Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2016

LÒNG NGƯỜI - LÒNG KHỈ




Truyện 
Sương Quỳnh Ngô Kim Hoa
Tôi nhớ, hôm đó trời nắng chang chang, gần trưa đường phố đông đến ngột ngạt, mọi người đều cố chen nhau mà đi. Tôi bị cuốn theo dòng người, mặc điện thoại réo liên hồi. Đến ngả tư, lại tắc đường. Tôi cho xe dừng sát vào vỉa hè, muốn né một chút sự chen chúc, nhưng chỉ một lúc thì trước và sau tôi những bánh xe lại ken nhau từng centimét. Điện thoại lại ré lên. Đang bực, trời lại nóng như thiêu, tôi gắt ầm ầm vào máy. Một số người xung quanh quay nhìn tôi với ánh mắt khó chịu. Tôi càng điên tiết, lừ mắt nhìn trả. Những cặp mắt quay đi kiểu“không thèm dây đâu".
Đúng lúc đó tôi nhìn thấy nó. Nó thu lu trong một cái lồng chim ngồi mút tay, ánh mắt nhìn tôi ngơ ngác. Quanh nó vài cái lồng vứt chỏng trơ. Tôi nghĩ trong đầu: "Nóng 35-40 độ thế này, người còn chết nữa huống là khỉ cứ ngồi phơi ra ở đây". Tôi bỗng thấy ghét thằng cha bán khỉ kia. Tôi sẵng giọng hỏi:
-Con khỉ này bán nhiêu?
Cha bán khỉ nhăn nhở :
-Chị mua đi em bán rẻ cho, năm trăm thôi.
Tôi khô khốc:
-Đắt.
Thằng cha nài:
-Thì chị trả em một tiếng.
-Hai trăm rưỡi.
Sau tiếng "hai trăm rưỡi" tôi vừa định thần lại thì cái lồng và con khỉ đã nhảy tót lên xe tôi.
Tôi vừa đi vừa tự nhiếc trong đầu:
-Tao biết làm gì với mày đây hả khỉ? Hay để cho mày đỡ phải chết nắng thì tao quẳng mày xuống sông cho mày chết mát mẻ hơn nhé.
Đến nhà, tôi lếch thếch xách nó vào. Nhìn thấy nó, má tôi kinh ngạc:
-Con khỉ ở đâu ra thế?
Tôi dấm dẳng:
-Con mua đấy.
Má tôi cười cười:
-Cô đổi tính rồi à? Xưa nay cô có thích thú con vật nào đâu.
Tưng tửng, tôi trêu má:
-Nuôi cho nó lớn, rồi má nấu nó thành cao ban long toàn tính cho thằng Bi ăn. Con nhớ hồi con còn bé, má chẳng bắt con ăn cho bổ đấy thôi.
Má tôi vùng vằng:
-Chỉ vớ vẩn. Rồi bỏ vào bếp.
Cu Bi con tôi nghe mẹ về, lăng xăng chạy ra. Thấy con khỉ, nó reo lên:
-Mẹ mua con khỉ này hả mẹ?
Tôi hờ hững:
-Ờ… Mẹ thấy nó ngồi nắng quá, nhìn tồi tội nên mẹ mua đấy.
Cu Bi hồ hởi:
-Mẹ cho con nhé. Nó tên gì hả mẹ?
Tôi ớ ra:
-Tên à?... Mẹ không biết… Hay mình gọi nó là Xíu nhé.
Cu Bi đồng ý ngay, chạy vào bếp khoe bà inh cả lên:
-Bà ơi, mẹ mua cho con con khỉ, tên nó là Xíu. Bà thấy nó chưa? Nó bé tí tẹo…
Má tôi vốn chiều cháu. Tôi đi làm cả ngày nên hai bà cháu trong nhà thân nhau hơn với tôi. Trước nỗi vui mừng của thằng bé, má tôi chia xẻ:
-Ừ, bà thấy rồi, trông nó cũng tội. Chỉ có điều là phải làm cái chuồng cho nó.
Mỗi ngày tôi đi làm về, cu Bi đều khoe những phát hiện mới về con Xíu. Má tôi cũng hay kể về nó. Nó cứ đòi bà bế suốt, kể cả lúc má tôi nấu cơm. Nó rất sợ phải ngồi một mình. Hàng ngày mỗi bữa, má tôi nắm cho nó một nắm cơm, nó cầm ăn như người. Nhưng thích nhất với nó vẫn là trái cây, nhất là chuối và mít.
Mới có mấy ngày mà nó đã trơn lông đỏ da hẳn lên, nhìn nó cũng xinh xinh. Có khi cao hứng tôi đưa tay cù nó, nó được thể nhảy ngay lên người tôi, rồi gặm cúc áo hoặc giựt giựt cái dây chuyền. Có hôm tôi đang nằm ngủ ở xa-lông, giật mình tỉnh dậy, thấy nó đang vạch đầu ‘bắt chấy" cho tôi có vẻ đầy trách nhiệm, lâu lâu lại còn đưa vào mồm cắn như thật.
Thỉnh thoảng tôi tắm và mặc cho nó những chiếc váy mà tôi nhờ cô em may cho. Lúc đó nó như con búp bê vui vẻ, tung tăng. Những lúc được tôi bế, nó đeo cứng tôi như thể tôi là "mẹ khỉ" của nó. Đôi khi tôi ngỡ ngàng vì trong ánh mắt nó, tràn ngập một cái gì đó bình an và tin cậy.
Nó rất hay dỗi, tôi đang bế nó mà thả nó ra là nó lăn đùng ra sàn nhà, như một đứa trẻ hư ăn vạ, miệng la chí chóe. Cu Bi lại thích trò ăn vạ của nó. Khách đến nhà là nó bắt tôi "diễn" tiết mục đó cho mọi người xem, ai cũng phải phì cười. Xíu không bỏ được cái tật mút tay cho đến tận lúc lớn, như thể nó vẫn luôn thiếu thốn và thèm khát dòng sữa mẹ.
Dần dần, Xíu bắt chước được rất nhiều. Ngoài việc học được phép lịch sự là bắt tay, ôm hôn và biết ạ (tất nhiên nó chỉ há miệng ra như đang ạ, chứ không phát thành tiếng) mỗi khi đưa cho nó thứ gì. Còn lại, nó làm đủ những trò nhố nhăng mà nó tự biên tự diễn. Nó mở được tất cả các cánh cửa trong nhà và luôn biết rõ chỗ nào để đồ ăn và trái cây. Nhiều lúc đĩa trái cây mới mua về bị nó gặm nham nhở rồi vứt khắp bàn. Nó còn lấy trộm lọ thuốc nhỏ mắt của bà rồi nằm ngửa nhỏ vào mắt, hoặc cầm tờ báo "đọc" rất chăm chú, nhưng chỉ một phút sau, tờ báo đã te tua như tổ đỉa.
Hầu như ngày nào tôi đi làm về má tôi đều mách tội nó. Giờ đây, ngoài tôi ra nó không còn sợ ai cả. Đôi khi, cả nhà tôi bị nó lên cơn đại náo. Nó nhảy đến đâu, đổ vỡ đến đấy. Bắt được nó là cả một sự gay go. Má tôi thường lấy một thứ trái cây nào đó, dụ nó lại gần, rồi thật nhanh tay mới chộp được nó.
Tôi chợt nhận ra, nó không còn là con khỉ con ngoan ngoãn như trước và có phần hụt hẫng lo lắng vì những trò tinh nghịnh hơi quá lố của nó.
Má tôi nói:
-Giờ nó lớn rồi. Chắc phải đem thả nó vào rừng thôi.
Không phải tôi không nghĩ đến việc cho nó trở lại cuộc sống trong thiên nhiên. Nhưng tôi biết kiếm rừng ở đâu tại cái thành phố này… Tôi luôn bận bù đầu, còn nó thì đã lớn. Để đưa nó đi một quãng đường xa đâu phải chuyện đùa.
Tôi đành phải thuê làm một cái chuồng và nhốt nó vào.
Rồi một hôm, không rõ mọi người sơ suất thế nào mà nó chui được ra ngoài. Nó leo lên cây, trèo lên hàng rào, bẻ tan tành các giò phong lan. Sau đó nó lên lầu, mở tung tủ, lôi đủ thứ ra nghịch và đập vỡ nhiều hộp đồ trang điểm của tôi. Mặc cho má tôi la hét, nó không sợ mà còn nhe răng ra dọa bà. May sao lúc đó tôi vừa về tới. Thấy tôi, nó nhảy ngay đến ôm chầm lấy tôi, cứ tưởng nịnh nọt tôi như vậy là xong chuyện.
Vì cái chuồng bị hỏng, tôi đành phải lấy dây xích xích nó vào trong chuồng. Nó lồng lộn dữ dội như nổi điên. Nó không hiểu được rằng những hành vi của nó không thể được mọi người chấp nhận nữa.
Gần nhà tôi có một ông nghệ sĩ điêu khắc. Một lần ông tình cờ đi ngang, nghe má tôi mắng mỏ con Xíu, ông ngỏ lời xin nó về nuôi nhưng má tôi không đồng ý. Ông ta trông có vẻ là người khá thành đạt. Ông sống trong một khu vườn rộng lớn, ở một góc vườn la liệt những bức tượng đang làm dở dang. Ngôi nhà xây theo kiểu nhà sàn, nhưng rất tiện nghi. Ông nuôi ba con chó béc-giê và một con chó phốc bé tý tẹo. Nhìn thấy lũ chó tôi hơi sợ, nhưng chỉ cần ông ta quát một tiếng là lũ chó im ngay.
Tôi nghĩ, ông này biết cách dạy thú. Và tôi tin cho con Xíu đến với ông là hợp lý. Vả lại, tôi nghĩ những người làm nghệ thuật thường là những người đa cảm, chắc ông sẽ thương con Xíu hơn tôi.
Nghe tôi đặt vấn đề, ông ta vui vẻ đồng ý ngay. Vậy là tôi mang con Xíu đến cho ông.
Có lẽ ở nhà bị xích nó giận lắm, nên đến nhà mới nó chui ngay vào chuồng chẳng thèm để ý gì đến tôi. Thấy vậy tôi cũng yên tâm ra về.
Vậy nhưng có những hôm đi làm về, theo thói quen, tôi vẫn mua nải chuối cho con Xíu, rồi tự cười mình lẩm cẩm, nhưng lại cũng cảm thấy nao nao trong lòng. Nhà tôi đã quen với sự ồn ào của nó, khi nó đi căn nhà dường như vắng lặng hẳn.
Cũng may là cu Bi quá bận học nên cũng không thắc mắc, không nhắc gì đến con Xíu. Chỉ có má tôi lâu lâu lại chép miệng:
-Chẳng biết bây giờ con Xíu ở bên đó ra sao rồi…
Tôi nói át:
-Người ta là nghệ sĩ, nhà lại có cây có vườn, con Xíu sướng hơn ở nhà mình là cái chắc. Má cứ khéo lo…
Nói vậy, nhưng tôi nghĩ rồi cũng phải đi thăm nó.
Và tôi đã đến thăm nó vào một buổi chiều. Trước khi đi, má tôi đưa hộp mít để làm quà cho nó.
Ông nghệ sĩ điêu khắc đi vắng. Chỉ có mẹ ông ở nhà. Mở cổng cho tôi là chị người làm. Sau khi chị vào xin phép mẹ ông ta, tôi được vào nhà.
Không thấy con Xíu. Trong chuồng đang nhốt hai con nhím. Cô người làm chỉ tôi ra sau nhà tìm nó.
Khi tới hàng rào sau nhà, tôi thấy con Xíu bị xích với dây xích chặt cứng, khiến nó chỉ còn cách đứng chứ không thể ngồi xuống được. Cả cơ thể nó đầy thương tích, lông xơ xác bẩn thỉu. Một cục u bầm đen, sưng húp, che kín một bên mắt.
Nhìn thấy tôi nhưng hình như nó chưa kịp nhận ra. Nó run lên hai tay ôm lấy đầu, như lo sợ bị đòn vọt. Tôi quăng hộp mít, run tay mở xích cho nó. Lúc này nó đã nhận ra tôi. Nó ôm chặt lấy tôi, ngước mắt nhìn lên như như van vỉ, như tủi thân, cầu cứu... Tôi có cảm tưởng chỉ một chút nữa thôi, nó sẽ ràn rụa nước mắt.
-Ơ, nó cứ như người ấy nhỉ.
Câu cảm thán trơn tuột của cô người làm khiến tôi nổi giận. Tôi hỏi:
-Sao nó lại ra nông nỗi này?
Chị ta đáp:
-Ông chủ vẫn lấy nó làm con mồi cho mấy con chó tập săn đuổi. Mọi ngày nó chạy nhanh lắm, thoắt cái nó đã leo tót lên cây. Nhưng cách đây mấy ngày, chưa kịp thả cho nó chạy thì mấy con chó đã xông vào cắn nó.
Đúng lúc đó, tiếng chó sủa vang. Tôi nghe tiếng quát rất đanh của nhà điêu khắc. Con Xíu nghe tiếng chó sủa và tiếng quát của ông ta, nó run cầm cập trong tay tôi.
Tôi bế nó đi ra. Giáp mặt ông ta ngay sân, tôi nói gọn lỏn:
-Tôi đón nó về. Rồi bỏ đi thẳng, chẳng thèm chào.
Tiếng chó sủa rất to đuổi theo. Con Xíu vẫn run lẩy bẩy. Tôi ghì chặt nó. Nó gục đầu vào ngực tôi. Nước mắt tôi trào ra không cầm được, rơi lã chã trên người nó. Tôi vuốt đầu nó:
-Thôi… Xíu… Cho mẹ xin…
Về đến nhà, con Xíu nhìn thấy má tôi, nó nhảy từ trên tay tôi xuống, nhào lên tay của má tôi như quá nhớ nhung, như để hối lỗi. Chỉ cần nhìn nó, má tôi hiểu cả. Cụ ôm lấy nó, rưng rưng:
- Trời ơi, sao lại thế này hả con?
Tôi kể cho má tôi nghe mọi chuyện. Má tôi lặng đi, mắt trống rỗng
-Lòng người thật đáng sợ quá con ơi… Sự ác thiện không thể đánh giá qua nghề nghiệp hay diện mạo bên ngoài…
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tốt hơn hết là nên tống cổ Formosa ra khỏi Việt Nam! >>



FB Phuoc M Nguyen
Ngày hôm qua ngồi say say "đêm hội..." bia Sài Gòn tại Đà Nẵng, hè nào bia Sài Gòn cũng tổ chức "đêm hội..." như vậy nhưng chắc là khó mà lấy lại được thị trường Đà Nẵng như trước kia, đơn giản là những người làm thị trường bia này vẫn mang tư tưởng... quốc doanh, tốn kém hoành tráng nhưng ít hiệu quả.

Tối về lâng lâng ngồi nghe lại giai điệu của vùng Thanh Nghệ Tĩnh... qua những giọng ca trầm thắm ngọt lịm của Trọng Tấn, Anh Thư, Lê Mận... mới biết rằng vùng đất này rất yêu biển, rất nhiều bài hát liên quan đến biển...

"Đừng ví em là biển 
Nước mặn chát chân trời 
Giữa mênh mông vẫn khát 
Không uống được anh ơi..."

"Em hỏi rằng, vì sao anh ra khơi, 
Bám biển ngày đêm để màu da anh nắng sạm 
Hỏi mà chi sao em cứ bông đùa 
Thuyền anh mãi về cho cá bạc đầy khoang ơ hò... ơ hò..."

Qua vụ cá chết vì Formosa, tập đoàn này có ý định hổ trợ các ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp mới, hiểu nôm na là họ không ra biển nữa, họ không tiếp tục hành nghề trên vùng biển truyền thống nữa, nghĩa là biển đang chết... nghe như có một "thuyết âm mưu" gì đó thật kinh hoàng, thật "nay da em nâu tươi màu suy nghĩ"...

Ai cũng hiểu rằng, tất cả ngư dân trên cả nước ngoài việc kiếm sống còn có một sứ mệnh chính trị thiêng liêng là khẳng định chủ quyền vùng biển của tổ quốc, ngư dân vắng mặt ở vùng biển nào... xem như vấn đề "an ninh" ở nơi đó đặt trong trạng thái nguy hiểm!?

Ngày xưa, Ve Dan đền bù 100 triệu USD vì gây ô nhiễm môi trường, nhưng thực tế hiện nay là sông Thị Vải có sống lại được không, đàn cá trên sông đó có tung tăng bơi lại được không vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp?

Ngày nay, Formosa gây ô nhiểm trên một vùng biển rộng lớn kéo dài 6 tỉnh miền Trung, họ công bố hổ trợ 500 triệu USD, số tiền đó dựa trên những tính toán gì không cần biết, nhưng... biển có sống lại được không và bao giờ biển sống lại?

Nhân dân Việt Nam cần phải cao thượng với họ ư? Thật khó quá, bản thân mình chỉ xem hai nhà đầu tư Đài Loan này phạm tội ác nghiêm trọng, họ là tội phạm cần phải truy tố trước nhân loại và tốt hơn hết là nên tống cổ họ ra khỏi Việt Nam càng sớm càng tốt...

Đuổi họ đi được, chính phủ và nhân dân Việt Nam được lợi hơn nhiều với thông điệp truyền ra thế giới rằng môi trường kinh doanh ở Việt Nam chỉ chấp nhận những cách làm... văn minh.

Và chân lý luôn là "một nhà đầu tư tồi ra đi lại là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư mới tốt hơn", vậy thôi!

Trong cơ chế kim tiền nhưng thiếu minh bạch này, tư pháp lại quá yếu, mọi quyết định đều có lợi cho kẻ cầm quyền, dân vẫn là người chịu mọi thiệt thòi rủi ro.

MP
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Báo Đài Loan viết: Chính quyền Việt Nam giữ con tin, Formosa nhẫn nhục nộp phạt!

Vào tuần trước Tổng Giám đốc Formosa là Vương Văn Uyên (William Wang, Wang Wenyuan) và Phó Giám đốc Vương Thụy Hoa (Wang Ruihua, Suan Wang,  王瑞華) bay tới Việt Nam để giải quyết đám cháy đã âm ỉ bấy lâu nay của nhà máy thép Formosa ở đây.

Vương Văn Uyên chắp tay xin lỗi vì vụ cháy nhà máy lọc dầầu ở  Mailiao, quận Yunlin, Đài Loan. Hình: CNA
Vương Văn Uyên chắp tay xin lỗi vì vụ cháy nhà máy lọc dầu ở Mailiao, quận Yunlin, Đài Loan, 2011. Hình: CNA
Mặc dù trước khi khởi hành đã dự liệu rằng đây là một hành trình khó khăn, nhưng họ lại không thể ngờ được rằng chính quyền Việt Nam lại cấm họ xuất cảnh rời khỏi đất nước này. Thay vì tập trung điều tra phân tích tư liệu để chứng minh sự liên quan giữa vụ việc cá chết và nhà máy thép Formosa, chính quyền Việt Nam đã gây áp lực buộc tập đoàn Formosa phải chịu trách nhiệm cho sự kiện cá chết dọc bờ biển duyên hải miền Trung Việt Nam vào tháng 4 vừa rồi.
Để việc khởi hành nhà máy thép, có vốn đầu tư 10 tỉ USD, thuận lợi, tập đoàn Formosa và nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh bị phía chính quyền ép buộc phải chấp nhận kết quả điều tra do chính quyền Việt Nam đưa ra. Đối với Vương Văn Uyên, Vương Thụy Hoa và tập đoàn formosa mà nói, đây là một ngày nhục nhã.
Thứ Bảy tuần trước đúng ra ra là ngày mà tập đoàn Formosa tổ chức lễ ăn mừng, theo kế hoạch thì đây là ngày mà lò cao thứ nhất của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đi vào hoạt động, thực hiện thành công giấc mơ xây dựng một nhà máy thép của người sáng lập tập đoàn Formosa Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching, 王永慶, bố của Vương Thuỵ Hoa).
Bà Vương Thụ Hoa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Formosa. Nguồn: Getty/Bloomberg
Bà Vương Thụy Hoa, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Formosa. Nguồn: Getty/Bloomberg
Tuy nhiên đoạn đường cuối cùng này lại không hề dễ đi. Vào đầu tháng 4 năm nay, sự kiện cá chết hàng loạt ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam làm kế hoạch đi vào hoạt động bị chậm lại. Đầu tiên thì chính quyền Việt Nam khi đưa tin ra công chúng thì nói rằng sự kiện cá chết này không liên quan tới Formosa Hà Tĩnh, tuy nhiên sự phẫn nộ của dân chúng Việt Nam càng ngày càng lên cao khiến thái độ của chính quyền Việt Nam cũng dần thay đổi; đầu tiên là họ yêu cầu Formosa Hà Tĩnh nộp bù 70 triệu USD tiền thuế; sau đó họ dùng lý do các thể loại điều tra, không cho phép Formosa vận hành lò cao đầu tiên.
Các nhà đầu tư Đài Loan ở Việt Nam nói rằng, nếu chính phủ Việt Nam đưa ra được chứng cớ chính đáng, chứng minh được rằng chính nước xả thải của xưởng luyện thép Formosa là nguyên nhân gây ra sự kiện cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung Việt Nam thì việc Formosa Hà Tĩnh nộp phạt cũng là việc đương nhiên phải làm; tuy nhiên gần đây chính quyền Việt Nam công bố kết quả điều tra, cho rằng nhà máy thép Formosa trong giai đoạn chạy thử dây chuyền sản xuất, “do nhà thầu phụ thất trách” dẫn tới cá chết hàng loạt, mà lại không nói rằng nhà thầu phụ đó là ai, cũng không nói rõ “thất trách” là thất trách cái gì, chính quyền điều tra phá án kiểu gì mà lại như thế này? Kết quả cuộc điều tra của chính phủ Việt Nam vừa có nhiều lỗ hổng vừa thiếu hẳn sự công chính để cho dư luận tin tưởng kết quả điều tra.
Ngày hôm qua tập đoàn Formosa khi phải trả lời những câu hỏi của giới truyền thông hỏi về những nghi ngờ đối với kết quả điều tra của chính quyền Việt Nam, đã một mực thốt ra 6 chữ rằng “tôn trọng kết quả điều tra” để tránh né.
Tập đoàn Formosa đã đổ vào dự án xưởng luyện thép ở Việt Nam tới cả hàng tỉ USD, chỉ cách thời điểm đi vào sản xuất một bược ngắn ngủi. Ở thời điểm này nếu như dự án đầu tư ở Việt Nam rơi vào tình trạng giằng co, thì sẽ tạo thành một thiệt hại mà tập đoàn Formosa sẽ khó mà chấp nhận được. Việc nhẫn nhục để dự án nhà máy luyện thép đi vào hoạt động đã trở thành lựa chọn duy nhất của tập đoàn formosa trong lúc này.
Trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc, 18 Tháng Sáu 2016, một người Việt Nam sống ở Đài Loan cầm bảng viết “cá chết trên biển”  và hình ảnh cá chết. Nhóm người biểu tình tuyên bố cá chết vì nước thải công nghiệp của tập đoàn Formosa của Đài Loan. Nguồn: GETTY IMAGES / SAM YEH / AFP
Trong một cuộc biểu tình ở Đài Bắc, 18 Tháng Sáu 2016, một người Việt Nam sống ở Đài Loan cầm bảng viết “cá chết trên biển” và hình ảnh cá chết. Nhóm người biểu tình tuyên bố cá chết vì nước thải công nghiệp của tập đoàn Formosa của Đài Loan. Nguồn: GETTY IMAGES / SAM YEH / AFP
Sự kiện nhà máy thép Formosa ở Việt Nam đã phản ảnh thực tế khi các doanh nghiệp Đài Loan ở các ngành sản xuất truyền thống chuyển hướng đầu tư về Đông Nam Á. Quá trình chuẩn bị đầy đủ hay không của các doanh nghiệp Đài Loan đối với sự thông thuộc về chính sách bảo vệ môi trường, về luật pháp ở các quốc gia sở tại, cũng như các chính sách của chính phủ Đài Loan đối với chính sách chuyển hướng đầu tư về hướng Nam, và những phương án bảo hộ của chính phủ Đài Loan có hay không đủ sức bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp này là những vấn đề .
Số tiền bồi thường của tập đoàn Formosa trong vụ án ở Việt Nam cao tới 500 triệu USD, chính là khoản học phí đầu tiên trả cho chính sách chuyển hướng đầu tư về phía Nam của Đài Loan.
Vương Mậu Trăn (Báo Liên Hợp) | Hồ Như Ý dịch
NguồnBài do tác giả gởi. DCVOnline hiệu đính và minh họa. Nguồn bản tin Trung văn: 新聞幕後/越南扣人施壓 台塑集團忍辱埋單. Báo Liên Hợp | Vương Mậu Trăn, 2016-07-01 02:24 聯合報 本報記者王茂臻. DCVOnline minh hoạ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sự thật về Biển Đông vẫn đang bị quan chức Nga phát biểu... mập mờ


  

(GDVN) - Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay.
Gần đây dư luận đã mất quá nhiều giấy mực và công sức bàn cãi trên các diễn đàn xuất phát từ những phát biểu của Nga xung quanh lập trường của nước này về những tranh chấp ở Biển Đông, đặc biệt là ở thời điểm “Vụ kiện Biển Đông” của Philippines ra Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) chuẩn bị đưa ra phán quyết.
Bắt đầu từ những phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov “phản đối quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông” và “phản đối sự tham gia của bên thứ ba vào giải quyết tranh chấp Biển Đông” ngày 12/4 và 29/4. Tiếp đến là phát biểu "nhắc lại cho rõ" lập trường của Nga ở Biển Đông của người đại diện chính thức Bộ ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova.
Những phát biểu như vậy trong lúc tình hình Biển Đông “dậy sóng” chủ yếu bởi vì Trung Quốc leo thang quân sự hóa, phiêu lưu bành trướng một cách ngang ngược. Trong khi một nước nhỏ như Philippines lại đi đầu trong việc phá đường lưỡi bò phi pháp bằng con đường pháp lý, vụ kiện Trung Quốc lên PCA chuẩn bị đi đến hồi kết, thì dư luận trong các nước liên quan, kể cả ở Việt Nam không thể không “dậy sóng.”
Mới đây nhất, ngày 30/6 trên trang Sputnik của Nga có bài báo của nhà báo Alexei Syunnerberg “Sự thật về lập trường của Nga trong vấn đề Biển Đông” phỏng vấn Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, cố gắng làm rõ quan điểm của nước này.
Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, ảnh: Spunik.
Bài báo nhìn nhận lý do phải "nói cho rõ" lần thứ 3 là vì: “Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12 tháng 7, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông.
Ngài K.Vnukov khẳng định, quan điểm của Nga không phải là nước đôi mà giữ một lập trường rõ ràng về tranh chấp Biển Đông, và tất nhiên ông tái khẳng định những gì mà các quan chức ngoại giao nước này đã nói, kể cả ở cấp cao nhất. 
Tuy nhiên, những phát biểu của ngài Đại sứ vẫn là nhắc lại những gì đã nói mà không có thêm bất cứ thông tin nào đáp ứng nhu cầu và thắc mắc của dư luận về những câu hỏi hết sức cụ thể.
Rõ ràng, lập trường của Nga về những tranh chấp Biển Đông và phương án giải quyết chúng được Nga xác quyết lần thứ 3 qua lời ngài Đại sứ là nhất quán, chúng ta hoàn toàn không nghi ngờ về điều đó:
(1) Phản đối quốc tế hóa giải quyết tranh chấp Biển Đông; (2) Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp;
(3) Chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp; (4) Kêu gọi "các bên" bình tĩnh, chống leo thang căng thẳng, chống quân sự hóa Biển Đông.
Để tránh bị coi là “suy diễn” hay nặng hơn là “xuyên tạc” lập trường của Nga về Biển Đông, người viết sẽ không đưa ra bình luận – vì thực tế việc đó thì đã có rất nhiều ý kiến đa chiều, mà sẽ chọn phương án đặt một vài câu hỏi cho ngài Đại sứ K.Vnukov để làm cho rõ hơn, bởi thực sự "sự thật" mà Spunik cung cấp vẫn chưa giải đáp được thắc mắc của người viết.
Thứ nhất, phải hiểu như thế nào là “quốc tế hóa tranh chấp"?
Tranh chấp ở Biển Đông đương nhiên là tranh chấp quốc tế rất phức tạp, trong đó nổi bật nhất là tranh chấp chủ quyền song phương giữa Trung Quốc với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp chủ quyền đa phương giữa 5 nước 6 bên với quần đảo Trường Sa (2 quần đảo được Nhà nước Việt Nam thiết lập, thực thi chủ quyền một cách hợp pháp, hòa bình, liên tục từ khi còn là đất vô chủ), tranh chấp ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982.

Nga có thể đứng ngoài Biển Đông nếu muốn

Những tranh chấp ở Biển Đông không chỉ tồn tại trong vài năm vừa qua, mà ít nhất vài chục năm và ngày càng căng thẳng, tiềm ẩn nguy cơ xung đột, đối đầu. Người Việt Nam không bao giờ quên những sự kiện ở Gạc Ma năm 1988, khi mà Trung Quốc bất ngờ nổ súng chiếm đảo Gạc Ma, giết hại 64 người lính công binh Việt Nam không có vũ khí trong tay. Trước đó là cuộc xâm lược đẫm máu Hoàng Sa năm 1974.
Năm 2009, Trung Quốc chính thức hóa yêu sách đường lưỡi bò vô căn cứ lên Liên Hợp Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông. Từ đó đến nay là một loạt hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Nguy hiểm nhất và căng thẳng nhất hiện nay là việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông thông qua việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng đường băng quân sự và trang bị vũ khí hạng nặng ra khu vực Hoàng Sa, Trường Sa, đe dọa trực tiếp an ninh các nước ven Biển Đông và tự do, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Trong khi Biển Đông là một vùng biển quốc tế có tuyến đường hàng hải huyết mạch chạy qua, là nơi có lợi ích của nhiều cường quốc bao gồm Hoa Kỳ và chính bản thân Nga như thừa nhận của ngài Đại sứ.
Bởi thế, ngay từ năm 2002 ASEAN và Trung Quốc đàm phán, ký kết Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) với tư cách cả khối chứ không phải từng nước, cũng không phải giữa 4 nước yêu sách với Trung Quốc.
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU và cả Nga đều có lợi ích ở Biển Đông dù ít dù nhiều. Các nước liên quan và G-7, EU đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA, còn Nga lên tiếng phản đối "quốc tế hóa tranh chấp", vậy bản thân các động thái lên tiếng này, ủng hộ như G-7 và EU hay phản đối như Nga, có phải là sự "can thiệp quốc tế" vào Biển Đông hay không?
Thậm chí ngay cả Liên Hợp Quốc và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế ở Biển Đông, đó có phải "quốc tế hóa" không?
Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng vì nó sẽ đảm bảo được các nguyên tắc của pháp luật quốc tế như nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, nguyên tắc không dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
Thứ hai, "lối thoát duy nhất là đàm phán" có loại trừ quyền sử dụng các giải pháp pháp lý hay không?
Thực tế những tranh chấp phức tạp ở Biển Đông đàm phán không đi đến đâu suốt mấy chục năm qua là bởi hai lý do. Một là Trung Quốc luôn đưa ra tiền đề "chủ quyền thuộc Trung Quốc", yêu cầu đối phương phải thừa nhận rồi mới đàm phán gì thì đàm phán.

Sputnik cổ súy Mỹ rời khỏi Biển Đông, để các nước "quy thuận" Trung Quốc?

Hai là, Trung Quốc tự vẽ ra cái gọi là đường lưỡi bò 9 đoạn vô căn cứ pháp lý lẫn khoa học, không tọa độ chính xác để đòi "chủ quyền" toàn bộ Biển Đông. Họ thường vin vào đường lưỡi bò để ngang nhiên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của các nước ven Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Mặt khác, Nga thừa nhận vai trò nền tảng của UNCLOS 1982 trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trong UNCLOS 1982 có các nội dung quy định về giải quyết tranh chấp ứng dụng, giải thích Công ước thông qua cơ quan tài phán quốc tế như Phụ lục VII, Phụ lục VIII. 
Như vậy, cơ quan tài phán quốc tế xử lý tranh chấp áp dụng, giải thích Công ước là giải pháp hòa bình, hợp pháp, là quyền lợi mặc nhiên của các thành viên UNCLOS 1982. Nga không phủ nhận điều này thì tại sao lại nói, đàm phán là "lối thoát duy nhất"?
Người Việt Nam rất quan tâm điều này và mong muốn được nghe lời giải thích của Nga cho rõ hơn, bởi giải quyết tranh chấp về ứng dụng, giải thích UNCLOS 1982 hay các hành động vi phạm UNCLOS 1982 thông qua cơ quan tài phán không những là giải pháp hòa bình, văn minh, hợp pháp mà còn là quyền lợi cơ bản, sát sườn của Việt Nam.
Ví dụ cụ thể như vụ Trung Quốc cắm giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014, trước đó là cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, mời thầu dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam...
Thứ ba, Nga "chống lại sự tham gia vào nó của các bên không có liên hệ trực tiếp đến cuộc tranh chấp" là các bên nào? Có bao gồm PCA hay không? Thế nào mới là "có liên hệ trực tiếp"?
Bởi lẽ những phát biểu của Nga đều được đưa ra trong thời điểm ngay trước thềm PCA ra phán quyết vụ kiện của Philippines, còn Trung Quốc ra sức vận động lôi kéo một số nước theo họ chống lại thẩm quyền và phán quyết hợp pháp của PCA.
Mặt khác, Biển Đông không chỉ có tranh chấp giữa các bên yêu sách, mà còn là nơi có lợi ích và diễn ra cạnh tranh giữa các siêu cường, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và bây giờ dường như có cả Nga.
Trong khi sự tham gia tích cực, xây dựng của bên thứ 3 có vai trò vô cùng quan trọng trong các sự vụ quốc tế. Bản thân Nga cũng thường xuyên chứng minh điều này.
Ví dụ như vai trò của Nga cũng như cạnh tranh Nga - Mỹ trong khủng hoảng Ukraine, Syria, chống IS, hạt nhân Iran, hạt nhân Bắc Triều Tiên. "Liên hệ trực tiếp" giữa Nga, Mỹ với các sự vụ này có khác gì "liên hệ trực tiếp" giữa Mỹ, Trung Quốc, ASEAN...đối với Biển Đông?

Hai hổ khó sống chung một núi

Có những vấn đề cần phải có can thiệp của Liên Hợp Quốc. Thậm chí có những vấn đề các nước lớn như Nga - Mỹ sử dụng vũ lực để giải quyết, bởi không thể đối thoại và cũng không thể "kiện", ví dụ như chống khủng bố IS.
Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.
Điều này Nga không mong muốn, vậy thì giải pháp nhờ bên trung gian như cơ quan tài phán có thẩm quyền và Liên Hợp Quốc là quá hợp lý, hợp tình và hợp pháp, Nga có phản đối không? Cụ thể hơn nữa, Nga có phản đối vụ kiện của Philippines, thẩm quyền và phán quyết của PCA hay không?
Cuối cùng, điều thứ tư khiến người viết băn khoăn là, tại sao những vụ tranh chấp trên Biển Đông do Trung Quốc gây ra đã diễn ra vài chục năm nay; nhất là vụ kiện của Philippines lên PCA được bắt đầu từ tháng Giêng năm 2013 sau 18 năm đàm phán không kết quả thì chẳng thấy Nga nói gì.
Bất thình lình Nga liên tục lên tiếng về Biển Đông khi PCA chuẩn bị ra phán quyết với những nội dung "đa nghĩa", "khó hiểu" và được dư luận cho là có lợi cho Trung Quốc trong việc chống lại phán quyết của Tòa.
Trung Quốc quân sự hóa ồ ạt từ cuối năm 2013 bằng biệc bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo, kéo hết tên lửa này máy bay khác ra Hoàng Sa, chiếm quyền kiểm soát Scarborough từ Philppines, cắm giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, toàn những chuyện phiêu lưu quân sự kinh thiên động địa thì không thấy Nga lên tiếng.
Bây giờ Nga mới liên tục tuyên bố: "Chúng tôi cũng dứt khoát chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông, chống lại việc gia tăng quân sự hóa trong khu vực." Nhưng không rõ theo quan điểm của Nga, nước nào đang leo thang căng thẳng ở Biển Đông?
Người viết cho rằng cần phải nhìn nhận thẳng thắn, những tuyên bố này của Nga chắc chắn không có lợi cho các nước nhỏ có liên quan trong khu vực Biển Đông đang bị Trung Quốc nhảy vào tranh chấp. Chỉ Trung Quốc là có lợi.
Nga là một nước lớn, thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, có vị thế, có uy tín, có chỗ đứng trên vũ đài chính trị quốc tế cũng như trong trái tim của rất nhiều người Việt Nam yêu dân tộc Nga, con người Nga.
Bởi lẽ ấy nhiều người Việt Nam mới có những thắc mắc, băn khoăn mong muốn được phía Nga làm rõ vì nó ảnh hưởng không chỉ đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, mà còn là hòa bình và ổn định của khu vực, luật pháp quốc tế cũng như hình ảnh Nga trong lòng người Việt.
Thiết nghĩ nêu những vấn đề hết sức cụ thể trao đổi cùng với các bạn Nga để làm rõ vấn đề không nên bị coi là "xuyên tạc lập trường" của Nga ở Biển Đông. Bởi nếu không có những duyên nợ, tình cảm và các vấn đề bất cập nêu trên, có lẽ dư luận không mất nhiều giấy mực đến thế.
Không trân trọng ân tình cũng như tấm chân tình, sự giúp đỡ quý báu của dân tộc Nga, đất nước Nga với Việt Nam thời kỳ Liên Xô trước đây cũng như nước Nga sau này, người viết đã không phải băn khoăn, suy nghĩ nhiều như thế.
Những tiếng nói như lãnh đạo Campuchia mới tuyên bố gần đây chẳng hạn, với người viết không đọng lại điều gì đáng chú ý, vì nó chỉ là những tiếng nói lạc lõng giữa đời thường. Nhưng với người viết, Nga có một vị thế khác. Trong tâm khảm người viết, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay theo thời cuộc.
Tài liệu tham khảo:
Phần nhận xét hiển thị trên trang

NGƯỜI CÃI NHAU VỚI CA HUYỆN DIỄN CHÂU TRONG YOUTUBE LÀ AI ?


***

THẠC SỸ NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH BÂY GIỜ Ở ĐÂU ?



Sau một tuần Chị về chăm sóc mẹ ốm, vào lúc 5h30 phút sáng ngày 9/6/2010, Chị lên đường trở lại Hà Nội
  vào lúc 5h30 phút sáng ngày 9/6/2010, Chị lên đường trở lại Hà Nội. Suốt từ hôm đó, không một ai biết được Chị Nguyễn Thị Bích Hạnh đi đâu. Chúng tôi (Cộng đoàn Giáo Phận Vinh tại Hà Nội )đã liên lạc với toàn bộ những người thân quen và những nơi làm việc của Chị nhưng vẫn không nhận được tin tức. (nguồn VNSG)


                                                     



Nguyễn Thị Bích Hạnh là một giáo dân sinh ngày 26/2/1982 ở Xứ đạo Vĩnh Hòa, Xã Hợp Thành – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An

Sự kiện Nguyễn Thị Bích Hạnh 6/2009

Thac sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt về môn văn. Tháng 9 năm 2007 theo chương trình thu hút nhân tài của tình Quãng Nam, Bích Hạnh được mời dạy môn văn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quãng Nam. Ngày 01 tháng 06 năm 2009, sở giáo dục và đào tạo Quãng Nam quyết đinh cho thạc sĩ Bích Hạnh thôi việc. Cơ quan này nêu lý do : Bích Hạnh đã “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách nhà nước; xuyên tạc đường lối của đảng, chủ trương pháp luật của nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục” 

Trong thời gian dạy học tại Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bích Hạnh có đề cập đến 04 sự kiện sau đây: 

1.: Sau giờ giảng dạy về tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, Bích Hạnh khuyên học trò nên tự nghiên cứu, tim tòi thêm trên internet. Cô giáo thạc sĩ Bích Hạnh ân cần nói cho học trò biết trên mạng internet có nhiều tài liệu “rất thú vị”(chữ dùng của Bích Hạnh). 

“Hai Đứa Trẻ” là truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam (nhóm Tự Lực Văn Đoàn). Hai chị em Liên và An là hai đứa trẻ. Họ là cư dân của một phố huyện hẻo lánh. Đời sống ở đây nghèo nàn, buồn chán và không lối thoát. Hàng ngày Liên và An chỉ trông chờ tới tối để được ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ xa ghé qua phố huyện. Tàu đêm là một đoàn tàu sang trọng, tiện nghi, màu sắc và ánh sáng rực rỡ. Tàu đêm là cửa sổ giúp người dân phố huyện nhìn ra thế giới bên ngoài. Tàu đêm vừa là tấm gương vừa là giấc mơ để phố huyện vươn mình lên.

So với thế giới tiến bộ ngày nay, đất nước Việt Nam chẳng khác nào phố huyện của Thạch Lam ngày xưa. Nếu tàu đêm là của sổ của phố huyện thì internet là cửa sổ của Việt Nam. Internet mở ra trước mắt Việt Nam, trước mắt lớp học do cô giáo Bích Hạnh hướng dẫn cả một xã hội quốc tế phồn vinh trên nền tảng dân chủ và nhân quyền. Đó là lý do giải thích tại sao sau giờ giảng văn có chủ đề “Hai Đứa Trẻ” thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh đã nói với học trò về internet.

2.: Tiếp tục đề cập tới những tin tức trên internet, Bích Hạnh cho học trò biết Cô có đọc một bài viết trên web mạng của giáo sư Lê Hữu Mục. Bài này chứng minh: Nhật ký trong tù không phải của ông Hồ. Một học trò của Bích Hạnh phản đối ý kiến vừa nêu với lời lẽ nguyên văn rằng: “Bác Hồ là thần tượng của cả dân tộc, tại sao lại có thông tin như vậy?” Bích Hạnh ôn tồn trả lời học trò: “ Cô tin sự thật, cái đẹp, chân lý luôn luôn tồn tại, cho dù ai đó có tìm cách phủ nhận”.

Ý kiến của cậu học trò về ông Hồ là ý kiến theo cảm tính, ý kiến của người có nhiều năm bị dạy dỗ bằng giáo dục nhồi sọ. Ý kiến của cô giáo là ý kiến của lý trí. Bích Hạnh nhấn mạnh: “Chân lý luôn luôn tồn tại dù ai đó tìm cách phủ nhận”. Dĩ nhiên “ai đó” ở đây là đảng CSVN chứ không là giáo sư Lê Hữu Mục. Vấn đề không là ông Hồ có phải là thần tượng của dân tộc Việt Nam hay không, vấn đề chính là ông Hồ có đích thực là tác giả của Nhật ký trong tù hay không? Chân lý mà cô Bích Hạnh muốn nói tới chính là chân lý rằng: Ông Hồ là người có biệt tài ăn trộm, ăn trộm tên, ăn trộm vợ, ăn trộm văn thơ và đặc biệt nhất là ăn trộm quyền hành của nhân dân.

3.: Đối với bài học “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, bằng vào kiến thức tổng quát, mọi người đều thừa biết: người phỏng vấn phải đặt câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm. Người trả lời phỏng vấn phải đáp trả chính xác nội dung câu hỏi. Tránh kiểu trả lời gian dối, nhất là gian dối trắng trợn. Cô giáo Bích Hạnh nhận định về người trả lời phỏng vấn như sau: 
“Cách trả lời phỏng vấn rất quan trọng. Nó cho người ta biết người trả lời phỏng vấn có kiến thức bao nhiêu, văn hóa như thế nào, văn hóa ứng xử ra sao.” 
Sau các nhận định vừa kể, cô Bích Hạnh nói với phóng viên đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi có lấy một thí dụ bên lề là khi Nông Đức Mạnh ra nước ngoài, có người hỏi: “ Ở Việt Nam nhiều người nói ông là con bác Hồ, ông nghĩ sao về điều này?”. Tôi nói với học sinh, tôi nghe phong thanh ông ta không nói có, cũng không trả lời không, chỉ trả lời “Ở Việt Nam ai chẳng là con, là cháu bác Hồ”.

Câu trả lời của Nông Đức Mạnh hiển nhiên là kiểu đối đáp của những tay cờ bạc bịp trên các vỉa hè nơi thị tứ. Vì vậy cô giáo Bích Hạnh chỉ cần thuật lại cho hoc sinh nghe câu chuyện Nông Đức Mạnh mà không cần kèm theo lời bình luận nào.

4.: Từ Nông Đức Mạnh nhìn lại Hồ Chí Minh, vẫn trong cuộc phỏng vấn ngày 04/06/2009, thạc sĩ Bích Hạnh phân trần với đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi chỉ dạy học trò cách trả lời phỏng vấn. Tôi không có ý định nói bác Hồ có con riêng hay chuyện này chuyện kia. Nhưng ban tuyên giáo tỉnh ủy Quãng Nam nói cô Hạnh nói bác Hồ có con riêng. Đồng thời, còn có một nội dung trong đó cô nói không nên thần thánh hóa bác Hồ. 

Tôi không nói là không nên thần thánh hóa bác Hồ. Tôi nói rằng mọi thiên tài đều là con người. Trước khi nhìn nhận là một thiên tài, hãy nhìn nhận dưới góc cạnh một con người để thấy chất người trong con người của họ”

B ca Hnh là ông Nguyn Quc Anh, mt người rt tài gii và có ý chí vô cùng. Ông là mt trong nhng hc sinhlp đâu tiên ca Cha Chính Vinh. Ông đã theo hc đo vi Cha Vinh  trường Dũng Lc và vì theo đo mà đã chu đng sut 17 năm tù. 
Vì lòng tin vào s tht, vào Thiên Chúa mà Ông Nguyn Quc Anh đã phi tri qua nhiu giai đon khn khó vi nhiu nhà tù khác nhau. Ông đã tng ngi tù vi rt nhiu người ni tiếng, trong đó có c Vũ Thế Hùng, b ca Linh Mc Vũ Khi Phng hin là B Trên ca Dòng Chúa Cu Thế Hà Ni. 

Khi còn  trong tù ông đã say mê nghiên cu v toán hc. Đ tài toán hc v “Phương trình vi phân tuyến tính”. Ông và bn bè đã được bí mt gi đi ra ngoài và đến các hi đng ca nhà nước t khi còn  trong tù. Nhưng đã bxếp xó nhiu năm.

Sau khi ra tù Ông được Giáo Sư Nguyn Khc Vin gi thư và mi ta thuyết trình nhiu ln v đ tài ca mình  Đi Hc tng hp Hà Ni nhưng do không đi đúng theo đường li chính thng như Nhà nước yêu cu cho nên đ tài caông vn không được thông qua cho đến khi ông mt vào năm 2003 vì ung thư

Ngày 1/6/2009 Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đã công bố quyết định cho thôi việc đối với một Thạc sĩ đang công tác trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Người bị buộc thôi việc là Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh (28 tuổi), giáo viên giảng dạy môn Văn tại Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trong quá trình công tác, cô giáo này đã lợi dụng bục giảng của nhà trường để nói những điều không tốt, không chính xác về nghề giáo, về Đảng và chủ trương pháp luật của Nhà nước.

Quyết định thôi việc nêu rõ: Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh đã vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục.

Nguồn Canhsat4sao tổng hợp Tại đây

Phần nhận xét hiển thị trên trang