Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Thái Bình: Xuất hiện cá ngao sứa chết trôi dạt vào bờ biển Cồn Vành


Thái Bình Plus
Hiện tượng cá, sứa, ngao chết bất thường kéo dài nhiều ngày qua đã lan rộng trên bãi biển Cồn Vành trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.

Ngày 5/5, tình trạng cá, sứa, ngao chết bất thường dạt vào bờ biển tiếp tục lan rộng trên bãi biển khiến người dân lo lắng.
 

Theo một số ngư dân, họ chưa từng thấy cá chết đồng loạt, trôi dạt vào bờ. Nhiều tàu cá đánh bắt gần bờ bắt gặp cá nổi trên biển nhưng không dám đánh bắt vì sợ cá bị nhiễm hoá chất lạ.
Theo phản ánh của người dân, số lượng cá, ngao, sứa chết dạt vào bờ ngày càng nhiều lên và cũng chưa hiểu được lý do cá, sứa, ngao chết do nguyên nhân nào.

Một số ngư dân biển nói nguyên nhân cá chết do ảnh hưởng từ miền trung ra. Từ tối qua (5-5) đến nay, đã xuất hiện tình trạng cá chết trôi dạt vào bờ ở bãi biển Cồn Vành

Đến sáng 6/4, ngư dân Tiền Hải (Thái Bình) đã phát hiện nhiều loại cá có giá trị như cá, ngao, sứa,… nổi trên biển, dạt vào bờ ngày càng nhiều hơn.
 

Theo ngư dân biển cho biết: “Một ngày, chúng tôi có thể vớt cá, ngao, sứa nhưng không thể bán được với số cá chúng tôi đã vớt. Cá, ngao, sứa chết bất thường đều là các loại cá có giá trị kinh tế cao nên chúng tôi rất lo lắng”. 
 
Ảnh được cung cấp bởi độc giả.

Hiện giờ vẫn chưa có cơ quan hay tổ chức đến để xem về tình trang cá, sứa, ngao chết hàng loạt.

Thái Bình plus vấn tiếp tục cập nhật nhưng thông tin này….
Hải Anh
Phần nhận xét hiển thị trên trang

VIẾT CHO NGƯỜI ĐỨNG TRÔNG CỬA BỂ

Thôi em hãy về đi
Buồn vui lúc này ích gì mà đứng trông cửa bể?
Trước mặt sau lưng nơi nào trên đất mẹ
Có nơi nào không "ngộ" đâu em?
Nhắc lại làm gì cho rát ruột thêm,
Dẫu biết tình yêu cần như hơi thở
Chút nghĩa thủy chung hong giữa thời khốn khó

Cao rộng như biển trời còn có đận chẳng bình yên
Thì nghĩa lý gì lời than thở của em,

của anh và của nhỏ nhoi nhóm bạn?
Sẽ chìm ngập đi giữa muôn trùng sóng lớn
Chộn rộn quanh ta bao giá trá mê tình..
Thôi ta về, 

lòng hẹn với biển xanh
Còn nhật nguyệt, 
còn lẽ đời nhân nghĩa
Cũng có thể nỗi buồn còn  rất lâu nơi đất mẹ
Bình minh năm nay sóng chưa đủ bạc đầu

Vẫn trọn trong lòng giữ chặt đáy biển sâu,
Tấm lòng và tình yêu của con dân đất Việt
Sẽ hết ngày buồn và biển không thể chết

Còn máu Lạc Hồng, còn niềm tin bất diệt
Em cứ về.. 

Buổi lên lớp ngày mai..
Có dáng quê hương, biển rộng sông dài
Tình yêu
quê hương không thể mất!
Dù ai nói sao 
đó vẫn là sự thật
Ngày khó khăn 

biển mặn nỗi đau này
Vẫn còn những tấm lòng 
khắc khoải chưa nguôi!

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Dự án trị thủy sông Hồng: Chủ đầu tư xin hàng loạt ưu đãi





Sạt lở bờ sông Hồng đoạn qua Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Phạm Thanh.



Theo tài liệu Tiền Phong có được, để thực hiện dự án cải tạo sông Hồng nhằm kết nối giao thương với Trung Quốc, đơn vị nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho hưởng một số ưu đãi đặc thù.
‘Siêu dự án thủy điện’: Xin đừng băm nát sông Hồng!
Người trình siêu dự án thủy lộ sông Hồng lên Chính phủ nói gì?
Siêu dự án thủy lộ sông Hồng kết nối với Trung Quốc
Làm đập thủy điện đụng đến sông Hồng sẽ mất vựa lúa


Xin miễn thuế, mua điện giá đặc thù
Dự án chi 1,1 tỷ USD (tương đương 24.510 tỷ đồng) nhằm cải tạo luồng lạch và làm thủy điện trên dòng sông Hồng của Cty TNHH Xuân Thiện (Ninh Bình) đã được báo cáo Bộ GTVT từ đầu năm 2015.

Lãnh đạo Bộ GTVT đã có ít nhất 2 cuộc họp với đơn vị đề xuất dự án, đơn vị tư vấn và các cơ quan chuyên môn của bộ về dự án này.

Dự án có tên đầy đủ là Dự án giao thông thủy xuyên Á, kết hợp thủy điện trên sông Hồng theo hình thức BOO (Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh). Thời gian hoàn vốn dự kiến khoảng 25 năm (cả thời gian xây dựng), thông qua bán điện, thu phí tàu thuyền.

Ở giai đoạn đầu nghiên cứu dự án, Cty Xuân Thiện đề xuất tổng mức đầu tư hơn 15.700 tỷ đồng, sử dụng 85% vốn vay ưu đãi của Chính phủ.

Dự án khi đó gồm 4 tiểu dự án, dự kiến đầu tư trong 6 năm, và chỉ thực hiện với đoạn sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) tới Lào Cai.

Tuy nhiên, sau đó dự an được mở rộng ôm trọn toàn bộ sông Hồng, và tổng mức đầu tư tăng lên 1,1 tỷ USD, chia thành 2 giai đoạn từ nay tới năm 2022.

Để dự án thành công, Cty Xuân Thiện xin Chính phủ cho hưởng hàng loạt ưu đãi, chính sách đặc thù. Cụ thể, cho phép được tổ chức nạo vét luồng tàu kết hợp tận thu sản phẩm.

Cho áp dụng giá bán điện đặc thù với các nhà máy phát điện trong dự án, có lộ trình tăng giá bán điện để hỗ trợ bù giá thu phí vận tải thủy, chi phí quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình.

Theo đó, mức giá bán điện 5 năm đầu là 1.900 đồng/kWh; 5 năm tiếp theo là 2.380 đồng/kWh; các năm tiếp theo tối thiểu là 2.970 đến 3.560 đồng/kWh và theo quy định của ngành điện.

Đồng thời, đơn vị đề xuất dự án cũng đề nghị được miễn 4 loại thuế gồm: Thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên nước, thuế dịch vụ môi trường rừng, thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm hoàn vốn.

Ngoài ra, việc thu phí với phương tiện được thay đổi 3 năm/lần. Mức phí tàu thuyền dự kiến từ 10 - 15 nghìn đồng/tấn đoạn Việt Trì - Yên Bái, và 40 - 45 nghìn đồng/tấn đoạn Yên Bái - Lào Cai.

Theo tính toán của đơn vị đề xuất, các lợi ích của dự án ước tính khoảng 2.700 tỷ đồng/năm, gồm:

Tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa đường bộ (khoảng 600-750 tỷ đồng/năm); góp phần tăng GDP các tỉnh trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của dự án (khoảng 5% GDP, tương đương 2.100 tỷ đồng/năm).

Thông thương Trung Quốc

Theo kế hoạch đề xuất của Cty Xuân Thiện, Dự án giao thông thủy xuyên Á trên sông Hồng sẽ xây dựng tối thiểu 3 và tối đa 6 công trình thủy điện dọc theo chiều dài đoạn sông Yên Bái - Lào Cai.

Các nhà máy phát điện có tổng công suất khoảng 228 MW (tương đương 912 triệu kWh/năm). Đồng thời, dự án sẽ tạo ra tuyến vận tải đường thủy thông suốt quanh năm từ Hải Phòng, Nam Định tới Lào Cai (và thông thương với Trung Quốc).

Nhà đầu tư đề xuất xây dựng 7 cảng dọc tuyến theo quy hoạch của ngành đường thủy nội địa.

Trong đó có 5 cảng hàng hóa, gồm: Apatít, Quý Xa (Lào Cai), Văn Phú (Yên Bái), Ngọc Tháp, Cổ Tiết (Phú Thọ); 2 cảng cạn gồm cảng phía Bắc Hà Nội và cảng Phố Mới (Lào Cai).

Tuyến đường thủy sông Hồng sau cải tạo sẽ đảm bảo cho tàu 400 tấn và sà lan 600 tấn hoạt động.

Cty Xuân Thiện kỳ vọng, dự án sẽ góp phần đẩy mạnh công nghiệp khoáng sản, hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dựng vốn là thế mạnh của các địa phương dọc tuyến.

Đồng thời phát triển dân sinh, kinh tế, du lịch, thủy lợi, thủy sản vùng trung du miền núi phía Bắc; khai thác tổng hợp chống cạn kiệt nguồn nước; kết hợp bảo vệ chống xói lở đường bộ, đường sắt ven sông.

Trong đó, mục tiêu số 1 là phát triển và thay đổi bộ mặt giao thông sông Hồng.


Về dự án cải tạo sông Hồng của Cty Xuân Thiện, Bộ Tài chính cho rằng: Theo quy hoạch ngành điện tới năm 2030, nguồn thủy điện giảm dần, các nguồn nhiệt và điện tái tạo tăng lên.

Vì vậy, giá bán từ nguồn thủy điện sẽ cạnh tranh gay gắt hơn, nhà đầu tư có thể đứng trước rủi ro không bán được điện do không cạnh tranh được về giá. Điều này sẽ thành rủi ro tài chính lớn của dự án.

Ngoài ra, công trình thủy điện có yêu cầu kỹ thuật, an toàn nghiêm ngặt, nên theo Bộ Tài chính, việc kết hợp công trình thủy điện với các cảng giao thương cần đánh giá tác động qua lại, phương án giải quyết khi xảy ra sự cố.

Về những đề xuất ưu đãi thuế với dự án, theo Bộ Tài chính cũng chưa phù hợp với quy định hiện hành.
Tin khó tin: Vụ Formosa “rất nghiêm trọng”, 3.200 tỷ đồng chờ mối ăn và những “ông con” bất hiếu
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cá chết không vô ích. 1000 lần không vô ích!


TS. Trần Bắc Hải
SOHA - Kể cả không tìm ra được nguyên nhân, thì chả lẽ cá chết là vô ích? Không! Một ngàn lần không.

Những con cá chết đã làm nhiều ngàn ngư dân Miền Trung khốn đốn. Ngành du lịch của các tỉnh ven biển Miền Trung lao đao một thời gian vì cá chết. Nhiều quan chức bị thử thách trong vụ cá chết. Cá chết làm cư dân thành thị hoang mang.

Cá chết chưa tìm được nguyên nhân, vạ lây cho hơn 24.000 tiến sỹ Việt Nam: Họ bị một số người mắng chửi, cho dù trong số 24.000 tiến sĩ ấy, chỉ có số rất ít được đào tạo về môi trường, về phân tích độc học, chưa kể họ có được tham gia giải mã hay không nữa.

Mặc dù có vị tiến sỹ Việt Nam tuyên bố bài toán quá dễ, rằng nếu ông được phép thì chỉ một ngày là giải được.

Một giáo sư y khoa khác sau khi so sánh cá chết với người chết và tai họa môi trường với dịch tễ học con người, cũng bảo rằng đây không phải là bài toán khó.

Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.

Vì con người luôn luôn coi trọng tính mạng mình hơn con cá, nên nếu kiến thức và kỹ thuật pháp y đã tích lũy được để truy tìm nguyên nhân cái chết của con người là 1.000 thì với cá không chắc đã được 1-2.

Vả lại con người thì sống trên bờ, còn cá thì ở dưới nước. Con cá thở bằng mang, nghĩa là máu của nó tuần hoàn liên tục qua hệ thống mao mạch ở mang cá tiếp xúc trực tiếp với nước.

Ngay khi con cá hấp hối, chất độc trong máu của nó đã có thể qua đó mà hòa tan mau vào nước và khi đã hòa vào đại dương mênh mông rồi thì việc tìm ra chất độc có thể như đáy bể mò kim.

Bởi vậy, trong trường hợp xấu nhất, cái chết oan ức của hàng triệu con cá cũng có thể sẽ không bao giờ được tìm ra thủ phạm.

Chính phủ đã rất thông minh khi mời chuyên gia nước ngoài vào, vì tôi tin chắc, nếu cơ quan nghiên cứu của Chính phủ mà không tìm ra nguyên nhân, thì người dân sẽ nghi ngại.

Nhưng nếu là chuyên gia nước ngoài công bố, thì lại khác.

Tất nhiên, trong một đời sống có quá nhiều thứ phải đặt lên “bàn cân lòng tin”, thì tâm lý hoài nghi của người dân có cái lý của nó.
Kể cả không tìm ra được nguyên nhân, thì chả lẽ cá chết là vô ích?

Không! Một ngàn lần không.

Cá chết đã làm cho cả xã hội Việt Nam rung chuyển, rất nhiều người thường thờ ơ với thời cuộc nay cũng phải thấy rằng bài toán môi trường đang ảnh hưởng trực tiếp đến họ, đến gia đình họ, chưa nói là đến các thế hệ con cháu của họ.

Mặc dù chưa một nhà máy nào bị chính thức kết tội, nhưng kiến thức của người dân về khả năng gây độc hại, tàn phá môi trường của những dự án công nghiệp như luyện thép thì lại đang được lan truyền.

Và từ cá chết, người Việt Nam sẽ thấy rõ họ có quyền chọn cả cá và sắt thép, chứ không chỉ là sắt thép như một số quan điểm nào đó.

Với Formosa, ít nhất thì họ cũng được một bài học.

Sau khi bị phát hiện thải 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân trên bờ biển Campuchia, Formosa bị buộc phải nhận lại số rác đó cùng với số đất vùng bãi rác bị nhiễm thủy ngân.

Họ đã tìm cách “mua” được một bãi rác ở bên Mỹ và rác từ Campuchia đã lên tàu định đi Mỹ thật. Nhưng chính là người dân Mỹ - cụ thể là các tổ chức bảo vệ môi trường, đã phát hiện ra, vậy là chuyến đổ bộ vào Mỹ thất bại.

Họ đành phải chở về bãi rác Đài Loan. Nhưng người dân Đài Loan cũng phát hiện ra và ngăn chặn. Cuối cùng, số rác này Formosa đành phải đem về cất ngay trong khuôn viên công ty của họ.

Do hồ sơ đen về môi trường tích lũy được trong hơn một nửa thế kỷ cùng với một tài sản khổng lồ, Formosa đi tới đâu trên thế giới cũng bị cảnh giác, đề phòng.

Khi đến Việt Nam, Formosa đã được trải thảm đỏ đón chào trong cơn khát đầu tư nước ngoài.

Nhưng bây giờ, sau vụ cá chết, họ hiểu rằng đằng sau chiếc thảm đỏ này là hàng chục triệu người dân Việt Nam mà họ có trách nhiệm về việc đảm bảo môi trường.

Họ phải vận hành nhà máy với những tiêu chuẩn khắt khe nhất để có thép nhưng vẫn phải còn tôm cá cho người Việt.

Nước thải độc hại là vấn nạn từ bản chất của công nghệ luyện thép bằng than coke. Các nước công nghiệp như Nhật Bản đang áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn thay cho lò than coke để giảm thải ô nhiễm.

Nhưng cũng như việc xử lý nước ô nhiễm trước khi xả ra môi trường, công nghệ thay thế lò coke cũng rất tốn kém.

Các thế hệ đi trước đã biết: Nếu lợi nhuận lớn, phải tự treo cổ mình lên, nhà tư bản cũng làm. Tôi xin bổ sung: Nhà tư bản luôn sẵn sàng treo cả những khách hàng ngu ngốc lên giá treo cổ.

Vụ cá chết, sẽ góp phần làm cho các nhà tư bản hiểu rằng người Việt Nam không bao giờ chịu làm những khách hàng ngu ngốc.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những phút giây sinh tử của 34 ngư dân bị tàu lạ đâm chìm trên biển Hoàng Sa


Hoàng Tuấn
6-5-2016
Thuyền trưởng Phạm Phú Thành (ở giữa) trong vòng tay người thân khi trở về đất liền. Ảnh: Hoàng Tuấn
Thuyền trưởng Phạm Phú Thành (ở giữa) trong vòng tay người thân khi trở về đất liền. Ảnh: Hoàng Tuấn
Sau cú đâm mạnh của tàu lạ, tàu cá của ngư dân Quảng Nam cùng nhiều tấn hải sản chìm xuống biển. 34 ngư dân chới với giữa biển trong đêm lạnh.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã đưa tin, tàu cá QNa 95959 TS do ông Phạm Phú Thành (SN 1966, trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 33 ngư dân bị tàu không rõ số hiệu đâm chìm hồi 23h00 ngày 03/5/2016 tại vùng biển có tọa độ 19000N – 114000 E (phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 370 hải lý).
Chiều ngày 5/5, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Danang MRCC) đã đưa 34 ngư dân về tới đất liền an toàn.
Ánh mắt rớm lệ, thuyền trưởng Phạm Phú Thành kể lại: Vào lúc 23 giờ ngày 3/5, khi đang đánh bắt trên biển khu vực biển Hoàng Sa thì bị một tàu lạ đâm va rồi bỏ chạy.
“Trong lúc tàu chìm tôi phát tín hiệu cấp cứu. Khoảng 4-5 giờ sáng hôm sau được tàu QNa-94998TS của anh Phạm Phú Trung (cùng trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đã cứu được 34 thuyền viên. Sau đó, tàu SAR 412 trực tiếp ra đưa ngư dân lên tàu chăm sóc sức khỏe, đưa ngư dân chúng tôi về bờ an toàn.
Tàu của tôi đã chìm hẳn, không lấy được thứ tài sản nào. Chuyến đi biển đã kiếm được hơn 30 tấn mực và tài sản con tàu tổng trị giá hơn 8 tỷ đồng chìm xuống biển”, thuyền trưởng Thành nói.
H1Tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II đưa 34 ngư dân về tới Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Tuấn
Được người thân dìu lên bờ, nhưng vẻ mệt mỏi và thất thần của ngư dân Nguyễn Tấn Tám (SN 1967, trú xã Bình Minh, Thăng Bình) vẫn chưa hết. Có lẽ chưa bao giờ ngư dân Tám đi một chuyến biển kinh hoàng như thế.
“Lúc đó, 31 anh em đi thuyền thúng ra xa tàu để câu mực. Tầm 23 giờ thì nghe tài công trên tàu báo qua bộ đàm là tàu đã bị đâm chìm.
Vì đang trong đêm tối, nên không ai nhìn rõ số hiệu cũng như tàu lạ đã đâm vào tàu cá của chúng tôi. Khi nghe kêu cứu, 31 ngư dân chúng tôi chèo thuyền thúng quay về tàu.
Khoảng 5h sáng hôm sau chúng tôi mới chèo thuyền thúng về tới vị trí neo tàu. Tất cả tài sản cùng con tàu đã bị chìm xuống biển. Chúng tôi bơ vơ, chới với giữa biển mà không biết làm sao.
May mắn được tàu cá cùng quê Quảng Nam đánh cá gần đó phát hiện và cứu giúp. Nếu không thì tất cả anh em chúng tôi không biết có chuyện gì sẽ xảy ra…”, ngư dân Tám kể, nước mắt chảy dài.
H1Ngư dân Nguyễn Tấn Tám bàng hoàng kể lại giây phút tàu bị đâm chìm. Ảnh: Hoàng Tuấn
Là người ở lại trên tàu cá cùng với cha, em Phạm Phú Nhuận (SN 1996, con trai thuyền trưởng Thành) chưa hết kinh hãi, kể lại em và anh Trung (trú cùng quê) mới đi biển lần đầu, phụ trách công việc hậu cần.
Thời điểm trên, cả 2 đang thiu thiu ngủ thì nghe tiếng va đập mạnh. Cả Trung và Nhuận bị văng người lên cao, đập đầu vào thành tàu bất tỉnh, không còn hay biết gì. Đến khi tỉnh lại, Nhuận thấy ba mình vừa ôm em, vừa kéo Trung đu trên nóc thuyền.
Được một lúc, tàu chìm hẳn, ông Thành mới yêu cầu cả 3 bu vào can nước. Do những ngư dân còn lại tham gia đánh bắt ở xa nên phải nhiều tiếng sau mới về đến thuyền, ứng cứu.
Trong đêm tối, mấy chục ngư dân chỉ biết bám quanh chiếc thuyền thúng chờ đợi phép nhiệm màu.
Ngư dân lâm vào cảnh khốn khó
Có mặt tại cầu cảng đón người thân trở về sau chuyến đi biển kinh hoàng, gia đình các ngư dân ai cũng mừng rơi nước mắt. Dù họ biết con tàu cùng tài sản đã chìm giữa biển khơi nhưng “người còn thì của còn”.
H1Người thân của các ngư dân khóc cạn nước mắt tại cầu cảng. Ảnh: Hoàng Tuấn
Bà Bùi Thị Luận (51 tuổi, vợ của thuyền trưởng Thành) nghẹn ngào cho biết: Cuối năm 2011, vợ chồng bà vay mượn, tích cóp mua lại con tàu này trị giá khoảng 3,5 tỷ đồng. Đi biển nhiều năm, nợ vẫn chưa trả hết. Giờ tổng tài sản, trị giá con tàu hơn 8 tỷ đồng đã chìm xuống biển.
“Cuộc sống của gia đình và các ngư dân khác phụ thuộc vào con tàu, giờ nó đã bị đâm chìm, mất hết tài sản. Chúng tôi không biết làm sao đây…”, bà Luận vừa khóc, vừa nói.
Cùng đi đón con trai, cụ bà Nguyễn Thị Tấm (70 tuổi, trú Thăng Bình, Quảng Nam) khóc đến kiệt sức. Con trai cụ Tấm, anh Nguyễn Văn Thành (30 tuổi) bị nạn trong chuyến đi biển lần này.
H1Bà Bùi Thị Luận (vợ của thuyền trưởng Thành) nghẹn ngào khi đón chồng và con trai, các anh em trên tàu trở về. Ảnh: Hoàng Tuấn
Vợ anh Thành đang mang bầu, lại chăm 2 con nhỏ nên không thể ra đón anh. Chồng bà Tấm lại già yếu, bà đành mặc kệ sức khỏe để cốt nhìn mặt đứa con sau hơn 2 tháng đi biển.
Cụ Tấm tâm sự, gia đình bà thuộc hộ nghèo, chồng đau ốm thường xuyên, các con phải đi làm thợ đụng để trang trải cuôc sống. 3 năm nay, 2 người con trai bà theo các tàu câu mực khơi xa, riêng anh Thành đi cùng với tàu của ông Phạm Phú Thành.
Mỗi chuyến đi thường 80 ngày, sau khi trừ chi phí, anh Thành được chủ tàu trả 10 triệu đồng. Số tiền trở thành nguồn sống của cả gia đình với 5 miệng ăn.
Tương tự hoàn cảnh bà Tấm, chị Nguyễn Thị Hoa (34 tuổi) có chồng là anh Nguyễn Trần Anh (36 tuổi) tham gia đánh bắt trên tàu của ông Thành. Chị Hoa chua chát:
“Có chồng đi biển hồn treo cột buồm mà. Hơn 2 tháng mong ngóng thấp thỏm, giờ lại nhận tin tàu bị đâm chìm. Giờ cuộc sống khó khăn không biết làm sao…”, chị Hoa tâm sự.
H1Dù may mắn được cứu sống trở về, nhưng thời gian tới gia đình các ngư dân đối mặt với khốn khó vì con tàu và tài sản đã chìm giữa biển. Ảnh: Hoàng Tuấn
Để động viên, chia sẻ với gia đình các ngư dân, UBND huyện Thăng Bình trao mỗi ngư dân bị nạn 1 triệu đồng, UBND tỉnh Quảng Nam cũng trao 1 triệu đồng cho mỗi ngư dân.
Công an tỉnh Quảng Nam và Bộ đội Biên phòng Quảng Nam mỗi đơn vị trao 17 triệu đồng cho các ngư dân.
Nghẹn lòng, xúc động tại cầu cảng, thuyền trưởng Phạm Phú Thành nói: “Chúng tôi sẽ tiếp tục vươn khơi, bám biển dù bất cứ điều gì xảy ra. Bởi đó là biển của cha ông.
Tôi mong các cấp chính quyền quan tâm để chúng tôi được đóng lại tàu mới, tiếp tục vươn khơi bám biển, hoạt động trên ngư trường truyền thống và chủ quyền của tổ quốc”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thói háo danh và sự suy đồi của con người


PHẠM QUANG LONG
Người xưa đã tổng kết: "mua danh ba vạn, bán danh ba đồng" để nói về việc công phu như thế nào để xây dựng được một uy tín, để được người đời thừa nhận. Đủ biết, phải cẩn trọng lắm, giữ gìn lắm mới có thể tạo dựng được một chỗ đứng ở đời.
Thế mà ngày nay không chỉ có những kẻ " không ra gì" đã vứt bỏ liêm sỉ, chỉ chăm chăm vào những thứ có lợi cho mình mà cả những "đấng bậc" mũ cao áo dài cũng cởi bỏ mũ áo, quên cả thân phận mình, làm những việc chả ra làm sao cả khiến cho người đời chê cười.
Đã từng có những vị đã được xếp vào loại " thày thiên hạ" mà lại giở trò tháu cáy, ăn gian nói dối, thậm chí còn " mượn" danh, thuổng cả chữ nghĩa của người khác đến mức kiện tụng nhau ra toà. Thảm hại lắm thay.
Có vị danh trùm thiên hạ rồi mà cũng chỉ vì mấy thứ lợi vặt vãnh đã bán cả danh, làm những việc sai trái, thậm chí vớ vẩn, người thường cũng chả làm. Nhục nhã lắm thay.
Xã hội trọng danh, không trọng thực sẽ đẻ ra chuyện mua bán, cho tặng, ban phát các danh hiệu. Tôi đã thấy có ông ghi vào danh thiếp của mình đến hai mươi mấy danh hiệu để chứng tỏ mình là VIP. Những danh ấy có thực nhưng ông chẳng làm cái gì ra hồn cả. Vậy mà ông vẫn tự sướng với cái danh hão của mình. Ông vẫn còn sướng được vì có người vẫn chịu khó ban cho ông và vẫn có người mê những cái hão như ông.
Có thể cười nhưng cũng cay đắng lắm.

Mấy năm trước từng có chuyện người ta muốn gói một cai bánh chưng lớn nhất để dâng lên vua Hùng. Chuyện phiền lòng nhất là đến khi bóc bánh ra mới thấy có kẻ đã độn xốp vào bánh. Lừa dối cả tổ tiên để kiếm danh thì khốn nạn thật.
Năm 2010, trong nhiều hoạt động thật có, mượn màu có đã xuất hiện một" kỷ lục" đáng xấu hổ. Một ông có cái bằng TS đứng ra xin lập một cái viện nghiên cứu tư nhân rồi tự phong là GS VS, viết và in thơ, thuê dịch ra tiếng Anh gửi đi xin giải Nobel văn chương, tổ chức Hội thảo tùm lum. Thế mà cũng có người đứng ra quảng cáo cho. Hai hôm trước còn tổ chức trao tặng cho Trung tâm Di sản của của Thủ đô cái thứ hổ lốn này. Thiết nghĩ, cái gì xứng đáng mới được đưa vào nơi lưu giữ di sản của dân tộc chứ đừng vì cái gì mà biến cái nơi hội tụ tinh hoa dân tộc thành cái kho chứa những thứ tầm tầm, thậm chí cả những thứ chả ra gì cả. Con cháu sẽ lên án đấy,
Đạo đức xã hội đang xuống cấp nhưng cái làm cho người ta rầu nhất sự thay đổi giá trị, phải trái nhập nhèm, chân giả đảo điên, xấu tốt lẫn lộn. Đạo lý, lẽ phải thông thường chả còn được các đấng bậc vốn được coi như
lương tâm, chuẩn mực xã hội coi trọng. Nhiều người cũng xu thời, té nước theo mưa, mưu cầu lợi ích cho riêng mình, mặc kệ dân tình loay hoay lo lấy. Nhiều người khác biết thế nhưng cầu an, đóng cửa làm ngơ theo kiểu " đời đục, riêng ta trong". Xót xa thay.
Bao giờ và làm sao hết những cảnh này? Dân khí nước nhà sao buồn quá vậy!
Phạm Quang Long
(theo Facebook Phạm Quang Long, https://www.facebook.com/long.phamquang.35?fref=nf
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những độc hại của Tam quốc diễn nghĩa

20071121174939919
Pham Tú Châu
Ai cũng biết thời Tam quốc, thiên hạ chia ba, nước nào cũng muốn độc chiếm ngôi chúa tể và nước nào cũng có đúng sai, đó là “bản tính của lịch sử”, nhưng đến Tam quốc diễn nghĩa (TQDN) thì biến thành “tôn Lưu, biếm Tào”. Mấu chốt là vì sao bộ truyện lại có khuynh hướng ấy?
Ý kiến chung cho rằng do “chịu ảnh hưởng của tư tưởng chính thống”, song nếu chỉ tranh giành “chính thống” thì vị tất cứ phải “tôn Lưu, biếm Tào”. Trần Thọ viết Tam quốc chí, cho Tào Ngụy là chính thống song không hạ thấp Lưu Bị. Cũng như vậy, Tôn Quyền không phải chính thống, La Quán Trung cũng không gọi ông ta là “giặc Tôn”. Quan trọng hơn nữa, chính thống hay không, chẳng liên quan gì đến bạn đọc thông thường; dân càng không quan tâm ai làm vua, chỉ quan tâm vua có tốt hay không. Vua tốt thì nhân từ và sáng suốt. Vua nhân từ thì dân dễ sống, vua sáng suốt thì quan dễ làm, tóm lại là quan thanh liêm chính trực, dân an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình. Nếu vua, quan không nhờ vả được, dân phải trông cậy vào hiệp khách “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”. Thế là hình thành ba giấc mộng trong xã hội truyền thống: Mộ̣ng vua thánh, mộng quan thanh liêm và mộng hiệp khách.
Ba giấc mộng này đã được La Quán Trung thực hiện giùm: trong truyện, Lưu bị là vua thánh, Gia Cát Lượng là quan thanh liêm, hiệp khách là Quan Vũ, Trương Phi, bởi thế, sử (Tam quốc chí. Tiên chúa truyện) chép người đả Đốc Bưu là Lưu Bị được đổi thành Trương Phi, nhân đó Lưu Bị cuống lên quát Trương Phi ngừng tay. Sửa đổi này nhất cử lưỡng đắc: chứng tỏ Lưu Bị nhân từ, Trương Phi nghĩa hiệp. Khéo hơn nữa là truyện còn có điển hình phản diện Tào Tháo. Tào Tháo giết người nên là bạo chúa, Tào Tháo soán ngôi nhà Hán nên là gian thần, Tào Tháo nói: “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”, đương nhiên là tiểu nhân! Tốt rồi, một bên là vua thánh, quan thanh liêm, hiệp khách, một bên là bạo chúa, gian thần, tiểu nhân, vậy còn gì phải nói nữa, tất nhiên là tôn Lưu, biếm Tào thôi. Có được “định tính đạo đức” như vậy, thủ thuật “biến tính” mà TQDN thực hiện mới thuận lý thuận tình, mọi người hể hả.
Mấu chốt vấn đề là ở đấy: cuộc tranh giành quyền lực giữa Tào và Lưu biến thành cuộc đua tranh giữa hai đường lối, đua tranh về đạo đức, đua tranh về giá trị hạt nhân. Đằng sau chiêu bài “chính thống” là “lá cờ đạo đức” giương cao. Bởi thế, hồi 1 không phải Đổng Trác vào Kinh mà là “kết nghĩa vườn đào”. Tác giả đã cân nhắc rất kỹ vì có “kết nghĩa vườn đào” mới thể hiện được chủ đề trung nghĩa. Tuy nhiên đó cũng chính là chỗ thất bại của truyện.
Trung nghĩa: Quan Vũ
quan cong
Quan Vũ là nhân vật Tam quốc được đời sau tôn sùng nhất, đời Nguyên đã thành thần, sau đó thành thánh (Quan thánh đế), được người hâm mộnhiều hơn cả Gia Cát Lượng. Hiển nhiên không phải vì võ nghệ cao cường, so ra Quan Vũ không giỏi võ bằng Lã Bố. Trong truyện, Quan Vũ được xây dựng thành nhân vật “trung nghĩa song toàn”. Một mình một ngựa vượt ngàn dặm là trung, tha Tào Tháo ở Hoa Dung đạo là nghĩa. Quan Vũ là điển hình trung nghĩa, là lá cờ trung nghĩa, là mẫu mực trung nghĩa.
Thật ra, Quan Vũ cũng có lấn cấn, đó là bị bắt rồi đầu hàng. Ở thời Tam quốc, chuyện đó cũng bình thường, nhưng sang đời Tống, quan niệm có thay đổi : “Chết đói là chuyện nhỏ, thất tiết là việc lớn”. Thế là TQDN mượn Trương Liêu cứu nguy bằng biện pháp lấy trung nghĩa đối kháng với trung nghĩa. Hồi 24, khi Quan Vũ toan tử chiến ở Hạ Phì, Trương Liêu phân tích, nếu chết, Quan Vũ sẽ mắc ba tội: phụlời sống thác có nhau với Lưu Bị, phụ lời phó thác bảo vệ hai phu nhân của Lưu Bị, phụ nghĩa lớn là khuông phò nhà Hán. Bị chụp ba cái mũ ấy, Quan Vũ toan chết vì trung nghĩa lại hóa ra “bất trung bất nghĩa”. Thế là Quan Vũ quyết định “cứu nước theo đường cong”, đầu hàng có điều kiện dưới tiền đề “hàng Hán không hàng Tào”, sau đó trở về với Lưu Bị khi đã lập công giết giặc. Tào Tháo thì sao? Ông ta chẳng những không ngăn cản mà còn đích thân tiễn đưa, tặng lộ phí, tặng chiến bào, thông báo các quan ải không được ngăn cản Quan Vũ. Lý do? Đó là “kính nể lòng trung nghĩa của Quan tướng quân”.
Tào Tháo đối xử như thế có thể thật lòng mến Quan Vũ, cũng có thể vì muốn để lại một món nợ tình cảm, nhưng kết quả đối với Quan Vũ đều như nhau: “Tận trung với Bị, thất nghĩa với Tào”. Bản thân Quan Vũ cũng chịu sức ép về tư tưởng, lo ngại qua năm cửa ải chém sáu tướng sẽ bị Tào Tháo cho là “bất trung, bất nghĩa”. Trung nghĩa phải được báo đáp bằng trung nghĩa, vì thế mới có vụ “Hoa Dung đạo”. La Quán Trung cũng tự biết có lấn cấn nên sắp xếp cho Gia Cát Lượng xí xóa bằng “Lượng đêm xem tượng Càn, thấy giặc Tháo chưa đến lúc chết”.
Chủ đề trung nghĩa của TQDN đã sớm đổi màu, “hàng Hán không hàng Tào” là chuyện nực cười, nhưng hầu như chẳng có ai muốn mổ xẻ, trái lại chỉ tìm cách giải thích cho xuôi. Trước hết khẳng định, nếu đầu hàng có điều kiện vẫn là “trung”; sau khi đầu hàng lại trở về thì càng quí, là “đại trung”; thứđến khẳng định, nếu đối phương tiếp nhận điều kiện thì là “nghĩa”; nếu giữ lời hứa thì càng quí, là “đại nghĩa” và như vậy cần báo đáp.
Thế là Tào Tháo luôn bị mắng nhiếc là “tiểu nhân bất nghĩa” thì ở hồi này xử sự đạt mức “nghĩa trùm trời xanh” nên xứng đáng được Quan Vũ tha cho ở đường Hoa Dung.
“Cứu nước theo đường cong”, đầu hàng có điều kiện mà vẫn là trung nghĩa, thế là người ta có cửa sau để ra, có đường lùi để thoát. Nhưng không có trung nghĩa thìTQDN không có linh hồn, còn lại chỉ là mưu mẹo quyền biến.
Mưu mẹo quyền biến: Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng trong sử là một nhân vật chính phái. Ông hết lòng vì thiên hạ, lo nước lo dân, cúc cung tận tụy, lòng trung ngời ngời, chính trực liêm khiết, giữ mình vì việc công, khiêm tốn thận trọng, lấy thân làm mẫu, thực sự cầu thị, tuân thủ luật pháp. Một người như thế quả thật đáng để chúng ta kính trọng. Nhưng trong TQDN, những phẩm chất như thế lại đi đôi với quyền mưu (mưu mẹo ứng biến). Trong sử (Tam quốc chí. Gia Cát Lượng truyện), Gia Cát Lượng cả đời giữ mình cẩn thận, “mưu mẹo ứng biến không phải là sở trường của ông”, cho nên Lưu Bị đánh trận không mang theo ông. Khi đánh Hán Trung, mang theo Pháp Chính, đánh Ích Châu mang theo Bàng Thống. Bàng Thống là người khá vô sỉ, Lưu Chương nghĩ tình anh em, mời Lưu Bị vào Ích Châu giúp mình chống Tào, Bàng Thống đã khuyên Lưu Bị chiếm luôn lấy Ích Châu. Lưu Bị lưỡng lự thì Bàng Thống nói: “Khi nào thành công sẽ phong cho Lưu Chương một nước to khác thì có việc gì mà chẳng tín nghĩa?” (Hồi 60).
La Quán Trung còn gán nhiều sự việc khác cho Bàng Thống (như hiến kế liên hoàn) và còn theo mẫu Bàng Thống “chỉnh dung” cho Gia Cát Lượng. Thí dụ điển hình nhất là “tam khí Chu Du”. Đương nhiên đây là việc không có và không thể có trong sử. Nhưng không hề gì, có thể hư cấu. Vấn đề là bịa thì cũng phải bịa cho hay. Có hay không? Nếu nói hấp dẫn thì quả thật rất hay, nhưng nếu nói về phẩm cách thì quả thật chẳng hay. Đúng như học giả Hồ Thích từng nhận xét, trong TQDN, “Chu Du phong lưu nho nhã bị viết thành kẻ tiểu nhân đố kỵ, nham hiểm”, còn Gia Cát Lượng bị viết thành “kẻ tiểu nhân xảo quyệt, gian trá” (Tựa Tam quốc chí diễn nghĩa). Về Chu Du, thôi thì cho qua, nhưng về Gia Cát Lượng thì thành vấn đề lớn, bởi TQDN giương cao lá cờ đạo đức. Là nhân vật nam số một, Gia Cát Lượng làm sao có thể là tiểu nhân được? Nếu Du, Lượng đều là tiểu nhân thì cuộc đấu giữa họ chẳng hóa ra “chó cắn chó, mõm đầy lông” hay sao?
Nhưng Gia Cát Lượng “tam khí Chu Du” có phải là tiểu nhân không ? Đúng là tiểu nhân, hơn nữa là tiểu nhân đắc chí. Hãy nghe ông ta sai quân lính hô câu gì? Hô “Chu lang mẹo giỏi yên thiên hạ, đã mất phu nhân lại thiệt quân”. Đấy không phải cuộc đọ trí mà là cố ý sỉ nhục người. Anh hùng chân chính đều thương tiếc người tài, tiêu diệt đối phương bằng âm mưu quỷ kế thì bản thân chẳng đáng gọi là anh hùng. Chỉ cần so sánh với việc Tào Tháo đối xử với Quan Vũ là đủ thấy cao thấp chênh nhau đến mức nào.
Đó không phải là Gia Cát Lượng được người đời sùng bái, chỉ có thể là “hàng nhái” do “hủ nho” tạo ra theo mẫu Bàng Thống. Cho nên khi “hàng nhái” rỏ nước mắt cá sấu thì Bàng Thống xuất hiện, cả hai cười ha hả, “dắt tay nhau lên thuyền nói chuyện”(Hồi 57).
Bại bút của TQDN là biến “thánh nhân” thành “tiểu nhân” do tác giả muốn “quyền mưu hóa” Gia Cát Lượng. Quyền mưu kết hợp với ngụy thiện thì hại người càng lắm, vậy mà Gia Cát Lượng trong TQDN đúng là nhân vật như thế.
Hãy xem Gia Cát Lượng trong “tam cố thảo lư”. Ba lần đến lều cỏ là chuyện có thật, song quá trình cụ thể ra sao, sử không chép. TQDN hư cấu việc này rất hấp dẫn, nhưng nếu ai tinh ý ắt thấy những cuộc “kỳ ngộ” của Lưu Bị ở Long Trung, từ nông dân biết hát, chú tiểu đồng đến ẩn sĩ và cha vợ đều do Gia Cát Lượng dưới bút tác giả sắp đặt, chẳng qua để biến thị trường bên mua thành thị trường bên bán, khiến Lưu Bị phải mua với giá cực cao. Hơn nữa, Gia Cát Lượng “thường tự ví mình với Quản Trọng, Nhạc Nghị”(*), từng chê bốn người bạn nếu có “làm quan, chỉ làm đến thứsử, quận thủ là cùng” (Hồi 37), vậy mà khi nghe Từ Thứnói đã tiến cử mình lại “ra vẻ giận, nói: Thế ra ngươi coi ta như là vật dùng để cúng tế, có phải không ?”(Hồi 36). Gia Cát Lượng chân chính lẽ nào lại giả dối như thế? Thật ra, giả dối không phải của một mình La Quán Trung mà là giả dối tập thể của cả lứa nhà nho thời trước. Họ muốn làm quan nhưng vẫn muốn lấy mẽ, mơ tưởng cao ngạo ngồi nhà để vua đến mời, mời đến ba lần; sau khi “xuống núi”, nói gì vua cũng nghe, ân sủng không ngớt, vinh gia hiển tổ. Đó là “giấc mộng kê vàng” của rất nhiều người.
Những chỗ quyền mưu đi đôi với ngụy thiện như thế có không ít trong TQDN, ví như Lưu Bị quăng A Đẩu, Lưu Bị đưa dân cả thành đi theo (Hồi 41) v.v…
Tóm lại, dù là một trong bốn kỳ thư nổi tiếng thế giới, TQDN để lại cho chúng ta một lá cờ đáng ngờ: trung nghĩa và hai viên thuốc có chất độc: ngụy thiện, quyền mưu. Những viên thuốc như thế, dù được bọc đường, chúng ta không thể uống mãi; lá cờ như thế, dù được thêu hoa văn rồng phượng, chúng ta cũng không thể tiếp tục giương cao.
PHẠM TÚ CHÂU
(Trích thuật từ bài Chứng bệnh về tư tưởng chủ đề của Tam quốc diễn nghĩa của Dịch Trung Thiên, GS khoa Văn trường Đại học Hạ Môn, nhà văn)
——————–
(*) Hai nhà chính trị và quân sự nổi tiếng đời xưa.
Phần nhận xét hiển thị trên trang