Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016

SEX, DRUGS AND MAO ZEDONG TÌNH DỤC, THUỐC PHIỆN VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG


SEX, DRUGS AND MAO ZEDONG
TÌNH DỤC, THUỐC PHIỆN VÀ MAO TRẠCH ĐÔNG
By Bruce W. Nelan        Monday, Mar. 09, 1992

Two new books show that Beijing's leaders were more ruthless - and corrupt - than even their enemies imagined

Hai cuốn sách mới cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh là tàn nhẫn hơn - và thahóa - hơn cả kẻ thù họ tưởng tượng ra.
In Moscow the crimes of Stalin have been reported and officially confirmed for years. The unrepentant Chinese government is still much more secretive and reluctant to provide ammunition for its critics. But two new books — The New Emperors: China in the Era of Mao and Deng by Harrison E. Salisbury (Little, Brown; 544 pages; $24.95) and The Claws of the Dragon: Kang Sheng by John Byron and Robert Pack (Simon & Schuster; 560 pages; $27.50) — indicate that glasnost is coming, inexorably, to Beijing. They provide the most detailed and personal accounts so far of the chaos, cruelty and corruption that Mao Zedong's reign inflicted on the nation.

Ở Mat xcơ va, những tội ác của Stalin đã được báo cáo và xác nhận chính thức từ rất nhiều năm nay. Thế nhưng, chính phủ Trung Quốc – không hề hối tiếc về những gì đã xảy ra, vẫn còn cố gắng giữ bí mật cũng như miễn cưỡng trong việc cung cấp những lí do bào chữa cho những điều thế giới phê phán về họ. Hai cuốn sách “Đế chế mới: Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình” của Harrison E. Salisbury (Little, Brown; 544 trang; $24,95) và cuốn “Móng vuốt  Rồng: Khang Sinh” của John Byron and Robert Pack (Simon & Schuster; 560 trang; $27,50) - chỉ ra rằng chính sách thảo luận cởi mở hơn, chắc chắn sẽ tới với Bắc Kinh. Họ cung cấp những thông tin chi tiết nhất và cá nhân nhất về sự hỗn loạn, sụ tàn bạo và tham nhũng mà chế độ của Mao Trạch Đông đã giáng xuống đất nước Trung Hoa.

Harrison Salisbury, the veteran New York Times correspondent and popular historian, comes right out and calls Mao an emperor — and not the first one to take power through a peasant rebellion. Precisely because Mao was a peasant, he was unprepared to govern China and modernize it. A "pseudo- Marxist" bored by statistics and budgets, Mao was interested mainly in class warfare and "mobilization of the masses," who he was convinced could do anything if properly exhorted.

Harrison Salisbury, một nhà báo kỳ cựu của tờ New York Times và là một nhà lịch sử khá có tiếng, đã chỉ đích danh Mao là một hoàng đế - và cũng không phải là người đầu tiên giành quyền lực thông qua các cuộc nổi loạn của nông dân. Chính bởi vì Mao là một nông dân, ông ta không được chuẩn bị để điều hành Trung Quốc và hiện đại hóa đất nước này. Là một người “Mác xít giả tạo” chán ngấy với những thống kê và ngân sách, điều Mao quan tâm chủ yếu là những cuộc đấu tranh giai cấp và “sự huy động quần chúng”, những người mà ông ta tin rằng có thể làm bất cứ điều gì nếu được kích động thích đáng.

The New Emperors is based on dozens of interviews in China and scores of documents and memoirs. The reporting is set out so thoroughly that readers are prepared to believe its accounts not only of how Mao turned on his closest comrades but also that he was a satyr, pornography collector and drug addict.

Cuốn sách Đế chế Mới được viết dựa trên vô số những cuộc phỏng vấn ở Trung Quốc cũng như rất nhiều tài liệu và ghi chép hồi kí. Những thông tin cung cấp trong đó được trình bày kín kẽ đến nỗi người đọc có thể sẵn sàng  tin vào câu chuyện về cách Mao đã phản bội các đồng chí thân thiết nhất của mình lẫn chuyện ông ta là một kẻ cuồng dâm, một tay sưu tập tranh ảnh khiêu đâm, và một kẻ nghiện thuộc phiện 





Salisbury writes soberly in staccato prose that "from the mid-1960s to the early 1970s" — the height of the bloody purges of the Cultural Revolution — "Mao's quarters sometimes swarmed with young women." The Great Helmsman staged nude water ballets in his swimming pool. "Art ensembles" and "dancing partners" were standing by wherever he went. One of Mao's doctors referred to him bluntly as "a sex maniac."

Salisbury viết rất nhã nhặn trong bài viết gây sốc của mình rằng” từ giữa những năm 60 tới đầu những năm 70” - đỉnh cao của cuộc thanh trừng trong Cách mạng Văn Hóa – “tổng hành dinh của Mao đôi khi nhung nhúc những gái”. “Người cầm lái Vĩ đại đã tổ chức những buổi diễn ba lê nước khỏa thân trong bể bơi của ông ta. “Các diễn viên nghệ thuật” hay “các bạn nhảy” phải dừng lại ở bất cứ chỗ nào ông ta muốn. Một trong các bác sĩ của ông ta nói huỵch toẹt ra rằng ông ta là một “con nghiện tình dục”.

The poet-guerrilla so idealized by "friends of China" had other, more public failings, and Salisbury charts them in detail. Impatient with the slow pace of economic development, Mao launched the catastrophic Great Leap Forward in 1958. The movement forced farmers into communes, abolished private property and set up backyard steel mills to speed China into the industrial age. By 1960 even seed grains were exhausted and millions were starving to death.

Người du kích-thi sĩ được lý tưởng hóa bởi “các bạn bè Trung Quốc” còn thất bại nhiều hơn trước nhân dân, như Salisbury mô tả chi tiết hơn trong cuốn sách của mình. Quá nóng lòng trước sự phát triển chậm chạp của nên kinh tế, Mao đã tiến hành cuộc Đại Nhảy vọt tàn khốc năm 1958. Phong trào này buộc những người nông dân vào trong các công xã, bãi bỏ các tài sản cá nhân và xây dựng những nhà máy thép sân sau để thúc đẩy Trung Quốc tiến vào thời đại công nghiệp hóa. Đến năm 1960, ngay cả các loại ngũ cốc giống cũng cạn kiệt và hàng triệu người chết đói.

When his old comrade Defense Minister Peng Dehuai told him the facts, Mao declared him an enemy, fired him and replaced him with Marshal Lin Biao (also apparently a drug addict). The country went bankrupt, and President Liu Shaoqi and Deng Xiaoping, General Secretary of the Communist Party, took over day-to- day control to restore the economy.

Khi người đồng chí cũ của mình - Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Bành Đức Hoài nói với ông ta về những vấn đề có thật đó, Mao tuyên bố rằng Bành là kẻ thù, sa thải ông ta và thay thế bằng Nguyên soái Lâm Bưu (một kẻ rõ ràng cũng bị nghiện thuộc phiện). Đất nước rơi vào phá sản và Lưu Thiếu Kỳ, Chủ tịch nước và Đặng Tiểu Bình, Tổng bí thư Đảng cộng sản lúc đó, đã điều hành đất nước nhằm khôi phục nền kinh tế.

Mao concluded that Liu and Deng planned to force him into retirement — and he may have been right. In 1965 Mao decided Liu "had to go." The weapon he chose was the Cultural Revolution, "a revolution against his own revolution." It was conducted by his harridan wife Jiang Qing and plotted by his favorite ideologist, security specialist and pimp, Kang Sheng.

Mao kết luận rằng Lưu và Đặng có mưu đồ buộc ông ta nghỉ hưu – và Mao có lẽ đã đúng. Năm 1965, Mao quyết định rằng Lưu “phải ra đi”. Vũ khí mà ông ta chọn là Cuộc Cách mạng Văn hóa, “một cuộc cách mạng chống lại chính cuộc cách mạng của ông ta”. Vụ việc đã được thực hiện bởi người vợ độc ác của Mao là Giang Thanh và bày mưu tính kế bởi Khang Sinh- nhà tư tưởng, chuyên viên an-ninh. tay ma cô sủng ái của Mao.

Jiang and Kang loosed the young Red Guards on a murderous rampage that destroyed Liu's government and Deng's party. Thousands, if not millions, were killed. Lin became Mao's heir, but soon fell under suspicion of trying to turn Mao into a powerless figurehead. To avoid his own arrest, Lin attempted a putsch that failed. Premier Zhou Enlai was left in charge, but he too ended up in Jiang's sights as she maneuvered to succeed Mao.

Giang và Khang  đã bật đèn xanh cho bọn  Hồng vệ Binh trẻ gây ra một cơn thịnh nộ tàn sát chính phủ của Lưu Thiếu Kỳ và đảng cộng sản của Đặng Tiểu Bình lúc đó. Hàng ngàn người, nếu không nói là hàng triệu người đã bị sát hại. Lâm Bưu trở thành người kế thừa Mao chủ tịch nhưng ngay sau đó cũng bị nghi ngờ rằng có mưu đồ giành lấy quyền lực của Mao. Để tránh bị bắt, Lâm đã âm mưu một cuộc mưu sát Mao nhưng không thành. Thủ tướng Chu Ân Lai là người còn lại phải đứng ra điều hành chính phủ, nhưng chính ông cũng bị Giang Thanh giám sát và nghi ngờ, khi bà ta có ý đồ kế vị Mao.

Deng, purged twice during the Cultural Revolution, was finally returned to power in what Salisbury calls a military coup. One of the most powerful old marshals, Ye Jianying, brought his army colleagues together and decided that when Mao died, they would arrest Jiang and her cohort. Kang died of cancer in December 1975, and Zhou a month later. When Mao finally died at 82 in September 1976, Ye clapped the venomous widow into prison and summoned Deng from his rural exile.

Đặng Tiểu Bình, sau hai lần bị thanh trừng trong cuộc Cách mạng Văn hóa, cuối cùng đã quay lại nắm quyền trong cái mà Salisbury gọi là “một hành động quân sự táo bạo”. Một trong những nguyên soái cũ có quyền lực nhất lúc đó, Diệp Kiếm Anh đã nhóm họp các đồng chí quân đội lại và quyết định rằng khi Mao chết, họ sẽ bắt giam Giang Thanh và bè lũ của bà ta. Khang chết vì ung thư tháng 12 năm 1975 và Chu Ân Lai cũng mất một tháng sau đó. Mao cuối cùng cũng chết ở tuổi 82 vào tháng 12 năm 1976,  Diệp nhanh chóng tống giam bà góa phụ hiểm độc này vào tù và đưa Đặng Tiểu Bình trở lại từ nông thôn, nơi ông bị quản thúc








Remembering Tiananmen Square
Tưởng nhớ Quảng Trường Thiên An Môn




In The Claws of the Dragon, Byron and Pack focus on the career of the sinister Kang Sheng, relying mainly on an official Chinese biography that was prepared when Kang was posthumously expelled from the Communist Party in 1980. Pack is an investigative reporter, and Byron is the nom de plume of a "Western diplomat" who is apparently an intelligence officer. He picked up the internal document from a Chinese contact on a dark street in Beijing.

Trong cuốn sách “Móng vuốt Rồng”, Byron và Pack tập trung vào sự nghiệp của Khang Sinh, một con người nham hiểm. Các dữ liệu trong cuốn sách chủ yếu dựa trên một bản mô tả tiểu sử (bằng tiếng Trung) chính thống được đưa ra khi Khang bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Trung Hoa vào năm 1980 kể cả khi đã chết. Pack là một nhà báo điều tra, còn Byron thì là bút danh của một “nhà ngoại giao Tây Âu” – một người rõ ràng là một quan chức tình báo. Ông đã lấy các tài liệu nội bộ từ đầu mối liên lạc người Trung Quốc của ông trên một con phố tối tăm ở Bắc Kinh.

Also buttressed by interviews and Chinese publications, The Claws of the Dragon describes Kang — a Politburo member and one of Mao's closest confidants — as an opportunist without principles, interested solely in power, and also as a torturer, creator of China's gulag and a habitual opium user. By the early 1940s, the head of the secret police had consolidated his control over the party's social-affairs department, which had a "liquidation" division: "So notorious was Kang's taste for inflicting pain . . . it earned him a title," the King of Hell. The authors compare him with Iago, Rasputin and Stalin's secret-police chief, Lavrenti Beria. In spite of the book's rather breathless style, the analogies seem apt.

Được củng cố bởi những cuộc phỏng vấn và các xuất bản phẩm bằng tiếng Trung, cuốn sách Móng vuốt Rồng mô tả Khang – một thành viên Bộ Chính trị và là một trong những người bạn thân nhất của Mao – là một kẻ cơ hội, không hề có một  nguyên tắc sống nào, chỉ quan tâm tới mỗi quyền lực và cũng là một kẻ tra tấn tàn bạo, kẻ đã sáng tạo ra một loại trại tập trung cho tù nhân chính trị của Trung Quốc, đồng thời cũng là một con nghiên á phiện. Đầu những năm 40, tên trùm gián điệp này đã củng cố quyền kiểm soát của ông ta đối với các bộ phận phụ trách vấn đề xã hội của Đảng Cộng sản – bộ phận này gồm các đơn vị  nhỏ lưu động. Ông ta được mô tả thế này: “Rõ ràng là thú vui làm người khác đau đớn của Khang đã tạo ra cho ông ta một cái tên tương xứng” , Vua  Địa Ngục. Các tác giả so sánh ông ta với Iago, Rasputin và Giám đốc An ninh mật của Stalin là Lavrenti Beria. Cho dù cuốn sách có cách viết có thể gây nghẹt thở, những so sánh trong đó có vẻ hoàn toàn đúng.

If glasnost is coming to Beijing, can demokratizatsia be far behind? Salisbury does not see it. Deng, a "moderate" and pragmatist, was willing to shed as much blood as necessary to put down the Tiananmen Square democracy movement in 1989. His position, like Mao's, was "if he saw himself challenged, he was bound to destroy the challenger." The next emperor, Salisbury predicts, will probably be as pragmatic as Deng. But like Deng he will hold tightly to power and will be ready to order China, as emperors did in dynasties past, "Obey — and tremble."
Nếu sự thay đổi trong chính sách thảo luận thông tin cởi mở hơn được áp dụng ở Bắc Kinh, vậy thì theo sau nó có thể là cuộc “cách mạng dân chủ”[1] hay không? Salisbury đã không nhận ra điều ấy. Đặng Tiểu Bình, một con người “trung dung” và thực dụng đã sẵn sàng đổ càng nhiều máu càng tốt (nếu cần thiết) để hạ gục phong trào dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn. Vị trí của ông ta, cũng giống như Mao, là “nếu ta nhìn thấy một thách thức, ta sẽ hạ gục kẻ thách thức bằng mọi giá”. Đế chế tiếp theo, như Salisbury dự đoán, sẽ thực dụng không khác gì quan điểm của Đặng Tiểu Bình. Nhưng, cũng giống như Đặng, vị hoàng đế mới sẽ nắm chặt quyền lực của ông ta và sẵn sàng ra lệnh cho nước Trung Quốc, như các hoàng đế thời phong kiến vẫn luôn thế, “phải Phục tùng – và Run sợ”


Translated by: Vũ Minh
Edited by: Nguyễn Quang Thạch


[1] Dân chủ hóa (demokratizatsia) là một trong ba yếu tố của cái gọi là cuộc cải tổ (perestroika) mà Nga khởi xướng bao gồm: glasnost (chinh sách thảo luận cởi mở - công khai hóa), cách mạng dân chủ và tư duy ngoại giao mới (novoye myshlenia). Cách mạng dân chủ này có ý nghĩa là “sự dân chủ hóa” nhưng nó không dẫn tới dân chủ toàn diện. Nó chỉ có nghĩa là cho phép người dân (lúc đó là Nga) được bầu chọn cho các quan chức chính phủ và cho Đảng cộng sản Nga (trong khi trước đó chỉ các quan chức cao cấp mới được bầu chọn các quan chức  chủ chốt trong bộ máy). Điều này góp phần loại bớt các lãnh đạo không đáp ứng yêu cầu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

“Thấy trên lá khô một dòng suối”


Tương Lai
Đấy là cái nhìn của Trịnh Công Sơn. “Đôi khi” nhìn “thấy trên lá khô một dòng suối”. Cũng như vậy, “từng lời bể sông” anh lại đã nghe ra “từ độ suối khe”. Và rồi, từ suối chảy ra sôngsông đổ vào biển mà “bâng khuâng gọi thầm, ngày mưa tháng nắng còn buồn” để rồi đau đớn phẫn nộ “Biển sóng biển sóng đừng xô tôi/Đừng cho tôi thấy hết tim người” để rồi xót xa bao dung “Biển sóng, biển sóng đừng âm u / Đừng nuôi trong ấy trái tim thù”.
Tôi hiểu ra rằng, đây chính là văn hoá, nói rõ hơn là cách diễn đạt một biểu tượng văn hoá qua cảm thức của người nghệ sĩ, trước hết là người nghệ sĩ của HuếVì như Sơn đã nói, tôi là đứa con của Huế. Huế là người yêu của tôi, là giấc mộng của tôi”. Cho dù không có một chữ “Huế” nào trong ca từ nhạc Trịnh cả nhưng tất cả các bài hát của tôi đều là Huế cả. Với anh, “Huế đã hình thành cho riêng mình một không gian riêng, một thế giới riêng… mạch nguồn của một nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng.1
Chính cảm quan thẩm mỹ của người nghệ sĩ thiên tài ấy gợi cho tôi một cảm hứng, cũng có thể xem là một lối thoát, để viết đôi dòng, khi không thể không viết về mấy ngày nóng bỏng với Festival Huế diễn ra cùng lúc với mùi cá biển do chất độc từ Formosa theo dòng hải lưu đưa vào biển Huế và biển miền Trung phía Nam Hà Tĩnh đổ vào.
Thật là oái oăm để không sao có thể lẩn tránh được những nghịch lý văn hoá trong một festival văn hoá ở một địa danh văn hoá, gần gũi hơn: một miền văn hoá đang rơi đúng vào một nghịch cảnh văn hoá.
Đi giữa mọi người / Lòng như thầm hỏi tôi đang nhớ ai”? Nhớ về Trịnh Công Sơn, hay nhớ về dấu ấn Trịnh Công Sơn trong nỗi niềm văn hoá với Festival mà để cảm nhận trực tiếp dấu ấn ấy tôi có mặt ở Huế?
Tôi không đủ sức để viết về Festival Huế. Vì kiến thức hạn hẹp, đã đành! Nhưng còn vì cảm thấy mình quá lạc lõng trong một mớ hỗn độn, ồn ào của những hối hả buông tuồng nhằm cố dựng dậy những vàng son đang ngái ngủ trong cái nóng hầm hập của Huế những ngày “văn hoá” này. Chẳng hề có, mà có để làm gì cơ chứ “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo, nền cũ lâu đài bóng tịch dương2 tuy người ta cũng đã cố phục dựng những nền cũ, những lối xưa ấy để tô đắp cho cái hình hài bán thân bất toại đang chông chênh chếnh choáng trong cuộc hôn phối cũ mới gượng gạo.
Gượng, vì nó không thật. Không thật trước hết thể hiện ở chỗ không chính tâm xây đắp một bản lĩnh văn hoá theo đúng như nó cần có khi đã từng tan hoang bởi chính con người. Tan hoang ra sao và do những con người nào, xin dành một dịp khác thích hợp hơn. Ở đây chỉ nói về những gì đang diễn ra. Trong đó, có những tấm lòng những cố gắng đáng trân trọng, đồng thời cũng không thiếu những những cách làm văn hoá chưa thích hợp với chức năng cao cả từ đặc thù của chính nó khi quên mất lời ông cha mình căn dặn “tô sức ở bên ngoài thì bên trong tàn tạ, vun đắp bên trong thì bên ngoài tốt tươi3.
Có chuyện đó vì không có sự hiểu biết cần thiết, cũng có thể do tưởng đã biết nhưng thật ra là không hiểu gì về cái tưởng là biết đó. Nhưng tệ hại nhất là “mượn màu son phấn đánh lừa con đen” làm rùm beng qua quýt để dánh bóng mạ kền cho cái hiện thực xám xịt vì sự băng hoại của lòng tin, sự khủng hoảng của hệ giá trị dẫn đến sự suy đồi của đạo lý xã hội. Và rồi cái thứ văn hoá “son phấn” ấy chỉ phóng to thêm sự nhem nhuốc của hiện thực khiến cho nó tự phơi bày dễ hơn, rõ nét hơn.
Của đáng tội, đâu chỉ Huế đúng định kỳ Festival, bộn bề ngổn ngang những lễ hội hối hả rộn ràng theo chỉ thị. Hoành tráng cấp tập nhằm đáp ứng yêu cầu khởi động sự tươi vui của một đất nước đáng sống của nhiều tiêu chí đang thăng hoa vừa được tuyên ngôn rộn rã. Để làm gì nhỉ?
Để nhằm xua bớt đi, quên đi càng tốt, những bức xúc của môi trường tự nhiên nhiễm độc với cá biển chết và thực phẩm bẩn, bớt bớt đi cho môi trường xã hội ngột ngạt với quan hành dân, dân chửi quan, và những tiếng thét phẫn nộ lên án cường quyền áp bức dân, thuê lưu manh và xã hội đen trấn áp dân. Xem ra, nếu mồ ma một ngài thực dân Pháp với chủ trương dấy lên phong trào “vui vẻ trẻ trung” những năm 1932… nhằm làm loãng bớt đi những bức xúc của một bộ phận thanh niên Việt trong bầu không khí ngột ngạt do những cuộc đàn áp đẫm máu người yêu nước đòi độc lập nếu sống lại e còn phải gọi những “bậc thầy chủ xướng lễ hội” bằng sư phụ! Những lễ hội trên tuy thuộc phạm trù văn hoá nhưng liệu hàm lượng văn hoá đúng như tên gọi của nó có được bao nhiêu?
Ấy thế mà sợi chỉ mành giữa văn hoá và thiếu văn hoá, vô văn hoá lại quá mong manh. Đừng quên rằng, văn hoá không chỉ nằm trên bề mặt. Phần kết đọng của nó trầm tích ở dưới sâu với nhiều tầng nấc. Cho nên phục dựng, xây đắp văn hoá không thể có ngay thành phẩm như mì ăn liền. Vì vậy không thể qua quýt được. Nhất là qua quýt nhằm đạt tới một mục đích tuyên truyền hướng một mục tiêu chính trị đang bị thúc bách trước những bức xúc đổ dồn.
Vậy mà, “Chính trị là nhất thời, phương trình là vĩnh cửu” (Politics is for the present, but an equation is for eternity)4 như Albert Einteins từng nhận định. Cách làm văn hoá qua quýt, ăn xổi ở thì vì chỉ thấy cái nhất thời của chính trị mà không nhận ra được quy luật nghiệt ngã của nó, không thấy được cái “phương trình vĩnh cửu” cần phải có của một thứ chính trị thuận theo ý dân, nghĩa là thuận theo quy luật của cuộc sống. Cách làm qua quýt kia chỉ thích hợp với thứ chính trị chụp giật, nhai sống nuốt tươi theo nhiệm kỳ “tranh thủ ngoạm một miếng rồi chuồn” như Lênin, “người thầy của giai cấp vô sản thế giới”, đã cảnh báo. Nhớ cho là Lênin nói câu ấy từ những năm 1918 ngay sau Cách mạng Tháng Mười!
Ngay từ cái thuở ban đầu lưu luyến ấy đã vậy, giờ đây thì còn hối hả hơn nhiều! Vì cái “nhiệm kỳ” xem ra có vẻ ngắn hơn, bấp bênh hơn nên lại càng phải tranh thủ gấp gáp hơn. Vì thế mà nhiều chính khách hôm nay hình như cũng chẳng mấy bận tâm đến văn hoá, ngoại trừ lúc cần “văn hoá phục vụ chính trị”.
Đó là lý do chính sách, giải pháp, lời nói, việc làm cứ chõi nhau đôm đốp. Nhà chính trị “din” [origin] thì huyên thuyên về kiên định Mác Lê, quyết liệt định hướng xã hội chủ nghĩa, cho nên nhất thiết là công nông phải được xếp lên trước trí thức, v.v. Nhưng ơ hay, tại “cố đô Huế” này, nơi “văn hoá đậm đà bản sắc” được trình diễn với thế giới theo định kỳ festival thì khách sạn năm sao cứ phải đặt tên là Hoàng Đế, là Tân Hoàng Cung, rồi cửa hàng ăn sang trọng phải là Ngự thiệnHoàng Gia, Quý Tộc và cứ thế có thể kể ra dài dàiViệc chạy theo thời thượng trong kinh doanh chẳng có gì đáng bàn.
Cái đáng bàn là việc phục dựng lại những giá trị đích thực. Vấn đề không thể chỉ là “ăn mày dĩ vãng”, như ai đó bằng hình ảnh rất đắt và cũng khá tai quái đã phê phán việc chỉ biết gặm vào di sản mà không biết kế thừa và tôn tạo theo hướng canh tân: “hiện đại hoá truyền thống” gắn làm một với “truyền thống hoá hiện đại”. Để làm gì?
Để vừa đến với thế giới bằng văn hoá của chính mình, sao cho thế giới hiểu được mình, tiếp nhận mình, vừa nâng mình lên trong tiến trình tiếp biến văn hoá nhằm làm giàu có hơn nền văn hoá với bề dày dân tộc mình.
Vả chăng, văn hóa được hình thành theo quy luật thẩm thấu. Cho nên dù phải trải qua những tàn phá thô bạo, những trấn áp nặng nề, những tổn thương đau đớn, cái chất văn hoá lắng đọng vẫn còn trong sâu thẳm tâm linh, tình cảm của con người Việt Nam, mà ở đây là tâm thức của những cư dân cố đô Huế. Cái chất văn hoá trầm tích lại ấy không dễ gì mất đi, vẫn được ủ kín trong sâu thẳm cội nguồn. “Những chiếc rễ của mỗi tư tưởng đều cắm sâu vào một quá khứ dài lâu5. Và đấy là lý do giải thích sự khởi sắc của một số lễ nghi, tập tục qua các lễ hội, các sinh hoạt tín ngưỡng, nhuần nhuyễn có, mà sống sượng cũng có.
Đương nhiên, không mất, nhưng với những vết thương thì sự hàn gắn đòi hỏi phải có thời gian, mà thời gian thì không ngừng cuộn chảy, cuốn theo những biến động dữ dội. Ở đó chất chứa bao câu hỏi cần phải có câu trả lời. Câu trả lời gần với sự thật hơn cả, tiệm cận được với chân lý hơn cả thì cũng lại phải cậy vào thời gian.
Thời gian đã xóa nhòa biết bao những điều cứ ngỡ như mãi có giá trị bỗng vỡ tan như bong bóng xà phòng trẻ con thổi. Cùng với những bong bóng trẻ con chơi đó, lại nổi bật lên những giá trị không sợ sự khảo nghiệm nghiêm khắc của lịch sử.
Những giá trị đích thực không sợ sự khảo nghiệm ấy thì như vừa nói, “không bỗng dưng nảy mầm, nhú hoa. Những chiếc rễ của mỗi tư tưởng đều cắm sâu vào một quá khứ dài lâu. Khi chúng đơm hoa, thời gian đã chuẩn bị cho mùa nở…6
Vậy là, nhằm xoá bỏ một nền văn hoá phải viện đến thời gian để đủ làm bật gốc trốc rễ. Mà để phục dựng một nền văn hoá bị đập phá rồi tái tạo, hồi sinh và đâm hoa kết trái cũng phải cậy đến thời gian. Những Festival, giỏi lắm cũng chỉ làm nên những bong bóng nhiều màu, rồi cho thổi bay lên để khoe sắc dưới ánh mặt trời hoặc ánh đèn.
Văn hoá không thể làm ra từ những quả bong bóng xanh đỏ tím vàng, cho dù chúng vui mắt. Văn hoá phải khởi phát từ nguồn cội và thấm đẫm trong đời sống tinh thần của một dân tộc, tạo nên bản lĩnh của dân tộc đó. Nếu vẫn cứ chìm đắm mê muội trong ý thức hệ, lú lẫn giữa quan điểm lấy chủ nghĩa làm mục tiêu thay vìlấy độc lập cho dân tộc, dân chủ và tự do cho nhân dân, giải phóng con người, đem lại tự do cho con người làm mục tiêu, thì không thể phục dựng, hồi sinh và xây đắp văn hoá.
Chính vì thế mà thật xúc động khi được chứng kiến hai sự kiện văn hoá nổi trội có sức lay động mạnh tình ý của công chúng tham dự Festival Huế năm nay. Một là màn trình diễn nghệ thuật đường phố độc đáo và rất đúng lúc. Tiếp đó là triển lãm tranh vẽ về Trịnh Công Sơn và đêm nhạc kỷ niệm 15 năm ngày mất Trịnh.
Nổi trội ở chiều sâu văn hoá thấm đẫm tính nhân văn của con người Việt Nam truyền thống đang mạnh bước đi vào hiện đại, vừa tự khẳng định bản sắc dân tộc vừa nhạy bén chọn lọc để tiếp nhận thành tựu văn minh của thế giới. Nét nổi trội ấy còn được khẳng định bằng sức mạnh cái tôi sáng tạo trong bản lĩnh văn hoá của chính mình, riêng mình.
Vì, nếu không có cái riêng của mình thì người nghệ sĩ chẳng là gì cả. Để rồi nổi trội ở trách nhiệm của người nghệ sĩ với cuộc đời, với dân tộc, hai cái đó gộp lại trong khái niệm tổ quốc thiêng liêng.
Bởi thế mới “từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe”.
Để tựa vào cảm thức cội nguồn dân tộc mà trở lại với Trịnh, với ca từ của Trịnh, với giai điệu của Trịnh, với sáng tạo độc đáo có một không hai của dáng dấp thiên tài trong người nghệ sĩ lớn ấy để mà suy ngẫm về dấu ấn Trịnh Công Sơn đặng cố viết lấy đôi dòng không thể không có về Festival Huế.
Xin được nhắc điều vừa dẫn, trước khi tìm về dấu ấn Trịnh Công Sơn thì người Huế và những du khách trong, ngoài nước tham dự Festival đã bắt gặp một dấu ấn khởi đầu đầy bất ngờ, rất xúc động và quá tuyệt vời nằm ngoài kịch bản của ngày khai mạc Festival Huế ngay tại bờ Nam cầu Trường Tiền. Cuộc trình diễn của nhóm nghệ sĩ Viet Art Space gồm Lê Nguyên Mạnh, Maxime Lacino (Pháp), Lý Trực Sơn, Nguyễn Văn Hè, Phạm Chí Líp, Trần Nhật, Philip Pham trong tiết mục nghệ thuật biểu diễn đường phố (Performance Art) với ý tưởng “Nỗi đau của những con cá” về tình trạng cá chết ở vùng biển miền Trung.
clip_image002
clip_image003
clip_image005
Quả là như một sự “sắp đặt”! Trong cái nóng oi nồng vì tức dông, bầu trời không sao ném xuống nổi vài hạt mưa, cũng không có lấy chút gió biển mặc dầu nơi tôi đứng chỉ cách cửa Thuận vài cây số theo đường chim bay, vẫn cứ như thoang thoảng mùi biển. Vâng, biển.
Nhưng tuyệt đối không phải là “Biển nhớ”! Không hề có chuyện “biển có bâng khuâng gọi thầm” để rồi “đàn lên cung phím chờ / sầu lên đây hoang vu” trong ca khúc bất hủ của Trịnh. Mà thật là tai ác, chỉ thoang thoảng mùi cá biển chết. Nói cho thật sòng phẳng thì không phải là “ngửi” thấy mùi biển chết mà là bị ám ảnhbởi cái mùi chết chóc ấy, “mùi Formosa”, “mùi Trung Quốc”! Tai ác hơn lại là mùi thối.
Hãy chỉ trích ra đây vài ý kiến của một số nhà khoa học đã công bố “thanh thiên bạch nhật rõ ràng cho coi” đủ để phơi ra cái mặt vô cảm cố tình lẩn tránh cái mùi Trung Quốc ấy: “chất có khả năng giết hàng loạt cá biển trên một diện rộng như thế phải là chất kịch độc như kim loại nặng và kể cả chất phóng xạ. Kim loại nặng có khối lượng riêng lớn nên khi bị phát tán sẽ dần chìm xuống dưới nước sâu, khiến cá sống ở tầng đáy ngộ độc và chết…
Có những bằng chứng vững chắc và đáng tin cậy để kết luận rằng hiện tượng cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung là do chất ammonia ở trong nước thải do nhà máy Formosa xả ra biển qua đường ống ngầm… Ammonium (sinh ra, với lượng nhỏ, từ ammonia) được phát hiện ở nồng độ vượt tiêu chuẩn cho phép ở Lăng Cô (khoảng 0,4 mg/L), phù hợp với dòng hải lưu và với nồng độ ammonia có thể có trong nước thải từ tiến trình luyện than coke của nhà máy luyện thép Formosa (có thể lên đến 668 mg/L). Cá rất nhạy cảm với ammonia; cá nước ngọt có thể chết ở nồng độ 0,2 – 0,5 mg/L và cá nước mặn có thể chết ở nồng độ thấp hơn
Không chỉ thế, đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở bốn tỉnh miền Trung Việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây.
Lời tố cáo chính thức được phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó…
Đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch – Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên – Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa của Philippine đã bắt đầu có tác dụng?
Cứ như thể các nhà khoa học cung cấp chất liệu của sự phẫn nộ cho cảm nhận của nhà nghệ sĩ để dâng trào trên trang nhạc “Sóng về đâu”:
Biển sóng, biển sóng đừng xô tôi
Đừng cho tôi thấy hết tim người”!
Ai đó sẽ cho rằng người viết tuỳ tiện gán ghép một cách khiên cưỡng hình tượng nghệ thuật với sự dung tục của chính trị vốn “phù du” như nhận định của Einstein.
Nhưng xin nhớ, sức thăng hoa của tác phẩm nghệ thuật đích thực khó gò vào bất cứ một khuôn thức dung tục nào. Chính Trịnh Công Sơn đã viết: “Có những câu hát một thời đã sống, đã lãng quên và sống lại. Một tác phẩm không bị lãng quên thường được mở rộng để đi đến chốn không bờ bến của những giá trị dường như huyễn hoặc. Con người bị lãng quên là kẻ đã tự đánh mất mình để rồi xoá nốt mình trong trí nhớ của kẻ khác. Cũng như thế, có những dòng nhạc của môt đời người đã đứng ngoài và cao hơn số phận của người đó”. Xin chen vào một câu: trong “Nghĩ về một dự cảm thiên tài” người đang viết bài này đã trình bày khá kỹ về “giá trị của tác phẩm do họ tạo ra đạt tới tầm vóc vượt xa dự định sáng tác của chính họ”. 7
Khi Trịnh hát về biển thì đâu chỉ là biển, mà là
tình yêu như biển, biển rộng hai vai
Tình yêu như biển, biển hẹp tay người
Để rồi
Bốn mùa như gió
Bốn mùa như mây
Những dòng sông nối đôi tay
Liền với biển khơi…
…Con sông là thuyền
Mây xa là buồm
Từng giọt sương thu hết mênh mông
Để rồi
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Và để rồi
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Thế mà
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
Thế mà
“Vì vàng phai xưa từng mấy độ
Rộng nghìn thu một tà dương ấy…
Vàng phai sẽ cuốn đi mịt mù
Dòng sông nắng cho bờ bến rộng
Ai dám bảo đó chỉ là “mạch nguồn của một nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng” như chính tác giả nói về mình? Có chuyện đó khi Trịnh viết:
Ôi dòng nước mắt trong tim
Chảy lai láng vào hồn
Nửa đêm gọi đến mình
Nhưng lại phải nhận cho rõ trong “nguồn gợi cảm cái nhẹ nhàng riêng” đó cũng là dông bão của cuộc đời, là thiên thu chuyển động để mà
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đivề với cảm thức của cái “trăm năm vô biênchưa từng hội ngộ” ấy thật là dữ dội.
Dữ dội khi “đêm thấy ta là thác đổ”, “đợi gió vô thường lên” trong khi “núi đứng quanh năm/đất muôn đời nằm / riêng ta rộn ràng / đứng giữa thiên nhiên”, để rồi “trời cao đất rộng/một mình tôi đi / một mình tôi đi / đời như vô tận / một mình tôi về / một mình tôi về với tôi”, để mà “ta lắng nghe ta / nghe sóng âm u dội vào đời buốt giá” nhưng rồi cũng từ trong buốt giá ấy, người nghệ sĩ tự nhận ra rằng “đời ta có khi là đốm lửa / một hôm nhóm trong vườn khuya”, để “ta nhìn ta giữa trời hư không” rồi tự nhủ rằng “đời có bao lâu mà hững hờ”!
Phải chăng trong”mạch nguồn của một nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng” của Trịnh đã chất chứa những dữ dội của tâm hồn Huế với cái hình hài gầy guộc của một tài năng lớn, rất lớn đang suy tư về về vận mệnh, về trách nhiệm với cuộc đời, về thân phận con người giữa cõi nhân gian đầy bão táp
trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Quả thật tầm vóc của hình tượng nghệ thuật trong ca từ và giai điệu mà cuộc đời đang đón nhận đã vượt xa cảm hứng sáng tác của Trịnh Công Sơn lúc anh ngồi trước khung kẻ dòng, ghi nốt nhạc và tuôn trào thi tứ.
Đừng quên rằng, trước khi là nhạc sĩ, Trịnh là một tài thơ lớn. Ở đó, tinh tế dịu dàng hoà quyện với trầm hùng dữ dội của thác đổ, của rừng cháy, của sóng bạc đầu để rỏ giọt lệ thiên thu. Làm sao phân biệt nổi giữa tài năng thơ và tài năng nhạc của Trịnh Công Sơn? Mà phân biệt để làm gì cơ chứ. Bởi lẽ, “Thơ vẫn là cuộc lịch nghiệm Riêng và Chung, của Thời đại và Lịch sử” như thẩm bình chí lý của Thiền sư Tuệ Sỹ8.
Những rung cảm nghệ thuật trong Trịnh Công Sơn được tượng hình lên trong ca từ và giai điệu, bắt được nhịp thở của thời đại, của đất nước, của con người trong những biến động dữ dội. Mà cũng chính vì thế, sáng tạo nghệ thuật thiên tài ấy đã nhận được sự đồng vọng của triệu triệu con tim, những lời đồng vọng từ non sông đất nước, vượt cao lên mọi hạn hẹp trói buộc của ý thức hệ đang làm vẩn đục tư duy nghệ thuật và cảm hứng sáng tạo, đẩy tới sự băng hoại cảm thức nhân văn, xói lở nền tảng văn hoá vốn được xem là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Trịnh Công Sơn nhận được sự đồng vọng ấy vì như anh gọi:
Tìm tôi đi nhé đừng bối rối
Đừng mang gươm giáo vào với đời
Tôi như ngọn đèn từng đêm vơi cạn
Lửa thắp lên một niềm riêng
Chính cái riêng ấy khiến Trịnh đến được với cái chung. Càng riêng bao nhiêu thì càng đến được với cái chung bấy nhiêu. Chẳng thế mà lời ca của Trịnh
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng
Để làm gì, em biết không?
Để gió cuốn đi
Để gió cuốn đi
đã trở thành một triết lý nhân văn được cuộc đời trân trọng và tha thiết đón nhận. Sức mạnh của tác phẩm nghệ thuật đích thực có sức công phá mãnh liệt cái xấu, những thế lực đang chặn bước đi tới của con người, của xã hội, của lịch sử hướng tới cái tốt, cái đẹp. Công chúng đón nhận Trịnh Công Sơn là vì lẽ ấy cho dù người nghệ sĩ thiên tài ấy
Không xa trời
và cũng không xa phận người
Không xa một ngày
và cũng không xa một đời
để rồi
Đàn chim bên sông chiều chiều tung cánh
Người ngồi bên bến nhớ mênh mông
[…] Ngàn dâu cố quận muôn trùng nhớ thêm
với một mong muốn nhỏ nhoi thôi
Một chiều có bóng chim âu bay về
Cùng dòng nước đã đi
Một lần có bóng chim quyên bên nhà
Cùng lời hót đã xa
Bỗng trong óc tôi thoáng gợi mối liên tưởng về Tô Đông Pha với lời bình của Tuệ Sỹ từng ghi đậm dấu ấn trong suy tư của riêng mình về sáng tạo nghệ thuật. Xin được chép ra đây, thay cho cách diễn đạt vụng về lúng túng của ngòi bút bất tài:
Bơ vơ nơi khách địa, thì tình cố quận, và tình tha hương cả hai đều thắm thiết. Nhưng cố quận thì đâu không là cố quận, và tha hương thì nơi nào chẳng lại là tha hương. Đứng bên này mà vọng đến bên kia, con mắt cứ mỏi mòn trông đợi. Thế là lao tâm khổ tứ, là quằn quại hình hài. Nơi ngọc đường kim mã, mộng bình sinh đã cực đỉnh tang bồng.
Nói năng thì như gươm Tần xẻ tóc, và rủ hai tay xuống thì lịch sử trào ra. Đẩy một vạn người bước tới, kéo một vạn người bước lui. Lên núi thì núi rừng cũng biến thành biển lửa. Đưa con mắt hùng thị bốn phương trời, bỗng thấy nước lũ Trường Giang đổ xuống:
Giang sơn như hoạ,
Một thời hào kiệt anh hùng.
Ngọc đường kim mã bỗng vang lên những tiếng gào thét đoạn trường. Chim Hồng giật mình tung cánh bay cao. Biết nơi nào là cố quận, nơi nào là tha hương, để chim hồng đậu lại.7
Mượn dấu ấn Trịnh Công Sơn để nói về văn hoá, và riêng về Festival Huế cũng là cách tránh bớt đi những thấp thỏm đợi chờ khi đã biết rằng sự thấp thỏm đó là có căn nguyên. Khi nói dấu ấn Trịnh Công Sơn thì cũng đừng quên rằng, cùng với thơ và nhạc, Trịnh còn là một tài năng lớn về hội hoạ.
Ngưởi tổ chức cuộc triển lãm tranh vẽ Trịnh Công Sơn trong ngày khai mạc Festival Huế, nhà nghiên cứu và thẩm bình hội hoạ Nguyễn Trọng Chức đã xúc động nói với tôi về tài năng hội hoạ của Trịnh. Anh cho biết một nhà phê bình và sưu tầm tác phẩm hội hoạ người Singapore, nơi quy tụ được nhiều bức tranh vào loại giá trị nhất của Việt Nam, đã sững sờ trước những bức hoạ của Trịnh mà ông ta lần đầu chiêm ngưỡng.
Vì thế, sẽ là không quá chủ quan và phiến diện khi nghĩ thầm rằng triển lãm tranh vẽ về Trịnh Công Sơn và đêm nhạc tưởng niệm mười lăm năm ngày mất người Huế nhạc sĩ ấy là một điểm nhấn văn hoá đúng nghĩa.
Vâng, đúng nghĩa. “Người tử tế” Trần Văn Thuỷ, tác giả của “Chuyện tử tế” nắm chặt tay tôi tại phòng tranh: “Này anh TL, anh có đồng ý với tôi, ngoài Trịnh Công Sơn ra, tôi chưa thấy một người nghệ sĩ nào giành được sự ngưỡng mộ và tình yêu thương của công chúng và của riêng giới văn nghệ sĩ từ Nam ra Bắc như thế này”. Quả đúng vậy.
Mà đâu chỉ từ Nam ra Bắc, trong phòng tranh đầy ắp những tác phẩm vừa sáng tác nhân kỷ niệm 15 năm mất người nghệ sĩ tài hoa ấy để kịp ra mắt trong ngày khai mạc Festival Huế 2916 có tranh của những người nước ngoài vẽ Trịnh. Khi bức tranh vẽ Trịnh Công Sơn của Alexandre Slim Mehiri, người Canada, được đạo diễn Nguyễn Quang Dũng chiếu trên màn hình lớn của đêm nhạc Trịnh, ông Đại sứ Canada David Devine ôm chầm lấy tôi đang ngồi cạnh. Ông chìa ngón tay cái biểu thị sự chào mừng trong giọng nói hân hoan: “Tranh của Slim đấybức tranh được chào đón và đánh giá cao. Thật tuyệt.
clip_image007
clip_image009
clip_image011
clip_image013
Tiện dịp, tôi quay sang nói với nhà thơ Huế từng giữ trọng trách về văn hoá: “Anh thấy đấy, ông Đại sứ Canada đã dự đêm nhạc Trịnh tại Nhà Hát lớn Hà Nội. Hôm nay cả hai ông bà cùng bay vào đang ngồi cạnh chúng ta. Ông bà ấy thích nhạc Trịnh đến vậy đấy. Và còn một lý do khiến ông bay vào Huế vì ông muốn nói đôi lời cám ơn ban tổ chức đã cho trưng bày hai bức tranh của một người Canada hâm mộ Trịnh Công Sơn nên đã vẽ bức tranh được công chúng đón nhận và đánh giá cao. Họ làm văn hoá như vậy đấy anh ạ”.
Tối hôm ấy, khi từ đêm nhạc trở về khách sạn, bên chiếc bàn ăn với những cốc bia sủi bọt vàng và những ly rượu vang đỏ, ông bà David thao thao bất tuyệt về nhạc Trịnh, về buổi triển lãm tranh vẽ Trịnh với bà Đại sứ Israel và ông chồng bác sĩ đưa cả hai con bay vào Huế sau khi đã có dịp thưởng thức nhạc Trịnh ở Hà Nội. Càng về khuya, câu chuyện càng rôm rả, giữa những người khách nước ngoài tiếp tục đến, trong đó có những vị của Tổ chức UNESCO trao đổi với những nghệ sĩ tài hoa Trần Mạnh Tuấn, Thanh Bùi, Tuấn Mạnh…
Ông Đại sứ Canada chìa tay cho tôi biểu thị sự tán đồng khi tôi chỉ vào nghệ sĩ piano Tuấn Mạnh với bài Diễm Xưa được trình diễn theo lối hiện đại trong nét thăng hoa từ “Sonata ánh trăng” của Beethoven để nói rằng, được thưởng thức giai điệu Diễm Xưa quá quen thuộc với cách trình diễn mới mẻ rất tài hoa và bão táp của nghệ sĩ piano trẻ tài năng này khiến tôi vững tin Trịnh Công Sơn sẽ sống mãi với thời gian bởi những tâm hồn trẻ, sức sống trẻ biết cách hiện đại hoá truyền thống trong sáng tạo nghệ thuật.
Ai đó kể ra tên những ca sĩ đã chinh phục được khán thính giả bởi sự tìm tòi sáng tạo trong đêm diễn. Họ đã thổi vào không gian trầm mặc của cố đô một luồng gió mới. Đương nhiên, không thể không có chút ngỡ ngàng trước cái mới. E rằng có người phải khoác thêm chiếc áo trước ngọn gió mà họ cảm thấy hơi sỗ sàng chăng? Vì thế, cũng không thể không nói rằng, đã có những thẩm bình ngụ ý phê phán của một số công chúng Huế về đêm nhạc Trịnh. Có ý kiến khá nặng nề rằng người ta đã “giết” Trịnh Công Sơn bởi những cách tân quá lố trong cung cách trình diễn ồn ào gào thét khi mà nhạc Trịnh chỉ thích hợp với tiếng đệm trầm tĩnh của chiếc đàn ghita thùng! Có người gọi đích danh ca sĩ mà họ cho là “thợ hát” vì chỉ có động tác bên ngoài sáo mòn mà thiếu chất lửa bừng cháy bên trong.
Điều này dễ hiểu. Thị hiếu thẩm mỹ là sự kết đọng dài lâu để đủ trầm tích vào đáy sâu tâm hồn của cả một lớp người. Xin hãy để cho cuộc sống với sự can dự của thời gian mà định hình sự thích và không thích, mà củng cố thêm hay làm nhạt bớt đi, dẫn đến những thay đổi của thị hiếu. Bởi vì “Thời gian làm cho mọi niềm tin nảy sinh, lớn lên, chết đi, chính nhờ thời gian, những niềm tin đạt được sức mạnh và cũng qua nó, những niềm tin mất đi sức mạnh của nó9. Đấy là chưa nói đến một nhân tố đáng gờm khác mà học giả Trần Quốc Vượng đã cảnh báo: “tâm lý sợ những cái gì không chính thống”!
Với nỗi “sợ” ấy thì làm sao có thể “thấy trên lá khô một dòng suối”?
Đem cái nỗi sợ cố hữu, sản phẩm của một xã hội trì trệ bởi tập quán và thói quen ngàn đời được làm dày thêm, thô bạo hơn mà cũng lì lợm hơn của một chế độ toàn trị phản dân chủ thì làm sao từ “từng lời bể sông” mà “nghe ra” được “từ độ suối khe” đặng mà trở về được với cội nguồn dân tộc, vứt bỏ những áp đặt lai căng về hệ tư tưởng, lừa mị cưỡng bức về lối tư duy.
Thật khát khao tìm thấy một dòng suối để tắm mát tâm hồn đã bị khô cằn khi tự do tư tưởng bị tước bỏ. Và rồi từ dòng suối đó “những dòng sông nối đôi tay liền với biển khơi”! Làm sao để văn hoá trở lại được với chức năng cao cả ấy? Bao giờ?
Sài Gòn, ngày 8. 5. 2016
T. L.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm lĩnh vực ông Obama sẽ bàn ở Việt Nam


Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói chuyến đi của Tổng thống Obama quan tâm đến "vấn đề cải cách pháp luật" và "nhân quyền" tại Việt Nam trong cuộc họp báo sáng 10/5 tại Hà Nội. Ông Daniel nói: "Chúng tôi có những đối thoại quan trọng với chính phủ Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, qua những cuộc gặp song phương về nhân quyền của chúng tôi và cả trong những cuộc gặp chính thức". Ông cũng nói: "Cải thiện nhân quyền không chỉ có lợi cho quan hệ song phương mà còn là vấn đề quan trọng với sự ổn định và phát triển kinh tế của các nước đối tác"

Ông Daniel Russel có buổi họp báo sáng nay công bố những vấn đề cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama


Ông Daniel Russel nêu 5 lĩnh vực sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Barack Obama.

Trong bài phát biểu trước báo giới, ông Daniel Russel nói: "Chuyến thăm nhấn mạnh một Việt Nam vững mạnh, an toàn, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng giá trị nhân quyền phổ quát, tôn trọng pháp quyền không chỉ phục vụ tốt nhất người dân Việt Nam mà cũng cũng đáp ứng lợi ích của Hoa Kỳ."

"Tăng cường quan hệ đối tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là thành tố quan trọng trong chính sách tái cần bằng khu vực Châu Á Thái Bình Dương."

Ông Daniel Russel cũng đề cập tới hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP: "Việt Nam là một thành viên sáng lập của TPP. Đây là hiệp định không chỉ mang lại lợi ích cho hai nước và cả khu vực.

"Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ khả năng Việt Nam thực hiện hiệp định quan trọng này."

"Mở rộng hợp tác an ninh song phương là một thành tố trong mối quan hệ đối tác hai nước, có các nội dung như gìn giữ hòa bình quốc tế, hợp tác trong hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và hợp tác trong khả năng nắm vững tình hình thông tin trên biển, hợp tác an ninh hàng hải," ông nói.

Ngoài ra, nội dung chuyến thăm của ông Obama cũng sẽ đề cập đến việc "tăng cường đầu tư vào thế hệ trẻ của Việt nam thông qua các chương trình sáng kiến, giao lưu giáo dục, thành lập Đại học Fulbright, hợp tác giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam" để "đầu tư vào thế hệ trẻ Việt Nam".

Chuyến thăm của ông Obama cũng đề cập đến "ứng phó với biến đổi khí hậu" như hạn hán ở sông Mekong, giải quyết hậu quả chiến tranh như tẩy Dioxin tại Đà Nẵng, tìm kiếm thi hài binh lính và rà phá bom mìn chưa nổ.

Những căng thẳng trên Biển Đông cũng là một nội dung được thảo luận trong chuyến thăm của tổng thống Obama. Về vấn đề Biển Đông, ông Daniel Russel nói: "Hai nước cũng làm việc dựa trên các luật và nguyên tắc chung, giảm căng thẳng nghiêm trọng trên biển Đông, đảm bảo quyền các bên và luật pháp quốc tế được tôn trọng. Chúng tôi yêu cầu tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền cần tiến hành các bước giảm căng thẳng và xuống thang căng thẳng."

Vấn đề nhân quyền cũng được đề cập trong chuyến thăm của Tổng thống Obama. Ông Daniel nói: "Chúng tôi có những đối thoại quan trọng với chính phủ Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, qua những cuộc gặp song phương về nhân quyền của chúng tôi và cả trong những cuộc gặp chính thức".

"Chúng tôi rất quan tâm đến quá trình cải cách pháp luật mà chính phủ Việt Nam đang tiến hành, trong đó có việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật với bản hiến pháp và với các tiêu chuẩn phổ quát quốc tế."

Ông cũng nói: "Cải thiện nhân quyền không chỉ có lợi cho quan hệ song phương mà còn là vấn đề quan trọng với sự ổn định và phát triển kinh tế của các nước đối tác"

Hai quan chức ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam từ 9 đến 10/5 trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Tổng thống Barack Obama.

Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Tom Malinowski cũng có mặt trong chuyến đi cùng ông Daniel Russel, để bàn về nhân quyền.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng ông Malinowski sẽ “thúc giục Việt Nam thả tù nhân chính trị vô điều kiện và khuyến khích cải cách để pháp luật của Việt Nam phù hợp với các điều ước quốc tế về nhân quyền”.

(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160510_daniel_russel_vietnam_visit
Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Có tham nhũng hay không' khi cho Formosa xả thải ra biển?


Tại buổi tọa đàm về vấn đề chất thải công nghiệp sáng nay (10.5), nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ đề nghị cần làm rõ việc có tham nhũng hay không khi cho phép Formosa xả thải ra biển. Tôi xin lưu ý rằng, nếu nhận tiền để đồng ý bằng miệng để cho doanh nghiệp xả thải ra biển thiếu kiểm soát thì hậu quả vô cùng đáng ngại. Nhận 1 đồng bây giờ thì vài năm sau có thể phải mất nhiều tỉ đồng trả giá, con cháu sẽ phải trả giá đau xót”
Không thể bất chấp hậu quả môi trường vì thu hút đầu tư
Phát biểu tại cuộc tọa đàm đang diễn ra tại Hà Nội, giáo sư (GS) Đặng Hùng Võ nhận định: các vấn đề cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nghi vấn xả thải từ Formosa đều là những vấn đề mới nổi lên. Những vấn đề này cảnh báo việc quản lý môi trường, đặc biệt là môi trường nước ở ta, đang có vấn đề từ phía cơ quan quản lý.

GS Đặng Hùng Võ cho rằng, có thể nhằm để thu hút đầu tư nên hiện các chỉ tiêu về mặt môi trường ở ta hơi thấp so với thế giới và khu vực. “Tuy nhiên, đây là câu chuyện của thời kỳ trước. Hiện nước ta đang sang thời kỳ mới, thuộc các nước có mức thu nhập trung bình, không nên bất chấp hậu quả về môi trường để thu hút đầu tư. Cần chú trọng hơn đến giá trị phát triển bền vững”, GS Đặng Hùng Võ nói.

Nói về vấn đề xả thải của Formosa, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh ông không tin rằng khi thi công giải pháp môi trường của nhà máy này mà Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh không biết. Chỉ đến khi Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà vào tận nơi kiểm tra mới vỡ lẽ ra Formosa sai phạm trong giải pháp về môi trường.

“Tại sao lại thay đổi từ nơi xả thải từ sông Quyền sang xả thải ra biển? Tôi cho rằng đây là sự luẩn quẩn trong công tác quản lý. Cần chỉ ra rằng có tham nhũng trong vấn đề này hay không? Đường ống xả thải ra sông hay ra biển là cả vấn đề lớn. Ra biển nguy hiểm hơn nhiều. Ra sông khi biết còn có biện pháp xử lý được, còn ra biển thì khi xảy ra sự cố môi trường rồi thì chịu không thể kiểm soát, khắc phục vô cùng khó khăn, tốn kém”, GS Đặng Hùng Võ nói.

Ông Võ cũng nhấn mạnh công tác thanh tra về môi trường ở miền Trung, đặc biệt ở Hà Tĩnh, có vấn đề lớn trong việc kiểm soát ô nhiễm, để xảy ra hiện tượng cá chết như những ngày qua.

“Chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân cá chết, chưa ai chứng minh được mối liên hệ giữa cá chết với xả thải của Formosa. Nhưng tôi xin lưu ý rằng, nếu nhận tiền để đồng ý bằng miệng để cho doanh nghiệp xả thải ra biển thiếu kiểm soát thì hậu quả vô cùng đáng ngại. Nhận 1 đồng bây giờ thì vài năm sau có thể phải mất nhiều tỉ đồng trả giá, con cháu sẽ phải trả giá đau xót”, GS Đặng Hùng Võ nói thêm.

Thanh kiểm tra về môi trường có vấn đề

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT cũng cho rằng, trong việc xả thải của Formosa thể hiện rất rõ sự kết nối rời rạc về mặt quản lý môi trường của cơ quan nhà nước cấp địa phương với T.Ư. “Cụ thể, Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh hơi thiếu trách nhiệm”, ông Võ nói.

Chia sẻ thêm về giải pháp giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, GS Đặng Hùng Võ cho rằng, cần phải tăng cường sự giám sát của người dân, tổ chức dân sự. Tuy nhiên, đến nay chỉ mới có luật Đất đai để cửa cho người dân tham gia. Còn nhiều luật khác, thậm chí cả luật Bảo vệ Môi trường, cũng không đề cập đến vấn đề này.

GS Trần Thế Loãn, nguyên Phó cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng Cục môi trường (Bộ TN-MT) cho biết, tình trạng xả trộm nước thải là có, thậm chí rất nhiều, chủ yếu vào ban đêm. Số lượng những vụ bắt được chắc chắn là ít hơn nhiều những vụ xả thải trộm. Hậu quả có thể thấy qua các vụ bị phanh phui như vụ Công ty Vedan đầu độc sông Thị Vải…


Lê Quân 
Báo Thanh Niên
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

189 cá nhân, tổ chức ở Việt Nam trong Hồ sơ Panama gồm những ai ?

Thời điểm hiện tại, bất cứ ai cũng có thể tiếp cận Hồ sơ Panama. Riêng Việt Nam góp vào hồ sơ này 189 tên cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại thiên đường thuế British Virgin Island.

189 ca nhan, to chuc o viet nam trong ho so panama gom nhung ai ? hinh anh 1
189 cá nhân, tổ chức ở Việt Nam bị Hồ sơ Panama "điểm danh" gồm những ai ?

Vào 2 giờ chiều ngày 9.5.2016 (giờ Mỹ), tức 2 giờ sáng ngày 10/5 (giờ Việt Nam), Hiệp hội Các nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã hoàn tất việc công bố Hồ sơ Panama dưới dạng cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm được tại địa chỉ https://offshoreleaks.icij.org.
Như vậy, từ thời điểm hiện tại, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận được với những thông tin "gây sốc" toàn thế giới chỉ với những thao tác tương tự như tìm kiếm thông tin trên Google và biết được những ai đứng sau 320.000 công ty hải ngoại.
Riêng độc giả tại Việt Nam có thể truy cập vào địa chỉ Offshore Leaks như đã nói ở trên để tra cứu những cái tên Việt hoặc công ty do người Việt đứng sau.
Nếu như trong ngày 9.5, dữ liệu tại website cho thấy có 104 cá nhân và tổ chức ở Việt Nam "lọt" vào tài liệu Panama thì đến nay số lượng đã lên tới 189. Phân nửa trong số này là những cái tên "thuần Việt", còn lại có tên ngoại quốc. Trong số đó có những cái tên doanh nhân, doanh nghiệp khá quen thuộc.
Cùng với đó, tài liệu này cũng công khai danh tính 23 cá nhân, tổ chức trung gian; 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài và 185 địa chỉ ở Việt Nam (chủ yếu là tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Đây chỉ là một phần trong 200.000 doanh nghiệp ở nước ngoài do các cá nhân giàu có trên thế giới lập ra mà ICIJ công bố.
19 công ty hải ngoại có liên quan đến các cá nhân, tổ chức ở Việt Nam chủ yếu được đặt tại Quần đảo British Virgin thuộc Anh, chỉ có 1 công ty trong số đó là đặt tại Panama.
Quần đảo British Virgin nằm trong vùng biển Carribe, phía nam Haiti, được xem là thiên đường trốn thuế lớn nhất do luật lệ thành lập doanh nghiệp rất thoáng nên được giới giàu có chọn là nơi tẩu tán tải sản lẫn rửa tiền.
Tại đây, mức thuế 0% áp dụng cho cả doanh nghiệp lẫn lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc thương mại, quà biếu, tiêu thụ hoặc tài sản thừa kế. Nếu chủ các công ty hoặc nhà đầu tư bất động sản trở thành cư dân bán thời gian (6 tháng trong 1 năm) của British Virgin thì họ chỉ phải đóng mỗi thuế tài sản mang tính danh nghĩa - khoảng 1,5% trên tổng giá trị tài sản hàng năm.
Đáng chú ý là tài liệu Panama cho phép truy cập thông tin cụ thể mỗi cá nhân/tổ chức sẽ có quan hệ với công ty vỏ bọc nào, chức vụ vị trí ra sao, đảm nhiệm từ thời điểm nào và trú ở đâu (địa chỉ rất chi tiết) chỉ thông qua một cú nhấp chuột.
Tuy nhiên, đúng như tuyên bố của đại diện ICIJ, “kho dữ liệu không bao gồm hồ sơ tài khoản ngân hàng, giao dịch tài chính, email và các thông tin liên lạc khác, hộ chiếu, số điện thoại. Thông tin có chọn lọc và hạn chế được công bố vì lợi ích công chúng.”
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu liên quan đến chứng từ thuế của công ty luật Mossack Fonseca (ở Panama) trong suốt 40 năm từ năm 1977 đến tháng 12/2015. Những thông tin đầu tiên của tài liệu này đã được công bố vào ngày 4.4 và đã gây chấn động toàn cầu.
Hồ sơ này tiết lộ tài sản ở nước ngoài của khoảng 140 chính trị gia và quan chức trên toàn thế giới, trong đó có liên quan đến 12 người đã hoặc đang là nguyên thủ quốc gia như gia đình và cộng sự. Ngoài ra còn có 29 tỷ phú trong danh sách 500 người giàu có nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Forbes (Mỹ).
Liên quan đến vụ rò rỉ tài liệu này, nhiều chính trị gia đã gặp rắc rối và thậm chí "mất ghế". Có thể kể đến Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson, Bộ trưởng công nghiệp Tây Ban Nha Jose Manuel Soria phải từ chức. Thủ tướng Anh David Cameron phải công khai hồ sơ thuế...
Mặc dù thành lập các công ty ở nước ngoài không phạm pháp, nhưng nhiều cá nhân giàu có bị ngờ là đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty “ma” với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Để xem tên cá nhân và tổ chức ở Việt Nam trong Hồ sơ Panama, cần truy cập vào trang webhttps://offshoreleaks.icij.org. Trong mục All countries, bấm chọn Vietnam. Tích chọn tất cả các mục Officers & Master Clients, Offshore Entities, Listed Addresses rồi click vào nút Search. Ngay lập tức, danh sách các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam có liên quan tới các công ty vỏ bọc tại nước ngoài sẽ hiển thị như dưới đây.
Liên quan đến Việt Nam, khi truy cập công cụ tìm kiếm của Hiệp hội các Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), có 19 công ty bình phong (Offshore Entities), 185 địa chỉ được tìm thấy trong hồ sơ (Listed Addresses), 189 cá nhân hoặc công ty quản lý công ty bình phong/nhà trung gian giúp khách hàng lập công ty bình phong (Officiers & Master Clients), trong đó khoảng 100 người mang tên Việt Nam, số còn lại là người nước ngoài.
Bạn đọc cũng thể truy cập đường link này https://offshoreleaks.icij.org/search?country=VM&q=&ppl=on&ent=on&adr=on để thấy danh sách dữ liệu của Việt Nam.

Theo Bích Diệp (Dân Trí)
Phần nhận xét hiển thị trên trang