Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

"Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt":

Quân sư… con cóc

>> Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn
>> Phụ nữ xuất chúng không chỉ ở vẻ ngoài…
>> Bảng xếp hạng người giàu Việt có những gì đặc biệt?


XUÂN DƯƠNG
(GDVN) - Người Việt xưa có cụm từ “quân sư quạt mo”, người Việt nay nói “quân sư quạt… con cóc” hay nói gọn lại là “quân sư con cóc” để chỉ những quân sư bất tài.

Dù còn rất nhiều bất cập trong điều hành, quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô song thế giới vẫn đánh giá cao những thành tựu kinh tế mà Việt Nam đạt được sau 30 năm đổi mới. 

Khi đất nước trở thành nước có thu nhập trung bình thì vì sao lại xuất hiện nhận định Giáo dục Việt Nam đang tụt hậu nghiêm trọng? Vì sao hàng trăm nghìn cử nhân thất nghiệp? 

Vì sao học sinh lớp 5 không viết nổi tên mình phải quay về học lớp 1? Vì sao bạo lực học đường gia tăng và nạn dạy thêm, học thêm?

Đó vẫn là điều gây bức xúc các bậc phụ huynh và cơ quan quản lý.

Tất cả những khiếm khuyết này đều bắt nguồn tự đội ngũ công chức quản lý các cấp của ngành Giáo dục, từ phòng Giáo dục cấp quận huyện đến cơ quan Bộ.

Người xưa có câu “sĩ phu Bắc Hà” để nói về đội ngũ trí thức phía Bắc, thế nhưng ngày nay có lẽ câu nói đó chỉ còn là hoài niệm của một “thời xa vắng”.

Mở đầu năm 2015, một số vị lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo và thành phố Hà Nội cùng nhau tô chữ khai xuân (theo nét bút chì vạch sẵn như kiểu học sinh lớp 1). 

Cuối năm 2016, Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội tổ chức “Dâng hương cho học sinh giỏi Thủ đô” thì đủ thấy câu nói dân gian “văn hay chữ tốt không bằng kẻ dốt lắm tiền” đã và đang đúng biết nhường nào.

Hai câu chuyện nêu trên dù sao cũng chỉ là “sai sót” nhỏ, không ảnh hưởng lớn đến chủ trương chính sách giáo dục, thế nhưng vẫn những con người ấy khi ngồi làm đề án, khi ban hành thông tư, quyết định… lại là chuyện khác bởi nó liên quan đến hàng chục triệu học sinh, giáo viên và chất lượng giáo dục nước nhà.

Những gì mà tác giả Hồng Thủy nêu trong bài “Giáo sư Phạm Vũ Luận, Tiến sĩ Nguyễn Vinh Hiển và những siêu đề án ngàn tỉ” [1] có vẻ hơi “oan” không chỉ cho cho hai vị này mà còn một số vị “cốt cán” khác của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Nói các vị ấy bị “oan” vì làm lãnh đạo quanh năm bận rộn, đến họp Quốc hội còn không dự được thì làm sao biết dự án sách giáo khoa 70.000 tỷ hay 34.000 tỷ đồng là hợp lý hay không hợp lý. 

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng nói đại ý: “con chim Hồng bay cao được là nhờ có sáu trụ cánh”. Lại cũng có câu nói nổi tiếng “những đỉnh cao muôn trượng chỉ có chim ưng và loài bò sát là vươn tới được”. 

Thế nên nếu mấy trụ cánh chẳng may lại là “hàng nhái” thì “bay” không được mà “bò” cũng chẳng xong, leo lên gò mối còn chưa được nói gì đến đỉnh cao muôn trượng.

Thời Tam Quốc, Lưu Bị là người nhân đức nhưng kém tài, nhờ có hai quân sư giỏi nhất thiên hạ là Gia cát Lượng, Bàng Thống trợ giúp mà đủ sức đối chọi với Tào Tháo, Tôn Quyền. 

Tào Tháo là bậc anh hùng, cầm quân, nghĩ mẹo đều xuất chúng song quân sư chẳng ai bằng Khổng Minh, Bàng Thống nên cuối cùng cũng đành chia ba thiên hạ với Tôn Quyền và Lưu Bị. 

Người thời Tam Quốc cho rằng ai thu phục được một trong hai đại mưu sĩ Ngọa Long (Khổng Minh) hoặc Phượng Sồ (Bàng Thống) thì có thể bình thiên hạ. 

Có được cả hai người này sao Lưu Bị vẫn phải an phận ở miền núi Ba Thục (tây nam Trung Quốc ngày nay)? 

Đó một phần là do thời thế song cũng còn do cái tầm của Lưu Bị chưa đủ để thay đổi thời thế.

Viết vài dòng dông dài để thấy, làm lãnh đạo không phải là cuộc dạo chơi kéo dài mấy năm, không phải là cứ trông chờ vào quân sư, khi cần thì quân sư “dúi” cho mẩu giấy như câu chuyện về con số 34.000 tỷ mà nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận “trần tình” trước chất vấn của đại biểu Quốc hội. [2]

Người Việt xưa có cụm từ “quân sư quạt mo”, người Việt nay nói “quân sư quạt… con cóc” hay nói gọn lại là “quân sư con cóc” để chỉ những quân sư bất tài, “ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa”. 

Người ta cũng còn dùng cụm từ dân dã là “quân sư rởm” hoặc tệ hại hơn một chút là “quân sư… đểu”.

(Từ “rởm” lấy trong cụm từ “rởm đời” theo cách nói của sĩ phu Bắc Hà, còn người Nam nói là “dỏm” đọc chệch thành “dởm”).

Ngày xưa đánh giá cán bộ, đảng viên, chúng ta thường nhấn mạnh hai yếu tố “hồng” và “chuyên”, theo thời gian cụm từ này nghe có vẻ không @ cho lắm nên chuyển thành “tâm” và “tầm”.

Một người có đủ cả “tâm” và “tầm” chưa hẳn đã có thể là lãnh đạo giỏi bởi còn cần hai yếu tố khác là “uy” và “quyền”, người có “tâm và tầm” làm nghiên cứu, làm thầy thiên hạ thì khỏi phải bàn.

Tuy thế không thiếu người giỏi, có uy tín về khoa học, văn học nghệ thuật khi sang làm chính trị, làm quản lý lại thất bại. 

“Tâm” để mọi người quý mến, “Tầm” để người ta phục, “Uy” để người ta sợ, “Quyền” để trị những kẻ rắp tâm làm bậy, đặc biệt là trị những kẻ mà dân gian gọi là “quân sư đểu”.

Nếu cấp dưới không quý mến, không phục, không sợ thì sớm muộn cũng sẽ xảy ra chuyện “phản thùng”, sẽ là những chiêu trò không làm cấp trên mất ghế thì cũng bẽ mặt với bàn dân thiên hạ.

Nhưng nếu làm thủ trưởng mà lại không được người ta quý - phục - sợ thì rõ ràng không xứng đáng, có bị mất ghế hay bị “phản thùng” thì cũng chỉ nên tự trách mình.

Vì sao một số vị lãnh đạo cao cấp và dư luận xã hội lại phê phán quan điểm “Hà Nội không vội được đâu”, vì sao cả Dân và Đảng đều bất bình về hàng loạt quyết sách đầu tư và nhân sự tại Bộ Công Thương, vì sao dân chúng kêu quá nhiều về những tệ nạn tại bệnh viện, trường học,… 

Chẳng qua là vì các chủ trương, quyết sách mà người đứng đầu cơ quan, đơn vị đưa ra vừa trái đường lối của Đảng, vừa không hợp lòng dân, khiến uy tín cá nhân không còn, khiến cấp dưới và người dân không coi trọng.

Những người quyết đoán, đôi khi phải bỏ ngoài tai dư luận xã hội bởi “số đông không phải lúc nào cũng đúng”.

Tuy vậy, “đôi khi” thì có thể chấp nhận, còn “luôn luôn” thì lại khác.

Đó hoặc là kẻ coi thường thiên hạ, là kẻ tự phụ thái quá hoặc là kẻ không biết phân biệt phải trái, đúng sai, kẻ mà người đời gọi là “điếc không sợ súng”.

Những kẻ tâm đã không có, tầm cũng như tâm nhưng họ hàng, con cháu đầy rẫy trong cơ quan và của cải hàng đống giấu kỹ ở đâu đó thì sớm muộn cũng sẽ “cúi đầu lầm lũi mà đi”. 

Khi đương chức có quyền, có thế người ta buộc phải nín nhịn, chỉ một thời gian ngắn sau khi không còn chức quyền là bị thiên hạ phỉ nhổ, vinh hạnh cái nỗi gì!

Người viết không nghĩ mấy vị quan chức cao cấp ngành Giáo dục vừa mới nghỉ hưu mất đi hoàn toàn cái tâm nhà giáo, mất đi sự tự trọng của người trí thức, song người viết không nghĩ rằng, họ đủ bản lĩnh làm tư lệnh một ngành. 

Có thể họ đủ dũng cảm ngồi vào chiếc “ghế nóng” Giáo dục song lại không đủ dũng cảm để thay đổi bộ máy giúp việc, không đủ uy quyền để khiến đội ngũ tham mưu nể sợ. 

Kết cục là họ hoặc bị cấp dưới ỉm đi các thông tin “nhạy cảm” hoặc bị cấp dưới qua mặt, là họ luôn phải “giơ đầu chịu báng” khi dư luận “ném đá” các chủ trương chính sách sai lầm trong khi các “quân sư con cóc” thì vui vẻ “rung đùi” hết năm này qua năm khác.

Với đội ngũ lãnh đạo hiện nay, người viết thông cảm với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, ông đã dám nhận trách nhiệm trong một lĩnh vực mà sự bê bết đã kéo dài suốt mấy chục năm.

Tất cả những gì tồn tại qua bao nhiêu năm qua đều “nhường cho nhiệm kỳ Bộ trưởng Nhạ giải quyết”. 

Thông cảm và ủng hộ Bộ trưởng Nhạ song người dân cũng có tâm lý chờ xem Bộ trưởng sẽ gỡ mớ bòng bong Giáo dục như thế nào với số lượng không ít “quân sư con cóc” vốn có truyền thống ban hành văn bản “trên trời” và dày dạn kinh nghiệm chinh chiến trong… phòng lạnh.

Ngày 22/9/2016, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký ban hành Thông tư 22 nhằm sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một số điều trong Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT.

Vậy Bộ trưởng có dự định sẽ “sửa đổi” hay “hủy bỏ” những người đã tham mưu ban hành thông tư 30?

Khá nhiều bài báo nói về Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, chẳng hạn “Nhà xuất bản Giáo dục "kiêm nghề" cho vay lãi?” [3] hay “Lũng đoạn ở Nhà xuất bản Giáo dục”. [4]

Tác giả bài báo [4] nhấn mạnh: “Với việc dùng các chiêu trò tinh vi, lũng đoạn một NXB vốn từ lâu rất có uy tín của ngành giáo dục, dư luận cho rằng đã đến lúc cần phải có những động thái quyết liệt như tổ chức thanh tra, hoặc thậm chí là điều tra, để làm rõ và xử lý nghiêm minh những khuất tất tồn tại lâu nay ở NXB Giáo dục Việt Nam”.

Kết hợp thêm vụ “thông báo bán sách chui” mà Báo Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, vụ Nhà xuất bản này có tới 5 Phó Tổng giám đốc, trái quy định của Chính phủ không thể không quy trách nhiệm cho cho những người làm công tác tổ chức và pháp chế của Bộ. 

Các ông/bà Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Pháp chế ở đâu, làm gì khi một đơn vị trực thuộc Bộ không chỉ “kiêm nghề" cho vay lãi” mà còn ngang nhiên làm trái quy định của Chính phủ?

Hỏi thế có lẽ hơi thừa bởi chính Vụ Tổ chức Cán bộ cũng làm trái quy định của Chính phủ.

Vụ này hiện có 4 Vụ phó là các ông Ngô Mạnh Hải, Cảnh Chí Dũng, Trần Kim Tự, Phạm Xuân Hậu trong khi khoản 4 điều 15 Nghị định số 36/2012/NĐ-CP quy định cấp vụ không được quá 3 Vụ phó.

Thời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận còn tại vị, ngày 27/12/2013, ông Phó Chánh Thanh tra Phạm Ngọc Trúc đã ký ban hành kết luận thanh tra số 1147/KL-TTr, một bản kết luận trái pháp luật và đầy rẫy nghi vấn. 

Khi bị các chuyên gia giáo dục và truyền thông “bóc mẽ”, gần một năm sau, Thứ trưởng Bùi Văn Ga buộc phải “chữa cháy” với bản kết luận thanh tra số 816/KL-BGDĐT phủ định hoàn toàn những kết luận quan trọng nhất mà ông Phó Thanh tra Phạm Ngọc Trúc đã ký.

Sau khi ban hành Kết luận 816/KL-BGDĐT, Bộ trưởng Luận và Thứ trưởng Ga coi như đã hoàn thành nhiệm vụ bởi không hề thấy Bộ kết luận gì về hành vi sai trái của ông Phó Thanh tra Bộ cùng những người đã “vất vả” theo sát ông Phó Thanh tra “sáng tạo” nên bản kết luận khó có thể coi là của cơ quan mang danh “Bộ học”! 

Thanh tra là bộ phận giúp Bộ trưởng gìn giữ kỷ cương phép nước, Thanh tra Bộ “làm ăn” như thế thì họ giúp Bộ “giữ” cái gì?

Cách hành xử của lãnh đạo Bộ như thế liệu có phải chỉ là che dấu khuyết điểm cho cấp dưới hay cũng là giữ thể diện cho chính mình?

Và không thể không nêu câu hỏi, bao nhiêu người dính líu đến vụ việc hiện vẫn còn đó, vẫn tiếp tục công việc “thanh tra” và “thanh kiu” (Thank you) dưới thời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ?

Người viết cho rằng giải quyết thành công những “di sản đồ sộ” mà các nhiệm kỳ trước để lại đã là thành công rất lớn của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong nhiệm kỳ này.

Liệu Bộ trưởng sẽ để hàng loạt “quân sư con cóc” này “rút kinh nghiệm sâu sắc” hay mạnh tay cắt bỏ những ung nhọt đang hủy hoại hình ảnh ngành giáo dục?

Nếu Bộ trưởng không tạo nên được “sáu trụ cánh” vững vàng thì điều khó tránh khỏi là mỗi kỳ chất vấn tại Quốc hội, Bộ trưởng sẽ còn tiếp tục phải nhận lỗi, phải xin rút kinh nghiệm và câu chuyện “xin nhường cho nhiệm kỳ sau giải quyết” liệu có kết thúc?

Nhân dịp năm mới xin tặng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bốn chữ “Tâm - Tầm - Uy - Quyền”, nhân đây cũng xin gửi tới Bộ trưởng câu nói nổi tiếng của Matin Luther King: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt".

Tài liệu tham khảo:

[1]http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Giao-su-Pham-Vu-Luan-Tien-si-Nguyen-Vinh-Hien-va-nhung-sieu-de-an-ngan-ti-post173521.gd

[2]http://thanhnien.vn/thoi-su/co-con-so-34-nghin-ti-dong-trong-de-an-doi-moi-sach-giao-khoa-la-sai-sot-ky-thuat-400994.html

[3] http://baophapluat.vn/doanh-nghiep/nha-xuat-ban-giao-duc-kiem-nghe-cho-vay-lai-171502.html

[4] http://thanhnien.vn/doi-song/lung-doan-o-nha-xuat-ban-giao-duc-775733.html


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thảm họa đổi tiền của Ấn Độ

Nguồn: Shashi Tharoor, “India’s Demonetization Disaster,” Project Syndicate, 06/12/2016.
Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Ngày 8 tháng 11, lúc nửa đêm, Thủ tướng Ấn Độ Narenda Modi tuyên bố các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee với tổng trị giá khoảng 14 nghìn tỷ rupee – tương đương 86% lượng tiền lưu thông – sẽ không còn giá trị pháp lý. Cùng với đó, nền kinh tế Ấn Độ rơi vào hỗn loạn.
Mục đích mà ông Modi tuyên bố là giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là chống lại “tiền đen”: các khoản thu bất chính – thường được giữ dưới dạng tiền mặt – ví dụ như tiền trốn thuế, phạm tội, và tham nhũng. Ông cũng hy vọng vô hiệu hóa những tờ tiền giả được cho là do phía Pakistan in nhằm ủng hộ khủng bố chống Ấn Độ. Tuy nhiên, gần một tháng sau, tất cả những gì mà động thái phi tiền tệ hóa (demonetize – tức rút tiền mặt khỏi lưu thông) này đạt được là sự rối loạn kinh tế trầm trọng. Quyết định của Modi không phải một quyết định lỗi lạc, mà dường như là một tính toán sai trầm trọng.
Tuyên bố này lập tức châm ngòi cho cuộc hỗn loạn điên rồ nhằm đẩy đi những tờ tiền hết hạn. Mặc dù người dân có thể gửi tiền vào các tài khoản ngân hàng từ giờ cho đến cuối năm, việc gửi một số lượng lớn có thể khiến họ chịu nhiều khoản thuế và phạt. Vì thế họ vội vàng đi bơm xăng, tới các cửa hàng trang sức, và tới các chủ nợ để trả nợ. Những hàng dài xếp hàng rồng rắn cả trong lẫn ngoài và xung quanh các ngân hàng, quầy đổi ngoại tệ, và các cột ATM – bất kỳ đâu mà người ta có thể đổi được những tờ tiền sớm vô hiệu lực.
Thế nhưng, khi lên được đầu hàng, người dân lại thường phải đối mặt với những hạn mức rút tiền nghiêm ngặt, bởi một sự thật đáng kinh ngạc là trước khi đưa ra tuyên bố này, tiền mới lại không được in đủ. Tệ hơn, thiết kế của những tờ tiền mới không vừa với những cột ATM hiện giờ, và mệnh giá của chúng – 2.000 rupee – thì cao đến mức không dùng được đối với hầu hết mọi người, đặc biệt là khi chính phủ không in đủ tiền mệnh giá nhỏ hơn thì rất ít người có thể đổi được tiền.
Nền kinh tế từng bùng nổ của Ấn Độ giờ đây đã chạm đến điểm dừng. Mọi chỉ số – doanh số bán hàng, thu nhập của thương nhân, sản xuất, và việc làm – đều đi xuống. Cựu Thủ tướng Manmohan Singh ước tính GDP của Ấn Độ sẽ thu hẹp khoảng 1–2% trong năm tài khóa hiện tại.
Nhưng như thường lệ, tác động này không đồng đều đối với mọi người. Những người Ấn Độ giàu có, ít phụ thuộc vào tiền mặt, và nhiều khả năng có thẻ tín dụng hơn thì tương đối ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, người nghèo và tầng lớp hạ trung lưu thì sử dụng tiền mặt nhiều hơn trong các hoạt động hàng ngày, và do đó sẽ là những nạn nhân chính của chính sách đáng ra là “vì người nghèo” này.
Các nhà sản xuất nhỏ, thiếu vốn để duy trì hoạt động, đã bắt đầu đóng cửa. Lượng người hưởng lương công nhật khổng lồ của Ấn Độ không thể tìm được nhà tuyển dụng có tiền mặt để trả cho họ. Các ngành công nghiệp địa phương đã dừng hoạt động vì thiếu tiền. Khu vực tài chính phi chính thức – hiện chiếm 40% lượng tiền cho vay của Ấn Độ, chủ yếu là ở các khu vực nông thôn – gần như đã sụp đổ.
Ngành ngư nghiệp của Ấn Độ, vốn phụ thuộc vào giao dịch tiền mặt ngay khi bán cá tươi, cũng bị đánh chìm. Các thương nhân đang mất dần những kho hàng hải sản dễ phân hủy của mình. Người nông dân đã bán nông sản với giá thấp hơn chi phí, vì không ai có tiền để mua nông sản, và vụ đông thì không thể trồng kịp thời vì không ai có tiền mua hạt giống.
Bất chấp tất cả, người dân Ấn Độ vẫn phản ứng cam chịu, có vẻ như sẵn sàng để tâm đến lời kêu gọi của Modi là kiên nhẫn chờ đợi 50 ngày, mặc dù có thể lâu hơn nữa – thậm chí từ bốn tháng tới một năm – trước khi nguồn cung tiền bình thường được phục hồi. Ban quan hệ công chúng mẫn cán của chính phủ – khắc họa những khó khăn của người dân như một sự hy sinh nhỏ bé cần thiết vì lợi ích đất nước – dường như đã hoàn thành nhiệm vụ. “Nếu những người lính của chúng ta có thể đứng hàng giờ để canh giữ biên giới,” một bài đăng trên truyền thông xã hội hỏi, “thì tại sao chúng ta lại không thể đứng xếp hàng một vài giờ trước ngân hàng?”
Nhưng sự hy sinh này đã vượt quá những dòng người xếp hàng. Các bệnh viện đang quay lưng với bệnh nhân chỉ có tiền cũ; các gia đình không thể mua thực phẩm; và người lao động trung lưu thì không thể mua được những loại thuốc cần thiết. Đã có tới 82 người chết trong những vụ xếp hàng đổi tiền mặt hoặc các sự kiện liên quan. Hơn nữa, có vẻ như nhiều tác động ngắn hạn của lần phi tiền tệ hóa này rất có thể sẽ kéo dài – thậm chí còn mạnh hơn – trong dài hạn, khi những doanh nghiệp đã đóng cửa không thể mở cửa lại. Nó cũng có thể gây ra những tổn hại kéo dài lên các thể chế tài chính của Ấn Độ, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương, danh tiếng của nó vốn đã bị ảnh hưởng.
Có lẽ điều tồi tệ nhất là những hy sinh này rất có thể sẽ không giúp chính phủ đạt được mục đích đã tuyên bố của mình. Không phải tất cả tiền đen đều nằm dưới dạng tiền mặt, và không phải tất cả tiền mặt đều là tiền đen. Những người nắm giữ số lượng lớn tiền đen dường như đã tìm ra những cách sáng tạo để rửa tiền thay vì tiêu hủy chúng nhằm tránh thu hút sự chú ý của cơ quan thuế như chính phủ kỳ vọng. Kết quả là phần lớn tiền đen được tin là đang lưu thông giờ đây lại đang đổ về các ngân hàng, lấy đi những khoản cổ tức kỳ vọng của chính phủ.
Trên hết, kế hoạch của chính phủ không kiểm soát được nguồn tiền đen. Sẽ không mất quá lâu trước khi những thói quen cũ – ghi giá hóa đơn thấp đi, các đơn hàng và hóa đơn giả, báo cáo các giao dịch không có thực, và hối lộ trắng trợn – sẽ lại tạo ra một khoản tiền đen mới.
Nhiều người ủng hộ Modi cho rằng các vấn đề của chính sách phi tiền tệ hóa là do khả năng thực thi không tốt. Nhưng sự thật là thiết kế của nó về cơ bản đã thiếu sót. Không có “khung chính sách” nào, không có phân tích chi phí-lợi ích nào, và không có bằng chứng nào cho thấy các lựa chọn chính sách khác đã được cân nhắc. Nhìn vào những chỉnh sửa chính sách liên tục kể từ sau tuyên bố, có thể thấy rõ là chưa có một nghiên cứu tác động chính sách nào được thực hiện.
Vậy mà thay vì nhận ra những rủi ro chồng chất từ môi trường chính sách không minh bạch mà mình tạo ra, Modi lại tiến hành thảo luận để đi xa hơn, biến Ấn Độ thành một xã hội hoàn toàn “không dùng tiền mặt.” Ông ấy có biết hơn 90% giao dịch tài chính tại Ấn Độ được thực hiện bằng tiền mặt, hơn 90% cửa hàng bán lẻ thiếu đầu đọc thẻ? Có phải ông không biết hơn 85% công nhân được trả lương bằng tiền mặt, và hơn một nửa dân số không có tài khoản ngân hàng?
Modi lên nắm quyền năm 2014 với hứa hẹn thúc đẩy tăng trưởng, tạo ra việc làm cho dân số trẻ của Ấn Độ, và khuyến khích đầu tư. Kế hoạch phi tiền tệ hóa kém cỏi của ông chính là sự nhạo báng những mục tiêu này, đồng thời làm tổn hại danh tiếng là một nhà quản lý hiệu quả và có năng lực của ông. Không ai biết mất bao nhiêu lâu nữa Ấn Độ mới có thể phục hồi.
Shashi Tharoor, cựu Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, cựu Quốc vụ khanh về Phát triển Nguồn nhân lực và Quốc vụ khanh về Ngoại vụ của Ấn Độ, hiện là nghị sĩ Đảng Quốc đại Ấn Độ và chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về Đối ngoại. Ông là tác giả cuốn Pax Indica: India and the World of the 21st Century.
Xem thêm:
Copyright: Project Syndicate 2016 –  India’s Demonetization Disaster
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/01/05/tham-hoa-doi-tien-cua-an-do/#sthash.a1nThYKH.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bắc Kinh: Mỹ liều, Biển Đông thành thùng thuốc súng



Hai mẫu hạm USS Stennis và USS Reagan đi song song trong một cuộc tập trận trên Biển Đông hồi Tháng Sáu, 2016. (Hình: U.S. Navy via Getty Images)
BẮC KINH (NV) – Bắc Kinh vừa cho cái loa tuyên truyền Hoàn Cầu Thời Báo la lối vào lúc cuối năm dương lịch rằng trò mạo hiểm của Mỹ sẽ biển khu vực Biển Đông thành thùng thuốc súng.
Bắc Kinh có vẻ cảm thấy bất an vì không biết tổng thống tân cử của Mỹ Donald Trump sẽ hành động thế nào, rất khó đoán định.
Hôm Thứ Sáu 30 Tháng Mười Hai, 2016, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó bảng Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh, viết một bài bình luận nói rằng hoặc các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông vẫn là điểm nóng hàng đầu sau khi Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống hay không, không những tùy thuộc vào những gì ông ta muốn mà còn tùy thuộc vào những gì ông ta có khả năng làm. Sự biến chuyển của các mối quan hệ quốc tế, sau cùng, chỉ là một sự phối hợp giữa sức mạnh và thực tế, bởi vậy cái mà ông Trump có thể làm được đối với vấn nạn thường xuyên là cái đáng nói nhất.
Đưa ra một tiền đề lý luận như vậy, báo trên đưa ra một số giả định khác nhau về hành động của ông Trump trên Biển Đông. Chẳng hạn nếu ông ta muốn khiêu khích Bắc Kinh trên biển Đông, ông ta có thể đưa ra một số trò rồi chọn cái nào thích hợp nhất. Khả năng nhận thức, cá tính và cách hành động của ông ta có thể cho thấy sự đặc biệt.
Theo báo này, khó có chuyện ông Trump sẽ lôi phán quyết của Tòa Quốc Tế để kiếm chuyện vì Philippines đã gác cái đó qua một bên. Có chăng, chỉ là Washington D.C. tiếp tục kích thích sự chống đối một số nước có xung đột với Trung Quốc. Có thể Washington D.C. có một số nước đu theo nhưng hiện nhiều nước ASEAN đang có tranh chấp lại muốn cải tiến bang giao với Bắc Kinh.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, cái mà Mỹ có thể chọc tức Bắc Kinh nhiều phần là gia tăng các chuyến tuần tra tự do hải hành trên Biển Đông vì Mỹ có thể làm điều này không cần sự tiếp tay của các đồng minh. Trong khi họ gia tăng áp lực với Bắc Kinh, nó đi theo đúng chủ trương của chính quyền ông Trump là tăng cường hoạt động hải quân để chứng tỏ sức mạnh.
Như vậy, Mỹ có thể sẽ biến khu vực Biển Đông thành một địa bàn tấn công Trung Quốc và khoe sức mạnh. Nhưng đối với Trung Quốc, tranh chấp Biển Đông chẳng đáng gì so với vấn đề Đài Loan. Ông Trump tảng lờ nghi thức ngoại giao và các thỏa thuận, ông ta có thể thách đố Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan mà cuộc điện đàm gần đây chỉ là 2 tiền đề.
Tuy nhiên, tờ báo trên nói Biển Đông có thể không phải là lựa chọn trên cùng của ông Trump, thì khu vực vẫn là một thùng thuốc súng. Những hành động gần đây của Trung Quốc ở trong và quanh khu vực Biển Đông, chẳng hạn, tập trận của đoàn tàu hàng không mẫu hạm là chỉ dấu Bắc Kinh cương quyết bảo vệ cửa nhà mình, nhắc cho Mỹ biết là Biển Đông không phải là sân chơi của họ, cảnh cáo Ngũ Giác Đài rằng Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp trả đũa khi thấy cần.
Trung Quốc sẽ có những hành động cứng rắn hơn khi các máy bay tuần thám của Mỹ đi vào trong vùng biển của Trung Quốc bằng cách điều động các khả năng quân sự cơ động đến Biển Đông và võ trang những đảo này với các loại võ khí tự vệ. Nếu mà Mỹ đi quá đà, Trung Quốc có thể tính đền việc trang bị cho chúng những võ khí tấn công.
“Trò chơi liều nếu không hành sử thận trọng thì nhiều phần sẽ dẫn đến đánh nhau. Trong kịch bản này, ông Trump sẽ phải lựa chọn hoặc là muốn leo thang và tiêu diệt các chiến hạm, máy bay và các cơ sở trên các đảo của Trung Quốc. Chẳng còn ngờ gì nữa, điều đó sẽ có kết quả là một cuộc chiến tranh hủy diệt giữa hai đại cường mà sẽ không ai là kẻ chiến thằng.
Hoàn Cầu Thời Báo dọa rằng, trong cách hành xử khác thường của ông Trump, nếu không có cơ chế kiểm soát nguy cơ ở cả hai phía, một cuộc xung đột nguy hiểm ở khu vực đang dấy lên.
Tuần trước, các không ảnh của tình báo Hoa Kỳ cho thấy cả trăm hỏa tiễn phòng không và súng cao xạ được đưa tới đảo Hải Nam, người ta tin rằng nơi đây chỉ là điểm trung chuyển để đưa chúng tới các đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa.
Một mặt Bắc Kinh lu loa rằng Mỹ là thủ phạm muốn biến Biển Đông thành thùng thuốc súng, một mặt họ vẫn gấp rút xây dựng các cơ sở quân sự và đưa các trang bị tối tân đến các nơi này trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông. (TN)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những người bị "trời đất ghen":

Điểm mặt 8 người tị nạn trở thành huyền thoại thế giới


Trong lịch sử, đã có rất nhiều ví dụ minh chứng những người tị nạn có thể mang tới đóng góp to lớn cho nhân loại, về các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, chính trị và thể thao.
Hiện vấn nạn di cư đang là nỗi trăn trở của các nhà lãnh đạo châu Âu và thu hút được sự quan tâm của thế giới.
Mỗi năm có đến hàng ngàn người tị nạn rời bỏ quê hương, mạo hiểm tính mạng trên những con thuyền nhỏ bé lênh đênh triển biển hay chèn ép thân mình trong những chiếc xe tải ngột ngạt để có thể tìm cuộc sống mới tại châu Âu.
Ở nhiều nơi, dân tị nạn còn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ nhóm người địa phương vì những người này cho rằng dân nhập cư là thủ phạm gây ra các vụ gây rối, mất trật tự xã hội.
Nhờ những chính sách hỗ trợ người nhập cư "hậu hĩnh" khiến nhiều người địa phương cảm thấy họ cạn kiệt dần nguồn ngân sách, tài nguyên của đất nước mình.
Dưới đây là 8 nhân vật huyền thoại có xuất thân là dân tị nạn:
Bà Marlene Dietrich là biểu tượng trong giới điện ảnh và là ca sĩ thành danh của Đức vào những năm 1920.
Sau khi quân phát xít tấn công vào thị trấn quê nhà của bà và giành quyền kiểm soát, bất bình trước đế chế tàn bạo của Hitler, bà đã bỏ sang Mỹ và theo đuổi sự nghiệp diễn xuất tại Hollywood trong năm 1930.
Khi trở thành công dân Mỹ, bà đã tham gia biểu diễn cho các doanh trại quân đội khối Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ II.
Freddie Mercury là người hát chính cho ban nhạc rock huyền thoại nổi tiếng một thời ở Anh. Freddie Mercury là người Pháp được sinh ra tại Vương quốc Hồi giáo Zanzibar.
Gia đình của ông đã quyết định ly hương trong bối cảnh Zanzibar tiến hành cách mạng lật đổ bọn tư bản địa chủ và lập nên nước Cộng hoà nhân dân Zanzibar vào năm 1964. Sau đó, ông tới London sinh sống và phát triển tài năng cũng như sự nghiệp âm nhạc vang dội tại đây.
Nhà vật lý Albert Einstein nổi tiếng với "Thuyết tương đối" - trụ cột chính yếu của vật lý hiện đại - đã bị quân Đức Quốc xã khởi tố khi gán thuyết này của ông vào tên gọi "Phát minh của người Do Thái". Sau đó, ông đã chuyển đến sống tại Mỹ vào năm 1933 và chưa bao giờ quay trở lại Đức.
Ngôi sao bóng rổ Luol Deng sinh năm 1985 ngay trong thời điểm Sudan đang diễn ra nội chiến.
Từ lúc nhỏ, Luol Deng đã cùng gia đình chạy nạn sang Ai Cập và sau đó đến nước Anh. Luol nhập học ở Mỹ trước khi chính thức đi theo con đường bóng rổ chuyên nghiệp. Hiện cầu thủ lừng danh này đang chơi cho đội Chicago Bulls và Miami Heat.
Ít người biết được nữ Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ Madeleine Albright là người Séc.
Bà Madeleine Albright sinh năm 1937 vì muốn thoát khỏi áp thống trị của quân phát xít Đức trong Thế chiến thứ 2 cũng đã tới Mỹ tìm cuộc sống bình yên cho gia đình.
Chân dung Sigmund Freud, người được coi là cha đẻ của ngành tâm lý học.
Cha đẻ của ngành tâm lý học Sigmund Freud – nhân vật đã khiến mọi người trên thế giới này có cách nhìn nhận khác về cách vận hành tâm lý, suy nghĩ của loài người – cũng trở thành người tị nạn khi đến cuối đời.
Sau khi quân Đức tiến đánh chiếm giành quyền kiểm soát ở Áo, bác sĩ tâm lý Sigmund Freud cùng vợ rời Vienna sang London.
Nhà văn nhà thơ có tác phẩm kinh điển "Những người khốn khổ", đóng góp cho nền văn học nhân loại Victor Hugo là một nhà hoạt động chính trị năng nổ.
Ông phản đối chính quyền cai trị của Napoleon III giữa thế kỷ 19, điều này đã buộc ông bị đi đày gần 20 chục năm trên đảo Jersey và Guernesey (Anh).
Khi cha của Thabo Mbeki bị bắt và giam giữ cùng ông Nelson Mandela trên Đảo Robben, Mbeki cũng bị đi đày trong khoảng 10 năm sinh sống ở các vùng đất khác nhau.
Ông đã bị buộc thôi học vì tham gia vào cuộc biểu tình chống chính phủ và tự học ở nhà. Trưởng thành về chính trị, Mbeki vận động sinh viên và thanh niên biểu tình chống lại Tuyên ngôn thành lập Cộng hòa Nam Phi năm 1961.
Dưới sự lãnh đạo của Đại hội dân tộc Phi, Thabo Mbeki rời Nam Phi cùng với các sinh viên khác đến Zimbabuwe, và dừng chân ở nước Anh tiếp tục nghiên cứu học tập. Sau đó, ông trở về Nam Phi vào năm 1990 và nối tiếp ông Mandela trở thành Tổng thống Cộng hòa Nam Phi từ năm 1999.
(Nguồn: CNN)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhớ "Xứ Đoài mây trắng bay"

Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh núi Ba Vì?


Giờ ta không ở xứ Đoài
Nổi nông đuổi sợi tơ trời ta đi..
Ba Vì gió lạnh có khi
Nghĩa trang người ở khác quê dọn về
Như thành quách, như thành đê
Phố phường của những "người về cõi trên"
Ao vua vắng bóng vua hiền
Suối Hai chẳng biết có mềm suối Hai?
Trê cóc còn không người ơi?
Đền Và còn có đêm trời sáng trăng?
Sông Đà nước chảy bâng Khuâng,
Tản Đà còn có tri âm viếng người?
Tôi thôi.
Buông sợi tơ trời.
Quê hương sống.
chết.
vẫn hời nhớ thương!
Ai làm ta lạc quê hương?
Bước đi xa xót
để thương xứ Đoài!
Giờ như đứa trẻ mồ côi
Dẫu mai đầu bạc,
nước nôi vẫn về!
Mây trắng ơi
trắng có thì
Lòng ta nóng đỏ bốn bề,
lắng trong!


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Việt kiều và startup


Cứ gần tết, là Việt kiều về nước rất đông. Chiều qua, một ông chú từ Cali gọi qua Facebook, tưởng hỏi thăm gì trong chuyến về quê như mọi năm. Hoá ra, ông hỏi chuyện các công ty khởi nghiệp.

dang-van-tran
Dang Van Tran, người rất thành công với doanh nghiệp khởi nghiệp ngành nghiên cứu thị trường và một công ty ở Mỹ.





Ông bảo, giờ dân Việt kiều xịn xịn đều về nước đầu tư cho startup. Ông cũng không muốn mình bị mất cơ hội lớn này.
Gõ vu vơ trên mạng, thế nào lại tìm ra bài báo mới xuất bản vài ngày trước của Bloomberg, một hãng thông tấn tiếng tăm trong lĩnh vực tài chính thế giới, nói về chuyện những thuyền nhân thuở xưa đang tạo thành làn sóng quay về với khởi nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Bài báo kể chuyện nhiều “người quen” trong cộng đồng startup, mà nếu không xuất hiện trên báo nước ngoài, ít người biết những chuyện lạ như vậy.
Chẳng hạn, chuyện anh Dang Van Tran, người rất thành công với doanh nghiệp khởi nghiệp ngành nghiên cứu thị trường và một công ty ở Mỹ, từng bị bắt hai lần trên đường vượt biên, dù lúc đó mới có bảy tuổi. Giờ ông thấy mình gắn bó với Việt Nam hơn là với Mỹ, nơi ông đã lớn lên suốt gần 40 năm qua.
Tự dưng, lại nhớ tháng trước, ở hội trường Thống Nhất, ngồi cùng anh Trần Văn Siêng, một người sinh đúng ngày 30/4/1975. Nếu những gì Wikipekia viết về anh là đúng, thì rõ ràng một người ra đi vào năm 1981, sang định cư tại Anh và đã có mọi thành công của một người nhập cư ở vương quốc này, không có mong cầu gì khác.
Thế nhưng không, anh cố gắng mang Echelon, một triển lãm quốc tế về khởi nghiệp hàng đầu khu vực Đông Nam Á, về Việt Nam, để những người khởi nghiệp ở quê mình có dịp tiếp cận những nhà đầu tư hàng đầu khu vực.
Siêng về nước lần này là lần thứ mấy mươi rồi, nên cũng bắt đầu làm “thổ địa”, đủ sức rủ rê thêm nào những Trâm Anh, Hải, Nam… các doanh nhân gốc Việt đang rất thành công tại Anh, quay về tìm hướng đầu tư vào nơi được anh gọi là “Con rồng mới của khởi nghiệp”.
Nghe đâu, Siêng cũng đang nỗ lực xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực du lịch cũng như một vườn ươm khởi nghiệp du lịch tại Đà Nẵng.
À, tuần rồi, Đà Nẵng cũng đón một chú Việt kiều tên Sơn, luống tuổi rồi, từ Silicon Valley về. Chú Sơn hiền, và kiệm lời. Nhưng nói câu nào, là trúng phóc ngay “tử huyệt” của các startup của vườn ươm doanh nghiệp Đà Nẵng DNES.
Một bạn trẻ gật gù: người ta phải thương mình cỡ nào mới nói những thứ ruột gan mà cả đời mới ngộ ra như vậy. Bây giờ, chú Sơn đang lụi cụi tìm cách đưa ba công ty startup từ Đà Nẵng sang Mỹ, nếu không, nói theo cách của chú “là chậm chút thì mất hết cơ hội của tụi nhỏ”.
Lại nhớ năm ngoái, ở Singapore, một chuyên viên phân tích của Mỹ nói rất thẳng thắn: tài năng chủ lực ở Silicon Valley về kỹ thuật toàn là người gốc châu Á, nổi bật là gốc Việt Nam.
Coi lại danh sách những “thuyền nhân” mà Bloomberg kể đang dính dáng tới startup Việt Nam, thấy còn thiếu nhiều cái tên quen khác. Những có hề gì, họ ít nói, nhưng mà làm thật, đầu tư thật và mong muốn tạo ra những tác động thật trong một ngành công nghiệp còn rất mới lạ và ít người hiểu đến tận cùng tại Việt Nam.
Tôi thích cách nói của ông Thân Trọng Phúc, cựu tổng giám đốc Intel, giờ đang làm giám đốc một quỹ đầu tư: “Thời gian chữa lành những vết thương”. Ông cũng ra đi trên chiếc trực thăng quá tải ở sứ quán Mỹ năm 1975, và cũng trở về sớm nhất.
Không chỉ lá mới rụng về cội, mà cây cao còn có khả năng che chắn, vun đắp cho những cành non mới nhú lên.
Trần NguyênTheo TGTT

Phần nhận xét hiển thị trên trang

CHUYỆN NGỤ NGÔN MUỖI VÀ SƯ TỬ


Sư tử đang nằm nghỉ trưa thì có con muỗi vo ve xung quanh tìm thức ăn. Thế nhưng nó bay đến đâu, đuôi hoặc móng vuốt của sư tử cũng quơ đến đó, khiến nó không thể nào tiếp cận mục tiêu được. Tức mình, muỗi thách sư tử:
– Sư tử kia, ta không sợ ngươi đâu! Ngươi làm gì mạnh bằng ta chứ. Không tin thì cứ thử đấu với ta xem!
Thế là con muỗi lao đến, tấn công vào mặt sư tử. Đau đớn, sư tử dùng móng vuốt cào lên mặt mình để xua muỗi đi, nhưng vì làm bị thương chính mình, cuối cùng nó gục ngã. Thấy thế, muỗi ta biết đã chiến thắng sư tử hùng mạnh nên khoái trá bay đi. Nhưng không may, mải mê với chiến thắng, nó không để ý và bị mắc vào lưới nhện. Lúc con nhện trườn tới chuẩn bị ăn thịt mình, con muỗi mới đau khổ thốt lên:
– Ta chiến thắng được chúa tể sơn lâm, nhưng lại phải chết vì cái lưới nhện này!
Ở đời không ai học được chữ “ngờ”. Bởi thế, lúc chiến thắng thì đừng tự cao, lúc thất bại thì đừng vội nản. Phải tự hiểu rõ giới hạn và khả năng của mình để tùy trường hợp mà điều chỉnh hành vi và thái độ cho phù hợp.
St

Phần nhận xét hiển thị trên trang