Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Nói này thì ..hết biết luôn!

“Chạy vào Quốc hội là... bình thường"!?

Dân trí
Thứ Bảy, 13/02/2016 - 02:23

(Dân trí) - Đến ĐB Quốc hội mà còn “chạy là bình thường” thì đúng là “cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền” đang hiện hữu. Một khi Đại biểu Quốc hội mà “có tiền là chạy được”, đến khi đạt được mục đích, tránh sao khỏi tâm lý ít nhất là “hoàn vốn”?!

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Chỉ đầu năm 2016, chúng ta đã và sẽ thực hiện 2 sự kiện trọng đại, có tính quyết định vận mệnh của đất nước không chỉ trong vòng 5 năm tới mà còn cả những năm sau này.

Đó là Đại hội Đảng XII (vừa kết thúc) và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp sắp tới.


Nếu Đại hội là chiến lược về sự lãnh đạo của Đảng thì Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Do đó, nhân sự của Ban chấp hành Trung ương Đảng quan trọng bao nhiêu thì nhân sự của Quốc hội cũng quan trọng không kém.

Về nhân sự Đảng, có thể còn có những ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản, Đại hội đã bầu được một Ban chấp hành Trung ương tốt nhất, với những đòi hỏi rất khắt khe. Đặc biệt, 19 gương mặt trong Bộ Chính trị là những đại biểu ưu tú nhất hiện nay của Đảng.

Đối với Quốc hội, việc đặt chất lượng đại biểu lên hàng đầu không chỉ là để thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng XII mà còn là nguyện vọng của cử tri cả nước.

Nhìn thẳng vào sự thật mà nói, dù chất lượng Đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ vừa qua về cơ bản là tốt, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, làm tốt trách nhiệm của mình, có tới 3 đại diện (đều là nữ) thuộc Quốc hội được Đại hội tín nhiệm bầu vào Bộ Chính trị thì cũng còn có một số đại biểu chưa đạt chất lượng là đại diện của cử tri, chưa xứng đáng với vai trò thành viên của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất.

Thậm chí, có những trường hợp gian dối trong kê khai lý lịch, tham ô, tham nhũng, vi phạm pháp luật và cả những phát ngôn hồ đồ, thiếu thận trọng, thiếu suy nghĩ, thiếu cả văn hóa tối thiểu.

Không phải vô cớ mà trong cuộc thảo luận tại tổ ngày 5/11/2014 về Luật Bầu cử, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) đề xuất Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân nên cụ thể hoá tiêu chuẩn đã được ghi trong Hiến pháp. Ứng viên phải có đầy đủ hồ sơ khi tham gia ứng cử và lý lịch tư pháp. Đặc biệt trong giấy khám sức khoẻ cần có cả trắc nghiệm về thần kinh, tâm lý.

Còn ĐB Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh) thốt lên đầy chua chát: “Ai cũng làm đơn ứng cử được, thậm chí một người mới từ bệnh viện tâm thần xuất viện cũng ứng cử được” - (Báo Dân trí, bài “Ứng viên đại biểu Quốc hội phải được khám sức khỏe... tâm thần?”).

Song, một điều còn đáng lo ngại hơn cả bệnh “tâm thần”, đó là “chạy” vào Quốc hội.

Trả lời phỏng vấn báo Infonet của Bộ Thông tin & Truyền thông ngày 9/2 vừa qua, bài “Ông Lê Văn Cuông: "Nếu thu mình trong vỏ lợi ích thì làm ĐBQH sao được!", vị ĐB Quốc hội hai nhiệm kỳ XI, XII, đoàn ĐBQH Thanh Hóa đã thẳng thắn: “Bây giờ chạy vào Quốc hội là bình thường, có tiền là chạy được, có quan hệ thân là chạy được. Chạy vào đó để hưởng lợi, để đánh bóng thương hiệu thôi chứ không phải chạy vào đó là vì nước, vì dân”.

Đến ĐB Quốc hội mà còn “chạy là bình thường” thì đúng là “cái gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền” đang hiện hữu.

Một khi Đại biểu Quốc hội mà “có tiền là chạy được” thì khi đạt được mục đích, tránh sao khỏi tâm lý ít nhất là “hoàn vốn”?!

Bùi Hoàng Tám
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Giải nôm như nhà bác này thực dễ hiểu:

Rốt cuộc sau 100 năm, lời tiên đoán về sự tồn tại của "sóng hấp dẫn" của Anhxtanh đã được khoa học chứng minh bằng thực nghiệm.
"Sóng hấp dẫn" thì cũng như "sóng vật chất", thực ra chả có cái gì là "sóng" cả. Đó chỉ là bằng chứng cho thấy sự sinh diệt liên tục trong từng sát - na của tất cả mọi loại tồn tại. Lực hấp dẫn thì cũng như vậy. Từ trước tới giờ, con người tưởng nhầm là nó liên tục, thực ra nó cũng luôn tồn tại trong trạng thái sinh diệt, cái trước làm "nhân" cho cái sau gọi là "thứ đệ duyên". Cái trước diệt rồi cái sau mới sinh. Gặp nhiều "duyên" thì nó tăng lên, bớt "duyên" thì nó giảm đi, thậm chí hết "duyên" thì nó biến mất (không trọng lực)... Thế thôi.
Sinh diệt liên tục làm cho vật chất luôn biến đổi, vừa "trẻ" ra, vừa "già" đi, cái nọ chuyển hóa thành cái kia... Sự sinh diệt không ngừng ấy tạo cho cảm giác tồn tại những loại "sóng" nào đó. Thì... cũng thế thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Vua Quang Trung đánh Thăng Long không suôn sẻ như sử viết?


TTO - Một số nội dung đã viết, đã ghi nhận còn rất nhiều lỗ hổng khiến đời sau không hoặc hiểu không hết về vị vua bách chiến bách thắng Quang Trung Nguyễn Huệ. 
Vua Quang Trung đánh Thăng Long không suôn sẻ như sử viết?
Những gì đã viết, đã ghi nhận còn rất nhiều lỗ hổng khiến đời sau không hoặc hiểu không hết về vị vua bách chiến bách thắng Quang Trung Nguyễn Huệ
Những điều này nằm trong cuốn Việt - Thanh chiến dịch của tiến sĩ Nguyễn Duy Chính vừa được Nhà xuất bản Văn Hóa Văn Nghệ ấn hành.
Lâu nay, Phong trào Tây Sơn lịch sử chúng ta đã viết khá nhiều. Đặc biệt là chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi Việt Nam năm Kỷ Dậu 1789, một chiến thắng đã khiến cho kẻ thù e sợ. 
Nhiều điều chưa biết
Thế nhưng, những gì đã viết, đã ghi nhận còn rất nhiều lỗ hổng khiến đời sau không hoặc hiểu không hết về vị vua bách chiến bách thắng nầy.
Những câu hỏi như quân đội Tây Sơn gồm những ai? Làm thế nào để Tây Sơn có một đội thủy quân mạnh? Các vị tướng của Quang Trung như các Đô đốc Lộc, Thủ, Tuyết, Thái sư Bảo... vì sao không có tiểu sử? Cách tiến quân thần tốc của Tây Sơn? Các phương tiện vận chuyển, vũ khí sử dụng, lương thực mang theo của quân Tây Sơn... vẫn chưa có lời giải thích hợp lý.
Và hầu hết những điều này được giải thích rõ hơn trong Việt - Thanh chiến dịch.
Việt - Thanh chiến dịch cho người đọc biết lực lượng của Tây Sơn là “đa tạp không thuần nhất” bao gồm “binh sĩ các vùng Thuận Hóa và Quảng Nam ở Đàng Trong, trong đó có một số đông người Thượng và người Hoa”.
Để bảo đảm đội binh nầy chiến đấu tốt và tuân lịnh chỉ huy tuyệt đối, Tây Sơn đã “áp dụng kỷ luật thép”.
Trước khi lên ngôi hoàng đế, vua Quang Trung đã công bố một sắc lịnh nói rõ rằng “nếu một sĩ quan hay binh lính nào phạm tội gì, các quan văn võ sẽ họp lại để xử họ và nếu họ đáng bị xử tử họ sẽ bị kết án tử hình”, đặc biệt là trường hợp “trốn bổn phận” sẽ bị “xử tử tức thì”.
Quân Tây Sơn sử dụng màu đỏ tía trong áo mặc và chỏm mũ. Quân đội gồm có bộ binh, tượng binh, thượng binh, thủy binh. Bộ binh chủ yếu là “thân binh Thuận Quảng” trang bị tối tân, rất kỷ luật gồm người Thuận Hóa, Quảng Nam, người Thượng và người Hoa.
Thượng binh hầu hết là người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, Lào, Campuchia. Tượng binh đội binh quan trọng nhứt của Tây Sơn dùng để chở đại bác loại nhỏ, vũ khí, lương thực cũng do người dân tộc thiểu số điều khiển. Thủy binh bao gồm các ngư dân nghèo sống ven biển và hải khấu người Hoa.
“Đối với đám hải khấu lẻ tẻ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang và Giang Tô, Nguyễn Văn Huệ (Quang Trung) được gọi là Đại Ca Việt Nam...”.
Đây là lực lượng đông đảo gồm hàng ngàn chiến thuyền, hàng vạn chiến binh có sẵn và sẵn sàng tham gia chiến đấu khi có lịnh.
Đủ loại vũ khí
Ngay khi mới khởi nghĩa, Tây Sơn đã sử dụng thương nhân Hoa kiều là Tập Đình và Lý Tài chiêu mộ một số người Hoa tổ chức thành Trung nghĩa quân và Hòa nghĩa quân.
Vua Quang Trung đánh Thăng Long không suôn sẻ như sử viết?
Bìa sách chiến dịch Việt  - Thanh
Sử nhà Nguyễn chép “Lại lấy người thổ trước cao lớn, cạo đầu dóc tóc, lẫn lộn với người Thanh. Lúc đánh thì cho uống rượu say, cởi trần, đeo giấy vàng, giấy bạc vào cổ, để tỏ ý là tất chết; thường làm quân tiến xung, quan quân không thể chống được...”.
Một nhân vật được đề cập là Trần Thiêm Bảo. Nguyên Bảo làm nghề đánh cá ở Liêm Châu, Quảng Đông cùng vợ và hai con trai. Năm 1780 thuyền bị bão trôi dạt xuống phương Nam nên ở luôn tại khu vực gần Thăng Long.
Năm 1783, Bảo tham gia Tây Sơn và được phong chức Tổng binh, sau có nhiều công trạng được phong làm Bảo Đức Hầu, dưới tay có sáu chiến thuyền, chỉ huy một đạo quân trong đó có 200 người Việt.
Bảo còn chiêu tập được tất cả các nhóm hoạt động trong vùng biển Đông và vịnh Bắc Việt xây dựng cho Nguyễn Huệ một lực lượng thủy binh đáng kể.
Về vũ khí, Tây Sơn có đủ loại vũ khí từ dao mác bình thường, trong đó có loại đao dài, lưỡi đao dài bằng cán đao (có lẽ là một loại mác ngày nay vẫn còn được dân chúng vùng đồng bằng sông Cửu Long sử dụng), súng, hỏa hổ, hỏa cẩu, hỏa long (các loại súng phun lửa), đại bác, tiểu pháo và thuốc nổ.
Trong số nầy, hỏa hổ là loại vũ khí đặc trưng của Tây Sơn. Nguyễn Huy Túc, trong một tờ biểu đã miêu tả hỏa hổ: 
“Tháng sáu năm thứ 51 (Bính Ngọ 1786), Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ công thành, nghe nói có đến hơn 5 vạn quân, khí giới của chúng phần lớn là giáo mác và hỏa đồng, còn có tên là hỏa hổ, có bầu lớn, dài chừng một thước, khi lâm trận phun lửa, trong ống tống nhựa thông ra, trúng phải đâu, lập tức bốc cháy, có cả hỏa pháo nhưng không nhiều”.
Trong 10 điều quân lệnh của Tôn Sĩ Nghị cũng ghi nhận: “Người An Nam có một loại võ khí đặc biệt gọi là hỏa tiễn. Họ dùng một loại súng có nòng dài chừng hai tấc rưỡi. Họ nhồi thuốc súng chia thành ba phần, sau đó dùng cây thụt phần thứ nhất và phần thứ hai riêng rẽ xuống nòng súng, đóng chặt mỗi phần vài trăm lần.
Phần thuốc nổ còn lại nhét vào đầu bằng sắt của một mũi tên cắm vào nòng súng. Bước kế tiếp là nhét một sợi tre khô vào trong hộp súng có dây dẫn lửa nối vào. Khi bùi nhùi được đốt lên, mũi tên bén lửa và bay ra. Mục tiêu của chúng là đốt cháy quần áo các ngươi...
Một loại võ khí đặc biệt khác của người An Nam là hỏa cẩu. Đó là một khối kim khí rỗng ruột nhét đầy thuốc súng và miểng sắt cùng lưu huỳnh, trên đầu có ngòi truyền ra. Lính của chúng sẽ đốt ngòi nổ và ném về phía ta, nếu thấy hỏa cẩu thì chỉ cần né tránh là không việc gì cả”.
Theo miêu tả, hỏa cẩu có thể là một dạng lựu đạn!
Lương thực là bánh tráng
Việt Thanh chiến dịch cũng cho biết lương thực của quân Tây Sơn mang theo khi tham gia chiến dịch là “bánh tráng” (có thể có cả bánh tét nữa).
Và quân được điều động, chỉ huy bằng tiếng trống, do đó mà khi Tây Sơn ra Bắc đã “cấm dân đánh trống”. Tiếng trống ở miền Bắc chỉ được nổi lên khi quân Thanh tiến vào Thăng Long!
Trong các trận đánh tiến vào Thăng Long năm Kỷ Dậu 1789 của Quang Trung cũng không “suôn sẻ” như sử ta kể lâu nay.
Cái tài của Quang Trung là đã thấy trước việc quân Thanh sẽ vào nước ta từ sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bị diệt.
Và khi quân địch ồn ào kéo vào nước ta thì ông khéo léo dụ địch bằng cách “giả bộ thua” và còn tương kế tựu kế nhiều lần “gởi thơ nhận tội” để địch tưởng rằng chỉ một hai trận nữa là diệt được Tây Sơn.
Trong khi đó thì ông âm thầm chuẩn bị thế trận. Tình hình quân Thanh ở Thăng Long thì Quang Trung nắm rõ như lòng bàn tay.
Trong một báo cáo, Trần Nguyên Nhiếp, một đô ty trong quân Tôn Sĩ Nghị ghi lại: “Ngờ đâu Nguyễn nghịch quỷ quyệt nên đã sắp đặt gian tế khắp nơi, lẻn vào đại doanh thám thính hư thực... Những nơi chứa lương hướng, hỏa khí của ta đều có tai mắt của giặc”.
Bắt đầu tấn công vào ngày 29 tháng chạp (24-1-1789), ngày 30 tháng chạp Tây Sơn vượt sông Giản Thủy đánh tan quân nhà Lê Hoàng Phùng Nghĩa rồi thẳng tiến hướng về Thăng Long.
Ngày mùng 3 tháng giêng, vua Quang Trung tự mình đốc chiến và đánh suốt ngày mới diệt được Hà Hồi, thiệt hại cũng lớn.
Ngày mùng 5 tháng giêng trận Ngọc Hồi cũng diễn ra ác liệt, theo tài liệu của Hội truyền giáo Bắc Hà, “Nguyễn Huệ phải bỏ voi cưỡi ngựa, xông lên đầu chỉ huy”.
Trần Nguyên Nhiếp viết: “Nghe nói đại doanh đã bị trận voi xông vào đốt cháy vì chưng mỗi con voi trên lưng đủ chỗ cho ba bốn tên giặc đầu quấn khăn đỏ ngồi ném các loại lưu hoàng, hỏa cẩu vào mọi nơi để đốt người”.
Còn trong trận Đống Đa do Sầm Nghi Đống và toán quân Miêu rất thiện chiến chống giữ rất hăng nhưng cũng không ngăn được đà tiến quân. Và cũng trong ngày mùng 5, Thăng Long bị “các cánh tượng binh và thủy binh của Nam quân từ ba mặt kéo vây” khiến Tôn Sĩ Nghị phải bỏ chạy.
Trần Nguyên Nhiếp ghi: “Đến được bờ sông, đại binh tranh nhau vượt qua. Cầu nổi làm bằng tre và gỗ bắc ngang sông đã bị đứt chìm xuống nước, lại thêm số nhân mã bị tượng trận đốt cháy chết chồng thêm lên một tầng nữa đè cầu xuống. Người đi qua chân đạp lên xác người ở bên dưới, chỉ còn đầu trồi lên phải đến ba dặm mới qua được bờ bên kia”.
Nguyễn Duy Chính đã bỏ ra 10 năm để nghiên cứu tài liệu về Tây Sơn và vua Quang Trung. Ông sử dụng tài liệu ở nước ngoài bằng Hoa, Pháp và Anh văn phối hợp cùng các tài liệu hoặc những phát hiện của người trong nước để xác định còn rất nhiều điều về thời đại nầy chưa được nói rõ ràng.
Và Việt - Thanh chiến dịch là một trong bốn tài liệu của ông sẽ được công bố lần lượt trong năm nay.
Ngày 12-2 (mùng  5 Tết), lễ hội kỷ niệm 227 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2016) diễn ra tại gò Đống Đa, Q. Đống Đa, Hà Nội trong tiết trời nắng ấm.
Đọc diễn văn kỷ niệm 227 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, Phó bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Nguyễn Song Hào ôn lại: 
“Mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, ngày này cách đây đúng 227 năm, trên mảnh đất lịch sử này, nghĩa quân Tây Sơn, dưới sự chỉ huy của người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ, đã hành quân thần tốc, táo bạo tiến công vào kinh thành Thăng Long, đỉnh cao là trận chiến sáng mồng 5 tết Kỷ Dậu, đánh tan hơn 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, kinh thành Thăng Long được giải phóng, đất nước trở lại bình yên”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÊN MỘ NGUYỄN BÍNH



Bạn FB thân mến. Ngô Minh đã mấy lần đến làngThiên Vịnh, xã Cộng Hòa, Vụ Bản, Nam Định viếng mộ thi sĩ Nguyễn Bính. Một lần đi với nhạc sĩ Huy Tập, 2 lần đi với anh Nguyễn Ngọc Đạt và đoàn nhà văn Huế, thế mà không làm được bài thơ nào về Nguyễn Bính. Vì làm thơ về Nguyễn Bính là phải làm lục bát, mà NB lục bát quá giỏi, nên NM sợ vì sẽ không sánh được với tiền nhân. Cho đến Xuân Bính Thân này, NM mới làm được bài thơ BÊN MỘ NGUYỄN BÍNH nhờ có một sự xúc tác quá mạnh mẽ. Nguyễn Bính mất đêm Giao Thừa năm 1966 do trúng gió. Mộ ông ở ngày ngôi nhà cũ ở làng. Chưa có văn nghệ sĩ nào có ngôi mộ ở làng như thế. Nhưng làng bây giờ nét chân quê đã phai nhạt...Mời bạn đọc cùng chia sẻ bài thơ:
BÊN MỘ NGUYỄN BÍNH
dậu mùng tơi vẫn còn đây (*)
gái quê thôi đã thành Tây thành Hàn
chân dài
váy ngắn
tóc vàng
dăm thì mười họa về làng
chó ran…
tìm đâu giờ áo tứ thân
thắp nhang vái mộ
bần thần
Nguyễn ơi…
Nam Định-Huế 2007- 2016
-------
(*): Dậu mùng tơi, áo tứ thân...Chữ của Nguyễn Bính
Ảnh: NM thắp nhang mộ NB, thi sĩ Nguyễn Bính, Huy Tập trước mộ NB


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Năm khỉ nghĩ về tập tính bắt chước của loài khỉ


 

     
Tập tính của loài khỉ là hay bắt chước . Bắt chước cũng là một trong các thuộc tính thuộc về trí năng của con người . Nhưng nếu con người bắt chước một cách thiếu thông minh thì chẳng khác gì Vượn học tiếng người . Cách đây 90 năm chí sĩ Phan Bội Châu đã phê phán nền tây học lúc bấy giờ " Tới bây giờ , tuy là hình thức học đường  khác học đường khoa cử ngày xưa rất nhiều , dáng vẻ bên ngoài hình như vừa mắt , nhưng xét đến tinh thần cốt tủy có khác gì vượn học tiếng người . Đạo đức cũ đã sạch sành sanh , và văn hóa mới lại chẳng có chút gì dây vướng ở học đường "

  Đã non một thế kỷ mà những chuyện " khỉ gió " thời bây giờ chẳng khác chi chuyện " khỉ gió  "thời bấy giờ . Chuyện thời bây giờ hình thức học đường tuy có cách tân rất nhiều về kỹ thuật , về kế hoạch , về tổ chức học chánh vv...nhưng hồn cốt thì chẳng khác chi " vượn học tiếng người " . Trần tế Xương - người đồng thời với chí sĩ Phan Bội Châu chế diễu cái kiểu duy tân , cải cách kệch cởm , nhố nhăng thời bấy giờ :
  " Gặp ba ông Táo dạo chơi xuân
Đội mũ mang hia chẳng mặc quần
  Trời hỏi làm sao ăn mặc thế ?
Thưa rằng hạ giới nó duy tân !
 Tú Mỡ họa lại bài thơ trên làm tăng thêm nét trào phúng cay độc :

 " Thưa rằng hạ giới nó duy tân
Chỉ có trên đầu với dưới chân
Trong bụng chứa nguyên điều hủ bại
Xin trời đại xá bọn ngu dân !

Nhận định của nhà chí sĩ họ Phan quả là tiên tri ! Gần một thế kỷ sau , cái học ngày hôm nay về da dẻ hình thức bên ngoài trông thật chỉn chu đẹp mắt song " trong bụng chứa nguyên điều hủ bại ", Duy tân theo kiểu bắt chước một cách dại dột thiếu ý thức thì chẳng khác nào " vượn học tiếng người " Ngày ngày nhí nhố nhộn nhịp diễn ra quan chức mặc đồ Tây , đi xe Tây , ăn cơm Tây , uống rượu Tây , xài tiền Tây , ...nhưng rất ít người là  con người mới ! Văn hóa mới cũng "chẳng có gì dây vương ở học đường ". Trong khi đó đạo đức cũ đã sạch sành sanh "
 Vượn học tiếng người là chỉ lối bắt chước dại dột và nguy hiểm của con người . một câu chuyện vui kể về sự bắt chước của khỉ dẫn đến sự tự hại mình : " Có một con khỉ của người hàng xóm của  anh thợ giày ; hàng ngày thường hay lén nhìn  qua cửa sổ tiệm giày để xem anh thợ cắt da . Nó nhìn thấy anh thợ giày lấy dao cắt da để làm giày  . Chớ lúc anh ta đóng cửa đi ăn cơm , nó chui vào và bắt chước cắt nát hết các tấm da trong tiệm . Đi ăn cơm về , anh thợ giày biết ngay thủ phạm . Lợi dụng tính hay bắt chước của khỉ , anh buộc tấm da vào cổ -dưới da có chèn miếng sất - xong anh đưa dao cắt vào tấm da trên cổ mình . Sau đó anh đóng cửa tiệm đi về .Hôm sau trở lại , quả nhiên anh ta thấy con khỉ bị chết ngả lăn vì đứt cổ !

   Thấy ai làm gì mà mình bắt chước làm nấy mà không biết suy nghĩ , chọn lọc để áp dụng cho thích hợp  thì thật là dại dột và nguy hiểm như chú khỉ đáng thương kia
Nền giáo dục của ta hiện nay tự mình nhổ ra khỏi gốc rễ của truyền thống để rồi mô phỏng rập khuôn theo nước ngoài chẳng khác nào ghép một nhánh cây vào một cái gốc cây không cùng chủng loại . Hậu quả là " đạo đức cũ đã sạch sành sanh và đạo đức văn hóa mới chẳng có gì dây vướng ở học đường " . Đạo đức cũ ở đây là đạo đức Khổng Mạnh với tam cương và ngũ thường . Để cho con người xứng đáng là người thì không thể thiếu " nhân , nghĩa , lễ , trí , tín " . Và để trở nên con người hiền lương , tử tế thì con người ấy phải đầy đủ tám đức tính : hiếu , để , trung , tín , lễ , nghĩa , liêm , sĩ . Bất luận học thuyết đạo đức nào , chủ nghĩa gì cũng không thể rũ sạch những đức tính trên , nếu muốn giáo dục con người thành tử tế ! Bắt chước , mô phỏng theo cái học của người một cách tùy tiện để rồi loại bỏ những tinh hoa cố hữu của mình là lai căng mất gốc . Một nền giáo dục như vậy chỉ có thể đào tạo ra những  lãnh đạo yếu kém , những cán bộ vừa thiếu khả năng chuyên môn lại vừa thiếu đạo đức ; những đứa con bất hiếu , những người dân bất trung .

   Vừa qua , dự thảo chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD& ĐT đã có dự kiến tích hợp môn Lịch Sử với môn Giáo dục công dân và An ninh Quốc phòng thành môn Công dân và Tổ Quốc . Một việc làm trái khoáy như vậy thế mà có chuyên gia ở Bộ lại cho rằng " Các nước làm như thế và Việt Nam cũng nên làm theo " .

   Hiện nay , nhiều trường phổ thông ở nhiều địa phương có khuynh hướng coi nhẹ môn Tiếng Việt và thường dồn hết tâm sức cho môn Tiếng Anh . Đây cũng là kiểu bắt chước các nước muốn hội nhập vào văn minh thế giới . Chú trong vào môn ngoại ngữ là không sai song xem thường tiếng mẹ đẻ là một việc làm sai lầm có nguy cơ làm con cháu mất gốc .

    Giáo dục có một nhiệm vụ kép : vừa vun bồi , kế thừa tinh hoa văn hóa của ngày hôm qua vừa tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới . Ngoài ra , giáo dục phải có sức đề kháng , đào thải sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai . Hơn nữa , giáo dục cần phải có nhiệm vụ cảnh giác trước sự cưởng ép , thống trị của văn hóa ngoại lai . Sự xâm nhập văn hóa ngoại lai vào một quốc gia chẳng khác nào một vật lạ trong cơ thể người ...

       Khỉ là một  loài vật thông minh nổi trội hơn các loài vật khác . Năm Bính Thân - năm con khỉ -mong sao năm nay sẽ xuất hiện một "Thạch Hầu "( với 72 phép thần thông biến hóa ) 
để triệt phá những cái nhố nhăng trong xã hội đồng thời phục hoạt lại nền văn hóa cổ truyền của dân tộc bên cạnh những giá trị văn minh phổ quát của nhân loại !
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đập ngay vào đầu thằng bày trò này bà con ơi!

ĐẬP CHUỘT CÓ THƯỞNG, BÀ CON ƠI!

  
ĐẬP CHUỘT CÓ THƯỞNG
Trúng chuột thường 100 ngàn.

Chú ý: 
- Vỡ Niêu phạt 5 triệu
- Vỡ bình phạt 10 triệu.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Tết mệt mỏi và Tết lãng phí


Grande Dame psychedelic psychedelic art psychedelic gif chinese new year
Từ lâu, Tết có lẽ chỉ còn là sự háo hức trông chờ đối với trẻ nhỏ. Với người lớn, đặc biệt là với những phụ nữ đảm nhiệm vai trò nội trợ phải đi sắm sanh, dọn dẹp, nấu nướng, Tết chỉ gắn liền với những từ như mệt mỏi và cảm thấy tiền như mọc cánh bay vèo ra khỏi ví mình mà thôi.

Một chị ở Hà Nội có thâm niên ba mươi năm làm dâu một bà mẹ chồng sống theo nề nếp cổ nói với tôi ngần ấy năm làm dâu, chưa Tết nào chị ấy cảm thấy thực sự thư thái thoải mái cả. Vấn đề không nằm ở chỗ chị bị soi mói bắt bẻ bởi cảnh mẹ chồng con dâu mà là chị ''được nhẹ nhàng'' lãnh trọng trách lo mua bán nấu nướng cỗ bàn, cúng lễ bắt đầu từ ngày 23 ông Công ông Táo, cỗ tất niên, cúng giao thừa....trở đi.

image
Năm nào mẹ chồng chị cũng yêu cầu phải đầy đủ lệ bộ bánh chưng, giò chả, xôi gà, thịt đông, canh măng lưỡi lợn, bát canh bóng thả, rồi hoa quả bánh kẹo rượu bia nước ngọt, hạt dưa hạt bí... cái gì cũng phải mua ê hề đầy đủ và nấu sao cho thật ngon lành tươm tất để mấy ngày Tết ''cả nhà có cái mà ăn''.

Chị không dám phàn nàn bổn phận dâu con trong nhà, chỉ thấy công sức mình bỏ ra nào dọn dẹp, đi chợ, nấu nướng không được các thành viên trong gia đình hưởng ứng như mẹ chồng chị vẫn nghĩ. Phải nói rất khách quan là càng ngày những món ăn truyền thống ''bất di bất dịch'' trong mấy ngày Tết không phải là một cái gì đó khiến ai ai cũng háo hức, thèm thuồng trông đợi để được ăn như hồi xưa nữa.

image
Người nhà chán cỗ đã đành, khách đến chúc Tết gặp bữa mặc dù gia chủ nhiệt tình mời mọc chèo kéo cũng tìm mọi cách chối từ vì chính gia đình họ cũng lại bánh chưng, giò lụa, xôi gà, canh măng....Đồ ăn thức uống dọn ra lại bê vào chất đầy tủ lạnh, vài lần hâm đi hâm lại khiến không còn ngon lành hấp dẫn nữa và....bỏ vào thùng nước gạo! Phí không để đâu cho hết phí mà không nhiều người đủ ...dũng cảm để ''cãi'' lại truyền thống. Năm sau lại lặp lại y hệt như thế khiến người nội trợ trong gia đình mệt đờ đẫn suốt Tết mà đồ ăn cũng chỉ có một chỗ để quy tụ ấy là cái thùng nước gạo!

image
Đối nội trong gia đình thì như thế, việc đối ngoại cũng khiến nhiều người méo mặt không kém vì sự chạy đua mua quà Tết biếu xén đủ các loại mối quan hệ mà chủ yếu là các sếp của hai vợ chồng và các thầy cô giáo chủ chốt của các con.

Đường phố những ngày này đông nghẹt xe ô tô và các phương tiện đi lại khác. Người ta mua nhanh bán chóng dưới cái rét ngấm từ trong ngấm ra, từ ngoài ngấm vào của tiết trời Miền Bắc. Mua cho nhanh để còn hối hả đi biếu. Thôi thì tùy đối tượng mà biếu sao cho phải, và cho phù hợp với tình hình. Năm nào thì cũng có lệnh nọ lệnh kia về việc không biếu xén quà cáp cấp trên, nhưng càng có những lệnh như thế, cái sự biếu quà càng trở nên kín đáo và...phức tạp hơn. Chả ai nói ra mà ai cũng biết về việc này, cuối cùng thì mọi sự vẫn nguyên xi, người đi biếu hể hả đằng người đi biếu, người nhận quà biếu vui vẻ phấn khởi đằng người nhận quà. Năm nào cũng vậy. Chưa thay đổi được gì nhiều, ít nhất là trong năm nay!

image
Không biết từ bao giờ, sự biến tướng của bao lì xì đã góp phần làm méo mó nhận thức của không ít trẻ nhỏ về Tết cổ truyền của dân tộc. Người lớn mượn việc lì xì để hợp thức hóa việc biếu xén. Trẻ con nhiều nhà ''đo'' giá trị của bao lì xì bằng số tiền có ở trong bao. Sự hồn nhiên của con trẻ khiến chủ nhân của những bao lì xì tượng trưng để lấy may đúng cái nghĩa nguyên thủy của hồng bao dở khóc dở cười. Với tuyệt đại đa số những người lao động bình thường thì không đủ sức rải lì xì với mệnh giá lớn với mọi đối tượng, mà để bao lì xì của mình mỏng manh quá xem chừng cũng không tránh khỏi những tình huống đưa lì xì cũng dở mà không đưa thì cũng thấy ....sao sao đó. Hy vọng năm nay nhiều người lớn sẽ bớt được sự lúng túng khó ăn khó nói vì nhiều ông bố bà mẹ đã nhận ra được điều này để nhỏ to chỉ bảo cho con em mình.

image
Tết tốn kém. Tết mệt mỏi. Tết nửa mếu nửa cười. Vậy mà chưa hết, Tết còn là dịp để cho phần lớn các quý ông uống rượu triền miên nữa. Không Tết năm nào ở nước ta không có những tai nạn giao thông liên quan đến việc uống rượu. Người điều khiển xe máy uống rượu rồi chở vợ chở con đi chúc Tết và chơi xuân nguy hiểm đã đành, người điều khiển xe bốn bánh mà uống nhiều rượu còn nguy hiểm hơn gấp bội. Biết là biết vậy nhưng người ta vẫn có rất nhiều lý do để mời, để ép nhau uống rượu và cũng có rất nhiều lý do để không thể chối từ việc nâng ly cạn chén.

image
Trở lại câu chuyện của người phụ nữ đã nhắc đến ở đầu bài viết, chị nói không bao giờ mẹ con chị có thể quên cảnh chồng chị uống rượu triền miên từ 26 Tết cho đến tận mồng 2 mồng 3 mà không ăn cái gì vào người. Người anh rũ ra cứ uống đến say rồi ngủ, tỉnh dậy lại uống, uống rồi không ăn...cứ cái vòng luẩn quẩn đó và kết thúc là mẹ con chị phải gọi xe cấp cứu.

Vậy là người phụ nữ ấy không hề có Tết. Chị quần quật dọn dẹp, mua sắm, nấu nướng, tiếp khách đến nhà chúc Tết và lo lay gọi ông chồng say khướt hy vọng ông ấy ăn cho một chút gì đó vào người...

Tiếc là chị không phải là người đàn bà duy nhất khốn khổ vì Tết theo kiểu ấy. Người viết bài này có thể khẳng định chắc chắn điều đó!

drunk drinking cheers robert downey jr
Có lẽ đã đến lúc phải nhìn nhận lại về việc ''ăn Tết'' hay ''vui Tết'' của chúng ta sao cho mọi nhà có một cái Tết vui vẻ đầm ấm đúng nghĩa. Một cái Tết không lãng phí tốn kém, một cái Tết mà chị em phụ nữ được thảnh thơi vui vẻ một cách thực sự, trẻ con được hồn nhiên chơi đùa, các ông chồng mạnh khỏe tỉnh táo có lẽ là cái đích phấn đấu của nhiều người trong chúng ta.




Saomai
Phần nhận xét hiển thị trên trang