Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

SÔNG HẬU SẼ BỊ BỨC TỬ NẾU VN NGHE THEO Chủ đầu tư nhà máy giấy Trung Quốc cam kết không 'bức tử' sông Hậu



VNE
Thứ năm, 23/6/2016 | 21:51 GMT+7 

Dù cam kết chất lượng nước thải xả ra sông Hậu luôn phải đạt tiêu chuẩn A, thậm chí tốt hơn nhưng đại diện chủ đầu tư cũng thừa nhận chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn bộ dự án tỷ USD này kể từ khi tái khởi động.

VASEP lo nhà máy giấy Trung Quốc 'bức tử' sông Hậu
Chủ đầu tư nhà máy giấy lớn nhất Việt Nam cam kết không "bức tử" sông Hậu. 

Sau khi báo chí thông tin về mối lo ngại sông Hậu có nguy cơ bị "đầu độc" khi Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam hoạt động vào tháng tới, ngày 23/6, đơn vị này tổ chức họp báo thông tin quy trình xử lý nước thải và cam kết xả thải đảm bảo các quy định hiện hành của Việt Nam.

Ông Chung Wai Fu, Tổng giám đốc công ty cho biết hiện nhà máy có công suất 420.000 tấn một năm đã hoàn thành giai đoạn một 95%, sẽ chạy thử nghiệm vào giữa tháng 7/2016 và chính thức hoạt động sau đó một tháng.

Mỗi ngày nhà máy "tiêu thụ" 20.000 m3 nước sông Hậu để phục vụ sản suất và xả ra môi trường 10.000 m3 nước thải sau khi được xử lý đạt tiêu chuẩn A.

Trong giai đoạn một, nhà máy xử lý nước thải có công xuất 20.000m3 một ngày một đêm với quy trình công nghệ tiên tiến, đạt tiêu chuẩn quốc tế và mới nhất Việt Nam hiện nay. Tại nhà máy có hệ thống quan trắc kết nối với Sở Tài nguyên môi trường Hậu Giang và các cơ quan chuyên môn do Bộ Tài nguyên môi trường chỉ định để kiểm soát chất lượng nước xả thải 24/24 giờ.

“Chúng tôi chỉ có một đường ống xả thải trên mặt đất, khu vực cửa xả công khai, cơ quan chức năng và người dân hoàn toàn có thể kiểm tra, giám sát. Nước thải nhà máy xả ra thậm chí tốt hơn tiêu chuẩn A. Theo quy định hiện hành thì nhà máy được phép xả thẳng ra môi trường”, Tổng giám đốc Chung Wai Fu nói và khẳng định trong quá trình xả thải, nếu thiết bị kiểm soát phát hiện nước thải không đạt chuẩn A thì lập tức vận ngành ngược trở lại quy trình xử lý. Vì thế hoàn toàn không có chuyện đầu độc sông Hậu.

“Chúng tôi luôn xác định bảo vệ môi trường là yếu tố sống còn, phát triển lâu dài của tập đoàn. Vì thế cho dù đầu tư ở đâu, cũng phải đặc biệt chú trọng vấn đề này”, ông Chung Wai Fu nói và cho biết thêm trong quá trình sản xuất giấy, nhà máy hoàn toàn không sử dụng xút (NaOH). Còn trong quá trình xử lý nước thải thì có dùng ít xút để trung hòa độ PH khi cần thiết chứ không phải ngày nào cũng dùng. 

Tổng giám đốc Chung Wai Fu giới thiệu quy trình xử lý nước thải của nhà máy. 

Trong khi đó, báo cáo của UBND tỉnh Hậu Giang gửi Thủ tướng nêu rõ nhà máy này có sử dụng xút cho quá trình xử lý nước thải với liều lượng cao nhất khoảng một tấn một ngày (để trung hòa PH khi cần thiết).

Trước nghi vấn công nghệ chủ yếu của nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam lạc hậu và do Trung Quốc sản xuất, Tổng giám đốc Chung Wai Fu khẳng định công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhập từ châu Âu với thiết kế, kỹ thuật tiên tiến nhất. Trong tập đoàn, hiện chỉ có nhà máy tại Việt Nam sử dụng công nghệ này. Cụ thể, máy chủ thiết bị sản xuất từ Hàn Quốc; bộ phận tạo bột giấy của Thụy Điển, dây chuyền hấp của Đức… và tất cả đều mới.

Tuy nhiên, vị tổng giám đốc này cũng thừa nhận từ khi khởi động lại dự án hồi năm 2014 đến nay, chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn bộ dự án. “Từng hạng mục riêng rẽ đều có phép và có báo cáo được phê duyệt. Chúng tôi đang tổng hợp lại để có báo cáo đánh giá tác động môi trường cho toàn dự án, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của doanh nghiệp”, ông Chung Wai Fu nói, đồng thời khẳng định các giai đoạn của dự án đều sản xuất giấy, hoàn toàn không sản xuất bột giấy.

Tuy nhiên, theo báo cáo ngày 17/6 của UBND tỉnh Hậu Giang gửi Thủ tướng có nêu "dự án đã xây dựng cơ bản hoàn chỉnh đối với nhà máy sản xuất giấy cứng, bao bì cao cấp, sản lượng 420.000 tấn một năm… Riêng nhà máy bột giấy tẩy trắng sản lượng 330.000 tấn mỗi năm dự kiến đến năm 2017 bắt đầu triển khai và sản xuất thử nghiệm vào tháng 10/2018… Nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng có sử dụng khoảng 215 tấn xút một ngày và được thu hồi trong quy trình sản xuất…

Dự án nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hong Kong - Trung Quốc) với vốn đầu tư 1,2 tỷ USD được khởi công xây dựng tháng 8/2007 tại xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Sau đó, dự án gặp một số khó khăn, bị đình trệ đến năm 2014 mới khởi động lại.

Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn lên Thủ tướng cho biết dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam nằm trên cặp bờ sông Hậu (thuộc tỉnh Hậu Giang) sắp đi vào hoạt động đang khiến người dân cũng như doanh nghiệp thủy sản tại đây hoang mang.

Theo VASEP, công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút (NaOH) là nhiều nhất, đứng thứ hai sau cyanuya, thạch tín. Trong khi đó, khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tâm đảm bảo yêu cầu an toàn.

Để ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm có thể xảy ra, VASEP gửi công văn khẩn cấp tới Quốc hội và Chính phủ đề nghị chỉ đạo gấp việc kiểm tra, rà soát công nghệ xử lý nước thải của dự án trên. 
Bài và ảnh: Cửu Long
Phần nhận xét hiển thị trên trang

"Lâu lâu phọt phát"!

MỘT TIỂU THUYẾT HOẠT KÊ ĐỘC ĐÁO VÀ HẤP DẪN

Vũ Nho

Đọc “ Kim Kổ Kì Kuặc Kí” của Trần Nhương, nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2016


Phải nói ngay rằng, lâu lắm rồi, trên văn đàn của chúng ta mới xuất hiện tiểu thuyết hoạt kê độc đáo như thế này. Nhân vật nhà văn, nhà báo không phải là hiếm trong các truyện ngắn, tiểu thuyết của chúng ta. Nhưng viết riêng về các nhà văn, nhà báo cùng giới văn chương thì với sức đọc hạn chế, tôi mới chỉ thấy trường ca “ Văn đàn bi tráng” của Nguyễn Vũ Tiềm, và bây giờ là tiểu thuyết của Trần Nhương. Văn đàn bi tráng là trường ca, cách phản ánh thế giới nhà văn tuân theo nguyên tắc thể loại. Còn tiểu thuyết“ Kim Kổ Kì Kuặc Kí” là một tiểu thuyết hoạt kê, đem trộn chuyện nay ( kim) với chuyện xưa ( cổ); đem các nhân vật có thật ngoài đời có hư cấu ( Nhương Tác Nghiệp, Phục Bạch Đầu) hoạt động cùng Trưởng Thượng áo tía, Kim Thánh Phán, Mao Tôn Úc là những nhân vật do Bão Vũ bịa ra, rồi Trần Nhương viết tiếp. Suốt 21 chương truyện luôn thấy cổ - kim, thực - bịa, đan xen. Các phượng tiện hiện đại như “điện thoại di động Nokia” dùng cho nhân vật đi ngựa, đi xe kéo ( tuyệt đối không có một xe đạp, xe máy hay ô tô). Rồi cái quán “ Tửu điếm văn nhân” của Nhương Tác Nghiệp thì rõ là hình ảnh cái trang trannhuong.com tấp nập khách khứa vào ra. Chuyện thả thơ ở văn Miếu, lại lẫn với chuyện bình thơ Trưởng Thượng ở quán Trần Nhương được thưởng rượu; chuyện nhà chùa đặt la liệt các “hòm công đức” thời nay đặt bên cạnh các lý trưởng, trương tuần ngày xưa… Nhà văn Kim Thánh Phán bị treo bút vì phạm húy, hành nghề viết thuê. Mao Tôn Úc bình thơ của Trưởng Thượng chỉ có mấy chữ “ Chi hồ giả dã” với sơ đồ có tứ Chi ( bốn chữ Chi) nhưng thiếu “phụ chi” nên sa vào cửa tử. Tuy vậy “ chỉ nguyên văn bài thơ của lão Trưởng Thượng cũng đã không tiền khoáng hậu, thiên hạ vô địch, vượt xa cả Lí Bạch, Đỗ Phủ thời Thịnh Đường rồi”. Ban đầu được khen, nhưng sau phát hiện ra tính “xỏ lá”, nên Mao Tôn Úc bị truy nã…Đúng là “Kim Kổ Kì Kuặc”. Nhưng những chuyện kì quặc ấy thấp thoáng bóng dáng của đời sống thực của thế giới văn chương và thế giới hiện đại…

Câu chuyện kì quặc, hoang đường gắn liền với hai nhà phê bình, nhà văn Kim Thánh Phán và Mao Tôn Úc vốn dòng dõi hai phê bình gia khét tiếng Trung Hoa là Kim Thánh Thán và Mao Tôn Cương. Cả hai ông nhà văn hậu duệ này không biết giời xui đất khiến thế nào lại chọn xứ Nam làm nơi lập ngôn, lập nghiệp. Cũng chỉ vì “tài” phẩm bình mà cả hai đều phạm điều cấm kị. Cái chuyện phạm ấy là tất nhiên, vì xứ này không chỉ có 108 điều của Đại kị, Trung kị, Tiểu kị, mà có đến “ hơn 16 triệu điều kị” ( Vô cực kị). Kim Thánh Phán phạm vào điều kị đáng tội chém, nhưng sau được giảm án. Thánh Phán đành sống mai danh ẩn tích, nghèo khổ ở kinh thành. Cả hai nhân vật này đều liên quan đến Nhương Tác Nghiệp, một nhà văn của triều đình tính tình khoáng đạt, thích tụ tập văn nhân để đàm đạo, bình phẩm văn chương và cũng có đến hai “cơ sở” đi về. Tuy vậy, Kim Thánh Phán thì nhờ tài viết thuê có của ăn của để, hết sức giúp Nhương Tác Nghiệp, trở thành bạn tâm phúc. Còn Mao Tôn Úc, cũng mang ơn Nhương Tác Nghiệp, được chủ quán cho ngựa, cho tiền nhưng sau lại đột ngột vào miền Trung, ăn ở với người Thượng, định lập làng Trung Quốc theo gương công chúa Tàu xưa lấy vua Mã Lai, rồi trở thành “ phẩm bình văn chương do thám. Phê bình văn chương mật thám, chỉ điểm” ( trang 224).

Có lẽ Nhương Tác Nghiệp là hình ảnh vừa giống lại vừa khác ông chủ trannhuong.com. Những lời lẽ cứng cỏi khi đấu khẩu với Trưởng Thượng và tay chân của ông ta. Sự nhanh trí khi vẽ chân dung Mao Tôn Úc thành “hình yêu quái” được giải thích là theo thuật “Siêu thực họa đồ” và “Trừu tượng họa đồ” :

“ Tôn Úc là bình luận gia văn chương tài ba đời nay, có nhãn quan vượt khỏi khuôn khổ tầm thường, nên tôi họa mắt ra ngoài khuôn mặt là thế. Kẻ hành nghề phê bình văn chương phải tinh tường bao quát mọi điều trong kinh sách, mọi lẽ trong trời đất nên Mao phải có đủ mắt ngang, mắt dọc. Cũng như vậy, khứu giác của kẻ phê bình phải mẫn cảm với mọi mùi mẽ văn chương trên đời nên mũi của Mao phải cực lớn. Kẻ phẩm bình văn chương phải thẩm thấu được những ngôn từ tinh túy vi diệu nên Mao có một tai rất to. lại phải biết bỏ ngoài tai lời gièm pha đàm tiếu để giữ bản lĩnh nên Mao có một tai rất bé […] Phê bình văn chương không cần nói nhiều. Hơn người là ở sự đích đáng chứ không phải đa sự loạn ngôn. Với lại kẻ làm nghề phê bình văn chương chân thực thì đói, không mấy khi có ăn nên miệng chẳng cần lớn” ( tr. 24-25).

Dù tự nhận “ văn chương cứng cỏi nhưng tính khí cầm tinh con cáy” song Nhương Tác Nghiệp cũng khôn ngoan dùng nhu để thắng cương, vừa bênh vực bạn hữu, vừa bảo vệ mình, buộc Trưởng Thượng phải nhượng bộ : “Bẩm lão Trưởng Thượng, ngài là bậc văn nhân trác tuyệt cũng hiểu nỗi lòng kẻ sĩ. Họ đều lương thiện, nói viết thì phải có hàm ý sâu xa, lấy cái sự sáng của văn mà phục vụ thiên tử chứ không hề có lòng phản nghịch vả lại chúng tôi vốn bạch diện thư sinh chả làm nên công trạng gì. Khắp kẻ chợ đâu đâu cũng siêu thị, đăng –xinh, nhà nghỉ, bia ôm, chỉ còn cái quán nhỏ này mà Trưởng Thượng đóng cửa thì lân bang họ nhìn vào liệu có làm cho thiên tử mang tiếng là coi văn chương như tôm như tép, không biết chiêu hiền đãi sĩ” ( trang 60).
Điều nổi bật nhất của thiên truyện này chính là giọng văn giễu nhại, hóm hỉnh, hài hước. Ngôn ngữ nửa cổ, nửa kim. Thơ thì chữ Hán dịch qua chữ Việt. Nói về phê bình tâng bốc thì được gọi là “ bình phẩm văn chương theo trường phái “ Thổi ống đu đủ”. Các văn nhân ngại va chạm, biết điều thì viết “thi ca đậm màu chim hoa cá gái”. Viết nhăng cuội của Kim Thánh Phán được coi là việc “ biến giấy trắng thành giấy lộn”. Mà giấy lộn bán lại có giá hơn giấy trắng. (Nhân thể cũng nói thêm rằng “ Tửu điếm văn nhân” cũng là một trong các lò cấp giấy lộn cho “hàng mã”). Phu nhân Nhương Tác nghiệp nghe tin chồng có bồ nhí thì “sôi sục”, nhưng sau lại rất bình tĩnh, lại “tháo khoán” với sự hiểu biết, rộng lượng : “Gẫm ra mấy ông nhà thơ nhà văn không có tí yêu đương là văn chương nhạt như canh không muối. Cái giống văn chương lạ đáo để, cứ phải đau đời, nếu không thì yêu đương nó mới hay” ( trang 107). Chê các câu thơ thả ở Hội thơ có một số không tiêu biểu có chuyện : “Đúng giờ Ngọ thì hội thơ cũng vãn. Tao nhân mặc khách kéo nhau ra về. Ai nấy lại hẹn hò vào ngày này năm sau hội ngộ. Bỗng từ trời cao lộp độp như có mưa, hai người ngó ra thì thấy những câu thơ vừa thả lên trời rơi xuống đánh rụp. Trên thinh không văng vẳng tiếng của Ngọc Hoàng : “Ta trả về cho các ngươi, ta trả về cho các ngươi…” ( trang 110). Chuyện Mao Tôn Úc sa vào tổ quỷ, chuyện anh hàng mã Chu Lin nhờ có tiền thuê viết tiểu thuyết “ Kiếp luân hồi” lại khéo chạy chọt, đút lót nên được “ Giải thưởng văn chương Quốc gia và bộ tinh công trạng”… đều đậm chất bịa tạc hài hước.
Bây giờ, giới lí luận phê bình của thế giới đã thừa nhận chức năng giải trí của văn học nghệ thuật. Có nghĩa rằng, bạn đọc đông đảo có quyền đến với văn học nghệ thuật chỉ với mục đích giải trí. Nghĩa là dẫu sáng tác kiểu gì, nhà văn cũng không thể quên văn chương phải đem đến niềm vui, sự sáng khoái cho người đọc. Tác giả Trần Nhương có viết trong “Mấy lời đầu truyện” rằng tiểu thuyết này “ nửa cổ nửa kim, cốt lấy vui làm chính”. Nhà văn Ma Văn Kháng trên bìa bốn của cuốn sách đánh giá cao: “Đọc Kim Kổ Kì Kuặc Kí” vừa tủm tỉm cười thú vị vừa sảng khoái sung sướng vì cái nhìn thông minh đầy chất trí tuệ với các kiểu tu từ chữ nghĩa biến huyền và cái ngồ ngộ đầy tình thân ái của nhà văn; thì ra hóm hỉnh hài hước là một trong những hình thức sống động, thực chất, đáng tin cậy để nhận thức cuộc sống, để thêm yêu cuộc đời của mỗi con người…”. Bạn đọc “Tin thì tin không tin thì thôi” ( Nguyễn Trọng Tạo). Tôi đã đọc cuốn này hơn ba lần, riêng tôi thì tôi tin.
Hà Nội, tháng 5/2016
Phần nhận xét hiển thị trên trang

SỰ NHANH NHẠY VÀ LỐI MÒN TRONG BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT


Nhà văn Nguyễn Hiếu
 

TNc: Vào các ngày 24-25-26 tháng này, Hội nghị Lí luận phê bình văn học lần thứ Tư sẽ được tổ chức tại Tam Đảo để đánh giá công việc phê bình lí luận, một điểm yếu nhất trong hoạt động văn chương. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của nhà văn Nguyễn Hiếu góp phần thảo luận vấn đề này..
.

Cũng xin thông báo nếu Internet tốt, bản web sẽ tường thuật tại chỗ diến biến Hội nghị này. Xin các bạn đón đọc.



Khi đánh giá về đặc điểm của đất nước ta chúng ta thường bắt gặp một định ngữ gần như bất di bất dịch” Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó gần 90 % dân số sống bằng nghề nông”. Còn trong một câu đầy chất văn chương của một học giả thì khẳng định “lật áo xem lưng bất cứ một vị tiến sĩ, giáo sư , nhà khoa học, văn sĩ nào của nước ta cũng thấy hằn lên những vết chạc trâu “. Từ thực tế đặc trưng như vậy nên có thể khẳng định nông thôn là một đề tài lớn, trung tâm của văn học cũng như các loại hình nghệ thuật khác của Việt nam. Nhưng điểm lại các thành tựu văn học –nghệ thuật gần hai thế kỉ nay lại thấy đề tài này không được coi trọng và thể hiện một cách xứng đáng như mong muốn
Xét về loại hình văn học nếu lấy cột mốc từ đầu thế kỉ 20 dù muốn đứng từ góc độ nào cũng cần khẳng định ở phía Bắc có Phạm Duy Tốn với truyện ngắn “vỡ đê” là tác phẩm coi như mở đầu cho văn học Việt nam với đề tài viết về nông thôn, nhưng số lượng tác phẩm của ông lại quá ít so với cây bút cũng viết về đề tài này ở phương Nam là Hồ Biểu Chánh. Nhà văn họ Hồ này có không dưới vài chục cuốn tiểu thuyết viết về làng quê vùng nam bộ kể cả cuốn “ngọn cỏ gió đùa” là một kiểu Việt nam hóa bộ tiểu thuyết bất tử “ những người khốn khổ” của V. Huy Gô. Đến giai đoạn 30-45 thì đề tài nông thôn ở phía Bắc có vượt trội lên với số lượng các nhà văn cùng số tác phẩm có thể xem là viết đích thực và dựng được những nét điển hình về nông thôn và nông dân Việt nam giai đoạn này. Đó là Nguyễn Công Hoan với”bước đường cùng”,Ngô Tất Tố với “tắt đèn”, một vài truyện ngắn của Kim Lân, Bùi Hiển… Tác phẩm của anh em Thạch Lam, Khái Hưng cũng ít nhiều có những tác phẩm viết về nông thôn song thực chất những tác phẩm của họ chỉ lấy nông thôn làm bối cảnh câu chuyện, mà hầu như không có nhân vật nông dân đích thực mà chỉ là những con người mang tính tiểu tư sản phố huyện, tỉnh lẻ….
Đến giai đoạn văn học thập niên 60,70 của thế kỉ 20 người ta nhắc đến Đào Vũ với “vụ lúachiêm”, Nguyễn Thị Ngọc Tú với”đất làng “,Ngô Ngọc Bội với “ao làng”…Nhưng trong một lần đàm đạo với nhà văn Trần Ninh Hồ tại trại sáng tác “cây bút vàng “của ngành Công an mở ở Đồ Sơn đầu năm 2016 thì ông đưa ra một quan điểm mà tôi rất đồng tình đó là “các tác phẩm ấy chỉ viết về nông nghiệp chứ không phải nông thôn”. Riêng tôi cho rằng giai đoạn đó tác phẩm mang dáng dấp nông thôn nhất chính là bộ tiểu thuyết hai tập ”bão biển” của Chu Văn và “nắng “của Nguyễn Thế Phương.
Lý do nhà văn Trần Ninh Hồ đưa ra khá thuyết phục khi ông cho rằng” các tác phẩm đó chỉ viết về nông nghiệp chứ không phải về nông thôn vì họ chỉ viết về cái vỏ hình thức nông thôn trên con đường chuyển đổi phương thức làm ăn từ cá thể sang tổ đổi công lên Hợp tác xã chứ chưa mô tả, khắc họa được hình tượng tính cách người nông thôn với những đặc trưng của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ông cho rằng vẽ được tương đối rõ và ít nhiều khái quát được hình tượng người nông dân trong văn học hiện nay là nhân vật “Liễu “trong tiểu thuyết “con ngố “( Nhà xuất bản Lao Động 2007). Còn phía nam có nhà văn trẻ Nguyễn Thị Ngọc Tư cũng thành công về hình tượng người nông dân Nam bộ trong một số tác phẩm.
Từ lĩnh vực văn chương chúng ta chuyển qua lĩnh vực điện ảnh cũng thấy có hiện tượng thiếu hụt hình tượng nông dân và nông thôn. Tuy vậy cũng cần nhận ra một thực tế là gần đây. Nông thôn,và ít nhiều hình ảnh người nông dân được điện ảnh khu vực phía nam phản ảnh nhanh nhậy, chân thực và đa dạng tạo ra bức tranh đã sắc, sinh động của thực tế nông thôn và nông dân hơn so với điện ảnh của các nhà làm phim phía bắc.
Tôi thú thực là cách đây hơn một năm tôi hầu như không xem phim do các nhà làm phim phía nam sản xuất. Đơn giản vì không hợp với gu diễn xuất và nhất là cách gây cười tuy tiện,cũng như sự phóng đại trong cách diễn của một số diễn viên phía nam. Nhưng thật tình cờ tôi xem được bộ phim truyền hinh dài tập”cù lao lúa” thì tôi thực sự bị hấp dẫn bởi dòng phim về đề tài nông thôn phía nam.
Vậy là liên tiếp tôi theo dõi một cách chăm chú và thực sự bị hấp dẫn các bộ phim dài tập viết về người nông dân trong bối cảnh nông thôn trong sự biến đổi,thăng trầm hiện nay, ngoài “cù lao lúa” còn có ”phận bạc long đong”, ”ra giêng anh sẽ cưới em”( chuyển thể từ vở cải lương cùng tên), “hiệp sĩ giữa đời thường”, rồi “mắt lụa”, “hai người cha “…. Tôi nhận ra các nhà làm phim phía nam quả là nhanh nhậy khi họ chạm đến những vấn đề hấp dẫn đang được quan tâm như tình làng nghĩa xóm đang bị mất đi, sự đô thị hóa quá nhanh làm mất đi bản sắc chân chất làng quê, vấn đề làm ăn của nông dân ra sao khi các dự án đang lấn nhanh đồng ruộng, vấn đề các làng nghề truyền thống đang bị băng hoại vì cách làm ăn gian dối,vì sự xâm nhập của công nghiệp, sự ô nhiễm của làng quê …
Cũng cần phải nói thêm ngoài các vấn đề phản ảnh là thực trạng nóng bỏng có sức hút với người xem thì sự hấp dẫn của các bộ phim này được nhân lên nhờ vào khả năng diễn xuất của hàng loạt diễn viên đã thành danh như Hoài Lình, Công Ninh…đang thành danh như Lương Thế Thành …họ đã dựng lên những nhân vật rất nông thôn ở vùng miệt vườn và sông nước Nam bộ kiểu như “Sáu Bảnh”( Hoài Linh,) “Tám Su mô”( diễn viên ngoại kiều) Mót( Lương Thế Thành) trong “ra giêng anh sẽ cưới em”, hay Lê Phương trong”nghiêng nghiêng dòng nứơc”,”thế lực ngầm”....
Trong khi đó các nhà làm phim miền Bắc kể các một số đạo diễn từng được duy danh là thành thạo về nông thôn như Nguyễn Hữu Phần, Quốc Trọng…thì tôi có cảm giác họ vẫn chưa thoát ra khỏi những thành công quá khứ của họ để tìm ra cách làm phim mới về nông thôn với những vấn đề bức thiết, nóng hổi đang được quan tâm.
Có thể nói việc phê phán lối làm ăn nông nghiệp một thời bao cấp đã được những bộ phim nổi tiếng và trong chừng mực có thể coi như là những phim đóng đinh-điển hình “bí thư Tỉnh”, “ma làng “… đã hoàn thành nhiệm vụ của đề tài này.
Nhưng gần đây “ma làng sau mười năm”đã thất bại, và không tạo ra sự hấp dẫn đối với người xem thì hiện nay “gia phả của đất” cũng đang dẫm vào bước chân của “ma làng sau mười năm”. Vẫn là một lối khai thác đề tài cũ kĩ, không còn được quan tâm, vẫn là lối kể đơn điệu, lên gân theo ý đồ chủ quan người làm phim cùng lối diễn sơ cứng, theo lối mòn bởi các số phận nhân vật quá mỏng, thiếu sự đa dạng theo kiểu phim về “nông nghiệp chứ không phải nông thôn”như cách nói của nhà văn Trần Ninh Hồ.
Truyền hình đứng về mặt thể loại cũng là một tờ báo tổng hợp. Sự hút khách của báo chí bắt đầu từ những gì độc giả, khán giả quan tâm, trong đó phải tính đến cả sự tò mò, khám phá vốn là đặc trưng của con người được biểu hiện thông qua tài năng nghệ thuật.
Dòng phim chính luận như “bí thư tỉnh” vốn được khán giả phía bắc ưa chuộng và cuốn hút, nhưng vì dẫm lại đường mòn , mô phỏng lại đề tài phê phán đã đạt đỉnh cao kiểu này. Vì các nhà làm phim phía Bắc gần như bỏ quên nếu không muốn nói là không nhìn ra, bám sát các sự kiện , các vấn đề nóng hổi đang xẩy ra ở nông thôn hiện nay như tình hình mất ruộng, tinh hình ô nhiễm môi trường trong làng nghề , sự băng hoại đạo đức ,sự đô thị hóa… đã tạo ra nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng là phim về nông thôn của các nhà làm phim phía bắc không nói lên những gì người dân đang quan tâm, do đó đã đánh mất sức hút lớn lao đối với đông đảo khán giả truyền hình đối với dòng phim này.”Ma làng sau mười năm” và “gia phả của đất” đang là những ví dụ đáng suy ngẫm
Quỳnh Mai giữa tháng 4/2014
Nhà văn Nguyễn Hiếu
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà em cứ đánh võng hình sin cho nó đoành!

Tướng Vịnh: Không có hoà bình nếu đứng hẳn về một bên

(Tin tức thời sự) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao đổi với báo Dân trí những vấn đề nóng sau một loạt các sự kiện của Bộ Quốc phòng Việt Nam nhằm nâng tầm hợp tác quốc phòng với các nước, trong đó có các nước lớn.
Việt Nam không đứng về bên nào
Trong vòng chưa đầy một tháng, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tổ chức đối thoại quốc phòng biên giới với Trung Quốc rất thành công, đồng thời đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc đến thăm. Tiếp đó, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lại có chuyến thăm Ấn Độ.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chỉ rõ: "Có thể nói trong một thời gian ngắn như thế thôi mà vừa là Trung Quốc, vừa là Mỹ, vừa là Ấn Độ; những mối quan hệ đa dạng đó mang tính biểu tượng rất cao về việc Việt Nam không đứng về bên nào và ta được trọng thị ở tất cả các hướng rất quan trọng đó. Nước láng giềng Trung Quốc bày tỏ sự đồng tình, Mỹ cũng đánh giá cao, cũng hài lòng; Ấn Độ càng hồ hởi… Như vậy là vừa giữ được độc lập tự chủ vừa đảm bảo đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Chỉ nội trong những sự kiện ấy thôi đã nói lên tính chất, phương châm, đường lối quan hệ quốc phòng của chúng ta một cách rất đầy đủ rồi".
Tuong Vinh: Khong co hoa binh neu dung han ve mot ben
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
Để giải quyết bài toán vừa tranh thủ sự ủng hộ, vị thế của các nước lớn vừa không ngả về bên nào để tránh bị các nước lớn thoả hiệp trên lưng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu chúng ta không vững vàng hoặc vì lợi ích cục bộ, chúng ta có thể dựa vào một nước nào đó, đứng hẳn về một bên nào đó để có những lợi ích, để giải quyết những vấn đề trước mắt của chúng ta.
"Nhưng lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên mà chúng ta phải giữ một cách hài hòa trong môi trường quốc tế vốn dĩ đã rất phức tạp. Giả sử, sự ổn định có là tương đối đi thì đến một lúc nào đó việc này cũng lại trở nên phức tạp. Lúc phức tạp đấy là lúc chúng ta bị phương hại đến lợi ích nếu chúng ta nghiêng hẳn về một bên nào. Vậy nên chúng ta đã có chủ trương kiên định về độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong đường lối đối ngoại.
Bên cạnh đó, chúng ta quan hệ một cách rộng rãi với tất cả các nước. Độc lập tự chủ, theo đó, vừa là phương châm, vừa là mục tiêu, vừa là giải pháp để chúng ta không bị ảnh hưởng bởi quan hệ của các quốc gia khác làm phương hại đến lợi ích của đất nước mình", ông nhấn mạnh.
Đấu tranh và quan hệ đại cục giữa hai quốc gia là chuyện khác nhau
Đề cập đến mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, theo Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, hai nước có những điểm tương đồng rất cơ bản và cũng còn tồn tại những điểm bất đồng.
"Vấn đề thực chất trong quan hệ, nhất là quan hệ quốc phòng, bên cạnh việc phát huy những điểm đồng, phải nói được những điểm còn bất đồng và đấu tranh thẳng thắn; xác định hành vi sao cho những điểm bất đồng ấy không phát triển phức tạp hơn lên và đặc biệt là không tạo ra những đứt gãy giữa 2 bên.
Ví dụ, một vấn đề đặt ra với quân đội 2 bên là làm sao kiềm chế các hành động, kiểm soát tình hình để không để xảy ra xung đột mặc dù chúng ta còn những mâu thuẫn, bất đồng với Trung Quốc trên Biển Đông. Bên cạnh đó, quân đội 2 nước phải tham mưu cho lãnh đạo 2 nước để giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Còn việc giải quyết những mâu thuẫn, những bất đồng ấy là việc chung của Đảng, Nhà nước và rất nhiều ngành khác của cả 2 bên chứ không chỉ là quân đội.
Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế", tướng Vịnh phân tích.
Một lần nữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, đấu tranh là một chuyện khác còn quan hệ mang tính chất đại cục giữa hai quốc gia lại là một chuyện khác.
"Tất nhiên chuyện trên Biển Đông và vấn đề quan hệ 2 nước không thể tách rời nhau, ta không được phép lẩn tránh, không được phép bỏ vấn đề này ra khỏi chương trình nghị sự giữa 2 bên và phải đấu tranh thẳng thắn. Trong mặt trận đấu tranh chung thì quân đội khi quan hệ với nước bạn cũng phải thực hiện nhiệm vụ này", ông nói.
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tuong-vinh-khong-co-hoa-binh-neu-dung-han-ve-mot-ben-3273717/
(Lược theo Dân trí)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ sẵn sàng "chọc mù” Trung Quốc, vô hiệu hóa ADIZ ở Biển Đông


VietTimes -- Mỹ gửi một thông điệp quan trọng tới Trung Quốc rằng: Các vị trí ở Trường Sa của các người rất dễ tổn thương. Chúng tôi có thể chọc mù các người theo ý muốn. Nếu các người tuyên bố thiết lập một khu nhận diện phòng không (ADIZ), chúng tôi có thể khiến các người không thực thi được.
Thục Ninh 
Hai tàu sân bay Stennis và Reagan đang tập trận gần PhilippinesHai tàu sân bay Stennis và Reagan đang tập trận gần Philippines
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, mới đây Mỹ đã triển khai 4 chiếc máy bay chuyên nhiệm tác chiến điện tử EA-18G Growlers tới Philippines. Theo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương, những máy bay này sẽ tham gia huấn luyện song phương với các phi công không quân Philippines và hỗ trợ các chiến dịch thường lệ nhằm tăng cường lĩnh vực giám sát biển khu vực và bảo đảm quyền tiếp cận hàng không và đường biển phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việc triển khai trên diễn ra tiếp sau động thái không quân Mỹ trước đó điều động 5 chiến đấu cơ A-10 Warthogs tới Philippines. Đó là phi đội tạm thời được thiết lập sau khi tòa án tối cao Philippines phê chuẩn thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ và cho phép quân đội Mỹ được tiếp cận 5 căn cứ quân sự của Philippines.
Vào thời điểm đó, một số người ngạc nhiên bởi 4/5 căn cứ nói trên là cơ sở không quân và không có quân cảng nào. Tuy nhiên, khi hai biên đội máy bay đầu tiên tới Philippines đã làm rõ hơn quân đội Mỹ có ý định sử dụng những căn cứ này như thế nào và tại sao không quân lại được ưu tiên.
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, chiến đấu cơ Warthogs chuyên nhiệm yểm trợ trên không ở cự ly gần không phải loại máy bay thích hợp dành để không chiến với các chiến đấu cơ Trung Quốc. Nhưng nó lại có khả năng bay qua không phận quốc tế gần bãi cạn  Scarborough và minh chứng cam kết của Lầu Năm Góc giữ bầu trời mở đối với tất cả…
Trung tá Damien Pickart, một phát ngôn viên của lực lượng không quân Thái Bình Dương cho biết máy bay A-10 cực kỳ xuất sắc về khả năng lảng vảng và tác chiến ở tốc độ cũng như độ cao thấp, những năng lực rất cần thiết nhằm duy trì sự hiện diện không quân cũng như trong lĩnh vực trinh sát biển và cứu hộ.
Máy bay A-10, do thế hết sức thích hợp và cần thiết nếu như Mỹ cảm thấy cần để thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải một cách ồn ào và dễ nhận biết hơn bên trên hoặc gần các khu vực đảo tranh chấp. Nếu cần, các máy bay A-10 cũng sẵn sàng tung ra những đòn tấn công.Trong khi đó, không bay “chậm và thấp” như Warthog, các máy bay chuyên nhiệm tác chiến điện tử EA-18 Growlers lại bay cao với tốc độ nhanh. Tuy nhiên, cũng như Warthog, các máy bay tác chiến điện tử Growlers rất thích dụng để đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Máy bay A-10 rất thích hợp để thể hiện sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Biển Đông
Growlers là phi cơ chuyên nhiệm tấn công điện tử. Hãng Boeing sản xuất EA-18 đã mô tả nó là “loại máy bay tấn công điện tử tiên tiến nhất”. Cất cánh từ căn cứ không quân Clark, các máy bay Growlers của Mỹ sẽ ở vị trí thuận lợi để gây nhiễu và nếu cần thiết, phá hủy các trạm radar trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tác chiến cùng nhau, hai loại máy bay Warthog và Growler triển khai tại Philippines gửi một thông điệp quan trọng tới Trung Quốc rằng: Các vị trí ở Trường Sa của các người rất dễ tổn thương. Chúng tôi có thể chọc mù các người theo ý muốn. Nếu các người tuyên bố thiết lập một khu nhận diện phòng không, chúng tôi có thể khiến nó vô hiệu.
Trong một động thái khác, hai cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ John C. Stennis và Ronald Reagan đã hải hành sát cánh với nhau trên biển Philippines trong cuộc tập dượt phòng không và giám sát biển huy động 12.000 thủy binh, 140 máy bay và 6 chiến hạm khác, Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii cho biết.
Theo Viện Doanh nghiệp Mỹ, Mỹ tung chiêu này tất nhiên nhằm thuyết phục Trung Quốc rằng Washington đã chuẩn bị hành động trước những mối đe dọa tiềm ẩn nếu bị thúc ép. Bắc Kinh phản ứng ra sao đối với phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế và liệu Trung Quốc có mở rộng chiến dịch xây đảo nhân tạo tới bãi cạnScarborough hay không sẽ cho thấy nước này diễn giải được bao nhiêu những thông điệp của Mỹ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Vẫn còn một bộ phận không nhỏ, kể cả một số quan chức các cấp vẫn lo sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước và đất nước cũng không thể phát triển được”

VietTimes -- .. Tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Bộ Công an nói.
Tuong Le Van Cuong: Khong nuoc nao kim ham Viet Nam nhu Trung Quoc - Anh 1
Tướng Lê Văn Cương
Không có nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc
Thưa ông, việc Trung Quốc đang từng bước khống chế biển Đông, xâm phạm một cách trắng trợn lãnh thổ Việt Nam. Nếu xét về mức độ “nghiêm trọng”, “rất nghiêm trọng” và “đặc biệt nghiêm trọng” thì hành động của Trung Quốc hiện đang ở cấp độ nào?
- Trước hết chúng ta phải nói về nhận thức về tầm quan trọng của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam, rồi sau đó sẽ thấy việc Trung quốc đang làm ở biển Đông thuộc cấp độ nguy hiểm nào.
Có thể nói, suốt thời kỳ thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và giải phóng đất nước năm 1945-1975 chúng ta tập trung vào giành độc lập dân tộc. Các trận chiến chủ yếu trên đất liền, trên biển cũng có, nhưng không lớn. Nhưng sau khi giải phóng miền Nam rồi, biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa trở thành vấn đề đặc biết quan trong đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Từ trước đến nay phần lớn chúng ta nhìn biển Đông dưới góc độ kinh tế.
Như vậy là chưa trúng và chưa đúng. Biển Đông là hội tụ hai vấn đề quan trọng bậc nhất của Việt Nam là an ninh và kinh tế. Đúng hơn là an ninh và phát triển. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở chỗ: Thứ nhất, đó là lối ra của Việt Nam. Năm 1956, Bác Hồ đã nói: “Đất liền là nhà, biển là cửa”. Nếu cái cửa này mà bị bên ngoài người ta chặn lại không ra được thì làm sao mà phát triển được. Tuy nhiên, tôi có cảm giác rằng có không ít người trong chúng ta chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vấn đề này.
Đáng ra, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) chúng ta phải định rõ chuyện này. Muộn nhất nữa thì đến khi Trung Quốc đánh chiếm Trường Sa 14/3/ 1988 chúng ta cũng phải có một chiến lược về biển. Tuy vậy phải 20 năm sau, năm 2008, chúng ta mới có chiến lược về biển. Điều mà tôi muốn nhấn mạnh là những người có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc phải có một nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về vai trò và vị trí của biển Đông đối với an ninh và phát triển của Việt Nam.
Đấy là về nhận thức, còn việc làm của Trung Quốc về cấp độ nguy hiểm thì đang ở mức nào, thưa ông?
- Việc làm của Trung Quốc trên biển Đông hiện nay là vấn đề hệ trọng bậc nhất đối với an ninh của Việt Nam. Xét cho cùng thì không có gì hệ trọng hơn thế. Có không ít người thường xuyên nói nguy cơ chính là “diễn biến hòa bình”. Thì đúng rồi, bản chất của Mỹ là “dị ứng” với cộng sản. Nhưng chỉ nói như vậy là không đầy đủ. Mỹ không chỉ tìm cách lật đổ cộng sản, mà tất cả những chế độ mà Mỹ cho là độc tài, không minh bạch, không rõ ràng, không dân chủ Mỹ đều ghét.
Tuy nhiên, nguy cơ này chưa nguy hại trực tiếp bằng việc Trung Quốc đe dọa trên biển Đông. Mỹ chưa làm gì để kìm hãm sự phát triển của Việt Nam cả. Còn Trung Quốc, từ nhiều hướng, bằng mọi cách, bằng mọi thủ đoạn, trên nhiều phương diện, đều tìm mọi cách kìm hãm sự phát triển của Việt Nam, kìm hãm cả về chính trị, cả về kinh tế, cả về ngoại giao và cả về an ninh, quốc phòng.
Tôi đố các anh thấy trên thế giới này có nước nào lại cố tình kìm hãm sự phát triển của Việt Nam như Trung Quốc không? Không có nước nào cả! Không có một nước nào kìm hãm Việt Nam như Trung Quốc. Mà chặn biển Đông chính là chặn con đường phát triển của Việt Nam. Người Việt Nam phải nhận thức ra điều này.
Gạt bỏ tâm lý sợ Trung Quốc
Trên thực tế thì Trung Quốc là một nước lớn trong khu vực, vì vậy tâm lý lo sợ Trung Quốc cũng là một thực tế dễ hiểu. Ông suy nghĩ như thế nào về vấn đề này?
-Trung Quốc lớn, nhiều người, nhiều của, nhiều súng đạn…Nhưng không có nghĩa là nước mạnh. Hơn nữa, trên biển Đông Trung Quốc đang thể hiện họ yếu thế nhất. Họ không có cơ sở pháp lý nào cả. Hội nghị G8, tháng 8/2015 ở Đức, trong tuyên bố chung lần đầu tiên có một phần, tuy không nhắc đích danh Trung Quốc, yêu cầu phải có trách nhiệm xử lý các vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không được gấy hấn, không được thay đổi hiện trạng.
Nhưng đến ngày 11/4/2016 mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 7 nước công nghiệp phát triển, có đại diện Liên minh châu Âu tham dự, đã ra một tuyên bố về an ninh hàng hải, nêu rõ: “Chúng tôi cực lực phản đối mọi hành động gây hấn, cưỡng bức, đe dọa, thay đổi hiện trạng trên biển Đông. Chúng tôi yêu cầu các bên tranh chấp có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế”. Mặc dù tuyên bố này cũng không có một từ nào nói về Trung Quốc cả, nhưng ai theo dõi tình hình chả biết là Trung Quốc. Cộng đồng quốc tế đã nhận thức rất rõ về mối đe dọa của Trung Quốc ở biển Đông.
Tôi nghĩ người Việt Nam đừng sợ Trung Quốc. Tồn tại trên đất nước Việt Nam này vẫn có một bộ phận không nhỏ, kể cả một bộ phận quan chức các cấp, vẫn sợ Trung Quốc. Khi nào mà vẫn còn tư tưởng sợ Trung Quốc thì không thể bảo vệ được đất nước. Đất nước không thể phát triển được. Họ mạnh hơn Việt Nam, nhưng trên biển Đông họ thua Việt Nam về cơ sở pháp lý, thua về đạo lý. Hành động vũ phu, chèn ép, cưỡng bức bằng vũ lực, như vậy là không thể chấp nhận được. Cái thua của Trung Quốc nữa là cộng đồng quốc tế luôn đứng về phía Việt Nam.
Thưa ông, có một thực tế là, lâu nay báo chí Việt Nam, người dân Việt Nam phần lớn biết được những việc cụ thể mà Trung Quốc đang làm trên biển Đông lại là từ… báo chí nước ngoài. Tại sao không có một cấp có thẩm quyền nào của chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân như quy định? Do chúng ta không nắm bắt được hay còn vì một lý do nào khác nữa?
- Một mặt là chúng ta không có thông tin kịp thời, nhưng chủ yếu là chúng ta biết nhưng dường như không dám nói ra. Nói ra, nhiều khi cứ sợ mấy thứ luẩn quẩn đại loại như: vướng vào chuyện kích động “chủ nghĩa dân tộc” bài Trung Quốc; ám ảnh bởi 16 chữ vàng như cái “vòng kim cô”, trong khi phía Trung Quốc chả coi chuyện này là gì cả. Vẫn là thế. Thực chất là thế. Điều 70 của Hiến pháp nói rằng công dân có quyền được thông tin. Nhà nước có trách nhiệm thông báo kịp thời: Tại giờ ấy, ngày ấy, tháng ấy, tại tọa độ ấy, Trung Quốc đã hành động thế này thế kia. Người dân phải được biết, hệ thống truyền thông phải thông báo kịp thời để người dân được biết. Điều này hoàn toàn khác, không phải là kích động chủ nghĩa dân tộc chống Trung Quốc. Người dân cần phải được biết an nguy của dân tộc ở đâu. Nếu không làm chuyện này thì trách nhiệm thuộc về các cấp có thẩm quyền.
Không ai làm thay được chúng ta
Nhiều người chúng ta đang có tâm lý mong chờ Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ… tham gia sâu hơn, mạnh hơn vào việc ngăn chặn Trung Quốc bành trướng trên biển Đông. Tại sao chúng ta không ra hẳn một nghị quyết về biển Đông thay vì ra “nghị quyết” hoan nghênh Quốc hội Mỹ ra nghị quyết về tình hình biển Đông?
- Không ai làm thay được chúng ta cả. Nếu mà chọn một dân tộc lớn tốt với Việt Nam thì không ai bằng Liên Xô trước đây và Ấn Độ cả. Gần 70 năm, từ khi cách mạng thành công, Ấn Độ thực hiện chế độ đa đảng, đa nguyên, lúc thì đảng này cầm quyền, lúc đảng kia cầm quyền, nhưng tình cảm với Việt Nam thì luôn sâu đậm. Nhưng mà họ ở xa và tiềm lực của họ cũng có hạn, nên không thể giúp đỡ chúng ta như mong muốn. Người Nga cũng vậy. Rất tốt. Nhưng khi Trung Quốc đánh chiếm 7 đảo chìm ở Trường Sa ngày 14/3/1988 thì Hạm đội của Nga ở Cam Ranh có hành động gì đâu.
Một ông Thủ tướng Anh cuối thế kỷ 19 nói rằng, không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn. Điều này đúng với 5.000 năm trước và sẽ còn đúng với 5.000 năm tới. Nga không hành động gì cả vì lợi ích. Đừng có mơ hồ. Trung Quốc có làm gì đi chăng nữa thì các nước mạnh lắm cũng chỉ tuyên bố bằng mồm thôi. Tuy nhiên, điều quan trọng mà tôi muốn nói ở đây là, các nước họ ủng hộ Việt Nam đến đâu là do mình có làm được gì mà trong đó có lợi ích của họ không. Việc của mình mà mình còn không làm thì ai làm.
Tại sao khi ta chống Pháp, cả thế giới người ta ủng hộ chúng ta? Xin thưa là vì chúng ta “nai lưng”, đổ xương máu ra chiến đấu chống thưc dân để giành tự do và độc lập. Bao nhiêu năm chống Mỹ cả thế giới đứng quanh Việt Nam là vì mình chống xâm lược. Còn bây giờ mình mà không chống sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông thì ai ủng hộ. Bây giờ tôi chỉ nói đơn giản chuyện thế này thôi. “Thằng hàng xóm” đẩy cửa vào đập phá nhà “anh”, người dân xung quanh đến giúp, “anh” lại bảo: “Không có chuyện gì đâu. Bạn bè chưa hiểu nhau ấy mà”. Thế thì ai còn có thể giúp “anh” được nữa. “Anh” phải lên tiếng phản đối với tổ trưởng dân phố thì bạn bè, bà con hàng xóm người ta mới đến giúp “anh” chứ. Nó đến nó đập nhà phá phách thế mà “anh” lại bảo không có chuyện gì cả thì thôi chứ còn gì nữa.
Vừa qua cộng đồng quốc tế cũng phản ứng khá mạnh mẽ về hành động ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc trên biển Đông, nhưng Trung Quốc vẫn ngang nhiên thực hiện ý đồ khống chế biển Đông. Đâu là nguyên nhân, thưa ông?
- Có hai nguyên nhân. Thứ nhất là, chính sách khống chế biển Đông của Trung Quốc là nhất quán và không bao giờ thay đổi. Hai là, phản ứng của Việt Nam và cộng đồng quốc tế chưa đủ sức răn đe Trung Quốc. Họ thấy như vậy nên họ càng lấn tới. Chứ nếu Việt Nam và cộng đổng quốc tế phản ứng mạnh mẽ hơn, tẩy chay Trung Quốc thì chắc chắn một năm sau mưu đồ của Trung Quốc sẽ sụp đổ. Như vậy, muốn hay không muốn họ cũng phải dừng lại. Phản ứng của Việt Nam chưa đủ mạnh, phản ứng của cộng đồng quốc tế chưa đủ mạnh, chưa buộc Trung Quốc phải trả giá.
Tuong Le Van Cuong: Khong nuoc nao kim ham Viet Nam nhu Trung Quoc - Anh 2
Trung Quốc đang ráo riết quân sự hóa các đảo nhân tạo xây dựng trái phép ở Trường Sa
Tuong Le Van Cuong: Khong nuoc nao kim ham Viet Nam nhu Trung Quoc - Anh 3
Ngoài tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm, Trung Quốc đã triển khai tiêm kích J-11B ra đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa
Tôi nhắc lại một câu nói nổi tiếng của Napoleon đại ý rằng, thế giới phải chịu sự tàn phá khủng khiếp chính là do những người tốt không chịu hành động, chứ không phải do kẻ xấu gây ra. Trong trường hợp biển Đông hoàn toàn đúng. Nếu 90 triệu người Việt Nam, 8 tỷ người trên hành tinh nhất tề phản đối thì Trung Quốc không dám làm càn.
Thưa ông, có ý cho rằng, muốn bảo vệ đất nước, muốn đất nước phát triển thì đã đến lúc phải nhận thức được ai là bạn, ai là thù. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Tư duy nước này là bạn, nước kia là kẻ thù là sai với Nghị quyết của Đảng. Chính một số cán bộ, thậm chí cán bộ có trọng trách, đã diễn giải sai Nghị quyết, làm mất phương hướng đấu tranh. Tôi là một trong những người tham gia viết Nghị quyết về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới năm 2003. 10 năm sau, năm 2013, chúng ta có Nghị quyết bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Nhưng có một luận điểm mà Nghị quyết năm 2013 không thay đổi so với năm 2003. Đó là ta không xác định ai là kẻ thù cả. Nghị quyết của Đảng nói thế này: Những ai ủng hộ sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, ủng hộ đường lối đổi mới của Việt nam thì đó là đối tác của chúng ta.
Bất cứ những ai xâm phạm đường lối đổi mới, phát triển theo định hướng XHCN; bất kể những ai mà xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì đấy đều là đối tượng đấu tranh. Vì thế nghị quyết mới nói trong đối tượng có đối tác. Trong đối tác có đối tượng. Ví dụ Mỹ là đối tác kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ quan trọng nhất, nhưng nếu họ lại tìm mọi cách để xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng thì về mặt này họ lại là đối tượng để đấu tranh. Ngược lại, Trung Quốc là nước láng giềng, họ là đối tác về kinh tế, nhưng họ lại xâm phạm chủ quyền của ta ở biển Đông nên họ là đối tượng đấu tranh trong lĩnh vực này. Nghị quyết nói rõ ràng mạch lạc thế cơ mà. Chứ còn ai nói rằng Mỹ là kẻ thù vĩnh viễn, Trung Quốc là bạn vĩnh viễn thì đấy là ngụy biện, xuyên tạc Nghị quyết của Đảng và phản bội lại lợi ích dân tộc.
Trung Quốc sắp khống chế toàn bộ Biển Đông
Trung Quốc cứ ngày càng lấn tới, nếu chúng ta cũng cứng rắn chống lại thì điều tồi tệ nhất là sẽ dẫn tới chiến tranh. Liệu điều xấu nhất ấy có xảy ra không, theo ông?
- Theo tôi thì Trung Quốc chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh. Mà họ cũng chẳng dại gì lại đi phát động chiến tranh cả. Họ đang áp dụng chiến lược của Quản Trọng (một chiến lược gia tài ba thời Xuân Thu, 685 TCN- NV) “Không đánh mà vẫn thắng”.
Vậy, theo ông thì Trung Quốc sẽ hành động như thế nào trong thời gian tới?
- Nếu chúng ta không có những hành động mạnh, quyết liệt thì chỉ trong vòng 15 tháng nữa (đến nửa đầu năm 2017) Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ biển Đông. 15 tháng còn lại kể từ tháng 4 năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hoàn thiện tất cả các căn cứ quân sự ở biển Đông, đưa máy bay ném bom chiến lược H-6, H-6K xuống sân bay đá Chữ Thập, đưa máy bay tiêm kích J-10, J-11 xuống sân bay Gạc Ma, lắp thêm hàng chục ra đa tần số cao phục vụ quân sự ở các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa; đưa thêm các tên lửa hành trình YJ-62 chống hạm, đưa một loại tên lửa đạn đạo tầm bắn 1.400km đến Phú Lâm và các đảo khác nữa. Coi như họ hoàn thiện hệ thống quân sự trên biển Đông và khống chế hoàn toàn biển Đông.
Chẳng lẽ chúng ta chấp nhận điều ấy?
-Nếu ta cứ ngồi yên như hiện nay thì họ sẽ làm như vậy.
Trước tình thế như vậy, là người có nhiều năm nghiên cứu về tình hình biển Đông, theo ông Việt Nam cần phải làm gì?
- Trung Quốc trắng trợn thay đổi hiện trạng như vậy trên biển Đông mà ta phản ứng của chúng ta mới chỉ ở mức Người phát ngôn Bộ Ngoại giao thì không được. Phải là ở cấp cao nhất. Phải là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao gửi công hàm cho Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc. Phải là Thủ tướng Chính phủ gửi công hàm cho Thủ tướng Trung Quốc. Phải là Chủ tịch nước, Tổng Bí thư gửi cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc công hàm phản đối chuyện này, nhắc lại với họ rằng, Việt Nam rất quý trọng quan hệ Việt- Trung, nhưng những việc làm của Trung Quốc trên biển Đông đã đi ngược lại hệ thống luật pháp quốc tế, đi ngược lại 7 lần Lãnh đạo Trung Quốc cam kết với Việt Nam. Ông Hồ Cẩm Đào, ông Ôn Gia Bảo: 3 lần hứa với Việt Nam. Ông Tập Cận Bình: 3 lần hứa với Việt Nam. Ông Lý Khắc Cường một lần hứa với Việt Nam. 7 lần hứa, nhưng không thực hiện. Sau đó thông báo kịp thời thực trạng biển Đông cho người dân biết.
Còn người dân có được quyền phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc bằng các hình thức như biểu tình chẳng hạn?
- Quan điểm của tôi là cho phép người dân biểu tình trong trật tự luật pháp. Ở nông thôn, ở thành phố người dân được biểu tình. Hàng ngàn người xuống đường không ảnh hưởng đến các hoạt động của xã hội, chỉ hô vang các khẩu hiệu: “Trưởng Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam!”, “Phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm chiếm trái phép lãnh thổ Việt nam!”. Hô khẩu hiệu rền vang từ núi rừng, nông thôn đến thành phố phản đối Trung Quốc quân sự hóa biển Đông, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Tuy nhiên không cho phép ai kích động người dân chống Trung Quốc một cách cực đoan. Chúng ta phải phân biệt 1 tỷ 300 triệu người Trung Quốc với nhà cầm quyền Bắc Kinh. Người dân Trung Quốc họ cũng nhân hậu lắm, hòa hiếu như người Việt Nam thôi, chứ đừng có “vơ đũa cả nắm”. Tại sao chúng ta lại không hoan nghênh những người dân Trung Quốc ủng hộ Việt Nam? Đi biểu tình một cách văn minh, không ảnh hưởng đến trật tự giao thông, không đụng chạm đến sứ quán và các cơ quan đại diện, văn phòng, doanh nghiệp của Trung Quốc.
Xin cám ơn ông!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nộ thời bao cấp 1978

Phần nhận xét hiển thị trên trang