Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 22 tháng 6, 2016

Indonesia tuyên bố kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế


Indonesia quyết kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế sau rất nhiều nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông.
Phát biểu tại Jakarta hôm 21/3, Bộ trưởng Bộ Nghề cá và Các vấn đề về biển Indonesia, bà Susi Pudjiastuti khẳng định những nỗ lực của nước này trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông đang bị phá hoại, đồng thời tuyên bố có thể đưa vụ đụng độ với nhất với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
“Trong nhiều năm qua, Indonesia đã theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở biển Đông. Tuy nhiên, với sự việc diễn ra ngày hôm qua (hôm 20/3), chúng tôi cảm thấy nỗ lực của mình bị phá hoại”, bà Pudjiastuti nói.
Indonesia tuyen bo kien Trung Quoc ra toa quoc te
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết Jakarta đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với hành động trái phép của tàu tuần duyên và tàu cá Trung Quốc trong cuộc gặp nói trên.
Cụ thể, bà Marsudi cho biết ngày 19/3 các tàu tuần duyên của Indonesia đã tiến hành truy đuổi sau khi phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Trong quá trình cẩu chiếc tàu cá này lên tàu của Indonesia, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia. Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi, nhưng toàn bộ thủy thủ đoàn 8 người của tàu cá bị bắt giữ.
Phía Trung Quốc đã lên tiếng yêu cầu phía Indonesia phải “thả ngay những ngư dân Trung Quốc bị Indonesia bắt và đảm bảo an toàn cho họ”.
Indonesia tuyen bo kien Trung Quoc ra toa quoc te
Trung Quốc sử dụng tàu Cảnh sát biển khuyến khích và hỗ trợ trực tiếp ngư dân đánh bắt cá trái phép.
Việc Indonesia kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế đi sau loạt phản ứng Nhật Bản cũng có dự tính theo chân Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc.
 Đảng cầm quyền Nhật Bản hôm 16/3 kêu gọi chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí trái phép ở biển Hoa Đông.
“Nếu Trung Quốc thờ ơ trước yêu cầu đó, chính quyền cần phải có hành động. Mọi người đều đồng ý rằng chúng ta không nên né tránh động thái đưa vấn đề này lên tòa án trọng tài quốc tế, cần bắt đầu xem xét khả năng đó”, Nghị sĩ Đảng Dân chủ Tự do (LDP) Yoshiaki Harada, người đứng đầu ủy ban phát triển nguồn tài nguyên ở biển Hoa Đông nói.
Trước đó, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại The Hague, Hà Lan, liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở biển Đông. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh phản ứng một cách giận dữ và tuyên bố không tham gia.
Kim Hoa (Tổng hợp)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Xem ra có vẻ hoang đường!

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Ba, ngày 21 tháng 6 năm 2016 | 21.6.16

IMG_4207
Đền thờ Hoàng hậu Trình Thị ở Đồng Xâm.
Lữ Gia, cái tên của vị tướng nước Nam Việt tận trung vì nước, kiên quyết chống lại Hán quân xâm lăng, được người Việt qua các thời đại tôn vinh, cho dù không ít người vẫn đặt nghi ngờ về tính chính thống của nhà Triệu Nam Việt. Ngọn nguồn của thừa tướng Lữ Gia phải kể bắt đầu từ Triệu Vũ Đế, người sáng lập ra nước Nam Việt.

Vũ Đế họ Triệu tại làng Đồng Xâm (Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình) đã kết duyên với bà Trình Thị. Trình Thị không phải là người con gái họ Trình, ở khu vực Đồng Xâm không hề có gia tộc họ Trình. Trình Thị đọc thiết âm là Trĩ. Đây là tên cúng cơm của Lữ Hậu, người vợ đã cùng Lưu Bang dựng nghiệp. Lưu Bang và Lữ Hậu mới là khởi nguồn thực sự câu chuyện về thừa tướng Lữ Gia nước Nam Việt.

Đất Thái Bình chẳng phải địa danh xa lạ gì trong cổ sử Trung Hoa vì Thái Bình đọc thiết âm làBái, là nơi Lưu Bang dựng cờ khởi nghĩa. Dưới chế độ hà khắc của nhà Tần, Lưu Bang được nhân dân đất Bái tôn làm Bái Công, lãnh đạo cuộc nổi dậy chống Tần của người Việt.

Triệu Vũ Đế ở Thái Bình là Bái Công Lưu Bang, người đã dẫn quân vào Quan Trung của nhà Tần năm 206 TCN, chiếm lại 3 quận lớn mà Tần Thủy Hoàng lập ra trên đất Việt trước đó (Quế Lâm, Tượng và Nam Hải). Triều đại nhà Hiếu bắt đầu được tính từ đây. Năm 206 TCN là năm Hiếu Cao Tổ thứ nhất. Sử Tàu tráo đổi, biến triều Hiếu thành Hán, gọi triều đại do Lưu Bang lập nên là Tây Hán, cho dù Lưu Bang khởi nghĩa từ đất Thái Bình, là một người Việt chính cống.

Lưu Bang còn được sử Việt chép thành Nam Việt đế Lý Bôn người ở phủ Long Hưng đất Thái Bình. Hiện ở Thái Bình còn lưu đậm đặc các di tích, thần tích về thời kỳ Tiền Lý này vì đây là nơi nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Tần của Lý Bôn – Lưu Bang. Hoàng hậu của Lý Bôn ở Thái Bình được các thần tích chép là bà Đỗ Thị Khương. Đỗ Thị Khương hay Trình Thị thực chất đều là Lữ Hậu, người đã giúp Lý Bôn – Triệu Vũ Đế – Lưu Bang diệt Tần phá Sở, lên ngôi đế vương của thiên hạ Trung Hoa.

Họ Lữ là những đại công thần khởi lập của triều Hiếu nên đều đã được phong tước hậu. Những người anh của Lữ Hậu là Lữ Thai được phong là Lịch hầu, còn Lữ Sản là Giao hầu. Lịch là đọc sai của Lạc. 2 chức vụ Lịch hầu và Giao hầu của anh em họ Lữ càng cho thấy Giao Chỉ – Lạc Việt là vùng đất khởi nghiệp của Lưu Bang – Lữ Hậu.

Hiếu Cao Lưu Bang mất, Lữ Hậu lên nắm toàn quyền triều chính, phế lập các vị đế họ Lưu theo ý mình. Lữ Hậu đã nhiều lần muốn phá bỏ cam kết ăn thề từ thời Lưu Bang “Ai không phải họ Lưu mà làm vương thì thiên hạ cùng nhau đánh nó”. Bà thái hậu này đã ép các quân thần và phong vương cho gia tộc họ Lữ. Tước vương đầu tiên được phong cho Lịch hầu Lữ Thai làm Lữ vương, tức là vua của vùng đất Lữ.

Đất Lữ là quê của Lữ Hậu, tức là vùng đất Bái – Thái Bình. Lữ Vương là một vị trí chức vụ rất quan trọng dưới thời nhà Lữ Hậu vì đó là người phụ trách hậu phương của họ Lữ. Người đầu tiên nắm chức Lữ Vương là Lữ Thai, anh của Lữ Hậu. Lữ Thai mất, thái tử Gia thay thế được lập làm Vương. Sau đó, Gia ăn ở kiêu ngạo hống hách, nên bị phế truất, cho Lữ Sản… làm Lữ Vương”. Mấy tháng sau, Lữ Sản được dời làm Lương Vương và làm thái phó. Lữ Hậu lập Bình Xương hầu Lữ Thai làm Lữ Vương, đổi tên đất Lương gọi là đất Lữ và đất Lữ đổi là Tế Xuyên(Sử ký Tư Mã Thiên, Lữ Hậu bản kỷ).

Việc đổi Lữ Sản làm Lương Vương và đổi tên đất Lương thành đất Lữ cho thấy thực chất Lữ Sản vẫn giữ vai trò của Lữ Vương (vua đất Lữ). Còn vùng đất Lữ trước đây đổi thành Tế Xuyên (Tam Xuyên?) do một vị hầu tước khác cai quản.

Khi Lữ Hậu mất, Lữ Sản làm binh biến định dành ngôi vị nhưng không thành, bị đám cận thần trung thành với họ Lưu giết chết. Trong sự kiện này “những người họ Lữ không kể trai gái, già trẻ đều chém hết”. Tuy vậy, Sử ký không nói gì đến vị Lữ Vương cuối cùng là Bình Xương hầu Lữ Thai sau cuộc binh biến này ra sao. Một vị vương chủ chốt, nắm toàn bộ hậu phương của họ Lữ, do chính Lữ Hậu quan tâm gây lập nên qua mấy đời chắc chắn phải có vai trò rất lớn đối với sự nghiệp của họ Lữ. Vậy mà tung tích của vị này lại không hề được nhắc tới.

Sử ký bàn: “Cao Hậu người đàn bà làm chủ, gọi mệnh lệnh của mình là “chế” nhưng việc chính sự không ta khỏi nhà, thiên hạ yên lành”. Có thật là “thiên hạ yên lành”, không ảnh hưởng gì bởi sự tiếm quyền của họ Lữ? Yên lành gì mà ngay sau khi Lữ Hậu mất ở phương Nam bỗng nhiên nổi lên nước Nam Việt của Triệu Đà, chiếm mất cả nửa diện tích Trung Quốc:

“Cao Hậu mất… Đà nhân đó dùng uy lực uy hiếp nơi biên giới, đem đồ đạc của cải đút lót các nước Mân Việt, Tây Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc theo mình. Đất đai của Đà chiều ngang có hơn vạn dặm. Đà bèn đi xe mui lụa mầu vàng cắm cờ tả đạo, mệnh gọi là “chế”, chẳng kém gì Trung Quốc”.

Đặc biệt hơn nữa lúc này trong triều Nam Việt nhà Triệu bỗng xuất hiện Thừa tướng Lữ Gia. Theo Sử ký thì Lữ Gia dưới thời Triệu Anh Tề đã làm thừa tướng tới ba đời vua, tức là từ Triệu Vũ Đế, Triệu Văn Đế tới Triệu Minh Vương (Anh Tề). Như vậy Lữ Gia là thừa tướng của nhà Triệu ngay từ vị vua Triệu lập quốc đầu tiên sau khi Lữ Hậu mất.

Sử sách của nhà Hiếu (Sử ký Tư Mã Thiên) đã dấu đi hoặc đã cố ý không nói tới một sự thật. Sự tiếm ngôi của họ Lữ đã không hề kết thúc một cách yên lành sau khi Lữ Hậu mất. Họ Lữ ở kinh thành Trường An bị giết hết nhưng vẫn còn vị Lữ Vương cuối cùng, người nắm giữ vùng đất Lữ ở phương Nam. Đây chính là thừa tướng Lữ Gia của Nam Việt. Vị Lữ Vương này đã lập một người cháu của Lưu Bang lên làm vua Triệu của nước Nam Việt, bắt đầu thế đối kháng Bắc Nam. Vua Triệu xưng đế ngang với nhà Hiếu ở phương Bắc.

Diễn biến tiếp theo của nước Nam Việt thì như đã biết, sau khi Minh Vương Triệu Anh Tề mất, thái tử Hưng lên ngôi là Triệu Ai Vương. Thái hậu Cù Thị, truyền thuyết Việt gọi là Cảo Nương, con của Triệu Quang Phục, có ý theo về với nhà Hiếu ở phương Bắc. Tất nhiên thừa tướng Lữ Gia không đời nào đồng ý việc này vì mối thù diệt tộc khi Lữ Hậu mất vẫn còn đó, và họ Lữ đã mất công mấy đời gây dựng nước Nam Việt để có lãnh thổ riêng, vương quyền riêng, không thể nào lại hàng nhà Hiếu. Lữ Gia nhanh chóng giết mẹ con Cù Hậu, lập Triệu Kiến Đức lên ngôi và tích cực chiến đấu chống quân nhà Hiếu.

Khi kinh đô Phiên Ngung của Nam Việt thất thủ, vua Triệu Kiến Đức cùng Lữ Gia và cả gia đình hoàng thân quốc thích hàng trăm người đã lên thuyền đi về phía Tây. Phía Tây của Phiên Ngung (Quảng Đông) tức là đất Giao Chỉ, là miền đất gốc của họ Lữ từ thời Lữ Hậu (đất Bái). Không may, khi thuyền vừa mới tới miền đất cũ của họ Lữ, vua Triệu cùng Lữ Gia bị quân nhà Hiếu truy sát bắt được.

IMG_4785
Đền thờ Lữ Gia ở chân núi Gôi.
Câu chuyện thảm thương, kết thúc một triều đại này trong sử Việt được truyền thuyết kể thành chuyện Triệu Việt Vương bị Hậu Lý Nam Đế đuổi, chạy đến cửa Đại Ác thì đường cùng, ra biển mà mất. Đại Ác là cửa sông Đáy đổ ra biển, nay còn di tích đền Độc Bộ (Ý Yên, Nam Định) thờ Triệu Quang Phục, “cháu đời xa của Triệu Vũ Đế”. Gần đó ở chân núi Gôi (Vụ Bản, Nam Định) là nơi thừa tướng Lữ Gia tử trận. Ngôi đền thờ vị tể tướng 4 đời vua Triệu này còn lưu câu đối, nói tới chí khí kiên cường chống giặc của Lữ Gia:

趙氏有天存社稷
漢人無地出楼船
Triệu thị hữu thiên tồn xã tắc
Hán nhân vô địa xuất lâu thuyền.
 
Dịch:
Còn trời họ Triệu còn xã tắc
Không Hán, lên thuyền đất chẳng chung.

Trong truyền thuyết Việt câu chuyện Lữ Gia không kết thúc ở đây. Sau thất bại ở Phiên Ngung Lữ Gia đã lui về vùng phía Tây dựng phòng tuyến chống lại quân nhà Hiếu. Đó là phòng tuyến bên sông Lô với các di tích về Lữ Gia ở 2 bên bờ sông ở Việt Trì và Lập Thạch. Cũng có chỗ là ở vùng đất Hà Tây (cũ), như các di tích Linh Tiên quán (Hoài Đức), nơi tương truyền Lữ Gia đã gặp tiên đánh cờ.

P1010119
Nghi môn Linh Tiên quán.
Câu đối ở quán Linh Tiên :
聖駕仙棋趙承留勝跡
靈僊古觀三教顯名藍

Thánh giá tiên kỳ Triệu thừa lưu thắng tích
Linh tiên cổ quán tam giáo hiển danh lam.

Dịch

Thánh giá cờ tiên, Triệu tướng lưu thắng tích
Linh Tiên quán cổ, Tam giáo tỏ danh lam.

Trong huyền sử Việt Lữ Gia còn được kể dưới một loạt các tên khác nữa. Đó là Đỗ Động tướng quân Đỗ Cảnh Thạc ở vùng Thanh Oai – Quốc Oai (Đỗ động). Họ Đỗ ở đây cũng giống như trường hợp Lữ Hậu ở Thái Bình được gọi là Đỗ Thị Khương. Đỗ Cảnh Thạc bị sử Việt ghép thành 1 trong 12 sứ quân của thời Đinh Bộ Lĩnh, cách sau đó hơn nghìn năm.

P1130096
Đình Giá ở Yên Sở trong ngày hội.
P1240859
Đình Lợ ở thôn Mai Trung thờ Lữ Gia, thầy dạy của Trương Hống, Trương Hát.
Truyền thuyết Việt còn kể về thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu dưới tên nhân vật Lý Phục Man. Lý Phục Man là đại tướng của Lý Nam Đế, khi tử trận được người nhà là Trương Hống, Trương Hát đưa về an táng tại làng Yên Sở (Hoài Đức, Hà Nội). Lý Phục Man cũng được gọi là Đỗ Động tướng quân. Nơi mất của Lữ Gia – Lý Phục Man – Đỗ Cảnh Thạc đều ở dưới chân Sài Sơn là chứng thực rõ nhất rằng cả 3 sự tích này đều là về vị thừa tướng họ Lữ lẫy lừng của nhà Triệu Nam Việt.
Về Lữ Gia còn có thêm một dẫn chứng liên hệ nữa. Ở thôn Mai Trung xã Mai Đình (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có đình Lợ hay gọi là đình Mới thờ Lữ tể tướng nhà Triệu. Tuy nhiên đây lại là di tích nằm trong trong cụm di tích làng Mai thờ anh em Trương Hống, Hát, Lẫy, Lừng và Đạm Nương cùng con thứ của Trương Hống là Trương Kiều. Lễ hội Mai Thượng ở Hiệp Hòa bên dòng sông Cầu tới nay vẫn là một lễ hội lớn, đặc sắc bởi màn tung hoa (bánh dày) để tưởng nhớ tới thánh Trương Kiều, hy sinh theo cha lúc mới 8 tuổi tại đây. Theo sự tích ở thôn Mai Trung thì Lữ Gia là thầy dạy của 5 vị thánh họ Trương.
Sự tích về thánh Tam Giang ở Vân Mẫu (Quế Võ, Bắc Ninh) cũng kể anh em họ Trương đã theo học tiên sinh Lã Thị người hương Chu Minh, lộ Bắc Giang. Tới khi Triệu Quang Phục khởi nghĩa ở đầm Dạ Trạch thì cả nhà họ Trương cùng dấy binh theo về… Triệu Quang Phục phong Trương Hống làm thượng tướng quân, Trương Hát làm phó tướng quân, Lã tiên sinh làm quân sư, Trương Lừng, Trương Lẫy làm tỳ tướng, Đạm Nương làm hậu binh lương và lo kế sách đánh giặc.
Thật khó hiểu vì sao thừa tướng nước Nam Việt ở thời kỳ trước Công nguyên lại làm “thầy” của các vị tướng thời Triệu Việt Vương, mà theo chính sử ngày nay là vào thế kỷ 6 sau Công nguyên. Chỉ khi xác định Triệu Quang Phục là vua Triệu nước Nam Việt thì thừa tướng Lữ Gia mới là cùng thời với anh em họ Trương.

Lữ Gia là “thầy” của Trương Hống, Trương Hát. Chữ “thầy” ở đây không phải là thầy dạy học. Thầy nghĩa là cha. Lữ Gia là bố của anh em họ Trương, hay anh em Trương Hống Trương Hát mang họ Lữ. Cũng chính Trương Hống, Trương Hát là “người nhà” đã đem thi hài của Lữ Gia về an táng ở Yên Sở dưới chân núi Sài trong thần tích về Lý Phục Man ở Yên Sở.

Và cũng Trương Hống, Trương Hát là những người tiếp tục sự nghiệp của cha mình để làm nên cuộc khởi nghĩa tiếp theo ở đất Phong Châu. Trương Hống, Trương Hát chính là Trưng Trắc, Trưng Nhị. Các vị nữ vương này mang họ Lữ/Lã của gia tộc họ Lữ và nối tiếp truyền thống “quần thoa anh kiệt” từ tiền nhân là Lữ Hậu. Sông Như Nguyệt (sông Cầu) mới là dòng Lãng Bạc nơi nổ ra cuộc chiến ác liệt giữa quân của Trưng Vương và Phục Ba tướng quân.

Dòng họ Lữ của nhà Triệu Nam Việt sau thất bại của Trưng Vương vẫn còn cầm đầu các cuộc nổi dậy tiếp theo với sự kiện Triệu Quốc Đạt – Triệu Thị Trinh chống Mã Viện nhà Đông Hán. Họ Triệu của anh em Bà Triệu cho liên hệ với nhà Triệu Nam Việt. Lệ Hải bà vương Triệu Ẩu có thể mang họ Lữ/lã vì Lệ Hải thiết . Khu vực khởi nghĩa của Bà Triệu được gọi là nước Nam Triệu, là tiền thân của nước Nam Chiếu thời kỳ sau này (Truyện Nam Chiếu, Lĩnh Nam chích quái).

Lịch sử luôn diễn biến theo quy luật, không có gì tự nhiên mà có. Các triều đại, các cuộc khởi nghĩa thời đầu Công nguyên ở nước Nam đã nối tiếp nhau và được xuyên suốt bởi một dòng họ Lữ từ khi Lữ Hậu theo Lưu Bang thấy rồng vàng bay lên trên sông Nhị Hà tới khi Bà Triệu tử tiết ở Tượng Sơn. Cái khí tiết anh hùng “mẹ truyền con nối” ấy thật đáng khâm phục, để lại cho đời sau cả một trang sử hào hùng, phát triển nền tảng của nước Nam người Việt qua mấy trăm năm.

(Bách Việt trùng cửu)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nói tóm lại: Định hướng và bao cấp trái với quy luật tự nhiện:

Nguồn gốc thảm họa kinh tế của Venezuela

Print Friendly
venez2
Nguồn: Ricardo Hausman, “Overdosing on Heterodoxy Can Kill You”, Project Syndicate, 30/05/2016
Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008, người ta đã quá quen với việc ca thán các nhà kinh tế vì đã không dự đoán được thảm họa này, đưa ra các giải pháp phòng ngừa sai lệch, hoặc thất bại trong việc khắc phục khủng hoảng sau khi nó xảy ra. Người ta liên tiếp kêu gọi một tư duy kinh tế mới và điều này là thích đáng. Thế nhưng, những điều mới có thể không tốt và những cái tốt lại chưa chắc đã mới.
Dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng Văn hóa Trung Quốc là một nhắc nhở về điều gì có thể xảy ra khi tất cả những quan điểm chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ. Thảm họa hiện nay tại Venezuela là một minh chứng khác: Một quốc gia đáng lẽ phải giàu mạnh đang phải chịu đựng cuộc suy thoái trầm trọng nhất thế giới, lạm phát cao nhất và sự sa sút nặng nề các chỉ số xã hội. Người dân Venezuela dù sống trên trữ lượng dầu lớn nhất thế giới nhưng lại đang đói khát và chết dần vì thiếu thực phẩm, thuốc men.
Khi thảm họa còn âm ỉ, Venezuela đã được tán dương bởi tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc, Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh, Lãnh đạo Công Đảng Anh Jeremy Corbyn, cựu Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Trung tâm Nghiên cứu Chính sách của Mỹ và một số tổ chức khác nữa.
Vậy thế giới nên học được điều gì từ việc sa sút dẫn tới thảm họa của Venezuela? Nói ngắn gọn, Venezuela chính là điển hình về sự nguy hiểm khi bác bỏ các nguyên tắc kinh tế nền tảng.
Một trong những nguyên tắc nền tảng đó chính là ý tưởng rằng để đạt được các mục tiêu xã hội, việc sử dụng thị trường sẽ tốt hơn là áp chế nó. Xét cho cùng, thị trường về bản chất là một hình thức tổ chức tự thân thông qua đó mọi người cố gắng kiếm sống bằng cách làm những việc mà người khác thấy có giá trị. Ở hầu hết các nước, mọi người mua thực phẩm, xà phòng, giấy vệ sinh mà không vấp phải cơn ác mộng về chính sách quốc gia như tại Venezuela.
Nhưng giả sử nếu bạn không thích các kết quả do thị trường mang lại thì sao? Các học thuyết kinh tế tiêu chuẩn đề xuất ý tưởng rằng bạn có thể tác động lên các kết quả đó qua việc đánh thuế một số giao dịch, chẳng hạn như thuế khí thải nhà kính, hoặc đưa tiền (trợ cấp) cho một vài nhóm người nhất định, trong khi để mặc thị trường tự điều tiết.
Một quan điểm truyền thống khác, có từ thời Saint Thomas Aquinas, cho rằng giá cả nên “công bằng”. Nền kinh tế đã cho thấy đó thực sự là một ý tưởng rất tệ, bởi vì giá cả là một hệ thống thông tin tạo ra động lực cho người cung cấp lẫn khách hàng nhằm quyết định thứ gì cần sản xuất hoặc mua với số lượng bao nhiêu. Việc khiến giá cả phải “công bằng” đã triệt tiêu chức năng trên của thị trường, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng thiếu hụt thường xuyên.
Tại Venezuela, Luật về Chi phí và Giá cả Công bằng là một lý do khiến người nông dân không trồng trọt. Vì lý do này, các công ty chế biến nông sản đóng cửa. Nói chung, việc kiểm soát giá dẫn tới tình trạng hàng hóa bị đưa vào chợ đen. Từ đó Venezuela, quốc gia có hệ thống kiểm soát giá rộng nhất thế giới, cũng có mức lạm phát cao nhất – đi kèm với đó là việc cảnh sát phải luôn nỗ lực để tống giam các nhà bán lẻ vì đầu cơ tích trữ hàng hóa, thậm chí phải đóng cửa đường biên giới để ngăn buôn lậu.
Định giá hàng hóa (một cách hành chính) là con đường ngắn nhất dẫn tới thất bại. Con đường dài hơn dẫn tới kết cục đó là trợ giá hàng hóa để mức giá thấp hơn chi phí sản xuất.
Những khoản trợ cấp gián tiếp như thế có thể nhanh chóng tạo ra một mớ hỗn độn khổng lồ về kinh tế. Tại Venezuela, việc trợ giá khí đốt và điện lớn hơn cả ngân sách dành cho giáo dục và y tế gộp lại; trợ cấp tỷ giá hối đoái cũng rất lớn. Với mức lương tối thiểu mỗi ngày tại Venezuela, bạn chỉ có thể mua được 227 gram thịt bò hoặc 12 quả trứng, nhưng tới 1.000 lít khí đốt hoặc 5.100 kWh điện (đủ năng lượng cho cả một thị trấn nhỏ). Với số tiền từ việc bán một đôla theo tỷ giá của chợ đen, bạn có thể mua được hơn 100 đô la theo tỷ giá cao nhất của Nhà nước.
Dưới những điều kiện như thế, bạn không thể mua được hàng hóa hoặc đôla với mức giá của Nhà nước. Hơn nữa, do Chính phủ không thể trợ giá liên tục cho các nhà cung cấp để giữ giá thấp, sản lượng sẽ giảm, tương tự như tình trạng đã xảy ra với ngành điện và y tế của Venezuela cũng như các lĩnh vực khác.
Việc trợ giá gián tiếp cũng không hợp lý bởi vì người giàu mua sắm nhiều hơn người nghèo do đó giành được nhiều trợ cấp này hơn. Điều này là nền tảng cho một kinh nghiệm chính thống lâu đời rằng nếu bạn muốn thay đổi kết quả của thị trường, tốt hơn là nên trợ cấp cho người dân trực tiếp bằng tiền mặt.
Một kinh nghiệm truyền thống khác cho rằng việc tạo ra cấu trúc động lực đúng đắn và đảm bảo các kỹ năng cần thiết để điều hành các doanh nghiệp nhà nước là rất khó. Do đó Nhà nước chỉ nên có một vài công ty trong các lĩnh vực chiến lược hoặc trong các hoạt động mà thị trường thường thất bại.
Venezuela đã xem thường các kinh nghiệm trên và tiếp tục chiến dịch công hữu hóa. Cụ thể, sau khi cựu Tổng thống Hugo Chavez tái đắc cử vào 2006, ông đã công hữu hóa các nông trại, siêu thị, ngân hàng, công ty viễn thông, năng lượng, các công ty dịch vụ và sản xuất dầu mỏ, các công ty sản xuất thép, xi măng, cà phê, sữa chua, bột giặt và thậm chí là công ty sản xuất ly thủy tinh. Năng suất đã sụt giảm trong tất cả các ngành này.
Các chính phủ thường gặp khó khăn trong việc cân bằng ngân sách, dẫn đến việc thiếu nợ quá nhiều và các vấn đề về tài chính. Tuy nhiên, sự cẩn trọng về tài khóa lại là một trong những nguyên tắc bị tấn công thường xuyên nhất của kinh tế học chính thống. Nhưng Venezuela đã cho chúng ta thấy được điều gì sẽ xảy ra nếu sự thận trọng về tài khóa bị xem thường và thông tin về ngân sách được xem như bí mật nhà nước.
Venezuela sử dụng đợt bùng nổ về giá dầu mỏ năm 2004-2013 để tăng gấp 5 lần nợ công nước ngoài, thay vì tiết kiệm phòng ngừa tình huống xấu. Cho tới năm 2013, việc vay nợ quá mức của Venezuela khiến thị trường tín dụng quốc tế cấm cửa nước này, buộc chính quyền nước này phải in tiền. Điều này khiến đồng tiền mất giá 98% so với mức chỉ 3 năm trước đó. Khi giá dầu giảm vào năm 2014, Venezuela không đủ sức chịu đựng tác động nữa, với việc sản xuất trong nước và năng lực nhập khẩu sụp đổ, dẫn tới cuộc khủng hoảng hiện nay.
Các học thuyết chính thống phản ánh các bài học đạt được một cách đau thương của lịch sử – tổng kết những gì mà chúng ta xem là đúng. Nhưng không phải tất cả các bài học đó đều đúng. Tiến bộ đòi hỏi phải nhận ra các sai sót, điều mà đến lượt nó lại đòi hỏi tư duy phi chính thống. Nhưng sự học hỏi trở nên khó khăn khi có khoảng cách thời gian dài giữa hành động và hậu quả, giống như khi chúng ta cố điều chỉnh nhiệt độ nước khi đang tắm dưới vòi hoa sen. Khi thời gian phản ứng chậm, việc tìm tòi tư duy phi chính thống là cần thiết, nhưng nên làm hết sức cẩn trọng. Còn nếu tất cả tư duy chính thống bị ném ra ngoài cửa sổ, bạn sẽ gặp phải thảm họa giống như cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trong quá khứ và tình cảnh Venezuela hiện nay.
Ricardo Hausmann là cựu Bộ trưởng Kế hoạch của Venezuela và cựu Kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, và là Giáo sư ngành Thực hành Phát triển Kinh tế tại Đại học Harvard, nơi ông giữ chức Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế.
Copyright: Project Syndicate 2016 – Overdosing on Heterodoxy Can Kill You
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/06/23/nguon-goc-tham-hoa-kinh-te-venezuela/#sthash.9IERDU2R.dpuf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

MÁY BAY BỊ CAN NHIỄU THÌ SAO?



Thằng em chuyên gia điện tử hàng không có nhiều năm tu nghiệp nước ngoài, rủ đi uống bia. Mình hỏi nó chú có đọc facebook thiên hạ rần rần chuyện can nhiễu với vùng nhận dạng? Nó nói em nghe rồi, chả buồn để mắt để tai.

https://www.mistralsolutions.com/wp-content/uploads/2014/06/electronic-warfare1.gif

Sau đây là câu chuyện tóm tắt giữa mình và nó.

Hỏi: Một máy bay chiến đấu có thể bị can nhiễu không?

Đáp: Có!

Hỏi: Can nhiễu có làm máy bay chiến đấu rơi hay không? Vì sao?

Đáp: Đầu tiên cần nói một chút về nhiễu và can nhiễu, nội dung nó dài và phức tạp, viết ra thì phải chục trang giấy nhưng em nói với anh thế này: Nhiễu thông tin vô tuyến điện là ảnh hưởng của năng lượng không cần thiết làm giảm chất lượng, gián đoạn hoặc bị mất hẳn thông tin của phương tiện bay. Nó có ba mức là nhiễu cho phép, nhiễu chấp nhận được và nhiễu có hại. Nguyên nhân thì có nhiều: nhiễu trùng kênh, nhiễu kênh kề (cái này bác nào dùng radio bị nhiễu sóng thì biết, đài này đang nói thì đài khác chen vào). Ngoài ra còn có cả chục lý do khác như do bức xạ hoặc bị can nhiễu bởi nguồn phát vô tuyến khác có công suất lớn hơn.

Can nhiễu không thể làm máy bay rơi. Khi chế tạo một cái máy bay, điều đầu tiên các kỹ sư điện tử nghĩ đến là bị nhiễu sóng vô tuyến đối với hoạt động dẫn đường. Vì thế người ta đã tính cả rồi, sóng vô tuyến dù bị nhiễu cũng không thể làm tê liệt việc điều khiển máy bay, như cái ô tô xịn nếu tắt định vị và tắt chế độ lái tự động thì anh vẫn điều kiển nó bình thường.

Hỏi: Với Su 30MK2 thì sao?

Đáp: Su 30 MK2 có 6 hệ thống dẫn đường: Hệ thống dẫn đường tự động của máy bay; la bàn từ; dẫn vô tuyến (cái này là thứ có thể bị can nhiễu); hệ thống định vị bằng cột phát sóng phát thanh mặt đất; tiêu mặt đất. Ngoài ra có thêm GPS lắp sau. Cứ cho là bị can nhiễu thì những phương tiện còn lại vẫn giúp phi công điều khiển máy bay trở về an toàn.

Hỏi: Vậy sao trên mạng họ nói kinh thế?

Đáp: Thứ nhất là họ bị điên; thứ hai là họ chỉ nói những gì họ thích nghe; thứ ba là họ dốt ngoại ngữ vì mấy thứ em nói, đứa nào có kiến thức về thiên văn, hàng không và biết tiếng Nga hoặc tiếng Anh đều có thể tìm thấy trên mạng. Thứ tư là họ không dốt nhưng vẫn nói cho sướng mồm.

Hỏi: Có thể can thiệp tác chiến điện tử để chiếm quyền điều khiển một chiếc máy bay quân sự không?

Đáp: Hiện nay thì không, nếu có chỉ có trong phim, vì hai lý do:

Thứ nhất về kỹ thuật, trên máy bay có ông phi công. Bay chiến đấu không ai để chế độ lái tự động cả. Cũng chưa có thằng nào siêu đến nỗi chiếm quyền điều khiển một cái máy bay bằng can thiệp máy tính cả. Mà nếu có thì chỉ cần tắt nó đi rồi lái. Trên thực tế cũng chưa có vụ này.

Thứ hai, nếu có, thì cái thằng chiếm quyền điều khiển một máy bay chiến đấu của nước khác đã tự đặt nhau vào tình trạng chiến tranh do nó phát động.

Hỏi: Vùng nhận dạng phòng không có ý nghĩa như thế nào?

Đáp: Hehe có ý nghĩa chính trị thôi anh. Nếu một nước tự ý đặt ra vùng nhận dạng phòng không mà mình chấp nhận, thì không nói làm gì. Nếu không được các nước liên quan chấp nhận, mà có máy bay vào, nó cản trở là sai, nó bắn hạ thì nó chết vì chính nó phát động chiến tranh.

Hỏi: Tàu sân bay của Trung Quốc có chức năng gì?

Đáp: Tàu ấy có chức năng là một tàu vận tải quân sự dùng để chở máy bay và trang trí cho đẹp. Lý do là khó mà nuôi được nó. Hiện nay nếu thực chiến, Mỹ là nước duy nhất có tàu sân bay đúng nghĩa, các nước khác nếu có cũng chỉ là tàu chở máy bay chiến đấu thôi chứ không phải tàu sân bay đúng nghĩa.

Hỏi: Sao không nuôi nổi?

Đáp: Vì nó quá tốn phi công. Từ sau thế chiến 2, tính từ 1946 đến nay Mỹ mất 5000 phi công trong bay huấn luyện, bình quân mỗi năm cỡ hơn 60 phi công tử nạn. 90% số này là chết khi đang tập cất hạ cánh từ tàu sân bay. Những trường hợp nhảy dù bỏ máy bay chưa tính. Nếu tính huấn luyện chiến đấu, một trong những nước ít tổn thất nhất là VN mình.

Hỏi: Tốn kém thế nhưng vẫn phải huấn luyện?

Đáp: Đa số máy bay chiến đấu trên thế giới đều bị loại biên khi chưa từng tham gia chiến đấu, đó là hạnh phúc của nhân loại. Huấn luyện là để phòng bị nhằm đảm bảo chiến đấu và chiến thắng, chứ có ai mong chiến tranh đâu!

Hỏi: Những sân bay xây dựng trái phép trên Biển Đông có ý nghĩa như thế nào trong chiến đấu?

Đáp: Nó có ý nghĩa trong kiểm soát thời bình, không có ý nghĩa nhiều trong chiến đấu vì không bảo vệ nổi. Đường băng và cơ sở mặt đất phục vụ bay có thể hỏng ngay sau khi ăn một trái bom, hoặc một loạt pháo phản lực đầu tiên. Như vậy nếu muốn chơi nhau thì căn cứ Hải Nam mới là chủ đạo. Nhưng căn cứ này chỉ có ý nghĩa khi có một thệ thống tiếp dầu trên không cực tốt nếu muốn đánh xa. Còn không có tiếp dầu thì họ có thể bay tới tham quan rồi bay về. Đêm dài lắm mộng, đường bay dài thì dễ bị đánh chặn.

Hỏi: Tóm lại ý chú mày là?

Đáp: Là chúng ta không nên quá đau đớn hoặc tâm tư khi đọc facebook, mà nên học hỏi để biết anh ạ!

Nguyễn Đức Hiển

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Sao không bẩu sớm?

TAN XÁC LUẬN
(Những kẻ tà tâm không nên đọc bài này, vì chính tà xung đột dễ tẩu hỏa nhập ma!)
Bài này không có “động cơ” bênh vực cho nhà báo Mai Phan Lợi, cũng chưa bao giờ có động cơ chính trị chính em.
Tôi là nhà khoa học, chỉ biết nhìn thẳng vào sự thật.
Dẫu sao Mai Phan Lợi cũng đáng bị trừng phạt về cái tội phản chủ, theo “chó luận” của Nguyễn Như Phong.
Bài này chỉ dùng minh triết của nhân loại để luận về từ “tan xác” mà Mai Phan Lợi đã dùng và chính nó đã loại trừ tư cách nhà báo cách mạng của anh ta.
Kí hiệu ngôn ngữ luôn là “kí hiệu của tư tưởng” (Voloshinov - Chủ nghĩa Marx và triết học về ngôn ngữ), từ “tan xác” cũng như mọi từ ngữ khác không bao giờ trung tính như nhiều người nghĩ. Marx từng kêu gọi hãy trả sự vật về đúng tên gọi của nó. Marx cần sự thật như nó vốn có, nhưng Marx không hiểu rằng, tên gọi sự vật chỉ là quy ước, và các quy ước đều mang tư tưởng hệ. Nho giáo dùng từ “dương vật” cho “nho nhã”, trong khi dân gian thì vẫn nói thẳng tuột “con cặc” một cách “thô tục”. Thực chất một bên muốn trang trọng nâng lên thành siêu quyền lực (dương: sáng, mặt trời), một bên văng bật ra một cách tự nhiên trong thế đối kháng (khi bị áp bức). Đố biết từ nào là đúng tên gọi của sự vật?
Bakhtin đã chỉ ra, bản chất của ngôn ngữ là đối thoại, các từ ngữ tồn tại bình đẳng trong sự tương tác giữa các phát ngôn và bị chi phối bởi các tư tưởng hệ, văn hóa và thể loại.
Ngay đối với một từ, khi sử dụng trong phát ngôn cũng mang tư tưởng hệ với ý thức văn hóa và thể loại rõ nét.
Từ “tan xác” không là ngoại lệ.
Nghĩa của từ “tan xác”, nếu nằm bên ngoài các phát ngôn, đơn giản là không còn nguyên vẹn hình hài, bị vỡ, nát và biến thành cái khác.
Nhưng trong hiện thực các phát ngôn, “tan xác” luôn hàm chứa một cách nhìn, một lập trường, một thái độ do tư tưởng hệ chi phối. Chẳng hạn, máy bay B52 bị tan xác trên bầu trời Hà Nội; quân địch bị tan xác bởi pháo kích của ta. Từ “tan xác” gần như chỉ dành cho địch. Đó là cái văn hóa cách mạng của thời đại anh hùng ca, mà ta thì mới được gọi là “phi công”, còn địch thì bị gọi là “giặc lái”…
Từ “tan xác” thể hiện một thái độ lạnh lùng, một lập trường dứt khoát đối với địch.
Tướng Thệ mang tư tưởng hệ ấy mà phán xét Mai Phan Lợi. Ông nói Mai Phan Lợi làm hoen ố hình ảnh nhà báo cách mạng là vì cách viết mất lập trường, tư tưởng, biến ta thành địch.
Tư tưởng này thường được gọi là tư tưởng hệ cộng sản, nhưng gốc gác thuộc truyền thống Nho giáo Trung Hoa. Mặc dù Khổng Tử lập lờ khi trả lời câu hỏi “chết rồi có còn không?”, nhưng chính ông là người tạo ra đạo thờ người chết. Ông nói với học trò, nếu ta nói chết rồi mà còn thì các ngươi thi nhau chết, còn nói chết rồi là hết thì cha mẹ các ngươi không có ai phụng thờ (Luận ngữ). Thực chất, ông sợ người đời sau quên hay không thờ ông. Vậy là người ta tin, chết rồi vẫn còn nguyên, thể xác thế nào thì hồn thế nấy. Cho nên mới có chuyện vua chúa, quý tộc chết rồi vẫn tiếc xác phàm, đem ướp xác để mong lưu giữ vĩnh cửu. Và ngược lại, hình phạt nặng nhất thời trung cổ là cho chết không toàn thây, như ngũ mã phanh thây, tùng xẻo…
Từ “tan xác” dưới góc nhìn ấy thật nặng nề.
Tư tưởng hệ Nho giáo với định kiến thù địch thì nhìn đâu cũng thấy thù địch. Cho nên thời phong kiến luôn có những cuộc trả thù man rợ theo cách dùng hình phạt phanh thây trên.
Nhưng ở một hệ tư tưởng khác, từ “tan xác” lại nhẹ như lông hồng. Ấy là trong hệ tư tưởng của dân gian, phương Tây cũng như phương Đông, cả Thiên chúa giáo cũng như Phật giáo.
Minh triết dân gian xem con người là sinh thể của tự nhiên, chết hóa thân vào tự nhiên. “Tan xác” là một cuộc hóa thân vào tự nhiên. Dân vùng sông nước tin nguồn gốc sự sống là nước nên có tục thủy táng, cho thân xác phân hủy thành nước. Nàng tiên cá trong cổ tích cuối cùng tan ra thành bọt nước để hóa giải khổ lụy vì tình. Dân vùng núi cao có tục thiên táng, đưa thân xác lên núi cao để chim phanh thây ăn thịt, trả thân xác về trời. Dân đồng cỏ thảo nguyên tin lửa là cội nguồn nên dùng hỏa táng, trả thân xác về với lửa.
Thiên chúa giáo, Phật giáo dựa vào minh triết dân gian, tin con người sinh ra từ cát bụi, thân cát bụi trả về cát bụi.
Kinh Cựu Ước xem thân xác Adam và Eva chỉ là cát bụi mô phỏng hình hài của Chúa Trời. Con người đoạt lấy trí tuệ và tâm hồn từ lúc ăn Trái Cấm và rơi vào tội lỗi. Cũng như Phật giáo xem thân xác tạo nên ngũ uẩn (năm cái thuộc thân xác che lấp sự thực); thực chất ngũ uẩn đều không, nhưng con người thường ngộ nhận là có và rơi vào trạng thái vô minh (Bát Nhã tâm kinh). Càng tiếc xác phàm càng gây oan trái, muôn đời không thể siêu thoát.
Rõ ràng, các chính giáo đều một mực cho rằng, còn thân xác là còn trạng thái vô minh. Chỉ có thể thoát khỏi vô minh khi không còn nuối tiếc thân xác, tức chấp nhận “tan xác” như một cuộc hủy - tạo tự nhiên.
Hiểu người, hiểu mình mới chỉ là tiểu ngộ. Tan xác mới là đại ngộ. Nhà Phật dạy thế!
Nói Mai Phan Lợi dùng từ "tan xác" là "khoét sâu vào đau thương", "xúc phạm" người đã mất là nói bậy!
Thân xác Phật được đệ tử mang đi hỏa thiêu, tan ra thành tro bụi là khoét sâu đau thương hay xúc phạm ư?
Các tướng cũng hay đi chùa, chẳng nhẽ chỉ biết cầu tài, cầu lộc, cầu quan, và cầu... bẻ cổ đứa khác thôi sao?
Xem ra cái thân xác ngàn vàng của tướng Thệ cũng như những người theo giáo phái của ông trong trạng thái cuồng nộ quá mức cần thiết đã rơi vào vô minh khi mang nhà báo Mai Phan Lợi ra xử lí như xử lí một con chó. Nên chăng???
-----------
Tham khảo bài giảng của nhà chùa: “Tan xác là đại ngộ”:
TT Thích Đồng Thường giảng TST tại Từ Ân (US) 2015 p17
YOUTUBE.COM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc sẽ quỵ ngã nếu bị đánh “tử huyệt” chiến lược ở Biển Đông


VietTimes -- Chính tư duy “ quần chúng đông đảo, kinh tế cường thịnh, quân sự hùng mạnh” của một siêu cường hiếu chiến có một điểm yếu chết người, Trung Quốc không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh trên biển. Và càng nguy hiểm hơn nếu cuộc chiến tranh trên biển kéo dài.
Trịnh Thái Bằng - /
Trung Quốc là một quốc gia phụ thuộc nặng nề vào giao thương đường biểnTrung Quốc là một quốc gia phụ thuộc nặng nề vào giao thương đường biển
Năm 2012 một sự kiện lớn trong chiến lược hải dương của Trung Quốc đã hình thành, đó là việc thử nghiệm thành công tàu sân bay Liêu Ninh. Sự kiện này gây sự chú ý và bàn luận của toàn cộng đồng thế giới.
Cùng với việc phục sinh một tàu sân bay cũ của Liên Xô, Trung Quốc tăng cường tuyên bố chủ quyền của mình trên hầu hết Biển Đông, nhưng lực lượng tiên phong chủ lực nhằm thực hiện mục đích thống trị vùng nước này không nằm trong lực lượng hải quân.
Vài tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện một kế hoạch có sức mạnh và hiệu quả lớn hơn nhiều so với những chiến hạm và các tàu chiến khổng lồ đang hiện diện trên biển Đông, kế hoạch thể hiện một nỗ lực giành giật quyền làm chủ trên những vùng nước và hải đảo tranh chấp – sử dụng tàu du lịch với hàng nghìn du khách, được chính quyền Trung Quốc cho phép thực hiện các chuyến du lịch trên các hòn đảo đang có tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng.
Sử dụng tàu du lịch có tải trọng lớn và rất nhiều các loại tàu khác, Trung Quốc đang thực hiện cái gọi là “Chiến thắng không cần chiến tranh” ăn cướp chủ quyền trên những vùng tranh chấp trên Biển Đông.
Từ năm 1950, các bản đồ của Trung Quốc đưa ra chín đoạn vạch dài dọc theo bờ biển Trung Quốc và tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á, xác định quyền sở hữu biển Đông của một đế chế mới. Giải thích tính đúng đắn của "đường 9 đoạn" ngang ngược đó, người Trung Quốc đưa ra những luận chứng mơ hồ, không đồng nhất, không có căn cứ lịch sử và hoàn toàn mâu thuẫn lẫn nhau, không dựa trên bất cứ một căn cứ pháp lý quốc tế nào.
Những tuyên bố về đường hải giới chủ quyền đó trong thời điểm đó không được công luận thế giới cho rằng là một điều nghiêm túc. Nhưng đến năm 2009, cùng với việc biểu dương tiềm lực quân sự hùng hậu của mình, Trung Quốc đệ trình Liên Hiệp quốc bản đồ cùng với những khu vực tranh chấp với các nước láng giềng mà Trung Quốc khẳng định là “ chủ quyền không thể tranh cãi”. Những hành động mà Trung Quốc tiến hành từ trước đến nay đã minh chứng một điều tưởng như hão huyền là, nhà nước Trung Hoa cho rằng, đường chữ U của họ là biên giới chủ quyền theo “luật của Trung Quốc”.

Hàng loạt sự cố xảy ra trên biển Đông, với sự tham gia của các tàu cá trọng tải lớn, tàu ngư chính và hải giám, cùng với những lời tuyên bố quyết liệt và mang tính khiêu khích cao từ tháng 7.2010 đến nay, những va chạm với Nhật Bản, Philipines và các nước khác đã dẫn đến việc ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton phải kêu gọi giải quyết những tranh chấp bằng con đường hòa bình.
Trung Quốc đáp trả bằng cách liên tiếp gia tăng các hoạt động của các cơ quan quản lý biển cấp nhà nước và tìm các thủ đoạn khác. Bắc Kinh liên kết phối hợp Cơ quan cảnh sát biển thuộc Bộ công an và các cơ quan quản lý địa phương, trước hết là cơ quan do họ dựng lên (thành phố Tam Sa) và những cơ quan quản lý bờ biển gần với đảo Hải Nam, đồng thời người Trung Quốc tăng cường phát triển lực lượng Hải quân và Không quân Hải quân làm phương tiện răn đe và sẵn sàng cho cuộc xung đột không chủ ý.
Những phương pháp mới nguy hiểm
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, lôi cuốn được sự chú ý của tất cả cộng động xã hội trên các châu lục. Người ta nghĩ đến những tập đoàn không quân hải quân tấn công sẽ xuất hiện trên Biển Đông và Ấn Độ dương, đến những cuộc chiến tranh chớp nhoáng và tổng lực.
Nhưng trong tương lai gần, Tàu sân bay Liêu Ninh sẽ chỉ làm nhiệm vụ đơn thuần là phục vụ huấn luyện không quân hải quân, chứ không phải là một đơn vị chiến đấu trong một lực lượng Hải quân viễn chinh. Lực lượng hải cảnh với rất nhiều phương án sử dụng và thể hiện quyền lực trên biển lại là một vấn đề hoàn toàn khác với những nguy cơ lớn hơn rất nhiều.
Các tàu đánh cá Trung Quốc tại đảo Hải Nam, so với người trên thuyền thấy rõ được các tàu cá của Trung Quốc có lượng giãn nước khá lớn.
Sự phát triển của lực lượng này được phóng viên tờ báo The Los Angeles Times khẳng định. Ví dụ, từ năm 2000 lực lượng quân sự Trung Quốc đã chuyển bàn giao cho các cơ quan hành pháp biển 11 chiếc tàu quân sự nhằm tăng cường năng lực giám sát, chính bản thân lực lượng Hải giám Trung Quốc cũng tự đóng 13 chiếc và sẽ tăng cường lên đến 36 chiếc đóng mới.
Lực lượng ngư chính của Trung Quốc cũng tiếp nhận các tàu quân sự, có sân bay cho máy bay trực thăng. Các tàu ngư chính, hải cảnh đã nhanh chóng được đưa vào sử dụng và có mặt liên tục trên biển Đông. Lực lượng Hải quân Thái Bình dương của Mỹ xác định, tính từ năm 2008 cho đến nay, số lượng các tàu tuần biển của cảnh sát biển Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần.
Thuyền trưởng lực lượng Hải quân Mỹ, ông James Funnell đã viết trong một bài đăng trên tờ Times đã nói “ Các tàu tuần biển Trung Quốc không có mục đích gì khác ngoài mục đích uy hiếp, đe dọa các nước láng giềng trên Biển Đông, cố gắng buộc họ phải tuân thủ và phục tùng những yêu sách bành chướng của đại lục”.
Họ sẵn sàng với những hành động cực đoan như gây rối các tàu thực thi pháp luật của các nước láng giềng, tấn công và đe dọa các tàu đánh cá có lượng giãn nước nhỏ của các nước khác Các tàu đánh cá của Trung Quốc có lượng giãn nước lớn sẵn sàng chống lại các lực lượng Cảnh sát biển của các nước láng giềng, đơn cử như với Nhật Bản ở quần đảo Senkaky và với Hàn Quốc, họ cũng không ngại ngần truy đuổi và tấn công cả các tàu quân sự Mỹ, và khi gặp phải sự phản kích và ngăn chặn từ phía bên kia, họ yêu cầu các tàu hải giám, ngư chính hỗ trợ can thiệp.
Các tàu của Trung Quốc không có sự hiển diện của vũ khí quân sự, nhưng họ được trang bị vòi rồng công suất lớn và các móc sắt. Họ làm cho những ngư dân của các nước láng giềng có cảm giác bất lực và thất vọng. Đôi khi, các tàu quân sự cũng yểm trợ, sẵn sàng nổ súng uy hiếp các thuyền nhân. 
Tính đến thời điểm này, chiến lược “ tàu cá Biển Đông” và chiến thuật “lấy biển vây bờ” cùng những giải pháp khác phi quân sự của Trung Quốc đã có những hiệu quả nhất định, các ngư thuyền Trung Quốc, với số lượng đông, được sự hỗ trợ của chính quyền đã gây rất nhiều khó khăn và lúng túng cho các nước láng giềng trên biển. Điển hình như vụ bãi cạn Cỏ Mây, bãi cạn Scarborough.
Các cơ quan nghiên cứu biển các nước khu vực Đông Nam Á cũng có những nhận định, các ngư thuyền của Trung Quốc đang nỗ lực vét cạn nguồn tài nguyên thủy sản trên vùng nước của các nước láng giềng trên vùng nước Biển Đông.
Sự phát triển của tư duy chiến lược “chiến thắng không cần chiến tranh” bắt nguồn từ tư tưởng chiến tranh nhân dân “nông thôn bao vây thành thị” sử dụng số đông nhân sự của ngành ngư nghiệp Trung Quốc, nhưng người có thể lực tốt, được huấn luyện theo phương pháp “dân quân rộng rãi”, được hỗ trợ từ mọi hướng của chính quyền, bao gồm cả năng lực tài chính, được tuyên truyền kỹ lưỡng và hoàn toàn tin tưởng không gặp phải sự ngăn chặn đủ hiệu quả trên biển Đông.
Trước chiến lược này, các đồng minh của Mỹ gặp phải khó khăn rất lớn. Do chính phủ Mỹ đã tuyên bố :”không dùng vũ lực quân sự đối với ngư dân”. Do đó các đồng minh của Mỹ không thể sử dụng lực lượng vũ tranh và khí tài quân sự để ngăn chặn được, với một số lượng quá đông – hàng trăm ngư thuyền đối phó với 1 hoặc hai tàu cảnh sát biển với lượng giãn nước nhỏ là một điều quá khó khăn. Và cuối cùng là sự có mặt của các tàu hải giám, ngư chính có nguồn gốc từ các tàu quân sự.
Từ lâu, Mỹ đã tuyên bố không tham gia vào bất cứ bên nào trong các tranh chấp trên biển, và kiên quyết yêu cầu thực hiện hai nguyên tắc chủ yếu trong ứng xử biển Đông: một là: “tự do hàng hải” hai là “giải quyết những vấn đề tranh chấp bằng phương pháp hòa bình”.
Đây chính là điểm yếu trong chính sách đối ngoại chính trị của Mỹ trên biển Đông, bằng số lượng vượt trội cả về tàu đánh cá có trọng tải lớn và các tàu hải cảnh, ngư chính không có sự hiển diệt vũ khí quân sự, người Trung Quốc dường như đã có sức mạnh và sự tự tin để thống trị biển Đông và có đủ cơ sở lý luận để chống lại các buộc tội từ phía Mỹ.
Với chính sách thả lỏng và ngăn chặn, các ngư dân Trung Quốc thoải mái vơ vét tài nguyên biển và không quá lo lắng đến sự ngăn chặn và trừng phạt của các nước láng giềng khi họ xâm phạm chủ quyền của nước đó hoặc hoàn toàn thoải mái khi ào ạt đổ xuống các vùng nước tranh chấp nhằm thể hiện quyền lực của đại quốc. Cho đến hôm nay, Trung Quốc vẫn chơi con bài “du kích ” trên biển Đông với áp lực từ sức mạnh dân sự ngày càng lớn.
Yếu tố kinh tế trong quan hệ Biển Đông
Tham vọng kiểm soát và quản lý biển Đông của Trung Quốc bao hàm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố kinh tế đóng vai trò quan trọng ở mức sống còn. Từ những năm 1990-x, chỉ có Mỹ và Nhật Bản là những đối tác kinh tế quan trọng của khu vực Đông nam Á, nhưng hiện nay Trung Quốc đang là đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu của khu vực, quy mô phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đi vào cấp độ đầu tư, vượt xa khỏi lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu, dịch vụ và tài chính.
Trung Quốc đã ký kết rất nhiều các thỏa thuận với các nước trong khu vực, bao gồm phát triển hạ tầng, kết nối Đông Nam Á với Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc xây dựng các tuyến đường giao thông sắt bộ, đường thủy và mạng lưới điện năng cấp quốc gia, các hải cảng kinh tế xuất nhập khẩu, kết nối các nước Đông Nam Á với hệ thống giao thông Trung Quốc vào một siêu hệ thống kinh tế thương mại khổng lồ.
Không cần phải có chỉ số IQ quá cao để hiểu, các liên hệ kinh tế và các mối quan hệ giao thương có thể được sử dụng như những đòn bẩy mang tính chiến lược trong các chính sách gây áp lực đối ngoại. Trong cuộc gặp của các bộ trưởng Bộ ngoại giao ASEAN năm 2012 ở Campuchia đã xuất hiện những mâu thuẫn. Philippines kiên quyết yêu cầu trong thông cáo chung có hàm chứa nội dung cáo buộc các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Chủ tịch diễn đàn ASEAN Campuchia đã từ chối và cuộc họp đã dẫn đến các tranh cãi gay gắt. Các quan chức Campuchia với tư cách cá nhân đã ám chỉ rằng họ đã hành động theo yêu cầu từ phía Trung Quốc, với các đe dọa về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng sẽ đến với Phnom Penh.
Trên thực tế, Bắc Kinh đã biểu dương khả năng có thể phủ quyết bất kỳ văn bản nào của ASEAN liên quan đến biển Đông, hay nói rõ hơn là đe dọa tính thống nhất và đoàn kết của chính nội bộ ASEAN.
Việc Trung Quốc đưa tàu du lịch vào vùng nước tranh chấp đã làm tăng thêm một vấn đề nghiêm trọng đối với khu vực Biển Đông. Tất nhiên, các tàu cảnh sát biển, tàu quân sự của các nước láng giềng không thể bắn chìm hoặc ngăn chặn bằng vũ lực đối với tàu du lịch, ngay cả khi tàu du lịch đang xâm phạm vùng nước chủ quyền của họ.
Trên thực tế, từ những chuyến du lịch gần, sẽ có nhiều tàu hơn nữa với những chuyến du lịch xa hơn nữa, sẽ không đơn thuần chỉ là người Trung Quốc đi du lịch, mà còn có cả những người nước ngoài. Ở các khu vực tranh chấp, vấn đề đã trở lên vô cùng nghiêm trọng.
Có thể suy tưởng rằng, quyết định đưa lực lượng thứ 3 (lực lượng dân sự) vào cuộc chiến tranh dành quyền thống trị biển Đông là một nước cờ quyết liệt, buộc các nước láng giềng hiểu rất rõ ý đồ chiến lược thực hiện "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên Biển Đông là một sai lầm chiến lược.
Trung Quốc mới đây đã ngang nhiên đáp máy bay quân sự xuống Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thách thức khu vực và cộng đồng quốc tế
Nhưng còn sớm để nói đến điều đó. Tín hiệu nguy hiểm đã lan truyền trong khu vực Châu Á, đặc biệt đối với chính phủ các nước Đông Nam Á, có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. Tín hiệu này cũng buộc Mỹ phải "xoay" trọng tâm chiến lược về châu Á – Thái Bình dương.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng một phần lực lượng quân đội Mỹ sẽ được điều chuyển tới châu Á, lực lượng này sẽ nằm ngoài kế hoạch cắt giảm ngân sách quân sự. Chính phủ một số nước Đông Nam Á đã quyết định tăng cường hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng. Nhưng từ sau nhiệm kỳ của Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ Hilary Clinton, dường như Mỹ cũng lỏng hơn ảnh hưởng của mình đối với các đồng minh châu Á, vì chính bản thân Mỹ cũng có mối quan hệ khá đặc thù và đẫm mầu lợi nhuận trong nhiều vấn đề quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn từ góc độ kinh tế chính trị, có thể nhận rõ tư duy chiến lược của Trung Quốc như sau. Trên biển Đông cùng tiến hành song song hai hướng tiến công chủ lực: hướng thứ nhất là ngư thuyền dân sự kết hợp du lịch biển đảo nhằm đánh cướp chủ quyền; hướng thứ hai là lực lượng chấp pháp trên biển như các đội tàu hải giám, ngư chính.
Đứng sau lưng hai lực lượng này là lực lượng hải quân hùng mạnh của Trung Quốc. Hai lực lượng này trong giai đoạn từ cuối năm 2012 đến nay đã có những động thái mạnh mẽ đáng kể trong tranh chấp biển Đông, sự gia tăng các hoạt động diễn tập trên Biển Đông, Biển Hoa Đông và những cuộc diễn tập với lực lượng quân đội Nga đã đưa các nước trong châu lục vào tình huống nghi ngờ và lúng túng.
Trung thành với luận thuyết “trường kỳ kháng chiến” “chiến tranh nhân dân” Trung Quốc đang từng bước thống trị các vùng nước đang tranh chấp với nhiều chiến thuật phức tạp khác nhau.
Dường như tư duy chiến lược “tàu cá Biển Đông” và “bất chiến tự nhiên thành” với ý đồ kéo dài thời gian tranh chấp, lấy ngư thuyền và chấp pháp trên biển làm lực lượng chủ chốt từng bước lấn chiếm khu vực, với dân số đông, sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và lực lượng quân sự hùng hậu, sẵn sàng chiến tranh hoàn toàn không có điểm yếu, các học giả tôn sùng Tôn Tử tin tưởng vào thắng lợi sau một vài thập niên nữa.
Nhưng chính tư duy “ Quần chúng đông đảo, kinh tế cường thịnh, quân sự hùng mạnh” của một siêu cường hiếu chiến có một điểm yếu chết người, Trung Quốc không có khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh trên biển. Và càng nguy hiểm hơn nếu cuộc chiến tranh trên biển kéo dài.
Cho đến ngày nay, Philippines dường như đang bị Trung Quốc lấn sân dữ dội, có nguy cơ mất đi các bãi cạn và đương nhiên, với sức mạnh quân sự còn hạn chế, Philippines không có hy vọng giành phần thắng trong cuộc chiến biển khơi.
Nhưng trên thực tế, nếu cảnh sát biển Philippines nổ súng bắt kẻ xâm phạm chủ quyền dẫn đến “xung đột ngoài chủ ý”. Chiến thắng đánh chìm tàu Philippines của các chiến hạm Trung Quốc đồng nghĩa với việc nền kinh tế của Trung Quốc cũng chìm xuống biển rất nhanh.
Sự va chạm quân sự sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tốc độ cao đến chóng mặt của khu vực châu Á – Thái Bình dương mà ngay cả nền kinh tế Trung Quốc cũng không đủ sức chịu đựng nổi, khu vực Biển Đông sẽ bị đóng cửa để sẵn sàng cho một cuộc chiến dài ngày, các đoàn ngư thuyền, du lịch Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nguy cơ của thảm họa chống người Hoa,  các đối tác kinh tế của Trung Quốc bao gồm cả Nga sẽ đồng loạt ngoảnh mặt làm ngơ.
Châu Âu sẽ có những quyết định khắc nghiệp với các hợp đồng Trung Quốc và cuối cùng, bộ Tài chính Mỹ với phố Wall sẽ buộc phải vĩnh biệt những giao thương tiền tỷ trên đại lục. Đó thật sự là thảm họa với hệ thống kinh tế - chính trị Trung Quốc hiện nay.
Sự lo lắng hàng đầu của Trung Quốc hiện nay, đó là các nước Đông Nam Á gia tăng sức mạnh quân sự của mình, phát triển các hải đoàn ngư nghiệp có số lượng đông, các tàu đánh cá có lượng giãn nước lớn, có khả năng khai thác biển dài ngày và được sự ủng hộ về mọi mặt của các chính phủ trong khối ASEAN.
Các lực lượng cảnh sát, tuần biển các nước cần thể hiện sự cứng rắn trên Biển Đông và sẵn sàng đáp trả những hành động khiêu khích bằng các biện pháp quân sự. Đây là điều mà Trung Quốc không trông đợi.
Trên các quan điểm về quân sự - chính trị đối ngoại, khác hẳn với Mỹ ở thời điểm này Trung Quốc không mong chờ chiến tranh và cũng chưa sẵn sàng cho một cuộc đối đầu quân sự, những hành động trong vùng nước Senkaku đã khẳng định một điều, Trung Quốc có thể cố gắng đe dọa sử dụng biện pháp cứng rắn như các tướng lĩnh diều hâu của họ, nhưng cân đối về lợi ích và nguy cơ (người Trung Quốc tự xưng là bậc thầy với lý luận thực dụng), trong giai đoạn từ 4 -5 năm nữa Trung Quốc không có khả năng tiến hành chiến tranh lớn và xung đột vũ trang khu vực mà chỉ có thể sử dụng lực lượng tuần cảnh mạnh với lực lượng ngư dân, du lịch làm chủ công hòng giành phần thắng.
Tương lai của khu vực Đông Nam Á và những vùng nước thuộc Biển Đông không thể dự đoán trước và hoàn toàn rất xa mới đạt được sự ổn định khu vực. Trung Quốc vấn quyết liệt trong những đòi hỏi vô lý và thậm chí ngang ngược về chủ quyền của mình, mặc dù họ không hề có những căn cứ thuyết phục về vấn đề chủ quyền của mình trong lĩnh vực luật pháp quốc tế về biển. Hoàn toàn không có những bằng chứng lịch sử về kiểm soát những khu vực tranh chấp, họ đã tự dựng lên, tự tuyên truyền và cho đến bây giờ, nó dường như đã thành một mớ rối rắm trong suy nghĩ của cộng đồng quốc tế chung và hằn sâu vào suy nghĩ của người Trung Quốc nói riêng. Mặc dù vậy, bất chấp những khoảng ám muội trong yêu cầu của mình, Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển các tư duy chiến thuật và đưa ra những thách thức mang tính chiến lược đối với các nước trong khu vực và Mỹ.
* Tác giả Marvin Ott là một chính trị gia và nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Quốc tế  Woodrow Wilson - Mỹ. Ngoài ra, ông  là phó giáo sư danh dự được mời nghiên cứu và giảng dạy tại Đại học Johns Hopkins.
Phần nhận xét hiển thị trên trang