Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Các nhà văn Nga nói gì khi được trao giải Nobel?


Tính cho tới thời điểm hiện tại (2016 ) có 5 nhà văn Nga được trao giải Nobel Văn học: Ivan Bunhin (1933), Boris Pasternak (1957), Mikhail Sholokhov (1965 ), Aleksandr Sogienhinsin ( 1972) và Ioxip Brodsky ( 1987). Nhà văn Boris Pasternak được trao giải Nobel nhưng không được chính quyền Xô Viết cho sang Stokhom (Thụy Điển) nhận giải. Thành thử chí có 4 nhà văn có mặt và có bài phát biểu trong Lễ trao giải. Sau đây là những lược trích lời phát biểu khi nhận Giải Nobel Văn học của các nhà văn ấy.
 
IVAN BUNHIN: “ĐỐI VỚI NHÀ VĂN, TỰ DO TƯ TƯỞNG VÀ LƯƠNG TÂM LÀ MỘT ĐỊNH ĐỀ, MỘT CÁI ĐÍCH PHẢI ĐẾN”
            Kể từ ngày Giải thưởng Nobel ra đời, đây là lần đầu tiên các ngài trao giải cho một người lưu vong. Người ấy là tôi đây! Tôi luôn luôn biết ơn và ghi nhớ trong tâm khảm lòng mến khách của nước Pháp. Các vị thành viên Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển kính mến, cho phép tôi thay mặt cá nhân và tác phẩm của mình nói rằng quyết định của các ngài thật là tuyệt vời. Trên thế gian này cần tồn tại quyền lực của tính độc lập hoàn toàn.Không nghi ngờ gì, ngồi xung quanh dãy bàn kia là những đại diện của mọi chính kiến, mọi quan điểm triết học, mọi tín ngưỡng. Nhưng vẫn có cái gì đó chung, không lay chuyển: Đó là sự tự do tư tưởng và lương tâm-những gì chúng ta được thụ hưởng nhờ nền văn minh.Đối với nhà văn, Tự do là yếu tố đặc biệt cần thiết. Đó là một định đề, một cái đích phải đến đối với các nhà văn chúng ta. Thưa các ngài thành viên Viện Hàn lâm khoa học Thụy điển, việc làm của các vị một lần nữa chúng minh rằng tình yêu đối với Tư do là một tín ngưỡng có thật tại Thụy Điển. 

MIKHAIL SHOLOKHOV: “ NHƯ TRONG KINH PHÚC ÂM ĐÃ NÓI…”
            Hiện nay người ta rất hay nói tới mấy tiếng tính tiền phong trong văn học, hiểu như là những gì hiện đại được thể hiện về phương diện hình thức của văn chương. Theo quan niệm của tôi,những người nghệ sỹ tiền phong chân chính là những ai trong tác phẩm của mình khai mở những nội dung mới, xác lập nên những đặc điểm mới của cuộc sống trong thời đại chúng ta. Chủ nghĩa hiện thực nói chung, tiểu thuyết hiện thực nói riêng đều dựa trên những kinh nghiệm sáng tạo của các thiên tài trong quá khứ. Nhưng trong quá trình phát triển của mình chủ nghĩa hiện thức ấy dần tích tụ được những gì mới mẻ nhất, hiện đại nhất.            
Tôi đang nói tới thứ chủ nghĩa hiện thực mang trong mình nó lý tưởng cải tạo đời sống, vì lợi ích của con người. Lẽ đương nhiên là tôi đang nói tới chủ nghĩa hiện thực mà bây giờ chúng tôi gọi bằng mấy tiếng chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cái đặc sắc của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là ở chỗ nó phản ánh một thế giới quan phủ nhận tính trực giác cùng thái độ thoát ly khỏi hiện thực;nó kêu gọi con người hướng tới cuộc đấu tranh vì sự tiến bộ của nhân loại; nó tạo điều kiện để đạt tới những mục đích thiết thân với hàng triêu triệu con người; nó chiếu rọi cho họ con đường đi tới tương lai.
Nhân loại chưa hề bị tán phát trong nỗi cô đơn, trong tâm lý cá nhân vị kỷ khiến họ ngụp lặn trong trạng thái phi trọng lượng như các nhà du hành vũ trụ khi thoát ra ngoài lực hút của trái đất. Chúng ta đang sống trên một hành tinh tuân thủ theo những quy luật có thật và như trong Kinh Phúc âm đã nói, những cơn phẫn nộ, những mối quan tâm thường nhật; những âu lo, những yêu cầu, những hy vọng hướng đến một ngày mai sáng tươi hơn của chính những quy luật có thật kia đang chi phối cuộc sống hôm nay của chúng ta.Những cộng đồng đông đúc sống trên trái đất đang vận động với những nỗ lực giống nhau; có chung những lợi ích sống và chính vì thế họ luôn thống nhất với nhau chứ không phải phân tán như có một số người nghĩ thế.
Đó chính là những con người lao động mà bằng bàn tay, khối óc của mình họ đang sáng tạo ra tất cả. Tôi thuộc số những nhà văn tự nhận ra danh dự và sự tự do cao cả của mình không là điều gì khác ngoài việc dùng ngòi bút phục vụ nhân dân lao động.

ALEKSANDR SOLZHENITSYN: “TÀI NĂNG CỦA NGƯỜI NGHỆ SỸ NẨY SINH NGAY TỪ LÚC CHÀO ĐỜI. VÀ CÙNG VỚI TÀI NĂNG ẤY LÀ Ý THỨC TRÁCH NHIỆM”.
Các nhà khảo cổ học sẽ không thể phát hiện ra những giai đoạn văn minh sớm của Con người nếu không có sự hiện diện trên cõi đời này ngành nghệ thuật của chúng ta.. Ngay từ buổi ban mai còn tranh tối trang sáng của nhân loại, chúng ta đã nhận được món quà qúy ấy từ bàn tay của ai đó mà chúng ta không kịp nhận ra. Chúng ta cũng không kịp hỏi nữa: Để làm gì món quà này và tiếp cận với nó ra sao đây?
Tất cả những nhà tiên tri đã sai lầm và sẽ sai lầm khi cảnh báo rằng nghệ thuật sẽ phân hủy, sẽ mủn rách những manh áo của mình, sẽ chết. Chúng ta sẽ chết và Nghệ thuật sẽ còn mãi.Thử hỏi, tận đến ngày xuống mồ chúng ta có hiểu hiết mọi phương diện và những ý nghĩa của Nghệ thuật không đây? 
Không phải mọi phương diện của Nghệ thuật đã được gọi tên ra.Còn phải nói nhiều hơn nữa. Nghệ thuật biết làm mủi lòng thậm chí những tâm hồn lạnh giá, khô héo để kéo nó tới với cái cao cả. Bằng phương tiện nghệ thuật, qua con đường ngắn gọn, rành rõ  chúng ta đạt tới sự chân thật mà những suy nghĩ lý trí không thể đạt tới được.
Giống tấm gương nhỏ trong các chuyện cổ tích, nhìn vào gương ta sẽ nhận ra không phải là mình, mà là cái cái khoảnh khắc không thể đạt tới, không thể nhẩy tới, không thể bay đến. Và tâm hồn chỉ còn biết thổn thức mà thôi…
…..
            Nỗi đau của một dân tộc khi văn học bị sự can thiệp trắng trợn của quyền lực –đó không chỉ là nỗi đau khi “ tự do báo chí” bị xâm phạm, mà đó còn là nỗi đau khi  trái tim dân tộc đó bị cầm tù. Dân tộc đó không còn khả năng nhớ lại chính mình; dân tộc đó bị tước đoạt sự thống nhất về mặt tinh thần, và nói đại thể là tiếng nói của những người đồng bào trong cộng đồng đó không còn mang thiên chức giúp để họ hiểu biết nhau. Sẽ trở nên vật vờ, chết dần chết mòn những thế hệ người câm không còn khả năng kể về mình, về cộng đồng, về ông cha.Có những thiên tài như Akhmatova hay Zamiatin- những người cả đời bị cầm tù giữa bốn bức tường bê tông, bị buộc phải nín lặng cho tận tới khi xuống mồ để không còn được nghe thấy tiếng đồng vọng ngay của những dòng mình viết ra- đó không chỉ là nỗi đau của cá nhân họ mà còn là nỗi đau của cả dân tộc, là nỗi hiểm họa đối với cả dân tộc ấy. Suy rộng ra, đối với cả loài người, với sự im lặng bị bắt buộc ấy, con người sẽ hoàn toàn không thể hiểu được Lịch sử của mình.   
            Chúng ta không phủ nhận cái quyền của người nghệ sỹ được biểu hiện những sống trải, những chiêm nghiệm rất.. rất riêng tư, xem thường tất cả những điều khác tồn tại trên thế giới này. Chúng ta cũng sẽ không yêu cầu người nghệ sỹ lên án hoặc van nài, hoặc cố gắng hiểu cho ra cái cuộc sống chính chúng ta còn chưa hiểu được.Bởi lẽ, người nghệ sỹ chỉ làm nẩy nở được một phần tài năng của mình, còn phần lớn hơn của tài năng ấy đã sinh ra ngay khi anh ta cất tiếng khóc chào đời. Nhưng cùng với tài năng, chúng ta yêu cầu ở anh ta tinh thần trách nhiệm đối với khát vọng tự do của chính mình. Cứ cho rằng có những nghệ sỹ không cần cho ai cả, nhưng chúng ta vẫn rất đau lòng khi được chứng kiến anh ta rời bỏ cái thế giới rất riêng hoặc khoảng không gian được tạo nên bởi những ước muốn đỏng đảnh của anh ta , để rồi dâng hiến thế giới có thực vào tay những kẻ vụ lợi, nhỏ nhen, ngu dốt.

IOSIF BRODSKY: “AI ĐÃ TỪNG ĐỌC DICKENS, HỌ KHÓ BÁC BỎ NHỮNG GÌ CỦA DICKENS TRONG BẢN THÂN MÌNH, HƠN NHỮNG AI CHƯA TỪNG ĐỌC NHÀ VĂN NÀY”
            Tôi đồ chừng những ai đã từng đọc Dickens, họ khó xóa bỏ những gì của Dickens trong họ, hơn những ai chưa từng đọc nhà văn này. Tôi đang nói tới việc đọc sách của Dickens, Stendhal, Dostoievsky, Flaubert, Balzac…nghĩa là đọc văn học…chứ tôi không muốn nói tới việc đọc thông viết thạo, việc có trình độ học vấn…Người có chữ, có trình độ học vấn về phương diện này hay phương diện khác vẫn có thể chỉ là người đọc chữ, khi tự giết chết trong bản thân những gì do sách truyền cảm hứng và khăng khăng giữ vững tín điều của mình.Nhiều kẻ độc tài là người có học. Hitlle cũng thế. Mao Trạch Đông còn làm thơ nữa. Ấy vậy nhưng bản danh sách những người đã bị họ giết chết dài hơn rất nhiều bản danh sách những tác phẩm họ đã đọc.
            Cái thế hệ ( trong đó có tôi )- bao gồm một lớp người được sinh ra khi những lò thiêu ở Auschwitz đã làm việc với công xuất cao nhất; khi Stalin đạt tới đỉnh cao quyền lực- cái thế hệ ấy, xét về nhiều phương diện, đã tự nguyện chuẩn bị về mặt tinh thần để tan biến trong những lò thiêu người kia, hoặc trong các nghĩa trang tại các “quần đảo ngục tù”.Nhưng không phải toàn bộ thế hệ ấy đã bị thiêu hủy, chí ít ra là ở nước Nga-thì ở đây lại là công lao của thế hệ tôi, để hôm nay tôi còn được xuất hiện ở nơi đây. Chỉ riêng việc tôi được đứng đây bây giờ trước quý vị chính là sự thừa nhận công lao ấy đối với văn hóa nói chung, văn hóa thế giới nói riêng…
TÔ HOÀNG ( theo “ Nhân chứng và Sự kiện” CHLB Nga )
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Góc ảnh độc (#41): Văn minh xe máy - Vẫn trần, là lưng!



Mùa hè oi ả chán chường
Chị em quyết định xuống đường dạo chơi
Có điều nóng bức mọi nơi
Thế nên cởi bớt cho phơi phới lòng
Cơ mà nhìn rất khó trông













Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet

Góc ảnh cùng chủ đề: 
- Góc ảnh độc (#38): Văn minh xe máy - Mông sấn 
- Góc ảnh độc (#23): Văn minh xe máy - Lái lụa 
- Góc ảnh độc (#10): Văn minh xe máy - Ngợm... người 
- Góc ảnh độc (#8): Văn minh xe máy - Tổ lái 
- Góc ảnh độc (#6): Văn minh xe máy - Siêu... hàng 
- Góc ảnh độc (#1): Văn minh xe máy - Lưng trần
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Mười năm qua gió thổi đồi tây…


FB Nguyễn Quốc Toàn 15-4-2016 

“Cứ 10 chủ doanh nghiệp mà tôi gặp thì ít nhất 3-4 người đã có thẻ thường trú nhân ở một nước tư bản, số còn lại thì hơn một nửa cũng đang ngấp nghé chuẩn bị. Sự khác biệt lớn nhất của cuộc di cư lần này so với những cuộc di cư khác là cuộc di cư lần này không hề vì ý thức hệ. Cuộc di cư lần này được những người tinh hoa nhất, thành đạt nhất dẫn đầu, và được chuẩn bị vô cùng bài bản và công khai. Họ ra đi mang theo số lượng tiền bạc, trí tuệ khổng lồ. Một cuộc chảy máu chất xám và tiền lớn hơn tất cả những cuộc di cư trước cộng lại”.

Nhờ có di tản của người Việt, ngôn ngữ thế giới có thêm 1 từ mới: Boat People (thuyền nhân). Một đóng góp xót xa của người Việt cho thế giới
Năm 2016 là năm đặc biệt với tôi vì nó đánh dấu 10 năm tôi trở về Việt Nam sau hơn mười mấy năm sống ở nước ngoài và cũng là năm tôi qua tuổi 40, tuổi không còn trẻ nữa. Bài viết này là quan sát rất cá nhân của tôi, (và không có tính khoa học) về Việt Nam trong 10 năm qua dưới con mắt của một người trở về, từ dân nghiên cứu chuyển sang làm kinh doanh, nhân dịp sau đại hội Đảng và kết thúc một nhiệm kỳ của chính phủ



Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau: 1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm); 2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm; 3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà. 4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam; 5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa.

Vấn đề đầu tiên là sự lũng đoạn trầm trọng của các tập đoàn tư nhân. Chưa bao giờ mà chủ nghĩa tư bản thân hữu “cronyism” ở Việt Nam lại biểu hiện rõ như thế. Chủ nghĩa tư bản thân hữu hay “nhóm lợi ích” ở đây là sự kết hợp giữa công ty tư nhân và quan chức nhà nước trong việc giành những đặc quyền đặc lợi để khai thác một nguồn lực gì đó trên cơ chế bất bình đẳng, không cạnh tranh lành mạnh. Câu nói mà bạn sẽ nghe nhiều nhất trong 10 năm vừa qua sẽ là “chỗ này là của anh A, chỗ kia là của chị B”. Dường như không có cuộc chơi kinh doanh lớn nào ở Việt Nam mà lại không có sự “bảo kê” của một quan chức nào đó. Mọi quan hệ kinh tế sẽ được thay bởi các quan hệ chằng chịt giữa chính trị và doanh nghiệp.

Điểm nguy hiểm nhất của chủ nghĩa tư bản thân hữu là việc nó tạo ra một cuộc chơi bất bình đẳng mà các công ty tư nhân khác không được cơ hội tham gia. Qua đó các công ty “nhóm lợi ích” được độc quyền khai thác nguồn tài nguyên hay một hoạt động nào đó, và thường là gây thiệt hại cho người dùng. Trong tài chính, đây là cuộc chơi sử dụng quyền lực để mua lại các doanh nghiệp theo ý của mình. Trong giáo dục, đó là việc trao cho một công ty giáo dục độc quyền cung cấp một dịch vụ, thiết bị mà học sinh, phụ huynh phải mua mà không có sự lựa chọn khác. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thì sử dụng quan hệ chính trị để lấy các hợp đồng thầu lớn mà không thông qua đấu thầu công bằng và minh bạch. Trong bất động sản, đó là việc thay đổi quy hoạch tạo lợi thế cho doanh nghiệp hoặc việc lấy các vị trí đắc địa qua những mối quan hệ bất bình đẳng.

Thay vì phát triển theo một hướng minh bạch có lợi về dài hạn, Việt Nam dường như đang trượt ngã trên con đường phát triển của những nước mà chủ nghĩa tư bản thân hữu đang lũng đoạn mà chưa có lối ra như Philippine, các nước Mỹ Latin, Liên bang Nga, Trung Quốc. Và rồi sẽ có lúc nếu không kiểm soát sớm thì doanh nghiệp sẽ là người điều khiển cuộc chơi chính trị kinh tế, là kẻ tống người tiêu dùng vào tù, là kẻ bịt mồm nhà báo, v.v , và cuối cùng là thế lực thực sự lũng đoạn nền chính trị, đưa người này lên, đưa kẻ khác xuống. Khi chính trị bị định đoạt bằng đồng tiền và quan hệ thì chính trị đã trở thành “công cụ” của những tay chơi tư bản lớn. Và khi đó, nền kinh tế tại Việt Nam sẽ trở thành hiện thân “chủ nghĩa tư bản” thời kỳ “mông muội” và đáng “ghê tởm”nhất chứ không phải là chủ nghĩa xã hội như ước vọng của các lãnh đạo Đảng CS.

Vấn đề thứ hai, với tôi, là việc “đào mỏ ngân sách” (budget mining) (mượn lời của TS Vinh du Tran). Thập kỷ vừa qua tại Việt Nam được đánh dấu bằng việc “vung tay quá trán” của chính quyền địa phương. Chưa có thời kỳ nào mà Việt Nam lại lắm công trình chùa chiền, công trình kỷ niệm, các dự án khu hành chính ngốn hàng trăm, hàng ngàn tỷ như những năm vừa qua. Các địa phương thi nhau đục khoét ngân sách thông qua các dự án công. Không có cách nào rút tiền ngân sách dễ dàng như rút tiền qua dự án công. Một công trình, khu tượng đài có giá trị đầu tư hàng trăm tỷ sẽ được giao cho một công ty xây dựng “thân hữu”. Công ty xây dựng đó sẽ trở thành nhà thầu chính và qua đó có thể chia sẻ lại quyền lợi cho những người có quyết định.

Điểm đáng kinh ngạc và phẫn nộ là trong khi ai cũng biết mười mươi sự lãng phí và sự rút tiền trắng trợn qua những dự án này thì chính quyền trung ương dường như lại không thể áp đặt và quyết đoán ngăn chặn những quyết định này. Tại sao các địa phương lại có thể xin ngân sách nhà nước một cách tùy tiện như vậy. Sự nghịch lý này hoàn toàn có thể giải thích được. Chính quyền trung ương sẽ được đánh giá tín nhiệm từ hai nguồn: a) các ủy viên trung ương, mà đại diện là lãnh đạo các tỉnh/chính quyền địa phương; b) đánh giá tín nhiệm từ quốc hội. Tuy nhiên, ủy viên trung ương mới là người thực sự bầu ra bộ chính trị, thủ tướng, và thực tế nội các. Trong khi đó, lá phiếu tín nhiệm của quốc hội chỉ có ý nghĩa tượng trưng mà không có hình phạt. Do đó, dường như phải có sự thỏa hiệp giữa chính quyền địa phương và chính quyền trung ương trong việc đổi lấy lá phiểu ủng hộ, đặc biệt là giữa nhiệm kỳ. Do vậy, để tránh việc đầu tư vung vãi như trên thì cần phải thiết kế một cơ chế quy trách nhiệm cho người lãnh đạo chính quyền địa phương và bảo đảm được tính độc lập trong việc ra quyết định chi ngân sách của người đứng đầu chính quyền trung ương.

Từ những năm qua, mạng xã hội và truyền thông đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế chính trị ở VN. Xã hội Việt Nam 10 năm qua đã không còn là xã hội thụ động về truyền thông nữa. Sự phát triển của mạng xã hội đã cho phép người dân tham gia vào đời sống chính trị kinh tế xã hội một cách chủ động hơn rất nhiều. Mạng xã hội đã chính thức trở thành nơi để xả những uất ức phẫn nộ và bức bối của dân chúng. Nếu như ở nước ngoài, người dân phản ứng với thay đổi bằng cách biểu tình thì ở Việt Nam, người ta sẽ phản ứng bằng cách “biểu tình trên mạng”. Mỗi một sự kiện có ảnh hưởng lớn đến đời sống đều được đem ra bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội. Ảnh hưởng của mạng xã hội lớn đến mức có rất nhiều vụ việc sau đó bị thay đổi do dư luận trên mạng xã hội đã dẫn dắt truyền thông chính thống, ví dụ như vụ chặt cây xanh, máy tính bảng, tiếng Anh tích hợp, thực phẩm bẩn .v.v.

Quay lại chuyện chính trị và truyền thông, dường như truyền thông và mạng xã hội đã loại thẳng tay các lãnh đạo đương nhiệm của Bộ GDĐT và Bộ Y tế, trong khi trái tim của công luận dường như “tình trong như đã” với nguyên Bộ trưởng Bộ Giao Thông Đinh La Thăng. Xét công bằng mà nói thì hai Bộ Y tế và Bộ GD ĐT có những nỗ lực không hề nhỏ trong 5 năm vừa qua. Tuy nhiên nhìn cách họ ứng xử với truyền thông thì thấy hai Bộ này còn phải thay đổi rất nhiều. Bộ Y tế ứng xử với truyền thông thì hết sức vụng về, luôn đi chậm một bước, tuyên bố rất ngô nghê. Còn Bộ Giáo Dục thì luôn có vẻ ngạo mạn, hành xử đầy “cha chú” với truyền thông và công luận với những chính sách và phát ngôn gây sốc như dự án 35 nghìn tỷ, cuộc thi đại học như “đánh bạc”, và chả bao giờ có lời giải thích cầu thị đến nơi đến chốn cả. Trong khi đó, chỉ một hình ảnh ông Đinh La Thăng đu dây xuống thị sát vụ tai nạn cũng đã đủ đốn ngã hàng triệu con tim của người dân, và kế đó là việc ông là người duy nhất được bầu thẳng vào Bộ Chính Trị mà không có sự giới thiệu từ Bộ Chính Trị trước đó.

Đối với tôi, người từng tham gia rất sâu vào giáo dục và cũng là người có hai đứa con đang độ tuổi đi học cấp 1 và cấp 2 ở Việt Nam, giáo dục là điều tôi quan tâm nhất. Với tôi, 10 năm qua chứng kiến sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục Việt Nam. Sang thế kỷ 21 rồi mà giáo trình phổ thông và đại học của Việt Nam vẫn vô cùng lạc hậu hàng chục năm so với nước ngoài. Hàng trăm vụ scandal liên quan đến nội dung giáo trình phổ thông đã xảy ra; những gì con tôi được học không khác gì những gì cha tôi và tôi đã từng được học cách đây hơn 30-50 năm. Người thầy vẫn phải dạy một cách giáo điều, khuôn mẫu, ngăn cản sáng tạo. Vẫn những câu chuyện lịch sử áp đặt hoặc không được nhắc đến. Những cuộc cải cách giáo trình mãi không biết đến bao giờ mới xong (trong khi đó nếu Bộ GD ĐT trao quyền cho khối tư nhân thì có khi chỉ 1 năm đã có tất cả giáo trình đầy đủ). Và vẫn những loay hoay không lối thoát về chiến lược giáo dục.

Sắp hội nhập AEC và TPP đến nơi rồi mà hơn 80% học sinh thi tốt nghiệp phổ thông trung học có điểm tiếng Anh dưới 5, điểm trung bình. Ấy thế mà những nhà quản lý giáo dục vẫn “bình chân như vại”. Giáo dục song ngữ, cụ thể là tiếng Anh, vẫn chưa bao giờ được coi là quan trọng nhất. Việc dạy Toán và Khoa học, nền tảng giáo dục cơ bản cho một đất nước “sáng tạo” lại luôn được dạy một cách vô cùng lý thuyết và thiếu tính ứng dụng cao.

Cuộc khủng hoảng năm 2008 kéo dài với những bấp bênh bất ổn của nền kinh tế đã dẫn đến một làn sóng ngầm nhưng rất rõ ràng là những ai có điều kiện đều cảm thấy cần phải mua “bảo hiểm” cho gia đình mình bằng tấm hộ chiếu của một đất nước khác. Nếu như năm 2006 khi tôi trở về, câu chuyện trong giới doanh nghiệp và tài chính là đầu tư vào đâu, thì những năm gần đây, câu chuyện thường trực mà tôi nghe là họ sẽ di cư đi đâu, chuyển tiền ra nước ngoài thế nào. Tại sau người ta lại bỏ nước ra đi? Người ta bỏ nước ra đi vì họ thấy quá nhiều bất ổn: kinh tế bấp bênh, ô nhiêm môi trường trầm trọng, thực phẩm độc hại tràn lan, Và đặc biệt, là một nền giáo dục quá lạc hậu không thể chuẩn bị cho con cái họ một tương lai trước một thế giới đầy bất định.

Cứ 10 chủ doanh nghiệp mà tôi gặp thì ít nhất 3-4 người đã có thẻ thường trú nhân ở một nước tư bản, số còn lại thì hơn một nửa cũng đang ngấp nghé chuẩn bị. Sự khác biệt lớn nhất của cuộc di cư lần này so với những cuộc di cư khác là cuộc di cư lần này không hề vì ý thức hệ. Cuộc di cư lần này được những người tinh hoa nhất, thành đạt nhất dẫn đầu, và được chuẩn bị vô cùng bài bản và công khai. Họ ra đi mang theo số lượng tiền bạc, trí tuệ khổng lồ. Một cuộc chảy máu chất xám và tiền lớn hơn tất cả những cuộc di cư trước cộng lại. (Còn với tôi, nếu tôi có phải bỏ nước ra đi, thì lý do duy nhất là tôi không muốn con tôi sống với những điều dối trá đang diễn ra.)

Sang năm 2016, tôi thấy hơi lạc quan với những động thái mà Đảng CS đưa ra. Dường như những nhà lãnh đạo đã cảm thấy một phần sức nóng bức xúc của công luận. Tham nhũng được coi là quốc nạn, những vụ bổ nhiệm lãnh đạo cao cấp dường như khá tích cực. Những vụ luân chuyển cán bộ cấp thành ủy đã mang hơi hướng của việc cải cách. Một điểm tích cực khác là dàn lãnh đạo khá trẻ của Đảng cho dù họ có là con ông cháu cha hay chăng nữa. Truyền thông và mạng xã hội được coi trọng hơn rất nhiều. Quan chức giờ đã biết nhìn và hành động theo phản ứng của dư luận, cho dù những việc đó có là “giả tạo” thì việc biết để ý đến phản ứng của công luận đã là một bước tiến bộ rất đáng kể.

Tôi mong rằng sang thập kỷ mới, chính phủ Việt Nam sẽ giải quyết được triệt để những vấn đề nêu trên. Hãy trở thành một chính phủ quyết đoán hơn, dùng được tầng lớp kỹ trị. Các quan chức phải chịu trách nhiệm cá nhân cho các quyết sách của mình. Hãy biến Việt Nam trong những năm tới thành một “Quốc Gia Giáo Dục – Education Nation” nơi mà việc học tiếng Anh, Toán, Khoa học được coi trọng hàng đầu.

Chính phủ Việt Nam cũng nên cởi mở hơn với những phản biện xã hội. Hãy coi phản biện xã hội là những tấm gương lớn để soi lại mình. Đừng chụp mũ và áp đặt cho các phản biện xã hội là “diễn biến hòa bình” hay “các thế lực phản động”. Đảng CS Việt Nam luôn tự làm mới mình trong mỗi lần sinh tử. Vậy hãy làm mới mình, hãy chấp nhận thay đổi cho một đất nước tốt đẹp hơn.

Anh bạn thân của tôi, một nhà kinh tế học nổi tiếng Việt Nam đã từng nói đầy cay đắng: Bi kịch và nghịch lý lớn nhất của thể chế chính trị hiện giờ là nó biến những người hiền hòa, những trí thức và doanh nhân an phận có trách nhiệm (như tính cách của dân tộc Việt Nam) thành những người bất đồng. Chúng tôi yêu tha thiết đất nước này, và một cách nào đó, chúng tôi được hưởng lợi từ chế độ này. Tuy nhiên, mong thể chế này hãy thay đổi tích cực để đừng biến những người yêu nước (như chúng tôi), một ngày nào đó lại phải trở thành những người “bất đồng chính kiến”.

(Đầu đề mượn lời thơ của Phạm Công Thiện. Bài viết có sử dụng các ý trao đổi của Vũ Thành Tự Anh và Trần Vinh Dự).

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Những điều mới được hé mở về lịch sử quân cảng Cam Ranh

Ngày 4/5/2002, những người lính Nga cuối cùng đã bước chân lên tàu Xakhalin từ biệt căn cứ Cam Ranh sau gần 1/4 thế kỷ có mặt tại nơi này. Cam Ranh đã được gửi lại cho Việt Nam, như một căn cứ nền tảng để trở nên hùng mạnh. Và dường như cho đến tận bây giờ, phần đông trong số chúng ta không thực sự biết gì nhiều về căn cứ ấy.
1.Ngày 23/4/2012, khi ba chiến hạm Mỹ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng để bắt đầu hoạt động giao lưu, trao đổi hải quân “phi tác chiến” với Việt Nam, một hãng thông tấn nước ngoài đã bình luận rằng, nếu các chuyến ghé cảng này được nói một cách công khai, thì có một khía cạnh hợp tác Mỹ – Việt khác ít được loan báo: Đó là chiến hạm Mỹ đã được gửi đến sửa chữa, bảo trì tại các cảng Việt Nam. Tàu Hải quân Mỹ đã có lần được gửi đến sửa chữa tại các xưởng đóng tàu Việt Nam. Gần đây nhất, vào năm 2012, chiếc USNS Rappahannock (T-AO-204) đã có chuyến đến bảo trì tại Nhà máy Đóng tàu Cam Ranh.Một thông tin thú vị trong không khí biến động thời cuộc không ngừng của Biển Đông. Cam Ranh đã âm thầm phát triển, trở thành một tổ hợp hải quân và không quân hùng mạnh, với các trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại có thể đánh trả mọi đe dọa chiến tranh với Việt Nam, như lời Trung tướng, Viện sĩ A.V Phêđôrôvích nhận xét. Lời Trung tướng A.V Phêđôrôvích hoàn toàn có cơ sở, bởi ông là một trong số những người Xôviết có mặt ở Việt Nam từ những năm 80  của thế kỷ trước và ông không xa lạ gì với căn cứ này.
Giới chuyên gia quân sự đã thừa nhận vị trí của Cam Ranh có tầm ảnh hưởng to lớn tới bản đồ địa – chiến lược toàn cầu, cho dù họ có đứng ở các chân trời quan điểm nào đi chăng nữa. Năm 1888, Hải hạm của Nga mang tên “Tráng sĩ” trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã cập cảng Cam Ranh, sau đó, nơi đây đã trở thành quân cảng của các nước lớn thay nhau đồn trú trong vòng gần 100 năm trở lại đây. Trong cuộc chiến Nga – Nhật 1905, hơn 100 chiến thuyền thuộc Hạm đội Thái Bình Dương số 2 của Hải quân Nga Hoàng đã từng tập trung tại Cam Ranh.
Năm 1935, thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Năm 1940, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành bàn đạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quần đảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia).
Ngày 18/10/1946, Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Hồ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp DArgenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huy hải, lục, không quân Pháp và các nhà báo nước ngoài. Trong bữa tiệc trên chiến hạm Suffren, khi DArgenlieu bóng gió nói: “Thưa ngài Chủ tịch, ngài thật đang bị đóng trong cái khung”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mỉm cười và trả lời: “Nhưng mà ngài Đô đốc biết đấy, chính bức tranh làm nên giá trị cái khung”. DArgenlieu lại nói: “Chủ tịch thật quen với biển cả, có lẽ xin tặng Người danh hiệu “Người thủy thủ nhỏ” như quân đội Pháp đã quý mến tặng Napoleon cái tên “Người đội trưởng nhỏ!”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đáp lại: “Phải, người thủy thủ nhỏ của Hải quân Việt Nam”.
Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự khổng lồ được coi là “bất khả xâm phạm” để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiến tranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương.
Vào năm 1969, Lyndon B. Jhonson đã đến thị sát căn cứ này, và đó là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Lúc đó, căn cứ không quân của Mỹ ở vịnh Cam Ranh rất lớn, bao gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng, mỗi sân bay có sức chứa hơn 100 máy bay. Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh, xây dựng kho chứa máy bay trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B52 cất và hạ cánh. Vào lúc cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh cao nhất thế giới.
Năm 1972, người Mỹ trao lại căn cứ này cho quân đội Sài Gòn và 3 năm sau quân đội nhân dân Việt Nam đã giải phóng Cam Ranh. Khi tiếp quản, Cam Ranh đã bị phá hủy hoàn toàn các bến neo tàu, đường sá, sân bay, hệ thống đường dây tải điện cũng như các khu nhà ở.
2. Chuẩn đô đốc E.I Prokôpievich, người cuối cùng lên cầu tàu thủy Xakhalin-9 rời Việt Nam năm 2002 trong cương vị Chỉ huy trưởng Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của Cam Ranh nhận định, căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trên bán đảo Cam Ranh – Khánh Hòa đã thu hút sự chú ý Liên Xôviết bằng chính vị trí địa lý của nó, xét về mọi phương diện thì hoàn toàn ưu việt cho việc triển khai một căn cứ hải quân. Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinh sát điện tử Biển Đông, biển Philippines, Đông Hải, thậm chí tới tận khu vực vịnh Pécxích hay vùng bắc Ấn Độ Dương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kể cả tàu sân bay.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã vươn ra biển lớn, bắt đầu tiến hành trực ban chiến đấu trên các đại dương. Tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hải quân được triển khai trên các đại dương nhằm mục đích bình ổn cục diện chung. Việc mở rộng quy mô cũng như vùng hoạt động của tàu thuyền và không quân trên biển yêu cầu phải có mạng lưới hậu cần kỹ thuật hải quân rộng khắp. Vì không có căn cứ quân sự ở nước ngoài nên Liên Xô đã xây dựng trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên lãnh thổ các nước có quan hệ thân thiện, đương nhiên Cam Ranh là một điểm sáng tô son. Cuối năm 1978, nhóm sĩ quan đại diện cho các tổng cục của Bộ Tư lệnh Hải quân và của Hạm đội Thái Bình Dương đáp máy bay sang Việt Nam để ngày 30/12 đã thỏa thuận xong và ký biên bản ghi nhớ làm cơ sở đàm phán xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật.
Ngày 2/5/1979, Chính phủ LB CHXHCN Xôviết và Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng Cam Ranh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô – trong 25 năm. Ngay ngày hôm đó, thi hành lệnh của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô và Chỉ thị số 13/1/0143 của Cục Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương ngày 28/8/1980 đã thành lập Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị 31350.
Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trung từ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùng lúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bay vận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theo thỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.
Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Mùa Hè năm đó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K-45 đã neo đậu tại Cam Ranh, sau đó ít lâu, các máy bay hải quân của hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh.
Tháng 12/1979, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc X. Gorskốp tới Cam Ranh và ông đã dành hẳn một ngày để quan sát vịnh biển này, giống y như cách Tổng thống Mỹ Giônxơn đã tới để ngắm nhìn địa thế “sông núi nước Nam” 10 năm về trước. Phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây tháng 4/1980 và tháng 8 năm đó quân số được bổ sung thêm 24 người thuộc bộ phận thông tin liên lạc.
Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chính phủ Liên Xô đã giao cho Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 nhiệm vụ làm giảm nhẹ đáng kể áp lực cho Hạm đội Thái Bình Dương nói riêng và toàn bộ Hải quân Liên Xô nói chung trong việc cung cấp những dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàu hộ tống đang làm nhiệm vụ tại Biển Đông trong tình hình chiến sự lúc đó của khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Và Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.
3. Từ mùa Thu năm 1983 đến tháng 8/1991, hải đoàn cơ động số 17 triển khai tại Cam Ranh, từ tháng 8/1991 đến tháng 12/1991 được thay thế bằng hải đoàn cơ động số 8 và sau đó là hải đội tàu hỗn hợp 119. Thời điểm năm 1986, trên sân bay triển khai trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập gồm 4 máy bay Tu-95, 4 chiếc Tu-142, phi đoàn máy bay Tu-16 khoảng 20 chiếc các loại, phi đoàn MiC25 khoảng 15 chiếc, hai máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay lên thẳng Mi-8. Ngoài ra trung đoàn còn quản lý và chỉ huy căn cứ chống tàu ngầm, tiểu đoàn tên lửa và tiểu đoàn kỹ thuật.
Tháng 2/1984, theo đề nghị của phía ViệtNam, Chính phủ Xôviết đã quyết định khôi phục và xây dựng thêm một loạt công trình tại căn cứ Cam Ranh. Việc xây dựng Cam Ranh bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ hình thức tự hạch toán kinh tế sang hình thức đấu thầu khoán gọn, bắt đầu giai đoạn xây dựng kiên cố thay cho các kết cấu lắp ghép tạm thời. N.M Zariphôvich – Phó tổng giám đốc Công ty Xây lắp Liên Xô tại Việt Nam giai đoạn 1987-1989 đã kể lại trong cuốn “Liên Xô – một từ không bao giờ quên” (Nguyễn Đình Long dịch) rằng, Cục kỹ thuật xây dựng nước ngoài thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô, đơn vị có nhiều kinh nghiệm xây dựng các công trình ở hơn 60 nước trên thế giới đảm nhiệm việc lựa chọn và đưa chuyên gia đến Cam Ranh. Họ là những chuyên gia tài năng của các đơn vị trong và ngoài quân đội được các tổ chức Đảng, Đoàn giới thiệu, được chở sang bằng đường hàng không qua Mátxcơva hay Vlađivôxtốc theo hành trình Mátxcơva – Tasken – Karachi (đôi khi là Bombay) – Kancútta – Hà Nội – Cam Ranh.
4. Trên cơ sở Hiệp định ký giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 20/4/1984, hai bên đã ký hợp đồng xây dựng cụm đài rađar số ba, là công trình viện trợ không hoàn lại. Tính chung từ năm 1984 đến năm 1987, Tổng Công ty Xây lắp Liên Xô do E.X Bôprênhép làm Tổng giám đốc đã xây dựng tổng cộng 28 nhà ở và công trình chuyên dụng các loại. Lúc đó tổng số người Liên Xô sống trong khu quân sự là 6.000 người, kể cả công nhân xây dựng.
Theo thỏa thuận trong mục 71 của Hiệp định ký ngày 20/4/1984, các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng. Các hạng mục đầu tiên được xây dựng xong từ tháng 12/1987, sau đó các chuyên gia Liên Xô bắt đầu sử dụng theo hình thức thuê miễn phí.
Có thể thấy rằng, về cơ bản, các công trình được Liên Xô – Nga xây dựng ở Cam Ranh bao gồm: Khu nhà ở của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó có chỉ huy sở đơn vị 31350 và doanh trại cho quân số biên chế của đơn vị, nhà ăn 250 chỗ, lò bánh mỳ, tổ hợp tắm hơi – giặt là, CLB, trường phổ thông số 183, 18 tòa nhà ở, kho tổng hợp lưu giữ và cấp phát vật tư, đội xe (gồm cả xe chuyên dụng); Vùng bến nhỏ; Bể chứa ngầm thể tích 14.000m3 dùng để chứa nhiên liệu; hai hầm lạnh dung tích 270 tấn dùng để chứa thực phẩm lưu trữ; 12 kho khung sắt dùng để chứa các loại vật tư khác nhau; Hai bể lọc giếng khoan, một dùng cho sinh hoạt, một dùng cho chiến hạm và các tàu hộ tống; Trạm phát điện trung tâm công suất 24.000kW cấp điện cho tất cả các công trình thuộc khu quân sự và của Việt Nam trên bán đảo…
Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga đã chở đi 588 người, 819 tấn hàng trong đó có 50 chiếc ôtô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diezel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng như tài liệu lưu trữ và tài liệu mật, bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàn giao cho phía ViệtNam57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ, 85km đường dây tải điện lưới, 62km đường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho.
Những người Nga đã sống và làm việc như thế tại Cam Ranh. U.X Ivanôvích, Đại tá quân dự bị, cựu binh Cam Ranh kể lại rằng, cho đến tận năm 1992, khi Liên Xô tan rã, thủ tục ra vào khu quân sự vẫn do phía Việt Nam quy định. Theo thỏa thuận thì mỗi tháng chỉ cho phép 4 chuyến xe đi ra ngoài theo kế hoạch định trước với số lượng người hạn chế, chủ yếu là dành cho thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương. Còn đối với số nhân viên kỹ thuật của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật thì do “nhiều yếu tố” nên ra “vùng tự do” là vi phạm luật. Những người lính Nga đã ra đi, nhưng những hình ảnh của họ còn đọng lại mãi trong lòng nhân dân Việt Nam.
Năm 2007, Hội đồng Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã quyết định xây dựng tượng đài những người lính Nga ở Cam Ranh và đó là tượng đài của tình hữu nghị Việt – Nga.
Theo NĂNG LƯỢNG
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Chiến tranh ngư dân


Lê Phan
17-4-2016
Trong vùng biển đang tranh chấp ở Biển Đông, theo nhật báo Washington Post, ngư dân Trung Cộng đang đóng vai một lực lượng tiền phương cho cuộc chinh phục Biển Đông.
Trung Cộng đang sử dụng đoàn tầu đánh cá khổng lồ của họ để dành chủ quyền trên Biển Đông. Việc này không những sẽ gây đụng chạm với các quốc gia láng giềng ở Đông Nam Á, mà còn đưa vào một sự khó tiên đoán nâng cao nguy cơ của những cuộc khủng hoảng hầu như định kỳ.
Mùa này là mùa đánh cá của Biển Đông, và chỉ trong vòng mấy tuần qua, căng thẳng đã bùng lên giữa Indonesia, Malaysia và Việt Nam với các ngư dân Trung Cộng, thường được hộ tống và bảo vệ bởi các hình thức tàu tuần duyên từ hải giám, hải cảnh đến kiểm ngư. Những ngư dân này đã đi rất xa ra khỏi vùng bờ biển của Trung Cộng. Và họ chỉ là chương mới nhất trong cuộc chiến tiệm tiến của Bắc Kinh nhằm nới rộng ngư trường và đồng thời dành chủ quyền và sự chế ngự hàng hải trên một trong những hải lộ quan trọng nhất của thế giới.
Chỉ cách đây vài năm thôi, hồi năm 2012, báo chí Việt Nam ồn lên việc Trung Cộng xua 23,000 tàu đánh cá xuống Biển Đông. Bản tin của báo chí Việt Nam nói đến ngư dân của các tỉnh Hải Nam và Quảng Đông được lệnh tìm xuống Biển Đông. Báo điện tử Báo Mới cho biết là trong tháng 7, cơ quan ngư nghiệp tỉnh Hải Nam đã đưa tàu đến đánh cá ở quần đảo Trường Sa “trong chiến dịch chuyển hướng hoạt động của các tàu đánh cá Trung Quốc từ đánh bắt gần bờ đến đánh bắt xa bờ.” Hồi đó sự hiện diện của ngư dân Trung Cộng ở Trường Sa còn là chuyện hiếm có. Chuyện đó ngày nay đã thay đổi hẳn.
Giáo Sư Zhang Hong Zhou, chuyên viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam tại viện đại học kỹ thuật Nanyang của Singapore giải thích: “Nhà chức trách Trung Quốc coi ngư dân và tàu đánh cá là những khí cụ quan trọng để nới rộng sự hiện diện của Trung Quốc và để giúp khẳng định chủ quyền trên vùng biển tranh chấp. Ngư dân ngày càng trở thành tiền tuyến của các tranh chấp Biển Đông, và các vụ đụng chạm ngư nghiệp có thể tạo nên những căng thẳng lớn hơn về ngoại giao và an ninh giữa Trung Quốc và các quốc gia trong vùng.”
Ở cảng Đàn Môn, một cảng ngư nghiệp ở phía nam của đảo Hải Nam, thuyền trưởng họ Trần đang ngồi trong phòng lái của cái tàu đánh cá của ông hôm tuần rồi, tờ Post kể, nói chuyện về đánh cá biển xa. Một tấm hình chủ tịch Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chỗ danh dự ngay sau lưng ông, cùng với một hệ thống định vị và hải hành rất mắc tiền mà chính phủ Bắc Kinh đã cung cấp cho ông miễn phí. Ông Trần bảo là nguồn cá ở Trường Sa dồi dào hơn là những vùng biển gần bờ của Trung Quốc, nhưng ông còn bảo là ông thực hiện một nghĩa vụ với tổ quốc. Ông khẳng định, như chính quyền Bắc Kinh đã chỉ bảo, “Đó là vùng biển của chúng tôi, nhưng nếu chúng tôi không đánh cá ở đó thì làm sao chúng tôi có thể bảo đó là lãnh thổ của chúng tôi được?”
Các chuyên gia nói là cuộc chiến dành ngư trường này, thường bị bỏ quên không được nhắc đến, là một ảnh hưởng tạo bất ổn trong Biển Đông, là một nguồn của những sự khó tiên đoán, dễ thay đổi và đầy nguy cơ.
Vào cuối tháng 3 vừa qua, cơ quan hải cảnh của Malaysia thấy 100 tàu đánh cá Trung Cộng, hộ tống bởi các tàu tuần duyên Trung Cộng, trong vùng biển của họ. Những con tàu này ở gần Đảo Luconia, chỉ chưa đầy 100 hải lý cách bờ biển Borneo thuộc Malaysia nhưng đến 800 hải lý cách điểm cực nam của đảo Hải Nam. Đầu tháng này, Hà Nội bắt một tàu Trung Cộng mà họ nói đang cung cấp dầu và tiếp tế cho các tàu đánh cá Trung Cộng ngay trong vùng biển của Việt Nam ở Vịnh Bắc Việt.
Nhưng vụ bùng nổ lớn nhất là hôm 20 tháng 3, khi các viên chức Indonesia áp tải một con tàu đang tiến gần đến Quần đảo Natuna. Khi tàu tuần duyên của Indonesia bắt đầu kéo con tàu đánh cá Trung Cộng vào bờ, một tàu tuần duyên của Trung Cộng can thiệp, đâm vào con tàu đánh cá, đẩy nó trở lại Biển Đông, cho đến khi Indonesia phải thả sợi dây kéo. Có điều trước đó, Indonesia đã bắt thuyền trưởng và ngư dân trên tàu mang về đất liền.
Indonesia lâu nay vẫn đứng bên lề các tranh chấp Biển Đông và cho đến nay Bắc Kinh vẫn tôn trọng và nói là họ công nhận chủ quyền của Indonesia trên Quần đảo Natuna, gần khu mỏ dầu quan trọng. Nhưng lần này chính phủ Indonesia đã phản ứng giận dữ, nói là họ cảm thấy cố gắng để duy trì hòa bình trong vùng biển tranh chấp đã bị “phá hoại.” Các viên chức quốc phòng Indonesia thề sẽ gửi những chiến hạm ra để bảo vệ các tàu tuần dương trong vùng, đang tính đến chuyện cưỡng bách tòng quân ở các hòn đảo hẻo lánh trong quần đảo Natuna, và đã gửi một phi đội F-16 đến Natuna để chống lại “những tên ăn cắp.” Trong khi đó bộ ngoại giao ở Jakarta đã triệu đại sứ của Bắc Kinh đến để gửi công hàm phản đối.
Trung Cộng như chúng ta biết đã vẽ đường lưỡi bỏ chín đoạn và dành chủ quyền trên toàn thể Biển Đông. Con đường chín đoạn đó có những nơi đi gần bờ biển của Philippines, Malaysia, Brunei, Việt Nam và nay Quần Đảo Natuna. Nhưng trả lời phóng viên trong cuộc họp báo định kỳ, phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh thản nhiên nói: “Vùng biển xảy ra xung đột là ngư trường truyền thống của Trung Quốc, tàu đánh cá Trung Quốc tiến hành đánh bắt cá bình thường tại vùng biển này. Ngày 19 tháng 3, khi tàu cá liên quan bị tàu vũ trang Indonesia quấy nhiễu, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đến cứu trợ, nhưng không đi vào lãnh hải Indonesia. Trung Quốc đã ngay lập tức yêu cầu Indonesia trả tự do và đảm bảo an toàn nhân thân cho ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ.”
Phải nói thái độ và hành động của Trung Cộng đúng là vừa đánh trống vừa ăn cướp. Một trong những luận cứ của Bắc Kinh về việc các ngư dân Trung Cộng tìm đến những vùng biển xa xôi, như ở Indonesia, họ đến chỉ cách đảo Natuna có 4 hải lý, tức là bên trong ngay cả hải phận của Indonesia mà họ công nhận, là vì đó là “ngư trường truyền thống.” Nhưng Trung Cộng cũng đồng thời tạo nên một thực tế ở ngay hiện trường qua việc nới rộng vùng hoạt động của các tàu đánh cá của họ.
Giáo Sư Alan Dupont, giáo sư về an ninh quốc tế của viện đại học New South Wales ở Sydney bên Úc, giải thích chiến lược tiếp theo: Sau tàu đánh cá mở đường, tàu tuần duyên sẽ tiến tới, theo sau là việc xây dựng các đảo nhân tạo trên các đá, bãi cạn, rạn san hô và sau cùng là quân sự hóa và kiểm soát. Ông Dupont bảo: “Tôi gọi chiến thuật này là ‘đánh cá, bảo vệ, chiếm đóng và kiểm soát.’”
Trung Cộng trong khi đó đổ tội cho là Hoa Kỳ đã quân sự hóa Biển Đông, dẫn chiến lược tái thăng bằng ở Á châu của Tổng Thống Barack Obama, một thu xếp mới để cho phép lực lượng quy ước của Hoa Kỳ sử dụng năm căn cứ của Philippines lần đầu tiên từ nhiều thập niên nay, và cuộc tập trận thường niên giữa hai quân đội mang tên là Balikatan (có nghĩa là sát cánh). Nhưng Trung Cộng, theo Giáo Sư Dupont, đang theo đuổi một kế hoạch lâu dài để chế ngự vùng Tây Thái Bình Dương và đẩy Hoa Kỳ ra, tìm cách lợi dụng một chính phủ Obama mà họ tin là đang bị bận tâm bởi những cuộc khủng hoảng toàn cầu khác. Nhưng theo ông, chính sách “cơ hội” của Bắc Kinh đã có hậu quả ngược lại, đoàn kết nhiều quốc gia trong vùng chống lại Trung Cộng.
Hai ông Dupont và Zhang, theo tờ Post, thì nói là mọi sự không phải chỉ vì quyền lợi quân sự và chính trị mà còn vì quyền lợi kinh tế. Theo thống kê của Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế, tiêu thụ tính theo đầu người của Trung Cộng về cá đã gia tăng lên gần 80lb vào năm 2010, gần gấp đôi mức trung bình của thế giới, và đang tăng trưởng khoảng 8% một năm. Ngành ngư nghiệp cũng sử dụng 15 triệu người. Mà so với vùng bờ biển phía bắc hay gần bờ thì quả ở Trường Sa cá chưa bị đánh cạn như gần bờ, chưa kể nhưng con hào khổng lồ, san hô và tôm hùm cùng hải sâm để tha hồ vơ vét.
Chính quyền cũng thúc đẩy ngư dân hãy đi xa bờ. Họ cung cấp xăng dầu trợ giá, và nếu chịu đóng tàu lớn đi Trường Sa còn được giá rẻ nữa. Chính quyền đảo Hải Nam trợ cấp lớn cho việc xây dựng những con tàu đánh cá lớn hơn, bọc thép và một hệ thống hải hành mắc tiền được cung cấp hầu như miễn phí cho toàn thể khoảng 50,000 con tàu. Và với nó các ngư dân Trung Cộng sẽ có thể gửi điện cầu cứu đến các tàu tuần duyên với vị trí rõ rệt nếu họ gặp vấn đề.
Tiến Sĩ Rodger Baker của công ty nghiên cứu tình báo chiến lược toàn cầu Stratfor thì nói là “quyền bảo vệ các tàu đánh cá” của Trung Cộng theo họ nghĩ là tương đương với quyền tự do hải hành của Hải Quân Hoa Kỳ, mà theo ông nhằm để khẳng định Biển Đông là “biển nhà” của họ.
Hơn thế, nằm vùng bên trong các tàu đánh cá và thường đứng ra tổ chức các chuyến đi này là một lực lượng mà Trung Cộng gọi là “dân quân biển,” nhưng người dân được huấn luyện sử dụng vũ khí nhẹ mà nhiệm vụ là để bảo vệ cái gọi là chủ quyền biển. Lực lương Dân Quân Biển Đàn Môn là nhóm nổi tiếng nhất. Họ đã từng được Chủ Tịch Tập Cận Bình đến thăm vào tháng 4 năm 2013, ngay sau khi ông nắm quyền. Thành viên của lực lượng này đã đóng vai chủ đạo để khuyến khích ngư dân xuống Trường Sa từ năm 1985. Chính các chuyến đi thường xuyên của họ đến Bãi Scarborough để bắt bào ngư đã khiến xảy ra cuộc đụng độ với Philippines vào năm 2012 mà sau cùng đã dẫn đến việc Philippines, nghe lời Hoa Kỳ, tin vào lời hứa của Bắc Kinh, rút lui để lại cho Trung Cộng kiểm soát. Chính họ là những tàu đánh cá đâm vào các tàu Việt Nam ở cuộc đụng độ về vụ giàn khoan HD 981.
Giáo Sư Andrew S. Erickson của học viện Hải Quân Hoa Kỳ gọi họ là những “little blue men” của Trung Quốc, so sánh họ với “little green men” của ông Putin, những tay vũ trang đã đóng vai trò chính ở Crimea và Ukraine. Tiến Sĩ Baker của Stratfor thì bảo có một nguy cơ lớn cho Trung Cộng trong chính sách này: “Tàu đánh cá đi đến chỗ nào có cá, hào và cua. Khi khích bác họ với những khẳng định chủ quyền và quốc gia chủ nghĩa, các thuyền trưởng tàu đánh cá biết là họ có thể xông tới bất chấp hiểm nguy, bởi họ biết họ sẽ được cứu. Thành ra họ sẽ xông tới. Điều đó có nghĩa là các cuộc khủng hoảng trong vùng biển tranh chấp sẽ không là chuyện thường xảy ra.”

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc sẽ “gục ngã” nếu liều đại chiến với Mỹ Đăng bởi Hai Hoang Van on Chủ Nhật, ngày 17 tháng 4 năm 2016 | 17.4.16


Mỹ sẽ giành thế chủ động trong tất cả các môi trường tác chiến mà trong chiến tranh siêu hiện đại sẽ bao trùm không trung, biển , vũ trụ và không gian mạng.

Theo khái niệm Tác chiến không-biển (Air-Sea Battle Operational Concept), chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra theo hai giai đoạn.

Giai đoạn một sẽ là chặn đứng các cuộc tiến công ban đầu, chủ yếu là các cuộc tiến công bằng tên lửa, của quân đội Trung Quốc, cũng như hạn chế thiệt hại về quân đội và sự tổn hại của các căn cứ quân sự của Mỹ và đồng minh.

Khó nhất đối với quân đội Mỹ sẽ là bảo vệ các căn cứ và hải cảng, cũng như các tàu mặt nước cỡ lớn của Hải quân Mỹ nằm trong tầm hoạt động của tên lửa, máy bay và tàu ngầm của quân đội Trung Quốc. Trong những ngày đầu xung đột, khó có thể duy trì được lực lượng hải quân mặt nước lớn của Mỹ trong bán kính đến chuỗi đảo thứ nhất.

Cần chấp nhận là Mỹ bị đặt vào tình thế quân sự còn khó khăn hơn khi sự căng thẳng chính trị và quân sự gia tăng trong khu vực sẽ buộc người Mỹ phải điều động lên các vị trí phía trước những lực lượng quân sự lớn nhằm thuyết phục các đồng minh tin tưởng vào ý định bảo vệ họ của Mỹ (đây là việc tung sức mạnh nhằm mục tiêu chính trị). Nhưng đồng thời, điều đó sẽ phản tác dụng về mặt quân sự bởi vì nó lập tức kích động một cuộc tấn công ồ ạt của Trung Quốc vào các vị trí này.

Hình minh họa
Bịt mắt và "cho ăn đòn"

Các tàu chiến của Mỹ và Nhật Bản trang bị hệ thống AEGIS để chống tên lửa sẽ được lệnh chiếm lĩnh các vị trí bảo vệ đã định. Các tàu chiến mặt ước có giá trị chiến đấu lớn như tàu sân bay sẽ được rút khỏi tầm hoạt động của các lực lượng/phương tiện chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (A2/AD) của Trung Quốc và sẽ bắt đầu liên tục cơ động để đối phó với các cuộc tiến công của đối phương. Các tàu tác chiến điện tử dùng để chế áp và đánh lừa đối phương cũng sẽ chiếm lĩnh các vị trí đã định. Các tàu ngầm của các nước đồng minh với Mỹ cũng sẽ được triển khai ở các vị trí chiến đấu phía trước đã định dọc theo chuỗi đảo thứ nhất, cụ thể là dọc theo các eo biển của quần đảo Ryukyu và ngang qua eo biển Luzon.

Những vị trí này tạo ra những điều kiện tốt cho cuộc chiến tranh tàu ngầm bởi vì các tàu ngầm Trung Quốc phải đi qua nhiều lần ở những địa điểm nguy hiểm đối với chúng các khu vực dọc quần đảo Ryukyu (các tàu ngầm Trung Quốc tính năng yếu, có tầm hoạt động nhỏ, sức chiến đấu thấp và thường xuyên phải vào cảng để bổ sung nhiên liệu). Điều đó rất quan trọng từ góc độ địa lý khu vực ở phương diện điều đó có thể tận dụng triệt để để tác chiến chống tàu ngầm Trung Quốc. Các tàu ngầm tiến công của Mỹ trái lại sẽ chiếm các vị trí ở các vùng biển ven bờ biển Trung Quốc để tấn công vào các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, cũng như vào các hệ thống sonar ngầm và các sensor ở gần bờ biển. Những tàu ngầm còn lại sẽ làm nhiệm vụ các căn cứ quân sự Mỹ quan trọng nhất như Guam và các quân cảng ở Hawaii và kiểm soát hoạt động đi lại của các tàu Trung Quốc ở phía tây biển Philippines.

Giả thiết là căn cứ quân sự Kadena ở Nhật, căn cứ Guam và các căn cứ ở quần đảo Mariana sẽ bị tiêu diệt hoặc bị phá hủy tạm thời vì cuộc tấn công tên lửa của Trung Quốc ở ngay đầu cuộc xung đột, vũ khí trang bị của Mỹ sẽ được đưa đến các căn cứ ở miền đông Nhật Bản để tăng cường khả năng phòng thủ của Nhật chống các cuộc tấn công xuất phát từ biển Nhật Bản và biển Hoa Đông. Vũ khí trang bị (máy bay, đạn dược, nhiên liệu…) được chuyển nhanh chóng và thành công đến miền đông Nhật Bản sẽ tăng cường khả năng phòng ngự của Nhật, cũng như bảo toàn triển vọng thắng lợi cuối cùng. Các vũ khí trang bị còn lại có thể đến từ Mỹ hay khu vực vịnh Persique nhanh nhất là sau một tuần.

Tiếp đó, người Mỹ sẽ tập trung làm “mù” các trung tâm chỉ huy quân đội Trung Quốc bằng cách tiêu diệt các vệ tinh Trung Quốc trong vũ trụ, cũng như các hệ thống radar kiểm soát không phận bố trí trên bờ biển và giành quyền khống chế không gian mạng. Việc bịt mắt đối phương sẽ khiến Trung Quốc không còn khả năng đánh giá mức độ thành công của các cuộc tấn công của họ và đánh giá tổn thất chiến đấu gây ra, điều đó dẫn đến không thể nắm bắt tình hình hiện tại và tiêu hao phương tiện chiến đấu vào các mục tiêu đã bị tiêu diệt hoặc không quyết định tấn công phù hợp để tiêu diệt.

Ngay sau khi bịt mắt thành công đối phương, người Mỹ sẽ phát động tấn công vào các bệ phóng tên lửa tầm trung và tầm xa, cũng như các hệ thống vũ khí tiến công khác của Trung Quốc. Đó là mục tiêu then chốt mà khi thực hiện hành công sẽ cho phép tước bỏ khả năng của quân đội Trung Quốc giành chiến thắng nhanh chóng và không thể đảo ngược. Để giành thắng lợi trong các nhiệm vụ đó, cần sử dụng các máy bay tiến công tầm xa khó bị radar đối phương phát hiện của Không quân và Hải quân Mỹ (các máy bay hiện có của Hải quân Mỹ không có những tiêu chí này, còn bán kính hoạt động của chúng nhỏ hơn của các hệ thống vũ khí phòng thủ của quân đội Trung Quốc, nhưng tình hình này sẽ sắp thay đổi khi Hải quân Mỹ nhận vào trang bị loại máy bay không người lái tầm xa phát triển cho hải quân Х-47В), cũng như các tên lửa phòng từ tàu ngầm.

Các cuộc không kích nhằm vào Trung Quốc sẽ được thực hiện bởi các máy bay tiến công có thể đột phá hệ thống phòng không (các máy bay ném bom B-2) nên cho phép tiêu diệt các mục tiêu cơ động và khó xác định, cũng như bởi các máy bay tiến công oanh kích ồ ạt từ cự ly xa khi sử dụng các vũ khí trên khoang (các máy bay ném bom В-52 với tên lửa hành trình) để tiêu diệt các mục tiêu tĩnh tại. Việc lựa chọn các mục tiêu trên lãnh thổ Trung Quốc phải được giới lãnh đạo chính trị thông qua để tránh khả năng leo thang không thể kiểm soát các cuộc tấn công trả đũa nhằm vào các mục tiêu dân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Ở giai đoạn này của cuộc chiến, sự hiệp đồng giữa không quân và hải quân sẽ được thể hiện rất rõ: các tàu chiến AEGIS sẽ bảo vệ không phận bên trên các căn cứ không quân của Không quân Mỹ, còn các tàu ngầm và máy bay không người lái tiến công tương lai sẽ vượt qua hệ thống phòng không và mở cửa không phận Trung Quốc cho các cuộc tấn công ồ ạt được thực hiện bởi các máy bay đa nhiệm không có khả năng tự đột phá phòng không đối phương.

Các hành động nêu trên sẽ giúp Mỹ giành lại thế chủ động trong tất cả các môi trường tác chiến mà trong chiến tranh siêu hiện đại sẽ bao trùm không trung, biển , vũ trụ và không gian mạng. Các nhà phân tích Mỹ cho rằng, giai đoạn đầu sẽ không ngắn bởi vì các thách thức tác chiến liên quan đến giai đoạn này sẽ rất lớn.

Người Mỹ sẽ vấp phải những khó khăn lớn về hậu cần bởi vì các chiến dịch ở phía tây tuyến Guam-Saipan sẽ đòi hỏi những chi phí lớn (khoảng cách xa giữa các căn cứ, các cơ sở cung ứng hậu cần nhỏ, hoạt động trong điều kiện có tác chiến đối kháng cường độ cao của đối phương), những yếu tố đó sẽ kéo dài thời gian của tất cả các hành động và chiến dịch.

Sẽ là điểm bước ngoặt là khi Không quân và Hải quân Mỹ có khả năng hoạt động tại khu vực giữa quần đảo Ryukyu và Đài Loan, ở Biển Đông và biển Hoa Đông bắt đầu khi khả năng A2/AD của Trung Quốc bị suy yếu. Một yếu tố quan trọng khác sẽ là khi quân đội Mỹ giành được ưu thế tác chiến và làm chủ không phận bên trên Nhật Bản. Các nhà phân tích Mỹ dự định ở giai đoạn đầu chiến tranh kéo không quân Trung Quốc vào một trận không chiến lớn ở không phận bên trên phía đông Nhật Bản, mà với ưu thế chất lượng của máy bay, kinh nghiệm chiến đấu và các kỹ năng của phi công Mỹ sẽ bảo đảm thắng lợi của Mỹ và đồng minh, và nhanh chóng loại các máy bay chiến đấu Trung Quốc khỏi cuộc đấu giành quyền khống chế trên không bên trên Biển Đông và biển Hoa Đông, và qua đó cho phép máy bay Mỹ và đồng minh tự do hành động trong các phi vụ tiến công nhằm vào các mục tiêu (tàu bè, đoàn tàu vận tải, hạ tầng).

Bóp nghẹt địch thủ

Giai đoạn 2 sẽ tập trung trước hết vào phong tỏa bờ biển Trung Quốc và cắt đứt các tuyến đường vận chuyển đến Trung Quốc tại khu vực chuỗi đảo thứ nhất, trước hết là bằng lực lượng tàu ngầm (cả trong các cuộc tấn công trực tiếp vào các mục tiêu, cũng như rải thủy lôi các tuyến đường biển), cũng như phá hủy hoạt động thông tin liên lạc và vô hiệu hóa các trung tâm chỉ huy và hậu cần cần để tiến hành chiến tranh.

Việc phá hủy các trang bị dưới nước và hạ tầng tàu ngầm của Trung Quốc tại Biển Đông và biển Hoa Đông sẽ tạo ưu thế lớn cho Mỹ vì nó cho phép người Mỹ triển khai hoạt động tại khu vực này và tiêu diệt hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, điều này sẽ dẫn đến thủ tiêu mối đe dọa đối với tàu nổi của Hải quân Mỹ và đồng minh tại khu vực chuỗi đảo chiến lược thứ nhất.

Cuộc chiến tàu ngầm có đặc thù riêng và không thể trong thời gian ngắn phát hiện và vô hiệu hóa tất cả các tàu ngầm đối phương (do đó mà Mỹ chủ trương kiểm soát lên tục tàu ngầm đối phương trong thời bình và gia tăng số lượng tàu ngầm chiến lược của Hải quân Mỹ), do đó, chiến dịch vô hiệu hóa các tàu ngầm Trung Quốc có thể kéo dài nhiều tháng.

Mặt khác, việc kết thúc nhanh chiến dịch tiêu diệt lực lượng tàu ngầm Trung Quốc sẽ cho phép hạm đội tàu ngầm Mỹ chuyển sang nhiệm vụ ngăn chặn các tuyến đường vận tải của Trung Quốc ngay sát bờ biển nước này, cũng như tiến hành rải thủy lôi quy mô lớn các hải cảng Trung Quốc, điều sẽ làm thay đổi cán cân sức mạnh theo hướng có lợi cho Hải quân Mỹ.

Các chiến lược gia Mỹ dành cho hạm đội tàu ngầm Mỹ một vai trò lớn trong cuộc chiến tranh này. Trong tất cả các kịch bản, một số lượng lớn tàu ngầm được giao các nhiệm vụ tiến công các mục tiêu trên bộ, cũng như tiêu diệt các tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, rải thủy lôi, xâm nhập và phá hoại, tiêu diệt các đoàn tàu vận tải. Việc tiêu diệt nhanh chóng hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, việc vô hiệu hóa sơ bộ các hệ thống phản ứng gần bờ biển Trung Quốc sẽ tạo cơ hội giải thoát các tàu chiến Mỹ khỏi trách nhiệm hộ tống và áp tải các đoàn tàu vận tải chở hàng quân sự.

Sau khi loại trừ mối đe dọa từ phía hạm đội tàu ngầm Trung Quốc và sau khi giành quyền kiểm soát không phận khu vực chuỗi đảo chiến lược thứ nhất, người Mỹ sẽ bắt đầu săn đuổi các tàu mặt nước Trung Quốc cho đến tận bờ biển nước này. Họ sẽ sử dụng các máy bay chiến đấu xuất kích từ các tàu sân bay sẽ được đến chiến trường để làm việc này. Mục tiêu sẽ là tiêu diệt hạm đội đối phương hay kìm chân nó trong cả các hải cảng.

Mục tiêu tiến công cuối cùng của phía Mỹ sẽ là tiêu diệt hoặc làm suy giảm mạnh năng lực sản xuất quân sự của Trung Quốc, cụ thể là sản xuất vũ khí, đạn dược mà việc kiểm soát được việc sản xuất này sẽ là then chốt để giành thắng lợi trong cuộc xung đột đối với mỗi bên.

Phương tiện trực tiếp mang lại chiến thắng cho người Mỹ trong cuộc chiến tranh sẽ là phong tỏa đường biển thành công mà để làm được cần phải đạt được tất cả các mục tiêu nên ở trên. Mỹ sẽ có thể kiểm soát các tuyến giao thương trên biển đến chừng nào thì Trung Quốc sẽ bị tước bỏ khả năng tiếp cận các tài nguyên từ hướng biển chừng ấy.

Sau khi thiết lập được vòng phong tỏa hoàn toàn, kinh tế Trung Quốc sẽ lâm vào suy thoái rất nhanh và một Trung Quốc thua cuộc sẽ cầu xin hòa bình. Và sẽ không cần bất kỳ chiến dịch mặt đất lớn nào. Các ví dụ của nước Đức thời Thế chiến I và Nhật Bản trong Thế chiến II cho thấy, việc chặt đứt hoạt động ngoại thương có thể là yếu tố then chốt và quyết định để giành thắng lợi trong chiến tranh.

Ngoài ra, xuất phát từ việc các điều kiện địa lý các vùng biển duyên hải Trung Quốc rất sơ hở, nên việc phong tỏa đường biển Trung Quốc sẽ là việc đơn giản hơn là phong tỏa đường biển Nhật thời Thế chiến II. Người Mỹ sẽ có thể phong tỏa các tuyến đường đến và đi từ Trung Quốc từ khoảng cách khá xa Trung Quốc (ngoài tầm hoạt động của các phương tiện A2/AD của Trung Quốc, tức là phong tỏa từ xa). Hoặc là các tàu chở hàng Trung Quốc sẽ phải đi đến Trung Quốc qua những tuyến đường cách khá xa Hoa lục: eo biển Malacca, Singapore, các eo biển Indonesia hay Ryukyu/Luzon. Từ vị trí địa lý như nêu ở trên, việc phong tỏa tàu bè đi từ hay đến Trung Quốc không nhất thiết đòi hỏi đánh đắm chúng mà đơn giản chỉ cần chặn chúng lại (cùng với hàng hóa) trên các tuyến giao thông.

Mỹ "mài nanh, giũa vuốt"

Mặc dù, hiện nay quân đội Mỹ không có cả những phương tiện lẫn kế hoạch tác chiến đã được thông qua, lẫn học thiết khả dĩ tạo điều kiện để giành thắng lợi trong cuộc chiến ở tây Thái Bình Dương với Trung Quốc, Khái niệm Tác chiến không-biển (Air-Sea Battle Operational Concept), ngoài việc thực hiện bản thân kế hoạch tác chiến vốn là một bộ phận của nó, còn bao hàm các hành động và sáng kiến sau đây (được lựa chọn từ một số phương án riêng biệt):

- Đưa các phương tiện, vũ khí phòng thủ tên lửa đủ mạnh đến căn cứ quân sự then chốt trên đảo Guam hoặc các căn cứ ưu tiên được lựa chọn khác trong khu vực. Mở và trang bị đầy đủ các phương tiện cần thiết cho các căn cứ nhỏ trong khu vực này như: Tinian, Saipan, Palau. Nhất thiết phải xây dựng đường ống dẫn dầu ngầm giữa Guam, Tinian, Saipan;

- Xóa bỏ sự mất cân bằng chất lượng và số lượng hiện tại giữa Mỹ và Trung Quốc về các phương tiện chiến đấu tầm xa, có thể tiêu diệt các mục tiêu ưu tiên đặc dụng ở giai đoạn đầu xung đột, bằng cách đưa vào trực chiến trong Hải quân Mỹ các tên lửa đường đạn có phương án bố trí khác nhau và tầm bắn không dưới 1.000 km. Phát triển và đưa vào trang bị cho Không quân và Hải quân Mỹ các phương tiện chiến đấu cơ động, khó bị phát hiện, tầm xa thế hệ mới; phát triển và trang bị các vũ khí siêu vượt âm có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ nơi nào trên trái đất trong vòng 1 giờ;

- Phát triển và trang bị các phương tiện chiến đấu có thể nhận dạng và tiêu diệt mục tiêu trên lãnh thổ đại lục Trung Quốc;

- Tăng cường khả năng tiến hành các hoạt động dưới nước, trong đó có các tàu ngầm và tàu ngầm robot và thủy lôi vốn sẽ có ý nghĩa hàng đầu để giành quyền bá chủ ở cái gọi là chuỗi đảo chiến lược thứ nhất, điều có ý nghĩa quyết định đối với kết cục chiến tranh;

- Thay đổi hệ thống chỉ huy các lực lượng Mỹ bằng cách tiêu chuẩn hóa các hệ thống thông tin giữa các quân binh chủng, cũng như tiến hành bảo vệ hệ thống chỉ huy quân đội trước các cuộc tấn công từ vệ tinh và từ không gian mạng. Xây dựng và đưa vào khai thác hệ thống chỉ huy quân đội dự phòng, khẩn cấp;

- Phát triển và trang bị cho quân đội vũ khí năng lượng định hướng;

- Sự tương tác và liên kết chặt chẽ trong thời gian tới của các kế hoạch, tập trận, diễn tập và các hệ thống hỗ trợ các phương tiện chiến đấu giữa Hải quân và Không quân Mỹ tại chiến trường tây Thái Bình Dương, bởi vì chính hai quân chủng gánh vác trọng trách chính của cuộc chiến tương lai;

- Sản xuất và lưu trữ số lượng đủ lớn các loại vũ khí, cũng như hỗ trợ cơ sở công nghiệp sản xuất đủ số lượng các hệ thống vũ khí trang bị và đạn dược, có khả năng tăng đột biến sản lượng sản phẩm quân sự;

- Duy trì và mở rộng các liên minh quân sự với Nhật Bản và Australia. Giúp đỡ các nước này có được các phương tiện chiến đấu mới, chẳng hạn bán cho họ các máy bay đa năng thế hệ 5, cũng như soạn thảo các kế hoạch chung và phát triển các hệ thống phòng không.

Theo VND
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nguyễn Văn Phong, cây bút không “phải lòng” chiếc bóng mình.


dutule.com (Calif., ngày 17 tháng 4-2016): Tôi có xu hướng quý, mến những cây bút đem được họ ra khỏi chiếc gương soi nhân vật, để họ không “phải lòng” chính chiếc bóng (nhân vật) của họ.
Có dễ vì thế mà, gần đây, có chút giờ rảnh, tôi tìm đọc văn xuôi Nguyễn Văn Phong - -  Và, cõi văn xuôi của Nguyễn đã cho tôi cơ hội gặp lại xu hướng thưởng thức văn chương của mình.
Với những người viết văn có ý thức, có trình độ đọc, hiểu… đều hiểu rằng, mặt bằng văn chương thế giới đã từ chối gần một thế kỷ, cái mà những nhà phê bình văn học thế giới gọi là nền văn học tâm lý toàn triệt - - Hoặc nhà văn như… “Thượng đế”! Cái gì cũng biết, mọi xung động của thất-tình đều có thể chẻ thành đôi, thành ba, cộng thêm quyền sinh sát trên nhân vật!?!  
Theo nhà phê bình văn học R-M. Albéres, trong cuốn “Văn học Thế giới Hiện Đại / Les Littératures Contemporaines À  Travers Le Monde” thì, để phản ứng lại sự kiện tự cho mình vai trò “Thượng đế”,  cuối thập niên 1940, ở Pháp, một phong trào gọi là phong trào “Tiểu thuyết mới / Nouveau Roman”, do nhà văn Alain Robbe-Grillet và các bạn đề xướng… Họ tập trung  quanh nhà xuất bản “Nửa Đêm” / Editions de Minuit”. (*) Họ chủ trương trả con người, sự vật, thiên nhiên về bản chất thực của nó. Nói đơn giản, dễ hiểu là bản chất khách quan…
Phong trào này, chỉ tồn tại được một thời gian thì bị những phong trào văn chương khác qua mặt, loại bỏ, nhận chìm nó vào quên lãng…
Ở  Việt Nam, chẳng những phong trào “Tiểu thuyết mới” (đã trở thành cũ) không được nhiều  nhà văn Việt Nam quan tâm - - Mà, tới hôm nay, chúng ta vẫn còn khá nhiều nhà văn “đắm đuối” với những “chuẩn mực” văn chương cổ điển: Xây dựng tác phẩm trên căn bản tâm lý kỳ khu, tạo cao trào, nút thắt, nút mở… Họ đầu tư mọi nhọc nhằn tưởng tượng sao cho có được những tình tiết éo le, gay cấn, tình dục bệnh hoạn … để tạo tên tuổi, chỗ đứng cho mình! (**)
Tuy nhiên, cũng có một số nhà văn đem được họ ra khỏi vực xoáy đục ngầu cái cũ, để hiển lộ những cách cảm nhận khác, ứng hợp hơn với thực tế đời sống thực dụng, lạnh lùng đương đại.
Trong số ít ỏi này, theo tôi, có Nguyễn Văn Phong.
Nguyễn không phải là cây bút của tiểu thuyết (dù là “Tiểu thuyết mới”). Nguyễn là người viết đoản văn – đúng hơn cây-bút-tùy-bút.
Với tôi, Nguyễn không chỉ có khả năng ra khỏi chiếc gương soi nhân vật, để không “phải lòng” chính chiếc bóng (nhân vật) của mình - - (Mà), Nguyễn còn có khả năng đem nhiệt-hứng chữ nghĩa về ngưỡng “zero độ”. Từ khởi điểm đóng băng này, tính khách quan trầm tĩnh (không chút son-phấn-cao trào, xoay-trần-tâm-lý, xiển dương tình dục bệnh hoạn) trong văn xuôi của Nguyễn hiển lộ tự nhiên, không… “gân cốt”, không… “đồng bóng”, với khá nhiều hình ảnh bất ngờ, gần với thi ca.
Ở đoản văn (hay tùy bút) tựa đề “Nhạt nhòa” viết về mối liên hệ lỏng lẻo, nhưng bền chắc của truyền thống gia tộc Việt Nam, Nguyễn nói về một người phụ nữ, Nguyễn gọi bằng “” và, những đứa con, cháu của người Bà ấy. Toàn bộ đoản văn không có một chi tiết giật gân, gúc mắc. Nó như dòng chảy nhạt nhòa, ẩn khuất lãng quên của một con mương đào; những cơn gió thoảng, nhẹ tới mức không được ai nhận biết… Nhưng, trước khi ra khỏi “Nhạt nhòa”, Nguyễn Văn Phong viết:
“Tôi thấy con đường đất thân quen vắng bóng những đôi mắt nhìn mình qua kẽ lá. Như thể những bông hoa dại sẽ không còn nở nữa trong tôi, và trên con đường đá nhỏ…” (Web-site dutule.com)
Hoặc trong đoản văn tựa đề “Không còn gì của đêm qua”, Nguyên Văn Phong, ghi lại cuộc gặp gỡ thoáng chốc với một người con gái lam lũ, phụ trách việc chuyển than cho lò đốt xe lửa… Trước, sau 2 lần thấy nhau, không một bày tỏ cụ thể nào, ngoài ánh mắt của Nguyễn: (Nhà văn quan sát khách-thể).
Cuối cùng Nguyễn ghi:
“…Chỉ còn một lát nữa thôi là trời chuyển sáng. Khoảng thời gian ấy cũng vừa đủ để chúng tôi hiểu rằng chưa quen nhau. Đúng như không có một cuộc chuyện trò nào giữa tôi và em. Chỉ lát nữa thôi, không có chàng hoàng tử nào trước cuộc sống của người con gái ấy, bởi tôi lén đi trong hơi sương của màn đêm hấp hối, giấu đi tất cả những mơ tưởng hoang đường để trở về với sự cũ kỹ của một ngày mới, chỉ có buổi sáng là huyền diệu, vì nó hứa hẹn những điều đẹp đẽ cho cuộc sống, và tôi đi tìm những thứ viển vông mới vì không còn gì của đêm qua.” (Nđd).
Hoặc nữa, trong đoản văn cực ngắn, tựa đề “Uống trà nhớ phố”, Nguyễn Văn Phong cũng cho tôi những hình ảnh bất ngờ, đầy thi tính, “… vòng quay tất tưởi những chiếc nam hoa vẫn muốn kiếm tìm thơ mộng...”:
“Tôi nán lại nơi ấy trong một thời gian ngắn khi lao động nặng nhọc tại một xưởng gỗ. Và chỉ nhìn ngắm nếp sống của con phố khi ngày vất vả bên lớp bụi mùn cưa được khép lại. Chưa một lần bước chân vào những ngôi nhà huy hoàng ấy, tôi vẫn có cảm giác mình thuộc về con phố lạ ven sông bởi vòng quay tất tưởi những chiếc nam hoa vẫn muốn kiếm tìm thơ mộng, và đánh cắp men đời ở nơi ánh mắt rọi chiếu lên cảnh vật.” (Nđd).
.
Tôi e, nhiều bạn đọc của chúng ta vẫn giữ thói quen đi tìm trong văn xuôi, những éo le tâm lý, hoặc những sự kiện tình dục gay cấn, điên loạn… chắc chắn sẽ “dị ứng” với cõi-giới văn xuôi… “phẳng lặng” Nguyễn Văn Phong.
Nếu cảm nhận này đúng, hoặc vẫn còn chỗ đứng đáng kể trong tập quán đọc văn thì, đó là một đáng tiếc cho cả hai phía: Nhà văn và người đọc.
Cách gì, theo tôi, văn chương, nghệ thuật, như dòng-sông-đời-sống, không ngừng chảy tới…
Lâu rồi, chúng ta đã bỏ lại sau lưng, thời đi bộ, đi xe ngựa, để bước sâu vào thời đại… “tốc độ”;  với những bước …“nhảy vọt”… “hoành tráng”!?!  
Phải chăng đó cũng là một… “nan đề” cho tiến độ VHNT của chúng ta?
Du Tử Lê,
(California, tháng 4-2016)
_______
Chú thích:
(*) Bản dịch Bửu Ý. Nhà Xuân Thu, in lại tại Hoa Kỳ, không ghi nguồn, cũng không ghi năm tháng xuất bản.
(**) Vẫn theo tác giả R-M. Albéres thì, trước đó rất lâu, xu hướng “Tiểu thuyết mới” đã tượng-hình qua tác phẩm “Bọn Làm Bạc Giả” của André Gide (1925); rồi James Joyce với “Ulysse” v.v… chứ không phải đợi nhiều thập niên sau với Alain Robbe-Grillet và các bạn (Nđd)
Phần nhận xét hiển thị trên trang