Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Ngoại giao thời Donald Trump : Tất cả đều đảo lộn




Hoa Kỳ sẽ thu mình lại, chỉ chú tâm đến những lợi ích trước mắt ??? Dạng chủ nghĩa cô lập mới này là khả năng có thể diễn ra trong nền ngoại giao của Donald Trump.

Tuy nhiên thứ trưởng ngoại giao Antony Blinken đã cảnh báo những ảo tưởng về một trật tự thế giới như thế. Hơn nữa, khó lòng xích gần lại với Nga mà vẫn « chiếu tướng » Iran, trong lúc hai nước này đang nhanh chóng áp đặt trật tự của họ tại Trung Đông. Cũng là một nghịch lý, khi đả kích Trung Quốc mà lại xé bỏ TPP, hiệp định tự do mậu dịch với các nước Thái Bình Dương – một sự từ bỏ đã giúp cho Bắc Kinh rộng tay hành động tại khu vực.

(Le Monde 15/12/2016) Đối với Nga, Trung Quốc hay Iran, tổng thống Mỹ tương lai tỏ rõ ý định tách biệt hẳn với những người tiền nhiệm.


Một tổng thống không hề có kinh nghiệm, không cần tham khảo ý kiến của bộ Ngoại giao trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên với các nhà lãnh đạo nước ngoài. Một ngoại trưởng – còn phải chờ Thượng viện chuẩn y – trong suốt một thập niên qua vẫn tiến hành những hoạt động ngoại giao ngầm, khi lãnh đạo một tập đoàn dầu khí hùng mạnh nhất thế giới. Một cố vấn an ninh quốc gia đã chính trị hóa ngành tình báo của nước mình. Tất cả những yếu tố đều có sẵn để Donald Trump, Rex Tillerson và Michael Flynn khởi động một chính sách đối ngoại Mỹ hoàn toàn đảo lộn.

Trong chiến dịch tranh cử, tổng thống Hoa Kỳ tương lai thứ 45 đã giữ khoảng cách với các nguyên tắc của đảng Cộng Hòa hiện nay về đối ngoại, với chủ nghĩa thực dụng và tân bảo thủ. Tuy vậy ông không đề nghị được một chính sách thay thế nào thỏa đáng, và các quan điểm đôi khi khác nhau trong cùng một ê-kíp của ông cũng khiến người ta thêm mù mờ. Lấy lại các chủ đề thường xuyên được nêu ra từ ba thập niên qua, ông Trump đã bảo vệ một quan điểm về thế giới, trong đó Hoa Kỳ được coi như nạn nhân của một chính quyền bất tài, và chính sách nói một đằng làm một nẻo trong chính trị và kinh tế của các đại cường – Trung Quốc ngày nay cũng như Nhật Bản trước kia.

Hung hăng trước Bắc Kinh

Đây là một dạng chủ nghĩa thực dụng mới, tiến đến việc bênh vực cho chủ nghĩa bảo hộ, và cắt đứt với chủ trương tự do mậu dịch mà cho đến nay vẫn là trung tâm của phe Cộng Hòa. Ngoài ra, chiến dịch tranh cử cũng gây ấn tượng trước sự thay đổi đột ngột của cử tri của đảng Cộng Hòa sang phía quan điểm của ông Trump. Cũng những cử tri này đã hài lòng đón nhận những dấu hiệu đầu tiên của chủ nghĩa can thiệp kinh tế nhà nước tại tiểu bang Indiana, nơi công ty Carrier đã chấp nhận giảm bớt kế hoạch di dời quy mô, đổi lấy việc được giảm mạnh các khoản đóng góp.

Có lẽ  ý định thay đổi tương quan lực lượng với Trung Quốc đã thúc đẩy ông Trump có hành động gây đảo lộn đầu tiên : cuộc điện đàm hôm 2/12 với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, từ sáng kiến của bà Thái. Đây là sự kiện chưa từng thấy kể từ năm 1979, đi ngược với luận điểm « Một nước Trung Hoa » của Bắc Kinh, mà Washington từng chấp nhận như cái giá phải trả cho việc bình thường hóa.

Hôm 11/12, nhân trả lời phỏng vấn kênh truyền hình bảo thủ Fox News, ông Trump lại quay lại chủ đề này và còn nhấn mạnh thêm về tính chính danh của cuộc trò chuyện trên. Ông tuyên bố : « Tôi hoàn toàn hiểu rõ vè chính sách ‘Một nước Trung Hoa’. Nhưng tôi không hiểu vì sao chúng ta phải gắn với chính sách đó, trừ phi chúng ta đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc liên quan đến những thứ khác, kể cả thương mại ».

Khó thể nào rõ ràng hơn thế ! Đối với tổng thống tân cử - vốn cũng đã chỉ trích « pháo đài khổng lồ ngay giữa Biển Đông »do Bắc Kinh dựng lên, bất chấp phản đối của các nước láng giềng ; và sự kiện Trung Quốc « không hỗ trợ » Hoa Kỳ về vấn đề nguyên tử Bắc Triều Tiên, thì tất cả phương cách đều có vẻ chính đáng, trong khuôn khổ một cuộc thương lượng tổng thể.

Sự hung hăng không giấu diếm đối với Bắc Kinh trái ngược hẳn với tình thần hợp tác đối với Nga, mặc cho những cáo buộc từ điều tra của tình báo Mỹ về việc tin tặc Nga cố tình can thiệp vào bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Matxcơva thì luôn luôn chối cãi.

Mong muốn tái thúc đẩy quan hệ Nga-Mỹ của ông Trump, tám năm sau thất bại của chính sách « reset » do tổng thống Dân Chủ mãn nhiệm đề xướng, dường như là điều tất yếu, do cảm tình của ông với đồng nhiệm tương lai Vladimir Putin. Ý định này được sự hỗ trợ của ông Michael Flynn, người đã dệt mối liên hệ với Matxcơva sau khi rời quân đội ; cũng như ông Rex Tillerson, người tạo dựng quan hệ giữa ExxonMobil và tập đoàn Nga Rosneff. Đây là một sự đảo lộn so với thói quen ngờ vực Matxcơva lâu nay của phe Cộng Hòa.

Sự đảo lộn thứ ba đã được một cố vấn nhiều ảnh hưởng của ông Trump, bà Kellyanne Conway nêu ra hôm thứ Hai 12/12, không nhắm vào đảng Cộng Hòa, mà vào giới ngoại giao Mỹ. Đó là việc hứa hẹn sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ ở Israel hiện nay đặt tại Tel Aviv - như đại đa số các nước khác - sang Jérusalem. Bà Conway khẳng định : « Đó là một ưu tiên quan trọng ». Hạ viện - trong đó đảng Cộng Hòa chiếm đa số -cách đây hơn hai mươi năm đã thông qua nguyên tắc về việc chuyển dịch này, nhưng đã bị đóng băng bởi ba đời tổng thống liên tiếp, trong đó có tổng thống Cộng Hòa George W.Bush.

Việc di chuyển này, về lý thuyết chỉ có thể diễn ra sau khi giải quyết cuộc xung đột Israel-Palestine, và có được một thỏa thuận về tư cách của Jérusalem - mà Israel coi là thủ đô không thể chia tách của mình, trong khi người Palestine cũng mong muốn đặt thủ đô của Nhà nước tương lai tại phía đông thành phố bị sáp nhập năm 1967. Cuộc chinh phục bằng vũ lực không được luật pháp quốc tế công nhận. Một sáng kiến của Mỹ về hồ sơ này, được cánh hữu Mỹ chịu ảnh hưởng tôn giáo ủng hộ mạnh mẽ, sẽ bị coi là đứng hẳn về phía Israel.

Chủ nghĩa cô lập mới

Trong khi vận động tranh cử, ông Trump đã loan báo những đảo lộn khác đối với cuộc chiến chống hiện tượng trái đất bị hâm nóng theo hiệp ước Paris, cũng như về hồ sơ ngăn chận tham vọng nguyên tử của Iran. Trong ê-kíp ông Trump có một số kỷ lục những nhân vật chống vấn đề khí hậu. Tương tự, với những người chống đối hiệp định đã ký với Iran, như bộ trưởng Quốc phòng tương lai James Mattis – người cần phải được Quốc hội bật đèn xanh vì chỉ mới rời khỏi quân đội, hay giám đốc CIA tương lai Mike Pompeo. Nhà tỉ phú địa ốc cũng duy trì sự mập mờ trong quan hệ với NATO, đồng minh bị coi là đặc biệt tốn kém cho Hoa Kỳ.

Các đường hướng khác trái ngược hẳn với trước đây, còn là tầm nhìn về một thế giới đa cực - gồm những vùng ảnh hưởng chồng chéo, trong đó Hoa Kỳ thu mình lại, chỉ chú tâm đến những lợi ích trước mắt. Dạng chủ nghĩa cô lập mới này là khả năng có thể diễn ra trong nền ngoại giao của Donald Trump.

Tuy nhiên trong một bài viết trên trang diễn đàn của tờ New York Times hôm thứ Ba 13/12, thứ trưởng ngoại giao Antony Blinken đã cảnh báo những ảo tưởng về một trật tự thế giới như thế. Theo ông Blinken, một thế giới như vậy sẽ « không có hòa bình mà cũng chẳng ổn định », bởi vì « các cường quốc bá chủ hiếm khi tự hài lòng với những gì đang có ».

Hơn nữa, những đảo lộn mà ông Trump mong muốn không phải là không mâu thuẫn. Sẽ khó lòng xích gần lại với Nga mà vẫn « chiếu tướng » Iran, trong lúc hai nước này đang nhanh chóng áp đặt trật tự của họ tại Trung Đông. Cũng là một nghịch lý, khi đả kích Trung Quốc mà lại xé bỏ TPP, hiệp định tự do mậu dịch với các nước Thái Bình Dương – một sự từ bỏ đã giúp cho Bắc Kinh rộng tay hành động tại khu vực.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nha Trang ngập lụt khắp nơi, nhiều nơi tan hoang sau lũ quét


Dân trí Phía Bắc TP Nha Trang nhiều nơi ngập trong lũ, tan hoang sau một trận lũ quét vào rạng sáng 13/12. Hiện nay, Khánh Hòa đã di dời 100 hộ dân ở các vùng xung yếu. Có một người chết do mưa lũ.
 >> Người phụ nữ bế con, cõng bà nội chạy thoát khỏi căn nhà sập


Mưa lớn trong vài ngày qua khiến nhiều trường học ở xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Thạnh, phường Vĩnh Hải, phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) đóng cửa vì ngập lụt, học sinh nghỉ học
Mưa lớn trong vài ngày qua khiến nhiều trường học ở xã Vĩnh Ngọc, xã Vĩnh Thạnh, phường Vĩnh Hải, phường Vĩnh Hòa (TP Nha Trang) đóng cửa vì ngập lụt, học sinh nghỉ học
Lũ trên sông Cái, con sông lớn nhất Khánh Hòa lên cao do hồ chứa xả lũ trong sáng 13/12 khiến nhiều đường ở Nha Trang thành sông
Lũ trên sông Cái, con sông lớn nhất Khánh Hòa lên cao do hồ chứa xả lũ trong sáng 13/12 khiến nhiều đường ở Nha Trang thành sông

Một phụ nữ Nha Trang bế con vượt lũ về nhà
Một phụ nữ Nha Trang bế con vượt lũ về nhà
Một phụ nữ với vẻ mặt hốt hoảng khi vượt qua đoạn đường bị ngập lụt
Một phụ nữ với vẻ mặt hốt hoảng khi vượt qua đoạn đường bị ngập lụt
Tại thành phố Nha Trang, nhiều tuyến đường, khu dân cư ven sông Cái bị ngập sâu từ 0,8m – 1,2m. Cuộc sống của người dân đảo lộn vì mưa lũ
Tại thành phố Nha Trang, nhiều tuyến đường, khu dân cư ven sông Cái bị ngập sâu từ 0,8m – 1,2m. Cuộc sống của người dân đảo lộn vì mưa lũ
Hàng loạt phương tiện bị chôn chân vì đường vào xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) ngập sâu gần 1m
Hàng loạt phương tiện bị "chôn chân" vì đường vào xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) ngập sâu gần 1m

Mưa lớn trên diện rộng kéo theo đất đá từ triền núi đổ xuống khu vực Quốc lộ 1 xã Vĩnh Phương, Vĩnh Lương khiến cho con đường này bị ách tắc giao thông một chiều. Trong khi đó, vào sáng cùng ngày, đoạn đường sắt trên bị sạt lở tại 4 điểm. Hiện nay việc khắc phục đã hoàn tất, giao thông đường sắt bình thường trở lại.
Mưa lớn trên diện rộng kéo theo đất đá từ triền núi đổ xuống khu vực Quốc lộ 1 xã Vĩnh Phương, Vĩnh Lương khiến cho con đường này bị ách tắc giao thông một chiều. Trong khi đó, vào sáng cùng ngày, đoạn đường sắt trên bị sạt lở tại 4 điểm. Hiện nay việc khắc phục đã hoàn tất, giao thông đường sắt bình thường trở lại.
Nhiều nhà dân ven quốc lộ 1 đoạn qua TP Nha Trang bị nước lũ từ trên núi tràn xuống, cuốn trôi nhiều đồ đạc, tài sản
Nhiều nhà dân ven quốc lộ 1 đoạn qua TP Nha Trang bị nước lũ từ trên núi tràn xuống, cuốn trôi nhiều đồ đạc, tài sản
Một xe container bị mắc kẹt giữa dòng nước và đất đá sau khi kênh thoát lũ Đường Đệ (TP Nha Trang) bị vỡ do mưa lớn
Một xe container bị mắc kẹt giữa dòng nước và đất đá sau khi kênh thoát lũ Đường Đệ (TP Nha Trang) bị vỡ do mưa lớn
Ít nhất 4 ngôi nhà bị hư hỏng, đất đá từ kênh thoát lũ bị vỡ tràn vào nhà làm hỏng tường, trong đó có cả nhà kiên cố mới xây cả tỷ đồng
Ít nhất 4 ngôi nhà bị hư hỏng, đất đá từ kênh thoát lũ bị vỡ tràn vào nhà làm hỏng tường, trong đó có cả nhà kiên cố mới xây cả tỷ đồng

Hiện trường kênh thoát lũ Đường Đệ (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) bị vỡ vào sáng 13/12 được mô tả là như một trận đại hồng thủy, làm hỗn loạn khu dân cư Đường Đệ ở phía dưới.
Hiện trường kênh thoát lũ Đường Đệ (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang) bị vỡ vào sáng 13/12 được mô tả là như một "trận đại hồng thủy", làm hỗn loạn khu dân cư Đường Đệ ở phía dưới.

Mực nước trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận sẽ lên trở lại
Báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên sáng 14/12 cho biết, hiện nay, lũ trên sông Vu Gia – Thu Bồn (Quảng Nam), sông Lũy (Bình Thuận) và các sông ở Quảng Ngãi đang lên; các sông ở Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận đang xuống.
Dự báo, lũ trên sông Lũy tại trạm Sông Lũy có khả năng đạt đỉnh ở mức 28,0m, mức báo động 3. Trưa ngày 14/12, lũ trên sông Vu Gia-Thu Bồn, các sông ở Quảng Ngãi tiếp tục lên; các sông ở Thừa Thiên Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa tiếp tục xuống.

Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở TT Huế bị ngập (ảnh Đại Dương)
Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở TT Huế bị ngập (ảnh Đại Dương)
Cảnh báo, từ chiều nay (14/12), mực nước trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận sẽ lên trở lại. Trong đợt lũ này đỉnh lũ trên các sông phổ biến ở mức báo động 2 – báo động 3, có nơi trên báo động 3.
Tại Bình Định: Một số đường giao thông các xã Phước Nghĩa, Phước Thuận, Phước Thắng, Phước Hòa và tuyến đường ĐT 640 của huyện Tuy Phước bị ngập, chia cắt nhiều đoạn; phường Bùi Thị Xuân của TP Quy Nhơn và các phường Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Hạnh của thị xã An Nhơn bị ngập.
Tại Phú Yên: Có 13 xã, thị trấn của 3 huyện bị ngập. Tuyến quốc lộ 1: Các vị trí Km 1.304-Km 1.305, Km l.305-Km l.306, Km l.308-Km l.309 ngập từ 0,3-0,5m. Hiện các phương tiện đang lưu thông bên trái tuyến qua các đoạn trên. Tuyến quốc lộ 25: Km39+500-Km39+800 ngập 0,2m.
Trên tuyến tỉnh lộ: Tuyến ĐT.642: Km9+900-Km 10+400: ngập l,3m, dài 400m; tuyến ĐT650: Km0+050-Km0+300 ngập 0,2m; tuyến ĐT.647: ngập từ 0,6m-1,2m gây tắc giao thông; tuyến ĐT.643: Km3+500 (P): Sạt lở taluy dương khoảng 1.500m3.
Tại Khánh Hòa: TP Nha Trang, tuyến đường Nguyễn Tất Thành trước trường Chính Trị, Cầu Ké Xã Vĩnh Hiệp, Cầu Sông Tắc, Cầu Đình, Cầu Chùa xã Vĩnh Thái, đường 23/10 khu vực Cây số 5, trước trạm Bảo hành ToYoTa, trước Siêu thị Metro, đường 2/4 tại vị trí làng SOS, khu vực chợ Bàu - Vĩnh Thọ và nhiều khu dân cư dọc sông cái bị ngập sâu từ 0,8 - 1,2m. Nhiều huyện khác cũng bị ngập chia cắt.
Tại Gia Lai: Thôn Mơ năng 2, xã Kim Tân, huyện Ia Pa bị chia cắt.
Báo cáo của Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên cũng cho hay, trong đợt mưa lũ từ ngày 11/12 đã làm 2 người chết (trong đó Bình Định: 1 người, Khánh Hòa: 1 người).
Tính đến 6h ngày 14/12, mưa lũ đợt này đã gây thiệt hại cho tỉnh Khánh Hòa hơn 50 tỷ đồng, các địa phương khác đang tiếp tục cập nhật.
Khánh Hồng

Viết Hảo
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thơ Huỳnh Minh Lệ


hoang tưởng đất sét

những lãng mạn mỹ la tinh chết tiệt 
đẻ ra hoang tưởng đất sét 
đám đông đưa lên bệ thờ 
suốt hơn nửa thế kỷ 
một thế kỷ điên rồ xuất hiện nhiều tượng 
thế kỷ mê muội hơn trung cổ 
những di căn của ung thư nhân loại vẫn còn dai dẳng 
đeo bám vào những cái đầu ở những vùng trũng 
chìm đắm trong những hố sâu của nhân loại 
biết đến bao giờ
01.12.2016

trên đường

ngày nào cũng gặp trên đường 
những con mắt cá những gương mặt buồn 
cũng nghe lời kẻ lái buôn 
bán hàng giả mạo nhưng luôn chưởi thề 
đôi khi gặp gã nhà quê 
bán vài thúng lúa mua về xa hoa 
ngày nào cũng bóng hình qua 
những đời câm nín những ma mặt người

24.11.2016

miền đất ma

đất này có lắm loài ma 
một là ma túy hai là sơn lâm 
một ngày trên phố nhà quan 
những bông sen lớn hàng hàng tiễn đưa 
mùa thu tháng tám về chưa 
cô hồn tháng bảy cũng vừa thăng thiên 
ai về ghé lại xứ yên 
xem phim hảo hán của miền viễn tây

24.08.2016

tháng tư tháng tám

tháng tám nhật pháp bắn nhau 
phạm duy mùa thu không chết 
nhân dân ấp ủ niềm đau 
lá vàng lá xanh rụng hết
tháng tám yên bái bắn nhau 
tháng tư cá tôm đều chết 
ngư dân ấp ủ niềm đau 
trên cao trời xanh có biết
25.08.2016

lục bát hai câu

những thằng đá cá lăn dưa 
sáng còn dưới bến buổi trưa sảnh đường 
                          * 
thằng gù chiếm cứ lầu chuông 
tình yêu thổ tả chúa buồn đóng đinh 
                          * 
sân chùa thục nữ giật mình 
cành lan rơi trúng thình lình tóc mây 
                          * 
câu thơ xịt chó vô gai 
bao người uổng tử gieo đầy tai ương

26.08.2016

mùa gió nam

sông an hành mùa này đáy trơ lòng cát 
gió nam thổi già những ngọn cỏ khô 
có ai đi chợ về trưa nắng gắt 
ghé thất cao đài vò nước chỏng chơ
ta bỏ quê đi trong một chiều thê thảm 
trận bão tan hoang nước lụt tràn đồng 
má khóc ròng với mảnh vườn đổ nát 
ta cõng hai con cuí mặt qua sông
ngày lội qua sông nhớ lòng đã khấn 
ba mấy năm còn ngún những chân nhang 
gió thổi miết những mảnh gò trơ trọi 
hội vân ơi giờ rớt giọt ngoi nam


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đừng khóc than cho những hiệp định thương mại đã chết rồi


Dani Rodrik

Phạm Nguyên Trường dịch

Lời người dịch: Nhiều hiệp định thương mại có thể đã và đang chết, nhưng chớ có than khóc làm gì. Các hiệp định thương mại quốc tế chỉ có thể đóng góp một cách hạn chế vào việc khắc phục những thất bại chính trị trong nước mà thôi, nhưng đôi khi chúng lại làm cho những thất bại đó trở thành trầm trọng thêm. Giải quyết chính sách tự làm cho mình nghèo đi đòi hỏi phải cải thiện nền quản trị trong nước, chứ không phải là lập ra luật lệ quốc tế. Đúng như Nguyễn Du đã viết: Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm.

Dani Rodrik là Giáo sư kinh tế chính trị học quốc tế tại Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard.

Bảy thập kỉ kể từ khi Thế chiến II kết thúc là kỉ nguyên của những hiệp định thương mại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới liên tục tiến hành những các cuộc đàm phán thương mại, họ đã kí kết hai thỏa thuận đa phương toàn cầu: Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) và hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Ngoài ra, hơn 500 hiệp định thương mại song phương và khu vực đã được kí kết - phần lớn trong số đó được kí sau khi WTO thế chỗ cho GATT vào năm 1995.

Những cuộc nổi dậy của chủ nghĩa dân túy trong năm 2016 gần như chắc chắn sẽ đặt dấu chấm hết cho công việc đàm phán liên miên này. Trong khi các nước đang phát triển có thể theo đuổi các thỏa thuận thương mại nhỏ hơn, hai hiệp định lớn đang nằm trên bàn đám phán: Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Đối tác thương mại và hợp tác đầu tư (TTIP), gần như đã chết sau khi Donald Trump được bầu làm tổng thống Mĩ .

Không cần khóc than những gì đã qua

Mục đích thực sự của thỏa thuận thương mại là gì? Câu trả lời dường như đã rõ: Các nước đàm phán hiệp định thương mại để thương mại được tự do hơn. Nhưng thực tế phức tạp hơn thế nhiều. Không chỉ vì các hiệp định thương mại hiện nay lan sang nhiều lĩnh vực chính sách khác, ví dụ, qui định về bảo vệ sức khỏe và an toàn, bằng sáng chế và bản quyền, các qui định về tài khoản vốn, và quyền của chủ đầu tư. Cũng không rõ là những qui định đó có thực sự liên quan tới thương mại tự do hay không.

Điển hình của thương mại là nội thương. Sẽ có người thắng và kẻ thua, nhưng tự do hóa thương mại làm cho chiếc bánh kinh tế trong nước to lên. Thương mại là tốt đối với chúng ta, và chúng ta nên loại bỏ các rào cản vì lợi ích của chính chúng ta - chứ không phải để giúp các nước khác. Cho nên, mở cửa thương mại không phải là chủ nghĩa thế giới; chỉ cần thực hiện những điều chỉnh cần thiết ở trong nước để đảm bảo rằng tất cả các nhóm người (hoặc ít nhất, những nhóm có sức mạnh về chính trị) đều có thể tham gia vào quá trình phân chia lợi ích mà nền kinh tế mang lại.

Đối với các nền kinh tế nhỏ trên các thị trường thế giới, câu chuyện chấm dứt ở đây. Họ không cần hiệp định thương mại, vì tự do thương mại có lợi cho họ (và họ không có đòn bẩy trong quá trình thương lượng với những nước lớn hơn).
Các nhà kinh tế học quan tâm tới ảnh hưởng của hiệp định thương mại đối các nước lớn vì những nước này có thể áp đặt các điều khoản thương mại - giá cả trên thế giới của các món hàng hóa mà họ xuất và nhập khẩu. Ví dụ, bằng cách áp đặt mức thuế nhập khẩu đối với thép, Mĩ có thể giảm giá bán trên thế giới của các nhà sản xuất Trung Quốc. Hoặc, bằng việc đánh thuế xuất khẩu máy bay, Mĩ có thể tăng giá bán máy bay cho nước ngoài. Hiệp định thương mại cấm các chính sách lợi mình hại người như vậy có thể mang lại lợi ích cho tất cả các nước, vì, nếu không có những hiệp định như thế, tất cả các nước có thể đều bị thiệt.

Nhưng rất khó dùng lập luận này để giải thích những sự kiện xảy ra trong các hiệp định thương mại trên thực tế. Mặc dù Mĩ áp thuế nhập khẩu đối với thép Trung Quốc (và nhiều sản phẩm khác), động cơ dường như không phải là hạ giá thép trên thế giới. Nếu được tự tung tực tác, có nhiều khả năng là Mĩ sẽ trợ cấp cho việc xuất khẩu máy bay Boeing – họ thường làm như thế - chứ không đánh thuế. Nói cho ngay, WTO cấm trợ cấp xuất khẩu - mà về kinh tế là làm giàu cho người - trong khi không đặt ra những rào cản trực tiếp đối với thuế xuất khẩu.

Vì vậy, kinh tế học không giúp chúng ta hiểu sâu các hiệp định thương mại. Chính trị dường như là con đường có nhiều hứa hẹn hơn: Chính sách thương mại của Mĩ về thép và máy bay là do các nhà hoạch định chính sách muốn giúp các ngành công nghiệp cụ thể nào đó - cả hai ngành này đều có các tổ chức vận động hành lang đầy sức mạnh ở Washington, DC – chứ không phải vì những hậu quả kinh tế của chúng.

Những người ủng hộ các hiệp định thương mại thường khẳng định rằng nó có thể giúp hạn chế bớt những chính sách gây lãng phí bằng cách làm cho các chính phủ khó dành ưu đãi đặc biệt cho những ngành có dây mơ rễ má với chính quyền.
Nhưng lập luận này đã bỏ qua một điểm. Nếu các chính sách thương mại được hình thành chủ yếu là do vận động hành lang, thì những cuộc đàm phán thương mại quốc tế có phụ thuộc vào lòng trắc ẩn của những người vận động hành lang không? Và những luật lệ thương mại do những người vận động hành lang quốc gia và quốc tế cùng viết chứ không phải chỉ do những người vận động hành lang trong nước viết thì có đảm bảo là kết quả sẽ tốt hơn hay không?

Chắc chắn là khi phải chiến đấu với những người vận động hành lang ngoại quốc, các tổ chức vận động hành lang trong nước có thể không nhận được tất cả những thứ mà họ muốn. Một lần nữa, lợi ích chung của các nhóm ngành công nghiệp ở các nước khác nhau có thể dẫn đến những chính sách bảo đảm cho việc tìm kiếm lợi nhuận đặc quyền trên toàn thế giới.
Khi hiệp định thương mại chủ yếu là về thuế nhập khẩu, những trao đổi về tiếp cận thị trường thường hạ bớt rào cản đối với hàng nhập khẩu - lợi ích của nhóm vận động hành lang này xung đột với nhóm vận động hành lang khác. Nhưng chắc chắn là có rất nhiều ví dụ về sự câu kết trên bình diện quốc tế giữa các nhóm lợi ích đặc biệt. Biện pháp cấm đoán của WTO đối với việc trợ cấp xuất khẩu không có lí do kinh tế thực sự, như tôi đã nhận xét bên trên. Các qui định về chống bán phá giá đều là những biện pháp mang tính bảo hộ công khai.

Thời gian gần đây, những trường hợp ngược đời như vậy lại ngày càng nở rộ hơn. Những hiệp định thương mại mới cùng với những qui định về “sở hữu trí tuệ”, lưu chuyển vốn, và bảo hộ các nhà đầu tư được thiết kế chủ yếu nhằm tạo ra và duy trì lợi nhuận cho các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp đa quốc gia trong khi gây thiệt hại cho những mục tiêu của chính sách hợp pháp khác. Những qui định này tạo ra chủ yếu là để bảo vệ các nhà đầu tư nước ngoài và thường xung đột với những qui định về y tế cộng đồng hay những qui định về môi trường. Chúng làm cho các nước đang phát triển khó tiếp cận với công nghệ, khó quản lý dòng vốn, khó đa dạng hóa nền kinh tế bằng các chính sách trong lĩnh vực công nghiệp.

Chính sách thương mại được sinh ra bởi những nhóm vận động chính trị trong nước và những nhóm lợi ích đặc biệt là những chính sách tự làm cho mình nghèo đi. Nó cũng có thể tạo ra kết quả là lợi mình hại người, nhưng đấy không phải là động lực của chúng. Nó phản ánh sự mất cân bằng quyền lực và thất bại về chính trị trong những xã hội đó. Các hiệp định thương mại quốc tế chỉ có thể đóng góp một cách hạn chế vào việc khắc phục những thất bại chính trị trong nước mà thôi, nhưng đôi khi chúng lại làm cho những thất bại đó trở thành trầm trọng thêm. Giải quyết chính sách tự làm cho mình nghèo đi đòi hỏi phải cải thiện nền quản trị trong nước, chứ không phải là lập ra luật lệ quốc tế.

Xin ghi nhớ điều này mỗi khi chúng ta than vãn về sự cáo chung của thời đại của các hiệp định thương mại. Nếu chúng ta quản lí tốt nền kinh tế của chúng ta, thì nói chung, không cần những hiệp định thương mại mới nữa.

Dani Rodrik là Giáo sư kinh tế chính trị học quốc tế tại Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Ông là tác giả: The Globalization Paradox: Democracy and the Future of the World Economy, và gần đây hơn là cuốn: Economics Rules: The Rights and Wrongs of the Dismal Science.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xuân Quỳnh tự thuật



Sau đây là mấy trang photocopy bản tự thuật Xuân Quỳnh viết và lưu lại ở bộ phận tổ chức của Hội nhà văn từ 1982. Sau khi Xuân Quỳnh qua đời, bọn tôi, mấy anh em biên tập viên ở nhà xuất bản  Tác phẩm mới  lúc đó đã  chụp về để  chuẩn bị  làm tập sách về  đời và thơ Xuân Quỳnh.

Tự thuật tiểu sử
Từ nhỏ đi học đến lớp 6
1955: Vừa học vừa làm diễn viên đoàn ca múa Trung Ương
1962: Đi học trường viết văn
1963: Về báo Văn Nghệ (vừa học vừa làm biên tập thơ của báo)
Được một thời gian thì báo Văn Nghệ cho đi thực tế Gia Lâm – Làm công tác huyện đoàn một năm.
Cuối 1964, chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc. Bác Văn Nghệ gọi về giữ thư viện thay cho cô Loan, cho cô ấy vào với chồng [ nhà văn Anh Đức VTN chú ]. Thời gian này báo Văn Nghệ muốn nhân cớ đó đẩy khỏi báo. Vì vậy tôi phải chạy đi xin việc tất cả các cơ quan báo chí, đài phát thanh nhưng không đâu muốn nhận. Báo Phụ Nữ nhận với điều kiện là phải thử đi xuống nông thôn một thời gian xem có viết được bài không đã.
Tôi đi được 2 tháng và viết được 7 bài. Các chú cũng khen là viết được. Nhưng không may, ngay trong thời gian đó tôi lại có thai cháu đầu tiên (năm ấy là năm 1965). Báo Phụ Nữ không muốn nhận về nữa vì lý do đó. (Lúc ấy tôi vẫn biên chế của Hội Liên hiệp) Tôi quay về. Anh Hoàng Trung Nho và anh Hoàng Trung Thông (lúc ấy đã thay vào chỗ ông Bảo Định Giang) lại nhận tôi trở lại làm biên tập báo Văn Nghệ, rồi biên tập nhà xuất bản cho đến nay.
xxx
Tôi là con một nhà giáo, bố tôi xưa kia đi dạy học nhưng người lại có nhiều khát khao về sáng tác văn học. Ông đọc nhiều sách và hay kể cho chúng tôi nghe nhiều chuyện. Có những khi ông đọc cả những truyện, kịch, thơ của ông viết cho chúng tôi nghe. Chúng tôi cũng rất mê văn học, nhất là người chị ruột tôi. Chị đã biết làm thơ từ năm 8 tuổi. Chị thuộc rất nhiều chuyện vần, thơ, ca dao. Chị thường đọc và cũng hay kể chuyện cho tôi nghe sau khi bố tôi vào Sài Gòn sinh sống.
Mẹ tôi mất từ hồi tôi còn rất bé, chúng tôi ở với bà. Bà tôi cũng là một kho chuyện cổ tích và ca dao. Khi chửi rủa, bà tôi cũng dùng những câu chửi vần của dân gian.
Khi vào Sài Gòn, bố tôi còn để lại mấy tủ sách, chúng tôi đọc ngấu nghiến hết cả, có cái hiểu, có cái chẳng hiểu, nhưng rất say mê.
Những truyện của Nam Cao, Nguyên Hồng mỗi khi đọc thì thấy sao mà giống cuộc sống xung quanh tôi thế. Tôi có cảm giác là tôi cũng có thể viết được như vậy một cách dễ dàng và tôi khao khát được viết.
Nhưng say mê hơn vẫn là thơ.
Tôi đọc thơ của Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Anh Thơ, Huy Cận, Xuân Diệu rất say sưa. Đằng sau những bài thơ bao giờ tôi cũng cảm thấy bao điều kỳ diệu. Và tôi tin rằng các nhà thơ là những vị thánh cho mãi đến bây giờ tôi vẫn thấy thơ là một nghệ thuật kỳ diệu nhưng khó mà đi tới. Mặc dầu vậy vẫn không bao giờ có thể bỏ được thơ.

 Quá trình công tác
1955:  Diễn viên múa đoàn ca múa Trung ương
1963: Biên tập viên báo Văn Nghệ
1980: Biên tập viên NXB Tác Phẩm Mới
Nguyên nhân bắt đầu hoạt động văn học
Vì thích thú. Làm văn học cảm thấy như mình được sống thêm một cuộc đời khác nữa.
Vì uất ức. Khi mới vào nghề bị xô đẩy, bị khinh rẻ nên tôi quyết phải sống. Mà sống tức là phải viết.
 Tác phẩm đầu tiên được in:
Chồi biếc ( trong tập Tơ tằm – Chồi biếc in cùng với Cẩm Lai ) – NXB VH 1963
Sống chuyên nghiệp bằng nghề văn từ năm nào:
1965 cho đến nay, vừa làm biên tập báo, xuất bản của HNV, vừa viết.
Những môi trường thực tế quen thuộc nhất. Những chuyến đi thực tế quen thuộc nhất trong đời văn học
Miền nông thôn quê tôi hồi tôi còn nhỏ.
Hà Nội, nơi tôi lớn lên và sống ở đây
Những chuyến đi trong ngày chống Mỹ: Đường 559, Quảng Bình, Vĩnh Linh
Sở trường về thể loại:
Thơ người lớn
Thơ thiếu nhi
Truyện thiếu nhi
Và đôi khi viết tiểu luận, lý luận
Những chuyến đi nước ngoài:
1978: Đi Liên Xô. Có một bài tham luận đọc ở hội nghị Á Phi, đã in ở báo Văn Nghệ và một số bài thơ viết về LX.
Tình hình sức khỏe và đời sống gia đình hiện nay:
Sức khỏe bình thường
Đời sống gia đình khó khăn. Tổng cộng số lương hai vợ chồng không đủ nuôi ba đứa con cho nên sống rất chật vật.
Nguyện vọng và dự kiến sáng tác:
Nguyện vọng:
1.      Làm sao đỡ khó khăn hơn về kinh tế
2.      Có thì giờ hơn để có thể viết, học trau dồi nghề nghiệp.
3.      Muốn xin được thêm một diện tích nhỏ riêng biệt để có thể ngồi viết những lúc cần thiết (vì không thể bứt hẳn để đi Đại Lải được)
Dự kiến:
1.      Sẽ viết đều hơn nữa về thơ, truyện thiếu nhi. Mỗi năm phải có từ 1 đến 3 tập sách được xuất bản.
2.      Sẽ viết thêm truyện ngắn người lớn trong mấy năm tới.
3.      Vừa học vừa tập dịch thơ để in các báo.

                                                                                             Ngày 29 tháng 8 năm 1982
                                                                                                             Ký tên

                                                                                                         Xuân Quỳnh.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Người có nội tâm thực sự mạnh mẽ là người như thế nào?

Cuộc sống này đầy những bon chen, cám dỗ, mỗi bước đi luôn cảm thấy rất áp lực, khó khăn. Đối trước những sự tình này, mỗi người đều có lựa chọn khác nhau, có người buông xuôi để dòng đời đưa đẩy, có người vững vàng tiến lên phía trước, có người chấp nhận hiện thực, vui vẻ với sự đời…

vui sống, nội tâm, mạnh mẽ, Bài chọn lọc,
Người mạnh mẽ thực sự, không phải đi chinh phục được thứ gì, mà là có thể chịu đựng được thứ gì. (Ảnh: Internet)
1. Người đàn ông với 3 nỗi đau lớn trong đời
Tôi đã từng thấy một người vô cùng khổ sở. Khi còn nhỏ thì mất mẹ, trung niên mất vợ, về già lại mất con.
Lúc đó tiếp xúc với ông, một lão nhân tinh thần minh mẫn, trò chuyện vui vẻ, nhìn thế nào cũng không ra đó là người đã phải chịu đựng 3 nỗi đau lớn trong đời.
Mỗi sớm, ông lưng đeo một Thái Cực Kiếm đi tới bãi cỏ luyện kiếm, chiều lại ở công viên cùng một nhóm bạn lão niên chơi cờ vua.
Thường ngày ông đều dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chế biến đồ ăn ngon, cho dù là đồ ăn rau củ bình thường nhất, ông cũng có thể chế biến ngũ vị đầy đủ. Thêm nữa, lúc nằm trên ghế đọc sách, đều đọc những thứ của nho gia như “Thái căn đàm”, “Phó lôi gia thư”… đều có liên qua đến thức ăn.
Bất luận là triết lý sống, hay nghệ thuật nhân văn, tôi đều học được rất nhiều từ ông lão ấy.
Ông lão thường nói với tôi: “Người mạnh mẽ thực sự, không phải chinh phục được thứ gì, mà là có thể chịu đựng được thứ gì”.
2. Cuộc sống của mỗi người thực ra đều vô cùng bất đắc dĩ
Lúc nhỏ, chúng ta thường mong muốn được lớn lên, đã mang thử giày của mẹ, mặc trộm đồ vest của cha, bởi vì chúng ta cho rằng lớn lên sẽ có được rất nhiều thứ. Nhưng mà, sau khi lớn lên, chúng ta lại phát hiện thế giới cũng không phải tốt đẹp như chúng ta vẫn tưởng tượng, chúng ta đối mặt với rất nhiều mất mát: Mất đi thân nhân, mất đi tình yêu, mất đi sức khỏe, mất đi ước mơ, thậm chí mất đi cả dũng khí để sống.
Mỗi khi đối mặt với mất mát, chúng ta đều muốn trốn tránh. Nhưng cho dù chạy trốn tới chân trời góc biển, chúng ta đều không thể nào trốn được. Người có nội tâm mạnh mẽ chưa từng nghĩ tới chạy trốn, mà trực tiếp đối mặt, sau đó học cách chấp nhận chúng.
Chấp nhận sinh mệnh ngắn ngủi vô thường; chấp nhận cuộc sống ảm đạm vô quang; chấp nhận cuộc sống nghèo khổ khốn cùng.
Chúng ta nhiều khi hay đi hâm mộ người khác, nhưng mà, sau khi thực sự hiểu rõ được họ thì sẽ phát hiện rằng, kỳ thực mỗi người đều có cuộc sống vô cùng bất đắc dĩ.
Người nghèo hâm mộ người giàu tiện nghi sang trọng; người giàu hâm mộ người nghèo đơn giản khoái hoạt.
vui sống, nội tâm, mạnh mẽ, Bài chọn lọc,
Nội tâm thực sự mạnh mẽ, không phải là đi so danh đấu lợi, mà là có thể chấp nhận được trái ngang cuộc sống này nhiều hơn nữa. (Ảnh: Internet)
Rất nhiều năm học đại học, nhưng sau ra làm công tác mới phát hiện rằng đó không phải là chỗ mình yêu thích; có người yêu nhau rất nhiều năm, sau khi kết hôn mới phát hiện tình cảm đối với nhau cũng không phải quá sâu đậm.
Lòng tự trọng cao, không muốn nói lời bất thiện nhưng cũng phải vì công việc mà chấp nhận mất thể diện.
Bản tính tự do, không muốn bị trói buộc vướng bận, nhưng lại không thể không vì cuộc sống, vì lợi ích toàn cục mà tạm nhân nhượng.
Tại thời điểm không có năng lực nhất, lại dốc sức liều mạng muốn cho đối phương một mái nhà.
Tại thời điểm không hiểu tình yêu nhất, lại gặp được người mình yêu nhất trong cuộc đời này.
Cuộc sống chính là như vậy, tất cả mọi người đều sống vô cùng bất đắc dĩ. Đã đều là bất đắc dĩ, vậy hãy cùng nhau tiến bước, xem ai có thể ở trong bất đắc dĩ mà cười đến cùng, xem ai có thể chấp nhận bất đắc đắc dĩ nhiều hơn nữa.
Nội tâm thực sự mạnh mẽ, không phải là đi so danh đấu lợi, mà là có thể chấp nhận được trái ngang cuộc sống này nhiều hơn nữa.
3. Bài thuyết giảng khắc cốt ghi tâm
Tôi đã nghe qua vô số bài thuyết giảng, nhưng chỉ có bài giảng của thầy chủ nhiệm khoa y là khiến tôi khắc cốt ghi tâm.
Trước mỗi bài giảng, ông thường kể cho các học trò về câu chuyện của chính mình.
“Thầy của ta chính là do tự tay ta hại chết. Ta một mực cho rằng ông ấy mắc một chứng bệnh khác cần trị liệu. Cho đến khi ông qua đời vào 3 tháng trước, ta mới xem xét kỹ việc chẩn đoán bệnh, cuối cùng kết quả chẩn đoán lại là ung thư gan, đã ở giai đoạn cuối”.
“Thầy của ta trước khi chết chỉ làm một việc, chính là lập ra một di chúc, có nội dung khẳng định rằng ta không có liên quan tới cái chết của ông, không cho phép bất cứ ai khởi tố ta, mọi chuyện chỉ là do ông ấy không dạy học trò của mình được tốt”.
Lúc thầy chủ nhiệm khoa nói ra lời này thì hết sức bình tĩnh, trong tâm không một chút sợ hãi, ông biết rõ cho đến hôm nay, ông đã hoàn toàn chấp nhận bản thân mình.
Ông nói người học y cần cố gắng đạt tới trình độ y thuật tinh xảo, ngoài ra còn cần một nội tâm mạnh mẽ, có khả năng chấp nhận được chính mình. Nếu không có nội tâm mạnh mẽ, sẽ mang đến cho bản thân và bệnh nhân rất nhiều tổn thương.
Nếu không chấp nhận chính mình, thường sẽ đặt bản thân mình trong ánh mắt người khác, ví dụ, người khác kỳ vọng gì vào mình, người khác đánh giá ra sao về mình…Thật ra, điều nên được quan tâm nhất chính là: Bản thân cần đối xử với mình như thế nào, bản thân tiếp nhận chính mình như thế nào.
Người có nội tâm mạnh mẽ, bất kể là người khác tán dương hay làm tổn hại mình, đều bình tĩnh tiếp nhận. Bởi vì họ biết rõ, người khác bình luận thế nào đều là tâm tình của tự họ, người khác đánh giá thế nào đều chỉ mang bóng dáng của chính họ, không phải là bản thân mình chân thật.
vui sống, nội tâm, mạnh mẽ, Bài chọn lọc,
Hạnh phúc phụ thuộc vào chính chúng ta. (Ảnh: Internet)
4. Xuất ngoại 5 năm cuối cùng gặt hái được những gì?
Trên mạng xã hội có một bài viết, trả lời câu hỏi: “Xuất ngoại 5 năm cuối cùng gặt hái được những gì?”, đã khiến tôi nhớ mãi.
“Xuất ngoại 5 năm, thứ quan trọng nhất mà tôi thu hoạch được, không phải là vốn tiếng Anh, không phải bằng cấp, đối với tôi mà nói, chính là hai điều: Một là, hiện nay dù đưa tôi đi tới bất kỳ quốc gia nào, thậm chí là nơi xa lạ, tôi cũng vẫn có thể sinh tồn được.
Thứ hai, những thứ như xe xịn hay khu nhà cao cấp không thể làm tôi động tâm, tôi sẵn lòng mỗi ngày ngồi xe buýt, chỉ có mơ ước giản đơn có được nội tâm mạnh mẽ. Tôi cho rằng, hai điều này đủ để cho ta hưởng lợi ích cả đời”.
Người có nội tâm thực sự mạnh mẽ, sẽ không bị những thứ bên ngoài làm dao động. Túi sách LV không làm ta dao động, xe xịn, khu nhà cao cấp cũng không làm ta dao động, phụ nữ chân dài ta không dao động, những lời đồn đại của người khác càng không làm ta dao động.
Chấp nhận chính mình, trên thực tế, là chấp nhận không có khu biệt thự hay xe hơi sang trọng, chấp nhận mình không cao, không đẹp, không giàu có, tiếp nhận bản thân không có học thức uyên thâm, không có kinh nghiệm phong phú.
Người nội tâm mạnh mẽ là hoàn toàn chấp nhận được chính mình. Họ không cần mượn nhờ những thứ vật chất bên ngoài để tăng thêm sự tự tin hay cảm giác an toàn, không phải là một chiếc Ferrari ở khu biệt thự hào nhoáng, mà bình thản, đi xe đạp, ở nhà tranh lụp xụp bụi bặm.
Người nội tâm mạnh mẽ biết rõ mình nên làm gì, không nên làm gì, biết rõ mình là vì bản thân mà sống. Họ sở hữu tất cả nguồn vui sống, hết thảy đều đến từ nội tâm mạnh mẽ của chính họ.

Tuệ Tâm

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tàu vũ trụ Voyager 2 của NASA bị người ngoài hành tinh tấn công?

Voyager 2 là tàu vũ trụ đi xa nhất trong không gian, nhưng một chuyện hoàn toàn bất ngờ đã xảy ra. Một người nào đó hoặc cái gì đó đã thay đổi hệ thống thông tin liên lạc của con tàu, khiến nó gửi về các dữ liệu bằng ngôn ngữ khoa học không thể hiểu được.

Tàu vũ trụ, người ngoài hành tinh tấn công,
Voyager 2 là tàu vũ trụ đi xa nhất trong không gian.
Voyager 2 của NASA là một tàu vũ trụ không người lái liên hành tinh được phóng đi ngày 20/8/1977, với mục đích chính là để nghiên cứu các hành tinh bên ngoài. Sau khi hoàn thành một số nhiệm vụ trong hệ Mặt Trời của chúng ta, sứ mệnh của nó đã được mở rộng.
Đến năm 2010, tàu vũ trụ này tiếp cận ngoại vi hệ Mặt Trời. Hiện nó cách Mặt Trời khoảng 112,5 AU (đơn vị thiên văn – một đơn vị độ dài quy ước được dùng trong thiên văn học để đo các khoảng cách trong không gian. Khoảng cách giữa Mặt Trời và Diêm Vương Tinh là 40 AU).
Trong khi Voyager 2 tiếp tục cuộc hành trình dài của mình ra ngoài không gian, các nhà khoa học phát hiện vào năm 2010 một ai đó hoặc cái gì đó đã thay đổi hệ thống thông tin liên lạc Voyager 2.
Kevin Baines cho hay, “kiểm tra các hệ thống với đường truyền dữ liệu, họ (đội Voyager 2) có thể nói rằng không có gì sai trên tàu vũ trụ. Nó chỉ là một hệ thống“.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng một mã nhị phân của hệ thống chỉ huy trên tàu đã bị thay đổi, ‘0’ bị đổi thành ‘1’. Điều này có nghĩa là một đối tượng không xác định thực sự đã can thiệp vào máy tính trên tàu vũ trụ. Nhưng ai đã làm điều đó và tại sao? Đó có phải một trục trặc ngẫu nhiên?
Voyager 2 mang theo một thông điệp của Trái Đất khi thực hiện hành trình trong vũ trụ. Nếu một nền văn minh trí tuệ ngoài hành tinh gặp nó ở đâu đó trong không gian, nhiều khả năng họ sẽ hiểu nó. Có thể nào mã nhị phân bị thay đổi là sự đáp lại của người ngoài hành tinh? Câu trả lời là có, theo nhà nghiên cứu UFO người Đức Hartwig Hausdorf.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bild.de, nhà nghiên cứu Đức cho biết, “có thể ai đó đã lập trình lại hoặc cướp tàu thăm dò – do đó có lẽ chúng ta vẫn chưa biết được toàn bộ sự thật…“.
Các nhà nghiên cứu đã giải quyết vấn đề trong vài ngày kỳ lạ đó bằng cách đặt lại máy tính trên tàu Voyager 2 đã gây ra sự thay đổi dữ liệu bất ngờ.
Theo thông báo chính thức từ NASA, “Một thay đổi trong 1 bit bộ nhớ của một máy tính trên tàu dường như đã gây ra sự thay đổi trong mô hình dữ liệu khoa học gửi về từ tàu Voyager 2. Một giá trị trong một vị trí bộ nhớ bị đổi từ 0 thành 1“.
Sự thay đổi dữ liệu này đã gây trở ngại cho các nhà nghiên cứu giải mã dữ liệu khoa học.
Ed Stone, nhà khoa học dự án Voyager tại Viện Công nghệ California ở Pasadena cho biết: “Đây là bộ nhớ ổn định giống như trong máy tính của bạn. Và vì vậy đôi khi một hạt tia vũ trụ có thể gây ra sự thay đổi trong các bit, hoặc nó có thể thực sự có lỗi trong một bit nào đó”.
Dù có phải người ngoài hành tinh đã thay đổi dữ liệu của Voyager 2 hay không, vẫn còn một bí ẩn khác là tại sao chỉ một phận mà không phải toàn bộ hệ thống của con tàu bị thay đổi?
Iris, theo Ancient Code

Phần nhận xét hiển thị trên trang