Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

Lời than thở của các loài cá


(Bài đã bị gỡ )

Tiếp Thị Thế Giới
11-5-2016 


Con cá  (Tên khoa học là Parapercis sexfasciata). Nguồn: internet

Các loại cá Thu, Ngừ, Chình, Trích, Nục, Liệt, Đối, Phèn, Chỉ Vàng… diễu hành từng đoàn, kêu la rân trời trong vô vọng.

Hơn tháng trôi qua, kể từ ngày những con cá đầu tiên chết nổi lềnh bềnh trên mặt biển, lũ cá vẫn ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì đang và sẽ xảy ra.

Thông tin vô cùng nhiễu loạn.

Lúc thì “do tác động của các độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển và tảo nở hoa, gọi là hiện tượng thuỷ triều đỏ”. 


Rồi “Kết quả quan trắc nước biển đạt tiêu chuẩn”.

Đặc biệt, sau khi các ông bụng bự xuống tắm để chứng minh biển sạch mà cá vẫn chết dạt vào bờ, loài cá càng hoang mang.

Kinh hãi nhất là dự báo nước biển bị ô nhiễm kim loại nặng, cá chết trước, người ăn cá tích tụ dần chất độc vào người, sẽ từ từ chết sau…

Loài cá cứ bơi vòng vòng, vòng vòng. Trong khi chờ cái chết tới, chúng tranh thủ thở than.

Cá Chim nói:

– Ôi ước gì mình bay được như chim để thoát khỏi vùng biển chết chóc này.

Cá Đao nghe vậy, chém gió một phát:

– Cậu không thấy chim cũng ngủm, xác phơi đầy đảo chim à?

– Cá Đuối rên hừ hừ: “Ôi, tui đuối quá rồi. Có ai cứu với?”

Đàn cá Bạc Má khóc rống lên:

– Hu hu, chắc thế hệ sau chúng tớ bị đổi thành cá Bạc Phước!

Các loại cá Thu, Ngừ, Chình, Trích, Nục, Liệt, Đối, Phèn, Chỉ Vàng… diễu hành từng đoàn, kêu la rân trời trong vô vọng. Bỗng, có tiếng tuyên bố:

– Chúng ta quyết liệt, khẩn trương, trong thời gian sớm nhất tìm ra thủ phạm gây ô nhiễm môi trường, có biện pháp khắc phục triệt để, ổn định đời sống loài cá, tránh gây hoang mang trong xã hội, kẻo thế lực thù địch trong và ngoài biển lợi dụng kích động.

Lũ cá nhìn quanh, tìm xem ai vừa nói rồi cá Đối la to:

– Thôi đi ông Sạo! Ông nói nữa, tụi tui đổi s thành x, kêu ông là Cá Xạo đó nha.

Cá Mập, Bạch Tuộc vẫn thấy nhởn nhơ. Đàn cá còn lại cứ bơi, bơi, ngày càng lo lắng:

– Cứ như vầy hoài, chắc dân tộc cá chúng ta trở thành cá Lú (tên khoa học: Parapercis sexfasciata) hết quá!

Người hóng chuyện
Thế Giới Tiếp Thị

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Công cán nước ngoài, Tổng thống Mỹ được bảo vệ 'khủng' thế nào?


Khi Tổng thống công du nước ngoài, các mật vụ Mỹ phải chắc chắn một điều là người đứng đầu Nhà trắng phải luôn an toàn, vậy họ làm thế nào để đảm bảo được điều này?

1. Tiền trạm

Theo Jeffrey Robinson, cựu mật vụ và là tác giả cuốn sách 'Cuộc sống của mật vụ Mỹ', các quan chức Nhà trắng và Cơ quan mật vụ Mỹ sẽ đến nơi Tổng thống ghé thăm trước 3 tháng.

Các nhân viên này sẽ tìm hiểu về không phận nước chủ nhà khi chuyến thăm diễn ra, vạch ra lộ trình thông thoáng và an toàn cho đoàn xe, xác định các bệnh viên dọc tuyến để có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Các mật vụ Mỹ di chuyển xung quanh Tổng thống Obama 
Ngoài ra, lực lượng mật vụ cũng tìm hiểu và lựa chọn một số điểm an toàn cho đoàn trong trường hợp bị tấn công.

2. Cảnh báo các đối tượng về việc bị theo dõi

Các nhân viên mật vụ sẽ làm việc với cơ quan an ninh địa phương để xác định bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào có thể xảy ra với Tổng thống Mỹ. Sau khi phân loại, các mật vụ sẽ trực tiếp gặp mặt các đối tượng này và cảnh báo họ sẽ bị theo dõi sát sao trong suốt chuyến thăm.

3. Mang theo chó nghiệp vụ

Gần đến ngày Tổng thống công du, mật vụ Mỹ sẽ sử dụng các chú chó nghiệp vụ để tìm kiếm các vật liệu nổ trong khu vực đoàn xe đi qua, các khu vực khả nghi để không thể xảy ra sự cố nào.

Các vành đai an ninh được thiết lập xung quanh Tổng thống 

4. Đóng chốt tại các bệnh viện

Trong quá trình chuẩn bị, các mật vụ phải đảm bảo dù cho gặp sự cố ở đâu, dưới 10 phút Tổng thống phải được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Sẽ có các mật vụ đóng chốt tại những cơ sở này nhằm phối hợp tốt nhất với các bác sỹ trong trường hợp cần thiết.

5. Sẵn sàng một máy bay phụ

Air Force One là chiếc máy bay chuyên chở Tổng thống Mỹ trong các chuyến công du của mình. Tuy nhiên, một chiếc Air Force One phụ sẽ được đặt ở một địa điểm bí mật, sẵn sàng cất cánh trong trường hợp khẩn cấp.

6. Hàng trăm người tham gia đảm bảo an ninh

Theo các cựu mật vụ Mỹ, mỗi chuyến công du nước ngoài của Tổng thống có đội ngũ hậu cần lên đến hàng trăm người.

Đó có thể là các nhân viên an ninh cự ly gần hoặc những người làm nhiệm vụ bên ngoài, phụ trợ cho chuyến công du diễn ra an toàn, tốt đẹp.

Lực lượng bắn tỉa cảnh giới xung quanh khu vực Tổng thống xuất hiện 

7. Cấm đường nếu cần thiết

Rõ ràng, việc đảm bảo vận tốc di chuyển là một phần trong kế hoạch bảo vệ của Tổng thống Mỹ khi đi thăm các quốc gia khác.

Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp mật vụ có thể kết hợp với cơ quan an ninh địa phương để cấm đường hoặc lưu thông ngược chiều.

8. Sử dụng đường phụ

Việc di chuyển của Tổng thống Mỹ không chỉ nhanh chóng, gọn gàng mà đôi khi cũng cần phải bí mật. Do đó, có thể người đứng đầu Nhà trắng sẽ sử dụng cửa phụ của công trình thay vì đi phía trước như thông thường.

9. Kiểm tra nhân viên khách sạn

Sau khi chọn được khách sạn cho Tổng thống, các mật vụ sẽ rà soát tất cả các nhân viên khách sạn. Những người có hồ sơ liên quan đến bạo lực hoặc có vấn đề dù là nhỏ nhất sẽ không được bố trí phòng của Tổng thống.

10. Kiểm soát một lúc 3 tầng khách sạn

Không chỉ đảm bảo an ninh trong phòng mà toàn bộ tầng trên, tầng dưới và tầng có phòng của Tổng thống đều được các nhân viên mật vụ kiểm soát. Không có ai ngoài họ được phép sử dụng các phòng này trong suốt chuyến thăm.

11. Dọn sạch các thiết bị điện tử

Trước khi Tổng thống vào ở, căn phòng sách sạn sẽ được quét và dọn sạch các thiết bị điện tử nhằm tránh nghe lén và thiết bị nổ. Các thiết bị được thay thế bằng 'hàng xách tay' của mật vụ, cửa sổ cũng được gia cố thêm kính chống đạn.

12. Thiết lập nhiều vành đai an ninh

Theo các cựu mật vụ Mỹ, mỗi khi Tổng thống xuất hiện, sẽ có 3 vành đai an ninh được thiết lập xung quanh. Cảnh sát ở vòng ngoài, các nhân viên mật vụ trà trộn vào đám đông xung quanh và lực lượng bảo vệ cự ly gần làm nhiệm vụ che chắn.

13. Phục vụ ăn uống tại chỗ

Trong các chuyến công tác, Tổng thống Mỹ sẽ mang theo đầu bếp và nguyên liệu nấu ăn của mình. Quá trình nấu ăn cũng được lực lượng mật vụ theo dõi sát sao để đảm bảo an toàn cho người đứng đầu.

(VTC News)
Tin liên quan :

 Công bố chính thức thời gian Tổng thống Mỹ Obama thăm Việt Nam
(http://letienhoan.blogspot.com/2016/05/tong-thong-obama-tham-viet-nam-tu-ngay.html)-Bài trước.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

Trùm tình báo Mỹ: Trung Quốc sẽ sớm thiết lập ADIZ trên Biển Đông


Đức Huy

Trùm tình báo Mỹ: Trung Quốc sẽ sớm thiết lập ADIZ trên Biển Đông
Giám đốc tình báo Mỹ James Clapper. Ảnh: Getty

Thông tin này được Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ông James Clapper, chia sẻ với phóng viên báo Washington Post trong một buổi phỏng vấn hôm 11/5 vừa qua.

Trở về sau chuyến thăm các nước châu Á, trong đó có Trung Quốc, ông Clapper nói rằng ông đã có những cuộc "đối thoại căng thẳng" với các quan chức chủ nhà, với nội dung xoay quanh các hành động quân sự hóa (phi pháp - PV) của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Phát biểu với phóng viên Washington Post, ông trùm CIA dự đoán rằng với điệu bộ hiện tại, Trung Quốc sẽ sớm tuyên bố thiết lập vùng định dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển này.
"[Trung Quốc] đã và đang triển khai theo hướng này rồi" - ông Clapper phát biểu.
Hồi tháng 3 mới đây, trong báo cáo gửi tới Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain, ông Clapper từng nhận định vào cuối năm 2016, đầu năm 2017, sau khi các hoạt động quân sự hóa phi pháp hoàn tất, Trung Quốc sẽ "có khả năng triển khai nhanh các lực lượng tới những điểm nóng trên [Biển Đông]".
Cũng trong bài phỏng vấn trên Washington Post, ông Clapper có nói rằng, Mỹ giờ đã "không còn có thể cứu Trung Đông được nữa", song vẫn phải hiện diện tại khu vực này để đảm bảo tình hình không diễn biến xấu hơn.
Ông Clapper năm nay đã bước sang tuổi 75, và đã làm việc trong lĩnh vực tình báo được 53 năm. Nhà báo David Ignatius, người phỏng vấn ông Clapper, nhận định giám đốc CIA là một người khó tính, đôi lúc hơi "quạu", và nổi tiếng với những phát biểu "thẳng như ruột ngựa".
theo Trí Thức Trẻ
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mỹ ưu tiên đầu tư cho tài sản quý nhất của VN là ‘nhân dân Việt Nam’



>> Từ danh sách người Việt trong Hồ sơ Panama
>> Không thể “nuôi báo cô” mãi được

TTTG - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nhấn mạnh, Mỹ sẽ ưu tiên tập trung đầu tư vào tài sản quý giá nhất của Việt Nam- đó chính là nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi học thuật.

Phát biểu với các phóng viên tại Hà Nội ngày 10/5, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nhấn mạnh, chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tập trung vào các vấn đề liên quan đến mối quan hệ trong quá khứ, hiện tại và tương lai với Việt Nam.

Cũng trong chuyến thăm này, phía Mỹ mong muốn hợp tác với Việt Nam giải quyết những vấn đề còn tồn tại liên quan đến quá khứ “đầy khó khăn” giữa hai bên, trong đó có chiến tranh Việt Nam. Ngoài ra, Mỹ và Việt Nam cũng sẽ tiếp tục cùng giải quyết những thách thức hiện tại trong khu vực và trên thế giới.

Hai bên cũng sẽ đặt ra những mục tiêu cho tương lai, trong đó Mỹ sẽ ưu tiên tập trung đầu tư vào tài sản quý giá nhất của Việt Nam- đó chính là nhân dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi học thuật.

Mỹ và Việt Nam cũng tập trung đầu tư vào một trong những ưu tiên hàng đầu hiện này là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Thứ trưởng Ngoại giao Russel đã trình bày 5 vấn đề trọng tâm trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama:

“Đầu tiên, chuyến thăm của ông Obama nhằm khẳng định về một Việt Nam giàu mạnh, an toàn, thịnh vượng và độc lập, một Việt Nam tôn trọng các vấn đề về nhân quyền và luật pháp quốc tế. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân Việt Nam mà còn mang lại lợi ích cho người dân Mỹ.

Việc tăng cường quan hệ Việt-Mỹ là một nhân tố quan trọng trong việc mở rộng chính sách tái cân bằng trong khu vực. Điều này cũng giúp thúc đẩy lộ trình phát triển kinh tế cho cả Mỹ và Việt Nam nhất là trong bối cảnh Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập TPP. TPP mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Việt Nam cũng như các quốc gia khác trong khu vực và Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam thực hiện TPP.

Tăng cường hợp tác quốc phòng cũng là một vấn đề quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ. Việc hợp tác này tập trung vào nỗ lực gìn giữ hòa bình quốc tế, các vấn đề nhân đạo và đối phó với thảm họa. Quan trọng hơn, hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ còn nhằm tăng cường ý thức về an ninh hàng hải.

Vấn đề trọng tâm thứ 2 trong mối quan hệ Việt-Mỹ là mối quan hệ giữa nhân dân hai nước chưa bao giờ gắn bó như hiện nay. Điều này đạt được là nhờ các chương trình trao đổi giữa giới trẻ hai nước thông qua việc trao đổi học thuật và việc thành lập Đại học Fulbright tại Việt Nam. Thông qua việc giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam, Mỹ đã có điều kiện để đầu tư vào giới trẻ cũng như đầu tư vào tương lai của Việt Nam.

Trọng tâm thứ 3 mà Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Việt Nam rất quan tâm là việc giải quyết những thách thức trong khu vực và trên toàn cầu. Chúng tôi đã hợp tác để đối phó với biến đổi khí hâu, đặc biệt là tình hình hạn hán khốc liệt mà chúng tôi đã chứng kiến tại các quốc gia Mekong.

Ngoài ra, Mỹ và Việt Nam cũng chung tay đối phó với các vấn đề toàn cầu khác như y tế và các bệnh truyền nhiễm cũng như khủng bố quốc tế.

Trong khu vực, Mỹ đang nỗ lực để thúc đẩy một trật tự theo luật pháp quốc tế đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng gia tăng nghiêm trọng ở Biển Đông. Điều này là nhằm đảm bảo rằng các quốc gia có tranh chấp trong khu vực tôn trọng và tuân thủ tự do hàng hải và luật pháp quốc tế cũng như tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.

Trọng tâm thứ 4 trong chuyến thăm của ông Obama là giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại. Mỹ và Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác trong việc việc rà phá, tháo dỡ bom mìn, tìm kiếm các binh sĩ Mỹ mất tích trong chiến tranh và tẩy rửa chất độc dioxin như Mỹ đã làm tại Đà Nẵng.

Cuối cùng, Mỹ và Việt Nam sẽ trao đổi và hợp tác nhằm thúc đẩy vấn đề nhân quyền và cải cách pháp luật ở Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng trong mối quan hệ giữa hai bên.

Chúng tôi đã tiến hành những cuộc trao đổi quan trọng với giới chức Việt Nam về vấn đề nhân quyền thông qua các cuộc đối thoại song phương hoặc thông qua các cuộc tiếp xúc giữa quan chức cấp cao hai nước.

Mỹ cũng rất quan tâm đến tiến trình cải cách pháp luật của Việt Nam không chỉ phù hợp với Hiến pháp của nước này mà còn theo đúng chuẩn mực quốc tế”.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

ĐI LÊN BẰNG LƯỠI ".


CHUYỆN VUI: " MÀY ĐI LÊN BẰNG GÌ ? "
Thông thường những đỉnh núi cao nhất có 2 động vật lên tới là chim đại bàng và ốc sên.
Một hôm, chim đại bàng bay lên tảng đá cao nhất của đỉnh núi, nhìn thấy chú ốc sên đã chễm chệ ngồi đó, đại bàng hỏi: " Mày ở dưới đất chui rúc trong rác rưởi, leo trèo mấy gốc cây ngắn tủn; sao mày lên được đây và đi lên nhanh vậy ? ";
Ốc sên nhe miệng cười mỉa và nói với đại bàng: " Mày to xác mà ngu, có vậy mà không biết, TAO ĐI LÊN BẰNG LƯỠI ".
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Ông Kissinger nói gì việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc?


Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa.

Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas.

Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người đã đồng ý “về mặt chiến thuật” để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói:  “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi".
Ông nói tiếp: "Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”.

Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên cựu ngoại trưởng Mỹ 93 tuổi lên tiếng trực tiếp về vấn đề vẫn còn gây nhức nhối này.
Ông Henry Kissinger bắt tay với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng Ba năm ngoái.Ông Henry Kissinger bắt tay với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng Ba năm ngoái.
Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau trận hải chiến làm 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng ngày 19/1/1974.

Một số người Mỹ gốc Việt cho rằng Washington có thể đã có thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh trong vụ này vì quyền lợi của mình.

Ban tổ chức cho biết rằng đây có thể là lần cuối cùng ông Kissinger phát biểu về Chiến tranh Việt Nam, nên ông đã yêu cầu được trao đổi với người nghe một cách thẳng thắn và “không hạn chế”.
"Phản bội đồng minh"
Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông.
Sau khi một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa kể lại câu chuyện phải ngồi tù nhiều năm sau Hiệp định Paris, và hỏi rằng nước Mỹ học được gì từ việc “phản bội” và “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa, ông Kissinger nói: “Tôi thực sự cảm thông với những người Việt Nam. Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông".
Ông nói thêm: "Tôi hy vọng không một nhà lãnh đạo Mỹ nào trong thời đại này sẽ lại nhận được câu hỏi như vậy nữa. Thất bại lớn nhất, đó chính là sự chia rẽ tại đất nước chúng ta”.

Ông Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.

Năm 1973, ông trở thành người đầu tiên sinh ra ở nước ngoài đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ. Ông từng nắm giữ ngành ngoại giao Mỹ dưới cả thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.

"Chính người Mỹ tự gây ra"
Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao tổ chức năm 2010 về chủ đề “Kinh nghiệm của Mỹ tại Đông Nam Á trong thời kỳ 1946 – 1975”, ông Kissinger nói rằng thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt.
Ông Kissinger nói về ông Lê Đức Thọ: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.
Ông Kissinger nói về ông Lê Đức Thọ: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.

Vị cựu cố vấn về chính sách an ninh của Mỹ cũng lên tiếng tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm Paris. Ông Kissinger nói: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.

Washington và Hà Nội đã ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng giêng năm 1973, và trong năm đó ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của họ trong cuộc hòa đàm. Tuy nhiên, quan chức Việt Nam từ chối không nhận giải.
Trong khi đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, khi được hỏi liệu có phải yếu tố Trung Quốc đã khiến Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau không, ông Tom Johnson, Cựu trợ lý điều hành cho Tổng thống Lyndon B. Johnson, một trong các diễn giả của Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ:

“Tôi không thể nói thay cho Washington hoặc Hà Nội. Tôi biết là có người cho rằng Mỹ cần phải tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tôi cũng biết là hiện có các quan ngại về việc Trung Quốc củng cố quốc phòng và xây dựng các đảo nhân tạo [trên biển Đông]. Nhưng tôi nghĩ rằng đôi bên cũng nhận thấy tầm quan trọng của thương mại”.

Ông Johnson nói ông hy vọng rằng ví dụ về sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ về mặt thương mại và kinh tế sẽ tốt đẹp hơn nữa cả về mặt chính trị.

Đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 27/4, và dự kiến sẽ đề cập tới mối quan hệ từ thù thành bạn giữa Hà Nội và Washington.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

TNXP


Mấy cái ký tự viết tắt này để chỉ cụm từ “thanh niên xung phong”. Cũng là một thứ danh hiệu, tên gọi của một lực lượng xã hội trong cái thời đại mà các nhà cai trị gọi là thời cách mạng.

Có vài bạn vừa bảo rằng TNXP là lực lương do ông Võ Văn Kiệt tổ chức, lập ra năm 1976, theo tôi hơi bị nhầm lẫn. Ông Kiệt lúc ấy với chức vụ Bí thư Thành ủy TP.HCM nhận ra rằng trước mắt còn quá nhiều việc phải làm, nhất là cải tạo kinh tế, khai hoang phục hóa, thậm chí phá rừng lấy gỗ, nên đã tổ chức đám thanh niên đang ngơ ngác thời hậu chiến lại, truyền lý tưởng cho họ, giao nhiệm vụ cho họ, gọi là lực lượng TNXP TP.HCM. Phải công nhận, TNXP của ông Kiệt, vốn xuất thân từ giới trẻ Sài Gòn, mà rất nhiều trong đó là sinh viên, học sinh đang trong ngã rẽ cuộc đời, là con em công chức “ngụy quân ngụy quyền” có trình độ, học thức cao, đã làm vẻ vang cho tên gọi mà họ mang: TNXP. Thời những năm đầu hậu chiến, TNXP tượng trưng cho sức trẻ, nhiệt tình, sự hăng hái, quên mình, chịu khó chịu khổ, đi đầu, vẻ đẹp trong sáng. Đó là thứ danh hiệu một thời rất đẹp.

Nhưng tên gọi này, lực lượng này thực ra không phải bắt đầu từ thời ông Kiệt. Nó có từ hồi kháng chiến chống Pháp. Bên cạnh bộ đội và dân công hỏa tuyến, thời chống Pháp đã có TNXP. Cụ Hồ năm 1950 gặp TNXP ở Bắc Cạn đã khen họ “Không có việc gì khó/Chỉ sợ lòng không bền/Đào núi và lấp biển/Quyết chí ắt làm nên”. Đó là cụ trò chuyện, khen ngợi TNXP chứ không phải với tuổi trẻ nói chung, sau này người ta cứ vống lên vơ vào cho đoàn thanh niên, thực ra đó là của riêng TNXP.

Thời đánh nhau với Mỹ thì TNXP là lực lượng quan trọng, cực kỳ quan trọng là khác, chỉ đứng sau bộ đội. Thôi, tôi cũng chả cần diễn giải ra nhiều bởi hầu như ai cũng biết. Chỉ nhấn mạnh rằng thời này đàn ông đàn ang, nam thanh niên vào lính gần hết rồi nên TNXP chủ yếu là đàn bà con gái. Sự nghiệp, việc làm, đóng góp, hy sinh của những cô gái này, nếu có viết thành tiểu thuyết sử thi dày trăm tập cũng chưa kể hết. Điều đáng buồn là, cái hội nhà văn suốt gần nửa thế kỷ hậu chiến gần như chả mấy đoái hoài đến họ, không có lấy được tác phẩm ra hồn về những Jeanne d'Arc Việt Nam này, trong khi lúc nào cũng ra rả đòi vươn lên ngang tầm thời đại. Tôi có ông bạn là nhà văn có thẻ hội trung ương đàng hoàng bảo với tôi, mày thông cảm, chúng tao chỉ là lũ ăn hại, vô tích sự, chúng tao chỉ giỏi nổ, chỉ vênh với cái danh hiệu hão thôi.

Tham gia chiến tranh và hậu chiến, nếu đàn ông chịu mất mát hy sinh một thì đàn bà chịu bi kịch tang thương gấp 10 lần, đủ mọi mặt. Những nông trường đầy ắp nữ TNXP như kiểu Sông Bôi (Hòa Bình), Quỳ Hợp (Nghệ An), hay những vùng quê nhan nhản đàn bà quá lứa lỡ thì không chồng ở Thái Bình, Thanh Hóa, Hưng Yên... sau 1975 như nấm mồ xanh chôn vùi dần tuổi xuân, khao khát hạnh phúc của họ, những cô gái Trường Sơn năm nào, chỉ là phần nhỏ trong tấn bi kịch vĩ đại ấy.

Tôi có những kỷ niệm nhỏ với TNXP. Từ năm 1977 tôi dạy học tại Sài Gòn, Trường Dự bị đại học TP.HCM (lúc ấy gọi là Dự bị đại học Tiền Giang bởi tiếp thu cơ sở chính của Viện đại học cộng đồng Tiền Giang). Năm 1978, thầy trò kéo nhau lên Củ Chi cả tuần cùng lực lượng TNXP tham gia đào kênh Đông. Các anh chị Đoàn trường như Lê Thành Thượng, Đái Phụng Thời, Đoàn Ái Thơ và đám giáo viên trẻ chúng tôi cũng như các sinh viên ở ngay sát lán trại của một liên đội TNXP. Họ làm việc vất vả mà hăng say, yêu đời lắm. Ngày làm mệt mỏi thế nhưng đêm nào cũng đàn ca hát xướng tưng bừng, nhất là những bài hát Liên Xô đang thịnh hành lúc bấy giờ, như “lòng ta hằng mong muốn và ước mơ, bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ…”. Thầy trò chúng tôi rất yêu mến, kính phục họ.

Trong lớp tôi dạy, có những sinh viên vốn từ TNXP về đi học. Năm học 1979-1980 có cậu trai là Thanh Phong (tôi quên họ), chung lớp với bạn Đinh Thúy Nga (sau này về công tác tại báo Tuổi Trẻ, chắc Nga còn nhớ), nhà ở đường Huỳnh Mẫn Đạt, quận 5. Phong cao lớn, đẹp trai, hiền, ăn nói nhỏ nhẹ, học giỏi, rất thạo tiếng Pháp, ai cũng quý. Phong là con một công chức hạng trung của chính quyền cũ, ba đi cải tạo, Phong phải tự làm mới lý lịch của mình bằng việc tham gia lực lượng TNXP, chứ không thì chả bao giờ ngóc đầu lên được. Y tâm sự với tôi vậy. Gần Phong, tôi hiểu ra một điều, con cái công chức chính quyền cũ được dạy dỗ rất bài bản, nền tảng, họ rất giỏi, có nhiều thứ mình tuy là thầy họ nhưng thực ra kém họ rất nhiều. Sau này, tôi cũng không biết tốt nghiệp đại học Phong có về lại TNXP không, hay là cũng theo gia đình vượt biên như nhiều gia đình dạng vậy trong nhưng năm sóng gió nhất là cuối 70 đầu 80.

Một anh nữa là Đoàn Xuân Hải. Y học tôi khóa 1982-1983, chỉ kém tôi vài tuổi. Cũng như Phong, y là con công chức chế độ cũ. Gia đình trước 1975 rất khá giả, đùng một cái gần như mất hết. Y vào TNXP để làm lại cuộc đời, có nhiều tài lẻ, viết lách tốt, làm báo Tuyến đầu, rồi thi đại học, vào học dự bị. Y vui tính, hiểu biết rộng, chơi với bạn bè chí tình chí nghĩa. Sau này trời đất run rủi thế nào, tôi lại cùng công tác với y ở báo Thanh Niên, là cấp dưới của y. Nhưng y vẫn đúng mực, một điều thầy hai điều thầy, rất đáng nể. Mỗi lần bên lực lượng TNXP làm lễ kỷ niệm ngày truyền thống, y dự đầy đủ, chả bỏ lần nào, chơi với toàn dân TNXP sừng sỏ như Nguyễn Nhật Ánh, Đỗ Trung Quân, Cao Vũ Huy Miên, Bùi Chí Vinh, Lã Văn Cường… Lúc nào y cũng rất tự hào về TNXP và đồng đội. Tôi rất quý y.

Tôi nhớ lại những điều về TNXP và biên ra đây bởi lực lượng này đã có những năm tháng và con người tuyệt đẹp, khi tôi bất giác nhìn thấy bộ mặt hung ác, đằng đằng sát khí, hành vi tàn ác kẹp cổ đánh người của những người khoác màu áo xanh lực lượng TNXP hôm chủ nhật vừa rồi ở Sài Gòn. Một danh hiệu đã bị bôi bẩn, do chính thế hệ kế tiếp lực lượng này, hay do một thế lực nào khác tạo ra? Đó vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Nguyễn Thông

Phần nhận xét hiển thị trên trang