Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016

Tướng Trung Quốc tham gia Chiến tranh Biên giới: Biển Đông hữu sự sẽ ra tay

449

Ngày 28/2, Nhân Dân nhật báo Trung Quốc đăng bài phỏng vấn Vương Giáo Thành, Tư lệnh Chiến khu miền Nam – một trong 5 chiến khu của Quân đội Trung Quốc vừa thành lập.
Tư lệnh Vương Giáo Thành và Chính ủy Ngụy Lượng của Chiến khu miền Nam, Quân đội Trung Quốc đứng ở hai bên ông Tập Cận Bình – Chủ tịch Trung Quốc
Vương Giáo Thành là người Hán, sinh tháng 12/1952 ở Hàng Châu, Chiết Giang, theo nghiệp nhà binh và phục vụ trong các đơn vị Lục quân, công tác lâu năm ở Đại quân khu Nam Kinh, lon Thượng tướng.
Trong bài phỏng vấn, Vương Giáo Thành đã đề cập đến nhiều vấn đề, đáng chú ý là chức trách, nhiệm vụ của Chiến khu miền Nam có liên quan đến Biển Đông và Việt Nam.
Vương Giáo Thành tuyên bố trên Nhân Dân nhật báo rằng: “Chiến khu miền Nam trấn giữ cánh cửa lớn phía nam của Tổ quốc, gánh sứ mệnh quan trọng ứng phó các mối đe dọa an ninh, bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh, đánh thắng chiến tranh, bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
Trong đó, bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông là sứ mệnh quan trọng nhất của chiến khu. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo và vùng biển lân cận ở Biển Đông. Chúng tôi sẽ kiên trì bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển…
(Trung Quốc) Cảnh giác cao đối với các loại mối đe dọa và thách thức ảnh hưởng đến an ninh khu vực, thúc đẩy mạnh mẽ khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm một khi có biến, ứng phó hiệu quả các mối đe dọa an ninh, tuyệt đối không cho phép bất cứ nước nào lấy bất cứ lý do nào, hành vi nào đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Phải dám đánh, có thể đánh và đánh thắng… chuẩn bị đầy đủ cho đánh thắng chiến tranh cục bộ thông tin hóa”.
Vương Giáo Thành khi còn đeo lon Trung tướng, ảnh: ifeng.com.
Tóm lại, Trung Quốc có thể tiến hành chiến tranh ở Biển Đông nếu như các nước chống lại yêu sách “đường lưỡi bò” vô lý, phi pháp và bành trướng của Trung Quốc, .
Tuyên bố trên của Vương Giáo Thành có lẽ là để phản ứng lại những tuyên bố cứng rắn của Mỹ trong thời gian qua, nhất là Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ trong các phiên điều trần ngày 23 và 24/2 tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ.
Mỹ muốn tăng cường triển khai quân sự ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông cản trở tự do hàng hải, đe dọa hòa bình và an ninh khu vực.
Chiến khu miền Nam là một trong 5 chiến khu do Trung Quốc mới thành lập vào ngày 1/2/2016. 5 chiến khu này thay thế cho 7 đại quân khu trước đó, gồm có: Chiến khu Trung tâm, Chiến khu miền Bắc, Chiến khu miền Đông, Chiến khu miền Nam và Chiến khu miền Tây.
Trong đó, Chiến khu miền Nam phụ trách tác chiến trên hướng đông nam Trung Quốc và Biển Đông, phạm vi bao gồm Đại quân khu Quảng Châu (trước đó), tỉnh Vân Nam và tỉnh Quý Châu (của Đại quân khu Thành Đô trước đó), Hạm đội Nam Hải, các lực lượng không quân, tên lửa, cảnh sát vũ trang trong phạm vi phụ trách.
Chiến khu này chỉ huy lực lượng vũ trang các tỉnh Hồ Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Vân Nam và Quý Châu.
Trung Quốc tập trận tên lửa bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: 81.cn.
Thông qua thành lập 5 chiến khu mới, Trung Quốc muốn tăng cường hoàn thiện thể chế chỉ huy tác chiến liên hợp, xây dựng hệ thống tác chiến liên hợp.
Các chiến khu mới đều có 4 quân chủng trực thuộc gồm có: lục quân, hải quân, không quân và lực lượng tên lửa.
Đây là đợt cải cách quân sự quy mô lớn nhất của Trung Quốc kể từ khi thành lập “Trung Quốc mới” (năm 1949) đến nay. Các chuyên gia cho rằng, Bắc Kinh đang xây dựng quân đội theo mô hình của Mỹ, muốn xây dựng một đội quân chuyên nghiệp, giỏi “đánh trận” hơn.
Đáng chú ý, có 3 trong số 5 tân Tư lệnh Chiến khu Trung Quốc từng tham gia chiến tranh xâm lược toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989. Cùng với Vương Giáo Thành còn có Lưu Việt Quân – Chiến khu Đông và Triệu Tông Kỳ – Chiến khu Tây.
Ngoài ra, còn có 3 viên Thượng tướng Trung Quốc đương nhiệm tham gia chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1979-1989 gồm Lý Tác Thành – Tư lệnh Lục quân, Vương Ninh – Tư lệnh Cảnh sát Vũ trang và Trương Hựu Hiệp – Tư lệnh Phát triển trang b
Theo GDVN
Bình luận
Phần nhận xét hiển thị trên trang

FORMOSA KHỞI ĐẦU LÀ THAM RỒI THÀNH SI DẪN TỚI ĐỔ VỠ



Nhà thơ Inra Sara

NGHĨ TỪ FORMOSA 01- THAM, SI & ĐỔ VỠ

Mọi rắc rối đời người đều khởi đầu bằng THAM. Tham tối mắt tối mũi thành SI. Si nên làm bừa nói bậy, từ đó dẫn tới đỗ vỡ và đau khổ.
Tôi có bạn học cũ chơi hụi đổ nợ. Chị bảo do tin người mới ra nông nỗi, tôi nói: không phải, do bạn tham thôi. Tham, thấy lợi nhiều, nhanh, dễ thì nhào vô. Được vài kèo, sau đổ nợ là khó tránh. 


Mươi năm trước, thằng em bạn học rủ tôi nhập cuộc bán hàng đa cấp. Sau 3 tháng, anh em mình chả phải làm gì, chỉ biết đi xe bốn bánh du lịch thôi. Tôi đùa hắn: muốn chơi bốn bánh, anh đã chơi lâu rồi. Chưa đầy 2 tháng, hắn suýt lên xe 4 bánh du lịch nhà đá.
Nguyên tắc của tôi: Chỗ nào kiếm tiền dễ thì chớ ham.

Formosa, Nhà nước ta nghĩ dễ xơi, nên dính đòn. Tham lớn, thành si lớn: không tìm hiểu kĩ đối tượng [hoặc biết mà cứ nhắm mắt], chấp nhận bừa. Còn bộ phận trách nhiệm trực tiếp [có lẽ được lót tay] là do tham nhỏ, kí vội cái hợp đồng, thay đổi chi tiết hợp đồng. Hậu quả đổ lên đầu nhân dân.

Khi chuyện đổ bể, các cá nhân do tham [để giữ ghế, hay do được chạy chọt…] thành si nên phát ngôn bừa, và làm bừa [lớn thì tắm biển nhiễm độc, ăn cá bẩn lừa dân, nhỏ thì động thủ đàn áp người biểu tình] mà không lường trước việc gì xảy đến với mình. Hậu quả: bị nhân dân khinh bỉ, nguy cơ mất chức cũng mồn một.
Tới vụ bồi thường 500triệu đô Mỹ, thấy lớn nên ham, thành si quên 2 thứ thiệt hại to hơn, lâu dài hơn: tài nguyên, và môi sinh biển. Thế nên, chuyện tưởng đã xong, lại kéo thêm mấy rắc rối mới, có khi còn to hơn trước nhiều.

Thế nên mới nói: Mọi rắc rối đời người đều do lòng THAM mà ra cả.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

Đúng là loại "quan khốn nạn"!


Cần sa thải ngay quan chức mà vô văn hóa!

Chỉ trong tháng kỷ niệm ngày báo chí cách mạng Việt Nam, dư luận và báo chí chịu 2 cú sốc liên tiếp khi các quan chức liên tiếp ăn nói lỗ mãng như chưa từng có văn hóa.

Trong khi Chủ tịch Hà Nội ngay trong ngày nghỉ đã lịch sự gọi điện thoại trò chuyện với nhà báo viết thư cho mình, thì cấp dưới của ông lại thể hiện “phông văn hóa” thấp không thể nào tin nổi.
Đầu tiên là vụ phóng viên báo Tiền Phong đã gọi điện cho ông Trần Anh Tú - Phó Tổng Giám đốc Cty Đường sắt Hà Nội (nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư phát triển giao thông đô thị) để biết ý kiến của ông về dự án “xe bus nhanh” tiêu tốn tiền thuế mà nhiều năm vẫn dậm chân tại chỗ.
Nhưng thật bất ngờ, ông Tú đã đối đáp với phóng viên bằng thứ ngôn ngữ thiếu văn hóa. Xin trích dẫn nguyên văn:
"Khi phóng viên đặt câu hỏi về hiệu quả của dự án, ông Tú nói: “Không hiệu quả không phải việc của chúng mày. Chúng mày làm báo không có chuyên môn. Chúng mày là cơ quan báo chí hay cơ quan thẩm định?”
Và với câu hỏi của PV về nguy cơ ùn tắc trên tuyến đường xe buýt nhanh đi qua, ông Tú nói: “Ùn tắc không phải việc của chúng mày. Chúng mày là cơ quan báo chứ không phải cơ quan thẩm định, không phải là cơ quan chuyên môn, chuyên ngành. Mày ăn nói lung tung”.
Trước đó là vụ việc phóng viên báo Một Thế Giới gọi điện thoại cho ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công thương TP Hà Nội. Sau khi nghe giới thiệu là phóng viên, người đàn ông này buông ngay câu nói: “Làm sao?”.
Phóng viên nhắc lại việc thực hiện 2 dự án đường dây điện 500KV và 220KV được cấp chồng lấn lên khu nhà vườn sinh thái nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Quốc Oai, khi chưa nói hết lời, thì ông Thăng buông tiếp câu hỏi: “Thì làm sao?”.
Sau đó ông Thăng bắn một tràng:“Mày bảo Giám đốc Sở Công Thương là nói không đúng với lại Chủ tịch hả? Tao sẽ làm cho nó ra chuyện. Cái việc của tao nói là việc của tao chứ không phải báo chí bình luận được những cái lời như thế, nhá”. 
Phóng viên đề nghị ông Thăng không nên xưng mày tao thì ông tiếp tục: “Nhưng mà nói trên báo chí mà động đến Giám đốc Sở Công Thương í, mày còn nói tồi tệ hơn như thế, nhá. Tao nói để mày biết như thế đấy”.
can sa thai ngay quan chuc ma vo van hoa
Ông Trần Anh Tú và ông Lê Hồng Thăng.
Ngay bây giờ mà lôi 2 ông quan chức trên lên mổ xẻ là “vô văn hóa” thì có lẽ… hơi thừa. Vô văn hóa là quá rõ, không cần bàn luận thêm!
Xét ở một góc độ nào đó, đây là biểu hiện của “phông văn hóa” không cao. Nếu xem “chính khách” “quan chức” là một nghề, thì 2 ông quan chức của Hà Nội coi như đã thất bại về mặt nghề nghiệp.
Làm chính khách, quan chức, việc đầu tiên không được quên là mình thể hiện, phát ngôn trên vị trí, chức danh của mình chứ không phải trên danh nghĩa cá nhân. Vậy nên, lời nói hay hành động đều phải giữ gìn.
Còn nếu ai muốn thoải mái, muốn tự do mà nói năng, phát ngôn bỗ bã, thế nào cũng được, thì cứ theo kiểu ông Đinh La Thăng: “Muốn tự do thì đừng làm quan chức”.
Một số tình huống, các vị quan chức sau khi trót thô lỗ đã quay ra biện bạch: Do áp lực công việc, làm việc “vì cái chung”, “cống hiến”  mà báo chí cứ săm soi.
Quan chức là người ăn lương do dân trả và việc của quan chức là phải sống đúng với cái áo “cán bộ” đang khoác trên người. Còn báo chí là “tai mắt” của nhân dân, nên săm soi chính là công việc của báo chí.
Trong trường hợp quan chức nào cảm thấy bức bối quá, không thể mang nổi “cái áo”, không diễn nổi vai diễn của mình thì tốt nhất nên cởi bỏ ra mà làm người thường, sẽ không còn bị săm soi nữa.
Có quan chức nào dám dũng cảm rũ áo không?
Đối nghịch với sự thô lỗ của 2 quan chức là sự lịch sự, nhã nhặn và thế hiện một phông văn hóa rất cao của người đứng đầu thành phố.
Đó là việc nhận được bức thư “hiến kế” cho giao thông Hà Nội của nhà báo Nguyễn Thành Vĩnh - Báo Nhà báo và Công luận, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ động tìm số điện thoại, gọi điện để nói chuyện trực tiếp. Mặc dù hôm đó là ngày nghỉ.
Trong cuộc điện thoại, chủ tịch thành phố đã trao đổi với nhà báo luôn một số biện pháp xử lý vấn đề của ông. Ông còn hẹn sẽ lập hộp thư điện tử riêng để nhận thư góp ý của các phóng viên và người dân.
Nhà báo Nguyễn Thành Vĩnh nói rằng, sự lịch sự, cầu thị của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã làm anh thấy có động lực hơn trong việc cống hiến thật nhiều cho thành phố. Anh tin nhiều người cũng có cùng suy nghĩ như mình.
Hà Nội đang trong quá trình rũ bỏ tấm áo trì trệ, và chúng ta cần nhiều hơn những cán bộ gần dân, gần dư luận, gần công việc như ông Nguyễn Đức Chung. Và đương nhiên, cũng cần loại bỏ dần những cán bộ có thái độ trịch thượng, “ăn cơm dân” mà cứ nghĩ mình là “bố đời” như 2 ông quan chức nêu trên. 

CÂU CHUYỆN VỀ KHỈ ĐẠI VƯƠNG



(Truyện mi ni của NGỐ )

Hôm trước lên làng Mèo, tôi mua được một con khỉ. Vợ tôi bảo đó là "khỉ đại vương" vì đầu nó bàng bạc và rất mượt, mép rất sắc lại có đai có đáy đàng hoàng. Nhất là cái mồm nó rất linh hoạt, kiểu mồm lôi công. 
Nếu biết nói, nó sẽ nói hoặc là những điều quái gở, hoặc những câu không bình thường.
Khỉ đại vương ngay từ hôm về đã tỏ ra ý trịch thượng. Mấy con chó nhà dữ thế mà nó chả coi ra gì. Ý hẳn trong ý nghĩ của nó, chó chỉ là bầy tôi tớ. Có dữ đến đâu cũng chỉ kiếp canh thừa cơm cặn. 

Nó nhảy phốc lên cành cây, bất từng chiếc lá, thả xuống đầu con chó đầu đàn. Ý chừng muốn thăm dò phản ứng của lũ chó khốn khổ này ra sao?
Lũ chó không hiểu ngu đần thật sự, hay cố tỏ ra nhẫn nhịn như thế. Chúng chỉ rin rít thầm, nghe rất bé. 

Khỉ đại vương như đoán định được tâm hồn lũ chó, nó nhảy xuống ve vuốt con đầu đàn. Nó đưa bàn tay lông lá ra sờ vào chỏm lông bẩn bẩn sau gáy con đốm, con chó cái lớn thứ hai trong đàn. Con này lim lim mắt nằm im. Khỉ đại vương đưa tay lên miệng cắn cắn, giả vờ như có con rận hay con chí thật. Nó đã thành công khi dụ khị được con chó ác trong đàn.
Điều mà tôi lo lắng nhất đã không xảy ra. Quả thật "khỉ đại vương" và lũ chó ngố đã không xảy chiến tranh, hay bất cứ chuyện gì.
Tôi cài cửa đi ngủ. Đầu óc vẫn chút phân vân: "Không biết rồi ra, khi chó và khỉ hợp tác với nhau, sự thể sẽ ra sao? Lũ gà vịt, ngựa nghẽo nhà này sẽ như thế nào?"
Vừa lúc khỉ đại vương tiến gần con "gâu gâu" (Tên con chó đầu đàn). Nó móc sau lưng quần ra cái khớp mõm. Khỉ đại vương gãi gãi vào lưng nó. Con gâu gâu ư ử, nằm im. Một chốc sau cái khớp mõm đã được đóng vào mõm chó. Khỉ đại vương dắt nó đi như người ta dắt trâu bò.
Cảnh tượng ngạc nhiên đến nỗi vợ tôi há hốc mồm. Mấy đứa con tôi thì cười lăn, cười lóc.
Vợ tôi bảo: "Sự trí trá và óc thông minh mới là cách quyết định. Khôn và dữ như lũ chó kia vẫn bị cu chàng đại vương này dắt mũi".

Nghe thị nói thế, tôi không khỏi sững sờ. Vợ chồng với nhau bao năm trời, vợ tôi trở thành nhà hiền triết từ khi nào mà tôi không hay?
 Và bằng cách nào đó, nàng hơn tôi về cách nhìn nhận mọi sự ở đời, cụ thể là chuyện khỉ đai vương đang hiện hữu trước mặt nhiều người. 
Nhìn thì nhìn thế thật, nhưng hiểu nó có mấy ai bằng nàng?

Phần nhận xét hiển thị trên trang

LÒNG NGƯỜI - LÒNG KHỈ




Truyện 
Sương Quỳnh Ngô Kim Hoa
Tôi nhớ, hôm đó trời nắng chang chang, gần trưa đường phố đông đến ngột ngạt, mọi người đều cố chen nhau mà đi. Tôi bị cuốn theo dòng người, mặc điện thoại réo liên hồi. Đến ngả tư, lại tắc đường. Tôi cho xe dừng sát vào vỉa hè, muốn né một chút sự chen chúc, nhưng chỉ một lúc thì trước và sau tôi những bánh xe lại ken nhau từng centimét. Điện thoại lại ré lên. Đang bực, trời lại nóng như thiêu, tôi gắt ầm ầm vào máy. Một số người xung quanh quay nhìn tôi với ánh mắt khó chịu. Tôi càng điên tiết, lừ mắt nhìn trả. Những cặp mắt quay đi kiểu“không thèm dây đâu".
Đúng lúc đó tôi nhìn thấy nó. Nó thu lu trong một cái lồng chim ngồi mút tay, ánh mắt nhìn tôi ngơ ngác. Quanh nó vài cái lồng vứt chỏng trơ. Tôi nghĩ trong đầu: "Nóng 35-40 độ thế này, người còn chết nữa huống là khỉ cứ ngồi phơi ra ở đây". Tôi bỗng thấy ghét thằng cha bán khỉ kia. Tôi sẵng giọng hỏi:
-Con khỉ này bán nhiêu?
Cha bán khỉ nhăn nhở :
-Chị mua đi em bán rẻ cho, năm trăm thôi.
Tôi khô khốc:
-Đắt.
Thằng cha nài:
-Thì chị trả em một tiếng.
-Hai trăm rưỡi.
Sau tiếng "hai trăm rưỡi" tôi vừa định thần lại thì cái lồng và con khỉ đã nhảy tót lên xe tôi.
Tôi vừa đi vừa tự nhiếc trong đầu:
-Tao biết làm gì với mày đây hả khỉ? Hay để cho mày đỡ phải chết nắng thì tao quẳng mày xuống sông cho mày chết mát mẻ hơn nhé.
Đến nhà, tôi lếch thếch xách nó vào. Nhìn thấy nó, má tôi kinh ngạc:
-Con khỉ ở đâu ra thế?
Tôi dấm dẳng:
-Con mua đấy.
Má tôi cười cười:
-Cô đổi tính rồi à? Xưa nay cô có thích thú con vật nào đâu.
Tưng tửng, tôi trêu má:
-Nuôi cho nó lớn, rồi má nấu nó thành cao ban long toàn tính cho thằng Bi ăn. Con nhớ hồi con còn bé, má chẳng bắt con ăn cho bổ đấy thôi.
Má tôi vùng vằng:
-Chỉ vớ vẩn. Rồi bỏ vào bếp.
Cu Bi con tôi nghe mẹ về, lăng xăng chạy ra. Thấy con khỉ, nó reo lên:
-Mẹ mua con khỉ này hả mẹ?
Tôi hờ hững:
-Ờ… Mẹ thấy nó ngồi nắng quá, nhìn tồi tội nên mẹ mua đấy.
Cu Bi hồ hởi:
-Mẹ cho con nhé. Nó tên gì hả mẹ?
Tôi ớ ra:
-Tên à?... Mẹ không biết… Hay mình gọi nó là Xíu nhé.
Cu Bi đồng ý ngay, chạy vào bếp khoe bà inh cả lên:
-Bà ơi, mẹ mua cho con con khỉ, tên nó là Xíu. Bà thấy nó chưa? Nó bé tí tẹo…
Má tôi vốn chiều cháu. Tôi đi làm cả ngày nên hai bà cháu trong nhà thân nhau hơn với tôi. Trước nỗi vui mừng của thằng bé, má tôi chia xẻ:
-Ừ, bà thấy rồi, trông nó cũng tội. Chỉ có điều là phải làm cái chuồng cho nó.
Mỗi ngày tôi đi làm về, cu Bi đều khoe những phát hiện mới về con Xíu. Má tôi cũng hay kể về nó. Nó cứ đòi bà bế suốt, kể cả lúc má tôi nấu cơm. Nó rất sợ phải ngồi một mình. Hàng ngày mỗi bữa, má tôi nắm cho nó một nắm cơm, nó cầm ăn như người. Nhưng thích nhất với nó vẫn là trái cây, nhất là chuối và mít.
Mới có mấy ngày mà nó đã trơn lông đỏ da hẳn lên, nhìn nó cũng xinh xinh. Có khi cao hứng tôi đưa tay cù nó, nó được thể nhảy ngay lên người tôi, rồi gặm cúc áo hoặc giựt giựt cái dây chuyền. Có hôm tôi đang nằm ngủ ở xa-lông, giật mình tỉnh dậy, thấy nó đang vạch đầu ‘bắt chấy" cho tôi có vẻ đầy trách nhiệm, lâu lâu lại còn đưa vào mồm cắn như thật.
Thỉnh thoảng tôi tắm và mặc cho nó những chiếc váy mà tôi nhờ cô em may cho. Lúc đó nó như con búp bê vui vẻ, tung tăng. Những lúc được tôi bế, nó đeo cứng tôi như thể tôi là "mẹ khỉ" của nó. Đôi khi tôi ngỡ ngàng vì trong ánh mắt nó, tràn ngập một cái gì đó bình an và tin cậy.
Nó rất hay dỗi, tôi đang bế nó mà thả nó ra là nó lăn đùng ra sàn nhà, như một đứa trẻ hư ăn vạ, miệng la chí chóe. Cu Bi lại thích trò ăn vạ của nó. Khách đến nhà là nó bắt tôi "diễn" tiết mục đó cho mọi người xem, ai cũng phải phì cười. Xíu không bỏ được cái tật mút tay cho đến tận lúc lớn, như thể nó vẫn luôn thiếu thốn và thèm khát dòng sữa mẹ.
Dần dần, Xíu bắt chước được rất nhiều. Ngoài việc học được phép lịch sự là bắt tay, ôm hôn và biết ạ (tất nhiên nó chỉ há miệng ra như đang ạ, chứ không phát thành tiếng) mỗi khi đưa cho nó thứ gì. Còn lại, nó làm đủ những trò nhố nhăng mà nó tự biên tự diễn. Nó mở được tất cả các cánh cửa trong nhà và luôn biết rõ chỗ nào để đồ ăn và trái cây. Nhiều lúc đĩa trái cây mới mua về bị nó gặm nham nhở rồi vứt khắp bàn. Nó còn lấy trộm lọ thuốc nhỏ mắt của bà rồi nằm ngửa nhỏ vào mắt, hoặc cầm tờ báo "đọc" rất chăm chú, nhưng chỉ một phút sau, tờ báo đã te tua như tổ đỉa.
Hầu như ngày nào tôi đi làm về má tôi đều mách tội nó. Giờ đây, ngoài tôi ra nó không còn sợ ai cả. Đôi khi, cả nhà tôi bị nó lên cơn đại náo. Nó nhảy đến đâu, đổ vỡ đến đấy. Bắt được nó là cả một sự gay go. Má tôi thường lấy một thứ trái cây nào đó, dụ nó lại gần, rồi thật nhanh tay mới chộp được nó.
Tôi chợt nhận ra, nó không còn là con khỉ con ngoan ngoãn như trước và có phần hụt hẫng lo lắng vì những trò tinh nghịnh hơi quá lố của nó.
Má tôi nói:
-Giờ nó lớn rồi. Chắc phải đem thả nó vào rừng thôi.
Không phải tôi không nghĩ đến việc cho nó trở lại cuộc sống trong thiên nhiên. Nhưng tôi biết kiếm rừng ở đâu tại cái thành phố này… Tôi luôn bận bù đầu, còn nó thì đã lớn. Để đưa nó đi một quãng đường xa đâu phải chuyện đùa.
Tôi đành phải thuê làm một cái chuồng và nhốt nó vào.
Rồi một hôm, không rõ mọi người sơ suất thế nào mà nó chui được ra ngoài. Nó leo lên cây, trèo lên hàng rào, bẻ tan tành các giò phong lan. Sau đó nó lên lầu, mở tung tủ, lôi đủ thứ ra nghịch và đập vỡ nhiều hộp đồ trang điểm của tôi. Mặc cho má tôi la hét, nó không sợ mà còn nhe răng ra dọa bà. May sao lúc đó tôi vừa về tới. Thấy tôi, nó nhảy ngay đến ôm chầm lấy tôi, cứ tưởng nịnh nọt tôi như vậy là xong chuyện.
Vì cái chuồng bị hỏng, tôi đành phải lấy dây xích xích nó vào trong chuồng. Nó lồng lộn dữ dội như nổi điên. Nó không hiểu được rằng những hành vi của nó không thể được mọi người chấp nhận nữa.
Gần nhà tôi có một ông nghệ sĩ điêu khắc. Một lần ông tình cờ đi ngang, nghe má tôi mắng mỏ con Xíu, ông ngỏ lời xin nó về nuôi nhưng má tôi không đồng ý. Ông ta trông có vẻ là người khá thành đạt. Ông sống trong một khu vườn rộng lớn, ở một góc vườn la liệt những bức tượng đang làm dở dang. Ngôi nhà xây theo kiểu nhà sàn, nhưng rất tiện nghi. Ông nuôi ba con chó béc-giê và một con chó phốc bé tý tẹo. Nhìn thấy lũ chó tôi hơi sợ, nhưng chỉ cần ông ta quát một tiếng là lũ chó im ngay.
Tôi nghĩ, ông này biết cách dạy thú. Và tôi tin cho con Xíu đến với ông là hợp lý. Vả lại, tôi nghĩ những người làm nghệ thuật thường là những người đa cảm, chắc ông sẽ thương con Xíu hơn tôi.
Nghe tôi đặt vấn đề, ông ta vui vẻ đồng ý ngay. Vậy là tôi mang con Xíu đến cho ông.
Có lẽ ở nhà bị xích nó giận lắm, nên đến nhà mới nó chui ngay vào chuồng chẳng thèm để ý gì đến tôi. Thấy vậy tôi cũng yên tâm ra về.
Vậy nhưng có những hôm đi làm về, theo thói quen, tôi vẫn mua nải chuối cho con Xíu, rồi tự cười mình lẩm cẩm, nhưng lại cũng cảm thấy nao nao trong lòng. Nhà tôi đã quen với sự ồn ào của nó, khi nó đi căn nhà dường như vắng lặng hẳn.
Cũng may là cu Bi quá bận học nên cũng không thắc mắc, không nhắc gì đến con Xíu. Chỉ có má tôi lâu lâu lại chép miệng:
-Chẳng biết bây giờ con Xíu ở bên đó ra sao rồi…
Tôi nói át:
-Người ta là nghệ sĩ, nhà lại có cây có vườn, con Xíu sướng hơn ở nhà mình là cái chắc. Má cứ khéo lo…
Nói vậy, nhưng tôi nghĩ rồi cũng phải đi thăm nó.
Và tôi đã đến thăm nó vào một buổi chiều. Trước khi đi, má tôi đưa hộp mít để làm quà cho nó.
Ông nghệ sĩ điêu khắc đi vắng. Chỉ có mẹ ông ở nhà. Mở cổng cho tôi là chị người làm. Sau khi chị vào xin phép mẹ ông ta, tôi được vào nhà.
Không thấy con Xíu. Trong chuồng đang nhốt hai con nhím. Cô người làm chỉ tôi ra sau nhà tìm nó.
Khi tới hàng rào sau nhà, tôi thấy con Xíu bị xích với dây xích chặt cứng, khiến nó chỉ còn cách đứng chứ không thể ngồi xuống được. Cả cơ thể nó đầy thương tích, lông xơ xác bẩn thỉu. Một cục u bầm đen, sưng húp, che kín một bên mắt.
Nhìn thấy tôi nhưng hình như nó chưa kịp nhận ra. Nó run lên hai tay ôm lấy đầu, như lo sợ bị đòn vọt. Tôi quăng hộp mít, run tay mở xích cho nó. Lúc này nó đã nhận ra tôi. Nó ôm chặt lấy tôi, ngước mắt nhìn lên như như van vỉ, như tủi thân, cầu cứu... Tôi có cảm tưởng chỉ một chút nữa thôi, nó sẽ ràn rụa nước mắt.
-Ơ, nó cứ như người ấy nhỉ.
Câu cảm thán trơn tuột của cô người làm khiến tôi nổi giận. Tôi hỏi:
-Sao nó lại ra nông nỗi này?
Chị ta đáp:
-Ông chủ vẫn lấy nó làm con mồi cho mấy con chó tập săn đuổi. Mọi ngày nó chạy nhanh lắm, thoắt cái nó đã leo tót lên cây. Nhưng cách đây mấy ngày, chưa kịp thả cho nó chạy thì mấy con chó đã xông vào cắn nó.
Đúng lúc đó, tiếng chó sủa vang. Tôi nghe tiếng quát rất đanh của nhà điêu khắc. Con Xíu nghe tiếng chó sủa và tiếng quát của ông ta, nó run cầm cập trong tay tôi.
Tôi bế nó đi ra. Giáp mặt ông ta ngay sân, tôi nói gọn lỏn:
-Tôi đón nó về. Rồi bỏ đi thẳng, chẳng thèm chào.
Tiếng chó sủa rất to đuổi theo. Con Xíu vẫn run lẩy bẩy. Tôi ghì chặt nó. Nó gục đầu vào ngực tôi. Nước mắt tôi trào ra không cầm được, rơi lã chã trên người nó. Tôi vuốt đầu nó:
-Thôi… Xíu… Cho mẹ xin…
Về đến nhà, con Xíu nhìn thấy má tôi, nó nhảy từ trên tay tôi xuống, nhào lên tay của má tôi như quá nhớ nhung, như để hối lỗi. Chỉ cần nhìn nó, má tôi hiểu cả. Cụ ôm lấy nó, rưng rưng:
- Trời ơi, sao lại thế này hả con?
Tôi kể cho má tôi nghe mọi chuyện. Má tôi lặng đi, mắt trống rỗng
-Lòng người thật đáng sợ quá con ơi… Sự ác thiện không thể đánh giá qua nghề nghiệp hay diện mạo bên ngoài…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tốt hơn hết là nên tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam! >>



FB Phuoc M Nguyen
Ngày hôm qua ngồi say say "đêm hội..." bia Sài Gòn tại Đà Nẵng, hè nào bia Sài Gòn cũng tổ chức "đêm hội..." như vậy nhưng chắc là khó mà lấy lại được thị trường Đà Nẵng như trước kia, đơn giản là những người làm thị trường bia này vẫn mang tư tưởng... quốc doanh, tốn kém hoành tráng nhưng ít hiệu quả.

Tối về lâng lâng ngồi nghe lại giai điệu của vùng Thanh Nghệ Tĩnh... qua những giọng ca trầm thắm ngọt lịm của Trọng Tấn, Anh Thư, Lê Mận... mới biết rằng vùng đất này rất yêu biển, rất nhiều bài hát liên quan đến biển...

"Đừng ví em là biển 
Nước mặn chát chân trời 
Giữa mênh mông vẫn khát 
Không uống được anh ơi..."

"Em hỏi rằng, vì sao anh ra khơi, 
Bám biển ngày đêm để màu da anh nắng sạm 
Hỏi mà chi sao em cứ bông đùa 
Thuyền anh mãi về cho cá bạc đầy khoang ơ hò... ơ hò..."

Qua vụ cá chết vì Formosa, tập đoàn này có ý định hổ trợ các ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp mới, hiểu nôm na là họ không ra biển nữa, họ không tiếp tục hành nghề trên vùng biển truyền thống nữa, nghĩa là biển đang chết... nghe như có một "thuyết âm mưu" gì đó thật kinh hoàng, thật "nay da em nâu tươi màu suy nghĩ"...

Ai cũng hiểu rằng, tất cả ngư dân trên cả nước ngoài việc kiếm sống còn có một sứ mệnh chính trị thiêng liêng là khẳng định chủ quyền vùng biển của tổ quốc, ngư dân vắng mặt ở vùng biển nào... xem như vấn đề "an ninh" ở nơi đó đặt trong trạng thái nguy hiểm!?

Ngày xưa, Ve Dan đền bù 100 triệu USD vì gây ô nhiễm môi trường, nhưng thực tế hiện nay là sông Thị Vải có sống lại được không, đàn cá trên sông đó có tung tăng bơi lại được không vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp?

Ngày nay, Formosa gây ô nhiểm trên một vùng biển rộng lớn kéo dài 6 tỉnh miền Trung, họ công bố hổ trợ 500 triệu USD, số tiền đó dựa trên những tính toán gì không cần biết, nhưng... biển có sống lại được không và bao giờ biển sống lại?

Nhân dân Việt Nam cần phải cao thượng với họ ư? Thật khó quá, bản thân mình chỉ xem hai nhà đầu tư Đài Loan này phạm tội ác nghiêm trọng, họ là tội phạm cần phải truy tố trước nhân loại và tốt hơn hết là nên tống cổ họ ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt...

Đuổi họ đi được, chính phủ và nhân dân Việt Nam được lợi hơn nhiều với thông điệp truyền ra thế giới rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam chỉ chấp nhận những cách làm... văn minh.

Và chân lý luôn là "một nhà đầu tư tồi ra đi lại là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư mới tốt hơn", vậy thôi!

Trong cơ chế kim tiền nhưng thiếu minh bạch này, tư pháp lại quá yếu, mọi quyết định đều có lợi cho kẻ cầm quyền, dân vẫn là người chịu mọi thiệt thòi rủi ro.

MP
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Đài Loan viết: Chính quyền Việt Nam giữ con tin, Formosa nhẫn nhục nộp phạt!

Vào tuần trước Tổng Giám đốc Formosa là Vương Văn Uyên (William Wang, Wang Wenyuan) và Phó Giám đốc Vương Thụy Hoa (Wang Ruihua, Suan Wang,  王瑞華) bay tới Việt Nam để giải quyết đám cháy đã âm ỉ bấy lâu nay của nhà máy thép Formosa ở đây.

Vương Văn Uyên chắp tay xin lỗi vì vụ cháy nhà máy lọc dầầu ở  Mailiao, quận Yunlin, Đài Loan. Hình: CNA
Vương Văn Uyên chắp tay xin lỗi vì vụ cháy nhà máy lọc dầu ở Mailiao, quận Yunlin, Đài Loan, 2011. Hình: CNA
Mặc dù trước khi khởi hành đã dự liệu rằng đây là một hành trình khó khăn, nhưng họ lại không thể ngờ được rằng chính quyền Việt Nam lại cấm họ xuất cảnh rời khỏi đất nước này. Thay vì tập trung điều tra phân tích tư liệu để chứng minh sự liên quan giữa vụ việc cá chết và nhà máy thép Formosa, chính quyền Việt Nam đã gây áp lực buộc tập đoàn Formosa phải chịu trách nhiệm cho sự kiện cá chết dọc bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam vào tháng 4 vừa rồi.
Để việc khởi hành nhà máy thép, có vốn đầu tư 10 tỉ USD, thuận lợi, tập đoàn Formosa và nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh bị phía chính quyền ép buộc phải chấp nhận kết quả điều tra do chính quyền Việt Nam đưa ra. Đối với Vương Văn Uyên, Vương Thụy Hoa và tập đoàn formosa mà nói, đây là một ngày nhục nhã.
Thứ Bảy tuần trước đúng ra ra là ngày mà tập đoàn Formosa tổ chức lễ ăn mừng, theo kế hoạch thì đây là ngày mà lò cao thứ nhất của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động, thực hiện thành công giấc mơ xây dựng một nhà máy thép của người sáng lập tập đoàn Formosa Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching, 王永慶, bố của Vương Thuỵ Hoa).
Bà Vương Thụ Hoa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Formosa. Nguồn: Getty/Bloomberg
Bà Vương Thụy Hoa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Formosa. Nguồn: Getty/Bloomberg
Tuy nhiên đoạn đường cuối cùng này lại không hề dễ đi. Vào đầu tháng 4 năm nay, sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam làm kế hoạch đi vào hoạt động bị chậm lại. Đầu tiên thì chính quyền Việt Nam khi đưa tin ra công chúng thì nói rằng sự kiện cá chết này không liên quan tới Formosa Hà Tĩnh, tuy nhiên sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam càng ngày càng lên cao khiến thái độ của chính quyền Việt Nam cũng dần thay đổi; đầu tiên là họ yêu cầu Formosa Hà Tĩnh nộp bù 70 triệu USD tiền thuế; sau đó họ dùng lý do các thể loại điều tra, không cho phép Formosa vận hành lò cao đầu tiên.
Các nhà đầu tư Đài Loan ở Việt Nam nói rằng, nếu chính phủ Việt Nam đưa ra được chứng cớ chính đáng, chứng minh được rằng chính nước xả thải của xưởng luyện thép Formosa là nguyên nhân gây ra sự kiện cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung Việt Nam thì việc Formosa Hà Tĩnh nộp phạt cũng là việc đương nhiên phải làm; tuy nhiên gần đây chính quyền Việt Nam công bố kết quả điều tra, cho rằng nhà máy thép Formosa trong giai đoạn chạy thử dây chuyền sản xuất, “do nhà thầu phụ thất trách” dẫn tới cá chết hàng loạt, mà lại không nói rằng nhà thầu phụ đó là ai, cũng không nói rõ “thất trách” là thất trách cái gì, chính quyền điều tra phá án kiểu gì mà lại như thế này? Kết quả cuộc điều tra của chính phủ Việt Nam vừa có nhiều lỗ hổng vừa thiếu hẳn sự công chính để cho dư luận tin tưởng kết quả điều tra.
Ngày hôm qua tập đoàn Formosa khi phải trả lời những câu hỏi của giới truyền thông hỏi về những nghi ngờ đối với kết quả điều tra của chính quyền Việt Nam, đã một mực thốt ra 6 chữ rằng “tôn trọng kết quả điều tra” để tránh né.
Tập đoàn Formosa đã đổ vào dự án xưởng luyện thép ở Việt Nam tới cả hàng tỉ USD, chỉ cách thời điểm đi vào sản xuất một bược ngắn ngủi. Ở thời điểm này nếu như dự án đầu tư ở Việt Nam rơi vào tình trạng giằng co, thì sẽ tạo thành một thiệt hại mà tập đoàn Formosa sẽ khó mà chấp nhận được. Việc nhẫn nhục để dự án nhà máy luyện thép đi vào hoạt động đã trở thành lựa chọn duy nhất của tập đoàn formosa trong lúc này.
Trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc, 18 Tháng Sáu 2016, một người Việt Nam sống ở Đài Loan cầm bảng viết “cá chết trên biển”  và hình ảnh cá chết. Nhóm người biểu tình tuyên bố cá chết vì nước thải công nghiệp của tập đoàn Formosa của Đài Loan. Nguồn: GETTY IMAGES / SAM YEH / AFP
Trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc, 18 Tháng Sáu 2016, một người Việt Nam sống ở Đài Loan cầm bảng viết “cá chết trên biển” và hình ảnh cá chết. Nhóm người biểu tình tuyên bố cá chết vì nước thải công nghiệp của tập đoàn Formosa của Đài Loan. Nguồn: GETTY IMAGES / SAM YEH / AFP
Sự kiện nhà máy thép Formosa ở Việt Nam đã phản ảnh thực tế khi các doanh nghiệp Đài Loan ở các ngành sản xuất truyền thống chuyển hướng đầu tư về Đông Nam Á. Quá trình chuẩn bị đầy đủ hay không của các doanh nghiệp Đài Loan đối với sự thông thuộc về chính sách bảo vệ môi trường, về luật pháp ở các quốc gia sở tại, cũng như các chính sách của chính phủ Đài Loan đối với chính sách chuyển hướng đầu tư về hướng Nam, và những phương án bảo hộ của chính phủ Đài Loan có hay không đủ sức bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp này là những vấn đề .
Số tiền bồi thường của tập đoàn Formosa trong vụ án ở Việt Nam cao tới 500 triệu USD, chính là khoản học phí đầu tiên trả cho chính sách chuyển hướng đầu tư về phía Nam của Đài Loan.
Vương Mậu Trăn (Báo Liên Hợp) | Hồ Như Ý dịch
NguồnBài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh họa. Nguồn bản tin Trung văn: 新聞幕後/越南扣人施壓 台塑集團忍辱埋單. Báo Liên Hợp | Vương Mậu Trăn, 2016-07-01 02:24 聯合報 本報記者王茂臻. DCVOnline minh hoạ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang