cung thủ của nhà Hậu Ngô chờ sẵn tổng tấn công , quân Sở đại bại … ; Chuyện quân  của Ngô vương Lê Nghiễm  đánh bại quân Sở  éo le thay bị Sử gia Việt Nam mắt nhắm mắt mở  lộn ngược thành ra …Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán ( chính là Đại Hưng) trên sông Bạch Đằng … , hay thật …vua ta đánh bại quân ta à ?.
Sử thuyết Hùng Việt cho là không có nhà Tiền Ngô mà thay vào là triều Đinh của Đinh Hoàn từ năm 577 tới năm 581, Sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Việt Cửu của chi tộc Cửu Việt ;  cửu là số 9 dịch tượng chỉ phương Tây (tư liệu chép sai thành Qùy Việt hay Qủy Việt). Tên gọi Tiền Ngô là chỉ nước  Ngô của Ngô vương Quyền hay Ngô tôn Quyền thời Sử Tàu gọi là ‘Tam quốc’ , Sử thuyết Hùng Việt gọi là thời ‘Lưỡng triều kháng Ngụy’ hay thời ‘Thù trong giặc ngoài’ trận Bạch đầng giang thời Tiền Ngô chính là trận Xích Bích , nhân vật Hoằng Tháo chính là Tào Tháo khi còn làm tướng Đông Hán (Không phải Nam Hán) .
Kế theo là Triều đại của Dương bình vương – Dương tam Kha ,trong sử Trung hoa là nhà Tùy từ năm 581 tới 618 . Đây là triều đại của chi Tủy Việt hay Thủy Việt  gốc gác ở nước Sở thời Xuân thu chiến quốc . Triều Tùy tuy ngắn ngủi nhưng khiến diện mạo Thiên hạ thay đổi cực lớn :ngoài việc Thống nhất Bắc – Nam thu thiên hạ về 1 mối , nhà Tùy chia lại Thiên hạ lập ra 9 khu giám sát , đào vận hà nối thông Bắc Nam , lần đầu tiên thực hiện chế độ khoa cử để chọn người bổ làm quan …tức đã đi 1 bước dài trong việc kiến tạo diện mạo Trung hoa mới .
Triều Đường của Lí Uyên chính là triều Lí công Uẩn I của sử Việt kéo dài từ năm 618 tới 907; là triều đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử Thiên hạ do người chi Đường Việt hay Việt Thường kiến lập . Thế giới biết đến và nể phục Thiên hạ cũng từ đời Đường này . Âm vang Đường nhân – Đường quốc – Đường triều – Đưỡng ngữ – Đường thi .v.v. còn vọng tới tận ngày nay . Có điều ít người biết : phát âm cái gọi là  từ Hán Việt của người Việt Nam hiện nay chính là Đường âm , cũng có người gọi đấy là phát âm  của tiếng Trung hoa cổ xưa ???.
Năm 907 tới 971 (chính thức xưng vương lập ra nước Đại Việt năm 917) là niên đại nước Đại Việt thủ đô là thành Phiên ngung cũng đọc là Phiên ngu , cũng  là thời của anh em Lê Ẩn – Lê Cung  (Lưu Ẩn – Lưu Cung theo sử Tàu) . Sử Việt gọi là nhà Hậu Ngô của Ngô xương Văn – Ngô xương Ngập , Sử thuyết Hùng Việt gọi là Lí công Uẩn thứ II , theo tư liệu lịch sử Trung hoa Ngô xương Văn thực ra là Ngô Văn Xương tức Ngô vương ( văn xương thiết vương) , Ngô vương hay Ngu vương nghĩa là vương của nước thủ đô ở thành Phiên Ngu hay Phiên Ngô Quảng Châu ngày nay .
Xin ngoài lề 1 chút ; thành Quảng châu xưa còn gọi là Ngũ dương thành , phân tích theo Dịch tượng  ; Ngũ là Ngũ lĩnh  số 5 là số trung tâm của Lạc thư (đồ) trong lãnh vực địa lí nghĩa là trung tâm , dương là Dịch tượng của phía Đông mặt trời mọc (dương); Ngũ dương thành nghĩa là thành trung tâm phía Đông , Thực ra Dương thành là thành phố đã có từ buổi bình minh của Thiên hạ hơn 4000 năm trước ,đấy chính là kinh đô của nhà Hạ trung hưng . Người HẸ tụ cư ở đây chính là con cháu cư dân kinh đô nhà HẠ xưa ,sợ có ai đó nhận ra phía đông ở đây là miền Đông Giao chỉ – chỗ giữa tức vể Địa lí lấy Giao chỉ là trung tâm của Thiên hạ nên  đám con ‘giời…ơi’ đổi chữ tráo nghĩa biến ra thành phố 5 con dê , để củng cố ý tưởng quái gở này họ phịa ra truyện ngàn năm trước 5 con dê thần được Tiên đem xuống trần cứu nguy cho thành phố và để như thật họ cho nặn tượng 5 con dê to tổ bố làm biểu tượng  … thực nhục nhã biết mấy cho dân thành  dê …
Xin trở lại …
Lịch sử Hùng Việt có 3 triều Đinh :
*Triều Đinh của Đinh tiên hoàng trong sử Trung hoa là triều Tần thủy hoàng thời cổ sử .
*Triều  Đinh của Đinh Hoàn  là triều Bắc Châu từ Châu vũ đế về sau trong sử Trung hoa .
*Triều Đinh của Đinh bộ Lĩnh  là tên khác của triều Lí nước Đại Hưng – Đại Việt .
Nhà Đinh của Đinh bộ lĩnh được cho khởi đầu năm 968 nhưng thực lạ mãi 2 năm sau  vào năm 970 vua ‘Đinh’ mới định niên hiệu là Thái bình nguyên niên tức năm khởi đầu triều đại .
Theo Sử thuyết Hùng Việt thì Đinh bộ nghĩa là phần đất phía Tây , lĩnh là thủ lĩnh , ‘Đinh bộ lĩnh’ là danh xưng của người cai quản phần đất phía Tây đất nước không phải họ và tên , sử gia Trần trọng Kim thì cho Đinh là họ còn  bộ lĩnh là chức quan không phải tên gọi .
Người đứng đầu đất phía Tây lên ngôi vua đặt niên hiệu Thái bình nguyên niên năm 970 cũng chính là ông Lí làng Diên uẩn tức Lí công Uẩn thứ III. (Xin đọc thêm trong trang dòng Hùng Việt ) là vua khởi dựng triều Lí trong sử Việt .
Đinh bộ Lĩnh và Lí công Uẩn chỉ là 1 nhân vật lịch sử tên thật là Lí Tiến người  Giao chỉ làm quan điện tiền chỉ huy sứ và cũng là phò mã của vua nước Đại Việt – Đại Hưng ở thành Phiên ngô . Nước đại Việt chia làm 2 vùng địa lí Đông là Quảng đông ngày nay và Tây là Giao chỉ xưa . Khi sức ép của quân Tống lên đến đỉnh điểm , biết khó giữ được kinh đô Phiên ngu triều đình Đại Hưng tính kế lâu dài ; năm 968 đã cử tướng điện tiền chỉ huy sứ Lí Tiến sang làm Toàn quyền cai quản phía Tây đất nước tức miền Giao chỉ để chuẩn bị sẵn cho việc dời đô tiếp tục chiến đấu kháng Tống , chính do vậy mà có danh xưng Đinh bộ lĩnh . Năm 970 – 971 khi kinh đô phía đông là thành Phiên Ngu rơi vào tay giặc Tống vua không dời đi mà ở lại chiến đấu và bị bắt mang về Tống quốc thì Đinh Liễn mới chính thức lên ngôi vua  Đại Hưng khởi đầu triều đại phía Tây tiếp nối triều phía Đông , sau nước Đại Hưng  trên đất Giao chỉ lấy lại quốc hiệu cũ là Đại Việt, kinh đô ban đầu ở Hoa lư Ninh bình ngày nay .
Đền thờ vua Đinh ở Ninh bình là đền thờ Đinh Liễn tức Đinh Lí Tiến cũng là Lí Công Uẩn – Lí Thái tổ . Đền thờ vua Lê là nơi thờ Lí Đức Chính cũng là Lê Đại Hành – Lí Thái Tông vua thứ 2 của triều Lí .., xin dẹp dùm việc tượng thái hậu Dương vân Nga thờ ở đền vua này nhưng quay mặt sang đền vua kia đi (chồng trước chồng sau) …, Dương vân Nga – Dương ngọc Nga – Dương thị Nga là thái hậu triều Đinh Hoàn trước con của Dương tam Kha không phải triều Đinh bộ Lĩnh này .
Có chi tiết đáng lưu ý : Các vua họ Lê hay Lí nước Đại Việt nhận mình thuộc dòng dõi Lí Bôn tư liệu Tàu gọi là Lưu Bang .
Sử chép rõ Lưu Bang quê ở đất Phong làm Đình trưởng ở Tứ thượng , tứ thượng thiết tượng …thì ra chính là Tượng quận thời Tần . Đất Phong gần kề Tượng quận thì chỉ có thể là miền Phong châu nước Việt .
2 vua Lê Ẩn – Lê Cung là con của Lê Khiêm , tư liệu khác viết là Lưu tri Khiêm thứ sử Phong châu đời Đường  , lưu tri thiết Lê , người Tàu viết Lê thành họ Lưu cho có vẻ …giống dòng dõi họ Lưu của Lưu Huyền và Lưu Tú là 2 vua  Hán vốn xuất thân là tướng cướp Lục lâm thảo khấu .
Phong châu thời Tùy đổi thành Hưng châu phải chăng chính vì danh xưng của Lí Bôn – Lưu Bang trong Hùng phả là Hùng Trịnh vương Hưng đức lang mà vua Tùy đổi Phong châu thành Hưng châu và anh em vua Lê thành Phiên ngu đã lấy tên quê gốc Hưng châu của tổ tiên làm quốc hiệu  đổi Đại Việt thành Đại Hưng , sử Tàu …hô biến …Hưng thành Hán , nước Đại Hưng thành nước Nam Hán lừa mọi người ?.
1 phần đất Hưng châu vẫn còn trong ‘địa bạ’ nước Việt thời cận đại  gọi là tổng Hưng hóa .
Theo phép phiên thiết Hán văn Lí Tiến thiết Liễn nên Đinh bộ Lĩnh cũng là Đinh Liễn  nghĩa là ông Liễn đất phía Tây .
Là người làng Diên Uẩn nên Lí Tiến còn được gọi là Lí công Uẩn nghĩa là ông họ Lí làng diên Uẩn .
Theo tư liệu Trung hoa thì Công Uẩn đã gỉa xưng họ Lê để nhận quyền lưu hậu từ các vua họ Lê (Lưu) nước  Đại Việt – Đại Hưng  thành Phiên Ngu , 2 đời vua đầu nhà Lí là Công Uẩn và Đức Chính mang họ Lê cho tới đời thứ 3 là Nhật Tôn mới ‘tiếm xưng’ là hoàng đế thứ 3 triều Lí nước Đại Việt và truy phong cha là Lí thái tông , ông nội là Lí thái Tổ , phải chăng cũng chính vì thế mà Lí đức Chính còn tên khác là Lê đại Hành …khiến sử Việt rối bời .
Tóm lại : triều Lí Việt nam khởi đầu từ năm 970 và kết thúc năm 1225  không phải năm 1010 như sử hiện nay chép và là triều đại tiếp nối  triều Đại Việt – Đại Hưng phía Đông của các vua họ Lê (sử Tàu biến ra Lưu) đô ở thành Phiên Ngung hay Phiên ngu .
Với sự liên tục của 2 triều đại Đông và Tây nước Đại Việt – Đại Hưng xin các đấng con ‘giời …ơi’ đừng nói đến chủ quyền lịch sử trên biển Nam Trung quốc nữa , nước duy nhất có thể nhận chủ quyền lịch sử trên vùng biển ấy là nước Đại Việt Đại Hưng .
Chính sách vở thời Mãn Thanh triều đại sau cùng của Đại Hãn quốc của các vị cũng gọi vùng biển ngoài khơi Bắc Việt Nam nơi có quần đảo Hoàng sa là Giao chỉ dương và vùng biển miền Trung Việt nơi có quần đảo Trường sa là La hải  (La là tên gọi thời xưa của cư dân miền trung Việt Nam).


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sứ quân Lã Đường và thời Đại Việt lập quốc


Loạn 12 sứ quân ở Việt Nam là sự kiện không hề được các thư tịch Trung Hoa nói tới. 12 sứ quân thực ra là được sử Việt chắp nối dựa trên các sự tích địa phương dựng nên. Các sứ quân này khi xét kỹ đều là những nhân vật của thời kỳ khác. Điển hình, sứ quân mạnh nhất là Đỗ Cảnh Thạc ở vùng Thanh Oai – Quốc Oai lại là cách kể khác của chuyện thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu Nam Việt từ thời trước Công nguyên. Đằng Châu Phạm Phòng Ất ở vùng Hưng Yên xét kỹ phải là Sĩ Nhiếp, cai quản Giao Châu tự trị dưới triều Ngô Vương Quyền thời Tam Quốc…
Một trong 12 sứ quân được kể đến là tướng Lã Đường ở vùng Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên). Theo truyền thuyết làng Khoai, nay là làng Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên thì ông là người sở tại, thủa nhỏ còn có tên gọi khác là Lã Tá Phi vốn người cao lớn, thông minh, văn võ song toàn. Ông được sinh ra trong một gia đình hào trưởng giàu có, cha ông là Lã Đại Liệu, nguyên là bộ tướng của sứ quân Trần Lãm và đã lập được nhiều chiến công dưới thời Ngô Quyền. Lớn lên ông kế nghiệp cha lập ấp và cai trị nhân dân khu vực Tế Giang. Gặp thời loạn, thế lực của ông trở thành một trong những đại diện cát cứ mạnh nhất thời 12 sứ quân.
Tương tự, các di tích miếu Bản Thổ và đình Cự Chính ở Hà Nội cũng thờ Lã Tá Đường cùng với cha ông là Lã Đại Liệu. Theo thần tích, Lã Đại Liệu cha ông vốn là người võ nghệ siêu quần, được mệnh danh là đại đô vật, hô phong hoán vũ và là bộ tướng thứ 7 của Trần Lãm dưới thời Ngô Vương, có công đánh đuổi giặc Nam Hán.
Ngay trong những thần tích trên cũng đã lộ ra những điều khó hiểu. Trần Lãm là người gốc Quảng Đông, nổi lên làm sứ quân sau khi nhà Ngô suy sụp. Vậy làm sao bộ tướng Lã Đường của Trần Lãm lại tham gia đánh quân Nam Hán cùng với Ngô Vương? Trần Lãm và Lã Đường đều là trong 12 sứ quân thời đó, làm sao Lã Đường lại là bộ tướng của Trần Lãm được?
P1300924Đình Bến ở Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên.
Theo thần tích đình Thắm, làng Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang thì Lã Tá Đường bị tướng Chu Công Mẫn đánh bại, Lã Tá Đường bị chém đầu, thủ cấp bị mang về thành Hoa Lư. Chu Công Mẫn là người làng Đan Nhiễm, nên xưa dân 2 làng Phụng Công và Đan Nhiễm thường có hiềm khích với nhau.
Lã Tá Đường cũng được thờ tại đền Thượng, xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định nhưng thần tích ở đền thì lại cho biết ông là sứ quân quy hàng Đinh Bộ Lĩnh và được vua ban ruộng đất ở đây cho dân thờ phụng. Điều này có vẻ đúng hơn. Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm gả con gái và trao lại binh quyền. Như thế Lã Đường là bộ tướng của Trần Lãm, đi theo Đinh Bộ Lĩnh thì hợp lý hơn là thành ra sứ quân đối đầu với Đinh Bộ Lĩnh?
Một nơi thờ Lã Đường khác là đình thôn Cầu, trước là Cầu Bây (Thạch Cầu, Long Biên, Hà Nội) với sự tích có nhiều chi tiết hết sức kỳ lạ về vị sứ quân này.
Theo các cụ kể lại, thần quê chính ở Văn Giang, làm tướng theo Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn Thập nhị sứ quân. Tướng Lã Lang Đường là mô sinh của Lý Công Uẩn, ông được thầy Lý dạy văn, dạy võ, sau ông tập hợp dân binh kéo quân theo nhà Đinh. Đoàn thuyền mang quân về Nam Định, Ninh Bình, rồi vào khu Bãi Sậy (Hưng Yên). Ông đánh tan bọn đầu trộm đuôi cướp, chở thuyền về Thăng Long. Quân bại trận, ngựa ngã chết nhiều, chất đống thành cánh đồng Mả Ngựa. Về đến Cầu Bây ông gặp ba mẹ con bà bán nước, ông dừng chân. Bà bán nước phát hiện máu ở cổ ông đang rỉ chảy, ông sờ tay lên vai mới biết mình bị thương nặng. Ông vượt cầu qua sông Nghĩa Trụ rồi mất ở cánh đồng Cuốc.”
Cầu Bây là nơi lễ hội có tục chém lợn được nhắc đến trong thời gian gần đây do hình ảnh cổ súy “sát sinh” này tỏ ra không còn hợp với thời đại. Tục lệ tế lợn không đầu cũng thấy ở đình Bến (Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên), cũng là đền thờ tướng Lã Đường. Tục lệ này liên quan đến việc Lã Đường bị thương ở cổ và hy sinh như được kể đến trong thần tích trên.
Thần tích ở Cầu Bây cho biết Lã Đường là một tướng theo Đinh Bộ Lĩnh đi dẹp loạn, chứ không phải một sứ quân. Đặc biệt thông tin Lã Đường là môn sinh của Lý Công Uẩn thì không thể hiểu nổi theo sử sách hiện tại. Từ thời 12 sứ quân và Đinh Bộ Lĩnh đến khi có Lý Công Uẩn còn qua cả một triều đại của nhà Tiền Lê. Môn sinh của Lý Công Uẩn sao lại là tướng hay sứ quân thời Đinh được?
P1320395Đình Cầu ở Thạch Bàn, Long Biên, Hà Nội.
Đọc thêm những câu đối trong đình Cầu thì còn kỳ lạ hơn nữa. Câu đối ở tòa đại đình ghi (theo sáchHà Nội danh thắng và di tích):
Dực bảo trung hưng thiên cổ tự
Hòa đao mộc lạc trấn Nam phương.
Hòa đao mộc lạc” là cụm từ gặp trong bài sấm ký trên cây gạo khi Lý Công Uẩn lên ngôi:
Thụ căn diểu diểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Hòa đao mộc” 禾刀木 là chiết tự của họ Lê 梨. Nghĩa của bài sấm này ám chỉ là nhà Lê mất thì nhà Lý lên thay.
Một câu đối khác hiện còn ở trong cung thờ Lã Lang Đường tại đình Cầu:
雲騰雙鳳天降兩龍聖跡後光傳易録
祐翌和刀陣扶石馬神威中外凛靈聲
Vân đằng song phượng, thiên giáng lưỡng long, thánh tích hậu quang truyền dị lục
Hữu dực hòa đao, trận phù thạch mã, thần uy trung ngoại lẫm linh thanh.
Dịch:
Đôi phượng cưỡi mây, hai rồng đậu xuống, tích thánh ngời sau truyền chuyện lạ
Hòa đao thần giúp, ngựa đá xung trận, oai thần ngoài khắp tiếng thiêng xa.
Vế đối đầu nói tới sự tích địa phương về việc có một bầy tiên nữ đến xây khu vực này cầu, làm đánh thức con rồng đang ngủ. Con rồng hiện thành gà gáy kêu to báo trời sáng làm bầy tiên bay về trời. Do đó có một cây cầu đá tiên xây chưa xong còn lơ lửng giữa dòng sông…
Vế đối sau rõ ràng nói tới chiến tích của Lã Lang Đường như kể trong thần tích. Đặc biệt ở đây một lần nữa có cụm từ “Dực hòa đao”, tức là phò giúp họ Lê vì “hòa đao” là chiết tự rút gọn của chữ .
Tới đây thì thật không biết vị tướng Lã Đường này “phục vụ trong quân ngũ” của ai. Lúc thì là bộ tướng của Trần Lãm và cùng Ngô Vương đánh giặc. Lúc thì là môn sinh của Lý Công Uẩn nhưng lại làm tướng dẹp loạn cho Đinh Bộ Lĩnh. Lúc thì lại có công trạng phò tá, trung hưng nhà Tiền Lê…
Những câu chuyện đầy mâu thuẫn này của vị tướng Lã Đường chỉ có thể hiểu khi nhìn nhận lại giai đoạn lịch sử Việt Nam sau thời phân rã Hậu Đường theo sử thuyết mới:
– Lưu Nham thay anh là Lưu Ẩn nhận chức Tiết độ sứ cho cả 2 vùng Tĩnh Hải và Thanh Hải. Truyền thuyết Việt gọi Lưu Nham là sứ quân Trầm Lãm (Lưu Nham thiết Lãm), chiếm giữ vùng ven biển phía Đông (Trần chiết tự là Đông A).
– Lưu Nham thực ra mang họ Lê vì cha là Lưu Tri Khiêm, thứ sử Phong Châu. Lưu Tri thiết Ly, . Lê cũng đọc là Lý trong phát âm tiếng Trung.
– Lưu Nham ngay sau đó tự lập nước Đại Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông). Ông đổi tên thành Lưu Cung. Vì thế truyền thuyết Việt còn gọi ông là Lý Công Uẩn (Lê Cung – Lê Ẩn), là vị “Thái Tổ” của nhà Lý nước Đại Việt đầu tiên.
– Vì đô thành của nước Đại Việt này đóng tại Phiên Ngung hay Phiên Ngu nên sử Việt còn gọi triều đại của Lê Nham là triều Ngô (Ngô Vương).
Lã Đường là bộ tướng của Trần Lãm, hay môn sinh của Lý Công Uẩn, cùng Ngô Vương đánh giặc và phò giúp nhà Lê đều chỉ là cùng một chuyện. Nghĩa là Lã Đường là tướng của Lê Nham – Trần Lãm – Ngô Vương – Lý Công Uẩn, có công cùng Lê  Nham lập quốc.
Triều Ngô – Tiền Lê của Lê Nham sau đổi tên nước thành Đại Hưng, sách Tàu chép thành Nam Hán. Tới thời Lê Sưởng (Lưu Sưởng) thì bị nhà Tống tấn công, phần đất Thanh Hải cùng kinh đô Phiên Ngô thất thủ. Phần đất Tĩnh Hải là vùng Bắc Việt trước đó do con rể của Trần Lãm hay Lưu Cung là Lý Tiến cai quản. Lý Tiến được sử Việt gọi là Đinh Bộ Lĩnh, nghĩa là thủ lĩnh của Đinh bộ – Tĩnh Hải quân, hay Nam Việt Vương Đinh Liễn (Lý Tiến thiết Liễn). Lý Tiến là người quê ở Cổ Pháp (Bắc Ninh), là Lý Công Uẩn thứ 2 của triều Lý nước Đại Việt thứ 2 (tới Lý Thánh Tông mới lấy lại tên nước Đại Việt). Như thế Lã Đường là bộ tướng của tiền triều Lê Nham, sau đó theo hoặc chống Đinh Bộ Lĩnh hay Lý Công Uẩn 2 gây dựng quốc gia Đại Việt trên đất Tĩnh Hải.
Chính sử Việt giai đoạn này còn nhắc tới một nhân vật họ Lã khác. Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi: “Xét Thập quốc thế gia Ngô Xương Văn mất ở Giao Châu, tướng tá của ông là Lã Xử Bình và Thứ sử Phong Châu là Kiều Tri Hựu tranh nhau lên thay. Giao Chỉ đại loạn, Đinh Liễn ở Giao Châu đánh tan hai người ấy, Xưởng giao cho Liễn làm Tiết độ Giao Châu…”.An Nam chí lược của Lê Tắc chép: “Đến khi Ngô Xương Văn chết, thì có bộ thuộc là Ngô Xử Bình, giành làm vua; Đinh Bộ Lĩnh giết Ngô Bình, lãnh nước Giao Chỉ, tự xưng là Vạn Thắng Vương“.
Các tư liệu cho biết Lã Xử Bình là tướng của Ngô Xương Văn, thậm chí còn được lấy họ Ngô của vua. Sau khi Ngô Vương mất Lã Xử Bình nổi lên ở Giao Châu rồi bị Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp. Đinh Bộ Lĩnh dẹp được Lã Xử Bình thì mới tiếp quản được Giao Châu. Lã Xử Bình như vậy là một thế lực đối đầu chủ yếu với Đinh Bộ Lĩnh nhưng lại không hề có mặt trong danh sách 12 sứ quân hiện nay. So sánh có thể thấy Lã Xử Bình chính là Lã Đường, vốn là tướng của Ngô Vương (Văn Xương thiết Vương) – Lê Nham, sau chống lại Lý Tiến – Đinh Bộ Lĩnh Giao Châu.
Giai đoạn chuyển tiếp, mở đầu độc lập của nước Đại Việt thật rối như tơ vò bởi những thông tin lịch sử của ta và tàu đầy mâu thuẫn. Chuyện về sứ quân Lã Đường là một trong những đầu mối để gỡ được cái mối tơ nhùng nhằng đó, trả lại đúng lịch sử cho những vị vua, những vị công thần lập quốc Đại Việt này.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Phố sách xuân 2017 dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ : bộ "Tư tưởng" và tiểu thuyết đồng hạng giá 20k


Xe máy xe đạp xe ô-tô, các loại, được phép lưu thông quanh hồ Hoàn Kiếm vào ngày 5 Tết Đinh Dậu (tức ngày 1/2/2017). Cũng có nghĩa là sau khi lòng vòng quanh đó, sẽ được gửi xe vào bãi trông có phí ngay sát với phố sách xuân.

Phố sách xuân được mở ra dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ, dọc theo phố Lê Thạch. Góp mặt các nhà khá xôm tụ: Phương Nam, Phụ Nữ, Kim Đồng, Đông Tây, Văn học, Nhã Nam, AZ, Đinh Tị,... 


(Đang viết tiếp)
Giao Blog

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hành hung thương binh 70 tuổi: Sự hung hãn nguy hiểm


>> Thói quen xấu xí của người Việt ngày Tết trong mắt một "dâu Tây"
>> Vì sao năm nay Trung Quốc không bắn pháo hoa?
>> Tàu chiến Mỹ áp sát đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa


Văn Công Hùng
(Dân Việt) 5-6 thanh niên lực lưỡng khỏe mạnh xông vào tra tấn một bác cựu chiến binh, thương binh gần 70 tuổi đang phải sử dụng một chân giả, giữa phố phường Hà Nội.

Mấy ngày tết, theo thống kê, trên cả nước ta, có khoảng 2.000 vụ nhập viện vì... đánh nhau. Tức là những vụ không bị nhập viện thì không tính. Mà số không phải nhập viện này chắc chắn phải gấp nhiều lần số nhập viện.

Rất nhiều người lên tiếng bày tỏ sự xấu hổ vì tính hung hãn, bất chấp phải trái của một số người dân Việt, không chỉ ở trong nước, mà cả “xuất khẩu” ra nước ngoài mỗi khi có dịp.

Người ta có thể đánh nhau, hoặc đánh người vì những hành vi rất nhỏ nhặt như… “nhìn đểu”, vô tình đụng nhau, mâu thuẫn trên mạng, không nhường đường… đến lớn hơn như nghi ngờ bắt được kẻ trộm, mâu thuẫn tình ái, trả thù nhau…

Hôm qua trên mạng lan truyền 2 vụ đánh người rất... điển hình. 5-6 thanh niên lực lưỡng khỏe mạnh xông vào tra tấn, phải gọi đúng là thế dù tôi không đủ can đảm xem hết clip, một bác cựu chiến binh, thương binh gần 70 tuổi đang phải sử dụng một chân giả, giữa phố phường Hà Nội. Đánh dã man xong bọn họ còn khóa tay ông ép lên xe chở đi như chở tội phạm. Và, nếu nghe những lời đám thanh niên này văng ra lúc đánh ông già thì mới kinh nữa. Tôi không xem hết clip không phải vì sợ cảnh đánh người, dù nó cũng rất kinh rồi, mà là kinh cái thái độ hung hãn, vô cảm, bất chấp, cái máu lạnh, cái bất nhẫn, cái ác độc không điểm dừng của mấy ông trẻ này. Không thể tưởng tượng được, giữa thủ đô, thành phố vì hòa bình, mà lại có thể nảy nòi ra những kẻ ác độc đến mất nhân tính đến như thế.

Vụ thứ 2 cũng hài không kém, cũng tại Hà Nội. Một chị mất xe máy, chạy đuổi theo và tri hô để mọi người giúp. Vừa hay có một anh cũng chạy cái xe như thế đi tới. Thế là nhiều người ở đấy đè nghiến anh này ra tra tấn tập thể. Một người quen của anh này xông vào can, bị đánh hội đồng luôn. Em ruột anh này chạy ô tô tới, nhảy xuống can cũng bị “tẩn”. Cả 3 người phải vào nhập viện cấp cứu ngay giữa ngày tết trong sự ngỡ ngàng của biết bao người đi đường tử tế không thể can được, và cả sự hả hê của những kẻ thích đánh người, ra tay bất cứ lúc nào có hứng.

Trước đó nữa, là những vụ đánh người trộm chó, và cả bọn trộm chó đánh chủ chó. Rồi học sinh đánh nhau, mà “đỉnh” nhất là vụ mấy choai nữ vừa đánh hội đồng một cháu bé, một choai dùng viên gạch bổ thật lực vào đầu cháu bé nạn nhân khiến cháu gục tại chỗ, bất động...

Chúng ta đã từng tự hào về lòng dũng cảm, tinh thần nghĩa hiệp, sự hy sinh vì nghĩa lớn của con người Việt Nam, nhất là thời kỳ chiến tranh. Nhưng nếu như, không biết điều chỉnh, chúng ta cứ áp dụng mãi nó vào thời hiện tại thì đấy là một sự báo động về tính mang động, liều lĩnh, tính hung hãn của một số người Việt, đặc biệt là trong lớp trẻ.

Giáo dục truyền thống là việc đương nhiên, nhưng có vẻ như chúng ta mới chỉ giáo dục một chiều, mà chưa biết hóa giải truyền thống ấy vào hiện tại, để biến cái truyền thống quả cảm, sẵn sàng hy sinh bằng lối sống nhân hậu, bình tĩnh, an nhiên, thấu tình đạt lý vào đời sống bình thường. Chứ cứ như những gì đang xảy ra, có vẻ tính hung hãn của người Việt đang ngày càng có cơ phát triển…

Một xã hội có nhiều người nghĩa hiệp, sẵn sàng ra tay vì lẽ phải, chống lại bất công, là một xã hội có thể được cho là đẹp. Nhưng đi liền với sự nghĩa hiệp phải là sự thượng tôn pháp luật, là tính nhân bản, là tình thương, là việc không để cái ác được lên ngôi.

Dùng cái ác chống lại các ác là sự bất lực của con người, của xã hội. Huống hồ ở những trường hợp cụ thể này, nạn nhân là những người bình thường, những người tử tế. Đối với những kẻ ăn trộm, như trộm chó chẳng hạn, chúng ta cũng không được quyền hành xử kiểu lợi dụng đám đông để tra tấn kẻ trộm, huống gì…

Một mặt cần phải xem lại cách giáo dục của chúng ta, mặt khác, cũng cần phải điều chỉnh pháp luật, để mỗi khi có việc xảy ra, người dân cảm thấy họ không được pháp luật bảo vệ nên họ phải tự xử…

Và cũng cần phải đối xử công bằng nữa. Hiện tại có vẻ chúng ta rất chú trọng xây dựng kinh tế, trong khi văn hóa, vẫn có cái gì đấy như kiểu “ăn xổi ở thì”, phát nhiều ở bề nổi, còn cái cốt lõi của văn hóa, là giáo dục con người từ bé, về lẽ phải, về công bằng, về lòng nhân, về ý thức cộng đồng, nhường nhịn và vị tha… để tạo ra một thế hệ có đủ bản lĩnh, nhân cách để sống và yêu thương, để tồn tại và phát triển… thì hình như mới chỉ được chăng hay chớ…

Sự hung hãn nếu không biết tiết chế, rất dễ dẫn đến những hiệu ứng đám đông vô cùng nguy hiểm…

Để có thể yêu thương nhau, phải học cả đời. Để trở thành kẻ ác, chỉ cần tích tắc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐẦU XUÂN, PHOT_PHET XÔNG ĐẤT NHÀ...CHỊ KIM TIÊM




Posted by Lyhong Tuan

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
( Hình mang tính minh họa - không đúng với sự thật )
Phot_Phet: Xin chào chị Kim Tiêm. Chị đi đâu mà te tái thế?
Kim Tiêm: Tôi đi thẩm mỹ viện tẩy cái mụn ruồi. Hãm tướng quá.
Phot_Phet: Chị chớ dại, mất mạng như bỡn. Chị không nghe anh gì bác sĩ vứt xác chị gì xuống sông khi đi độn mông, hút mỡ à?
Kim Tiêm: Tôi chỉ tiểu phẫu thôi, chết làm sao được. Chứ cứ để cái nốt ruồi trên mặt tôi cũng chết vì nhục.
Phot_Phet: Là sao ạ?
Kim Tiêm: Thì nó hãm tướng tôi và là cơ hội cho bọn mất dạy bảo là con bọ chó trên đống phân bò.
Phot_Phet: Chết chết, lũ khốn. Sao chị lại có thể để chúng dẫm đạp lên hình hài và nhân phẩm thế được?
Kim Tiêm: Tôi quen rồi. Cái nghề của tôi nó khốn khổ lắm.
Phot_Phet: Ấy chết! Chị làm nghề gì mà kinh dị thế?
Kim Tiêm: Tôi làm bác sĩ.
Phot_Phet: Nghề cao quý thế sao lại có thể như vậy được?
Kim Tiêm: Họ còn kêu gào tôi bỏ nghề nữa cơ. Rõ dơ!
Phot_Phet: Sao lại có thể như thế được?
Kim Tiêm: Thực ra là tâm lý đám đông phản ứng vài vụ việc mà anh biết như vứt xác xuống sông, tiêm nhầm thuốc co bóp âm đạo cho trẻ sơ sinh, rồi mấy cái phong bì phong bao hay cảnh nằm chéo cẳng ngỗng trong bịnh viện...Tôi cũng đau lòng lắm, nhưng chỉ là thiểu số và là rủi ro chấp nhận được trong nghề nghiệp.
Phot_Phet: Thế thôi mà cũng ầm lên. Vì lẽ gì, chị nhỉ?
Kim Tiêm: Tại cái bọn nhà báo kền kền ăn xác thối cả đấy. Chúng chửi bọn tôi là sát nhân a, vô đạo đức a, khốn nạn a...Thiếu nước chúng chửi bọn tôi là lũ cô hồn mặt lồn. Xin lỗi anh ( bịt mồm...)
Phot_Phet: Cũng là bác sĩ, chị nghĩ gì về những đồng nghiệp không may kia?
Kim Tiêm: Tôi chả nghĩ gì cả, đứa nào sai đứa ấy chịu trách nhiệm. Tuy nhiên tôi cũng phải mất ngủ mấy đêm.
Phot_Phet: Vì lẽ gì thế ạ?
Kim Tiêm: Tôi xấu, già thế này mất ngủ thì chả thành bô lão. Ấy nhưng lại tốt cho việc cắt cái mụn ruồi. Chả là da mặt tôi hơi dầy, nhăn nheo tý cho tiện tay dao, tay kéo.
Phot_Phet: Chuyên môn của chị là gì?.
Kim Tiêm: Tôi vệ sinh dịch tễ, ý tế dự phòng thôi.
Phot_Phet: Thế mà chị đứng đầu toàn bộ các đóc - tờ quốc gia, vãi mả nhỉ?
Kim Tiêm: Sao anh biết?
Phot_Phet: Tôi nhận ra chị là qua cái mụn ruồi.
Kim Tiêm: Đấy, tôi biết ngay mà. Nó hãm tướng và phản chủ lắm.
Phot_Phet: Thế nên chị đi phá?
Kim Tiêm: Đơn giản là tôi thay tướng đổi vận thôi. Và cũng có thể là đẹp lên.
Phot_Phet: Nhưng cái bản mặt vẫn là của chị. Và người ta vẫn nhận ra.
Kim Tiêm: Khổ thế đấy. Theo anh tôi phải làm gì?
Phot_Phet: Chị nên đại phẫu thay toàn bộ khuôn mặt đi.
Kim Tiêm: Thế thì tôi chết. Như cái chị gì kia chứ chả phải là chuyện đùa.
Phot_Phet: Thì đã sao. Bất quá đồng nghiệp lại vứt xác chị xuống sông là cùng.
Kim Tiêm: Tiên nhân anh. Đồ thối tha phọt phẹt.
Phot_Phet: Rất hân hạnh thưa chị, hi hi hi...


Phần nhận xét hiển thị trên trang