Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Thẻ ATM', thiết bị siêu tinh vi phục vụ sinh viên gian lận thi cử


Những thiết bị điện tử tinh vi, truyền dẫn không dây dưới vỏ bọc nguỵ trang khéo léo là mặt hàng được nhiều sinh viên săn lùng mỗi khi mùa thi đến. T. đưa cho PV một thiết bị nghe lén được ngụy trang giống hệt thẻ ATM. Thiết bị này được thiết kế dày và thô hơn thẻ ATM thật, thẻ này có một khe sạc pin và một khe để cắm sim. “Với thẻ này, bạn có thể mang đi như một giấy tờ tùy thân có thể để trong túi áo ngực với con trai hoặc nhét vào áo ngực nếu là con gái, đảm bảo không giám thị nào phát hiện”.
Thi nhau rao bán
Hiện, một bộ phận sinh viên không tìm đến sách để trang bị hành trang kiến thức mà đã biến việc thi thành sự đối phó. Những sinh viên lười học hay gian lận thường rỉ tai nhau về những thiết bị công nghệ mới - vốn được sản xuất không phải phục vụ cho việc quay cóp. Dẫn đầu về sự tìm kiếm là thiết bị tai nghe siêu tinh vi truyền dẫn không dây, được quảng cáo rất hiệu quả trong mùa thi.

Trang Tai nghe..., có cơ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội đang dẫn đầu trên Facebook với gần 40 nghìn lượt người thích.

Khi PV nhắn tin hỏi mua thiết bị tai nghe để thi tốt nghiệp đại học, người quản lý trang ngay lập tức phản hồi: “Bạn tìm đúng chỗ rồi đấy! Chỗ mình chủ yếu cho sinh viên thuê, đặc biệt là mùa thi tốt nghiệp, cuối kỳ, hết môn. Giá rẻ mà cực an toàn”.

Khi PV gọi điện theo số nhà cung cấp, một giọng nam lên tiếng và giới thiệu là T, cựu sinh viên của một học viện tại Hà Nội. T. nói: “Bạn qua bên mình hướng dẫn tận tình, mình sẽ tiếp thêm niềm tin cho, chắc chắn sẽ thành công. Không chỉ có sinh viên thuê, học sinh và người thi công chức cũng thuê nên bạn yên tâm, chỗ mình rất uy tín”.

Theo tìm hiểu của PV, nếu mua qua mạng, khách hàng chỉ cần gửi tiền vào số tài khoản mà chủ cửa hàng cung cấp, vài ngày sau có người giao hàng tận tay. Mặc dù không có giấy tờ mua hàng hay bảo hành, nhưng các cửa hàng cam kết bảo hành 3 tháng, đổi trả miễn phí trong 1 tháng. Không chỉ bán lẻ, nam thanh niên còn nhận bán buôn những thiết bị tinh vi này cho những ai có nhu cầu kinh doanh.

T. cho biết, bộ sản phẩm gian lận của T. phải nhập từ nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Úc, Thái Lan, Trung Quốc… Giá bán tùy từng loại, từ 1 đến 4 triệu đồng/bộ. Khi PV thắc mắc giá quá đắt, T. giải thích: “Mấy đồ công nghệ cao phải đắt chứ, bạn là sinh viên, thuê sẽ tiện hơn. Giá thuê từ 200 đến 350 nghìn đồng/ngày, thuê nhiều ngày sẽ được giảm giá”.

Trong lúc đứng chờ T., PV gặp một nam sinh viên cũng đang đợi mua hàng. Dẫn chúng tôi vào phòng, T. lôi ra một túi sản phẩm công nghệ được bọc trong túi ni lông gồm 5 loại sản phẩm. T. hỏi lấy loại nào và khuyên “bạn là con gái lấy loại nào cũng dễ ngụy trang”.

T. đưa cho PV một thiết bị nghe lén được ngụy trang giống hệt thẻ ATM. Thiết bị này được thiết kế dày và thô hơn thẻ ATM thật, thẻ này có một khe sạc pin và một khe để cắm sim. “Với thẻ này, bạn có thể mang đi như một giấy tờ tùy thân có thể để trong túi áo ngực với con trai hoặc nhét vào áo ngực nếu là con gái, đảm bảo không giám thị nào phát hiện”.

Khi nam sinh viên ngỏ lời muốn xem bộ tai nghe siêu nhỏ, T. lấy ra 2 bộ để giới thiệu. Theo quan sát của PV, bộ sản phẩm gồm: Một hạt tai nghe có kích thước siêu nhỏ (khoảng 4mm), một thiết bị gắn sim giống điện thoại thu nhỏ (có khe cắm sim, nút nguồn, nút nhận cuộc gọi, các phím tăng - giảm âm lượng) và một cây nam châm để hút hạt tai nghe ra khỏi tai. Sau khi thử và cảm thấy hài lòng, nam sinh viên quyết định thuê với giá 350 nghìn đồng/ngày, đặt cọc 1 triệu đồng cùng CMND.

Phó mặc cho may rủi

Theo tìm hiểu của PV, có nhiều sinh viên đã gánh hậu quả khi lạm dụng những thiết bị gian lận. Liên hệ với một số sinh viên đã từng đặt hàng này trên mạng, một cựu sinh viên tên H. của một trường đại học có tiếng ở Hà Nội chia sẻ: H đã dùng công nghệ thi cử từ năm nhất cho những môn lý luận vì không thể học được. “Trong suốt một năm, mình không làm chủ được bản thân, bị phụ thuộc vào thiết bị gian lận quá nhiều, chỉ biết chép và chép. Làm bài xong cũng không hiểu mình vừa chép gì”.

Sau một năm sử dụng trót lọt, đến đầu năm học thứ hai, H. bị giám thị phát hiện. “Khi đứng trước giáo viên mình rất xấu hổ. Về nhà, mình đấu tranh tâm lý rất nhiều. nếu không có thiết bị này thì những kỳ thi sắp tới của hai năm học nữa sẽ ra sao. Từ đó, mình đã quyết định tự học và những kỳ thi bằng kiến thức thực sự cũng đạt điểm khá cao”, H. kể lại.

Trong khi đó, bạn T.L chia sẻ: Nếu cứ phụ thuộc vào các thiết bị gian lận, kiến thức sẽ bị rỗng. Nếu không may bị bắt sẽ bị đình chỉ hoặc đuổi học. “Chúng ta đang phó mặc cuộc đời mình cho sự may rủi trong buổi phỏng vấn hay tuyển dụng. Sự gian lận chỉ có thể che đậy trong chốc lát nhưng không thể làm hành trang cho mình suốt cuộc đời”, T.L nói.

Trao đổi với PV, nhiều giảng viên cho biết, việc sử dụng các thiết bị gian lận trong thi cử vô cùng tác hại tới sinh viên. Nếu trót lọt, sinh viên được điểm cao nhưng kiến thức trống rỗng; còn bị bắt chắc chắn bị đuổi học hoặc chịu những hình thức kỷ luật nặng. “Thiết bị cũng do con người tạo ra, do đó, không có thiết bị nào là không thể phát hiện. Là tương lai của đất nước, các bạn sinh viên không nên lạm dụng để rồi rước lấy hậu quả khôn lường”, một giảng viên ĐH Luật Hà Nội nói.

(VTC News)
Phần nhận xét hiển thị trên trang

QUÂN ĐỘI MYANMAR NÃ ĐẠN VÀO XE QUÂN SỰ TRUNG QUỐC





Hồng Thủy
13:58 15/05/15

(GDVN) - Sáng 13/5, súng máy hạng nặng và pháo dã chiến của quân đội Myanmar đã nhằm thẳng vào xe tuần tra của quân đội Trung Quốc khai hỏa, nhưng vì tránh tranh chấp..

Đa Chiều ngày 15/5 đưa tin, giao tranh giữa quân đội Myanmar với lực lượng ly khai ở Kachin giáp biên với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lại tiếp tục nóng lên. Hôm qua ngày 14/5 bi kịch lại tái diễn khi có 6 quả đạn pháo của quân đội Myanmar rơi xuống thành phố Lâm Thương tỉnh Vân nam làm ít nhất 4 người chết, 8 người bị thương.


Tờ South China Morning Post xuất bản tại Hồng Kông hôm nay dẫn nguồn truyền thông nhà nước Trung Quốc nói rằng 2 người bị thương nguy kịch và 5 người khác bị thương nhẹ hơn sau khi 2 quả đạn pháo Myanmar rơi xuống ngôi làng ở Lâm Thương đêm Thứ Năm.

Trước đó khoảng 10 giờ sáng 13/5, súng máy hạng nặng và pháo dã chiến của quân đội Myanmar đã nhằm thẳng vào xe tuần tra của quân đội Trung Quốc khai hỏa, nhưng vì tránh tranh chấp quốc tế, lực lượng quân sự Trung Quốc đã nhanh chóng rút khỏi hiện trường.

Đưa tin về việc này, tờ Myanmar Online bản tiếng Trung Quốc và cổng thông tin điện tử của phiến quân Kachin hôm 13/5 cho biết, vụ bắn xe quân sự Trung Quốc xảy ra gần cột mốc số 113.

Một người dân Trung Quốc bị thương trong vụ đạn pháo Myanmar lạc qua biên giới 
đêm Thứ Năm. Ảnh: Đa Chiều.

Do sau sự kiện bom Myanmar lạc vào Vân Nam làm chết người hôm 13/3, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho các đơn vị quân sự trên địa bàn tuần tra cẩn mật, thấy máy bay quân sự Myanmar phải lập tức xuất kích xua đuổi, ngăn chặn chứ không nói gì về giải pháp xử trí những tình huống tương tự, do đó đơn vị quân sự này rút lui để tránh thành một điểm nóng quốc tế.

Theo Đa Chiều, trong tháng 4, đặc sứ của Tổng thống Myanmar đã xin lỗi về vụ bom lạc hôm 13/3 làm 5 người chết, 8 người bị thương. Bản tin sáng nay của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc cũng mới chỉ điểm tin về vụ việc.

Tờ Đa Chiều chỉ trích, bảo vệ an toàn tính mạng tài sản cho người dân ở biên giới là trách nhiệm của các đơn vị quân sự đóng trên địa bàn Vân Nam. Việc đoàn xe quân sự Trung Quốc rút ngay khi bị bắn khiến dư luận khó hiểu bởi có rút cũng không lấy gì đảm bảo những sự cố tương tự sẽ không lặp lại.

Xung quanh căng thẳng biên giới Trung Quốc - Myanmar, đài RFA ngày 15/5 đưa tin, các nhà chức trách Myanmar ở Kokang đã bắt giữ 3 công dân Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp cho quân đội Bắc Kinh do thám tình hình quân đội Myanmar, thu thập tin tức bằng điện thoại di động.

Theo cập nhật mới nhất của Đa Chiều, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết 8 giờ tối qua 14/5 đã có 2 quả đạn pháo của quân đội Myanmar rơi xuống địa bàn thôn Tân Văn Minh thị trấn Nam Sản huyện Trấn Khang thành phố Lâm Thương, Vâ nnam, làm 1 "nhân viên Trung Quốc" và 3 dân thường Myanmar bị thương. Ngoài ra đạn pháo Myanmar còn khiến 3 chiếc xe và 4 nhà dân Trung Quốc bị hủy hoại, hiện những người bị thương đều không bị đe dọa đến tính mạng, Trung Quốc đã giao thiệp chính thức với Myanmar về vụ việc. Bộ Ngoại giao không nhắc gì đến thông tin xe quân sự Trung Quốc bị tấn công như một số nguồn tin đã nêu.
Hồng Thủy

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Nguồn gốc mọi căng thẳng ở Biển Đông là tư tưởng Đại Hán


Văn hóa chiến lược Trung Quốc ngày nay, trong đó coi trọng các thủ đoạn ngắn hạn và lừa dối, không dựa trên chiến lược tin cậy và tình bạn lâu dài.
Giáo sư Miles Maochun Yu, một học giả chuyên nghiên cứu về quân sự, hải quân khu vực Đông Á thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNA) ngày 9/5 bình luận trên webiste của Viện Hoover, chiến lược của Bắc Kinh trên Biển Đông được định hình bởi lịch sử và tư tưởng quân sự thời kỳ Chiến Quốc.Trong khi xung đột vũ trang vẫn diễn ra ác liệt ở Syria, Iraq và các điểm nóng khác thì một nguy cơ xung đột lớn đang nung nấu ở Biển Đông liên quan đến các cường quốc hàng đầu thế giới, là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí cả Nga.
Trung tâm của xung đột này là yêu sách lãnh thổ hàng hải ngông cuồng của Trung Quốc với gần như toàn bộ Biển Đông, gây phương hại đến hầu hết các nước trong khu vực, gây khó chịu cho các bên liên quan chủ chốt, ngăn chặn và cản trở tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế chạy qua vùng biển này.
Tuy nhiên theo Giáo sư Miles Maochun Yu, hành động của Trung Quốc trên Biển Đông không nên được nhìn nhận một cách đơn giản. Những diễn biến ở Biển Đông tuân theo một logic của lịch sử Trung Quốc và bắt rễ sâu từ văn hóa chiến lược hàng ngàn năm của quốc gia này.
Tư tưởng Đại Hán, Thiên tử - con Giời
Không giống như phần còn lại của thế giới, Trung Quốc chưa bao giờ sẵn sàng chấp nhận sự bình đẳng giữa các quốc gia lớn và nhỏ. Văn hóa Trung Quốc hàng ngàn năm tự xem nước này là trung tâm của thiên hạ, trọng tâm của thế giới với "trách nhiệm đạo đức" cai trị tất cả thiên hạ bằng bộ máy họ cho là có "văn hóa cao cấp và tinh tế".
Triết lý chính trị này được minh hoạ một cách toàn diện trong tuyên ngôn của một nhà văn - Đại tá quân đội Trung Quốc phát biểu năm 2010: "Giấc mộng Trung Hoa".
Lưu Minh Phúc, một Đại tá quân đội Trung Quốc viết trong cuốn sách 300 trang bán rất chạy ở nước này: "Chưa bao giờ có một quốc gia trỗi dậy hòa bình như vậy trên thế giới. Trung Quốc sở hữu một gen văn hóa cao cấp cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu".
Không biết do vô tình hay hữu ý, tư tưởng chính trị tổng thể của nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc đương nhiệm Tập Cận Bình cũng được gọi là "giấc mộng Trung Hoa", trùng lặp với thông điệp trong cuốn sách của Lưu Minh Phúc.
Trong thực tế, kể từ khi xảy ra Chiến tranh Thuốc phiện năm 1840, Trung Quốc có một cảm giác không thể lay chuyển, họ là nạn nhân của sự sỉ nhục. Trong nhiều thập kỷ, chính phủ Trung Quốc ra sức tuyên truyền về "thế kỷ bị sỉ nhục" dưới bàn tay của đế quốc phương Tây.
Trung Quốc tuyên truyền sự oán giận ghê gớm vì "thiên triều" đã bị bắt nạt bởi các nước nhỏ, "kém Trung Quốc về mặt đạo đức hoặc không có một nền tảng văn hóa tinh tế, trí tuệ rực rỡ" như Trung Hoa.
Trên Biển Đông, hành vi hung hăng của Trung Quốc và yêu sách hàng hải bành trướng có thể được sử dụng để "đun sôi" bức xúc cho dư luận nước này với lập luận rằng, Trung Quốc là một nước lớn, là trung tâm thiên hạ lại không được các nước nhỏ quanh Biển Đông tôn trọng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Không khó để tìm ra phát biểu của các quan chức cấp cao Trung Quốc thể hiện tư tưởng Đại Hán và "nước nhỏ không nên chống lại nước lớn."
Lưu Hoa Thanh, cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc (người chỉ huy xâm lược Hoàng Sa năm 1974 - PV) trong những năm 1990 nhiều lần nói với các đối tác Hoa Kỳ, vấn đề là không phải Trung Quốc - một nước lớn bắt nạt các nước nhỏ, mà ngược lại là các nước nhỏ đang bắt nạt nước lớn Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc đã nhiều lần chứng minh sự hiếu chiến với những kêu gọi, đe dọa "trừng phạt" các nước láng giềng, hay "dạy cho các nước nhỏ một bài học" để buộc các nước này "quy thuận" Trung Hoa.
Điển hình là phát biểu của ông Dương Khiết Trì trên cương vị Ngoại trưởng Trung Quốc tại Singapore năm 2010: "Trung Quốc là một nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, đó là một thực tế".
Kế nhiệm ông, Ngoại trưởng Vương Nghị tháng 3/2014 phát biểu, Trung Quốc đang là "nạn nhân của các nước nhỏ" trong khu vực Biển Đông?! "Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận những đòi hỏi vô lý của các nước nhỏ", ông Nghị nói.
Từ tháng 3/2013, ông Tập Cận Bình đã phê duyệt chính sách đối ngoại cốt lõi của Trung Quốc là "ngoại giao nước lớn".
Bắc Kinh xây dựng đế chế bằng "thuyết phục và cưỡng chế"
Liên quan chặt chẽ đến tư tưởng Đại Hán chính là cách tiếp cận, chinh phục các nước bằng "thuyết phục đạo đức, thừa nhận uy quyền tối cao của Trung Quốc, một phần của nền văn hóa "Thiên tử - chư hầu".
Theo tư tưởng này, Trung Quốc sẽ sử dụng đến sức mạnh lỗ mãng nếu các nước nhỏ không chấp nhận vai trò Thiên tử - con Giời của Trung Quốc, từ chối khấu đầu trước Trung Quốc, (nước tự vỗ ngực cho rằng mình) hào hùng và nhân từ!
Nếu các nước nhỏ chống lại tư tưởng này của Trung Quốc cũng như vai trò bá chủ của họ, Trung Quốc sẽ cảm thấy họ bị "bắt nạt". Do đó Trung Quốc luôn có xu hướng suy nghĩ họ là nạn nhân của việc không được các nước nhỏ tôn trọng, bởi vậy các nước này đáng bị trừng phạt.
Đó là lý do Trung Quốc sử dụng vũ lực để khuất phục láng giềng mà họ cho rằng đã không tôn trọng Trung Quốc.
Bởi vậy, trên quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiệm, các hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông như bồi đắp đảo nhân tạo, xây đường băng quân sự, kéo tên lửa, máy bay, tàu chiến ra khu vực (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp là hoạt động phòng thủ, nhằm tái lập trật tự khu vực và thế giới với vai trò Trung Quốc là trung tâm.
Tuy nhiên chủ nghĩa (tự coi mình là) Thiên tử - con Giời không chỉ dừng lại ở khái niệm, phương pháp tiếp cận vấn đề và tâm lý lạc hậu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, mà nó còn được thể hiện thông qua ý thức mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện thực chiến lược.
Chính chủ nghĩa (tự coi mình là) Thiên tử - con Giời này đã thúc đẩy Trung Quốc cố tình kích thích sự phiêu lưu quân sự của mình và theo đuổi chính sách "bên miệng hố chiến tranh" như một con bài mặc cả trước các phiên đàm phán.
Mô hình này có thể thấy rõ trong các hành vi quân sự của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và dễ thấy nhất là cục diện khủng hoảng, rắc rối trên Biển Đông hiện nay.
Những gì Trung Quốc đang làm - leo thang quân sự hóa Biển Đông liên tục là để gây áp lực lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm UNCLOSS) trên Biển Đông. Nhiều khả năng PCA ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Trung Quốc là nạn nhân của chính họ
Trung Quốc là nạn nhân của "truyền thuyết chiến lược" do chính họ tạo ra. Cốt lõi của tư duy chiến lược Trung Quốc hiện nay được nảy sinh trong thời kỳ Chiến Quốc hơn 2000 năm trước. Đó là thời kỳ nhiều chiến lược gia xuất sắc xuất hiện với nhiều tác phẩm bàn về chiến tranh và chiến lược.
Kể từ đó, Trung Quốc ngày nay đã có chút đổi mới trong tư duy chiến lược quân sự và có thể coi là vượt trội hơn các luận thuyết quân sự, chiến lược phong phú thời Chiến Quốc.
Thời kỳ Chiến Quốc được biết đến với hàng loạt các cuộc chiến tranh liên miên không dứt giữa các nước nhỏ trong lòng Trung Quốc ngày nay để tranh đoạt uy quyền tối cao - Thiên tử, Chí tôn.
Đó là những cuộc tỉ thí, so tài của kẻ tám lạng, người nửa cân và không nước nào có thể đánh bại kể thù một cách dễ dàng. Từ đó họ hình thành nên các liên minh chính trị - quân sự để áp đảo đối thủ chính của mình.
Nhưng sau khi đánh bại được kẻ thù chung, các nước đồng minh cũ lại nhanh chóng quay ra cắn xé nhau và hình thành các liên minh mới.
Mô hình này dựa trên sự lừa dối và chủ nghĩa cơ hội, nhưng ở Trung Quốc lại hoàn toàn dược chấp nhận và người ta xem đó là điều bình thường, bởi binh bất yếm trá - việc quân sự thì không ngại dối trá. Tất cả chỉ là những cuộc đấu tranh giành quyền lực để tìm kiếm vị trí tối cao - Thiên tử, Chí tôn...
Không có nguyên tắc nào để có thể bị vi phạm, bởi nguyên tắc chỉ là một trong những cách khác nhau để đạt được mục tiêu ích kỷ của riêng mình.
Tuy nhiên, những liên minh chính trị - quân sự xây dựng trong thời Chiến Quốc lại để dấu ấn không thể phai nhòa trong văn hóa chiến lược Trung Quốc ngày nay, trong đó coi trọng các thủ đoạn ngắn hạn và lừa dối, không dựa trên chiến lược tin cậy và tình bạn lâu dài.
Bởi vậy có thể thấy sự thiếu tin tưởng giữa Trung Quốc với hầu hết các nước láng giềng, đặc biệt là một số thành viên ASEAN mà Trung Quốc (nhảy vào) tranh chấp lãnh thổ, hàng hải trên Biển Đông. Dù Trung Quốc có làm gì, nó cũng không thể hiện sự nhất quán và đáng tin cậy, tính toán của Bắc Kinh rất thất thường, vô lý và ngang ngược.
Ví dụ điển hình như trong quan hệ Trung Quốc - ASEAN, trong khi Trung Quốc chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử trong ASEAN như điều bắt buộc với tất cả các nước thành viên, nhưng mặt khác Bắc Kinh lại bác bỏ bất kỳ tuyên bố tập thể nào của ASEAN liên quan đến Biển Đông. Ở đây có thể thấy văn hóa chiến lược của Trung Quốc được thể hiện một cách đầy đủ.
Một ví dụ khác nữa, Trung Quốc là thành viên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), nhưng lại phủ nhận hoàn toàn các giải pháp trọng tài quốc tế, cơ quan tài phán quốc tế được quy định cụ thể trong UNCLOS.
Là thành viên UNCLOS, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện của Philippines theo Phụ lục VII UNCLOS cũng như từ chối phán quyết của cơ quan tài phán được thành lập theo đúng quy định trong Phụ lục VII UNCLOS.
Làm như vậy, Trung Quốc chẳng thể tạo dựng được lòng tin và uy tín trong dư luận quốc tế. Một lần nữa, bóng ma văn hóa chiến lược Chiến Quốc đang ám ảnh và gây tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Trung Quốc.
Cuối cùng, Trung Quốc luôn lớn tiếng chống đối bất kỳ vai trò nào của Hoa Kỳ ở Biển Đông với lý do Mỹ là nước nằm ngoài khu vực, không có yêu sách và không phải bên liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông. Bắc Kinh lý luận, châu Á là dành cho người châu Á. Nhưng thật trớ trêu, bản thân Trung Quốc lại đi tìm sự hỗ trợ và can thiệp của Nga vào Biển Đông.
Tóm lại Trung Quốc bất chấp thiện chí quốc tế và luật pháp quốc tế, chấp nhận để mất vai trò, uy tín và ảnh hưởng của mình chỉ để thỏa mãn tâm lý nước lớn - Thiên tử, đó là di chứng của "hội chứng Chiến Quốc" đã ăn sâu bám rễ vào tư duy chiến lược của giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay.
Theo GIÁO DỤC VIỆT NAM
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không phải bán tơ, tôi đi bán xơ mướp đây! Vì nghèo nên buồn chả có thời gian đọc bài như này. Dù sao cũng cảm ơn ĐN đã đăng lại bài này!

Hay rồi đây, Mời các bạn đọc chơi để thấy mình không phải là người..." Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu" khổ chưa !
Quốc Hòa Lưu
19 giờ
MỘT BÀI THƠ XÚC PHẠM DÂN TỘC, NHÂN DÂN VÀ PHỦ NHẬN GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA TRẦN THỊ LAM - GIÁO VIÊN HÀ TĨNH
Tiểu luận của: Lưu Quốc Hòa
Tôi không cóp pi văn bản bài thơ của Trần Thị Lam nữa mà chỉ xin trích dẫn mấy câu Lam viết trong bài thơ có 5 khổ mà hiện nay dư luận đang xôn xao bình phẩm. Tôi không bàn xa đà vào những vấn đề chính trị to tát mà chủ đạo bài viết là: Trần Thị Lam đã xúc phạm nhân dân. Xúc phạm những giá trị lịch sử và dân tộc.
Việc này có hai lí do:
1- Không muốn phát tán những vần thơ mà tôi cho là bôi nhọ dân tộc và phỉ báng thóa mạ ông cha, phủ nhận sạch trơn lịch sử. Làm như thế vô hình tôi phạm sai lầm như nhiều người đã sahe bài thơ này và hết lời ca ngợi.
2 - Bài thơ này cũng không có gì đặc biệt và hay ho để tôi ca ngợi a dua.
Tôi buồn vì một thế hệ sinh ra sau chiến tranh và được ăn học tử tế và có bằng Thạc sỹ mà có những nhận định hồ đồ về hiện tình đất nước. Coi dân tộc mình "ngộ quá" như một trò đùa của chú hề trên sân khấu. Coi "bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn"...Khi đọc đến dòng này, tôi và nhiều người khác thấy mình bị xúc phạm nặng nề.
Dân tộc ta 4000 ngàn năm không "ngộ" tí nào. Suốt một chiều dài lịch sử, chúng ta chưa thỏa hiệp với bất cứ kẻ thù nào. Thế kỷ 14, dân ta dưới sự chỉ huy của vua tôi nhà Trần đã đánh thắng tên xâm lược Nguyên Mông mạnh nhất thế giới. Những triều đại phong kiến phương Bắc đều bị nhân dân ta tống cổ khỏi bờ cõi. Thời đại con cháu Bác Hồ lại đánh thắng hai đế quốc hùng mạnh nhất hành tinh...Nhiều ví dụ lắm, vô vàn ví dụ để nói: Dân ta, dân tộc ta rất lớn chứ không phải là "không chịu lớn" như Lam thóa mạ. Dân ta là ai. Là tổ tiên ngàn đời cụ kị ông cha. Là bố tôi, anh tôi và cả tôi lần lượt cầm súng lên đường đánh giặc để cho thế hệ hôm nay thụ hưởng tất cả những thành quả phải trả bằng máu. Vậy mà thế hệ chịu ơn ấy lại khạc nhổ vào xướng máu của bao thế hệ đi trước.
Tôi không đứng vào phe nhóm đảng phái nào để viết bài này. Tôi chỉ đại diện cho tôi. Chả ai thúc bách tôi lên tiếng cả. Tôi là Dân mà lại là dân của một nước đẻ lâu đến 4000 tuổi mà không chịu lớn, vẫn ngô nghê bú mớm hồn nhiên. Dân ta bú ai, bú cái gì. Có phải dân ta là đàn dê non vô thức bị bất kì ông chủ nào vung roi vút vào mông mà " trước những bất công chẳng dám kêu đòi" như Lam viết....Đau quá!
Bất công những gì, kêu đòi cái gì là một nội hàm vô cùng nhậy cảm. Kêu đòi điều gì, bằng phương pháp nào đây: Phải chăng đa đảng đa nguyên, biểu tình lật đổ v v và vv. Bản thân câu thơ đã khẳng định rõ là: Dân ta hèn đớn, ngu nát, nhu nhược không dám vùng lên đấu tranh. Nếu có ẩn ý ấy thì cũng xin thưa: Quốc gia VN là một quốc gia yên ổn về chính trị nhất thế giới vì không có biểu tình đòi lật đổ thể chế, không có khủng bố đẫm máu. Chúng ta và con em chúng ta không lo ngáy ngáy nạn đánh bom liều chết. Nguyên điều đó cũng nói lên: Ổn định chính trị của đất nước là tuyệt vời hoặc trên cả tuyệt vời.
Một lần nữa tôi lại khẳng định: Tôi chẳng bênh vực a dua cho tổ chức chính trị nào cả, tôi là quần chúng bình thường. Bản thân nghề nghiệp văn chương đôi khi tôi cũng bị lâm vào những nhạy cảm thái quá đến mức bị "túyt còi". Là kẻ ngông ngạo chứ không hiền lành. Một kẻ như tôi mà không chịu được cái điều bức xúc do nội dung bài thơ được Trần Thị Lam - Giáo viên, Thạc sỹ, tổ trưởng bộ môn Văn ở Hà tĩnh nêu ra , tôi nghĩ Lam là bậc cao thủ về ngông ngạo...Một sự "chơi ngông" vô thức để khẳng định đẳng cấp hay có chủ định chính trị. Nếu là vô thức ta có thể cho qua, thế nhưng với tấm bằng Thạc sỹ ngữ văn cộng với tuổi đời ngoài 40 thì với lối suy nghĩ này, Lam không xứng đáng đứng trên bục giảng đê truyền thụ cho một thế hệ học sinh, chủ nhân của đất nước nay mai. Không xứng đáng lãnh đạo chuyên môn cho đồng nghiệp. Các cơ quan bảo vệ văn hóa tư tưởng và nhất là các cấp quản lí giáo dục không tỏ thái độ gì qua việc làm này là thiếu trách nhiệm trước dư luận.
Đi suốt chiều dài lịch sử. Các triều đại, các thể chế chính trị có thể thường biến chứ không bất biến. Đó là sự thật, nhưng nhân dân là bất biến. Không ai có quyền lăng nhục phỉ báng nhân dân là "không chịu lớn". Không ai có quyền khạc nhổ vào đất nước là"ngộ quá". Cái đó đồng nghĩa với nhố nhăng, lố bịch nực cười.
Còn vô vàn những điều bức xúc tôi chưa bày tỏ khi đọc bài thơ này. Nếu phân tích thêm sợ phản tác dụng mà chỉ đi sâu vào phần mở đầu bài thơ, có nghĩa là tôi dạo quanh 4 dòng trong khổ 1 của bài thơ ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH do Trần Thị Lam là tác giả.
Tôi nghĩ cái hội chứng đám đông vô trách nhiệm trước một hiện tượng xã hội cũng cần được định hướng nhìn nhận lại một cách biện chứng. Chúng ta khen chê bình phẩm cũng cần có trách nhiệm công dân. Ông cha ta có câu: Con không chê bố mẹ khó - Chó không chê chủ nghèo bao giờ cũng đúng. Những đứa con bất hiếu ngỗ nghịch cũng cần phải có thái độ, không để chúng tự do đập phá hương án.
TP Phủ Lý ngày 15/5/2016
LQH - ĐT 0912799855
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Quá lo ngại!


TP - Ngày 12/5, tại Hội nghị trực tuyến về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2016, Ban chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai cho biết, thiên tai gây thiệt hại gần 10.000 tỷ đồng từ đầu năm đến nay.
Theo Ban chỉ đạo T.Ư về phòng chống thiên tai, từ đầu năm đến nay tình hình thiên tai diễn biến phức tạp. Ngay từ đầu năm, rét đậm rét hại xảy ra trên diện rộng miền Bắc đến Nghệ An, nhiều nơi xuất hiện băng giá, mưa tuyết, nhiệt độ giảm sâu nhất trong lịch sử. Trong khi đó, ở miền Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn.

Từ đầu năm đến nay, thiên tai làm 11 người chết, 41 người bị thương, gần 476.000 hộ dân bị thiếu nước, trên 290.000 ha lúa, hoa màu và trên 160.000 ha cây công nghiệp, cây ăn quả bị thiệt hại; gần 20.000 con gia súc và trên 44.000 gia cầm bị chết; gần 7.150 ha thủy sản bị thiệt hại… Tổng thiệt hại do thiên tai trên 9.700 tỷ đồng.

Theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn T.Ư, năm nay, bão và áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Đông sẽ xuất hiện muộn và ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN), trong đó khoảng 4 - 5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Bão khả năng xuất hiện từ tháng 8 - 11/2016.

Tuy nhiên, trên đất liền nền nhiệt độ từ tháng 5-8/2016, nhiệt độ trung bình cả nước cao hơn TBNN từ 0,5 đến 1,5 độ C; Tháng 9-10, trừ khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ có nhiệt độ xấp xỉ trung bình nhiều năm.

Đáng lo ngại, tình trạng thiếu hụt lượng mưa ở Ninh Thuận, Bình Thuận còn tiếp tục kéo dài đến khoảng tháng 9/2016. Khô hạn, thiếu nước sẽ lan rộng ra các tỉnh miền Trung và có khả năng kéo dài tới tháng 8-9; ở khu vực Nam Bình Thuận và Tây Nguyên kéo dài đến đầu tháng 6. Xâm nhập mặn sẽ lấn sâu vào vùng cửa sông, ven biển khu vực Trung Trung bộ.

Theo Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, hiện tượng La Nina (hiện tượng lạnh đi bất thường) có thể sẽ xuất hiện cuối năm nay, gây lũ lụt. Do vậy, cần kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn T.Ư xuống địa phương; chủ động di dời các hộ dân ra khỏi khu vực không an toàn…

Hiện công tác dự báo vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, tiến độ đầu tư cho các chương trình phòng chống thiên tai còn hạn chế, thiếu các trang thiết bị…

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp rà soát, tổng hợp đề xuất nhu cầu của địa phương trong việc hỗ trợ kinh phí khắc phục hạn, mặn.


http://www.tienphong.vn/Kinh-Te/mat-gan-10000-ty-dong-do-thien-tai-qua-lo-ngai-1003768.tpo
Phần nhận xét hiển thị trên trang

VN: báo Thế giới Tiếp thị bị đình bản


Hai bài viết đăng trên ấn phẩm Thế giới tiếp thị là ‘Mãi mãi là người đến sau’ và ‘Lời than thở của các loài cá’ đã “vi phạm quy định Điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/N D-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản » Cục Xuất bản Việt Nam
Báo Thế giới Tiếp thị đăng nhiều bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh bàn về thời cuộc.
Hôm 14/5, Cục Báo chí của Việt Nam ra quyết định phạt tiền 140 triệu đồng đối với báo Nông thôn Ngày nay và tờ báo này 'xin tự đình bản' ba tháng ấn phẩm Thế giới Tiếp thị của họ, theo truyền thông Việt Nam.

Thế giới Tiếp thị là một trong những ấn phẩm của báo Nông thôn Ngày nay, với một phần đội ngũ phóng viên chuyển từ báo Sài Gòn Tiếp thị từng bị đóng cửa từ trước.

Quyết định số 104/QĐ-XPVPHC xử phạt vi phạm hành chính của Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay hai bài viết đăng trên ấn phẩm Thế giới tiếp thị là ‘Mãi mãi là người đến sau’ và ‘Lời than thở của các loài cá’ đã “vi phạm quy định Điểm b Khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/N D-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản”.

Cả hai bài báo này hiện đã bị gỡ khỏi trang mạng của báo Thế giới Tiếp thị, nhưng vẫn có thể đọc được ở những trang mạng khác.

'Phần đen đủi nhất'

Tác giả của bài báo ‘Mãi mãi là người đến sau’ là nhạc sĩ Tuấn Khanh và nội dung bài được cho là có liên quan đến vụ cá chết hàng loạt tại miền Trung.

"Như những con cá chết oan ức trên bờ biển, chỉ biết sau cùng rằng đại dương không còn là nhà, mà chỉ còn đầy độc dược, những người dân Việt Nam cũng chỉ biết được phần đen đủi nhất được gieo về phía mình, dù chung quanh đầy lâu đài và dự án vĩ đại, như đang phát triển cho ai khác".

"Nếu như có một thiên đường để đến, có lẽ người dân Việt nhỏ bé như móng tay chúng ta, mãi cũng chỉ là người đến sau. Và đường đi đến đó, chẳng thong dong gì, mà có thể thông qua những ống dẫn chất thải như của Formosa", nhạc sĩ viết.

Hôm 14/5, một số báo Việt Nam tường thuật “Báo Nông thôn Ngày nay đã nhận khuyết điểm và xử lý kỷ luật nghiêm khắc các cá nhân liên quan”.


Sự cố môi trường làm cá chết hàng loạt là điểm nóng trong công luận Việt Nam nhiều tuần nay.

“Cục Báo chí cũng đã đồng ý với đề nghị của Báo Nông thôn Ngày nay xin tự đình bản ba tháng đối với ấn phẩm Thế giới Tiếp thị từ ngày 14/5/2016 để kiện toàn đội ngũ cán bộ, xây dựng lại quy trình xuất bản ấn phẩm, tránh xảy ra các sai sót trong thời gian tới,” vẫn theo truyền thông Việt Nam cho biết.

Hôm 14/5, một phóng viên báo Nông thôn Ngày nay đề nghị không nêu danh tính nói với BBC:

“Tôi vừa bất ngờ vừa buồn, vì lệnh phạt được ban hành trong bối cảnh báo chí ngày càng khó khăn trong việc kiếm quảng cáo”.

“Hơn nữa, một trong hai bài bị lệnh phạt là bài viết của nhạc sĩ Tuấn Khanh, một tác giả có lượng bạn đọc nhất định do ông là người trăn trở với những vấn đề nóng bỏng của đất nước và bài của ông luôn được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội,” phóng viên này nói với BBC.

BBC

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160514_thegioi_tiepthi_suspended
Phần nhận xét hiển thị trên trang

..như hồi biển xanh!

Kết quả hình ảnh cho Ảnh cá miền trung


Chập chờn ..em đến với với tôi
Lúc thì gần..lúc xa xôi ngàn trùng
Hiểu nhau chưa tới tận cùng!
Ưu tư theo lối..

lạnh lùng thế gian.
Mưa thì mặn..

Bão chưa tan!
Thấy mà chưa thấy..
oan oan sự tình
Bao giờ tìm thấy được mình?
Gió mưa thôi mặc, thôi đành gió mưa!
Người còn thổi gió "đong đưa"
Đất còn gợn bước u ơ cuối chiều
Ai còn yêu chửa biết yêu?

Tôi buồn, không trách em đâu - 
Tại mình!
Qua nhau còn lắm khúc quanh
Bởi chưng biển mặn còn tanh gió lời..
Giận thì vơ vẩn thế thôi..
Với em tôi vẫn như hồi biển xanh!


Ngố 180'

Phần nhận xét hiển thị trên trang