Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Lúc này mà nhắc đến cụ Thảo có vẻ như lạc đề? Nhưng ngẫm kỹ, triết học là những bước đi dài, cái nhìn thông suốt. Nhiều ít có sự liên hệ, như nào cần ngẫm văn nghĩ cái đã!

Trần Đức Thảo

Đợi mãi không thấy đâu, suốt từ năm ngoái qua năm nay (xem ở đây), tôi chán rồi. Tôi sẽ nói trước luôn, và sẽ không trở lại chuyện này nữa.

Tôi chỉ nói đúng một điều duy nhất: ý nghĩa sự tồn tại của Trần Đức Thảo.

Trần Đức Thảo tồn tại chỉ để nói một điều: triết học theo kiểu đó là không thể, là ảo tưởng, thậm chí là xuẩn ngốc, với một xứ sở như ở đây. Hơn thế nữa, tồn tại của Trần Đức Thảo là sự phủ nhận cho toàn bộ những ảo tưởng nằm trong các triết học "hệ thống". Xét ở riêng khía cạnh này, sự tồn tại của Trần Đức Thảo có ý nghĩa hơn sự tồn tại của Jean-Paul Sartre rất nhiều, vạn lần hơn. Đúng thế, để hiểu Trần Đức Thảo, chính là phải nhìn vào Sartre, chứ nhìn vào đâu nữa? Đâu phải tự dưng mà có câu chuyện ấy: câu chuyện dẫu có diễn ra thật hay không hề diễn ra, thì nó vẫn cứ là cốt yếu để hiểu, Trần Đức Thảo cao hơn nhiều so với Jean-Paul Sartre, vì, rất đơn giản, Trần Đức Thảo tồn tại để chứng minh một điều vô nghĩa. Khi mà hư vô là thứ lớn nhất, chẳng có gì bao trùm được nữa, thì sự vô nghĩa lớn lao hơn bất kỳ một sự có nghĩa nào. Điều này là sơ đẳng, nhưng chỉ là sơ đẳng với những ai không ngu. Đúng hơn, là sơ đẳng với những ai biết ngu, không bị quáng mắt bởi những màu mè hoa lá chói ngời tư duy thẳm sâu hữu thể hiện sinh nhân bản situation và vô vàn thứ khác; về cơ bản, tất tật là lừa dối đấy. Phần lớn con người, nhất là cáctriết gia, tồn tại cả cuộc đời mà không hiểu điều này. Nhưng cay đắng nhất là các trường hợp nhận ra khi đã già, sắp chết. Cuối đời, Trần Đức Thảo chọn bệnh điên đấy, không phải tự dưng mà bị điên đâu. Cố mà hiểu điều đó nhé.

Trí thức Việt Nam phần lớn mang trong mình sự phẫn. Sự phẫn ấy không dễ tiếp cận đâu. Nhượng Tống là một ví dụ: Nhượng Tống là hiện thân của bí ẩn đấy, đừng nghĩ là lại gần được ông ấy. Trần Đức Thảo, ở trường hợp riêng của mình, cũng vậy. Bất kỳ sự tiếp cận nào không đúng chỉ làm hại họ thêm nữa mà thôi.

Những điều này, tôi nói vì lợi ích chung, mặc dù tôi nghĩ "lợi ích chung" này đâu có xứng đáng để được hưởng điều đó. Cũng chẳng phải là trách nhiệm của tôi đâu. Nhưng thôi cứ nói, cố mà hiểu.

Khi họ đã dành nguyên cả cuộc đời mình để chứng minh một điều gì đó rất to lớn, điều họ cần đâu phải là khóc thương. Những cái ấy lớn lao hơn nhiều. Khóc thương, ngậm ngùi, nước mắt nước mũi, cảm khái: đừng trẻ con đến thế.

Họ chỉ cần duy nhất một điều thôi: họ cần được hiểu. Từ sự vô nghĩa mà họ ôm trọn trong mình, cần thiết là nảy sinh được những gì có nghĩa. Vậy thôi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Chân tướng và sự thật:


Chuyện cái bình cứu hoả. Bàn tán gì nhiều.
Cừu chưa tỏ thì nghe đây. Là người đã làm gần 15 năm trong lĩnh vực công nghệ thiết bị về xe hơi, tôi chưa từng thấy khách hàng của các hãng xe hơi nào khuyến cáo rằng phải có bình cứu hoả trên xe. Thứ nhất xe hơi là tài sản cá nhân, mỗi người đều có ý thức giữ gìn tài sản của mình. Chuyện cháy nổ có thể phòng ngừa cũng là vấn đề cá nhân của mỗi người. Có khi nào Cừu cầm quyền lại quan tâm đến sức khoẻ và tài sản của công dân đến thế? Chúng chỉ nghĩ cách để giết cừu cỏ mà thôi. Trên thực tế xăng dầu hàm lượng Ethanol ( cồn) họ pha nhiều nhất là 10 %, sau đó là 20- 25 % Nitrogen ( nước từ khí lạnh) và Carbon ( dầu thô) chiếm tỷ lệ lớn nhất cộng thêm vài % chất khử mùi. Ở Việt Nam chủ yếu nhập khẩu xăng dầu từ Trung Quốc, họ vì tiết kiệm dầu thô nên pha quá nhiều hàm lượng cồn. Ta nói xăng 95 tức là trong đó 5 % cồn, nhưng thực tế lượng cồn có thể lên tới 15 đến 20 % cồn. Với thời tiết nắng nóng như ở Việt Nam thì sự cháy nổ là rất có khả năng cao.
Bình cứu hỏa thành phần bên trong là Carbon dioxide nhưng lại phải nằm trong bình nén khí. Mọi bình cứu hoả đều phải có đồng hồ đo áp xuất và phải được kiểm tra định kỳ. Mà hiện nay lại nhập từ Trung Quốc, không rõ nguồn gốc, không rõ chất lượng. Dưới nhiệt độ trong xe hơi lên đến 40độ thì áp xuất lên cao tự nổ là chuyện tất nhiên.
Xăng dầu pha trộn sai cộng với bình cứu hỏa không rõ nguồn gốc thì nó là sự tự vẫn đương nhiên dưới thời tiết nóng. Quan chức ngu lại chúng chỉ ngồi một chỗ nghĩ ra cách để mọi tiền của lũ cừu ăn cỏ. Công an cũng dựa vào đó để phạt cừu ngoan cố.
Hỡi các cừu..... Chúng ta không chịu lên tiếng loại bỏ các thứ bỉ ổi mà loại cừu ngu hơn ta nghĩ ra thì chúng ta coi như đang tự giết lấy chính mình bởi sự thiếu hiểu biết của lũ vô lại kia. Còn chúng thì đang ngầm câu kết với giặc Tàu để giết dân ta, những người thấp cổ bé họng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền..

“Nhậu” nhiều, đọc ít và sự lên ngôi của văn hóa rẻ tiền
Ths. Trương Khắc Trà (GDVN) - Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền. LTS: Thẳng thắn nhìn nhận vấn đề những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách. Ths. Trương Khắc Trà băn khoăn rằng, chúng ta sẽ hội nhập thế nào?
Những con số thống kê gây không mấy dễ chịu khi năm qua ngành văn hóa thu được 2000 tỷ đồng từ các hoạt động xuất bản với 24.000 cuốn sách, 375 loại ấn phẩm.  Một lĩnh vực khác xem chừng ít liên quan đến sách vở là 3 tỷ lít bia được tiêu thụ nếu quy ra tiền sẽ là 66.000 tỷ đồng! gấp 33 lần tiền mua sách và có thể xem là hệ quả khi Google vừa công bố 10 từ khóa người Việt truy nhiều nhất trên công cụ tìm kiếm này đều thuộc “địa hạt” của giải trí rẻ tiền.

Người Việt chi ra 3 tỷ đô la để tiêu thụ 3 tỷ lít bia mỗi năm, nếu chia đều trên bình quân dân số mỗi người từ mới lọt lòng đến gần về thiên cổ sẽ “gánh” hơn 33 lít!

Một con số kinh hoàng, không sai nếu xếp bia rượu vào quốc nạn, nhớ ngày xưa Bác Hồ nói thực dân Pháp đầu độc dân tộc ta bằng rượu cồn… thì nay chúng ta đã tự mua cồn đầu độc chính mình.

Hệ quả chúng ta là nước luôn ở tốp dẫn đầu về tai nạn giao thông trong khu vực Đông Nam Á, khi số liệu từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy trong 5 năm từ 2010 – 2015 trung bình mỗi năm có gần 9.000 người chết vì tai nạn giao thông, trong đó bia rượu đóng vai trò không nhỏ. 

Thậm chí nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam còn nhiều hơn lính Mỹ tử trận khi tham chiến tại Trung Đông. 

Cứ đâu trên đất nước Việt Nam này cũng dễ dàng bắt gặp cảnh chén chú chén anh, nhậu từ trong nhà ra đến ngoài ngõ, bất kể đầu tuần hay cuối tuần các quán nhậu đều đông kín mít, đa phần là giới trẻ.

Bạn bè lâu ngày gặp nhau tay bắt mặt mừng: nhậu, ma chay, cưới hỏi, giỗ chạp: nhậu, có chuyện vui: nhậu, gặp chuyện buồn: nhậu, hết giờ làm việc đồng nghiệp cùng nhau thư giãn: nhậu, ra ngoài đi công tác rồi “giao lưu”, “kết nghĩa": nhậu, có khách đến nhà: nhậu…bình thường không làm gì cũng…nhậu.


“Đọc sách để không lạc hậu”
(GDVN) - “Chúng ta chưa xây dựng thói quen đọc có hệ thống, hầu như chưa tiến hành giáo dục kỹ năng đọc có hệ thống từ bậc tiểu học lên đến bậc đại học”.

Dân ta có thừa tiền để uống bia nhưng lại dè dặt “tiết kiệm” hơn trong việc đầu tư cho phát triển tri thức khi con số do Cục xuất bản in và phát hành công bố mới đây số tiền thu được từ bán sách trong năm qua chỉ bằng…1/33 so với tiền uống bia! 2000 tỷ đồng không hơn.

Có gần 30 triệu người dân chưa bao giờ biết sách là gì, 44% dân số thỉnh thoảng đọc, coi như không bởi vì đọc sách không thể nào làm bạn với …cưỡi ngựa xem hoa!

Người Việt chỉ đọc 0,8 cuốn sách/năm, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Nghịch lý thay, một đất nước có 480 trường đại học, hàng trăm viện nghiên cứu, tỷ lệ sinh viên trên dân cao ngất ngưỡng nhưng tại sao tỷ lệ đọc sách lại thấp đến vậy?

Những con số trên đã trả lời vì sao sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức, vì sao những tấm bằng cử nhân ngày càng kém giá trị và vì sao bạo lực ngày càng tăng trong khi đạo đức luân thường xuống cấp nghiêm trọng…

Những thảm án liên tục xảy ra, con người cư xử với nhau ngày càng tàn bạo có một phần nguyên nhân từ việc uống nhiều bia rượu và thiếu đọc sách, không thể nào tiếp cận được với tri thức của nhân loại nếu không coi sách là cánh cửa buộc phải bước qua, rồi đây giới trẻ sẽ hội nhập và phát triển như thế nào nếu thiếu nền tảng tri thức cơ bản từ sách.


Con chúng ta đang đọc gì?
(GDVN) - Văn hóa đọc được hình thành và nuôi dưỡng tốt nhất trong những năm tháng đầu đời của trẻ nhưng môi trường gia đình mà vai trò của các bà mẹ xem như mờ nhạt.

Uống nhiều bia rượu, lười đọc sách là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa người Việt đến với văn hóa giải trí rẻ tiền.

Bởi không một ai có thể đọc được sách sau khi đã chếnh choáng men rượu và càng không thể hấp thụ được văn hóa nghệ thuật đích thực khi tâm hồn và thị hiếu đã bị đầu độc theo nghĩa đen.

Phải là nói văn hóa giải trí rẻ tiền là bởi những gì người Việt kiếm tìm trên mạng trong một năm qua đều thuộc về những ca khúc giải trí mì ăn liền như “vợ người ta”, “không phải dạng vừa đâu”, “khuôn mặt đáng thương” và những bộ phim dài dằng dặc, phim bạo lực…thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật đích thực.

Đành rằng việc tra cứu thông tin thường theo thói quen nhưng thói quen lâu dần sẽ tạo thành tính cách và không ai trong tất cả chúng ta muốn rằng tính cách người Việt là vô tình, lãnh đạm, thờ ơ với những vấn đề quan trọng của đất nước.

Những vấn đề của hôm nay mai sau sẽ trở thành lịch sử, đừng để con cháu chúng ta sau này lật những trang sử của cha ông trong sự ngỡ ngàng ngạc nhiên.

Đất nước đã tụt hậu nhiều mặt so với Lào, Campuchia, Myanmar, đó là sự thật chứ không còn là nguy cơ như những năm trước đây, tương lai đất nước có sánh vai được với các cường quốc năm châu hay không là phụ thuộc vào giới trẻ, đất nước cần sự tỉnh táo và trí tuệ của những người trẻ, hãy giảm rượu bia và phát động phong trào đọc sách ngay hôm nay nếu không muốn mãi tụt hậu.
Tài liệu tham khảo:
http://laodong.com.vn/van-hoa/me-uong-bia-cham-com-phay-luoi-doc-sach-411473.bld
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20151229/doc-it-bia-ruou-nhieu-bao-luc-gia-tang/1029421.html
http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Tai-nan-giao-thong-o-Viet-Nam-Dau-la-con-so-thuc-post155891.gd


http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/Nhau-nhieu-doc-it-va-su-len-ngoi-cua-van-hoa-re-tien-post164689.gd

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hay là cách để tăng ngân sách trong lúc gay go này?


Xe 10 chỗ trở lên phải trang bị găng tay chữa cháy, khẩu trang lọc độc
(PLO)- Quy định phải trang bị búa, xà beng, kìm cộng lực, găng tay chữa cháy, khẩu trang lọc độc... chỉ áp dụng cho ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên. Dư luận mấy ngày qua quan tâm nhiều đến Thông tư 57/2015 của Bộ Công an, (có hiệu lực từ 6-1-2016), trong đó có quy định ô tô từ bốn chỗ ngồi trở lên phải trang bị bình chữa cháy. Tuy nhiên, theo thông tư này, ô tô từ 10 chỗ ngồi trở lên còn phải trang bị nhiều trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy khác.
Sáng 6-1, Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn ra quân
 kiểm tra an toàn PCCC trên các phương tiện giao thông. Ảnh: VTC 
Cụ thể, theo Phụ lục 1 quy định về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, ban hành kèm theo Thông tư 57/2015 (có hiệu lực từ ngày 6-1), ô tô từ bốn chỗ ngồi đến chín chỗ ngồi chỉ phải trang bị một bình chữa cháy. 

Tuy nhiên, ô tô từ 10 chỗ ngồi đến 15 chỗ ngồi, ngoài việc phải trang bị bình chữa cháy theo quy định thì còn phải trang bị một bộ dụng cụ phá dỡ chuyên dùng (kìm cộng lực, búa, xà beng); một chiếc đèn pin chuyên dụng; một đôi găng tay chữa cháy; một khẩu trang lọc độc.

Số găng tay chữa cháy và khẩu trang lọc độc được yêu cầu gấp đôi đối với ô tô từ 16 chỗ ngồi trở lên.

Trong khi đó, theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 167/2013 thì: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy không đầy đủ hoặc không đồng bộ theo quy định; không trang bị phương tiện chữa cháy thông dụng cho phương tiện giao thông cơ giới theo quy định.

http://phapluattp.vn/xe/xe-10-cho-tro-len-phai-trang-bi-gang-tay-chua-chay-khau-trang-loc-doc-606027.html

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Cách đây đã lâu, mình từng viết 1 bài, rằng cuộc "kháng chiến" của cha con Hồ Quý Ly chống quân xâm lược nhà Minh diễn ra vào đầu thế kỉ thứ 15, thực chất là 1 vở "kịch", nhằm có cớ tiêu diệt nốt những sĩ phu nhà Trần không chấp nhận sự thống trị của người phương Bắc.
Nguyễn Phi Khanh (cha đẻ Nguyễn Trãi) và 1 loạt quan lại nhà Trần trước kia bị đóng cũi giải về Trung Quốc.
Cha con Hồ Quý Ly cũng bị "đóng cũi". Song vừa từ trong cũi bước ra, Hồ Nguyên Trừng liền được nhà Minh phong chức Binh bộ thượng thư (tương đương BTQP bây giờ). Trên cả Trương Phụ, viên tướng vừa có công cầm đầu đội quân xâm lược Đại Việt. Điều lạ lùng nhất trong lịch sử này chứng minh hùng hồn cho nhận định trên kia.
Sau 600 năm, có vẻ "kịch bản" ấy đang được soạn lại dưới danh nghĩa đưa quân ra nước ngoài "chống khủng bố".
Vì vậy, hãy cảnh giác với bọn thân Tàu đang sống lẫn giữa chúng ta.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

CON RÙA BÒ NGANG MẶT ĐẤT



Đã đăng: [1] - [2]

3.

Rùa là loài không bị mù màu. Ta là rùa, nhưng ta lại bị màu sắc cuốn hút. Những ngày lễ hội, khi sắc đỏ chói chang trên cờ xí, biểu ngữ, cùng vô số đèn hoa và bảng hiệu điện tử được giăng mắc quanh hồ, được treo đầy trên đường phố, thì ta thích trồi lên nhìn ngắm. Chính cái thói mê đắm ánh sáng và màu sắc loè loẹt là sai lầm lớn nhất của đời ta.
Có lần vì mải mê nhìn các thứ ánh sáng muôn màu đó mà ta dính phải một chùm lưỡi câu sắc lẻm của bọn đi câu trộm. Ba chiếc lưỡi câu: một lưỡi móc vào cổ, hai lưỡi móc vào bụng. Ta ngỡ mình không thể sống sót. Vậy mà rồi cũng qua. Ta phải chung sống với những mảnh kim loại nằm trong cơ thể; mà đâu chỉ có chừng ấy, ngay giữa cái mai trên lưng ta còn cả 1/3 của lưỡi gươm gãy, nó nằm yên ở đó đã lâu lắm rồi. Ta quen dần với những dị vật ấy cho tới nỗi chúng trở thành những phần không tách rời ra khỏi thân thể, như thể ta đã mang theo chúng ngay từ khi ra đời.
Khởi thuỷ, ta là kẻ tạo ra duyên cớ cho những huyền thoại, và ta an tâm sống với chúng, ngỡ rằng mình sẽ muôn đời sống mãi trong thứ ánh sáng ma mị đó. Cho tới khi bọn người được trang bị bởi mớ huyền thoại ấy thoát ra khỏi sự kiểm soát của ta, chúng trở thành bọn âm binh dấy loạn. Chúng kiềm toả, truy bức ta. Ta bị cô lập và lợi dụng. Những khả năng của ta dần dà bị vô hiệu hoá một cách tinh vi. Không gian sinh hoạt và sự tự do của ta bị vây toả và tước đoạt dần. Ta nhận ra sự tồn tại của mình trở thành món trang sức rởm trong các lễ hội của bọn mù màu. Những khao khát của ta về đời sống như một sinh thể bình thường: ra đời – sống – rồi chết đi, cũng bị chúng tước đoạt. Chúng ép ta phải sống trong cô độc. Sự cô độc phi lý này là trái ngược với bản chất tự nhiên. Nỗi niềm đau đớn và cô độc của ta bị chúng biến thành màn quảng cáo cho một thứ đạo đức giả tạo, tệ hơn nữa, thành thánh tích để phục vụ cho một màn xiếc thú quy mô.
“Hãy bơi và tịnh khẩu như Cụ!”
Chúng đã ra rả quảng cáo như vậy.
Thật ra không phải ta tự nguyện tịnh khẩu, mà đúng ra là ta bị cấm nói, bị cấm phát biểu. Tịnh khẩu như thế này không phải là biểu hiện của đức nhẫn, mà là biểu hiện của sự sợ hãi, sự hèn hạ, và sự tê liệt khả năng suy nghĩ và phát biểu.
Giá mà có thể, ta sẽ cho mi sờ. Hãy sờ vào đây, ngay chỗ này, đúng rồi, ở chính giữa mặt phẳng trên mai ta đó, ngay trên vết thương do sự phản bội, vết thương do một nhát gươm cắm phập xuống từ tay kẻ mà ta đã cho mượn gươm – chỗ mà lâu lâu lại có những bọt máu phì phèo trào ra.

*

Con người có khả năng sờ chạm vào những cơn ác mộng không? Có lẽ không. Còn ta thì có. Khi ác mộng không chỉ xuất hiện trong giấc ngủ rồi mất đi khi thức giấc, mà trở thành một thực tại đơn điệu, kéo dài lùng nhùng, dai dẳng, thì mi sẽ không chỉ có thể sờ chạm vào nó thôi, mà còn sống trong nó, sống với nó một cách vô vọng.
Đêm ấy, ta lượn lờ bơi chầm chậm giữa hồ, nhưng không như mọi đêm khác, ta đang có một cuộc hẹn. Đêm ấy là vừa đúng hẹn để ta nhận lại thanh gươm mà ta từng cho mượn.
Trăng đã lên, vành vạnh đỏ rực giữa trời im ắng giăng đầy sương lạnh. Từ bên tả ngạn, một chiếc thuyền từ từ chèo ra giữa hồ, trên thuyền có hai bóng người. Ta nhận ra họ, thật ra ta nhận ra một người trong họ, và biết được người thứ hai. Họ là Vương và tên lính hầu. Tên lính hầu gò người theo từng động tác chèo. Khi thuyền ra đến giữa hồ thì hắn dừng tay, mặc chiếc thuyền nổi bập bềnh trên mặt nước lặng. Ta bơi gần lại, giữ khoảng cách vừa đủ để họ thấy mình.
Vương nhận ra ta ngay, ông khoác tay vẫy ta đến gần.
“Chào linh thần, đúng hẹn ta mang thanh gươm ngày xưa ra trả lại cho thần đây.” Vương nói.
“Thưa đại vương, trải bao sương gió chiến chinh mà ngài vẫn uy mãnh như thời nào trai trẻ. Đã xong xương máu binh đao, bốn phương thiên hạ thái bình. Thần kính mong đại vương vì lòng nhân mà chăm lo cho muôn dân được yên vui, không còn phải chịu đựng cảnh loạn lạc đói nghèo.”
“Ta cám ơn Thần. Nào, hãy đến gần đây mà nhận gươm.”
Khi bơi gần lại, ta thấy Vương nâng thanh gươm lên ngó, thoáng trong ánh mắt ta thấy ông có vẻ tiếc. Thanh gươm này Vương mượn của ta năm xưa, dẹp xong giặc thì đã không còn sáng loáng sắc bén. Nó cùn mẻ nhiều, sẫm màu xám xịt, ta cảm nhận được vị tanh nồng của mùi máu toả ra.
Ta trồi lên, bơi dọc theo thuyền. Vương nắm chặc đốc gươm chờ ta đến vừa tầm tay thì thì bất ngờ vung gươm chém. Ta chỉ kịp thấy ánh thép loé lên mà không thể nào tránh. Gươm sả vào mai vang lên một tiếng choang khô đanh. Mai vỡ, lưỡi gươm gãy đôi, một đoạn ngập vào lưng ta, máu vọt lên loang mặt nước. Ta rống lên đau đớn, cố vùng thoát ra xa khỏi tầm tay gươm của Vương, rồi chìm xuống giữa đám bọt máu. Trước khi chìm hẳn, ta còn kịp quay lại ngước nhìn lên thuyền lần cuối; hình ảnh cuối cùng ta thấy, trong lúc thuận tay, Vương thọc luôn phần lưỡi gươm còn lại vào họng tên lính hầu đứng bên rồi buông tay, đạp xác hắn rớt khỏi thuyền. Xác tên lính quẫy giật dữ dội mang theo phần thanh gươm gãy cắm trên cổ chìm mất giữa những vòng sóng gợn.
Chiếc thuyền chòng chành xoay mấy vòng vì không còn người điều khiển, rồi dừng lại.
Ta lại trồi lên cách một quãng khá xa, mặc cho cơn đau buốt xé của vết thương trên lưng. Ta muốn tận mắt chứng kiến vở kịch mà ta vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng duy nhất. Vở kịch mà sau này được nhân gian thêm thắt sai lạc với sự thật.
Vương vạch quần, đái. Vương đái thật lâu, một trận đái lâu bất tận. Giữa không gian mênh mông im vắng, không có tiếng động nào khác ngoài tiếng nước đái tồ tồ hung hãn tuôn xối xuống chạm mặt hồ, rồi chậm dần lại, đều đều nhỏ dần, rồi ngưng bặt. Một tay Vương chống mái chèo, tay còn lại cầm cu lắc lắc cho rơi hết những giọt cuối cùng. Từng giọt từng giọt nhỏ xuống. Mỗi giọt là một tiếng rền vang chấn động cõi tịnh mịch. Giữa hai giọt là một khoảng lặng, im phắt. Ta biết, ông đang rặn chúng ra, cho rốc hết thứ chất lỏng đó ra khỏi bàng quang. Ta hiểu rằng Vương biết ta chưa chết vì nhát gươm nên ông nhắn gởi với ta qua hành vi đái này.
Làm sao mà ta không biết được cái hành vi ngỡ rằng vô nghĩa này chứ? Vương không chỉ đái vì mót đái. Vương đang khẳng định quyền lực. Ông không chỉ đái xuống mặt hồ, mà ông đang đái xuống biểu tượng quyền lực tinh thần và sự hiện hữu của ta. Vương muốn khẳng định chủ quyền của ông trên cái lãnh thổ tinh thần vốn là thứ không thể đo đạc được. Ta hiểu ý Vương: ông không muốn có một thứ quyền lực nào khác hiện diện đồng thời với mình, dù thế quyền hay thần quyền.
“Ta đã đuổi sạch bọn kẻ cướp tham tàn Bắc phương ra khỏi đất nước. Đây là đất của ta, nước của ta! Đứa nào tranh thì ta giết! Đứa nào chướng mắt thì ta giết! Đứa nào cưỡng ý thì ta tru di! Có phải mi là đồng bọn của chúng? Ta chưa giết mi lúc này, nhưng mi liệu hồn!” Vương gào lên, dưới ánh trăng, mắt ông long lên như mắt thú dữ. Chiếc thuyền trở đầu, từ từ di chuyển, chếch mũi hướng vào bờ.
Sau này ta không hề oán hận Vương chút nào, thậm chí còn thấy cảm thông và yêu quý sự bộc trực đến khắc nghiệt của ông. Cái khác biệt giữa thời của Vương với thời đại hôm nay là Vương đương nhiên cho mình cái quyền thế thiên hành đạo, cái quyền hành xử và quyết định trên mọi số phận của con người, những kẻ là thần dân của ông; và ông nhận trách nhiệm với họ và với đất nước, xem cả hai như những tài sản của mình. Còn hôm nay thì khác, bọn chúng nguỵ tạo và mạo nhận sự công bằng nhưng lại không ứng xử như thế. Chúng dối trá.
Vương bạo ngược nhưng không dối trá. Vương không cần giả danh, không cần tiếm danh sự minh bạch, sự công chính. Vương không cần những toà án giả. Sự hà khắc của chế độ phong kiến là đường hoàng và đáng trân trọng hơn sự dối trá của bọn tiếm danh công bằng và dân chủ giả mạo.

*

Ta đang sống trong một đất nước huyền thoại; đúng ra thì đây là một đất nước từng giàu có và văn minh trong huyền thoại. Mọi người sống bằng huyền thoại. Họ thở huyền thoại, ăn huyền thoại, uống huyền thoại, ngủ với huyền thoại, ngay cả truyền thuyết lập quốc cũng từ một cuộc giao phối trong huyền thoại mà có.
Ở đây không có sự thật. Sự thật duy nhất mà người ta có là “chúng tôi không có sự thật, chúng tôi chỉ có huyền thoại”. Hoà bình là huyền thoại thì tất nhiên các cuộc chiến tranh cũng là huyền thoại. Cách đây không lâu là hai cuộc chiến mà xương máu trong chúng được huyền thoại hoá và bất tử hoá; lại có cuộc chiến khác ngay sau hai cuộc chiến mà ta vừa nhắc thì bị hư vô hoá, bị làm cho biến mất đi trong trí nhớ con người như nó chưa từng có, biến mất cùng với biết bao sinh mệnh. Người ta len lén nhắc đến nó như một huyền thoại không có thật. Thứ huyền thoại nhầy nhụa máu và nồng nãmùi tử thi.
Người ta tin rằng mỗi lần ta trồi lên khỏi mặt nước là ta đang mang lại một điềm báo nào đó cho vận mệnh đất nước. Trong thời gian gần đây số lần xuất hiện của ta trước công chúng nhiều vô kể, nhiều cho tới nỗi mọi lời suy diễn về sự liên quan với mệnh nước cứ thay đổi xoành xoạch.
Có thể mi sẽ thắc mắc rằng làm sao ta thâm cảm được những điều minh triết khi ta chỉ quanh quẩn trong cái hồ bé tí này ư?
Chẳng có gì kỳ bí hay huyền hoặc cả. Mi hãy sống với khoảng thời gian dài vô tận như ta đi, rồi chuyện gì mà mi chả biết. Mi sẽ biết tất, ngoại trừ một bí mật: cái chết của chính mình.
Từ mặt hồ này, ta quan sát mọi người náo nức đi lại, làm ăn, hưởng thụ như sinh hoạt của một tổ kiến khổng lồ. Đúng vậy, như một tổ kiến khổng lồ trước một cơn dông. Ta thấy những gì ư? Này nhé.
Lâu nay, ở khu vực này mọi thứ âm thanh đều bị át đi bởi tiếng chiếc loa phát vang vang từ một nơi xa xăm nhưng lại có cường độ vô cùng khủng khiếp. Chiếc loa chỉ lặp đi lặp lại duy nhất một câu như thế này:
“Chúng tôi tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi.”
“Chúng tôi tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi.”
“Chúng tôi tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi.”
“Chúng tôi tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi.”
“Chúng tôi tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi.”
...
Cứ thế, ra rả suốt ngày, ra rả suốt đêm. Bất tận.
Họ khẳng định chủ quyền trên những gì đã mất và đang mất một cách vô vọng, như khẳng định với hư vô.
Những năm sau này ở kinh thành người ta chuộng một thứ thời trang trí tuệ. Nhà nào cũng treo ngay chính giữa phòng khách chữ “Tâm” hay chữ “Nhẫn”, hoặc cả hai chữ cùng lúc; chúng được viết bằng Hán văn, nếu không bằng Hán văn thì bằng một kiểu viết nhảy nhót, múa lượn màu mè được gọi là thư pháp. Ta thấy rằng có sự chệch choạc trong việc treo chữ để làm sang này. Người ta treo chữ “Tâm” vì trong đời sống họ đang thiếu nó trầm trọng. Còn việc treo chữ “Nhẫn” là một việc thừa. Ngày nay để sống còn thì ai mà không nhẫn, thậm chí nhẫn đến vô giới hạn. Việc nghe mãi “Chúng tôi tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi” hết ngày này qua ngày khác cũng là một biểu hiện của đức nhẫn.
Chẳng có gì bí mật!
Cái khẩu hiệu như một công án thiền kia có hàm ý gì khác ngoài nỗi khiếp nhược!
Cái khẩu hiệu đó dần dà in dấu thật sâu đậm lên đời sống con người, rõ nhất là lên ngôn ngữ hằng ngày người ta sử dụng. Nó được tận dụng trong mọi trường hợp khả thể.
“Tôi tiếp tục khẳng định chủ quyền mọi nốt ruồi trên thân thể vợ tôi, đó là điều không thể tranh cãi.” Ví dụ vậy.
Hoặc “Em tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi ở cái bộ phận gieo giống của anh, nó là tài sản của em chứ không phải của nhân dân.”Chẳng hạn.
Những động từ như “tiếp tục”, “khẳng định”, “không thể/có thể”, “tranh cãi”, và danh từ “chủ quyền” được dùng với tần số nhiều hơn gấp nhiều lần trước kia. Tuy nhiên, một điều ngỡ như chuyện cà rỡn ấy mà nó lại cho ta một nhận thức thật rõ ràng, rằng:
“Ta tiếp tục khẳng định chủ quyền trên sinh mệnh của ta là điều không thể tranh cãi. Chúng mày đừng hòng lăm le xâm phạm vào nó.”

(Còn tiếp)

Phần nhận xét hiển thị trên trang

QUYỀN LỰC TRỊ QUỐC VÀ VAI TRÒ QUÂN VƯƠNG


Minh họa của giaoducvietnam
Minh họa của giaoducvietnam

Xuân Dương


(GDVN) - Dùng cấp dưới để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền.

Hơn chục năm trước, bộ phim “Tể tướng Lưu Gù” lần đầu tiên công chiếu tại Việt Nam, bộ phim xoay quanh ba nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa là Càn Long, Hòa Thân và Lưu Dung.
Lưu Dung không đồng tình khi Càn Long cho xây dựng một ngôi chùa trong lúc dân vùng sông Hoài chết đói vì lũ lụt. 

Cứ mỗi lần kêu gọi “Hoàng thượng, hãy lấy dân làm gốc!”, Lưu Dung lại bị hạ phẩm hàm nhưng không vì thế Lưu Dung ngừng kêu, kể cả đến lúc bị lột hết mũ áo trở thành thường dân, bị đuổi ra khỏi cung điện. 

Mặc dù vậy, không thể nói nhờ Lưu Dung mà thời Càn Long trị vì được xem là một trong những thời kỳ huy hoàng của lịch sử Trung Hoa.
Càn Long là vị vua thọ lâu nhất và tại vị lâu nhất trong lịch sử Trung Hoa nhờ có trung thần Lưu Dung và tham quan Hòa Thân.
Sa hoàng Pie Đại đế được người Nga tôn sùng là vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga.
Mặc dù vậy, ông vẫn bị các sử gia đánh giá là vị vua độc đoán đến tàn bạo.
Trước thời Pie, nước Nga vô cùng lạc hậu, Giáo hội chính thống Nga tạo nên niềm tin tôn giáo gần như tuyệt đối. 

Để canh tân đất nước, một trong các mục tiêu công kích đầu tiên của Pie là Giáo hội, ngài tiến hành cải cách Giáo hội và tiến tới giành quyền kiểm soát nó.
Mặt khác ngài chọn con đường cải cách từ thượng tầng, tạo ra một đội ngũ quý tộc mới với kiến thức du nhập từ phương Tây, dùng đội ngũ này như những thuộc hạ trung thành để khai phóng dân trí, đưa nước Nga trở thành một thế lực mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải kiêng dè.

Đấy là hai vị quân vương, một ở châu Á và một ở nước nửa Âu nửa Á.

Nếu không biết nhìn trước đoán sau, để cho việc dở phổ biến đến mức ai ai cũng thấy thì lúc đó không còn phương thuốc nào cứu chữa nổi”. (chương 3: Những vương quốc hỗn tập)Sang lục địa già, Raymond Aron (1905-1983) sử gia nổi tiếng người Pháp, giáo sư trường Sorbonne, trong lời giới thiệu tác phẩm Quân vương của tác giả người Ý Niccolo Machiavelli, đã đánh giá “Michiavel là người sáng lập ngành khoa học chính trị”. 

Nhận định vai trò của người lãnh đạo, Niccolo Machiavelli viết: “Người lãnh đạo có tài đức biết tiên đoán được những việc dở, khi nó xảy ra là có phương cách đối phó ngay.

Những người đã học qua môn Toán cao cấp sẽ thấy trong lập luận của Michiavel quan hệ “một đối một hai chiều” nghĩa là trong một quốc gia, khi việc dở “phổ biến đến mức ai ai cũng thấy rõ” thì có nghĩa lãnh đạo không phải là người tài đức.

Tuy nhiên Raymond Aron không đồng tình với nhận định của Michiavel, rằng việc dở đến mức ai ai cũng thấy rõ thì “không còn phương thuốc nào cứu chữa nổi”. 

Ông cho rằng: “Mang thanh bình, trật tự đến cho một lãnh thổ đương sống trong cảnh hỗn loạn thì chỉ có thể là một lãnh tụ tàn nhẫn và mẫn cán. Khi thái bình trở lại phải thay thế bằng một vị “quân dân chính” có đức độ mới có lợi cho tình hình chung trong xứ”. [1]

Có thể thấy ngôn từ mà Raymond Aron sử dụng cũng trần trụi như chính ngôn từ mà Niccolo Machiavelli đã dùng.
Vấn đề là ở chỗ, người ta không thể phản đối tính chính xác trong lập luận của Raymond Aron nhưng lại cũng rất khó thuyết phục mọi người, nhất là những người thích dân chủ tán thưởng lập luận đó.

Lý lẽ của Raymond Aron đưa chúng ta tới một câu hỏi, mà có lẽ đến nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng, rằng làm thế nào “khi thái bình trở lại” có thể thay thế một “lãnh tụ tàn nhẫn và mẫn cán” bởi một“vị quân dân chính có đức độ”?

Xưa nay, rất ít khi những người có quyền lực lại tự giới hạn hoặc từ bỏ quyền lực của chính mình; ngược lại luôn muốn tăng thêm, không muốn ai kiểm soát mình”. [2]Phải chăng thần dân trong vương quốc lại phải “kết bè kéo cánh” hay nhà độc tài sẵn sàng chuyển giao quyền lực trong hòa bình?

Lịch sử cho thấy, sự chuyển giao quyền lực một cách hòa bình dường như không phải là lựa chọn ưu tiên của phần lớn quân vương hay thế lực nắm quyền cai trị. 

Ông Vũ Ngọc Hoàng - Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng:

Chính trị gia luôn hành động hướng tới thành công theo nghĩa cá nhân trước công chúng đương thời, không mấy người khi nắm quyền bính trong tay lại luôn tự hỏi, rồi đây hậu thế sẽ đánh giá mình là minh quân hay bạo chúa? 

Nói rằng quân vương hay chính trị gia không bao hàm “cái tôi” trong hành động thường là suy nghĩ nặng tính sùng bái cá nhân hơn là khách quan.
Loại bỏ yếu tố cá nhân trong chính trị là điều ngây thơ cũng như nói thần dân và Quân vương đều có quyền như nhau. 

Sự thành công của chính trị gia bao giờ cũng đòi hỏi những hành động chưa có tiền lệ, thậm chí còn là trái đạo lý. Người lãnh đạo khước từ sự thành công đương nhiên là kẻ chiến bại.
Vấn đề là ai sẽ chịu hy sinh danh dự cá nhân, ai là người có đủ nhẫn nại nghe lời xỉ vả của dân chúng để cứu vãn quốc gia, dân tộc những lúc nguy khốn? 

Đặt câu hỏi đã khó, trả lời lại khó gấp bội bởi câu trả lời không thể tìm thấy nơi các quân sư hoặc các nhà lý luận. Người không lắm thủ đoạn, không đủ gian hùng hoặc là không biết trả lời hoặc là không đủ dũng khí để trả lời.

Xã hội hiện đại, khi luật pháp càng ngày càng hoàn thiện, khi chế độ quân chủ cổ điển chuyển dần thành quân chủ lập hiến thì sự tại vị dài hay ngắn của người đứng đầu chính quyền không còn nhiều ý nghĩa, nó bị chi phối bởi khái niệm nhiệm kỳ của luật pháp, bởi tài năng lãnh đạo và ý muốn của quần chúng cần lao.

Trong lời mở đầu tác phẩm Quân vương, Nicolas Machiavel viết: “Thường lệ những kẻ nào muốn được lòng ưu ái của đấng Quân vương đều phải đích thân diện kiến và dâng biếu một lễ vật gì quý giá nhất trong kho tàng riêng của mình”. 

Tuy nhiên sẽ chẳng có thuộc hạ nào dâng “lễ vật gì quý giá nhất” là mạng sống của mình cho Quân vương nếu không nhận được những bảo đảm chắc chắn cho tương lai gia đình và dòng tộc mình. 

Khi Quân vương trở thành kẻ chuyên quyền, ngai vàng được gia cố bằng ngục tù và bạo lực thì không chỉ thần dân xa lánh, ngay bọn thuộc hạ thân tín cũng sẽ nhảy khỏi thuyền dù nước mới chỉ mấp mé.

Chúa công lúc nào cũng nên cùng với dân gian, cùng lo, cùng tính tất cả các việc trong nước phòng khi xảy ra biến cố dù hay, dù dở thì họ (thần dân) sẽ không nghĩ tới việc cần thiết phải thay vị đổi ngôi đối với Quân vương”.Xuất phát từ thực tế đó, lời khuyên cho Quân vương của Nicolas Machiavel là:

Đến đây thì Nicolas Machiavel đã phải thừa nhận rằng, thần dân chứ không phải thuộc hạ mới là người cho phép quân vương duy trì địa vị thống lĩnh của mình.

Ngày nay, giới tinh hoa phân chia nhân loại thành các giai cấp: Tư sản, Công nhân, Nông dân, Trí thức… Cũng có thể, để hạ thấp địa vị Trí thức, người ta coi Trí thức chỉ là một tầng lớp chứ không phải giai cấp. Ngày nay tại nhiều công xưởng khắp thế giới, số kỹ sư nhiều hơn hẳn số thợ lành nghề. 

Thật ra đã đến lúc, sự phân chia giai cấp trở nên không còn hợp lý. Người công nhân ngày nay cần kiến thức chẳng kém gì một cử nhân hay kỹ sư, ngược lại kỹ sư có thể phải đảm đương công việc như một công nhân thực thụ. 

Nền kinh tế tri thức đang hình thành cho thấy đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiên tiến chính là trí thức, chính là những người được đào tạo nghiêm túc từ các cơ sở giáo dục đại học, trên đại học. 

Công nhân, nông dân cũng phải học, cũng phải tiếp thu các kiến thức khoa học nếu không muốn mãi mãi sống kiểu hái lượm trong nhà máy hay trên chính cánh đồng của mình.

Từ góc độ phát triển, sự tập trung dân cư và đô thị hóa mạnh mẽ sẽ dần dần khiến sự phân chia giai cấp kiểu cũ không còn thích hợp, xã hội sẽ đến lúc chỉ còn lại hai tầng lớp, Bình dân và Trưởng giả, và đương nhiên tâm trạng của hai tầng lớp này là khác nhau.Hy vọng về một xã hội mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau được khuyến khích bởi một số triết gia, song nhân loại chưa bao giờ được chứng kiến một xã hội công bằng lý tưởng như vậy.
Tầng lớp Bình dân tất yếu không muốn bị Trưởng giả hà hiếp, còn Trưởng giả thì luôn thèm muốn đè đầu cưỡi cổ Bình dân. Đó sẽ là mâu thuẫn và đó cũng là động lực cho xã hội phát triển.
Không loại trừ sự phát triển sẽ kéo theo tình trạng lộn xộn tại một thời điểm nào đó ở thì tương lai, tuy nhiên đó chỉ là tình trạng nhất thời chứ không phải mạch phát triển chủ đạo của xã hội.

Khi chỉ còn tồn tại Bình dân và Trưởng giả thì Quân vương hoặc là được Trưởng giả hiệp thương đặt vào ngai vàng, hoặc là được giới Bình dân suy tôn.

Một cá nhân có khả năng ban cho các Trưởng giả quanh mình bổng lộc, hoặc bằng cách làm ngơ cho chúng vơ vét, bóp hầu bóp cổ Bình dân có thể sẽ giành thắng lợi nhất thời vì cánh Trưởng giả sẽ hùa nhau đưa người đó trở thành Quân vương.
Tuy vậy, đó lại là con dao hai lưỡi bởi giới Trưởng giả quá hiểu sức mạnh của quân vương từ đâu mà có. 

Thỏa mãn lòng tham không đáy của Trưởng giả, Quân vương phải làm ngơ để họ lộng hành và đương nhiên phải đẩy thiệt hại về phía Bình dân.
Chỉ cần một động thái cỏn con chĩa vào lợi ích Trưởng giả có thể gây nên phản ứng dây chuyền, nhẹ là không vâng lời, nặng là họ kết bè kéo cánh tìm người thay thế.

Nếu được Bình dân bầu chọn lên ngôi vị Quân vương, đương nhiên sẽ được Bình dân lắng nghe, một lời hô, triệu lời hưởng ứng.
Dù thế Quân vương cũng không thể đối nghịch một cách tuyệt đối với Trưởng giả, cũng không thể thể thỏa mãn mọi tham vọng của Trưởng giả, bởi lẽ dân hèn sẽ không chịu để Trưởng giả hà hiếp. 

Ý nguyện của Bình dân, tầng lớp chiếm số đông trong xã hội có thể chưa đạt đến trình độ tiên tiến nhưng chắc chắn là lương thiện. Mong muốn của Bình dân rất đơn giản, như Nicolas Machiavel viết: “Bởi vì dân không đòi hỏi gì hơn là đừng có áp chế họ”.

Dòng sông lịch sử với đôi bờ Trưởng giả và Bình dân, Quân vương như con thuyền giữa dòng, dạt vào bờ Trưởng giả có thể bị sóng phía Bình dân đánh đắm, dạt vào phía Bình dân có nguy cơ mắc cạn.

Muốn đưa con thuyền ra biển lớn, Quân vương phải quả cảm, can trường, phải bằng uy tín và hành động mà khiến thuộc hạ nghe lời, khiến thần dân tin tưởng.
Quân vương nhìn xa thấy rộng còn phải biết lựa chọn tinh hoa trong đám bình dân để bổ sung vào hàng ngũ thuộc hạ, nếu chỉ chọn trong số con cháu, bạn bè đồng hương, đồng khói thì không khỏi kéo theo sự bất mãn của Bình dân. 

Thuộc hạ đông không phải là tốt vì Quân vương không có thời gian để mắt tới tất cả bọn chúng, mặt khác khi Bình dân phải đóng góp quá nhiều nuôi dưỡng bọn này thì đó chính là mầm họa.

Dùng thuộc hạ để duy trì quyền lực cũng như xây lâu đài trên cát, nhưng chỉ dựa vào bình dân chẳng khác nào bịt một bên mắt mà đi bởi tầm nhìn của Bình dân không phải luôn vừa xa, vừa rộng.
Quân vương phải có đủ mưu mẹo, thủ đoạn để trấn áp thuộc hạ láu cá khiến họ sợ hãi mà vâng lời. 

Không vứt bỏ kẻ láu cá nhưng phải luôn để mắt tới, không được để họ lộng hành khiến Bình dân phẫn nộ.

Dùng thuộc hạ để hiện thực hóa ý tưởng, dựa vào thần dân để củng cố ngai vàng, chỉ có vậy quyền uy của Quân vương mới thực sự vững bền. 

Quân vương quy tụ được hai yếu tố: tài năng và đức độ, không run sợ trước nguy nan, biết ban bố sự nghiêm khắc nhưng không tàn bạo, lấy bản thân làm gương cho kẻ quanh mình noi theo thì Quân vương sẽ được thần dân bảo vệ. 

Trên đời này ít Quân vương làm được điều đó nhưng không phải là không có.
Tài liệu tham khảo:

Phần nhận xét hiển thị trên trang