Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Đe dọa vượt Đức, Nhật, Mỹ: Trung Quốc ảo tưởng cách mạng?


Với lợi thế đi sau, kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc khi tập trung vào phân khúc hàng hóa giá rẻ. Tuy nhiên, đó chỉ là bước đầu, Bắc Kinh đang đe dọa vượt Mỹ, Đức, Nhật ở cả những lĩnh vực trình độ cao như tàu đệm từ Maglev Train, tàu siêu tốc di chuyển trong ống chân không. Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở tuyên bố, hơn thế nhưng tai nạn thảm khốc và tai tiếng xuất khẩu tàu cao tốc của Trung Quốc lại khiến nhiều người lo sợ.
Ham vốn rẻ Trung Quốc: Không thể lường hết hậu quả
Theo tờ SCMP, một công ty đường sắt thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc vừa tuyên bố đang lên kế hoạch xây tàu đệm từ Maglev có vận tốc độ nhanh nhất thế giới vào năm 2020, vượt ngưỡng 600 km/h mà Nhật Bản vừa thử nghiệm thành công.
Tờ báo Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) của Trung Quốc cho biết một đường ray tàu đệm từ có thể sẽ được xây dựng nối Bắc Kinh với Thượng Hải nhằm cắt giảm thời gian di chuyển xuống còn khoảng 2,5 giờ đồng hồ, thay vì 5 giờ với loại tàu cao tốc hiện này.
Tuyên bố của nhà sản xuất thiết bị đường sắt lớn nhất Trung Quốc CRRC Corp Ltd. và truyền thông nước này thực sự bất ngờ bởi trước đó, hồi tháng 5, DN này vận hành thử một tàu đệm từ tự sản xuất đầu tiên tại Changsha (thủ phủ tỉnh Hồ Nam) với vận tốc chỉ đạt 100km/h.
Maglev Nhật.
Tốc độ mà CRRC tuyên bố thậm chí còn vượt qua tốc kỷ lục thế giới mà Nhật Bản thử nghiệm thành công khoảng 1 năm rưỡi trước đó. Hồi tháng 4/2015, Nhật đã xác lập kỷ lục tàu đệm từ với vận tốc 603 km/h trên đoạn đường thử nghiệm 1,8km ở tỉnh Yamanashi, so với vận tốc thử nghiệm 590km/h lập hồi 2003.
Trong khi Nhật vẫn đang thử nghiệm để thương mại hóa công nghệ đã được thế giới ghi nhận hơn chục năm nay nhưng vốn rất tốn kém thì Trung Quốc tuyên bố sẽ cho ra sản phẩm đầu tiên vào năm 2020 và một đường ray thử nghiệm 5km sẽ được xây ở tỉnh Sơn Đông.
Công nghệ hệ thống giao thông đệm điện từ đã được Đức, Nhật và Mỹ phát triển từ những năm 70 thế kỷ trước với mục đích cải thiện khả năng và hiệu quả giao thông công cộng ở các nước có trình độ kỹ thuật phát triển này. Tuy nhiên, đưa vào vận hành thương mại rất khó khăn do vô cùng tốn kém.
Ý tưởng về công nghệ Maglev cũng đã có từ hơn 100 năm trước nhưng trên thực tế, cho tới nay, tính thương mại mới chỉ có ở Thượng Hải. Hệ thống Maglev Train từ thành phố Thượng Hải tới sân bay quốc tế Pudong do người Đức mang công nghệ sang xây dựng, có hành trình 30km, với tổng thời gian hơn 7 phút. Vận tốc tối đa là 431km/h.
CRRC cũng đang phát triển tàu cao tốc xuyên biên giới có tốc độ tối đa 400 km/h, so với loại tàu 350km/h hiện tại, nhằm phục vụ cho chiến lược xuất khẩu của ngành đường sắt cao tốc Trung Quốc.
Không những thế, tờ SMCP còn cho biết, Bắc Kinh đang nghiên cứu tàu siêu tốc di chuyển trong ông chân không siêu phàm hơn hệ thống Maglev mà Nhật đang thử nghiệm và nhanh hơn so với hệ thống Hyperloop mà nhà phát minh người Mỹ đã đưa ra 3 năm trước đó. Hệ thống có thể đạt tốc độ 187km/h trong 1,1 giây đầu tiên và tốc độ trung bình khoảng 1.000km/h, giúp hành khách di chuyển từ San Francisco tới Los Angeles trong vòng 30 phút.
Hyperloop Mỹ.
Ảo tưởng và thực tế đáng sợ?
Có thể thấy, không phải ngẫu nhiên mà báo chí Trung Quốc đưa nhiều thông tin về các công nghệ mới mang tầm cỡ thế kỷ mà nước này sẽ đưa vào ứng dụng. Cho tới thời điểm hiện tại, Trung Quốc là quốc gia có hệ thống đường sắt cao tốc dài nhất thế giới và vẫn đang phát triển bùng nổ.
Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã tập trung rất nhiều vào mảng xuất khẩu công nghệ đường sắt tốc độ cao ra nước ngoài, cạnh tranh trực tiếp với quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này là Nhật Bản.
Những gói thầu xây dựng các tuyến đường sắt trên cao, đường sắt cao tốc ở một số nước Đông Nam Á gần đây đều rơi vào tay người Trung Quốc, thay vì Nhật Bản.
Mặc dù vậy, không ít người cho rằng, tất cả mới chỉ là tuyên bố. Nền kinh tế Trung Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc khi tập trung vào phân khúc hàng hóa giá rẻ. Trình độ kỹ thuật của nước này cũng đã lên một tầm cao mới nhưng ở khía cạnh công nghệ cao, ở cả lĩnh vực quân sự và ứng dụng cho kinh tế… thì vẫn khó có thể so sánh với Nhật, Nga, Mỹ, Đức.
Công nghệ tàu điện từ Maglev Train do người Đức phát minh ra hay công nghệ tàu điện từ siêu tốc di chuyển trong ông chân không (hyperloop)… do người Mỹ phát minh ra. Chỉ tính Maglev Train cũng đã có 2 công nghệ khác nhau: tàu nổi lên (trên đường ray) nhờ từ trường treo điện từ (EMS – cao hơn ray 1cm) và treo điện động (EDS – cao hơn ray 10 cm) nhưng đều rất đắt đỏ tốn kém.
Maglev Thượng Hải – Pudong (công nghệ Đức).
Maglev theo kiểu EMS là công nghệ của Đức (hiện đang áp dụng tại Thượng Hải) và treo kiểu EDS là của Nhật. Hiện nhiều nước đang nghiên cứu Maglev nhưng chưa đưa vào ứng dụng thương mại do đường dẫn tốn kém, cần dòng điện lớn và khả năng làm lạnh hao tiền tốn của.
Từ những năm 90, Tổng cục đường sắt Trung Quốc đã đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc nối Bắc Kinh và Thượng Hải. Tuy nhiên, đã có 7 năm tranh cãi sử dụng công nghệ Maglev hay công nghệ (wheel-rail) bánh ray như hiện nay. Sau đó, Trung Quốc đã chọn bánh ray và đây là công nghệ chính của ngành đường sắt Trung Quốc và đẩy mạnh xuất khẩu ra thế giới trong vài năm gần đây.
Mặc dù vậy, công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc dường như có vấn đề. Gần đây, làn sóng phản ứng với các dự án có sử dụng hàng Tàu, vật liệu Trung Quốc diễn ra nhiều trên thế giới với lo ngại chất lượng không đảm bảo và chi phí không hề rẻ, thậm chí còn đắt và không hiệu quả. Những thương vụ tỷ USD trong lĩnh vực mà chính phủ Trung Quốc đầy kỳ vọng này đang gây ra sự phản ứng rất mạnh trên thế giới, từ chính quyền cho tới người dân nước thực hiện dự án.
Tại nạn tàu cao tốc tại Trung Quốc thán 7/2011.
Hồi đầu tháng 7/2016, Singapore đã thông báo về việc nước này đang triển khai chuyển trả về Trung Quốc 26 đoàn tàu điện bị lỗi, trong số lô hàng 35 đoàn tàu, trị giá 600 triệu USD. Số tàu này được bàn giao năm 2013 để sử dụng trên các tuyến tàu điện ngầm ở Singapore. Nguyên nhân được Singapore ban đầu xác định là do nguyên liệu để làm hợp kim đúc thân tàu không sạch. Nó gây ra vết nứt sau một thời gian ngắn sử dụng. Bên cạnh đó, một số tàu còn liên tục bị vỡ cửa sổ, nổ pin nguồn cấp điện…
Hồi đầu tháng 6, Công ty XpressWest của Mỹ thông báo đã hủy bỏ thỏa thuận liên doanh xây dựng đường sắt cao tốc Las Vegas-Los Angeles với Công ty Đường sắt Trung Quốc (CRI) sau chưa đầy 9 tháng sau khi công bố bản hợp đồng trị giá nhiều tỷ USD với lý do lo ngại về chất lượng tàu cao tốc do Trung Quốc sản xuất, và những khó khăn liên quan đến thời hạn hoàn thành công trình.
Trước đó, vụ tai nạn tàu cao tốc tại Ôn Châu, Trung Quốc vào tháng 7/2011 làm 40 người thiệt mạng và 191 người bị thương sau đó đã được kết luận là do một loạt lỗi, trong đó có nhiều lỗi thiết kế nghiêm trọng liên quan tới thiết bị tín hiệu quan trọng.
Một số nước như Thái Lan, Indonesia cũng đã lựa chọn cắt giảm mạnh quy mô dự án đường tàu điện cao tốc đã được ký kết với Trung Quốc hoặc bác bỏ dự án xây tuyến tàu điện cao tốc dùng tới tiền của chính phủ Indonesia. Trong khi Mexico ngưng luôn dự án với thông báo ngân sách gặp khó khăn.
Công nghệ tầu đệm từ Maglev còn khó khăn phức tạp hơn nhiều. Với tốc độ 500-600km/h, nếu tai nạn xảy ra thực sự là điều vô cùng khủng khiếp. Có thể thấy, truyền thông Trung Quốc xới lên công nghệ Maglev  sau vụ thử tàu đệm từ tự sản xuất đầu tiên tại Changsha (thủ phủ tỉnh Hồ Nam). Tuy nhiên, đây cũng chỉ là thành công bước đầu so với Nhật Bản, bởi vận tốc chỉ đạt 100km/h. Nhật đã thử nghiệm thành công ở tốc độ hơn 600km/h nhưng chưa ứng dụng thương mại do lo ngại hệ thống đường sắt xuyên lòng núi có thể đe dọa tới môi trường và công trình có thể không mang lại hiệu quả lâu dài do đắt đỏ và nhu cầu đi lại thấp dần do dân số Nhật Bản đang suy giảm.
V. Minh

Phần nhận xét hiển thị trên trang

5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học


Giang mai, ung thư, động kinh, lao, phong - đây đều là những loại bệnh bị hiểu lầm trong quá khứ.
Y học ngày nay phải thừa nhận rằng đã có chuyển biến rất tích cực, giúp cho những căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa trở nên cực kỳ nhẹ nhàng.
Nhưng ít ai biết rằng, những gì chúng ta đạt được ngày hôm nay được đúc kết từ vô vàn thất bại, trong đó có cả sai lầm tai hại, gây nên nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh và gia đình họ.
1. Giang mai
600 năm về trước, Chistopher Columbus và thủy thủ đoàn đã mang căn bệnh này đến châu Âu.
Điều hiển nhiên mà ai cũng nhận thấy chính là nó lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, các cơ quan và tổ chức quyền lực lúc bấy giờ đều cho rằng phụ nữ chính là nguyên nhân gây lan truyền căn bệnh, đặc biệt là những người phụ nữ đang phải làm nghề "mua vui" cho thiên hạ - hay còn gọi là gái làng chơi.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 1.
Gái gọi được cho là nguyên nhân của căn bệnh
Quan niệm sai lầm này còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tìm ra cách chữa bệnh, khi nhiều nhà nghiên cứu gần như mặc định nó là đúng.
Với hi vọng căn bệnh sẽ được chữa tương tự như thủy đậu, vào giữa thế kỷ 19, các bác sĩ đã truyền bệnh giang mai cho những cô gái gọi, cho rằng họ sẽ tự hình thành được kháng thể chống lại căn bệnh.
Thậm chí đến tận thế kỉ 20, cả châu Âu lẫn châu Mỹ vẫn giữ quan niệm sai lầm này khi tuyên truyền với cộng đồng. Các "chuyên gia" thời đó còn đưa ra khuyến cáo với phụ nữ trong ngành công nghiệp tình dục rằng hãy cố gắng "sống sạch sẽ". Trong khi họ không hề khuyên nam giới – những người tìm kiếm đến dịch vụ của họ - điều tương tự.
2. Ung thư
Một trong những căn bệnh nan y đến bây giờ vẫn chưa có thuốc chữa cũng góp mặt trong danh sách này. Đó chính là ung thư.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 2.
Ung thư là căn bệnh nan y có từ thời cổ đại
Từ thời Hi Lạp cổ đại, các quy định khắt khe của tôn giáo đã cấm thí nghiệm trên cơ thể người chết. Điều này cùng với sự thiếu thốn trang thiết bị như kính hiển vi đã khiến cho con người có một cái nhìn khá mù mờ về những gì diễn ra bên trong cơ thể.
Sự thiếu hiểu biết này đã khiến cho vị bác sĩ Hi Lạp cổ đại Hippocrates – cha đẻ của ngành y – cho rằng nguyên nhân của ung thư là do dịch cơ thể có chất lượng kém.
Dịch cơ thể gồm 4 loại chất dịch cơ bản: máu, đờm, mật vàng và mật đen. Theo Hippocrates, nhiều mật đen trong cơ thể sẽ gây ung thư.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 3.
Giả thuyết sai lầm này còn tiếp diễn đến tận thế kỉ 18. Tuy nhiên vào thế kỉ 19, với sự xuất hiện của kính hiển vi, các nhà khoa học đã bắt đầu có thể hiểu được phần nào cơ chế và bản chất thực sự của ung thư. Nhờ vậy, chúng ta mới bắt đầu dốc sức tìm kiếm phương thuốc làm chậm diễn biến của căn bệnh đáng sợ này.
3. Động kinh
Cũng như ung thư, động kinh đã tồn tại trong xã hội con người từ thời cổ đại. Động kinh có thể xảy ra với bất kì ai, và được lí giải bằng nhiều cách khác nhau.
Có điều vào thời xưa, quan niệm của mọi người về động kinh đều là do người bệnh bị quỷ ám. Sự hiểu nhầm này thậm chí còn có trước cả khi Kinh Thánh ra đời, nó xuất hiện cùng với người Babylon, Hi Lạp và La Mã cổ đại.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 4.
Người ta từng cho rằng động kinh là do bị quỷ ám
Cách chữa bệnh thời xưa còn oái oăm không kém. Người La Mã cho rằng người bệnh sẽ hết động kinh khi được uống máu của những đấu sĩ trong đấu trường và ăn thịt xác chết. Ngoài ra còn có những buổi lễ trừ tà với hy vọng những thầy pháp sẽ đuổi được con quỷ có trong người bệnh.
Sự hiểu nhầm này đã khiến cho các bệnh nhân động kinh và gia đình của họ bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ và gây nên những hậu quả đáng tiếc trong suốt nhiều thế kỉ.
4. Bệnh lao
Theo các nhà khoa học của thế kỉ 19, bệnh lao bùng phát là do sự đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh. Họ cho rằng đường phố đông đúc và ô nhiễm khiến cho con người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp (trong khi sự thật là mãi đến tận sau này, họ mới biết nguyên nhân của bệnh lao là do vi khuẩn Tubercle bacillus).
Hiểu lầm này đã khiến cho cả một thời kỳ con người phải sống trong nỗi khiếp sợ, bởi rác và chất thải đô thị có ở khắp mọi nơi.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 5.
Lao phổi được cho là do sự đô thị hóa
Một giả thuyết khác từ một bác sĩ người Pháp thì cho rằng những loại bệnh như lao phổi là do bản chất của con người, và chỉ xuất hiện ở một số vùng lãnh thổ nhất định.
Trên thực tế, cuộc sống đô thị làm cho con người dễ bị nhiễm lao phổi hơn, nhưng không phải là nguyên nhân chính. Đô thị chỉ làm cho con người tiếp xúc nhiều với vi khuẩn, và vi khuẩn mới chính là tác nhân gây bệnh lao phổi.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 6.
Nhưng thực chất là do vi khuẩn
Giới khoa học không mất nhiều thời gian để giải thích nguyên nhân chính xác của sự truyền nhiễm của bệnh lao. Sự hiểu biết cùng với sự cải thiện tình trạng vệ sinh đô thị đã khiến cho số ca nhiễm bệnh giảm đáng kể.
Ngoài ra, sự xuất hiện của kháng sinh penicillin cũng góp phần lớn vào việc xóa sổ căn bệnh này vào thế kỉ 20.
5. Bệnh phong
Bệnh phong (cùi, hủi...) có thể được coi là một trong những bệnh bị hiểu nhầm tai hại nhất trong lịch sử. Cũng như nhiều loại bệnh tật trước nó, nền khoa học đương thời cho rằng đó là một sự trừng phạt của Chúa trời đối với con người.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 7.
Người bị bệnh phong bị coi là bị nhận sự trừng phạt của Chúa trời
Bệnh nhân phong thường bị xa lánh, cô lập và bị gửi đến "trại phong", nơi mà họ phải sống ngày những cuối cùng của cuộc đời trong sự cô lập từ xã hội.
Tuy nhiên, bệnh phong này hơi khác so với những căn bệnh khác. Ngay cả sau khi nguyên nhân căn bệnh được làm rõ, những hiểu lầm vẫn được duy trì khá lâu sau này, bởi vì con người quá sợ bị nhiễm bệnh.
Những ngôi làng ở châu Âu đã dùng chuông để báo hiệu khi có một người bị bệnh phong ở gần để họ có thể tránh xa khỏi đường đi của người đó. Và bệnh nhân phải bị gửi đến những nơi biệt lập để sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình trong sự xa lánh và sợ hãi của mọi người.
5 căn bệnh chết người và những sai lầm khó hiểu của khoa học - Ảnh 8.
Họ bị xã hội xa lánh, bị đưa vào những trại phong
Bệnh phong thực chất bắt nguồn từ con tatu, không phải từ con người, và khoảng 95% dân số có miễn dịch tự nhiên với bệnh này. Tuy nhiên, căn bệnh này vẫn gây nhiễm mới cho khoảng 250000 người mỗi năm và gây những biến chứng nặng nề như mù và hoại tử chi.
Nguồn: All that is interesting

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ RONALD TRUMP


Đức Đạt Lai Lạt Ma: Không có gì phải lo về Donald Trump


Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 23/11 cho biết ông “không lo” về việc tỷ phú Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, đồng thời kỳ vọng ông Trump sẽ điều chỉnh chính sách tương lai của mình phù hợp với thực tế toàn cầu, hãng tin AP đưa tin.


Bình luận vào cuối chuyến thăm 4 ngày tới Mông Cổ, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng cho biết ông muốn gặp ông Trump sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2017.
Nhà sư 81 tuổi này nói rằng ông luôn coi Mỹ là nước đứng đầu của “thế giới tự do” và không quan tâm đến những phát ngôn của ông Trump trong chiến dịch bầu cử, trong đó có một số bình luận gây khó chịu cho những người Hồi giáo, người Tây Ban Nha và một số nhóm người thiểu số khác tại Mỹ.
“Tôi cảm thấy trong cuộc bầu cử, ứng cử viên có thể tự do hơn trong việc bày tỏ ý kiến. Còn bây giờ, một khi đã đắc cử, họ phải có trách nhiệm, phải hợp tác, làm việc theo thực tế. Vì vậy, tôi không phải lo lắng,” Đức Đạt Lai Lạt nói với báo giới tại thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ.
Đây là đánh giá “rộng rãi” nhất của Đức Đạt Lai Lạt – người đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1989 – giành cho ông Trump dù ông trùm bất động sản này tỏ ra ít quan tâm đến nền dân chủ toàn cầu và công bằng xã hội trong cuộc bầu cử.
Tenzin Dhardon Sharling, phát ngôn viên của chính quyền lưu vong tự xưng của Tây Tạng tại thị trấn Dharamsala phía bắc Ấn Độ, cho biết Đức Đạt Lai Lạt Ma và cộng đồng người Tây Tạng lưu vong thường có mối quan hệ tốt với các đời tổng thống Mỹ và kỳ vọng điều đó sẽ vẫn được duy trì dưới thời chính quyền Trump.
“Sự thánh khiết của Ngài luôn đặt hy vọng lớn vào Mỹ như một thủ lĩnh của nền dân chủ. Ngài hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ tổng thống mới và chính quyền của ông,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn với AP.
Trung Quốc trước đó đã yêu cầu Mông Cổ hủy chuyến thăm của nhà lãnh đạo Phật giáo Tây Tạng nhằm bảo vệ quan hệ song phương “đang phát triển tốt đẹp” giữa 2 nước. Nền kinh tế bấp bênh của Mông Cổ hiện đang phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc và 2 nước đang thảo luận về khoản vay 4,2 tỷ USD để giúp Mông Cổ thoát khỏi suy thoái.
Phản ứng với chuyến thăm đến Mông Cổ của Đức Đạt Lai Lạt Ma – người đã sang sống lưu vong ở Ấn Độ từ năm 1959, Trung Quốc có vẻ đã hoãn cuộc đàm phán về khoản vay trên cũng như các thỏa thuận hợp tác khai mỏ.
Phát ngôn viên của chính phủ Mông Cổ Otgonbayar Gombojav ngày 23/11 cho biết Trung Quốc đã hủy vô thời hạn một chuyến thăm của các quan chức Mông Cổ đến Trung Quốc vào đầu tuần tới để thảo luận về khoản vay.
Một phát ngôn viên của Trung Quốc nói rằng những hành động không đúng đắn của phía Mông Cổ về chuyến viếng thăm của Đức Đạt Lai Lạt đã làm tổn hại nền tảng chính trị trong quan hệ của 2 nước và gây ra tác động tiêu cực đến sự phát triển của mối quan hệ song phương.
Trong khi đó, tại thủ đô Ulaanbaatar, Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố chuyến thăm của ông tới Mông Cổ – quốc gia theo đạo Phật này – không có mục đích chính trị. Ông kêu gọi người Tây Tạng hãy bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa văn hóa Phật Giáo truyền thống của mình.
                                                                               Hạo Nhân

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cái chúng ta kém, có lẽ không phải là tư duy, mà là những quyển sách chính hiệu

Người Việt đang tư duy ngược?


Một thế giới vật chất đang được hình thành ở Việt Nam, nhưng một địa ngục của phản văn minh đang chờ đợi. Có lẽ nhà càng cao, tâm con người càng thấp; đèn càng sáng, đức hạnh càng đi vào chỗ tối. Tôi thực sự ao ước được nhìn thấy văn minh ở Việt Nam trước khi chết, được nhìn thấy đồng bào tương trợ nhau, vui mừng khi người bên cạnh thành công, thanh niên có lý tưởng thay vì nhậu nhẹt, những người chồng biết thương vợ và những kẻ mạnh biết đùm bọc kẻ yếu…

Nói thế này chắc nhiều bạn phản đối vì nhìn ra đường ta cũng có khác gì với phần còn lại của thế giới đâu? Cũng làm ăn, cũng kinh doanh, cũng học hành, cũng hội họp, cũng đi đi lại lại, cũng xây nhà cao tầng như ai đó thôi?

Ô kìa, chúng ta vẫn kinh doanh đó thôi, nhưng chúng ta kinh doanh dựa trên sự dối trá, lừa lọc; chúng ta vẫn học hành đó thôi, nhưng chúng ta học đối phó cùng những thứ xa rời thực tế; chúng ta vẫn hội họp đó thôi, nhưng thay vì vui mừng khi ai đó giỏi hơn ta, thì ta lại đem lòng đố kị; ta cũng thưởng thức nghệ thuật đó thôi, nhưng thay vì để trở nên hướng thượng, ta chỉ nghe những bài nhạc với ngôn từ thô bỉ, xem những bộ phim mà con người mưu kế hãm hại lẫn nhau; ta vẫn đi đi lại lại đó thôi, nhưng hễ lỡ va quẹt nhau là ta “mở cốp” lấy hàng nóng hàng lạnh ra nói chuyện với nhau ngay; chúng ta càng làm nhiều thì cuộc sống lại càng khó khăn, khắc nghiệt hơn… Nhưng có ai dừng lại và tự hỏi: Tại sao?

“Đi tắt đón đầu” là định hướng của nhà nước từ lâu nhưng hình như nó đã thất bại hoàn toàn. Mục đích của hướng đi này là để bắt kịp văn minh nhân loại nhưng chúng ta chỉ ngày càng đi ngược và trở nên xấu xí nhiều hơn mà thôi.

Theo định nghĩa văn minh thì: “Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa.” (1)

Chúng ta nên phân biệt cho rõ văn minh không phải là văn hóa. Xả rác, trộm chó, nhậu nhẹt, đánh vợ là văn hóa. Vui mừng vì người khác giỏi hơn mình là văn minh, giúp đỡ kẻ yếu là văn minh, hạnh phúc là văn minh. Văn hóa có thể tốt hoặc tồi. Nhưng văn minh chỉ lấy những cái tinh túy tốt nhất của văn hóa mà thôi.

Tại sao tôi lại nhắc đến văn minh ở đây? Bởi vì chúng ta đang sống phản văn minh, phi nhân đạo ở mức độ báo động đỏ. Tôi nói như vậy vì chúng ta có nhà nhưng phần nhiều không phải là mái ấm; chúng ta có sách nhưng phần nhiều cư xử thô bạo, vô cảm; chúng ta có tiền nhưng không hạnh phúc; chúng ta có đồ ăn nước uống nhưng nó không trong lành; chúng ta có không khí nhưng nó ô nhiễm; chúng ta có bằng cấp nhưng lại cùng nhau thất nghiệp; chúng ta vẫn “tốt” nhưng tệ nạn xảy ra thường xuyên và man rợ hơn… còn hàng tỉ thứ tương tự như trên ở đất nước này. Nhưng có vẻ không ai lo? Biết khi 1 thân cây bị mục nát đến tận cùng nó sẽ dẫn đến việc gì không? Ngã! Và chim thú sẽ bay lên, bỏ con, bỏ trứng đang ấp ủ, bỏ tổ, bỏ một mái ấm với nhiều hi vọng phía trước.

Ở đất nước này, tôi thấy nền giáo dục “hướng hạ” là chủ yếu và chủ nghĩa phê bình hời hợt không thể chấp nhận nổi. Khi 2 điều đó vớ vẩn, đất nước cũng sẽ tàn lụi theo.

Về giáo dục, tôi thấy nhiều phụ huynh, rất rất nhiều trong số họ dạy con bằng nỗi sợ thay vì khích lệ. Đơn cử bạn có thể dễ dàng nghe thấy điều này ở thực tế xã hội: Mày muốn học hay trở thành thằng hốt rác? Ủa?!? Sao vậy? Có chuyện gì với anh hốt rác à? Anh ấy đâu có ăn chực, lừa đảo hay đê tiện. Nếu anh ấy không làm gì xấu thì tại sao lại mặc nhiên coi hình ảnh ấy là đáng tránh, đáng chê, đáng trách? Đất nước này sẽ hỗn loạn nếu không có ai dọn rác, đừng quên điều đó. 


Thay vì giáo dục hướng thượng, kéo con trẻ bằng niềm vui khi khám phá ra được một kiến thức mới, chinh phục được một nấc thang, thì người ta lại thúc đẩy bằng những thứ mà tôi gọi là “hướng hạ” làm trẻ nít sợ hãi. Kết quả của quá trình này là trẻ con chỉ làm gì đó khi chúng sợ, và khi hết sợ rồi thì lại ù lì, đối phó, không có động lực tiến về phía trước. Đấy là 1 kiểu tư duy ngược lại với phần còn lại của thế giới.

Về chủ nghĩa phê bình, tôi thiết nghĩ khi giáo dục đã làm hết sức mình nhưng vẫn có nhiều cá nhân “đi lệch” với số đông thì phê bình sẽ là cách để người khác thức tỉnh. Ở các nước phát triển, người ta phê bình đủ kiểu cả. Phê bình từ nghệ thuật cho tới kinh tế, từ họa sĩ cho tới chính khách, không chừa ai hay cái gì. Nhưng thay vì như cha mẹ dạy con, thường giữ vẻ mặt nghiêm trang, tránh vừa mắng vừa cười thì các nhà phê bình ở Việt Nam lại rất biết cách biến chúng thành trò trào lộng gây shock và mua vui?!? Công dân thì chơi cái trò “troll”, lấy những bất cập đất nước, những câu nói thiếu suy nghĩ của các vị cán bộ để gây cười, câu like. Nghệ sĩ thì làm cái trò táo quân năm nào cũng diễn, cũng chỉ để cho biết, mua vui rồi cũng cười huề cả làng. Dần dần hình như mỗi lần nói tới bất cập là chúng ta thấy đáng cười, một cái cười có thể là chua xót, sượng sùng, hơn là quy trách nhiệm, nghiêm túc sửa chữa. Hệ quả của việc này là bài báo tôi vừa đọc mấy bữa trước: Mức độ chịu đựng tham nhũng của người Việt Nam ngày càng tăng (2). Nói xong kiểu tư duy ngược này nữa, tôi cảm tưởng như mình đã cạn lời, tự hỏi tại sao chúng ta làm việc gì cũng hời hợt và ngược đời?

Toàn bộ hệ thống tư duy cũng như hệ thống kinh tế của chúng ta hình như đang dắt tay nhau tung tăng xuống nấm mồ chứ không phải đi tới “thiên đường” như đã tưởng, điếc để nghe báo động và đuôi để nhìn thấy đèn đỏ. Hoàn toàn bế tắc. Có lẽ sự ngược đời này đã được tiến sĩ Đặng Hoàng Giang nói trước tôi rồi:

“Họ muốn con họ có bằng cấp của tây, nhưng nếu chúng thấm nhuần văn hóa và suy nghĩ phương Tây – ví dụ con gái không chịu lấy chồng, hay con trai mà đi học triết học – thì họ sẽ rất hốt hoảng. Người Việt không muốn thành phương Tây đâu, họ chỉ mơ cuộc sống vật chất phương Tây mà thôi. Có thể nói là giấc mơ phương Tây bị mắc kẹt trong cái bảo thủ phương Đông.” (3)

Một thế giới vật chất đang được hình thành ở Việt Nam, nhưng một địa ngục của phản văn minh đang chờ đợi. Có lẽ nhà càng cao, tâm con người càng thấp; đèn càng sáng, đức hạnh càng đi vào chỗ tối. Đây là một cuộc đua ngớ ngẩn, một cuộc đua không biết kẻ nào đã khởi xướng, nhưng tôi tin chắc là không nhất thiết bạn phải tham gia nó.

Tôi thực sự ao ước được nhìn thấy văn minh ở Việt Nam trước khi chết, được nhìn thấy đồng bào tương trợ nhau, vui mừng khi người bên cạnh thành công, thanh niên có lý tưởng thay vì nhậu nhẹt, những người chồng biết thương vợ và những kẻ mạnh biết đùm bọc kẻ yếu…

Cái chúng ta thiếu, có lẽ không phải là bộ óc, mà là một quả tim.

Cái chúng ta kém, có lẽ không phải là tư duy, mà là những quyển sách chính hiệu…
———-
(1) Lịch sử văn minh thế giới (Vũ Dương Ninh).
(2) Mức độ chịu đựng tham nhũng của dân VN ngày càng tăng
(3) Tiến sĩ người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây – một giấc mơ hời hợt!”

Lục Phong

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Con gái Fidel Castro kể chuyện cha mình


Ngày 19/12/1993, con gái Chủ tịch Cuba Fidel Castro Ruz là Alina Fernandez Revuelta, 37 tuổi, cải trang trốn ra nước ngoài, sống lưu vong ở Mỹ và im hơi lặng tiếng. Thế nhưng trước ngày Fidel Castro phải vào bệnh viện để làm một ca phẫu thuật ruột khá phức tạp, Alina bỗng dưng phá tan sự im lặng bao năm qua, đồng ý để báo “Luận chứng và sự kiện” của Nga phỏng vấn. Lần đầu tiên Alina công bố một số chuyện chưa ai biết về cha mình.
Fidel (trái), Che Guevara và Aleida con gái của Che.
Tuổi thơ ấu hạnh phúc
Từ bé tôi đã gọi cha mình bằng tên của ông – Fidel. Sau này khi biết ông là cha đẻ, tôi cũng chưa bao giờ trước mặt ông gọi ông là “bố”; vì tôi đã quen gọi cái tên Fidel, nếu gọi khác đi tôi thấy ngường ngượng thế nào ấy.

Năm lên 3 tuổi, lần đầu tiên tôi gặp Fidel. Hôm ấy một người đàn ông lạ mặt cao lớn oai vệ, râu ria xồm xoàm, miệng ngậm xì-gà xuất hiện trong nhà tôi. Ông nhả khói um nhà, mới đầu tôi còn chưa nhìn rõ mặt ông – vì nó bị một làn khói xanh che mất. Ông bảo mẹ tôi:[1] “Em xem này, con bé xinh ghê! Trông cứ như một cuộn lông cừu ấy!” Rồi ông dúi vào tay tôi chiếc hộp, cười bảo: “Đây là quà tặng con – Mặt Trời của ta.” Trong hộp có một con búp bê bằng nhựa mặc quân phục màu xanh ô-liu, mặt đầy râu. Bà ngoại tôi tỏ vẻ không vừa lòng bảo mẹ tôi: “Fidel lấy tượng mình làm quà cho trẻ con, anh ta thật quá đề cao mình đấy.” Chẳng hiểu tại sao tôi cũng không thích con búp bê nhựa ấy nữa. Thế là tôi bèn xông đến túm lấy bộ râu của ông. Vì chuyện này, tôi bị mẹ mắng cho một trận nên thân.

Trong mắt Fidel, tôi là vầng mặt trời của ông ấy. Từ đó trở đi, mỗi lần gặp tôi, bao giờ ông cũng âu yếm gọi tôi là “Mặt trời của ta”.

Mẹ tôi cùng Fidel hoàn toàn đắm chìm trong tình yêu thương nhau. Dĩ nhiên, bác sĩ Orlando Fernandez chồng mẹ tôi biết tất cả những chuyện ấy. Thực ra mối quan hệ vợ chồng giữa hai người lâu nay chỉ còn hữu danh vô thực. Nhưng họ đành gắng chịu đựng, vì hai người đều theo đạo Ki-tô, ly dị bị coi là điều không thể tưởng tượng được. Sau cùng họ cãi nhau rồi chia tay. Mẹ tôi say mê làm công tác cách mạng, Fernandez cũng dốc sức vào việc chữa chạy các thương binh.

Cho tới năm tôi lên 10 tuổi, mẹ tôi mới cho tôi biết Fidel là cha đẻ của tôi. Đến lúc ấy tôi mới hiểu tại sao Fidel lại quý tôi như vàng. Lần nào đến nhà, ông cũng mang cho tôi đủ thứ quà và bế tôi ngồi lên lòng. Những lúc ấy mẹ tôi lại nhìn hai cha con chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Dần dà tôi bắt đầu quyến luyến ông, không muốn rời ông một bước, lần nào tôi cũng không cho ông đi. Tôi còn nhớ ông mỗi khi lâu ngày không thấy ông đến. Nhưng sau này thì tôi chẳng cần nhớ ông làm gì nữa, vì hình ảnh ông hầu như lúc nào cũng xuất hiện trên màn hình. Có lần Fidel diễn thuyết liền một mạch 12 tiếng đồng hồ!

Fidel rất thích dỗ tôi chơi. Ông khéo tay, hay lấy quân bài làm trò, hoặc lấy các miếng gỗ xếp thành nhà, hoặc dán diều cho tôi chơi. Có lần tôi khóc ầm ỹ đòi: “Mẹ ơi, mẹ gọi điện thoại cho Fidel bảo ông ấy mau đến nhà mình đi, con muốn Fidel sống cùng với mẹ con mình!” Nhưng mẹ tôi chỉ lạnh nhạt trả lời là Fidel bây giờ đã thuộc về nhân dân rồi.

Những người hiếu kỳ hay hỏi tôi: “Cháu là con gái rượu của lãnh tụ cao nhất nước, như vậy cháu có được hưởng đặc quyền gì không?” Lần nào tôi cũng trả lời ngay là không. Thế nhưng nếu hai việc sau đây có thể gọi là đặc quyền, thì có lẽ cũng chỉ có hai việc đó mà thôi.

Việc thứ nhất. Sau ngày cách mạng thắng lợi, có một thời gian nhà tôi không có gì để ăn, hầu như đến bữa chẳng phải nấu nướng nữa. Nhưng mẹ tôi là người khí khái, xưa nay chưa bao giờ ngửa tay xin bố tôi thứ gì. Một hôm bố tôi về nhà đúng lúc mẹ đang bắt tôi phải ăn món đậu hạt, còn tôi thì khóc ầm ỹ không chịu ăn. Fidel không ngờ chúng tôi lại thiếu thực phẩm như vậy. Ông hỏi: “Alina sao thế? Con bé hồi này trông nhợt nhạt quá, hay là ốm rồi?” Cuối cùng ông hiểu ra mọi chuyện. Sau đấy lập tức có người mang sữa cho chúng tôi – đây là sữa sản xuất tại nông trại của cha tôi.

Việc thứ hai. Fidel kiếm cho mẹ con tôi một căn hộ trong khu nhà của những người giàu và một chiếc ô tô. Có điều, nhà tôi từ trước cách mạng đã có một tòa nhà rất to. Ngoài ra chúng tôi chưa được hưởng bất cứ đặc quyền nào khác.

Lấy chồng mấy lần, bố không chịu được

Khi lần đầu tiên tôi ngỏ ý muốn lấy chồng, cha tôi rất không vui. Ông tìm mọi cách ngăn cản, thậm chí còn mắng tôi một trận. Sau đó tôi bình tâm nghĩ lại, thấy cha làm như thế cũng có lý, vì tôi mới 16 tuổi còn bạn trai tôi thì đã 30.

Fidel rất không ưa người tôi chọn. Ông tức giận bảo: “Con còn là một đứa trẻ miệng chưa hết hơi sữa mà đã vội lấy chồng để làm gì hả? Nếu không chịu nghe lời bố thì sau này con không còn là con gái của bố nữa!” Nhưng tôi nhất quyết lấy chồng, cuối cùng ông đành chịu thua, phẩy tay nói: “Thôi vậy, con muốn làm gì thì làm!”



Fidel và Alina trong ngày cưới Alina năm 1973.

Cha tôi chưa bao giờ tỏ ra thô lỗ, cau mày trợn mắt với tôi. Giận thì có giận, nhưng hôm cưới, cha không những đến dự mà còn đem rượu hảo hạng và thức nhắm ngon đến. Lần đầu gặp ông, chồng tôi sợ im thin thít, chỉ cắm cúi uống rượu cho tới lúc say mềm. Lúc tan tiệc cưới, Fidel không nhịn được tức giận có móc máy một câu: “Ít lâu nữa, bao giờ con đòi ly dị thì nhớ gọi điện báo cho bố biết nhé!” Câu nói ấy thế mà đúng. Một năm sau hai vợ chồng tôi chia tay mỗi người một ngả.

Chồng thứ hai của tôi là một chiến sĩ đặc công, từng chiến đấu ở Congo. Fidel rất thích anh. Nhưng chúng tôi cũng chẳng chung sống được bao lâu, vì tôi nhanh chóng đòi ly dị. Cha tôi lại một lần nữa bực lắm.

Sau đấy ông ra lệnh cho anh bạn trai mới của tôi phải viết một bản lý lịch. Tưởng là sẽ bị cơ quan an ninh nhà nước bắt giam, anh ấy trốn vào sứ quán Mexico ở Cuba.

Khi sắp cưới lần cuối cùng, tôi có nói cho Fidel biết. Lúc ấy ông thậm chí chẳng hỏi gì, cứ tiếp tục nói câu chuyện đang dở. Cha tôi thích nói nhưng không thích nghe. Khoảng một giờ sau, chợt nhớ lại việc tôi vừa nói, cha sầm mặt hỏi: “Con có thể cho bố biết, vật hy sinh tiếp theo của con là ai không?”

Vì bất đồng chính kiến mà trốn ra nước ngoài

Cuba từng có một thời gian quan hệ vô cùng khăng khít với Liên Xô, cho nên hồi ấy tôi quyết định học tiếng Nga. Khi tôi ra trường, thấy tôi nói thạo tiếng Nga, Fidel mừng rỡ bảo: “Hay quá, bố gửi con đi Moskva học hóa học nhé!” Nhưng tôi thích học y khoa. Cuối cùng cha tôi đành nhượng bộ, song rõ ràng việc này khiến ông không vui. Từ đó trở đi nghề gì tôi cũng làm, thậm chí làm cả người mẫu chụp ảnh. Đây là nghề cha tôi ghét nhất. Một tờ báo nước ngoài đưa tin tôi làm nghề này dưới đầu đề chạy suốt trang báo: “Con gái riêng của Castro ăn nên làm ra”. Biết việc ấy, Fidel càng không thích tôi làm người mẫu.

Cũng từ đó trở đi hai cha con tôi bất đồng ý kiến với nhau trên nhiều vấn đề. Tôi hay tranh cãi với cha và cảm thấy như luôn có người nghe lén điện thoại của mình. Nhiều người nói bóng nói gió là nếu tôi không chịu ngừng nói những lời chống chủ nghĩa xã hội thì tôi sẽ bị đưa vào nhà thương điên.

Trong hoàn cảnh như vậy, tôi chỉ chờ dịp trốn ra nước ngoài. Vì đã biết rõ hệ thống theo dõi của cơ quan an ninh nên tôi hoàn toàn có thể “chơi” lại họ. Tôi chuẩn bị rất kỹ: trước hết kiếm một tấm hộ chiếu Tây Ban Nha giả, đồng thời tôi tập nói giọng nặng như người Castilia,[2] và ăn nhiều cho tăng cân. Sau đó tôi trang điểm phấn son hệt như một mệnh phụ quý phái rồi lên máy bay ở sân bay Havana. Các nhân viên kiểm tra chẳng ai nhận ra tôi. Nhờ đó tôi đi thoát. Trước hết tôi xuống sân bay Madrid, sau đó bay đến Mỹ.

Cha tôi khó lòng tin được rằng cô con gái rượu của mình lại có thể bỏ ông ra đi bằng cách ấy. Điều làm ông đau lòng hơn là nó lại trốn sang đất nước ông coi là kẻ thù chính – nước Mỹ. Fidel nổi cơn lôi đình. Ngày thứ hai sau hôm tôi bỏ trốn, toàn bộ nhân viên liên quan ở sân bay Havana bị bắt giam.

Nhớ lại tình cha con

Chẳng ai không biết cái tên Fidel, nhưng rất ít người biết ông còn một cái tên nữa là Alexandro. Tất cả các con ông đều có hai tên, trong đó chữ cái đầu tiên của tên thứ hai đều bắt đầu bằng chữ A. Đây là truyền thống cổ xưa của gia tộc Castro. Nghe nói chữ A có thể đem lại sự may mắn và thành công. Ngoài ra người ta còn kính trọng gọi Castro là Tư lệnh.

Fidel chính thức thừa nhận có 7 người con, trong đó có tôi và 5 người con ông có hồi thập niên 1980 với bà Dalia Valle.[3]

Báo đài Cuba thường nói Castro hiến dâng cả đời mình cho cách mạng cho nên không có thời gian lo chuyện gia đình, nhắc quá nhiều về cuộc sống riêng của ông sẽ tổn hại tới hình ảnh cách mạng của ông.

Dân chúng đồn đại Fidel có 50 người con riêng – điều này tôi không tin lắm. Tôi từng đọc một số bức thư tình cha mẹ tôi gửi cho nhau. Năm 1953, Castro mới 26 tuổi dẫn đầu 134 thanh niên tấn công trại lính Moncada định cướp vũ khí để tiến hành khởi nghĩa vũ trang trên toàn quốc. Do lực lượng quá chênh lệch nên phần lớn các chiến sĩ đã hy sinh. Castro cũng suýt nữa bị giết. Trong nhà tù, ông viết cho mẹ tôi nhiều bức thư thấm đậm tình yêu tha thiết nồng nàn. Cuối mỗi bức thư ông đều nắn nót viết: “Người yêu em”, và hôn lên bức thư trước khi gửi đi.

Fidel nói chuyện dí dỏm, hay pha trò và do đó được mọi người mến mộ. Khi trò chuyện với con cái thỉnh thoảng ông cũng đùa cợt. Dĩ nhiên các buổi nói chuyện nghiêm chỉnh thì vẫn nhiều hơn.

Một lần tôi hỏi ông tại sao bây giờ dù các cửa hiệu nhập khẩu rất nhiều loại giày nhưng vẫn chẳng thể mua được đôi giày vừa chân. Nghe xong cha bảo: “Mặt trời của ta, bố lãnh đạo cả một quốc gia chứ đâu có quản lý công tác thương mại.” Lúc đó tôi chẳng biết nói gì hơn.

Một lần khác, tôi kể cho cha biết nạn chợ đen hoạt động rất mạnh, ngay cả công an cũng chịu bó tay. Biết thế, cha tôi rất không vui. Ông thích nghe những tin rỉ tai. Không chỉ một lần ông hỏi tôi người ta bàn tán về ông như thế nào, nhưng ông không quan tâm lắm tới những lời bàn tán cụ thể.

Fidel rất chú trọng giữ sức khỏe, không phải cứ sẵn rượu là uống thỏa thích. Ông có cách dưỡng sinh riêng. Tuy trước đây ông nghiện thuốc lá nặng (đã cai từ lâu), nhưng rượu thì uống rất điều độ. Chưa bao giờ tôi thấy ông say rượu, kể cả khi ăn tiệc. Cho nên Fidel hy vọng có thể sống tới 90 tuổi. Ông luôn chú ý đến đồ ăn thức uống, rất kỹ tính, không ăn thứ có chứa hóa chất. Cha tôi thích ăn ngon, rượu ngon; sau ngày cách mạng thắng lợi ông vẫn không bỏ được hai cái thú đó. Ông thường xuyên tập thể dục thể thao. Fidel coi thường lối sống xa xỉ và hưởng lạc, ông sống trong một căn nhà rất bình thường.

Hồi tôi học tiểu học, Fidel từng nói về ý định muốn xây dựng Cuba thành một viện điều dưỡng quốc tế. Có thể nói ông đã thực hiện được lý tưởng đó – Cuba có hệ thống y tế tốt nhất thế giới. Hàng năm nhiều người nước ngoài đến đây chữa bệnh, họ đều khen ngợi tay nghề cao siêu của các thầy thuốc Cuba. Cha tôi cho rằng đây là một trong những thành tựu lớn nhất của ông.

Fidel có sức thu hút rất lớn. Nếu trò chuyện với ông một lúc là bạn sẽ mê ông ngay – bẩm sinh Fidel đã như một thanh nam châm. Trong các cuộc mít tinh, khi cha tôi nói xong, ai nấy đều điên cuồng hô to: “Chủ nghĩa xã hội hay là chết!” Sở dĩ suốt 50 năm qua Castro được đông đảo dân chúng ủng hộ và đương đầu thắng lợi với Mỹ chính là do ông có sức thu hút quần chúng rất mạnh.

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962, Fidel chủ trương trước hết phải tấn công Mỹ đã, vì thế khi thấy Khrushchev thi hành sách lược mềm dẻo với Mỹ, ông rất ngạc nhiên và bất mãn. Dĩ nhiên nếu Mỹ đánh trả thì Cuba sẽ có thể hoàn toàn biến mất khỏi bản đồ, nhưng Fidel chẳng hề nghĩ tới chuyện ấy. Nhớ lại khi còn nhỏ, có lần tôi nói trước mặt ông rằng Khrushchev là đồ ngốc, Fidel chỉ cười không nói gì./.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch từ bản tiếng Trung Quốc.

——————-

[1] Alina Fernández Revuelta (sinh ngày 19/3/1956) là con gái của Fidel với bà Natalia Revuelta Clews [Natalia “Naty” Revuelta], một nữ du kích hồi thập niên 1950 khi Fidel chiến đấu trên núi Sierra Maestra. Hồi ấy ông đã li dị với người vợ thứ nhất là bà Mirta Diaz Balart (cưới tháng 10/1948; hai người có một con trai là Fidelito, là Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Cuba thời gian 1980-1992 – theo tư liệu của Phil Davison). Năm 1998, Alina viết Castro’s Daughter: An Exile’s Memoir of Cuba, kể lại quãng đời ở Cuba. Alina có một chương trình phát thanh tên là Simplemente Alina (Simply Alina) ở Miami (Mỹ). Bà có một con gái. Trong lần trả lời phỏng vấn của tạp chí Foreign Policy, Alina nói bà gần gũi với chú mình là Raul Castro hơn là với cha mình.

[2] Người Cuba nói tiếng Tây Ban Nha. Castilia là dân tộc đông người nhất tại Tây Ban Nha.

[3] Sau ngày cách mạng thành công, Fidel sống với bà Dalia Soto del Valle, một cô giáo trung học, được coi là vợ chính thức hiện nay (cưới không công khai) và có 5 con trai là Andro, Antonio, Alexis, Angel và Alex.

http://nghiencuuquocte.org/2016/11/28/con-gai-fidel-castro-ke-chuyen-cha-minh/#sthash.5bqxn38X.dpuf

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thế giới khiếp sợ nhìn đất nước TQ chụp từ vệ tinh


Ảnh chụp trên Google hôm nay 3/12/2016. Nhìn ảnh này thấy không nguy kịch như ảnh trong bài viết dưới đây. Bản thân Trung Quốc cùng với Mông Cổ đã có nhiều sa mạc lớn từ xa xưa.

Những hình ảnh vệ tinh chụp lãnh thổ Trung Quốc từ google earth cho thấy đây là một miền đất “trơ trụi” theo đúng nghĩa đen, khiến mọi người giật mình kinh sợ vì mức độ ô nhiễm của quốc gia lâu đời nhất thế giới này.


Trong tấm ảnh có thể thấy ở phía phía Bắc của bản đồ Trung Quốc, phần lãnh thổ nước Nga vẫn là một mảng xanh mơn mởn, nhưng trong phạm vi bản đồ Trung Quốc thì toàn là màu vàng (màu của sa mạc).



Hình ảnh chụp từ vệ tinh của NASA cho thấy mức độ ô nhiễm không khí nghiêm trọng của Trung Quốc. Sương mù dày đặc che phủ toàn bộ đất nước rộng lớn này.



Bản đồ ô nhiễm không khí nghiêm trọng của của Trung Quốc với mức độ ô nhiễm lên tới PM2.5 (ngày 13/12/2015).



Mức độ ô nhiễm không khí nặng nề tới mức, ban ngày ở Bắc Kinh không thấy được ánh mặt trời. Chính quyền nơi đây phải làm một mặt trời giả bằng đèn để người dân thành phố bớt bức xúc.



Khẩu trang là dụng cụ không thể thiếu của người dân nơi đây bất cứ khi ở trong nhà hay ra ngoài đường. Không chỉ đất đai khô cằn, ô nhiễm không khí, mà nguồn nước cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Ngay cả các con sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang cũng đỏ hồng như máu!



Hình ảnh dòng sông bị ô nhiễm như ngày tận thế.



Cá chết trắng sông là cảnh bắt gặp thường ngày ở rất nhiều thành phố.

Đâu là nguyên do khiến Trung Quốc trở lên như vậy?

Theo điều tra, diện tích sa mạc hóa của Trung Quốc hiện nay đã lên đến 1,74 triệu km² ( gấp 5 lần diện tích lãnh thổ Việt Nam), chiếm 18,2 % diện tích quốc gia, mà mỗi năm diện tích đất bị sa mạc hóa đều tăng thêm 3.436 km² (diện tích này tương đương với Thủ đô Hà Nội).

Trong 60 năm gần đây, môi trường ở Trung Quốc đã trải qua 3 lần bị phá hoại:
Lần thứ nhất là trong thời kỳ “Đại nhảy vọt”, lần thứ 2 là trong thời kỳ “Hợp tác xã Nông nghiệp”, lần thứ 3 là sau khi “Cải cách mở cửa”.



Bão cát kinh hoàng xảy ra hằng năm ở thủ đô Bắc Kinh, nguyên nhân do quá trình sa mạc hóa tăng nhanh. 

Chính sách phá rừng bán gỗ mà hiện nay Trung Quốc đang thực hiện cùng với vận động “đô thị hóa“, có thể nói là lần phá hoại môi trường thứ 4.

Chính là vì môi trường ở Trung Quốc phải chịu 3 lần phá hoại trong 60 năm trở lại đây, nên đất thổ nhưỡng nước này chịu ảnh hưởng nặng nề.

Theo Tinhhoa
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Làm thế nào để chấn hưng đạo đức dân tộc?

 

Tôn Phi  thực hiện
2-12-2016
TSKH Phan Hồng Giang. Ảnh: internet
TSKH Phan Hồng Giang. Ảnh: internet
(VNTB) – Cải cách thể chế xã hội , dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, theo tôi, là chìa khóa vạn năng, là giải pháp tiên quyết
Vào đầu tháng 9 năm 2016, tiến sĩ Phan Hồng Giang có bài viết được rất nhiều người chú ý và nhiều báo đăng tải đồng loạt, đó là bài viết “ Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa?”. Vấn đề bằng cách nào để cứu vãn đạo đức xã hội, bằng cách nào để giảm thiểu tội ác này được ngày càng nhiều tri thức trong ngoài nước trăn trở.
Hội nhà báo độc lập Việt Nam có cuộc phỏng vấn với tiến sĩ khoa học Phan Hồng Giang, từng là viện trưởng viện Văn hoá – nghệ thuật Việt Nam, tác giả của bài luận ngắn trên.  
P.vMến chào tiến sĩ Phan Hồng Giang đã trở lại trong chuyên mục phỏng vấn của Việt Nam Thời Báo. Đạo đức xã hội xuống cấp, suy đồi đang trở thành một vấn nạn đáng báo động. Tăng cường nhiều công an tư tưởng, cảnh sát, xây nhiều nhà tù, có thể là nơi giáo dục đạo đức, răn đe  cộng đồng bớt phạm tội lâu dài được hay không?
TSKH Phan Hồng Giang (P.H.G.) :   Quả là đạo đức xã hội  đang suy đồi, đáng báo động ở mức cao nhất. Tăng cường nhiều công an tư tưởng là việc không nên làm, vì  bản thân suy nghĩ – tư tưởng mới tồn tại trong đầu hoặc thể hiện qua lời nói, chữ viết ôn hòa thì chưa thể là  – vàkhông thể bị coi là – hành vi phạm tội. Còn tăng cường lực lượng cảnh sát, xây thêm nhà tù… ở khía cạnh trấn áp tội phạm, chừng mực nào đó, cũng có tác dụng ngắn hạn giáo dục đạo đức ( ở mức tối thiểu là không vi phạm pháp luật). Và thực ra, theo tôi, tác dụng này cũng không quá lớn: Bằng chứng là dù số lượng cảnh sát đã tăng cao đến mức kỷ lục, nhà tù liên tục được mở rộng, xây thêm thì vẫn không đủ chỗ để nhốt tội phạm sinh sôi nẩy nở như nấm sau mưa !
Về lâu dài thì cần áp dụng biện pháp căn cơ, sâu xa hơn :Tính cách con người chủ yếu là do hoàn cảnh tạo ra; muốn cải tạo tính cách theo chiều hướng Chân-Thiện-Mỹ thì trước tiên phải tập trung cải tạo hoàn cảnh – sao cho môi trường xã hội trở nên tử tế, hợp đạo lý hơn.
P.vCó một ý kiến so sánh thế này: Người châu Phi cũng nghèo, thậm chí tính về thu nhập bình quân đầu người thì còn nghèo hơn Việt Nam. Nhưng cái nghèo ở châu Phi không làm cho con người ta rơi vào vòng tội lỗi, dân nghèo ở châu Phi vẫn có tâm hồn trong sáng, trong khi cái nghèo ở Việt Nam lại biến nhân dân thành những người “đa nhân cách”. Theo tiến sĩ Phan Hồng Giang thì “đa nhân cách” có phải là hiện trạng chung của dân Việt Nam, và  có nguy hiểm cho  cá nhân và cộng đồng hay không?
TSKH Phan Hồng Giang: Cách đây 15 năm tôi có dịp đi dự một Hội thảo về văn hóa ở Cộng hòa Benin, miền Trung Phi. Khi dạo chơi ngoài phố, tôi ngạc nhiên đầy thú vị khi thấy các xe máy không gắn biển số và hầu hết người dân khi dừng đậu xe ở vỉa hè vào cửa hàng hay đi đâu đó đều  không phải làm cái động tác đã thành bản năng ở xứ ta là… khóa xe !  Nghĩa là người dân Benin, tuy chưa phải là giàu có gì nhiều, đã không thường xuyên bị đe dọa bởi nạn ăn cắp xe, trong khi ở xứ ta dù xe đã khóa vẫn có thể …bốc hơi chỉ 5-7 giây sau khi chủ xe khuất mắt !  Ở ta không gì có thể không bị mất cắp:  từ gương chiếu hậu, đèn tín hiệu, hộp số xe máy đến biển số (!) xe hơi (người bị mất đành cắn răng ra Chợ Giời tìm hỏi mua lại chính biển số xe của mình (!). Thật là một kiểu ăn cắp độc nhất vô nhị trên cả thế giới diễn ra  công khai trước mũi người ngay và… công an !
Sự phổ biến của nạn dân ta ăn cắp đã trở nên khá nổi tiếng ở các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Singapore… Nhiều cửa hàng ở các nước đó đã phải treo biển cảnh báo về nạn ăn cắp bằng… tiếng Việt ! Dù các cụ đã dạy : “Bần cùng sinh đạo tặc”, nhưng xin nói ngay rằng ăn cắp phần lớn không phải do nghèo. Phi công, tiếp viên hàng không bị bắt vì trộm cắp ở Nhật đâu phải vì nghèo ? Bị bắt vì trộm kính đeo mắt trong cửa hàng miễn thuế ở sân bay Thái Lan là Giám đốc một Công ty lớn…
Anh nhắc đến  căn bệnh “đa nhân cách” của nhiều người dân ta, theo tôi,  cũng là một cách lý giải dễ thuyết phục. Theo tôi, nên dùng chữ “rối loạn nhân cách” hay “lệch lạc nhân cách” thì độc giả bình thường dễ hiểu hơn. Dù về cơ bản, “rối loạn nhân cách” được hiểu như một căn bệnh – bệnh tâm thần phân liệt. Nhưng hiểu là bệnh như thế, theo tôi, dễ dẫn đến chỗ không còn coi ăn cắp là một tội hình sự, một hành vi vô đạo đức. Nếu không kịp thời chú trọnggiáo dục nhân cách, không nghiêm khắc áp dụng chế tàiđủ mạnh đối với vấn nạn trộm cắp thì  các cá nhân và cộng đồng ở xứ ta còn phải chịu bất an dài dài. (Xin nhắc : theo Luật Hồi giáo cực đoan, kẻ trộm cắp phải bị … chặt tay !).
P.vVừa rồi có vụ các cô giáo bị ép đi tiếp khách, bộ trưởng giáo dục thì đứng về phía những người ép các cô làm lễ tân. Thật khó mà tin cậy  vào ngành giáo dục là nơi rèn luyện nhân cách được nữa. Nhiều người già nói rằng do thiếu sự đào luyện tôn giáo và tâm linh, người dân Việt Nam mất đi cảm thức về phúc đức và tội lỗi, cho nên không ngừng phạm tội. Tiến sĩ Phan Hồng Giang có nhận định thế nào về ý kiến này?
TSKH Phan Hồng Giang: Câu chuyện xoay quanh việc các cô giáo ở thị trấn Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, bị cấp trên “giao nhiệm vụ” đi tiếp khách cho các quan chức ăn nhậu làm dư luận phải  nghi ngờ về năng lực rèn luyện nhân cách của các nhà quản lý ngành giáo dục. Đặc biệt đáng thất vọng là ông “tư lệnh” ngành giáo dục, một vị GS,TS chữ nghĩa bề bề, lại thể hiện một tư duy lệch lạc: trước Quốc hội, trước bàn dân thiên hạ, vị này gọi  đó  là “chuyện vui vẻthôi mà” ! Trả lời cánh báo chí, ông dạy dỗ các cô giáo “trước hết phải tự trách mình đã không biết từ chối” công việc không phải của mình ! Ông như người ở trên trời vừa rơi xuống hay sao mà  không biết tai họa nào sẽ chắc chắn  đổ xuống đầu các cô gái trẻ nếu họ dám từ chối “nhiệm vụ chính trị” (!) mà quan trên đã đắc chí áp xuống ! Các cô giáo vốn là nạn nhân, thay vì được thương xót bênh vực thì lại bị phê phán ! Thật là ngược đời !
Câu chuyện trên, nói cho đúng ra, chỉ là điều thất vọngnhỏ trong vô số những điều gây thất vọng lớn hơn nhiều trong “sự nghiệp trồng người” – từ triết lý giáo dục bất cập; chương trình – sách giáo khoa thiếu hệ thống, nhiều lý thuyết yếu thực hành; coi nhẹ truyền bá kỹ năng sống; phương pháp giảng dạy thiếu sáng tạo… đến cách thi cử nặng nề; chất lượng giáo viên còn xa mới đạt yêu cầu; thái độ học tập đối phó; nạn dạy thêm, học thêm tràn lan;  bạo lực học đường không còn hiếm thấy v.v…
Quả là  như anh vừa nhắc, “thiếu sự đào luyện tôn giáo và tâm linh”, người dân chúng ta nhiều khi “mất đi cảm thức về phúc đức và tội lỗi”.  Khi con người không còn tin vào điều gì thiêng liêng, không còn biết sợ bất kỳ điều gì – sản phẩm cực đoan của chủ nghĩa vô thần – thì họ chỉ còn cách hành động phạm tội một gang tay !  Những báu vật trong các chùa chiền ở khắp các miền quê đã tồn tại hàng trăm năm không ai dám động đến vì sợ bị “Thánh vật”. Còn bây giờ dù cửa đóng then cài thì sểnh ra là bị đạo chích rinh mất như tượng Phật bà Quan âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Mễ Sở – Hưng Yên đã 2 lần bị bọn trộm vô đạo hỏi thăm…
P.vTrong bài báo “Làm sao ngăn được đà suy thoái về văn hóa”, tiến sĩ đưa ra giải pháp thúc đẩy quyền tự do dân chủ, vì thể chế xã hội là điều tác động mạnh nhất đến văn hóa nói riêng. Liệu có giải pháp nào để cải thiện đạo đức dân tộc mà không đi qua con đường tự do dân chủ không? Giải pháp đó có cấp bách hay không?
TSKH Phan Hồng Giang: Cải cách thể chế xã hội , dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội, theo tôi, là chìa khóa vạn năng, là giải pháp tiên quyết, căn bản, lâu dài để  ngăn chặn đà suy thoái của văn hóa – trước hết là văn hóa đạo đức, rồi từ đó xây dựng được một nền văn hóa đạo đức tử tế, lương thiện, bền vững. (Điều này phần nào tôi đã giải thích  trong bài báo anh đã nhắc đến).
Đã là giải pháp căn bản, lâu  dài thì khó có thể là cấp bách, phải làm  được trong ngày một ngày hai.
Tôi nghĩ, nếu nhận được sự đồng thuận xã hội, nếu được các nhà lãnh đạo  “bật đèn xanh” thì đạo đức xã hội có thể được cải thiện thông qua việc thấm nhuần sâu sắc, thực chất và rộng khắp các giáo lý cao đẹp của tôn giáo. Thực tế đã chứng minh rằng ở những nước theo quốc đạo là Phật giáo như Lào, phạm đều rất thấp, (Myanmar dù còn rất nghèo, vẫn đứng đầu  Bảng xếp hạng các nước trên thế giới về mức độ làm từ thiện). Ngay ở nước ta, những vùng công giáo toàn tòng (như ở Hải Hậu, Bùi Chu, Phát Diệm…) các vấn nạn trộm cắp, nghiện ngập, ly hôn… đều rất ít xẩy ra. Vai trò tích cực của tôn giáo ở đây là rất rõ ràng.
P.v: Dù sao thì vẫn phải thừa nhận giáo dục vẫn là một trong những mặt trận cốt yếu để cứu vãn đạo đức xã hội. Theo tiến sĩ Phan Hồng Giang, bản thân nền giáo dục Việt Nam có những tiền đề tự thân để có thể thanh lọc bản thân và trở lại thành một nơi giáo dục con người một cách nhân bản, ít nhất là như các triều đại trước hay không?
TSKH Phan Hồng Giang: Đương nhiên phải thừa nhận giáo dục là lĩnh vực mà nhiều người nghĩ đến đầu tiên khi đi tìm giải pháp chấn hưng văn hóa.
Bên cạnh những điểm yếu dễ thấy, tôi rất tin là nền giáo dục nước ta, may mắn là còn có, như chữ dùng của anh, “những tiền đề tự thân” để có thể “thanh lọc bản thân và trở lại thành một nơi giáo dục con người một cách nhân bản”. Đa số các thầy cô tận tụy với nghề, phụ huynh đều  mong muốn con em mình “nên người”, học sinh đều muốn “học ít, biết nhiều”, cả nước từ trên xuống dưới đều khát khao “đổi mới căn bản và toàn diện” lĩnh vực giáo dục sao cho các “sản phẩm giáo dục” có thể sớm đáp ứng yêu cầu xây dựng được một nước Việt Nam dân chủ, công bằng, văn minh, toàn dân  hạnh phúc, tự do.
Bởi xét cho tới cùng, nhân bản vị tha là phương cách duy nhất để cho loài người tồn tại. Sự độc ác, tồi tệ giữa con người với nhau, sự tụt dốc không phanh của văn hóa chỉ làsản phẩm nhất thời của một thời loạn lạc vô đạo, khi hệ thống giá trị bị đảo lộn, đồng tiền bất chính lên ngôi, bạo lực được tôn vinh thành chủ thuyết phát triển, dối trá ăn vào máu, con người trở nên vô cảm  trước tai họa của đồng bào và Đất nước.
Xin được cám ơn tiến sĩ Phan Hồng Giang đã dành thời gian quý báu cho độc giả Việt Nam Thời Báo. Mến chúc ông có được nhiều niềm vui trong cuộc sống.

Phần nhận xét hiển thị trên trang