Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

Sự thật kinh hoàng về nô lệ trong thế giới hiện đại


Ít người hình dung ở thế kỷ 21 này vẫn còn hàng chục triệu nô lệ ngày đêm bị bóc lột trên thế giới.
Một lao động trẻ em ở Campuchia.Theo báo cáo “Nô lệ toàn cầu 2016” (Global Slavery Index) của Tổ chức Walk Free Foundation (Úc) vừa công bố, trên thế giới hiện có gần 46 triệu người đang chịu đựng cuộc sống như nô lệ.
Nô lệ thời nay tồn tại dưới nhiều hình thức, có những người sinh ra đã chịu thân phận tôi tớ, có những người vốn tự do nhưng bị bắt cóc và ép bán dâm, có những người chịu phục tùng vì nợ nần...
Hồi chuông báo động
So với con số 35,8 triệu nô lệ của năm 2014, số liệu thống kê năm nay khiến không ít người giật mình.
Ông Andrew Forest, một tỉ phú ngành mỏ ở Úc kiêm nhà sáng lập Walk Free, cho biết tỉ lệ gia tăng gần 30% là do công tác thu thập dữ liệu tốt hơn trước đây, mặc dù ông lo sợ tình hình sẽ còn tồi tệ hơn do tình trạng di dân toàn cầu khiến con người dễ bị tổn thương và rơi vào các hình thức nô lệ khác nhau.
Tỉ phú Forest kêu gọi các doanh nghiệp kiểm tra chuỗi cung ứng của mình để phát hiện tình trạng bóc lột lao động, riêng Công ty Fortescue Metals Group của ông đã phát hiện hàng ngàn người bị các đối tác ép lao động khổ sai.
“Nhưng đã có một vài chủ doanh nghiệp lớn nhất thế giới nhìn vào mắt tôi và khẳng định sẽ không dung thứ cho tình trạng nô lệ nếu họ phát hiện ra” - ông Forest nói.
Xuất hiện trong buổi ra mắt báo cáo của Walk Free ngày 31-5, diễn viên điện ảnh nổi tiếng người Úc Russell Crowe - người từng đóng vai nô lệ trong bộ phim Võ sĩ giác đấu - mô tả hoàn cảnh đáng thương của những người sống trong cộng đồng nhưng lại “mắc kẹt, bất lực, bị giam giữ trong vòng lặp của sự tuyệt vọng, chà đạp mà không có bất cứ lựa chọn hay hi vọng nào”.
“Là một diễn viên, nhiệm vụ của tôi là thể hiện cảm xúc thật của con người, nhưng không gì có thể so sánh với cuộc sống của những người được nêu trong báo cáo hôm nay. Cảm giác bị sốc khi đọc Global Slavery Index là thứ tôi không bao giờ có thể quên được” - tài tử người Úc bày tỏ.
Cũng theo Walk Free, hiện tượng nô lệ được phát hiện ở tất cả 167 quốc gia trên thế giới, với Ấn Độ là nước có số lượng nhiều nhất - khoảng 18,4 triệu người trên tổng dân số 1,3 tỉ. Nhưng Ấn Độ cũng là nước có thành tích đáng ghi nhận do chính phủ nước này đã bắt đầu hành động.
New Delhi trong tuần này công bố một dự luật chống buôn lậu người, theo đó luật pháp sẽ đối xử công bằng hơn với các nạn nhân thay vì xem họ là tội phạm.
Châu Á dẫn đầu 
về bóc lột
Báo cáo “Nô lệ toàn cầu 2016” một lần nữa xác nhận vị trí dẫn đầu của châu Á về sự phổ biến nạn nô lệ. Với đặc thù sử dụng nhiều lao động tay nghề thấp trong các chuỗi cung ứng quần áo, thực phẩm, công nghệ..., châu Á là “nhà” của 2/3 số nô lệ toàn cầu.
Khoảng 58% số nô lệ tập trung ở năm quốc gia châu Á sau: Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Uzbekistan. Nhưng nếu tính trên phần trăm dân số thì Triều Tiên, Uzbekistan và Campuchia là những nước dẫn đầu.
Các chính quyền bị chỉ trích không “động đậy” trong vấn đề nô lệ gồm có Triều Tiên, Iran, Eritrea, Guinea xích đạo và Hong Kong. Ngược lại, các chính phủ tích cực chống nô lệ nhất là Hà Lan, Mỹ, Anh, Thụy Điển và Úc.
Tỉ phú Forest cho biết việc công bố báo cáo “Nô lệ toàn cầu 2016” ở Anh là một hành động khích lệ bởi Chính phủ Anh năm 2015 vừa thông qua Đạo luật về nô lệ hiện đại.
Tuy châu Âu là khu vực có tỉ lệ nô lệ thấp nhất, đây lại là đích đến của lực lượng lao động cưỡng bức và nô lệ tình dục. Điều đáng lo là hiện người ta vẫn chưa đánh giá được tác động của làn sóng di dân và người tị nạn chiến tranh đến tình trạng nô lệ ở châu Âu.
Báo cáo của Walk Free được hình thành dựa trên công trình phỏng vấn 42.000 người bằng 53 ngôn ngữ ở 25 quốc gia do Công ty thăm dò Gallup (Mỹ) thực hiện.
Khác với số liệu của Walk Free, Tổ chức Lao động quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc ước tính thế giới chỉ có khoảng 21 triệu người là nạn nhân của lao động khổ sai, tuy nhiên con số này chưa tính tới tất cả hình thái của nô lệ thời nay.
Những ngành nghề nào sử dụng nô lệ?
So với thời xưa, nô lệ thời hiện đại đã biến tướng dưới nhiều hình thức, tồn tại trong nhiều lĩnh vực cuộc sống.
Hãng thông tấn BBC của Anh thống kê một số ngành nghề có tỉ lệ lao động cưỡng bức cao: đánh cá trên biển; các điểm trồng cần sa lậu; tiệm làm móng; kinh doanh tình dục; nghề ăn xin; lao động khổ sai trong gia đình, nông trại...
Theo TUỔI TRẺ ONLINE
Phần nhận xét hiển thị trên trang

không lẽ bây giờ lại chịu chết như cá?

1.Anh ta đã đông cứng, nàng la lên. Hai cánh tay anh ta dang ra, như Thiên Chúa. Mắt nhắm. Tóc rối.
Ừ, vớt lên từ dưới nước mà, tôi nói.
Nàng đắp một cái mền lên người anh ta, để không ai còn nhìn thấy bất cứ điều gì.
Bạn cho rằng anh ta là ai?
Tôi không biết. Nhưng bây giờ gần như không còn ai mặc quần áo như thế nữa. Có lẽ là một thợ lặn.
Thợ lặn không ăn mặc như thế. Có lẽ đó một con cá.
Một con cá? Vậy bạn nghĩ gì nếu anh ta sống lại? Sẽ bơi chứ? Trong nước sốt và hành tây chiên à?
Tại sao không?
Bạn không thể. Đó chỉ là môn khoa học viễn tưởng.
Nhưng thật ra anh ta nằm trần truồng.
Một người chen vào: Anh chị ăn hành tây chiên chứ? Hết cá rồi. Chết hết rồi. Chết.
Ngay sau đó một cái gì rơi qua cửa sổ. Xanh và lạnh. Nặng như thép. Có lẽ nàng sợ, nàng gí khẩu súng vào tay tôi. Ánh thép của khẩu súng cũng rất lạnh. Nàng nói: Chàng đã sống như cừu, nói như vẹt và không lẽ bây giờ lại chịu chết như cá?
Tôi không thấy có gì liên quan khi nàng hỏi: Họ sẽ tăng thuế, in tiền hay tiếp tục vay nợ? Tôi vẫn nhìn vào ngọn lửa đang leo lét bên bờ biển, thú nhận rằng mình đang bị ám ảnh bởi hình ảnh của một con vẹt chết trong trang phục loài cá. Màu xanh. Rất lạnh. Và nhẹ tênh như ý nghĩ: Bao giờ thì nước lật thuyền, để còn có mồi cho cá rỉa?
Nàng nói với tôi: Chàng vẫn có thể làm ra lửa. Vấn đề là chàng đừng bóp một cái gì khác ngoài bóp cò.
2. Con cá nằm rũ rượi trên sàn căn phòng, hai tay dang ra. Nó nghe tiếng động. Hình như có cái gì đó khá nặng, rơi xuống đất.
Nó biết đó là một vật bằng sắt hay thép.
Cảm giác một vật bằng sắt hay thép đang thò tay vào ngực mình làm con cá thở hổn hển. Nó dang tay rộng hơn để thở và ngạc nhiên khi thấy cái gì nhấp nhô trên người nó, như đám mây vẫn thường bay trong gió.
Có một con người bước vào phòng, dừng lại khi nhìn thấy con cá. Ánh đèn phản chiếu lên cặp kính trắng trông rất trí thức, che giấu đôi mắt của con người. “Con cá kìa,” con người nói. Sau đó, con cá thấy mình bị xé toạc. Nó dùng hai tay cố ôm chặt lấy thân mình, ép các xương sườn nằm ngay ngắn ở lồng ngực để tim và phổi khỏi tràn ra ngoài. Nó nhìn bàn tay của con người. Như thép. Cứng và lạnh.
Nó không nhìn thấy đôi mắt của con người vì cặp kính trắng trí thức đã che khuất. Nó nhìn quanh, đôi mắt con người chắc đang treo đâu đó trên tường, bằng những chiếc đinh. Nó cố gắng để nói gì đó với con người nhưng giọng của nó đã bị con người bóp nghẹt. Vì thế nó với tay lấy đôi mắt con người đang treo trên tường, nắm chặt, để làm con tin, như thể nó còn muốn giải thích điều gì đó. Nhưng con người nhanh chóng lấy ra một dụng cụ (bằng sắt hay thép) từ hộp đựng đồ nghề, cứa vào con cá. Con cá biết mình bị cắt nhỏ. Rồi nó thành một đống thịt xương tan nát trên sàn nhà.
Sau đó, con người cúi xuống và lấy lại đôi mắt từ tay con cá. Con người nhìn lại đôi mắt của mình, đặt nó một cách cẩn thận sau cặp kính trắng trí thức. Con cá nghe tiếng của con người: “Chúng ta sẵn sàng hy sinh cho đến con cá cuối cùng miễn là giữ được sự ổn định.”
Nó lại nghe tiếng động, từ hộp dụng cụ của con người, khá nặng, rơi xuống đất. Sau đó có tiếng chân con người đi ra khỏi phòng.
Căn phòng đã yên tĩnh trở lại, trừ âm thanh của những chiếc đinh, dùng để treo đôi mắt, vẫn còn rơi xuống.
Con cá nghe từng chiếc đinh, từng chiếc, từng chiếc một… rời khỏi tường. Mỗi chiếc đinh rơi tạo một âm thanh, nặng và lạnh khi chạm vào sàn nhà. Khi không còn chiếc đinh nào rơi, không còn ánh thép nào ngời lên, căn phòng mới hoàn toàn im lặng. Lúc này con cá mới chắc là không còn đôi mắt con người nào treo trên tường nữa.
Nó thở phào vì biết mình thoát chết.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

chới với như tiếng hải âu xé lòng

ở đâu?
những tháng năm màu xám
ngôi từ đường rêu mốc
ngói rụng rơi trong thâm u
những bông hoa lăn mình trên tầng lá bụi bặm già nua
rồi vướng vào mạng nhện
những cái kết lửng lơ mang giấc mơ chạm đáy
 
ở đâu?
đời sống im lìm sau khung sắt
con bồ câu chết cứng trên mái ngói âm dương
tiếng chuông điện thoại vang reng reng reng rơi vào cơn trầm uất
độc tố tràn lan
cơn đau di căn trong xương
cái chết chậm rãi nhai nghiền từng mẩu sống
cu cha như con cá ươn rũ rượi. như thuyền gãy / buồm rách / mục nát trên bờ
hĩm mẹ đầm đìa chảy hôi. như đất / không còn sinh sôi. như đất / chờ tống táng
bầy gián huơ râu
nhìn chúng ta khâm liệm tuổi trẻ
sơ sài một đoá hồng đen
không truy điệu không khăn tang
lời than van tuổi trẻ
chới với như tiếng hải âu xé lòng
mất tăm trong cơn bão biển
 
ở đâu?
gánh hát xiệc và những cuộc diễu hành
đám diễn viên già bất tài trơ tráo có chết cũng chẳng chịu nghỉ vai
những Kiều sáu mươi Từ Hải bảy mươi
lập bập hàm răng giả
bê bết phấn son và hào quang dối trá
 
hoà bình(!)
hoà bình(!)
quân giặc vũ trang đã trương cờ dựng trại
quân man di đang chà nát quê hương
cuộc xâm lăng không tiếng súng
bao lâu thì biên giới xoá sạch lằn ranh?
 
ở đâu?
những năm tháng u ám mỏi mòn
đời sống im lìm sau khung sắt
con bồ câu bị giết
tiếng chuông báo động reng reng chán chường và tự tắt
 
ở đâu
người tù giơ hai bàn tay soi lên ánh sáng yếu ớt
còn bao lâu?
cuộc khổ nạn cuối cùng?
 
ở đâu?
thành phố bẹp xuống dưới bầu trời mây xám
gió mưa bỏ mặc những bóng cờ
giờ này phút này
tên lính cuối cùng của phiên gác
nặng nề gắng sức
... ... ...
ken két
cổng thành mở ra cho bóng tối ập vào!
 
28.5.2016
 
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Khen hay thật!


TÔI HẾT SỨC KHÂM PHỤC
Trong thời gian qua, tôi rất khâm phục với ba nhân vật bởi những phát biểu của họ trước những vấn đề phức tạp của xã hội. Những phát biểu rất kỹ thuật về câu chữ và cũng đầy tinh thần trách nhiệm với nước, với dân.
1.- Ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ 4T, thông báo về nguyên nhân cá cá chết ở Hà Tĩnh và biển miền Trung: “Nguyên nhân cá chết còn liên quan đến thủ phạm gây ra nguyên nhân đó. Việc xác định thủ phạm không chỉ bằng những bằng chứng khoa học mà còn phải điều tra đầy đủ các bằng chứng vi phạm pháp luật, nhất là pháp luật về môi trường”
Ông Tuấn nói quá đúng. Nguyên nhân cá chết thì đã rõ. Cá chết vì nước biển nhiễm độc. Còn thủ phạm gây ra nguyên nhân đó thì cần phải căn cứ vào chứng cứ khoa học đầy đủ để xác định. Các nhà khoa học và cơ quan chức năng đang tập trung tìm ra thủ phạm dù gần ba tháng đã trôi qua. Chúng ta có đủ lực tìm ra thủ phạm, không cần Mỹ và Liên Hiệp Quốc giúp đỡ, dù họ có để nghị.
Cách trả lời của ông Tuấn rất hay. Ông hóa giải được bức xúc của dân về vấn đề cá chết. Dù rằng một số kẻ xấu nói ông trả lời cũng như không. Ông đừng để ý đến những ý kiến trái chiều ấy làm gì. Quốc hội thật tinh tường khi chọn ông là người phát ngôn của Chính phủ.
2.-Tiến sỹ Đặng Hoàng Giang, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES) khi nói về động cơ làm từ thiện đã kết luận:” Làm từ thiện có thể sẽ tạo ra những mối nguy cho người được nhận. Ví dụ như việc đem quần áo từ dưới xuôi lên vùng cao cho người dân mặc, về lâu dài người ta sẽ không còn mặc loại quần áo thổ cẩm nữa, dần dần làm mất đi thứ bản sắc văn hoá lâu đời của họ”
Một phát biểu đầy tinh thần trách nhiệm với dân tộc. Thiếu áo, thiếu cơm còn có thể chịu được chứ thiếu “bản sắc dân tộc” thì không thể được. Thử hỏi 53 dân tộc, dân tộc nào cũng ăn mặc như người Kinh thì ra làm sao nữa. Vì vậy, để “giữ gìn bản sắc dân tộc” thì dù có đớn đau, hy sinh ta cũng quyết phải giữ. Con em các dân tộc không có quần áo nhưng chúng đã quen rồi. Trời lạnh với chúng chẳng là gì cả.
3.- Sau vụ đấu tố MC Phan Anh trong “60 phút mở” của VTV1, người hùng Tạ Bích Loan lại hăng hái trong một chương trình mở khác “Người ta làm từ thiện vì ai?”.
Câu hỏi đặt ra rất đúng. Tỷ phú Bill Gates và một số tỷ phú khác dành phần lớn tài sản của mình làm từ thiện vì mục đích gì? Vì người nghèo hay vì danh tiếng cá nhân của các ông tỷ phú? Cần phải phân biệt rạch ròi vấn đề này.
Nhiều đoàn xuống địa phương làm từ thiện gây rối cho chính quyền sở tại. Họ làm như vậy, người nghèo chỉ biết đến họ, coi thường chính quyền địa phương. Trong khi địa phương có đủ ban, bệ: Mặt trận, Thanh niên, Phụ nữ. Mặt trận được giao nhiệm vụ tiếp nhận viện trợ, quà cáp, hiện vật của các đầu mối từ thiện rồi phân phát cho dân. Chính quyền của dân, do dân và vì dân mà. Dù rằng nơi này, nơi kia có sai phạm, con sâu (thậm chí cả đàn sâu) làm rầu nồi canh. Còn lại tuyệt đại đa số cán bộ ta đều liêm khiết, không tham ô bởi vì họ được giáo dục đạo đức cộng sản sáng ngời.
Cách tốt nhất để tránh xung đột giữa các đoàn làm từ thiện và chính quyền sở tại là: tất cả hàng cứu trợ qui ra tiền, về giao cho chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương sẽ phân phát cho dân ngheo ở địa phương đó. Còn nếu không thì các đoàn từ thiện khó làm việc đấy.
Có đúng vậy không cô Tạ Bích Loan?
-----

Phần nhận xét hiển thị trên trang

MC PHAN ANH VÀ CA SĨ TUẤN HƯNG GIÚP ĐỠ NGƯ DÂN QUẢNG BÌNH



Nguyễn Trường Uy

Hay quá, ca sĩ Tuấn Hưng cùng MC Phan Anh... đã đến trao quà cho bà con ở Cừa Thôn, xã Hải Ninh, Quảng Bình. Đây là thôn bị ảnh hưởng nặng nề bởi hiện tượng cá chết hàng loạt.

Sau lần quyên góp 300 triệu đồng giúp ngư dân Hà Tĩnh tháng trước, Tuấn Hưng cùng đồng nghiệp tiếp tục kêu gọi giúp đỡ ngư dân Quảng Bình, lần này quyên được 800 triệu đồng.


100 hộ nghèo và cận nghèo trong 518 hộ gia đình của thôn đều nhận được gạo, mỳ, dầu ăn, sữa và số tiền 2 triệu đồng, những hộ bình thường nhận 1 triệu đồng. Ngay cả chính quyền địa phương cũng chưa hỗ trợ được số tiền lớn như thế này.

Các bạn trẻ này đã không im lặng, không nói suông mà ra tay làm việc cụ thể, hiệu quả. Chứ không phải những ngày này đi bàn chuyện ngớ ngẩn làm từ thiện vì ai, để làm gì.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đại sứ Mỹ nói về chuyến thăm của Obama by anle20


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam nói đã 'đề nghị hỗ trợ' Việt Nam trong vụ cá chết. Ảnh: Getty.
Nhân nói về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, Đại sứ Ted Osius khẳng định Hoa Kỳ “tôn trọng chủ trương của Việt Nam” về Vịnh Cam Ranh và nói “đã đề nghị hỗ trợ” trong thảm họa cá chết tại miền Trung.
Ông Osius đã tham gia một cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược (CSIS) ở Hoa Kỳ ngày 8/6, tại đó ông trả lời nhiều câu hỏi liên quan các chủ đề thu hút sự quan tâm.
Khi đề cập tới cuộc gặp giữa Tổng thống Obama với đại diện xã hội dân sự hôm 24/5 ở Hà Nội, mà một số nhà hoạt động nói đã bị ngăn cản tham gia, ông Osius nói quả thực tổng thống “đã không thể ngồi trò chuyện cùng tất cả số đại diện xã hội dân sự mà tôi tham vấn ngài gặp”.
“Ngài tổng thống đã nói rõ trong phát biểu trước công chúng của mình rằng ngài thất vọng vì không gặp được hết mọi người tuy ngài rất vui được nói chuyện với những người đã gặp.”
Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng “đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ”.
Sau đó, vào khoảng giữa chương trình, ông Ted Osius thừa nhận rằng nhân quyền vẫn là lĩnh vực tồn tại nhiều khác biệt nhất giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Khi được hỏi về các tranh cãi quanh vai trò của cựu Thượng nghị sỹ Bob Kerrey trong Đại học Fulbright Việt Nam, Đại sứ Osius nói: “Đại học Fulbright là tổ chức độc lập, ban lãnh đạo không phải do Chính phủ Mỹ hay Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm. Đó là điều tốt”.
Ông cũng cho rằng cuộc tranh cãi liên quan Đại học Fulbright là “lành mạnh”. Theo ông, “không có đâu hướng tới tương lai và biết tha thứ hơn Việt Nam”.
“Đó sẽ là điều xảy ra trong tương lai, người dân Việt Nam sẽ hướng tới tương lai và tha thứ.”
Mua vũ khí
Ông Ted Osius nói các tàu bè có thể sử dụng dịch vụ tại Cam Ranh nhưng không thể tiếp cận khu vực cảng quân sự cấm vào. Ảnh: GettyÔng Ted Osius nói các tàu bè có thể sử dụng dịch vụ tại Cam Ranh nhưng không thể tiếp cận khu vực cảng quân sự cấm vào. Ảnh: Getty
Trả lời câu hỏi liệu Việt Nam sẽ mua vũ khí gì của Mỹ sau khi lệnh cấm vận được gỡ bỏ hoàn toàn, ông Ted Osius nói: “Những mặt hàng đầu tiên Việt Nam muốn mua từ chúng ta có lẽ là trang thiết bị nhằm giúp họ tăng cường an ninh hàng hải. Chúng tôi đã nhận được một số yêu cầu từ quân đội Việt Nam. Có thể sẽ có thêm yêu cầu trong thời gian tới nhưng tôi không cho là họ sẽ đột nhiên vội vàng mua sắm nhiều thứ.”
Ông Osius nhận định việc mua sắm vũ khí của Việt Nam từ Mỹ sẽ “từ từ, được cân nhắc thận trọng; các quyết định được đưa ra theo cơ sở cân nhắc chiến lược để có phương án tốt nhất”.
Ông cũng nói nếu có ai cho rằng Việt Nam tự nhiên chi tiêu phóng khoáng thì là suy nghĩ sai vì quá trình này sẽ mất thời gian, một phần vì “quy trình mua bán vũ khí của chúng ta [Hoa Kỳ] khá phức tạp và phía Việt Nam vẫn đang tìm hiểu hệ thống này”.
Đặc biệt, theo ông Ted Osius, Việt Nam quan tâm tới việc cùng sản xuất vũ khí với Hoa Kỳ.
Quá trình mua bán vũ khí sẽ cần cách tiếp cận “kiên trì, từng bước một”.
Ông Đại sứ Hoa Kỳ cũng đề cập đến Vịnh Cam Ranh của Việt Nam, và nói: “Chúng tôi tôn trọng chính sách ba không của Việt Nam”.
Ông giải thích ba nguyên tắc này là: Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, không liên minh quân sự với nước nào và không cho nước nào sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để phương hại một nước thứ ba.
“ Thứ trưởng Ngoại giao [Antony] Blinken khi tới Việt Nam trước chuyến đi của tổng thống đã nói rõ là Hoa Kỳ không muốn và sẽ không đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam.”
‘Đề nghị hỗ trợ’ vụ cá chết
H1Các cuộc biểu tình diễn ra vì thảm họa cá chết ở miền Trung Việt Nam. Ảnh: internet
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng cho hay Mỹ đã đề nghị giúp đỡ Việt Nam “gần như ngay lập tức” khi nghe tin về việc cá chết hàng loạt ở biển miền Trung hồi tháng Tư, dẫn đến biểu tình.
Tuy nhiên ông cho biết đề xuất này không được chấp nhận.
Đại sứ Osius nói đã có sự hợp tác giữa một số nhà khoa học Hoa Kỳ và nhà khoa học Việt Nam để tìm nguyên nhân cá chết, nhưng “sự hợp tác đó không phải có được từ đề nghị chính thức của chúng tôi,” ông khẳng định.
Về các cuộc biểu tình, ông Ted Osius cũng nói “quan điểm của chúng tôi là biểu tình ôn hòa là điều tốt”.
“Thế nhưng chúng tôi không can thiệp bằng bất cứ cách nào. Đây là vấn đề nội bộ của Việt Nam và chúng tôi khuyến khích chính phủ Việt Nam ứng xử với các cuộc biểu tình bằng phương cách phù hợp”.

Thủ tướng Nhật: Thế giới không chặn Trung Quốc, Biển Đông sẽ thành Crimea



  
(GDVN) - Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: SCMP.
The Diplomat ngày 8/6 đưa tin, hôm qua các nhà lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển còn gọi là G-7 đã tới Đức để thảo luận các vấn đề toàn cầu trong 2 ngày. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là đại diện duy nhất của châu Á tham dự cùng nguyên thủ 6 nước Canada, Pháp, Đức, Ý, Anh và Hoa Kỳ.
Ông Shinzo Abe đã tập trung truyền đạt những quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông và an ninh châu Á - Thái Bình Dương với những người đồng chí hướng đến từ phương Tây. Tờ Japan Times cho biết, hoạt động bồi lấp xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông đã đứng đầu chương trình nghị sự của Thủ tướng Nhật Bản.
Trong 18 tháng qua Trung Quốc đã hoàn thành công việc bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đáng kể trên 7 rặng san hô (nước này nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông tại quần đảo Trường Sa và 1 đảo thuộc Hoàng Sa (cả 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam - PV). Tại G-7, ông Shinzo Abe dự kiến sẽ so sánh hành động bành trướng leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông với sự kiện Nga sáp nhập Crimea.
Thông điệp của Thủ tướng Abe khá rõ ràng, nếu thế giới không có phản ứng, Trung Quốc có thể châm ngòi một cuộc khủng hoảng địa chính trị lâu dài ở châu Á. Ông sẽ tiếp tục thúc giục Bắc Kinh hành xử theo luật pháp quốc tế, trong khi phiên tòa Philippines khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc sẽ bắt đầu phần tranh tụng vào tháng tới, còn Bắc Kinh vẫn kiên quyết từ chối tham gia.
G-7 được coi là một nhóm các quốc gia có cùng chí hướng và theo đuổi mục tiêu, giá trị chung. Hiện tại trên băng ghế dự bị của G-7, ông Shinzo Abe và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã khẳng định môi quan tâm của họ về các hoạt động (leo thang, gây hấn) của Trung Quốc ở Biển Đông. Tại diễn đàn G-7, Thủ tướng Shinzo Abe không chỉ đại diện cho lợi ích của Nhật Bản, mà còn là một phái viên đại diện hiện trạng cấu trúc an ninh khu vực châu Á.
Hồng Thủy
Phần nhận xét hiển thị trên trang