Truyện ngắn của Hồng Giang
Cơn bão Sơn Tinh chưa tràn đến đây. Con bé đang ở chân núi Ba Vì. Ngọn núi có tên thánh, đang được người ta gọi tên cơn bão. Một cơn bão chỉ trước bão San Zi khốc liệt bên Hoa Kỳ vài ngày. Người ta nói, sắp tới có thể mưa kéo dài. Có khi cả vùng còn bị ngập lụt nữa. Mà mưa gió ở xứ này đồng nghĩa với việc đi lại khó khăn, vật giá leo thang và giá cả đắt đỏ. Nhưng lúc này, nó chẳng còn bụng dạ nào quan tâm đến chuyện đó. Ngay dù cả đất có sụt dưới chân, cây có đổ ngay trước mặt nó cũng không còn đầu óc đâu để ý đến. Nó vừa gặp một việc bất ngờ mà nó đinh ninh không bao giờ xảy ra.
Bà chủ công ty vừa bảo:
- Từ ngày mai, mày tìm chỗ khác làm. Chỗ cô dạo này khách ít, chả có mấy việc. Một mình chị Mái làm còn chưa đủ việc. Thêm mày nữa tao lấy đâu tiền trả công? Thông cảm với cô đi, kinh tế hết thời suy thoái, cô sẽ lại gọi mày về.
Nó hỏi lại:
- Sao cô bảo cháu làm dài hạn cho cô kia mà?
- Nói là nói thế, làm ăn kinh tế phải uyển chuyển chứ? Mày học Kinh Tế mà sao đầu óc đơ thế? Hay mày bị “treo máy”? Còn phải tái sản xuất, cơ cấu dự phòng nữa chứ? Làm không có lãi, ai làm làm gì? Thôi đừng nói nhiều, tranh luận là cô cháu dễ mất lòng nhau lắm cháu ạ. Dù cháu có còn làm hay không, cô là cô cứ cốt giữ lấy cái tình cảm. Chả phải như xứ đồng rừng nhà mày, chỉ cốt củ sắn to đâu..
Bà còn nói một thôi, một hồi, những thế này a, thế kia a..
Nhưng tai nó đã ù đi, không còn nghe được mụ đang nói gì.
Từ ngày mai nghĩa là nó đã mất việc. Cái nơi nửa thành phố, nửa núi non này kiếm việc đâu có dễ? Mà hình như người thất nghiệp ngày càng nhiều, ở đâu cũng gặp.
Nó còn hơn một năm nữa mới ra trường. Nhà lại hai chị em đang cùng học, liệu bố mẹ ở nhà có đủ khả năng chu cấp cho cả hai chị em được không?
Bà chủ công ty vừa bảo:
- Từ ngày mai, mày tìm chỗ khác làm. Chỗ cô dạo này khách ít, chả có mấy việc. Một mình chị Mái làm còn chưa đủ việc. Thêm mày nữa tao lấy đâu tiền trả công? Thông cảm với cô đi, kinh tế hết thời suy thoái, cô sẽ lại gọi mày về.
Nó hỏi lại:
- Sao cô bảo cháu làm dài hạn cho cô kia mà?
- Nói là nói thế, làm ăn kinh tế phải uyển chuyển chứ? Mày học Kinh Tế mà sao đầu óc đơ thế? Hay mày bị “treo máy”? Còn phải tái sản xuất, cơ cấu dự phòng nữa chứ? Làm không có lãi, ai làm làm gì? Thôi đừng nói nhiều, tranh luận là cô cháu dễ mất lòng nhau lắm cháu ạ. Dù cháu có còn làm hay không, cô là cô cứ cốt giữ lấy cái tình cảm. Chả phải như xứ đồng rừng nhà mày, chỉ cốt củ sắn to đâu..
Bà còn nói một thôi, một hồi, những thế này a, thế kia a..
Nhưng tai nó đã ù đi, không còn nghe được mụ đang nói gì.
Từ ngày mai nghĩa là nó đã mất việc. Cái nơi nửa thành phố, nửa núi non này kiếm việc đâu có dễ? Mà hình như người thất nghiệp ngày càng nhiều, ở đâu cũng gặp.
Nó còn hơn một năm nữa mới ra trường. Nhà lại hai chị em đang cùng học, liệu bố mẹ ở nhà có đủ khả năng chu cấp cho cả hai chị em được không?
Chỉ tại mình không chịu nghe lời bố. Mình chủ quan, tin người. Tin vào tình cảm bà chủ ấy quen biết, đồng hương với bố mẹ, từng bạn học với nhau hồi phổ thông. Bà ấy còn nói nhà mình với nhà bà còn là “chỗ họ hàng xa gần” thế nào đấy!
Nếu ngày vào làm yêu cầu bà ta cho cái giấy hợp đồng thì bà ấy không thể đuổi mình vô cớ như thế này? Ít ra cũng phải có trách nhiệm khi làm mình mất việc.
Bố đã dặn “Tin mấy thì tin, làm ăn là phải có hợp đồng chắc chắn, công việc lương hướng phải rõ ràng cụ thể. Công ti công tiếc bây giờ khá nhiều phức tạp con ạ”. Mình bảo bố : “Không lo đâu bố ạ, nhà cô ấy giàu có thế, người ta đại gia thế, không ai lại dối lừa vì mấy đồng công chả đáng gì với nhà cô ấy của con đâu!” Bây giờ mới trắng mắt. Chứ lúc đó đang cần người, có yêu cầu làm hợp đồng chắc bà ấy không nề hà.
Nếu ngày vào làm yêu cầu bà ta cho cái giấy hợp đồng thì bà ấy không thể đuổi mình vô cớ như thế này? Ít ra cũng phải có trách nhiệm khi làm mình mất việc.
Bố đã dặn “Tin mấy thì tin, làm ăn là phải có hợp đồng chắc chắn, công việc lương hướng phải rõ ràng cụ thể. Công ti công tiếc bây giờ khá nhiều phức tạp con ạ”. Mình bảo bố : “Không lo đâu bố ạ, nhà cô ấy giàu có thế, người ta đại gia thế, không ai lại dối lừa vì mấy đồng công chả đáng gì với nhà cô ấy của con đâu!” Bây giờ mới trắng mắt. Chứ lúc đó đang cần người, có yêu cầu làm hợp đồng chắc bà ấy không nề hà.
Bác Phạm, nhà thơ bạn từ hồi còn ở chiến trường cùng với bố, giờ làm ở phòng văn hóa huyện có câu thật hay:
“ Cứ núi chưa phải là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù”
Chả biết bác ấy có trải qua cảnh ngộ như này bao giờ chưa mà thấm thía, mà sâu sắc thế?
“ Cứ núi chưa phải là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù”
Chả biết bác ấy có trải qua cảnh ngộ như này bao giờ chưa mà thấm thía, mà sâu sắc thế?
Đã cho nghỉ việc, bà còn bớt tiền công. Lúc mình mới vào làm, bà nói ngọt sớt: “ Cháu cứ ăn nghỉ tại đây, khỏi phải lo ở nhà trọ cho tốn tiền. Chỗ ăn chỗ ở nơi cô tha hồ rộng rãi, không phải như nơi khác. Mày có ăn ở đây cũng chỉ như thêm đũa thêm bát, ai tính đếm làm gì? Mỗi tháng cô trả đủ cho cháu hai triệu sáu. Nếu tính gộp cả ăn, ở bằng bốn năm triệu rồi còn gì? Mày có tốt nghiệp ra trường sau này rồi cũng chỉ thế, chứ mấy?
Lúc đó mình cảm động lắm. Thấy bà ấy như mẹ mình ở nhà. Không phải mẹ, ai chăm lo cho chỗ ăn, chỗ làm như con cái trong nhà được như thế?
Giờ bỗng dưng bà này tỉnh queo bảo : “ Mày làm cho cô giờ được sáu tháng, trừ hết các khoản, còn mỗi tháng một triệu..”
Mình chả hiểu là bà trừ những khoản nào? Bà còn ra vẻ tình cảm : “ Về cho cô hỏi thăm bố mẹ cháu ở nhà. Cô biết bố mẹ cháu vất vả lắm, chả biết giúp cách nào?”
Thật là hết chỗ nói!
Thăm với chả nom cái gì nữa cơ chứ khi nó bị bớt đi quá nửa tiền công mình làm? Chắc hẳn bà ấy không nghĩ, vào lúc thóc cao gạo kém thế này, một triệu đồng người ta sống bằng cách nào? Chia ra mỗi ngày là bao nhiêu, có xứng với công mình vất vả chừng ấy tháng trời không?
Nó ức như có quả cam chặn ngang cổ. Bằng vai phải lứa chắc nó không để yên. Nhưng mà thân cô thế cô, chỉ có một mình làm gì được? Đành chấp nhận.
Nó gạt nước mắt mà cầm đồng tiền bà ta đưa. Ra cửa không nói nửa lời, không quay lại. Nghĩ bởi tại mình mới ra nông nỗi này. Dẫu có đói chết cũng không bao giờ bước chân trở lại chỗ này nữa!
Mình cứ ngỡ, thấy đỏ tưởng chín. Tưởng người giàu có thường rộng rãi tử tế, “phú quý sinh lễ nghĩa”. Một chút công trả cho người làm chả là cái gì phải tính đếm đối với họ. Kinh doanh là công việc phải thức thời và hợp lòng người. Không biết “Đắc nhân tâm”, không chút đạo đức doanh nhân là cách kinh doanh thất bại. Nó chưa trải qua, nhưng nó biết qua kiến thức nó được học. Đó chính là sống còn đối với doanh nhân và doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Người bị hại chưa hẳn đã là nó, liệu bà chủ Thiên Nga có nghĩ tới điều đó không?
Cũng lại cái bác Phạm ấy nói chuyện với bố mình.. Hôm ấy mình còn định xin phép tranh luận với bác. Bác bảo:
- Tôi xem ra ở Việt Nam mình bây giờ cứ hay gọi đại gia, đại diếc, nghe cứ thấy thế nào ấy? Nước người ta những nhà tư bản, doanh nhân lớn thường tích cóp qua nhiều thế hệ. Nền móng của nó là nhờ sự ưu việt của chất xám, của phát minh, sáng chế, ở khoa học kỹ thuật và sự quản lí tài giỏi, minh bạch..Chứ nước mình số này ít lắm. Ở bắc, thời kì bao cấp, nghèo đồng hạng như nhau, Ở nam, sau giải phóng “Cải tạo công thương”. Tài sản tư nhân gom vào công quỹ hết. Còn có ai giàu có hơn ai? Chỉ thời sau này một số lưu manh lợi dụng kẽ hở cơ chế, kết hợp với một số quan chức hư hỏng, chúng nó mới giàu nhanh như vậy từ bòn rút tiền của nhà nước, đào bới tài nguyên quốc gia.. Có tiền rồi, coi người nghèo như rơm rác! Ai phục thì phục, tôi không coi chúng ra gì..
Bố mình không nói gì. Ông từng va vấp, kinh nghiệm đường đời, những chuyện như vậy ông cho là “nhạy cảm”. Không phải ông sợ, mà là ông khinh, không thích nói.
Phận con ong, cái kiến như ông giá có nói cũng là gió bay lên trời. Ai người ta nghe?
Còn mình thấy cái cách lập luận về thời cuộc của bác Phạm ấy chưa chặt chẽ lắm và chưa đầy đủ, có phần phiến diện. May mà con bé không dại dột tham gia vào câu chuyện thời sự của bác ấy.
Lúc đó mình cảm động lắm. Thấy bà ấy như mẹ mình ở nhà. Không phải mẹ, ai chăm lo cho chỗ ăn, chỗ làm như con cái trong nhà được như thế?
Giờ bỗng dưng bà này tỉnh queo bảo : “ Mày làm cho cô giờ được sáu tháng, trừ hết các khoản, còn mỗi tháng một triệu..”
Mình chả hiểu là bà trừ những khoản nào? Bà còn ra vẻ tình cảm : “ Về cho cô hỏi thăm bố mẹ cháu ở nhà. Cô biết bố mẹ cháu vất vả lắm, chả biết giúp cách nào?”
Thật là hết chỗ nói!
Thăm với chả nom cái gì nữa cơ chứ khi nó bị bớt đi quá nửa tiền công mình làm? Chắc hẳn bà ấy không nghĩ, vào lúc thóc cao gạo kém thế này, một triệu đồng người ta sống bằng cách nào? Chia ra mỗi ngày là bao nhiêu, có xứng với công mình vất vả chừng ấy tháng trời không?
Nó ức như có quả cam chặn ngang cổ. Bằng vai phải lứa chắc nó không để yên. Nhưng mà thân cô thế cô, chỉ có một mình làm gì được? Đành chấp nhận.
Nó gạt nước mắt mà cầm đồng tiền bà ta đưa. Ra cửa không nói nửa lời, không quay lại. Nghĩ bởi tại mình mới ra nông nỗi này. Dẫu có đói chết cũng không bao giờ bước chân trở lại chỗ này nữa!
Mình cứ ngỡ, thấy đỏ tưởng chín. Tưởng người giàu có thường rộng rãi tử tế, “phú quý sinh lễ nghĩa”. Một chút công trả cho người làm chả là cái gì phải tính đếm đối với họ. Kinh doanh là công việc phải thức thời và hợp lòng người. Không biết “Đắc nhân tâm”, không chút đạo đức doanh nhân là cách kinh doanh thất bại. Nó chưa trải qua, nhưng nó biết qua kiến thức nó được học. Đó chính là sống còn đối với doanh nhân và doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển. Người bị hại chưa hẳn đã là nó, liệu bà chủ Thiên Nga có nghĩ tới điều đó không?
Cũng lại cái bác Phạm ấy nói chuyện với bố mình.. Hôm ấy mình còn định xin phép tranh luận với bác. Bác bảo:
- Tôi xem ra ở Việt Nam mình bây giờ cứ hay gọi đại gia, đại diếc, nghe cứ thấy thế nào ấy? Nước người ta những nhà tư bản, doanh nhân lớn thường tích cóp qua nhiều thế hệ. Nền móng của nó là nhờ sự ưu việt của chất xám, của phát minh, sáng chế, ở khoa học kỹ thuật và sự quản lí tài giỏi, minh bạch..Chứ nước mình số này ít lắm. Ở bắc, thời kì bao cấp, nghèo đồng hạng như nhau, Ở nam, sau giải phóng “Cải tạo công thương”. Tài sản tư nhân gom vào công quỹ hết. Còn có ai giàu có hơn ai? Chỉ thời sau này một số lưu manh lợi dụng kẽ hở cơ chế, kết hợp với một số quan chức hư hỏng, chúng nó mới giàu nhanh như vậy từ bòn rút tiền của nhà nước, đào bới tài nguyên quốc gia.. Có tiền rồi, coi người nghèo như rơm rác! Ai phục thì phục, tôi không coi chúng ra gì..
Bố mình không nói gì. Ông từng va vấp, kinh nghiệm đường đời, những chuyện như vậy ông cho là “nhạy cảm”. Không phải ông sợ, mà là ông khinh, không thích nói.
Phận con ong, cái kiến như ông giá có nói cũng là gió bay lên trời. Ai người ta nghe?
Còn mình thấy cái cách lập luận về thời cuộc của bác Phạm ấy chưa chặt chẽ lắm và chưa đầy đủ, có phần phiến diện. May mà con bé không dại dột tham gia vào câu chuyện thời sự của bác ấy.
Không phải bà ta bây giờ ruồng rẫy mình mà mình nghĩ thế đâu. Rõ ràng bác Phạm có lí, ít nhất trong trường hợp này.
Làm việc ở công ty gần nửa năm nay, dù chẳng tò mò, mình cũng biết con người hoàn cảnh và thân thế nhà bà ấy thế nào.
Vậy mà bà cứ xưng xưng, coi rẻ “cái xứ đồng rừng”, “chỉ biết nhìn bát cơm che khuất mặt”, nói xa nói gần về bố mẹ mình, khiến mình uất ức khó chịu. Như là chỉ có bà ấy mới xứng làm người, ở thế gian này, người khác thì không ..
**
Con bạn thân học cùng khoa với nó vẫn thường ước ao:
- Giá tao có được bà cô như mày thì tốt biết bao? Mày đi học xa nhà mà vẫn như thể ở nhà, ăn ngủ chả phải lo lắng gì. Việc làm ổn định, không nơm nớp lo mất chân như tao này. Chả trách năm nào mày cũng được “Sinh viên tiên tiến”. Chả bù cho tao.. làm ở nhà hàng. Lương tháng chả đáng bao nhiêu ..mà phải chấp nhận bao thứ khó chịu đến bực mình. Mỗi ngày đến làm, là một lần thần kinh căng thẳng như muốn đứt. Chiều ý khách, vừa lòng chủ thì mình tan cuộc đời. Hàng ngày muốn hét lên, mà vẫn phải cười. Mày biết phải cười mà trong bụng không muốn, không vui nó đau đớn, khốn khổ thế nào không?..
Những lúc ấy nó chỉ cười nhạt, cười theo cái kiểu con bạn nó vừa bảo và không nói gì. Bạn nó có ở trong chăn đâu mà biết chăn có rận? Nói ra, bạn nó nào giúp được việc gì? Nó chỉ nói lấp lửng:
- Thôi, cố “khổ học thành tài”. Bây giờ đừng vội kêu ca gì. Cuộc đời có khi là mụ già khó tính, càng kêu nó càng hành, càng lèn cho đau đấy cô ơi!
Nói rồi nó lại cười, cái cười gắng gượng, chua như chanh cuối mùa. Nếu bạn nó tinh, chắc sẽ biết nó cũng không sung sướng, vinh hạnh gì có bà cô hờ như thế.
Nhưng con này vô tư, nói ào qua, xong là thôi.Chả để ý đến người nghe mình nói gì. Vài hôm nữa lại vẫn cái giọng ganh tị như hôm nay.
Bạn nó đâu biết nó phải làm những gì, chịu những gì ở cái “công ty” có tên gọi kêu hơn cả chuông vàng kia của bà chủ?
Bạn nó đâu biết, sáng nào có cũng phải dậy trước bốn giờ sáng. Bắt đầu một ngày thở không ra hơi mà vẫn chưa vừa ý bà ta. Phải giặt cả đống quần áo của vợ chồng con cái nhà chủ. Cái nhà này không hiểu ra làm sao mà ngày ngày chịu khó thay quần áo đến thế? Nhất là bà í, ngày thay không dưới ba bốn bận. Lúc thì váy ngắn, lúc váy dài, đủ màu xanh đỏ. Càng thay bà càng không vừa ý.Vừa ý làm sao được với cái mặt, cái người đã quá xuân? Ăn rõ lắm cao lương mĩ vị mà vẫn khô chân, gân mặt, đằng trước phẳng như đằng sau. Mắt tô mấy lượt chì mà không che hết nếp nhăn. Mặt lúc nào cũng quàu quạu, chả mấy khi tươi tỉnh.
Đám người làm, to nhỏ với nhau rằng: “ Mụ ấy đang ghen. Chàng phi công trẻ của mụ hình như bây giờ đang muốn chán lái máy bay bà già hay sao ấy? Lúc nào gã ấy cũng đầu bóng mượt, áo quần có li, có lai, thơm phức nước hoa Pháp, đi từ sớm, đến khuya mới về. Mụ đang mất ăn mất ngủ vì gã. Có người bạn cùng học với gã ngày xưa hở cho mụ biết gã có cơ sở hai bên Bích Động, Thiên Thai gì gì đấy.. Gã xây cho con bồ bên í tòa nhà mấy tỉ! Chắc toàn là tiền của mụ ấy chứ thằng cha này lấy đâu ra tiền? Gã xuất thân từ đám hạ lưu, chỉ được cái mã bề ngoài. Không lấy con này có đi mướn thợ hồ cũng không đắt. Đâu có nghề ngỗng gì? Giờ.. Sướng quá hóa rồ, muốn lên mây đây!”.
Có lần nó cũng được nghe những chuyện đại loại như thế, khi bà ta nghiến ngầm ông chồng trẻ của mình.
Lại nói cái chuyện giặt giũ ở nhà bà ta.. Chỉ quần áo của vợ chồng con cái bà ấy thôi, dù có chịu khó thay đến đâu nó cũng “nâu” vấn đề. Dù nhà bà có máy giặt, sợ tốn điện không cho dùng cũng chẳng sao. Nó vẫn vò được tuốt. Con nhà nghèo, khổ từ bé ba cái chuyện vặt này đâu đáng kể gì? Đáng sợ nhất là những thứ tội nợ từ khách sạn, trông thì trắng muốt như thế nhưng mà tanh, mà nồng không thể chịu được. Mỗi ngày hàng đống chăn ga, gối đệm phải giặt, phải là như mới.
Gọi là khu du lịch sinh thái, ao vua ao chúa, thực ra là nơi những người như chồng mụ, hoặc như mụ trốn vợ, chốn chồng mà tới đây. Những kẻ có chút địa vị, bọn mờ ám đến đây là phần nhiều. Khách du lịch thực sự chả có là bao, hoặc chỉ có từng đợt, nghỉ hè hay cơ quan tổ chức thăm quan. Ngày thường rất vắng. Người lao động lại càng hiếm thấy khi nào bước chân vào.
Giặt xong cả đống nhơm nhớp ấy, nó vội vàng cắp làn ra chợ. Vợ chồng con cái nhà bà ta còn chưa dậy. Buổi tối nó phải thức hôm nào sớm cũng phải mười, mười một giờ đêm. Cả đống sổ sách, chứng từ, hóa đơn, biểu thuế ..một mình nó phải làm . Sai một con số thì thật tai họa. Bà ta sẽ rất chua: “ Tao lạ gì cái sự học của chúng mày. Toàn là những thứ ngoại khóa, ngoại khiếc vô bổ, học vẹt cả thôi. Kiến thức cũ từ thời ông ông gỉ ông gì.. còn sống, đâu có dễ thực hành? Chẳng qua là tốn cơm tốn của cha mẹ. Thà rằng học may, học vá sau này nó còn có việc làm thiết thực kiếm được miếng cơm cháu ạ”. Nó định cãi, bảo bà biết gì mà nói như vậy?
Nhưng kịp dừng lại. Nếu không, bà ấy nổi đóa lên, cơm chẳng lành canh không ngon ngay!
Bình minh nhà bà chủ vào độ tám giờ, khi mọi nơi, mọi chỗ người ta đã làm việc hàng tiếng đồng hồ rồi. Có dậy sớm cũng chẳng để làm gì, bà bảo thế.
Đến khi nó chợ về mới gặp bà đứng cửa nhà bếp. Bà lật mớ rau, nhấc con cá, xem miếng thịt. Bảo xem có biết đường đi chợ không?
Thực ra chỉ nó mới biết bà đang nghĩ gì trong đầu..
***
Cái cách bảo vệ “Thực phẩm chức năng” của bà ta cũng thật kỳ quái. Nhà có một khu nuôi gà sạch riêng chỉ thịt vợ chồng con cái ăn. Hôm nào thịt gà, bà ấy bỏ hết công việc, có khách ngồi chờ cũng mặc. Chắp tay sau đít, Bà ta không bỏ sót một động tác nhỏ nào của nó. Không phải bà sợ nó không biết làm hay làm thiếu vệ sinh. Chờ nó làm xong đâu vào đấy, cất vào tủ lạnh bà mới rời vị trí “quan sát viên” của mình. Lúc đầu nó không hiểu, tưởng bà ta buồn tình muốn gần gũi đến nói chuyện cho vui, té ra không phải. Hình như bà sợ nó giấu cái chân hay cái cổ gà giấu riêng chỗ khác. Cả khi nấu chín rồi bà cũng chờ đơm hết lên. Trong óc chắc bà nghĩ người ăn, kẻ làm toàn là hạng sắp chết đói hay sao ấy. Đám người đáng bị coi thường, không cần bận tâm. Xử thế nào mà chẳng được?
Chỉ nghĩ thế nó đã tủi thân muốn khóc. Nhà nó nghèo, nhưng nó đâu có cái tính tắt mắt, vụn vặt, hay biết ăn vụng bao giờ?
Ngoài cái nhà hàng, công ty Thiên Nga còn một khu chăn nuôi bò sữa. Những ngày vắng khách, bà chủ thường huy động tất cả người làm trong công ty đi cắt cỏ, dọn chuồng bò để khỏi lãng phí nhân công. Cái lí do bảo không có việc làm nữa, là bà nói thế. Không việc này thì việc kia, như người ta bảo “Xay lúa khỏi phải bế em” Như ở quê mẹ nó hay có câu cửa miệng như thế. Có lúc nào ở không đâu?
Giả dụ có thêm vài người nữa vào làm, việc vẫn rất bộn, vẫn làm tối mặt mới xong. Suy thoái, thất nghiệp ở đâu không nói, với doanh nghiệp của vợ chồng bà này còn lâu tình trạng này mới tới đây!
Kinh tế có khủng hoảng cỡ nào vẫn có những tay vớ được tiền chùa, những kẻ ăn chơi, “càng đục nước, cò càng béo”. Những người ấy vẫn cần chỗ du hí, tiêu tiền, tận hưởng vui thú ngỡ là trời ban cho. Nhưng một khi thích nói thế, thì bà ta cứ nói thế đấy, làm gì bà ấy?
Làm việc ở công ty gần nửa năm nay, dù chẳng tò mò, mình cũng biết con người hoàn cảnh và thân thế nhà bà ấy thế nào.
Vậy mà bà cứ xưng xưng, coi rẻ “cái xứ đồng rừng”, “chỉ biết nhìn bát cơm che khuất mặt”, nói xa nói gần về bố mẹ mình, khiến mình uất ức khó chịu. Như là chỉ có bà ấy mới xứng làm người, ở thế gian này, người khác thì không ..
**
Con bạn thân học cùng khoa với nó vẫn thường ước ao:
- Giá tao có được bà cô như mày thì tốt biết bao? Mày đi học xa nhà mà vẫn như thể ở nhà, ăn ngủ chả phải lo lắng gì. Việc làm ổn định, không nơm nớp lo mất chân như tao này. Chả trách năm nào mày cũng được “Sinh viên tiên tiến”. Chả bù cho tao.. làm ở nhà hàng. Lương tháng chả đáng bao nhiêu ..mà phải chấp nhận bao thứ khó chịu đến bực mình. Mỗi ngày đến làm, là một lần thần kinh căng thẳng như muốn đứt. Chiều ý khách, vừa lòng chủ thì mình tan cuộc đời. Hàng ngày muốn hét lên, mà vẫn phải cười. Mày biết phải cười mà trong bụng không muốn, không vui nó đau đớn, khốn khổ thế nào không?..
Những lúc ấy nó chỉ cười nhạt, cười theo cái kiểu con bạn nó vừa bảo và không nói gì. Bạn nó có ở trong chăn đâu mà biết chăn có rận? Nói ra, bạn nó nào giúp được việc gì? Nó chỉ nói lấp lửng:
- Thôi, cố “khổ học thành tài”. Bây giờ đừng vội kêu ca gì. Cuộc đời có khi là mụ già khó tính, càng kêu nó càng hành, càng lèn cho đau đấy cô ơi!
Nói rồi nó lại cười, cái cười gắng gượng, chua như chanh cuối mùa. Nếu bạn nó tinh, chắc sẽ biết nó cũng không sung sướng, vinh hạnh gì có bà cô hờ như thế.
Nhưng con này vô tư, nói ào qua, xong là thôi.Chả để ý đến người nghe mình nói gì. Vài hôm nữa lại vẫn cái giọng ganh tị như hôm nay.
Bạn nó đâu biết nó phải làm những gì, chịu những gì ở cái “công ty” có tên gọi kêu hơn cả chuông vàng kia của bà chủ?
Bạn nó đâu biết, sáng nào có cũng phải dậy trước bốn giờ sáng. Bắt đầu một ngày thở không ra hơi mà vẫn chưa vừa ý bà ta. Phải giặt cả đống quần áo của vợ chồng con cái nhà chủ. Cái nhà này không hiểu ra làm sao mà ngày ngày chịu khó thay quần áo đến thế? Nhất là bà í, ngày thay không dưới ba bốn bận. Lúc thì váy ngắn, lúc váy dài, đủ màu xanh đỏ. Càng thay bà càng không vừa ý.Vừa ý làm sao được với cái mặt, cái người đã quá xuân? Ăn rõ lắm cao lương mĩ vị mà vẫn khô chân, gân mặt, đằng trước phẳng như đằng sau. Mắt tô mấy lượt chì mà không che hết nếp nhăn. Mặt lúc nào cũng quàu quạu, chả mấy khi tươi tỉnh.
Đám người làm, to nhỏ với nhau rằng: “ Mụ ấy đang ghen. Chàng phi công trẻ của mụ hình như bây giờ đang muốn chán lái máy bay bà già hay sao ấy? Lúc nào gã ấy cũng đầu bóng mượt, áo quần có li, có lai, thơm phức nước hoa Pháp, đi từ sớm, đến khuya mới về. Mụ đang mất ăn mất ngủ vì gã. Có người bạn cùng học với gã ngày xưa hở cho mụ biết gã có cơ sở hai bên Bích Động, Thiên Thai gì gì đấy.. Gã xây cho con bồ bên í tòa nhà mấy tỉ! Chắc toàn là tiền của mụ ấy chứ thằng cha này lấy đâu ra tiền? Gã xuất thân từ đám hạ lưu, chỉ được cái mã bề ngoài. Không lấy con này có đi mướn thợ hồ cũng không đắt. Đâu có nghề ngỗng gì? Giờ.. Sướng quá hóa rồ, muốn lên mây đây!”.
Có lần nó cũng được nghe những chuyện đại loại như thế, khi bà ta nghiến ngầm ông chồng trẻ của mình.
Lại nói cái chuyện giặt giũ ở nhà bà ta.. Chỉ quần áo của vợ chồng con cái bà ấy thôi, dù có chịu khó thay đến đâu nó cũng “nâu” vấn đề. Dù nhà bà có máy giặt, sợ tốn điện không cho dùng cũng chẳng sao. Nó vẫn vò được tuốt. Con nhà nghèo, khổ từ bé ba cái chuyện vặt này đâu đáng kể gì? Đáng sợ nhất là những thứ tội nợ từ khách sạn, trông thì trắng muốt như thế nhưng mà tanh, mà nồng không thể chịu được. Mỗi ngày hàng đống chăn ga, gối đệm phải giặt, phải là như mới.
Gọi là khu du lịch sinh thái, ao vua ao chúa, thực ra là nơi những người như chồng mụ, hoặc như mụ trốn vợ, chốn chồng mà tới đây. Những kẻ có chút địa vị, bọn mờ ám đến đây là phần nhiều. Khách du lịch thực sự chả có là bao, hoặc chỉ có từng đợt, nghỉ hè hay cơ quan tổ chức thăm quan. Ngày thường rất vắng. Người lao động lại càng hiếm thấy khi nào bước chân vào.
Giặt xong cả đống nhơm nhớp ấy, nó vội vàng cắp làn ra chợ. Vợ chồng con cái nhà bà ta còn chưa dậy. Buổi tối nó phải thức hôm nào sớm cũng phải mười, mười một giờ đêm. Cả đống sổ sách, chứng từ, hóa đơn, biểu thuế ..một mình nó phải làm . Sai một con số thì thật tai họa. Bà ta sẽ rất chua: “ Tao lạ gì cái sự học của chúng mày. Toàn là những thứ ngoại khóa, ngoại khiếc vô bổ, học vẹt cả thôi. Kiến thức cũ từ thời ông ông gỉ ông gì.. còn sống, đâu có dễ thực hành? Chẳng qua là tốn cơm tốn của cha mẹ. Thà rằng học may, học vá sau này nó còn có việc làm thiết thực kiếm được miếng cơm cháu ạ”. Nó định cãi, bảo bà biết gì mà nói như vậy?
Nhưng kịp dừng lại. Nếu không, bà ấy nổi đóa lên, cơm chẳng lành canh không ngon ngay!
Bình minh nhà bà chủ vào độ tám giờ, khi mọi nơi, mọi chỗ người ta đã làm việc hàng tiếng đồng hồ rồi. Có dậy sớm cũng chẳng để làm gì, bà bảo thế.
Đến khi nó chợ về mới gặp bà đứng cửa nhà bếp. Bà lật mớ rau, nhấc con cá, xem miếng thịt. Bảo xem có biết đường đi chợ không?
Thực ra chỉ nó mới biết bà đang nghĩ gì trong đầu..
***
Cái cách bảo vệ “Thực phẩm chức năng” của bà ta cũng thật kỳ quái. Nhà có một khu nuôi gà sạch riêng chỉ thịt vợ chồng con cái ăn. Hôm nào thịt gà, bà ấy bỏ hết công việc, có khách ngồi chờ cũng mặc. Chắp tay sau đít, Bà ta không bỏ sót một động tác nhỏ nào của nó. Không phải bà sợ nó không biết làm hay làm thiếu vệ sinh. Chờ nó làm xong đâu vào đấy, cất vào tủ lạnh bà mới rời vị trí “quan sát viên” của mình. Lúc đầu nó không hiểu, tưởng bà ta buồn tình muốn gần gũi đến nói chuyện cho vui, té ra không phải. Hình như bà sợ nó giấu cái chân hay cái cổ gà giấu riêng chỗ khác. Cả khi nấu chín rồi bà cũng chờ đơm hết lên. Trong óc chắc bà nghĩ người ăn, kẻ làm toàn là hạng sắp chết đói hay sao ấy. Đám người đáng bị coi thường, không cần bận tâm. Xử thế nào mà chẳng được?
Chỉ nghĩ thế nó đã tủi thân muốn khóc. Nhà nó nghèo, nhưng nó đâu có cái tính tắt mắt, vụn vặt, hay biết ăn vụng bao giờ?
Ngoài cái nhà hàng, công ty Thiên Nga còn một khu chăn nuôi bò sữa. Những ngày vắng khách, bà chủ thường huy động tất cả người làm trong công ty đi cắt cỏ, dọn chuồng bò để khỏi lãng phí nhân công. Cái lí do bảo không có việc làm nữa, là bà nói thế. Không việc này thì việc kia, như người ta bảo “Xay lúa khỏi phải bế em” Như ở quê mẹ nó hay có câu cửa miệng như thế. Có lúc nào ở không đâu?
Giả dụ có thêm vài người nữa vào làm, việc vẫn rất bộn, vẫn làm tối mặt mới xong. Suy thoái, thất nghiệp ở đâu không nói, với doanh nghiệp của vợ chồng bà này còn lâu tình trạng này mới tới đây!
Kinh tế có khủng hoảng cỡ nào vẫn có những tay vớ được tiền chùa, những kẻ ăn chơi, “càng đục nước, cò càng béo”. Những người ấy vẫn cần chỗ du hí, tiêu tiền, tận hưởng vui thú ngỡ là trời ban cho. Nhưng một khi thích nói thế, thì bà ta cứ nói thế đấy, làm gì bà ấy?
**
Buổi tối hôm đó trăng ở Ba Vì sáng lắm. Mây trắng bồng bềnh trôi. Không khí thoáng đãng và mát mẻ từ trên rừng thông thổi về. Hội đèn kéo quân của các khu dân cư đang rầm rộ ngoài đường. Chỉ là cái tết của trẻ con, nhưng đâu đâu người lớn tham gia rất nhiệt tình. Mấy năm nay, lạ một nỗi, tết của thiếu nhi lại được chú trọng chăm lo hơn cả tết của người lớn!
Như các lần trước nó cùng các bạn ra xem một lúc rồi mới về học bài. Nhưng năm nay tự nhiên mất hết hứng thú. Nó đang tạm ở nhờ đứa bạn vì chưa tìm được chỗ trọ. Vào ký túc xá thì phức tạp, nó ngại. Bạn rủ đi xem rước đèn nó kêu mệt, muốn ở nhà một mình.
Nó nhớ lại buổi làm cuối cùng ở nhà hàng Thiên Nga, nhớ đến bà chủ môi cong, mặt sành, đôi lông mày rất mờ..
Nhớ lại một buổi chiều cách đây mấy ngày..
Nó đang thay bỉm cho lão bố chồng của bà ấy nằm liệt giường ba bốn năm nay. Đôi chân của lão bất động, chỉ còn hai cái tay lòng khòng đưa qua đưa lại trước mặt. Mùi tế bào chết ám vào da thịt lâu ngày, mùi nước tiểu quyện lại thành thứ nồng nặc, ghê người ám vào râu, tóc, vào khuôn mặt nhợt nhạt, da chảy xệ như người ngoài hành tinh trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Đã vậy lão già quái dị không cho nó đeo khẩu trao, không được mang găng cao su. Lão bảo làm vậy là coi thường lão, là khinh lão. “Tao có phải cục phân, hay thằng hủi đâu mà mày ghê bẩn chết được như thế? Mày đeo khẩu trang nom cứ như quân khủng bố ấy, ghét cái mặt”.
Một chân trong mồ rồi lão già mất nết vẫn còn hư tính. Hình như lão biết con dâu hôm nay vắng nhà. Lão bảo:
- Cháu ở đây còn có ông! Muốn gì nó cũng là con dâu của ông mà. Chồng nó mà bỏ, ai dám lấy hạng người này? Cái con mẹ này nó ác nghiệt lắm. Cứ thích hành hạ, làm cho khổ người khác. Bà mẹ nó ở dưới quê cũng thế, ác có nòi, không từ việc gì đâu. Mang tiếng là vợ ông to thật đấy mà tính nết chẳng ra gì.. Ông ấy vì giữ thể diện và giữ ghế mà phải cắn răng chịu đựng. Vậy mà bà ta còn không tha. Có lần bà ta đánh thuốc, định cho ông ấy chết để dễ bề đi đêm về hôm với người khác. May mà ông ấy có chút kinh nghiệm nghiệp vụ lâu năm, nên mới biết đề phòng. Lần nào ông ấy trước khi ăn, cũng gọi con chó vào cho nó thử, chó không làm sao người mới dám ăn. Lần này cũng vậy. Ông ấy gọi con bẹc rê vào.. cháu biết như thế nào không? Con chó ăn được một lúc, nó chạy vội ra vườn, kêu rú lên đau đớn, miệng nó ứa toàn máu tươi, một lúc sau thì chết! Con chó tinh khôn là vậy mà không phát hiện ra chất độc có trong thức ăn, nên chết thảm. Không biết nó dùng thứ thuốc gì, thế mới ghê chứ? Chuyện ông kể mày biết để bụng. Đừng nói với ai nhé. Nó mà biết là khổ thân cháu đấy, nó thù dai lắm.. Biết để phòng thân thôi cháu ạ. Mẹ nào con đấy, cũng phường đá cá, lăn dưa. May mà chó ngáp phải ruồi, nhờ thằng anh ngày xưa bố nó chạy cho một xuất ra nước ngoài về, có tí tiền, lại được bố nó hậu thuẫn dự án dự iếc, kiếm được mấy lô đất ở khu sinh thái này giao cho nó quản, tiền của từ đấy mà ra, chứ đâu phải của ông cha nhà nó để lại, hay bản thân nó có tài cán gi? Giờ cứ làm như quý tộc nhà nòi, coi thường thiên hạ bằng nửa con mắt.. Hay hớm gì đâu? Thỉnh thoảng ông nghe nó mắng nhiếc các cháu mà ông cứ điên hết cả ruột!
Nó vờ như nghe và cố không tỏ ra phản ứng gì.
Dẫu sao cũng là chuyện riêng của gia đình người ta, bố chồng nàng dâu thường nhiều phức tạp, mình sao biết được? Im lặng chưa hẳn là vàng, nhưng trong trường hợp này là cần thiết!
Rồi lão bảo kê cao cho lão cái gối kẻo khó thở. Nó vừa chạm tay nâng đầu lão lên để kê thêm gối cho lão đầu, lão tóm ngay lấy tay nó, cười nhờn nhợt:
- Mày con cái nhà ai mà da mịn và trắng thế không biết? Mông lại tròn, đít cong cong thế này, dễ lấy chồng lắm cháu ạ..
Nó giật mình, gỡ tay lão, bỏ chạy ra ngoài.
Chuyện tưởng không ai biết. Bức vách làm gì có tai, có mắt?
Nó đâu có ngờ phòng này từ lâu đã bị bà chủ bí mật cho người gắn Camera!
Việc này bà ấy không có chủ ý gì với nó. Chỉ là để theo dõi bố con “chàng phi công trẻ” của mụ hàng ngày có bàn bạc, mưu mô những gì với nhau không? Cứ vài hôm “Phi công trẻ” lại đến thăm bố một lần. Con người ăn chơi, chải chuốt ấy còn một chút tử tế, hiếu đạo ít ra với bố trong việc này. Bà chủ biết rất rõ điều đó và có ý canh chừng.
Hàng ngày dù có bận rộn đến đâu, chờ cho tận đến khuya, khi tất cả mọi người đã yên giấc, bà ta mới tua lại cuộn băng, xem từ đầu..Nó vô tình thành kẻ đồng lõa, bêu riếu bà với ông lão bố chồng.
Không phải bỗng dưng mà bà giở quẻ, hất hủi cho dù nó đâu có lỗi gì? Nếu có, chỉ là sự vô tình, hay bắt buộc phải nghe, phải thấy một phần sự thật..
Buổi tối hôm đó trăng ở Ba Vì sáng lắm. Mây trắng bồng bềnh trôi. Không khí thoáng đãng và mát mẻ từ trên rừng thông thổi về. Hội đèn kéo quân của các khu dân cư đang rầm rộ ngoài đường. Chỉ là cái tết của trẻ con, nhưng đâu đâu người lớn tham gia rất nhiệt tình. Mấy năm nay, lạ một nỗi, tết của thiếu nhi lại được chú trọng chăm lo hơn cả tết của người lớn!
Như các lần trước nó cùng các bạn ra xem một lúc rồi mới về học bài. Nhưng năm nay tự nhiên mất hết hứng thú. Nó đang tạm ở nhờ đứa bạn vì chưa tìm được chỗ trọ. Vào ký túc xá thì phức tạp, nó ngại. Bạn rủ đi xem rước đèn nó kêu mệt, muốn ở nhà một mình.
Nó nhớ lại buổi làm cuối cùng ở nhà hàng Thiên Nga, nhớ đến bà chủ môi cong, mặt sành, đôi lông mày rất mờ..
Nhớ lại một buổi chiều cách đây mấy ngày..
Nó đang thay bỉm cho lão bố chồng của bà ấy nằm liệt giường ba bốn năm nay. Đôi chân của lão bất động, chỉ còn hai cái tay lòng khòng đưa qua đưa lại trước mặt. Mùi tế bào chết ám vào da thịt lâu ngày, mùi nước tiểu quyện lại thành thứ nồng nặc, ghê người ám vào râu, tóc, vào khuôn mặt nhợt nhạt, da chảy xệ như người ngoài hành tinh trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.
Đã vậy lão già quái dị không cho nó đeo khẩu trao, không được mang găng cao su. Lão bảo làm vậy là coi thường lão, là khinh lão. “Tao có phải cục phân, hay thằng hủi đâu mà mày ghê bẩn chết được như thế? Mày đeo khẩu trang nom cứ như quân khủng bố ấy, ghét cái mặt”.
Một chân trong mồ rồi lão già mất nết vẫn còn hư tính. Hình như lão biết con dâu hôm nay vắng nhà. Lão bảo:
- Cháu ở đây còn có ông! Muốn gì nó cũng là con dâu của ông mà. Chồng nó mà bỏ, ai dám lấy hạng người này? Cái con mẹ này nó ác nghiệt lắm. Cứ thích hành hạ, làm cho khổ người khác. Bà mẹ nó ở dưới quê cũng thế, ác có nòi, không từ việc gì đâu. Mang tiếng là vợ ông to thật đấy mà tính nết chẳng ra gì.. Ông ấy vì giữ thể diện và giữ ghế mà phải cắn răng chịu đựng. Vậy mà bà ta còn không tha. Có lần bà ta đánh thuốc, định cho ông ấy chết để dễ bề đi đêm về hôm với người khác. May mà ông ấy có chút kinh nghiệm nghiệp vụ lâu năm, nên mới biết đề phòng. Lần nào ông ấy trước khi ăn, cũng gọi con chó vào cho nó thử, chó không làm sao người mới dám ăn. Lần này cũng vậy. Ông ấy gọi con bẹc rê vào.. cháu biết như thế nào không? Con chó ăn được một lúc, nó chạy vội ra vườn, kêu rú lên đau đớn, miệng nó ứa toàn máu tươi, một lúc sau thì chết! Con chó tinh khôn là vậy mà không phát hiện ra chất độc có trong thức ăn, nên chết thảm. Không biết nó dùng thứ thuốc gì, thế mới ghê chứ? Chuyện ông kể mày biết để bụng. Đừng nói với ai nhé. Nó mà biết là khổ thân cháu đấy, nó thù dai lắm.. Biết để phòng thân thôi cháu ạ. Mẹ nào con đấy, cũng phường đá cá, lăn dưa. May mà chó ngáp phải ruồi, nhờ thằng anh ngày xưa bố nó chạy cho một xuất ra nước ngoài về, có tí tiền, lại được bố nó hậu thuẫn dự án dự iếc, kiếm được mấy lô đất ở khu sinh thái này giao cho nó quản, tiền của từ đấy mà ra, chứ đâu phải của ông cha nhà nó để lại, hay bản thân nó có tài cán gi? Giờ cứ làm như quý tộc nhà nòi, coi thường thiên hạ bằng nửa con mắt.. Hay hớm gì đâu? Thỉnh thoảng ông nghe nó mắng nhiếc các cháu mà ông cứ điên hết cả ruột!
Nó vờ như nghe và cố không tỏ ra phản ứng gì.
Dẫu sao cũng là chuyện riêng của gia đình người ta, bố chồng nàng dâu thường nhiều phức tạp, mình sao biết được? Im lặng chưa hẳn là vàng, nhưng trong trường hợp này là cần thiết!
Rồi lão bảo kê cao cho lão cái gối kẻo khó thở. Nó vừa chạm tay nâng đầu lão lên để kê thêm gối cho lão đầu, lão tóm ngay lấy tay nó, cười nhờn nhợt:
- Mày con cái nhà ai mà da mịn và trắng thế không biết? Mông lại tròn, đít cong cong thế này, dễ lấy chồng lắm cháu ạ..
Nó giật mình, gỡ tay lão, bỏ chạy ra ngoài.
Chuyện tưởng không ai biết. Bức vách làm gì có tai, có mắt?
Nó đâu có ngờ phòng này từ lâu đã bị bà chủ bí mật cho người gắn Camera!
Việc này bà ấy không có chủ ý gì với nó. Chỉ là để theo dõi bố con “chàng phi công trẻ” của mụ hàng ngày có bàn bạc, mưu mô những gì với nhau không? Cứ vài hôm “Phi công trẻ” lại đến thăm bố một lần. Con người ăn chơi, chải chuốt ấy còn một chút tử tế, hiếu đạo ít ra với bố trong việc này. Bà chủ biết rất rõ điều đó và có ý canh chừng.
Hàng ngày dù có bận rộn đến đâu, chờ cho tận đến khuya, khi tất cả mọi người đã yên giấc, bà ta mới tua lại cuộn băng, xem từ đầu..Nó vô tình thành kẻ đồng lõa, bêu riếu bà với ông lão bố chồng.
Không phải bỗng dưng mà bà giở quẻ, hất hủi cho dù nó đâu có lỗi gì? Nếu có, chỉ là sự vô tình, hay bắt buộc phải nghe, phải thấy một phần sự thật..
**
Để sống, nó phải làm thêm. Thằng bạn trai của nó bảo muốn giúp đỡ, nó lắc đầu. Tình cảm phải là gì cái trong sáng, vô tư bất vụ lợi. Không muốn quan hệ giữa hai đứa bấy lâu nay thành quan hệ lợi dụng dù khó khăn đến đâu chăng nữa!
Nó không muốn để ai coi thường hoặc coi rẻ mình bởi nó là con gái.
Rời nhà mụ kia, nó đi rửa bát cho một hàng cơm ngoài phố. Những chồng bát cao ngập mặt, lội qua những lối đi ẩm ướt, khói cay xè cả mắt.
Ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật nó nhận thêm, làm gia sư cho một gia đình khá giả.
Ông này có chân trong hội đồng quản trị một siêu thị vừa mới mở, bán hàng phục vụ chủ yếu cho sinh viên mấy trường đại học quanh đây.
Biết hoàn cảnh, ông giới thiệu nó vào làm thêm ca từ hai giờ chiều đến chín giờ tối. Công việc không vất vả nhưng eo hẹp, căng thẳng thời gian. Gần như ngoài giờ đi học, đi làm, nó không còn lúc nào rảnh rỗi.
Dầu sao cũng có việc làm đảm bảo và lâu dài, nó có thể yên tâm đến hết khóa theo học. So với bố mẹ nó ở nhà, vất vả ấy chưa là cái gì. Nó đâu có phải dầm mưa dãi nắng, gánh vác vất vả quần quật trên đồng như bố mẹ từ lúc hừng đông đến nhám mặt trời?
Số tiền “bảo tín” đóng cho công ty cũng do ông ấy giúp. Nó sẽ trả dần ông bằng cách trừ vào lương hàng tháng. Vì lí do đó, nó đã từ chối tiền công dạy thêm con ông học. Nhưng ông nhất mực, bắt nó phải nhận. nó cảm động muốn khóc.
Cuộc đời rộng lớn, không phải không có, không còn người tốt, nó nghĩ.
Thậm chí ngay cả những người giàu có, địa vị không phải ai cũng nghiệt ngã, keo kiệt cả!
Người nghèo chưa chắc đã là người ngay, người hay, người tốt cả.
Hai tháng trời sau khi vật lộn kiếm sống ở thành phố sinh viên này, nó ngộ ra điều đó với nhiều hạng người.
Đối với nó, đó như một tất nhiên của cuộc sống này.
Nó cũng đã quên câu chuyện nhà hàng “Thiên Nga”. Không oán hận.
Để sống, nó phải làm thêm. Thằng bạn trai của nó bảo muốn giúp đỡ, nó lắc đầu. Tình cảm phải là gì cái trong sáng, vô tư bất vụ lợi. Không muốn quan hệ giữa hai đứa bấy lâu nay thành quan hệ lợi dụng dù khó khăn đến đâu chăng nữa!
Nó không muốn để ai coi thường hoặc coi rẻ mình bởi nó là con gái.
Rời nhà mụ kia, nó đi rửa bát cho một hàng cơm ngoài phố. Những chồng bát cao ngập mặt, lội qua những lối đi ẩm ướt, khói cay xè cả mắt.
Ngày nghỉ thứ bảy chủ nhật nó nhận thêm, làm gia sư cho một gia đình khá giả.
Ông này có chân trong hội đồng quản trị một siêu thị vừa mới mở, bán hàng phục vụ chủ yếu cho sinh viên mấy trường đại học quanh đây.
Biết hoàn cảnh, ông giới thiệu nó vào làm thêm ca từ hai giờ chiều đến chín giờ tối. Công việc không vất vả nhưng eo hẹp, căng thẳng thời gian. Gần như ngoài giờ đi học, đi làm, nó không còn lúc nào rảnh rỗi.
Dầu sao cũng có việc làm đảm bảo và lâu dài, nó có thể yên tâm đến hết khóa theo học. So với bố mẹ nó ở nhà, vất vả ấy chưa là cái gì. Nó đâu có phải dầm mưa dãi nắng, gánh vác vất vả quần quật trên đồng như bố mẹ từ lúc hừng đông đến nhám mặt trời?
Số tiền “bảo tín” đóng cho công ty cũng do ông ấy giúp. Nó sẽ trả dần ông bằng cách trừ vào lương hàng tháng. Vì lí do đó, nó đã từ chối tiền công dạy thêm con ông học. Nhưng ông nhất mực, bắt nó phải nhận. nó cảm động muốn khóc.
Cuộc đời rộng lớn, không phải không có, không còn người tốt, nó nghĩ.
Thậm chí ngay cả những người giàu có, địa vị không phải ai cũng nghiệt ngã, keo kiệt cả!
Người nghèo chưa chắc đã là người ngay, người hay, người tốt cả.
Hai tháng trời sau khi vật lộn kiếm sống ở thành phố sinh viên này, nó ngộ ra điều đó với nhiều hạng người.
Đối với nó, đó như một tất nhiên của cuộc sống này.
Nó cũng đã quên câu chuyện nhà hàng “Thiên Nga”. Không oán hận.
Một buổi sáng, khi nó vừa tan học trên đường về nhà trọ, gặp một chuyện bất ngờ. Nó nhận ra chiếc xe Pho màu kem của bà chủ công ty nó làm hồi trước. Hình như bà ta có ý chờ nó qua đây?
Nó băn khoăn không biết có chuyện gì? Mình có còn vướng mắc gì với nhà bà ta nữa đâu?
Bà ấy gầy và đen hơn hồi nó còn làm ở đấy. Hai nếp nhăn bên khóe miệng sâu hơn. Hàng lông mi giả và lông mày không còn tô đậm như hồi nào. Hẳn bà ta đã trải qua một chuyện không hay. Tuy không mấy thiện cảm, nó cũng thấy tồi tội, ái ngại thay cho bà ấy.
Nét mặt bà buồn buồn, vẻ nanh ác ngày nào như biến mất:
- Mày còn giận cô hay sao mà từ đó đến giờ chả thấy mày lai vãng đến thăm cô lấy một lần?
Nó cười gượng:
- Tại cháu bận học, bận làm thêm. Cuộc sống sinh viên nghèo như cháu cô lạ gì..Để khi nào có thời gian thong thả cháu sẽ đến thăm cô sau..
- Chắc mày còn hận cô lắm có thì phải?
Ngừng một lúc, bà nhìn chằm chằm vào nó như thể thăm dò, rồi mới nói tiếp:
- Cô không bảo cô là người tốt hoàn toàn, người tử tế hoàn toàn. Trên đời này làm gì có ai hoàn toàn như thế hả cháu? Nhưng cô chưa đến nỗi như cháu nghĩ về cô đâu. Chẳng qua cái duyên số cô vất vả nên nhiều khi cô buồn bực trong người, giận cá chém thớt. Mà cũng có chút hiểu lầm mày hồi đó, nên mới thế. Chứ mấy đồng tiền công của mày đâu có nhiều nhặn gì để cô tiếc, không muốn trả cho mày?
Bà ta nói như tự kể với chính mình. Đối với một đứa con gái như nó cần gì bà phải nói những câu này?
Có một chuyện, sau này nó mới biết, ( khi ấy bà không nói ra ). Tay “Phi công trẻ” của bà sau ngày nó đi, đưa về một con bé, nói tốt nghiệp đại học rồi, chưa có việc làm.
Con bé này thế chân nó. Chủ và nhân viên thế nào đó để bà ta bắt được ngay trong nhà mình!
Từ đó hai người li thân, đang chờ ngày li dị..
Nhưng nó mơ hồ đoán ra đã có việc gì không hay xảy ra với bà. Không phải tự nhiên thần thái của bà trở nên thế này.
Bà đưa nó một cái bọc được dán băng keo rất kỹ, bảo nó cầm lấy, hôm nào có thời gian thì đến chơi, bây giờ có việc cô phải đi. Nó hỏi bọc gì, bà cười:
- Cái áo ấm mày để quên lại chỗ cô. Chắc mày ngại không muốn đến lấy. Cô mang cho mày. Sắp rét rồi cháu ạ. Không có áo rét không chịu được đâu!
Nó chưa kịp nói câu gì, xe bà đã lao đi, bỏ lại phía sau làn khói xanh mờ.
Về đến nhà trọ, nó cất cái bọc vào hòm, không chú ý lắm.
Đúng là mình có để quên cái áo ấm chỗ bà ấy thật. Nhưng bà ấy cần gì phải mang đến tận đây cho mình? Mà nó cũng cũ rồi, mình đang định mua cái khác. Linh cảm của nó mách bảo có cái gì đấy trong cách cư xử này. Tối hôm ấy, sau khi làm ở siêu thị về nó lấy cái bọc, giở ra xem..
Bóc mấy lượt giấy bọc bên ngoài được dán băng keo, là một cái áo ấm màu hồng còn mới, lại không phải áo của nó..
- Thế này là sao?
Nó ướm thử vào người. Từ bên trong cái áo, có đến gần chục tờ giấy bạc năm trăm ngàn rơi ra..
Nó băn khoăn không biết có chuyện gì? Mình có còn vướng mắc gì với nhà bà ta nữa đâu?
Bà ấy gầy và đen hơn hồi nó còn làm ở đấy. Hai nếp nhăn bên khóe miệng sâu hơn. Hàng lông mi giả và lông mày không còn tô đậm như hồi nào. Hẳn bà ta đã trải qua một chuyện không hay. Tuy không mấy thiện cảm, nó cũng thấy tồi tội, ái ngại thay cho bà ấy.
Nét mặt bà buồn buồn, vẻ nanh ác ngày nào như biến mất:
- Mày còn giận cô hay sao mà từ đó đến giờ chả thấy mày lai vãng đến thăm cô lấy một lần?
Nó cười gượng:
- Tại cháu bận học, bận làm thêm. Cuộc sống sinh viên nghèo như cháu cô lạ gì..Để khi nào có thời gian thong thả cháu sẽ đến thăm cô sau..
- Chắc mày còn hận cô lắm có thì phải?
Ngừng một lúc, bà nhìn chằm chằm vào nó như thể thăm dò, rồi mới nói tiếp:
- Cô không bảo cô là người tốt hoàn toàn, người tử tế hoàn toàn. Trên đời này làm gì có ai hoàn toàn như thế hả cháu? Nhưng cô chưa đến nỗi như cháu nghĩ về cô đâu. Chẳng qua cái duyên số cô vất vả nên nhiều khi cô buồn bực trong người, giận cá chém thớt. Mà cũng có chút hiểu lầm mày hồi đó, nên mới thế. Chứ mấy đồng tiền công của mày đâu có nhiều nhặn gì để cô tiếc, không muốn trả cho mày?
Bà ta nói như tự kể với chính mình. Đối với một đứa con gái như nó cần gì bà phải nói những câu này?
Có một chuyện, sau này nó mới biết, ( khi ấy bà không nói ra ). Tay “Phi công trẻ” của bà sau ngày nó đi, đưa về một con bé, nói tốt nghiệp đại học rồi, chưa có việc làm.
Con bé này thế chân nó. Chủ và nhân viên thế nào đó để bà ta bắt được ngay trong nhà mình!
Từ đó hai người li thân, đang chờ ngày li dị..
Nhưng nó mơ hồ đoán ra đã có việc gì không hay xảy ra với bà. Không phải tự nhiên thần thái của bà trở nên thế này.
Bà đưa nó một cái bọc được dán băng keo rất kỹ, bảo nó cầm lấy, hôm nào có thời gian thì đến chơi, bây giờ có việc cô phải đi. Nó hỏi bọc gì, bà cười:
- Cái áo ấm mày để quên lại chỗ cô. Chắc mày ngại không muốn đến lấy. Cô mang cho mày. Sắp rét rồi cháu ạ. Không có áo rét không chịu được đâu!
Nó chưa kịp nói câu gì, xe bà đã lao đi, bỏ lại phía sau làn khói xanh mờ.
Về đến nhà trọ, nó cất cái bọc vào hòm, không chú ý lắm.
Đúng là mình có để quên cái áo ấm chỗ bà ấy thật. Nhưng bà ấy cần gì phải mang đến tận đây cho mình? Mà nó cũng cũ rồi, mình đang định mua cái khác. Linh cảm của nó mách bảo có cái gì đấy trong cách cư xử này. Tối hôm ấy, sau khi làm ở siêu thị về nó lấy cái bọc, giở ra xem..
Bóc mấy lượt giấy bọc bên ngoài được dán băng keo, là một cái áo ấm màu hồng còn mới, lại không phải áo của nó..
- Thế này là sao?
Nó ướm thử vào người. Từ bên trong cái áo, có đến gần chục tờ giấy bạc năm trăm ngàn rơi ra..
*******
Phần nhận xét hiển thị trên trang