Hầu hết trong số họ đã hoàn lương, nhưng có người thậm chí phải tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch.
Điểm chung của những hacker thiên tài là họ từng một thời lầm lỡ, sử dụng khả năng hơn người của mình vào mục đích trục lợi (tiền bạc hoặc danh vọng). Tuy nhiên sau đó hầu hết đã hoàn lương. Đáng tiếc nhất là trường hợp của Jonathan James, sau khi bị điều tra ông đã chọn cái chết như để chứng minh sự trong sạch của mình.
1. Kevin Mitnick - Huyền thoại của giới hacker
Kevin Mitnick là một trong những hacker phạm tội nổi tiếng nhất thế giới. Từ hồi còn là một thiếu niên, Mitnick đã đột nhập thành công, chi phối được mạng điện thoại trước khi chuyển mục tiêu sang máy tính. Dù vậy, ông không bao giờ ăn cắp tiền hay gây ra những thiệt hại nghiêm trọng mà chỉ muốn "trải nghiệm cảm giác ly kỳ".
Khi trưởng thành, những "thành tích" bất hảo của Kevin Mitnick bao gồm nhiều lần xâm nhập vào các hệ thống tối mật của chính phủ Hoa Kỳ và một số ngân hàng danh tiếng. Năm 1999, Mitnick bị bắt giam và phải bồi thường một khoản tiền lớn cho những thiệt hại ông đã gây ra. Sau thời gian cải tạo, cảm thấy chưa yên tâm, chính quyền địa phương nơi Mitnick ở vẫn duy trì lệnh cấm hacker này sử dụng các phương tiện thông tin như máy tính, Internet, điện thoại di động. Song bằng một cách nào đó, ông thâm nhập thành công vào mạng nội bộ và ăn cắp phần mềm của nhiều công ty danh tiếng, trong đó có Sun Microsystems và Motorola.
Hiện nay, những doanh nghiệp từng bị Mitnick tấn công lại thuê ông để phá vỡ hệ thống của họ nhằm tìm ra khiếm khuyết bảo mật.
2. Jonathan James - “c0mrade” thiên tài đoản mệnh
Jonathan hay “c0mrade” là một trong những hacker tài năng nhất của thế giới. Ngay từ khi 15 tuổi, Jonathan đã cả gan hack vào các trang mạng lớn của Chính phủ Mỹ như Bell South, Miami-Dade, Bộ quốc phòng Hoa Kỳ và NASA.
Lý do Jonathan làm việc này có vẻ rất là "cầu tiến": muốn biết Trạm không gian quốc tế làm việc ra sao. Kết quả, tổng dữ liệu thông tin ông tải được từ NASA có giá trị hơn 1.7 triệu USD. Ngoài ra, hành động này buộc NASA phải đẩy mức cảnh báo bảo mật lên một mức cao hơn, họ thậm chí phải đóng cửa tới 3 tuần để thiết lập lại hệ thống an ninh.
Năm 2007, làn sóng tấn công máy tính mạng trở nên ồ ạt hơn bao giờ hết. Lập tức Jonathan James bị nghi ngờ và chịu sự điều tra về việc lan truyền mã độc trên internet với quy mô lớn. Ngày 18/5/2008, ở tuổi 25, James đã tự tử bằng một phát đạn để chứng minh sự vô tội của mình.
3. Albert Gonzalez - Kẻ trộm mang danh hacker
Không giống như 2 "đồng nghiệp" của mình - Jonathan James và Kevin Mitnick làm hacker vì sự tò mò, con đường làm hacker của Albert Gonzalez lại mang đầy toan tính.
Nói không ngoa thì Albert Gonzalez là một thiên tài, Albert chưa từng qua bất kỳ lớp đào tạo vi tính nào dù là căn bản nhất mà tất cả chỉ là tự mày mò. Sau khi có kiến thức căn bản về máy tính, Albert đã lập ra nhóm gọi là ShadowCrew. Nhóm này hack và ăn cắp tài khoản tín dụng của hơn 170 triệu người (tương đương 1 nửa dân số Mỹ) và trộm tiền của họ. Cuối cùng, lưới trời khó thoát, năm 2010 Albert bị bắt và kết án 20 năm tù.
4. Aaron Swartz
Aaron Swartz, sinh năm 1986, là một thiên tài máy tính của nước Mỹ. Từ năm mới 14 tuổi, anh đã là thành viên trong nhóm tác giả của RSS. Đến năm 19 tuổi, anh thành lập trang Infogami, sau đó nó được sát nhập vào trang Reddit và trở thành một trong những người đồng sở hữu website nổi tiếng này.
Vào tháng 1/2011, Swartz đã sử dụng máy tính của Viện công nghệ Massachusetts (MIT) để download các tài liệu với ý định phân phát cho nhiều người. Ngay sau đó, anh bị bắt nhưng được tại ngoại vì đã đóng tiền bảo lãnh.
Với nhiều người, Swartz giống như một người hùng, người luôn tin rằng Internet là công cụ giúp con người dễ dàng tiếp cận kho kiến thức khổng lồ của nhân loại. "Thông tin là quyền lực, nhưng giống như các loại quyền lực khác, nó đang bị một số người chỉ muốn giữ cho riêng họ. Và chia sẻ dữ liệu không phải là việc làm trái đạo đức", Swartz từng nói.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có góc nhìn khác về việc làm của Swartz, và coi đó là sự đe dọa đối với an ninh của đất nước. Đối mặt nguy cơ bị phạt tù tới 35 năm và 1 triệu USD, Swartz đã treo cổ tự tử tại căn hộ của mình ở thành phố New York ngày 12/1/2013, ở tuổi 26. Cái chết của anh được nhiều người đánh giá là một mất mát lớn của toàn nhân loại.
5. Gary McKinnon - Kẻ làm điên đảo Lầu Năm Góc
Năm 2002, một thông báo kỳ lạ xuất hiện trên màn hình máy tính của quân đội Mỹ: "Hệ thống an ninh của quân đội Mỹ quá vớ vẩn. Tôi là Solo. Tôi sẽ tiếp tục phá hoại ở mức cao nhất". Sau đó, bức thư được xác định là của Gary McKinnon, một người làm nghề quản trị hệ thống gốc Scotland.
McKinnon bị hội chứng Asperger, một chứng bệnh tự kỷ nghiêm trọng nhất. Các triệu chứng của hội chứng Asperger rất phù hợp với các hành động của Gary: đó là rất thông minh và có hiểu biết đặc biệt về các hệ thống phức tạp. Mặc dù chứng bệnh này khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong một số giao tiếp xã hội, nhưng họ lại có xu hướng là thiên tài trong một lĩnh vực nào đó. Và đối với Gary, đó là máy tính.
Gary bị cáo buộc đã thực hiện vụ tấn công lớn nhất vào mạng máy tính chính phủ - bao gồm cả quân đội, không quân, hải quân và hệ thống NASA. Tòa án khuyến cáo rằng Gary phải đối mặt với các tội danh truy cập trái phép vào 97 máy tính của quân đội Mỹ, gây thiệt hại tổng cộng 700.000 USD và quan trọng hơn khiến cho hệ thống an ninh mạng của Lầu Năm Góc trở thành trò cười của thiên hạ trong 1 thời gian dài.
Mới đây Gary tiết lộ việc đã tấn công trong suốt 2 năm mà không bị phát hiện, động cơ của ông cũng khiến nhiều người ngạc nhiên: "Tôi bỏ 2 năm cho việc này để tìm kiếm các bằng chứng hình ảnh về... phi thuyền của người ngoài hành tinh, và công nghệ năng lượng mới".
@VNExpress
|
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016
Chân dung 5 hacker thiên tài, từng bị liệt vào danh sách nguy hiểm nhất thế giới
Câu chuyện về cách mà một nhà đầu tư trái phiếu huyền thoại của Salomon Brothers đã tạo nên một thỏa thuận sống còn định hình mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia trong suốt nhiều thập kỷ.
Thất bại không phải là một lựa chọn
Đó là tháng 7/1974. Cơn mưa bụi khiến bầu trời u ám khi William Simon – Bộ trưởng Tài chính vừa mới nhậm chức của Mỹ - và người phụ tá Gerry Parsky bước lên chuyến bay khởi hành lúc 8h sáng từ căn cứ không quân Andrews. Không khí trên máy bay khá căng thẳng. Các quốc gia Arab vừa đưa ra lệnh cấm vận để trả đũa việc quân đội Mỹ viện trợ cho Israel trong cuộc chiến Yom Kippur, khiến giá dầu ở Mỹ tăng gấp 4 lần. Lạm phát tăng cao, TTCK lao dốc và nền kinh tế Mỹ gặp rất nhiều khó khăn.
Trên danh nghĩa thì chuyến đi 2 tuần của Simon được coi là một chuyến đi ngoại giao kinh tế đến Trung Quốc với lịch trình dày đặc các buổi tiếp đón trang trọng. Tuy nhiên, nhiệm vụ thực sự chỉ tập trung trong 4 ngày Simon lưu lại thành phố ven biển Jeddah của Saudi Arabia.
Mục tiêu mà ông phải thực hiện là: vô hiệu hóa tác dụng là một vũ khí kinh tế của dầu thô và tìm ra cách thuyết phục vương quốc đang giận dữSaudi Arabia hãy tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Mỹ bằng những đồng đôla dầu mỏ mà nước này vừa tìm thấy. Theo Parsky, Nixon đã tuyên bố rõ ràng rằng họ không được phép trở về tay trắng. Thất bại không chỉ khiến sức khỏe kinh tế Mỹ lâm vào nguy hiểm mà còn tạo điều kiện cho Liên Xô tiến sâu hơn vào thế giới Arab.
Thoạt nhìn thì Simon không phải là người phù hợp cho vị trí này. Ông là người nóng tính, không giỏi ngoại giao và có cái tôi rất lớn. Ngay trước thềm chuyến thăm, ông đã công khai chỉ trích nhà vua Iran.
Tuy nhiên, đây lại là người am hiểu về sức hấp dẫn của trái phiếu Chính phủ Mỹ hơn ai hết. Ông sẽ là người có tiếng nói thuyết phục nhất để có thể bán cho Saudi ý tưởng rằng Mỹ là nơi tốt nhất để cất giấu những đồng đôla dầu mỏ. Cuối cùng ông là người đã được chọn để thực hiện “canh bạc” với Saudi.
Về cơ bản thì ý tưởng khá đơn giản: Mỹ sẽ mua dầu của Saudi Arabia đổi lại viện trợ quân sự cũng như vũ khí cho vương quốc này. Hàng tỷ USD mà Saudi thu được từ dầu mỏ sẽ được dùng để mua trái phiếu Kho bạc Mỹ.
Theo Parsky, hai bên đã mất nhiều tháng đàm phán để thống nhất về kế hoạch chi tiết. Cuối cùng Mỹ và Saudi đã đạt được đồng thuận, nhưng có một chi tiết nhỏ mà Nhà vua Faisal bin Abdulaziz Al Saud yêu cầu: thỏa thuận này là bí mật.
Thăng trầm mối quan hệ Mỹ - Saudi Arabia
Các quan chức Bộ Tài chính Mỹ đã cho phép Saudi bước vào từ “cửa hậu”. Theo thỏa thuận, Saudi Arabia được phép bỏ qua quá trình đấu thầu đầy tính cạnh tranh thông thường để mua trái phiếu Mỹ một cách bí mật. Những khoản này cũng không được tính vào các con số chính thức, giúp che giấu sự hiện diện của Saudi Arabia trên thị trường nợ lớn nhất thế giới.
Người Mỹ đã kín tiếng trong suốt 4 thập kỷ và bí mật chỉ vừa được hé lộ cách đây vài tuần, khi lần đầu tiên trong lịch sử số trái phiếu Mỹ mà Saudi nắm giữ được công bố. Con số 117 tỷ USD biến Saudi thành một trong những chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ.
Theo một cựu quan chức Bộ Tài chính Mỹ, con số nói trên chưa thể hiện được hết mức độ đầu tư của Saudi Arabia vào nợ của Mỹ. Số lượng có thể gấp đôi hoặc hơn thế nữa.
Con số 117 tỷ USD chỉ tương đương 20% tổng dự trữ ngoại hối của Saudi và chưa bằng 2/3 số tài sản USD mà NHTW nước này thường nắm giữ. Một số chuyên gia phân tích dự đoán Saudi có thể che giấu số trái phiếu Mỹ mà họ sở hữu bằng cách chuyển chúng sang các trung tâm tài chính ở một nước thứ ba.
Ở thời điểm này, câu hỏi chính xác thì Mỹ nợ Saudi Arabia bao nhiêu đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Mặc dù giá dầu giảm mạnh trong thời gian qua làm dấy lên mối lo ngại rằng Saudi phải bán ra nhiều hơn trái phiếu Mỹ để huy động tiền mặt, có một mối lo đáng sợ hơn nổi lên: nước này có thể sử dụng vị thế to lớn ở thị trường nợ quan trọng nhất thế giới như một vũ khí chính trị, giống như điều mà Saudi đã làm với dầu mỏ trong những năm 1970. Hồi tháng 4, Saudi Arabia đã cảnh báo sẽ bắt đầu bán ra hàng trăm tỷ USD trái phiếu Mỹ cũng như các tài sản USD khác vì vụ khủng bố 11/9.
Lâu nay vẫn dựa vào những đồng đôla thu được từ dầu mỏ để trang trải trợ cấp y tế, xăng dầu và tăng lương cho người dân, giờ đây Saudi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng. 111 tỷ USD dự trữ ngoại hối đã bị đốt cháy để tài trợ cho thâm hụt ngân sách hay cho những cuộc chiến tranh đắt đỏ chống lại IS và Iran. Mặc dù giá dầu đã ổn định quanh mức 50 USD/thùng trong thời gian gần đây, mốc này quá xa so với mức ngưỡng 100 USD mà Saudi mong đợi.
Mối thâm tình giữa Mỹ và Saudi Arabia (vốn nổi lên từ sau thỏa thuận của Dimon) đã gắn kết 2 quốc gia không có nhiều điểm tương đồng giờ đây đang có những dấu hiệu rạn nứt. Mỹ có dấu hiệu nối lại quan hệ với Iran và cuộc cách mạng dầu đá phiến giúp Mỹ không còn phải dựa quá nhiều vào dầu của Saudi nữa.
Theo các nguồn tin ngoại giao, nỗi lo sợ lớn nhất của Saudi chính là tiền bạc của nước này – dù theo cách trực tiếp hay gián tiếp – sẽ rơi vào tay những kẻ thù lớn nhất dưới dạng viện trợ của Mỹ.
Cuối cùng thì sau nhiều sức ép từ các phía, Mỹ đã chính thức công bố số liệu. Parsky cho rằng lẽ ra bí mật với Saudi đã phải được tiết lộ từ mấy năm trước. Ông ngạc nhiên khi Mỹ đã giữ bí mật lâu đến vậy. Tuy nhiên, ông không hề hối hận vì những gì mình và Simon đã làm. “Thỏa thuận ấy đã có lợi cho nước Mỹ”, ông nói.
Thu Hương
Theo Trí thức trẻ/Bloomberg
Kinh tế Indonesia có thể bùng nổ trong 10 năm tới. Các công ty toàn cầu đang chạy đua để đầu tư và bán hàng hóa tiêu dùng cho tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh của Indonesia.
Indonesia hiện lạc quan chưa từng thấy về kinh tế và chính trị. Quốc gia đông dân thứ tư thế giới, với khoảng 250 triệu người này, đang nổi lên là một cường quốc Đông Nam Á và được nhiều người so sánh với Trung Quốc 3 thập kỷ trước đây.
Indonesia đang nhanh chóng dịch chuyển với việc ông Jokowi mới được bầu làm Tổng thống, mà nhiều người cho rằng sẽ báo hiệu một kỷ nguyên tăng trưởng kinh tế bền vững mới. Các công ty toàn cầu đang chạy đua để đầu tư và bán hàng hóa tiêu dùng cho tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh của Indonesia. Tỷ phú đầu tư người Canada Terence Matthews đang so sánh Indonesia với Trung Quốc hồi cuối những năm 1980. Công ty đầu tư Wesley Clover của ông Terence vừa khai trương văn phòng tại Jakarta.
Mặc dù Indonesia vẫn dễ tổn thương với các động thái rút vốn đột ngột và những quan ngại về khung pháp lý và quy định, song các doanh nhân, nhà đầu tư nước ngoài và người dân Canada đang hy vọng chính quyền mới ở Indonesia sẽ xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu và khai thác hết tiềm năng lớn của nước này. Cameron Tough, một quan chức cao cấp của PT Adaro Energy, một công ty khai thác than lớn, nhận xét rằng kinh tế Indonesia có thể bùng nổ trong 10 năm tới.
Indonesia, nền kinh tế lớn nhất của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 5% trong thập kỷ qua, với kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi lên 204 tỷ USD trong 5 năm tính đến năm 2011. Indonesia giàu tài nguyên trở nên hưng thịnh khi nhu cầu nguyên liệu thô của Trung Quốc tăng mạnh. Indonesia là quốc gia sản xuất than, thiếc và niken lớn nhất thế giới, giàu trữ lượng dầu mỏ, khí đốt và cho đến nay là nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới. Các nhà đầu tư Nhật Bản đang trở thành các nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Indonesia.
Tổng thống Jokowi đã bổ nhiệm các nhà kỹ trị vào những chức vụ kinh tế chủ chốt. Quan trọng nhất là ông Jokowi đã nhanh chóng cắt giảm trợ giá nhiên liệu ở Indonesia, cùng với các loại trợ cấp khác đã ngốn đến 20% ngân sách quốc gia năm 2012, cao gấp hơn 3 lần so với số tiền chi cho cơ sở hạ tầng. Quyết định trên của ông Jokowi sẽ tạo nguồn tài chính cho xây dựng đường sá và cảng biển, nhờ đó tăng trưởng kinh tế sẽ được thúc đẩy.
Manulife, tập đoàn bảo hiểm của Canada hiện có hơn 2 triệu khách hàng tại Indonesia, bắt đầu "thu hoạch" từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng của nước này. Các rào cản khi thâm nhập thị trường Indonesia là cao, nhưng các quan hệ đối tác với các doanh nghiệp địa phương có thể giúp các công ty nước ngoài vượt qua được những thách thức và vươn tới người tiêu dùng.
Mặc dù thu nhập bình quân đầu người hiện nay tại Indonesia hiện mới đạt 3.580 USD/năm, nhưng thu nhập này đang tăng. Công ty tư vấn McKinsey ước tính rằng tầng lớp trung lưu của Indonesia hiện khoảng 45 triệu người, một thị trường lớn cho các hàng hóa và dịch vụ, có thể tăng lên 135 triệu người vào năm 2030.
Các tập đoàn phương Tây, bị thu hút bởi hàng triệu người tiêu dùng có nguồn thu nhập mới, đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh tại Indonesia. Unilever Indonesia có doanh số tăng ổn định nhờ mạng lưới 500 nhà phân phối với hàng trăm nghìn điểm bán hàng. Và bất chấp những yếu kém về cơ sở hạ tầng, các tập đoàn lớn như Honda của Nhật Bản, LG của Hàn Quốc và General Motors của Mỹ đã mở các nhà máy tại Indonesia, giúp biến quốc gia vạn đảo thành một trung tâm chế tạo tại Đông Nam Á.
Theo Dương Hoa
Tin Tức
Giải mã sự tụt hậu...
PGS. TS. Phạm Quý ThọHọc viện Chính sách và Phát triển/BBC
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 kết thúc với phát biểu cảm xúc của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ‘dân chủ đến thế là cùng’.
Kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa 13 cũng đã kết thúc ngoài dự kiến khi miễn nhiệm dàn lãnh đạo cũ và bổ nhiệm mới để lấp khoảng trống quyền lực giữa đảng và chính phủ với tuyên bố thủ tục rằng ê kíp lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục được giới thiệu ra Quốc hội 14 theo Hiến định.
Các nhà quan sát thế giới và trong nước đang theo dõi những quyết định nhân sự của đảng và động thái của tân chính phủ thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Những thách thức kinh tế kéo dài từ các chính phủ tiền nhiệm, như thâm hụt ngân sách nặng nề, chi thường xuyên lớn, hết dư địa cho đầu tư phát triển, nợ công cao và tăng nhanh, nợ xấu cao tạo rủi ro cho hệ thống tài chính ngân hàng, doanh nghiệp làm ăn khó khăn, giải thể nhiều… cộng thêm những bất lợi về thiên tai ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, làm giảm thiểu tốc độ tăng của nền kinh tế.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện những phóng sự ‘nặng ký’ về các dự án sai phạm đất đai ở Vườn Quốc gia Ba Vì Hà Nội, dự án nhiều nghìn tỷ ‘đắp chiếu’, như dự án TISCO – Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (8.104 tỷ đồng), dự án sơ sợi Hải Phòng (7.000 tỷ đồng), nhà chờ xe buýt nhanh (1.000 tỷ đồng) ở Hà Nội, các dự án không hiệu quả như Bảo tàng Hà Nội...
Những bức xúc xã hội như dân oan, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, gia tăng phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, chạy quyền chạy chức, giảm sút chất lượng dịch vụ xã hội, tăng phí giao thông, phí y tế… tạo sức ép đối với cuộc sống người dân, làm mất lòng tin vào chế độ…
Các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI ở Việt Nam 2015 mới vừa được công bố cho thấy sự yếu kém của bộ máy công quyền không được cải thiện, phí ‘bôi trơn’ tăng lên và tham nhũng là căn bệnh kinh niên.
Tăng trưởng GDP quý 1/2016 giảm sút còn 5,46% so với cùng kỳ năm 2015 là 6,12% (bỏ qua những nghi vấn về tính trung thực số liệu thống kê), con số 7,3 tỷ đô la các ngân hàng, tổ chức và cá nhân chuyển ra nước ngoài… tạo ra hiện tượng ‘bất bình thường’.
Kế hoạch tăng trưởng bình quân năm trong 5 năm 2016-2020 được Quốc hội khóa 13 thông qua là 6,5% -7%. GDP/đầu người ước đạt 3.200 USD.
Nhìn lại, chỉ tiêu này trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2020 đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hóa, GDP/ đầu người khoảng 5.000 USD, rõ ràng không thể đạt được.
Sa lầy trong tư duy
Sự tụt hậu kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực ngày càng lớn.
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người năm 2014 của Việt Nam là 2.052 USD, trong khi khi Singapore là 56.287 USD, Malaysia là 10.830 USD, Thái Lan là 5.561 USD và Indonesia là 3.515 USD.
Như vậy, chỉ tiêu này của nước ta tụt hậu so với Hàn Quốc chừng 30 đến 35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan chừng 20 năm, Indonesia và Philippines chừng từ 5 đến 7 năm. Đến năm 2038, Việt Nam mới có thể bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới có thể bắt kịp Thái Lan…
Báo cáo “Việt Nam 2035 – Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ”, do các chuyên gia World Bank và Việt Nam thực hiện – được nhận xét là quá lạc quan, khi cho rằng Việt Nam nếu duy trì mức tăng trưởng tối thiểu 7% mỗi năm để nâng mức thu nhập trung bình lên trên 7.000 USD vào năm 2035, tuy nhiên đã đề xuất nhiều khuyến nghị quan trọng, đặc biệt là cải cách thể chế.
Các chuyên gia nhận định: “Việt Nam đang có nguy cơ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình thấp và khó thoát ra khỏi tình trạng này nếu không có các giải pháp cải cách mạnh mẽ, quyết liệt”.
Liệu đây là lời cảnh báo cho ‘chiến lược’ phát triển mới của Việt Nam?
Tại sao Việt Nam lại là ‘đất nước không chịu phát triển’?
Có ba nhân tố cơ bản quyết định một quốc gia sẽ phát triển, giàu có: thể chế, vị trí địa lý và văn hóa. Nhân tố hàng đầu là thể chế. Nói chung, những nước phát triển có một thể tốt và những nước kém phát triển có một thể chế tồi.
Việt Nam ‘sa lầy’ trong tư duy giáo điều về chủ nghĩa Mác – Lê, chủ nghĩa xã hội trong thời gian dài, khiến cho cải cách thể chế không mang lại hiệu quả.
Đào tạo cho các lớp ‘cán bộ nguồn’, chương trình chính khóa về tư tưởng Mác – Lê Nin trong các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề chiếm dung lượng lớn đã làm kéo dài thời gian đào tạo, gây nên những phản ứng từ học sinh và đối với vấn đề cải cách giáo dục, đào tạo.
Nay sinh viên học trường đều phải đóng học phí, họ cần được biết các tư tưởng, triết lý khác ngoài hệ quy chiếu này.
Mâu thuẫn hai hệ thống
Mâu thuẫn giữa hai hệ thống giá trị và lợi ích của chủ nghĩa xã hội và thị trường tạo ra những khoảng trống quyền lực không kiểm soát, lợi ích nhóm và tham nhũng… trở thành quốc nạn và đang cản trở đổi mới.
Tập trung cao quyền lực trung ương, thiếu vắng hoặc mang tính hình thức cơ chế giám sát, phản biện, giải trình, công khai minh bạch của chính quyền, không công nhận tổ chức xã hội dân sự, thiếu thực chất sự tham gia của người dân trong quản lý nhà nước… đang làm cho thể chế méo mó, xã hội xuống cấp và người dân mất niềm tin.
Cải cách kinh tế tất yếu dẫn đến thay đổi thể chế chính trị, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan, bảo thủ. Vấn đề là thời gian.
Quan sát các nước gần đây trong khu vực, bài học kinh nghiệm từ Indonesia có ích cho Việt Nam để tiếp tục đổi mới.
Tính phức tạp xã hội, nhân khẩu học, kinh tế liên tưởng tới thực trạng kinh tế xã hội Việt Nam, nhưng với những cải cách mạnh mẽ gần đây khiến chất lượng thể chế của Indonesia ổn định, ngày càng được cải thiện và được thế giới đánh giá cao.
Những tiến bộ thể hiện ở việc quyền hạn của Quốc hội và tư pháp được củng cố, thể chế tam quyền phân lập được xác lập từng bước. Năm 1999, lần đầu tiên Indonesia thực hiện tổng tuyển cử, năm năm sau, lần đầu tiên dân chúng được trực tiếp bầu tổng thống.
Về thể chế kinh tế, ngân hàng nhà nước được độc lập, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế dài hạn được hoạch định công phu, với nội dung có sức thuyết phục và các cơ chế, biện pháp thực hiện chi tiết và có tính khả thi cao.
Những bài học sâu sắc nêu trên được trình bày trong cuốn "Indonesia: Cường quốc kinh tế."
Nhân tố thứ hai làm cho đất nước tụt hậu là văn hóa – những thứ đã in sâu vào tâm trí, quan điểm, niềm tin và định hướng hành vi.
Cơ sở văn hóa lúa nước, trọng tình, nước đôi… ảnh hưởng của Nho giáo, Khổng giáo… đã không hỗ trợ kinh tế thị trường. Năm 2015 có khoảng 9000 lễ hội, trong đó nhiều hình thức biến tướng, buôn thần bán thánh, kích thích lòng tham tiền và quyền lực, hủ tục lạc hậu.
"Cho tôi một thể chế"
Cải cách văn hóa ở đây, một mặt phải kết hợp giữa niềm tin tôn giáo và sự tạo ra của cải nhiều hơn, mặt khác tạo cơ chế tự do cá nhân và dân chủ để con người tin tưởng mạnh mẽ vào khả năng để thay đổi số mệnh của họ thông qua việc nỗ lực và tài năng, chứ không phải thế lực siêu nhân, hay sự trông chờ vào đảng và nhà nước.
Vị trí địa lý là một nhân tố đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam.
Trái với những bài học ca ngợi tổ quốc thời niên thiếu rằng nước ta ‘mưa thuận, gió hòa, rừng vàng, biển bạc…’, Việt Nam, không thực giàu có về trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, lại nằm ở vùng nhiệt đới khắc nghiệt chịu ảnh hưởng lớn từ biến đổi khí hậu, giông bão, hạn hán, ngập mặn do nước biển dâng, các dịch bệnh nhiệt đới đòi hỏi chi phí lớn để bảo vệ con người, súc vật và cây trồng…
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, yếu tố này trở thành ‘lời nguyền địa lý’ bởi sự chung biên giới và quan hệ truyền thống với Trung Quốc.
Lịch sử chống xâm lăng hàng nghìn năm, chung ý thức hệ tư tưởng, đồng dạng thể chế chính trị, kinh tế và sự tranh chấp ngày càng căng thẳng trên biển đông và sự quan sự hóa quần đảo Trường Sa của Trung Quốc hiện nay, khiến cho Việt Nam trở ngại trong lựa chọn đường hướng cải cách, tác động đến thể chế, làm cho chi phí quân sự, an ninh gia tăng…
Nếu các nhà lãnh đạo thấy khó khăn, hãy để mọi người dân được lựa chọn cách thức trong đó họ toàn quyền quyết định vận mệnh dân tộc và của chính họ.
Để phát triển bền vững và thịnh vượng, cần có một thể chế phù hợp với kinh tế thị trường hiện đại – kết tinh giá trị của sự phát triển nhân loại trong thời đại hiện nay, một thể chế cho phép Việt Nam khi đó không chỉ sẽ giảm thiểu khoảng cách tụt hậu kinh tế, mà còn hy vọng một tương lai tươi sáng.
V. I. Lê Nin, lãnh tụ giai cấp vô sản Nga đầu thế kỷ 20, đã từng nói, đại thể ‘nếu cho tôi một thể chế tôi sẽ xoay chuyển nước Nga’.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, chuyên gia phân tích chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
|
Tất tần tật về hành tinh Kepler-452b, "Trái đất phiên bản 2.0"
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Ừ cứ nôm na, thực thà như nhà bác này lại dễ nghe!
Lý lịch ba đời bắt cua
Nhân chuyện ông Bob Kerrey bị rất nhiều người Việt thù dai phản đối khi ông ấy ngồi vào ghế lãnh đạo của Trường đại học Fulbright tận bên Mỹ, lại lẩn thẩn nghĩ về cái chủ nghĩa lý lịch "ba đời bắt cua" ở xứ này.
-Cho đến giờ, chủ nghĩa lý lịch trong đầu các nhà cai trị còn nặng nề lắm, xã hôi chưa dễ gì gột được. Mà chưa tẩy gột được thì chả mong phát triển. Mải thù hằn nhau, lấy đâu thời gian, đầu óc cho phát triển.
-Cứ giả dụ GS Ngô Bảo Châu mà có ông nội bị quy là địa chủ thời cải cách ruộng đất thì đảm bảo sẽ không có một GS Châu làm vẻ vang cho đất nước sau này. Ông anh rể tôi, bố bị quy nhầm thành địa chủ, bị lôi ra bắn, thời sửa sai có xin lỗi qua loa nhưng con cái cứ dính phốt địa chủ, chả được học hành gì, chỉ được quyền "lao động là vinh quang". Hàng chục vạn con cái của người bị giết oan, họ mà giữ mối thâm thù, mà chống đối, chính quyền này có được ngồi yên khối. Nhưng họ rộng lượng hơn chính quyền nhiều.
-Cứ phải bần cố nông, hoạn lợn thiến heo, vô sản thợ thuyền thì mới trong sạch.
-Phải con cán bộ, con nối cha, cháu nối ông bà thì mới yên tâm, không cho đứa khác chèn vào đội ngũ.
-Ai đã có "vết" rồi, sẽ bị chính quyền thù muôn đời muôn kiếp không tan,
-Stalin, Mao Trạch Đông có thể chưa cầm khẩu súng bắn vào người dân nào nhưng điều không ai cãi được cho các ông ấy là chỉ một lệnh họ ban ra thôi thì hàng vạn, hàng triệu người chết. Mấy ông này, còn tệ hơn đám tội phạm chiến tranh ở chỗ tinh giết những đồng chí đồng đội, những người đã chung đội ngũ, kề vai sát cánh với mình. Vậy mà chả mấy ông bà nào dám phản đối, lên án, lại còn tôn làm lãnh tụ vĩ đại nữa.
-Sự phân biệt đối xử ở xứ này không cần phải giấu diếm mà được công khai, theo nguyên tắc cha ăn mặn con khát nước, ví dụ suốt bao năm trong bản Sơ yếu lý lịch bao giờ cũng có 2 mục gạch đầu dòng: Trước năm 1945 (hoặc 1954 hoặc 1975) làm gì, ở đâu, có tham gia đảng phái nào; gia đình có ai làm gì cho ta và địch. Hồi năm 1987 tôi xin cho thằng con trai đầu vào lớp mầm ở phường, trường mầm non đưa cho tờ sơ yếu lý lịch cá nhân, bảo khai vào, tất nhiên là đứng tên tên cháu, trong đó còn có cả mục trước năm 1975 có tham gia ngụy quân ngụy quyền không. Tôi té ngửa, thằng nhỏ mà cũng theo địch trước năm 75, chết cười.
-Một xã hội mà lý lịch thay cho tài năng và nhân cách chỉ có thể tồn tại bằng bạo lực.
Nguyễn Thông
Phần nhận xét hiển thị trên trang
-Cho đến giờ, chủ nghĩa lý lịch trong đầu các nhà cai trị còn nặng nề lắm, xã hôi chưa dễ gì gột được. Mà chưa tẩy gột được thì chả mong phát triển. Mải thù hằn nhau, lấy đâu thời gian, đầu óc cho phát triển.
-Cứ giả dụ GS Ngô Bảo Châu mà có ông nội bị quy là địa chủ thời cải cách ruộng đất thì đảm bảo sẽ không có một GS Châu làm vẻ vang cho đất nước sau này. Ông anh rể tôi, bố bị quy nhầm thành địa chủ, bị lôi ra bắn, thời sửa sai có xin lỗi qua loa nhưng con cái cứ dính phốt địa chủ, chả được học hành gì, chỉ được quyền "lao động là vinh quang". Hàng chục vạn con cái của người bị giết oan, họ mà giữ mối thâm thù, mà chống đối, chính quyền này có được ngồi yên khối. Nhưng họ rộng lượng hơn chính quyền nhiều.
-Cứ phải bần cố nông, hoạn lợn thiến heo, vô sản thợ thuyền thì mới trong sạch.
-Phải con cán bộ, con nối cha, cháu nối ông bà thì mới yên tâm, không cho đứa khác chèn vào đội ngũ.
-Ai đã có "vết" rồi, sẽ bị chính quyền thù muôn đời muôn kiếp không tan,
-Stalin, Mao Trạch Đông có thể chưa cầm khẩu súng bắn vào người dân nào nhưng điều không ai cãi được cho các ông ấy là chỉ một lệnh họ ban ra thôi thì hàng vạn, hàng triệu người chết. Mấy ông này, còn tệ hơn đám tội phạm chiến tranh ở chỗ tinh giết những đồng chí đồng đội, những người đã chung đội ngũ, kề vai sát cánh với mình. Vậy mà chả mấy ông bà nào dám phản đối, lên án, lại còn tôn làm lãnh tụ vĩ đại nữa.
-Sự phân biệt đối xử ở xứ này không cần phải giấu diếm mà được công khai, theo nguyên tắc cha ăn mặn con khát nước, ví dụ suốt bao năm trong bản Sơ yếu lý lịch bao giờ cũng có 2 mục gạch đầu dòng: Trước năm 1945 (hoặc 1954 hoặc 1975) làm gì, ở đâu, có tham gia đảng phái nào; gia đình có ai làm gì cho ta và địch. Hồi năm 1987 tôi xin cho thằng con trai đầu vào lớp mầm ở phường, trường mầm non đưa cho tờ sơ yếu lý lịch cá nhân, bảo khai vào, tất nhiên là đứng tên tên cháu, trong đó còn có cả mục trước năm 1975 có tham gia ngụy quân ngụy quyền không. Tôi té ngửa, thằng nhỏ mà cũng theo địch trước năm 75, chết cười.
-Một xã hội mà lý lịch thay cho tài năng và nhân cách chỉ có thể tồn tại bằng bạo lực.
Nguyễn Thông
Quên được vẫn hay. Khuất Nguyên là người đáng trọng nhưng sự thể ông can Sở Hoài Vương lại quá mơ hồ. Vua chúa có bao giờ nghe những lời này?
Tết Đoan ngọ
Theo lịch âm, ngày mai mùng 5 tháng 5 là tết Đoan ngọ, một thứ phong tục của Tàu được du nhập vào ta từ hồi nảo hồi nào. Rất nhiều thứ tết ở ta như tết Nguyên đán (đầu năm), tết Hàn thực (mùng 3.3), tết Trung nguyên (rằm tháng 7), tết Trung thu (rằm tháng 8), ông Táo chầu giời (23 tháng chạp... đều xuất xứ bên Tàu. Thôi thì nó sang ta, cái nào hợp ta dùng, cái nào dở ta bỏ dần.
Nhiều bạn trẻ thời nay thấy thiên hạ ăn tết Đoan ngọ thì cũng ăn theo nhưng không biết lai lịch của nó. Nguyên tết này gắn với chuyện ông Khuất Nguyên, một quan chức, nhà thơ (tác giả của Sở Từ nổi tiếng) thời Xuân Thu. Ông ta trung quân, can vua Sở Hoài Vương không được nên dỗi, uống rượu thật say, say bí tỉ, ngắm trăng lưỡi liềm dưới sông mà cứ tưởng trăng trên trời, ôm hòn đá to (72 ký) nhảy xuống sông Mịch La mà chết. Hôm ấy trúng ngày 5.5, vua thương người trung nghĩa (đợi người ta chết rồi mới thương) nên bắt dân chúng cứ đến này này là cúng ông Khuất. Nói thế để thấy chả liên quan gì đến An Nam ta nhưng trót bắt chước thì theo luôn. Cũng như sau này cúng ông Các Mác, ông Lê Nin vậy.
Tôi nhớ hồi còn bé, những năm đầu thập niên 60, thày (bố) tôi cũng vẫn cúng tết Đoan ngọ, còn gọi là lễ giết sâu bọ. Chả hiểu sao ông Khuất Nguyên lại liên quan đến sâu bọ. Người lớn lấy lá giã ra nhuộm móng tay móng chân cho trẻ con, có lẽ để ngăn sâu bọ xâm nhập từ cửa khẩu ấy; rồi cho ăn cơm rượu, vài quả mận, quả đào, nhà nghèo không có những quả ấy thì ăn quả khế. Anh tôi bảo để trong đánh ra, ngoài đánh vào cho sâu bọ trong người hết đường chạy. Thày tôi còn cẩn thận dặn lúc ăn thì đừng có ngồi ở bậu cửa, ngưỡng cửa (tấm gỗ hoặc bức xi măng ngăn cách trong nhà với bên ngoài) kẻo dễ bị mọc mụn ở đít. Cô Ngọt em gái tôi nó thực hành lệnh cấp trên nghiêm lắm, chả bị mọc mụn bao giờ. Có năm tôi không nghe lời thày, quả thật bị một cái mụn rõ to ở mông, may mà thày tôi có món thuốc cao dán mụn gia truyền, dán vào mấy ngày sau thì xẹp. Trong cao có bột con rết phơi khô tán nhỏ trộn vào. Nó hút hết chất độc và mủ, rồi tự tiêu tan. Bây giờ 2 thứ thuốc gia truyền (cao trị mụn nhọt và thuốc ghẻ) ấy thày tôi truyền lại được đứa cháu rể tên là Thành nối tiếp, bán khá chạy ở vùng mấy huyện ven biển Hài Phòng.
Trưa mùng 5, người ta cúng xong thì ra vườn hái lá, lá gì cũng được, nhưng nhà tôi hay hái lá vối, lá cây ích mẫu, ngải cứu, đem phơi khô, bó thành một bó treo ở tường bếp (cho đỡ bị mốc), lâu lâu lấy ra một nắm nấu nước uống. Sâu bọ thỉnh thoảng ra quấy phá sẽ bị thứ nước này trừng trị.
Tết Đoan ngọ với những đứa trẻ như tôi, thời đói kém, thèm nhạt thiếu thốn đủ thứ, nên thích nhất là được ăn cơm rượu nếp. Bu tôi làm, ngon lắm. Nhưng cả năm cũng chỉ được ăn mỗi lần ấy. Muốn ăn nữa lại phải chờ đến tết giết sâu bọ sang năm. Chỉ thích cơm rượu nếp thôi chứ chả bao giờ quan tâm đến ông Khuất Nguyên.
Nay thì thày bu tôi đã xa cả rồi, tôi cũng qua cái tuổi háo hức chờ ăn cơm rượu, còn hai đứa con đã lớn chúng chả quan tâm đến đoan ngọ đoan nghiếc, ông Khuất Nguyên chúng lại càng không biết. Ngay cả tôi viết mấy điều này có khi chúng cũng chả đọc. Thời của mình chỉ còn trong ký ức.
Nguyễn Thông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)