Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

Viết làm gì cho khổ?

Cái họa chữ nghĩa
GiadinhNet - Thầy Đặng Quang Liễn viết câu đối Tết và gặp họa chữ nghĩa. Câu đối Tết của thầy Liễn năm đó như sau: “Hoan Diễn hào hùng nghìn Tết trước. Hồng Lam ấm áp vạn xuân sau”.
Hoan là Châu Hoan ngày xưa, nay là Hà Tĩnh. Diễn là Châu Diễn ngày xưa, nay là Nghệ An. Hồng là núi Hồng Lĩnh, thuộc Hà Tĩnh. Lam là sông Lam thuộc Nghệ An. Khi câu đối của thầy Liễn ra đời, Hà Tĩnh và Nghệ An đang chung là một tỉnh gọi là Nghệ Tĩnh. Câu đối của thầy Liễn chỉ nhằm ca ngợi truyền thống quê hương. Nhưng người ta bắt bẻ rằng, trước thì hào hùng, sau mới ấm áp, còn hiện tại thì chẳng có gì, phải chăng tác giả muốn phủ định hiện tại? Tưởng chỉ người làng Nho Lâm cậy có chữ bắt bẻ nhau vậy thôi, không ngờ công an triệu tập thầy Liễn lên chất vấn và giữ lại cho hết giao thừa mới được về. Thầy Đặng Quang Liễn thoát họa là may nhờ có nhà thơ Trần Hữu Thung bênh vực. Khi cơ quan công an hỏi nhà thơ Trần Hữu Thung có nhận xét gì về câu đối của thầy Liễn thì ông Thung nói: “Câu đối hay và chỉnh quá. Hoan Diễn đối với Hồng Lam. Nghìn Tết trước đối với vạn năm sau. Hai vế đối rất chỉnh. Nếu bây giờ chẳng có gì thì vạn năm sau làm sao mà ấm áp được. Tấm lòng của tác giả thật trong sáng”. Thế là thầy Liễn được tha.
Năm 1986, tôi cũng dính họa chữ nghĩa. Lúc đó tôi viết bài Bút ký văn học Đêm trắng và gửi in trên báo Văn nghệ. Cảm hứng của tôi để viết bài ký đó là tiếng chày giã gạo: “Ịch ình, ịch… Tiếng chày gỗ nện vào cối đá, vang trong đêm không trăng sao, nghe đâu từ thuở hồng hoang vọng về. Đằng sau những tiếng ịch ình ấy, có bóng dáng một người đàn bà, kiên nhẫn đạp bàn chân trần vào cần cối, chúi người về phía trước, dồn hết trọng lực vào đầu cần bên này để buộc đầu cần bên kia phải nổi lên, rồi buông chân ra cho cái chày rơi vào lòng cối. Thuở bé, tôi đã từng ngồi đếm những tiếng chày của mẹ tôi. Thường thì cứ khoảng hai nghìn tiếng ịch ình như thế là trắng một cối gạo.
Và hôm nay, tôi đi dọc con đường lổn nhổn đá cứt sắt, đếm tiếng chày giã gạo đêm của làng”… Tôi bị bắt bẻ ngay từ đoạn mở đầu của bài bút ký. “Làng Nho Lâm xây dựng hợp tác xã nông nghiệp 30 năm rồi. Phong trào sản xuất đang lên mạnh.
Dân có ruộng dập dìu hợp tác
Lúa mượt đồng ấm áp làng quê
Chiêm mùa cờ đỏ ven đê
Sớm trưa tiếng trống đi về trong thôn.
Nhà thơ Tố Hữu đã viết như vậy. Sao Khánh Hoàng lại dám ví tiếng chày giã gạo của làng như từ thuở hồng hoang vọng về? Vài hôm lại thấy công an về hỏi mẹ tôi chuyện nọ, chuyện kia khiến mẹ tôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Mẹ viết thư bảo tôi: “Con viết cho hay là được, đừng chống đối ai cả”. Khi tôi về nhà, mẹ hỏi: “Bài văn Đêm trắng con được thưởng bao nhiêu”. “Bốn mươi nghìn đồng, mẹ ạ!”. Thế thì chẳng bằng mẹ nuôi lợn. Viết làm gì cho khổ”.
(Còn nữa)
Khánh Hoàng/Báo Gia đình & Xã hội
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Họp báo công bố nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền trung

Phần nhận xét hiển thị trên trang

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG TÔI


NGUYỄN QUANG LẬP
NGUYỄN QUANG LẬP
NGUYỄN QUANG LẬP
Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.
Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.
Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. Chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. Chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có thể sản xuất được cái bút tài tình thế kia.
Tối hôm đó thằng Minh bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy chúng tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, chúng tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các nhà du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.
Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo, người thường không thể có. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thất vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Minh tủm tỉm cười không nói gì, nó mở cassette, lần đầu tiên chúng tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!
Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.
Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. Xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.
Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.
Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, phục vụ khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.
Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.
Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.
Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá nhiều sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng nhiều sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nội chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.
Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hà Nội: HƠN 1000 NGƯỜI BIỂU TÌNH ĐỒNG HÀNH VỚI MIỀN TRUNG




Hà Nội: Người dân biểu tình ôn hòa 
bị hành hung

GNsP
01.05.2016 - 12:33pm

GNsP (01.05.2016) – Sáng nay, bà con tại Hà Nội đã xuống đường bày tỏ chính kiến liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường tại các tỉnh Miền Trung.
Lúc 9 giờ 00 khoảng một ngàn người cầm băng rôn với những nội dung, yêu cầu dừng nhà máy Phomosa để cứu biển, cứu cá; yêu cầu làm rõ thông tin về nguyên nhân cá chết…

Chúng tôi thấy trong đoàn có một số gương mặt quen thuộc, như tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, nghệ sĩ Kim Chi…

Đoàn diễu hành một vòng bờ hồ Hoàn Kiếm và mỗi lúc một đông người dân tham dự. Có lúc đoàn diễu hành lên tới vài ngàn người.

Đi một quãng, đoàn tuần hành đứng lại để hô khẩu hiệu. Tại khu vực gần Bút Tháp – Cầu Thê Húc, tiến sĩ Xuân Diện nói với đoàn diễu hành và những người đi đường rằng, ‘gần 30 ngày rồi, mà chính quyền không làm rõ được nguyên nhân dẫn đến thảm họa môi trường. Bao nhiêu tiến sĩ mà một việc đơn giản thế không thể làm nổi’.

Đoàn biểu tình ghé lại trước tượng Vua Lý Thái Tổ. Nơi đây đoàn biểu tình hát bài ‘dậy mà đi’ và hô khẩu hiệu ‘đóng cửa Formosa’.

Khi đoàn diễu hành từ nhà hát lớn tiến ra bờ hồ, đã có dây thừng chắn ngang đường và barie để không cho đoàn tiến ra các con phố khác. Tuy nhiên, mọi người đã vượt qua để tiến ra phía bờ hồ.

Ít nhất có hai lần xảy ra xô xát nhỏ, trong đoàn “có người cài” đánh người biểu tình rồi bỏ chạy, hay giựt băng rôn. Cảnh sát cơ động đã bảo vệ người dựt băng rôn và đánh người khi người này chạy vào nhà dân.

Lúc 10 giờ 30, đoàn biểu tình về lại nhà hát. Tại đây họ tiếp tục hát vang bài ‘dạy mà đi’ và hô các khẩu hiệu đả đảo công ty Formosa, bảo vệ biển, yêu cầu chính quyền làm rõ nguyên nhân ô nhiễm mô trường làm cá chết…







 Pv.GNsP tại Hà Nội.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BIỂU TÌNH VÀ TUẦN HÀNH ĐÒI MỘI TRƯỜNG SẠCH CHO VIỆT NAM TẠI SÀI GÒN


Sương Quỳnh 
tường trình từ Saigon 15h15 ngày 1.5.2016 
Khi chúng tôi đến được công viên 30-4 là lúc 9 giờ kém 15 phút sáng ngày 1-5-2016. Đi một vòng cũng thấy có lực lượng công an đông đặc, nhưng không hề ngăn cản hay bao vây, giao thông đi lại bình thường. Do đó chúng tôi “đổ bộ” ngay vười hoa 30-4 luôn. Tìm một chỗ ngồi TT để chuẩn bị. 

Đúng 9 giờ kém 2 phút, nhìn thấy một thanh niên cầm biểu ngữ giờ lên. Chúng tôi chay ngay ra sát nhập và giờ biễu ngữ. Chỉ trong vòng vài phút sau thì gần 100 người đã nhập vô giơ cao biểu ngữ ra đường như lời kêu gọi người Dân hãy hưởng ứng. Tiếng hô khẩu hiệu vang dội : Trả lại môi trường sạch cho VN. Trả lại biển cho dân, Ai cũng cầm một biểu ngữ, người thì in, người thì viết tay. Hầu hết là các bạn trẻ và trung niên. Tuy dân phòng, công an có đến đứng dưới đường, nhưng họ đã không ngăn cản.

Bắt đầu mọi người xuống đường tuần hành qua nhà thờ Đức Bà, đi về nhà hát Thành phố. Đoàn người mỗi lúc một đông, tiếng hô vang lên và rừng cánh tay giờ lên với hàng ngàn khẩu hiệu: Trả lại biển cho dân, trả lại công lý cho dân, trả lại môi trường cho dân. Dân càn cá, Dân cần minh bạch, Dân cần môi trường sạch, Dân cần công lý. Lời hô vang suốt cả một quảng đường dài không nghỉ, mặc dù trời nắng như thiêu.


Đoàn người BT đi từ nhà hát TP dọc theo đường Bạch đằng về chơ Bến Thành. Đến gần chợ thì một xe phát loa yêu cầu bà con giải tán để an ninh trật tự cho Q1 và thành phố. Hàng ngàn tiến Ô …O. O vang lên át tiếng loa. Đến vườn hoa ngay trước chợ bến thành , đoàn người BT bị vây rất nhiêu dân phòng và áo xanh dương. Có một người bị bắt tại đây, nhưng hàng chục người chạy lại và giằng co, cuối cùng đám áo xanh phải thả người ra. Mọi người nhắc nhau đứng lên vỉa hè và một số người ngồi giăng khấu hiệu, nhóm này từ công viên Quách Thị Trang vừa chạy sang nhập vào đoàn biều tình. Tiến hô lại vang dội: Cá cần nước sạch – Dân cần minh bạch.

Bắt đầu có điều qua tiếng lại, loa trên xe vẫn phát yêu cầu đoàn BT giải tán. Đoàn người lại tiếp tục đi sang đường Hàm Nghi. Được một đoạn thì lại xảy ra bắt người giằng co, đám người mặc áo xanh dương sông vô đánh một thanh niên dã man và đã có một người bị đánh đổ máu. Giằng co giữa những người BT diễn ra quyết liệt và đã cứu được vài người, nhưng một vài bạn trẻ đã bị bắt, mang đi tại đây. Đoàn người BT ngồi tọa kháng ngay trên đường và hát vang bài “ Trả Lại Cho Dân” hào hùng. 

Biết rằng sẽ không thể đi tiếp tục, Đoàn người BT đồng ý đi về. Xe công an và xe loa kêu gọi đằng sau , lùi cho những người BT đi về theo đường Hàm Nghi ra phía chợ Bến Thành theo đường Lê Thánh Tôn để giải tán, họ không muốn chúng tôi quay về TT . Đi đến chợ những người BT vẫn hô vang khẩu hiệu và đến ngã tư Lê Thánh Tôn và Trương Định lại bị quây, lại vang lên tiếng hô khẩu hiệu : Trả biển cho Dân – Dân cần minh bạch . Chắc muốn bắt thêm người vì sau khi đoàn này giải tán khi về điểm danh thì một số các bạn trẻ đã bị bắt. Hiện đang tập trung đi đòi người.






Khi đến vườn hoa trước cửa chợ Bến Thành, tôi mới thấy số lượng người tham gia tuần hành đã rất đông. Phải gần 2 nghìn người đi dọc cả một dãy phố Bạch Đằng. Hàng trăm người đi đường giơ tay tán thưởng và chụp hình quay phim, đi đến đâu cũng được người dân ủng hộ. Dù trời nắng trang trang, có lẽ chưa khi nào lòng mình cảm thấy dịu mát như vậy. Hơn 11 giờ trưa thì cuộc biểu tình mới chấm dứt.

Nhân Dân Sài Gòn đã quyết không quay lưng với thảm họa của Đất Nước. Và được biết Hà Nội và các tỉnh thành khác cũng có biều tình rầm rộ. Dù người SG đã bị đàn áp đánh đập và dù người SG bị đổ máu, nhưng ý trí đòi lại môi trường trong sạch cho Đất Nước sẽ không dừng lại ở đây.Tại sao lại đánh đập người Dân khi họ đòi hỏi một môi trường trong sạch và thực phẩm cá để ăn?. Hàng triệu người Dân sẽ sống sao đây khi môi trường biển dọc từ Miền Trung vào Miền Nam bị độc và cá chết càng ngày càng nhiều đã lan nhanh đến Nha Trang ? Và sẽ còn lan độc đến đâu nữa? 

Tại sao lãnh đạo cứ loanh quanh và không minh bạch nguyên nhân? Nếu đã sai làm thì hãy cách chức người đã mang tai họa cho đất nước và nhân dân. Hãy thẳng thắn nhận khuyết đểm và xin lỗi người dân. Đưa ra giải pháp giải quyết. Điều tra, khởi tố những người làm những sai phạm và đóng cửa nhà máy Formosa nếu đúng nguyên nhân từ đây. Đừng làm lãnh đạo đất nước vừa thề thốt xong thì nuốt lời. Hèn không dám nhận sai hay đã ngậm tiền rồi không nhả ra được? 

Những người dân Việt Nam chuyển tải điều gì đến cho nhà cầm quyền?

ĐÓ LÀ: TRẢ LẠI BIỂN CHO DÂN –TRẢ LẠI MÔI TRƯỜNG SẠCH CHO DÂN - DÂN CẦN MINH BẠCH – TRẢ LẠI CÔNG LÝ CHO DÂN.
Bài và ảnh: Sương Quỳnh.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Bài của quan trạng hay ông "QUÊ CHOA" nào đó?:

CÁC ĐỐI TƯỢNG CHỐNG ĐỐI CHÍNH TRỊ THAM GIA BIỂU TÌNH VÀO NGÀY 01/5/2016



QUÊ CHOA
Theo lời kêu gọi trên các trang mạng chống đối chính quyền như: Việt Tân, Nhật Ký Yêu Nước, Dân làm báo, Đọc báo vẹm, các Group công khai cũng như bí mật… Ngày 01/5 các đối tượng sẽ tổ chức cuộc biểu tình trên các tỉnh thành phố lớn, trong đó tập trung chính ở Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh. Các cuộc biểu tình này được các đối tượng đứng ra lên kế hoạch một cách cặn kẽ, đúng vào dịp ngày Quốc tế lao động 01/5/2016. Theo họ: Đây là dịp có thể khuấy động được nhiều người dân tham gia, đặc biệt là trong dịp người dân được nghỉ lễ sẽ ra đường đi chơi, thông qua đó họ sẽ lôi kéo vào tham gia cuộc biểu tình.
Có mặt từ sáng sớm tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) ngày 01/5, chúng tôi quan sát khung cảnh vẫn bình thường, có điều khác lạ hơn là số người ra đường từ sáng sớm khá đông, vì đây là dịp mọi người được nghỉ ngơi thư giãn. Tầm khoảng 8 giờ, xuất hiện một số gương mặt quen thuộc trong các vụ tụ tập, gây rối trật tự công cộng trước đây như: Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang A (Đối tượng đứng phát ngôn dưới lá cờ vàng ba sọc), Nghiem Vietanh, Maria Thuý Nguyễn, Người Việt Xấu Xí… Được sự sắp xếp, lên kế hoạch sẵn nên các đối tượng đi rất lẻ tẻ, không tập trung cùng một lúc mà chờ nhiều người đến từ nhiều hướng khác nhau. Bản thân các đối tượng biết rõ mục đích của mình là gì? Việc biểu tình bảo vệ môi trường là việc phụ, cái chính của họ là thị uy, tập dượt cho các cuộc biểu tình bạo động lật đổ chính quyền. Trong các cuộc biểu tình trước đây đã có những đối tượng đưa khẩu hiệu và mặc quân phục của Việt Nam Cộng hòa để tham gia như: Nguyễn Viết Dũng (Vừa bị tòa tuyên án).
Cuộc biểu tình này như một cơ may, họ cho rằng, khi ở trong nước xảy ra vấn đề gì họ sẽ vin vào cớ đấy để lấy lòng dân, kêu gọi dân chúng cùng tham gia biểu tình chống đối chính quyền. Bản chất thật của họ hoàn toàn không phải là bảo vệ môi trường. Cuộc biểu tình của các đối tượng phản động khác hẳn với biểu tình của người dân, khi người dân biểu tình họ đưa ra những khẩu hiệu chân chất, họ đề nghị làm rõ các vấn đề có liên quan đến vụ cá chết. Ngược lại, các đối tượng phản động luôn dương cao biểu ngữ của Việt Tân với màu xanh được đề cao trên khẩu hiệu mà họ đã chuẩn bị sẵn cho các đối tượng tham gia. Ngoài những việc này, họ đã tiến hành các cuộc công kích dư luận bằng phương tiện truyền thông, phương tiện tuyên truyền phá hoại tư tưởng.
Một trong nhiều hình ảnh về cuộc biểu tình sáng ngày 01/5/2016, ảnh: internet
Rõ ràng: Vụ biểu tình này có sự chỉ đạo, sắp đặt sẵn của các đối tượng chống đối chính trị với mục tiêu phá hoại đất nước. Để các đối tượng phản động không có cớ lợi dụng chống đối chính quyền và để giải quyết khúc mắc của người dân. Xét thấy:
Các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra kết luận, làm rõ các chất có trong nước thải tại cửa biển nơi nhà máy Formosa thải ra. Thiết lập trạm quan trắc ngay trước cống nước thải, nhưng đồng thời phải có người theo dõi một cách chặt chẽ, những người làm việc tại đây phải độc lập, công minh, phản ánh đúng hiện trạng xẩy ra.
Sớm giúp người dân ổn định tình hình, đặc biệt là người dân đánh bắt thủy, hải sản gần bờ, tạo điều kiện cho họ để giúp giải quyết công việc về lâu dài. Đối với những người đánh bắt xa bờ cần đảm bảo thu mua được nguồn thủy, hải sản sạch.
Đề xuất các giải pháp nếu như Formosa có dấu hiệu vi phạm, nếu vi phạm phải xử lý ra sao? Công tác khắc phục hậu quả như thế nào? Vấn đề đền bù thiệt hại cho người dân phải được tính đến. Đặc biệt là xử lý cống nước thải hiện đang ngày đêm đưa ra biển ảnh hưởng đến môi trường biển.

Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho ngành du lịch, không để ảnh hưởng từ việc các nguồn tin đồn đại một cách thiếu thông tin làm nguy cơ khách du lịch không dám đến Việt Nam. Xử lý các đối tượng lợi dụng vấn đề này để tổ chức tuyên truyền gây hoang mang trong dư luận quần chúng, tháo gỡ vướng mắc cho quần chúng nhân dân trong các nội dung này để không bị các đối tượng phản động lợi dụng chống đối chính quyền.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tất cả đã thay đổi

Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 01 tháng 5 năm 2016 | 1.5.16

http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2015/07/13/18/20150713184203-8f1eab22-3f2f-4f7e-8cb3-613773bbfabd-w640-r1-s-cx0-cy3-cw0.jpg
Tổng thống Obama sẽ được đón chào nồng nhiệt như ở Việt Nam tháng tới.
Hơn bốn mươi năm hòa bình đã khiến cả cuộc hậu chiến thay xương máu trên cạn bằng hàng trăm ngàn xác chết dưới lòng biển cũng phải kết thúc. Bốn vị đứng đầu nhà nước Việt Nam hôm nay đều chưa từng cầm súng. Trong 19 ủy viên Bộ Chính trị, chỉ còn ba vị có chút tiểu sử trong quân ngũ những năm cuối cuộc chiến, có lẽ là lính chính trị hơn lính chiến hào. 

Kẻ thù không đội trời chung thuở nào, nay là đối tác toàn diện đáng săn đón nhất. Starbucks, McDonald’s, Coca-Cola và Pepsi, KFC, Hollywood, Forbes, Facebook, Google, Apple, Fulbright, Harvard, Bill Gates, Playboy, Victoria’s Secret, chỉ còn thiếu Goldman Sachs và Amazon. Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Con trai thuyền nhân cưới con gái Thủ tướng. Tổng Bí thư thăm Nhà Trắng. Số sinh viên Việt Nam đang du học tại Mỹ vượt xa tổng số trong quá khứ tại Liên Xô.

Kịch bản năm xưa, cố vấn Tàu giúp Việt Nam chống Mỹ, đang được chuẩn bị kỹ để tái cơ cấu, cố vấn Mỹ sẽ giúp người Việt chống Tàu. Không ở đâu trên toàn thế giới, Tổng thống Obama sẽ được đón chào nồng nhiệt như ở Việt Nam tháng tới.

Thế giới đã thay đổi. Ở phương Tây bây giờ, người ta mơ một nền dân chủ pháp quyền phi tư bản. Ở Việt Nam, người ta muốn một chủ nghĩa tư bản phi dân chủ pháp quyền.

"Việt cộng", được coi là do Ngô Đình Diệm đề xuất để thay thế hai chữ "Việt Minh" vốn được cảm tình trong dân chúng, chậm nhất là bây giờ đã tuột khỏi văn cảnh của nó.

Phạm Thị Hoài

(FB. Phạm Thị Hoài)
Phần nhận xét hiển thị trên trang